Results 1 to 7 of 7

Thread: TRUNG TƯỚNG QLVNCH NGUYỄN VĂN HIẾU

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    TRUNG TƯỚNG QLVNCH NGUYỄN VĂN HIẾU



    General Nguyen Van Hieu, A Military Genius?

    Tướng Hiếu là một trong bốn Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam:
    1. Hoàng Đế Trần Nhân Tông (1258-1310).
    2. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232?-1300).
    3. Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ (1753-1792). .
    4. Tướng QLVNCH Nguyễn Văn Hiếu (1929-1975).




    QUÂN HIỆU KỲ QLVNCH





    TRUNG TƯỚNG LỤC QUÂN QLVNCH





    TRUNG TƯỚNG QLVNCH NGUYỄN VĂN HIẾU 1929-1975



    I Lời Mở Đầu : English

    When people saw that a study group of Viet Nam history based in France by the name of Truc Lam Yen Tu proclaim General Hieu as one among the Four Vietnamese Great Military Geniuses - Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ and Nguyễn Văn Hiếu - the majority expressed surprise and a few uttered protest. Surprise, because that name sounded unfamiliar. Protest, because it appeared preposterous. Only a very few felt it was appropriately so. Among this latest category is reverend Tran Van Kiem who considers General Hieu to be the most competent among ARVN generals:
    Previously Nguyen Hung Kiet (Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu, nguoivietboston.com, August 29, 2009) rated General Tri and General Hieu as positions #1, then and #2. I dare to rearrange into #2 then #1. Recently, after doing some in depth research, I took the liberty to eliminate General Tri from the honor list and place General Ty at position #2 behind General Hieu. I did so while I have not studied in depth about those generals who had committed suicide rather than surrendered to the Communists. To establish a list of deities as such at the present time is considered to be too audacious of a move and too early, which should be left to history the task of rating. Nevertheless, since the current generation already has the opportunity to hear and see, it is advisable to speak out to guide the following generations.

    The two attitudes of surprise and protest would vanish, once General Hieu's military career is known. The acquisition of such a knowledge is rendered possible by a thorough reading of General Hieu's webpage, which contains plentiful of objective documents that show General Hieu possessed traits that are particular to a military genius as defined by the Truc Lam Yen Tu group:
    A military genius is a General who is excellent in the maneuvering of troops, with plentiful of clever stratagems under his shirt sleeve, who knows how to assess the battlefield with accuracy in space and in time; furthermore, who possesses a genuine love for his soldiers. He takes care of the well being of his soldiers, does not use them as steps for his personal advancement, considers them as his own family members, values their lives, minimizes their sacrifices and yet is able to accomplish resounding victories on the battlefield. Furthermore, his patriotism is above all else, partisanship or parties.

    In order to facilitate the formulation of a personal opinion about General Hieu as a military genius, without having to go over his entire webpage - which amounts to thousands of printed pages - following is a list of selected articles which as a whole would allow to tell if General Hieu is or not a military genius.
    A Few Major Battles
    - Road Clearing Operation
    - Pleime Battle Diary
    - Operation Eagles 800
    - Snoul Battle and Its Consequences
    - Duc Hue Battlefront

    Tactician
    - General Hieu's Unique Combat Style
    - General Hieu and Tandem Infantry Armor Formula
    - General Hieu's Opinion About The Vietnamization Program
    - The Art of Troop Withdrawal
    - The Two Main Players of Pleime Chess Game
    - Tactics in Pleime Battle
    - Pleime Campaign and Pleiku Campaign
    - Command and Control Skills in Pleime Battle
    - Behind-the-scenes Activities at Various Allied Headquarters During Pleime Campaign
    - Pleime Counteroffensive into Chupong Iadrang Complex
    - A Military Genius in Action at Pleime-Chupong-Iadrang Battlefront

    Strategist
    - General Hieu's View of VC Intentions
    - General Hieu's Assessment of January 1975 Military Situation in III Corps
    - General Hieu, a Tactician with a Strategist's Mind
    - Question Concerning General Nguyen Van Hieu's Death

    Altruist
    - Tender Loving Care
    - Simplicity, Honesty, Charity
    - Possibly A Saint ?

    A Sketch
    - A Competent General
    - A Martial Arts Master
    - Quarterback versus Head-coach
    - General Patton and his Counterpart General Hieu
    - General Hieu, A Combat Fighting General?

    Conclusion
    Although his military talents were not fully put into use due to partisanship and cliques - at one period, from February 1972 to December 1973, he was discarded from the military arena altogether with the function of a Anti-corruption Special Investigator - General Hieu was fortunate enough to encounter opportunities which had allowed him to reveal his military genius traits at division and corps levels. If chances had provided him with larger battlegrounds with the command of a huger army, General Hieu would have undoubtedly exercised his command and control skills with the ease of a military genius.
    Nguyen Van Tin
    06 August 2010


    * Chú thích : Ông Nguyễn Văn Tín là bào đệ (em trai) của Trung tướng QLVNCH Nguyễn Văn Hiếu

    --------------------------------------------------------------------------------

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Lời Mở Đầu Bằng Tiếng Việt





    Lời Mở đầu : Tiếng Việt


    Nhân lễ tưởng niệm 35 năm Tướng Nguyễn Văn Hiếu chết cách bí mật, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam bên Pháp , Trúc Lâm Yên Tử, tuyên dương Tướng Hiếu là một trong bốn Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam:

    1. Hoàng Đế Trần Nhân Tông (1258-1310). Là Hoàng Đế của nước Đại Việt hai lần thống lĩnh đại quân đánh tan quân Mông Cổ xâm chiến Đại Việt trong năm 1285-1288.

    2. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232?-1300). Là một danh tướng của triều đình họ Trần và đánh đuổi quân xâm lăng nhà Nguyên về nước ba lần 1257, 1287 và 1288.

    Tháng 2 năm 1984, Viện Khoa Học Gia Hoàng Gia Anh Quốc đã liệt Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào danh sách 10 tướng soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại.

    3. Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ (1753-1792). Là Hoàng Đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, đã đánh bại cuộc xâm lăng của quân Chàm từ phía Nam tràn lên, và của quân nhà Thanh từ phía Bắc tràn xuống.

    4. Tướng Nguyễn Văn Hiếu (1929-1975). Trong tư cách Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Hiếu đóng vai trò then chốt trong việc phối hợp cuộc phản công của các lực lượng Việt và Mỹ và thành công đập tan cuộc tấn công lớn đầu tiên của Bắc Quân nhắm vào trại LLĐB Pleime tháng 10-11 năm 1965. Toàn thể Mặt Trận Dã Chiến Bắc Quân với ba trung đoàn xâm nhập từ Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi vùng Cao Nguyên sang bên Căm Bốt.
    Tháng 3 năm 1971, Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, tung quân sang lãnh thổ Căm Bốt nhằm dụ quân Việt Cộng ra mặt giao tranh và thiết lập một tiền đồn cỡ trung đoàn tại Snoul. Sau đó, Tướng Hiếu đã thực hiện một cuộc rút quân lớp lang thứ tự đưa đoàn quân viễn chinh trở về lãnh thổ Việt Nam vào cuối tháng 5 năm 1971.

    Tướng Hiếu bị ám sát ngày 8 tháng 4 năm 1975 đang khi giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III.
    Trong bài Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam, tác giả Trúc Lâm Lê An Bình, định nghĩa một đại thiên tài quân sự như là một tướng lĩnh với tài năng quân sự kiệt xuất nhưng không phải do thủ đắc hay học hỏi mà là thiên phú không phải nhọc công học hỏi. Đồng thời, một tướng lĩnh như vậy yêu thương binh sĩ dưới quyền thật sự, coi trọng sinh mạng họ và không dùng họ để tiến thân lên chức, tuy vậy vẫn đạt được những chiến công lừng danh ngoài mặt trận. Ngoài ra, một thiên tài quân sự có một lòng ái quốc tuyệt đối, và đứng trên mọi phe phái chính trị và đảng phái.
    Tuy nhiên không phải đến nay tính chất vĩ nhân quân sự của Tướng Hiếu mới được nhận chân:
    1. Linh mục Anthony Trần Văn Kiệm phát biểu ý kiến trên nguoivietboston.com, ngày 2 Tháng 9 năm 2009:
    Trước đây có lần ông Nguyễn Hùng Kiệt (Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu, nguoivietboston.com, ngày 29 Tháng 8 năm 2009) đánh giá hai tướng Trí và Hiếu đáng đứng ở vị trí 1, rồi và 2. Tôi dám xếp lại thành 2 rồi 1...

    Hiện nay làm bảng phong thần như thế là quá bạo lại quá sớm, phải chờ lịch sử sắp xếp sau này. Nhưng thế hệ đương thời đã có dịp mắt thấy tai nghe, cũng nên lên tiếng để hướng dẫn các thế hệ sau này.

    2. Nguyễn Đ́nh Phúc một độc giả, góp ý kiến vài năm trước đó:
    Đă từ lâu, tôi mới có dịp trở lại thăm trang nhà Tướng Hiếu. Nếu như ta chỉ đọc lướt qua như cung cách "cưỡi ngựa xem hoa", sẽ chẳng nhận biết sự khác biệt rất xa so với một số trang nhà khác viết về một số người khác. Đọc hết mọi bài về Tướng Hiếu, tôi suy gẫm rút ra rất nhiều giá trị cao quư nơi Người mà mọi cây viết đă nêu ra được một ít. Tổng kết các bài là một công tŕnh rất lớn viết về một Tướng Lănh vĩ đại. Tôi cũng thấy từ trước đến nay khi đề cập đến Người bằng cấp bậc một thời như Thiếu Tướng, Trung Tướng hay ngay cả Đại Tướng, Thống Tướng cũng không thể đúng với sử kư ví của Người. Theo tôi, có lẽ một tiếng chính xác hơn cả là Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Không biết bạn nghĩ sao? Chúc Tín được nhiều ơn Chúa Thánh Thần để tiếp tục làm việc tôn vinh Danh Tướng, một Vĩ Nhân của dân tộc.

    3. Francis Nguyễn một độc giả khác, cũng đã góp ý kiến khi trang nhà Tướng Hiếu còn đang trong hình thái thô sơ, chưa thu gom được nhiều tài liệu như hiện nay:
    Đă lâu không thăm được Trang Nhà Tướng Hiếu, chiều nay thấy 33665 lượt khách, con số Kỷ Lục. Mỗi lần vào thăm Trang Nhà Tướng Hiếu tôi có cảm tưởng như đứng trước một Tượng Đài Vĩ Đại, nh́n thấy từng Trang Sử Oanh Liệt của dân tộc. Nhưng hơn thế nữa, tôi có cảm tưởng như ngoài những sự Vĩ Đại, Oanh Liệt đó, c̣n thấy trước mắt Anh Linh, Hùng Khí của vị danh tướng hiển hiện, đang dơ tay chỉ hướng tiến lên cho cả dân tộc. Phải chăng Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần ? Cũng hết sức hănh diện về tài năng của một người bạn từ thuở ấu thơ như tài năng của Tín. Nhưng cũng xin cho tôi quyền hoài nghi về tài năng này nếu như không có sự phù trợ rất linh thiêng của người anh Anh Hùng, Tín có thực hiện được một công tŕnh lớn lao, diệu kỳ như thế này không? Tất cả xin kính cẩn đặt trước tượng đài của Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một bậc đại anh hùng dân tộc thời đại chúng ta.
    Last edited by Hắc Y Hiệp Nữ; 06-11-2011 at 05:46 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    TIỂU SỬ : TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU



    Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu (1929 – 1975) là một Tướng lănh tài ba của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Ông được nhiều người đánh giá là một vị Tướng liêm khiết, từng được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương. 2-1972- 10-1973. Ở vị trí công tác này, ông đă làm mất ḷng nhiều đồng nghiệp mà họ vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lư do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn pḥng tại bản doanh Quân đoàn III tại Biên Ḥa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.

    I-Tiểu sử theo Quân Sử Hà Nội:

    "Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 23 tháng 6 năm 1929 tại Thiên Tân, Trung Quốc. Đầu năm 1933, gia đ́nh dọn về sinh sống trong phần tô giới Pháp của thành phố Thượng Hải. Năm 1949, trong khi học tại Đại học Aurore th́ Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, ông theo gia đ́nh trở về Sài G̣n. Vào đầu năm 1950, gia đ́nh ông chuyển ra Hà Nội. Đầu năm 1951, ông theo học binh nghiệp tại trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt.
    Ông tốt nghiệp Thủ Khoa Khóa 3 Trường Vơ bị ngày 1 tháng 7 năm 1951. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm vào làm sĩ quan của quân đội Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, cấp bậc Thiếu úy. Năm 1953, do sức khỏe kém, ông được phái vào Nam, phục vụ tại pḥng 3 (Hành quân) Bộ Tham mưu Quân đội Quốc gia, dưới quyền Đại tá Trần Văn Đôn. Đây là nguồn gốc của mối quan hệ thân t́nh giữa ông và tướng Trần Văn Đôn sau này.

    Sau khi chế độ Việt Nam Cộng ḥa được thành lập, ông vẫn tiếp tục phục vụ thêm một thời gian ở Ban tham mưu Bộ Tổng tham mưu. Năm 1957, tướng Trần Văn Đôn rút ông về phục vụ tại Pḥng 3 của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, cấp bậc Thiếu tá. Cuối năm 1962, ông được cử đi học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại học viện US Army Command and General Staff College, Fort Leavenworth, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ và tốt nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1963.

    Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 bộ binh. 10-1963 TT Diệm gắn lon Đại tá, là quyền tư lệnh Sư đoàn 1 trong thời gian ngắn, thay cho tướng Đỗ Cao Trí (kiêm nhiệm). Cuối năm 1963, ông được đưa về làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, cũng dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí. Ông cũng được bổ nhiệm hai lần giữ chức Tư lệnh sư đoàn 22; lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 24 tháng 10 năm 1964 ; lần thứ nh́ từ 23 tháng 6 năm 1966 đến 14 tháng 8 năm 1969. Ông được thăng cấp Chuẩn tướng (1 tháng 11 năm 1967), rồi Thiếu tướng (1 tháng 11 năm 1968), khi đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22.

    Từ 14 tháng 8 năm 1969 đến 9 tháng 6 năm 1971, ông lần lượt giữ các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 rồi Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Ngày 10 tháng 2 năm 1972, ông được Phó tổng thống Trần Văn Hương đề cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, cấp bậc tương đương Thứ trưởng.
    Tháng 10 năm 1973, ông được bổ nhiệm về làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, đặc trách hành quân, dưới quyền Trung tướng Phạm Quốc Thuần, kế sau dưới quyền Trung tướng Dư Quốc Đống (23 tháng 10 năm 1974), và tiếp sau dưới quyền Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (1 tháng 2 năm 1975). Tuy nhiên, đến ngày 8 tháng 4 năm 1975, ông bị phát hiện chết trong văn pḥng riêng tại bản doanh Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 bởi một viên đạn bắn vào cằm. Theo công bố ban đầu của chính quyền th́ nguyên nhân cái chết là do tự sát, sau đó đă được cải thành ngộ sát: bị cướp c̣ khi chùi súng. Ngày 10 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu công bố quyết định truy phong cho Nguyễn Văn Hiếu quân hàm Trung tướng ".

  4. #4
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    II-Theo Bút kư của nhà văn, Đại Úy Nhảy Dù QLVNCH Phan Nhật Nam:

    "Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu là một điển h́nh về tinh thần hy sinh khắc kỷ của Người Lính Cộng Ḥa. Cái chết của Người dẫu là một kết liễu bi thảm nhưng đồng thời cũng rọi sáng thêm ḷng trung liệt vô hạn thanh cao.
    Đoạn đường binh nghiệp của Người Lính Nguyễn Văn Hiếu khởi đầu với những bước bất trắc không xuông xẻ, dẫu người Sinh Viên Sĩ Quan Khóa III Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt ấy hội đủ tất cả những khả năng tối ưu để hoàn tất chương tŕnh khóa học với chỉ số điểm cao nhất. Anh là sinh viên sĩ quan có điểm văn hóa cao nhất, điểm quân sự cao nhất, cũng cao nhất về điểm hạnh kiểm (côte d’amour) do tánh t́nh khoan ḥa, khiêm tốn, luôn giúp đỡ đồng bạn, mực thước, và trọng nguyên tắc - Mẫu người bẩm sinh thích hợp với đời sống quân ngũ – Nói rơ hơn, những người tuổi trẻ được sắp sẵn tinh thần, trí tuệ, cá tính, ngoại h́nh, thể chất để trở nên hàng Tướng soái thống lĩnh ba quân nơi trận địa. Những De Gaulle, De Lattre, Bigeard của Quân Lực Pháp; Montgomery của Kỵ Binh Hoàng Gia Anh; Rommel, Con Sói Sa Mạc của Quân Đoàn Bắc Phi Quốc Xă Đức; hay Người Lính Lớn của Quân Lực Mỹ, McArthur. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hiếu tốt nghiệp với thứ hạng Á Khoa, nhường vinh dự Thủ Khoa cho Thiếu Úy Bùi Dzinh, bởi lẽ Quốc Trưởng Bảo Đại có chỉ dụ, muốn thấy một người Miền Trung giữ vị trí danh dự kia. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hiếu không chút tỵ hiềm – Ông vững tin vào bản lănh, năng lực riêng- Sức tự tin cao độ của Người Chiến Đấu với Tinh Thần Kẻ Sĩ Đông Phương. Cuộc đời ngoại hạng tiếp theo chứng nhận tính chính xác về những phẩm chất cao quư của bước khởi đầu binh nghiep" (Hào Kiệt Nước Nam Không Đời Nào Thiếu Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu " Phan Nhật Nam)

    III Các trận đánh và hành quân tiêu biểu

    Quyết Thắng 202 (Đỗ Xá), 1964

    Đại tá Hiếu, Tham mưu trưởng Quân đoàn II, được ủy thác điều nghiên và thi hành Hành quân Quyết Thắng 202 đánh thẳng vào mật khu bất khả xâm phạm Đỗ Xá của Việt Cộng, nằm sâu trong dăy Trường Sơn tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngăi và Quảng Tín, từ 27 tháng 4 đến 27 tháng 5 năm 1964.

    Tham dự cuộc hành quân này gồm có các đơn vị của Trung đoàn 50 thuộc Sư đoàn 25 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Phan Trọng Trinh, bốn tiểu đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Sơn Thương và một tiểu đoàn Dù dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Quang Trưởng.

    Các toán quân được trực thăng vận tới hai địa điểm đổ bộ do ba phi đội trực thăng yểm trợ: phi đội HMM-364 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, phi đội 117 và phi đội 119 thuộc Phi đoàn 52 của Không lực Lục quân Hoa Kỳ.

    Diễn tiến và kết quả trận đánh theo nguồn tin của Quân lực Việt Nam Cộng hoà th́ phe Cộng sản tấn công mănh liệt các phi vụ đổ bộ trong hai ngày đầu, sau đó đào thoát để tránh né đụng độ. Cuộc Hành quân Đỗ Xá đă phá hủy hệ thống truyền tin của bộ chỉ huy Việt Cộng gồm năm trạm phát thanh, một trạm dùng để liên lạc với Bắc Việt và bốn trạm dùng để liên lạc với các đơn vị Việt Cộng hoạt động tại các tỉnh lỵ; phe Việt Cộng bị tổn thất với 62 chết, 17 bị bắt, mất 2 súng pḥng không 52 ly, 1 súng liên thanh 30 ly, 69 súng cá nhân và một số lượng lớn ḿn và lựu đạn, các dụng cụ công binh, chất nổ, thuốc men và tài liệu; phá hủy 185 căn nhà, 17 tấn lương thực và 292 mẫu mùa màng.

    Pleime, 1965

    Theo nguồn tin của quân báo của Việt Nam Cộng ḥa th́ sau khi thất bại không đánh chiếm được trại Lực lượng Đặc biệt Đức Cơ vào tháng 8 năm 1965, vào tháng 10 cùng năm tướng Vơ Nguyên Giáp phát động Chiến dịch Đông Xuân nhằm cắt Nam Việt Nam làm đôi, từ Pleiku thuộc vùng cao nguyên xuống đến Qui Nhơn thuộc vùng duyên hải. Kế hoạch của tướng mặt trận của Việt Cộng, Chu Huy Mân, như sau :
    Trung đoàn 33 Bắc Việt vây hăm tiền đồn Pleime để nhử Quân đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống;

    Trung đoàn 32 Bắc Việt nằm phục kích đón chờ quân viện binh (một con mồi ngon khi không được yểm trợ bởi hỏa lực của các căn cứ pháo binh đặt gần bên);
    Sau khi triệt hạ viện binh, Trung đoàn 32 Bắc Việt trở đầu tiếp sức Trung đoàn 33 Bắc Việt thanh toán trại Pleime;
    Đồng thời một khi tuyến pḥng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu v́ phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung đoàn 66 Bắc Việt sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, chờ cho Trung đoàn 32 và 33 Bắc Việt thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku.
    Để hóa giải kế hoạch của tướng Chu Huy Mân, ông bàn định kế hoạch với Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ như sau:
    Quân đoàn II làm bộ mắc mưu địch phái một đơn vị Biệt kích hỗn hợp Mỹ và Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại;

    Gửi một Chiến đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime;

    Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ sẽ gửi một Lữ đoàn thay thế số quân đi tiếp ứng bảo vệ tỉnh Pleiku;
    Đồng thời Sư đoàn 1 Không kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần địa điểm phục kích dùng thế "tiền pháo hậu xe" yểm trợ cho Chiến đoàn tiếp cứu khi hữu sự.

    Kết quả của trận đánh theo nguồn tin của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa là: Kế hoạch thắng lợi do đó Trung đoàn 66 Bắc Việt bị vô hiệu hóa nằm bất động ở rặng núi Chu Prong, Trung đoàn 33 Bắc Việt bị đánh tan tành ở điểm phục kích, và Trung đoàn 32 Bắc Việt phải bỏ vây hăm căn cứ Pleime và tháo lui vào rừng rậm.

    Theo báo cáo của Mặt trận Tây nguyên của quân CS th́ mục tiêu của "Chiến dịch Plây Me" của quân CS là dùng chiến thuật đánh diện (đồn) đả điểm (phục kích quân tiếp cứu) để dụ quân ngụy đưa quân tiếp cứu đồn Pleime với mục đích triệt hạ đoàn quân tiếp cứu. Việc này để dụ lính Mỹ thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ nhảy vào ổ phục kích giăng sẵn tại thung lũng Ia drang trong rặng núi Chu Prong:
    "Về kế hoạch, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1, vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; đợt 2, tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến; đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch."

    Thần Phong II

    Về cuộc Hành quân Thần Phong II, theo đánh giá của Bộ Tham mưu Quân đoàn II Việt Nam Cộng ḥa, th́ t́nh h́nh quân sự như sau:

    Trong năm 1965, phe Việt Cộng tấn công ồ ạt khắp vùng Cao Nguyên thuộc Quân khu II. Vào đầu tháng 7 năm 1965, ba trung đoàn Bắc Việt (trong số đó chắc chắn có trung đoàn 32) đă hoàn toàn cô lập hóa vùng Cao Nguyên. Các đơn vị bạn không c̣n xử dụng được các Quốc lộ 1, 11, 14, 19 và 21, và mọi tiếp tế cho vùng Cao Nguyên chỉ có thể thực hiện qua đường hàng không.
    V́ vậy ngày 8 tháng 7 năm 1965, tướng Vĩnh Lộc ủy thác cho ông điều nghiên kế hoạch khai thông Quốc lộ 19.

    Trái ngược với thông lệ khi hành quân khai lộ là tập trung một lực lượng quân lính to lớn để tuần tự dẹp các ổ phục kích và nút chận của địch quân dọc trên quốc lộ, ông đă nghĩ ra kế cấm cản địch quân thiết lập các ổ phục kích và nút chận bằng cách dùng chiến thuật dương đông kích tây. Từ ngày N-6 đến N+2, ông cho Sư đoàn 22 và Thiết vận 3 đánh thốc từ Qui Nhơn xuống Tuy Ḥa trên Quốc lộ 1; cho Chiến đoàn 2 Dù cùng Địa phương quân và Nhóm Dân sự Chiến đấu tấn công tái chiếm quận Lệ Thanh; cho Chiến đoàn Alpha thủy quân lục chiến và Trung đoàn 42 đánh từ Pleiku lên Bắc Dak Sut trên Quốc lộ 14; và cho Tiểu đoàn Công binh Chiến đấu đánh từ Phú Bổn đến Tuy Ḥa để sửa chữa Liên tỉnh lộ 7.

    Sau khi gây hoang mang cho phe Việt Cộng với đồng loạt các cuộc hành quân qui mô đó, ông "dồn ép Việt Cộng từ ba hướng với các cuộc tiến quân phát xuất từ Pleiku và Qui Nhơn và một bủa vây thẳng góc từ bắc An Khê tung xuống. Những động tác này được thi hành bởi một chiến đoàn của tiểu khu Pleiku phát xuất từ Pleiku, hai chiến đoàn của Sư đoàn 22 Bộ binh phát xuất từ Qui Nhơn, và một chiến đoàn của hai tiểu đoàn Dù được trực thăng vận vào mạn bắc An Khê và tấn công xuống hướng nam với Chiến đoàn Alpha của Lữ đoàn TQLC thực hiện việc kết nối," đồng thời "đặt để một lực lượng trừ bị lớn mạnh gồm ba tiểu đoàn (một biệt động quân, một thủy quân lục chiến và một dù) và hai đơn vị thiết giáp tại các địa điểm chiến thuật:
    Pleiku, Suối Đồi, An Khê và Đèo Mang." Nhờ vậy, các đoàn xe vận tải có hộ tống có thể di chuyển ngày đêm trên Quốc lộ 19 trong 5 ngày từ N+3 đến N+7, "gầy dựng được một tồn trữ tiên khởi tiếp tế lên tới 5.365 tấn tại Pleiku". Tiếp đó các đơn vị hành quân rút về các căn cứ trong hai ngày N+8 và N+9.

    Kết quả của Hành quân Thần Phong là "các đoàn xe được hộ tống tạo một sinh khí mới trên vùng Cao Nguyên. Vật giá thực phẩm và hành hóa thuyên giảm từ 25 đến 30 phần trăm, đồng thời dân chúng hồi phục cảm nghiệm an ninh, tin tưởng và hy vọng. Các học sinh tại Pleiku t́nh nguyện giúp quân lính gỡ hàng xuống, và dân chúng trước đây di tản nay trở về làng xă."

    Liên Kết 66

    Nhà văn và cựu Đại Úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam viết: "Một lính Dù tham dự Hành quân Liên Kết 66, kể lại trận đánh như sau:
    "Trung đoàn 42 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh, với sự trợ lực của đơn vị tăng phái Chiến đoàn 3 Nhảy Dù làm thành phần chận địch đóng trên núi, hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc lộ 1 vào núi tại Đèo Phù Cũ trong tỉnh B́nh Định. Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội h́nh hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ mạnh mẽ. Chiến đoàn trưởng Nhảy Dù, Trung tá Nguyễn Khoa Nam, đứng trên sườn núi chong ống nḥm quan sát trận địa, đă nói: Đại tá Hiếu điều quân như một ‘ông thiết giáp’ nhà nghề, và lính Sư đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính ḿnh."

    Đại Bàng 800

    Đầu tháng 2 năm 1967, Đại tá Hiếu, Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, phát động Hành quân Đại Bàng 800 . Trước đó ṛng ră ba ngày, các đơn vị của Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ, ráo riết truy lùng địch quân, nhưng thất bại không phát hiện được một mống du kích quân nào. Thay v́ đi lùng kiếm địch, ông xoay qua kế dụ địch bằng cách phái một trung đoàn trừ vào vùng Phù Mỹ đóng quân qua đêm, biết chắc là các điệp viên của Việt Cộng trà trộn trong dân chúng sẽ báo cáo quân số yếu kém của đơn vị bạn. Trong khi đó, ông ếm sẵn một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và một thiết đoàn kỵ binh cách địa điểm đóng quân 10 cây số, ngoài mọi tầm quan sát của địch. Phe Việt Cộng đă nghĩ là có một con mồi ngon, tung ra một trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng BV, định xơi tái trung đoàn trừ vào lúc 2 giờ sáng. Được báo động, ông ra lệnh cho đơn vị trừ bị phóng tới cắt đường tháo lui của địch và đồng thời hợp lực với quân trú pḥng tạo thế gọng ḱm làm thịt địch quân. Kết quả là sau ba tiếng đồng hồ giao tranh, phe Việt Cộng bỏ lại hơn 300 xác chết và nhiều súng ống ngổn ngang trên băi chiến trường.

    Toàn Thắng 46 :5-1970

    Ban cố vấn Mỹ của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH phúc tŕnh Hành quân Toàn Thắng 46 như sau:
    Bối cảnh: Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1970, Sư đoàn 5 tham dự vào cuộc xua quân của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa qua lănh thổ Campuchia, với Hành quân Toàn Thắng 46 vào vùng Lưỡi Câu ở phía Bắc Lộc Ninh.

    Hậu cứ của quân Việt Cộng trong vùng này gồm có bản doanh Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bắc Việt (SĐ5BV), trung tâm huấn luyện và bệnh xá của Nhóm Dịch vụ Hậu cần 70 và 80. Hai Trung đoàn 174 và 275 thuộc SĐ5BV hoạt động trong vùng này.
    Mục tiêu: Tấn công và triệt phá Nhóm Dịch vụ Hậu cần 70 và 80, trung tâm huấn luyện và bệnh xá. Đồng thời truy lùng và triệt phá các kho tàng lương thực, đạn dược, vũ khí và dược phẩm trong vùng hành quân.

    Thiết kế: Trước tiên hai Tư lệnh Sư đoàn 5 và Tư lệnh Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ, tướng Hiếu và tướng Casey, cùng hai ban tham mưu Việt-Mỹ điều nghiên sơ khởi phối trí hành quân. Sau đó Tư lệnh phó Sư đoàn 5, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 11 Thiết kỵ Mỹ điều nghiên chi tiết phối hợp hành quân. Hai trung đoàn Việt Mỹ được quyền xử dụng căn cứ Yểm trợ Hỏa lực GONDER để phối hợp yểm trợ không lực và phi pháo.
    Thực hiện: Hành quân Toàn Thắng 46 gồm năm giai đoạn. Giai đoạn I là giai đoạn tấn công; Giai đoạn II, III và IV là giai đoạn lùng và diệt địch; Giai đoạn V là giai đoạn triệt thoái.

    Toàn Thắng 8/B/5 : 10-1970

    Ban cố vấn Mỹ của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH phúc tŕnh Hành quân Toàn Thắng 8/B/5 như sau:
    Bối cảnh: Ngày 14 tháng 10 năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III chỉ thị cho Sư đoàn 5 hành quân cường thám sang lănh thổ Campuchia vào mật khu của quân Việt Cộng đóng quanh vùng Snoul. Cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/9 kéo dài từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 1970.

    Lực lượng phe CS:

    Trung đoàn 174, Trung đoàn 275 và Tiểu đoàn Z27 Viễn thám thuộc SĐ5BV;
    Nhóm Dịch vụ Hậu cần 86, C11 (Y tế);
    Du kích quân C1/K2 tại Tây-Bắc Snoul;
    Du kích quân tại Chợ thị chấn Snoul;
    Du kích quân tại K’bai Trach, Tây-Nam Snoul.
    Mục tiêu: Phá hủy lực lượng địch, căn cứ địch, và thâu thập tin tức địch quanh vùng Snoul.

    Thiết kế:

    Tư lệnh Sư đoàn 5, tướng Hiếu, cùng ban tham mưu đảm nhiệm thiết kế hành quân.
    Lực lượng hành quân gồm 3 chiến đoàn: CĐ1 (Thiết đoàn 1 chủ lực), CĐ9 (Trung đoàn 9 chủ lực) và CĐ333 tăng phái (Chi đoàn 18 Thiết kỵ và bốn Tiểu đoàn Biệt Động Quân). CĐ333 có trách nhiệm bảo vệ và duy tŕ an ninh trục lộ tiếp tế.
    Kế hoạch hành quân được Quân đoàn III phê chuẩn ngày 21 tháng 10 năm 1970. Buổi họp phối trí chung kết diễn ra ngày 22 tháng 10 năm 1970 tại Lai Khê, giữa tướng Tư lệnh Sư đoàn 5 với các cấp chỉ huy liên hệ.
    Last edited by Hắc Y Hiệp Nữ; 06-11-2011 at 05:55 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Thực hiện: Hành quân Toàn Thắng 8/B/5 gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn I: tiến quân giao tranh với địch; Giai đoạn II: giao tranh với địch tại vùng Bắc thị trấn Snoul; Giai đoạn III là giai đoạn triệt thoái.

    Toàn Thắng TT02 (Snoul 1971)

    Cuối năm 1970, ông dụ địch bằng cách đặt một trung đoàn ở Snoul sâu trong lănh thổ Campuchia, phía bắc Lộc Ninh trên Quốc lộ 13. Phe Việt Cộng có 3 sư đoàn (5, 7 và 9) hoạt động quanh vùng đó. Quân đoàn III sẵn sàng dốc toàn bộ 3 sư đoàn 5, 18 và 25 nếu phe Việt Cộng dám tung quân vào trận chiến một, hai hay cả ba sư đoàn. Rủi ro thay, Tướng Trí bị tử nạn trực thăng cuối tháng 2 năm 1971, và tướng Minh, người thay thế Tướng Trí, không chịu thi hành đến cùng kế hoạch dụ địch vào phút chót, khi Chiến đoàn 8 thành công dụ địch bu quanh Snoul với hai Sư đoàn 5 và 7 Bắc Việt. Quân lính pḥng thủ của Chiến đoàn 8, khi không thấy viện binh tới mà cũng không có B-52 đến yểm trợ, sắp phải toan phất cờ trắng đầu hàng. Tuy nhiên, tướng Hiếu đă trở tay kịp đế rút quân an toàn về tới Lộc Ninh. Cuộc lui binh được thực hiện cách trật tự qua ba giai đoạn :
    Ngày 29 tháng 5 năm 1971, Tiểu đoàn 1/8 phá vỡ ṿng vây rút từ tiền đồn nằm ở phía bắc Snoul về chợ Snoul, nơi đóng quân của Bộ Chỉ huy Chiến đoàn 8;
    Ngày 30 tháng 5 năm 1971, Chiến đoàn 8 dùng Tiểu đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng ṿng vây địch, kéo theo các Tiểu đoàn 2/8, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, Thiết đoàn 1 với Tiểu đoàn 2/7 bọc hậu, rút từ Snoul tới địa điểm đóng quân của Tiểu đoàn 3/8, cách Snoul 3 cây số trên Quốc lộ 13;
    Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Tiểu đoàn 3/8 thay Tiểu đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng ṿng vây, kéo theo sau Tiểu đoàn 3/9, Tiểu đoàn 2/7, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, Thiết đoàn 1 với Tiểu đoàn 1/8 bọc hậu, rút từ địa điểm 3 cây số cách biên giới Việt-Miên này về tới Lộc Ninh.
    Theo quan điểm của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi trong Trận đánh ba mươi năm - kư sự lịch sử 2[13] về chiến dịch này như sau:
    "Ngày 25 tháng 5 năm 1971, bộ đội chủ lực ta do sư đoàn 5 và sư đoàn 7 phối hợp với quân và dân Cam-pu-chia tổ chức bao vây và đánh mạnh vào quân địch ở Xnun. Trưa ngày 30 tháng 5, quân địch ở đây tháo chạy bất chấp lệnh của Sài G̣n là chúng phải cố giữ Xnun. Buổi chiều cùng ngày, trên con đường rút chạy, chúng bị bộ đội ta phục kích và loại khỏi ṿng chiến đấu chiến đoàn bộ binh địch cùng trung đoàn thiết giáp đặc nhiệm và tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch."
    Svay Riêng, 1974
    Năm 1974, trong tư cách Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn III, phụ tá cho tướng Phạm Quốc Thuần, ông đă áp dụng chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) để giải tỏa áp lực của Sư đoàn 5 Bắc Việt từ tỉnh lỵ Svay Riêng trong vùng Mỏ Vẹt thuộc lănh thổ Campuchia[14] nhằm vào căn cứ Đức Huệ. Trước hết, ông dùng 20 tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt. Tiếp đến, ngày 27 tháng 4 năm 1974, ông tung Trung đoàn 49 Bộ binh và Liên đoàn 7 Biệt Động Quân qua vùng đồng lầy quanh Đức Huệ tiến tới biên giới Campuchia, và cho không quân bắn phá dội bom các vị trí đóng quân của SĐ5BV.. Đồng thời, ông cậy nhờ hai tiểu đoàn ĐPQ của Quân đoàn IV từ Mộc Hóa tấn lên phía Bắc, thiết lập những nút chận mạn Đông Nam của vùng tập trung quân và khu tiếp vận của SĐ5BV.

    Vào ngày 28 tháng 4, ông tung 11 tiểu đoàn vào trận địa để thực hiện những cuộc hành quân tiên khởi chuẩn bị cho cuộc tấn công chính.
    Vào sáng ngày 29 tháng 4, 3 chi đoàn thiết giáp của Lực lượng Xung kích Quân đoàn III chọc thủng qua biên giới Campuchia từ phía Tây G̣ Dầu Hạ, nhắm hướng bản doanh bộ tư lệnh của SĐ5BV mà xông tới.
    Trong khi đó, Chiến đoàn Bộ binh và Thiết giáp của Quân đoàn IV được điều động xuất phát từ Mộc Hóa tiến qua biên giới đi vào vùng Cẳng Chân Voi, đe dọa đường rút lui của Trung đoàn 275 Bắc Việt. Trong khi các chi đoàn thiết giáp tiếp tục xông tới, tiến sâu đến 16 cây số vào lănh thổ Campuchia trước khi chuyển bánh lái về phía Nam hướng về tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, và trong khi các trực thăng đổ quân bất ngờ xuống các vị trí địch quân, các đơn vị khác của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa phát động những cuộc hành quân đánh chớp nhoáng vào vùng giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ.

    Ngày 10 tháng 5, khi đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa trở về căn cứ, các hệ thống truyền tin và tiếp vận của phe Việt Cộng trong vùng bị phá vỡ trầm trọng. Phe Việt Cộng thiệt hại với hơn 1.200 chết, 65 bị bắt và hàng trăm khí giới bị tịch thu. Mặt khác, nhờ vào các yếu tố vận tốc, bí mật và phối trí của một hành quân đa diện, Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa chỉ bị chết có dưới 100 quân lính....
    Last edited by Hắc Y Hiệp Nữ; 06-11-2011 at 05:53 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    IV Phụ tá đặc trách ủy ban chống tham nhũng : 2-1972-10-1973

    Theo sự đề nghị của Phó tổng thống Trần Văn Hương, tướng Hiếu đă can đảm nhận chức Phụ tá Đặc trách của Ủy ban Chống tham nhũng của Phủ Phó tổng thống, với quyền hạn Thứ trưởng, từ ngày 10 tháng 2 năm 1972. Ông nhận lănh trách nhiệm này v́ ư thức được sở dĩ Quân đội Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch thua Hồng quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông v́ nạn tham nhũng hoành hành trong giới lănh đạo quân đội - tỉ như buôn súng cho địch quân; và Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa cũng sẽ chịu chung số phận đó nếu không trừ khử được nạn này, tỉ như bán xăng qua bên Campuchia cho phe địch . Ông giữ chức vụ này đến ngày 29 tháng 10 năm 1973. Đây là giai đoạn mà nạn tham những hoành hành trong giới lănh đạo quân đội Việt Nam Cộng ḥa với những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự .

    Đánh giá nạn tham nhũng trong quân đội sẽ làm tổn hại uy tín quân đội, làm giảm sức chiến đấu của binh sĩ, ông được giao quyền hành tương đối tự do để có thể hành động làm trong sạch hóa đội ngũ lănh đạo quân sự. Trước t́nh trạng tham nhũng lan tràn khắp mọi lănh vực: quân đội, cảnh sát, tư pháp, hành chánh, công ty điện lực, Air Vietnam, thương cảng, phi cảng, hối đoái, v.v. ông đă tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra về tham nhũng, mà đặc biệt là cuộc điều tra về vụ tham nhũng trong Quỹ tiết kiệm Quân đội. Đây là vụ án tham nhũng lớn nhất được ông tiến hành, thực hiện trong 5 tháng và được ông công bố đầy đủ chi tiết và bằng chứng buộc tội trên màn truyền h́nh toàn quốc ngày 14 tháng 7 năm 1972 . Chính kết quả của cuộc điều tra này đă buộc hàng loạt sĩ quan, trong đó có 2 tướng lĩnh là Tổng trưởng Quốc pḥng, Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ, Trung tướng Lê Văn Kim và 7 đại tá bị cách chức. Quỹ tiết kiệm Quân đội bị buộc phải giải tán.
    Tuy nhiên, chính do những cuộc điều tra tham nhũng của ông đă gây đụng chạm đến quyền lợi của giới lănh đạo quân sự biến chất, thậm chí ở cấp cao nhất. Sau vụ án Quỹ tiết kiệm Quân đội, Tổng thống Thiệu đă thu hẹp quyền hạn điều tra tham nhũng của tướng Hiếu ở cấp quận trưởng, và cần có sự chấp thuận tiên quyết trước khi khởi công điều tra ở cấp tỉnh trưởng. Điều này khiến ông nản ḷng và ông đă xin trở về phục vụ trong quân đội và tuyên bố: "Nếu ḿnh không chịu tự sửa sai th́ Cộng sản sẽ buộc ḿnh sửa lỗi lầm".

    V Những nghi vấn về cái chết

    Chiều ngày 8 tháng 4 năm 1975 có tin loan báo ra từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Ḥa là ông đă bị chết ngay tại trong văn pḥng làm việc. Giới quân sự nghi ngay tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐ III, v́ ông Toàn mang tiếng tham nhũng hạng gộc, trong khi đó ông Hiếu rất thanh liêm và hơn nữa, đă từng giữ chức Đặc trách chống tham nhũng thuộc phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương.

    Ngày hôm sau, sau khi tham dự buổi họp báo của phát ngôn viên quân sự, phóng viên thông tấn xă UPI loan tin như sau :
    SAIGON (UPI) - Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ vùng Sài-G̣n được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc căi vă về chiến thuật với cấp trên của ḿnh. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông ta tự vận. Các nguồn tin đó nói Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn pḥng ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn III nằm ven biên phi trường quân sự Biên Ḥa, cách Sài-G̣n 14 miles. Không biết sự kiện tướng Hiếu chết có liên quan ǵ với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không? (Sự thật Trung Úy Không Quân Nguyễn Thành Trung (CS nằm vùng) ném bom (Ông ta là Đại tá Cộng Sản, hiện tại là Phó Tổng Giám Đốc Hàng Không Việt Nam).

    Nguồn tin này nêu lên ba nghi vấn:

    Một là phải chăng tướng Toàn bắn ông v́ bất đồng về chiến thuật;
    hai là vết đạn vào "cằm" sao nói trại qua vào "miệng" để "có vẻ ông ta tự vận"; ba là phải chăng Tổng thống Thiệu, sau khi Dinh Độc Lập bị oanh tạc buổi sáng, nghi ông có âm mưu đảo chánh lật đổ Tổng thống, nên sai tướng Toàn giết ông.

    Mấy ngày sau đó, Bộ Tư lệnh QĐ III tung ra một tin đồn khác, viện cớ ông là một tay thiện xạ súng lục thích tự tay chùi súng nên sơ ư lỡ tay bị cướp c̣. Nghi vấn được nêu lên là lỡ tay bị cướp c̣ làm sao có thể gây thương tích ở cằm, nhất là cằm bên trái, trong khi ông lại thuận tay phải.

    Theo đường đạn, phát ngôn nhân quân sự, khi bị nhà báo hỏi bắn vào đâu, đă trả lời vào "miệng" cho hợp lư hơn - mà cũng không thể ngộ sát như vừa nêu trên, cộng thêm những luận điệu úp mở và chối quanh của giới chức thẩm quyền khiến dân chúng càng đặt thêm nhiều nghi vấn và đi đến kết luận . cái chết của ông có thể là kết quả của một vụ âm mưu do cấp trên trực tiếp của tướng Toàn ra lệnh và tướng Toàn cùng đàn em thân cận đă thi hành lệnh ngay tại bản doanh QĐ III.

    "Trong thập niên bảy mươi, h́nh ảnh tích cực của những sĩ quan như Tướng Hiếu là một khiên mộc đỡ cho chính phủ ông Thiệu, nhưng Tướng Hiếu cũng là một mũi gai nhọn thọc vào bả sườn họ. Một trong những trọng trách của Tuong Hiếu là canh chừng các sĩ quan cao cấp dính líu vào nạn chợ đen và thâm thủng quỹ tiết kiệm quân đội. Mỗi khi tố cáo hành vi trộm cắp hay ngang trái của một cộng sự viên của ông Thiệu là Tướng Hiếu khiến cho tính mạng lâm nguy. Bác Hướng (Thân phụ Tướng Hiếu) đă nói với tôi là sáng hôm đó 8-4-1975 anh Hiếu đă từ chối che đậy cho hành vi tầm bậy của một trong những đàn em của ông Thiệu. Anh Hiếu cũng công khai chống đối chính sách rút quân ra khỏi những vùng chiến thuật của ông Thiệu, "nhượng bỏ đất đai cho Cộng Sản".

    "Bác đă thấy xác anh Hiếu," bố anh Hiếu đă nói vậy chiều tối hôm đó. "Không những bác xác tín là anh Hiếu đă không tự sát, mà bác c̣n chắc chắn là chúng giết anh Hiếu ở đâu rồi đem xác trở về đó. Con dâu bác "phu nhân Tướng Hiếu nói, "chẳng thấy máu đâu cả - chỉ thấy một chấm vệt đỏ ở cằm thôi."

    "Con sẽ không ngừng chiến đấu," Tướng Hiếu nói vậy với bố hai ngày trước khi chết. "Và con sẽ không để ông Thiệu bịt miệng. Con sẽ chết trong tư thế chiến đấu, ngoài mặt trận hay ngay tại văn pḥng. Con sẽ không bỏ cuộc đến khi đổ giọt máu cuối cùng. Con thề danh dự như vậy."

    Nguyễn Thị Thu-Lâm
    (trích dịch từ cuốn "Fallen Leaves, Memoirs of a Vietnamese Woman from 1940 to 1975″, nhà xuất bản Yale Southeast Asia Studies).

    Tham khảo các tài liệu: Việt, Mỹ, Hà Nội:

    - Các Tư lệnh Sư đoàn và Quân đoàn QLVNCH (Airgram from American Embassy Saigon to Department of State, February 6, 1973, Subject: Command Histories and Historical Sketches of RVANF Divisions)
    - Đời Binh Nghiệp Tướng Hiếu
    - Chiến Dịch Đỗ Xá
    - Sự Thật về Chiến Dịch Pleime Nguyễn Văn Tín
    - Chiến dịch Plây Me (Cục Tác chiến Bộ Quốc Pḥng CHXHCNVN) do tướng Nguyễn Đ́nh Ước, QĐNDVN, trao cho Vietnam Center, trong khóa hội thảo về Chiến Dịch Pleiku/Ia Drang do Vietnam Center tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12/11/2005 Hành Quân Khai Lộ bản dịch bài Road-Clearing Operation - Military Review, April 1966
    - Hào Kiệt Nước Nam Không Đời Nào Thiếu Phan Nhật Nam .
    - "Fallen Leaves, Memoirs of a Vietnamese Woman from 1940 to 1975″, nhà xuất bản Yale Southeast Asia Studies).

    Tham nhũng tại Nam Việt Nam điện tín Đại sứ Mỹ gửi về Bộ Ngoại Giao ngày 19/7/1972

    Dịch Tham Nhũng :

    Thiệu Sa Thải Bộ Trưởng Quốc Pḥng New York Times 6 tháng 8 năm 1972
    Cái Chết Đầy Bí Ẩn Của Tướng Hiếu "Đ. Mẹ, thằng Toàn nó tham nhũng. Nó vừa bắn chết ông Hiếu rồi. Ḿnh phải lên ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn bắt thằng Toàn mới được!" (trung tá chỉ huy trưởng quân cảnh QĐIII).

    Lê Khắc Lư "Tướng Hiếu mới là tướng sạch đích thực, tôi nói như vậy với giới báo chí, có nhiều tướng tá chỉ có vẻ sạch bề ngoài mà thôi. Những điều tôi minh chứng cho họ, khiến khi trở về Sài G̣n, họ mới đưa thêm tên Tướng Hiếu ra như là tướng sạch thứ năm sau danh sách bốn tướng sạch (Nhất Thắng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng)"

    Tin Tướng Tự Sát ở Sài-G̣n Đáng Nghi Ngờ Thông tấn xă UPI
    Bản Tường Tŕnh Kết Thúc Về Cái Chết Tướng Hiếu .

    Nhà Nghiên cứu sử : Nguyễn Hùng Kiệt
    9-2009

    motgoctroi.com , nguoivietboston.com, chinhnghia.com, nghinnamvanhien.com, Google
    --------------------------------------------------------------------
    Last edited by Hắc Y Hiệp Nữ; 06-11-2011 at 05:58 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Nhân Chứng Về cái Chết Bí Ẩn Của Đại Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu

    Nhân Chứng Về cái Chết Bí Ẩn Của Đại Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu

    --------------------------------------------------------------------------------

    Xin chú thích bổ sung ,để sự thật lịch sử cần Tôn trọng :

    1. 2006 Khi Tướng Toàn c̣n sống, trong đại hội cựu Tù nhân chính Trị.: Một cựu Sĩ quan cấp tá QLVNCH, đă hỏi Tướng Toàn :
    "Trung tướng nghĩ sao, đối với nguồn tin của phát ngôn viên QLVNCH nói rằng Cố Trung tướng Hiếu bị cướp c̣ súng , khi lau chùi súng ? Trung tướng cũng biết rằng Tướng Hiếu là tay thiện xạ súng ?"
    Tướng Toàn :"Thôi mà , Ông Thiệu cũng đă mất rồi , xin Anh đừng nhắc lại chuyện xưa !"

    2, Theo em trai của Tướng Hiếu : Nguyễn văn Tín, và Phu nhân Tướng Hiếu :
    Chuẩn tướng Lê Trung Tường đàn em Tướng Toàn thi hành mệnh lệnh hạ sát Tướng Hiếu ( tướng Tường mới mất tại Sài G̣n cách đây 2 tháng : 7-2009 ).

    Sáng 8-4-1975 Tường nhận chức Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 Trước đó Ông ta Tư lệnh Sư đoàn 23 , nổi tiếng nhát gan , nịnh bợ cấp trên.
    Sau khi nhận chức do TT Thiệu bổ nhậm, ông ta dẫn toán lính lạ mặt , đuổi hết tẩt cả Quân cảnh , binh sĩ canh gác Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ra ngoài ?

    3. Thiếu Tướng Phạm Văn Đổng nói: "Ông Trần Văn Hương chỉ thị cho Thiếu Tướng Hiếu điều tra chuyện tham nhũng của ông Thiệu. Khi ông Thiệu đưa Trung Tướng Toàn về làm Tư Lệnh Quân Đoàn III, ông ta đă ra lệnh Trung Tướng Toàn hạ sát Thiếu Tướng Hiếu."

    4. Ai cũng biết là Tổng Thống Thiệu rất sợ bị đảo chánh. Tướng Vĩnh Lộc nói Tổng Thống Nam Vietnam sợ đến cả chính bóng h́nh ḿnh, và run rét Dù hay Thiết Giáp đảo chánh. Tướng Trần Văn Đôn nói Thiệu sợ nếu có đảo chánh ông sẽ bị giết như ông Diệm. Tướng Lê Quang Lưỡng nói Thiệu đang tâm xẻ Sư Đoàn Dù ra làm ba, khi ông đưa Sư Đoàn này từ Quân Đoàn 1 về, v́ sợ Dù đảo chánh. Ông Thiệu thà mất nước chứ không muốn mất ghế Tổng Thống. Thiệu dám hy sinh cả một đoàn quân Dù ưu tú và cả một quốc gia th́ có xá ǵ tính mạng một Tướng Hiếu một khi ông nghi Tướng Hiếu đứng ra cầm đầu đảo chánh. Tướng Trần Văn Đôn đă dùng tiếng Pháp "méchant" để mô tả Thiệu như là một con người độc ác (The Fall of South Vietnam. Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders, by Stephen T. Hosmer, Brian M. Jenkins, and Konrad Kellen).


    *Một Góc Trời hân hạnh giới thiệu với quí độc giả sự đóng góp quí giá của ông Nguyễn Hùng Kiệt, một nhà nghiên cứu lịch sử âm thầm nhưng thẳng thắn để giúp bà con đồng hương có thêm kiến thức lịch sử cận đại với cái nh́n trung thực của ông. Một Góc Trời xin chân thành cám ơn sự đóng góp quí hóa của ông và xin mời Quí Độc Giả phổ biến sâu rộng những bài viết của ông. Nếu Quí Vị trích dịch những bài này xin làm ơn ghi rơ tác giả là Nguyễn Hùng Kiệt, cũng như xuất xứ của bài, cho phải phép. Đa tạ. BBT

    --------------------------------------------------------------------------------
    Hắc Y Nữ Hiệp



    Hắc Y Nữ Hiệp
    8.5 Thành Hỏa Hầu
    Tướng 1 Sao

    Bên hiên nhỏ ,gió hờn cành trúc ngoài song cửa
    Trong cơn mơ quay về Hà Nội xưa
    Mười dặm thác Bản Dốc , Chốn hoa nở thẳm sâu
    Bóng nguyệt soi cung đàn u nhă
    Thấp thoáng dáng người ngọc ngoảnh đầu
    Nắm tay chàng đi giữa mưa khói Ải Nam Quan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 16
    Last Post: 16-04-2012, 04:47 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 29-07-2011, 12:00 AM
  3. ĐỌC TIN TÂN NGUYỄN, NGHĨ ĐẾN MADISON NGUYỄN
    By longquan in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 02-03-2011, 02:44 AM
  4. Replies: 13
    Last Post: 17-12-2010, 09:50 PM
  5. THIẾU TƯỚNG (CSVN) NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÊN TIẾNG
    By VietNamQueHuong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 6
    Last Post: 02-12-2010, 03:04 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •