Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 13 of 13

Thread: Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa

    Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa
    Tài Liệu Đặc Biệt : Quốc Kỳ Việt Nam
    Nguồn Gốc & Lẽ Chính Thống





    - Sự thật 11 : Khí thế "cách mạng" đă bị đảng CSĐD triệt tiêu. Chỉ vài tháng sau, người Pháp được sự đồng thuận của Đồng Minh, trở lại Việt Nam, đổ quân tái chiếm miền Nam, rồi tiến ra Trung và Bắc Kỳ. Trước sức mạnh quân sự của Pháp, ông Hồ Chí Minh đă liên lạc và xin kư thỏa ước với Pháp, chấp nhận đứng trong "Liên Hiệp Pháp", trái hẳn với lời tuyên thệ của ông trong ngày 2-9, rằng ông sẽ "không bao giờ thương thuyết hay hợp tác với Pháp". Đây là một trong những bằng chứng rằng những người cộng sản luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên danh dự của dân tộc.


    IV. Kết Luận


    Chúng ta đă lược qua bối cảnh lịch sử của những lá "quốc kỳ" Việt Nam và các chế độ trong thời cận kim đến nay để nghiệm thấy rằng: Việt sử là của cả quốc dân qua các thời đại chứ không phải của riêng một chế độ nào. Những ǵ được tạo nên bằng thủ đoạn và bạo lực sẽ không được tồn tại lâu dài, v́ những yếu tố đó không là bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam.

    Sau hơn nửa thế kỷ, những sử gia Việt Nam nên nh́n cuộc chính biến tháng 8 năm 1945 một cách khách quan, để có thể đồng ư rằng cuộc chính biến ấy quả thật có một số đặc tính biểu kiến của một cuộc "cách mạng quần chúng" và có h́nh thái "độc lập tự quyết". Nhưng v́ những thủ đoạn hiểm độc trước và sau khi nắm được chính quyền, với lư tưởng phi dân tộc, và với cứu cánh độc tôn đảng trị, đảng CSĐD đă làm mất đi chính nghĩa cao quư của một cuộc "cách mạng dân chủ đích thực". Mặt khác, tính chất "độc lập tự quyết" của cuộc chính biến cũng bị lu mờ v́ hành động "thiếu đại đoàn kết toàn dân" mà đảng CSĐD đă phát khởi qua các cuộc sát hại dân lành và các đảng phái đối lập một cách khốc liệt. Cờ Đỏ đă được khai sinh nhờ các thủ đoạn "phi dân tộc" đó.

    Ngược lại, Cờ Vàng xuất hiện hơn trăm năm về trước, thể hiện ước vọng độc lập, tự do và dân chủ của dân tộc, sẽ được hậu duệ Việt Nam tiếp tục trân quư như một đặc sản truyền thống của dân tộc. V́ vậy, Cờ Vàng măi măi là "Quốc Kỳ" trong trái tim người Việt hải ngoại và đại khối đồng bào "không cộng sản" tại quốc nội. Sẽ có ngày Cờ Vàng trở lại cương vị Quốc Kỳ trên quê hương Việt Nam như đă hai lần xuất hiện trong quá khứ.


    Tài Liệu Tham Khảo :


    - Việt Nam Sử Lược, quyển 2, Trần Trọng Kim, 1971

    - Việt Sử Tân Biên, quyển V, VI, và VII, Phạm Văn Sơn, 1972

    - Việt Sử Toàn Thư: Phạm Văn Sơn, 1983

    - Vietnam : Nation Under Stress, Robert Scigliano, Houghton Mifflin, Boston, 1963.

    - Vietnam : A History, Stanley Karnow, The Viking Press, New York, 1983

    - Tập San Chính Nghĩa, số 1, ngày 03/01/1983, New Orleans, LA, USA, "Thân Thế và Sự Nghiệp của Ngô Đ́nh Diệm".

    - Vietnam Crisis, Stephen Pan & Daniel Lyons, 1966

    - Đặc San Huế 2000, tháng 06/2000, bài "Triều Đ́nh Nhà Nguyễn"", Lê Quốc Việt.

    - Website của Worldstatesmen <http://www.worldstatesmen.o rg/Vietnam.html>

    - Việt Nam : Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, Tập I, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử VN Hiện Đại, 2002

    - Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hoàng Văn Đào, 1970

    - The World Book Encyclopedia, The Quarrie Corporation, 1917-1959.

    - Việt Nam Niên Biểu, Tập A : 1939 - 1946, Chính Đạo, 1996

    - Cách Mạng và Hành Động, Nghiêm Xuân Hồng, 1962

    - Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, Phạm Phong Dinh, 2001

    - Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng 1939-1954, Đoàn Thêm, 1960

    - Hán Việt Từ Điển, Đào Duy Anh, 1957

    - Website của Free Vietnam <http://www.vietfederation.c a/flag.htm>

    - Website của Thông Tấn Xă Nhà Nước Việt Nam <http://www.vnnews.com/coci/0102/02.htm>

    - Website của Đảng CSVN <http://www.cpv.org.vn/cpv/>

    - Website của National http://www.sfc.keio.ac.jp/apd/minh/f...em_anthem.html

    - Website của Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Kỳ Việt Nam: "The National Flag of the Free Vietnam", Phạm Kim Thư

    - Vietnam 1945 - The derailed revolution By Jim Hensman

    - "Nhận Định về Lá Cờ Quẻ Càn", Đặc San Văn Lang

    - "Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà", GS Nguyễn Ngọc Huy

    - Website của Minesota <http://www.vietnam-minnesota.org/vnflag.html>

    - Website of Workmall.com : Vietnam The General Uprising and Independence

    - http://workmall.com/wfb2001/vietnam/...ependence.html

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa

    Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa
    Lá cờ chính nghĩa




    Lời người viết: Sau khi bài “Mặt trời không bao giờ lặn bên trên lá Cờ vàng ba sọc đỏ” được đăng trên báo và đưa lên web, có một độc giả tự xưng là du học sinh Việt Nam gởi e-mail cho người viết và đưa ra hai câu hỏi: 1) Tại sao người viết nói rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện năm 1948 chứ không phải 1954 khi đất nước bị chia hai? 2) Nếu người viết bảo rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính nghĩa th́ người viết giải thích như thế nào về biến cố 1975? Xin cảm ơn anh du học sinh đă đặt câu hỏi. Sau đây là bài trả lời câu hỏi thứ nhất. Tôi sẽ trả lời câu hỏi thứ hai trong số báo sau.

    1.- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

    Năm 1945, sau thế chiến thứ hai, Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh (VM), một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), nhanh tay chiếm được chính quyền. Vua Bảo Đại (trị v́ 1925-1945) quyết định thoái vị và trao quyền lại cho mặt trận VM. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và ra mắt chính phủ lâm thời, chọn cờ của mặt trận VM là Cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.

    Không đầy mười ngày sau, trung ương đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra chủ trương VM độc quyền cai trị đất nước. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) [Về sau, đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục việc nầy qua điều 4 hiến pháp năm 1992.]

    Để bảo đảm độc tôn quyền lực, về đối nội, VM thực hiện kế hoạch mà VM gọi là “giết tiềm lực” hay “tiêu diệt tiềm lực”, tức là tiêu diệt tất cả các đảng phái và tất cả các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, tất cả những người có khả năng nhưng không cộng tác với VM, có thể nguy hiểm cho VM hay trở thành đối thủ của VM trong tương lai.

    Về đối ngoại, VM nhượng bộ các lực lượng nước ngoài để rảnh tay đối phó với các lực lượng đối kháng trong nước, nhằm duy tŕ việc độc quyền chính trị. Khi Pháp gởi lực lượng, theo quân Anh tái chiếm miền Nam, rồi tiến ra Bắc nhằm thay thế quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng, VM liên tục nhượng bộ. Thấy VM yếu kém, ngày 18-12-1946, Pháp buộc VM phải giao quyền kiểm soát an ninh Hà Nội cho Pháp. Hồ Chí Minh họp trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Nội) trong hai ngày 18 và 19-12-1946, quyết định bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946. (Một nhóm tác giả, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.) Không thể để Pháp bắt và cũng không thể bỏ trốn nhục nhă, quyết định của hội nghị Vạn Phúc nhằm tạo cơ hội cho các nhà lănh đạo VM và đảng CSĐD thoát thân ra khỏi Hà Nội một cách chính thức. Thế là chiến tranh không tuyên chiến xảy ra.

    Trong khi chiến tranh tiếp diễn, VM tiếp tục chủ trương “giết tiềm lực”. Trong các năm 1945, 1946, 1947 trên toàn quốc, VM giết khoảng 100,000 người ở tất cả các cấp từ trung ương xuống tới địa phương làng xă. Đứng đầu danh sách nầy là những nhân vật như Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ, Trương Tử Anh …

    V́ bản năng sinh tồn, những người theo chủ nghĩa dân tộc không cộng sản phải trốn tránh, bỏ ra nước ngoài, hoặc phải đến sinh sống tại vùng do Pháp tái chiếm khi Pháp trở lại Đông Dương, hay chẳng đặng đừng cộng tác với Pháp để thành lập tổ chức hành chánh địa phương tạm thời do Pháp bảo trợ, chống lại VM.

    Ở Nam Kỳ, chính phủ Cộng ḥa Lâm thời Nam Kỳ được thành lập tháng 6-1946, đổi thành chính phủ Nam Kỳ tự trị tháng 2-1947. Cũng trong tháng 2-1947, Pháp thành lập Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ tại Huế. Ra tới Hà Nội, Pháp thành lập Uỷ ban Lâm thời Hành chánh và Xă hội, c̣n được gọi là Hội đồng An dân tháng 5-1947. Tháng 10-1947, ông Nguyễn Văn Xuân, thiếu tướng trong quân đội Pháp, đă từng được Hồ Chí Minh cử làm quốc vụ khanh trong chính phủ VNDCCH ngày 2-9-1945, đứng ra thành lập chính phủ lâm thời Nam Kỳ.

    Việt Minh kết án chung tất cả các tổ chức nầy là Việt gian, tay sai thực dân Pháp. Tuy nhiên nếu những người nầy không hợp tác với Pháp để chống VM cộng sản, bảo toàn sinh mạng của chính họ, th́ không lẽ họ ngồi yên để chờ đợi VM tới bắt giết, như đă từng bắt giết Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi? Nếu Nguyễn Văn Xuân, một tướng lănh trong quân đội Pháp, là tay sai của thực dân Pháp, th́ tại sao Hồ Chí Minh lại cử làm quốc vụ khanh trong chính phủ của Hồ Chí Minh?

    2.- CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ XUẤT HIỆN

    Trong khi đó, trong một chuyến công du cho chính phủ VM qua Trung Hoa tháng 3-1946, theo lời cựu hoàng Bảo Đại, cố vấn chính phủ VM, ông bị phái đoàn VM bỏ rơi ở lại Côn Minh (Kunming) tháng 4-1946. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 242.) Cựu hoàng tự ư thức rằng VM bỏ rơi ông có nghĩa là VM không c̣n cần đến ông nữa, nên cựu hoàng bắt đầu tách ra khỏi chính phủ VM, qua trú ngụ ở Hồng Kông. Các lănh tụ trong các tổ chức hay đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc dần dần tập họp chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, yêu cầu cựu hoàng ra cầm quyền trở lại, nhằm tranh đấu giành độc lập và thống nhất đất nước.

    Về phía Pháp, sau một thời gian thương thuyết với VM nhưng thất bại, Pháp thay đổi chính sách từ tháng 9-1947, quay qua thương thuyết với cựu hoàng Bảo Đại để t́m một giải pháp mới. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương là Émile Bollaert gặp cựu hoàng Bảo Đại trên một chiếc tàu thả neo ở vịnh Hạ Long ngày 6-12-1947. Hai bên đồng kư bản thông cáo chung theo đó Pháp hứa trao trả độc lập cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam hứa sẽ cộng tác và ưu tiên sử dụng chuyên viên Pháp trong công cuộc kiến thiết đất nước.

    Sau cuộc nói chuyện sơ khởi trên đây, Bảo Đại qua Pháp tiếp tục vận động. Để tạo cơ chế hành chánh chung có thể nói chuyện với Pháp, khi trở về lại Hồng Kông, cựu hoàng uỷ cho Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam. Nguyễn Văn Xuân được Hội nghị các giới cầm quyền do Pháp bảo trợ và đại diện các đoàn thể, các đảng phái tại ba miền Bắc Trung, Nam Việt Nam, họp tại Sài G̣n ngày 20-5-1948, đồng ư ủng hộ làm thủ tướng.

    Ngày 1-6-1948 Nguyễn Văn Xuân chính thức công bố chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam gồm đầy đủ đại diện Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Hôm sau, 2-6-1948, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân công bố “Pháp quy lâm thời” (Statut provisoire), quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ ở giữa, quốc ca là bài “Tiếng gọi sinh viên”, sau đổi là “Tiếng gọi thanh niên” của Lưu Hữu Phước.

    Khi chuẩn bị lập chính phủ, Nguyễn Văn Xuân đă cho trưng cầu ư kiến về việc chọn quốc kỳ. Lúc đó có năm lá cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ, gồm có ba lá cờ do uỷ ban đại diện ba miền Bắc, Trung và Nam phần đưa ra, và hai lá cờ do đại diện Phật Giáo Ḥa Hảo và đạo Cao Đài đề nghị. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận v́ có ư nghĩa nhất, lại không phức tạp, dễ thực hiện.

    Quốc kỳ mới do thủ tướng Nguyễn Văn Xuân công bố h́nh chữ nhật, chiều cao bằng hai phần ba chiều ngang, nền vàng giống như cờ của Trần Trọng Kim, nhưng thay v́ quẻ ly, nay đổi lại ba sọc đỏ bằng nhau, chạy dài theo chiều ngang của lá cờ. Chiều cao chia thành 3 phần bằng nhau. Ở phần giữa, ba sọc đỏ nằm xen kẻ với hai sọc vàng, tất cả năm sọc đều bằng nhau.

    Ngày 8-3-1949 cựu hoàng Bảo Đại kư với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée, tại Paris, theo đó chính phủ Pháp chính thức giải kết ḥa ước bảo hộ năm 1884, Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Sau những thủ tục pháp lư đưa Nam Kỳ, vốn là thuộc địa của Pháp, sáp nhập trở lại vào lănh thổ Việt Nam, nghĩa là đất nước được thống nhất, Bảo Đại trở về Việt Nam lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do ông làm quốc trưởng cuối tháng 4-1949.

    Lúc đó, trên đất nước Việt Nam có hai chính phủ. Chính phủ QGVN ở các thành phố và vùng nông thôn phụ cận. Chính phủ VNDCCH ở núi cao, rừng sâu và bưng biền. Khu vực cai trị của hai bên không có giới tuyến rơ rệt. Hai chính phủ theo hai đường lối hoàn toàn đối kháng nhau. Chính phủ QGVN chủ trương tự do dân chủ, đa đảng tuy có phần hạn chế v́ chiến tranh, và dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Chính phủ VNDCCH chủ trương độc tài toàn trị, độc đảng và dựa trên nền văn hóa Mác-xít. Hai chính phủ được tượng trưng bằng hai lá cờ cũng đối nghịch nhau: Cờ vàng ba sọc đỏ và Cờ đỏ sao vàng.

    Về phía QGVN, do đặc trính tự do dân chủ, nhiều chính phủ kế tiếp nhau cầm quyền. Cuối cùng, năm 1954 quốc trưởng Bảo Đại cử Ngô Đ́nh Diệm lập chính phủ. Ngô Đ́nh Diệm chính thức chấp chánh từ ngày 7-7-1954 (ngày Song thất). Hai tuần sau, hiệp định Genève được kư kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam ở sông Bến Hải (vĩ tuyến 17), VNDCCH ở phía bắc và QGVN ở phía nam.

    Ông Diệm ổn định t́nh h́nh miền Nam, tổ chức trưng cầu dân ư ngày 23-10-1955, thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Ḥa do ông làm tổng thống ngày 26-10-1955. Quốc hội lập hiến được bầu ngày 4-3-1956, bàn chuyện thay đổi quốc kỳ và quốc ca, nhưng chưa có mẫu vẽ quốc kỳ mới nào ưng ư hơn, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội ra quyết nghị hoăn bàn, và vẫn giữ quốc kỳ như cũ. Sau đó Quốc hội mở cuộc thi vẽ quốc kỳ mới; có tất cả 350 mẫu cờ và 50 bài nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, Quốc hội lập hiến một lần nữa ra tuyên bố không chọn được mẫu quốc kỳ và bài hát nào hay đẹp và ư nghĩa hơn, nên quyết định giữ nguyên màu cờ và quốc ca cũ làm biểu tượng quốc gia.

    Lá Cờ vàng ba sọc đỏ được miền Nam sử dụng cho đến năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt, với sự hậu thuẫn của Quốc tế cộng sản, cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30-4.

    Như thế, lá Cờ vàng ba sọc đỏ đă xuất hiện từ năm 1948 trên toàn quốc, chứ không phải chỉ xuất hiện sau năm 1954, ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước bị chia hai. Lá Cờ vàng ba sọc đỏ hoàn toàn đối nghịch với lá Cờ đỏ sao vàng chẳng những về màu sắc, nhưng quan trọng nhất đối nghịch cả về ư nghĩa chính trị. Một bên, Cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho tự do dân chủ và dân tộc; một bên, Cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho độc tài, đảng trị và quốc tế cộng sản.

    GS TRẦN GIA PHỤNG
    (Toronto, 04-04-2009)

    http://nguoivietboston.com/?p=8452

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa

    Lịch-Sử Quốc-Kỳ và Quốc-Ca Việt-Nam Cộng Ḥa
    Lá cờ chính nghĩa
    Ư nghĩa lá cờ vàng, cờ quốc gia Việt Nam







    Gần đây hơn một năm nay, nhiều quận hạt trên nước Mỹ đă phát động chiến dịch vinh danh lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, của cộng đồng người Việt định cư ở hải ngoại. Các cháu, và anh chị đă nghe thấy nhan nhản trên diễn đàn, trên báo, trên radio, về vấn đề vinh danh này. Lá Cờ Vàng là biểu tượng của Tự do, Độc lập và Dân chủ của truyền thống dân tộc Việt nam từ bao đời. Lá cờ đă thăng trầm suốt hai ngàn năm lịch sử, mà ông cha ta nhiều đời đă hy sinh xương máu để bảo vệ nó. Từ năm 1975, gần ba mươi năm Cờ Vàng vắng bóng, ngày nay Cờ Vàng đă sống lại như một hiện tượng hồi sinh.

    Cờ Vàng, lá cờ Quốc Gia Việt Nam, có nền vàng và ba sọc đỏ. Màu vàng là màu quốc thổ và cũng là màu da của dân tộc Việt. Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lănh thổ, chủ quyền của quốc gia. Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của phương Nam. Đây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập trong cơi trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc. (Trong bài B́nh Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trăi.) Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền: Bắc, Trung, Nam. Tuy gọi là ba miền (ba sọc đỏ) nhưng có chung một nhà (nền vàng). Đó là nhà Việt Nam, mà con dân nước Việt phải biết thương yêu và qúy trọng lẫn nhau.

    Vào năm 40 Dương Lịch, Hai Bà Trưng dùng “Đầu voi phất ngọn cờ Vàng” đem quân đánh Tô Định để lập quốc xưng Vương. Cờ Quẻ Ly (cờ vàng có hai sọc đỏ nằm giữa) của chính phủ Trần Trọng Kim (1945) bắt nguồn từ lá cờ vàng thời Hai Bà Trưng, cờ vàng đời Gia Long (1802), và cờ Long Tinh đời Khải Định (1916). Tiếp đến, năm 1948, Quốc Trưởng Bảo Đại đă thêm một sọc ở giữa và cho hai sọc đỏ nối liền từ cờ Quẻ Ly tạo thành lá cờ có Nền Vàng Ba Sọc Đỏ. Ba sọc đỏ này có h́nh Quẻ Kiền (Quẻ Càn) tượng trưng cho trời Nam, tức là nước Việt Nam chúng ta.
    Tuy bắt nguồn từ đời Hai Bà Trưng, lá cờ Vàng, cờ Quốc Gia Việt Nam đă được Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đứng đầu Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam kư Sắc Lệnh số 3 ngày 2 tháng 6 năm 1948 với những tiêu chuẩn về lá quốc kỳ của nước Việt Nam như sau: “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và khoảng cách bằng nhau đi suốt lá cờ.”

    Cờ Vàng, cờ Quốc Gia Việt Nam được hun đúc bằng khí thiêng trời đất, và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt suốt gần hai ngàn năm lịch sử. Nó tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho vận hội thái ḥa, và cho sự thành công vĩnh cửu của giống ṇi Việt Nam. Kể từ thời Hai Bà Trưng, lá cờ Quốc Gia Việt Nam đă được biến cải để có h́nh dạng màu sắc như hiện nay. Lá cờ có một ư nghĩa cao cả, và đă thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt. Nó nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, cho ư chí kiêu hùng của ṇi giống Việt, cho thanh b́nh thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết dân tộc trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta.

    Lá Cờ Quốc Gia Việt Nam là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ c̣n, chính nghĩa c̣n. Lá cờ c̣n, tinh thần chiến đấu c̣n. Lá cờ c̣n, sự đoàn kết c̣n, nó là tín bài để chúng ta nhận diện giữa người Việt Quốc Gia và bè lũ Cộng Sản. Chỗ nào có cờ Quốc Gia Việt Nam, th́ chỗ đó có t́nh thương, có dân chủ, có tự do, và nhân quyền. Trong khi chiến đấu với kẻ thù, lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho Chính Nghĩa Quốc Gia Tự Do. Hiện t́nh của chúng ta ở hải ngoại là đang trực diện sống c̣n với Cộng Sản tại Việt Nam, mà lá cờ Vàng là biểu tượng cho chính nghĩa ấy. Biểu tượng chính nghĩa Tự Do là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Có giương cao lá cờ chính nghĩa, ta mới có đoàn kết, và thu hút được nhân tâm để áp lực bắt tập đoàn Cộng Sản Việt Nam phải qui hàng và từ bỏ chế độ Cộng Sản mà chúng đang theo đuổi.

    Người Việt yêu tự do, dân chủ, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi khi nh́n thấy Lá Cờ Vàng, là c̣n có niềm tin và hy vọng cho Việt Nam Tự Do trong tương lai. Trong khi Việt Nam chưa lật đổ được chế độ Cộng sản bạo tàn, và Cờ Vàng chưa chánh thức tung bay trên toàn cơi Việt Nam, nhiệm vụ người Việt hải ngoại là vinh danh lá cờ ấy. Nơi nào có người Việt Nam quốc gia, nơi đó có Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tuy Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không chánh thức được công nhận trong nước, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng, đó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập, và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ độc tài, bạo tàn của Cộng sản, phi nhân và nô lệ cho ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, Cờ Vàng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống Cộng Sản. Nơi nào tỏ bày ḷng tôn vinh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nơi ấy người Việt quốc gia đă đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng đất nước, chống lại ách thống trị của Cộng Sản Việt Nam.

    Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, mới chính là lá cờ của một quốc gia Việt Nam, để phân biệt với cờ đỏ sao vàng, lá cờ Máu của cộng sản Việt nam. Cờ đỏ của cộng sản VN gốc là cờ tỉnh Fuzhou của Trung Quốc vào năm 1933- 1934, theo tài liệu Thế giới về nước Trung hoa (1*). Trong khi cờ Vàng tượng trưng cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền, th́ cờ Máu tượng trưng cho chết chóc, đói nghèo và tang thương cho dân tộc Việt...

    Với lịch sử huy hoàng suốt gần hai ngàn năm của lá cờ Quốc Gia Việt Nam, chúng ta cầu mong Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ rợp bay khắp mọi nhà người Việt Quốc Gia tại hải ngoại, và một ngày gần đây trên khắp trời quê hương. Quốc kỳ Việt nam là biểu tượng của Hồn Thiêng Sông Núi, của Dân Chủ Tự Do, và Nhân Quyền, mà biết bao thế hệ cha ông ta đă đổ máu để ǵn giữ. Lá cờ Vàng, lá cờ Quốc Gia Việt Nam đă trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhưng tự nó vẫn tồn tại trong ḷng người Việt ở khắp mọi nơi. Nó đă đổi lấy bằng bao nhiêu xương máu cuả các chiến sĩ, và vinh nhục cuả tất cả chúng ta. V́ tiền đồ dân tộc, v́ tự chủ quốc gia, nó chính là sự khát vọng cho ḥa b́nh, và tương lai của một Việt nam sáng lạng trong cộng đồng các quốc gia trên toàn thế giới. Do đó,

    -Để tưởng nhớ công ơn tiền nhân, và gần đây của Quân, Dân, Cán, Chính, đă hy sinh bỏ ḿnh trong cuộc chiến chống cộng sản tại Việt nam;

    -Để tích cực yểm trợ chiến dịch vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt hải ngoại đang định cư trên nước Mỹ và trên toàn thế giới;

    -Để duy tŕ sức mạnh chiến đấu, đ̣i tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam, và nhắc nhở con cháu về Ư Nghĩa của ngọn cờ Chính Nghĩa- Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Quốc Gia Việt Nam Tự do. Ngày xưa chúng ta cầm súng, ngày nay cầm cờ. Để vinh danh cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, đặt niềm tin và hy vọng mới trong tương lai, yêu cầu nhà nhà treo cờ vàng, người Việt nhớ đến cờ Vàng v́ đây là biểu tượng của Tổ Quốc Việt Nam mến yêu cuả chúng ta.

    Chúng ta những người Việt tỵ nạn cộng sản trên thế giới, tuy sống xa quê hương nhưng được hưởng mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước năm 1975, chúng ta cầm súng để chiến đấu, đối diện với kẻ thù đầy nguy hiểm. Ngày nay chúng ta chỉ cần tích cực cầm cờ để chiến đấu, để bày tỏ ḷng yêu tự do và nhân bản, tôn trọng quyền làm người, v́ lá cờ Vàng là biểu tượng Tự Do Công bằng, và Dân Chủ. Chúng ta đại diện cho người Việt yêu tự do, nói lên ư chí, nguyện vọng, niềm tin và ước mơ của toàn dân tộc Việt nam trong nuớc, đang bị một chính thể vô thần, độc tài đang khống chế và cai trị tàn ác.
    Như chúng ta đă biết, vận mệnh của một số dân tộc chậm tiến trên thế giới, trong đó có Việt nam, đă bị cuốn theo sức ép của bàn cờ chính trị quốc tế. Dân tộc Việt nam là con dê tế thần trong hai cuộc chiến tranh, từ Pháp đến cộng sản. Hai cái hiệp định Genève (1954) và Paris (1973), đă đưa dân Việt nam lên bàn mổ quốc tế, mà hầu hết người Việt không hề hay biết đến. Năm 1975, phe tự do đă thua trận ở Việt nam, và sau đó phe cộng sản đă thua trận ở Liên xô, cái gốc rể to lớn cuả phe cộng sản. Hiện nay ở quê nhà, 80 triệu đồng bào ruột thịt đang đau khổ v́ đói nghèo, tù tội và mất tự do. Ở đó nhân vị, nhân quyền bị chà đạp chính trên quê hương ḿnh.

    Hy vọng vào sự đồng tâm nhất trí đấu tranh của người Việt hải ngoại, chúng ta hăy giương cao ngọn cờ chính nghĩa, để bày tỏ một nỗ lực, một ư chí chính đáng cho tự do độc lập của dân tộc Việt nam. Đây là bước mở đầu cho tiến tŕnh dân chủ, tự do cho quê hương Việt nam mến yêu của chúng ta. Ước mơ sau cùng của anh và tôi là: nếu chết ở đây xin được phủ lá cờ Vàng, và hy vọng rằng cờ Vàng sẽ tung bay trên khắp trời Việt nam một ngày không xa..Việt nam sẽ là một Ba Lan thứ hai, hay như các nước Đông Âu tự giải thể để tồn sinh. Việt Cộng tự nó sẽ phải triệt tiêu nhờ vào ư chí đấu tranh của chúng ta từ hải ngoại. Phải chăng đây cũng là ước vọng chung của tất cả chúng ta: các con, anh và tôi, những người Việt tha hương...yêu tự do và yêu tổ quốc Việt nam.?

    1*(Mạng lưới http://worldstatesmen.org/China.html thấy có lịch sử lá cờ máu cộng sản Việt nam.)

    Phạm đào Nguyên

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •