Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 19 of 19

Thread: Sự tham gia của quân đội Liên Xô, Trung Quốc, Triêù Tiên trong chiến tranh Việt Nam

  1. #11
    Dac Trung
    Khách
    Thớ Liên Xô c̣n một đảng th́ sự quyết định nằm trong tay lảnh đạo. Họ có thể chi nhiêù tiền vũ khí và đào tạo nhân lực cho chiên´tranh Việt Nam v́ nhân dân của họ không phản đôí, nhưng từ thớ điểm thay đổi chê´ độ đên´ sau này th́ họ theo con đường đa đảng và không c̣n ủng hộ tài chính cho VN trong các cuộc xung đột vũ khí như trươc´, nêú như không liên quan ǵ đên´ dân họ.

    Năm 1988, quân Trung Quôc´ tân´ công quân CHXHCNVN ở đảo Gạc Ma, nhưng Nga đóng quân ở Cam Ranh mà vẫn không ủng hộ CHXHCNVN .

    Mỹ và các quôc´gia theo con đường đa đảng cũng vậy, nêú như chiên´tranh kéo dài hay là gây tôn´ kém cho ngân sách, nêú không liên quan ǵ đên´ nhân dân họ, th́ dân họ bâù cho đảng khác và đ̣i chính phủ rút ra đưng´ ngoài.

    Hanoi and Moscow had particularly close relations during the Vietnam War, when the Soviet Union backed Vietnamese Communist forces against the Americans.

    Difficult negotiations

    But during the 1990s, the political and economic turmoil in Russia meant that Vietnam became less reliant on Moscow.
    Serious talks are expected over the future of the military base at Cam Ranh Bay.
    During the war, the Americans used Cam Ranh Bay. After the US defeat, Moscow established a huge naval base there.

    But Russia's lease runs out in 2004 and it is not clear whether they can afford the sums of money that Hanoi is now looking for.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1195414.stm

  2. #12
    Dac Trung
    Khách

    Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ'

    Cat Barton

    Hãng tin Pháp AFP



    Đường phố Hà Nội

    Hà Nội rầm rộ kỷ niệm 40 năm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không'

    Hăng tin Pháp AFP hôm 23/12 có bài phân tích cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn cải cách hơn là bám vào hào quang chiến thắng cũ, nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày chiến đấu chống lại 12 ngày đêm Mỹ thả bom Hà Nội.

    Các bích chương cổ động với hình máy bay B-52 của Mỹ rơi trong lửa đỏ ngập tràn đường phố Hà Nội để một lần nữa kỷ niệm một cuộc chiến đã lui vào quá khứ từ lâu.



    Đảng Cộng sản Việt Nam đang bám vào hào quang quá khứ để sống còn


    Tuy nhiên đằng sau sự tuyên truyền quen thuộc, nhà cầm quyền Việt Nam đang đối mặt một nguy cơ mới: sự phẫn nộ của dân chúng đối với tình hình kinh tế đất nước.

    ‘Không còn tác dụng’

    Trong nhiều năm qua các lãnh đạo của chế độ độc đảng đã dựa vào những ký ức chiến tranh để củng cố quyền cai trị của mình vốn lâu nay vẫn ăn theo hào quang thời chiến.

    Tuy nhiên với nền kinh tế do khu vực nhà nước chi phối đang sup sụp, các chuyên gia cho rằng tung hê những chiến thắng quân sự cách nay hàng chục năm không còn đủ sức để giúp bảo vệ chế độ trước sự giận dữ ngày càng tăng của công chúng.

    “Đảng Cộng sản đang đi trên băng mỏng,” ông David Koh, một chuyên gia phân tích tình hình Việt Nam ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.

    "Họ (Đảng Cộng sản) nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không."

    David Koh, Viện nghiên cứu châu Á ở Singapore

    Chìa khóa để củng cố tính chính danh của Đảng Cộng sản sẽ là nghiêm túc cải cách kinh tế, chuyên gia này nhận định.

    Bất chấp việc báo chí bị kiểm soát chặt chẽ vẫn có các dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng – từ những tiếng nói chỉ trích đồng thanh trên mạng cho đến các cuộc phản đối tình trạng tham nhũng và thu hồi đất đai diễn ra hàng ngày ở Hà Nội.

    Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân,” ông Trần Văn Đương, 65 tuổi, một cựu chiến binh đồng thời là một công chức về hưu, nói.

    “Dường như ai cũng kiếm được ít tiền hơn trong năm nay. Mọi người đang ta thán. Người dân không hài lòng với những gì chính phủ đang làm,” ông nói trong bối cảnh Hà Nội đang kỷ niệm 40 năm trận chiến trên bầu trời Hà Nội năm 1972 vốn còn được gọi là đợt ‘ném bom Giáng sinh’.

    Trong đợt không kích này, các máy bay B-52 của Mỹ và các máy bay ném bom khác đã dội 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và các khu vực lân cận sau khi cuộc hòa đàm với chính phủ Bắc Việt sụp đổ.

    Từng được tâng bốc là ‘con hổ châu Á’ trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam đã quay trở lại mặt đất – hệ thống ngân hàng chìm trong nợ xấu, đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng và hàng chục doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng gần như phá sản.

    Từ chi phí y tế cao ngất cho đến giáo dục dưới chuẩn và giao thông tắc nghẽn, các nhà phân tích cho rằng những khiếm khuyết nghiêm trọng của mô hình tư bản chủ nghĩa do Nhà nước chỉ huy của Hà Nội đang bộc lộ trên tất cả mọi mặt của đời sống.

    Thành tích yếu kém

    “Chế độ chính trị không hoạt động hiệu quả... Không thể điều hành một đất nước như thế. Rất là xơ cứng,” ông Adam Fforde ở Trung tâm nghiên cứu kinh tế chiến lược thuộc Đại học Victoria ở Melbourne nhận định.

    “Người dân đã mất niềm tin rằng có ai đó có khả năng xoay chuyển tình hình và tạo ra thay đổi,” ông nói.

    Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đi theo mô hình của Trung Quốc là kết hợp giữa thị trường tự do với nền chính trị chuyên chế để đạt tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng quốc gia này cần phải cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng.

    Sự trì trệ hiện tại của nền kinh tế đang gia tăng sức ép lên hàng ngũ lãnh đạo. Khoảng 1 triệu thanh niên tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm trong khi các chuyên gia đang cảnh báo rằng tình hình tạo ra việc làm và đào tạo nghề không theo kịp thực tế.

    “Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,” Jonathan London, một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định.

    Mặc dù theo chế độ độc đảng, cấu trúc chính trị Việt Nam bị phân rã trầm trọng trong lòng bộ máy rộng lớn của Đảng Cộng sản.
    Điều này có nghĩa là khi cần thì chính quyền Việt Nam không thể đưa ra các quyết định mạnh mẽ.

    Từ Ngân hàng Thế giới cho đến các kinh tế gia của Đảng ai cũng thừa nhận rộng rãi những gì cần phải làm để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như củng cố tăng trưởng GDP vốn chạm mức thấp nhất trong năm nay kể từ năm 1999.

    Phải cải cách khu vực Nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng nếu không muốn phép màu kinh tế Việt Nam, vốn từ 10 năm trước được xem như một điều hiển hiện chắc chắn, sẽ tiếp tục tan biến,” phân tích gia London nói thêm.

    Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận thức được vấn đề. Tại Hội nghị trung ương 6 hồi tháng 10 Đảng đã thừa nhận sai lầm trong chỉ đạo nền kinh tế nhưng không có ai bị trừng phạt.

    Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, London nói.

    “Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm.

    Thay vào đó, đất nước này đang mắc kẹt trong một phong cách lãnh đạo ‘cũ kỹ, suy đồi đưa đến kết quả là một bên là những chiếc ô-tô Bentley và Rolls-Royce còn một bên là hàng chục triệu người đang phải vật lộn’, ông nói.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ostalgia.shtml


    War-nostalgia no cure for ailing Vietnam


    By Cat Barton, AFP
    HANOI -- Posters of U.S. bombers crashing in flames festoon Hanoi to mark another anniversary in a long-finished war. But behind the usual propaganda Vietnam's rulers face a modern-day threat — anger over the economy.

    For years the leaders of the one-party state have leant on war-era nostalgia to shore up authority anchored in battlefield victories.

    With the state-dominated economy floundering, experts say touting decades-old military successes is no longer enough to shield the regime from growing public frustration.

    “The communist party is skating on thin ice,” said David Koh, a Vietnam analyst from the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore.

    “They must expect newer generations to look beyond these great moments of the past in deciding whether their political system is worth supporting.”....

    ... Vietnam is stuck with "a sort of corrupt, patrimonial style of rule that leads to Bentleys and Rolls-Royces on the one hand, and tens of millions of people who aren't doing so well on the other...
    Nguyên bài trong :

    http://www.france24.com/en/20121223-...ietnam-economy

    http://www.chinapost.com.tw/commenta...stalgia-no.htm

  3. #13
    Dac Trung
    Khách
    ... từ năm 1973, Trung Quốc lại cung cấp cho Việt Nam về vũ khí và xe tăng đủ phục hồi 18 sư đoàn, góp phần vào trận tấn công cuối cùng, đem lại thắng lợi cho Hà Nội vào tháng 4/1975...

    Ông Kolesnhik cũng nói về sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô rất lớn "khoảng hai triệu USD một ngày trong suốt tất cả những năm chiến tranh" và trong đó vũ khí, khí tài chiếm số lượng lớn.

    "Hai ngh́n xe tăng, bảy ngh́n pháo và súng cối, hơn năm ngh́n súng cao xạ pḥng không, 158 tổ hợp tên lửa pḥng không, hơn 700 máy bay, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến," ông Koleshnik nói.

    Ông cũng cho biết: "Từ tháng 7/1965 đến cuối 1974 gần 6500 ngh́n sĩ quan và tướng lĩnh và hơn 4500 binh lính hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia tác chiến tại Việt Nam.
    "...

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...a_russia.shtml

    http://en.rian.ru/world/20081117/118360632.html

    http://topwar.ru/1825-posle-nashego-...lis-letat.html

    Vơí sự viện trợ nhiêù như vậy trong thớ kỳ đó, cho nên cộng sản có thể thắng, v́ miền Nam sau khi kư hiệp định hoà b́nh 1973 th́ quân đồng minh rút về nươc´, viện trợ cũng giảm nhiêù.

  4. #14
    Dac Trung
    Khách
    'Tháng Tư Đen'

    Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đă ra mắt.

    Mang tên 'Tháng Tư Đen', sách dày gần 600 trang của tác giả George Veith vẽ lại bức tranh hăi hùng của những trận chiến cuối cùng với sự thiệt mạng của 100.000 lính Nam Việt Nam.




    Bản thân Hà Nội ước tính họ mất 6.000 bộ đội chỉ trong vài ngày cuối tháng Tư năm 1975, theo điểm sách 'Tháng Tư Đen' trên báo Wall Street Journal của chuyên gia tư vấn quốc pḥng Mark Moyar, người cũng là tác giả cuốn 'Thắng lợi Bỏ lỡ: Cuộc chiến Việt Nam, 1954-1965'.

    Moyar đánh giá 'Tháng Tư Đen' đă xuất sắc "điền vào khoảng trống lịch sử" của giai đoạn 1973-1975 khi Hoa Kỳ đă rút quân và Cuộc chiến Việt Nam không c̣n là mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên Hoa Kỳ, khiến các tài liệu tham chiếu bằng tiếng Anh để viết về giai đoạn này không có nhiều.

    Tác giả Veith đă dùng tới các sử liệu từ phía Việt Nam bao gồm của cả miền Bắc và các cuộc phỏng vấn của ông với các tướng lĩnh Nam Việt Nam trong quá tŕnh nghiên cứu để viết sách.




    Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ tới gần nửa dẫn tới thiếu hụt nhiên liệu và phụ tùng máy bay ở miền Nam

    "Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm."

    Chuyên gia Mark Moyar điểm cuốn 'Tháng Tư Đen'


    Ông Veith nhận xét thất bại trong tháng Tư năm 1975 không phải do sự lúng túng của chính quyền miền Nam và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của lực lượng Việt Nam Cộng ḥa.

    Theo ông, lực lượng Nam Việt Nam bao gồm nhiều chỉ huy từng đẩy lùi cuộc tấn công của miền Bắc hồi năm 1972 và đă có những trận đánh thành công nhưng ít được biết tới trong giai đoạn 1973-1975.

    Một số trận đánh trong đó quân miền Nam kháng cự kiên cường được nhắc tới xảy ra trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975 như các trận Mỏ Tàu và Núi Bồng ở mạn bắc, Bến Cầu và Chơn Thành ở miền trung cũng như trận Cần Thơ và Long An ở miền nam.


    'Giết hại dân thường'

    Theo bài điểm sách của chuyên gia Moyar, "[Ông] Veith đă minh chứng thuyết phục rằng lư do gốc rễ của sự thất bại ở miền Nam là việc cắt giảm trợ giúp của Quốc hội Hoa Kỳ trong năm 1974 khi viện trợ quân sự giảm gần một nửa.

    "Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm (gần 1.500km).

    "Bởi vậy Bắc Việt được tự do để tập trung các cuộc tấn công với số quân lớn vào các thành phố và thị trấn trọng yếu.

    Ông Veith nói sự thiếu hụt không quân cũng làm cho miền Nam không thể cho máy bay ném bom lực lượng miền Bắc ngay cả khi họ biết những nơi đối thủ tập trung đông quân.

    Ngoài ra việc dân thường di tản với số lượng lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai và di chuyển quân của Nam Việt Nam.

    Ông Veith nói việc Bắc Việt Nam giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968 và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đă tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi.

    Việc tắc nghẽn đường và cầu khi dân thường di tản làm cho một số đơn vị chiến đấu của VNCH không rút kịp và bị lực lượng miền Bắc tiêu diệt.

    Một trong những ví dụ ông Veith đưa ra và được chuyên gia Moyar dẫn lại là đợt rút quân của Nam Việt Nam để cố thủ ở Đà Nẵng.

    Hơn một triệu dân thường đă kéo về thành phố này để ḥa vào số dân gần nửa triệu cũng đang hoảng loạn ở trong thành phố.

    Số lượng dân cư lớn như vậy khiến cho việc điều phối xe quân sự và lực lượng tác chiến gặp khó khăn.

    'Trả giá nhân mạng'

    Theo các con số từ sách 'Tháng Tư Đen' được cây viết Moyar trích dẫn, Nam Việt Nam có tới hơn 760.000 binh sĩ nhưng chỉ tập hợp được 110.000 ở Sài G̣n trong trận đánh cuối cùng.

    Hoa Kỳ trong khi đó không giữ lời hứa mà Tổng thống Nixon đưa ra hồi tháng Giêng năm 1973 rằng không lực Hoa Kỳ sẽ đập tan lực lượng Bắc Việt nếu họ vi phạm hiệp định ḥa b́nh khi đó đang chuẩn bị được kư kết ở Paris.

    Bản thân ông Nixon đă không c̣n cầm quyền hồi năm 1975 sau vụ bê bối Watergate trong khi Quốc hội Hoa Kỳ dùng một nghị quyết được thông qua trong năm 1973 để buộc Tổng thống Gerald Ford không ném bom miền Bắc.

    Trong phần kết thúc bài điểm cuốn 'Tháng Tư Đen', chuyên gia quốc pḥng Moyar nói cuốn sách là lời nhắc nhở Hoa Kỳ về cái giá phải trả bằng nhân mạng khi rời bỏ một đồng minh.



    Hơn nửa triệu người bỏ mạng khi trốn chạy sau ngày 30/4/1975

    Ông nói 100.000 lính Nam Việt Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đă bỏ mạng, bị hành quyết tức th́ hay chết v́ bị hành hạ trong các trại "cải tạo" khổng lồ.

    Hơn nửa triệu người Nam Việt Nam cũng bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ cộng sản.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ril_book.shtml

    Book Review : Black April - WSJ.com

    http://online.wsj.com/article/SB1000...97395318.html#

  5. #15
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Thêm chi tiết Trung Cộng gíup Bắc Việt trong chiến tranh

    (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._vietnam.shtml)

    Giúp miền Bắc


    Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, theo phía Trung Quốc, nước này ngoài viện trợ kinh tế c̣n đưa khoảng 320.000 lượt binh lính vào giúp quân đội miền Bắc.

    1.446 quân nhân Trung Quốc tử trận trong thời kỳ này được chôn ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.

    Một số tỉnh giáp biên giới với Trung quốc như Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, có nghĩa trang dành riêng chôn cất tử sỹ Trung quốc.

    Nghĩa trang Thịnh Hưng có 111 mộ tử sỹ Trung Quốc, nghĩa trang Yên Bình có 131 mộ.

    Tài liệu lịch sử nước ngoài cho hay binh lính Trung Quốc tham gia cuộc chiến Việt Nam chủ yếu trong các binh chủng công binh và phòng không.

    Một bài của tác giả Bob Seals trên trang Military History năm 2008 nói theo tài liệu mật của CIA, ngoài phòng không, Trung Quốc còn cung cấp tên lửa, đạn pháo, hậu cần, đường xe lửa, xe phá mìn và các đơn vị công binh hàn gắn lại cơ sở hạ tầng bị các đợt oanh kích của Hoa Kỳ phá hủy.

    Giới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam cho rằng đây là vai trò rất quan trọng vì từ năm 1965 đến 1972, Hoa Kỳ đã ném hơn một triệu tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.

    Đỉnh điểm của sự can dự từ phía Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam là năm 1967, khi tổng số lực lượng phòng không lên tới 17 sư đoàn, với 150.000 lính.

    Bài trên Military History cũng nói phía Trung Quốc cho rằng họ đã bắn hạ 1.707 máy bay Mỹ trên vùng trời Việt Nam.

    Tuy nhiên quan hệ hai bên bắt đầu xấu đi từ đầu những năm 1970 vì bất đồng quanh Hòa đàm Paris.

  6. #16
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Lính pḥng không Trung cộng chiến đấu như thế nào trong chiến tranh Việt Nam ?

    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._vietnam.shtml)

    Đỉnh điểm của sự can dự từ phía Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam là năm 1967, khi tổng số lực lượng phòng không lên tới 17 sư đoàn, với 150.000 lính.
    Forum " Dựng nước- giữ nước " (http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...topic=23638.10)

    Thread : Chông Mu năm ấy

    Một member cựu chiến binh Việt Cộng chính cống là thanh63 trong « Trả lời #11 vào lúc: 12 Tháng Một, 2012, 05:46:39 PM » ( trang 2) khẳng định:

    Các chú bộ đội TQ bắn máy bay Mỹ lúc máy bay bổ nhào th́ chạy xuống hầm nấp, sau bị chính các SQ TQ xích chân vào pháo cao xạ, có khẩu bị trúng bom các chú hy sinh chân vẫn c̣n xích vào pháo. Phần này do dân Đại Từ kể lại khi tụi anh đóng quân ở đó năm 79, nên không có nguồn.
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 07-04-2013 at 10:56 AM.

  7. #17
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Lính pḥng không Bắc Hàn chiến đấu như thế nào tại Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam ?

    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Lính Bắc Hàn (Triêù Tiên) và chiến tranh Việt Nam
    Forum: hoangsa..net

    Thread:Xin tư liệu V/v Bắc triều tiên ủng hộ Ponpot chống Việt Nam (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=66519&page=2&)

    Member chienbinhvietnam trong reply #20 post vào 20-12-2011, 08:30 AM trả lời :

    Bác nói đúng Triều tiên không phải qua giúp ta đánh không quân Mỹ mà chỉ để học hỏi, ai ngờ nó ngu quá chết không còn thằng nào, sau này Việt Nam ta lại đánh tiếp ( cái này em ngu các bác cựu chiến binh nói lại đây, nó xích mẹ lính nó vào cái trận địa pháo phòng không chết không còn mống nào)
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 07-04-2013 at 10:57 AM.

  8. #18
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Nhờ Liên sô mà có ngày truyền thống bộ đội tên lửa .

    Tháng 7 năm 1965, ở Việt nam đã thành lập tiểu đoàn 63 (Chỉ huy trưởng Mozaev B.I.) và tiểu đoàn (Chỉ huy trưởng Ilinykh F.P.) Đoàn 236 Bộ đội Tên lửa phòng không Việt nam. Các chuyên gia quân sự Liên xô đã đào tạo bộ đội tên lửa Việt nam ngay tại các cơ sở ở trung đoàn và ngay tại trận địa theo nguyên tắc “Cứ làm như tôi” và giảng dạy tại các trường Đại học quân sự. Khi các chiến sĩ Việt nam đã tiếp thu được kỹ thuật sử dụng thì vai trò cả các chuyên gia Liên xô lại chuyển sang cố vấn ngay tại chiến trường và đào tạo lớp cán bộ mới những kỹ thuật luôn luôn được cải tiến hoàn thiện tại các Viện nghiên cứu và thiết kế ở Liên xô.
    Ngày 24 tháng 7 năm 1965, cả hai tiểu đoàn vào vị trí chiến đấu. Khoảng 14h00 trên màn hình rada xuấ́t hiện hai chấm sáng lớn. Đó là 4 chiếc “Con Ma” bay thành từng cặp hai chiếc một. Đúng 14h25, trung úy Konstatinov V.M nhấn nút “Phóng” cả hai kênh. Quả tên lửa thứ nhất hạ ngay chiếc máy bay. Quả thứ hai lao vào chiếc máy bay đang rơi. Tiểu đoàn thứ hai cũng hạ ngay tại chỗ hai chiếc “Con Ma” kia. Theo quyết định của Hồ Chủ tịch, ngày đó đã trở thành Ngày truyền thống của Bộ đội Tên lửa Quân đội Nhân dân Việt nam.

    (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=371.0)

  9. #19
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Đọc báo Cộng Sản trong nước với đề tài : Nơi các chiến binh Triều Tiên nằm lại

    Với tinh thần vừa học tập vừa tham gia chiến đấu, Triều Tiên đă cử một số chiến sĩ không quân sang Việt Nam học tập và thực hành cách đánh của ta.

    Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó, cho biết: Được sự đồng ư của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam.

    Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lư. Họ sang chỉ có người, c̣n toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men… do quân đội ta cung cấp.

    Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). Có 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của Bộ đội trưởng, Thượng tá Kim Chang Xơn.

    Trong thời gian ở Việt Nam, họ được các sĩ quan không quân Việt Nam chỉ bảo tỉ mỉ về kỹ thuật sử dụng máy bay, tiêm kích trên không, đánh du kích, lấy yếu thắng mạnh… Sau khi học xong các kỹ thuật cơ bản, những người lính Triều Tiên đề nghị được ra trận chiến đấu như lính không quân Việt Nam.

    “Được sự huấn luyện của ta, họ cũng chiến đấu tốt. Tuy nhiên, họ có đặc điểm là coi trọng yếu tố kỹ thuật hơn yếu tố chính trị, tinh thần. Cho nên có trận đánh không tốt th́ họ lại nghĩ là tại kỹ thuật. Nên ngày 7-7-1968 tôi phổ biến kinh nghiệm với đoàn về tinh thần chính trị của không quân Việt Nam, họ nghe xong rất phấn khởi”- Tướng Hy ke.

    Trong thời gian chiến đấu, họ đă giúp Việt Nam hạ nhiều máy bay địch. Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu từ năm 1966 đến đầu năm 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên giúp ta bắn rơi 26 chiếc. 14 chiến sĩ Triều Tiên hy sinh và khu mộ ở đồi Rừng Hoàng là nơi tiếp nhận họ.

    Ngoài những người đă hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng.

    Sau chiến tranh, vào những ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân của Triều Tiên (24-5), nơi đây thường đón các đoàn của sứ quán, học sinh và nhân dân Triều Tiên sang thăm, thắp hương.

    Năm 2002, khi hài cốt của những người lính này được đưa về cố quốc, Việt Nam cho xây dựng nhà bia tưởng niệm và 14 mô h́nh mộ của các chiến binh này. Cũng từ đó, khu mộ hầu như không c̣n người đến thăm viếng.

    (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong...m-lai-tpp.html)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 13
    Last Post: 23-07-2012, 03:22 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 18-05-2012, 08:17 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 29-11-2011, 02:00 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •