Results 1 to 9 of 9

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Ngày này năm xưa

    MẬU THÂN 1968 - Saigon khói lửa-

    Những trận đánh đẫm máu .



    Tác giả :Trần Minh Công
    Nguyên Trưởng Ty CSQG-Quận Nh́.


    1.

    Mậu Thân 1


    Tại Quận Nh́ Saigon


    Có lẽ không ai trong chúng ta quên được những bất ngờ đầy kinh hoàng của Tết Mậu Thân 40 năm về trước.

    Bất ngờ v́ ít ai nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến mà chính chúng đă kư kết. Kinh hoàng v́ người CS không ngần ngại bắn thẳng vào dân lành vô tội và phóng hỏa thiêu rụi cả một khu phố, gây cảnh màn trời chiếu đất cho biết bao nhiêu người.

    Mậu Thân là một bằng chứng cho thấy rằng người Cộng Sản Việt Nam trước sau chỉ có một mục tiêu: đạt cho được quyền lực và thắng lợi bằng bất cứ giá nào, bất kể sinh mạng và tài sản dân chúng. Tha hương đă gần 40 năm qua mà h́nh ảnh Tết Mậu Thân tại Quận Nh́ Saigon đối với tôi như vừa mới xẩy ra hôm qua. Người ta có thể dễ dàng quên đi nhiều chuyện nhỏ trong đời nhưng những thảm cảnh lớn th́ khó ai quên được.

    Trong năm Mậu Thân 1968, Quận Nh́ đă bị Đặc công Việt Cộng xâm nhập và đánh phá tại bốn địa điểm trong hai đợt Mậu Thân 1 và 2. Trong đợt 1, VC đánh Dinh Độc Lập. Trong đợt 2, VC đánh vào các khu đông dân cư như Chợ Cầu Muối, Cầu Rạch Bần, đường Đề Thám.

    Để độc giả hiểu rơ các trận đánh trước hết xin được nhắc lại vài chi tiết về Quận Nh́. Đô Thành Saigon vào năm Mậu Thân (1968) có 8 quận Hành Chánh và Cảnh Sát, trong đó Quận Nh́ được coi là trung tâm Saigon. Quận Nh́ có những đại lộ lớn như Lê Lợi, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo, một phần Công Lư, Hồng Thập Tự và nhiều đường buôn bán sầm uất khác như Gia Long, Lê Thánh Tôn, Lê Lai, bến Bạch Đằng, đường Chương Dương. Quận Nh́ cũng là nơi tập trung những cơ sở quan trọng như Dinh Độc Lập, Thượng Nghị Viện, chợ Bến Thành, công viên Quách Thị Trang, công viên Tao Đàn, ngă sáu Lê Văn Duyệt-Gia Long-Vơ Tánh-Ngô Tùng Châu, thương xá Tam Đa, bến xe Nguyễn Cư Trinh, v.v…

    Bên cạnh những đường được coi là khang trang kể trên, Quận Nh́ c̣n có những khu nhà cửa chen chúc phức tạp như khu Cầu Kho, chợ Cầu Muối, khu Đề Thám-Bùi Viện hoặc khu Chương Dương dọc bờ sông Cầu Ông Lănh… Việc kiểm soát an ninh cũng như pḥng hỏa tại các khu này rất khó khăn. Tôi phải dài ḍng kể như vậy để bạn đọc thấy được tại sao trong cả 2 đợt tấn công Mậu Thân, Việt Cộng lại cố tạo ra vài trận đánh có tính cách phô diễn trong phạm vi Quận Nh́.

    Trong đợt đầu, vào những ngày Tết, VC muốn gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là trong dư luận Hoa Kỳ nơi phong trào phản chiến đang lan rộng. Việt Cộng muốn cho mọi người thấy rằng ngay cả Dinh Độc Lập là biểu tượng quyền lực của miền Nam cũng có thể bị chúng uy hiếp. Chính v́ vậy mà ngay trong đợt tấn công đầu hai mục tiêu quan trọng nhất của chúng là Dinh Độc Lập và Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ.

    Không như đợt đầu vào dịp Tết Mậu Thân, đợt hai (được khai diễn vào ngày 5 tháng 5-1968) VC lại tập trung nỗ lực vào các khu lao động đông dân chúng. Ư đồ của chúng là tuyên truyền và khích động dân chúng nổi dậy trong kế hoạch “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”.

    Mặc dù trong cả 2 đợt tấn công, VC không thành công, nhưng chúng đă khai triển được yếu tố bất ngờ và tạo được dư luận quốc tế có lợi cho mặt tuyên truyền của chúng. Chúng ta bị bất ngờ nhưng cũng phải nói thêm là v́ chúng ta khinh địch. Dân chúng và cả các lực lượng hành chánh lẫn quân sự ít ai tin rằng VC dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến trong 3 ngày Tết mà chúng đă công khai cam kết. Rất nhiều đơn vị quân sự đă cho phép số lớn quân nhân về ăn Tết với gia đ́nh. Việc pḥng thủ do đó bị lơi là ít nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tấn công của VC.

    Riêng Lực Lượng CSQG lúc bấy giờ được Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (sau này là Thiếu Tướng) ra lệnh cắm trại 100% để đề pḥng mọi bất trắc. Những tin tức t́nh báo mà Cảnh Sát Quốc Gia ghi nhận được đều được Tướng Loan chuyển cho các đơn vị bạn. Nhưng có lẽ các nơi nhận không tin là VC có khả năng tấn công vào các cơ quan đầu năo của VNCH ngay tại các đô thị trong thời gian hưu chiến. V́ vậy, hậu quả “bất ngờ” đă xẩy ra như chúng ta thấy.

    Trận Dinh Độc Lập


    Tại Đô Thành Saigon, ngay sáng sớm ngày mùng một Tết, VC đồng loạt tấn công dinh Độc Lập và Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. Cả 2 đều nằm trên đường Thống Nhất. Dinh Độc Lập trong phạm vi Quận Nh́ và Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ cách đó không xa, nằm trong Quận Nhất.

    Theo chỉ thị của Tướng Loan, tôi ra lệnh cắm trại 100% và chỉ thị các Chi Cảnh Sát trực thuộc phải đề pḥng và gia tăng tuần tiễu trong khu vực trách nhiệm. Điều ít ai ngờ tới là mục tiêu hàng đầu của VC trong đợt một lại là Dinh Độc Lập. Vào dịp này, Lữ Đoàn Liên Binh pḥng vệ Phủ Tổng Thống cũng như nhiều đơn vị quân đội khác đă cho phần lớn binh sĩ được nghỉ phép về ăn Tết với gia đ́nh. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ tại Mỹ Tho ăn Tết. Khi VC tấn công chỉ c̣n Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ và Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc có mặt tại Saigon.

    Sáng sớm mùng một Tết, tiếng súng khai hỏa của VC được phát đi cùng lúc với tiếng pháo giao thừa khiến nhiều nơi không phát hiện được là VC đang tấn công Saigon. Giao thừa vừa qua chừng 45 phút th́ tôi được Trưởng Chi Cảnh Sát Tao Đàn báo cáo trên máy là nhân viên ghi nhận có một số người mặc áo lính, quần cụt, chạy lăng xăng trên đường Nguyễn Du dọc theo bờ tường phía Nam Dinh Độc Lập.

    Vừa nhận báo cáo xong th́ tôi nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ. VC khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Độc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. Xe tuần tiễu Chi Tao Đàn dồn dập báo cáo. Tôi không c̣n nghi ngờ ǵ nữa: VC đă xé rào vi phạm lệnh hưu chiến, đúng như Tướng Loan đă dự đoán. Tôi chụp máy truyền tin báo cáo cho Trung Tá Nguyễn Văn Luận, Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành, và gọi thẳng cho Chuẩn Tướng Loan như ông đă căn dặn.

    Trong khi toán Đặc công VC đang dùng B-40 tính bắn sập vọng gác cổng Nguyễn Du để vượt vào bên trong đặt chất nổ giật sập dinh Độc Lập th́ toán tuần tiễu Chi Tao Đàn nhào tới bắn trả. Tôi gọi cho Trung Úy Huỳnh Kim Long, Trưởng Chi Lê Văn Ken trước chợ Bến Thành, đưa quân nhân viên lên tiếp cứu. Toán Đặc Nhiệm của Quận Nh́ cùng tôi nhảy lên xe phóng tới dinh Độc Lập.

    Bọn Đặc công VC bị tấn công mạnh cùng lúc từ ba phía, binh sĩ Pḥng Vệ tại cổng Nguyễn Du bắn trả, Toán Tuần tiễu Cảnh Sát Chi Tao Đàn bắn ngang hông từ phía đầu đường Nguyễn Du. Toán tiếp ứng từ Chi Lê Văn Ken và Toán Đặc Nhiệm của tôi bắn tới từ phía đường Thủ Khoa Huân, giải tỏa áp lực cho cổng Nguyễn Du. V́ bị Cảnh Sát Quận Nh́ tấn công bất ngờ từ ngang hông và sau lưng, bọn Đặc công VC phải lùi lại. Một số VC chạy thoát thân về hướng nhà thờ Đức Bà tiếp tay với toán Đặc công đang tấn công Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. Số c̣n lại gồm 7 tên chạy dạt vào một cao ốc phía đường Thủ Khoa Huân phía trước cổng Nguyễn Du.

    Lực lượng Cảnh Sát Quận Nh́ tiếp tục bắn rượt theo đẩy chúng vào hẳn bên trong cao ốc. Đây là một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân. Cao ốc này chỉ cách bờ tường phía Nam Dinh Độc Lập chừng 200 thước và cách chợ Bến Thành không quá 800 trăm thước.

    Cổng Nguyễn Du được giải tỏa. Bọn Đặc công VC đă hoàn toàn bị cô lập, không đường thoát thân. Bây giờ chỉ c̣n anh em Cảnh Sát Quận Nh́ bao vây kềm giữ bọn VC trong cao ốc. Tiếng súng trao đổi giữa ta và địch. Màn đêm tiếp tục trong căng thẳng cho cả đôi bên.

    Trời vừa hừng sáng, tôi cho lệnh tấn công vào cao ốc. VC bắn trả dữ dội. Cảnh Sát Quận Nh́ dùng M-79 và tiểu liên tấn công vào tầng dưới, dồn bọn Đặc công lên lầu trên. Cảnh Sát từ lầu dưới xông lên, VC từ trên thẩy lựu đạn xuống. Một bên cố thủ, một bên cố vượt lên. Súng và lựu đạn thi nhau nổ. Hai đợt xung phong lên đă làm ba Cảnh Sát Viên bị thương.

    Tôi ra lệnh cho nhân viên tạm thời rút ra khỏi tầng dưới để tránh bị sát hại v́ lựu đạn từ trên ném xuống. Tôi vào máy báo cáo cho Tướng Loan biết là Dinh Độc Lập đă được an toàn trở lại, chỉ c̣n bán Tiểu đội Đặc công VC đang bị bao vây và cố thủ tại cao ốc Thủ Khoa Huân.

    Tướng Loan cho biết trong đêm giao thừa này VC đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công trên toàn quốc. Riêng tại Saigon và các vùng phụ cận: Ngoài Quận Nh́, VC cũng đang tấn công Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Quận Nhất và rải rác tại vài quận khác trong Đô Thành, tại Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Sân bay Tân Sơn Nhất, Đài Phát Thanh Quốc Gia, Căn cứ Quân Cụ và Kho Đạn tại G̣ Vấp, khu Hàng Xanh-Thị Nghè, khu Phú Thọ Ḥa, khu Bà Quẹo…

    Tại cao ốc Thủ Khoa Huân, t́nh trạng giao tranh gh́m nhau kéo dài tới 9 giờ sáng. Được tôi thông báo t́nh h́nh, Tướng Loan cùng hai Sĩ quan Tùy viên của ông là Thiếu Tá Nguyễn Thừa Dzu (BĐQ) và Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng (ND) từ Tổng Nha CSQG đến thị sát.

    Ông chỉ thị tái tấn công lên cao ốc. Ta lại bắn lên, địch bắn xuống. Bọn Đặc công được thành tường rất dầy và kiên cố của cao ốc che chở. Tôi cùng một số anh em Cảnh Sát băng qua đường Thủ Khoa Huân để tiến vào cao ốc nhưng bị VC từ trên lầu 4 bắn xuống xối xả, phải khựng lại, núp bên hông một chiếc xe Peugeot loại vận tải nhỏ do VC để lại giữa đường Nguyễn Du khi chúng bị tấn công phải chạy dạt vào cao ốc. Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng (sau này là Trung Tá) chạy tiếp theo tôi đến bên hông xe. Khi tiếng súng VC tạm ngưng, chúng tôi nhóm lên nh́n vào trong xe và cả hai đều giật ḿnh. Trong ḷng chiếc xe mui trần có khá nhiều lựu đạn và trên trăm bánh thuốc nổ đă gắn sẵn ng̣i nổ. Có lẽ bọn VC định dùng số thuốc nổ này giật sập dinh Độc Lập khi chúng vào được bên trong.

    Tôi và Thiếu Tá Hùng phóng tới cao ốc. Trên lầu bọn VC bắn xuống tới tấp. V́ không thể tiến lên bằng cầu thang, tôi cho một toán Cảnh Sát bắc thang lên cao bên thành tường cao ốc, tính nhảy vào cửa sổ lầu 4 rồi từ trên đánh xuống đầu địch. Thang vừa dựng lên ngang lầu 3 đă bị VC bắn gẫy. Hai Cảnh Sát Viên bị thương rơi xuống, Thiếu Tá Dzu (sau là Trung Tá) cùng leo lên với Cảnh Sát may mắn thoát nạn.

    Việc thanh toán bán Tiểu đội Đặc công này chỉ kết thúc vào chiều ngày mùng 2 Tết. Sau khi đă di tản đồng bào xa cao ốc, Cảnh Sát bắn lựu đạn cay lên lầu 4, cùng lúc xung phong lên cận chiến. Kết quả, Cảnh Sát một người chết và 4 bị thương. Phía Đặc công VC: 4 chết và 3 bị bắt sống. Ngoài chuyện cao ốc bị hư hại nặng, nhà cửa dân chúng chung quanh cao ốc chỉ hư hao nhẹ.

    Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ rất bực bội về vụ VC vi phạm thỏa ước hưu chiến và tấn công dinh Độc Lập. Qua Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, ông ra lệnh cho tôi lập pháp trường cát tại bùng binh chợ Bến Thành Saigon để xử tử 3 tên Đặc công vừa bị bắt trước báo chí trong và ngoài nước, có lẽ để thị uy và làm gương. Lệnh này trái với quy chế tù binh nên đă không được tôi thi hành. Tướng Loan v́ thương tôi nên bỏ qua nhưng sau này ông cho biết PTT Kỳ rất khó chịu v́ sự bất tuân “lệnh xử tử” của tôi. Đây là một trong những cái khổ của những người Cảnh Sát chuyên nghiệp phải thi hành luật pháp. Không theo lệnh trên sẽ gặp rắc rối, nhưng bất chấp luật pháp mà nhắm mắt thi hành lệnh trên th́ chính ḿnh có thể gặp rắc rối.

    Bây giờ 40 năm sau, tôi tự hỏi nếu phải thi hành lệnh đó hôm nay, tôi sẽ có hành xử như ngày xưa không, khi mà nhiều chiến hữu của ḿnh đă bị CSVN ngược đăi, đầy ải và trả thù dă man bằng nhiều năm trong các trại cải tạo sau 1975. Dù sao quyết định của tôi trong trận Mậu Thân cũng chứng tỏ được một điều là người Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam tôn trọng và hành xử theo luật pháp, khác hẳn với thói quen sử dụng “luật rừng” và theo lệnh đảng của mấy ông công an miền Bắc. Về mặt chuyên môn và trong tư cách con người, chúng ta xứng đáng hơn và trên chân các “đồng nghiệp” miền Bắc. Soi gương trước lịch sử dân tộc, tôi nghĩ rằng chúng ta có quyền hănh diện về điều này.

    Còn tiếp
    Last edited by longquan; 23-01-2012 at 09:54 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    MẬU THÂN 1968 - Saigon khói lửa -

    Những trận đánh đẫm máu.




    Tiếp theo


    2.


    Mậu Thân đợt 2


    Sau khi thất bại qua đợt tấn công đầu vào dịp Tết, VC vẫn không từ bỏ kế hoạch “tổng công kích, tổng nổi dậy” của chúng. VC nghĩ rằng một đợt tấn công thứ hai sẽ có thể lôi kéo dân chúng miền Nam nổi dậy. Họ đă đánh giá sai dân t́nh miền Nam. Họ vẫn không hiểu được rằng dân miền Nam được sống trong một xă hội tuy chưa hoàn hảo nhưng tương đối tự do và chưa bao giờ thực sự tin theo VC.

    Đợt tấn công Mậu Thân 2, khởi đầu từ ngày 5 tháng 5, 1968. Trong đợt này VC tập trung nỗ lực vào những khu đông dân cư, lựa chọn những địa thế khó xoay trở cho ta. Tại Quận Nh́, chúng đồng loạt xâm nhập và bắn phá tại các khu chợ Cầu Muối, Cầu Kho, khu Đề Thám-Bùi Viện, là những khu nghèo đông dân cư, nhà cửa chen chúc và đường hẻm chằng chịt khiến cho việc lưu thông hằng ngày và công tác cứu hỏa rất giới hạn và khó khăn.

    -Trận Chợ Cầu Muối


    Trận đầu tiên trong Đợt 2 xẩy ra tại khu chợ Cầu Muối là nơi dân chúng b́nh dân buôn bán cả ngày lẫn đêm. Đây là trung tâm phân phối rau và trái cây lớn nhất tại Saigon. Các vựa trái cây, sạp hàng và nhà cửa san sát lẫn lộn nhau, đường phố chật hẹp tạo một môi trường lư tưởng cho các vụ náo loạn thường xuyên xảy ra. Trong t́nh trạng b́nh thường, Quận Nh́ cũng đă tốn nhiều nhân viên Cảnh Sát để kiểm soát và duy tŕ an ninh trật tự tại đây.

    Khai thác điểm thuận lợi này cho ư đồ của chúng, ngày 5-5-1968 VC đă xâm nhập một Tiểu đội Đặc công vào khu này, gần các đường Cô Giang-Cô Bắc. Khoảng 2 giờ sáng, bọn Đặc công VC xuất hiện rải truyền đơn và tuyên truyền sách động đồng bào. Toán tuần tiễu được báo động chạy tới bị VC xả súng bắn. Nhân viên bắn trả. Phu khuân vác đêm và bạn hàng các vựa cây hoảng hốt chạy tứ phía. Khi trời hừng sáng nhiều gia đ́nh đă lũ lượt bồng bế nhau chạy khỏi khu VC xâm nhập.

    Được đồng bào chỉ điểm cho biết nơi ẩn nấp của Đặc công VC, Cảnh Sát Quận Nh́ cho loa phóng thanh kêu gọi đồng bào di chuyển khỏi vùng giao tranh. Tôi chỉ thị Thiếu Tá Vơ Văn Đức, Trưởng Pḥng Cảnh Sát Đặc Biệt Q.2 điều động một toán nhân viên tấn công vào mục tiêu lúc 9 giờ sáng ngày 6-5-1968. Khi gần tới mục tiêu trên đường Cô Giang ngang khu chợ Cầu Muối, VC bắn xối xả vào xe của Thiếu Tá Đức và toán Cảnh Sát do ông điều động. Việc tấn công của Cảnh Sát trở nên khó khăn khi dân chúng nhào ra chạy loạn. Tôi chỉ thị anh em t́m cách cùng lúc đánh bọc sau lưng. Nhưng diều này cũng không dễ v́ ngơ hẻm chằng chịt trong khu này tạo cơ hội che giấu tốt cho VC và khó khăn cho việc truy lùng và tiêu diệt của ta.

    T́nh trạng gh́m nhau kéo dài suốt buổi sáng ngày mùng 6. Cảnh Sát cố tiến vô trong khi VC tiếp tục bắn cầm chân, gây hoang mang lo sợ trong dân chúng. Điều làm tôi phải suy nghĩ nhiều là nếu hỏa hoạn do súng đạn giao tranh giữa hai bên gây ra hoặc do chính VC phóng hỏa để tạo thêm hỗn loạn th́ việc cứu hỏa không dễ ǵ điều động. Đó là chưa kể VC sẽ không ngần ngại xả súng vào các nhân viên cứu hỏa để duy tŕ t́nh trạng náo loạn và kinh hoàng này. VC cũng thừa hiểu rằng v́ sợ sinh mạng và tài sản của dân chúng bị hư hại nên nhân viên Cảnh Sát sẽ không dám mạnh tay tấn công vào những nơi chúng đang trú ẩn.

    Quả thật, VC đă nắm được chỗ yếu của ta. Đó là lư do tại sao Cảnh Sát không thể nhanh chóng thanh toán bọn Đặc công trong khi chúng chỉ có trên dưới một Tiểu đội. Tác chiến trong thành phố không phải là một điều đơn giản khi mà kẻ địch xen lẫn trong dân chúng và, trong nhiều trường hợp, cầm giữ dân chúng làm con tin hoặc bia đỡ đạn cho chúng. Trận Cầu Muối v́ vậy phải kéo dài sang tới ngày thứ hai. Trong ngày này, Thiếu Tá Đức đă bị thương và 2 Cảnh Sát Viên tử thương khi t́m cách tiến gần vào mục tiêu, nơi Đặc công VC đang rải truyền đơn kêu gọi dân chúng xuống đường.

    Trong khi đó th́ hai mặt trận khác cũng nổ ra trong Quận Nh́. V́ Quận Nh́ nằm ngay trung tâm của Saigon nên báo chí và các đài phát thanh thường xuyên bám sát Cảnh Sát trong các trận đánh. Những lời tường thuật của họ đôi khi quá sôi nổi, gây thêm hoang mang và lo sợ trong dân chúng.

    - Trận Cầu Rạch Bần

    Song song với mặt trận thứ nhất tại khu Chợ Cầu Muối, mặt trận thứ nh́ xảy ra tại vùng Cầu Kho dọc theo đường Chương Dương và sông Cầu Ông Lănh. Đậu dọc bờ sông này là hàng trăm chiếc ghe lớn bé chuyên chở rau trái và các nhu yếu phẩm từ lục tỉnh về Saigon và ngược lại. Họ thường chỉ đậu tạm trú tại bờ sông này trong ít ngày để xuống và nhận hàng, hầu hết không phải là dân cư trú thường xuyên nên việc kiểm soát rất khó khăn. VC đă lợi dụng điểm này để xâm nhập và chuyển vận vũ khí vào Đô Thành.

    Vào giữa tháng 6-1968, trong một cuộc hành quân Cảnh Sát hỗn hợp giữa Quận Nh́ và Cảnh Sát Ty Hải Cảng, ta đă khám phá một ghe lớn chuyên chở nhiều kư chất nổ, hàng trăm trái lựu đạn và tiểu liên AK-47 và rất nhiều súng lục K-54 được cất giấu dưới nhiều lớp trái cây trong ḷng ghe từ lục tỉnh về. Số thuốc nổ và vũ khí này nếu không được kịp thời phát hiện th́ không biết sẽ c̣n bao nhiêu vụ nổ và bao nhiêu sinh mạng người dân Đô Thành bị VC sát hại.

    Trận Cầu Kho.

    Đêm mùng 6 tháng 5, một toán VC gồm 9 tên xâm nhập bằng đường ghe từ lục tỉnh về ẩn núp dưới gầm cầu Rạch Bần và xả súng tấn công vào Chi Cảnh Sát Cầu Ông Lănh dọc theo bờ sông. Bị Trung Úy Trần Hậu điều động nhân viên chống trả dữ dội, bọn đặc công VC phải rút lui về núp dưới cầu Rạch Bần và xả súng bắn loạn xạ dọc theo bờ sông Cầu Ông Lănh và đường Chương Dương.

    Đai Úy Oanh, một Sĩ quan gốc Thiết Giáp phục vụ tại Quận Nh́ được tôi chỉ định đem một Trung Đội Cảnh Sát đến giải tỏa cầu Rạch Bần. Trục tiến quân dọc theo đường Chương Dương bị VC từ mố cầu dùng B-40 và AK-47 trực chỉ bắn xối xả khiến Đại Úy Oanh phải khựng lại. VC cứ tiếp tục bắn bừa băi mà ta th́ e dè v́ sợ gây tổn thương cho dân chúng. Do đó, dù chỉ một đoạn đường không quá một cây số mà phải mất gần hết một buổi sáng mới tiến được tới gần mục tiêu. Sau cùng th́ mục tiêu này cũng được thanh toán. Ta chiếm lại được cầu Rạch Bần với 4 nhân viên Cảnh Sát bị thương. Sáu Đặc công, trong đó có 2 nữ cán binh VC, tử thương tại chỗ, 3 đầu hàng bị ta bắt giữ.

    Trở lại mặt trận chợ Cầu Muối, VC tiếp tục cầm chân một số đồng bào và chống trả dữ dội. Trận chiến đă sang đến ngày thứ hai. Cảnh Sát Quận Nh́ đă có hai nhân viên bị thương và hai tử thương, nhưng rất may nhà cửa trong khu này chưa bị cháy. Tôi nghe tiếng Tướng Loan la hét trong máy. Ông tỏ ra sốt ruột và liên tục hối thúc các Trưởng Ty Cảnh Sát trong Đô Thành phải sớm thanh toán các mục tiêu.

    Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ tại nhiều nơi. Quận Tư vùng Khánh Hội, Quận 5 khu Trần Nhân Tôn, Quận 3 khu Chùa Bà Lớn gần đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Nhất khu Phan Đ́nh Phùng-Nguyễn Bỉnh Khiêm gần Đài phát thanh, G̣ Vấp Kho Quân Cụ, khu Phú Thọ Ḥa vùng Gia Định đang đồng loạt bị VC tấn công. Vài nơi tại vùng Khánh Hội và Chợ Lớn đă bắt đầu bốc cháy.

    Quận Nh́ th́ 3 mặt trận đang sôi động cùng một lúc. Không thể để cho trung tâm Đô Thành tiếp tục rối loạn, Tướng Loan quyết định tăng phái cho tôi một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân do Đại Úy H. chỉ huy. Tôi bàn với Đ/Úy H. phương cách tiến quân chiếm lại vùng Cô Giang và chợ Cầu Muối. Đ/Úy H. muốn tấn công mạnh bạo và chớp nhoáng vào mục tiêu với súng nặng và lựu đạn. Ông cho biết không chấp nhận tiến quân kiểu từ từ để binh sĩ của ông bị bắn sẻ trong khi không nh́n thấy VC ẩn núp nơi đâu.

    Tôi thông cảm nhiệm vụ và lối suy nghĩ của Đại Úy H. khi phải đối đầu với địch quân ngoài trận địa nhưng không đồng ư với ông về phương thức tác chiến đó v́ đây là trong thành phố, VC trộn lẫn với dân, nhà cửa san sát nằm giữa những con hẻm chằng chịt. Không thể dùng hỏa lực mạnh để áp đảo đối phương mà không gây thiệt hại tài sản và sinh mạng của dân chúng đang kẹt trong đó. Tôi cám ơn Đ/Úy H. và quyết định trả Tiểu Đoàn BĐQ này lại cho Tướng Loan để ông sử dụng cho mặt trận Trần Nhân Tôn trong Chợ Lớn đang có đụng độ lớn.

    Cảnh Sát Quận Nh́ tiếp tục đánh theo kiểu Biệt Kích, từng toán nhỏ xâm nhập mục tiêu để tiêu diệt Đặc công VC. Phải mất thêm một ngày nữa mới thanh toán được mục tiêu và văn hồi an ninh vùng chợ Cầu Muối. Lại thêm 3 Cảnh Sát Viên nữa bị thương. Nhà cửa trong vùng tuy bị hư hại phần nào nhưng không bị hỏa hoạn. Riêng căn nhà lầu bị VC đóng chốt th́ hư hại gần như hoàn toàn.

    - Trận đường Đề Thám

    Mặt trận thứ 3 trong đợt Mậu Thân 2 tại Quận Nh́ phát nổ tại một hẻm dài ăn thông ra đường Đề Thám. Đây cũng là một khu lao động dân chúng sống chen chúc trong nhiều ngơ ngách đường hẻm quanh co. Tại đây, 4 tên Đặc công VC chiếm giữ một căn nhà nhỏ nằm ngay đầu hẻm mà lối đi vào duy nhất là đường Đề Thám. Đường hẻm rộng không quá 3 thước bề ngang, v́ vậy trấn cứ đầu hẻm là VC kiểm soát được suốt con hẻm từ trong ra đến đường Đề Thám. Bọn VC từ trong đầu hẻm bắn ra gây thương tích cho nhiều người qua lại trên đường Đề Thám. Giao thông bị tắc nghẽn. Dân chúng dọc con hẻm bồng bế nhau chạy loạn. Cảnh Sát không sao lọt được vào con hẻm độc đạo này.

    Vừa thanh toán xong mục tiêu ở cầu Rạch Bần, tôi phóng tới khu Đề Thám để quan sát. Cũng như tại các nơi khác, VC bắn ra bừa băi bất kể dân chúng. Từng tràng tiểu liên AK-47 được bắn ra đầu hẻm, lâu lâu kèm theo vài trái B-40. Đă có vài người dân bị thương. Báo chí săn tin bám theo Cảnh Sát, phóng viên truyền thanh trực tiếp loan tin làm cho t́nh h́nh thêm gây cấn và căng thẳng. Tôi điều động một toán Cảnh Sát xung phong vô nhưng phải dội ngược ra. Cánh tay phải tôi bị bắn trúng, máu tuôn xối xả. Vết thương được tạm thời băng bó, tôi vẫn chưa nghĩ ra cách nào để thanh toán được mục tiêu. Tôi có thể cho lệnh dùng súng phóng lựu M-79 bắn vô, nhưng c̣n dân chúng kẹt trong đó th́ sao? Hai bên gh́m nhau nhiều tiếng đồng hồ, trong bắn ra, ngoài không vô nổi.

    Trên máy Chuẩn Tướng Loan hối thúc phải thanh toán Tổ Đặc công địch v́ sợ để lâu chúng sẽ phóng hỏa khu lao động này t́m đường tẩu thoát. Lại nữa, nếu hỏa hoạn xẩy ra trong khu nhà ổ chuột này th́ ngọn lửa sẽ mau chóng lan rộng, khó mà dập tắt, gây thêm hoang mang náo loạn trong dân chúng. Việc này chắc chắn sẽ bị các cơ quan thông tấn ngoại quốc khai thác và loan đi những tin tức bất lợi.

    Bọn VC hiện đang kiểm soát dọc con hẻm trống và tiếp tục bắn phủ đầu. Dù bị Tướng Loan hối thúc, tôi không thể lại đẩy nhân viên vào một địa thế hoàn toàn bất lợi trước họng súng địch mà không có bất cứ một chướng ngại vật nào che chắn. Thật nan giải.

    Tôi bất chợt nghĩ tới thùng lựu đạn “simulator” tôi vẫn giữ trong văn pḥng. Thùng lựu đạn này do một người bạn Sĩ Quan tại trường Bộ Binh Thủ Đức cho tôi đă lâu. Đây là loại lựu đạn thực tập có vỏ bằng cạc tông dày, dùng để huấn luyện sinh viên sĩ quan tại các quân trường. Khi ném ra, trái “simulator” này có tiếng nổ lớn như lựu đạn thật nhưng không có miểng sát hại. Tôi suy luận rằng khi nghe tiếng lựu đạn nổ lớn gần ḿnh th́ phản ứng tự nhiên của bất cứ chiến binh nào cũng là nằm xuống để tránh miểng và như vậy là trong ṿng vài giây nếu ta có thể tới gần địch tấn công bất thần và tới tấp th́ có nhiều hy vọng tiêu diệt được địch trước khi chúng kịp phản ứng.

    Tôi quyết định thí nghiệm chiến thuật này. Tôi gọi sáu nhân viên trẻ, lanh lẹ đến và giải thích ư định của tôi. Tôi ném thử một trái lựu đạn thực tập “simulator” ngay cạnh chân không quá 2 thước và đứng im để nhân viên thấy lựu đạn nổ lớn mà không gây thương tích ǵ cho tôi. Chiến thuật tấn công mới bắt đầu: Tôi cho ném một loạt lựu đạn “simulator”. Tám trái liên tiếp nhau nổ như trời sụp trong khi tôi và 6 Cảnh Sát Viên Quận Nh́ tông vào đường hẻm nhắm thẳng mục tiêu nhả đạn. Bốn tên Đặc công chưa kịp ngóc đầu phản ứng đă bị hỏa lực của anh em Quận Nh́ tiêu diệt.

    Trận này được một Phóng viên Quân Đội tường thuật lại trong tập tài liệu “Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa của VC-Mậu Thân 1968” do Khối Quân Sự thuộc Bộ Tổng Tham Mưu ấn hành. Sau này, một sĩ quan thuộc Khối Quân Huấn có hỏi tôi chi tiết sự việc để nghiên cứu thêm, coi đó như một trong những chiến thuật tác chiến trong thành phố.

    Trong năm Mậu Thân, ngoài những vụ khác như bọn VC nằm vùng rải truyền đơn tại chợ Bến Thành hoặc vụ VC gài lựu đạn tại Thượng Nghị Viện gần Bến Bạch Đằng mà Quận Nh́ đă mau chóng tháo gỡ, Quận Nh́ trung tâm thành phố đă phải hứng chịu nhiều hỏa tiễn pháo kích của VC. Cứ mỗi lần có pháo kích là nhân viên Quận Nh́ lại vất vả. Gần như lần nào cũng có cháy nhà, người chết, người bị thương. Nhân viên tuần tiễu hối hả ngược xuôi lo giữ an ninh, lo phụ việc cứu hỏa, lo cấp cứu và tải thương đồng bào bị nạn.

    Trong suốt năm Mậu Thân, nhân viên Quận Nh́ phải cắm trại liên miên. Tôi và các Sĩ Quan trách nhiệm phải ứng trực ngày đêm tại đơn vị. Vừa lo chống VC xâm nhập, vừa lo việc cứu cấp khi có pháo kích. Hai pḥng Hoạt Vụ và Cảnh Sát Đặc Biệt phải phối hợp với Đặc Khu Quận Nh́ tổ chức hành quân Cảnh Sát liên miên mỗi đêm.

    Mậu Thân quả là một năm căng thẳng và vất vả cho tôi và tất cả nhân viên Quận Nh́. Phải nói rằng các Sĩ Quan và nhân viên Cảnh Sát Quận Nh́ nói chung đă rất can đảm, tháo vát và tận tụy hy sinh, quyết bảo vệ sinh mạng và tài sản của dân chúng. Nhờ sự tận tụy và hy sinh đó mà Quận Nh́ đă mau chóng thanh toán được các toán Đặc công xâm nhập không để chúng có cơ hội gây hỏa hoạn và nhiều thiệt hại cho dân chúng như tại một số nơi khác trong Đô Thành.

    Vào cuối năm 1968, đại diện các phường, khóm tại quận nh́ và vài vị dân biểu đă đích thân đến Ty Cảnh Sát Quận Nh́ trao tặng Bảng Ghi Ơn và thăm viếng, ủy lạo gia đ́nh các cảnh sát viên tử thương trong 2 đợt tấn công Mậu Thân. Biến cố Tết Mậu Thân đă cho thấy tinh thần “Cảnh Sát là Bạn Dân” và thể hiện rơ t́nh Quân-Dân gắn bó.

    Nhắc lại trận Mậu Thân, chúng ta cũng không thể quên được ḷng tận tụy và gương can đảm của vị tướng chỉ huy ngành cảnh sát thời bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Là tổng giám đốc cảnh sát, có dưới tay gần 100,000 sĩ quan và nhân viên trên toàn quốc, Tướng Loan có thể ngồi trong Tổng Nha để chỉ thị và điều động thuộc cấp chống trả VC trong hai đợt tấn công tại các đô, tỉnh, thị trên toàn quốc. Nhưng ông đă đích thân sát cánh cùng anh em cảnh sát chiến đấu trong thành phố nơi hiểm nguy không thể tính trước v́ thường th́ địch là những toán đặc công quyết tử ẩn nấp kỹ và trộn lẫn trong dân chúng. Địch thấy ta mà ta khó thấy địch. Tướng Loan đă bị bắn bị thương ở chân tại khu Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Đài Phát Thanh Saigon trong khi ông đang điều động cảnh sát chiến đấu.

    Sự có mặt của Tướng Loan làm binh sĩ lên tinh thần, nhất là những nhân viên cứu hỏa tại Đô Thành. Họ bị VC nhắm bắn nhưng vẫn lao vào chữa lửa v́ có Tướng Loan bên cạnh. Không có Tướng Loan chỉ thị cảnh sát ứng trực 100% để phản ứng kịp thời trong dịp Tết Mậu Thân, Đô Thành Saigon chắc khó đứng vững được trong 2 trận tấn công và số thiệt hại, thương vong chắc chắn sẽ c̣n cao hơn nhiều.

    Xin được kính cẩn nghiêng ḿnh trước vong linh Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Ngọc Loan và các sĩ quan cảnh sát: Đại Tá Đàm Văn Quư (Tổng Nha CSQG), Trung Tá Lê Ngọc Trụ (Trưởng Ty CSQG Quận 5), Trung Tá Nguyễn Văn Luận (Giám Đốc Nha Cảnh Sát Đô Thành), Thiếu Tá Nguyễn Văn Xinh (Nha Cảnh Sát Đô Thành) và các sĩ quan, nhân viên cảnh sát khác đă tử thương trong 2 trận Mậu Thân 1968.

    Hồi tưởng lại biến cố Tết Mậu Thân, tôi cũng xin được đặc biệt cám ơn các sĩ quan và nhân viên Ty Cảnh Sát Quốc Gia Quận Nh́ Saigon đă can đảm và tận tụy hy sinh bảo vệ dân chúng. Tôi rất hănh diện đă được chỉ huy và sát cánh cùng các bạn. Xin được đốt nén hương ḷng trước vong linh các chiến hữu Cảnh Sát Quận Nh́ đă hy sinh trong Trận Mậu Thân.


    Trần Minh Công

    http://ongvove.wordpress.com/2012/01...dn-nhi-saigon/
    Last edited by longquan; 23-01-2012 at 09:55 PM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Trận chiến Tết Mậu Thân 1968




    Phạm Văn Sơn
    Trích : (Phần 6)

    Cũng trong ngày này, t́nh h́nh tại Chợ Lớn thêm khẩn trương. Nhiều đơn vị Việt Cộng xuất hiện tại các quận 6, 7 và 8. Sáng mồng 4 Tết, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) tiến vào Chợ Lớn thay thế Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân (BDQ) chuyển sang Gia Định. Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân cũng được gởi tới mặt trận B́nh An tại Quận 7 lúc ấy mới khởi phát. Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đang trú đóng tại Bồng Sơn được lệnh không vận về Saigon trong ngày 2 tháng 2/1968.

    Khi đến Chợ Lớn, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến mở ngay cuộc hành quân vào khu vực chùa Ấn Quang. Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến về tới Saigon chiều ngày 2 tháng 2/1968 được nghỉ một đêm. Sáng hôm sau tiểu đoàn này xuống giải vây Chi khu Thủ Đức và các hậu cứ đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại đây.

    Tung vào trận tấn công thủ đô Saigon, Việt Cộng đă xử dụng khoảng 15 tiểu đoàn gồm chủ lực quân và địa phương quân, cộng thêm 2 đoàn đặc-công có quân số trên một tiểu đoàn. Đó là chỉ kể những đơn vị dù ít dù nhiều đă tham gia vào trận đánh, không kể đến những đơn vị khác từ Công Trường (sư đoàn) 7 và 9 có thể tăng cường thêm vào. Danh hiệu của những đơn vị Việt Cộng trực tiếp tham chiến với các mục tiêu tấn kích được ghi nhận trong nội ô đô thành và ở vùng phụ cận như sau:

    Một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 271 (thuộc Công Trường 9) tăng cường cho TD/56/U80 đánh vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và vùng phụ cận.

    Các Tiểu Đoàn 267 và 269 phối hợp với thành phần của Trung Đoàn 271 đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

    Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 273 Công Trường 9 tấn công Chi Khu Thủ Đức.

    Tiểu Đoàn 1 Củ-Chi, được tăng cường một tiểu đoàn của Trung Đoàn 101 (thuộc Công Trường 7) và một thành phần của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới R đánh chiếm khu căn cứ tiếp vận G̣ Vấp.

    Tiểu Đoàn 2 G̣ Môn phối hợp với đội đặc công J1/F100 tấn công Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ở cổng số 4.

    Tiểu Đoàn 3 Dĩ An, c̣n được gọi là "3/165A," tấn công khu vực Hàng Xanh.

    Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức, c̣n được gọi là "4/165A," tấn công khu xa lộ Saigon.

    Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân, c̣n được gọi là "6/165A," tấn công vùng Phú Thọ - Bà Hạt.

    Tiểu Đoàn 508 Long An tấn công vùng B́nh Tây.

    Biệt-Động Đội F100 tấn công vào nhiều mục tiêu khác nhau, gồm đài phát thanh, cổng số 5 ở Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, và Ṭa Đại sứ Phi Luật Tân.

    Quân Lực VNCH kịp thời đưa quân tặng viện vào thủ đô để đối phó. Quân số trực tiếp tham chiến tại thủ đô tính đến ngày 4 tháng 2/1968 đă lên hơn 10 tiểu đoàn, không kể các lực lượng Cảnh Sát đô thành.

    Ngày 5 tháng 2/1968, chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ dô và thanh toán địch. Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó. Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đă được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách):

    Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng Trường BCH/BDQ) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.

    Cuộc hành quân tảo thanh Việt Cộng tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Ḥa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và G̣ Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.

    Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn "B", Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.


    Khu C tương đối yên tỉnh. Trách nhiệm tảo thanh Việt Cộng được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dă Chiến phụ trách. Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.

    Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực B́nh Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực B́nh Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8.

    Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D c̣n có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.
    Tất cả lực lượng Cảnh Sát và quân sự đồn trú trong khu vực A, B, C và D đều đặt dưới quyền chỉ huy của các Bộ Chỉ Huy mỗi khu. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách pḥng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.

    Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M-41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đă có sẵn, tất cả các Pḥng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.

    Tiêu chuẩn tổ chức lực lượng trên được hoạch định như sau. Một đại đội gồm 118 người. Mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội chiến đấu. Và một ban chỉ huy tiểu đoàn gồm 10 người. Bốn tiểu đoàn bằng một liên đoàn, và Bộ Chỉ Huy của một liên đoàn gồm có 20 sĩ quan. Tổ chức đầy đủ một liên đoàn theo tiêu chuẩn này phải mất một quân số 1,928 người. Quân số này hầu như choán hết quân số làm việc của Bộ Tổng Tham Mưu và buộc tất cả quân nhân các cấp phải đứng trong hàng ngũ mới đủ số trên, chỉ riêng một số sĩ quan cao cấp cùng một số nhân viên cần thiết cấp bách cho công vụ được bài miễn. Trong hàng ngũ chiến đấu phần lớn các sĩ quan cấp thiếu tá đều làm tiểu đội trưởng, c̣n các sĩ quan ở các cấp Úy (thiếu úy, trung úy, đại úy).. nhiều người chỉ làm đội viên hoặc khinh binh.

    Ngày 7 tháng 2/1968, liên đoàn này dược mang tŕnh diện trước Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và cũng là ngày xuất quân. Phiên công tác được ấn định cho cấp tiểu đoàn như sau: một đêm ra ngoài ṿng trại, đêm kế nghỉ tại trại, đêm kế tiếp canh gác ṿng trong trại, đêm sau đó nghỉ tại trại, và cứ theo thứ tự này luân phiên.

    Danh hiệu được đặt cho 4 tiểu đoàn như sau:

    Tiểu Đoàn Lư Thường Kiệt
    Tiểu Đoàn Lê Lợi
    Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ
    Tiểu Đoàn Lê Văn Duyệt

    Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Ḥa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo c̣n có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở ṿng ngoài thủ đô.

    Hoa Kỳ đă phối trí Tiểu Đoàn 1/27 hoạt động tại khu vực Hốc Môn.

    Tiểu Đoàn 2/27 cộng với Đại Đội A/1/4 Kỵ Binh hoạt động tại khu vực B́nh Lộc.

    Tiểu Đoàn 3/7 cộng với Đại Đội J/60 Cơ Giới và một trung đội thiết vận xa hoạt động tại khu vực Tây và Tây Nam Quận 7.

    Tiểu Đoàn 2/327 Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Nhà Bè.

    Và một chiến đoàn Hoa Kỳ gồm Tiểu Đoàn 1/18 với Đại Đội A/1/11 Thiết Giáp hoạt dộng tại khu vực Thủ Đức và Giồng Ông Tố.


    o O o


    Để sơ lược t́nh h́nh, kể từ khi khởi hấn các cánh quân Việt Cộng tiến vào thủ đô đă hành động như sau:


    Cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại Bà Quẹo gồm các Tiểu Đoàn 267, 269 và những thành phần của Tiểu Đoàn 1/271 thuộc Công Trường 9. Các lực lượng địch này xâm nhập một ngă từ vườn thơm Lư Văn Mạnh, một ngă từ Lương Hoa và một ngă từ Hoà Khánh - Hữu Thành, tất cả đều xuất phát từ phía Tây thủ đô. Dường như một lực lượng địch khoảng một đại đội với 100 người đă xâm nhập vào trước. Sau đó Tiểu Đoàn 267 và 269 mới vào tăng viện.

    Tại Bà Quẹo, Việt Cộng đặt Bộ Chỉ Huy tại hăng dệt Vinatexco, dùng súng thượng liên pḥng không bố trí trên các mái nhà xưởng dệt. Từ Bà Quẹo, Việt Cộng phóng nhiều mũi dùi tiến đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất. Nỗ lực chính của họ là nhằm vào hai tiền đồn OF 51-51 và OF 49-50 bên trái xưởng dệt khoảng 1,000 mét. Lựa chọn địa điểm này chứng tỏ Việt Cộng đă nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mở trận đánh với ưu điểm sau đây.

    Đó là đoạn đường ngắn nhất mà từ đó họ có thể xâm nhập vào phi đạo và băi đậu phi cơ. Địa điểm này là một cổng phụ dành cho các nhân viên của hăng RMK ra vào làm việc thường ngày nên có những đường lớn có thể chạy xe tới phi đạo. Nếu xử dụng đường này đánh vào th́ Việt Cộng sẽ khỏi phải chọn một con đường nào khác để băng qua các băi ḿn.

    Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 Việt Cộng xung phong vào tiền đồn OF 51-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Việt Cộng bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua băi ḿn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, Việt Cộng bắt đầu dồn hàng ngang và di chuyển qua một băi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Việt Cộng nh́n thấy rơ ràng một băi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.

    Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 xuất hiện bắn cản đường. Tiếp theo sau là những xe Jeep, Dodge và GMC chở một toán quân hỗn hợp gồm các sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh Không Đoàn 33 và một đại đội Nhảy Dù đên6 tăng phái. Loạt súng phản công đầu tiên đă chận đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ c̣n các phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng t́m chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này.

    Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị hỗn hợp Không Quân và Nhảy Dù. Quân Việt Cộng đột nhiên bị dồn vào một vi thế bất lợi. Họ tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đă chiếm được. Nhưng sau đó các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF. Trong trận này có 162 Việt Cộng bỏ thây. Một xe ủi đất đă được đem đến để đào một hố rộng để chôn họ.

    Trung Tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Đoàn 33 đă đích thân chỉ huy trận phản công. Không may, ông bị trúng đạn ở đùi và đă bị thương ngay từ đầu (sau đó ông tử trận). Nổi bật trong trận đánh là Trung Úy Trần Ngọc Chấn cùng 11 binh sĩ đă xung phong chiếm lại các tiền đồn OF. Thiếu Tá Chiêm, Tham Mưu Trưởng Yếu Khu, bị thương nơi mí mắt. Và Trung Úy Lộc đă ba lần bị thương khi ông thay thế xạ thủ đại liên 20 ly trên xe thiết giáp. Nếu Bộ Tư Lệnh Không Đoàn 33 phản công chậm chừng 10 phút th́ có lẽ Việt Cộng đă tràn ngập vào khu vực đậu phi cơ và luôn cả nơi đóng quân của Bộ Tư Lệnh Không Đoàn.

    Vào khoảng 5 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, hai đại đội Nhảy Dù thuộc Tiểu Đoàn 8 được điều động tới khu vực hăng dệt Vinatexco. Khi đến gần một trạm kiểm soát, cánh quân Nhảy Dù đụng độ mạnh với Cộng quân. Nhưng lúc đó có khu-trục cơ và trực thăng vơ trang đến can thiệp nên các vị trí pḥng thủ của quân Việt Cộng bị đánh bật. Cũng vào khoảng thời gian này, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua bị Việt Cộng bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đă phản công ngay vào đồn OF 51-51 khiến Việt Cộng phải rời khỏi khu vực pḥng thủ và rút vào khu vực hăng dệt Vinatexco.

    Tóm lại, sau khi Việt Cộng thất bại trong trận tấn công vào phi trường Tân Sơn Nhất, họ liền tái tập trung tại hăng dệt Vinatexco để chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Nhưng các đơn vị Nhảy Dù đă kịp thời phối hợp với Không Quân để đánh luôn đ̣n thứ nh́. Họ oanh tạc ngay vào các lực lượng của Việt Cộng tập trung trong hăng dệt làm cho Tiểu Đoàn 267 Việt Cộng bị tổn thất nặng nề. Cộng quân bỏ chạy toán loạn ra khỏi mặt trận Vinatexco. Ngày hôm sau, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tái lập trật tự trong khu vực.


    Phạm Văn Sơn

    http://doanket.orgfree.com/xhcnbai/mtson6.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Biệt Động Quân Trong Tết Mậu-Thân Tại Sàig̣n

    Tác giả Vũ Đ́nh Hiếu


    Giới thiệu

    Năm 1967, quân cộng sản bị tổn thất nặng sau những trận đánh lớn với quân đội VNCH và đồng-minh. Biết rằng không thể đương đầu với QLVNCH trong một trận chiến trực diện, Hà-Nội đă bí mật chuẩn bị cho một trận tấn công bất ngờ. Lợi dụng thời gian hưu chiến cho Tết Mậu- Thân 1968, quân CSBV / Việt cộng phát động chiến dịch Tổng công-kích / Tổng khởi-nghiă trên khắp miền nam Việt-Nam. Địch quân đă tấn công hoặc pháo kích vào 36 trong số 44 thành phố chính của miền nam, 5 thành phố lớn, và hầu hết các phi trường để tŕ hoăn các cuộc chuyển quân của QLVNCH và đồng minh.

    Phần 1

    Tại mặt-trận Saigon, các đơn vị chủ lực Việt cộng thuộc công trường (sư-đoàn) 7, 9 và các đơn vị điạ phương đặt duới quyền điều động của hai bộ tư lệnh tiền phương. Bộ tư lệnh tiền phương bắc (Tiền phương 1) lănh đạo bởi Trần-văn-Trà, Mai-chí-Thọ và Lê-đức-Anh. Tiền phương 2 với Vơ-văn-Kiệt và Trần-bạch-Đằng.

    - Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 271 (Q.761), công trường 9 phối hợp với tiểu đoàn 56, trung- đoàn U80 (nhiệm vụ chính của trung đoàn này là bảo vệ cục “R”) đánh trung tâm huấn- luyện Quang-Trung và vùng phụ cận.

    - Hai tiểu đoàn 267, 269 và một đơn vị thuộc trung đoàn 271 tấn công phi trường Tân-sơn-Nhất.

    - Hai tiểu đoàn của trung đoàn 273 (Q.763), công trường 9 đánh chi khu Thủ-Đức.

    - Tiểu đoàn 1 Củ-Chi, một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 101, công trường 7 và một đơn vị cơ-động của cục “R” đánh các căn cứ quân sự trong khu vực thuộc quận G̣-Vấp.

    – Tiểu đoàn 2 G̣-Môn (G̣-Vấp / Hốc-Môn) phối hợp với một đại đội thuộc tiểu đoàn F-100 đặc-công tấn công cổng số 4 bộ Tổng-Tham-Mưu.

    - Tiểu đoàn 3 Dĩ-An (3 / 165A), trung đoàn 165A đánh khu vực Hàng Xanh.

    - Tiểu đoàn 4 Thủ-Đức (4 / 165A) chiếm đóng khu vực gần xa lộ Biên Ḥa.

    - Tiểu đoàn 6 B́nh-Tân (6 / 165A) chiếm đóng khu vực Phú-Thọ, Bà-Hạt.

    - Tiểu đoàn 508 Long-An tấn công khu vực B́nh-Tây, quận 7.

    Hôm mùng 2 tết (31-01-68), tiểu đoàn 3 Dĩ-An Việt cộng xâm nhập vào khu Hàng Xanh, tấn công bót cảnh sát. Sau khi hạ xong bót này, địch quân sửa sang lại hệ thống pḥng thủ, bố trí chờ quân đội VNCH. D ến. 4 giờ 30 sáng hôm sau, bộ tư-lệnh Biệt-khu Thủ-Đô ra lệnh cho tiểu đoàn 30 Biệt-động-quân tái chiếm lại bót cảnh sát đồng thời đánh đuổi giặc cộng ra khỏi khu vực Hàng Xanh. Khi đoàn xe chở BĐQ đến khu vực giao tranh, Việt cộng đă chuẩn bị trước bắn B-40 cháy xe dẫn đàu làm cho hai quân nhân tử thương và hai bị thương. Lập tức các binh sĩ BĐQ nhẩy xuống xe, dàn đội h́nh tấn công. Lúc đó Việt cộng từ các cao ốc gần đó xả súng bắn như mưa làm chậm lại mũi tấn công của tiểu đoàn 30. Binh sĩ BĐQ cũng được lệnh giới hạn hỏa lực, tránh gây thiệt hại cho nhân mạng và nhà cửa dân chúng trong vùng giao tranh.

    Đến 6 giờ 15 sáng, Biệt-động-quân dùng loa phóng thanh kêu gọi dân chúng di tản ra khỏi khu vực do Việt cộng kiểm soát trước 10 giờ sáng. Từ các ngơ hẻm, dân chúng tràn ra ngoài đường, bồng bế trẻ con, đồ đạc chạy về hướng có binh sĩ BĐQ để được che chở bảo vệ, tuy nhiên vẫn c̣n một số dân vẫn c̣n kẹt lại trong vùng Cầu Sơn.

    Bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng, tiểu đoàn 30 BĐQ chia làm hai mũi tấn công, mũi thứ nhất phát xuất từ Tân cảng, dọc theo đường Hùng Vương đánh vào phía nam, mũi thứ hai từ hướng xa lộ tiến quân đánh thẳng vào bót cảnh sát. Tiếng súng nổ dữ dội, sau đợt xung phong chớp nhoáng, BĐQ tái chiếm lại bót cảnh sát, Việt cộng bỏ chạy vào các ngơ hẻm lẩn trốn. Khi các binh sĩ BĐQ tiếp tục truy lùng đám tàn quân địch trong các ngơ hẻm, bỗng dưng một toán VC khác xuất hiện vào chiếm lại bót cảnh sát. Một lần nữa, Biệt-động-quân phải quay trở lại đánh đuổi VC, Sau đó một trung đội phải ở lại giữ bót cảnh sát trước khi tiếp tục truy lùng đám tàn quân ma Việt cộng. Trước sức tấn công vũ băo của Biệt-động-quân, địch phải rút lui về hướng Cầu Sơn và cố thủ trong đó. BĐQ tịch thu nhiều vũ khí và một lá cờ mặt trận giải phóng miền Nam

    3 giờ 30 chiều, quân ta di chuyển vào hướng Cầu Sơn, BĐQ được nhắc nhở giới hạn hỏa lực v́ c̣n nhiều dân bị kẹt trong vùng. Mũi tiến quân của BĐQ bị khựng lại dưới chân cầu. Lực lượng Việt cộng đă được tăng cường với một đại đội thuộc tiểu đoàn Q.10, Dại đội này rải quân dọc theo bờ kinh, bắn xối xả vào đội h́nh BĐQ đang định tiến qua cầu. Một thiết vận xa M-113 tiến lên yểm trợ bị trúng đạn B-40 bốc cháy. Đến 8 giờ tối Biệt-động-quân dừng quân, bố trí đóng quân đêm.

    Trong đêm 01 tháng hai, hai đại đội Việt Cộng từ Cát Lái di chuyển đến tấn công đồn điạ phương quân đóng dưới chân cầu Saigon, đồng thời địch pháo kích vào Tân Cảng làm cháy một kho nhiên liệu. Tiểu đoàn 38 BĐQ với xe tăng M-41 yểm trợ được điều động đến giải vây cho điạ-phương-quân và bảo vệ cây cầu huyết mạch vào thủ đô. Được hỏa lực chiến xa yểm trợ, Tiểu đoàn 38 tiến quân dễ dàng, đẩy lui quân Việt cộng ra khỏi khu vực xung quanh cầu Saigon. Tuy nhiên một đơn vị cộng sản khác đă vượt sông Saigon nhập vào với đám tàn quân Việt cộng trong vùng Cầu Sơn. Biệt-động-quân cũng biết thêm là địch đă di chuyển một số thương binh ra khỏi khu vực giao tranh đêm quạ

    Sáng mùng bốn tết (02-02-68), Việt cộng xuất hiện tại nhiều nơi trong thành phố Saigon, BĐQ được lệnh thanh toán ch́ến trường gấp (Hàng Xanh) để nhận nhiệm vụ mới. BĐQ lại dùng loa phóng thanh kêu gọi dân chúng tản cư, sau đó xung phong tấn công quyết liệt. Mặt trận lan rộng ra với đám cháy lớn, Biệt-động-quân làm chủ t́nh h́nh khu vực Hàng Xanh, Cầu Sơn trước khi trời tối, địch quân bỏ chạy để lại 85 xác chết, BĐQ bắt được 3 tù binh cùng nhiều vũ khí đủ loại. Phía VNCH có 14 binh sĩ BĐQ tử trận, 25 bị thương, 2 binh sĩ thiết giáp chết, 2 bị thương, hàng ngàn căn nhà thường dân bị lửa thiêu rụi.

    Phần 2

    Tại Gia Định, tiểu đoàn 38 BĐQ giao tranh với địch trong khu vực đông dân cư, phải đánh chiếm từng căn nhà một. Việt cộng lợi dụng đám cháy, lẩn trốn trong các đường hẻm nhỏ làm cho binh sĩ Biệt-động-quân mất nhiều th́ giờ lùng địch.

    Trong Chợ Lớn, Việt cộng xuất hiện tại nhiều nơi, một cánh quân khác của tiểu đoàn 38, lục xoát trong khu vực gần chùa Ấn Quang, bắn hạ 4 giặc cộng, bắt sống một nữ cán bộ trang bị AK-47 và 8 băng đạn. Trong khu vực Bàn Cờ, Lư thái Tổ, hai trung đội Việt cộng kiểm soát khu vực này, chúng thiết lập chướng ngại vật và chia thành từng tổ 3 người canh gác. 8 giờ sáng, Biệt-động-quân thuộc hai tiểu đoàn 35 và 38 siết chặt ṿng vây tấn công. Địch quân bố trí từ các nhà lầu bắn xuống như mưa làm cho BĐQ phải tiến từng bước một, chiếm từng cao ốc, từng căn nhà. Trận đánh kéo dài cho đến chiều, Việt Cộng đốt nhà dân, lợi dụng đám cháy và trời tối rút đi qua khu Bà Hạt, Nguyễn tri Phương, Triệu Đà.

    Trận đánh dữ dội nhất tại mặt trận Saigon xẩy ra trong khu vực Phú Lâm (Quận 6), B́nh Đông, B́nh Tây (Quận 7) và xứ đạo B́nh An (Quận 8). Tiểu đoàn 508 Long An Việt cộng xâm nhập vào xứ B́nh An và hoàn toàn kiểm soát khu vực này. Sau khi chiếm xong, Việt cộng đào hầm hố, lập công sự pḥng thủ kiên cố. Biệt-động-quân chia thành hai mũi dùi tấn công nhưng khựng lại dưới hỏa lực địch, ngoài ra trong khu vực quận 7, 8 có nhiều kinh đào làm trở ngại cho sự tiến quân của BĐQ. Trận đánh kéo dài trong nhiều ngày, sau cùng được trực thăng vơ trang yểm trợ, Biệt-động-quân xung phong quyết liệt vào các ổ kháng cự của địch và sau đó làm chủ chiến trường. Sau trận đánh, rất nhiều nhà cửa dân chúng trong khu B́nh An bị cháy hoặc bị tiêu hủy do bom đạn.

    Việt cộng xuất hiện tại nhiều nơi trong quận 7, và đặt bộ chỉ huy trong hăng rượu B́nh Tây. Đêm mùng 7 tháng hai, bộ chỉ huy tiểu đoàn 41 BĐQ ra lệnh cho hai đại đội 2 và 3 di chuyển đến bao vây hăng rượu, Trên đường đi hai đại đội này chạm địch lẻ tẻ gần cầu B́nh Tiên do địch quân bất thần xuất hiện ngoài đầu hẻm bắn vài loạt đạn rồi biến mất. Trong hăng rượu B́nh Tây, quân cộng sản đóng chặt cửa rồi cố thủ bên trong. Tiểu đoàn 41 xử dụng đại đội 2 làm nỗ lực chính dàn quân trước cổng chờ lệnh xung phong. Trong khi đó đại đội 3 chia làm ba nhóm, một nhóm chiếm các nhà lầu xung quanh bắn yểm trợ cho hai nhóm kia và đánh lạc hướng địch (chỉ chú ư đến nhóm này). Hai nhóm kia từ hai hướng dùng búa tạ, cuốc xẻng đục tường rồi âm thầm chui vào bên trong hăng rượu, sau đó dùng chất nổ phá hủy cổng trước. Khi cánh cổng xập xuống, các binh sĩ thuộc đại đội 2 ḥ hét, xung phong vào chiếm mục tiêu. Việt cộng bị tấn công bất ngờ bỏ chạy tán loạn, trận đánh kết thúc trong chớp nhoáng, Biệt-động-quân giết tại chỗ 20 giặc cộng, bắt sống 3 tù binh, thâu nhiều vũ khí, giải thoát cho nhiều thường dân trong đó có một bác sĩ. Sáng hôm sau, ba tù binh dẫn binh sĩ BĐQ đến bến Lê quang Liêm bắt thêm một cán bộ giao liên, tên này cho biết tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn Đồng Tháp VC đă hiện diện trong vùng.

    Để phản công đánh đuổi giặc cộng ra khỏi thành phố Saigon và vùng phụ cận, QLVNCH mở chiến dịch Trần hưng Đạo I và tiếp theo là Trần hưng Đạo II càn quét tàn quân địch đang lẩn trốn hoặc trà trộn với dân chúng. Tiểu đoàn 41 BĐQ đang hành quân trên vùng bốn chiến thuật được gọi về phối hợp với các tiểu đoàn 30, 33, 38 cùng đại đội trinh-sát liên đoàn 5 BĐQ. Các đơn vị Biệt-động-quân được giao nhiệm vụ bảo vệ pḥng tuyến phiá nam và đông-nam thành phố Saigon. Trong các cuộc chạm súng nhỏ với địch trong vùng trách nhiệm, BĐQ bắn hạ 40 Việt cộng.

    Sau khi thanh toán xong Việt cộng trong khu Hàng Xanh, tiểu đoàn 30 BĐQ được đưa xuống khu Rạch Cát thuộc quận 7 để tiêu diệt một đơn vị thuộc trung đoàn Đồng Tháp Việt cộng. Khi thấy đoàn xe chở Biệt-động-quân đến, dân chúng biết sắp sửa có giao tranh, chạy ùa ra về hướng có binh sĩ BĐQ để được bảo vệ. Sau khi dân di chuyển đến nơi an toàn, tiểu đoàn 30 bắt đầu tấn công d” dội và một tiếng đồng hồ sau chiếm được cầu Rạch Cát. Việt cộng thấy BĐQ sắp sửa tràn qua, bèn rút lui về hướng bến Mễ Cốc. Một tù binh Việt cộng khai rằng đơn vị anh ta gồm có 35 người trang bị AK-47 và B-40.

    Kết Luận

    Vào ngày 10 âm lịch (08-02-68), tiểu đoàn 38 lục xoát tàn quân địch lẩn trốn trong khu vực Phú Lâm quận 6, Việt cộng bắn cầm chừng rồi phân tán mỏng trốn ra khỏi vùng hành quân của Biệt-động quân. Trong khi đó tiểu đoàn 35 liên đoàn 6 BĐQ và tiểu đoàn 33 tiếp tục truy lùng giặc cộng trong quận 5, BĐQ đuổi Việt cộng chạy từ khu này sang khu khác như mèo vờn chuột.

    Quân lực VNCH hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh trong thành phố Saigon sau chiến dịch Trần hưng Đạo II. Bộ chỉ huy liên đoàn 5 BĐQ về đóng trong trường đua Phú Thọ để trực tiếp điều động các đơn vị Biệt-động-quân đang đóng quân trong vùng ven đô ngăn chặn địch. Ngày mùng 5 tháng năm, quân cộng sản lại phát động chiến dịch Tổng công-kích / Tổng khởi-nghĩa đợt hai. Lần này mặt trận nặng nhất xẩy ra bên kia cầu chữ “Y”, khu ḷ heo Chánh Hưng và gần nơi trung tâm Chợ Lớn, đại lộ Khổng Tử, cầu Ba Cẳng. Trong quận 6 khu vực Phú Lâm, đường 46 Việt cộng xâm nhập vào cấp tiểu đoàn giao tranh ác liệt với BĐQ. Sau một tháng giao tranh, Biệt-động-quân đẩy lui các đơn vị Việt cộng ra khỏi vùng ven đô, tái lập an ninh cho thủ đô Saigon. Tinh thần chiến đău và sự hy sinh của binh chủng Biệt-động-quân lên rất cao, trong tuần lễ đầu tháng bẩy năm 1968, BĐQ mất đi ba sĩ quan cao cấp, cố đại tá Đào-bá-Phước liên đoàn trưởng liên đoàn 5 BĐQ, đại úy Nguyễn-văn-Úc tiểu đoàn phó tiểu đoàn 34 BĐQ và thiếu tá Nguyễn-Ngành tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 41 BĐQ.


    Dallas, ngày 11 tháng 8 năm 1995
    Vũ – đ́nh – Hiếu


    Theo tài liệu:
    - Will Fowler, The Vietnam Story, Winchmore Publishing Services, 1983
    - Hoàng An, Thanh Liêm, Thanh Nhă, Tết Mậu Thân 68 tại Saigon, Sống Mới, Fort Smith, AR.
    - Nguyễn đức Phương, Những trận đánh lịch sử, Đại Nam Glendale, CẠ91202, 1993



    http://hung-viet.org/blog1/2010/11/0...BA%A1i-saigon/

  5. #5
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613

  6. #6
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Ăn Tết nay, nhớ lại Tết Mậu Thân 1968 tại quận 5 Saigon
    Hồi kư của Lê Văn Ḷng






    I. Đêm Giao Thừa


    Chiều 30 Tết Mậu Thân, tôi được phân công sĩ quan trực tại Ty CSQG/Q5 Đô Thành Saigon từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều. Suốt ca trực 6 tiếng, không có vụ việc ǵ quan trọng xảy ra trong phạm vi Q.5. Ngoài đường, dân chúng đi lại thưa thớt v́ hầu hết ai cũng ở nhà lo chuẩn bị cúng rước ông bà theo tục lệ ngày Tết. Các xe rác chạy chầm chậm để các công nhân vệ sinh dọn dẹp các chậu bông kiểng và rác rến do người bán bỏ lại trên lề đường Tổng Đốc Phương và Đồng Khánh. Thỉnh thoảng vài tràng pháo nổ gịn trong không khí se lạnh của mùa Xuân sắp đến. Khoảng 17 giờ 30, Ban Truyền Tin thông báo cho tôi biết vừa có đụng độ giữa Trung đội CSDC và VC tại nhà thờ Bảy Vàng đường Phú Định, ven biên Q.6 & Q.7. Sau đó, tin cho biết Trung Đội Trưởng CSDC tên Hiếu đă tử trận trong khi chống trả bọn VC và 2 Ty CSQG Q.6 & Q.7 đang tăng cường nhân viên để tiếp viện cho đơn vị CSDC nói trên. Sự kiện này đă tố cáo bọn VC vi phạm thỏa ước ngưng bắn trong dịp Tết Mậu Thân 1968 và là cuộc chạm trán đầu tiên giữa Lực Lượng CSQG và VC tại Đô Thành SàiG̣n.

    Đúng 18 giờ, tôi bàn giao lại phiên trực cho sĩ quan kế tiếp và về nhà ở cư xá Thanh Quang bên cầu Chữ Y cạnh ḷ heo Chánh Hưng ở phía sau Chi Trần Văn Quân. Lệnh báo động do Tổng Nha CSQG ban hành ra lệnh tất cả đơn vị CSQG phải cấm trại 100% và sẵn sàng chiến đấu chống VC đă tấn công vào đô thành. Tại cư xá, tất cả anh em đều tŕnh diện Chi Trần Văn Quân để nhận lănh vũ khí, đạn dược, lựu đạn… phụ trách pḥng thủ mặt tường rào ḷ heo và mé sông Kinh Đôi ngó sang cầu Mật, bến Phạm Thế Hiển. Suốt đêm Giao Thừa, anh em trong cư xá phải thức để cùng nhau canh pḥng cẩn mật tăng cường an ninh cho Chi Trần Văn Quân. Súng nổ thay tiếng pháo giao thừa vang dội khắp nơi làm cho tinh thần anh em thêm căng thẳng thâu đêm rạng sáng mùng 1 Tết.


    II. Ứng chiến tại quận 5


    Chiều mùng 1 Tết, tôi được lệnh của Thiếu Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty CSQG/Q5, bằng mọi cách phải tŕnh diện tại Ty; tôi liền thay Cảnh phục (áo trắng, quần xám) đội kết, mang súng lục trước ngực, dùng xe Mobylette cắm đầu chạy vô Ty. Suốt lộ tŕnh, nhờ mặc cảnh phục nên các toán nút chận của cảnh sát cho tôi chạy qua dễ dàng đến Ty b́nh an (v́ có tin một số nhân viên mặc cảnh phục trên đường đến đơn vị hoặc giữ trật tự cho các đoàn lân đă bị VC hạ sát dọc đường).

    Lệnh cấm trại 100% được thi hành triệt để. Tất cả nhân viên tại Ty và một số tại các Chi được điều động về Ty để thành lập một đại đội xung kích, mặc sắc phục CSDC, trang bị áo giáp, nón sắt 2 lớp chia thành các Trung Đội Xung Kích được Thượng Sĩ Viên và Trung Sĩ Hoành (hai HSQ/ BĐQ cận vệ của Th.Tá Lê Ngọc Trụ) tập dượt tác chiến trong thành phố: đặt các lô cốt bằng bao cát tại 4 góc đường bao quanh trụ sở Ty, ăn ngủ tại chỗ, dọc các dăy phố dưới mái hiên xung quanh để bảo vệ Ty. Các xe Jeep tuần tiễu được tháo mui, gắn thêm 2 tấm bửng bằng sắt 8-10 ly vào 2 bên hông xe để chống đạn. Mỗi xe có 1 trưởng xa, 1 tài xế và 4 nhân viên ngồi đâu lưng nhau phía sau để sẵn sàng phản ứng kịp thời khi hữu sự. Mỗi toán tuần tiễu lúc này là 2 xe (12 nhân viên) để hỗ trợ lẫn nhau thay v́ 1 xe như trước Tết.

    Sau khi nhận áo giáp, nón sắt, súng lục Smith & Wesson với 1 dây nịt đầy đạn, tôi được lệnh dẫn 1 trung đội ra đóng tại ngă tư đường Trần Hoàng Quân và Sư Vạn Hạnh để giữ an ninh cho đồng bào khu Vũng Bột đang di tản ra khỏi khu này v́ có tin VC đang trà trộn vào dân đồng thời làm các nút chận khám xét để phát hiện kẻ bị t́nh nghi hoặc vũ khí di chuyển.

    Chúng tôi được phát mỗi người 5 màu ruban: xanh dương, vàng, đỏ, đen, trắng để gắn trên vai trái 3 màu; thay đổi mỗi 6 tiếng đồng hồ cùng với mật khẩu. Đứng trên lầu 2 của văn pḥng Caritas-Chợ Lớn (nằm ở ngă 3 Hùng Vương và Trần Hoàng Quân) theo dơi tin tức qua máy truyền tin, tôi được biết trong đêm mùng 1 Tết, VC đă tấn công nhiều nơi trong đô thành như cổng sau Dinh Độc Lập, Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở đại lộ Thống Nhất, Đài phát thanh đường Phan Đ́nh Phùng, Bộ TTM/QLVNCH và nhiều cơ sở khác của chính quyền VNCH.

    Riêng tại khu Vũng Bột nơi chúng tôi đóng quân, khi dân chúng đă di tản ra đường Hùng Vương lánh nạn v́ VC đă cho phóng hỏa đốt cháy nhà dân nhiều nơi trong đêm. Xe chữa lửa chỉ chữa được ṿng ngoài không thể vào sâu được trong hẻm v́ súng VC bắn ra từng đợt. Suốt đêm lửa cháy trong xóm nhà dân, thỉnh thoảng nghe tiếng khóc than, la hét của đàn bà trẻ thơ thật thảm năo! Có 1 đơn vị đặc biệt TQLC trong đêm đă len lỏi vào xóm tảo thanh bọn VC v́ tôi nghe nhiều tiếng súng nổ vang. Đến sáng hôm sau, nhân viên cứu hỏa vào xóm khiêng nhiều xác chết VC ra xe chở đi. Một đơn vị của Ty CSQG Hải Cảng đến tăng cường do BTV Nguyễn Kim Hạc chỉ huy đă cùng chúng tôi xông vào xóm lục soát đă bắt được 7 tên VC bị thương đem ra băng bó tạm thời và tập trung ở tầng trệt văn pḥng Caritas để chuyển tiếp về tổng nha. Trung đội của chúng tôi đóng quân tại địa điểm trên đă 2 ngày 3 đêm; Ty cảnh sát tiếp lương thực bằng đồ hộp “Ration C.” Gần đó, chợ An Đông vẫn họp chợ đông đảo mặc dù trải qua ngày đêm súng nổ; có nhiều dân chúng đứng xem lính cứu hỏa khiêng xác VC ra xe chở đi.


    III. Nhận nhiệm vụ mới


    Vào sáng mùng 4 Tết, trung đội của tôi được lệnh di chuyển về Ty. Tôi nhận Sự Vụ Lệnh của trưởng ty cử XLTV trưởng pḥng Hoạt Vụ thay thế TSV Nguyễn Trung An bị bệnh đang nằm viện. Một chức vụ mới được giao cho tôi điều hành, đôn đốc, kiểm soát các Ban Tuần Cảnh, Công Xa, Vũ Khí và phối hợp với Pḥng Hành Quân do Đại Úy Đinh Xuân Mai chỉ huy để mở các cuộc hành quân cảnh sát trong quận và liên quận dồn dập 3 cuộc hành quân ban ngày và 2 cuộc hành quân ban đêm trong thời gian chiến tranh vào thành phố. Với 2 tài xế và 4 cận vệ chia làm 2 toán luân phiên 24/24 ngày đêm, phần tôi ăn ngủ tắm rửa tại Ty, nhờ các gia đ́nh nhân viên cư ngụ trong cư xá cạnh Ty nấu hộ.

    C̣n một vấn đề tiếp tế thức ăn cho các quân nhân thuộc đủ các binh chủng, đơn vị đang nghỉ phép tại Sài G̣n được lệnh Bộ TTM tập trung tăng cường cho Ty CSQG/Q5 được chuyển đến đóng quân tại cao ốc đang xây cất dở dang trên đường Nguyễn Kim trước sân vận động Cộng Ḥa là mối quan tâm đặc biệt của Pḥng Hoạt Vụ, phải lo mua sắm đủ thứ nào gạo, củi, nồi, niêu, xoong, chảo, cá khô, nước mắm, hột vịt, tương chao, v.v… rồi giao cho các đơn vị đó tự nấu nướng ăn uống thêm vào với khẩu phần “Ration C.” Mặc dù ban đêm khuya khoắt tôi vẫn phải đích thân can thiệp với các chủ nhà để các sĩ quan “đề lô” của một đơn vị pháo binh tăng cường đóng dọc đường Tôn Thọ Tường lên ở trên lầu nhà dân để dễ quan sát.

    Trong một cuộc hành quân, Trưởng Ty Lê Ngọc Trụ bị thương nhẹ ở bắp chân, phải băng bột, đi đứng khó khăn, nên tổng nha cử Thiếu Tá TQLC Lê Văn Hiền tạm thay thế Tr.Tá Trụ (được vinh thăng vào giữa tháng 3, 1968). Mặc dù nằm nhà dưỡng thương nhưng Tr.Tá Trụ vẫn theo dơi hoạt động của Ty qua máy truyền tin. Các cuộc hành quân vẫn tiếp tục ngày đêm kể cả việc lục soát các ghe chài đậu dọc 2 bến Hàm Tử và Lê Quang Liêm. Tiểu Đoàn 5/TQLC có tăng cường Q5 một thời gian ngắn sau Tết được lệnh chuyển ra Huế.

    Cuộc tổng công kích đợt I vào Đô Thành Sài G̣n của VC đă bị Quân Lực VNCH và Lực lượng CSQG bẻ găy; không một cơ quan hay vùng lănh thổ nào của Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia Định bị VC chiếm đóng. Chúng bị thiệt hại nặng, tan ră hoặc bị bắt hoặc ra hàng. Nhiều thi thể VC được chở về tập trung trên lề đường Đồng Khánh – trước Ty – để xe cứu hỏa đem đi chôn. Sinh hoạt người dân trở lại b́nh thường, rạp hát, nhà hàng, tiệm buôn mở cửa lại; xe cộ lưu thông tấp nập trên đường phố.


    IV. Tổng công kích đợt 2


    Nhưng đến đêm 4 rạng 5 tháng 5, 1968, VC lại mở trận tổng công kích đợt 2. Tại Q5, chúng xâm nhập vào hăng xà bông Trương Văn Bền, khu vực Chợ Thiếc, lẩn lút trong khu đan lát tre mây trong nhiều hẻm xuyên qua đường Tôn Thọ Tường, khu Phú Thọ, đường Phùng Hưng và các đường phố khu người Hoa. Chúng xông vào nhà đục tường, khoét vách để chui ḷn thông thương từ nhà này sang nhà khác ngay cả trên lầu để bắn sẻ từ trên cao. Lần này, Ty CSQG/Q5 được Tiểu Đoàn 35/BĐQ tăng cường do Đại Úy Hồ Văn Ḥa (biệt danh con D. đầu đàn) chỉ huy đặt tạm BCH tại Ty cảnh sát.

    Sáng ngày 5 tháng 5, 1968, nhận lệnh Th.Tá Hiền, tôi dẫn 2 trung đội xung kích lên chợ Thiếc để chận đánh toán VC đang ẩn núp trên lầu nhà dân bắn phá nên chợ không nhóm họp được. Chúng tôi rải quân dọc theo đường Phó Cơ Điều trước chợ Thiếc, phóng lựu M-79 lên các cửa sổ trên lầu sau chợ v́ VC đang ẩn nấp trên đó bắn xuống. Th́nh ĺnh có 1 xe Traction đen chạy vào chợ không chịu ngừng theo lệnh nhân viên nên lệnh nổ súng bắn xẹp bánh xe, tên lái xe bị lạc đạn chết tại chỗ. Khi đến lục soát xe, nhân viên tịch thu được nhiều súng K.54 và vô số ḿn chở trong xe.

    Lúc đó, Tr.Tá Trụ (đă lành vết thương) nghe tin báo cáo liền đích thân đến tận nơi khen thưởng và chuyển thành tích đạt được về tổng nha. Bọn VC thấy cảnh sát bao vây khu chợ Thiếc và chiếc xe Traction bị bắn liền bỏ chạy lẫn vào các hẻm hóc xung quanh chợ tẩu thoát. Chúng tôi rượt theo vào các đường hẻm nhưng không bắt được tên nào mà lại tịch thu được 10 khẩu súng trường AK-47 do bọn chúng vứt bỏ lại khi tẩu thoát vào các hẻm chằng chịt trong xóm đan tre mây này. Tôi báo tin về Ty và tập trung số vơ khí trên ở khoảng sân trống trước chợ.

    Vài giờ sau, một phái đoàn của đài phát thanh Quân Đội đến làm cuộc phỏng vấn tôi cũng như ghi h́nh các chiến lợi phẩm vừa thu được. Phần tôi được đề nghị ân thưởng Đệ Tam Đẳng Cảnh Sát Chiến Công Bội Tinh, một huy chương đầu tiên trong thời gian phục vụ ngành CSQG, một ngành bán văn bán vơ mà trước đây tôi chỉ ngồi trong văn pḥng làm việc giấy tờ, nay phải xông pha ra chỉ huy ngoài chiến trận!! Sau ngày đó, chợ Thiếc nhóm họp lại buôn bán b́nh thường v́ có nhiều toán cảnh sát tuần tiễu giữ an ninh quanh chợ.

    Thời gian này, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan TGĐ/CSQG bị thương ở mặt trận gần cầu Phan Thanh Giản đang điều trị tại BV Grall. Đại Tá Đàm Văn Quư lên thay thế một thời gian ngắn độ 2, 3 tuần th́ bị tử thương trong khi đi thị sát mặt trận trên đại lộ Trần Quốc Toản gần đường Minh Phụng. Đại Tá BĐQ Trần Văn Hai được cử giữ chức vụ tổng giám đốc CSQG. Lệnh giới nghiêm được ban hành từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng tai Đô Thành Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia Định. Tại Q5, VC xâm nhập các dăy phố đường Phùng Hưng, Nguyễn Trăi, Đồng Khánh, Lư Thành Nguyên, v.v… nổ súng bắn sẻ suốt ngày đêm. Chúng di chuyển xuyên qua các vách tường đục khoét thông thương từ đầu đến cuối phố. Tiểu Đoàn 35/BĐQ rải quân khắp các đường trong Chợ Lớn đă thanh toán nhiều ổ VC chiếm cứ nhà dân buộc chúng im tiếng súng. Đại Úy Hồ Văn Ḥa, TĐT/35/BĐQ được đặc cách vinh thăng thiếu tá tại mặt trận trong một buổi lễ long trọng ngay tại Ty CSQG/Q5.

    Tôi c̣n nhớ, một sáng tháng 5, lệnh của Tổng Nha phải t́m bắt những phụ nữ mặc áo bà ba màu xanh dương v́ đó là các nữ giao liên VC. Các toán tuần tiễu, các nút chận đă bắt giải về Ty rất đông, ngồi chật cả sân trước Ty. Sau đó tất cả được giải giao về Tổng Nha để Khối CSĐB khai thác.

    Buổi sáng ngày 1 tháng 6, 1968, VC chiếm nhà hàng Soái Ḱnh Lâm góc đường Đồng Khánh-Phùng Hưng và các dăy lầu kế cận, bắn phá về hướng đại lộ Tổng Đốc Phương, nơi đây chiến sĩ BĐQ dàn trận tiến tới nhà hàng để tiêu diệt bọn VC. Tr.Tá Trụ cùng tôi lên tầng lầu 10 của khách sạn Phượng Hoàng (đang xây cất dở dang ) tại góc Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương dùng M-79 bắn về hướng nhà hàng để yểm trợ cho BĐQ và Cảnh Sát Xung Kích đang tiến quân dưới phố. Đến trưa th́ mục tiêu được thanh toán.

    Buổi chiều cùng ngày, VC tập trung vào khu Tam Chành góc Nguyễn Trăi-Lư Thành Nguyên, dùng đại liên và B-40 từ trong hẻm bắn ra khiến cho các đợt xung phong của ta bị chận đứng. Một CSV tên Long thuộc Ban Tuần Cảnh đă hy sinh trong đợt xung phong đầu tiên. Kho Tam Chành chứa thịt heo tươi mấy ngày bị cúp điện nên śnh thúi chịu không nổi phải điều động xe cứu hỏa đến đem đi tiêu hủy. Trong cuộc chống trả bọn VC tại đây có sự hiện diện của Tr. Tá Nguyễn Văn Luận, giám đốc Nha Cảnh Sát Đô Thành đang quan sát và chỉ thị các đơn vị qua máy truyền tin, tôi có đến chào ông mà không ngờ đây là lần chót gặp ông một cấp chỉ huy khả kính để rồi chiều hôm sau 2 tháng 6, 1968, Ông đă tử trận cùng 4 vị nữa. Cuối cùng, BĐQ và quân đội Mỹ yểm trợ với xe Jeep có trí súng đại bác không giật 57 ly đến san bằng mục tiêu tan tành trong khói lửa mới buộc VC im tiếng súng tại khu vực này.


    Ngày đau thương 2 tháng 6, 1968

    Ngày 2 tháng 6, 1968, bọn VC vẫn c̣n ẩn núp trong các dăy nhà đường Nguyễn Trăi và các đường lân cận, vẫn nổ súng quấy nhiễu từng đợt. BĐQ được lệnh rút khỏi khu vực để trực thăng thả lựu đạn cay vào khu này đồng thời Cảnh Sát Xung Kích cho bắn lựu đạn cay vào kho hăng xà bông Trương Văn Bền v́ VC vẫn c̣n ẩn nấp bên trong. Sau cùng chịu không nổi bọn chúng mới chịu buông súng ra hàng. Tất cả hàng binh đều được giải về Tổng Nha giải quyết. Những xác VC chết được xe cứu hỏa đến chuyển đi.

    Hôm trước (1 tháng 6, 1968) Tr.Tá Trụ luôn kêu tôi cùng đi theo để chuyển lệnh qua máy truyền tin cho các đơn vị Cảnh Sát Xung Kích và các Chi trong Quận, nhưng trưa hôm nay (2 tháng 6, 1968) ông lại lệnh tôi phải đích thân đi kiểm soát ṿng rào kẽm gai giăng từ trường đua Phú Thọ đến cầu Chà Và ở bến Lê Quang Liêm, dọc theo các đường Lê Đại Hành, Thuận Kiều, Tổng Đốc Phương và đặt nút chận ở các ngă tư đường để ngăn chận VC có thể len lỏi cùng dân chúng vượt qua lằn ranh này tiến về hướng Sài G̣n. Những đoạn nào c̣n lỏng lẻo, tôi gọi về Ty xin chở các ṿng kẽm gai loại “concertina” đến rào thêm cho chắc chắn.

    Khoảng 5 giờ chiều, chúng tôi hoàn thành công tác đang trên đường từ cầu Chà Và trở về ngang công viên trước Bưu Điện Chợ Lớn chưa kịp đến BCH Hành Quân đang đặt tại trường Phước Đức (góc Khổng Tử-Phùng Hưng) cách chừng hơn trăm mét, bỗng nghe tiếng trực thăng bay sát trên đầu tôi thấy hai cụm khói màu tím và xanh lục bốc lên trước cổng trường bên ngoài đại lộ Khổng Tử, liền sau đó là hai tiếng nổ chấn động cả khu vực, khói bụi bốc lên mù mịt, rồi các xe Jeep cảnh sát mui trần, mở đèn, hú c̣i chạy vút ngang qua chúng tôi, trên xe chở người bị thương đầy máu. Tôi kinh hoàng, bảo tài xế lái xe cùng tôi chạy đến BCH, xông vào khiêng Th.Tá Nguyễn Ngọc Xinh (chánh văn pḥng của Tr.Tá Luận ) ḿnh đầy máu chở đi cứu cấp nhưng ông đă từ trần ngay trên đường đến BV. Riêng Tr.Tá Trụ, trưởng ty đă bị bể sọ đầu, được anh em chở thẳng về Ty, quàn thi thể qua đêm đến trưa hôm sau mới tẩn liệm.

    Được biết, nguyên do chiếc trực thăng Mỹ lái đă phóng 2 hỏa tiễn xuống vị trí VC ẩn núp bên kia đường Nguyễn Trăi mặt sau của trường Phước Đức theo trái khói màu đỏ chỉ điểm mục tiêu nhưng v́ đà bay quá thấp nên 2 hỏa tiễn trúng phải nóc trường phía trước nổ chụp xuống BCH Hành Quân đang ngồi trên các bậc tam cấp trước cổng trường đă gây tử thương và trọng thương toàn bộ sĩ quan cao cấp của BCH Hành Quân như sau :

    1. Tử thương:

    - Tr.Tá Nguyễn Văn Luận: Giám đốc Nha CSQG/ Đô Thành

    - Tr.Tá Đào Bá Phước: Liên đoàn trưởng LĐ5/BĐQ

    - Tr.Tá Lê Ngọc Trụ: Trưởng ty CSQG/Q5

    - Th.Tá Nguyễn Ngọc Xinh: Chánh văn pḥng Nha CSQG/ Đô Thành

    - Th.Tá Phó Quốc Trụ: Giám đốc Nha Thương Cảng Sài G̣n. (bạn của Tr.Tá Trụ đến thăm BCH Hành Quân).

    2. Bị thương:

    - Đại Tá Văn Văn Của: Đô trưởng Sài G̣n (bị thương ở mặt và tay).

    - Tr.Tá Trần Văn Phấn: Trưởng khối Nhân Huấn Tổng Nha CSQG (bị thương nặng phải cưa một chân).

    C̣n Đại Tá Nguyễn Văn Giám, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô vừa rời BCH/HQ đi vệ sinh nên may mắn thoát nạn.

    Tai nạn bi thảm kể trên đă gây xúc động cho toàn thể nhân viên Cảnh Sát Đô Thành mà cũng làm động ḷng Trời nên ngay lúc đó một trận mưa to đổ ập xuống vùng này cho đến tối. Dân chúng phần đông là người Hoa lo sợ hoảng hốt cùng nhau trốn chạy ra hướng Sài G̣n trong khi hàng đoàn xe thiết giáp được tăng viện đến đậu giăng hàng ngang trên đường Tổng Đốc Phương, súng đại bác và đại liên chỉa thẳng ṇng về phía Chợ Lớn làm thành một chiến lũy để đánh chặn VC nếu chúng c̣n lẩn quất trong vùng và toan vượt qua chiến lũy này.

    Các cuộc hành quân cảnh sát phối họp cùng với Tiểu Đoàn 35/BĐQ vẫn tiếp tục duy tŕ cho đến khi không c̣n tiếng súng của VC trong khi dân chúng lần lượt trở về nhà b́nh yên sinh hoạt thuộc địa bàn Q5.

    Đến giữa tháng 6, 1968, toàn thể lănh thổ Đô Thành Sài G̣n đă sạch bóng VC, sinh hoạt dân chúng trở lại b́nh thường. Hai đợt tổng công kích của VC vào Đô Thành Sài G̣n đă hoàn toàn thất bại v́ Quân Lực VNCH và Lực Lượng CSQG đă đồng tâm hiệp sức đánh tan bọn chúng, đem lại an ninh trật tự cho đồng bào thủ đô mà chính bản thân tôi đă góp một phần nhỏ công sức trong thời gian phục vụ LL/CSQG/VNCH.


    http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2...n-le-van-long/

  7. #7
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    VỤ TẾT MẬU THÂN (1968), BÓNG TỐI LỊCH SỬ ĐĂ SÁNG DẦN ? (2)

    Nguyễn Đức Cung




    Trích phần liên quan đến các trận đánh tại thành phố Saigson và vùng phụ cận:



    3.2. Tương quan tổn thất tổng quát và mặt trận Sài G̣n.


    Trong cuộc TCK-TKN, Hà Nội điều động khoảng 100 tiểu đoàn chia ra như sau: 35 tiểu đoàn và 18 đại đội tại Vùng I, 28 tiểu đoàn tại Vùng II, 15 tiểu đoàn tại Vùng III, 19 tiểu đoàn tại Vùng IV, tổng cộng 84,000 người hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

    Cuộc tổng tấn công TMT xảy ra trên phạm vi 44 tỉnh và thành phố Miền Nam, ở đâu cũng có sự tổn thất của địch và của ta với sự ghi nhận tổng quát của Bộ Tổng Tham Mưu QCVNCH.

    Trong tháng 2-1968:

    + VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ c̣n 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và Đồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại.

    + Phía VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19,265 người bị thương, 600 người mất tích , về vũ khí ta mất hơn 2,000 khẩu súng, 63 máy bay bị tiêu hủy, 154 cái bị hư hại nặng, 99 chiếc bị hư hại nhẹ.

    + Đồng minh có 60 máy bay bị tiêu hủy, 60 cái bị hư hại nặng, 116 cái hư hại nhẹ.

    + Thường dân chết trên toàn quốc có tới 14,300 người, bị thương 24 ngàn, tị nạn 627 ngàn người .

    Tại Sài G̣n, mặt trận nổ ra từ 2 giờ sáng ngày mồng 2 Tết tức 31-1-1968 và chấm dứt đầu tháng 2 Âm lịch 28-2-1968 gồm hai giai đoạn:


    - Giai đoạn một:

    Từ mồng 2 Tết đến 9 Tết (31-1 đến 7-2) đặc công đánh dinh Độc Lập, Ṭa Đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Bộ TTM, Phi trường Tân Sơn Nhất, các lực lượng chủ lực không kết hợp được với đặc công.


    - Giai đoạn hai:

    Từ 7-2 đến 28-2 VC đưa các đơn vị chủ lực vào trận chiến, nhưng lúc này ta đă chuẩn bị kỹ càng đánh trả ác liệt.

    Lực lượng VC chỉ độ một nửa so với VNCH và Đồng minh, hỏa lực thua kém, chúng không có vũ khí nặng như xe tăng đại bác, tuy nhiên VC được trang bị vũ khí cá nhân tối tân như AK, B-40

    . Địch có ưu thế chủ động tấn công, mặt trận Sài G̣n là trọng điểm. Phạm Hùng bí thư Trung Ương Cục miền Nam chỉ định Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc làm bí thư toàn vùng. Vơ Văn Kiệt phó bí thư. Các đơn vị CS tham gia gồm Công trường 9 có 3 Trung đoàn, Công trường 7, 3 Trung đoàn, Công trường 5 có 2 Trung đoàn.

    - Tại Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ, 19 tên đặc công bắn thủng tường tràn vào, bị các quân cảnh Mỹ phản công hạ sát hết.

    - Tại dinh Độc lập, 18 tên đặc công dùng B-40 đánh sập cổng tràn vào sân bị Cảnh sát, an ninh bắn hạ.

    - Tại Bộ TL Hải quân, 16 đặc công tiến sát vào hàng rào nhưng bị binh sĩ hải quân tràn ra bắn hạ 10 tên, bắt sống 2 tên, 4 tên chạy thoát.

    - Tại Bộ TTM, 27 đặc công tấn công bị đẩy lui, chúng lẩn vào chùa Long hoa và bị tiêu diệt hết. Một tiểu đoàn VC tấn công Bộ TTM , chiếm trường Sinh ngữ Quân đội, bị Dù đánh bật ra khỏi trận địa. Hai tiểu đoàn địch tấn công Trung tâm Huấn luyện Quang Trung nhưng bị quân pḥng vệ nay lui, giết 40 tên bỏ xác tại trận.

    - Tại G̣ Vấp, Trung đoàn Quyết thắng CS tấn công trại Phù Đổng (thiết giáp), trại Cổ Loa (pháo binh), quân ta chỉ có 40 người bị chiếm dễ dàng.

    - Tại mặt trận phía Đông, VC tấn công Trường Bộ binh Thủ Đức, Hàng Xanh.

    - Tại mặt trận phía tây, phi trường Tân Sơn Nhất, 2 tiểu đoàn VC tới bà Quẹo đặt bộ chỉ huy tại hăng dệt Vinatexco tràn qua băi đất trống đầu phi đạo nhưng bị một đại đội Dù, một số sĩ quan Không quân dùng hai chiến xa M-48 chận địch lại.

    - Tại phía Nam, hai tiểu đoàn VC tiến vào ngoại vi quận 7, quận 8, dân chúng bỏ chạy lánh nạn ồ ạt.

    Sau đây là nhận định của Giáo sư Lê Xuân Khoa:

    “Trận công kích Sài G̣n bị thất bại mau chóng v́ giới lănh đạo Bắc Việt quá chủ quan, tin tưởng quân giải phóng sẽ chiếm giữ hay phá hủy được những cơ sở trọng yếu về hành chánh và quân sự của VNCH và Hoa Kỳ, nhất là chiếm được Dinh Độc Lập và ṭa Đại sứ Mỹ để gây tiếng vang quốc tế, trong khi dân chúng thủ đô sẽ ồ ạt xuống đường biểu t́nh ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng chống ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Tất cả những mục tiêu của cuộc tấn công đều không đạt được, trừ việc đốt phá một phần kho đạn ở Long B́nh, cách Sài G̣n khoảng 20 dặm. Quân giải phóng không lọt được vào Dinh Độc Lập, toán tấn công Ṭa Đại sứ quán Mỹ th́ bị tiêu diệt khi mới lọt vào sân trước. Trung đoàn 101 chiếm được kho dự trữ G̣ Vấp, nhưng các chiến xa ở đây đă được chuyển đi nới khác. Mười hai cỗ súng đại bác 105 ly để lại không sử dụng được v́ bộ phận khai hỏa đă bị quân VNCH tháo ra đem đi mất. Những toán quân đă lọt vào thành phố không liên lạc được với nhau và bị tiêu diệt hay phải rút lui vào Chợ Lớn. Một trung đội C-10 chiếm được Đài phát thanh có chuyên viên đem theo cuộn băng thâu sẵn của Bộ chỉ huy chiến dịch TCK-TKN nhưng không phát thanh được v́ tuyến truyền thanh đă bị chuyên viên kỹ thuật của đài vô hiệu hóa bằng tín hiệu từ xa. Tại Chợ Lớn, quân giải phóng chiếm được trường đưa ngựa Phú Thọ làm trung tâm chỉ huy các cuộc chiến đấu với các lực lượng pḥng vệ thủ đô, nhưng đến ngày 7 tháng Ba cũng phải bỏ chạy.” -Hết trích-

    http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCan...VTMThan_02.htm

  8. #8
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Binh Chủng Nhảy Dù
    20 Năm Chiến Sự


    Tổng Công Kích Năm MẬU THÂN
    Kể từ ngày 29/1/1968



    Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đă xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lănh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đă không nghĩ ǵ đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đă khéo, thuật xảo sắp đă hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Ḥa. Tính chung, Cộng Sản đă thảm bại v́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đă đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi.

    Ngày Tết đến, người dân thành thị đă đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.

    Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến do chính họ long trọng ưng thuận Việt Cộng đă mở cuộc tổng công kích trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới. Đột nhiên xen lẫn giữa tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt Cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh b́nh, trong giây phút biến thành tiền tuyến.



    -Trích-
    Mặt Trận Sài G̣n

    Lịch Sử Sài G̣n.

    Địa danh Sài G̣n tồn tại trên nhiều thế kỷ, khoảng trên 300 năm, trước đó Sài G̣n có nhiều tên khác nữa. Đến năm 1668 Sài G̣n có tên là Huyện Tân B́nh, lúc này chỉ khoảng 5,000 km², phía Tây là sông Sài G̣n.
    Vào thời kỳ cổ đại, Sài G̣n thuộc đế quốc Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 vùng đất này, lúc đó là một làng nhỏ, dân cư thưa thớt và mang tên Prei Nokor, nằm trong khu vực tranh chấp giữa Chân Lạp và Chiêm Thành.

    Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II ( năm 1920 cưới Công Chúa Ngọc Vạn của Chúa Nguyễn ) cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài G̣n) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm thị tứ công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

    Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam , thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh, chia đặt tỉnh lỵ v.v.. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài G̣n làm huyện Tân B́nh, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định), ("Trấn" là khu vực quân sự, chưa ổn định việc cai trị). Từ đó, xứ Sài G̣n trở thành huyện Tân B́nh, huyện sở đặt ở làng Tân Khai. Những xóm làng đầu tiên của Sài G̣n là xóm Ḥa Mỹ (gần đường Cường Để) xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Ḷ Bún, xóm cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Sài G̣n trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và Minh Hương là xă đầu tiên của người Hoa tại Tân B́nh.

    Năm 1790, Sài G̣n được nâng lên thành Kinh Gia Định, nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Vào năm 1802, dưới triều vua Gia Long, Gia Định Kinh được đổi thành Thành Gia Định (v́ kinh đô là Huế), thuộc Trấn Gia Định.

    Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Gia Định bị phá huỷ, một thành mới nhỏ hơn gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hăm của quân Pháp vài năm sau đó.

    Vào năm 1859 sau khi chiếm được Sài G̣n, người Pháp đă gấp rút quy hoạch xây dựng Sài G̣n thành một đô thị lớn. Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Charner ra nghị định xác định địa giới Sài G̣n lúc đó: phía đông là sông Sài G̣n, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Ḥa, diện tích 25 km².

    Từ năm 1954 sau Hiệp định Genève, Sài G̣n chính thức là Thủ Đô của Việt Nam Cộng ḥa. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm kư sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài G̣n-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài G̣n" và chia thành 8 quận hành chính (được đánh số: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8), dưới quận là phường (có 54 phường), dưới phường là khóm. Đầu năm 1967 hai xă An Khánh và Thủ Thiêm của quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận, được sáp nhập vào Đô thành Sài G̣n lập nên Quận 9. Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11 trên cơ sở tách một phần Quận 5 và Quận 6. Lúc này thành phố có diện tích 71 km² với dân số khoảng 2 triệu người.

    Thành phố tiếp tục phát triển rực rỡ và được mệnh danh là "Ḥn ngọc Viễn Đông" (The Pearl of the Far East ) hay "Paris Viễn Đông" (Paris de l'Extrême-Orient), với một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh.

    Trong những ngày Tết Mậu Thân, VC muốn gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là trong dư luận Hoa Kỳ nơi phong trào phản chiến đang lan rộng. Việt Cộng muốn cho mọi người thấy rằng ngay cả Dinh Độc Lập là biểu tượng quyền lực của miền Nam cũng có thể bị chúng uy hiếp. Chính v́ vậy mà ngay trong đợt tấn công đầu, hai mục tiêu quan trọng nhất của chúng là Dinh Độc Lập và Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. VC tập trung nỗ lực vào các khu lao động đông dân chúng. Ư đồ của chúng là tuyên truyền và khích động dân chúng nổi dậy trong kế hoạch “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”. Cộng Sản Hà Nội đă ra lịnh cho c.ác cán bộ và cán binh Việt Cộng tấn công vào đô thị của VNCH phải thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng sau đây: a) phá hoại Hoa Kỳ về phương diện quân sự và chính trị, (b) phá hoại Việt Nam Cộng Ḥa bằng cách làm tan ră quân đội và làm cho quần chúng không tin tưởng ở chính quyền quốc gia, (c) đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị bằng cách xúi dục người dân nổi dậy lật đổ chánh phủ.

    Kết quả là Việt Cộng đă hoàn toàn thất bại, trong khi đó họ đă phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản hóa" 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dă man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đă xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào ḷ lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa băi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng.

    Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện ǵ dù có tàn ác nhất nếu để đạt đến mục tiêu, tức chiến thắng cho họ

    Lực lượng tham chiến của CSBV

    Cộng Sản bắt đầu tấn công vào Sàig̣n vào lúc 2.00 sáng ngày mồng 2 Tết. Việt cộng dùng lực lượng đặc công F100 để tấn công vào các vị trí quan trọng .Trong khi đó các đơn vị chủ lực từ các vùng ngoại ô tiến vào các khu đông dân cư kêu gọi dân chúng nổi dậy. Các đơn vị cộng quân tấn công vào Sài G̣n Chợ Lớn và Gia Định đặt dưới quyền điều động của BTL tiền phương phía Bắc do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ và Lê Đức Anh chỉ huy và BTL tiền phương phía Nam do Vỏ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy. Danh hiệu của những đơn vị Việt Cộng trực tiếp tham chiến với các mục tiêu tấn kích được ghi nhận trong nội ô đô thành và ở vùng phụ cận như sau:

    Một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 271 (thuộc Công Trường 9) tăng cường cho TĐ/56/U80 đánh vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và vùng phụ cận.

    Các Tiểu Đoàn 267 và 269 phối hợp với thành phần của Trung Đoàn 271 đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

    Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 273 Công Trường 9 tấn công Chi Khu Thủ Đức.

    Tiểu Đoàn 1 Củ-Chi, được tăng cường một tiểu đoàn của Trung Đoàn 101 (thuộc Công Trường 7) và một thành phần của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới đánh chiếm các căn cứ quân sự G̣ Vấp.

    Tiểu Đoàn 2 G̣ Môn phối hợp với đội đặc công J1/F100 tấn công Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ở cổng số 4.

    Tiểu Đoàn 3 Dĩ An, c̣n được gọi là "3/165A," tấn công khu vực Hàng Xanh.
    Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức, c̣n được gọi là "4/165A," tấn công khu xa lộ Saigon.
    Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân, c̣n được gọi là "6/165A," tấn công vùng Phú Thọ - Bà Hạt.
    Tiểu Đoàn 508 Long An tấn công vùng B́nh Tây.
    Biệt-Động Đội F100 tấn công vào nhiều mục tiêu khác nhau, gồm đài phát thanh, cổng số 5 ở Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, và Ṭa Đại sứ Phi Luật Tân.

    Diển Tiến :

    6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết (30/1/1968), TĐ1ND được lệnh tăng phái khẩn cấp cho Biệt Khu Thủ Đô một Đại Đội để giữ an ninh. ĐĐ15ND do Đại Úy La Trịnh Tường chỉ huy được chỉ định thi hành và đặt dưới quyền điều động của cục An Ninh Quân Đội.

    Đại Đội 15 ND chia đơn vị ra thành 3 toán, một Trung Đội trấn giữ ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở đường Hồng Thập Tự, một Trung Đội giữ an ninh ṿng đai cục An Ninh Quân Đội ở đường Mạc Đỉnh Chi và một Trung Đội trấn giữ trên lầu đài Phát Thanh Sài G̣n làm thành phần trừ bị cho một đơn vị Đại Đội Cảnh Sát Dả chiến và chỉ đặt một chốt chặn có 4 binh sỉ trên đường Phan Đ́nh Phùng phía trái đài phát thanh. Đến nữa đêm, t́nh h́nh vẫn yên tỉnh.

    Trong khi đó TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẳng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưởng quân và chỉnh trang đơn vị. V́ vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đă sẳn sàng với trang bị đầy đũ lúc nửa đêm đă có mặt tại bải bốc Phi Trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ.

    Đến 1.00 giờ sáng, (ngày 31/1/1968) VC khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Độc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. VC dự tính bắn sập vọng gác nầy để vượt rào cản vào bên trong đặt chất nổ, toán Cảnh Sát Chi Tao Đàn liền nhào tới bắn trả đẩy chúng vào một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân và tiêu diệt.

    Sau đó lệnh báo động được ban hành, cấm tất cả mọi xe cộ kể cả xe tuần tiểu xuất nhập vào các công thự quốc gia kể cả đài phát thanh. Đúng 2.55 giờ, một xe Quân cảnh Mỹ và một xe Simca dân sự đến dừng lại trước cổng đài phát thành và bất thần tấn công toán gát cổng. 3 Binh sỉ Nhảy Dù tử thương ngay tức khắc. Lực lượng Nhảy Dù phản ứng nhanh chóng, điều động toán ứng trực trên nóc đài phát thanh và Trung Đội tại cục ANQĐ phản công quyết liệt ( Toán CSDC canh gát đă lặn mất ). Sau 2 giờ quần thảo, Trung Đội Nhảy Dù đă tiêu diệt 14 tên VC dự định đột nhập đài phát thanh để phát đi lời kêu gọi dân chúng hưởng ứng nổi dậy.

    Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 Việt Cộng xung phong vào Phi đạo Tân Sơn Nhất, tiền đồn OF 50-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Việt Cộng bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua băi ḿn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, Việt Cộng bắt đầu dàn hàng ngang và di chuyển qua một băi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Việt Cộng nh́n thấy rơ ràng một băi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.

    Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 của lực lượng pḥng thủ xuất hiện bắn cản đường. Hai Đại Đội / TĐ8ND ( chờ lên phi cơ để không vận ra Đà Nẳng ) được lệnh tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đă chận đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ c̣n cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng t́m chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này.

    Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị Nhảy Dù phản công. Quân Việt Cộng đột nhiên bị dồn vào một vi thế bất lợi. Họ tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đă chiếm được.

    Khoảng 8.00 giờ sáng, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua phía đầu phi đạo, bị Việt Cộng bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đă phản công bắn đại bác ngay vào đồn OF 50-51 khiến Việt Cộng phải rời khỏi khu vực pḥng thủ và rút vào khu vực hăng dệt Vinatexco, sau đó lực lượng Nhảy Dù đă xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF và bao vây Cộng quân trốn vào hảng dệt. Trong trận này có 162 Việt Cộng bỏ thây. Một xe ủi đất đă được đem đến để đào một hố rộng để chôn họ.

    Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Việt Cộng mưu toan đánh úp các cơ quan đầu năo của Việt Nam Cộng Ḥa đă không thành công trong đêm trước. Việt Cộng không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, họ hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư. Dân chúng thấy Việt Cộng đến đâu, đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.

    Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong v́ Việt Cộng núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội.

    Cánh thứ hai với hai đại đội c̣n lại bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hăng dệt Vinatexco.

    Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù từ Vũng Tàu được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng ṿng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, B́nh Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức đă tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đă chạm súng dữ dội với Việt Cộng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.

    Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă cầm chân một đơn vị VC. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hăng dệt Vinatexco, nơi Việt Cộng đă bị TĐ8ND bao vây và dồn chúng vào khu vực nầy, quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Loa phóng thanh cũng kêu gọi toàn bộ lực lượng Việt Cộng trong khu vực này ra đầu hàng. Hăng dệt Vinatexco sau đó đă bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Quyết định oanh tạc được ban ra v́ sợ Việt Cộng lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

    Sáng mồng 3 Tết ( 1/2/1968), tám tiểu đoàn tổng trừ bị đă có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:

    - Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị.
    - Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đi giải tỏa cổng xe lửa số 2 (Gia Định).
    - Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng.
    - Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Việt Cộng tại trại Cổ Loa.
    - Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ.
    - Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.
    - Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo.

    Cánh quân thứ hai của Việt Cộng măi tới 7 giờ 05 sáng ngày mồng 2 Tết mới bắt đầu đánh vào cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Việt Cộng lọt được vào cổng nhưng chỉ bám vào khu trường Sinh Ngữ Quân Đội không tiến sâu vào trong được.

    Đến 09 giờ 00, 2 ĐĐ/TĐ8 Nhảy Dù đến tăng cường Bộ Tổng Tham Mưu. Lực lượng này với một vài thiết giáp M-41 mở cuộc phản công ở cổng số 4. Việt Cộng nằm trong các công sự pḥng thủ có sẵn, nấp theo các nhà cửa và từ các cao ốc tại đường Vơ Di Nguy nối dài bắn vào khiến các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa không thể tiến được. Một chiến xa M-41 bị B-40 bắn cháy, một số chiến sĩ Nhảy Dù bị thương. Cả ngày mồng 2 Việt Cộng bám giữ khu cổng số 4.

    Sáng ngày mồng 3 Tết, Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn Nhảy Dù điều động Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đến phối hợp với TĐ 8 Nhảy Dù đă hiện diện để thanh toán mục tiêu cổng số 4.

    Trước cuộc phản công, các phi cơ trực thăng thay nhau xạ kích khu hành chánh của Đại Đội Tổng Hành Dinh, khu trường Sinh Ngữ Quân Đội, khu trường Tổng Quản Trị. Kế đó các đơn vị Nhảy Dù theo hướng từ cổng số 3 và cổng số 2 tiến lên. Trước hỏa lực mạnh mẽ của Nhảy Dù từ 2 mặt dàn rộng ra bắn vào, Việt Cộng phải mở đường máu rút ra phía rào trốn vào đường Vơ Di Nguy. Cuộc hành quân này hoàn tất lúc 10 giờ sáng. Việt Cộng bỏ lại chiến địa 10 xác chết.

    Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đă hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng vơ trang đă phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Việt Cộng trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.

    Trong ngày mồng 3 Tết, hoạt động của Việt Cộng trên toàn quốc có phần suy giảm tuy họ vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Saigon, Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. C̣n tại các nơi, các phần tử Việt Cộng thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.

    Ngày 5/2/1968 Chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ đô và thanh toán địch.

    Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó.

    Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đă được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách) và chiến dịch nầy được chấm dứt vào ngày 17/2/1968.

    1- Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Cuộc hành quân tảo thanh Việt Cộng tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Ḥa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và G̣ Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.

    2- Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn "B", Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.

    3- Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu C tương đối yên tỉnh. Trách nhiệm tảo thanh Việt Cộng được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dă Chiến phụ trách.Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.

    4- Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng BCH/BĐQ) chỉ huy. Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực B́nh Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực B́nh Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8. Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D c̣n có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.

    5- Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách pḥng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.

    Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M-41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đă có sẵn, tất cả các Pḥng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.

    6- Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách. Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Ḥa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo c̣n có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở ṿng ngoài thủ đô.

    Ngày 6/2/1968 tại Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp, lực lượng Nhảy Dù cũng chạm súng lẻ tẻ với Việt Cộng. Trận đáng kể nhất đă xảy ra tại Xóm Mới, G̣ Vấp. Vào buổi trưa ngày 6 tháng 2/1968, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù chạm súng mạnh với một tiểu đoàn Việt Cộng. Điạ điểm xảy ra trận đánh ở Trại Phù Đổng, một cây số về phía Đông Bắc trại Cổ Loa. Ở đầu trận đánh, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù đưa TĐ3ND và chi đội chiến xa mới được tăng phái dẫn đầu tiến thẳng vào khu Xóm Mới, đến khu Lạng Sơn và Xóm Dừa liền bị Việt Cộng chận đánh bằng các loại súng nặng như thượng liên, đại liên và B-40 khiến một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy và một chiến xa M-41 bị hư hại.

    Lúc này trực thăng đến dùng rocket bắn yểm trợ, v́ vậy quân đội chánh phủ lên tinh thần và ồ ạt tiến quân càng lúc càng bám sát đối phương. Việt Cộng vội vàng kéo cờ trắng đầu hàng, các binh sĩ Nhảy Dù ngưng nổ súng để đón rước. Việt Cộng lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không tiếp tục bắn, họ tháo chạy, nhưng ṿng vây quân đội đă xiết chặt. Kết quả trận đánh gồm 120 Việt Cộng chết với 35 vũ khí bị tịch thu, phía quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có 12 binh sĩ tử thương cùng 42 bị thương.

    Vào ngày kế tiếp, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tiếp tục chạm địch mạnh tại vùng Thông Tây Hội phía Tây Bắc trại Cổ Loa. Tại đây có 60 Việt Cộng bị bắn hạ, 30 vũ khí đủ loại bị tịch thu.

    Tại khu C, Việt Cộng chận bắn Đại Đội 114 Nhảy Dù tại gốc đường Tổng Đốc Phương và Khổng Tử khi đơn vị này đến tăng cường cho khu D nhưng chúng bị tiêu diệt ngay.

    Ngày 10 / 2/1968, tại đô thành Saigon - Chợ Lớn, quân đội VNCH tiếp tục mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven độ. Các lực lượng Việt Cộng lần lượt rút ra xa đô thành.

    Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ trước ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 được xác nhận vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của họ được ước lượng trong thời gian TCK đến ngày 29/2/1968 là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:

    18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến
    4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần
    12,400 chết: gồm các thành phần du kích
    5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị
    5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác

    Như thế, chỉ trong ṿng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đă bị tiêu diệt trong các cuộc phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ.

    Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số c̣n lại của VC tính cho đến ngày 29/2/1968 là: 110,600 cán binh tác chiến , 33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần , 62,200 quân du kích (riêng rẻ) , 79,000 cán bộ chính trị

    Ngày 11/3/1968 Cuộc hành quân "Quyết Thắng." gồm Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn Tổng trừ bị đă tham dự tại năm tỉnh quanh thủ đô : Gia Định, Long An, Biên Ḥa, B́nh Dương và Hậu Nghĩa.

    Phía Việt Nam Cộng Ḥa,có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát.

    Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không thu hoạch như mong muốn v́ chủ lực của Việt Cộng đă lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.

    Các tin tức t́nh báo thu lượm được trong cuộc hành quân nầy cho biết phía CS đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới vào QLVNCH quanh Sàig̣n Gia Định

    -Hết trích-


    Đại Úy Vơ Trung Tín
    Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
    Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
    Chúng tôi rất mong được đón nhận những ư kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót v́ vấn đề thời gian đă trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: votrungtin@hotmail.c om


    http://nhaydu.com/index_83hg_files/l...TetMauThan.htm

  9. #9
    Nói lên sự thật
    Khách
    Quote Originally Posted by longquan View Post
    Tác giả :Trần Minh Công
    Nguyên Trưởng Ty CSQG-Quận Nh́.[/COLOR]

    việc thanh toán bán Tiểu đội Đặc công này chỉ kết thúc vào chiều ngày mùng 2 Tết. Sau khi đă di tản đồng bào xa cao ốc, Cảnh Sát bắn lựu đạn cay lên lầu 4, cùng lúc xung phong lên cận chiến. Kết quả, Cảnh Sát một người chết và 4 bị thương. Phía Đặc công VC: 4 chết và 3 bị bắt sống. Ngoài chuyện cao ốc bị hư hại nặng, nhà cửa dân chúng chung quanh cao ốc chỉ hư hao nhẹ.

    Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ rất bực bội về vụ VC vi phạm thỏa ước hưu chiến và tấn công dinh Độc Lập. Qua Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, ông ra lệnh cho tôi lập pháp trường cát tại bùng binh chợ Bến Thành Saigon để xử tử 3 tên Đặc công vừa bị bắt trước báo chí trong và ngoài nước, có lẽ để thị uy và làm gương. Lệnh này trái với quy chế tù binh nên đă không được tôi thi hành. Tướng Loan v́ thương tôi nên bỏ qua nhưng sau này ông cho biết PTT Kỳ rất khó chịu v́ sự bất tuân “lệnh xử tử” của tôi. Đây là một trong những cái khổ của những người Cảnh Sát chuyên nghiệp phải thi hành luật pháp. Không theo lệnh trên sẽ gặp rắc rối, nhưng bất chấp luật pháp mà nhắm mắt thi hành lệnh trên th́ chính ḿnh có thể gặp rắc rối.

    Bây giờ 40 năm sau, tôi tự hỏi nếu phải thi hành lệnh đó hôm nay, tôi sẽ có hành xử như ngày xưa không, khi mà nhiều chiến hữu của ḿnh đă bị CSVN ngược đăi, đầy ải và trả thù dă man bằng nhiều năm trong các trại cải tạo sau 1975. Dù sao quyết định của tôi trong trận Mậu Thân cũng chứng tỏ được một điều là người Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam tôn trọng và hành xử theo luật pháp, khác hẳn với thói quen sử dụng “luật rừng” và theo lệnh đảng của mấy ông công an miền Bắc. Về mặt chuyên môn và trong tư cách con người, chúng ta xứng đáng hơn và trên chân các “đồng nghiệp” miền Bắc. Soi gương trước lịch sử dân tộc, tôi nghĩ rằng chúng ta có quyền hănh diện về điều này.
    Hoan hô Trần Minh Công hành xử đúng theo luật pháp. Như vậy là tướng Loan bắn đặc công Nguyễn V. lém là hành xử theo luật rừng. Thế mà Trần Minh Công Viết Tiếp những lời ca ngợi tướng loan sau đây có phải là mâu thuẩn với những điều ḿnh nói hay không ?

    Quote Originally Posted by longquan View Post


    Nhắc lại trận Mậu Thân, chúng ta cũng không thể quên được ḷng tận tụy và gương can đảm của vị tướng chỉ huy ngành cảnh sát thời bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Là tổng giám đốc cảnh sát, có dưới tay gần 100,000 sĩ quan và nhân viên trên toàn quốc, Tướng Loan có thể ngồi trong Tổng Nha để chỉ thị và điều động thuộc cấp chống trả VC trong hai đợt tấn công tại các đô, tỉnh, thị trên toàn quốc. Nhưng ông đă đích thân sát cánh cùng anh em cảnh sát chiến đấu trong thành phố nơi hiểm nguy không thể tính trước v́ thường th́ địch là những toán đặc công quyết tử ẩn nấp kỹ và trộn lẫn trong dân chúng. Địch thấy ta mà ta khó thấy địch. Tướng Loan đă bị bắn bị thương ở chân tại khu Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Đài Phát Thanh Saigon trong khi ông đang điều động cảnh sát chiến đấu.

    Sự có mặt của Tướng Loan làm binh sĩ lên tinh thần, nhất là những nhân viên cứu hỏa tại Đô Thành. Họ bị VC nhắm bắn nhưng vẫn lao vào chữa lửa v́ có Tướng Loan bên cạnh. Không có Tướng Loan chỉ thị cảnh sát ứng trực 100% để phản ứng kịp thời trong dịp Tết Mậu Thân, Đô Thành Saigon chắc khó đứng vững được trong 2 trận tấn công và số thiệt hại, thương vong chắc chắn sẽ c̣n cao hơn nhiều.

    Xin được kính cẩn nghiêng ḿnh trước vong linh Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Ngọc Loan
    Trần Minh Công

    http://ongvove.wordpress.com/2012/01...dn-nhi-saigon/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •