Thời đại văn hóa Đông Sơn, văn minh Việt cổ


Thời đại đầu tiên này của lịch sử văn hóa văn minh dân tộc c̣n để lại nhiều vết tích, di tích trên nửa phía Bắc đất nước ta, từ biên giới Việt-Trung tới xứ Nghệ. Đó là những đền Hùng, đền Gióng, đền Cổ Loa, đền Cuông, đền Hai Bà Trưng : ở các nơi này nhiều lễ hội lớn đă và đang được tổ chức vào mùa Xuân để chào mừng các anh hùng dựng nước và giữ nước thời Văn Lang-Âu Lạc.



Theo truyền thuyết, 18 vua Hùng là con cháu của vua Rồng xứ Lạc và nàng Tiên xứ Âu. Tiên và Rồng kết hôn với nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai, tổ tiên xa xôi của người Việt : từ đó người Việt thân ái gọi nhau là đồng bào (cùng một bọc).

Về sau, mẹ Âu chia tay cha Rồng, 50 người con theo mẹ lên vùng núi và trung du ; 50 người con theo cha xuống đồng bằng và vùng biển. Người con cả được tôn làm vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ) truyền ngôi được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Về sau, các nhà sử, nhà văn (trong Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kư toàn thư, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái...) sẽ đưa các vua Hùng của thời huyền thoại này vào chính sử.

Vua Thục tên Phán, hiệu An Dương Vương, ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang, từng xung đột với vua Hùng, cũng từng thắng quân Tần xâm lược, đă lên nối ngôi Hùng Vương và hợp nhất xứ Tây Âu với xứ Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Được Rùa thần cho móng làm lẫy nỏ, bắn trăm phát trăm trúng, vua nhiều lần đánh bại Triệu Đà nhưng vua Triệu đă dùng mưu kế cho con là Trọng Thủy cầu hôn với công chúa Mỵ Châu để ăn cắp nỏ thần, rồi tráo trở đem quân qua đánh sui gia (179 trước Công Nguyên). Vua Thục thua chạy tới vùng Cuông (Nghệ An, nơi có nhiều chim công, thổ ngữ xứ Nghệ gọi là cuông), rồi được Rùa Vàng rước xuống Biển Đông.

C̣n Trưng Trắc là một thủ lănh ḍng Lạc tướng, cùng em là Trưng Nhị, đứng lên xưng vương khởi nghĩa chống ách thống trị của quân Đông Hán, cả hai nữ anh hùng đều hy sinh trên sông Hát (năm 43), chấm dứt thời đại độc lập tự do của tổ quốc Văn Lang-Âu Lạc.

Sự h́nh thành và hưng khởi của văn hóa Đông Sơn



Các vua Hùng-Thục-Trưng (thế kỷ 7 trước CN - thế kỷ 1 sau CN) đă chứng kiến sự h́nh thành và hưng khởi của văn hóa Đông Sơn (tên do người châu Âu đặt theo tên di tích Đông Sơn bên bờ sông Mă, Thanh Hóa), c̣n ta th́ gọi là nền văn hóa Văn Lang-Âu Lạc, hay văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ.
- Cùng thời với văn hóa văn minh Hy Lạp cổ đại, văn hóa Đông Sơn là một nền văn minh xán lạn, đó là điều cần khẳng định và chứng minh.
ŕu bằng đồng .

- Nó có địa bàn rộng lớn trên phần đất phía Bắc của tổ quốc, từ biên giới Việt-Trung tới sông Gianh ;

- Các địa điểm của nó bao gồm những làng xóm (tên cổ là chạ, là kẻ), có ruộng vườn để trồng lúa nước và nhiều loài rau quả, có cả khu mộ địa (mộ huyệt đất, mộ ṿ, mộ thuyền làm bằng quan tài thân cây khoét rỗng) ;

Chủ nhân của nó có cuộc sống vật chất và tinh thần ở tŕnh độ cao, thể hiện ở bộ đồ dùng, đồ nghề, đồ trang sức, nhạc khí, vũ khí : nào là thố, b́nh, thạp ... , nào là dáo, dao găm (đẹp nhất là loại có cán h́nh người, h́nh động vật ...), nỏ và mũi tên (trong ḷng đất thành Cổ Loa đă t́m thấy hơn 10.000 mũi tên đồng), nào là cồng chiêng, chuông nhạc, lục lạc, mơ, sênh phách, khèn, trống da, trống đồng, v.v.

Đặc biệt người Việt cổ đă có những khái niệm về số học và h́nh học, về đối xứng (đối xứng gương, đối xứng trục, đối xứng tịnh tiến), đă biết sử dụng một loại compa và đă nắm vững nhiều nghề thủ công từ đơn giản tới phức tạp : gốm, mộc, sơn, luyện kim, chế tác kim loại. Họ đă đúc trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng : các trống Ngọc Lũ, thạp Đào Thịnh... là những kiệt tác về kỹ thuật và mỹ thuật mà những kỹ sư đúc đồng lành nghề người Việt, người Nhật... ngày nay chưa t́m ra được bí quyêt chế tạo. Cho nên đúc lại trồng đồng Đông Sơn cũng chỉ thành công khoảng 75-80% mà thôi. Điều thú vị là hiện nay một trống đồng Đông Sơn là chiếc trống Ngọc Lũ được các cụ nghệ nhân đúc đồng chế tác lại, đang được trưng bày tại tiền sảnh đường của Liên Hiệp Quốc ở New York để đại diện cho văn hóa văn minh Việt Nam.

Người Việt cổ c̣n văn minh ở chỗ họ đă để lại cho đời sau những h́nh ảnh tốt đẹp của ḿnh qua các pho tượng, các h́nh chạm khắc trên trồng đồng, thạp đồng... Qua những hiện vật quí hiếm ấy, tổ tiên Việt cổ mách bảo cho ta biết : họ ở nhà sàn, dựng nhà kho, làm thuyền lớn để đi trên sông biển, thích tổ chức hội mùa để vui chơi múa hát, có khi cầm theo cả vũ khí để phô trương lực lượng. Họ chăn nuôi nhiều gia súc : gà, heo, chó, voi... Họ sống hài ḥa với chim trời, thú rừng. Họ đă có những tín ngưỡng, tôn giáo như biết chôn cất người chết, có lẽ biết thờ vật tổ, họ tổ chức bơi chải cầu mưa, cho gái trai tự do thương yêu để tác động đến cỏ cây, mùa màng, thời tiết theo tín ngưỡng phồn thực thấy ở nhiều dân tộc khác.

Từ bốn hội nghị khoa học về Hùng Vương tới "Hành tŕnh về thời đại Hùng Vương"



Trong thập niên 1970 của thế kỷ trước, khói lửa của cuộc nội chiến tương tàn nồi da xáo thịt đă ngập tràn. Người Việt ta ở hai miền Nam Bắc, con cháu các vua Hùng, vua Thục, vua Trưng, vua Triệu, v́ những lư do ư thức hệ đă say sưa bắn giết nhau bằng vũ khí hiện đại do nước ngoài cung cấp, thật rất đau ḷng. Nhưng vào lúc ấy, tôi lại có may mắn được dự liên tiếp bốn hội nghị khoa học về thời đại Hùng Vương, được tổ chức ngay trên mảnh đất trung du, gần đền và mộ vua Hùng. Tôi cũng đă được đến thăm các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng : Phùng Nguyên, Đồng Đậu, G̣ Mun, Đông Sơn, Việt Khê...

Sau đó được sự khuyến khích, giúp đỡ quí báu của một số đồng nghiệp và bạn bè, những Cao Huy Đỉnh, Trần Quốc Vượng, Lê Văn Lan, Đặng Văn Lung, Nguyễn Hữu Thu... người c̣n kẻ mất, cũng như của các anh chị ở Sở Văn Hóa Vĩnh Phú và Viện Bảo Tàng Hùng Vương, tôi đă mạnh dạn soạn tập sách Hành tŕnh về thời đại Hùng Vương dựng nước cho giới thanh niên, sinh viên, được nhà xuất bản Thanh Niên công bố (1982), rồi tái bản (2000), và mới đây lại được bạn Lại Như Bằng đưa lên website của tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam



Nhờ đó tôi đă có dịp tŕnh bày với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước gần 20 đề tài tôi quan tâm t́m hiểu:

- Hùng Vương, từ trong mây mù huyền thoại tới hiện thực lịch sử,
- Hành hương về đất tổ trung du : đền Hùng và hội đền Hùng,
- Hùng vương đă khơi nguồn truyền thống thống nhất và văn minh cho dân tộc,
- Đi t́m dấu vết một thời đại trên những di tích khảo cổ,
- Bên bờ sông Hồng, sông Mă, chứng tích của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ,
- Ngắm nghía và suy nghĩ về văn vật kỳ diệu nhất của thời đại dựng nước : trống đồng Đông Sơn,
- Thiên nhiên thời Hùng Vương,
- Thăm lại làng xưa chạ cổ cách nay mấy ngàn năm
- Cuộc sống đầm ấm của gia đ́nh Việt cổ
- Nếp phong tục thuần phác cổ xưa,
- Hội làng, hội mùa thời Hùng Vương,
- Những nghệ sĩ tạo h́nh Việt cổ tài hoa,
- Thần thoại và truyền thuyết anh hùng Việt cổ,
- Tín ngưỡng và tư duy người xưa,
- Thời đại Hùng Vương đă khơi nguồn truyền thống thượng vơ của dân tộc,
- Bản anh hùng ca dựng nước, xây thành, chống Tần, chống Triêïu của vua Thục
- Hai chị em bà Trưng khởi nghĩa chống Hán, lập chiến công oanh liệt ngàn thu.


vanhien.com.vn