Results 1 to 8 of 8

Thread: NHỚ THƯƠNG IN VẾT

  1. #1
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154

    NHỚ THƯƠNG IN VẾT

    VIẾT CHO MẸ!

    Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm. Những ngày ở tù về con mới có nhiều thời gian ở gần bên mẹ.Nhất là những năm tháng mẹ bệnh... Con theo mẹ từ bệnh viện G̣ Công lên bệnh viện Nguyễn văn Học... Nhà nghèo con chỉ biết lấy t́nh thương san sẻ nỗi đau đớn của mẹ..cũng như nhờ tấm ḷng của bằng hữu tận t́nh giúp đở gia đ́nh trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Con c̣n nhớ có rất nhiều đôi mắt của bác sĩ, y tá, bệnh nhân và thân nhân chung pḥng nh́n con trai nuôi mẹ với cái nh́n đầy thiện cảm, nhất là khi biết con là người tù trở về c̣n nguyên mạng từ núi rừng đất Bắc xa xôi...
    Mẹ ơi! Con rất nhớ những tháng ngày nuôi mẹ bệnh, căn bệnh của mẹ kéo dài mấy tháng trường... Tháng 8, trời Sài G̣n đêm nào cũng mưa, đêm khuya con chờ mẹ ngủ say, con mang quần áo dơ của mẹ xuống khu nhà vệ sinh để giặt giũ, đèn bệnh viện vàng vọt,có những con chuột cống to gần bằng mèo, ḿnh đầy ghẻ, tự nhiên ḅ qua lại kiếm ăn, có khi chỉ có ḿnh con, khu nầy ban đêm rất vắng, bên cạnh lại là khu nhà xác...Con thức đêm chăm lo cho mẹ mà ḷng con rất vui, v́ con c̣n diễm phúc hơn nhiều người là con c̣n mẹ, con c̣n mẹ để con được săn sóc mẹ .
    Ngày con c̣n trong quân ngũ, thỉnh thoảng về phép thăm nhà, con cũng chỉ cạnh kề bên mẹ đôi chút, rồi lại ra đi vui chơi với bạn bè, thấy mặt con về là mẹ tíu tít lo cơm nước, mẹ muốn con ăn thật no, v́ con về nhà cũng có nghĩa là con ...đi nhậu.Mẹ không cản con được, nh́n con ăn nhiều cơm mẹ vui lắm... Đêm khuya con chếnh choáng về nhà, chưa kịp kêu cửa là mẹ đă mở cho con vào...nh́n lên bộ ván gơ, mùng đă giăng sẵn với gối mền...
    Ngày con c̣n trong trại tù Mỹ Phước Tây, lần nào mẹ xách giỏ thăm con là đêm đó con trăn trở gần tới sáng, thương mẹ già c̣n cực khổ v́ con, để rồi hôm sau đi lao động thật mệt... H́nh ảnh mẹ bên hàng rào kẽm gai, với đôi mắt hiền dịu như thương, như xót. t́nh thương của mẹ dành cho con phát ra từ ánh mắt, từ lời nói, từ bàn tay, mẹ vuốt tóc,mẹ xoa nắn bàn tay con... Mẹ đi rồi, con đứng nh́n theo cho tới khi mẹ khuất bóng bên kia chợ Mỹ Phước Tây, con vào pḥng soạn quà thăm nuôi, từng con khô, từng gói muối, con đều thấy có bàn tay của mẹ, của chị...Con biết tính mẹ rất kỷ lưỡng, con khô cá kèo, chính tay mẹ lựa mua, về mẹ sắp lên dĩa để lên mặt hồ nước phơi.. mẹ ngồi canh ruồi, canh kiến...
    Mẹ ơi.! H́nh như ở đất người không có ngày nào con không nhớ tới mẹ... dù bây giờ mẹ đang thanh thản nơi cơi vĩnh hằng... Lúc mẹ c̣n trên dương thế, đều đặn, mỗi tuần con đều viết thư cho mẹ, một năm ít nhất có 50 lá thư con gửi thăm mẹ, trong thư con cũng chỉ kể những điều vui, điều sướng, cái khó, cái trở ngai con dấu biệt, con chỉ sợ mẹ buồn... Con đường con đi làm dài 29 miles, con lái mất trên dưới 45 phút, sáng 5 giờ xe nổ máy... Trời lạnh hay nóng con đều gọi mẹ, con rất thường thầm th́ nói chuyện với mẹ, con kể cho mẹ nghe đủ điều, xe gần tới hăng, con gọi mẹ ơi! cầu xin mẹ phù hộ cho con, cho hai đứa nhỏ an lành, bởi v́ con có mạnh khỏe, con mới đi làm, con có tiền con mới chia sớt cho hai chị bên nhà được.
    Chuyện vui, chuyện buồn con đều thầm th́ kể cho mẹ,con kể bằng tấm ḷng thực của con, tốt xấu đều kể hết, không như những ngày c̣n ở bên mẹ, chỉ kể điều tốt, điều vui... con có điên không hở mẹ? vừa lái xe vừa lảm nhảm nói một ḿnh...những buổi tan sở về.. hôm nào mệt con thường gọi mẹ
    - Hôm nay con mệt quá mẹ ơi!Tiếng thầm th́ của con, không biết gió có chuyền tới mẹ hay không??
    Ngày mẹ c̣n sống, con canh kề bên mẹ, con chỉ kể cho mẹ nghe những chuyện vui con gặp phải trong lính, trong tù... mẹ ơi, mẹ đâu có biết là con trai út của mẹ dấu biệt những chuyện hiểm nguy trong đời lính; nhất là chuyện máu lửa trên đường con di tản trên tỉnh lộ 7B, rồi chuyện khổ sai, cực h́nh trong lao tù Cộng Sản... Mẹ ơi ! Con chỉ muốn mẹ vui, chuyện buồn con riêng giữ,...
    Bây giờ nơi xứ lạ, chắc mẹ vui lắm khi biết con không c̣n hút thuốc, không c̣n uống rượu, không c̣n thích đến chốn đông người, chút th́ giờ rảnh rỗi, con viết, con viết lại những chuyện buồn , vui, gian khổ mà con đă từng gặp phải...Trí con c̣n nhớ được là con c̣n vui...Trí con nghĩ sao, tay con viết vậy, câu văn miễn suông sẻ chứ không cần trau chuốt. Ngày con ra đi, lời mẹ dặn con vẫn c̣n nhớ, mà con đành phải trái ư mẹ. Mẹ dặn con hăy quên hết thù hận, chăm chỉ làm ăn nuôi con, đừng viết lách nữa mà chuốc oán gây thù...
    Mẹ ơi! mẹ đừng buồn con, bây giờ mẹ mất rồi, con c̣n biết có ai mà kể chuyện buồn vui, con phải viết để giải tỏa ần ức tự ḷng con, viết được ra giấy con mới thấy được ḷng con thanh thản nhẹ nhàng, mẹ ơi con không nuôi mộng làm nhà văn, nhà thơ ǵ cả, con chỉ viết bằng tâm, bằng ư, bắng kư ức... tất cả vui buồn mà con của mẹ đă gặp phải trên bước đường đời con mẹ đă đi qua...
    Cơi vĩnh hằng linh diệu... Mẹ đọc những bài con viết, mẹ hiểu con nhiều hơn.Mẹ đọc thấy những truân chuyên, gian khổ mà con của mẹ đă trải qua, mẹ cũng đừng buồn con, sao ngày trước dối mẹ Thằng con trai của mẹ, với 7 năm lính, hơn 8 năm tù... một khoảng thời gian khá dài đă hủy hết mùa xuân trai trẻ của nó.Bây giờ với con, hành trang chung bước đường của con là những tập thơ, những bài bút kư... dàn trải tất cả chuyện đời con.Tất cả đều có h́nh ảnh người mẹ thân yêu của con...
    Mẹ có hiển linh, mẹ hiểu cho con, mẹ đừng trách con sao quên lời mẹ dặn.
    Con trai út của mẹ

    ( Viết tại Kỳ Đà Động.10-4-2010 )
    THỦY LAN VY

    ( Trích: Bài tựa Thơ và Bút Kư :" Nhớ Thương In Vết"

  2. #2
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154

    Nhớ Thương In Vết

    [COLOR="#0000CD"]CHUYỆN NHỚ TRONG ĐỜI
    *
    -Viết để nhớ những ngày trên lộ 7B…
    ( Con đường di tản quá dài, đầu đă tới sông Ba khúc đưôi c̣n tại Pleiku, tôi may mắn đi trong khoảng đường tương đối ít gian nguy…)


    Đầu năm 75, trung đoàn 45 thuộc sư đoàn 23 bộ binh được lệnh rời Hàm Rồng về lại Ban Mê Thuộc. Đại đội 201 CTCT đang tăng phái cho trung đoàn đóng tại Hội Quán Tây Nguyên cũng được lệnh lên đường tăng phái cho bộ chỉ huy Biệt Động Quân vùng 2 đang trú đóng tại B15,thuộc tỉnh Kontum, đơn vị tăng phái được chỉ định đóng quân tại kho gạo của tỉnh… Thế là anh em từ giă Hàm Rồng, từ giă các buôn làng thân quen vẫn thường ngày đến làm công tác dân sự vụ tâm lư chiến như làng La Sơn, Plei ô Ngo…tại Kon Tum đơn vị vẫn công tác như thường lệ đến các buôn làng thuộc quận Đắc Tô mới, làng Pa-ra-đi…để khám bệnh phát thuốc, hớt tóc … cho dân làng .Sáng đầu năm âm lịch cả đại đội tăng phái đều có mặt tại sân cờ bộ chỉ huy BĐQ để tham dự lễ thượng kỳ đầu năm. Đại Tá Tất chỉ huy trưởng đến tận hàng quân bắt tay từng sĩ quan tăng phái…
    Ngày 13-3-75, Anh Cải, đại đội trưởng lên bộ chỉ huy họp về cho biết là bộ chỉ huy BĐQ đă rời Kon Tum… Thế là anh em trong đơn vị tự động thu xếp gọn ghẻ chờ lệnh về Pheiku.. Tôi ngồi ghế trưởng xa trên chiếc Dodge có tất cả 13 người, xe lăn bánh lúc 13 giờ ngày 13-3-75…tôi cũng thấy hồi họp v́ con số 13 nầy, đoàn xe gồm 5 chiếc, 4 dodge,một jeep chậm chậm rời kho gạo hướng về cầu Đakpla…. Mấy chiếc loa phóng thanh của ty dân vận chiều hồi liên tục đọc đi đọc lại thông cáo của Đại Tá Hùng, tỉnh trưởng Kontum… Nội dung thông cáo là kể từ giờ phút nầy cấm tất cả các quân nhân ra khỏi tỉnh…
    KonTum vẫn rất yên lặng, không nghe một tiếng súng nổ, là đơn vị tăng phái nên quân cảnh gác cầu, chốt đường ra tỉnh không xét hỏi…. Con đường KonTum- Pleiku tuy xuyên núi nhưng tráng nhựa rất phẳng phiu… tuy nhiên khi xe gần tới Chư Pao anh em cũng cảm thấy hồi họp, gh́m tay súng sẳn sàng trong tư thế phản phục kích…Bởi ‘Một chiếc khăn tang một tấc đường” ( Quên tác giả)là đây. Rồi đoàn xe cũng b́nh an về tới hậu cứ đóng trong quân đoàn 2
    Pleiku lúc nầy thường xuyên bị pháo kích, phi trường Cù Hanh ăn đạn liên tục… Đêm 17 tháng 3 đặc công đánh vào quân đoàn nhưng chẳng gây thiệt hại ǵ đáng kể v́ vị trí quân đoàn trên cao, lực lượng pḥng thủ tinh nhuệ có M48 yễm trợ, thà đánh nhau ngoài mặt trận c̣n thấy dễ chịu hơn là ngồi chờ pháo…Đơn vị về đây chỉ tạm thời trực ứng chiến chờ lệnh. Là đơn vị CTCT trừ bị cho quân đoàn II, chúng tôi thường phải rày đây mai đó tăng phái cho các lực lượng trừ bị, hay các sư đoàn, tiểu khu thuộc quân đoàn 2, trung đội di chuyển bằng một chiếc xe dodge có cửa, kéo theo một cái rờ mọt.Trên xe chất chứa đủ vật dụng sinh họat thường ngày…nồi niêu soon chảo, gạo, mắm, muối, dầu lửa, bếp dầu…, nên việc ra đi trong cuộc di tản nầy trung đội chúng tôi không lấy ǵ làm bở ngở, không phải chịu cảnh thiếu ăn thiếu uống như nhiều đơn vị khác.Tôi nhớ hoài buổi sáng hôm ấy khi hay tin quân đoàn đă rút đi nhiều đơn vị… Ông Tiểu đoàn trưởng xuất thân khóa 14 VB, ra phi trường về Sài G̣n c̣n không quên phone về đơn vị ra lệnh cho Tiểu Đoàn Phó trông coi việc ứng chiến của đơn vị v́ ông đang… bận họp ở quân đoàn, mạng sống ai không quư, ông tiếc mạng của ông mà bỏ cả đàn em bơ vơ, về Sài G̣n ấm cúng bên vợ con..quân mà thiếu cấp chỉ huy..??Ông tiểu đoàn phó mới từ Sài G̣n đổi ra chưa tới 3 tháng nên rất khó thích ứng với t́nh h́nh, bởi không dám quyết định v́ cứ ngỡ xếp đi họp ở quân đoàn.Lúc bấy giờ quân đoàn chỉ c̣n lại tiểu đoàn 20 CTCT, cạnh bên là Truyền tin, thiết giáp… c̣n lại các ban pḥng đều vắng lặng như tờ. Bởi không có lệnh nên đêm đó quân nhân các cấp trong doanh trại tiểu đoàn đều ra sân nằm cạnh giao thông hào dù không có lệnh, có lẽ v́ sợ ngủ trong pḥng sẽ ngủ quên khi đơn vị di chuyển bất th́nh ĺnh, nằm ngoài sân, nh́n trăng sao với giấc ngủ chập chờn trong lo sợ…một đêm yên lành trôi qua… Sau khi hội ư với một số sĩ quan, Tiểu đoàn phó ra lệnh phá kho lương thực, nhờ vậy mà anh em có thêm được một số khẩu phần lương khô lọai C của Mỹ, không tiên liệu được đoạn đường sẽ đi qua nên bỏ lại gạo rất nhiều… Đoàn xe của tiểu đoàn( Gồm bộ chỉ huy, đại đội hành chánh và đại đội 201) trên mười chiếc, xe jeep tiểu đoàn phó dẫn đầu, đến xe các ban và nhóm xe đại đội 201 bọc hậu, cũng nón sắt, súng đạn cầm tay, đoàn xe chầm chậm tiến ra cổng…Điếm canh vẫn c̣n lính gác. Sáng hôm đó trời có chút sương, chút gió nhẹ lành lạnh trong cảnh trống vắng của quân đoàn,mấy chiếc M48 vẫn yên vị nơi cổng chính ,binh sĩ gác cổng vẫn giữ đúng tư thế, nhưng cảnh vật h́nh như mất vẽ sinh động, tạo cho anh em một không khí khá căng thẳng. Vẫn không biết đi về đâu, đi ngả nào,xe ngang qua trường Trung Học Pleime, phía sau là trại gia b́nh của tiểu đoàn, tôi ở trọ trong nhà của trung sĩ Hiếu nằm trong trại gia binh nầy, xe chầm chậm ngang qua mà không dám ngừng lại vào nhà lấy thêm hành trang, v́ sợ trể lạc đơn vị, đoàn xe tạm dừng trên con đường có dinh ông tướng… Anh em xuống xe đứng trên lề, dưới tàn những cây thông già cỗi, nh́n trên đường người qua lại tấp nập vội vàng dù trời c̣n lờ mờ tối…Tôi nh́n thấy một anh trung sĩ BĐQ tay cầm chai rượu Martin đi về hướng tôi, anh nh́n tôi cười cười:
    -Trung úy uống 1 nắp cho ấm ḷng, rượu nầy lấy ở nhà ông tướng…Tôi cầm chai rót uống liền 2 nắp rượu đầy… thấy ấm ḷng .Tuy có hơi lo lắng, vậy là ông tướng đă đi rồi.Tôi cũng mới từ tiểu đ̣an 50 CTCT thuyên chuyển ra đây gần 4 tháng nên cũng không rơ là dinh của ông tướng nào, có lẽ là dinh của Tư lệnh vùng. Xe cộ vẫn tiếp tục xuôi hướng Hàm Rồng, xe quân đội ngoài quân nhân c̣n có thêm gia đ́nh binh sĩ, thùng rương chất đầy ắp.
    Trời sáng tỏ, anh em trong đơn vị hầu hết đều chưa ăn sáng, tôi thấy một vài anh em lấy phần gạo sấy ngâm nước. Đại Úy Thiện( khóa 18 TĐ, (đă có nghị định thăng cấp thiếu tá nhưng chưa làm lễ gắn lon tân thăng) nh́n thấy một đoàn xe jeep quân cảnh chạy ngang, ông ra hiệu cho anh em lên xe nối đuôi đoàn xe quân cảnh, ngang qua rạp hát Diệp Kính quẹo trái về hướng Hàm Rồng.Với 2 bông mai trên ve áo, tôi không biết một chút ǵ về lộ tŕnh sẽ đi, chiếc trước chạy, chiếc sau chạy theo, tạo thành một đoàn xe rồng rắn không biết dài tới bao nhiêu cây số, khi bắt đầu nh́n thấy núi Hàm Rồng, tôi thấy đoàn xe rẽ mặt leo lên bờ lề, chạy băng đồng h́nh như đang chạy dưới chân một ngọn đồi thấp, bên đường có vài chiếc xe quân đội chết máy nằm rải rác, xe bắt đầu vào con lộ đá có dấu vết tráng nhựa loang lỡ, nhưng tương đối dễ chạy hơn lúc băng đồng. Tài xế chiếc dodge là hạ sĩ Đặng Giác, cũng trạc tuổi tôi, sức vóc khỏe mạnh có gia đ́nh nhà cửa ở KonTum, rất vững vàng ôm tay lái, tới thung lủng Hồng, một tấm bảng gắn trên hai trụ có khắc rơ chữ Valey Rose, một vài chiếc GMC bị lật, xác binh sĩ chết nằm rải rác khoảng trên 10 người… Đ̣an xe vẫn chạy với tốc độ chậm, bụi cát mịt trời, tuyệt không nghe tiếng súng, rải rác nhà dân bên đường, người lớn trẻ em ra sân nh́n đoàn xe chạy, mấy em trong xe tôi gốc miền Nam cười vui như những lần được về phép,Trung sĩ Bùi Ngọc Mỹ thằng em vẫn ăn cơm chung với tôi, với tay chuyển cho tôi một bịt cơm sấy với lon thịt ba lát khui sẳn, tôi không thấy đói nhưng vẫn phải ráng ăn, bởi tôi linh cảm con đường đi sẽ c̣n nhiều bất trắc lắm…Ḷng tôi cũng có chút vui khi được về Nam nhưng cũng ngổn ngang trăm mối, tại sao cả quân đoàn phải bỏ đi trong lúc chưa thấy bóng dáng một tên lính sinh Bắc tử Nam nào, tại sao ra đi mà không có lệnh lạc ǵ cả, lộ tŕnh để đi cũng hoàn toàn không biết, rồi tin chiến sự từ đài V.O.A, BBC, áp lực Cộng quân nặng nề trên nhiều mặt trận, Đài Quân Đội, đài Sài G̣n vẫn phát thanh những bản t́nh ca, vẫn ngọt ngào t́nh em hậu phương với người trai tiền tuyến… Đầu óc tôi rối mù… Thôi th́, mệnh số do trời..Bài học Hán văn thầy Bùi Cận dạy tôi học năm đệ ngũ tôi vẫn c̣n nhớ….Nhất trác, nhất ẩm, giai do tiền định… hơi đâu mà lo…Với máy C25 bên cạnh tôi mở máy liên tục liên lạc với các bạn cùng chung đơn vị: Thái tăng An, Như ,Chấn,Nguyễn Hữu Cải …
    Đến Phú Bổn, trời xế chiều, xe cộ tràn lan, đoàn xe đơn vị tôi dừng sát bên lề đường, tất cả xuống xe ngơ ngác nh́n chung quanh. Đă thấy hầu hết các sắc lính tại quân đoàn… Người ta dừng, ḿnh dừng lại chẳng lệnh lạc ǵ cả, trời chiều xuống dần, dù cuối tháng ba nhưng sương trời và gió tạo một cảm giác lành lạnh… Tôi thấy có một toán quân nhân , có máy truyền tin đi bộ quanh các con đường… Th́ ra là toán lính địa phương, Trung Tá Ḷ văn Bảo, t́nh trưởng và một số sĩ quan, tôi c̣n nhớ Trung tá Bảo dáng cao ráo, to con, gương mặt hiền từ chậm rải nói với anh em di tản:
    -Các anh em yên tâm t́m chỗ ngủ , tôi đă cho hai đại đội địa phương quân giữ an ninh… Tôi nghe lệnh mà trong ḷng thấy không an, quân đoàn tự dưng bỏ chạy …hai đại đội mà nhầm nḥ ǵ… thôi th́ ai sao ḿnh vậy …giày dép c̣n có số mà…
    Tôi cùng họa sĩ Thái Tăng An( Mỹ Thuật Huế)Bạn cùng khóa,khoát thêm áo jacket, hút thuốc vặt nh́n thiên hạ. Anh Nguyễn Hữu Cải( Đại đội trưởng, chết trong tù CS) họp anh em sĩ quan bên vệ đường, anh có được 1 mẫu bản đồ tiện tay xé được trong pḥng tiểu đoàn trưởng trước lúc ra đi, Anh chỉ sơ qua về lộ tŕnh sẽ đi…theo như dự đoán của anh… Tôi chẳng buồn quan tâm. Người ta đi đâu ḿnh theo đó, súng bắn trúng ai người đó chết hơi đâu mà lo cho mệt…. Trời tối hẳn, anh em đă cơm nước xong xuôi, Trung đội Chính Huấn của Trung úy Như( khóa 1/69)bắt đầu làm việc, chạy chung đơn vị có vợ chồng ca sĩ Xuân An của sư đoàn 23 tháp tùng theo. Anh em xếp thành ṿng tṛn, sẵn khẩu phần C với cà phê thuốc lá Mỹ…Tiếng đàn dạo lên, Xuân An cất giọng, đây là giọng ca xuất sắc nhất của quân đoàn 2 lúc bấy giờ…. Giọng ca ngọt ngào, lời ca phù họp với bối cảnh đă thu hút khá đông anh em đơn vị bạn đến nghe… Thái Tăng An và tôi nằm trên bờ đê cỏ:
    -Ê chạy giặc mà giống đi picnic quá mậy.
    Tôi cười đồng ư. Nằm nh́n sao trời, hút thuốc Lucky, uống cà phê nóng nghe nhạc sống … c̣n thua ai nữa. Người xe tuy đông, tuy ô họp mà đêm yên lặng lắm… Gịong ca của Anh Xuân An cao vút réo rắt ḷng người…”Bỏ làng ra đi mang theo tiếng nói con tim…”… Tuyệt nhiên không nghe một tiếng súng, thỉnh thoảng trên bầu trời có lóe sáng lên, một vài trái hỏa châu h́nh như từ chi khu bắn lên, các cô bé chính huấn của đại đội như Mỹ Chi, Phương Ḥa…cũng lần lượt góp tiếng hát ngọt ngào, trời đầy sương, ngập ngụa không khí núi rừng, những giọng ca ngân vang xa thu hút khán giả càng lúc càng đông, Tan buổi nhạc bất đắc dĩ, giấc ngủ chập chờn đến với mọi người, ngày mai rồi sẽ tới đâu???
    Trời chưa sáng mà mọi người cùng thức dậy, nước rửa mặt rất khó t́m, một số quân nhân thuộc một vài ngành tự động tháo bỏ phù hiệu như CSQG, ANQĐ, QC…, tiếng máy xe bắt đầu nổ, âm thanh thật ồn ào, khói xe bay mù mịt, một số xe từ từ lăn bánh về hướng quận Phú Túc, tiểu đoàn tôi cũng bắt đầu lên đường, c̣n giữ được đội h́nh lúc đi, nhiều chiếc xe jeep của đơn vị bạn bị bỏ lại v́ bị bề kết nước, bởi đoàn xe chạy, ngừng bất thường, thắng không kịp là ủi đít .Nắng dần lên, sương tan và trời bắt đầu nóng, khói xe và âm thanh động cơ, tiếng gọi nhau trong ánh nắng chói chang làm cho con người rất dễ mệt, Nhưng trong bước đường sinh tử mọi người đều cố gắng.Cho tới quá trưa đoàn xe tràn ngập quận Phú Túc, hàng ngũ rối loạn không c̣n thấy lối đi . Mọi người ngơ ngác nh́n nhau.Trong đoàn quân chẳng có một sĩ quan nào biết được lộ tŕnh cuộc di tản nầy, tôi thấy có vài sĩ quan mang cấp trung tá, dân theo lính cũng rất đông hầu như là nửa dân nửa lính, thương cho dân bám theo lính mà lính nào có được lệnh lạc ǵ đâu. Một chiếc trực thăng đáp xuống một khoảng đất trống nhỏ vào lúc giữa trưa.Tôi đứng cách xa trực thăng nhưng cũng nghe được tiếng anh em bàn tán
    -Tướng Cẩm tới thị sát có mang theo hai hạ sĩ quan quân cảnh với mục đích giải tỏa lộ tŕnh bị nghẻn.Tướng Cẩm hỏi xem ai là người có cấp bậc cao nhất ở đây.Tôi thấy có một vị trung tá lên tiếng.Tôi không nghe rơ được lời đối đáp nhưng cũng được thuật lại đại ư
    -Anh Trung Tá mà không chỉ huy được đoàn quân nầy
    - Tôi không có khả năng, Thiếu tướng xuống chỉ huy đi.
    Trực thăng mang tướng Cẩm bay đi, với rất nhiều cặp mắt ngơ ngác nh́n theo. Tội nghiệp hai anh quân cảnh xé vội phù hiệu rồi lẫn vào trong đám loạn quân….
    Rồi đoàn xe cũng bắt đầu di chuyển, đoàn xe quá dài nên người ở khúc nào chỉ biết chuyện ở khúc đó. Tiểu đoàn tôi có lẽ đi vào khúc giữa.Đường bắt đầu xấu dần. xe chạy với tốc độ thật chậm, chiếc nầy ủi đít chiếc kia là sự thường. Một vài xe chết máy v́ hết xăng, rất nhiều xe jeep chết máy bị đẩy vào b́a rừng… Số lượng người mất xe càng đông, xe nào c̣n trống có người quen th́ được cho lên, đa số ôm súng mang ba lô đi lếch thếch lẫn lộn với đám dân, giữa cái nắng tháng ba của vùng cao nguyên, hành trang và nắng gió làm cho người mau mệt, khi đă mệt rất dễ sinh quạu quọ.Xe qua những đám rừng thưa, lửa than đốt rừng c̣n cháy đỏ, Biệt Động Quân biên pḥng trong tư thế tác chiến đứng thành hàng hai bên đường bảo vệ cho đoàn quân di tản. Tôi nh́n thấy nhiều em binh sĩ Biệt Động Quân c̣n quá trẻ, súng cầm tay với lưởi lê tuốt trần hướng mắt nh́n về hướng rừng, quên đi sinh mệnh của ḿnh để giữ an toàn cho đoàn người di tản.Tôi đi chưa biết rồi sẽ tới đâu, riêng các em c̣n đứng đó không biết đến bao giờ, sự sống c̣n của anh em lấy ǵ bảo đăm, ḷng tôi rất cảm kích trước những con người biết tuân thủ kỷ luật quân đội.Cũng tại quận nầy, Anh Cải ra lệnh xe nào giữ hồn nấy cố gắng về tới nơi an toàn. Tôi ngơ ngác, nơi nào là nơi an toàn đây.??
    Một vài người hiểu rơ lối đi cho biết đoàn di tản đang tiến lần tới quận lỵ Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Ḥa, người đi bộ vẫn bước nhanh hơn xe đang chạy, trung sĩ Mỹ chỉ tôi
    -Ông xem ḱa, Ông thiếu tá đang ăn trái bầu sống…

  3. #3
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154
    Tôi nh́n theo tay chỉ của Mỹ, mắt tôi nh́n thấy một quân nhân không rơ binh chủng v́ người đang mặc áo khoác, tay cầm trái bầu loại bầu có eo cổ giống như trong h́nh vẽ bầu cua cá cọp, ông bẻ ra từng miếng cạp ăn ngon lành. Đa số người di tản đến ngày thứ ba đă bắt đầu hết lương thực, v́ cuộc di tản xăy ra quá vội vàng không ai kịp chuẩn bị, riêng đơn vị tôi v́ thường xuyên đi công tác dân sự vụ nên lúc nào trên xe cũng tạm đầy đủ gạo thóc mắm muối…, Nắng bắt đầu ngă chiều mà đoàn xe vẫn đi chưa tới đâu, tôi mở tầng số máy C25,tôi rà đai bất cứ tầng số nào, có lúc liên lạc được với dân con gà( Sư đoàn 23) c̣n ở Phú Túc, có lúc liên lạc được với toán đă tới phi trường Củng Sơn, xe vẫn chậm ŕ lăn bánh, toán công binh chiến đấu của quân đoàn vẫn cưa cây, mở đường, mấy chú lính trong toán nấu nước ngâm gạo sấy, tôi ngồi trên nóc xe chân tḥng trên nắp đầu xe, vừa ăn cơm gạo sấy với thịt ba lát với chút muối tiêu vừa nh́n trời đang bảng lảng hoàng hôn, chút hơi lạnh của núi rừng phần nào xoa bớt cơn mệt mỏi, trời tối nhanh, muỗi rừng được dịp tunh hoành chit cắn, tiếng ồn ào dịu dần theo với bóng đêm tràn về… Xe tôi cũng vào tới phi trường Củng Sơn. Phi trường khá rộng, phi đạo lót vĩ sắt, tôi chỉ chỗ cho tài xế lái vào một khoảng đất trống, đầu xe hướng về cổng phi trường, khoát lên người chiếc áo jacket, quấn lên cổ chiếc khăn, kéo mủ lưởi trai sụp xuống, tôi vẫn c̣n thấy lạnh, muỗi bớt cắn v́ phần thịt da ít lộ ra ngoài, sương xuống mịt mờ chẳng mấy chốc mà người tôi đă thấy ướt nước, Tôi nằm trên đầu xe tay kẹp cây M16 sát người, thằng Mỹ đệ tử nằm kế bên cũng khư khư ôm cây AR15, trong thùng xe là đàn bà con nít ngủ ngồi, chú tài xế và anh toán phó trong cabin xe, c̣n lại rải rác trải poncho nằm cạnh xe. Sương nhiều quá không nh́n thấy sao trời, tôi nằm dù thật mệt mỏi nhưng dễ ǵ dỗ giấc ngủ, bây giờ mới hết tháng giêng âm lịch, mà tháng giêng là tháng ăn chơi, hiện tại tôi cũng ăn và đi lang thang, không chơi là ǵ…Tôi nhớ Sài G̣n vô cùng, tôi nhớ giảng đường 2, giảng đường 4, tôi nhớ mấy cây phượng bên hông trường, tôi nhớ tới mấy nhỏ bạn thân từ năm nhiệm ư,tôi trở lại giảng đường sau gần 4 tuổi lính, nhỏ Ngọc, nḥ Sang, Thơ, Hoàng Cúc,Dung Bải Xàu, Ngọc Hà G̣ Vấp, nhỏ mắt nâu , con nhỏ mà khi đi chung có dịp gặp người quen tôi vẫn thường giới thiệu là vị hôn thê, mới hôm Noel, tôi về phép kẹt phi vụ ở lại Sài G̣n cả tháng trời, Tôi ngoan ngoản như con mèo con trở lại lớp Việt Hán, lớp văn Minh Việt Nam, chăm chỉ hơn cả sinh viên thuần túy, tạm quên đi Phước Long đă vào tay Cộng Sản… Thanh An đang ăn đạn pháo tơi bời… Con bé đêm nay ngồi học bài không biết có nhớ đến tôi không, bé có hay biết ǵ về quân đoàn đang tháo chạy mà sĩ quan cấp úy như anh không biết một chút ǵ về lư do di tản cũng như lộ tŕnh di tản…Bên tai.tôi tiếng ngái đều đều của thằng Mỹ…, tôi nhớ.tôi chỡ bé vào quán biên thùy, dĩa tôm càng nướng, rau sống bánh hỏi, 33 khui rót vào ly nước vàng sóng sánh, tôi lột vỏ tôm gắp bỏ vào chén em không quên sớt tương xay vào một dĩa nhỏ…Tôi thiếp đi lúc nào không biết…
    -Dậy Trung úy có xe chạy rồi. Tiếng hạ sĩ Giác tài xế … Th́ ra tôi chưa tṛn được giấc mơ tại Phi trường Củng Sơn.Tôi bật dậy gon gàng, khóa an toản súng, móc túi lấy thuốc châm lửa
    - Thủng thằng chờ xe đi kha khá rồi ḿnh hăy chạy theo.Anh em lo ăn sáng cho chắc bụng, mấy ngày nay yên t́nh c̣n hôm nay chưa biết ra sao, nghe nói rời Củng Sơn là bắt đầu rời cao nguyên về đồng bằng, ḿnh sẽ di chuyển đến Sông Ba rồi vào Tuy Ḥa.Tôi nói sơ về lộ tŕnh rồi tạm làm vệ sinh buổi sáng bằng chút nước trong bi don, rất nhiều chú lính cũng như dân làm chuyện đệ tứ khoái ngay bên đít xe…cũng may ăn ít và không có rau rát nên đa số đều bị bón nếu không th́ mùi xú uế chịu sao cho thấu…
    Đoạn đường bắt đầu rời quận Củng Sơn thật là gay go, v́ có nhiều suối và công binh phải phá rừng mới có lối cho xe chạy, có con dốc 45 độ khoảng 30 thước, cuối dốc phải quẹo thẳng góc không th́ xuống suối, th́nh thoảng một vài trái đạn 60 ly rớt ven rừng, có lẽ đề lô giặc chưa điều chỉnh kịp tọa độ…Tin giây thép lạc dừa cho biết là sư đoàn Thép và Sao Vàng ngỡ quân đoàn rút về Quy Nhơn nên đă dàn quân phục kích trên quốc lộ 20, nay biết hướng di tản đă bắt đầu đuổi theo…Theo th́ theo v́ có muốn chạy mau cũng không thực hiện được.Cũng tin cho biết là sở kỷ thuật vùng 2 hợp với công binh chiến đấu mở đường dưới sự chỉ huy tổng quát của chuẩn tướng Tất tư lệnh Biệt Động Quân vùng 2 vừa tân thăng…Cả giờ chưa di chuyển được trăm thước, cát bụi theo gió bám đầy người …”Nếu chẳng quen nhau lung, đố nh́n ra được”, tôi mỉm cười khi nh́n thấy mặt đầy bụi của anh em mà nhớ thơ của Phan Khôi. Trời tối mịt xe tôi vẫn chưa thấy được bờ sông Ba… Xe tạm dừng trong ánh sáng le lói của từng bếp củi tạm nấu cơm bên đường, thực đơn của toán vẫn u như kỳ, gao sấy thịt ba lát muối tiêu….Trời lạnh, cơm nguội lạnh nuốt muốn ngay cổ….Đọan đường c̣n dài c̣n lắm gian nan, phải cố ăn mới có sức mà đi, b́a rừng có vài con suối có nước nên việc “nước’ tạm thời thong thả, rửa mặt rửa soon nồi thoải mái, tôi với Thái tăng An rủ nhau ra suối tắm, khoảng suối nhỏ nhưng nước trong uốn khúc bên gốc cây cổ thụ, cũng có khá đông người đang tắm… đang kỳ cọ tai bỗng nghe tiếng cười nho nhỏ…âm thanh con gái… th́ ra bên kia thân cây có 3,4 cô bé có lẽ là học sinh Trường Trung Học Pleime đang tắm, dưới ánh trăng tôi nh́n thấy rơ đường nét thiên nhiên qua áo vải ướt bó sát lấy người. Tuổi trẻ ai mà thấy cảnh nầy mà không say đắm nh́n…!!
    -Ê An, về Sài G̣n mày phải vẽ lại cảnh nầy nha An…Tao đặt tên tranh là “Thiếu nữ tắm trăng”. Về lại chỗ nằm,mở đài BBC, phóng viên của đài tường thuật cảnh di tản y hệt như những ǵ mắt tôi đă thấy, tai tôi đă nghe, tôi có cảm tưởng cha nội phóng viên nầy đang đứng lăng văng gần tồi, tôi c̣n nhớ một câu trong bài b́nh luận: cả quân đoàn di tản trong t́nh trạng bi đát tuyệt vọng như vậy mà Sài G̣n h́nh như không muốn biết tới….Từ những bản tin nầy anh em trong đoàn di tản tinh thần có xuống v́ không c̣n niềm tin ở Sài G̣n t́m cách mở đường tiếp viện… Thôi th́ thân ai nấy lo. Hầu hết các đơn vị đều phân tán không c̣n hệ thống chỉ huy nữa… Đơn vị tôi đă được lệnh tan hàng từ Phú Túc, toán nào tự lo cho toán đó, thực ra sống chết do trời, không có Đà lạt, Thủ Đức hay Đồng Đế ǵ cả …Có Tề Thiên Đại Thánh xuất hiện chưa chắc đă chỉ huy nỗi đoàn quân nầy…Dưới mắt tôi anh em quân nhân vẫn c̣n giữ được tác phong kỷ luật dù đang ở trong một thế cờ hết sức bi thảm.
    Tôi nh́n Trung Tá chỉ huy trưởng trường thiếu sinh quân vùng 2 đang dẫn đoàn quân nhi đồng di tản, đồng phục nghiêm ch́nh di chuyển theo hàng dọc, các em với nét mặt thật b́nh thản, vững vàng bước trên lộ tŕnh đầy chông gai…. Không biết các em đă đi bộ như thế từ bao giờ….Vị Trung tá quân phục c̣n tươm tất, thắc lưng mang súng colt, tay cầm gậy bước đi thoăn thoắt dù tuổi cũng đă khá cao…Ḷng tôi hết sức ngưỡng mộ, tôi chỉ cho mấy em trong toán tôi nh́n, hành trang của các em TSQ trông nhẹ nhàng, chỉ một ba lô trên lưng cũng không lấy ǵ nặng lắm, vũ khí th́ em có em không…Các em không nói cũng không cười.Đoàn xe ùn tắc trên khoảng nầy mất mấy ngày, cứ mỗi lần bị pháo, đoàn xe lại rối lọan lên, mạnh xe nào nấy lũi vô rừng, cơm nước đang nấu dỡ dang ngă đổ tùm lum, trẻ con lạc cha mẹ khóc vang rân, tôi và thằng Mỹ ẵm từng em bỏ lên xe chờ yên pháo t́m cha mẹ chúng trả lại, bây giờ tiểu đoàn chỉ c̣n xe tôi lạc trong đoàn xe bạn, những xe chung đơn vị sau nhiều lần bị pháo đă thất tán…Ban ngày trời nắng, tôi với thằng Mỹ cầm súng vào trú nắng trong rừng, hoa bằng lăng trổ tím rất đẹp mắt, tụ năm tụ ba trên bờ suối nhiều thiếu nữ rất trẻ da rám nắng như mới từ biển Vũng Tàu về.
    Một hôm tôi và Mỹ đang lang thang trong rừng,tôi nh́n thấy hai quân nhân đang gối đầu trên rễ cây ngủ say sưa, lại gần mới biết là Thái tăng An, và nhà thơ Kim Tuấn, với bản nhạc nỗi tiếng “Từng bước chân âm thầm”, tôi dùng mũi giày lay An dậy
    -Ê, sao lại ngủ bờ ngủ bụi vậy tụi
    Thằng An ngáp dài…:
    -Đói cả ngày nay mà lười quá ngủ cho đă có chết cũng no con mắt. Thằng Mỹ nh́n 2 ông lười, nó chạy về xe lấy cơm sấy.Hai ông lười ăn xong tỉnh táo xin thuốc hút.Tôi cười cười nh́n Kim Tuấn:
    -Chạy giặc phải chạy cho lẹ chứ …Từng bước từng bước thầm hoài th́ làm sao tới bến được.
    .Rồi đoàn xe lết từng tấc cũng tới dược bờ sông Ba. Buổi sáng đầu tiên trên bờ sông Ba, sương mù dày đặc, mọi người lùm xùm trong áo jacket, có người khoát thêm poncho, có người chơi luôn cái mềm cho đủ ấm, ngồi chùm nhum trên từng xe hút thuốc…mắt mơ màng phần mệt mỏi phần lo lắng, muỗi cắn, sương lạnh, vắt đeo….Đường c̣n xa mà trước mặt sông lớn chắn ngang , ơi Sài G̣n, Sài G̣n đẹp lắm Sài G̣n ơi, con đường Cường Để, dốc cầu chữ Y, ngả tư B́nh Ḥa…liệu tôi có c̣n thấy lại hay không …?!
    Bài học chiến thuật của trường bộ binh Thủ Đức, bài cuối cùng tôi c̣n nhớ rất rơ: Lui Binh Cấp Tiểu Đoàn, thực tế tôi chưa từng tham dự cuộc lui binh cấp tiểu đoàn nào mà nay lại nằm trong trận lui binh tới cấp quân đoàn, sĩ quan cấp úy như tôi đành chịu phó mặc mạng sống do trời…
    Mặt trời lên, sương tan, cảnh vật trông rơ, công binh phát quang khoảng trống canh bờ sông, bên trái là cánh rừng thưa, qua bên kia bờ sông đi thêm trên cây số rừng thưa là tới đập Đồng Cam, đi dọc theo con lộ 7B nầy một bên là đập nước, tới một cánh đồng, xa phía trong là rừng, bên trái là triền đất kéo dài khoảng cây số tới rừng và những ngọn đồi, ngày xưa Đại Hàn xây nhiểu lô cốt trên những ngọn đồi nầy, con lộ nầy bỏ hoang từ ngày Mỹ rút, Một anh trung sĩ thuộc chi khu Củng Sơn nói sơ cho tôi biết về lộ tŕnh phía trước…
    Tôi lần ṃ tầng số trên máy C25, gặp một số anh em sư đoàn 23 c̣n ở Phú Bổn, c̣n đoạn đầu tôi không biết đă tới đâu, nước sông chỗ sâu nhất tới rún, Thiết giáp ṿng dây kéo từng chiếc quân xa, mất khoảng 10 phút mới qua tới bên kia bờ , chuyền xe được kéo phải chi trả ít nhất là 10.000$, giá trung b́nh thường là 20 ngàn, mười xe qua tới bờ chết máy hơn phân nửa, xe được kéo phải nổ máy đều, nếu máy tắt là nước vào ống bô kể như bỏ xe….
    Nơi khúc sông kéo xe là khúc cạn nhất, Công binh sẽ bắt cây cầu dă chiến tại đây, xe tôi đậu cách xa khúc sông nầy khoảng một cây số, cứ thế mà lết dần từng mét một, có đi tắm giặt cũng phải trực người ngồi ôm vô lăng, chứ xe trước nhít tới mà ḿnh dậm chân th́ xe sau sẽ hất xe ḿnh ra khỏi hàng
    Dưới ḷng sông Ba có rất nhiều cồn cát nổi cao lên khỏi mặt nước, cồn tṛn khoảng 10 mét vuông, trời càng trưa càng gay gắt nắng, mọi người xuống sông giỡn nước, nước sông Ba trong thấy đáy, mát vô cùng, tầm nghịch xong lên cồn ngồi, đàn bà con gái lúc đầu c̣n e thẹn, sau vài ngày rồi cũng dạn dĩ ra, cũng tầm nghịch bơi giỡn dưới sông, thỉnh thoảng một vài trái đạn 60 ly rót xuống, một điều hết sức may mắn là xe chen chút sát bờ mà đạn cứ rớt ùm xuống sông, Tôi nh́n thấy nhiều lần trái đạn rớt chui ngay cồn chui xuống sâu mới nổ hất tung những người ngồi trên cồn tung lên rớt xuống nước lũm chũm, hết hồn chút đỉnh chứ chẳng sao cả, mấy trái đầu c̣n sợ, pháo riết rồi quen, cứ an ủi bằng câu trời kêu ai nấy dạ, ba bốn ngày đầu tôi thấy ông trời vẫn chưa kêu ai…!
    Triệu chứng kiết lỵ đă thấy xăy ra cho nhiều người lớn tuổi v́ đoàn người quá đông mà phóng uế bừa bải, nước sông dù vẫn lặng lờ chảy nhưng đă bị ô nhiễm nhiều rồi, với lại khó nấu nướng món ǵ trọn vẹn v́ giặc pháo thường xuyên mà mỗi lần pháo là đoàn xe rối lọan, càn bừa chạy tránh đạn. Tôi đă thấy trên nhiều xe lô bồi nhiều người đàn ông tụt luôn quần ngồi chờ tháo dạ.. sau 3 ngày bệnh lỵ xuất hiện tôi thấy bụng tôi ngầm đau… rồi trong phân có lẫn máu. Mấy chú lính hết t́nh chăm sóc cho tôi, cố gằng rang gạo nấu lấy nước cho tôi uống, với một vài chén nước gạo rang mà tôi đi ng̣ai khoảng trên 20 lần trong ngày, tôi đă gầy mà bây giờ bị bệnh như vầy, mắt sâu má hóp, nh́n qua mặt nước dáng h́nh tôi trông thật thảm, đau như cắt ruột sao lại là đệ tứ khoái được đây??… Tôi thấy trong ḿnh tôi ră rời, ngồi không muốn vững, miệng đắng mà lạt nhách…Tôi nghĩ dại… có lẽ bên bờ sông Ba nầy tôi không c̣n dịp gặp lại người thân nữa. Buổi sáng quá đói và mất ngủ tôi thều thào gọi thằng Mỹ đến, tần mần tháo dây thẻ bài, tay móc bóp trao cho nó. Thằng Mỹ nh́n tôi có vẽ ngạc nhiên - -Nếu mày về được tới Sài G̣n, mang những vật nầy trao cho gia đ́nh tao, nói rơ cho nhà tao biết về cái chết của tao. Thằng Mỹ mắt đỏ hoe:
    -Vài bữa là hết ông đừng có lo…Ông nằm nghỉ để tôi bắt lửa nấu cho ông chén cháo.Không biết nhờ ân sủng nào mà trong t́nh trang suy sụp thể lực như vậy mà bệnh lỵ của tôi lại thuyên giăm và mấy ngày sau là tôi b́nh phục dù trong người rất yếu, dù chẳng có uống một viên thuốc nào
    Thuốc hút bắt đầu khan hiếm, một gói thuốc capstan giá thường là 400$ nay 2.000$ một gói mà t́m đỏ con mắt không ra, phần rỗi rảnh nên buồn miệng cứ hút luôn, xe lô bồi cạnh tôi có lẽ nh́n mặt tôi thấy có cảm t́nh sao đo.., một cô xẩm độ tuổi đôi mươi vứt qua cho tôi 1 cây thuốc bastos xanh, Tôi cám ơn rối rít, móc tiền ra trả nhưng người thiếu nữ gốc Hoa nầy khoát tay không nhận, c̣n nở một nụ cười thật tươi, một chút t́nh quân dân, t́nh em hậu phương…!
    Cứ thêm một ngày th́ lượng xe và người càng tăng dần…. Nhít qua nhít lại rồi đoàn xe cũng vào được đội h́nh hàng tám…Nh́n thấy cảnh chết máy của các xe kéo qua sông, với lại tiền không có nhiều nên đa số đành sắp hàng chờ cầu phao.Si Núc, lọai trực thăng vận tải bắt đầu chỡ vĩ sắt đáp cạnh bờ sông, dân lính ùng ùng tranh nhau lên phi cơ dù phi hành đ̣an hết sức ngăn cản… T́nh trạng nầy lặp đi lăp lại sau mỗi lần phi cơ đáp xuống, người ta tranh nhau lên quá tải, phi công sợ nặng nên cất cánh trước khi đóng bửng, một vài người lính đeo theo càng trực thăng, tôi cũng thấy nhiều lần phi cơ bắt đầu b́nh phi, bửng sau từ từ khép lại …có vài người sẩy tay rơi xuống trông như chim…Tôi nghe thuật lại rớt như vậy mà không có ai chết chỉ bị sứt tai găy gọng thôi…Cảnh trông thật kinh hồn hơn trên màn ảnh ci nê, những cảnh thực mà trong đời người khó có dịp trông thấy lại …
    -Gạo thóc vẫn là việc nan giải, nhiều bà Sơ đi t́m mua gạo để có cơm cho các em nhỏ, tôi lại trích phần gạo chia sớt với các em. Có một vài chị tới ngày sinh nở… mấy người thân chạy táo tác t́m người đở đẻ, poncho quay tạm che gió… rồi tiếng hài nhi khóc chào đời… ch́m lẫn trong tiếng súng đạn ầm vang. Phía bên kia bờ sông tiếng súng vẫn râm rang, phía sau hướng Củng Sơn cũng vang rền tiếng súng…T́nh thế …kẹt cứng… lưỡng đầu thọ VC
    Những ngày tôi lê lếch trên bờ sông Ba là những ngày đầu tháng hai âm lịch, Đêm mùng 6 tôi nghe đài BBC tả cảnh Sài G̣n, Bà Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đang chủ tọa lễ Hai Bà Trưng, người b́nh luận :… Sài G̣n hầu như không cần biết đến đoàn quân ră ngũ đang đi trên tử lộ cố t́m ngơ sống về Nam, người b́nh luận c̣n nói thêm…. Hầu hết các quân nhân đều tỏ ra bất măn với vị tổng tư lệnh Nguyễn văn Thiệu họ thề sẽ về tới Sài G̣n t́m hỏi tội ông ta tại sao đă bỏ rơi bao nhiêu sinh mạng đă phục vụ dưới quyền ông.
    Trong một vài buổi sáng có những chiếc trực thăng bay thấp trên đầu đoàn quân di tản. trên trực thăng rải xuống nhiều lọai thực phẩm: Cơm vắt đựng trong túi ny lon nhỏ, sữa họp, bánh ḿ ổ, ḿ gói, gạo sấy… với những tờ truyền đơn bươm bướm có in hàng chữ: Con đường các bạn đi c̣n dài, c̣n nhiều chông gai, chúc các bạn may mắn( tôi nhớ đại ư như vậy) ở dưới có in hàng chữ Cơ Quan Công Giáo Bác Ái, Nh́n cảnh thực phẩm rơi xuống, ḷng tôi bi hài trộn lẫn, Người ta dành nhau, những vắt cơm rơi trúng đầu không nói chi, họp sữa , tôi nh́n thấy nhiều lần rất may mắn là rơi trúng vai, người lính nhăn mặt biểu lộ cảm giác đau rồi cười khum xuống nhặt họp sữa. Tôi cũng thấy có nhiều chiếc trực thăng đáp xuống phía cách xa đoàn xe, họ thả vài người lính xuống rồi cất cánh, những người lính không quân nầy đi len lơi vào đoàn xe ra giá kiếm khách, h́nh như giá tối thiểu cũng phải 10.ngàn đồng( bằng ½ tháng lương chuần úy ). Những người lính nầy kiếm khoảng 10 người rồi cùng đến tọa dộ đă định sẵn, Cũng không thiếu những người thừa dịp ăn theo…Trong bất cứ t́nh huống nào, con người vẫn nghĩ ra cách làm tiền, dù cho đồng tiền đó có vương mùi máu… Những người c̣n ở lại đều có ư bất măn trước t́nh huynh đệ chi binh… tuy thế mà rất nhiều lần tôi không hề thấy một xạ thủ nào canh bắn trực thăng dù việc làm nầy rất dễ dàng , bắn vô tội vạ, Đồng lương lính quá thiếu thốn chăng? Thiếu thốn th́ ai lại không thiếu, sao lại nỡ để mất đi t́nh huynh đệ. Trước cảnh t́nh quá bi đát nầy, hơn 10 ngày không có cách ǵ qua sông, mà giặc phía sau đă gần kề, phía trước chưa mở xong đường máu, tôi nêu ư kiến với anh em trong toán
    -Trong hoàn cảnh nầy, tôi không ép anh em theo tôi, anh em cứ tự nhiên canh chừng trực thăng đáp xuống đu theo về trước, Tôi quay qua Mỹ:
    - Mỹ, mày ba lô gọn nhẹ đi đi, về ghé nhà tao, nói tao sẽ về sau..Thằng Mỹ sau mấy lần canh me cùng 2 chú lính đi thoát được… lại thêm mấy chú lính cùng tiểu đoàn chạy lạc gặp tôi xin tá túc, có thêm đông càng tốt. Một phụ nữ trạc 25 tuổi tay bế em bé khoảng 10 tháng tuổi, tay dắt 2 con thơ, từ 3 và 5 tuổi đến trước mặt tôi mếu máo xin được đi nhờ xe… Trên xe đa số là đàn bà con nít, vợ con anh em trong toán, thiếu phụ c̣n cho biết chồng là Trung úy Thiết Giáp bị thất lạc… Tôi ngần ngừ nh́n mấy mẹ con rồi quyết định cho lên ngồi trên cabin xe… Tôi nh́n thấy thái độ bất măn của mấy chị em ngồi phía sau xe…, họ ganh tỵ với người lạ sao lại được ưu đăi. Tôi làm lơ như không thấy…. Giúp được cho ai điều ǵ trong khả năng th́ cứ giúp. Tôi không nhớ rơ bao nhiêu ngày nhưng chắc hẵn là không dưới 10 ngày th́ cầu phao mới làm xong, giữa cầu h́nh như là 2 vĩ sắt bắt trên trái nổi v́ khi xe chay ngang qua, vĩ sắt ch́m xuống mặt nước khoảng 2 tấc.Mỗi lần sang sông chỉ một chiếc xe… Pháo địch tăng nhiều, phía đập Đồng Cam tiếng súng vẫn ầm vang, nhiều trái đạn chỉ cách cầu khoảng 10 mét, ḷng sông đầy cát nên khi đạn nổ chỉ có nước và cát văng xa… Có mấy lần tôi chỉ đứng cách trái pháo chừng 5, 6 mét, cát văng lên mặt, tay rát rạt, anh em thảo luận rồi đồng ư lần lượt mỗi hàng xe một chiếc qua cầu, Trong hàng cử một quân nhân có dáng “Ngầu” cầm súng trước trước đầu hàng xe, tám người canh cho xe qua cầu, khi xe của người gác nầy qua cầu th́ toán lại cử người khác, cho tới 4 giờ chiều th́ tôi được hàng xe đề nghị gác hàng xe với lư do trong hàng toàn lính trẻ, tôi có lon lá dễ ăn nói hơn. Đám đệ tử sửa lại nón sắt cho tôi, một cây AR15 với 2 băng đạn, Trung sĩ Khâm c̣n màu mè gắn lên dây ba chạc tôi 2 trái mini lựu đạn, Khâm cũng không quên bẻ bâu áo cho lộ 2 bông mai ra ngoài… Nó cười cười :Trông Ông cũng ngầu lắm……Nhịp độ pháo của giặc tăng dần, Délô của tụi nó trong hàng quân nên độ chính xác ngày càng thấy rơ, ḷng tôi thấy hồi họp lắm v́ xe tôi đă tiến dần lên, thứ 10, rồi thứ9…hạ sĩ Đặng Giác, nón sắt áo giáp, bên cửa xe treo lủnh lẳng cây M16 với 2 băng đạn, miệng ngậm điếu thuốc, tôi đi trước đầu xe hướng dẫn xe qua cầu, nước sông đă bắt đầu lớn, bấy giờ là 5giờ 20 chiều, trời lành lạnh và hoàng hôn đă đến, 2 bánh xe trước chạm vào vĩ sắt, nước ngập gần nửa bánh xe…
    Ầm ầm, hai trái đạn nổ cách trung tâm cầu khoảng 5 mét, cát bay mù mịt, tôi mở mắt nh́n qua làn bụi … Nhờ ơn trên không sao …Đề lô đang điều chỉnh gần chính xác cây cầu rồi… Tôi nh́n lên bờ thấy Chấn( khóa 3/68, cùng đơn vị)hàng xe xếp cách tôi khoảng 5 chiếc, đang đứng nh́n tôi hướng dẫn xe, xe lên dốc lên bờ….Tôi khoác vội nước sông rửa mặt, và tự nhiên thấy tối sầm lại, tôi vội ngồi xuống, thằng Khâm nhảy xuống xe xốc nách tôi lên xe… Có lẽ v́ ăn uống thất thường,v́ sau cơn đau kiết lỵ, v́ mất ngủ và v́ quá căng thẳng tôi bị suy nhược?
    Trời chiều xuống thật nhanh, đường rừng cũng tương đối bằng phẳng, rất nhiều xe tấp vào những gốc cây tạm nghỉ chờ sáng. Xe tôi cũng t́m một vị trí tương đối có nhiều xe chung quanh, tạm dừng chân. Trung sĩ Khâm trong toán chính huấn bắt được một con bọ chắc là của ai sút chuồng, vợ chồng Khâm bận rộn lo nấu nướng, một bao củ hành tây sấy khô , thực phẩm của Mỹ, tôi cũng không hiểu Khâm t́m nó ở đâu, với con dao Khâm khéo léo lột da con bọ, Khâm nh́n tôi cười mỉm:
    -Lọai nầy phải làm khô chứ không rửa nước, tôi sẽ xào mặn nó với hành tây, ớt khô và muối.
    Trời tối thật nhanh, muổi bắt đầu tấn công dữ dội. Vợ Khâm, cô ca sĩ chính huấn cũng vừa xong nồi cơm, mấy gia đ́nh chung xe cũng đă nấu xong cơm, bên ánh đèn pin, ánh sáng đủ tỏ soi chập chờn mặt mọi người… Mười mấy ngày nay mới được ăn cơm ngồi đàng hoàng, với cơm nóng đúng nghĩa.
    Đêm trong rừng lành lạnh, sau một đoạn đường ăn uống thất thường, bệnh họan húp cháo mấy ngày, hôm nay được ăn cơm nóng với thịt bọ xào củ hành, tôi ăn thấy ngon miệng làm sao, làm 4 chén mà miệng c̣n muốn ăn nữa… Tôi nhớ tới những bữa giổ, ngày tết, tiệc cưới nhà hàng, những tiệc nhậu ở Thanh Hải, Lưởng Nghi, Biên Thùy… Chưa có bữa ăn nào mà tôi cảm thấy ngon như hôm nay.
    Đêm nay trăng mười bốn lên sớm… Ánh trăng muôn thuở vẫn ngời sáng tuy có bị chút sương mù, tôi nh́n chung quanh, xe của các bạn đồng hành cũng đều cơm nước xong , mọi người đang chuẩn bị sửa soạn cho chỗ nằm, tôi nằm trong cabin với tài xế để tiện việc luân chuyển lái xe, v́ một người ôm vô lăng suốt ngày rất khó chu toàn…Tôi mồi điếu thuốc, nhả từng ngụm khói… Sài G̣n bây giờ ra sao? Tại sao Sài G̣n không có kế họach khả dĩ an toàn cho đoàn quân di tản, hiện tại đài phát thanh Sài G̣n cũng như đài quân đội không có lấy một câu b́nh luận về việc rút bỏ quân đoàn.Cô bé mắt nâu chắc là lo cho tôi lắm, mẹ tôi và ba tôi có lẽ suốt ngày cầu nguyện cho tôi,người chị thứ năm của tôi đang ở Hàm Rồng, chồng chị phục vụ trong Sư đoàn 23, trung đoàn rời Hàm Rồng lên Ban Mê Thuộc, không biết bây giờ chị tôi và 2 cháu nhỏ ra sau… tàn điếu thuốc, mắt tôi nặng, giấc ngủ tôi biết sẽ đến rất dễ dàng… Tôi đâu có biết sau giấc ngủ nầy, ngày mai tôi và các bạn đồng hành sẽ phải đi trên con đường đầy máu và nước mắt… Gian nan rồi cũng qua, chỉ c̣n lại là kư ức, vui, buồn, thương, hận… đâu dễ ǵ trong một sớm chiều mà nhạt phai …
    Tôi ngồi đây, viết lại những ḍng chữ nầy, trong kư ức, h́nh ảnh năm xưa hiện rơ trước mắt, cuộc chiến nào mà không tàn khốc, tiếc cho quân đội miền Nam không thiếu anh hùng, không thiếu ḷng can đăm….Nhưng cơ trời vận nuớc… Nguyện cầu anh linh quân dân cán chính bỏ ḿnh trên lộ 7 sớm siêu thoát

    Viết tại Kỳ Đà Động Tháng 12-2005
    THỦY LAN VY[/COLOR]

  4. #4
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154
    MỘT KHOẢNG ĐƯỜNG TỈNH LỘ
    -*-


    -Thương nhớ gửi anh em 201, Kính nhớ anh linh Đại Úy Klang bị sát hại tại Đập Đồng Cam


    Tin Thiếu tá Hải tử thương đă làm cho anh em quân nhân và dân chúng trên con đường cặp theo đập Đồng Cam bàng hoàng thương tiếc. Ông là người của sở 2, chỉ huy mở đường máu trên con lộ 7B nầy.Tôi nhận được tin nầy vào khoảng xế trưa, chiếc xe jeep của ông bị bắn hất tung xác ông ra khỏi xe cháy nám đen củng với 2 sĩ quan khác, một người tôi c̣n nhớ tên là Đại Úy Hồ Đăng Nhựt . Anh em lôi hổ vùng hai vẫn kiên cường phá chốt tiến lên từng thước đất…Tiếng súng đă diu dần. xe nhút nhít tuy chậm mà có tiến về hướng quận Hiếu Xương…
    Chiếc Dodge của tôi với nhiều vết đạn loang lở, kiếng chắn gió bể to hơn bàn tay, đó là kết quả của mấy lần Việt Cộng pháo kích vào quân đoàn, đơn vị tôi đóng cạnh Truyển tin nên đă bị ăn khá nhiều đạn, cũng may là không bị thiệt hại về quân số, bây giờ trên xe chỉ c̣n có 4 tay súng, c̣n lại là đàn bà con nít trên chục người. Hạ sĩ Giác vẫn b́nh tỉnh lái xe, tôi ngồi ghế trưởng xa,giữa tôi và tài xế là ba mẹ con, vợ của một sĩ quan thiết giáp lạc chồng xin quá giang, phía sau lính tráng, vợ con chen chút nhau ngồi, chiếc rờ mọot chất đầy ấp vật dụng, từ bếp dầu, gạo, thức ăn,ba lô quần áo, mùng mền, ghế xếp…những vật dụng cần thiết của toán mỗi lần đi công tác.
    Trên mỗi gương mặt bơ phờ v́ mất ngủ thiếu ăn, đoàn quân vẫn vững tay súng, lầm lũi theo đoàn xe chậm bước… Như vậy là các chốt đă bị Lôi hổ bứng gốc…Vận tốc bắt đầu tăng dù vẫn c̣n di chuyển rất chậm… H́nh như trong tâm mỗi người lính, mỗi người dân đều đang nguyện cầu, xin ơn trên hộ tŕ cho buổi về được tới nơi tới chốn… Liên tiếp bao nhiêu ngày, thần kinh quá căng thẳng với cái chết cạnh kề… Giờ phút nào cũng trông thấy cái chết, v́ đoàn quân quá dài, di chuyện thật chậm, Cộng quân từ trên núi bên trái cứ nhắm đoàn quân mà bắn, viên đạn nào không phá xe th́ cũng lấy đi một sinh mạng, may mắn không chết th́ cũng gây một vết thương.Những công sự chiến đấu mà trước đây mấy năm, quân đội đồng minh Đại Hàn xây pḥng thủ dọc theo núi, bây giờ là trú điểm của tử thần, réo gọi hồn quân dân đang di chuyển trên lộ 7B nầy. Bên trái con đường, đập Đồng Cam đầy xác chết, những xác chết từ mấy ngày qua nổi bập bềnh trên mặt nước, căng phù da đen sạm, nhiều sợi dây chuyền vàng hay dây thẻ bài căng khuyết vào cổ…H́nh ảnh ghê rợn đó luôn luôn có trước mắt; cứng ḷng cở nào cũng phải xót xa.. Người chết tạm coi như yên thân, người sống rồi sẽ ra sao?. Nạn tai c̣n bao nhiêu lần gian khổ nữa,…Buổi chiều khi chiếc xe tôi vừa qua khỏi cầu phao th́ một chiếc GMC không biết vô t́nh hay cố ư trật bánh giữa ḷng cầu ngay chỗ tiếp giáp với mặt nước… vậy là đoàn xe trên mấy trăm chiếc phải nằm tại chỗ mà Cộng quân th́ đang truy kích gần kề… Số người bỏ xe băng sông ngày càng nhiều, tạo cảnh lê thê lếch thếch trên đường di tản…Tôi c̣n may mắn hơn rất nhiều người, c̣n di chuyển bằng xe, hầu hết các xe jeep đều bị bể kết nước, bị hất ngă bên vệ đường, số xe bất khả dụng càng lúc càng tăng dần, số người lếch thếch lội bộ ngày càng đông, không hiếm đàn bà con trẻ, một vài h́nh ảnh tôi vẫn c̣n nhớ rất rơ, một ông chú khoảng ngoài 40 tuổi, tay dắt một con ngựa đi dưới ruộng cặp theo lộ, cứ mỗi lần nghe tiếng súng nổ là chú cố gắng đè con ngựa nằm xuống, một người trung niên khác tay cầm khung sườn xe đạp, cũng lầm lũi từng bước trên ruộng cặp theo đường, tôi hiều, tài sản của người đă mất hết, chiếc xe đạp cũng không c̣n bánh.. có lẽ tâm quá rối loạn, nên người vẫn đi trong vô thức mà có lẽ người chẳng biết ḿnh đi đâu, tay đang cầm cái ǵ…Sinh mạng con người trên đoạn đường nầy rẻ hơn bèo… Tôi gặp một chiếc xe jeep dân sự sơn màu trắng bạc mang số xe ẩn tế, có lẽ là của một ty sở nào đó, xe nằm bên vệ đường, trên xe có 4 xác chết, với một thiếu phụ ngoài tuổi 40 c̣n sống ngồi bất động trên xe… Xa xót trong ḷng nhưng chằng ai làm ǵ được trước số phần quá cay nghiệt, đă dành cho quân dân quân đoàn 2…Người đàn bà nầy rồi sẽ ra sao?!
    Đoàn xe rồi cũng tiến dần qua khỏi vách núi.. Đă thấy xa xa có nhà dân, tôi nghe tiếng súng lại nổ ḍn dă từ toán đi đầu, và từ phía trong xóm nhà dân lá cờ vàng, lá cờ thân yêu với ba sọc đỏ được một người lính cầm cán phất vội vàng, tiếng súng im ngay, th́ ra lính địa phương quân của quận Hiếu Xương đă bắt tay được toán mở đường… Mọi gương mặtcủa đoàn người di tản rạng rỡ hẳn lên, sinh khí trở lại trên từng gương mặt quân dân, trời chiều bảng lảng, nắng nhạt dần mọi người cảm thấy dễ chịu rồi những nhà dân bắt đầu xuất hiện, dân chúng, đàn ông, đàn bà, trẻ em đứng dọc theo hai bên đường, người mang nước, người mang cơm, bánh, trái cây… đoàn xe vẫn chầm chậm tiến, tôi ngồi trên đầu xe với trung sĩ Mỹ, tay với nhận chén cơm từ tay một cô gái bên đường, cơm trắng với tàu hủ kho… Tôi nh́n chén cơm, ḷng không khỏi xúc động… Th́ ra hôm nay là ngày rằm… T́nh quân dân lần đầu tiên trong đời lính tôi thấy thật rơ, thật thấm thiết… Anh lính Cộng Ḥa ơi! Mừng cho anh về từ cơi chết… Tôi nh́n cô gái với nụ cười thật duyên dáng…. Chén cơm trắng tôi ăn thật ngon miệng.. vào tới quốc lộ xe rẽ trái hướng về Tuy Ḥa… xe qua cầu Đà Rằng,nước sông ṛng sát đáy, chiếc cầu nầy do Công binh Việt Nam Cộng Ḥa xây dựng, cầu dài và rất đẹp, trời đă sẫm tối, thành phố Tuy Ḥa đầy vẽ nhộn nhịp v́ lính quá nhiều, xe nhà binh xuôi ngược khắp các nẻo đường, lính tráng th́ áo quần vương đầy cát bụi, mặt mũi bơ phờ , mắt quầng thâm mất ngủ. Tôi cho xe ngừng tại một ngă tư nơi có dăy phố lầu, có lẽ là trục lộ chính của tỉnh lộ, đậu xe sát lề đường chọn một khoảng hành lang của dăy phố lầu làm điểm nghỉ qua đêm…Không t́m được nước rửa mặt… lại gạo sấy thịt ba lát….cố ăn vội vàng để rồi c̣n phải ngủ lấy sức tiếp tục con đường c̣n xa dịu vợi, mà hơn mười ngày nay, có ngày nào ngủ được hơn 2 giờ đâu.Gia đ́nh binh sĩ và mấy chú lính trải poncho quây quần bên xe nằm nghỉ, ngoài đường đă hơn 10 giờ đêm, mà vẫn c̣n ồn ào xe qua lại…khung cảnh ban đêm không có được vẻ mát dịu yên lành, đêm nặng nề, đêm chờ đợi…, tôi thức giấc mấy lần trong đêm, dù thân xác quá mệt mỏi mà vẫn không t́m được một giấc ngủ an lành…, châm thuốc hút đi ṿng xem anh chị em ngủ, trên nhiều hành lang khác, nhiều toán người cũng đang ngủ như toán của tôi, cũng có nhiều anh em thức hút thuốc ngồi nh́n ra đường..,.Ngày mai chưa biết rồi sẽ ra sao??
    Buổi mai trời lành lạnh dù là đang trong những ngày cuối tháng ba… Trời có nhiều sương mù, nước c̣n ván đọng trên thành xe… Mọi người nhậm lẹ ngồi dậy, thu xếp lại hành trang, t́m chút nước rửa mắt qua quít, tôi đi dọc theo lộ t́m mua được mấy ổ bánh ḿ nguội, mềm xèo, chia cho anh em ăn sáng, vợ con người sĩ quan thiết giáp, nhắn lại lời cám ơn và từ giă tôi, tôi hiều tại sao chị lại dắt con ra đi sớm, chị bỏ đi dù biết rất khó t́m phương tiện về Nam, phải chăng v́ những ánh mắt không mấy thiện cảm của các chị ngồi phía sau, thấy tôi ưu đăi cho mẹ con chị ngồi chung cabin với tôi… Thấy người họan nan th́ thương, trong hoàn cảnh nầy giúp ai được việc ǵ th́ tôi cố gắng làm, khi thấy việc làm đó không có ǵ hại tới ḿnh, tới anh em là được rồi…
    Xe lên đường khi mặt trời chưa lên, theo hướng quốc lộ xuôi về Nam…Giác tài xế vẫn vững vàng tay lái trên quốc lộ… Rồi cũng tới thành phố Nha Trang an toàn, tất cả những quân nhân đều bị gom vào trại tiếp cư, riêng toán của tôi có mang phù hiệu h́nh tam giác, với số 20 nằm trong tâm ṿng lục đại chiến, nên được thong thả vào thành phố ( v́ tại Nha Trang cũng có một đại đội của tiểu đoàn 20 đóng quân tại đây), xe giảm dần tốc độ, trên đường phố tôi thấy xe quân đội xuôi ngược, dù chưa mất trật tự, nhưng khung cảnh vẫn nh́n thấy được có lắm nỗi bất an. Xe ngang qua Pháp Đ́nh. Ṭa án h́nh như mới xây trông uy nghi lắm… Chữ Pháp Đ́nh nét to chữ vàng óng ánh… Tôi thấy có một xe quân đội cũng chạy chậm chậm ngang qua, quân nhân trên xe không biết nghĩ ǵ, đă bắn lên trời một băng M16, âm thanh ḍn dă ngay trước…Pháp Đ́nh., đơn vị của tiều đoàn nằm trên đường ra Hải Học Viện, sau phi trường., đại đội 204CTCT, Anh Uông Đại Lực, khóa Nguyễn Trăi 1 hiện là đại đội phó đơn vị nầy, anh là niên trưởng trước tôi 3 lớp tại trường Trung Học G̣ Công.Ngay buổi trưa hôm đó, Nguyễn Thế Phương( Chinh Tri Kinh Doanh ĐL, Khóa 9/68), dẫn tôi tới một khách sạn mà anh quen. Tại đây tôi được tắm với ṿi hoa sen, với xà bông Dove, thôi th́ chà vuột xà bông đôi lần mới trôi hết bụi đường xa, thay quần áo trận sạch sẽ, tôi cảm thấy người nhẹ nhàng, Phương đă ngồi sẵn trên bàn ăn, chỉ có hai anh em, tô canh chua cá biển, dĩa thịt gà kho sả ớt mặn, dĩa rau sống, cơm trắng c̣n bốc khói… Tôi ăn với cảm giác ngon miệng vô cùng, bây giờ tôi đă quên tên khách sạn, nhưng vẫn c̣n giữ được liên lạc với Anh Phương.Về đây sắp xếp chỗ ăn nghỉ xong,Tiểu đoàn bị thiệt hại nhân mạng không đáng kể, anh Đại úy Klang bị bắt và bị giết tại bờ sông Ba gần đập Đồng Cam, hai ngày sau, đại đội nhận lệnh phân toán công tác, tại các trại tiếp cư thuộc thành phố Nha Trang.Tiểu đoàn trưởng bỏ anh em chạy từ Pleku vẫn c̣n giữ chức cũ.Thân ḿnh cũng chạy tóe khói, mà bây giờ lại đi ủy lạo những bạn đồng hành… Toán tôi phối họp với các toán cứu trợ thuộc các tôn giáo, từ Sài G̣n ra cũng có, từ địa phương cũng có, ngoài những nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, dầu ăn, chiếu mền… C̣n có bông cải tươi, không biết từ đâu chỡ về.. Buổi cơm trưa, thằng Mỹ luộc bông cải chấm nước tương dầm ớt ăn cũng thật là ngon… Công tác khoảng chưa tới tuần lễ, buổi trưa về ăn cơm, mấy chú lính bàn tán… Tiểu Đoàn trưởng dông nữa rồi…Ḷng tôi thấy buồn lắm, cấp chỉ huy mà tệ vậy sao? Tấm bảng kẻ chữ Quân Đoàn 2, buổi trưa tôi c̣n thấy treo vững vàng lắm mà!!… Tôi âm thầm ra lệnh cho anh em trong toán chuẩn bị hành trang du lu… Xếp dọt, ḿnh dọt, ngu ǵ ở lại, sau kinh nghiện lần ra đi tại Pleiku… nắng c̣n le lói buổi chiếu, tự tay tôi cầm lái, v́ hạ sĩ Giác không chịu đi mà muốn về lại KonTum…theo sự chỉ đường của Trung Sĩ Mỹ, thằng em lúc nào cũng cạnh kề bên tôi, tôi theo ḍng xe, cũng nối đuôi nhau, tuy chưa mất trật tự lắm… hướng Ba Ng̣i chầm chậm tiến., xe bị ùn tắc trước cầu Ba Ng̣i, xe tôi cách cầu khoảng trăm thước, Anh chị em xúm xít bên lề đường cho buổi ăn tối, trời tối hẵn, đèn nhá nhem với số lượng người cũng như xe cộ đông đảo, hơn 9 giờ đêm, trong lúc một người đang chuẩn bị ngủ th́ một tiếng nổ vang trời từ cầu, xe rục rịch di chuyển ngược trở lại, tôi trở đầu xe, chạy chầm chậm theo đoàn xe, tôi thấy tay lái khó điều khiền, xe có khuynh hướng lấn lề, một chị ngồi phía sau nói lớn:
    -Coi chừng Trung úy ngủ gục!
    Tôi biết tôi rất tỉnh, nên ngừng xe lại, Thằng Mỹ cũng lẹ làng nhảy xuống xe theo tôi… Th́ ra bánh xe sau bị xẹp.May là trong xe có bánh sơ cua, có dụng cụ tháo mở ốc xe.. vậy mà mấy thầy tṛ lui cui cả giờ mới thay được bánh, trong lúc đoàn xe thối lui đă khuất dạng phía xa, trời tối thui, yên lặng bao trùm thật đáng ngại, rồi tôi cũng lái bắt kịp đoàn xe,,,Đêm đó có ngủ nghê ǵ đâu, thấy yên lặng nhiều xe chạy trở lại hướng cầu, năm xe rồi mười xe, rồi cả đoàn xe quay lại… Th́ ra cầu bị sập, tôi cũng không biết chính xác lư do, có tin là A 37 thả bom phá sập cầu chặn đường về Nam,
    Trời sáng dần, tôi mon men đi đến chân cầu …tiếng động cơ xe nổ máy vẫn ầm ỉ, tiếng người nói chuyện vẫn ồn ào, dù trời chưa sáng hẳn, tôi không biết tên con sông là tên ǵ? Bề ngang cũng hẹp tựa như con kinh trước nhà tôi ở G̣ Công, nước ṛng cạn sát đáy, không phải nước ṛng mà tại mùa nắng, nên sông không có nước, Giữa ḍng là một khe nước nhỏ, nước trong vắt chảy lững lờ, đáy sông là cát khô cứng với khá nhiều đá cụi, viên to bằng trái banh, nhỏ cũng bằng nắm tay… rất nhiều xe đă qua được sông, cũng lắm xe chết máy nằm ụ rải rác…Tôi đứng hút thuốc quan sát, Thằng Mỹ chắc lưỡi:
    -Khó ăn quá ông!Cái dốc thẳng đứng, tới mí nước lại phải ôm cua thẳng góc Phần có nước chảy cát lại mềm…
    Tôi theo con dốc xuống ḷng sông đứng quan sát thật gần chiếc GMC đang qua sông, tôi nh́n từng chiếc từng chiếc qua sông
    -Cũng không khó lắm đâu,vô số mạnh, chạy số hai, tới mí nước sang qua số một, làm sao vô số một cho đúng lúc, đừng để kẹt số th́ xe không bị chết máy lún cát.
    Tôi trở về xe, bắt đầu cho xe lăn bánh theo ḍng,tôi ra lệnh, tất cả đều xuống xe, phụ đẩy phía sau khi xe vừa cán mí nước,tôi đề pa bằng số 2, kéo cần số mạnh, xe vừa chí mí nước, tôi trả cần số về số một, cộng thêm mấy lực đẩy phía sau, tiếng xe rú lên với âm thanh ngọt ngào…Xe quẹo cua theo triền sông lên mé…thế là xe tôi qua được, và bắt đầu chạy khi mọi người trong xe đều yên vị…Đường quốc lộ khá tốt, xe lưu thông cũng thưa thớt v́ trời chưa sáng hẳn.Tôi lái từ từ khoảng 30-40 mile/giờ, hai bên đường vắng vẻ, nhà cửa lưa thưa, đồng ruộng trống vắng…
    Phan Rang trước mặt tôi, quê hương của Tổng Thống th́ đời nào ổng bỏ cho Cộng Sản chiếm??!!Tôi chạy qua vài con đường trong thành phố Phan Rang, chạy cho biết, rồi bắt đầu rời t́nh.Xe ngược chiều cũng nhiều, đường tráng nhựa nhưng cũng có nhiều ổ gà, dù đường lạ, tôi vẫn giữ tốc độ tối đa của xe Dodge là 60 miles, xuôi về Phan Thiết, thằng Mỹ, thỉnh thoảng mồi cho tôi điếu thuốc, trên xe yên lặng, gương mặt mọi người như vơi bớt đi niềm lo lắng… v́ tai không c̣n nghe tiếng súng, mắt không c̣n nh́n thấy cảnh chết chóc.
    Xe qua khỏi cây cầu vào Phan Thiết, tôi bớt ga và dừng bên lề trái, mặt tiền phố thị hai bên khang trang, căn phố trước mặt tôi là một tiệm vàng, xe cộ vẫn rộn ràng qua lại. Tôi cho mọi người thong thả đi kiếm mua thức ăn tươi. Tôi và thằng Mỹ đứng cạnh xe nh́n ông qua bà lại. Gió Phan Thiết thổi khác gió Nha Trang, h́nh như trong gió có bụi, Trời nắng gay gắt có lẽ đă đứng bóng.
    -Mời Trung Úy vô nhà dùng cơm
    Tôi hơi ngỡ ngàng trước lời mời của một bà chị khoảng ngoài 30 tuổi( tuổi tôi lúc bấy giờ đang ở tuổi hàng hai) th́ đă nghe chị nói tiếp
    -Đông quá, tôi thấy ai hiền hiền tôi mới dám mời vô nhà dùng cơm…
    Tôi cười xả giao nh́n chị có ư hỏi:
    -Tôi có thằng em nầy nữa,Chị gật đầu đồng ư.Một anh Trung úy đứng gần tôi thấy vậy cũng xin chị cho ăn cơm, v́ mấy ngày nay ch́ ăn có bánh ḿ khô, chị cũng đồng ư
    Ngôi nhà nằm trong con hẻm, nhà một căn, pḥng khách rộng rải, lót gạch bông, ngồi ghế giây lát, chị bưng mâm cơm với 2 phần cho tôi và Mỹ, sau đó một mâm cho anh trung úy kia. Phần ăn là một món canh và một món mặn thit kho.Bụng đang đói, sức c̣n trai tráng, chị phải hai lần mang thêm cơm trắng…gặp dịp là phải ăn thật no… v́ chiều nay hay ngày mai….biết rồi sẽ ra sao? Ăn xong chị mang trà rót mời uống… Khi cám ơn từ giă ra đi, chị c̣n cho mỗi người một gói thuốc President có đầu lọc, đây là lọai thuốc có giá đắc nhất lúc bầy giờ ( 400$/1 gói)và chị cũng không quên gửi lời chúc thượng lộ b́nh an…
    Th́ ra, trong cảnh hỗn mang, hoa hồng vẫn nở…H́nh ảnh dịu dàng, với khuôn mặt trái soan của chị tôi nhớ măi, nhớ để giữ làm kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời . Tôi không biết tên chị… Với thời gian tôi không c̣n nhớ vị trí nhà chị, tôi cũng không có ư định trả ơn, v́ tôi biết tôi không có dịp nào trở lại đây lần nữa, tôi chỉ biết nhớ để lấy đó làm niềm vui, mỗi khi nhắc đến con đường di tản. Tấm ḷng của người dân làm cho ngưới lính Cộng Ḥa xúc động… Th́ ra có gương mặt hiền hiền nhiếu lúc cũng đở khổ.
    Trời gay gắt nắng, tôi lái xe hướng về B́nh Tuy, tiếng súng không c̣n nghe thấy trên đoạn đường nầy, con đường tráng nhựa tuy nhiên cũng có rất nhiều ổ gà, tới ngă ba B́nh Tuy trời đă xế chiều, Bên mặt lộ có một xóm nhà, tôi cho xe tấp vô lề dưới bóng mát của nhiều cây to, đă có nhiều xe cũng dừng lại đây, người nằm kẻ ngồi …trong cảnh màn trời chiếu đất, lân la t́m hiều th́ ra muốn vào tỉnh, phải bỏ tất cả vũ khí lại, đó là lệnh của Tướng Nhật, tư lệnh chiến trường B́nh Tuy. Tướng Nhật rút kinh nghiệm của các tỉnh mà đoàn quân di tản đă đi ngang qua, người lính cùn đường, trong tay lại có vũ khí, dễ trở nên nguy hiểm…
    Lúc học ở quân trường, huấn luyện viên vũ khí, cũng như sĩ quan cán bộ, thường xuyên nói với khóa sinh:
    -Súng là vợ, đạn là con, các anh phải bảo tŕ cẩn thận, không bao giờ để súng đạn thất lạc.
    Bây giờ là thời chiến, lính lại không có vũ khí trong tay th́…khó coi quá. Bởi vậy, từ ngả ba B́nh Tuy tới nơi giải giới vũ khí, tôi nh́n thấy xe quân đội, san sát đậu nép bên lề, quân phục th́ đủ mọi binh chủng,cũng có rất nhiều quân nhân bỏ súng lại vào tỉnh, số súng càng ngày càng chất cao, nh́n cảnh nầy ḷng tôi rất hoang mang, tôi không thể nào hiểu được, có lẽ cấp tá, cấp tướng đứng trước cảnh nầy cũng khó hiểu như tôi…Chỗ dừng quân tương đối gần nhà dân nên việc nấu cơm cũng dễ dàng, thực ra chỉ có nồi cơm, c̣n thức ăn vẫn là thịt ba lát với muối, đâu có hàng quán ǵ gần đây để mua thức ăn tươi, với lại tiền bạc của anh em trong toán cũng rất là eo hẹp…
    Khá đông bạn đồng hành trên vệ đường, hàng ngày tôi được nghe nhiều chuyện bi hài trên đường di tản vừa qua, trong nhóm nầy có một chị biết bói bài và xem chỉ tay… Tôi thấy chị xem cho nhiều người…Trong lúc rỗi rảnh tôi cũng ch́a tay nhờ chị xem giúp… Về gia cảnh, vẫn cha mẹ anh chị đang trông chờ, người yêu cũng đang nóng ḷng… Chị c̣n nói tiếp về tương lai, mà sau nầy nhớ lại tôi thấy chị phán rất đúng
    -Sau nầy, một hai năm tới, Trung úy đi đâu cũng có lính mở đường, ngủ trong thành tường cao, có lính canh gác cẩn thận….Lúc đó tôi nghĩ là quân nhân th́ ngũ trong trại lính có lính gác… chuyện đó đâu có ǵ là lạ, chứ đâu có ngờ tôi vào tù, đi có lính canh, ngủ có lính gác…!!
    Toán của tôi nằm ở đây gần 4 ngày, buổi trưa bên kia đường, một ngỏ khác vào tỉnh, Thiết giáp di tản đụng với lực lượng giữ an ninh tỉnh. Mấy trái đạn hỏa tiển Tow bắn thiết giáp lật ngang, vài binh sĩ tử thương, tôi có đến gần xem, một anh lính thiết giáp, bị xe đè c̣n sống, miệng không ngớt kêu cứu… Lư Nguơn Bá cón sống chưa chắc nhấc được xe lên…th́ thôi đành chịu, thương cho anh lính, chết dần trong đau đớn...
    Tôi thấy một đoàn xe khá dài tương đối c̣n giữ được nề nếp, chiếc xe jeep dẫn đầu có gắn sao… Tôi nhận ra ngay Tướng Lâm Quang Thơ, đang chỉ huy dẫn trường vơ bị về, đoàn xe nầy nhập tỉnh dễ dàng…
    Cuối cùng tôi quyết định vào tỉnh, chiếc dodge có một hộc nhỏ h́nh vuông nằm gần b́nh xăng chứa được 4 khẩu M16, tôi cho súng vào, dùng khóa khóa lại…. Xe từ từ ngang qua toán quân cảnh kiểm soát… Tôi cho tpán quân cảnh biết, cả toán là quân nhân thuộc tiểu đoàn 20CTCT, nên xe thong thả qua trạm kiểm soát, không bị lục t́m kiếm vũ khí cất giấu
    Tôi chạy chậm chậm trên lề đường, t́m một quán bên đường uống nước.Những ly cà phê đá chưa kịp uống xong, th́ có một chiếc xe jeep đậu sát đầu xe tôi, người tài xế chạy vội đến bên tôi. Th́ ra hạ sĩ Tăng Đ́nh Hùng, chú tài xế của Đại úy Thiện, lúc tôi c̣n ở Tiểu Đoàn 50CTCT,sau đó Hùng thuyên chuyển về nguyên quán, và hiện là tài xế cho tham mưu phó CTCT tỉnh. Hùng mừng lắm khi gặp lại tôi, dù trong hoàn cảnh nầy…, lúc c̣n ở Sài G̣n, tôi cũng có đôi lần nhậu với Hùng, và chú em nầy cũng rất mến tôi. Thế là cả toán theo nhau về nhà Hùng tạm trú… Hay không bằng hên, giữa cảnh đường phố xuôi ngược, đủ các sắc lính mà Hùng nhận ra tôi, Chiều hôm đó dù đang trong cảnh loạn lạc, hai thầy tṛ cũng cưa gần hết hai chai chó chồm với một dĩa mồi và mấy chén cơm đạm bạc…, tuy đạm bạc mà đầy t́nh nghĩa….
    Tin tức đến dồn dập, tỉnh nầy rồi tỉnh kia thất thủ, binh sĩ đến B́nh Tuy có thể sẽ tái trang bị trở ra tái chiếm Đà Nẳng, đường về Sài G̣n bị tắc nghẻn tại Rừng lá, Cộng quân làm chủ t́nh thế tại khu vực nầy, có mấy chiếc xe liều mạng chạy qua đều bị bắn cháy, chính v́ vậy mà tôi nấn ná tại B́nh Tuy, chờ mở đường, sau đó, có nhiều tin tức không mấy sáng sủa, tôi quyết định rời B́nh Tuy, tất cả đồ tế nhuyển trên xe giao lại cho Hùng, tôi, Mỹ và vài người lính nhờ Hùng chỡ ra bến tàu., mấy chị em gia đ́nh b́nh sĩ đều quê ở vùng hai, nên nấn ná ở lại chờ về lại nhà, xế chiều mấy thầy tṛ xuống đ̣ máy xuôi về Long Hải.Nước ṛng nên phải hơn 6 giờ chiều tàu mới bắt đầu khởi hành, chạy cặp theo bờ biển, mút tầm mắt là rặng cây xanh lờ mờ…
    1 giờ khuya ( Khoảng ngày 7 hay 8 tháng tư-75 )tới biển Long Hải, nước ṛng phải đậu cách bờ khoảng hơn 200mét, ai muốn vào bờ sớm th́ lội nước, bằng không chờ sáng nước lớn lên đ̣ sẽ cặp bến.
    Trời tối đen, tôi thử bước xuống nước, may quá nước chỉ tới rún, tôi và Mỹ với mấy chú lính vai mang ba lô lội nước vào bờ…. Trên bải biển tràn ngập người, poncho và chiếu trải sát vào nhau chúng tôi phải ḍ từng bước mới đi vào được khu phố, đi vào thật sâu mới t́m đườc một hành lang c̣n trống để mấy thầy tṛ ngả lưng tạm chờ sáng….
    Buổi sáng, lại gặp may mắn,người chủ chiếc xe hàng đồng ư cho 4 anh em tôi lên xe miễn phí, với điều kiện thu tiền 20 người khách trong trật tự cho lên xe. Chuyện nầy không khó với chúng tôi và xe tới Sài G̣n an toàn
    Tôi đón xe ôm về ngả Tư B́nh Ḥa, nhà chị tôi ở đó, Hỏi thăm t́nh h́nh qua người anh rể và người em rể, tin tức không được sáng sủa lắm, nhiều cấp chức cao đă bỏ ra đi… dù sao tôi cũng phải về G̣ Công thăm ba mẹ, anh chi… gia đ́nh đang trông tôi từng ngày từng phút.
    Sau một ngày về thăm nhà,tôi trở lại Sài G̣n bằng Honda, đường quốc lộ G̣ Công Sài G̣n, 58 cây số, vẫn xe xuôi ngược trong khung cảnh b́nh thường .Tôi tŕnh diện tại Cục Tâm Lư Chiến, doanh trại Tiểu Đoàn 50CTCT( Trại Nguyễn Bỉnh Khiêm) bây giờ tạm thời cho các đơn vị CTCT di tản tạm trú.Chức vụ Tiều đoàn trưởng được bàn giao tại ban quân xa, với thành tích bỏ đơn vị 2 lần, Tiểu đoàn trưởng đương nhiệm( Khoa14) bàn giao cho Thiếu tá Minh, Tham mưu phó CTCT Lâm Đồng, người dẫn thuộc cấp từ Lâm Đồng về Sai G̣n an toàn, được tổng cục bổ nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng,tôi tạm thời bỏ tiền ra mua quân trang, giày, mũ, tại tiệm quân trang đường Đinh Tiên Hoàng. Tại trại Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi thấy Tiểu Đoàn 10CTCT với quân số chưa tới 30 người kể cả tiểu đoàn trường là Thiếu tá Chấn.Mỗi tiểu khu lèo tèo vài người trong khối CTCT, đa số về tới Sài G̣n, nhiều người không c̣n tha thiết ra tŕnh diện, v́ mặc cảm bị bỏ rơi… Sau ngày Ông Thiệu từ chức, đại đội 201CTCT tái phối trí tương đối đầy đủ như bảng cấp số, Tổng cục tăng cường cho mấy chiếc quân xa, dưới sự hướng dẫn của thiếu tá Xuân, tiểu đoàn phó, ra tŕnh diện hậu cứ Sư Đoàn 22 đang tạm đóng tại trại Lam Sơn thuộc tỉnh Phước Tuy… Đây là nơi tạm cư của gia đ́nh binh sĩ thuộc Sư Đoàn 22, tiền phương th́ đang hành quân tại Long An, dưới sự chỉ huy của Trung Tá Lê Tuấn Trí , Trung đoàn trưởng, Anh Trí là niên trưởng chung trường trung học G̣ Công với tôi, anh học trước tôi hai lớp Cho tới ngày 27 tháng 4, mặc dù đang sống trên “ hành lang nhân đạo”( người Sài G̣n lúc bất giờ gọi đường ra Vũng Tàu là HLNĐ) Khi Phước Tuy tràn ngập Cộng quân, dân quân lại lếch thếch chạy ra Vũng tàu, tôi dẫn toán CTCT ra Bến Đ́nh (với vài người lính), đón tàu hàng về Vàm Láng G̣ Công, trước là gần nhà sau là tôi tin tưởng vùng 4 có tướng Nam, một tướng lảnh tài ba lúc bấy giờ.Cuối năm 74 tôi là cán bộ huấn luyện trong chiến dịch Kiện Toàn An Ninh Lănh Thổ Quân Đoàn 4, được Tổng Cục CTCT tăng phái cho quân đoàn 4 tôi có dịp nghe nói nhiều về Tướng Nam, câu chuyện thực mà nghe như huyền thoại,tại trận tiền ông chỉ biết tiến mà không bao giờ biết lui…
    Tôi đặt chân lên Vàm Láng khoảng gần 4 giờ chiều ngày 28-4-1975.sáng hôm sau, trên chiếc Honda của Trung Sĩ Khâm , hai thầy tṛ với một khầu 45, trực chỉ hướng Sài G̣n, con đường liên t́nh lúc bấy giờ đầy đủ các hiệu xe thuộc vùng 4, v́ Long An đang giao tranh dữ dội, xe miền Tây đều phải chạy ngả Mỹ Tho về G̣ Công, rồi lên Sài G̣n.Hai thầy tṛ mặc đồ trận, qua bắc Cầu Nổi, tôi gặp 1 chiếc GMC chở quan tài phủ quốc kỳ, theo sau là một chiếc xe jeep , trường xa là thiếu tá trưởng ban tài ngân sư đoàn 22. Chạy tới cầu Ông Th́n th́ xe tắc nghẻn, thiết giáp đang đụng với chính quy Bắc Việt ở đây. Đồng thời lệnh giới nghiêm 24/24 được ban ra trên trục lộ. Tôi quyết định trở về G̣ Công dù trong giờ giới nghiêm, hai bên đường rất nhiều chiếc lều căn tạm, bạn hàng bày hàng hóa ra bán, người đi kẻ lại tấp nập dù là có lệnh giới nghiêm. Tới bắc Cầu Nổi đ̣ máy ngưng chạy, cổng xuống bắc đóng lại. Tôi nh́n thấy một chiếc xe nhà, trên xe có hai người trung niên ngồi băng trước..Người tài xế vào mượn điện thọai, sau đó cổng mở, chiếc xa nhà nầy xuống đ̣, tôi vội cho Khâm chạy xe theo, nhờ mặc đồ trận nên xe tôi cũng được xuống, cùng với một chiếc xe chỡ hàng nhỏ mà người ngồi băng trước là nghệ sĩ Tùng Lâm. Sau nầy vào trại Hà Tây tôi mới biết chiếc xe nhà nầy là của Anh Tống, chỡ anh Xuân, cả hai là Thiếu tá trường và phó Ty cảnh sát Long An
    Tôi bắt đầu chạy từ KonTum về luôn tận quê nhà, tôi chạy khá nhanh thế mà vẫn c̣n thua Cộng Sản, Tôi lại khăn gói vào tù từ trại Tù Huyện Tây G̣ Công, chuyển lên Mỹ Phước Tây, ra Hà Tây, và được giặc thả tại trại Nam Hà ngày 29-6-1983.
    Giày dép c̣n có số huống chi con người, những ngày cuối cuộc chiến tôi ở ngay Vũng Tàu có biết bao nhiêu tàu ra khơi…Tôi quyết định về G̣ Công, tôi biết Tướng Nam không bao giờ đầu hàng, nhưng tôi quên làm tướng là phải chết theo thành. Bởi vậy khi vào tù gặp các anh bạn về từ tàu Việt Nam Thương Tín, tôi không bao giờ dám chê trách các anh về việc trở về. Chê làm sao được, khi mà con sông Bến Hải nhỏ xíu, mà sau năm 1954 Bắc Nam mịt mờ tin tức, th́ xuyên qua một cái biển Thái B́nh Dương mênh mộng,,,, biết đến bao giờ, mới biết được tin tức của người thân, dầu sao chết trên quê hương, vong hồn chắc cũng sẽ đở tủi hơn là chết nơi xứ lạ quê người...Trong lúc chinh chông trên đảo Guam, có biết bao nhiêu người chưa kịp từ giă gia đ́nh, t́nh thương vợ thương con, thương cha thương mẹ..ray rứt xa xót trong ḷng, xứ người lạ nước lạ cái biết làm sao mưu sinh..Thôi th́ trở về có làm nô lệ cho Cộng Sản cũng cam tâm… Nhưng ḥa b́nh rồi, cùng là người Việt chắc Cộng Sản cũng không nỡ nào..Mọi người đều lầm,
    May mắn sau cuộc đổi đời, ḿnh c̣n sống sót, biết bao anh linh tử sĩ xác vùi tạm bợ bên đường, phơi nắng gió làm mồi cho kên kên, quà quạ… Tạm dung xứ người, ḿnh vô tổ quốc, phải chăng oan trái của người Việt Nam, thế hệ ḿnh phải trả… bởi cha ông ḿnh từng xóa tên cả một quốc gia trên bản đồ thế giới..

    Viết tại Kỳ Đà đông. Tháng 6 năm 07

    Thủy Lan Vy
    ( Đoạn đường di tản quá dài, tôi may mắn đi vào đoạn tương đối không gặp nhiều gian nguy, tầm nh́n của từng người trên từng đoạn đường có khác nhau là do thời gian và không gian khác nhau)

  5. #5
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154
    CÁ KÈO
    -*-


    Thập niên 50 quê tôi thật sự sống trong cảnh thanh b́nh, gạo trắng nước trong, mức chênh lệnh giữa giàu nghèo của người dân không đáng kể, G̣ Công họp chợ trong không khí an lành, chuyện móc túi, dựt dọc h́nh như không có. Đàn bà con gái trong tỉnh đi chợ đều mặc áo dài truyền thống tốt đẹp nầy bị phá bỏ khi Cộng sản may mắn chiếm được miền Nam.
    Thuở tôi vừa mới vào trường tiểu học, xóm cầu Huyện, nơi tôi sống và lớn lên thật hiền lành,với khoảng gần 10 ngôi nhà trải dài cặp lộ bên kia là con kênh, mỗi nhà có rào rấp rạch ṛi…Chiều chiều thường có những chiếc xe ngựa có trống có phèn la hai bên hong xe treo bảng quảng cáo tuồng hát rong ruổi chậm chậm khắp các nẻo đường để phát chương tŕnh quảng cáo tuồng hát trong đêm…Rạp B́nh An G̣ Công luôn luôn có gánh hát từ Sài G̣n xuống tŕnh diễn… Cứ mỗi lần nghe tiếng trống xe rao hát là tôi được phép chạy ra ngơ chờ xe tới xin cho được tấm chương tŕnh… Chị tôi cùng với mấy người bạn chung xóm chuyền nhau xem tờ chương tŕnh, dĩ nhiên không quên bàn tán về các cô đào cậu kép trong gánh… Để rồi cười với nhau vui vẽ…Nhiều lần tôi nhận được tấm chương tŕnh bằng chữ tàu, các chị tôi cười chộ tôi
    -Tại em giống chệt đó…
    -Tối nay ḿnh mua vé hạng cá kèo đi coi hát …
    Trong trí tôi nhận biết hạng cá kèo là thứ hạng từ bằng tới thấp hơn hạng chót
    Ba tôi trong một bửa ăn có nói về chuyện nầy
    -Tháng lúa gần chín miệt làng Tăng Ḥa cá kèo đặc ruộng, đứng trên bờ nh́n xuống mặt nước thấy chi chit đầu cá kèo, hạng cá kèo là vậy đó…người xem không có ghế ngồi đứng sau hàng ghế hạng chót cũng đơm đặc đầu người…
    Gia đ́nh tôi thuộc hạng giữa của trung lưu và nghèo, cho nên việc chi tiêu tiền bạc phải hết sức dè sẻn, bửa cơm thường có hai món, món canh và món mặn, cũng có khi thay canh bằng món xào, Con cá kèo rất thường được mẹ hay chị tôi làm món ăn trong ngày.
    Cứ mỗi lần ngồi vào mâm cơm, ba tôi nh́n thấy dỉa cá kèo, người thường nói
    -Cá kèo nầy là do đất sanh., Mùa khô ruộng đất nẻ đồng, vậy mà mưa xuống vài đám, ruộng nổi nước là có cá kèo.
    Nghe ba nói, tôi ghi nhớ mà không thắc mắc…Cho tới khi tôi xin được vào trường đại học khổ sai của Cộng sản tôi mới thấy điều nầy là sai
    Trại tù Hà Tây, thường vào cuối thu, các ruộng rau muống bắt đầu cổi,Không phải tát nước vào ruộng mà chờ ruộng khô đào hốc( lổ khoảng 5 tấc khối vuông) để trồng su hào, hay bắp cải…Tôi thuộc đội rau nên thường năm vẫn làm việc nầy, hốc đào sâu xuống khoảng 5 tấc, thỉnh thoảng tôi nh́n thấy lớp đất khô có thấm nước, nước chỉ hơi ươn ướt, và sau lớp đất mỏng ướt nầy thế nào cũng có một con cá chạch, nó nằm yên trong đất chờ mưa, nước tới là lội đi. Tôi nh́n con cá chạch rồi nhớ tới lời ba tôi nhận xét về con cá kèo. Tôi thầm nghĩ chắc là cá kèo cũng ”tỵ thổ’ giống như cá chạch.
    Mười lăm năm lưu lạc đất người, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến những món ăn làm từ cá kèo , với bàn tay khéo léo của mẹ tôi, nhớ lại tôi c̣n thấy thèm… nhiều lần tôi mua cá kèo đông lạnh trong vài chợ Việt nam… Nhưng dù tôi cũng kho nấu chiên xào giống hệt mẹ tôi nhưng, thịt cá cứng ngắc, ăn chẳng ngọt ngào…Những thức ăn làm từ cá kèo của mẹ bây giờ tôi chỉ c̣n được ăn trong mơ… để rồi tỉnh giấc…lau vội gịng nước mắt lén chảy ướt má.
    Trời G̣ Công tháng gió chướng, ngọn gió độc xứ G̣( Gió nào độc bằng gió G̣ Công), gà vịt cũng thường bị toi vào tháng nầy… Có gió chướng là có hoa so đũa, có trái đậu rồng, hai loại nầy chỉ xuất hiện vào những ngày tháng cuối thu và bắt đầu trổ hoa ra trái khi gió chướng về…
    Tan buổi học về, trời hanh nắng, chén cơm rang buổi sáng lót ḷng đă đi chơi đâu mất, bụng đói cồn cào… bước vô nhà, bỗng khịt mũi, mùi canh chua từ nhà bếp phưởng phất đâu đây…Nh́n mâm cơm mẹ dọn sẵn, tôi đă thấy cồn cào
    Tô canh chua bông so đũa, lẫn với đậu rồng xắt liễn, nấu với cá kèo, nêm rau tần dày lá với ớt sừng trâu chín đỏ cắt khoanh mỏng xéo, dĩa nước mắm trong dầm ớt chim ỉa, chén cơm bốc khói, mâm cơm chỉ một món nhưng ăn hoài, ăn no cành hông mà vẫn c̣n muốn ăn nữa…
    Tôi ăn luôn 5 chén cơm loại chén có h́nh rồng, mẹ nêm đường, muối, mẹ dầm me, mùi chua cay, ngọt , mặn thật ḥa họp, cá kèo mập tṛn, bụng cá béo ngậy với vị đăng đắng của mật cá, ngon khó tả, cho tới bây giờ xứ người nhớ lại, tôi nuốt miệng không mà cũng thấy ngon…Xong bữa cơm bụng căng tṛn lưng đẫm mồ hôi, quá đă….
    Thuở c̣n nhỏ, tôi là con út nên thường quẩn quanh bên mẹ, mỗi lần mẹ đi chợ về có mua cá kèo là tôi có phận sự canh mấy con gà cho mẹ làm cá, sơ ư một chút là gà cắp cá chạy te te, rượt theo bắt lại đủ mệt. Cá kèo mẹ để trong rồ, lựa thế đất bằng ngoài sân mẹ ướp cá với tro bếp rồi cầm từng con chà trên mặt đất cho sạch vảy và nhớt cá, sau đó mới để cá vào rổ, nhận rổ vào chậu nước chà cá nhiều lần…cá kèo đen đúa bây giờ trở nên trắng trẻo,Mẹ dùng dao nhỏ, sau khi liếc sơ vào một cái khu tộ, mẹ bắt đầu cắt bỏ đầu cá, bầy gà sau khi cá làm xong th́ bầu diều cũng căng cứng v́ đầu cá, lọai cá kèo nầy sống khá lâu trên cạn. Cũng có người gọi là cá bóng kèo
    Cũng cá kèo mẹ dùng gấp tre cặp gấp nướng, cá gặp lửa than hồng liu riu chín tới từ từ, cho tới khi da nứt vàng nghín mẹ để cá vào dĩa, nước mắm chanh đường tỏi ớt, củ cải trắng mẹ xắt lát mỏng rồi xắt lại thành sợi, ngâm cải vào tô giấm có pha chút đường muối và chút nước lă, rau quế mẹ xắt nhuyển, cá kèo nướng được mẹ đặt nằm khít trên dĩa, mẹ chan ngập nước mắm ớt, trải trên mặt một lớp củ cải ngâm dấm, trên lớp củ cải là lớp rau quế, bên xứ lạ nầy có tiền biết đi đâu để mua dĩa cá nướng nầy đây?.thêm một món bông bí xào với thịt ba chỉ. Cơm ăn với cá kèo nướng,bông bí xào thêm xị rượu đế B́nh Ân, khà một tiếng…quên hết chuyện đời.
    Chị Hai tôi thường kho mắm với cá kèo. Mắm cá sặt chị mua của bà thầy Thanh, kho rục lọc bỏ xương, cá kèo, chị để nguyên con, nêm đường cho mắm dịu, canh sôi hớt bọt, cá vừa chín tới, trái đâu bắp chị cắt mỗi trái làm 3 khúc, cà dái dê chị cắt miếng bằng ngón tay cái…thả hết vào nồi mắm, chờ lửa sôi lại chị nêm thêm hành, ớt…Nhà bếp trống vách vậy mà mùi mắm vẫn bốc thơm lừng, gây cồn cào bao tử… cho những ai có tật háo đói
    Buổi chiều trời mưa rả rít, cảnh trời mưa mùa lúa chín, mưa không lớn, nhưng dai dẳng dễ làm ḷng người se lại, dễ gợi nhớ những kỷ niệm êm đềm đă trôi qua…, những cô gái mới về nhà chồng dễ nhớ tới người t́nh cũ …gian nhà bếp trống vách, bộ ván cũ nhỏ, vừa dùng để nồi cơm trả cá, đi chợ về bày biện trên ván,vừa dùng làm bàn ăn, ba, anh, và tôi ngồi ghế đầu quanh góc ván, mẹ chị ngồi trên ván, mâm nhôm, với một tô nước mắm kho, một dĩa bàn đựng cá kèo, một dĩa dưa leo, khế chua, chuối chát, một tô tai bèo đựng rau thơm, gồm tía tô, rau quế, vấp cá, húng cây, một dĩa đậu bắp hấp cơm …mấy trái ớt chỉ thiên vừa hườm chín…trời nhá nhem tối, ngọn đèn dầu khêu ngọn cao, cơm gạo Sóc Nâu nóng bốc khói…Anh kể chuyện trường, chị kể chuyện lớp, mẹ kể chuyện ngoài chợ…. Mâm cơm gia đ́nh ấm cúng bên ngọn đèn dầu với đầy đủ thành viên trong nhà… ḥa lẫn với tiếng ểnh ương, cóc nhái chèn hen ngoài sân vườn… cảnh nầy,hy vọng kiếp sau tôi mới t́m thấy lại được… ngoài trời mưa vẫn c̣n rả rít, nồi cờm cạn dần, mẹ lại tủ thức ăn mang ra một dĩa vú sữa mẹ đă cắt sẵn ăn tráng miệng..mẹ ơi! bàn tay của mẹ, bàn tay mềm dịu chăm sóc đàn con bây giờ con biết t́m đâu??
    Có nhiều hôm cá kèo mẹ không nướng mà chiên tươi, mẹ dầm nước mắm me đường tỏi ớt thật cay, cá kèo chiên tươi ăn kèm với đậu rồng xắt xéo xào với tôm bạc lột vỏ ( dân G̣ Công phân biệt tôm càng, tôm trứng, tôm đất, tôm bạc, tôm chấu, tôm tích…rồi tới tép rong, tép ṃng …sau cùng là con ruốt, ruốt là loại tép ở biển, nhiều nơi tôi nghe người dân gọi con tôm đất tôm bạc…là con tép đất, tép bạc, vậy chớ khi con tép đất nầy phơi khô sao không gọi bằng con tép khô.)
    G̣ công thuở tôi c̣n nhỏ, cá kèo rất rẻ, tôi nhớ có năm, bà con ( gia đ́nh chị Phụng, gia đ́nh chị hai E) từ Bến Chùa mang cho nhà tôi mỗi lần hàng mấy trăm con cá kèo, thuở đó cá kèo được tính bằng đôi( mỗi đôi 2 con)
    Từ khi giặc cờ đỏ cưỡng chiếm miền Nam… cá kèo trở nên khan hiếm, có lẽ cá kèo cũng khiếp sợ lá cờ sao mà kéo nhau bỏ xứ ra đi t́m miền đất b́nh an để sống
    Ngày c̣n khoát áo nhà binh, mỗi lần về phép, sau khi ghé thăm nhà, tôi thường xuống Cầu Bến Lội. Trong đồn lính gác bên cầu tôi có 2 người bạn thân đi lính nghĩa quân ở đây, về đây mới thấy cảnh thanh b́nh dù giặc giả tứ phương nhưng G̣ Công vẫn không c̣n một bóng giặc thù, đó là điểm son của tỉnh quê nhà tôi.Tôi mặc đồ trận dù cho đi sáng đêm từ xă nầy qua xă khác, tôi cũng không bao giờ phải sợ Việt Cộng.
    Về đây nhậu tôi nhớ hoài món khô cá kèo nướng dầm nước mắm me. Cá kèo làm khô, nướng lên thịt ngọt lại thơm, nước mắm me dầm ớt, mùi chua ngọt của nước mắm, ḥa với vị ngọt thơm của khô cá…th́ cạn ly đầy ta lại rót đầy ly cạn..Lúc đương thời, đi công tác dưới Sóc Trăng, tôi thường mua khô cá kèo đem về đơn vị nhâu… Khô cá kèo có khuyết điểm là không để lâu được v́ thịt khô trở nên gắt dầu, bởi bụng cá có nhiều mỡ. Lúc trong tù Cộng Sản, nhận quà gia đ́nh, có một gói nhỏ mấy con khô cá kèo, tôi tự dưng ứa nước mắt, h́nh ảnh mẹ tôi, bạn bè tôi… cảnh cũ quê nhà như hiện rơ trước mắt tôi.Những con khô cá kèo nầy, trước khi cho vào bọc,chắc là mẹ tôi trải khô trên mặt hồ nước bên hông nhà phơi nắng, h́nh ảnh mẹ già đang trăn trở con khô như hiện ra trước mắt tôi…
    Những ngày đi huấn luyện trong chiến dịch Kiện toàn an ninh lănh thổ quân đoàn 4 vào giữa năm 74, công tác tại Sóc Trăng tôi có dịp ăn món bún nước lèo nấu bằng cá kèo, món nầy quê G̣ Công tôi không có… lạ miệng ăn thấy ngon
    Con cá kèo kho nêm hẹ rắc tiêu là món thường ăn của dân miền lục tỉnh,cá kèo kho khô, cá cong ḿnh lại quyện hẹ tiêu, kèm chút rau thơm khế chua dưa leo…mới nghe nói đă bắt thèm, nhưng cá kèo kho chỉ, dân Việt lưu vong khó biết làm.Thời G̣ Công thanh b́nh, thời tôi c̣n thơ trẻ, chạy chơi quanh nhà, khi bắn kè, lúc đá cầu, nồi cơm chiều gần cạn mẹ luôn luôn chắt cho tôi một chén nước cơm. Gạo thời đó cho nước cơm thật béo, chén nước cơm để nguội trên mặt đóng một lớp ván.. chạy chơi nhớ tới cử, tôi vô bếp bưng chén nước cơm uống ngon lành.
    Con cá kèo kho như b́nh thường, khi thấy nước rút gần cạn, cho vào nửa chén nước cơm chắt, chờ sôi lại vài dạo cho nước hơi kẹo, nêm hẹ( cá kèo kho chỉ nêm hẹ mà không nêm hành), dùng đủa dẽ cá, cá gắp khỏi dĩa sẽ có một sợi chỉ nước cá vương theo, nên gọi là cá kèo kho…chỉ.
    Thịt cá kèo ăn bị phong, tuy nhiên “Ông Trời” sinh ra thứ độc, ông cũng sinh ra thứ để trừ, mật con cá kèo là thứ giải phong.
    Thời cá kèo đơm đầu đặc ruộng, có dịp về Tăng Ḥa, hay B́nh Luông Đông, bạn bè gặp nhau chén chú chén anh, với mấy món nhậu miền quê, Gà gị xào lá ớt, ḷng gà chưn hột vịt… tiệc gần tàn, vợ bạn ḿnh múc đầy một tô lớn…cháo cá kèo.Thường món cháo là phải dùng gạo, riêng cháo cá kèo chỉ có nước và thịt cá kèo nhưng vẫn gọi là cháo. Có ăn qua chén cháo cá kèo mới thấy thấm” món ngon vật lạ miền Nam”, cá kèo c̣n nhày soi sói, nồi nước đang sôi thả nguyên rổ cá sống vào, khơi già lửa, cho tới khi nào cá rục, dùng đũa bếp( đũa cái) quậy vài lấn cho cá ră thịt, dùng rổ thưa lọc bỏ xương, chụm lửa riu riu, canh hớt sạch bọt, nêm nước mắm, hành xắt nhuyển, tiêu đâm vừa bể… Uống rượu đế, ḿnh mầy nóng hổi, húp một muổng cháo cá kèo vị ngọt lâng lâng từ miệng trôi xuống tận bao tử.. tỉnh rượu ngay… vị cay của tiêu, thơm mùi hành, nêm nếm vừa ăn… ngon ngọt làm sao tả hết được, không lẽ ngối đó múc cháo ăn hoài… đâu phải người miền Nam nào cũng được ăn món nầy ( Món nầy cũng nấu giống như món cháo cá Khoai ờ biền Vàm Láng)
    Cờ đỏ c̣n bay tôi c̣n xa xứ, nghe cô em đồng hương về Việt Nam kể lại , thực đơn bây giờ có món lẩu cá kèo, và món nầy được dân Hà Nội rất ưa chuộng, chưa được thưởng thức nên không viết rơ được, đất Bắc, trong sách vở gọi là xứ “ Ngàn Năm Văn Vật”nhưng hơn 6 năm sống tại xứ nầy tôi tôi chẳng thấy Văn vật ra làm sao mà chỉ thấy khổ ơi là khổ, không chỉ tù khổ mà dân cũng khổ như tù, cá kèo làm ǵ có để ăn, dù ở miền Nam cá kèo là cá của dân nghèo, theo đoàn quân chiến thắng vào Nam, miền Nam đầy món ngon vật lạ giặc Bắc đói khát lâu ngày ăn ǵ mà chẳng thấy ngon, chứ đâu phải riêng cá kèo
    Có những cái rất tầm thường nhưng khi không t́m thấy ḿnh mới thấy tiếc, thấy nhớ… Khoảng thập niên 50, 60 cá kèo là loại cá dành cho dân dă miệt ruộng vườn, nhưng với bàn tay khéo léo của người nội trợ, cá kèo được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng lại rẻ tiền…làm món nhậu cũng rất bắt mồi.
    Đất người khác phong thổ quê ḿnh, có nhiều con cá, cọng rau, t́m đỏ con mắt không thấy, tiệc tùng sang trọng ai đi đăi khách món cá kèo kho chỉ, món canh chua… chỉ có trong mâm cơm gia đ́nh, dọn trên bộ ván sơ sài bên ngọn đèn dầu lữa mới thấy hết cảnh ấm cúng của mâm cơm chiều cả gia đ́nh xum họp chuyện tṛ vui vẻ..với đầy đủ hương vị ngon ngọt của cọng rau con cá quê nhà.
    Chiều ở đây, đi làm về thui thủi một ḿnh, vợ làm khác ca, con im ỉm trong pḥng, cá thịt đông lạnh nhạt phèo, cố ăn mà sống, tôi vẫn thường nấu canh rau…. Ăn cho trơn cổ dễ nuốt chén cơm xứ người, có thèm canh chua cá kèo cũng chỉ để nuốt nước miếng, chứ biết làm sao hơn
    Cũng tại bàn tay của mẹ chăm sóc miếng ăn thức uống cho con từ ngày c̣n thơ trẻ, những món ăn nhà nghèo nhưng đầy đủ chất ngọt ngào của con cá cọng rau vùng quê, hương tay của mẹ ủ ấm đời con…cho nên bây giờ sống đời xa xứ con mới thấy thèm hương vị quê nhà. Đời sống vật chất ở đây đủ đầy… nhưng mẹ ơi!, buổi chiều nào trời mưa, đi làm về, con đứng tựa cửa kiếng nh́n ra sân… mắt của con mờ dần… con nh́n thấy ngoài sân hàng cây so đủa, trổ trắng bông đang nghiêng ḿnh theo gió trong cơn mưa chiều… Cá kèo ơi ta nhớ…nhớ canh chua cá kèo!

    Thủy Lan Vy
    Viết tại Kỳ Đà Động, cuối hè 07

  6. #6
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154
    CHO GỬI CÁI ĐẦU
    *
    - Thân gửi các quan hai thất trận tŕnh diện đi tù tại G̣ Công


    Tôi học việt văn năm đệ lục với Thầy Nguyễn văn Ba, cũng là người anh thứ ba của tôi, vào đầu niên học trong môn kim văn, anh thường trích giảng hai bài văn viết về ngày khai trường, một bài dịch từ bản nguyên tác chữ Pháp của nhà văn Anatole France và một bài của nhà văn Thanh Tịnh, học sinh tụi nầy phải học thuộc ḷng hai bài văn nầy, cũng nhờ học thuộc ḷng nên trong trí vẫn c̣n ghi nhớ, cũng nhờ vậy mà mỗi khi trời trở sang thu, trên trời có những đám mây bàng bạc, là ḷng tôi lại nhớ tới buổi khai trường ...
    ..."Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ḷng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường...
    ...Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp.Con đường nầy tôi đă quen đi lại lắm lần.Nhưng lần nầy tự nhiên tôi thấy lạ.Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi v́ chính ḷng tôi đang có sự đổi thay lớn: Hôm nay tôi đi học..."
    Tôi lại liên tưởng đến cậu học tṛ nhỏ của Anatole France trên đường đi đến trường, đi ngang qua vườn Lục Xâm Bảo...có những chiếc lá vàng rơi trên những pho tượng màu trắng...
    Có sống ở G̣ Công vào những năm thập niên 50 - 60 mới thấy sự quan trọng của ngày khai trường đối với dân cư ngụ trong tỉnh lỵ, những khuôn mặt của phụ huynh đăm chiêu nhưng đầy tin tưởng vào triển vọng của con em ḿnh trong ngày đầu niên học, những chiếc áo quần c̣n thơm mùi vải mới, Những chiếc cặp da mới tinh khôi thắm đậm ân t́nh của phụ huynh chăm sóc con cái...
    Tôi đă từng trải qua trên 15 lần tham dự ngày khai trường từ những năm đầu đời học sinh, ba tôi chỡ tôi trên chiếc xe đạp sườn ngang đến trường Bà Phước ( thời tôi đi học chưa có trường mẫu giáo, học sinh chưa tới tuổi đến trường công thường đều đóng tiền học trường Bà Phước )...và sau nầy thường đi đến trường với chị ở bậc tiểu học..rồi một ḿnh ở bậc trung học, bước chân đến trường mà trong ḷng có biết bao niềm mơ ước cho niên học mới...Cho đến năm 28 tuổi, tôi lại có dịp được chị tôi dẫn đến trường .
    Theo lệnh của Ủy ban quân quản tỉnh G̣ Công, tất cả quân nhân cấp Trung Úy phải tŕnh diện đi học tập cải tạo từ 7 giờ sáng ngày 25 tháng 6 năm 1975 tại trường Trung Học Công Lập G̣ Công
    Trước ngày tôi đi tŕnh diện, ngày 24 tháng 6, người anh thứ ba của tôi, Đại Úy biệt phái giáo chức( Khóa 16 Thủ Đức) đi tŕnh diện “ học tập cải tạo”, Anh có qua nhà chào từ biệt cha mẹ và có bắt tay tôi từ giă trước khi đi, không khí trong nhà thật yên lặng vắng vẻ sau khi anh tôi rời khỏi nhà với hành trang là một túi bồng bột đựng dụng cụ cá nhân, ba tôi vốn ít nói, mắt người chỉ thoáng buồn, mẹ tôi th́ nét u sầu thấy rơ hơn, riêng tôi, trong ḷng đang có nhiều cảm giác lẫn lộn, nhiều nỗi lo lắng bồn chồn...
    Buổi sáng thức dậy sớm, ḷng tôi càng thấy bồn chồn lo lắng, sau khi điểm tâm xong, tôi soát lại lần cuối mớ vật dụng mang theo, mấy vĩ thuốc cảm, sốt rét, kem và bàn chải đánh răng, khăn mặt, hai bộ quần áo, thuốc hút, diêm quẹt, giấy bút...Tôi đến thắp nhang bàn thờ ông bà, từ giă ba mẹ, người chị thứ sáu, chị kế tôi, dẫn tôi đến trường...Trong đầu tôi hiện rơ cảnh khai trường trong bài văn của Thanh Tịnh, cũng con đường quen thuộc, tôi nhớ từng lá cây ngọn cỏ, từng ổ gà, từng cây dại mọc trên bờ đê...quen thuộc đến cả những màu sơn cửa của từng ngôi nhà, hôm nay, theo từng bước đi của tôi, cảnh vật quen thuộc bên đường như lạnh lùng như xa vắng, trời cuối mùa hạ mà sao trông có vẻ âm u, trời lất phất mưa, những hạt mưa rơi nhẹ như sương, những cánh cửa sổ bên đường vẫn mở mà sao ḷng tôi cảm thấy như uất nghẹn im lời, nó không c̣n vẻ sinh động như những lần tôi từ Sài G̣n, từ Sóc Trăng, từ Huế, từ Pleiku...về phép, ngọn gió lúc tôi về phép như mơn man, đùa reo mát mẻ quá, cũng những cánh cửa mở khép hờ mà sao tôi thấy đầy nét vồn vă ân cần ...khác hẳn như buổi sáng hôm nay.Tay tôi xách túi bồng bột, chị tôi đi bên cạnh dẫn bộ theo chiếc xe đạp mi ni màu đỏ, hai chị em bước đi từng bước chậm, không một lời trao đổi; tôi vẫn biết, dù chậm bước cở nào, khi chân c̣n bước th́ đích phải tới, rẽ sang cầu Tây Ban Nha, quán cà phê Xuân nằm bên đầu cầu, tôi thấy trong quán lưa thưa một vài người khách, một vài khuôn mặt quen thuộc, thầy Phan Thanh Sắc nguyên là Trung úy, huấn luyện viên vũ khí trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, đương nhiệm hiệu trưởng trường Trung Học Đệ Nhị cấp quận Ḥa Tân, đang ngồi quấy đều ly cà phê đen, thấy chị em tôi thầy tươi cười vui vẻ:
    -Ê ! Vô làm ly cà phê rồi đi, c̣n sớm mà tụi, tính đi sớm về sớm hả???
    Đoạn đường chưa tới 100 thước từ nhà tới trường, chị em tôi c̣n gặp một vài người quen khác, khẻ cuối đầu chào nhau mà trong ánh mắt hầu như trao nhau hàng ngàn câu thăm hỏi.
    Rồi cũng tới trường, cổng trường đối diện với cổng vào nhà xe của dinh tỉnh trưởng, hai hàng cây dái ngựa trước trường lá vẫn xanh, hạt mưa nhẹ buổi sáng làm màu xanh của lá có tươi hơn nhưng lá ướt nước ủ rủ trông buồn quá, rải rác bên đường, từng nhóm năm ba người tụm nhau nói chuyện, cũng vẫn những khuôn mặt quen thuộc của cựu học sinh trường G̣ Công, mà sao tiếng cười đùa vui vẻ của những lần gặp nhau trong những ngày họp mặt, tất niên của hội cựu học sinh trường đă không c̣n t́m thấy sự nhộn nhịp, vui vẻ như ngày xưa nữa, trong nhiều ánh mắt thấy rơ nét e dè, nghi ngại, như sợ sệt, như lo lắng...hầu hết những người hiện diện hôm nay đều là bạn chung trường, chung xóm, chung đơn vị ngày xưa.Tôi dừng lại trước cổng trường, có chú bộ đội con ( có lẽ cách mạng 30) mặc thường phục tay cầm súng AK đứng gác, trước khi chia tay, chị tôi bùi ngùi khuyên tôi nên giữ ǵn sức khỏe sớm trở về với gia đ́nh, tôi chào chị rồi lầm lũi bước qua cổng trường...( Phải hơn 8 năm sau tôi mới thấy lại cổng trường nầy )
    Một thời kỷ niệm cũ chợt sống dậy trong tôi, cũng tại ngôi trường nầy, tôi đă có 7 năm miệt mài đèn sách, cũng tại cổng trường nầy, mỗi khi bước vào, học tṛ chúng tôi, áo quần phải tươm tất, đủ đầy phù hiệu, h́nh ảnh những thầy cô giám thị như hiện ra trước mắt tôi, thầy Vơ văn Đài, thầy Châu văn Giao, Cô Sáu Hồ...với quyển sổ con và cây bút trong tay, nghiêm khắc đứng rải rác từ cổng vào trường để ghi tên những học sinh lè phè vô kỷ luật...thiếu phù hiệu, áo quần xốc xếch, và không ...hạ mă khi qua cổng .
    Hôm nay, tôi cũng bước ngang qua cổng nầy, nhưng không c̣n nh́n thấy những khuôn mặt khả kính của những vị thầy cô năm xưa, mà thay vào đó, một khuôn mặt non chọet, có lẽ phải vài năm nữa mới tṛn tuổi hai mươi, áo quần luộm thuộm, tay cầm khẩu AK,cơn gió buổi sáng, hay hạt mưa trái mùa làm tôi thấy lạnh, có lẽ hai lư do trên đều đúng, cái lạnh thấm mau vào người tôi có lẽ là do màu đen của sắt thép tỏa hơi tử khí từ khẩu AK rất vô t́nh; trong suốt mấy năm chinh chiến, cây AK là h́nh ảnh đối kháng với khẩu M16 xinh xắn của quân đội Cộng Ḥa...
    Cũng màu tường vôi vàng, cửa sổ màu xanh, pḥng giám thị, giám học, hiệu trưởng, hai dăy pḥng nằm cạnh cổng, dăy lớp học im ĺm năm xưa c̣n đó, những cây lim lúc tôi mới vào trường chỉ cao hơn thước, những cây lim nầy cũng là nguyên do để bọn học sinh chúng tôi bị thầy giám thị rầy la v́ chạy giỡn tiện tay bẻ đọt ngắt lá, nay thân cây lim một người ôm không giáp, ngọn cao khỏi nóc lầu trường, tàn phủ che mát cả sân...
    Tôi thấy trong sân trường đă khá đông người,dưới gốc cây lim sát pḥng giám thị, một nhóm giáo sư của trường đang chuyện gẩu, tôi thấy thầy Huỳnh Thạch Sơn là giáo sư văn chương và là đương nhiệm hiệu trưởng trường, vẻ mặt trầm ngâm đang lắng nghe chuyện, khoảng 8 giờ sáng, một tên cán bộ Cộng Sản ra lệnh tập họp các quan hai lại ,tất cả anh em xếp thành hàng tư trên sân xi măn trước dăy trường lầu hướng tây trường, tôi nhẩm đếm khoảng trên 200 Trung úy,trong đó có 3 nữ sĩ quan là Nguyễn thị Hương Hoa ( Pḥng điện cơ kế toán bộ Tổng Tham Mưu, cũng là cựu học sinh trường) Nguyễn Thị Anh ( Pḥng xă Hội Tiểu Khu G̣ Công) Nê A Sang ( Không rơ đơn vị )...Tôi c̣n nhớ chị Vơ Thị Cảnh là giáo sư Trung Học G̣ Công với gương mặt đầy lo lắng bước vội vô cổng trường, chị tŕnh diện thế cho người em trai là Hải Quân Trung Úy Vơ Văn Tư, Tư đi Mỹ Tho thăm ghệ trên đường đi bị bắt ở Chợ Gạo.Thế mới biết, chính sách hà khắc dân chúng sợ hơn hùm beo rắn độc, mọi lệnh giặc cờ đỏ ban ra đều được tuân hành răm rắp, bởi trong thời điểm giao mùa, ai ai cũng sợ bản án tử h́nh làm gương ...!
    Tôi nh́n tổng quát thành phần sĩ quan tại hàng hôm nay, đa số là cựu học sinh trung học G̣ Công đă phục vụ quân đội trên 4 vùng chiến thuật, một số sĩ quan thuộc các tỉnh khác phục vụ tại tiểu khu G̣ Công.Có anh ăn mặc như đi dự tiệc, áo quần thẳng nếp, dày da đánh bóng, xe honda dựng bên lề; tôi thầm nghĩ, các anh nầy tưởng dễ ăn với Việt Cộng, tŕnh diện rồi được cấp giấy ra về như chính sách ...khoan dùi nhân đạo mà chúng thường rêu rao khi mới cưỡng chiếm miền Nam.
    Sau khi được nghe "giảng" về chính sách khoan dùi của đảng đối với sĩ quan ngụy quân và ngụy quyền; tất cả tan hàng tự do đi lại trong ṿng rào trường dưới sự canh gác của vệ binh vơ trang ở bốn góc trường.
    Tuy bầu không khí có vẻ nằng nặng, sự im lặng rồi cũng bị phá tan bởi tiếng chào mừng của bè bạn lâu ngày mới gặp lại, những nụ cười gượng gạo cố vui trong chốc lát, vui làm sao được khi trong ḷng ngập đầy lo lắng, số phận của ḿnh rồi sẽ ra sao, bao nỗi nhớ thương, t́nh chiến hữu năm nào nay tản lạc muôn phương, rồi cha mẹ, rồi vợ con ...!!
    Khuôn viên trường khá rộng răi mà gần 10 năm tôi mới có dịp gần gủi lâu dài, tôi lặng lẽ đi chầm chậm t́m những pḥng học cũ, trường chỉ c̣n lại hai dăy ngang từng trệt là dấu vết của thời tôi đi học, ba dăy lầu nới cất sau khoảng thời gian tôi rời trường, tôi lặng lẽ đi vào từng pḥng học, cố t́m lại chút vết tích của thời c̣n mài đủng quần trên ghế...Với một thời gian tương đối khá dài, mười năm rồi c̣n ǵ ...Cũng vẫn những nét vẽ nguệch ngoạc, những ḍng chữ li ti, những h́nh vẽ, nhưng không phải của thời tôi đi học mà là của các lớp đàn em sau nầy...Mắt tôi như mờ lại, h́nh ảnh thầy cô cũ hiện ra sao rơ nét quá, Cô Giang Thị Hạnh, cô Trần Thành Mỹ,Cô Lê Kim Xuyến, thầy Đoàn Huy Oánh, Thầy Ngô Đ́nh Thu,Thầy Nguyễn Tiến Đức, thầy Đinh Đức Vượng …, rồi những tà áo dài trắng tha thướt của các bạn đồng song ...Hứa thị Vĩnh Thu, Nguyễn Thị Kim Kiều, Phan thị Lệ Sương, Lê Kim Hoa, Đồng Thị Ái, Nguyễn thị Bạch Mai...ḷng tôi như se thắt lại...!
    Tôi thử điểm danh một số anh em cựu học sinh, khóa 1 có Tô Vĩnh Thái( Giáo chức biệt phái= GCBP), Anh Tôn( Pháo Binh Dù GCBP) Anh Chánh ( GCBP)…Khóa 2 Có Lê Văn B́nh (CTCT tiểu khu GC, GCBP), Hồ Văn Sơn ( Khóa 3/69 Quân Nhu) Anh Ánh ( Biệt Phái Ṭa hành Chánh)…, Khóa 3 có Nguyễn Văn Xă( Cựu khóa sinh Rừng Núi Śnh Lầy Mă Lai, GCBP), Vơ Huỳnh Long( GCBP), Lê Ngọc Phước(GCBP),AnhTrang (GCBP),AnhChấn(GCBP) …, Khóa 4 có Phạm Bá Niên ( Phân chi khu trưởng)…, Khóa 5 có Đặng văn Vui( Trưởng G Vũng Tàu), Lê Văn Nay( Đại Đội Trưởng ĐPQ), Trần Công Thu( Công Binh)…, Khóa 6 có Lê Bích Lâu( An Ninh Quân Đội), Nguyễn Ngọc Bá( Trưởng ban 1 TĐ Pháo Binh )Nguyễn Thành Nghiêm ( Trưởng ban Chính Huấn SĐ 18), Trần Ngọc Sáng( Pḥng 2 Quân Đoàn 4 )…Khóa 7 có Lê văn Liệt ( Trưởng cuộc Cảnh Sát Long An) Nguyễn văn Tỷ ( Thiết Giáp )…, Khóa 8 có Phạm Đăng Trắc ( Pháo Binh Quân đoàn 2) ….Và c̣n mấy khóa tiếp nữa, tôi không nhớ hết…
    Tôi bước lên dăy lầu ngang, nh́n thẳng ra cột cờ, trên hành lang, tôi đi lần đến cuối dăy, nh́n qua khoảng trống giữa hai hàng rào kẽm gai, bên kia rào là khám đường G̣ Công, ôi định mệnh sao cai nghiệt quá, trường học nằm cạnh kề khám đường, th́ học sinh xong học đường lại chui vào khám. Trước mắt tôi, một khoảng trống nhỏ đủ nh́n thấy người, tôi thấy một vài khuôn mặt quen thuộc từ bên khám đường ṭ ṃ nh́n sang trường, ḱa là thằng Nguyễn Kim Giai, thiếu úy An Ninh Quân Đội, tôi vẫy tay chào nó, nó dùng tay chụm miệng hỏi lớn:
    -Thằng Chí đâu rồi?( Đại úy Nguyễn Duy Chí Đại Đội Trưởng trinh sát trung đoàn 11, bạn chung lớp, cùng khóa 8 với Giai).Tôi vội đáp lại trong sự vui mừng gặp lại bạn cũ, dù trong hoàn cảnh có hơi quá khắc nghiệt:- Nó chuyển đi hôm qua rồi, không biết đi đâu..tôi chụm tay làm loa trả lời Giai.
    Bên cạnh Giai là anh Năm Địa, hạ sĩ quan cảnh sát đặc biệt, C̣ Hên, tiểu đội trưởng quân cảnh tư pháp và nhiều người khác tôi không nhớ hết tên, tất cả đều vẫy tay chào tôi.
    Tôi đi ngược trở lại hành lang th́ gặp một nhóm khá đông đang vây quanh một bàn cờ tướng, hai đấu thủ là anh Trung Úy Sinh Đại đội trưởng ĐPQ và anh Vơ Huỳnh Long, trung úy biệt phái giáo chức, cả hai đều là cựu học sinh khóa 3 trung học G̣ Công, tôi khen thầm, Anh Sinh nầy mang theo bàn cờ quá hay, vừa tạm giết thời giờ vừa quên đi sự thế; khuôn viên trường khá rộng, có nhiều nhóm nhỏ tụ năm, tụ ba, dù không đến gần nhưng tôi cũng hiểu rơ phần nào nội dung câu chuyện...đại khái là những lời than thân trách phận, những lời ưu tư lo lắng cho tương lai...bởi v́ ngày mai chỉ là một dấu hỏi lớn...trong đầu mọi người!
    Tôi và một vài bạn thân thời trung học cũng tụm lại với nhau, kể cho nhau nghe về những ngày sau cùng của cuộc chiến, những oan khuất nhục nhằn phải chịu đựng trong buổi tàn cờ, Thằng Quang Đèo( Phân chi khu trưởng xă Vĩnh B́nh)Thằng Ba Lém ( Trung Đội Trưởng Pháo Binh) hai thằng bạn mà khá lâu không gặp mặt...mặt thằng nào thằng nấy trông buồn so, nhất là thằng đèo vợ vừa mới sinh đứa con đầu ḷng...
    Không cơm, không nước, đứng tán gẩu, hút thuốc đắng cả miệng, cũng có người không tṛ chuyện với ai mà đứng tựa bao lơn, mắt buồn xa xôi ...nh́n trời hiu quạnh...đă gần 12 giờ mà mặt trời vẫn chưa xuất hiện, trên trời có nhiều đám mây đen vần vũ, thỉnh thoảng một vài cơn gió nhẹ thổi qua tạo nên cảm giác lành lạnh...cảnh trời âm u như báo hiệu sẽ có một cơn mưa lớn...
    Tôi thử quan sát toàn thể các anh chị hiện diện hôm nay tại trường, Đa số là cựu học sinh trường Trung Học Công Lập G̣ Công, từ khóa 1 đến khóa 10, các vị sĩ quan biệt phái giáo chức có phần tươi tỉnh hơn, có lẽ họ tự nghĩ nghề giáo thời nào cũng là nghề cao quư, không có tội với nhân dân, một số sĩ quan biệt phái về hành chánh, một số sĩ quan người tỉnh khác làm việc tại tiểu khu.... đặc biệt có Anh Huỳnh Văn Hoa, cựu học sinh khóa 3 Trường G̣ Công, cựu sinh viên sĩ quan khóa 23 Đà Lạt., lúc nào tay cũng cầm 1 cái radio nhỏ kề bên tai nghe,con đường trước trường hôm nay vắng lặng một cách lạ, thỉnh thoảng mới thấy có chiếc xe đạp chạy nhanh qua, người đi bộ cúi đầu rảo bước, lén gửi một cái liếc vội vàng vào sân trường...
    Trước khung cảnh âm u của trời đất, trước những khuôn mặt thất thần lơ láo, tôi thấy trong tôi có một nỗi buồn khó tả, tôi linh cảm có một điều ǵ không ổn cho cuốc sống của tôi ngày mai...Ở trong hoàn cảnh mà tự ḿnh không chủ động được, tôi thầm lẩm nhẩm 2 câu kiều
    "Cũng liều nhắm mắt đưa chân
    Thử xem con tạo xoay vần tới đâu ....."
    Tới hơn 2 giờ trưa, có hai ba tên VC, mặc thường phục, vai mang xắc cốt đến trường ra lệnh tập họp anh em lại, một khối tù hàng binh đứng xếp hàng ngay ngắn, một tên cán bộ ra lệnh:
    -Các anh chị chuẩn bị di chuyển sang trường trung học bán công.
    Không khí trở lại ồn ào sau lệnh của tên cán bộ, những lời bàn tán, những ánh mắt nh́n nhau ... chẳng có một đáp số nào chính xác cả, tay tôi vẫn xách cái túi bồng bột, gia tài hiện hữu, lẫn trong đám đông, ai sao ḿnh vậy, mặc cho ḍng đời đưa đẩy, theo sự chỉ dẫn của tên cán bộ, anh em chúng tôi lần lượt bước ra khỏi cổng trường, cũng có bộ đội cầm súng AK dẫn đường và mấy tên đoạn hậu, th́ ra xuống ngựa rồi mà ra đường vẫn c̣n có lính cầm súng theo bảo vệ ?!Trường công lập cách trường bán công khoảng non 100 mét, ngang qua cổng sân vận động tỉnh, tôi nhớ tới hai xe nước đá của Anh Chơi và Anh Nhạn, hai anh vẫn thường xuyên đậu xe trước cổng sân vận động nầy suốt thời gian tôi c̣n học, từ đệ thất tới đệ nhất, tôi nhớ tới thầy năm Răng( thầy đă qua đời tại B́nh Ân, G̣ Công), giáo sư thể dục, tôi học thể dục với thầy từ khi tôi c̣n học lớp nh́ A với thầy Nguyễn Văn Huệ( Thầy Huệ đă qua đời tại Pháp)thầy Răng cũng là thầy dạy thể dục tôi năm đệ nhất,thầy hơi thấp người( so với tôi) nhưng dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thường tới giờ thầy dạy, thầy hướng dẫn lớp ra sân vận động, thầy đi đầu, tay cặp trái banh, Con trai của thầy, Tṛ Ngọc Quang vào học đệ tam chung với tôi ...Qua sân vận động, chúng tôi đi ngang qua ṭa án, h́nh ảnh người đẹp năm xưa chợt hiện đến với tôi, chị Phan thị Lệ Sương là con gái Ông Thẩm Phán,chị học cùng đợt với tôi( tam B2 rồi nhị B2),năm thi tú tài phần hai, tôi ngồi chung pḥng với chị,Lệ Sương có nét đẹp ngoan hiền, thoáng nh́n rất dễ có cảm t́nh, khi rời trường lên học trên Sài G̣n,thỉnh thoảng vào thương xá Crystal Palace, tôi có nh́n thấy chị, chị đứng bán mỹ phẩm trong một cửa hàng đối diện với tiệm bán băng nhạc Tú Quỳnh; đồng dăy với ṭa án là khuôn viên giáo đường tỉnh, đối diện với ṭa án là mặt sau khám đường G̣ Công, một bên khám là một con đường trải đá tiếp giáp với trường trung học, một bên là một con hẻm nhỏ nối liền ra bờ sông, có khoảng 10 nóc gia ngụ trên con hẻm nầy,tôi nhớ tới bầu Thọai ( Nguyễn bá Thoại),bạn học từ trung học, đá banh rất hay, đứng vị trí trung ứng, là cầu thủ xuất sắc của hội tuyển trường, sau nầy là hội tuyển tỉnh, trong quân đội, Thoại là trung ứng của đội tuyển quân đoàn 4, sực nhớ tới Thoại, tôi đảo mắt t́m Thoại,nó đồng cấp với ḿnh mà sao không thấy trong đoàn tù nầy( Thọai nhập ngũ trể , khóa 5/69 Thủ Đức)( Một năm sau,Ở trại tù Mỹ Phước Tây, tôi đang trên đường ra hiện trường đào kinh, đang di chuyển trên tỉnh lộ th́ thấy Thoại trong nhóm tù thuộc trại Vườn Đào, hai cái len đào đất trên tay hai đứa đồng loạt dơ cao lên, một lối chào cho dễ nhận, thoáng vui trên nét mặt khi bất ngờ gặp lại bạn học cũ, dù trong hoàn cảnh có phần khắc nghiệt ...!
    Đầu con hẻm nầy là nhà của thiếu tá Nguyễn duy Sự( khóa 16 ĐL, quận trưởng Ḥa Tân)anh của Tuyết Nga bạn học cùng lớp với tôi, mẹ Anh Sự có nghề làm bánh vá nổi tiếng chợ G̣ Công, cũng là truyền nhân của bánh giá Vĩnh Lợi,cạnh bên, nhà ông Đốc học Vơ Văn Giáp, một vị hiệu trưởng rất có uy tín ở tỉnh nhà, Thằng Tư, con trai út của Ông bị bắt ở Chợ Gạo nên không có trong đoàn quân chiến bại nầy, kế bên là nhà Thầy Giáo Trần Văn Hai, Thầy dạy ở trường làng Tân Niên Trung, sau đổi về dạy tại tỉnh, rảnh rỗi thầy dạy thêm Pháp văn, lớp tại gia của thầy học sinh khá đông, chị Trần thị Gương, con gái của Thầy cũng là bạn chung lớp với tôi, tôi đi lần lần qua nhà Thầy Trung, cựu học sinh khóa 1, là giám thị trường, anh của Thằng Đạt vẫn ngồi cạnh tôi năm đệ tam, Đạt Trung úy không quân( khóa 2/69TĐ), nhà chú hai Vũ Đ́nh Lân, quân nhân giải ngũ, chú xin vào trường làm lao công, sau nhiều năm lên làm giám thị trường, có thằng con trưởng nam là Vũ Đ́nh Chương cũng là bạn chung lớp( dăy nhà nầy là phố mới cất trên cuộc đất của thầy giáo Lư)...Tất cả những nhà quen, cửa đều mở nhưng không thấy bóng dáng người nào cả,có lẽ những đôi mắt thương cảm của người trong nhà vẫn đang nh́n ra đường trong một vị thế kín đáo...
    Tới lô cốt nằm bên trái ngă tư, đối diện với nhà Thầy Giáo Lư, đoàn tàn binh quẹo trái hướng về phía giáo đường, đối diện nhà thờ là một xóm nhà .... xóm nhà nầy với tôi có rất nhiều kỷ niệm, ngay đầu góc đường là nhà của tṛ Ngô Hoàn Toàn, tṛ nầy vừa là bạn học vừa là họ hàng chung Ông Cố với tôi, Toàn( khóa 4/68 Đồng Đế) tử trận năm 1970 tại vùng 4 trong màu áo Địa Phương Quân, ngôi nhà ngói cổ xưa, nhà của tṛ Đặng văn Đỉnh và em gái là Đặng Kim Định, đều là bạn học cùng cấp với tôi, Đỉnh tử trận năm 71, Cạnh nhà Đỉnh là nhà của chú mười Trọng, có lúc người con rể chú Mười là anh Quư râu mở quán nhậu tại đây rất đông khách, con chú Mười có Châu, cô bé nữ sinh duyên dáng của khóa 7 Trường G̣ Công và Chị Liễu, vợ anh Quư, cũng là bạn học với tôi, thời tôi vào lính mỗi lần về phép tôi thường cùng với Nguyễn văn Nha, Anh Ba Thương , Anh Tư Ảnh là cán bộ Xây dựng nông thôn, Dương Quốc B́nh ( Khóa 26 TĐ giải ngũ)… nhậu suốt ngày, nhiều hôm tới hơn nửa khuya tại quán nầy; hai tiệm billard, một của Yến, Linh, một của Thiếu Tá Ngọc, tôi đă cùng bạn bè cầm cơ chắc cũng phải non ngàn giờ ở đây...một thời tuổi trẻ, một thời chiến chinh, một thời sống vội vàng ăn chơi bạt mạng...từng kỷ niệm hiện đến, chân tôi bước ngang qua xóm nhà nầy mà ḷng tôi không khỏi không ngậm ngùi...,trong đầu tôi hiện ra một câu hát, trong lúc ḷng buồn se lại, tôi cảm khái hát nho nhỏ..."Giữa hàng tù binh, có anh đi hàng đầu..."
    Tốp đi đầu đă bắt đầu rẽ vào trường trung học bán công, ngôi trường nầy dù rất quen thuộc, nhưng tôi chỉ vào trường chỉ duy nhất một lần, năm tôi làm báo cho trường G̣ Công, Thầy Lê Quang Hậu hướng dẫn nhóm báo chí đến trường bán Công bán báo, tờ Định Hướng vào mùa xuân năm 1966.Khi người cuối cùng bước qua cổng trường ...th́ chú bộ đội vơ trang AK cũng vừa khép cổng, anh em được lệnh tự do đi lại trong ṿng rào trường và ngủ qua đêm tại đây.
    Trường Bán Công, khuôn viên nhỏ hẹp, chỉ có 2 dăy lớp khoảng 10 pḥng, trường xây trên một miếng ruộng, nền trường thấp so với mặt đường, để xây trường phải đào một cái ao khá rộng để lấy đất đấp nền trường, tôi cùng Quang đèo và Ba lém chọn pḥng học đầu tiên làm nơi tạm ngụ
    -Ở pḥng đầu có ǵ chạy cho dễ, tầm quan sát rộng hơn;tôi khẻ nói với thằng Đèo, trong pḥng học bàn ghế c̣n nguyên, cần phải xê dịch bàn ghế mới đủ chỗ trải tấm nylon nằm ngủ. Tôi nh́n hai thằng Quang và Ba , hành trang cả hai chỉ là cái...đít không
    -Ê, bộ tụi bây được mời đi du ngọan, có chủ lo cơm nước, chỗ ngủ nên xách đít không đi ???Tôi mỉa hai thằng.
    Chưa kịp yên vị th́ trời đă đổ cơn mưa lớn, mưa như trút nước, cơn mưa kéo dài cả giờ, ao nước tràn bờ, sân trường ngập nước lênh láng, tất cả anh em đều ở trong pḥng tránh mưa, dọn dẹp t́m chỗ để tối nằm, tôi nh́n qua dăy ngang h́nh như chỉ có 3 pḥng sát rào sân vận động, tôi nh́n thấy 3 chiến hữu nữ chọn pḥng cuối cùng của dăy nầy, mưa bắt đầu nhẹ dần, rồi tạnh hẳn, bây giờ cũng khoảng hơn 5 giờ chiều...tôi nh́n ra cổng trường thấy có nhiều thân nhân xách giỏ xin bộ đội gác cổng nhờ gửi giỏ thức ăn cho thân nhân.
    Sau khi chánh thức có lệnh cho tiếp tế, thân nhân lần lượt đến khá đông, dĩ nhiên trong số đông nầy phải có mẹ của tôi, người mẹ đă gắn bó suốt cả cuộc đời tôi, suốt thời gian đi học, tôi sống cạnh mẹ, tôi vào Thủ Đức, mẹ thăm đủ 12 tuần huấn nhục, những lần tôi về phép, chưa kịp thay quần áo tắm rửa là mâm cơm mẹ đă dọn sẵn, tôi ngồi ăn th́ mẹ ngồi kề bên, chén cơm vừa hết là mẹ dành lấy xúc đầy, mẹ muốn nh́n thấy tôi ăn thật nhiều, mẹ muốn tôi cạnh kề bên mẹ như ngày xưa c̣n bé, nhưng mẹ không giữ tôi ở nhà được lâu, mẹ tôi biết vậy nên thường ép tôi ăn, và mẹ tôi vẫn biết trước sau ǵ bạn tôi cũng đến nhà rủ tôi đi nhậu.
    Vừa nh́n thấy dáng mẹ từ hướng cầu Tây Ban Nha đi tới, tôi đi vội ra cổng đứng chờ bên hàng rào kẽm gai... Mẹ tôi trong dáng đi vội vă, người khẻ cười khi nh́n thấy tôi, lần đầu tiên trong đời tôi gặp mẹ trong hoàn cảnh khắc nghiệt nầy, ngăn cách giữa hai mẹ con là hàng rèo kẽm gai...!, tôi thấy ḷng tôi nghèn nghẹn xa xót, mắt mẹ buồn rười rượi nh́n tôi hỏi đủ điều dù tôi chỉ mới rời nhà từ sáng hôm nay, giọng nói của mẹ nhỏ lại vừa đủ cho tôi nghe, giọng nói vẫn ấp ủ đầy tính săn sóc thân thương ...Mẹ vừa trao giỏ cho tôi vừa nói:
    -Mẹ không dám mang thức ăn nhiều cho con, mẹ sợ người ta "ḍm ngó"mẹ đem cho con nửa con cá chẻm chiên tươi, có hủ chao đựng nước mắm tỏi ớt, có trái xoài sống con bầm ra ăn kèm với cá, có chai và ly uống nước, nước mẹ nấu chín rồi, uống nước xong nhớ cất ly vào bao ny lon cho sạch sẽ...
    Tôi nghĩ thầm ... Mẹ ơi!Con của mẹ đă ăn cơm lính 7 năm trời, đă từng vào sinh ra tử, hăm mươi lăm tuổi bước chân thằng út của mẹ đă đi qua khắp 4 vùng chiến thuật, Tăng phái cho nhiều sư đoàn, nhiều tiểu khu, từng có mặt ở Huế trong mùa hè đỏ lửa, từng trở về từ Kon tum trên con lộ máu 7B, những ngày cuối cuộc chiến, con của mẹ tăng phái cho sư đoàn 22, hậu cứ đang đóng tại trại Lam Sơn Phước Tuy, con băng biển Vũng Tàu về với mẹ ngày 28 tháng tư, thay v́ những người lính khác đi thẳng ra tàu Mỹ, Con về với mẹ, con về với vùng 4 chiến thuật, con về với tướng Nguyễn Khoa Nam, con tin tưởng rằng dù trong bất cứ t́nh huống xấu nào vị tướng tài ba nầy cũng sẽ không bao giờ đầu hàng Cộng Sản, Nhưng con của mẹ không nghĩ đến việc Tướng chết theo thành..., con vẫn c̣n ra biển kịp thời nhưng mẹ ơi khi đă về tới nhà, có ba, có mẹ có anh chị.. ḷng con mềm lại ... bước nào con nỡ ra đi...
    Trước mặt mẹ, tôi chỉ là thằng con trai út, vẫn c̣n được hưởng những sự săn sóc tŕu mến ân cần của mẹ, mẹ cũng nhắc có mua cho tôi một gói thuốc hút, rồi cũng không quên dặn ḍ đừng hút nhiều mà có hại cho sức khỏe. Tôi rất dễ xúc động nên chỉ nói với mẹ bằng những lời ngắn gọn
    -Mẹ yên tâm, con lớn rồi mà mẹ
    Bầu trời, mây đen vần vũ, mưa rắc hột nhẹ, mẹ tôi tŕu mến vịn lấy tay tôi, người từ giă ra về, tôi nh́n theo bước chân mẹ, tôi thấy bước đi của mẹ nặng và chậm trên đường...
    Tôi ngồi trên bàn học mang cơm ra ăn, dù từ sáng tới giờ không có ăn trưa mà tôi vẫn không thấy đói lắm, cá chiên tươi, nước mắm ớt ăn với xoài
    sống là món ruột của tôi, vậy mà buổi cơm hôm nay tôi nuốt sao trậm trầy...Trời vẫn tiếp tục mưa, tôi đứng trên thềm hứng nước rửa chén đủa, ḷng buồn rười rượi, cho vô bao tất cả vật dụng ,tôi ngồi trên một bàn học hút thuốc nh́n trời mưa, con đường nhựa trước trường đă vắng người qua lại; hơn 8 giờ tối mưa mới bắt đầu ngớt hột, tôi dọn bải để chuẩn bị ngủ, tôi trải tấm nylon trước hành lang pḥng học đầu, tôi căng chiếc mùng nhà binh lên, thằng Đèo xin ngủ chung v́ nó không có mang theo dụng cụ cá nhân, thằng ba Lém nằm cạnh sát mùng.Tuy gió đêm lồng lộng mà muổi vẫn bay như trấu, vo ve từng bầy, ... Không khí trong các pḥng đă bắt đầu yên ắng, tôi nằm bên thằng Đèo mà tâm trí trôi về Sài G̣n, nơi cầu chữ Y, gần ḷ heo Chánh Hưng, có con bé mắt màu nâu, gốc người Tiều Sóc Trăng, bạn học chung lớp suốt 3 năm liền ở Văn Khoa, cũng là bạn hồng nhan tri kỷ mà cả đôi bên gia đ́nh đều rơ biết..., Tôi nhớ tới cảnh hăi hùng trên gần hai mươi ngày băng rừng về Nam theo tỉnh lộ 7B từ KonTum, tôi nhớ tới chiếc tàu khách tôi quá giang từ Bến Đ́nh Vũng Tàu về Vàm Láng,tàu chỡ quá tải lại gặp sóng lớn súyt ch́m mấy lần...
    -Ê, cho tao gửi cái đầu vô mùng.Muổi cắn quá...!
    Tiếng thằng ba Lém, nó cũng không chờ tôi trả lời mà tự động vạch mùng đút đầu vô, thôi th́ huynh đệ chi binh, chia ngọt xẽ bùi là lúc nầy đây.
    Tôi đâu có ngờ đêm đầu trong tù tôi đă ngủ chung với con rắn độc, thằng Quang đèo là bạn chung lớp khóa 5 trường G̣ Công lại là thằng bạn thân từ nhỏ, thời đệ nhất cấp nó trọ học nhà ông Huyện Đạt, cách nhà ông Thân Bính là tới nhà tôi,nó cùng ngồi chung bàn nhất với tôi, thằng Chung, Thằng Ẩn, Thằng Xuân, thời đệ nhị cấp tôi với nó làm thơ chung nhóm thơ 20 G̣ Công ...Thời đi lính, tôi và nó học chung khóa 13 Đại Đội phó, tại trường Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị... vào đây gặp lại nó tôi rất mừng, nhưng mà trong cảnh khó mới thấy rơ ḷng người, khi chuyển lên trại tù Huyện Tây, Quang đèo làm toán trưởng coi 3 tổ, cùng với Đại úy Hỉ , cũng toán trưởng, phản lại chiến hữu năm xưa, hợp tác với cán bộ trại hạch tội, phê b́nh báo cáo ngầm anh em trong trai, Quang và Hỉ là cặp Hắc Phong Song Sát Của Trại tù ' Trại cải tạo Sĩ Quan Ngụy Quân và Ngụy Quyền G̣ Công "Chiến hữu từng ở trại nầy chắc có lẽ không bao giờ quên hai tên nầy.
    Tiếng ngái to dần của thằng Lém làm tôi khó chịu, mùng nhà binh ngủ hai thằng đă chật chội, nếu là người khác phái tuy có chật mà dễ chịu lắm, nằm gần thằng đực rựa khó chịu vô cùng, bây giờ thêm một cái đầu, lại cái đầu biết ngái mới chết., nằm đă không xoay trở được, nó lại ngái như Trương Phi, giọng ngái lại không được đều đặn, thường xài tông cao, ai có mất ngủ bên người ngủ ngái mới hiểu t́nh cảnh của tôi. Tôi rủa thầm:
    -Đụng nhằm máy cưa thứ tốt rồi, thằng chủ trại cưa mua trúng cây ở B́nh Giă, B́nh Long, Đắc Tô...Thân cây đầy đạn, lưởi cưa chạm phải tạo âm thanh khó chịu quá, tôi không chịu thấu, thỉnh thoảng lay thằng Lém, nó hử hả vài tiếng rồi lại tiếp tục cưa…
    Mắt tôi ráo quảnh, Thằng Đèo nhỏ con, ngủ nằm khoanh như con mèo,không ảnh hưởng lắm, chỉ có cái đầu, cái đầu thằng pháo binh nầy được gắn pin tốt quá, âm thanh rờn rợn, ken két như cưa chạm sắt, một vài anh em thức giấc đi tiểu đêm, ngang qua mùng tôi trầm trồ:
    -Cha nào ngủ ngáy quá đă
    Quả đúng vậy, thằng ngáy dữ thiệt, đôi mắt màu nâu của những ngày Sài G̣n tha thiết, những buổi nhậu quên đời tại câu lạc bộ Gió Ngàn Khơi bên ḍng sông Thị Nghè trong doanh trại Nguyễn Bỉnh Khiêm, h́nh ảnh những xác chết đầy bi thăm, của người chiến sĩ Cộng Ḥa trên con lộ máu 7B, h́nh ảnh thân thương của mẹ mới chiều nay....tất cả đều tan loăng trước tiếng ngáy quá dữ của thằng Lém...Tôi lay nó dậy khoảng 5 lần trong đêm th́ trời cũng bắt đầu rựng sáng...
    Thức trắng một đêm, tai bị tra tấn trước âm thanh khuyếch đại của máy cưa thằng Ba Lém, tôi uể oải ngồi dậy tốc mùng, tay rút điếu thuốc châm lửa hút một hơi dài....
    Trời c̣n mờ tối, buổi sáng hơi lành lạnh, sau một cơn mưa lớn, mặt nước ao cao tận bờ phẳng lặng, con lộ trước trường c̣n vắng hoe, chú bộ đội ngồi co ro ôm súng AK trước cổng trường.Sau cơn mưa, trời lại sáng, c̣n tôi và các chiến hữu không biết ngày mai sẽ ra sao ...!

    THỦY LAN VY
    Viết tại Kỳ Đà Động 1994)

  7. #7
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Đọc Thuỷ Lan Thảo xúc động đến mờ mắt , thật là tuyệt vời .

    Mẹ , con trai , G̣ Công , Tăng Hoà , cá kèo , lính đi trận , đi cải tạo , thăm nuôi ... là tất cả nhửng ǵ tôi đả trải qua .

    Cám ơn Thylanthao , người đồng quê với tôi , tuy không biết mặt biết tên nhưng cảm thấy thân thiết từ thuở nào .

  8. #8
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    154
    BIẾT MÀ QUÊN !
    *
    * Gửi các bạn cựu học sinh khóa 5 Trung Học G̣ Công

    Những tháng ngày dài đăng đẳng trong tù, có biết bao nhiêu nỗi thương niềm nhớ gửi về G̣ Công. Với 2 năm tù trong Nam,tôi c̣n có dịp gặp gỡ thân nhân, khi th́ mẹ, khi th́ chị đến trại thăm nuôi vào mỗi tháng, kể từ ngày lưu đày ra đất Bắc, suốt hơn 6 năm dài, chỉ một lần duy nhất tôi được gặp lại chị tôi, điều mà tôi vẫn tưởng là mơ, không ngờ là chị tôi có thể vượt hàng ngàn cây số, dù chị và gia đ́nh đang sống trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, để ra thăm tôi, phải chăng t́nh huyết thống đă giúp chị tôi vượt mọi trở ngại để thực hiện chuyến viễn du ra Bắc, kể từ sau ngày sập tiệm, với đồng lương giáo chức, chị phải cán đáng hết mọi việc nhà, từ việc nuôi dưỡng cha mẹ, cho đến việc lo quà cáp thăm nuôi tôi. Một tấm ḷng chị em rất đáng trân quư, một bông hoa rất đẹp đă nở trên đường chông gai mà tôi đă đi qua kể từ sau ngày mất nước .
    Trong lần gặp gỡ, dù chỉ hơn 6 giờ nhưng có biết bao nhiêu chuyện để nhắc nhớ về người thân, về G̣ Công nơi chôn nhau cắt rốn yêu mến của tôi. H́nh ảnh của các chị tôi, cha tôi, mẹ tôi,anh tôi cứ măi ẩn hiện trong giấc ngủ lưu đày . Ai từng chịu cảnh tù không bản án, ai từng sống trong chế độ CS mới thấu hiểu được ḷng tôi .
    Trại tù Hà Tây, một trại tù lớn gần trung ương nhất, cách Hà Nội chưa tới 30 km, đây là khu vực địa lư ôn ḥa nhất đất Bắc, có nhiều di tích lịch sử, có con sông Nhuệ uốn khúc lượn lờ, có trại tù binh Mỹ, mà trong thời chiến có lần không lực Mỹ đă độ bộ bằng trực thăng để giải cứu tù binh nhưng thất bại...
    Tại trại Hà Tây lúc cao điểm, số tù lên tới gần 2.000 tù, riêng số tù nhân gốc người G̣ Công lại khá đông, nếu tính chung với Mỹ Tho th́ độ khoảng 200 người được chuyển từ khám đường Mỹ Tho, khám đường G̣ Công, trại tù Mỹ Phước Tây, trại tù Chùa Phật Đá ...ra đây trên chuyến tàu Sông Hương vào tháng 6 năm 1977 .
    Những ngày mưa băo là những ngày tù nhân được nghỉ lao động, CS không phải thương ǵ người tù thuộc chính quyền miền Nam cũ, nhưng mỗi khi sương mù xuống thấp, hay mưa giông sắp đến là chúng đều đánh kẻng thu quân, không phải chúng lo cho sức khoẻ cuả tù nhân mà chúng chỉ sợ cảnh trời nhá nhem, chúng khó bề kiểm soát, tù sẽ trốn chạy .
    Mùa Đông mưa băo, trời rét mướt nằm trong pḥng đắp mền ...nhớ nhà nhớ cửa, bao kỷ niệm một thời cứ lần lượt hiện ra trong trí... hay những người tù thường quây quần bên nhau uống trà nói dóc, khỏi đi lao động có khỏe người thật nhưng mà bụng đói rất khó chịu vô cùng, những bàn cờ tướng được bày ra, đánh cờ chống ... đói , những lon gô trà nóng được nấu vội lên, ngồi nói chuyện tào lao cho quên đói, cho quên đi thân phận tù đày ...
    Với đám G̣ Công, nói chuyện ṿng vo một lúc, rồi cũng quay về với kỷ niệm G̣ Công, biết bao nhiêu chuyện được gợi lại, từ nhân vật, đường phố, hàng quán,thức ăn, người đẹp ...bây giờ ngồi viết lại những ḍng chữ nầy, trên miền đất tự do tôi vẫn cứ tưởng là đang nằm mơ ...
    G̣ Công nhỏ bé, G̣ Công nghèo nàn, v́ nằm trên đường cùn, v́ nước mặn đồng chua ...Chuyện G̣ Công ai cũng biết, nhưng không nhắc lại quên .
    Tôi tạm viết lại những chuyện về G̣ Công mà trí nhớ tôi c̣n ghi lại như sau .
    - Hai hàng dừa trồng trước " Nhà Việc Thành Phố " là do ư kiến và xuất tiền túi của Ông Thôn trưởng Nguyễn Tấn Khoa, trồng xong c̣n dư 10 cây, Ông đem về trồng trên bờ đê sông, trước nhà Ông, đường Tổng Đốc Phương, ở xóm Cầu Huyện, từ đầu thập niên 50,con kinh bị lấn làm nhà ở, nhiều cây dừa bị đốn bỏ, khoảng năm 83 tôi ở tù về, c̣n nh́n thấy một vài cây, và đă cao gần tới ...trời .
    -Chị Tiêu Quư Huê, cựu học sinh nội trú trường Gia Long vào đầu thập niên 1950, đă đậu bằng Trung Học Đệ nhất cấp, khoá đầu tiên( Trước khoa nầy , học sinh thi bằng Cao Đẳng Tiểu Học , hay bằng Thành Chung) hạng ưu, là người nữ sinh đầu tiên mang kết quả ưu hạng cho G̣ Công,Chị tốt nghiệp đại học sư phạm là giáo sư Trường Ngô Quyền Biên Hoà, chồng chị là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Trác, thuộc khối quân huấn trường bộ binh Thủ Đức .Anh Trác qua đời mấy năm nay tại Cali.
    - Sàn pḥng ngủ trong nhà Bà Năm Sún ( Có thể nói bà là người đàn bà giàu thứ hai của tỉnh G̣ Công, sau Bà Tư Nối Lâm Tố Liên ) lót gạch bông màu xanh có một hộc ngầm bề ngang bằng cạnh cục gạch bông, bề dài bằng chiều dài hai cục gạch bông, sâu khoảng 3 tấc, thợ lót rất khéo, mắt nh́n khó biết, nằm ngay chân giường đầu tiên từ cửa pḥng đi vào, có lẽ bà dùng để cất quư kim, sau 75, bà bị CS bắt giam, tịch biên nhà cửa, ghép tội làm Việt Gian thời đánh Tây, thập niên 80 CS trả nhà lại nhưng bà khảng khái không nhận, sau đó, tuổi già sức yếu, buồn nhân t́nh thế sự, Bà qua đời tại G̣ Công .
    -Một tướng cướp nổi tiếng vùng Sài G̣n Gia Định vào thập niên 30, đó là tướng cướp Sơn Vương, gốc người Hoà Nghị,tên thật là Trương văn Thoại, ông là một nhà văn, một nhà vơ, chuyên cướp của Tây và nhà giàu, trọng nghĩa khinh tài ... Ông bị lưu đày qua nhiều nhà tù.. Khám Chí Ḥa và Côn Sơn là 2 nơi giam ông lâu nhất.. Thời Nhật đảo chánh, ông là chúa đảo Côn Sơn, thời đệ nhị Cộng Hoà ông được ân xá... Ông có vê G̣ Công thăm lại quê hương, có ghé nhà thăm ba tôi.. Lúc tôi c̣n trong quân đội, điều nầy làm tôi tiếc hoài v́ mất dịp diện kiến với một nhân vật mà tôi hằng kính phục.
    \ - 10 khóa đầu của trường Trung Học Công Lập G̣ Công, chỉ có một cặp song sinh, thuộc khóa 8 trường, đó là hai anh em Vơ hiếu Nhơn và Vơ hiếu Nghĩa, là con trai của thầy Vơ văn Đài, giáo sư Pháp văn, tổng giám thị trường .
    -Một thầy giáo đă sống trong nghề dạy học, đă từng đứng lớp giảng dạy từ lớp năm tới lớp đệ nhất, đó là thầy Phan Thanh Sắc, thầy xuất thân từ ngạch trật Giáo viên sơ cấp ( Tôi không nhớ rơ lắm, dân dă gọi là thấy giáo làng), lúc đó thầy chỉ học xong đơ dèm nê hay tro dèm nê ǵ đó...rồi xin đi dạy học, thầy dạy tại trường tiểu học Tân Thành ... sau chuyển về dạy tại trường Nam tiểu học tỉnh lỵ, thầy có chí, trau dồi chữ nghĩa, thầy đậu Trung học đệ nhất cấp, chuyển qua ngạch giáo viên tiểu học, thầy đậu tú tài ... tới tuổi động viên thầy nhập ngũ h́nh như khóa 12 hay 13 ǵ đó, ra trường về làm huấn luyện viên tại Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, đúng 4 năm thầy giải ngũ về dạy học tại tỉnh nhà... lần lượt thầy đậu tú tài hai, chuyển lên ngạch giáo học cấp bổ túc ..Thầy ghi tên học Văn Khoa Sài G̣n, lần lượt đậu dự bị, rồi chứng chỉ Văn Minh Việt Nam, Nhân Chủng ...chuyển ngạch giáo sư đệ nhất cấp rồi học tiếp tục đậu chứng chỉ Tâm Lư Xă Hội và Ngữ Học Việt Nam hay ǵ đó tôi quên... để hoàn tất văn bằng cử nhân chuyên khoa Nhân Văn... chuyển lên ngạch giáo sư đệ nhị cấp. Thầy lên tới tột đỉnh của nghề giáo ở tỉnh, thầy được sở học chánh thời Quốc Gia đề bạt giữ chức hiệu trưởng trường trung học cấp 3 Tân Niên Tây. 12 cấp lớp trong chương tŕnh học của thời Quốc Gia thầy đều có dạy qua .
    -Trường Trung Học G̣ Công có một chị trong khai sinh ghi sinh quán tại tỉnh Trương Công Định ( Thời VM cướp chính quyền đổi tên tỉnh G̣ Công thành tỉnh Trương Công Định ) Chị sinh đúng vào thời điểm VM cướp chính quyền. Đó là chị Phan Thị Bích Phương, cựu học sinh khóa 4 Trung Học G̣ Công, Chị cũng là người học sinh đầu tiên mang về cho trường G̣ Công cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng Ưu, Chị tốt nghiệp Đại Học Y khoa Sài G̣n trước năm 75, hiện định cư tại Úc; người thứ hai đậu hạng Ưu bằng T.H.Đ.N.C là Anh Trương Văn Triệu, cựu học sinh khóa 6 trung học G̣ Công, sau Anh tốt nghiệp Cán Sự Điện Phú Thọ, đồng thời đậu Tú Tài 1 ban B hạng Ưu, tiếp tục học đổ kỷ sư Công Chánh Phú Thọ. Từng là giám đốc công ty Veco vùng 4 trước 75 và giám đốc công ty khai thác đá miền Nam sau 75, anh qua đời hơi sớm v́ một cơn bạo bệnh tại Sài G̣n.
    -Một thầy giáo nỗi tiếng viết chữ đẹp của tỉnh G.C là thầy giáo Mai, thầy được các đồng nghiệp đương thời tặng cho hổn danh là Thầy Mai Quẹt, v́ Thầy có dáng đi " trên cơ" Sạt Lô", những học sinh tốt nghiệp bằng tiểu học trước thập niên 50, bằng cấp đều do thầy viết bằng ng̣i viết ronde. Ngoài ra những bài thơ ngâm vịnh đề trên sổ lưu niệm GC đều là bút tự của thầy .
    -Người đàn ông mập nhất tỉnh GC trong thập niên 50-60 là Ông Hội Đồng Lê Văn Nảng , bất cứ người nào mập cũng được ví " mập như Hai Nảng " .Ông từng mấy lần ra ứng cử dân biểu nhưng không đắc cử.
    -Quan chủ tỉnh sửa sang thành phố G̣ Công rất đẹp là Ông Chánh Tham Biện Trực ( Ngạch Đốc phủ sứ gốc người B́nh Dương ), ông cho xây vườn hoa trước trường Nam tiểu học, hồ cá trước trường Bà Phước, công viên trước lăng Trương Công Định, lối đi trong công viên có trải sỏi,có treo nhiều giỏ rác, có nhân viên thường xuyên kiểm soát, nhân viên nầy mang trên ve áo 2 chữ CV,có nhân viên cắt cỏ bằng phảng, cũng như chăm sóc hoa kiểng, Ông cũng chỉ thị cho trồng hàng dương trên đường sau dinh tỉnh trưởng và bên hông ao trường đua ... để 2 con đường nầy trở thành hai con đường t́nh thơ mộng ...
    -Quan chủ tỉnh phá hết công tŕnh đẹp của tỉnh GC là Trung Tá tỉnh trưởng thời Tết Mậu Thân, Ông cho gở đá cẩn piscine về xây lô cốt để pḥng vệ dinh tỉnh, đây cũng là thời VC quậy phá nhất tỉnh GC, không có nơi nào trong tỉnh gọi là an ninh. Sau tết Mậu Thân, ông mất ghế tỉnh Trưởng, Ông về giữ chức trưởng pḥng 4 Trung tâm huấn luyện Quang Trung
    - Quan chủ tỉnh có công, b́nh định trắng G̣ Công là quan sáu Lê Văn Tư, Ông về nắm Tỉnh Trưởng sau tết Mậu Thân, thừa hưởng gia tài của quan 5 để lại, nh́n đâu cũng thấy vết chân Việt Cộng, trừ nóc dinh tỉnh trưởng, Ông giao hết quyền hành chánh cho phó Tỉnh Trưởng,phối hợp hành quân với Sư Đ̣an 7, ngày đêm chỉ huy lùng sục kiếm VC đánh, kết quả là G̣ Công trở thành tỉnh yên nhất miền Nam, kéo dài cho đến ngày 2 - 5 - 75 mới thấy mặt VC chính quy về tiếp thu tỉnh .
    -Có hai gia đ́nh cùng họ Phan, một trên đường Nguyễn Trăi, một trên đường Huyện Chi( hay Huyện Nguơn?) ...mỗi gia đ́nh đều có trên 5 người con, đều là gái, đều có nhan sắc và học hành khoa bảng, đó là gia đ́nh Cô sáu Hồng và gia đ́nh Thầy bảy Ai..
    Khi những người con gái nầy bắt đầu trổ mă, th́ hai ngôi nhà bị khuất sau một khu rừng rậm rạp v́ có quá nhiều hào kiệt mang cây Si đến trồng trước nhà.
    - Một Ông Đốc ( Đốc học Chánh ) tận tụy với nghề là Thầy Vơ Văn Giáp,trong tờ khai sinh đầu tiên của ông, chánh lục bộ ghi tên ông là Vơ thị Giáp, ngoài giờ làm việc thầy thường đạp xe đạp ḷng ṿng các đường quanh trường, để kiểm soát học sinh không chịu về nhà, đi chơi lang thang : bắn kè, đánh đáo ...cũng như trước giờ học, Ông đi quanh các đường quanh trường, để đuổi những gánh hàng rong, thức ăn bám bụi có thể có hại cho sức khoẻ của học sinh. Thầy cũng là Hiệu Trưởng tiên khởi của Trường Trung Học Công Lập G̣ Công , Thầy qua đời tại Vĩnh Long, trong sự chăm sóc tận t́nh của người con trai lớn là Bác Sĩ Vơ Văn Kỷ.
    -Một thầy Giáo từng nổi tiếng là cầu thủ có hạng của tỉnh G̣ Công, Thầy có biệt danh là " xe lửa Biên Ḥa " v́ trong trận đấu, thầy tranh banh chạy rất nhanh, đó là Thầy Giáo Núi.Thầy rất hiền, đạo đức, lúc tôi học, thầy dạy lớp nh́, tại trường Nam Tiểu Học Tỉnh Lỵ
    - Một trọng tài mà dân ghiền đá banh G̣ Công đều có cảm t́nh, đặc cách phong danh hiệu FIFA ...miệng cho Ông đó là Chú ba Toản, Ông nhỏ con nhưng lanh lẹ, xử phạt phân minh( đôi khi cũng phạt vị nễ đội nhà), Ông cầm c̣i trọng tài trên sân cỏ G̣ Công có lẽ trên 30 năm, chưa có một cầu thủ nào dám ...lỗ măng với ông.Nghề tay mặt của Ông là thợ thiếc
    - Vô địch quần vợt suốt một thời gian thật dài đó là thầy giáo Châu văn Lượng ( Con trai Ông Đốc Phủ Độ ) Ông đánh banh hay mà diễu cũng hay, v́ không có đối thủ, nên mỗi khi ra sân thầy đều phải chấp đối phương, h́nh thức chấp của thầy cũng rất ngộ nghỉnh, Thầy có khi tay xách vợt, tay xách một thùng thiếc, cứ đánh một trái banh xong phải gỏ vào thùng một cái, có lúc ông đánh một tay tay c̣n lại thọt vô quần ...
    Thầy cũng là một thể tháo gia của tỉnh G̣ Công, thập niên 50, G̣ Công thường tổ chức đua xe đạp, đội cua rơ của tỉnh nhà khá đông ( thỉnh thoảng cũng có một vài xe ...sườn ngang dự thi ), thầy thường dẫn đầu đường đua bằng chiếc xe ..ếch pà của thầy, ngoài ra thầy cũng là một đệ tử ...Lưu Linh có hạng, có lẽ do đánh banh cá độ nên uống quen miệng, thầy từng là chủ quán nhậu trước 75 tại G̣ công .Trước ngày nghỉ hưu Thầy là giáo sư Thể Dục của Trường Trung Học G̣ Công
    - Một học sinh trung học G̣ công, hoàn tất chương tŕnh trung học trong ṿng 4 năm đó là tṛ Nguyễn văn Tám, sinh năm 1948 tại làng B́nh Xuân G̣ Công,có cha theo Việt Minh mất tích, v́ ở làng quê nên đi học trể, lẽ ra tuổi của tṛ phải học khóa 5 của trường, th́ tṛ học tới khoá 9, cuối năm đệ lục tṛ đậu Trung Học Đệ nhất cấp, sang trường Bán Công, tṛ học đệ nhị và đậu tú tái phần một, trở lại trường công, học năm đệ nhất và đậu tú tái 2 ban B, nhờ hoàn cảnh gia đ́nh có anh trong quân đội, tṛ được hoăn dịch và lấy xong bằng cử nhân tại trường Luật Sài G̣n ( hiện sống ở Cali)
    - Trong trận hải chiến với quân Trung Cộng tại đảo Hoàng Sa, một cưụ học sinh trường trung học G̣ Công, có góp phần xương máu, đó là tṛ Ngô văn Ơn, khoá 8 T.H.G.C.Các chiến hữu c̣n sống sót cho biết Ơn bị thương găy tay, trước khi tàu ch́m và đeo được phao an toàn, bơi trên biển, nhưng sau đó mất tích. Hạ sĩ Ngô Văn Ơn
    - Một phó thị trưởng hành chánh Mỹ Tho, sau 75 không bị VC bắt bỏ tù đó là Anh Vơ Văn Phận, cựu học sinh xuất sắc của khóa 2 Trung Học G̣ Công, Anh xuất thân là giáo viên Sư phạm Cấp Tốc Sài G̣n, đậu cử nhân luật vào học Cao Học Q.G.H.C ra trường giữ chức Phó thị Trưởng Mỹ Tho, quan phó rất thanh liêm và yêu mến dân, hiện sống bằng nghề nuôi heo tại GC, có lẽ buồn đời, anh trở thành một đệ tử lưu linh rất có hạng tại G̣ Công.
    -Trường Trung Học G̣ Công có hai tṛ học miễn một tuổi đó là tṛ Bùi Oanh Yến( sinh năm 1947 ) khoá 3 và tṛ Nguyễn Ngọc Bích( Sinh năm 1949 ) khoá 5, Đặc biệt tṛ Yến là học sinh trường có 2 năm, tam ban A và đệ nhị ban B. Tṛ Bích chỉ học duy nhất có 1 năm lớp đệ tam B1. Và đặc biệt là cả hai đều là con của hai ông hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Quang và Bùi văn Tuấn
    -Một cựu học sinh Trung Học GC có cấp bậc cao nhất trong QLVNCH đó là anh Lê Tuấn Trí, cựu học sinh khoá 3 Trung Học G̣ Công,Cựu sinh viên sĩ quan khoá 21 Đà lạt, Anh mang cấp Trung Tá, chức vụ Trung Đoàn Trưởng thuộc Sư Đoàn Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà, trước khi trời sập, Anh chỉ huy Trung Đoàn ( vừa tái phối trí từ vùng 2 về ) tăng phái cho mặt trận Long An, Trung Đoàn Anh đă xoá tên nhiều tiểu Đoàn chính quy Bắc Việt, hiện anh đang sống tại Arizona
    - Một cựu học sinh GC thăng cấp nhanh nhất đó là Anh Nguyễn Văn Huỳnh, gốc Xă Thạnh Trị, Cựu học sinh khóa 6 THGC, xuất thân khóa 8/68 Thủ Đức, Tháng 4-75 đặc cách Thiếu Tá ( ra trường gần 6 năm thăng 4 cấp ) đă chỉ huy Tiểu Đoàn ( thuộc Trung Đoàn 12 ) đánh tan một tiểu đoàn chính quy Bắc Việt, tại mặt trận Long An, trong những ngày cuối cuộc chiến, Anh cũng là một cựu tù chính trị lâu nhất của trường THGC : 12 năm rưởi, lưu đày từ Nam ra Bắc ...Người thứ hai là Anh Nguyễn Duy Chí, gốc người Cầu Nổi, Cựu học sinh khóa 8 THGC, xuất thân khóa 6/69 Đồng Đế, mang cấp bậc Đại Úy chức vụ Đại Đội Trưởng Trinh Sát thuộc Trung Đ̣an 11 vào Tháng 3-75 .Huỳnh và Chí đều bị lưu đày ra đất Bắc.
    -Một cựu học sinh G̣ công thăng cấp chậm nhất là Anh Vơ Văn Kiến, cựu học sinh khóa 7 THGC, xuất thân khóa 2/69 ( Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung & ĐĐ31, TĐ3 Thủ Đức ) xong giai đoạn 2 gắn Alpha chuyển qua quân trường không quân, ngày trời sập Anh vừa phục chức Binh nh́ thuộc SĐ 9 BB...sau mấy tháng làm Lao Công Đào Binh. Sau 75, anh sống bằng nghề dạy học, tại Cao Lảnh, hiện nghỉ hưu và đang mang bệnh ...phải ăn bằng ống dẫn.
    - Các cựu học sinh trường Nam Tiểu Học GC thập niên 50-60, có lẽ đều có ngồi trên hai cục đá tṛn làm bằng đá mài, đặt bên hướng Tây góc hồ tắm, cạnh ngă tư đường Gia Long, cánh trái là đường A. De . Rhôdes( trước trường nữ Tiểu học ) và đường Trương Công Định ( trước Trường nam Tiểu Học ), màu đỏ thẫm, trông rất đẹp mắt, hai viên đá nầy là công tŕnh của Chú Thợ Nhâm, người làng Tân Niên Trung thực hiện .
    -Một đám cưới rước dâu bằng trực thăng , chú rể Nguyễn kim Long tự lái, sau đám cưới, C̣ Tường, Trưởng Pḥng Đặc Biệt, Ty Cảnh sát Quốc Gia- G̣ Công nhận được nhiều đơn khiếu nại của dân, gần nơi bải đáp trực thăng, v́ nóc nhà bị gió cánh quạt thổi tróc .
    -Một giọng ca được nhiều cảm t́nh nhất của trường Trung Học G̣ Công nói riêng của Tỉnh GC nói chung đó là chị Huỳnh Thị Thải, cựu học sinh khóa 5 Trung học G̣ Công, là ái nữ của Ông Bà chủ tiệm Nam Hoà Lợi, Chị là ca sỹ Huyền Trinh, nhưng bỏ nghề khi lập gia đ́nh, hiện định cư tại Úc .
    - Một ngôi nhà được xây cạnh Lăng Trương Công Định, gồm một từng lầu mà tất cả 4 bức tường đều đúc bê tông ( nhà xây không sử dụng một viên gạch nào cả ) và chỉ xây với ...2 người thợ mà thôi, Chồng làm thợ chánh, Vợ làm thợ phụ, thời gian kéo quá dài, cũng rất khó nhớ chính xác, có lẽ trên 10 năm mới xây xong, cũng là một kỳ công của một vợ chồng ...người G̣ Công .
    -Ngày Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đi kinh lư Quận G̣ Công, Ông không tới tỉnh bằng đường bộ, cũng không đi bằng đường hàng không mà đi bằng đường biển, tàu cập bến Vàm Láng, có một thiếu nữ mặt áo dài trắng rất duyên dáng đến dâng hoa cho Tổng Thống, thiếu nữ gốc người Tân Niên Tây, tên Đinh Nguyệt Anh, sau là giáo viên trường nữ công và chuyển qua làm ở ty nông nghiệp, sau lập gia đ́nh với giáo sư, luật sư Huỳnh văn Bổn .
    - Có một số học sinh Trung Học Công Lập G̣ Công thắc mắc, làm sao biết ḿnh học khóa nào của trường, dễ ợt, cứ lấy năm ḿnh đi thi tú tài hai, trừ cho 1961 là sẽ có số khóa ḿnh học. Thí dụ thi tú tài hai năm 1966, ta lấy 1966 trừ cho 1961 sẽ có kết quả là số 5, như vậy tṛ là học sinh khóa 5 trung học G̣ Công .
    Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, bắt quân cán chính đi căi tạo, một h́nh thức lao động khổ sai, Chúng thường lên lớp kêu gọi mọi người hăy quên đi dĩ văng môt thời làm "tay sai Mỹ Nguỵ" hăy hướng về tương lai mà cùng nhau xây dựng Xă Hội Chủ Nghĩa ...mặt khác khi bắt viết kiểm điểm, tự khai, chúng lại bắt anh em phải nhớ rơ từng chi tiết, vừa bắt quên lại vừa bắt nhớ, Cộng Sản thường ...không giống ai ...Tôi cũng lật hơn 8 cuốn lịch, nên trí nhớ dù tốt đến đâu cũng bị chai ṃn đi nhiều...Đất lạ xứ người cũng cố gắng nhớ lại vài chuyện về G̣ Công, gọi là một chút quà trong lúc trà dư tửu hậu ...
    Một vài chuyện đặc biệt về G̣ Công kể hoài c̣n hoài, tiêu biểu nhớ lại một vài chuyện c̣n trong trí, buổi ly hương ghi lại làm quà cho đồng hương gọi là một chút nhớ thương về G̣ Công ...
    Viết tại Kỳ Đà Động, Quư Thu 1999

    THỦY LAN VY

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 188
    Last Post: 30-03-2012, 01:31 AM
  2. Replies: 17
    Last Post: 26-02-2012, 12:31 AM
  3. ĐIỆP VỤ: T̀NH YÊU KHÁC CHIẾN TUYẾN - MÁU - HẬN THÙ - NUỚC MẮT
    By Nguyen Hung Kiet in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 346
    Last Post: 11-10-2011, 11:22 AM
  4. Replies: 8
    Last Post: 04-01-2011, 05:04 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-12-2010, 08:47 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •