Page 124 of 127 FirstFirst ... 2474114120121122123124125126127 LastLast
Results 1,231 to 1,240 of 1261

Thread: CHIẾN TRANH và TỘI ÁC: Cộng Sản - Quốc Gia, ai tàn ác hơn ai?

  1. #1231
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Tất cả hành khác trên chuyến bay Boeing 707 sức chứa 180 ngời không chỉ là 80 cố vấn Mỹ. Mà có cả dân sự; đàn bà trẻ con

    Ngày 25 tháng 3, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đă gắn một quả ḿn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 từ Sài G̣n bay đến Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu th́ ḿn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong v́ tất cả hành khách đă di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân ḿn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả ḿn thay đổ

    ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%...%E1%BB%87t_Nam )

  2. #1232
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Việt Cộng bắt giam luôn cả nhân viên bảo dưỡng ngoại quốc tại VN

    AFP: Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội


    04:51:am 25/10/13 | Tác giả: Đàn Chim Việt

    Bác sĩ Đức Bernhard Diehl, người đă sống sót sau 4 năm bị giam cầm tại Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam vừa quyết định khởi kiện nhà cầm quyền Hà Nội.

    Ông Bernhard Diehl đưa ra quyết định này sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.

    Theo thông tin của báo Focus, bác sĩ Bernhard Diehl thuộc thành phố Mainz, 66 tuổi, trong thời gian ngắn tới đây sẽ gửi đơn khiếu nại tới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva. Vị bác sĩ tâm thần muốn Hà Nội trả lại các giấy tờ và ghi chép của ông ta đă bị nhà cầm quyền tịch thu vào thời điểm đó.

    Diehl bị bắt trong tháng 4 năm 1969 cùng với bốn nhân viên của cơ quan “bảo dưỡng” Malteser tại Nam Việt Nam. Ông bị t́nh nghi là gián điệp, nhưng theo ông, điều này hoàn toàn sai.

    Sau nhiều tháng bị giam cầm, những người nước ngoài này được đưa ra Bắc Việt Nam. Ba trong số năm người Đức đă bỏ mạng v́ không vượt qua nổi sự khắc khổ trong quá tŕnh vượt rừng.


    Từ mùa xuân năm 1970, Diehl đă bị biệt giam ở Hà Nội và 3 năm sau đó ông được tự do.

    (http://www.danchimviet.info/archives...ha-noi/2013/10)

  3. #1233
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Xem thêm h́nh một tội ác cuả Đảng Cộng Sản VN : Việt Minh đấu tố điền chủ.


  4. #1234
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Location
    Sài-G̣n Việt-Nam
    Posts
    84

    AI BÁN ĐỨNG HOÀNG-SA,TRƯỜNG-SA ?

    AI BÁN HOÀNG-SA,TRƯỜNG-SA ?
    Một bài nhận định rất hay mà các bạn trẻ Việt-Nam yêu nước nên đọc !
    -----------

    “Bài viết của kư giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Đông về
    vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
    Saigon – Hanoi – Paracels Islands Dispute – 1974
    Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)
    1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam
    Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đă phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rơ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn
    Khi nước CHXHCN Việt Nam đă từ bỏ chủ nghĩa xă hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, th́ họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đă nói lên điều ngược lại.
    Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đă được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xă hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.
    Những trận đánh này đă đ̣i hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ư thức hệ chính trị. Cái ư thức hệ đó trong quá khứ đă buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nh́n lại th́ không có vẻ ǵ là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ư thức hệ này đă gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào t́nh trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Đôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài G̣n .
    Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đă bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rơ ràng là những lời cáo buộc này đă không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rơ ràng là đă có những lúc mà chính quyền Sài G̣n đă thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.
    Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, th́ họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đă bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đă nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
    Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội – vừa mới thống nhất với miền Nam – lại tái tuyên bố chủ quyền của ḿnh trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đă có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đă thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.
    Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rơ ràng là cương vị của phía Việt Nam đă bị yếu thế hơn v́ sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.
    Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đă phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy th́ một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn th́ quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .
    Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi v́ sự im lặng đồng ư ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài G̣n – tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài G̣n đă công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của ḿnh trên Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chế độ Sài G̣n cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), th́ chính phủ Sài G̣n vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của ḿnh trên quần đảo Hoàng Sa.
    Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đă bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lănh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những t́nh trạng rắc rối về chính trị và xă hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đă lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đă thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”
    Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhăn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải v́ những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những ǵ thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mănh liệt của chính quyền Sài G̣n để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.
    Hồ Chí Minh đă có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đă trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nh́n nhận rằng đă có lúc khi mà chính quyền Sài G̣n đă ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.
    2) Đằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo
    Những ǵ đă xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Đông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.
    Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút kư “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quư Đôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đă đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh ch́m 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.
    Lư do chính để Trung Quốc làm như thế đă được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi v́ tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Măn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Để làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đă hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hăng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, th́ cộng sản Việt Nam đă bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Đức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ v́ sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Đức Anh?
    3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.
    Theo tài liệu “Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), th́ Hà Nội đă “dàn xếp” vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đă bảo rằng:
    – Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đă được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lư Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lănh thổ Trung quốc”.
    – Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đă tuyên bố bề rộng của lănh hải Trung Quốc là mười hai hải lư, được áp dụng cho tất cả các lănh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần Đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa …”. Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đă ghi rơ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lănh hải”.
    Đây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Đồng kư gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:
    Thưa Đồng chí Tổng lư,
    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lư rơ:
    Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
    Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
    Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lư lời chào rất trân trọng.
    Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
    PHẠM VĂN ĐỒNG
    Thủ tướng Chính Phủ
    Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Ḥa
    Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đă chỉ đe dọa những lănh thổ mà Việt Nam đă tuyên bố là của ḿnh, và để yên cho các nước khác. Rơ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đă tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa “một cái bánh bao lớn” bởi v́ lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đă nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán “trên giấy tờ” hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.
    V́ sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đă chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và kư ngay một văn kiện đ̣i hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề “một cách công b́nh”
    Về phía Trung Quốc, sau khi đă lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đă tỏ thái độ ôn ḥa đối với Mă Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đă nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
    Sau đó, Phạm Văn Đồng đă chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lư do mà ông ấy đă làm bởi v́ lúc đó là “thời kỳ chiến tranh”. Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:
    “Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đă sẵn sàng chia chác vùng vịnh “mỗi bên một nửa” với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đă vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đă nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đă ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đă kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa – nhóm đảo Hoàng Sa th́ đă nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật th́ ông Đồng đă biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đă phải nói như vậy”.”
    V́ hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đă hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất “tương lai” để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.
    Như ông Đồng đă nói, “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đă phải nói như vậy”. Vậy th́ ai đă tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đă chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.
    4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lănh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Đại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản
    Ngoài cái khoảng cách về địa lư, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lư hành chánh của chế độ Sài G̣n vốn không thân thiện ǵ. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă nó́ với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, th́ những quần đảo này thuộc về lănh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).
    Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lănh hải của họ đến 12 hải lư, đă xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lănh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đă lên tiếng nh́n nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đă ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lănh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: “Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc” (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 — Beijing Review 25/8/1979, trang 25 — Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đă được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)
    5) Tại sao ?
    Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài “Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam” trong bộ tài liệu “Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái B́nh Dương” của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] : Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đă thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc th́ có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đă không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đă đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đă chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đă tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lănh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.
    Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đă thú nhận:
    “Các nhà lănh đạo của chúng tôi đă có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lănh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đă phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hăn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đă phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, t́nh hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đă cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đ̣i hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lănh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết v́ nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”
    Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng ǵ đến nền tảng lịch sử và pháp lư trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa” (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xă Việt Nam ngày 3/12/1992)
    Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đă tố cáo phía trên là sự thật. Những ǵ xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.
    Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lư do rất rơ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nh́n nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đă muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách “đổi mới” của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xă hội.”
    Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

  5. #1235
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Location
    Sài-G̣n Việt-Nam
    Posts
    84

    T̀M THẤY THÊM MỘT BÀI BÁO VIẾT VỀ SỰ TÀN SÁT CỦA CS TRONG TẾT MẬU THÂN

    Cuộc thảm sát tại Huế
    Báo TIME xuất bản ngày 31-10-1969

    “Lúc đầu th́ họ không dám bước xuống gịng suối”, một trong những người thuộc toán t́m kiếm kể lại. “Nhưng mặt trời đang lặn và cuối cùng th́ chúng tôi bước xuống nước, cầu nguyện cùng những người chết xin hăy thông cảm cho chúng tôi”. Những người thuộc toán t́m kiếm, khảo sát gịng suối cạn trong một khe núi ở phía nam thành phố Huế đă cầu nguyện cho sự thông cảm v́ những người chết nằm ở đây đă không được chôn cất suốt 19 tháng trời, mà theo tín ngưỡng Việt Nam th́ linh hồn của họ bị trừng phạt phải vất vưởng ở thế gian do hậu quả đó. Trong ḍng suối, toán t́m kiếm đă t́m thấy những ǵ mà họ đang t́m kiếm – khoảng 250 xương sọ và một đống xương người. “Các tṛng mắt th́ sâu và đen, và nước suối chảy tràn qua các xương sườn”, một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết.
    Sự khám phá kinh khiếp này vào hồi cuối tháng trước đă nâng tổng số lên khoảng 2,300 xác của đàn ông, đàn bà và trẻ con được đào lên chung quanh thành phố Huế. Tất cả đă bị cộng sản hành quyết vào khoảng thời gian 25 ngày Việt cộng tấn công mănh liệt vào thành phố, trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Những xác chết trong ḍng suối ở Nam Ḥa thuộc về 398 người đàn ông ở quận Phủ Cam một khu vực của thành phố Huế. Vào ngày thứ 5 của cuộc tấn công, bộ đội Cộng sản xuất hiện tại nhà thờ chính ṭa Phủ Cam, nơi những người đàn ông này trú ẩn cùng gia đ́nh họ, và dẫn họ đi. Bộ đội Cộng sản nói rằng những người đàn ông sẽ được tuyên truyền học tập và cho phép trở về, nhưng gia đ́nh họ đă không bao giờ nghe ǵ về họ nữa. Tại chân núi Nam Ḥa, cách mười dặm từ nhà thờ chính ṭa, những người bị bắt đă bị bắn hoặc đập cho đến chết.
    Những ngôi mộ tập thể lộ thiên.
    Khi cuộc tấn công vào Huế chấm dứt ngày 24-02-1968, khoảng 3,500 thường dân bị mất tích. Một số rơ ràng là bị chết trong lúc loạn lạc và nằm chôn vùi dưới những đống gạch đổ nát. Nhưng khi dân chúng và quân đội chính quyền bắt đầu việc dọn dẹp, th́ họ gặp phải nhiều ngôi mộ tập thể được chôn vội vàng ở phía tây Thành Nội, là một cổ thành bao bọc hoàng cung cũ của Huế. Khoảng 150 xác người được đào lên từ nấm mồ tập thể đầu tiên, nhiều xác bị cột lại với nhau bằng dây kẽm và bằng dây lạt tre. Một số bị bắn, c̣n số khác th́ rơ ràng là đă bị chôn sống. Hầu hết các nạn nhân là viên chức chính phủ hoặc những người làm việc cho Mỹ, bị bắt đi trong một cuộc lục soát từng cửa nhà người dân do cán binh Cộng sản có cầm theo những danh sách đen với đầy đủ chi tiết. Nhiều ngôi mộ tương tự đă t́m thấy bên trong thành phố và ở phía tây nam, gần khu vực lăng tẩm của các hoàng đế Việt Nam. Trong số các xác được đào lên có thi hài của 3 vị bác sĩ người Đức làm việc tại Viện Đại học Huế.
    Chiến dịch t́m kiếm.
    Trong suốt năm đầu tiên sau biến cố Tết Mậu Thân, có nhiều tin đồn dai dẳng cho rằng có nhiều sự kinh khiếp đă xảy ra trong những đụn cát ở phía tây nam thành phố. Hồi tháng 3 năm ngoái, một nông dân đă vướng chân vào một sợi dây kẽm, khi ông ta lôi kéo sợi dây kẽm th́ một mảnh xương tay ḷi lên khỏi đống cát. Chính quyền lập tức phát động một chiến dịch t́m kiếm. “Có một số dải đất nơi mà cỏ mọc dài và rất xanh tươi một cách bất b́nh thường”, phóng viên thường trực William Marmon của tạp chí TIME tường tŕnh hồi tuần trước tại Huế. “Bên dưới những chùm cỏ dại tươi tốt một cách bí hiểm này là những nấm mồ tập thể, cứ 20 đến 40 xác vào một mộ. Khi tin tức về sự khám phá này trở nên rơ ràng, th́ công việc làm ăn được tạm ngưng và từng đoàn người kéo ra Phú Thứ để t́m kiếm thân nhân mất tích đă lâu, sàng lọc qua từng mớ quần áo giầy dép và vật dụng cá nhân. H́nh như họ hy vọng rằng họ sẽ t́m được ai đó và đồng thời cũng hy vọng rằng họ sẽ không t́m được người nào”, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Cuối cùng th́ 24 địa điểm đă được đào lên và thi hài của 809 người đă được t́m thấy.
    Vụ khám phá ở gịng suối thuộc quận Nam Ḥa không xảy ra cho đến hồi tháng trước – sau một lời khai báo của một cán binh cộng sản về hồi chánh. Gịng suối và cái bí mật khủng khiếp đă được giấu kín dưới tàn cây rừng rất rậm rạp cho đến nỗi các băi đáp phải được dọn dẹp bằng chất nổ trước khi trực thăng có thể đáp xuống để thả các toán t́m kiếm. Trong 3 tuần lễ, thi hài của các nạn nhân được để trên các kệ dài trong một trường học gần đó, và hàng trăm người dân Huế đă đến để nhận diện thân nhân mất tích của họ.
    Sự tuyên truyền lơ là.
    Điều ǵ đă khiến cộng sản gây ra cuộc thảm sát? Nhiều người dân Huế cho rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng xuống từ Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ một cách chắc chắn, đơn giản hơn là cộng sản đă mất tinh thần. Họ đă bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đă không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế phần thắng bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, th́ rơ ràng là Việt cộng đă hoảng sợ và giết sạch các tù nhân để rảnh tay tẩu thoát.
    Chính quyền VNCH, cho rằng Việt cộng đă giết chết 25,000 thường dân từ năm 1957 và bắt cóc thêm 46,000 người khác, đă lơ là trong việc dùng vụ thảm sát để tuyên truyền. Tại Huế th́ không phải cần đến chuyện đó. Theo Đại tá Lê Văn Thân, tỉnh trưởng địa phương, th́ “Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mọi người đều biết rằng Việt cộng sẽ giết họ, không cần biết đến lập trường chính trị”. Nỗi suy nghĩ sợ hăi đó đă ám ảnh nhiều người dân miền Nam, nhất là những người làm việc cho chính phủ của họ hoặc cho người Mỹ. Với sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ đang bắt đầu, vụ thảm sát tại Huế có lẽ đă đưa ra một thí dụ rùng rợn của những ǵ có thể sẽ xảy ra trong tương lai”.

    http://content.time.com/time/magazin...839103,00.html

  6. #1236
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Location
    Sài-G̣n Việt-Nam
    Posts
    84

    V̀ SAO TƯỚNG LOAN XỬ TỬ TÊN BẢY LÉM TRONG TẾT MẬU THÂN ?

    CON ONG. Bán Nguyệt San ấn hành ở Houston, Texas. Số 179. Tháng 2, 2006.
    Bài “Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa.”
    Cao Hồng Lê.

    Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung tâm Hành quân Bộ Tổng tham mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết tŕnh về t́nh h́nh chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..
    Sau Tướng NN Loan là phần thuyết tŕnh của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Đại Tá nói tới một tin mà ở Trung tâm Hành quân Bộ Tổng Tham Mưu nhiều người đă nghe nói. Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết giáp binh của ta ở G̣ Vấp bị địch tấn công, quân ta phản công mạnh nên bọn VC đă phải tháo lui. Kho đạn G̣ Vấp bị một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. đúng lúc bọn VC kéo vào kho đạn th́ vị sĩ quan trực kho đạn cho phát động hệ thống phá hoại. Kho đạn nổ tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác. Ông Trung úy quân cụ trực kho đạn, người cho kho đạn phát nổ, bị sức ép của hàng ngàn tấn đạn làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó ḷng sống sót, dù ông được tải thương về ngay Tổng y viện Cộng Ḥa cứu cấp. Nghe nói đến đây, tự nhiên Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:
    -" Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống G̣ Vấp. muời phút “moa” về liền! "
    Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi pḥng. Đaị tá trưởng pḥng 3 Bộ Tổng tham mưu, chạy theo, nói với:
    -" Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông."
    Ông Đại Tá đưa cho tôi cái máy truyền tin HT1, máy to, nặng nhưng cách xử dụng cũng giống như cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:
    - “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi t́nh h́nh ở đó ra sao, có ǵ gọi về cho “moa” biết ngay.
    Chuyện được sai đi cấp kỳ như vậy đối với tôi đă quá quen. Ông Đại tá là niên trưởng Vơ Bị của tôi, tôi đă làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi, tôi cầm ngay cái máy truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực thăng. Chỉ 2 phút sau trực thăng đáp xuống sân kho đạn G̣ Vấp. Ở đó một đaị đội Dù đă tái chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đă nổ hết. Xác bọn VC tan tành thành những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy c̣ng queo, rải rác khắp nơi.
    Sau khi xem kho đạn, Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ huy Thiết giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ huy thiết giáp không bị tổn hại ǵ nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ phá, nhưng VC không vào được trong trụ sở v́ binh sĩ thiết giáp tập trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “đột phá khẩu của VC”. Các đơn vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc pḥng thủ Traị gia Binh Thiết giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đă xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.
    Một Trung úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, c̣n quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, binh chủng Thiết Giáp, đă giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đ́nh vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đă phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.
    Khi mở cửa hầm ra th́… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nh́n thấy: Cả gia đ́nh Đại tá Tuấn vẫn c̣n nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu ĺa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông ngoại cũng bị VC chặt đầu.
    Tướng NN Loan đứng nh́n thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đ́nh Đại Tá Tuấn.
    Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi c̣n nhớ:
    -" Địt cụ thằng nào từ nay bắt được Việt cộng c̣n cho nó làm tù binh ! "
    Về đến Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan không vào Trung tâm Hành quân, ông lên xe jeep đi ngay đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào pḥng báo cáo với các vị đang họp những ǵ tôi thấy ở kho đạn G̣ Vấp và ở Bộ Chỉ huy Thiết giáp. C̣n xúc động v́ những h́nh ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập cà lập cập, không rơ ràng chút nào. Đaị tá C, trưởng ban 2 của Trung tâm Hành quân hỏi tôi có chụp được tấm h́nh nào không? khi biết tôi không đem theo máy ảnh, ông cho nhân viên của ông đi G̣ Vấp chụp h́nh ngay.
    Không biết những tấm h́nh đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm h́nh đó bây giờ th́ đó là những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn cán binh CS khi chúng vào được một trại gia binh của quân đội ta ở Sài G̣n trong trận Tết Mậu thân.
    Hai ngày sau, khi lực lượng Cảnh sát Dă chiến đánh phá một hang ổ của VC ở gần chùa Ấn Quang, bắt sống được ở đây tên sĩ quan VC chỉ huy cánh quân đánh vào Kho đạn G̣ Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta trói tay nó, dẫn giải về traị tù binh, dọc đường tên VC đó gặp Tướng Loan. Và cái ǵ đă xảy ra th́ cả thế giới đều biết (do người phóng viên nhiếp ảnh Mỹ chụp được tấm h́nh giật gân), Tướng NN Loan dí súng vào đầu tên VC mặt hung ác, ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm h́nh này mà người phóng viên Mỹ nổi danh, cũng v́ cái h́nh này mà Tướng Loan đă bị một số người Mỹ chụp cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )
    Khi là Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia, là cái chỗ “ho ra bạc, khạc ra tiền”, Tướng NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào băng tham nhũng Đệ nhị Cộng ḥa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói: “ tôi làm nhiệm vụ của tôi..” th́ đúng quá c̣n ǵ nữa. Nghe nói quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đă phải chịu nhiều khổ tâm v́ người ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức h́nh ông xử tử tên VC trong trận Tết Mậu Thân. Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng niệm này là “Một Ṿng hoa muộn, một nén hương thêm” cầu chúc anh hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin bà Quả phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với quí gia đ́nh.

    Cao Hồng Lê
    Last edited by NGUYỄN SÀI-G̉N; 18-11-2013 at 10:47 AM.

  7. #1237
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Location
    Sài-G̣n Việt-Nam
    Posts
    84

    NỖI ĐAU MẬU THÂN VẪN C̉N MĂI

    Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba. Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố. Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dơi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam.
    Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngơ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đă về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đă hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn. Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá. Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người c̣n đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đă về hưu. Chỉ huy toán vơ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và măi mấy hôm sau gia đ́nh mới lén lút mang về chôn cất.
    Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, th́ gia đ́nh Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường th́ bị Việt Cộng chặn lại, Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đ́nh và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng c̣n rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm , ḿ gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy. Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.

    Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre. Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử h́nh, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngă xuống giao thông hào. Giữa tiếng la khóc, van xin, năo ḷng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”. Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đă trở thành mặt bằng, nhưng đất c̣n cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.
    Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngă ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đă trải qua những giây phút kinh hoàng, đào hố, lấp đất chôn đồng bào ruột thịt của ḿnh
    Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đă trốn thoát được, chạy về phía pḥng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở. Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đă đi t́m lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đă bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.
    Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của ḿnh, không muốn nh́n lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một ḍng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi. Có ai lại ghê sợ chính với quê hương ḿnh. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những ǵ đă xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn ṿ xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.
    Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đă dành cho nhà văn Nam Dao trong chương tŕnh phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đă xúc động v́ hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo. Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, v́ không chịu đựng nỗi đau đớn, dày ṿ đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí năo để hồi tưởng những câu chuyện cũ.
    Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những ǵ anh đă trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào ḿnh, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang c̣n ngự trị, làm t́nh làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không c̣n lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng ngh́n đồng bào Huế vô tội của chúng ta.
    Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!

    Huy Phương

  8. #1238
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Không có một phóng viên tây phương nào được phép có mặt tại chổ để chụp h́nh những cảnh này

    Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, c̣n quàn tại chỗ,
    .................... .................... .................... .................... .................... ...............

    Cả gia đ́nh Đại Tá Tuấn vẫn c̣n nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu ĺa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.

  9. #1239
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Viet Cong Use Terror As Political Weapon : Việt Cộng dùng khủng bố như một thứ vũ khí chính trị.

    Link: http://news.google.com/newspapers?ni...g=7392,1096890
    Nhật Báo: Herald-Journal
    Date : Oct 6,1968
    Page : 5 of 38
    Title : Viet Cong Use Terror As Political Weapon
    Trích Đoạn:

    Villages Government belongs to Enemy
    Những xă cuả chính phủ bị thuộc về quân thù.

    For this night the tiny seat of government in an impoverished corner of the Mekong Delta belonged to the enemy. The porch, normally a place where children played and squatting men discussed their corps ,had become a kangaroo court,

    Trong đêm nay cái trụ sở nhỏ cuả chính phủ trong một góc không màu mỡ cuả vùng châu thổ song Cửu Long bị thuộc về quân thù.Cổng làng thường là chổ nơi trẻ con chơi đùa và đám đàn ông ngồi nói chuyện về mùa màng; trở nên toà án xử theo luật rừng.


    Thanh was surround by guerrillas dresses in peasant clothes and armed with modern Russian and Chinese weapons. Others Viet Cong arrivered driving the villagers to the trial.

    Ông Thanh bị bao quanh bởi những du kích mặc thường phục được trang bị vũ khí cuả Nga Tàu tối tân. Những tên Việt Cộng khác đang điều khiển dân làng tới chổ xử án.

    The dislike, Distrusted and corrupt village policeman, a popular school teacher and un innocuous government census taker were brought under guard.

    Một cảnh sát viên làng bị căm thù;bị nghi ngờ tham nhũng; một giáo viên trường làng và một nhân viên kiểm tra dân số cuả chính phủ thuộc loại vô thưởng vô phạt được bọn lính canh dẫn ra.

    The peasants knew well the drama that was unfolding. In the past 10 years such things have happened many thousands of times in Vietnam’s countryside. The villagers knew they could not prevent the latest reprieve, except at the cost of their own lives.

    Dân làng biết qúa rơ vở kịch đă được bộc lộ ra.Trong 10 năm qua những việc tưong tự như vậy đă xảy ra hàng ngàn lần tại những làng quê Việt Nam.Dân làng biết họ không thể nào ngăn cản để hoăn bản án tử h́nh vào giờ chót; Trừ phi họ muốn mất mạng.


    The hamlet chief, his wife and his three years old daughter were forced to squat in the muddy yard while the Viet Cong leader opened the show trial.

    Ông xă trưởng; vợ ông và đứa con gái ba tuổi bị buộc phải ngồi xổm trong vùng đất x́nh lầy khi tên chỉ huy trưởng Việt Cộng bắt đầu khai mạc phiên xử.


    The charges: “ Serving as a lackey and spy for the imperialists . Stealing money ( taxes) from the people for the corrupt Saigon puppet regime .Stiffling the just revolutionary aspirations of the people.”

    The sentence : “ death “

    Tội trạng : “ Phục vụ như một tên tay sai và chỉ điểm cho đế quốc.Cướp đoạt tiền bạc cuả nhân dân cho chính quyền thối nát bù nh́n Sài G̣n.Khắc nghiệt với nguyện vọng cách mạng chính đáng của nhân dân.

    Tuyên án : “ Tử h́nh “.


    A Viet Cong with his weapon slung across his shoulder flexed a length of rope in his hands and stepped quickly behind the condemned man . A deft flick and the rope was around Thanh’s neck .Many of the villagers turned away .As Thanh’s body slumped to the ground, an other guerrilla opened fire on the family, riddling the mother and hitting the little girl several times in the head .

    Một tên Việt Cộng với khẩu súng lủng lẳng trên vai gấp sợi dây thừng vào tay và nhanh chóng bước ra sau người bị buộc tội. Một cú đánh gọn và sợi giây thừng xiết quanh cổ cuả ông Thanh. Nhiều nguời dân làng quay mặt đi. Khi thi thể Thanh đổ nhào xuống đất, một tên du kích khác nă đạn vào gia đ́nh; Bắn thủng lổ chổ người mẹ và nện vài viên vào đầu đưá bé gái.
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 24-11-2013 at 04:07 AM.

  10. #1240
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Location
    Sài-G̣n Việt-Nam
    Posts
    84

    TIN CỘNG SẢN TH̀ BÁN LÚA GIỐNG

    [QUOTE=Nói lên sự thật;123799]Những bức ảnh NDTV đưa lên đó không nói lên được điều ǵ cả. Lấy ǵ để chứng minh là do VC hay bom pháo của Mỹ giết ?

    Hăy xem Wikypedia để thấy VNCH tuyen truyền như thế nào
    :http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%B...%ADu_Th%C3%A2n

    Dẫn chứng mà dùng Vi-wikileaks là bù trất, wikileaks khi chuyển ngử qua tiếng nước nào, th́ dùng chuyên viên của nước đó, đó là cơ hội cho các ông cộng sản nhà ta tha hồ múa gậy vường hoang, nhất là các bài viết có liên quan đến các vấn đề quốc-Cộng.
    Cùng là một bài viết ( ví dụ như về tết Mậu Thân) quư vị độc giả cứ so sánh giửa phần Anh ngữ và Việt ngữ th́ thấy, bọn CS nó múa gậy vừờn hoang, phịa đặt như thế nào ở phần Việt ngữ !
    C̣n trên báo chí của chúng,có ai tin những bài như :"
    Báo An Ninh Thế Giới gần đây có bài ca ngợi chiến công của quân dân Quảng B́nh và không quân VN như sau:
    "....Năm 1971 sân bay dă chiến khe Gát (Tuyên Hóa). Bộ đội không quân đă ém máy bay Mig 21 ở đây và xuất kích tiêu diệt được 2 HÀNG KHÔNG MẪU HẠM của Mỹ tại biển Lư Ḥa và Đồng Hới. Đó là chiến công có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân dân ở Quảng B́nh...."
    Hay là bài:"Tay không quật ngă trực thăng UH-1 của Mỹ-ngụy":
    "Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đă đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két th́ ông Kiểm lao người lên dùng hai tay gh́ càng máy bay xuống.
    Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy th́ đă bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác."
    Những chuyện trên,nói ra con nít nó vẫn biết là xạo mà báo chí vẫn vô tư đăng lên, cứ như là 90 triệu dân Việt là đồ ngu hết thảy!
    Bọn chúng c̣n bịa đặt ra chuyện Bảy Nhu nửa chứ ! nếu mà nhân vật Bảy Như có những hành động tàn ác như trên thật,th́ chúng đă giết ông mất xác từ năm 75 rồi, chứ ở đó mà sống tới ngày nay! chẳng qua bây giờ chúng muốn nói ǵ th́ nói, cái ǵ ông cũng ừ tất, miễn sao chúng để cho ông sống yên ổn lúc tuổi già,chứ hơi đâu mà cải chính.
    Đối với cộng sản,chỉ có người khùng mới tin chúng!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. CHIẾN TRANH và TỘI ÁC: Tội ác chiến tranh VN
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 5
    Last Post: 21-11-2012, 12:52 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 24-03-2012, 09:31 PM
  3. CHIẾN TRANH TẦU - VIỆT CỘNG ...?
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 17-08-2011, 12:01 PM
  4. Replies: 24
    Last Post: 28-07-2011, 02:18 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 30-12-2010, 12:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •