Page 2 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 11 to 20 of 56

Thread: Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Người Cải Tạo chết trong tù đầu tiên?



    Nguyễn Văn Khôi

    Lời giới thiệu của anh Mai Đông Thành:

    Trong một buổi họp mặt hàng năm của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trăi tại Nam California tôi được gặp lại một vị thày cũ, thày Nguyễn Văn Khôi. Thấy tôi họ Mai và qua lần tṛ chuyện nên biết về gia đ́nh tôi, thày cho tôi biết là thày đă đi tù “cải tạo” chung với ông anh ruột của tôi và đă viết một bài về anh ấy, lư do đặc biệt và giản dị: anh tôi là người đầu tiên chết trong trại tù cải tạo.

    Dưới đây là bài viết của thày Khôi:



    Trại cải tạo ở đây là những trại dành cho các sĩ quan và công chức miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và người chết ở đây là Cố Dược Sĩ Trung Úy Mai Gia Thược.

    Thực ra th́ chưa có một thống kê chính thức nào cho biết về những người đă bị chết trong các trại Cải Tạo nghĩa là không thể biết được một cách chính xác rằng ai là người đầu tiên ai là người sau cùng đă bị chết trong các trại tù khổ sai có cái tên rất hiền lành là “trại Cải Tạo”, nhưng tôi vẫn khẳng định rằng chiến hữu đầu tiên chết trong trại Cải Tạo chính là cố Dược Sĩ Trung Úy Mai Gia Thược v́ anh chết vào khoảng cuối tháng 6 hay đầu tháng 7 năm75 nghĩa là chỉ vài ngày sau khi anh đi tŕnh diện để “được” đi học tập cải tạo .

    Sau khi chúng tôi được lệnh mang 10 ngày lương thực để đi tŕnh diện học tập cải tạo ,tôi đă tŕnh diện tại trường Nữ Trung Học Trưng Vương ở Saigon vào khoảng cuối tháng 6-75. Ngay ngày đầu tiên ở đây chúng tôi đă thấy được cái bản chất lừa lọc , xảo trá của tụi Việt Cộng rồi.. Không nói đến chuyện về chúng nó đă chơi chữ trong cái thông cáo về thời gian đi học tập cải tạo .Thực ra không phải là tất cả chúng tôi đều bị chúng lừa về vấn đề này, nhưng chúng tôi đă không thể không sách khăn gói đi tù được nên đành phải đi thôi …Chúng bắt chúng tôi mang lương thực đi nhưng chúng lại nuôi ăn chúng tôi. Hôm đầu tiên trong trường, chẳng ai trong chúng tôi,những kẻ bắt đầu cuộc sống tù đầy lại nghĩ đến chuyện ăn uống cả.nhưng tới trưa hôm đó chúng tôi thấy có một chiếc xe của một nhà hàng trong Chợ Lớn-H́nh như xe của nhà hàng Bát Đạt th́ phải- mang thưc ăn đến. Lúc đấu chúng tôi tưởng là chiếc xe đó mang thức ăn cho tụi bộ đội chúng nó mà chúng nó là kẻ chiến thắng th́ được ăn thế cũng phải…nhưng những thức ăn đó lại là của nhà hàng Bát Đạt mang đến cho chúng tôi -những sĩ quan của Saigon cũ- Cuộc tŕnh diễn này không phải là dành cho chúng tôi mà là cho dân chúng của Saigon. Thấy xe của nhà hàng Bát Đạt mang cơm nước đến cho chúng tôi ai mà không nghĩ là mấy ông Cộng Sản này tốt thật…. Nhưng thực tế là những chiếc xe của nhà hàng trong Chợ Lớn đó chỉ mang cho chúng tôi cơm và…giá luộc với nước mắm .Những điều này th́ dân chúng ở ngoài đường làm sao có thể biết được !!!!Tôi nói rằng đây là cái bản chất lừa lọc của mấy tên Cộng Sản v́ cho chúng tôi ăn cơm với gía luộc th́ mới là đúng cho trường hợp của chúng tôi. Thật ra chúng chỉ việc nấu thêm cơm cho bộ đội của chúng rồi lấy một phần cho chúng tôi là xong việc ǵ phải tŕnh diễn lẩm cẩm như vậy nhưng v́ cái việc đánh lừa dân chúng là bản chất của chúng ,việc lừa lọc người khác đă ăn sâu vào tim óc chúng rồi nên hễ cứ gặp dịp là phải được đem ra thi thố.

    Ở đây tôi phải mở ngoặc kép để nói đến cái Nha Tâm Lư Chiến của chính phủ VNCH cũ. Không hiểu mấy ông trong đó - có kẻ xuất thân từ trường Đại Học Chính Trị nữa - làm ăn thế nào mà hấu như tất cả sĩ quan chúng tôi đều không biết một tí ǵ về các mánh khoé của bọn Việt Cộng hết!!! Tôi nghĩ là cái Nha Tâm Lư Chiến này chỉ là chỗ cho mấy tên trốn lính, đúng hơn là trốn tác chiến và làm ….lính kiểng thôi.

    Bây giờ xin “ trở lại với những con cừu của chúng ta”: Vào trường Trưng Vương được chừng hai ngày th́ một đêm về sáng được chúng cho mấy chiêc xe nhà binh đến chở chúng tôi lên Trảng Lớn-Để tiết kiệm săng nhớt ,chúng cố dùng thật ít xe nên chúng tôi đă bị nhồi nhét chật cứng lên những chiếc xe đó, đă thế chúng c̣n buông tấm bạt sau xe xuống để chúng tôi không biết là chúng sẽ đưa chúng tôi đi đâu và để dân chúng khỏi thấy. Gần sáng hôm sau th́ đoàn xe tới Trảng Lớn.,chúng cho chúng tôi xuống xe ,lùa chúng tôi vào một băi trống …để ngồi ở đó mà ngủ vờ ngủ vật …chờ. Tới khoảng 6 hay 7 giờ sáng khi các xe từ những nơi khác đă đưa chúng tôi về nơi đây đầy đủ, th́ một tên trong trại ra sắp xếp chúng tôi lại thành đội ngũ hẳn hoi, rồi tên trưởng trại mà chúng kêu là “Thủ Trưởng” ra …lên lớp chúng tôi-Tôi quên nói là ngay khi vào tập trung ở các trường học ở Saigon ,chúng đă phân chia chúng tôi thành từng tổ,từng đội rồi nên tới đây chúng điều động sắp xếp lại rất chóng-

    Dù rằng một số trong chúng tôi đều đă nghĩ rằng học tập cải tạo không phải chỉ 10 ngày đâu, v́ nếu chỉ 10 ngày thôi th́ việc ǵ phải tổ chức qui mô như thế này,nhưng chúng tôi vẫn mong rằng ḿnh nghĩ sai , cho nên khi tên Thủ Trưởng trong bài lên lớp chúng tôi có nói là “…và rồi đây chúng tôi sẽ mở Câu Lạc Bộ cho các anh có chỗ giải trí và hàng tháng sẽ cho các anh gửi thư về thăm gia đ́nh..” chúng tôi mới thấy thất vọng năo nề,có người c̣n cho rằng tụi này chẳng biết ǵ hết ,cấp trên của chúng là Ủy Ban Quân Quản của thành phố đă nói là học tập cải tạo 10 ngày th́ sao lại có vụ viết thư hàng tháng,chúng là cấp dưới nên ngu quá….

    Tên Thủ Trưởng này đă nói với chúng tôi về chủ trương nhân đạo của Bác và Đảng của chúng là chúng sẽ không được hành hạ chúng tôi mà chỉ đưa chúng tôi đi học tập để sau này về phục vụ cái nước “Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” của chúng (ta),khuyên chúng tôi nên yên tâm học tập và cố gắng học tập tốt để sớm được về với gia đ́nh và nếu có cán bộ nào vi phạm chủ trương này th́ chúng tôi có quyền báo cáo với Thủ Trưởng của trại…Cuối cùng .chúng đă cho chúng tôi biết là tổ nào, đội nào thuộc tên cán bộ nào làm “Quản Giáo”và từ nay những tên quản giáo này sẽ trực tiếp cai quản chúng tôi. Sau khi chấm dứt bài lên lớp đầu tiên này ,tên Thủ Trưởng này đă để các Quản Giáo đưa chúng tôi về những nơi đă chỉ định sẵn để chúng tôi t́m cách tự dựng lấy mỗi tổ một căn lều để ở. Tôi cũng chẳng nhớ là làm sao chúng tôi đă t́m ra đủ vật liệu như gỗ ,lá để làm cột,làm vách ,làm mái cho căn nhà của 2 tổ của chúng tôi nữa. Tôi chỉ nhớ rằng chỉ trong một ngày là chúng tôi đă dựng xong căn nhà đó. Sau khi thấy chúng tôi đă “an cư” rồi tên quản giáo của chúng tôi mới bảo chúng tôi bầu lấy tổ trưởng để sau này trực tiếp điều khiển anh em trong tổ theo lệnh của tên quản giáo này.Trong căn nhà của chúng tôi, 2 tổ mỗi tổ 10 người ở một nửa căn nhà. Khi bầu Tổ Trưởng, tổ bên cạnh có đề cử mấy tên để anh em chọn, riêng tổ của tôi th́ anh em nhất trí chỉ đề cử tôi v́ tôi là …Đại Úy duy nhất trong tổ. Tôi không muốn nhận nhưng anh em cương quyết khuyên tôi làm-lúc này tuy đă ră đám nhưng phần lớn anh em hăy c̣n tôn trọng những người có cấp bậc cao hơn ḿnh v́…. chưa thấy được những cái xấu xa hèn kém của những bậc được coi là đàn anh-nên tôi đành phải nhận. May mắn cho tôi là tôi chỉ giữ vai tổ trưởng này có vài ngày thôi v́ sau đó tôi được chuyển sang khu Đại Úy. Làm tổ trưởng, đội trưởng th́ phải ….quỵ lụy tên quản giáo mà tôi th́ qụy lụy không quen.. Sau này “đội trưởng, tổ trưởng phải là do quản giáo chỉ định chứ không c̣n cái tṛ bầu bán vớ vẩn nữa, Ai là tiến bộ và dễ bảo th́ mới được chọn làm những chức vụ đó. Làm những chức này th́ sẽ được hưởng nhiều ưu đăi mà anh em khác không được như có thể được ngủ lại với vợ khi vợ lên thăm nuôi trong khi những người khác th́ không, được nhận nhiều qùa của vợ con mang lên hơn qui định..Tóm lại là sau này chúng tôi coi những ông Đội Trưởng gần như là các ông Quản Giáo con, tuy họ không hẳn là những antennes nhưng chúng tôi cũng …kính nhi viễn chi..

    Sau khi có tổ trưởng xong , trại bắt chúng tôi chia nhau đi dọn dẹp lại cái căn cứ Trảng Lớn này v́ chúng không đủ người và nhất là chưa có th́ giờ ! Tổ của tôi phải đi thu dọn cái sân bay trực thăng tác chiến ở bên cạnh căn cứ. Tổ của Mai Gia Thược th́ thu dọn những căn hầm nằm ở phía trong trại, nhưng sát với bờ đất bao quanh trại. Đến trưa hôm đó chúng tôi được nghỉ về dùng cơm….và trong khi đang ăn th́ cả trại nghe thấy một tiếng nổ lớn, cả trại náo loạn lên, tụi bộ đội cuống quít sách súng chạy vào những chỗ nấp, c̣n chúng tôi th́ ngơ ngác không hiểu có chuyện ǵ xẩy ra…. Sau đó vài phút, tỉnh trí lại chúng tôi mới thấy khói đang tuôn mù mịt trong một căn hầm. Căn hầm này nằm bên cạnh sân bay trực thăng, nơi mà tổ của tôi đang phải lo dọn dẹp. Lúc đó chúng tôi mới biết rằng đó là một căn hầm mà tổ của Mai gia Thược chịu trách nhiệm dọn dẹp. Rồi chúng tôi được biết thêm là căn hầm này chứa rất nhiều lựu đạn khói- lựu đạn khói mầu này dùng để đánh dấu băi đáp cho trực thăng -Dược Sĩ Trung Úy Mai gia Thược đi dọn căn hầm này, anh đă t́m được một trái lựu đạn tấn công trong đám những lựu đạn khói.

    Anh đă giữ lại và khi anh em bảo anh nghỉ để di ăn cơm th́ anh hối thúc những người đang ở trong hầm đó đi ăn trước đi. Anh đợi mọi người đi xa hết rồi mới mở chốt chiếc lựu đạn anh đang giữ cho nổ để tự tử. Hôm đó h́nh như mới là cuối tháng 6 của năm 1975,nên tôi cho rằng anh là người đầu tiên bi chết trong trại Cải Tạo. Sau này,như chúng ta đă biết, có rất nhiều người bị chết trong những trại tù được ngụy trang dưới cái tên là Cải Tạo… hoặc là bị xử bắn v́ trốn trại-h́nh như là 2 Thiếu Tá và bị bắn ở Biên Ḥa th́ phải, 2 người này bị bắn trong những ngày đầu của đợt Cải Tạo này nhưng cũng phải vào giữa tháng 7, điều này có ông Tá nào biết rơ th́ xin lên tiếng… hoặc bị mấy tên antennes như tên Bùi đ́nh Thi đánh chết hoặc bị bệnh rồi c̣n bị tụi antennes thêm bớt này nọ rồi báo cáo nên bị kiên giam hoặc nhốt vào những cái thùng sắt lớn cho đến chết như trường hợp ông Nguyễn Mạnh Côn bị tên Duyên Anh hăm hại..hoặc bị chết v́ bị bệnh mà không có thuốc….sau này cũng có người tự tử trong trại như Thiếu Úy hay Trung Úy Cấn Văn Vũ ,h́nh như là trung úy th́ phải. Chú Vũ này là con trai –có thể là con trai út- của ông bà Cấn văn Tố,Giám đốc trường Trung Học Tư Thục LEURET ở Saigon. Chú Vũ này là em Th.Tá hay Trung Tá Hải Quân Cấn Văn Tâm…C̣n nhiều nhiều nữa, những người bị chết trong trại Cải Tạo như Luật Sư Trần Văn Tuyên, Bác Sĩ Phan Huy Quát…...nhưng tôi vẫn cho rằng Dược Sĩ Trung Úy Mai gia Thược là người đầu tiên chết trong trại..

    Khoảng 2 giờ chiều hôm đó cả trại được tập trung lại để ông Thủ Trưởng cho ư kiến. Theo như ông Thủ Trưởng này th́ … “anh Thược này tự tử như thế là phản động, là không hiểu đường lối ḥa hợp, nhân đạo bác ái của Bác và Đảng, các anh phải biết rằng hành động như thế là có tội với Bác với Đảng và với Nhân Dân!!!”. Nghe như vậy chúng tôi ai cũng tức nhưng tức chỉ để mà tức thôi chứ chẳng làm ǵ tụi dă man vô ư thức này được.

    Tới khi tôi và mấy anh em trong tổ được lệnh đi lấy bắp cải cho nhà bếp dùng ngày hôm sau th́ trên đường đi chúng tôi thấy 8 người trong tổ anh Thược đang khiêng anh đi chôn. H́nh như là anh đă được anh em đóng cho một cái quan tài thô sơ để đưa anh vào ḷng đất mẹ, tôi nói h́nh như v́ lâu qúa rồi tôi không c̣n nhớ được nữa. Đám tang này dĩ nhiên là rất đơn giản, chỉ có mấy anh em khiêng quan tài được đưa anh tới chỗ mà tụi coi trại chúng chỉ định, Tuy nhiên chúng tôi cũng c̣n được thấy đôi chút an ủi ở chỗ là mấy anh khiêng quan tài đă xoay sở làm sao mà họ đều có được những bộ đồng phục mầu đen để đưa anh đi.

    Không hiểu là gia đ́nh anh có được báo tin này hay không, tôi thắc mắc điều này v́ về sau những người chết ở trong trại đều bị tụi nó bưng bít không cho gia đ́nh những người chết này biết. Để mai mốt tôi phải hỏi em của cố Dược Sĩ Trung Úy này xem gia đ́nh anh ta có được thông báo ǵ không. Em của Mai Gia Thược hiện nay cũng là một Dược Sĩ và đang hành nghề ở Westminster th́ phải.

    Nguyễn Văn Khôi

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam


    Đăng kư học tập cải tạo

    Học tập mấy tuần - cứ thử đi
    Đem theo nhi nhí ít trăm t́
    Áo quần đôi bộ cho thong thả
    Giấy bút dư thừa mặc sức ghi
    Măn khóa không nghe - nghe mút chỉ
    Ngày về không thấy - thấy phân ly
    Vinh quang lao động - ḷi xương sống
    Cải tạo KHÔNG VỀ - Bác mỉm chi!...

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam
    Tập Trung Học Tập Cải Tạo.


    http://www.lmvntd.org/vndc0499/bai06.htm

    Tập Trung Học Tập Cải Tạo gọi tắt là cải tạo, là chính sách lớn của Cộng sản Bắc Việt cóp nhặt đàn anh Liên Xô và nhất là Trung Cộng. Nó bắt nguồn xa xôi từ Karl Marx muốn thay đổi, thay v́ chỉ giải thích con người và xă hội. Triết lư ấy bóp méo, rồi phối hợp với tŕnh độ lạc hậu phong kiến của Nga và Tàu đă biến thành một kỹ thuật tinh vi bóc lột và áp bức toàn diện con người, và phủ khoác trên thân h́nh trung cổ một lớp áo có vẻ tân tiến. Cải tạo sử dụng phương tiện tổ chức của thời đại kỹ thuật để che đậy âm mưu cổ sơ nhất, không có ǵ mới mẻ của giới cầm quyền độc tôn tàn ác là biến con người thành một đồ vật vô tri vô giác. Thừa khí thế "đại thắng mùa xuân", chuyên gia tuyên truyền nhạy bén của Bắc Việt, Nguyễn Khắc Viện, lúc bấy giờ viết trên báo Sài G̣n Giải Phóng : "Có ba điều khẩn thiết cho miền Nam. Thứ nhất là cải tạo, thứ nh́ là cải tạo, thứ ba là cải tạo". Lời nói dọa nạt ấy đă thực thi như thế nào trong công tác cải tạo "ngụy quân ngụy quyền" ?
    Thực thể cải tạo : Kêu gọi tŕnh diện, ư nghĩa ngầm, quy mô.

    Để tránh xáo trộn không kiểm soát được, chính quyền cộng sản đă "thả lỏng" cho dân miền Nam non một tháng sau ngày 30.4.1975. Người ta tiếp tục sống gần như b́nh thường trong sự thiếu thốn nhưng chờ đợi. Không có biển máu nhưng có thanh toán cá nhân ở địa phương. Một mục sư Quaker người Mỹ phát biểu rằng : "Cộng Sản chiến thắng là một tai họa tối thiểu v́ từ nay sẽ có ḥa b́nh vĩnh viễn". Một người bạn lại nói : "Tôi thích Bắc Việt tiếp thu hơn là Mặt Trận Giải Phóng v́ họ ôn ḥa và có kinh nghiệm hơn !". Hai ư kiến ấy cho thấy dân lành có cảm tưởng sẽ được sống yên ổn tuy túng thiếu.
    Một thời gian sau, màn cải tạo đă sụp xuống. "Cải tạo ngụy quân ngụy quyền", theo thông tư chính thức có mục đích giúp đỡ những người đă phạm tội với đồng bào đấu tranh để trở thành công dân lương thiện, yêu nước, yêu ḥa b́nh và muốn trở về cội nguồn dân tộc. Chính sách cải tạo bắt nguồn từ ḷng khoan hồng của dân tộc, từ đạo đức của "Hồ chủ tịch", từ chủ trương "ḥa hợp ḥa giải". Bắt đầu, "ngụy dân" học tập tại chỗ chính sách mới; rồi "ngụy quân" cấp lính và hạ sĩ, rồi "ngụy quyền" cấp thừa hành. Sau đó là tướng, tá đi tập trung học tập cải tạo gọi là một tháng. Chưa hết thời hạn ấy là "ngụy quân" từ cấp úy, ngụy quyền từ chủ sự hay chánh sự vụ lên đường tập trung gọi là mười ngày.
    Sau này người ta đă tranh căi nhau về thời hạn. Giới hữu trách nói : "mười ngày lương thực" chứ không phải "mườingày cải tạo". Danh không chính, ngôn không thuận, rơ là kẻ chiến thắng đă cố ấm ớ trong ngôn ngữ để phỉnh gạt và trấn an "ngụy quân ngụy quyền" sau này sẽ bị giam cầm năm này qua năm khác, có người từ 10 đến 15 - 20 năm và hơn nữa.
    Tết Mậu Thân 68 đâu có xa, hằng ngh́n vong hồn "ngụy dân, ngụy quân, ngụy quyền" bị bắn chết, đập chết, chôn sống ở Huế đang kêu oan và ám ảnh đồng bào của họ. Kinh nghiệm dạy cho cộng sản phải khôn khéo hơn, đừng để bọn "ngụy" thất thoát, phải lùa họ một cách nhẹ nhàng vào ṿng kẻm gai, gài họ vào bẫy chuột.
    Phương sách sử dụng là chơi chữ và tráo nghĩa. Nh́n cho kỹ, phải phân biệt "học tập" với "cải tạo", với "tập trung học tập cải tạo".
    "Cải tạo nông công thương nghiệp" là sửa đổi cơ cấu sản xuất, tiêu thụ, lưu thông trong các ngành ấy. Kỹ thuật là tước đoạt, tịch thu tài sản của những người có tài, có công xây dựng sự nghiệp kinh doanh. "Học tập" là học chính sách của đảng. "Tập trung học tập cải tạo" là nhà tù không cần lên án và vô thời hạn. "Cải tạo" không khác ǵ những vụ án tập thể của ṭa án nhân dân. Xét xử theo pháp luật th́ phải có cáo trạng, bị cáo phạm tội trạng nào cũng có quyền bào chữa và chỉ bị lên án dựa trên bằng chứng cụ thể.
    Nhưngcải tạo là thay đổi con người chứ không phải trừng phạt họ. Nhưng hậu quả lại trầm trọng hơn nhiều: số người bị giam tù lớn hơn vô kể; không cần lư do chính đáng; không có thời hạn. Lùa "ngụy quân ngụy quyền" vào trại cải tạo không khác ǵ lùa người Do Thái lên toa súc vật đi tập trung hay vào hỏa ḷ. Người Do Thái bị trừng phạt, thủ tiêu không phải v́ một hành động nào của họ, mà v́ họ là người Do Thái. "Ngụy quân ngụy quyền" có tội v́ họ là "ngụy quân ngụy quyền". Cộng sản đă khám phá lại một phát minh xuất hiện trước kỷ nguyên ki-tô lúc nhiều bộ lạc đă không giết tù nhân nhưng dùng họ như những tên nô lệ trong công việc khổ sai nặng nhọc. Chế độ cộng sản phải chăng là chế độ nô lệ của thời đại mới được tăng cường và phục vụ bởi kỹ thuật tân tiến ?
    Đảng và nhà nước tuyên bố chính sách khoan hồng dựa trên truyền thống nhân bản và đạo đức của "Bác Hồ" đối với "ngụy quân ngụy quyền". An tâm, rồi được cán bộ giải thích thêm th́ thấy khoan hồng nghĩa là tha chết, không đ̣i nợ máu. Vậy th́ đi lính, làm công chức trong chế độ cũ đáng ra phải lănh án tử h́nh nhưng nhờ ḷng khoan hồng chỉ bị đi tù vô thời hạn. Rêu rao ḥa hợp ḥa giải nhưng không phải với "ngụy quân ngụy quyền", vậy th́ cộng sản ḥa hợp với cộng sản thôi! Không khác ǵ một lập luận ṿng quẩn! Không thiếu ǵ tṛ dàn cảnh sĩ quan giải ngũ đến xin đi tập trung cải tạo để hối cải; những thiếu phụ biết ơn đă dắt chồng đi tŕnh diện trong bầu không khí nô nức. Ngược lại "cách mạng" chia buồn cùng với gia đ́nh những nạn nhân của chế độ "Mỹ Ngụy" đă gánh chịu những đau khổ mà "cách mạng" xem như là một vết thương chung cho cả dân tộc. Thoạt tiên ta tưởng là cộng sản chia sẻ nỗi buồn với những nạn nhân của chế độ cũ. Nhưng bất ngờ! họ chia buồn với gia đ́nh đă vô phước đẻ ra những thằng "con ngụy". Thật là một lập luận "mô phạm", "đạo đức" buồn nôn! Nói một cách b́nh dân, lư luận như thế không khác ǵ chửi cha và đào mả người ta lên! Những tṛ chơi chữ và tráo nghĩa ấy minh họa cho hiện tượng mà nhà văn Ba Lan Milosz, giải thưởng Nobel 1980, gọi là "Les Logocraties Populaires" (xem Czeslaw Milosz, La pensée captive, Paris 1953).
    Trầm trọng hơn nữa, "Ngụy quân ngụy quyền" bị điềm chỉ tố giác là một bọn côn đồ, ác ôn, du đảng, biến chất có những hành động đồi phong, bại tục. Họ c̣n là những "con người hóa súc", bị trúng nọc độc của ư hệ chống cộng. Bà con họ hàng phải xa lánh bọn nó, đừng để nhiễm độc họa lây. Vậy "ngụy quân ngụy quyền" hội đủ những đặc tính chính trị, luân lư, sinh lư và sinh vật tồi tệ xấu xa nhất, làm cho họ trở nên không những là kẻ thù địch mà c̣n là một bọn vô luân, hèn hạ, súc vật ghê tởm đáng bị khinh miệt và tại sao không loại trừ, thủ tiêu ? Tôi không quên những danh từ "vipèrelubrique (rắn độc láng mướt), rat visqueux (con chuột nhầy nhụa), hyène puante (con chồn hôi)..." mà cộng sản Âu Châu gán cho đối thủ trí thức của họ trong những năm 50-60. Bạn hẳn c̣n nhớ kho danh từ của Đức quốc xă gán cho người Do Thái và của Liên Xô tặng cho kẻ đối đầu! Do đó tiến lên một bước từ khoan hồng, Cộng sản kêu gào dân chúng tố giác, tầm nả những kẻ gian ác cố t́nh trốn cải tạo không tŕnh diện. Đó là "ngụy biện pháp" theo kiểu ức hiếp của Lénine, Staline, Mao, khác với biện chứng pháp của Marx tuy ông này cũng ưa dùng bút chiến và có lời văn, lập luận cực đoan, quá khích. Ngụy biện pháp của những nhà độc tài đỏ không có mục đích t́m kiếm chân lư tương đối trong sự kính trọng quan điểm của người khác, nhưng muốn đánh ngă, thủ tiêu đối phương và áp đặt sự thật của ḿnh.
    Không ai biết rơ con số "ngụy quân ngụy quyền" bị cải tạo là bao nhiêu, nhưng con số ấy rất lớn, phải đếm từng trăm ngh́n: 300, 400, 500 ngh́n ? Dù sao điểm quan trọng hơn là quy mô đáng kể của cải tạo. Nó đụng chạm đến mỗi một gia đ́nh. Không có một gia đ́nh nào thoát khỏi, qua một người cha, một người con, một anh em chị em, một người cháu, một người ông, một người chồng, một người vợ... Trong tiểu gia đ́nh của tôi có ba người đàn ông đều đi cải tạo hết: em trai, em rể, tôi. Giải pháp hữu hiệu nhất để thanh toán, loại bỏ miền Nam là chính sách cải tạo v́ nó làm lung lay tan vỡ hạ tầng xă hội, sơ đẳng nhất là gia đ́nh. Nay th́ gia đ́nh ly tán, vợ chồng xa cách, con cái bơ vơ không giáo dục, không hướng dẫn, đời sống cơ cực, hàng xóm dèm pha, công an ngờ vực. Cả một kế hoạch thâm độc để phá hoại tận gốc xă hội miền Nam mà cộng sản thù ghét và thèm muốn, nhắm vào gia đ́nh là tế bào xă hội, là nền móng cơ bản và linh thiêng của xă hội Á Châu và Việt Nam!
    "Ngụy quân ngụy quyền" là bộ máy điều hành, bảo tồn phát triển miền Nam, là cột xương sống, là buồng phổi, là sinh lực của nó. Diệt trừ nó là kéo miền Nam xuống mức kém cơi của Bắc Việt; thay thế vào cán bộ của miền Bắc; hy sinh nhiều thế hệ được đào tạo công phu theo văn hóa và khoa học của thời đại. Cải tạo viên sau kỳ hạn giam cầm đều phóng ra ngoại quốc bất kể gian nguy. Trong số biết bao là chuyên viên, kỹ sư, bác sĩ, luật sư, văn sĩ, giáo sư... mà một nước văn minh nào cũng cần đến. Sau này chế độ cộng sản sẽ hô hào người tỵ nạn trở về v́ lúc ấy họ cần tài năng và vốn liếng.
    Vậy cải tạo đối với dân miền Nam là một quốc nạn.
    Trại tập trung cải tạo.

    Để mô tả hiện tượng tập trung, Soljenitsine dùng h́nh ảnh quần đảo. Tại miền Nam có thể thêm vào h́nh ảnh một xâu chuỗi v́ trải dài từ vĩ tuyến 17 lên đến mũi Cà Mau không một tỉnh lỵ, một thành phố, một địa phương nào mà không có một hay nhiều trại tập trung. Riêng xung quanh thành phố Sài G̣n và không xa lắm đă có trại : Quang Trung, Chí Ḥa, Chi Lăng, Hóc Môn, Xuân Lộc, Suối Máu, Long Thành, Long B́nh, Trảng Lớn, Tây Ninh, xa hơn là Côn Đảo, Phú Quốc, Kà Tum, chưa kể vô số trại ở miền Nam và Trung. Những "tội phạm" nặng hơn th́ bị đày ra những vùng hẻo lánh miền Bắc. Có những người gốc Bắc di cư 1954 thường có địa vị xă hội th́ được "hồi hương" về quê quán sống dưới chế độ quản chế an trí.
    Đời sống trong trại năm này qua năm khác xoay quanh hai mục: học tập nhồi sọ và lao động khổ sai thay đổi theo địa phương. ở đây trồng cây trong rừng, ở đó đào giống, trồng lúa, khoai sắn, chỗ khác đào kênh dẫn thủy. Mỗi công tác đều có tiêu chuẩn. Theo quản giáo "i-tờ" th́ con vượn trở thành người nhờ lao động. "Vậy các anh nên lao động tốt để trở nên công dân lương thiện". Phần lớn tù nhân có tŕnh độ học vấn cao, một số tốt nghiệp đại học Âu Mỹ, phần khác tốt nghiệp đại học Việt Nam, tất cả đều có tú tài. Chất vấn hoài về ư nghĩa chữ lao động. V́ theo Marx có cả lao động trí óc nữa. Tù nhân cải tạo hết c̣n ảo tưởng ngày kia rời trại có thể làm lại nghề trí thức. Không ! rất nhiều người sau này sẽ làm nghề chân tay tạm bợ: vá lốp xe, đạp xích lô, khuân vác, bán cà phê, thuốc lá... không có nghề đê hèn, nhưng họ không được huấn luyện trong nghề tay chân. Và con cái họ sẽ thừa hưởng gia tài cải tạo, lư lịch tù nhân, không được học quá một cấp nào đó. Lư do chính thức nêu ra là không có học lực, nhưng thật ra là v́ lư lịch. Tôi được biết trường hợp một thanh niên cha cải tạo, anh bị loại v́ "không đủ học lực". Vượt biên sang Pháp anh học và trúng tuyển vào Ecole Nationale Supérieure des Télécom- munications de Paris.
    Tai nạn lao động th́ thường xuyên. Nhưng chớ lo ! "Cách mạng" lo thế cho anh: anh bị thương nặng, một thân cây cao su giáng vào đầu, anh cứ an tâm nằm đó, hết giờ lao động bạn bè sẽ mang thi hài anh về trên vai ! Đau ốm th́ chỉ trị bằng nước tỏi, hay bằng thuốc tự ḿnh mang theo nhưng phải nộp trên bộ chỉ huy. Tai nạn hằng ngày, bệnh cấp cứu để đó mặc dù bệnh viện không xa. Nhưng bệnh viện không để cho "ngụy" sử dụng, và bệnh nhân cũng được chữa trị theo giai cấp và theo phe ta, phe địch. Sự lănh đạm chai đá của họ đối với sự đau khổ của người khác thật là phi thường. Tù nhân tạ thế th́ không được thông báo cho thân nhân hay.
    Nói rằng ăn uống thiếu thốn trầm trọng là chuyện thừa. Chế độ lương thực nằm trong chính sách kềm kẹp, gồm có kềm kẹp và quản lư bao tử. Ôm bụng đói ai sai khiến ǵ cũng phải vâng dạ. Cải tạo viên sống lây lất được nhờ chế độ thăm nuôi, nghĩa là vợ con bới xách để nuôi tù thế cho đảng. Cũng như ngày hôm nay đảng mượn người Việt ở ngoại quốc tiếp viện lương thực, áo quần, thuốc men, tiền bạc... cho đồng bào trong nước.
    Học tập nhồi sọ th́ liên miên và xoay quanh : tội ác Mỹ ngụy; chính sách kinh tế xă hội mới; chính sách cải tạo; nghị quyết của đảng... Nhân dịp này quản giáo tha hồ phỉ báng, lăng nhục tù nhân cải tạo. Xong buổi "lên lớp" cải tạo viên làm bài thu hoạch, lúc đầu tưởng lầm làm hay th́ về sớm, sau mới thấy bài thu hoạch biến thành giấy đi cầu của quản giáo. Tù nhân than trách về tŕnh độ ấu trĩ của những bài học và của giảng viên. Nhưng họ đâu có biết từ người dân cho đến cán bộ cao cấp ở ngoài và ở trong trại tập trung, người người cùng học một bài và với giảng viên chỉ biết "đánh vần" và dọa nạt. Do đó dân Nam tưởng lầm thường dân Bắc Việt có tŕnh độ chính trị cao. Thật ra toàn dân từ cao đến thấp có một ư thức, một tŕnh độ chính trị duy nhất. Do đó mới có câu sáo ngữ : "Chế độ ta dân chủ gấp trăm, ngh́n lần Âu Mỹ". Ư thức chính trị theo nghĩa bóp méo "tập trung dân chủ" là vậy. Một dân tộc, một luận điệu !
    Quản giáo và "Ngụy".

    Do tuyên truyền nhồi sọ, quản giáo đă nuôi hận thù đối với "ngụy". Có anh nói : "Tôi xuống tuyền đài c̣n mang hận thù theo". Xỉ vả, chửi mắng, lăng nhục, phỉ báng là chuyện hằng ngày. Và có dịp đánh đập, giết chết, tra tấn th́ không bỏ qua. Tôi phải nh́n nhận họ thấy rơ thân phận của "Ngụy" hơn là chính "Ngụy". Có hôm chúng tôi trộm nghe một tốp lính Bắc Việt nói với nhau : "Bọn Ngụy thật ngu : Tao như chúng nó tao cút đi trước ngày giải phóng". Họ thấy rơ học tập cải tạo là nhà tù khổng lồ của thời đại mới. Đă chứng kiến hoặc là nạn nhân cũng nên của "bẫy chuột" theo danh từ của Milosz, họ đang nh́n bọn ngụy từ từ sa bẫy. Họ biết họ nói dối nhưng đồng thời đắc chí v́ thấy đến phiên người khác cũng bị vướn bẫy. Đó c̣n là tấn kịch "ngụy 54" và "ngụy 75"! Đừng tưởng lầm họ tự tôn mặc cảm, họ tự ti. Có hôm chúng tôi đọc được lá thơ rơi trên đất gởi về thân nhân ngoài Bắc : "Bọn ngụy chúng nó học cao lắm, biết nhiều thứ tiếng và kỹ thuật giỏi. Chúng nó chê bai và khinh thường ḿnh lắm".
    "Ngụy" th́ quan sát quản giáo kỹ càng và chỉ nh́n thấy những điểm tiêu cực: thiếu học, thiếu lễ độ, thiếu phong cách văn minh... Làm sao nghĩ khác được khi mà quản giáo phê b́nh lăng mạ chúng tôi đă ôm hôn cha, mẹ, anh chị em, vợ con lên thăm, quở mắng chúng tôi suưt trở thành loạn luân hết nếu không có giải phóng? Làm sao nghĩ khác được lúc họ miệt thị, chửi bới một người bạn đă tự tử v́ tuyệt vọng : "Anh này đáng bị trừng phạt v́ đă trốn cải tạo"? Làm sao nghĩ khác được lúc thấy họ chỉ trỏ một bức tượng Phật và cười ha há : "Thằng Phật"?
    Không phải là hai nền văn minh khác nhau, hai nhân sinh quan đối lập gặp nhau mà tầm thường hơn là "người khôn ở với người ngu bực ḿnh". Làm sao không thương hại họ lúc họ khuyên ḿnh từ nay về sau phải ăn ở sạch sẽ, áo quần tươm tất, đừng chửi bới trác táng, đừng bóc lột vợ con, bác sĩ th́ chớ hiếp dâm nữ bệnh nhân nữa ?
    Phản ứng của tù cải tạo đối với thân phận đày đọa th́ có nhiều loại. Xem cải tạo với cặp mắt thần bí như là một thời kỳ tẩy uế. Chống đối ngầm bằng cách bất hợp tác và thụ động. Chống đối ngang nhiên cam chịu tra tấn và chết chóc. Rất ít người nịnh hót và thưa tŕnh. Nói chung th́ thể diện c̣n vẹn toàn v́ họ ư thức càng ngày càng rơ là họ không có tội lỗi ǵ hết, họ chỉ là kẻ chiến bại. Vae victis ! Malheur aux vaincus! (Khốn nạn thay cho những kẻ bại trận!)
    Mục tiêu cải tạo.

    Tập trung học tập cải tạo gọi tắt là cải tạo để "trở thành người tốt, công dân lương thiện" là nói bịp bợm. Tù nhân cải tạo được phóng thích không phải v́ học tập tốt, mà học tập tốt v́ được phóng thích. Phóng thích tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó có yếu tố vàng và tiền. Có một số trại không biết bao nhiêu sẽ được giải thể, v́ chiến tranh với Cao Miên và Trung Cộng buộc họ phải dùng bộ đội đang canh gác tù nhân; v́ thiếu phương tiện tiếp vận khổng lồ để tiếp tục duy tŕ trại; v́ không đủ sức thực hiện một kế hoạch tập trung đại quy mô theo mô h́nh Liên Xô; v́ muốn áp lực quốc tế thấy là họ khoan hồng hơn Pol Pot. Gián tiếp nhờ ông này và Trung Cộng, một chương tŕnh đồ sộ đày ải gia đ́nh vợ con tù nhân cải tạo được trả về, lên khai hoang những vùng rừng thiêng nước độc dọc biên giới, một loại kinh tế mới đă thất bại.
    Về vấn đề phóng thích, hăy chịu khó nghe thêm lời quản giáo giải thích sự áp dụng chậm trễ của chính sách khoan hồng: "Cách mạng chưa phóng thích các anh v́ muốn bảo vệ các anh, sợ các anh ra ngoài sẽ bị nhân dân oán ghét hận thù giết chết". Vẫn là mật ngọt chết ruồi, đường mật áp đảo. Trong lúc ấy dọc đường đi lao động khổ sai, đồng bào lén lút ném cho chúng tôi ổi, xoài, khoai, mít, chôm chôm và cho uống nước mía.
    Cải tạo là để tách óc năo chỉ huy của chế độ cũ khỏi đồng bào của họ. CS thấy rơ phản ứng của dân lúc họ vào xâm chiếm miền Nam : không hề có nổi dậy hay tổng khởi nghĩa. Trái lại, mọi người chạy tán loạn về phía c̣n quân lực miền Nam nơi Bắc Việt dội hỏa tiễn.
    Cải tạo là để đề pḥng sự chống đối có lănh đạo, tổ chức và tư tưởng. Cộng sản mất tự tín.
    Cải tạo là bẻ gảy miền Nam gồm cả "ngụy quân ngụy quyền" và "ngụy dân", mang nó về "thời đại đồ đá" như miền Bắc. Có một sự ganh ghét dân miền Nam có nhiều năng lực, và sinh sống trong phồn vinh tương đối nhưng đối với cộng sản là "thiên đàng".
    ***
    Tập trung học tập cải tạo kết tinh và phóng đại những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong miền Nam dưới nền chuyên chính toàn diện cộng sản. Trong toàn quốc có nhiều ṿng cải tạo, ṿng trong, ṿng ngoài, ṿng giữa, ṿng một, ṿng hai, ṿng ba.
    Trên hết, toàn dân Việt Nam không chấp nhận được sự phỉnh gạt, lừa dối, nhồi sọ đi đôi với bạo lực và khủng bố. Chính sách độc tài toàn diện của cộng sản đă, đang và sẽ cản bước tiến của dân tộc trên đường phát triển, cởi mở về tự do. Không bao giờ dân Việt Nam chịu tha thứ một hạng người đă tàn phá đất nước, dày xéo lương tâm, đày đọa con người để phục vụ một chủ nghĩa đă phá sản và bảo vệ quyền lợi và địa vị của họ.


    Bửu Lịch

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam


    Trần Tiến Dũng/Người Việt

    LTS: Ngày 9 Tháng Chín, 2006, nhật báo Người Việt đăng bài viết “31 Năm Sau, Người Lính Ấy Đă Về Với Gia Đ́nh...” kể lại cuộc hành tŕnh của một người con gái t́m lại được xác cha là một cựu thiếu tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, qua đời trong tù cải tạo thuộc tỉnh Yên Bái (Hoàng Liên Sơn cũ). Ngay sau đó, Người Việt đă nhận được nhiều e-mail, điện thoại chia sẻ t́nh cảm. Bên cạnh đó, khá nhiều độc giả muốn t́m hiểu về việc đi t́m lại tung tích của những ngôi mộ của các sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa đă nằm lại Hoàng Liên Sơn trong thời gian đi tù cải tạo sau 30 Tháng Tư, 1975. Đáp lại t́nh cảm của độc giả, cộng tác viên Trần Tiến Dũng của nhật báo Người Việt đă từ Sài G̣n lên đường đi Yên Bái. Sau gần một tuần lưu lại tại đây, phóng viên Trần Tiến Dũng đă tiếp xúc nhiều cư dân địa phương, ghi lại những tâm t́nh của người địa phương đối với “sĩ quan Ngụy” và đối với cuộc đi t́m lại những ngôi mộ hoang.


    Sinh Nam tử Bắc
    Lấy vé từ bến xe Mỹ Đ́nh đi Yên Bái, ngồi chờ chiếc xe khách loại xe 24 chỗ ngồi “nghĩa địa Nhật Bản” rời bến, tâm trạng chúng tôi lúc đó mất phương hướng. Với những người từ miền Nam ra, vùng thượng du Bắc Bộ đúng là sương giá mù mịt. Nhưng chúng tôi vẫn may mắn có những người bán hàng rong và những người nhà quê chân chất để làm bạn đường tṛ chuyện. Chỉ nội chuyện đó không thôi đă cực kỳ khác biệt nếu so với những người sĩ quan quân đội VNCH mà 31 năm trước, được đưa từ miền xuôi lên mạn ngược này để học tập cải tạo. Người ta kể, lúc ấy họ được đưa đi thẳng vào bóng đêm hun hút và đầu Xuân năm ấy tiết trời vẫn rất lạnh.
    Cho đến tận hôm nay, một đặc điểm của các chiếc xe khách chạy các tuyến đường ở miền Bắc là không có ảnh thờ Phật hay Chúa bên cạnh tài xế.
    Người phụ nữ ngồi cạnh tôi nói: “Tôi xuống Đoan Hùng - Phú Thọ, đi xe 19 chúng vất giữa đường, xe 21 này mới về đến nơi. Bác có tiền đi chơi sướng nhỉ!” Những ngôi mộ hiện c̣n nằm lại trên đồi Cây Khế
    (xă Việt Cừơng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)
    (Danh sách do ông Đỗ Công Huyên ghi chép)
    Bùi Văn Phước. Sinh năm: 1930, chết: 23 tháng Năm, 1977. Cư trú: 34/08 Phạm văn Chí, Gia Định.
    Nguyễn Văn Nghĩa. Sinh năm: 1949 tại Hà Nội. Chết: 10 tháng Chín, 1977. Cư trú: 5B/G. Hồng Thập Tự - Sài G̣n 1.
    Nguyễn Quang Tôn. Sinh năm: 1930 tại Hữu Quang - Sơn Tây. Cư trú: 232F phường cư xá - Sài G̣n 3.
    Nguyễn Phước Tôn. Cư trú: Chí Ḥa - Quận 10.
    Trần Hữu Công. Sinh năm 1930. Cư trú: 75 phường Đăng Lễ - thị xă Châu Đốc.
    Lư Văn Phinh. Sinh năm: 1947. Chết: 6 tháng Sáu, 1977. Quê quán: Cai An - Mỹ An - Vĩnh Long.
    Vơ Tín. Sinh năm: 1936 tại Thừa Thiên. Cư trú: 314 Quốc lộ 1 - Tân B́nh.
    Dương Văn Sáu. Sinh năm: 1919. Cư trú: 164/63 Bùi Thị Xuân - Sài G̣n 1.
    Trần Tấn Chung. Sinh năm: 1944. Cư trú: Lê Quư Đôn-Kon Tum.
    Lâm Quang Đỏ. Sinh năm: 1944.

    Nguyễn Văn Măng. Sinh năm: 1928. Chết: 12 tháng Sáu, 1977.

    Nguyễn Bá Th́n (Tự Long), Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5.
    Lương Mạnh Vân. Sinh Năm: 1945. Chết: 30 tháng Bảy, 1977. Cư trú: 34 Ḥa Chung - Quận 10 - Sài G̣n.
    Các mộ ở Đồi Con Trăn, xă Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
    Phạm Hỗ - Đại tá
    Hoàng Công (Văn) Dực – Thiếu tướng
    Mộ hai anh em trốn trại. một người tên là Xuân
    Các mộ ở xă Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Đặng Văn Thương. Sinh: 19 tháng Tám, 1928. Cư trú: Quận 4 – Sài G̣n.
    Phạm Văn Thành. Phnom-Penh.
    Địa chỉ người có liên quan để liên lạc 1. Ông Đỗ Công Huyên: Thôn 9 - xă Việt Cường - Huyện Trấn Yên – Tỉnh Yên Bái.
    Điên Thoại: 029812301.
    2. Lê Đức Hùng: Thôn 9 - xă Việt Cường - Huyện Trấn Yên - Tỉnh Yên Bái.
    Điện thoại:029 215361.
    3. Hà Cao Huệ ( Người chạy xe ôm) Thị Xă Yên Bái.
    Điện thoại: 0912744059.

    Cảnh giác người lạ nên chúng tôi chỉ cho bà biết một phần của lư do chúng tôi phải lên ngược. Bà lại nói: “Bốc mộ là duy tâm, tốn kém, nhưng không bốc các cụ về lại không yên tâm. Hồi đầu chiến tranh anh tôi đi, tôi bảo giấy tờ nhà ở Hà Nội cho cháu thuê nhờ phải rơ ràng. Anh không nghe bảo đi chóng về ấy mà. Đến giờ bên họ nhà chồng bảo trả xác. Nhà không trả cho tôi, ngh́n năm tôi không trả xác anh. Tôi ở với anh dù anh sống hay chết có khổ, tang thương mấy chẳng màng nhưng tôi c̣n thằng con phải giữ cho nó để hưởng cái chính sách.”
    Chiếc xe khách vẫn cứ quay đầu ṿng ṿng để đón khách trong địa phận Hà Nội. Xe mấy lượt chạy qua chạy lại cơ quan ban quản lư dự án PMU 18. Bực ḿnh bà lại chỉ tay vào cái ṭa nhà to đùng ấy nói: “Đấy không khéo chúng ấy ăn mất cả phần con tôi.”
    Người cán bộ trẻ vẫn đội mũ cối, ngồi ở băng ghế trước quay xuống hỏi: “Thế bác nhà bà hy sinh ở Điện Biên Phủ à! May mà c̣n trông được cái bằng liệt sĩ, trông ǵ cái nhà ở Hà Nội mà bác gay gắt thế!”
    Khi biết chúng tôi t́m ra tận Yên Bái - Hoàng Liên Sơn để t́m mộ người thân sau 1975 đi tập trung cải tạo. Bà Đức (tên người đàn bà ngồi cạnh tôi) sửng sốt: “Ối giời! thế tôi cứ tưởng chỉ có người vượt đường vào trong ấy t́m mộ bộ đội. Sao các bác nhà anh lại không may thế nhỉ. Chiến tranh kinh thật!”
    Cảnh sống của người dân và bộ mặt các thị trấn ven quốc lộ 20 với các bảng hiệu, hàng hóa và các bảng quảng cáo tiếng Anh đa dạng mà bừa bộn như h́nh ảnh các thị trấn miền Nam vào thời kỳ người Mỹ có mặt ở thập niên 60. Những bảng hiệu chữ to mời ăn đặc sản dê núi, gà đồi là ấn tượng thượng du Tây Bắc “thời đại” nhất.
    Đi qua khu di tích đền Hùng - Phú Thọ, bà Đức xuống xe v́ có việc. Người phụ nữ mặc áo màu hoa cà, ngồi thế vào chỗ bà Đức. Một lúc sau, tôi đem chuyện đi t́m mộ sĩ quan “Ngụy” đi học tập cải tạo, để hỏi thăm quanh vùng này chị có nghe có biết về chuyện ấy không. Chị nói chuyện với tôi thông qua cái khẩu trang bít kín nửa gương mặt: “Nếu có nhà nước phải báo chứ đă đưa người ta ra tận đây kia mà.”
    Xe vào vùng núi Phú Hộ. Cô sinh viên sư phạm đi cùng tuyến với chúng tôi về huyện Trấn Yên - Yên Bái, loáng thoáng nghe chuyện, bỗng nhiên cô hỏi: “Thế người chú t́m ra ngoài này đi buôn hàng Trung Quốc hay du lịch ạ?”
    Nh́n vẻ hồn nhiên của cô gái Bắc thế hệ 8x, trong t́nh cảnh chuyện tṛ để giết thời gian trên xe khách này; chúng tôi không biết phải giải thích sao cho đủ nghĩa về lịch sử của các bên liên quan trong cuộc chiến tranh dai dẳng và ác liệt nhất của lịch sử dân tộc và số phận nghiệt ngă của những người lính miền Nam sau chiến tranh.
    Không riêng ǵ người trong nước mà cả ở hải ngoại, có rất nhiều người lúc này cho rằng cái quí giá nhất mà dân tộc đă có là ḥa b́nh. Đă hơn ba mươi năm rồi không nên tiếp tục mở miệng vết thương chiến tranh. Nhưng trong trường hợp của chúng tôi, biết phải trả lời ra sao cho cô sinh viên này. Chúng tôi không thể đáp rằng: Không ǵ hết cháu ạ, người chú định t́m chỉ từ miền Nam ra đây để chịu đói khổ rồi chết mà thôi.
    Mùa Thu Trung Du không phải là một quan ṭa nhưng khí hậu khắc nghiệt, đồi núi và cây rừng chập chùng chắn ngang tầm mắt này luôn nhắc người ta rằng, không hề có một ư thức hệ, một giá trị tư tưởng nào biết tổn thương, chỉ sự thật của số phận con người mới biết đau đớn. Từng số phận con người mới chính là lịch sử chân thật nhất, phần vô giá nhất của lương tri dân tộc.


    31 năm trên đồi sương giá

    Lúc tôi xuống thị xă Yên Bái, mặt trời đă khuất dù chỉ mới 15 giờ chiều. Và thật sự tôi không biết phải chọn bến nào để xuống trong cái thị xă nằm sát cạnh ḍng sông Hồng mùa nước kiệt. Tôi có mặt ở đây chỉ với một thôi thúc nôn nao lạ kỳ là muốn đến ngay cái đồi Cây Khế thuộc xă Việt Cường. Trong sổ tay của tôi có cả số điện thoại của người đàn ông giữ ǵn ngôi mộ của Thiếu Tá Nguyễn Văn Nô suốt 29 năm và chờ đến khi thân nhân của người sĩ quan bất hạnh ấy ra tận nơi đưa phần xương cốt và vài kỷ vật của một người tù cải tạo về nhà. Lúc ấy tôi không rơ lư do v́ sao tôi không nói địa chỉ và nội dung câu chuyện “31 năm sau...” với người chạy xe ôm. Tôi chỉ nói với anh ta rằng tôi ra đây để t́m bà con họ hàng thất lạc và đồng ư cái giá một trăm ngàn để vào xă Việt Cường. Anh H. chạy xe ôm nói: “Bác yên tâm. Em là giáo viên tranh thủ vài cuốc xe. Không phải bọn láo nhận tiếng bác người trong ấy ra để chém đâu.”
    Qua cầu sắt Yên Bái bắc qua sông Hồng hướng về phía Nghĩa Lộ một đoạn, anh xe ôm rẽ trái. Với người gần như đă mất phương hướng như tôi, đường vào xă miền núi có lúc theo các chân các đồi chè mà lên trời có lúc lại theo các nấc ruộng bậc thang mà xuống địa ngục. Đường cứ dài măi ra, dân cư thưa dần, khí lạnh của núi rừng làm tôi ớn sống lưng; tôi thấy hối hận v́ đă trao sinh mạng cho người chạy xe ôm. Núi-rừng-người lúc ấy quả là chập chùng ác hiểm.
    Có vẻ như con đường này sẽ không đưa tôi tới nơi muốn tới. Tôi muốn dừng lại để hỏi thăm đường. Anh xe ôm lại nói chả cần, tôi biết nơi phải tới bác cứ yên tâm. Tôi đập vào lưng anh ta bảo dừng lại ngay! Chiếc xe Honda đang xuôi dốc bổng xoay đầu. Anh xe ôm cười h́ h́. Đấy hỏi th́ hỏi cho bác yên tâm. Trước mặt chúng tôi có ngôi nhà nhỏ, có bảng hiệu gỗ viết bằng phấn học sinh: Sửa xe đạp và xe máy. Nhận mặt người sửa xe, anh xe ôm reo lên: “Ối giời, bác Hùng! Đấy đă bảo bác yên tâm mà. Xă này toàn người quen của tôi cả.”
    Chúng tôi biết anh xe ôm gặp được người quen cũng chỉ là ăn may, chứ thật ra anh xe ôm áo trong quần, giày tây bóng loáng, hoàn toàn mù tịt đường đi nước bước cái xă miền núi này. Anh Hùng mời chúng tôi vào nhà uống chè. Và quan trọng hơn hết là điều anh Hùng cho tôi biết địa danh đồi Cây Khế ở ngay sau lưng nhà anh, c̣n ông Đỗ Công Huyên chính là hàng xóm của anh. Từ Nam ra với ngần ấy đường trời nẻo đất, với bao lo âu nhưng chỉ trong một thoáng, trong ngôi nhà vách ván đơn sơ mà tươm tất của anh Hùng, cái cảm giác b́nh an tưởng mất đă trở lại với tôi. Sau này tôi được biết tất cả những người thân của các sĩ quan VNCH ra đây t́m mộ đều được người dân địa phương đối xử tử tế. Ai cũng biết dù sao t́m xác lính Mỹ cũng có lợi, t́m mộ lính “cách mạng” hưởng danh c̣n lo cho lính “Ngụy” cải tạo chết là trọn nghĩa tử là nghĩa tận, trọn cái tánh người và chỉ cầu mỗi cái may là không bị chụp mũ.
    Anh Hùng, tên đầy đủ là Lê Đức Hùng, đại úy bộ đội phục viên. Khác với những người cùng làng dân kinh tế Nam Định - Thái B́nh ra lập nghiệp, anh là người có cội nguồn ở đất Việt Cường. Biết mục đích ra đây của tôi, anh nói: “Ngày xưa tôi và các bác ấy ở hai bên chiến tuyến. Anh nghĩ có thể làm được ǵ khác ngoài chuyện bắn nhau nào. Bây giờ các bác ấy nằm lại đất này, làm ǵ được chúng tôi sẽ làm, thú thật không ngại ǵ hết.”
    Với nhiệt t́nh của người dân miền núi, anh vội vă đưa ngay chúng tôi đến nhà ông Đỗ Công Huyên.
    Theo hướng mặt trời lặn, nhà ông Huyên nằm ở phía phải sát cạnh chân đồi Cây Khế. Ông Huyên được người nhà gọi từ nương chè về, tay c̣n lấm đất.
    Trong bài báo “31 năm sau, người lính ấy đă về với gia đ́nh...,” kể từ lúc Thiếu Tá Nguyễn Văn Nô nằm xuống trên đồi Cây Khế, cho tới khi chỉ t́m thấy một phần xương cốt và vài món vật dụng của một kiếp người, suốt chiều dài thời gian ấy h́nh ảnh ông Đỗ Công Huyên luôn gắn bó thiết thân với linh hồn của Thiếu Tá Nô. Gắn bó như một người bạn chân t́nh! Thiếu Tá Nô ngộ độc chết v́ uống nước sắn luộc, điều này nhiều người bạn tù của thiếu tá biết. Họ cũng biết và luôn luôn nhớ sâu bền về nhiều trường hợp chết khác của các bạn tù. Nhưng từ ngày ấy, người ở lại kề cận với 51 ngôi mộ hoang, ở lại bầu bạn với 51 linh hồn trên đồi Cây Khế quanh năm sương giá này chỉ mỗi ông Đỗ Công Huyên.
    Ông Huyên có một danh sách người chết bằng giấy học tṛ, do tự bàn tay thô kệch thợ rừng của ông nắn nót ghi chép tên, tuổi, nguyên quán, ngày sinh, ngày chết của từng người sĩ quan VNCH học tập cải tạo đă chết trong khoảng từ năm 1975 đến 1978 ở trại cải tạo Việt Cường, tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ.
    Ông Huyên đưa chúng tôi lên đồi Cây Khế. Ông từng đi bộ đội ở Lào, sau 1975 về đây làm người giữ rừng và bầu bạn với các ngôi mộ hoang. Suốt đoạn đường leo đồi ông Huyên không nói ǵ. Trong ánh sáng nhợt nhạt của chiều lạnh trên đồi, gương mặt nhân hậu đến mức thâm trầm của ông Huyên lúc ẩn lúc hiện giữa cây cỏ và gió rừng. Lúc đó tôi có cảm giác với riêng ông, trong không gian và thời gian trên ngọn ngọn đồi giá lạnh này không tồn tại biên giới giữa người sống và người đă khuất. Ông Huyên cúi thấp người vạch đám cỏ dại để lộ ra một tấm bia bằng xi măng đen xỉn, bia chỉ to bằng hai bàn tay. Đột nhiên ông nói: “Đây là mộ gởi lại. Bác này là Nguyễn Quang Tôn, sinh năm 1930 ở Hữu Quang - Sơn Tây, nhà ở phường cư xá, quận 3 Sài G̣n. Anh trai bác ấy là sĩ quan bộ đội cấp tá đấy. Ông ấy có cùng người nhà ra tận đây, t́m thấy mộ người em rồi nói. Thôi th́ t́m thấy chú rồi, chú yên tâm mà ở lại đây bao giờ có điều kiện tôi lại ra đưa chú về. Thế là họ về, gởi mộ bác Tôn lại cho tôi măi không thấy họ ra.”
    Trước mắt chúng tôi là cả đồi Cây Khế, trước đây là nơi yên nghĩ của hơn 51 sĩ quan cấp tá và tướng của quân đội VNCH; đến nay cả ngọn đồi này chỉ c̣n lại 12 ngôi mộ c̣n bia và 5 ngôi mộ mất bia. Và chỉ duy nhất ngôi mộ Nguyễn Quang Tôn phải ở lại dù đă gặp thân nhân.
    Hơn ba mươi năm ḥa b́nh, đa phần các người lính chết mất tích của quân đội cách mạng và của quân đội đồng minh mà đứng đầu là Hoa Kỳ đều đă được trở về nhà. V́ sao cùng một hoàn cảnh mà chỉ những người lính VNCH trong chiến tranh và sau chiến tranh là phải gánh chịu hết sự oan trái nằm lại với bờ bụi vô danh.
    Đứng trước ngôi mộ “gởi lại,” chúng tôi định kể cho bác Huyên, anh xe ôm và ba đứa trẻ chăn trâu nghe chuyện: Sau cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ, ngay giữa nghĩa trang thủ đô Hoa Kỳ của phe miền Bắc thắng trận vẫn có một khu mộ và tượng đài tưởng niệm những người lính miền Nam.
    Bác Huyên tiếp tục đưa tôi đi và tự tay vạch t́m từng tấm bia mộ nằm khuất trong đám cỏ dại đẫm sương chiều. Bác hỏi: “Thế anh ra đây không quen có thấy lạnh không? Trước đây rừng c̣n độc hơn giờ nhiều. Mà lúc ấy đa số các ông sĩ quan miền Nam này ra đến đây đều có tuổi cao cả đấy.”
    Thời gian bác Huyên bầu bạn với những linh hồn lính miền Nam đă dài hơn cả cuộc chiến tranh mười ngàn ngày trước đây. Chiến tranh tuy đă kết thúc nhưng sao cuối cùng chỉ mỗi nắm xương tàn và linh hồn không tan của những người này phải tiếp tục trả giá, phải tiếp tục chịu mọi hậu quả của cuộc chiến tàn khốc đó.
    Gió lại lạnh hơn, nhưng không ǵ có thể nghe thấu cái lạnh vùng thượng du đất Bắc bằng chính những tấm mộ bia đang nghiêng đổ trên đồi Cây Khế. Những tấm mộ bia nhỏ bé, sơ sài mang trên đó là những cái tên, ngày sinh, ngày chết, mang trên đó là cả khát khao mong ngóng gặp người thân đến mức tuyệt vọng. Đó phải chăng là sự bấu víu cuối cùng trước khi chết một lần nữa, trước khi lạc mất vào vô danh.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam


    Suối nước mắt

    Nhà ông Đỗ Công Huyên là một ngôi nhà xây thô, nằm ngay bên chân đồi Cây Khế, ngay cạnh ḍng suối nhỏ không có tên, chảy về phía hai mỏm núi sánh đôi. Nơi ấy, mỗi ngày mặt trời buổi chiều như được treo bằng sợi dây và thả rơi chầm chậm.
    Từ trên đồi Cây Khế xuống lại nhà, bác Huyên nói. Anh đi lối chuồng gà vào cho dễ. Rồi bác cười. Anh không phải lo gà bị cúm, gà ṃ rất khỏe. Dưới xuôi, gà ṃ gọi là ǵ nhỉ?
    Tôi nói, lúc lên thăm mộ các sĩ quan VNCH, tôi có thấy đàn gà ṃ của bác bay đầy trời, có phải mỗi lần đăi cơm khách cần giết gà th́ phải hẹn với lũ gà trước một ngày không.
    Nằm tựa lưng và hơi chếch về bên trái đồi Cây Khế xưa kia có một trạm xá của trại cải tạo. Bác Huyên cho biết: “Khi ấy chắc là các bệnh nhân ở trạm chết đều được đưa cả lên đồi Cây Khế mà chôn. Thế nên trừ một số mộ lẻ rải rác, hầu như các ông ấy đều nằm đây.”
    Chúng tôi hỏi v́ sao ở đây lại có tên là đồi Cây Khế. Bác Huyên nói: “Đúng là có cây khế thật. Trước đây to lắm kia, cả vùng núi này có mỗi nó đấy, mấy năm trước bỗng găy ngang, chỉ mới đâm chồi trở lại trong năm.”
    Trên đường quay trở lại đồi để chụp ảnh cây khế, chúng tôi định hỏi bác Huyên cây khế ấy có trái ngọt hay chua. Nhưng dù sao chúng tôi vẫn tin rằng vào ngày đầu ra đây “học tập cải tạo,” nh́n thấy cây khế, một giống cây quen thuộc thường trồng trước sân nhà ở miền Nam, chắc các bác ấy cũng thấy an ủi được phần nào.
    Vạch đám cỏ và cúc dại nở trắng trên bờ suối cho chúng tôi bước qua, bác Huyên vẫy tôi lại gần và chỉ vào ngôi mộ hoang không c̣n bia nằm thoai thoải trên triền đồi. Bác Huyên nói: “Trước ở đấy có hai ngôi mộ đều không c̣n bia, nằm cạnh nhau như hai luống rau nhỏ. Bây giờ th́ người nhà ra lấy một cái về rồi, đấy anh xem cái hố vẫn c̣n. Cái bác được về với vợ hẳn là vui rồi cái bác c̣n nằm lại tôi nghĩ cũng phấn khởi. Tôi không là người duy tâm nhưng có chuyện lạ đến mức không thể tin mà lại thật anh ạ.”
    Bác Huyên kể, chỉ c̣n nhớ tên người dưới mộ không bia mới được bốc về nhà là ông Thạnh, người vợ ra đưa chồng về có tên là bà Lanh. Những năm tháng vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc đường đất nơi đây c̣n khó khăn vô cùng. Lần đầu khi t́m được nhà Bác Huyên người vợ sĩ quan học tập cải tạo ấy đă khóc nức nở. Bà Lanh kể với bác Huyên rằng chồng bà về báo mộng chỉ rơ địa danh này để bà t́m. Và trong mộng người chồng luôn lập đi lập lại với vợ ḿnh rằng: “Anh nằm cạnh con suối, lạnh lắm!” Bác Huyên hiểu chuyện, tận tâm đưa người vợ đi xem từng tấm mộ bia nhưng không t́m được mộ. Chắc là thời gian và trâu ḅ làm mất dấu vết cả rồi. Chỉ tay vào hai ngôi mộ hoang nằm cạnh ḍng suối, bác Huyên nói. Tôi nghi một trong hai cái mộ này là chồng bà. Bà Lanh hoang mang. Lỡ không đúng là chồng tôi th́ tội lắm bác ơi!
    Bà ở lại nhà Bác Huyên đôi ngày rồi quay về Nam. Năm sau trở ra, lại vừa nói vừa khóc. Anh ấy lại về báo mộng là nằm cạnh con suối, lạnh lắm! Nhưng rồi bà vẫn không quyết định được chuyện phải bốc ngôi mộ nào. Trong suốt những năm dài đằng đẳng ấy người chồng vẫn cứ t́m vào giấc mơ người vợ chỉ để nói mỗi một câu. Anh nằm cạnh con suối, lạnh lắm! Bác Huyên nhớ là người đàn bà ấy phải dành dụm từng đồng tiền, một thân một ḿnh đi ra đi vào bốn lượt. Lần cuối cùng bà Lanh chỉ vào ngôi mộ đất thấp, nằm gần kề con suối nhất. Rồi bà quỳ xuống cầu nguyện trong nước mắt. Ngôi mộ không bia đó được bốc lên. Mấy mươi năm rồi đất mềm như đất mới cày, xương cốt chẳng c̣n được là mấy. Duy chỉ c̣n một cái lọ sành nhỏ mà các bạn tù ngày ấy chôn theo xác là lành lặn. Đập vỡ ra, trong đó có cái thẻ căn cước vẫn c̣n rơ tên người chồng.


    Cầu nguyện giữa núi lạnh

    Chúng tôi từ Việt Cường đi Vân Hội, con đường độc đạo quấn quít ôm chân các đồi chè, đồi cọ, đồi bạch đàn. Cả con đường hàng chục cây số không hàng quán, không trạm điện thoại; chỉ xa xa một căn nhà xây thô, nếu có gọi chủ nhà hỏi thăm cũng không ai trả lời, đến cả mấy chú chó cũng theo người đi nương hết ấy mà.
    Anh Lê Đức Hùng bỏ việc nương rẫy để hướng dẫn tôi đi t́m mộ. Anh bảo tôi qua cho anh chở, anh cho rằng đi trên đoạn đường núi tôi sẽ không an toàn nếu tiếp tục ngồi sau tay lái của người chạy xe ôm không quen đường.
    Ở vùng này chỉ có vài ngọn đồi được người dân đặt tên riêng. Theo thông tin của anh Hùng th́ ở đồi Con Trăn có ba ngôi mộ sĩ quan VNCH không biết c̣n hay đă mất dấu. Tôi hỏi v́ sao họ lại chôn ở đây. Anh cho biết. Trại cải tạo Việt Cường ngày xưa bao trùm hết vùng núi này và chia ra nhiều phân trại, chắc chết ở đâu chôn tại đó chứ làm ǵ có nghĩa trang chung.
    Tất cả dân cư quanh đồi Con Trăn từ người già cho đến trẻ chăn trâu khi được hỏi về vị trí của ba ngôi mộ “mấy ông Ngụy” đều có vẻ rất rành. Lần đầu tiên trong suốt mấy ngày đi t́m mộ tôi được nghe người dân địa phương nói rơ cấp bậc trong quân đội VNCH của một người đă chết, Đại Tá Phạm Hổ.
    Mộ của Đại Tá Phạm Hổ nằm trên lưng chừng đồi con Trăn. Bây giờ th́ tôi hiểu v́ sao vị đại tá tù cải tạo này “nổi tiếng,” ngày ấy dân địa phương cho rằng ông bị bệnh hủi, càng xa lánh ông họ lại càng đồn đại về ông. Với dân miền núi bệnh hủi là một thứ nan y, là nỗi ám ảnh tai họa. Đến lúc chết ông cũng được chôn riêng. Đại Tá Phạm Hổ nằm một ḿnh một vạt đồi hướng mặt về phía Đông. Dân sống quanh đồi nói với tôi rằng, lúc mới có mồ ông, ngọn đồi đó đến trẻ chăn trâu c̣n không dám héo lánh tới. Nhưng ngày nay th́ những người có tuổi biết chuyện và cả anh Hùng lại nói khác. Nào có phải hủi ǵ đâu. Ông bị bệnh nước ăn, lở loét không trị được.
    Cách đó chừng nửa cây số đường đèo cũng dưới chân đồi Con Trăn có một ngôi mộ không c̣n bia. Mộ của Thiếu Tướng Hoàng Công (văn) Dực. Lúc băng qua con suối lên t́m mộ ông thiếu tướng, anh Lê Đức Hùng có ghé vào nhà bà Tuyên hỏi thăm. Bà Tuyên nói: “Đấy nằm trên cái miếng đất bằng của tôi, nhưng người nhà ra lấy về năm nào rồi.” Một anh nông dân đi theo chúng tôi lại nói: “C̣n trên đấy, lúc bé chăn trâu ngày nào tôi cũng qua đấy. Ông ta cùng họ Hoàng với tôi, sao tôi nhầm được.”
    Anh nông dân cùng với anh Hùng sục sạo t́m cả một góc đồi Con Trăn. Cuối cùng họ xác định một khoảng mô đất nhỏ chính là mộ của Thiếu Tướng Hoàng Công Dực. Anh Hùng nói: “Thế mộ nằm trên dốc đồi này th́ không lẫn vào đâu được.”
    Anh nông dân th́ chỉ vào một gốc cây cằn cổi lẩn trong cỏ dại cao lút đầu người khẳng định: “Đúng là tại gốc cây Mỡ này đây.” Chúng tôi hỏi v́ sao các bác không nhớ vị trí và tên của người nằm trong ngôi mộ thứ ba. Anh Hùng nói, cần có thời gian để hỏi các cụ già.
    Theo thông tin truyền miệng của dân địa phương cho biết: “Trên đường vào Vân Hội có bốn ngôi mộ. Rời khỏi đồi Con Trăn chúng tôi đi thêm gần chục cây số nữa th́ đến xă Vân Hội. Trên suốt đoạn đường đi gặp ai anh Hùng cũng hỏi: “Có biết mộ của mấy “ông Ngụy” không.”
    Bốn ngôi mộ ven đường mà chúng tôi t́m thấy thật ra chỉ c̣n lại ba. Một anh nông dân đang gặt lúa cho biết. Bị nước lũ năm rồi cuốn đi một ngôi, ngôi mộ ấy có bia nhưng cũng trôi mất, hai ngôi c̣n lại phía kia.
    Vạch đám cỏ sát chân miếng ruộng tôi và anh Hùng chỉ t́m thấy một ngôi mộ c̣n bia, Tấm bia bị đất lấp hơn một nửa, chúng tôi cố đọc dù chữ rất mờ: Đặng Văn Thương, sinh ngày 19-8-1928, Quận 4. Riêng ngôi mộ c̣n lại chúng tôi cố hết sức để t́m tấm bia nhưng không thể. Tôi hỏi: “Các bác có ai biết ngôi mộ c̣n lại tên ǵ không?” Một người phụ nữ đang gặt lúa nói. T́m bà Hải, phía quán kia mà hỏi.
    Bà Hải, chủ một tiệm tạp hóa nhỏ, lúc được bà mời vào nhà, chúng tôi có chào cô con gái của bà, lúc ấy cô đang ru con mọn, đứa bé ngũ trong một cái nôi kiểu thành thị. Chính người mẹ trẻ này là đầu câu chuyện t́m mộ mang nhiều màu sắc huyễn hoặc của một sĩ quan VNCH.
    Bà Hải kể, ngoài đấy có tổng cộng bốn ngôi mộ. Cái ngôi mộ mất bia ngoài đấy mà các anh t́m là: Phạm Văn Thành ở tận Phnom-Penh. Ngôi c̣n bia tên là Đặng Văn Thương, ở Quận 4. Ông bị suối cuốn mộ mất bia tôi không biết tên. Một ông th́ người nhà bốc về rồi. Ông ấy tên là Phan Văn Ở, tôi c̣n nhớ là nhà ở số 57, đường Nguyễn Khoái trong Sài G̣n. Tôi là dân kinh tế lên, từ lúc lên đây trước nhà tôi đă có bốn ông ấy nhưng con gái tôi nó không biết anh ạ. Năm trước nó về xuôi ở Quỳnh Phụ - Thái B́nh học nghề may. Nó đi coi thầy ở Quỳnh Hương v́ việc cưới xin, thầy nh́n nó rồi bảo: “Ngoài nhà mẹ cô có bốn ngôi mộ, họ tù đày ở đấy, quê người ta ở xa lắm. Về bảo mẹ cô nhớ hương khói, người ta phù hộ cho.” Con gái tôi điện về hỏi mẹ. “Anh xem có linh không? Tôi mua cả bảy thước vải hàng mả về đốt, ngày nào cũng thắp hương. Ít hôm cô con lại điện về bảo. Mẹ ơi thầy nói vài hôm nữa có người nhà của người ta ra bốc mộ. Thế mà anh con ông Ở ra thật đấy, đi một ḿnh, t́m đúng nhà tôi, tôi đưa anh ra nhận mộ bố, anh khóc kể như giời mưa: Mười bảy năm con không một lần nằm mơ thấy bố, mấy tháng nay đêm nào con cũng mơ thấy bố. Bố linh thiêng phù hộ ngày mai con đưa bố về nhà! Anh con ở nhà tôi một đêm. Năm sau có bao xe đưa cả mẹ và họ hàng ra đây cảm ơn tôi. Bà mẹ tên là Lở, trước khi về có đặt lên bàn một triệu đồng. Tôi nhất định chỉ lấy một trăm ngh́n bạc. Chuyện là thế anh ạ. Năm sau nữa bà Lở có mời mẹ con tôi vào Sài G̣n ở chơi nhà bà. Trước khi chết v́ bệnh ưng thư ở nước Mỹ bà Lở c̣n để quà, bảo với anh con trai là nhất định phải gởi ra.”
    Trong ánh sáng b́nh minh trong suốt của vùng Thượng Du đất Bắc, chúng tôi chỉ có mỗi hối tiếc là không ra được nơi này sớm hơn, nếu sớm hơn ít năm chắc c̣n kịp níu giữ danh tính của những mộ đă bị quên lăng suốt 31 năm.
    Trở lại đồi Cây Khế, tôi nhờ anh xe ôm mua ít lễ vật, hương nến. Giữa trưa, tôi, vợ chồng bác Huyên, anh xe ôm và những đứa trẻ chăn trâu cùng thắp nén hương dâng lên những linh hồn người lính năm ấy dù nay có c̣n tên hay đă mất tên. Những đốm lửa rất nhỏ không đủ ấm đồi Cây Khế!
    Cầu nguyện cho các vong linh c̣n ẩn khuất được sớm trở về nhà. Chúng tôi tin, chỉ khi nào những linh hồn của các bên liên quan trong cuộc chiến tranh cũ thất lạc về được trong ṿng tay hương khói của gia đ́nh, chừng ấy bao nỗi oan khiên sẽ tan. Sẽ không bao giờ có sự b́nh an đúng nghĩa cho một cá nhân, một dân tộc nếu cho đến tận hôm nay đêm đêm vẫn c̣n những linh hồn khóc giữa núi lạnh. Người lính VNCH cũng ra đi v́ lư tưởng yêu nước chân thành. Một dân tộc cao thượng không có núi lạnh.
    banhbao is offline Reply With Quote

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam



    Trại cải tạo của CSVN sau năm 1975
    Nguyễn Cao Quyền
    Đươc ngụy trang bằng những từ nhân đạo, trại ‘’cải tạo’’ của CSVN, trong thực tế là những nhà tù hắc ám xây dựng theo quan niệm thời Trung Cổ. Nhà thơ chống Cộng Nguyễn Chí Thiện, sau thời gian 27 năm bị CSVN cải tạo, đă đưa ra một định nghĩa như sau : ‘’Cộng sản xây dựng một hệ thống nhà tù kinh hồn táng đởm để tiêu diệt mọi sinh lực, tiêu diệt mọi ư chí. Thực chất là những trường bắn im ĺm, không tiếng sung, những ḷ thiêu không cần lửa điện’’ ((Nguyễn Chí Thiện- Tác phẩm Hỏa Ḷ, trang 93).

    Sau khi quân đội cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam những vụ ‘’tắm máu’’ đă không xảy ra nhưng những ǵ đă xảy ra đằng sau bốn bức tường của các trại tù cải tạo đă không để cho người ngoài nh́n thấy sự tàn ác của CSVN thâm hiểm đến mức nào.

    Những đoạn viết sau đây sẽ tŕnh bày một số sự kiện chính trị đưa dẫn đến việc những quân nhân VNCH bị Hà Nội tập trung cải tạo, mô tả chính sách cải tạo của CSVN sau năm 1975 và sau cùng đề cập đến thiện chí của Hoa Kỳ trong việc giải thoát tù cải tạo và cho họ cùng gia đ́nh sang sinh sống tại Hoa Kỳ và tại những nước dân chủ trên thế giới.

    I – GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHUNG CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

    Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam kể từ thập niên 1940 nhưng sự can thiệp này chỉ trở thành tích cực bắt đầu từ thập nhiên 1950. Sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt và cục diện chính trị thế giới đă h́nh thành rơ rệt với hai khối Tự Do và Cộng Sản ḱnh chống nhau trong một mô thức được goi là Chiến Tranh Lạnh th́ tại Hoa Kỳ tổng thống D. Eisenhower tuyên bố rằng chiến tranh Đông Dương không c̣n là chiến tranh thuộc địa mà là cuộc chiến giữa Cộng Sản và Thế Giới Tự Do. Từ đó Hoa Kỳ viện trơ cho Đông Dương càng ngày càng nhiều để đánh trả lại Việt Minh hầu ngăn chặn sự bành trướng của phe cộng sản do Liên Xô và Trung Cộng lănh đạo.

    Sau Hiệp Định Genève 1954 ( chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam, Bắc,) Hoa Kỳ biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng. T́nh nghĩa đồng minh mặc dù thắm thiết nhưng tới lúc cần tự ḿnh đảm nhiệm cuộc chiến, Hoa Kỳ đă không do dự loại bỏ tổng thống Ngô Đ́nh Diệm để được rảnh tay mang quân vào Việt Nam và Mỹ hóa chiến tranh. Ngày 8-3-1965 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng mà không hề thỏa hiệp trước với chính phủ Saigon. Số quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam lớn dần theo thời gian và có lúc đă lên tới nửa triệu người.

    Đến khi Hoa Kỳ cần oanh tạc Bắc Việt th́ họ lại tạo ra sự kiện tàu Maddox. Tuy nhiên với những trận mưa bom trên đất Bắc và những chiến dịch lùng diệt rất quy mô tại miền Nam, Hoa Kỳ vẫn không đạt được mục tiêu và bị sa lầy. Số binh sĩ Mỹ tử trận tại miền Nam càng ngày càng gia tăng và số phi cơ bị bắn hạ tại miền Bắc cũng lên cao ( 1621 chiếc từ 1961 đến 1966 ).

    Cuối năm 1967 nước Mỹ ch́m trong xáo trộn và phân hóa v́ chiến tranh Việt Nam.Tổng thống Johnson quyết định ‘’Việt Nam Hóa ‘’ cuộc chiến . Được tăng cường, quân lực Việt Nam Cộng Ḥa ( VNCH )lần lượt thay thế quân lực Hoa Kỳ trong những trách vụ hành quân quan trọng.

    Chiến tích lẫy lừng nhất của quân lực anh hùng này là chiến thắng Tết Mậu Thân ( 1968 ) Chiến thắng này bẻ gẫy kế hoạch tổng tấn công/tổng nổi dậy của tướng c.s Vơ Nguyên Giáp và phá tan huyền thoại ‘’bách chiến bách thắng’’ của quân đội cộng sản Bắc Việt. Gần 60.000 quận cộng sản tung vào trận địa đă bị tiêu diệt hết phần nửa chỉ trong một tháng giao tranh. Phần c̣n lại bị thanh toán gần hết khi cuộc chiến chấm dứt. Trong cuộc chiến khốc liệt ấy, người ta ghi nhận bên phía VNCH chỉ có 4954 chiến sĩ hy sinh.

    Sau chiến thắng Tết Mậu Thân, quân lực VNCH tự đảm nhiệm trọng trách tác chiến để quân Mỹ có thể rút về nước. Cuộc hành quân thần tốc vào Campuchia để truy lùng Việt Cộng và tiếp cứu Lon Nol, chiến dịch Lam Sơn 719 cắt đứt đường tiếp liệu của cộng sản, cuộc tử thủ An Lộc được ví như trận Verdun của Pháp, cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị tranh nhau với binh sĩ cộng sản từng thước đất, đă chúng minh một cách hung hốn khả năng tác chiến và tinh thần dũng cảm của quân lực anh hùng ấy.

    Song song với những chiến tích lẫy lừng của quân đội, công cuộc ‘’B́nh Định và Phát Triển Nông Thôn ‘’cũng ở trên đà thành công tốt đẹp. Vào những năm đầu của thập kỷ 1970, theo cuộc thăm ḍ của Hamlet Evaluation Survey (HES) do các cố vấn Hoa Kỳ thực hiện khắp miền Nam Việt Nam th́ trong 1333 xă ấp cuối cùng do chiến dịch Accelerated Pacification Campaign (APC) đảm trách, 1035 xả ấp đă có an ninh và 80% dân số miền Nam đă được sống trong vùng chính phủ kiểm soát.

    Chương tŕnh Viẽt Nam Hóa Chiến Tranh đang đi vào giai đọan thành công th́ trên thế giới xảy ra một biến cố làm cho chương tŕnh này đứt dọan và cuộc chiến thắng của VNCH bị bỏ lỡ. Năm 1969, trên sông USSURI , dọc theo biên giới Đông Bắc Trung Hoa, Liên Xô và Trung Cộng đă động binh giáp chiến. Sự kiện này chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng sự nứt rạn, từ năm 1953, giữa hai đảng cộng sản anh em là có thật và Hoa Kỳ đă không bỏ lỡ cơ hội t́m cách ly gián để làm suy nhược hang ngũ đối phương.

    Chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi từ giờ phút đó. Những cuộc vận động ngoại giao và chính trị dồn dập xảy ra nhằm hỗ trợ mục tiêu chiến lược vừa nói :
    -Ngày 9-7-1971 Kissinger có mặt ở Bắc Kinh và được Chu Ân Lai tiếp kiến.
    -Ngày 25-10-1971 tại Đại Hội Đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan để bắt tay với Trung Cộng.

    -Ngày 21-2-1972 tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm viếng Trung Quốc trong 7 ngày.

    -Ngày 28-2-1972 Thông Cáo Chung Thượng Hải ra đời. Tổng thống Nixon tuyên bố đây là ‘’một tuần lễ’’sẽ làm thay đổi thế giới ‘’.

    Sự thay đổi thế giới khởi sự bằng tiến tŕnh rút quân Hoa Kỳ khỏi Việt Nam.Bill Sullivan, phụ tá của Henri Kissinger tại ḥa đàm Paris tuyên bố rằng :’’…người Trung Hoa đă khai thông với chúng ta. Làm cho người Trung Hoa tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phiá chúng ta quan trong hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam. ‘’

    Điều không may cho miền Nam Việt Nam.là đúng vào lúc chương tŕnh Việt Nam Hóa Chiến Tranh đang thành công tốt đẹp th́, trên bàn cờ chính trị thế giới, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu, c̣n trong nước th́ làn sóng chống chiến tranh dâng lên như nuớc thủy triều. Cả một thế hệ xuống đường vào năm 1968, gồm toàn những thành phần trẻ mới vào đời, chiụ ảnh hưởng tiểu thuyết hiện sinh của Hemingway và Fitzerald. Họ sợ hăi. Một loại sơ hăi đặc biệt chỉ t́m thấy trong các xă hội giàu có. Đó là thứ sợ hăi trách nhiệm v́ ham hưởng thụ và không chịu ràng buộc vào bất cứ vấn đề ǵ. Hoa Kỳ thay dổi chiến lược toàn cầu một phần v́ muốn lợi dụng sự phân hóa trong khối cộng sản quốc tế nhưng phần khàc cũng tại áp lực của phong trào phản chiến trong nội địa.

    Về phía miền Nam Việt Nam th́ mặc dầu chiến đấu oanh liệt và thắng lợi như vậy, rốt cuộc quân lực VNCH đă phải tủi hờn ră ngũ để nh́n Việt Cộng chiếm trọn quê hương. Họ đă là thành phần phải trả giá đắt nhất cho một sự phản bội. Họ không thua v́ hèn kém mà thua v́ lộ đồ bại trận đă được đồng minh Hoa Kỳ vạch sẵn từ lâu.

    Vào giờ phút hấp hối của VNCH, khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, 5 vị tướng tài ba và đảm lược nhất của quân đội đă tuẫn tiết theo truyền thống hào hùng của ông cha. Đó là các tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn 4, Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đ̣an 5, Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 và Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn 2.Trong hàng sĩ binh sĩ cấp dưới cũng không ít những tấm gương hiên ngang và khí phách tương tự. Điểm son này cần ghi lại cho các thế hệ mai sau v́ là một trong những nét kiêu hùng của ṇi giống.

    II – TIẾN TR̀NH CẢI TẠO

    a/ THỦ ĐỌAN LỪA DỐI THAM ĐỘC CỦA CSVN:

    Khi đồng minh Hoa Kỳ tháo chạy trước đà tiến quân của cộng sản Bắc Việt, họ đă để lại đằng sau 980.000 người lính của quân lực VNCH, những quân nhân đă từng sát cánh với binh sĩ Hoa Kỳ bảo vệ biên cương của thế giới Tự Do.

    Vào giờ VNCH hấp hối thảm cảnh ‘’sống chết mặc bay ‘’diễn ra vô cùng chua sót. Người ta dẫm lên nhau chạy trốn cộng sản không kể ǵ đến sinh mạng và tài sản v́ Hoa Kỳ không có một chương tŕnh di tản nào tương xứng với t́nh nghĩa đồng minh. Khởi thủy Mỹ chỉ muốn di tản 50.000 người. Vào phút chót số nhân mạng được may mắn cứu vớt mới nhích lên được con số 130.000. Họ muốn moị chuyện diễn ra nhanh chóng cho xong việc.Người ta đoán được tâm trạng này qua lời nguyền rủa rất tàn nhẫn của Henri Kissinger :’’ Sao chúng không chết phứt cho rồi’’( Why don’t these people die fast ? ). Như vậy,chỉ cần làm một con tính nhỏ người ta có thể thấy ngay là hơn 800.000 binh sĩ của quân lực VNCH đă là nạn nhân của chế độ cải tạo của cộng sản Việt Nam.

    Chỉ vài ngày sau khi chiềm trọn miền Nam, những người cộng sản đă lùa quân nhân, công chức và thành viên đảng phái quốc gia vào tù bằng một thủ đoạn vô cùng hèn hạ. Trong một buổi ra mắt mừng chiến thắng, tướng cộng sản Trần Văn Trà, chủ tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Hồ Chí Minh ( Saigon ) với dụng ư hiểm độc đă tuyên bố trước báo chí một câu mà những người bị cải tạo không thể nào quên ‘’ Đối với người Việt Nam không có ai là kẻ chiến thắng hay chiến bại. Chỉ có đế quốc Mỹ là bị đánh bại mà thôi.’’ V́ lời tuyên bố đường mật này mà các quân nhân, công chức và thành viên đảng phái quốc gia đă tự nguyện đi học tập cải tạo với số lương thực tự túc là 10 ngày hay 1 tháng tùy theo cấp bậc, chức vụ.

    Thế rồi một tháng trôi qua, không ai được tha. Khi giải thích sự việc này, bọn cai tù cộng sản, dương dương tự đắc nói rằng :’’Đó là nghệ thuật của Cách Mạng bắt các anh vào tù chứ làm ǵ có chuyện trả tự do, sau 1 tháng giam giữ, cho các con người có nợ máu với nhân dân như các anh. Các anh c̣n phải cải tạo dài dài.’’. Biết ḿnh bị lừa nhiều người đă tự tử. Môt số người khác t́m cách trốn trại để rồi cũng bị bắt lại và đánh chết thảm thương như những con vật.

    Sau một năm áp dụng lao động khổ sai cho chế dộ cải tạo, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam, trước khi bị Hà Nội giả tán, công bố chính sách 12 điểm quy định thời gian cải tạo là 3 năm. Sự công bố này lại mang hy vọng cho những người đă mất hết tin tưởng vào viễn ảnh của một ngày về đoàn tụ với gia đ́nh.

    Đến cuối năm 1978 th́ cái hy vọng mong manh nói trên lại tan tành ra mây khói.Thời gian cải tạo 3 năm như lời cộng sản hứa đă chấm dứt, song chẳng thấy ai được tha về.Trái lại, trong thời gian này, đa số đă bị lưu đầy lên những vùng rừng núi Bắc Việt ma thiêng nước độc với thân tàn ma dại và tinh thần sa xút đến cùng cực. Một làn sóng tự tử thứ hai lại xảy ra, nhưng lần này bên cạnh những xác chết v́ thất vọng c̣n có thêm nhiều xác chết khác v́ đói khát và bệnh tật.

    Vợ con của những người bị bắt đi cải tạo cũng trở thành nạn nhân của các biện pháp kỳ thị và ngược đăi. Họ bị đuổi khỏi nơi cư trú và phải đi vùng kinh tế mới giữa những rừng núi hoang vu không có một chút tiện nghi tối thiểu cần thiết cho đời sống. Con cái họ bị kỳ thị gắt gao khi thi cử và không được phép vào đại học. Nhà cửa của họ bị cán bộ cộng sản chia nhau chiếm đoạt, tiền bạc của họ ở ngân hàng cũng không được phép lấy ra. Trong cơn túng quẫn những phụ nữ trẻ đẹp đă bị dồn vào thế làm lẽ mọn cho cán bộ cộng sản để có phương tiện nuôi thân và nuôi con c̣n nhỏ dại. Những người khác, rủ nhau chạy ùa ra biển, đem sinh mạng của chính ḿnh và của con cái ḿnh để đổi lấy tự do. Phong trào ‘’thuyền nhân tị nạn cộng sản ‘’ đă đánh động lương tâm nhân loại v́ trong số hàng triệu ngựi liều chết ra đi, gần một phần nửa đă nằm trong bụng cá hoặc làm mồi cho hải tặc.

    b/NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CẢi TẠO ( KINH NGHIỆM BẢN THÂN )

    - Những ngày đầu giam lỏng : Sau khi tŕnh diện để được ‘’học tập cải tạo’’chúng tôi được chở bằng xe bus đến Long Thành. Nằm trên đường Saigon-Vũng Tầu, không cách xa thị xă Biên Ḥa là bao nhiêu, trại giam Long Thành là một cô nhi viện cũ bị cộng sản trưng dụng làm nhà tù.

    Trong những ngày đầu, chúng tôi tương đối được tự do, ăn uống không thiếu thốn v́ ngoài lương thực mang theo 1 tháng chúng tôi c̣n có thể mua thực phẩm tại căng tin của trại. Chúng tôi cũng chưa phải lao động mả chỉ phải học tập 10 bài chính trị và viết tự kiểm. Các bài học chính trị là những tài liệu đơn giản kể tội Mỹ-Ngụy, tuyên truyền lư thuyết cộng sản và phổ biến chính sách khoan hống nhân đạo của chính phủ cách mạng. Những buổi học tập này nhằm gieo vào đầu óc chung tôi mặc cảm tội lỗi để chúng tôi nhận tội và an tâm cải tạo lâu dài. Thỉnh thoảng cũng có cán bộ cao cấp từ trung ương về thuyết tŕnh những đề tài chính trị và quân sự có tính cách vừa khoe khoang vừa đe dọa.

    Cái mà những người cộng sản muốn đạt được không phải là vấn đề cải tạo chúng tôi thành những người ủng hộ chế độ mà chủ yếu là khai thác chúng tôi qua những bản tự kiểm để biết thêm tin tức về các mặt t́nh báo và tài nguyên của miền Nam. Trong thời gian làm tự kiểm cán bộ cộng sản đối xử với chúng tôi rất ḥa nhă và tử tế. Họ khuyến khích khai thành thật với bằng chứng cụ thể và tố cáo thật nhiều để đái công chuộc tội với cách mạng. Phải nh́n nhận rằng về mặt khai thác này những người công an cộng sản rất lành nghề và làm việc có hiệu qủa cao.

    Sau một tháng cải tạo không ai được tha . Đợt tha đầu tiên, gồm một số ít người có gia đ́nh biết chạy chọt tiền bạc, chỉ xảy ra vào đầu năm 1976 trước khi chúng tôi bị lưu đầy ra Bắc. Chiến dịch lưu đầy này được cộng sản chuẩn bị chu đáo v́ họ có thời gian một năm để xắp xếp và thực hiện. Các trại tù miền Bắc được xây cất thêm hoặc dồn lại để có chỗ tiếp nhận chúng tôi.Phương tiện chuyên chở th́ gồm vừa hàng không vừa hàng hải. Chuyến máy bay duy nhất chở tù chính trị ra Bắc nhằm mục đích quảng cáo cho chế dộ và đánh lừa dư luận để người ta không để ư tới những chuyến hải hành khủng khiếp tiếp theo.

    Sau khi những quân nhân và công chức cao cấp của VNCH đuợc chở bằng máy bay đi rồi chúng tôi được di chuyển từ Long Thành lên trại giam Thủ Đức. Cảnh tù đầy đầu tiên đến với chúng tôi tại trại giam này.Chúng tôi bị lùa vào những pḥng giam chật chội thiếu vệ sinh, có cửa sắt khóa chặt dưới con mắt kiểm soát cú vọ của những người công an cộng sản với nét mặt căm thù và hống hách. Hai tháng không hoc tập, không lao động, chỉ ngồi ăn làm cho số lương thực dự trữ cuả chúng tôi dần dần khô cạn. Viễn tượng đói khát bắt đầu xâm chiếm tâm hồn nhưng mỗi người trong chúng tôi cứ phải thúc thủ với ư nghĩ riêng của ḿnh mà không dám chia sẻ với ai v́ sợ bị gán cho tội nói xấu chế độ. Chúng tôi ư thức rằng cuộc đời phiêu lưu gian khổ sẽ bắt đầu từ đây.

    - Chuyến hải hành khủng khiếp :Thế rồi việc ǵ phải đến đă đến. Tại trại giam Thủ Đức, một đêm, chúng tôi bị đánh thức dậy, nhận lệnh sắp xếp quân áo để chuyển trại, bị c̣ng tay và chở bằng xe hơi lên bến Tân Cảng Saigon. Tại đây một chiếc tàu thủy to lớn đă chờ sẵn. Chúng tôi bị lùa vào những hầm tâu dành cho súc vật, nằm chờ tàu nhổ neo để bắt đầu chuyến hành tŕnh ra Bắc.Bóng tối của hầm tàu che dấu những giọt nước mắt tuôn ra v́ lo sợ, đau buồn và tủi nhục.
    Trong suốt ba bốn ngày đêm lênh đênh trên mặt biển chúng tôi phải thu hết can đảm và nghị lực để chịu đựng sự tanh tưỏi và hôi hám của hầm tàu. Ban đêm hầm tối đen như mực. Ánh sáng chỉ lọt qua những kẽ hở khi mặt trời ló rạng. Khi tàu chuyển máy ra khơi, phần đông anh em tù nhân bị say sóng và nằm mê man bất tỉnh. Cao điểm của cảnh khổ cực này xảy ra chỉ một ngày sau khi chuyến hải hành khởi sự. Ví say sóng, nôn mửa và bài tiét nhiều nên lượng bài tiết lớn hơn những thùng chứa đựng khiến phân và nước tiểu cứ tự do đào thoát ra ngoài và len lỏi vào chỗ nằm của các tù nhân mỗi khi tàu chao đảo.

    Khi tàu cập bến Hải Pḥng, mở nắp hầm ra, những người cai tù sa sẩm mặt mày v́ mùi hôi thối sông lên nồng nặc. Họ tức tốc đóng cửa hầm lại, đi lấy khẩu tranh đeo vào mũi miệng rồi mới tiếp tục công việc chuyển tù lên đất. Riêng đối với tù nhân th́ khi bước ra khỏi hầm tầu ai cũng có cảm giác như vừa từ địa ngục được bước lên thiên đàng, một cảm giác chết đi sống lại.

    Thoát được cảnh hầm tàu hôi hám chúng tôi liền bị c̣ng tay và nhồi nhét vào những chiếc xe hơi bịt bùng không cho nh́n thấy cảnh vật bên ngoài. Xe chạy rất lâu trong đêm tối. Măi gần sáng chúng tôi mới được lệnh ra khỏi xe và nhập trại. Những người công an canh gác cho chúng tôi tắm rửa ngay ở miệng một giếng nước, giặt rũ qua loa rồi hối thúc chúng tôi vào những pḥng giam kiên cố cuả nhà tù. Sau khi cửa sắt đóng lại và khóa chặt, họ nói vọng vào từ bên ngoài : ‘’Các anh đến đây an toàn rồi, bây giờ chỉ c̣n việc an tâm cải tạo để chờ ngày được chính phủ khoan hồng’’. Nói xong họ bỏ đi chỉ c̣n lại hai người công an trẻ cầm sung gác.

    Hói thăm hai người công an trẻ chúng tôi được biết trai này là trại Quảng Ninh, nằm trên rừng núi cao và nh́n ra vịnh Bắc Việt. Trại này hoàn toàn cách ly khỏi xă hội bên ngoài v́ đường giao thông rất khó khăn. Xă hội thu hẹp của chúng tôi bây giờ chỉ gồm có ba thành phần :nhóm tù cải tạo chúng tôi mới đến, những người tù h́nh sự bị giam giữ từ lâu và những người cai tù có nhiệm vụ canh giữ.

    Ngày đầu tiên đến trại Quảng Ninh, chúng tôi có cảm tưởng h́nh như thời gian trôi nhanh hơn thường lệ.Mới sáng đấy mà đă tối ngay. Khí lạnh của độ cao rừng núi thấm vào pḥng giam và vào cơ thể con người. Khi màn đêm đổ xuống, trong pḥng ch́ c̣n lại một ngọn đèn dầu leo lắt và những tiếng thở dài năo nuột trong im lặng buồn tanh và ghê rợn.

    - Tiến tŕnh diệt chủng bắt dầu : Sáng hôm sau chúng tôi bị phân chia thành đội để bắt đầu làm quen với lao động. Mỗi đội, 30 người, do một đội trưởng là tù nhân và một quản giáo là cán bộ công an phụ trách.Khi đội đi lao động , công an vác súng đi kèm.

    Trong những ngày đầu chúng tôi chỉ phải lao động nhẹ chẳng hạn như trồng rau hoặc cuốc sắn gần khu trại giam. Dần dần chúng tôi phải đi xa và phải lao động nặng nhọc hơn chẳng hạn như vào rừng lấy gỗ làm nhà. Sau nhiều ngày làm quen với khung cảnh sinh hoạt trong trại chúng tôi thấy rằng mỗi trại tù cộng sản là một đơn vị kinh tế độc lập. Tù nhân phải lao động để nuôi cán bộ canh giữ ḿnh, để xây trại giam hăm ḿnh và để cung cấp tiện nghi cho khu gia đ́nh là khu vợ con cán bộ ở. Nhà nước không cần chi phí ǵ nhiều cho trại tù nên nếu nói rằng dưới các chế độ cộng sản nhà tù nhiền hơn trường học th́ cũng không có ǵ đáng ngạc nhiên.

    Bị lưu đầy ra Bắc chúng tôi mất hết liên lạc với gia đ́nh, cho nên mọi nguồn tiếp tế lương thực đều bị cắt đứt. Lao động cả ngày mệt nhọc, chúng tôi chỉ được trại cho ăn 2 bữa, với mỗi bữa hai chén cơm đầy sạn thóc và một ít rau muống luộc.Ngoài hai bữa cơm ra chúng tôi không có thứ ǵ khác để nuôi sống cơ thể. Mỗi ngày anh em tù nhân nh́n nhau chỉ c̣n biết thở dài.Ai cũng gầy ốm đi trông thấy.

    Ở trại Quảng Ninh chừng hơn một tháng, tôi và một số tù nhân khác bị chuyển đi trại Thanh Cẩm. Trại này nằm trong vùng Bái Thượng, trên thượng nguồn sông Mă, sau những giẫy núi Lam xanh biếc.Từ trại sang biên giới Lào ước lượng chỉ vài cây số. Đến đây chúng tôi bị giam chung với khoảng 700 anh em tù chính trị khác và trong trại cũng có cả một số tù h́nh sự. Tôi bị giam ở trại này liên tục cho đến ngày được tha về.

    Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động c̣n khắt khe và nặng nhọc hơn ở trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường, chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi ba chuyến mà chỉ đươc ăn có 4 chén cơm với vài cọng rau muống luộc th́ sức nào chiụ nổi.Nếu đội nào không đi xe cát th́ phải xe đá hoặc vào rừng đẵn luồng vác về cho cán bộ làm nhà. Những người lao động ở trại cưa, trại mộc cũng không sung sướng ǵ hơn. Cả ngày quần nhau với những cây gỗ lớn, cưa sẻ liên hồi hoặc đục đẽo luôn tay thi lấy năng lượng đâu mà bù đắp. Cuốc đất trồng khoai ngô mới là mệt v́ đất núi bạt ngàn mà nhân công th́ thưa thớt. Ấy là chưa kể nhũng vụ gánh phân đi bón nặng gẫy sương sườn và chốc lở sương vai.

    Sức người có hạn c̣n nhu cầu của trại th́ mỗi ngày môt tăng thêm. Bên cạnh những cái chết v́ tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện những cái chết v́ đói, v́ thiểu lực.Sau hơn ba năm bị lưu đầy ra Bắc anh em tù nhân chôn nhau, v́ chết đói, đă chật cả một phần đồi sắn. Có một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đă trở thành quen thuộc, không gây sợ hăi và cũng không gây súc động. Tù nhân chờ đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát.

    Chính sách bắt lao động khổ sai kết hợp với bỏ đói là phương cách giết người tinh vi và thâm độc của những người cộng sản. Đó là sự nhẫn tâm và tàn ác nhất mà con người có thể đối xử với con người.

    - Một vài cảnh đói ngoài tưởng tương : Xin kể ra đây vài cảnh đói mà người b́nh thường sống ngoài xă hội, cho dù óc tưởng tượng có xúc tích đến đâu, cũng không thể nào nghĩ tới :

    Một hôm nhân lúc đội tù đang lợp nhà, th́nh h anh em tù nhân phát giác một ổ rắn dưới tấm lá tranh. Tức th́ một anh hô to ‘’Rắn, Rắn’’. Tiếng hô vừa rứt, đám tù nhân nhanh như cắt đă vây quanh ổ rắn và chỉ trong nháy mắt, bằng tay không, các anh đă bắt hết những con rắn độc, bẻ cổ vứt đi và nhét phần c̣n lại vào túi áo. Trong giờ giải lao, được phép của cán bộ canh giữ, các anh đă nổi lửa rồi đem rắn ra nướng và ăn ngon như chưa bao giờ ngon thế. Không phải chỉ có rắn mà cả rết, cả chuột, cả cóc nhái, sên ốc…nghĩa là tất cả những con ǵ cử động mà để cho các anh trông thấy th́ đều chịu chung một số phận.

    Một hôm khác, nhân ngày Chủ Nhật, không phải lao động, các tù nhân ôm bụng đói đang thiu thiu ngủ th́ một anh nghe tiếng chuột con kêu trên mái nhà. Không bỏ lỡ cơ hội, anh liền chồm giậy, gọi thêm 2 người khác rồi cả ba, khiêng bàn, công kênh nhau lên bắt chuột. Họ bắt được một ổ chuột con hăy c̣n đỏ hỏn, chia nhau ăn sống như nhai những củ sâm.Mặc cho máu mê trào ra ngoài miệng trông như ác qủy, các anh thản nhiên nhai ngấu nghiến như không màng ǵ tới hoạt cảnh ghê rợn tạo nên.

    Một buổi chiều sau khi đi lao dộng về, chúng tôi thấy một anh bạn tù nhân sắp chết đói đang ngồi bên một ḍng nước tiểu chảy ta từ phía những thùng phân nổi trong cầu tiêu. Nh́n kỹ thấy anh đang bắt mấy con kiến, tha những mảnh ngô chưa tiêu kịp, di chuyẻn từ cầu tiêu về tổ. Anh lượm những mảnh ngô đó bỏ vào mồm rồi tha cho những con kiến để chúng tiếp tục làm công việc vận tải mà anh thèm muốn. Chương tŕnh cướp ngô của kiến anh chỉ thực hiện được có một ngày. Ngày hôm sau anh trút hơi thở cuối cùng v́ quá đói.

    Bằng chính sách bỏ đói kết hợp với lao động khố sai những người cộng sản đă giết tù cải tạo mà không cần đem ra trường bắn, không cần nhốt vào ḷ hỏa thiêu như người Đức Quốc Xă đă làm. Họ cũng chẳng cần tạo ra những cảnh ‘’tắm máu’’ làm ǵ.

    - Một chuyện tù vượt ngục : Trại cải tạo Thanh Cẩm có một khu kiên giam dành cho những thành phần được cộng sản coi là đặc biệt nguy hiểm. Những người bị giam trên khu này không phải lao động nhưng bị cùm chân ban đêm khi đi ngủ. Có một thời gian, tôi cũng là một tù nhân của khu vực kiên giam này. Nhờ không phải lao động nên tôi mới sống sót đến ngày nay. Tại đây tôi c̣n giữ lại một kỷ niệm hăi hùng mà suốt đời không bao giờ quên được, kỷ niệm liên quan đến một chuyện tù vược ngục.

    Là những tù nhân không có ngày về và bị bỏ đói triền miên hết ngày này qua tháng khác, chúng tôi cam tâm kéo dài cuộc sống bị đầy ải và hoàn toàn tuyệt vọng giữa rừng núi hoang vu của biên giới Lào-Việt. Khi màn đêm đổ xuống, khu kiên giam lạnh lẽo và tĩnh mịch, nặng nề như một nhà quàn chất chứa những xác người chưa chết. Ban ngày, chúng tôi đau đớn nh́n nhau như nh́n những bộ xương khô biết cử động.Viễn tượng của ngày xum họp với gia đ́nh, từ lâu, đă hoàn toàn tan biến. Tương lai duy nhất c̣n lại là sự chờ đợi ngày về với tổ tiên.
    Thế rồi, một biến cố kinh hoàng đă xảy ra. Đêm ấy là đêm 1 tháng 5 năm 1979, đêm liên hoan của cộng sản nhân dịp lễ Lao Động. Bọn công an trẻ thuờng chểnh mảng trong nhiệm vụ canh gác mỗi khi có liên hoan. Bỗng nhiên trong bầu không khí tĩnh mịch của đêm khuya, chúng tôi nghe phát ra từ pḥng giam bên cạnh, một âm thanh đào tường đều đều như máy chạy. Thỉnh thoảng lại có tiếng người rầm ŕ động viên nhau như hối giục.

    Chúng tôi hiểu ngay đó là một kế hoạch trốn trại đang được tiến hành. Trong cơn tuyệt vọng, các anh mới đến từ trại Quyết Tiến, đang chọn đi vào chỗ chết để t́m đường sống. Mọi người trong pḥng giam bên này đều nhắm mắt cầu nguyện cho các bạn đó thành công.

    Đêm càng khuya chúng tôi càng hồi hộp. Âm thanh đào tường nghe mồi lúc môt yếu dần. Gà bắt đầu gáy sáng mà âm thanh vẫn c̣n tiếp tục.Khi âm thanh chấm dứt th́ ánh nắng đă luồn qua khung cửa sắt chật hẹp của pḥng giam.

    Đang lo lắng cho số phận của mấy anh em trốn trại, chúng tôi giật ḿnh v́ những tiếng súng báo động nổ rến. Rồi tiếng chân người xô chạy về thượng nguồn song Mă xen lẫn với những tiếng la hét vọng lại từ xa. Trong pḥng lúc đó không biết ai đă thở dài và thốt ra hai tiếng ‘’thất bại’’. Chúng tôi đau đớn chia sẻ sự thất bại đó và lo sợ đến tột cùng khi nghĩ tới những biện pháp trả thù của bọn công an cộng sản trong cơn tức giận.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam


    Khi trời sáng hẳn, pḥng giam của những người trốn trại bị công an lục soát rất kỹ. Một tên công an thản nhiên nói với đồng bọn :’’Thằng Tiếp chết rồi ‘’. Anh Đặng văn Tiếp là một cựu trung tá của không lực VNCH và dân biểu quốc hội trước khi miền Nam sụp đổ.Nghe hung tín đó chúng tôi đau đớn lặng người. Những giọt nước mắt từ từ lăn trên g̣ má như một lời vĩnh biệt. Tất cả các anh khác bị bắt lại hết và bị đánh đập tàn nhẫn. Hai ngày sau, anh Lâm Thành Văn chết theo anh Tiếp. Riêng cha Nguyễn Hữu Lễ may mắn sống sót dù bị đả thương rất nặng. Sau 13 năm cải tạo, linh mục Lễ hiện đang phụ trách một họ đạo ở Tân Tây Lan.

    Bài học của Bắc Kinh : Vào khoảng đầu năm 1979, tại trại Thanh Cẩm, anh em tú cải tạo chết đói khá nhiều. Trong khi ai cũng cam tâm chờ chết th́ một đêm chúng tôi nghe thấy những bài b́nh luận lạ tai phát ra từ những loa tuyên truyền ngoài cổng trại. Sau nhiều ngày theo dơi tin tức chúng tôi được biết giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có sự xích mích nặng nề.

    Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Việt Nam một bài học. Một quân đoàn Trung Cộng, trải dài trên 600 cây số tại biên giới phía Bắc sẽ xâm lăng Việt Nam và sẽ tiến vào Hà Nội trong vài ngày. Không khí chiến tranh bao chùm cả nước. Lệnh tổng động viên được ban hành và bộ đội đang di chuyển cấp tốc từ Campuchia về biên giới Việt-Trung. Các trại cải tạo nằm sát biên giới như Quyết Tiến, Phong Quang…được di tản sâu vào nội địa. Trại Thanh Cẩm phải nhận thêm một số tù nhân đến từ trại Quyết Tiến.

    Chiến tranh đă thật sự xảy ra nhưng quân Trung Cộng, sau khi làm cỏ, mấy tỉnh miền biên giới, chỉ tiến đến Việt Tŕ rồi rút về nước. Hà Nội không bị bao vây và công hăm.

    Bài học của Bắc Kinh đă cứu sống rất nhiều tù cải tạo, đó là điều mà ít người biết tới.V́ có bài học này nên chính sách cải tạo khắc nghiệt của Hà Nội có đôi phần nới lỏng. Sau 4 năm bị cắt đứt mọi liên lạc với gia đ́nh, chúng tôi được viết thư và nhận đồ tiếp tế trở lại. Không những thế, gia đ́nh c̣n được phép đến trại thăm gặp và trong vài trường hợp đặc biệt tù nhân cải tạo c̣n được phép ở lại suốt đêm ngoài nhà khàch để sinh hoạt với gia đ́nh.

    Một chuyện khác mà không ai ngờ tới là những gói qùa tiếp tế không những đă cứu sống chúng tôi khói chết đói mà cón cho chúng tôi cơ hội cải tạo những bộ óc chậm tiến của những người tự cho có nhiệm vụ cải tạo chúng tôi.

    Mỗi đợt khám quà của tù nhân là một dịp để các cán bộ làm quen với thế giới bên ngoài qua những đồ tiếp tế.Lần đầu tiên khám qùa một anh cán bộ trẻ thấy một gói lạp xưởng đ̣i tịch thu.Chúng tôi hỏi tại sao th́ được trả lời :’’Tịch thu, v́ các anh không được phép mang nến ( đèn cày) vào trong trại’’. Tội nghiệp, từ bé tới lớn anh chưa được ăn lạp xưởng bao giờ nên tưởng lạp xưởng là đền cày.

    Những thứ lạ mắt như những cuốn giấy vệ sinh trắng muốt, những chai sà bông nước, những lon cà phê-sữa bột, những viên thuốc Tây xanh đỏ đựng trong những lọ có nắp khó mở….đều là những thứ mà trại thấy cần phải giữ lại để nghiên cứu. Sau này khi biết những thứ đó không có ǵ nguy hiểm và thỉnh thoảng lại được chúng tôi ‘’kỷ niệm’’(nghĩa là cho theo ngôn từ cộng sản) các công an trẻ dần dần làm thân và thường muốn nghe chúng tôi kể những chuyện của thế giới bên ngoài, trong giờ lao động. Kỷ luật trại giữa cán bộ và tù nhân cũng không c̣n gay gắt như trước nữa.

    Ngày một số anh em chúng tôi được trả lại tự do ( 1985 ) những người công an trẻ đến chia tay bằng một câu nói cảm động :’’Thôi các anh về mạnh khoẻ rồi đi ngoại quốc. Chúng tôi th́ c̣n ở đây chưa biết đến bao giờ.’’. Ngay lúc đó chúng tôi chưa nắm bắt được thông điệp ‘’rồi đi ngoại quốc ‘’ nhưng chúng tôi hiểu ngay rằng những thanh niên cộng sản đó đă bắt đầu tỉnh ngộ sau thời gian mấy năm được chúng tôi cải tạo.

    III - CHIẾN DỊCH GIẢI THOÁT TÙ CẢI TẠO

    Có một thời gian, công an trại thường chỉ mặt chúng tôi và hăm dọa nhiều lần :’’ Nếu bọn Mỹ không chịu bồi thường 3 tỷ 2 th́ các anh sẽ c̣n cải tạo mút mùa.’’. Câu hăm dọa này không làm chúng tôi lo sợ mà, trái lại, làm chúng tôi mừng thầm v́ đoán rằng có thể ở bên ngoài xă hội đang diễn ra một cuộc thương lượng giũa Hoa Kỳ và Việt Cộng để giải thoát chúng tôi khỏi cảnh tù đầy. Cho dù đây chỉ là một hy vọng rất mong manh nhưng chúng tôi cứ bám viú lấy nó như người sắp chết đuối vớ được cọc, để có lư do và can đảm tiếp tục cuộc sống.
    Thế rồi, không bao lâu sau, sự ước đoán của chúng tôi được thân nhân vào thăm xác nhận là đúng. Từ đó, trong ḷng chúng tôi, ngày nào cũng như mở hội. Hy vọng được về xum họp với gia đ́nh có nhiều triển vọng trở thành sự thật.

    Tôi được trả tự do vào cuối năm 1985, sau 10 năm 4 tháng 10 ngày bị cộng sản bỏ tù. Hội nhập lại vào xă hội bên ngoài, tôi được biết vào năm 1976, Kissinger đă tuyên bố :’’Hoa Kỳ đang chuẩn bị b́nh thường hóa bang giao với Việt Nam ‘’. Việc b́nh thường hóa bang giao không thành v́ trong cuộc đàm phán ở Paris vào đầu năm 1977 Hà Nội khăng khăng đ̣i Hoa Kỳ phải trả 3250 triệu Mỹ Kim để bồi thường chiến tranh. Lẽ cố nhiên là Hoa Kỳ bác bỏ đ̣i hỏi vô lư đó v́ Hà Nội đă không tôn trọng hiệp định Paris năm 1973.

    Nền kinh tế của Việt Nam mỗi ngày một sa sút. Sự vô hiệu của kinh tế hoạch định và t́nh trạng sa lầy trong chiến tranh Campuchia khiến chế độ Hà Nội đứng trên bờ vực thẳm. Trung Cộng đă trở thành thù nghịch c̣n Liên sô th́ cũng đang gặp khó khăn nên không biết nương tựa vào ai. Hoa Kỳ là sinh lộ duy nhất c̣n lại. Làm găng không được, Hà Nội bắt đầu đấu dịu.

    Đầu thập niên 1980, cả Phạm văn Đồng lẫn Nguyễn Cơ Thạch đều bắn tiếng là sẽ thả tù cải tạo nếu Hoa Kỳ tiếp nhận. Hà Nội dùng tù cải tạo như phương tiện măc cả để xin viện trợ của Hoa kỳ. Hoa Thịnh Đốn đáp ứng và diễn tiến của chiến dịch giải thoát tù cải tạo được ghi nhận như sau.

    Ngày 11-9-1984 ngoại trưởng George Schultz chính thức yêu cầu Hà Nội trả tự do và cho phép các tù nhân chính trị được định cư tại Hoa Kỳ. Ba tuần sau tổng thống Reagan gủi văn thư chính thức đến các bộ ngoại giao, an sinh và tư pháp về việc thâu nhận những người tù cải tạo Việt Nam.

    Hoa kỳ đồng ư gặp đại sứ Vơ Đông Giang của Hà Nội tại Nữu Ước. Cuộc đàm phán tiến hành trong bí mật.

    Tháng 7 năm 1988 phái đoàn Robert Funseth, phụ tá thứ trưởng ngoại gao Hoa kỳ, đi Hà Nội họp với phụ tá bộ trưởng ngoại giao Việt Cộng Trần Quang Cơ để bàn về việc trả tự do cho tù chính trị và đưa họ đi định cư tại ngoại quốc.

    Ngày 30-7-1989, ông Robert Funseth và Vũ Khoan, thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng kư kết tại Hà Nội văn kiện về việc định cư tù cải tạo.

    Qua thỏa hiệp này 3000 tù cải tạo và gia đ́nh đă đến Hoa Kỳ trong những tháng đầu tiên của năm 1990. Chương tŕnh định cư này trù liệu đưa ra nước ngoài 400.000 người th́ 20% đă đến bến tự do năm 1990, 30% năm 1991, 30% năm 1992, 10% năm 1993 và 10% c̣n lại vào những năm kế tiếp.

    Dựa theo các tài liệu đáng tin cậy người ta cũng được biết là trong số quân nhân VNCH được sang Mỹ định cư sau thời gian cải tạo th́ 61% là cấp úy, 35% là cấp tá và tướng và 4% là viên chức chính phủ.

    Con số những người chết trong các trại cải tạo chưa được xác định là bao nhiêu. Tài liệu của Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Hawaii, thiết lập ngày 20-4-1993 đưa ra một con số rất thiếu sót là 587 người. Đây chỉ là một phần nhỏ của số ‘’tử vong v́ cải tạo’’ trong thực tế.

    Cũng theo một tài liệu khác chưa dầy đủ th́ số trại cải tạo CSVN thiết lập trên toàn quốc sau năm 1975 là 80 trại ( bao gồm cả 2 trại ở các đảo Côn Sơn và Phú Quốc ).

    Quyết định của Cộng Sản Việt Nam đưa quân cán chính VNCH đi cải tạo lâu dài sau năm 1975 là một sai lầm trầm trọng. Sau khi chiếm miền Nam, đáng lư ra Hà Nội phải biết lợi dụng thời kỳ vàng son này để ḥa hợp ḥa giải dân tộc và xây dựng tương lai phồn thịnh cho đất nưốc.

    Giữa tháng 5-1975, bộ trưởng ngoại giao 5 nước ASEAN họp thường niên tại Kuala Lumpur đă bày tỏ ư muốn thiết lập bang giao với các nước Đông Dương. Trong thông cáo chung ngày 24-7-1975 Phi Luật Tân và Thái Lan minh định rơ là các căn cứ quân sự của nước ngoài trong khu vực chỉ là tam thời và khối SEATO sẽ giải tán.

    Vào thời gian đó Nhật cũng trù liệu một ngân khoản 1600 triệu Mỹ Kim để giúp 5 nước ASEAN và 3 nước ĐÔNG DƯƠNG xây dựng khu thịnh vượng chung Đông Nam Á. Tiếp theo, tháng 8 năm 1977, Nhật lại kêu gọi sự hợp tác thân hữu giữa các nước trong vùng kể cả Miến Điện, và hứa viện trợ 5 tỷ Mỹ Kim cho kế hoạch phát triển Đông Nam Á tành một khu vực phồn vinh.

    Sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, Việt Nam c̣n được gia nhập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế với một khoản vay mượn đầu tiên là 35 triệu Mỹ Kim. Ngân Hàng Thế Giới cũng xúc tiến kế hoạch giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế thời hậu chiến. Thừa kế chỗ trống của VNCH, Hà Nội c̣n là hội viên của ngân hàng phát triển Á Châu.
    Trong bối cảnh đó nếu không có chính sách cải tạo sai lầm th́ nhân dân hai miền Nam Bắc đă cùng dồn nỗ lực vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện việc hoà hợp ḥa giải dân tộc để nhanh chóng đưa đất nước đến cảnh phú cường.

    Bị Hoa Kỳ giăng bẫy CSVN đă xé bỏ hiệp định Paris và xâm chiếm miền Nam để rồi liền sau đó lại bị Trung Cộng giăng bẫy nhử sang Campuchia và bị sa lầy ở đó. Hậu qủa của những quyết định mù quáng này là một nước Việt Nam kiệt quệ và tụt hậu, cam tâm làm chư hầu một lúc cho hai thế lực thù địch. Cắt đất dângTrung Quốc để duy tŕ mạng sống chính trị và qùy gối ôm chân Hoa kỳ để kiếm miếng ăn. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc lại có một tḥi kỳ nhục nhă như hiện nay.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam
    Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH


    Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lư và Mang Công Lư Tới Nạn Nhân
    Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt - với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế - đă mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt qua biên giới, chiếm đóng lănh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ. Do đó, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đă phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
    Ngày Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đă trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đă kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đă đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cơi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đă bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đă bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung b́nh là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác h́nh sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.
    Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đ́nh tại Miền Nam, có một gia đ́nh có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đă có 165,000 người chết v́ bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết v́ bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn c̣n bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đ́nh họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rơ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đă và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê Duẩn… và ba tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.
    Điều 7 của Đạo Luật Rome đă định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:
    Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một tổ chức chính trị, sau đó không nh́n nhận sự tước đoạt tự do của người ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.”
    Theo định nghĩa trên đây, Việt Cộng đă phạm tội ác thủ tiêu mất tích người khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp - dưới cái ngụy danh “học tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đ̣n thù của chúng, và tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165,000 quân dân cán chính VNCH trong vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Ngoài tội ác đối với những người đă chết, cộng sản c̣n phạm thêm một tội ác chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đă chết. Đó là hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hăy tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đă có con, có chồng, có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu được nỗi thống khổ trong tâm can họ!
    Điều 7 của Đạo Luật Rome đă định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:
    Những hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally causing great suffering or serious injury to body or to mental or to physical health.”
    Theo định nghĩa trên đây, cộng sản đă phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đă chết dưới đ̣n thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài ṿng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.
    Bổn phận của chúng ta, những người tù c̣n sống sót sau cơn đại hồng thủy là phải cất tiếng nói công chính, nêu rơ tội ác của chúng để mang bọn tội phạm này ra trước công lư và mang công lư đến cho những nạn nhân của chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165,000 quân dân cán chính VNCH đă bị sát hại v́ đ̣n thù của Việt Cộng trong những cái gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân những nạn nhân.
    Hai tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác h́nh sự có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn tội phạm ra xét xử trước công lư, xin tŕnh bày tóm lược về Đạo Luật Rome của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Đạo Luật Rome của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)
    Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để xét xử và trừng phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm: 1/ tội ác diệt chủng (the crime of genocide), 2/ tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, 3/ tội ác xâm lược (the crime of aggression), 4/ và tội ác chiến tranh (war crimes), cuối cùng th́ một hội nghị đă được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7 /1989 với 160 quốc gia tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đ́nh căng thẳng, 120 quốc gia đă bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế cùng với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều c̣n lại nói về quyền hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.
    Theo quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đă phê chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2002. Toà Án H́nh Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The Hague, Netherlands. Hiện nay đă có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này. Quốc hội Hoa Kỳ đă không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.
    Toà Án H́nh Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án H́nh Sự Quốc Tế độc lập về quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction) của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lănh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Công Tố Viên Trưởng của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor) bắt đầu thụ lư và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên, Công Tố Viên c̣n có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).
    Khi tội ác diễn ra trên lănh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư. Đây là trường hợp đă được áp dụng đối với Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết số 1593 năm 2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă chuyển tới Toà Án H́nh Sự Quốc Tế t́nh trạng tội ác đă và đang diễn ra tại Darfur. Pḥng công tố đă mở các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đă ban hành trát bắt giữ Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đă và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đă từ chối bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Ngày 14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đă tŕnh bày những chứng cứ chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đă và đang diễn ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án H́nh Sự Quốc Tế đă ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công lư về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội giết người (Murder), 2/ Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination), 3/ Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer), 4/ Tội hành hạ (Torture), 5/ Tội hiếp dâm (Rape), và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội cướp bóc (Pillaging), 2/ Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.
    Cùng với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án H́nh Sự Quốc Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng Bảo An LHQ đă nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đă nhiều lần tuyên bố rằng họ không nh́n nhận thẩm quyền của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Nếu Tổng Thống Bashir không ra tŕnh diện hoặc chính quyền Sudan không giải giao ông này cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ đang đào tẩu, trốn tránh công lư (a fugitive from justice). Và kể từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho Toà Án để trả lời trước công lư về những tội ác mà ông ta phải chịu trách nhiệm.
    Một điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử một tổng thống đang tại chức v́ những tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng rằng chúng sẽ phải đối diện với công lư bất kể quyền lực và cương vị của chúng.
    Tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH đă hiển nhiên không thể chối căi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đă đuợc thân nhân t́m cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165,000 bộ hài cốt c̣n lại đă và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù. Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Vơ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…và ba tên ṭng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đă chết, tất cả những tên c̣n sống - sớm hay muộn - sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đă phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai có tính quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.
    Ngụy quyền Việt Cộng không kư và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư. Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư. Sự kiện này đă có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.
    Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đă mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đă diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1- 2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard Goldstone đă tŕnh cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đ̣i hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư.
    Ngoài sự kiện kể trên, sau đây là hai trựng hợp điển h́nh về pháp lư quốc tế mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt Cộng khi chúng ra khỏi nước.
    Ngày 14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đă đưa tin về việc Ông Moshe Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đă quyết định không đến tham dự một buổi lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng ông ta có thể bị bắt giữ v́ bị cho là đă phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ sau khi các luật sư của 16 người Palestine đă không thành công trong việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh v́ bị cho là đă phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.
    Cũng nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân Đôn đă ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, cũng bị cho là đă phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đă được hủy bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi Livni đă hủy bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đă ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.
    Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông Bộ Trưởng Quốc Pḥng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người này đến Anh quốc, họ đă dựa trên nguyên tắc pháp lư quốc tế về quyền xét xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đă phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và cũng là thân nhân của những người đă bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lư quốc tế này đối với những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lư quốc tế về quyền xét xử phổ biến.
    Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH. Nếu Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng t́m cách chốn tránh tội ác của chúng.
    Nếu chúng ta vận động mà LHQ - một tổ chức giữ vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành Toà Án H́nh Sự Quốc Tế - v́ một lư do nào đó, không chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư, chúng ta vẫn c̣n cách đưa bọn tội phạm này ra trước công lư. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự huỷ diệt…Ngày đó không c̣n xa và một chính quyền chính thống của toàn dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án h́nh sự đặc biệt có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang v́ các tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm Việt Cộng đă phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.
    Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế, ra trước công lư và mang công lư tới các nạn nhân của chúng là điều cần thiết bởi v́ công lư là một thành tố không thể thiếu trong tiến tŕnh hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.” Dân tộc Việt Nam đă bị phân hoá và chia rẽ, xă hội Việt Nam đă bị băng hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đă để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước công lư là để mang lại hoà b́nh cho xă hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lư là một bài học cho các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.

    Đi Vào Bất Tử
    165,000 quân dân cán chính VNCH đă chết dưới đ̣n thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đă hy sinh v́ chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đă ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đă chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đă chết mà chỉ tan mờ đi như h́nh ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đă nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:
    “Old soldiers never die; they just faded away.”
    Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đă đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.
    “And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”
    “Good bye,”
    Đây cũng chính là h́nh ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đă đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.
    Và những h́nh ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đă được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lư được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam
    Trong Nỗi Khốn Cùng


    NGUYỄN THẾ THĂNG .

    Việt Báo




    Nguyễn Thế Thăng là tác giả vào chung kết viết về nước Mỹ 2008 với bài viết “Người Việt gốc Mỹ. Ông định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregan. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Pḥng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregan, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/ Interpreters Team/X.O).

    Tại Việt Nam, trước 1975, Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/ DH/CTCT, Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Sau tháng Tư-1975, ông cùng các chiến hữu vào mật khu tiếp tục chiến đấu chống cộng. Tháng 10-1975, sau nhiều nỗ lực chống trả, mật khu chống cộng bị chiến xa cộng sản tràn ngập, tác giả bị thương rồi bị bắt với vũ khi trên tay, bị mang “triển lăm” tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Bài viết sau đây là hồi kư về những ngày tháng khốn cùng kể trên.

    Câu chuyện không liên quan tới nước Mỹ, nhưng bản Anh ngữ của bài viết -do chính tác giả dịch- đă được chọn đăng trong tập san "War, Literature Art" cua Học Viện Quân Lực Hoa Kỳ (USAF Academy). Phải chăng tờ tạp chí này coi đây như một phần kư ức cần soi sáng của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam.

    H́nh trên: Ông bà Nguyễn Thế Thăng và trưởng nữ, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Tiến sĩ Dược Khoa hạng danh dự tại OHSU (Oregon Health... Science University). Trong họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ ngày 28-6 sắp tới, các thân hữu sẽ có dịp gặp gia đ́nh Nguyễn Thế Thăng và nghe cô dược sĩ tân khoa nói tiếng Việt, coi tử vi, xem tướng...

    ***



    Suốt cuộc đời tôi trên mảnh đất quê hương bất hạnh, có lẽ mùa Đông 1975 là một cái Đông lạnh lẽo nhất. Không biết có phải v́ miền Nam VN vừa trải qua một cuộc đổi đời khủng khiếp, hay v́ lúc ấy tôi đang bị cùm tại Trại A9 Long Thành (Ngă Ba Thái Lan) trong một dăy nhà tôn vách gỗ mà không hề có lấy một tấm mền mỏng che thân? Ban ngày ngủ, ban đêm phải thức trắng ngồi xoa bóp liên tục khắp cả người cho ấm. Ôi đêm dài vô tận trong cái lạnh thấu xương cộng thêm vết thương trên người c̣n tươi máu. Chính từ chuỗi ngày đêm nơi tầng cuối địa ngục này lại trở thành một phước duyên cho tôi tập tễnh bước vào Thiền để sống sót và tồn tại đến ngày nay.

    *



    Trước và sau ngày 30/4/75 tôi đă không hề có ư định chạy ra nước ngoài. Khoảng đầu tháng 6/75 tôi lên Trà Cổ (Hố Nai) rồi từ đó vào rừng gia nhập Liên Đoàn 5 của Đại Úy Lê Đ́nh Thạch SĐ5 (gồm một số Biệt Kích Dù, Biệt Động, Cảnh Sát, Địa Phương Quân..).Chúng tôi sống trong các mật khu cũ của VC vùng Sông Buông, Sông Mây (đầu Chiến Khu D). VC tràn ra thành phố, bỏ ngỏ mật khu của họ với đầy đủ cḥi, lán, vọng gác trên cây, bếp với nồi niêu xoong chảo, nương khoai, vườn rau và một số rất lớn lựu đạn chày chỉ c̣n được dùng để đánh cá v́ hệ thống kích hoả bị hư đến hơn 60%. Chúng tôi thường tấn công những kho gạo Tân B́nh, Tân Bắc, Trà Cổ...trước khi vác gạo về mật khu, chúng tôi dọn sạch kho đem bỏ từng bao trước cửa mỗi nhà dân. Dân địa phương và gia đ́nh cũng tiếp tế cho chúng tôi rất nhiều thực phẩm khác. Vũ khí cũ như M16, M79 dần dần hết đạn, chúng tôi phải đánh VC để lấy AK, B40...



    Đến khoảng tháng 9/75 lực lượng chúng tôi đă có khoảng 80 người. Biết không thể chống cự nổi bọn CS đang say men chiến thắng, chúng tôi dự trù sẽ đi đường bộ băng ngang Kampuchia đến vùng biên giới Kampuchia-Thái Lan để dưỡng quân rồi tuỳ cơ ứng biến. Trong vùng c̣n có một lực lượng Biệt Kích 81 hoạt động độc lập dưới sự chỉ huy của một người tên Ẉng A Cẩu. Chúng tôi cũng đang liên lạc để sát nhập với một lực lượng khác do Thiếu Tá Tam (Thiếu Tá Nguyễn Phước Trường) chỉ huy. Có một Linh Mục tham gia tên Trần Học Hiệu (LM Hiệu sau này đă bị giết chết trong tù).



    Khoảng tháng 10/75, VC đưa 2 Trung Đoàn có 4 chiến xa yểm trợ tấn công đơn vị chúng tôi và đơn vị của Thiếu Tá Tam. Chúng tôi trải quân ra thật rộng với từng tổ tam tam chế, đóng chốt trên tất cả những yếu điểm, kể cả những cḥi trên ngọn cây, b́nh tĩnh xử dụng thật tiết kiệm từng viên đạn một. Chiến đấu trong hơn 4 ngày đêm, chúng tôi đă mất hơn nửa quân số. Sau khi Anh Thạch hy sinh, chúng tôi phải xé lẻ tan hàng. Ba người theo tôi đi về Phước Long. Đến 10g sáng, chúng tôi lọt ổ phục kích gần Xă Vĩnh Cửu. 1 Trung Đội VC nằm dài theo bụi tre cách khoảng 15-20m bắn xối xả vào chúng tôi đang di chuyển giữa đồng trống, quần áo tôi bị thủng nhiều lỗ, một viên AK xuyên qua đầu gối (đang ở thế ngồi chồm hổm để bắn lại) làm tôi ngă vật ra sau nhưng vẫn tiếp tục bắn đồng thời ra lệnh 3 thuộc cấp thoát thân. Chuẩn Uư Nguyễn Thạch Điệp nhất định liều chết để lôi tôi đi, tôi hét lên, Điệp vẫn không buông tôi ra, tôi phải chĩa súng vào người Điệp gằn giọng nếu không chạy đi, tôi phải bắn chú. Điệp rớm nước mắt "dạ" rồi vọt, cùng lúc với đợt xung phong xáp lá cà của địch, một tên dùng nguyên khẩu súng với trái đạn B40 đập lên đầu tôi, tôi né qua một bên, bị trúng vào gáy rồi ngất đi.



    H́nh như một tên chỉa AK vào đầu tôi định bóp c̣, một tên khác la lên : đừng bắn, thằng này cấp cao, tài liệu sống, đem nó về. Lúc tỉnh dậy thấy ḿnh đang nằm trên vơng vải nylon, máu me ướt sũng lưng, bọn VC thay nhau khiêng tôi đi. Ngang qua một số dân địa phương đang làm rẫy, tôi thoáng nghe vài tiếng kêu "Giê-Su Ma".



    VC đưa tôi về Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, nhốt tôi trong một căn nhà không có nóc (bị pháo kích sập, chỉ c̣n 4 bức tường với các cửa đóng kín bằng những tấm ván lớn chéo nhau). Tôi được đặt trên một bao tải cũ, gối đầu trên một cục gạch thẻ, trên người chỉ c̣n một quần lót dính đầy máu đă khô, đầu gối được bó lại bằng chính cái áo trận của tôi. Đêm đó trời mưa như trút, cả người tôi ướt như chuột nằm chịu trận suốt mấy giờ.Vết thương đau nhức khủng khiếp, máu vẫn tiếp tục loang loang theo nước mưa. Sau cùng v́ quá lạnh, sức đă kiệt, tôi lên tiếng kêu gọi Bộ Đội xin chuyển tôi đi nơi khác, không nghe tiếng trả lời, tôi ráng lết vào sát chân tường để núp. Nếu lúc đó cửa có mở tôi cũng không thể trốn đi v́ đầu gối chân phải đă bị bắn xuyên từ bên này sang bên kia, xương bánh chè bị vỡ nát.



    Bị bắt tại trận với vũ khí trên tay thế này chắc chắn 100% là chết, nếu lỡ sau này có sống sót, có lành cũng thành phế nhân, tôi đành quyết định chọn con đường tự sát. Ráng đập đầu vào tường nhưng sức không c̣n. Thử cắn lưỡi th́ thú thật đau quá, không đủ can đảm. Có lẽ phải nhờ VC giết giùm thôi. Tôi bắt đầu la lên chửi rủa CS, chửi đích danh HCM khan cả tiếng. Tôi tiếp tục chửi tất cả những tên đầu năo CS lúc bấy giờ mà tôi nhớ được như Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ... rồi không biết ngất đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy toàn thân tê tái, tê như đóng băng, đầu vẫn gối trên cục gạch, thân vẫn nằm trên cái bao tải ướt sũng, trên người gần như trần truồng được đắp lại bằng....một tấm tôn! Ngoài kia gió vẫn rít gào, trời vẫn vô t́nh mưa rả rích, nước mưa vẫn gơ nhịp đều đặn trên tấm tôn lạnh lùng....



    Sáng hôm sau VC triệu tập một cuộc mít tinh dân chúng Huyện Thống Nhất để triển lăm mục đích răn đe với khoảng hơn 40 xác những "tên ác ôn" đă "đền tội". 11 người bị bắt (tất cả đều bị thương). Số c̣n lại trốn thoát. Chúng khiêng tôi ra đặt nằm phía sau một chiếc xe Jeep mui trần cho bà con xem. Rất nhiều tiếng đả đảo từ những tay c̣ mồi. Không ít những giọt nước mắt nghẹn ngào. Vẫn vỏn vẹn một chiếc quần lót đẫm máu, tôi ngồi thẳng người, b́nh tĩnh nhếch mép cười khi nghe những tiếng hô đ̣i tử h́nh kẻ "tội phạm". Lúc đó đối với tôi hai tiếng "tử h́nh" nghe không c̣n ghê rợn nữa mà thật b́nh thường v́ đó chính là điều tôi mong đợi và chấp nhận như một ṣng phẳng tất nhiên. Một cô trung niên, mặt khá xinh, người nhỏ nhắn, có vẻ rất hung hăng, vừa xô đẩy những Bộ Đội giữ trật tự, vừa hô to: đả đảo những tên "xâm lăng" (?) khốn nạn, hoà b́nh không muốn chỉ muốn chiến tranh, những tên mặt người dạ thú, giả nhân giả nghĩa, giết hại dân lành... hăy để cho tôi nhổ vào mặt nó, đập vào mặt nó, tôi mới hả dạ. Tôi nghĩ mụ này là "VC cái" giả dạng thôi, ḷng tôi thanh thản đến lạ lùng. Hăy để chúng trổ tài bịp bợm. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi cơi đời ô trọc bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ cách nào, dù xấu nhất. Tôi mỉm cười nh́n thẳng vào mắt mụ khi mụ vung nắm đấm. Mụ không nhổ vào mặt tôi. Mụ cũng không đập vào mặt tôi. Mụ luồn tay vào bụng tôi làm như đấm tôi vậy, miệng vẫn tiếp tục chửi rủa. Tôi cảm thấy cái ǵ đó nằng nặng trên bụng, liếc nhanh, th́ ra đó là một quả quít nhỏ, tôi vội lấy tay che lại, nụ cười thành trơ trẽn biến mất, nhường chỗ cho sự ngạc nhiên đầy lư thú và cảm thông rất nhanh. Đôi mắt diễn viên trong một thoáng lạc đi rồi trở lại ngay với vở kịch c̣n dang dở. Cô ấy trạc tuổi tôi hoặc nhỏ hơn chút ít. Đến bây giờ, tôi vẫn hằng ước mong có đưọc một dịp tái ngộ người ân nhân tuyệt vời này (không phải v́ đơn thuần quả quít mà v́ giá trị khích lệ trong một hoàn cảnh quá hy hữu).



    Những ngày và đêm tiếp theo là thủ tục hỏi cung. Bộ Đội Chánh Quy từ Miền Bắc t ương đối nhẹ tay, một vài người nói và làm như miễn cưỡng, một người đă lén pha cho tôi một ly sữa sau lần tôi bị ngất đi vài giờ. Những tay Giải Phóng th́ thật tàn bạo. Chính nơi đây tôi đă được nh́n thấy thế giới bên kia sau những lần chết đi, có lần kéo dài đến 6-7 tiếng.Tôi đă nhẹ nhàng thanh thoát, lướt bay trên những cánh đồng đầy hoa, không một chút bụi. Không cảm giác áo quần mặc trên ḿnh dù rằng quần áo rất đẹp, không tơ lụa nào sánh bằng, h́nh như kết bằng mây ngũ sắc. Cả không gian thật tươi mát, thật sạch như vừa trải qua một cơn mưa nhẹ. Bầu trời không một áng mây, không có mặt trời nhưng lại rất sáng và trong suốt như pha lê. Tôi đă nhớ lại từng chi tiết nhỏ cả quăng đời đă qua từ khi nhập thế. Những điểm tốt cùng với bao nhiêu điều xấu. Vui vẻ, hài ḷng, thảnh thơi trước những việc thiện. Hối hận, ăn năn, dằn vặt, đau khổ trước những điều bất thiện. Có lẽ đó là "toà phán xét" theo giáo lư đạo Thiên Chúa. Có thể đó chính là niết bàn và địa ngục theo Phật Giáo chăng? Tôi đă nghe và hiểu những con chim đang hót những lời tán tỉnh. Tôi đă thấy những con cá giành ăn và nghe chúng căi nhau. Chính nhờ vậy tôi lại càng không sợ chết nữa, trái lại c̣n mong muốn được ra đi thật sớm. Tôi như tỉnh ngộ và nhận rơ rằng cái xác này tuyệt nhiên không phải là tôi. Nó chỉ là một phương tiện, một địa chỉ tạm trú của một trong vô lượng vô số kiếp mà thôi. Quá đủ rồi. Tôi đă thoát ra và ngắm nh́n cái xác này bất động. Mấy lần đầu, tôi nghĩ đó chỉ là những giấc mơ. Sau vài lần lập đi lập lại thành xác tín, thành khẳng định những ǵ bên kia cửa tử, tôi khẩn khoản một cách chân t́nh, một cách rất b́nh thản: các Anh thấy tôi đă chết nhiều lần, tôi đă được qua thế giới bên kia, đẹp lắm, b́nh yên lắm, tôi thề sẽ không bao giờ oán hận các Anh, tôi hứa sẽ mang ơn nếu các Anh cho tôi một viên đạn vào đầu để tôi được đi luôn, không phải trở lại cơi đời này. Thật bất ngờ, kể từ hôm đó, họ không hề đụng chạm đến tôi nữa. Một lần, một tay Cán Bộ bắt tôi nhận diện những đồng ngũ đă hy sinh qua những tấm h́nh chụp trắng đen. Anh Thạch nằm chết bên cạnh khẩu M60 không c̣n một viên đạn. Mắt Anh một nhắm, một mở. Miệng Anh như mỉm cười. Tôi lặng người, nước mắt lưng tṛng. Tay Cán Bộ giả vờ nh́n đi chỗ khác. Tôi cố t́nh t́m nhưng không nh́n thấy xác Chuẩn Úy Vũ Thế Cường là Anh Họ của tôi (Anh ruột Mẹ tôi là Vũ Thế Nghiệp tức nhà báo Thần Phong hai năm sau đó bị xử bắn tại Thủ Đức). Vĩnh biệt các Anh và hẹn ngày gặp lại, tôi khẽ th́ thầm.



    *

    Quay trở về Mùa Đông 1975 tại Trại A9 Long Thành. Trại nằm ngay tại Ngă Ba Thái Lan gồm nhiều dăy nhà tôn vách ván nơi đang tập trung học tập các cựu viên chức hành chánh VNCH. Chúng tôi khoảng 50 người gồm nhiều thành phần bị nhốt trong dăy nhà ngang cuối cùng có hàng rào kẽm gai quây kín. Tất cả tù nhân bị cùm 2 chân, xiềng một tay vào ban đêm, ban ngày chỉ xiềng một tay vào một chân.



    Cùng Trại có môt người tên là Phan Xuân Hạ, bị bắt v́ nghi ngờ Cụ là Sĩ Quan Cao Cấp VNCH đang trốn tránh. Cụ rất hiên ngang, dơng dạc. Nghe cái tên quen quen, tôi hỏi Cụ có liên hệ ǵ với với một người Bạn cùng Khoá là Phan Xuân Mai không, Cụ chỉ mỉm cười: con cháu trong nhà thôi. Bà Minh Đăng (không biết tên thật, chủ đại bài gạo Minh Đăng Biên Hoà) người phụ nữ duy nhất bị bắt v́ tiếp tế nguyên một xe gạo vào rừng, đă dùng sợi dây xích làm xâu chuỗi , không biết Bà đă đọc bao nhiêu kinh mà sợi xích sáng bóng như i nốc vậy. Nguyễn Văn Chi, người bị đánh hội đồng nhiều nhất trong suốt hơn hai tháng v́ bị nghi ngờ là Thiếu Úy Trần Văn Chi (Th/Úy Chi bị một viên đạn xuyên qua vai phải, trốn thoát, hiện đang ở San Jose California), Ngô Đ́nh Chiến bị bắn xuyên qua bả vai trái, tay trái bị liệt. Nguyễn Văn Cân bị ghẻ toàn thân chỉ trừ hai con mắt, Nguyễn Y người B́nh Định (trông giống hệt h́nh Quang Trung Đại Đế), Trịnh Văn Thương bị bắn xuyên qua đùi, Phạm Văn Thận với chiếc Jacket với hàng chục lỗ đạn....



    Cũng trong Trại này có một người lính cũ của tôi, Đào văn Lành, không biết bị bắt bao giờ và về tội ǵ. Anh được làm trong nhà bếp, phụ giúp nấu cơm cho Trại. Một lần đem cơm cho tù nhân, Anh nhận ra tôi nhưng không dám nói, chỉ ra hiệu. Tôi th́ vẫn muôn đời Lục Quân Việt Nam, cứ bô lô ba la, cứ vui trước đă, đằng nào cũng chết, vui ngay cả với tử thần như một thân hữu đang đợi trông.



    Cơm ngày hai bữa trưa và chiều, mỗi người được hơn một chén cơm với thịt cọp. Thịt cọp có nghĩa là muối hột, khi nhai kêu cọp cọp. Tôi chỉ ăn một nửa muối, phần c̣n lại dùng pha nước để tự rửa vết thương. Thỉnh thoảng được một chút canh nấu bằng lá cải già hay bí rợ với muối. Một hôm Lành lén trao cho tôi một lon sữa ḅ trong đó có phân nửa chất nước đen đen, quẹo quẹo mà Lành nói là nước cá kho. Chao ơi, nó ngon làm sao. Mỗi bữa ăn, tôi chỉ dám chan một muỗng cà phê trên chén cơm hẩm mà tưởng như đang thưởng thức món cá cao lâu ngày nào. Khoảng hơn mười ngày sau, khi vắng bóng người, Lành hỏi nhỏ : nước cá kho tôi cho Ông có ngon không? Cám ơn Lành, đang thiếu thốn mà được như thế không ǵ so sánh bằng. Lành thật thà: Ông biết không, tụi nó kêu tôi rửa cá khô, nguyên cả kí lô cá khô tôi rửa bằng một tô nước thôi, nước đó tôi cô lại c̣n nửa lon cho Ông xài đỡ. Ráng sống, ráng nhịn cho qua nghe Ông!

    *

    Rồi cũng qua một Mùa Đông. Một mùa Đông tang thương, thê lương trên khắp nẻo đường đất nước. Cả miền Nam biến thành một trại tù khổng lồ. Bốn tháng sau tôi bị chuyển về giam tại Xă Ngăi Giao, Quận Đức Thạnh. Chỉ cùm 2 chân ban đêm nhưng ban ngày vẫn phải đeo xiềng vô một chân để đi lao động (mục đích giữ tù không chạy trốn). Từng đoàn tù với xiềng xích kêu loảng xoảng trên đoạn đường gần làng B́nh Giả, tôi lẩm bẩm hát bài Việt Nam Quê H ương Ngạo Nghễ thật thấm thía: ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người, nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi, nụ cười xa vời, nụ cười của ḷng hờn sôi, bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian!!! Trung Úy Nguyễn Văn Tài lúc nào cũng chỉ một câu vọng cổ trong "Chuyện t́nh Lan và Điệp": Em tên là Nguyễn Thị Lan(g), xác c̣n nằm đó mà hồn tan(g) lâu rồi!! Ở đây tuy ấm hơn nhưng rất khó ngủ v́ hàng sư đoàn rệp tấn công suốt đêm.



    Cũng tại nơi này, hai thằng em tôi là Đồng Quang Nhường và Nguyễn Văn Hiển bị đánh chết. Hai em trốn trại bị bắt lại. Chúng trói hai tay hai chân rồi treo lên xà nhà như đang khiêng hai con heo. Đích thân thằng Trại Trưởng dùng búa gỗ (một khúc cây tṛn đường kính cỡ 15cms, dài khoảng 30-40cms, đục một lỗ ở giữa tra cán vào, cán dài khoảng 1m, dùng để đập tôn cho bằng). Nó vung thẳng cánh đập một nhát vào đầu Đồng Quang Nhường nghe bộp như đập một quả dừa. Nguyễn Văn Hiển ngoái đầu qua nh́n, thuận tay nó vớt một búa ngay quai hàm của Hiển, quai hàm trẹo lặt qua một bên, máu vọt ra có ṿi. Tôi nhắm mắt lại kêu Trời. Cố bịt miệng để khỏi la thành tiếng. Cả hai xác Nhường và Hiển co giật vài lần rồi buông thỏng. Vài phút sau, chúng cắt giây thả hai xác xuống. Tôi và 3 người nữa t́nh nguyện đi chôn. Cả hai xác c̣n nóng hổi được đặt nằm trên tấm gỗ dài cỡ 1m8, rộng 25 phân, hai cánh tay đong đưa theo nhịp bước, nhất là theo cái cà thọt khấp khểnh chân què của tôi. Hiển máu vẫn c̣n chảy toong toong trên đường. Cái đầu của Nhường ọp ẹp như quả cà chua úng, hai mắt lồi lên, mặt sưng tím bầm. Đất tổ ong mà dụng cụ đào chỉ là mấy cái cuốc xẻng cũ sứt sẹo. Trung Úy Tài nhỏ con nhất nhưng là người khoẻ nhất, hăng hái nhất: mấy ông ráng đào sâu sâu cho hai đứa nó. Cố gắng măi đến tận mặt trời lặn cũng chỉ đào xuống được khoảng 7 tấc. Cả hai xác đều bị chôn nguyên trạng, không áo quan, không poncho hay chiếu bó lại. Tôi ráng gom vài mảnh báo cũ phủ mặt cho hai em. Xếp vài cục đá xung quanh đầu rồi lấp đất nhè nhẹ như sợ hai đứa đau.



    Đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Khoảng nửa khuya, dưới ánh đèn heo hắt, tôi nh́n thấy thật rơ ràng: Nguyễn Văn Hiển đang đứng bên cửa sổ pḥng giam, không nói ǵ, đôi mắt thật buồn nh́n về xa xăm. Tôi nói thầm: Hiển ơi, thôi em hăy đi đi, đừng luyến tiếc ǵ cơi đời giả tạm này, nghiệp báo em đă trả xong, đừng oán ghét, đừng hận thù, hăy để cho ḷng thanh thản mà siêu thoát....



    Tôi cứ nói như thế, lặp đi lặp lại, dỗ dành, van lơn, lâu lắm, bóng Hiển tan dần rồi biến mất. H́nh như có tiếng người trở ḿnh bên cạnh, tôi xoay qua. Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra Đồng Quang Nhường. Hai anh em như đang nằm trên một toa xe lửa, dưới lưng cái ǵ bầy hầy như phân trâu ḅ. Tôi hỏi nhỏ: chúng nó đưa anh em ḿnh đi đâu đây? Chúng nó sẽ đưa Anh ra Bắc nhưng Anh đừng lo (Nhường lúc nào cũng lạc quan) mọi việc sẽ rất tốt đẹp, rồi Anh sẽ vinh quang nơi xứ người. Tôi cười khẩy: mẹ kiếp, miền Bắc chính là xứ người, không phải xứ của anh em ḿnh, nhưng cái thân tàn tật tù tội trên đất cáo Hồ th́ vinh với quang cái khỉ khô ǵ. Nhường cười. Hai anh em cùng cười với nhau. Tôi bừng tỉnh. Chơ vơ. Th́ ra đó chỉ là một ác mộng.

    Mấy tháng sau tôi nhận được lệnh : "tha thụ h́nh, cho phép đi cải tạo". Tôi bị chuyển qua Trại Lê Lợi. Nơi đây tuy không bị c̣n bị cùm hay xiềng nhưng ở trong khu cách ly. Bên kia hàng rào nh́n thấy Ngô Bá Lai, Nguyễn Hữu Tạo và một số rất đông bạn bè khác, nhận ra nhau trong ánh mắt thật ngỡ ngàng, tủi nhục, chua xót, đắng cay. Ngô Bá Lai nháy mắt bảo tôi ra nhà vệ sinh, hai đứa trật quần ra ngồi bên nhau trao đổi tin tức. Lai ân cần hỏi tôi thiếu thốn ǵ không. Một tháng sau chuyển qua trại Long Giao. Tôi vào trại với hai cổ tay và cánh tay bị trói chặt ra sau lưng bằng giây điện thoại, hai chân trần với vỏn vẹn một bộ đồ trên người và một túi vải nhỏ đeo trước ngực. Phạm Văn Bông nhận tôi về tổ, trong cùng tổ có Trần Ngọc Hoàn. Cùng đội, cùng trại có Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Nhự, Chung Gia Phong, Bùi Đức Hùng, Nguyễn Thành An, Đặng Kim Cương, Trương Hội, Phạm Đức Thịnh,....trại bên có Nguyễn Đức Phương...bạn bè chia sẻ cho tôi thật nhiều đồ dùng và thực phẩm. Phạm Tuế tặng tôi một chiếc quần treillis c̣n khá mới.



    Ngày 23/5/1977 chuyển ra miền Bắc trên chuyến tàu Sông Hương. Nằm trong toa xe lửa trên đoạn đường từ Hải Pḥng lên bến phà Sông Hồng với toàn phân trâu phân ḅ, tôi cứ măi miên man nghĩ về từng chiến hữu trong chiến khu, nghĩ thương hai thằng em bị thảm sát trong tù, về thân phận ḿnh, về dân tộc và quê hương cơn quốc nạn..... đôi mắt cay cay chiều xót xa.

    Nguyễn Thế Thăng

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam
    Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH


    Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lư và Mang Công Lư Tới Nạn Nhân
    Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt - với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế - đă mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt qua biên giới, chiếm đóng lănh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ. Do đó, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đă phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
    Ngày Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đă trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đă kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đă đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cơi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đă bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đă bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung b́nh là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác h́nh sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.
    Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đ́nh tại Miền Nam, có một gia đ́nh có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đă có 165,000 người chết v́ bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết v́ bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn c̣n bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đ́nh họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rơ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đă và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê Duẩn… và ba tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.
    Điều 7 của Đạo Luật Rome đă định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:
    Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một tổ chức chính trị, sau đó không nh́n nhận sự tước đoạt tự do của người ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.”
    Theo định nghĩa trên đây, Việt Cộng đă phạm tội ác thủ tiêu mất tích người khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp - dưới cái ngụy danh “học tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đ̣n thù của chúng, và tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165,000 quân dân cán chính VNCH trong vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Ngoài tội ác đối với những người đă chết, cộng sản c̣n phạm thêm một tội ác chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đă chết. Đó là hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hăy tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đă có con, có chồng, có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu được nỗi thống khổ trong tâm can họ!
    Điều 7 của Đạo Luật Rome đă định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:
    Những hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally causing great suffering or serious injury to body or to mental or to physical health.”
    Theo định nghĩa trên đây, cộng sản đă phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đă chết dưới đ̣n thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài ṿng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.
    Bổn phận của chúng ta, những người tù c̣n sống sót sau cơn đại hồng thủy là phải cất tiếng nói công chính, nêu rơ tội ác của chúng để mang bọn tội phạm này ra trước công lư và mang công lư đến cho những nạn nhân của chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165,000 quân dân cán chính VNCH đă bị sát hại v́ đ̣n thù của Việt Cộng trong những cái gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân những nạn nhân.
    Hai tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác h́nh sự có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn tội phạm ra xét xử trước công lư, xin tŕnh bày tóm lược về Đạo Luật Rome của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Đạo Luật Rome của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)
    Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để xét xử và trừng phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm: 1/ tội ác diệt chủng (the crime of genocide), 2/ tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, 3/ tội ác xâm lược (the crime of aggression), 4/ và tội ác chiến tranh (war crimes), cuối cùng th́ một hội nghị đă được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7 /1989 với 160 quốc gia tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đ́nh căng thẳng, 120 quốc gia đă bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế cùng với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều c̣n lại nói về quyền hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.
    Theo quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đă phê chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2002. Toà Án H́nh Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The Hague, Netherlands. Hiện nay đă có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này. Quốc hội Hoa Kỳ đă không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.
    Toà Án H́nh Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án H́nh Sự Quốc Tế độc lập về quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction) của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lănh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Công Tố Viên Trưởng của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor) bắt đầu thụ lư và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên, Công Tố Viên c̣n có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).
    Khi tội ác diễn ra trên lănh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư. Đây là trường hợp đă được áp dụng đối với Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết số 1593 năm 2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă chuyển tới Toà Án H́nh Sự Quốc Tế t́nh trạng tội ác đă và đang diễn ra tại Darfur. Pḥng công tố đă mở các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đă ban hành trát bắt giữ Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đă và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đă từ chối bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Ngày 14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đă tŕnh bày những chứng cứ chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đă và đang diễn ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án H́nh Sự Quốc Tế đă ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công lư về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội giết người (Murder), 2/ Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination), 3/ Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer), 4/ Tội hành hạ (Torture), 5/ Tội hiếp dâm (Rape), và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội cướp bóc (Pillaging), 2/ Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.
    Cùng với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án H́nh Sự Quốc Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng Bảo An LHQ đă nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đă nhiều lần tuyên bố rằng họ không nh́n nhận thẩm quyền của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế.
    Nếu Tổng Thống Bashir không ra tŕnh diện hoặc chính quyền Sudan không giải giao ông này cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ đang đào tẩu, trốn tránh công lư (a fugitive from justice). Và kể từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho Toà Án để trả lời trước công lư về những tội ác mà ông ta phải chịu trách nhiệm.
    Một điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử một tổng thống đang tại chức v́ những tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng rằng chúng sẽ phải đối diện với công lư bất kể quyền lực và cương vị của chúng.
    Tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH đă hiển nhiên không thể chối căi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đă đuợc thân nhân t́m cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165,000 bộ hài cốt c̣n lại đă và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù. Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Vơ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…và ba tên ṭng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đă chết, tất cả những tên c̣n sống - sớm hay muộn - sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đă phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai có tính quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.
    Ngụy quyền Việt Cộng không kư và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư. Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư. Sự kiện này đă có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.
    Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đă mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đă diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1- 2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard Goldstone đă tŕnh cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đ̣i hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư.
    Ngoài sự kiện kể trên, sau đây là hai trựng hợp điển h́nh về pháp lư quốc tế mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt Cộng khi chúng ra khỏi nước.
    Ngày 14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đă đưa tin về việc Ông Moshe Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đă quyết định không đến tham dự một buổi lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng ông ta có thể bị bắt giữ v́ bị cho là đă phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ sau khi các luật sư của 16 người Palestine đă không thành công trong việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh v́ bị cho là đă phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.
    Cũng nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân Đôn đă ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, cũng bị cho là đă phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đă được hủy bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi Livni đă hủy bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đă ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.
    Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông Bộ Trưởng Quốc Pḥng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người này đến Anh quốc, họ đă dựa trên nguyên tắc pháp lư quốc tế về quyền xét xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đă phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và cũng là thân nhân của những người đă bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lư quốc tế này đối với những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lư quốc tế về quyền xét xử phổ biến.
    Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH. Nếu Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng t́m cách chốn tránh tội ác của chúng.
    Nếu chúng ta vận động mà LHQ - một tổ chức giữ vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành Toà Án H́nh Sự Quốc Tế - v́ một lư do nào đó, không chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để thụ lư, chúng ta vẫn c̣n cách đưa bọn tội phạm này ra trước công lư. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự huỷ diệt…Ngày đó không c̣n xa và một chính quyền chính thống của toàn dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án h́nh sự đặc biệt có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang v́ các tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm Việt Cộng đă phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.
    Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế, ra trước công lư và mang công lư tới các nạn nhân của chúng là điều cần thiết bởi v́ công lư là một thành tố không thể thiếu trong tiến tŕnh hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.” Dân tộc Việt Nam đă bị phân hoá và chia rẽ, xă hội Việt Nam đă bị băng hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đă để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước công lư là để mang lại hoà b́nh cho xă hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lư là một bài học cho các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.

    Đi Vào Bất Tử
    165,000 quân dân cán chính VNCH đă chết dưới đ̣n thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đă hy sinh v́ chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đă ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đă chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đă chết mà chỉ tan mờ đi như h́nh ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đă nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:
    “Old soldiers never die; they just faded away.”
    Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đă đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.
    “And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”
    “Good bye,”
    Đây cũng chính là h́nh ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đă đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.
    Và những h́nh ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đă được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lư được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.

    VẠN VẠN LƯ
    (Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)
    Cung Trầm Tưởng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •