Truyện Kiều là một tác phẩm văn học kiệt xuất, không những ở tầm cỡ quốc gia mà c̣n ở tầm cỡ thế giới. Thành tựu của nó bắt nguồn từ sự thống nhất giữa nội dung tác phẩm với ngôn ngữ thi ca đạt đến tŕnh độ mẫu mực của thơ ca cổ điển. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ, không có tác phẩm văn học, bởi v́ chính ngôn ngữ chứ không phải là cái ǵ khác đă cụ thể hoá, vật chất hoá sự biểu hiện chủ đề của tác phẩm và hệ thống h́nh tượng phong phú của đời sống con người.
Điều dễ nhận thấy là ngôn ngữ trong Truyện Kiều hết sức phong phú và điêu luyện. Bắt nguồn từ vốn sống dân gian trực tiếp và kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, Nguyễn Du có ư thức sử dụng giá trị biểu đạt của vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh. Thống kê số liệu cho thấy ông đă sử dụng 197 lượt từ địa phương xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
Ví dụ: Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi ( câu 258 trong Truyện Kiều, từ đây chỉ ghi số câu).
Có những từ tần số xuất hiện nhiều lần như từ chi ( ǵ ) tới 64 lần; mụ ( bà) 17 lần;
( chị) 5 lần…
Như vậy, vốn từ địa phương là một trong những phương tiện nghệ thuật giúp Nguyễn Du thể hiện tối ưu nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều bên cạnh thành ngữ, tục ngữ, điển cố, từ Hán Việt…Điều đó cũng là một cứ liệu chứng tỏ ông là bậc thầy về ngôn ngữ đời thường và đầy sức sáng tạo trong việc gắn kết một cách nhuần nhuyễn chữ Nôm với chữ Hán. Tài năng của ông đă đưa tiếng nói b́nh dân lên tầm bác học, rất tinh nhạy trong việc khám phá ra bao điều kỳ diệu trong tiếng mẹ đẻ của ḿnh. Phải có một tầm văn hoá cao, ư thức dân tộc mạnh mẽ và tài năng nghệ thuật tuyệt vời, Nguyễn Du mới làm được điều đó. Nhờ vai tṛ của ngôn ngữ và văn hoá mà Nguyễn Du đă chuyển được từ một cốt truyện giản đơn-Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc thành một truyện thơ đặc sắc, phù hợp với tâm tư, t́nh cảm của con người Việt Nam.Từ đó nhân dân ta, đặc biệt dân xứ Nghệ dường như không ai không biết Truyện Kiều và có nhiều người thuộc Truyện Kiều.
Nguyễn Du cũng từng nói ông học ngôn ngữ của người trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải, đó là sự thực. Với nhà thơ, giá trị của ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ địa phương có đủ sức để biểu đạt h́nh tượng nghệ thuật, cảm xúc thật dồi dào, tự nhiên, tinh tế và tính chính xác cao. Trước Nguyễn Du, một bộ phận nhà Nho cho rằng: “Nôm na là cha mách qué’’. Vậy mà qua hát phường vải, bài ca Nhi nữ Trường LưuTruyện Kiều, ông đă sử dụng lời ăn tiếng nói của b́nh dân bên cạnh các điển tích, điển cố một cách nhuần nhị, giản dị mà vẫn không hề lạc điệu. Ông đă nâng địa vị của chữ Nôm lên ngang tầm chữ Hán trong việc xây dựng h́nh tượng nghệ thuật, tâm trạng nhân vật…
Khảo sát giá trị biểu đạt và sắc thái ngữ nghĩa của những từ địa phương Nghệ Tĩnh được sử dụng trong tác phẩm chúng ta có thể thấy rơ điều đó.
Ví dụ: “ả” trong câu: nàng Ban, Tạ cũng đâu thế này (406). Từ “ả” tiếng địa phương Nghệ Tĩnh có nhiều sắc thái ngữ nghĩa. Có lúc mang ư nghĩa xem thường: Bên th́ mấy mày ngài(927) nhưng chủ yếu mang gia trị đề cao: nghĩa là bậc chị ở bề trên: Đầuḷng hai tố nga(14); Lại thua Lư bán ḿnh hay sao (672). Từ lại vừa tạo gía trị thân thiết, gần gũi, khi đă tin nhau mới xưng hô như vậy;nàng Ban, Tạcũng đâu thế này” (406). “ả” đồng nghĩa với chị của tiếng phổ thông, nhưng trong văn cảnh trên nếu dùng tiếng phổ thông th́ sẽ giảm giá trị biểu đạt đi rất nhiều. Không thể viết “Nàng Ban, chị Tạ cũng đâu thế này”. Những từ địa phương này phải đặt trong ngữ cảnh mới thấy được cái hay của nó. Ngay ở câu :Đầu ḷng hai tố nga, từ “ả” rất hợp với cách kể chuyện của người Nghệ Tĩnh. Hai “ả” nghĩa là hai cô gái nhưng đồng thời chỉ sự tương xứng giữa hai chị em Thuư Kiều, Thuư Vân. Từ “ả” sẽ tránh được sự lặp lại từ chị ở câu sau:
Thuư Kiều là chị, em là Thuư Vân
Từ “chi” xuất hiện 64 lần, nó có những từ đồng nghĩa sau: ǵ, không, đâu…Nguyễn Du đă không tuỳ tiện trong việc dùng từ địa phương. Chẳng hạn câu thơ:
Phũ phàng chi bấy hoá công
Nếu thay từ chi bằng từ :
Phũ phàng bấy hoá công
th́ câu thơ nghe có vẻ khách sáo. Khi tác giả dùng từ chi câu thơ trở nên đúng nhịp điệu, đúng điệu riêng của nhân vật. Đây là tấm ḷng cảm thương chân thành của Thuư Kiều trước nấm mộ Đạm Tiên-người con gái nổi tiếng tài sắc mà bạc mệnh. Sự đồng cảm quá lớn khiến nàng phải thốt lên tự đáy ḷng. “Chi bấy” là cảm thán từ, có cái ǵ đó nghe xót xa, thổn thức, lại vừa có cái ǵ đó trách móc sự bất công của cuộc đời. Câu thơ cho thấy Thuư Kiều là người con gái giàu cảm xúc, sống rất nội tâm.
Để chứng tỏ Thuư Kiều là người con gái đoan trang, hiền thục, nết na, Nguyễn Du đă cho Thuư Kiều trả lời với chàng Kim khi chàng có chiều đắm đuối, lả lơi bằng văn cảnh sau:
Vẻ chi một đoá yêu đào (503)
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh (504)

Ra tuồng trên bộc, trong dâu (507)
Th́ con người ấy ai cầu làm chi ! ( 508)
Trong văn cảnh này từ chi xuất hiện khá nhiều , âu cũng có lư do của nó. Nếu thay từ “chi” bằng từ “ǵ” ( tiếng phổ thông) th́ thanh điệu của nó không phù hợp với câu thơ lục bát và nhất là không phù hợp với văn cảnh. Từ “chi” tiếng địa phương ngoài nghĩa “ǵ” c̣n có khả năng biểu hiện rơ rệt tính chất khiêm tốn, thành thật và cũng hết sức duyên dáng trong lời ăn tiếng nói của Thuư Kiều, càng khẳng định nàng là người con gái biết cư xử, biết giữ ǵn phẩm chất của ḿnh.
ở văn cảnh khác từ chi cũng xuất hiện, nhưng là lời của tác giả:
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao ? (924)
Câu thơ miêu tả nhân vật Tú bà chủ lầu xanh. Nếu thay từ ăn chi bằng ăn ǵ th́ khả năng biểu cảm của câu thơ không sắc sảo như từ ăn chi .Bởi v́ ăn chi không những là một câu hỏi như kiểu ăn ǵ mà nó như một câu hỏi xoáyđủ để giới thiệu và khái quát bản chất của Tú bà. “Ăn chi” chính là sự ḅn rút một cách tàn nhẫn sức lao động của người khác.
Có thể dẫn chứng thêm từ “mụ” trong những câu sau:
Lầu xanh có mụ Tú bà (809)
Mụ già hoặc có điều ǵ (841)
Cứ lời lạy xuống mụ th́ khấn ngay (940)
Nếu ở ba câu trên tác giả thay từ mụ bằng từ th́ nhân vật Tú bà lại ở địa vị được đề cao và cấu trúc của câu thơ bị phá vỡ:
Lầu xanh có Tú bà ( Từ bị lặp lại )
già hoặc có điều ǵ ( đẩy thành ư tôn trọng )
Cứ lời lạy xuống th́ khấn ngay ( đẩy thành ư tôn trọng).
Như vậy từ mụ tiếng địa phương mà Nguyễn Du dùng ở đây vừa có nét nghĩa trung hoà chỉ người phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, lại vừa có nét nghĩa chỉ những người đàn bà bạc ác hoặc thiếu nhân cách với ư xem thường.
Những từ địa phương trên được Nguyễn Du dùng một cách hết sức hợp lư. ở đó cái giá trị cá thể hoá độc đáo nhất của nó được sử dụng và thể hiện rơ. Cũng cần phải thấy rằng sự xuất hiện của những từ địa phương này được hợp với cấu trúc của câu thơ lục bát, hợp cả về nội dung lẫn h́nh thức và âm hưởng của nó. Ví dụ: Bỗng không mua năo chuốc sầu nghĩ nao (236), không thể thay từ nao bằng từ buồn rầu , v́ tiếng thứ tám trong câu thơ lục bát chỉ chấp nhận một từ đơn tiết. Nếu thay từ phổ thông đồng nghĩa với nó như buồn rầu , buồn thảm th́ khuôn âm sẽ hỏng đi và sẽ phá vỡ cấu trúc. Đặt câu thơ này vào trong văn cảnh ấy sẽ thấy đây là lời khuyên giải của thân sinh Thuư Kiều đối với nàng sau giấc mộng Đạm Tiên, thấy con gái trăn trở, hăi hùng về sự báo mộng đoạn trường.Từ nao dùng ở câu này sẽ biểu hiện được hai nét nghĩa:nghĩa buồn rầu đan xen lo lắng, đúng như tâm trạng của Thuư Kiều. Như thế là từ địa phương nếu sử dụng đúng chỗ sẽ có khả năng miêu tả tâm trạng nhân vật một cách sinh động. Hay là câu thơ: Khách đà lên ngựa người c̣n nghé theo (168). Nghé có nghĩa là nh́n theo nhưng nh́n một cách kín đáo, lưu luyến có ư trông mong. Từ nghé hay hơn, đặc sắc hơn từ nh́n v́ nó miêu tả được t́nh cảm thầm yêu trộm nhớ của Thuư Kiều đối với chàng Kim sau phút đầu gặp gỡ. Nếu Nguyễn Du dùng từ nh́n không những không bộc lộ hết những diễn biến phức tạp trong thế giới nội tâm của Thuư Kiều, mà c̣n phá vỡ cấu trúc câu thơ lục bát.
Để có cái nh́n toàn diện, chúng tôi xin dẫn thêm câu thơ sau:
Này ai đan dậm , giật giàm bỗng dưng (568)
Trong câu thơ này, Nguyễn Du đă sử dụng thành ngữ đan dậm, giật giàm. Tiếng Nghệ Tĩnh dậm là cái để bắt cá, giàm là cái que xâu ngang mũi trâu. Để miêu tả cảnh gia đ́nh Thuư Kiều bị hăm hại một cách vô cớ, bị vu oan giáng hoạ, Nguyễn Du trong khuôn khổ của truyện thơ, không thể viết nhiều, chỉ bằng thành ngữ ấy thôi cũng đủ để bạn đọc hiểu hết căn nguyên của vấn đề. Hoặc là từ mặt mo trong câu “Mặt mo đă thấy Sở Khanh lẻn vào”(1170). Để miêu tả bản chất lừa đảo của một con người, thể loại văn xuôi có nhiều ưu thế hơn, nhưng ở thể loại thơ, Nguyễn Du với từ “mặt mo” cũng đă có đủ sức diễn tả tất cả. “Mặt mo” có mấy sắc thái nghĩa sau: dày, nhăn và vô cảm. Chỉ bằng từ này thôi, bản chất lật lọng, đàng điếm của Sở Khanh lộ nguyên h́nh..
Điều đáng chú ư là những từ và những tục ngữ Nguyễn Du đưa vào Truyện Kiều tuy đă cách xa chúng ta đến hai trăm năm nhưng vẫn c̣n được dùng nguyên nghĩa trong văn chương.
Bước đầu, một vài cứ liệu vừa dẫn cũng có thể chứng tỏ Nguyễn Du đă khai thác khả năng biểu đạt và biểu cảm độc đáo của vốn từ địa phương, đồng thời vẫn giữ được âm hưởng, giọng điệu của câu thơ lục bát. Chính ngôn ngữ địa phương đă góp phần làm giàu thế giới tâm trạng, khắc hoạ tính cách nhân vật, nâng Truyện Kiều lên tầm tiểu thuyết tâm lí hiện đại. Trước đây một số người coi thường tiếng địa phương, nhưng với nhà thơ nhân dân tài hoa như cụ Tiền Điền, vốn từ địa phương đă góp phần không nhỏ trong việc chuyển một cốt truyện có nguồn gốc từ nước ngoài thành một câu chuyện bằng thơ tràn đầy sức sống mới, trở nên gần gũi với tâm tư, t́nh cảm, cách ứng xử của con người Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Truỵện Kiều là một tác phẩm giàu bản sắc văn hoá dân tộc chắc chắn sẽ sống măi với non sông đất nước tươi đẹp, sống măi với muôn đời.

T.S Nguyễn Thị Thu Thuỷ

________________
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội, 1998.
2. Hà Minh Đức(chủ biên), Lí luận văn học, NXB GD, Hà Nội, 1993.
3. Phan Ngọc, T́m hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB KHXH, Hà Nội, 1985.
4. Phan Ngọc, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội, 1994.
5. Trần Đ́nh Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB GD, Hà Nội, 1995.

_____
>>nguồn



.