Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 47

Thread: Hồi kư "Tôi đi 'cải tạo '"

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89

    Hồi kư "Tôi đi 'cải tạo '"

    Tôi Đi “Cải Tạo”


    1975 – 1984


    Hồi Kư

    của

    Nguyễn Văn Thái






    Tác giả giữ bản quyền








    Kính dâng hương hồn:
    Thày & Mẹ, để ghi nhớ công ơn sinh thành và
    dưỡng dục con nên người hữu dụng.


    Kính tặng:
    Giáo Sư Nguyễn Ngọc Diễm, người thày kính mến, đă giúp em trau giồi Anh Ngữ suốt thời gian em bị giam ở trại Nam Hà A.
    Và, khi sang định cư ở Mỹ, thày đă là nguồn động lực mạnh mẽ
    thúc đẩy em tiếp tục việc học.


    Riêng tặng:
    Trần Thị Lang, người bạn đời của tôi, đă cùng chia vui sẻ buồn
    với tôi trong suốt cuộc sống vợ chồng.


    Cho các con thương yêu của ba:
    Nguyễn Thị Thanh-Trúc,
    Nguyễn Kỳ-Quan,
    Nguyễn Minh-Quân,
    Nguyễn Thị Thanh-Vân, và
    Nguyễn Thị Thanh-Điệp








    Lời Nói Đầu

    Hồi kư này được khởi viết từ tháng 4 năm 2008 trên trang nhà Thư Viện Việt Nam (Thư Viện Toàn Cầu, www.thuvienvietnam.c om; www.tvvn.org). Một người bạn và tôi (Biệt danh Minhcanh) cùng phối hợp viết nó dưới nhan đề “Chuyện bên lề cải tạo”. Bạn tôi (Biệt danh Sauvanco) bắt đầu đăng chuyện này từ đầu tháng 3/2008. Tôi đọc được mấy bài th́ nhận ra anh là người ở cùng một đội với tôi tại Trại 5/Thác Bà. Chúng tôi liên lạc với nhau và anh đă khích lệ tôi đóng góp bài vở cho thêm phần phong phú. Nghe lời anh, tôi viết, và đă viết xong phần của ḿnh vào ngày 30/10/2008. Sau đó th́ một số hội viên TVVN đă gợi ư cho tôi in thành sách để phổ biến. V́ thế, tôi sửa chữa những bài tôi đă viết trên trang nhà Thư Viện Việt Nam, và đồng thời viết thêm phần đầu của những ngày tháng bị tù mà khi viết trên TVVN tôi chưa đề cập đến. Tôi phải ghi nhận rằng cuốn hồi kư này được đầy đủ hơn cũng là nhờ vào một số chi tiết mà tôi lấy ra từ những bài viết của bạn Sauvanco.

    Đă 33 năm trôi qua (1975 – 2008), tôi không thể nhớ chính xác ngày tháng của các sự kiện. V́ vậy, xin quí độc giả xem như ngày tháng nêu trong sách này chỉ có tính tương đối mà thôi.

    Đây chỉ là chuyện của một người tù b́nh thường, trong những hoàn cảnh b́nh thường. Theo tôi biết th́ có rất nhiều người tù đă từng trải những t́nh huống thật là đặc biệt; họ có nhiều đau khổ và nghiệt ngă mà, nếu đem ra so sánh th́ câu chuyện tù đày của tôi chẳng là ǵ cả. Rất tiếc là họ đă không viết ra được v́ một lư do nào đó.

    Yếu tố thời gian và không gian trong hồi kư cũng nên được quan tâm. Những sự việc (tôi kể) chỉ thích hợp ở thời điểm và nơi chốn đă xảy ra mà thôi. Cùng một trại tù nhưng thời gian khác nhau, th́ chắc chắn là có sự khác biệt về cung cách của Việt Cộng đối xử với tù nhân rồi.

    Mong rằng hồi kư này sẽ giúp ít nhiều hiểu biết cho các bạn trẻ về chính sách tù đầy mà Việt Cộng đă áp dụng cho các sĩ quan, cán bộ và công chức của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa dưới cái tên mỹ miều là “Học tập cải tạo”.

    Các bạn trẻ nên nhớ một điều sau đây: Bản chất của cộng sản là dối trá, dă man, và tàn bạo. Mà, đă là bản chất th́ chẳng bao giờ thay đổi được. Nếu chúng có thay đổi, th́ chỉ là sự thay đổi cái vẻ bên ngoài cho phù hợp với t́nh thế lúc đó để chúng được sinh tồn. Chính v́ hiểu như vậy mà học giả Hồ Hữu Tường (cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Ḥa) đă có nhận xét về sự thay đổi nhân sự trong guồng máy cai trị của bọn cộng sản, rằng đó chỉ là “Tuồng cũ, đào kép mới” (*). Và, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đă nói một câu, rằng “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói, mà hăy nh́n những ǵ chúng làm” để diễn tả tính gian manh, quỉ quyệt của Cộng Sản.

    (*) Trích trong bài “Hồ Hữu Tường, Người Chết U Uẩn” của Đỗ Thái Nhiên, Đặc San Tù Nhân Chính Trị Quân-Dân-Cán-Chính Việt nam Cộng Ḥa, phát hành năm 2008.

    Nguyễn Văn Thái. Arlington, TX, ngày 15 Tháng 11 năm 2008




    Mục Lục


    Lời Nói Đầu 3

    Chương 1: Sài-G̣n tháng 3, 4, và 5 năm 1975 5

    Chương 2: Một năm ở Long Giao, Long Khánh 14

    Chương 3: Chuyến tầu ra Bắc 46

    Chương 4: Hồ Thác Bà, Yên Bái (Tỉnh Hoàng Liên Sơn) 53

    Chương 5: Trại Vĩnh Quang B, huyện Tam Đảo,
    tỉnh Vĩnh Phú 99

    Chương 6: Trại Vĩnh Quang A, huyện Tam Đảo,
    tỉnh Vĩnh Phú 154

    Chương 7: Trại Nam Hà A và C, tỉnh Hà Nam Ninh 187

    Chương 8: Trở về mái nhà xưa 244

    Đôi Lời Tri Ân 258

    Phụ Bản: H́nh Ảnh 261

    Tiểu Sử 265










    Chương 1
    Sài-G̣n tháng 3, 4, và 5 năm 1975


    1.1. Chuyển về Pháo Binh Biệt Động Quân

    Tháng 10/1974, tôi tốt nghiệp khoá Pháo Binh Cao Cấp (khoá Tiểu Đoàn Trưởng) tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, Nha Trang. Tôi chọn về Tiểu Đoàn 72 Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh v́ chỉ có các tiểu đoàn Pháo Binh của SĐ7BB là đang thiếu sĩ quan, mà lại ở gần nhà tôi (Thủ Đức) nhất. Có nhiều đơn vị pháo binh ở rất gần nhà tôi nhưng thời gian này họ không nhận những người như bọn tôi.


    Súng đại bác 105 ly, M101, Tầm bắn xa 11,000 mét
    Nguồn: phaobinhvnch.com
    Người trong h́nh không phải là tác giả.

    Tiểu Đoàn Trưởng TĐ72 PB khi đó là Thiếu Tá Đặng Hữu Thịnh. Ông giao cho tôi coi Pháo Đội A của tiểu đoàn. Vùng hoạt động của Pháo Đội A là các quận Mỏ Cày và Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre. V́ t́nh h́nh chiến thuật, Pháo Đội A phải phân tán thành ba trung đội, ở ba vị trí khác nhau. Tôi đi cà nhỏng, mỗi trung đội tôi ở ít ngày; nếu lười th́ chọn trung đội nào có vị trí tốt nhất th́ ở. Trong lúc tôi đang ở với trung đội trú đóng tại Đồng G̣ (nằm trên đường từ tỉnh lỵ Bến Tre đi về quận Giồng Trôm), tôi xin Thiếu Tá Thịnh đi phép về thăm gia đ́nh.

    Trung Sĩ Vũ Ngọc Sinh, một đệ tử ruột của tôi khi tôi c̣n ở Sư Đoàn 25 Bộ Binh, nghe tin tôi về nhà, ghé thăm và cho biết là Biệt Động Quân đang có kế hoạch thành lập thêm Liên Đoàn 9 BĐQ; liên đoàn này có nhiệm vụ pḥng thủ ṿng đai Thủ Đô Sài-G̣n. Sinh biết được tin này là v́ hiện nay Sinh đang làm việc tại Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Biệt Động Quân. Sinh bảo tôi:

    - Thày xin về coi Pháo Đội 9 của Liên Đoàn 9 BĐQ đi, em có ông cậu (Thiếu Tá Nghi) làm Trưởng Pḥng 1 Bộ Chỉ Huy Pháo Binh/Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, em sẽ nói ông ấy giúp cho.
    Tôi hỏi Sinh:

    - Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, và trưởng ban Hành Quân & Huấn Luyện ở PB/BĐQ là những ai?
    - Trung Tá Đặng Toàn làm chỉ huy trưởng; Trung Tá Nguyễn Xuân Áng làm chỉ huy phó, c̣n Thiếu Tá Nguyễn Kim Oánh làm trưởng ban Hành Quân & Huấn Luyện.
    - Ba người này đều biết tôi hồi tôi mới ra trường về Tiểu Đoàn 5 Súng Cối, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Nhất là Thiếu Tá Oánh với tôi coi nhau như anh em vậy.
    - Vậy th́ sáng mai thày lên Bộ Chỉ Huy gặp mấy ông ấy đi; thày phải làm lẹ kẻo có nhiều người ngấp nghé lắm đấy.
    - Được, sáng mai tôi sẽ lên gặp họ.

    Sáng hôm sau, tôi lên gặp Trung Tá Toàn, sau vài câu xă giao, tôi vào đề:

    - Thưa Trung Tá, tôi nghe nói Biệt Động Quân sắp sửa thành lập thêm một liên đoàn nữa, tôi muốn xin Trung Tá cho tôi về coi pháo đội của liên đoàn đó.
    - Hiện giờ cậu đang ở đâu?
    - Thưa Trung Tá, tôi đang coi Pháo Đội A của Tiểu Đoàn 72 Pháo Binh.
    - Cậu ở đó lâu chưa?
    - Thưa chưa. Tôi vừa học xong khoá Pháo Binh Cao Cấp hồi tháng 10/74, tôi mới ở đó chừng hơn ba tháng.
    - Sao không thích ở Tiểu Đoàn 72 PB nữa?
    - Thưa Trung Tá, các trung đội ở đó xé lẻ, tôi đâu có dịp để phát huy khả năng chỉ huy của ḿnh; tôi muốn về bên Biệt Động Quân để tôi luôn luôn có 6 khẩu đại bác dưới tay th́ thích hơn. (Tôi đâu có dám nói rơ sự thực là xin về để được gần nhà).
    - Theo kế hoạch th́ tất cả quân số của pháo đội tân lập được lấy từ các đơn vị di tản từ miền Trung. Tuy nhiên, để tôi xin ông tướng (Trung Tướng Nguyễn Xuân Thịnh) một ngoại lệ xem sao, hy vọng là được.
    - Vâng, nhờ Trung Tá để ư giúp cho.

    Thấy đă đủ, tôi cám ơn Trung Tá Toàn và chào ông rồi ra ngoài nói chuyện với Thiếu Tá Oánh. Thiếu Tá Oánh (*) nói với tôi:

    - Ông xin về đây làm ǵ? Tôi đang “lo bắt” (chạy chọt) tiểu đoàn pháo binh 155 ly ở Cần Thơ, và dự tính sẽ xin ông về làm phó cho tôi đấy.
    - Th́ tôi cứ xin về BĐQ trước, khi nào ông về coi tiểu đoàn 155 ly, ḿnh tính lại mấy hồi.
    - Tôi nói vậy thôi, c̣n tùy ông quyết định.

    (*) Ngày mới ra trường, tôi ở trung đội của ông Oánh chừng sáu tháng, khi đó ông c̣n là thiếu úy. Tôi không phải là trung đội phó của ông Oánh mà là một Sĩ quan Tiền sát (1) .Hai chúng tôi cư xử với nhau rất thân t́nh, tôi coi ông như một người anh. V́ thế, chúng tôi không gọi nhau bằng cấp bậc, mà cứ ông ông, tôi tôi với nhau trong lúc nói chuyện. TT Oánh sang Mỹ theo danh sách “H.O.”, định cư tại Utah, ông đă chết bệnh mấy tháng trước khi tôi có được số điện thoại của ông ấy!

    (1) Sĩ quan Tiền sát là sĩ quan pháo binh, đi hành quân cùng với bộ binh, giúp cho đơn vị trưởng bộ binh trong việc điều chỉnh tác xạ pháo binh. Mỹ gọi SQ Tiền sát là Forward Observer –FO.
    Trong đệ nhị thế chiến, khi quân đội Mỹ sang giúp tướng Charles de Gaulle giải phóng nước Pháp, quân Mỹ gọi sĩ quan tiền sát là DLO (Detached Liaison Officer; Chữ DLO được Pháp hoá, thành ra DéLO. Sau này những sĩ quan Việt Nam trong quân đội Liên Hiệp Pháp (trước 1954) đă Việt hoá chữ DéLO, thành ra Đề Lô. Một sĩ quan Pháo binh, Vũ Ngự Chiêu, đă viết một cuốn sách mang tựa đề là “Đời Pháo Thủ” vào thập niên 1960, trong đó có một chương nói về “nghiệp đề lô” để mô tả công việc và cuộc sống của một tiền sát viên PB. Một số sĩ quan thời c̣n quân đội Liên Hiệp Pháp lại nghĩ rằng chữ DéLO có xuất xứ từ chữ Pháp. Nếu nó có gốc là tiếng Pháp th́ phải viết là OLD (Officier de Liaison Détaché) mới đúng chứ.


    Sau đó tôi gặp Trung Sĩ Sinh, cho Sinh biết rơ t́nh h́nh, và nhắc Trung Sĩ Sinh nói chuyện với ông cậu của Sinh.

    Hết phép, tôi trở lại TĐ72PB được mấy bữa th́ Thiếu Tá Oánh gọi điện thoại báo cho tôi biết là công việc xong rồi. Ông bảo tôi phải làm đơn xin thuyên chuyển theo hệ thống quân giai cho hợp lệ. Tôi nộp đơn xin thuyên chuyển, và vài tuần sau tôi nhận được lệnh thuyên chuyển về Liên Đoàn 9 BĐQ, hiệu lực kể từ ngày 15/3/1975. Tôi xin Thiếu Tá Thịnh cho tôi bàn giao gấp để kịp về Bộ Chỉ Huy Pháo Binh/Biệt Động Quân.

    Tôi tŕnh diện Trung Tá Toàn và nhận công tác là hàng ngày phải có mặt tại Long B́nh để tiếp nhận quân sĩ, quân trang và quân dụng cho pháo đội. Mỗi buổi sáng, tôi cưỡi xe Lambretta (scooter) chạy lên trại Đào Bá Phước (đường Tô Hiến Thành); vào gặp Trung Tá Toàn nhận chỉ thị. Sau đó chạy thẳng về Long B́nh làm nhiệm vụ của ḿnh tại hậu cứ của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân v́ LĐ7BĐQ là liên đoàn “mẹ”, yểm trợ việc thành lập Liên Đoàn 9 Biệt Động Quân. Lúc này t́nh h́nh chiến sự đang rối ren, quân số di tản từ miền Trung về tŕnh diện rất ít, mỗi ngày chừng vài ba người. Hơn một tuần sau, tôi mới nhận được 6 khẩu đại bác 105 ly, nhưng ngày hôm sau lại phải bàn giao cho đơn vị khác v́ đại bác của họ đă bị hư hại. Buổi chiều mỗi ngày, chừng 5 giờ, thấy không c̣n quân nhân nào tới tŕnh diện, tôi lại cưỡi xe chạy về nhà tôi (Tam Hà, Thủ Đức).


    Xe Lambretta, scooter (H́nh minh họa)

    Đầu tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu/Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa quyết định thành lập 2 sư đoàn Biệt Động Quân, mang danh hiệu Sư Đoàn 101 BĐQ và Sư Đoàn 106 BĐQ.

    Sư Đoàn 101 BĐQ, do Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn làm tư lệnh, gồm có 3 Liên Đoàn 7, 8, và 9 BĐQ. Như vậy, tôi thuộc quân số của Sư Đoàn 101 BĐQ. Mang tiếng là dân Biệt Động Quân nhưng tôi chưa kịp nhận được tháng lương nào từ sổ lương của Biệt Động Quân th́ đă phải giă từ vũ khí. Cái mũ nâu Biệt Động Quân của tôi chưa kịp dính mồ hôi th́ đă bị vợ tôi cắt ra làm thành miếng lót b́nh bông. Nh́n thấy vợ tôi làm như thế, tôi nhận ra rằng vợ tôi đă bị lây bệnh sợ Việt Cộng của mẹ tôi rồi. Vợ tôi không muốn để cho bọn Việt Cộng có cớ mà hạch sách này nọ khi chúng nh́n thấy trong nhà có cái ǵ dính dáng đến người lính Miền Nam trước đây. Thậm chí vợ tôi c̣n gom góp tất cả những tấm h́nh tôi mặc quân phục, gói lại và cất vào một nơi kín đáo!

    Sự việc cứ thế diễn ra mỗi ngày cho đến ngày 27 tháng 4/1975 là tôi không thể đi Long B́nh được nữa. Chiến sự đă tiến đến sát Sài-G̣n rồi. Bom đạn nổ inh ỏi ở hướng Hố Nai, Long B́nh, Biên Hoà. Tôi ngồi ở nhà, ôm cái radio để theo dơi t́nh h́nh chiến sự. Lúc này, tôi mới thấy sự có mặt của tôi ở nhà là một diễm phúc cho gia đ́nh tôi; tránh cho mẹ và vợ con tôi khỏi phải lo lắng sợ sệt trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này.

    Nh́n gia đ́nh ḿnh, bất chợt tôi lại nghĩ đến các đồng đội của ḿnh, họ đang ở một nơi nào đó, đang ẩn núp trong hố chiến đấu, và đang anh dũng chống lại những đợt tấn công của Việt Cộng (*) trong một trận chiến không cân xứng; quân số của địch gấp sáu bẩy lần quân Việt Nam Cộng Ḥa; súng đạn của chúng được khối Cộng Sản yểm trợ tối đa trong khi vũ khí và đạn dược của quân ta càng ngày càng cạn dần mà không có nguồn tiếp liệu bổ sung. Thật tội nghiệp cho các đồng đội của tôi! Gia đ́nh của họ đang từng giây từng phút trông chờ tin của họ, đang lo lắng cho sự sống c̣n của họ! Tôi muốn khóc!

    (*) Ghi chú: Trong sách này, tôi dùng hai chữ “Việt Cộng” để chỉ chung bọn Cộng Sản Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc.
    Trước 1975, người Mỹ và người ngoại quốc đă không rành âm mưu của đảng Cộng Sản Việt Nam, cho nên họ gọi bọn Cộng Sản ở Miền Nam là Việt Cộng, và gọi bọn Cộng Sản ở Miền Bắc là Quân Đội Bắc Việt. Họ đâu có hiểu rằng “Việt Cộng” cũng chỉ là một công cụ của đảng Cộng Sản Việt Nam, và hoàn toàn chịu sự điều khiển của đảng Cộng Sản Việt Nam. V́ thế mà, vào năm 1976, sau khi chiếm trọn Miền Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam đă khai tử Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam v́ vai tṛ chính trị của nó không c̣n cần thiết nữa.


    Mười giờ sáng ngày 30/4/1975, đài phát thanh Sài-G̣n phát đi lệnh buông súng đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Thôi rồi! Thế là hết! Một trang sử bi đát đă mở ra cho toàn thể dân, quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Ḥa! Hơn mười năm quân ngũ của tôi, hợp cùng những người trai thời loạn, chiến đấu để bảo vệ Miền Nam thân yêu, bây giờ trở thành công dă tràng rồi.
    Dă tràng xe cát bể đông,
    Nhọc nhằn mà chẳng nên công chuyện ǵ! (Ca dao)

    (c̣n tiếp)

  2. #2
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)


    1.2. “Bộ đồ này tao mặc để đi tŕnh diện.”

    Nghe xong lệnh đầu hàng, tôi cảm thấy hụt hẫng và uất ức. Tôi muốn hét lớn lên nhưng lại sợ mẹ và vợ con tôi hoảng hồn nên đành nén cơn giận. B́nh thường, tôi đă ít nói; bây giờ lại ít nói hơn. Vợ tôi nấu cơm ăn sớm hơn mọi ngày. Ăn xong, tôi lủi thủi đi ra hậu cứ của Tiểu Đoàn Trâu Điên (Thủy Quân Lục Chiến) để xem t́nh h́nh v́ nghe mấy đứa cháu nói rằng dân chúng đang vào lấy đồ đạc trong trại Trâu Điên.

    Trên đường ra trại Trâu Điên, tôi gặp một vài xe Jeep quân đội (của Việt Nam Cộng Ḥa bỏ lại) chạy tới chạy lui, trên xe cắm lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (lúc đó cờ đỏ sao vàng chưa lộ liễu xuất hiện). Ngồi trên xe là mấy tên con nít, cỡ 15 – 16 tuổi, cánh tay phải cột một băng mầu đỏ, mỗi đứa cầm ở tay một khẩu súng M-16 (cũng của QL/VNCH bỏ lại). Mặt đứa nào cũng vênh vênh váo váo, thấy mà ghét. Thỉnh thoảng chúng lại bắn chỉ thiên mấy phát, như cố t́nh cho dân chúng biết có sự hiện diện của “ta đây”. Vài ba bữa sau, tôi đă nghe đâu đó nhóm chữ “Việt Cộng 30 tháng Tư” để ám chỉ tụi này.

    Nh́n dân chúng khuân đồ từ trại đi ra, tôi nghĩ đến những chiến sĩ của Tiểu Đoàn Trâu Điên. Họ đă từng là mối lo sợ của bọn Việt Cộng mỗi khi chúng đụng đầu với họ. Bây giờ họ ở đâu? Chắc cũng lủi thủi như tôi lúc này, hoặc nếu người nào bất hạnh mà bị thương tích vào giờ thứ 25 này th́ tội nghiệp họ quá! Nước mắt tôi lại muốn trào ra. Tôi phải cố trấn tĩnh sự xúc động bằng cách tự nhắc nhở ḿnh, rằng đàn ông con trai ǵ mà mau nước mắt thế, phải b́nh tĩnh và can đảm để chuẩn bị đối phó với những t́nh huống khó khăn sắp tới chứ. Trong khi tôi c̣n đang đứng tần ngần trước cổng trại th́ nghe tiếng thằng cháu gọi:

    - Cậu Thái ơi, có ông bạn của cậu đang ngồi chờ ở nhà. Cậu lên xe, cháu chở cậu về cho lẹ.

    Tôi ngồi lên phía sau xe để nó chở tôi về nhà. Tôi không biết bạn nào mà giờ này lại tới gặp tôi. Khi vào trong nhà th́ mới biết người đó là Nguyễn Kinh Dzoanh, bạn chí thân của tôi. Dzoanh nhập ngũ cùng khóa với tôi nhưng thuộc ngành Quân Vận, và đang làm việc tại căn cứ Long B́nh (tỉnh Biên Hoà). Tôi hỏi Dzoanh:
    - Sao mày không “doọc” (vọt chạy)? Tao tưởng em rể mày ở Hải Quân th́ mày có điều kiện chạy chứ?
    - Mấy hôm nay, đường từ Long B́nh về Sài-G̣n không có an ninh, tao muốn về cũng chẳng được. Sáng nay nghe lệnh đầu hàng, tao nh́n qua nh́n lại chẳng thấy tên nào hết, tao quưnh quá, bây giờ lái xe Jeep về th́ sợ tụi Việt Cộng nó xin tí huyết cho nên không dám. Tao đi ḷng ṿng mấy căn nhà, tao thấy có cái mô-bi-lét cà tàng này, tao đạp thử thấy máy nổ nhưng xăng gần hết. Tao vội hút xăng ở xe Jeep ra, rồi kiếm tí nhớt pha vào và đổ đầy b́nh xe mô-bi-lét. Nhờ vậy mà về được tới đây đó.

    Thấy Dzoanh có cái túi xách để bên cạnh, tôi hỏi:

    - Mày có cái ǵ trong túi mà tao thấy cồng kềnh thế?
    - Trên đường đi, tao phải mặc đồ dân sự cho “an toàn xa lộ” nhưng đi tŕnh diện tụi nó (Việt Cộng) th́ tao phải mặc đồ nhà binh, có lon lá đàng hoàng để cho tụi nó biết là ḿnh đâu có hèn. Trong túi này là một bộ đồ trận, và đôi giầy trận. Bộ đồ này tao mặc để đi tŕnh diện đấy. Thôi bây giờ tao phải về kẻo thày mẹ tao lo (Nhà Dzoanh ở G̣ Vấp).

    Khi bạn tôi đi khỏi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ ra là không mời Dzoanh ăn cơm. Thực là bậy hết sức. Lúc này đầu óc tôi rối bời nên bị lú lẫn rồi! Từ sáng tới lúc Dzoanh ra khỏi nhà tôi (quá trưa), chắc chắn là Doanh chưa ăn cái ǵ.Tôi thật ân hận về sự thiếu sót tồi tệ này nhưng chắc là Dzoanh không để tâm đâu.

    Kể từ ngày đó cho đến khi vào tù ở Long Giao, hai đứa tôi gặp nhau một lần ở dọc đường trong lúc hai đội đi lao động ngược chiều nhau. Dzoanh gọi tôi, vội vàng dúi cho tôi mười đồng và nói: “Tao mới được về phép mấy ngày, lư do là mẹ vợ chết. Thôi tao đi, sẽ nói chuyện sau.”

    Năm 1984, khi nghe tin tôi được về, Dzoanh tới thăm. Lúc này hai đứa mới nói được đủ điều mà ḿnh muốn nói. Dzoanh kể lại chuyện ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tan hàng như sau:

    Mấy ngày đầu tháng 5/1975, tao chán quá, cứ nằm ở nhà hết thở ngắn lại thở dài. Rồi một hôm, ông già vợ cho người sang gọi vợ chồng tao tới nhà ông ấy ăn cơm gia đ́nh. Vừa đến cửa nhà, tao giật ḿnh khi nh́n thấy một cái “ô-tô con”của Việt Cộng đậu ngay trước cửa. Đă lỡ trớn, tao phải bước vô nhà v́ nghĩ rằng chả lẽ ông già vợ lại dụ ḿnh sang cho bọn Việt Cộng bắt. Nếu chúng muốn bắt th́ tới thẳng nhà tao, chứ đâu cần phải làm cái tṛ rẻ tiền này. Qua khỏi cổng th́ thấy một thằng cối (lính VC)đang nằm đu đưa trên chiếc vơng cột vào giữa hai cây ở trước nhà, dưới gốc cây có dựa một cây AK-47 (loại súng tiểu liên của Tiệp Khắc); chắc cu cậu là tài xế, nằm đó vừa để canh chừng cái xe vừa canh gác cho xếp của nó đang ở trong nhà. Vào tới trong nhà, tao thấy hai anh “cán”, hơn bọn ḿnh vài ba tuổi là cùng, nhưng không biết rơ cấp bậc ǵ v́ họ không đeo lon. Tao nghĩ ít ra anh “cán” này cũng có cấp bậc lớn th́ mới có xe riêng chứ. Ông già vợ giới thiệu với tao hai anh “cán” này là vai anh của vợ tao nhưng là anh em bà con xa (bắn ca nông bẩy ngày chưa tới). Tao thật sững sờ v́ từ trước tới nay, có khi nào tao nghe bên vợ nói có người thân ở phía Việt Cộng đâu. Trong bữa cơm, tao chỉ ngồi nghe chứ không nói. Sau bữa cơm, bọn họ ra về, tao nói với ông bà già vợ rằng : “Từ nay, khi có hai anh này tới đây th́ xin bố mẹ đừng gọi con qua như hôm nay; con với họ ở hai chiến tuyến khác nhau, chúng con không thể nói chuyện với nhau một cách thoải mái được. Khi nào có họ th́ đừng có con.” Tiếp đến là bọn ḿnh đưa đầu vào tù ở trại Long Giao, tỉnh Long Khánh. Có một sự ngẫu nhiên là, một trong hai người “anh họ xa” lại là trại trưởng trại tù của tao. Một hôm đang khi làm việc, tao được gọi về “làm việc” với trại trưởng; tao hoang mang chẳng hiểu có chuyện ǵ với ḿnh đây. Khi vào tới văn pḥng trại trưởng th́ mới biết người này chính là “anh họ xa” của vợ tao, lúc này có mang cấp bậc trung tá đàng hoàng, cho nên tao cũng đỡ lo phần nào. Anh này chỉ ghế cho tao ngồi,cho biết rằng vợ tao ở nhà vẫn mạnh khỏe và mở gói thuốc Quân Tiếp Vụ của VNCH mời tao hút. Sau vài câu trao đổi xă giao, anh ta yêu cầu tao làm ăng ten cho trại. Nghe vậy, tao từ chối ngay, nói rằng tao không có khả năng làm điều đó, “Anh hăy t́m người khác mà giao công tác.” Nghe vậy anh ta tỏ ra thất vọng và tỏ ư cho tao trở về đội làm việc lại bằng cách lấy ra một bao thuốc Quân Tiếp Vụ c̣n mới, đẩy tới trước mặt tao và bảo “Chú cầm về mà hút”; tao không nhận, nói cám ơn rồi ra khỏi văn pḥng. Sau vụ này, tao rất khổ tâm v́ anh em trong đội tỏ thái độ lạnh nhạt và e dè với tao v́ họ nghĩ rằng tao đă có ǵ ǵ với bọn Việt Cộng!

    C̣n một chuyện nữa là, vài tuần sau, trong lúc đang làm việc, tao được quản giáo bảo là phải về nhà kiếm bộ quần áo nào khá nhất, mặc vào và lên tŕnh diện Ban Chỉ Huy Trại ngay. Lần này tao lại thắc mắc không biết chuyện ǵ nữa đây? Nếu được thả th́ tại sao không bảo tao thu dọn đồ đạc cá nhân đem theo, mà chỉ có ăn mặc chỉnh tề thôi? Khi tới cửa văn pḥng th́ thấy có một cái “ô tô con” loại dân sự đang đậu sẵn ở đó. Vào trong văn pḥng th́ thấy một ông già cỡ tuổi bố vợ tao, ăn mặc lịch sự đang ngồi nói chuyện với Trại Trưởng. Thấy tao vào, ông già vội nói ngay là: “Chú lên đây để bảo lănh cho cháu về dự đám tang của mẹ vợ cháu, bà ấy mới mất, cháu đi ngay bây giờ với chú kẻo trễ.” Tao chẳng hiểu ông này là chú như thế nào, chỉ biết ỡm ờ cho qua chuyện. C̣n ông chú này th́ trước khi đưa tao ra xe, ông phải để lại thẻ đảng cho văn pḥng trại giữ. Đi theo xe tao, c̣n có một thằng cối (lính VC) để canh chừng trong thời gian tao ở nhà. Nhưng canh chừng cái con mẹ ǵ, khi về nhà, tao cho nó tí tiềm c̣m để nó đi ra ngắm phố; mấy con khỉ về rừng, thấy cái ǵ cũng lạ mắt cho nên mê đi ngắm phố lắm. C̣n tao th́ muốn đi đâu th́ đi, miễn là đừng đi ra khỏi Sài-G̣n là êm.

    Nói thêm về ông chú như sau: Sự thực th́ ông này chẳng có họ hàng ǵ cả. Ngày xưa khi c̣n ở ngoài Bắc th́ ông này là người giúp việc cho ông nội của vợ tao, về tuổi tác th́ ông cũng ở lứa tuổi hơn kém bố vợ tao ít nhiều cho nên bố vợ tao kêu ông là chú; có lẽ là chú vai em, chứ không phải là vai cha chú. Ông chú này sau đó đi theo Việt Minh, kháng chiến chống Pháp, rồi lỡ trớn theo Cộng Sản luôn. Tuy vậy ông vẫn c̣n giữ được t́nh người; v́ thế sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, ông vào t́m gặp con của chủ cũ tức là bố vợ tao. Nghe nói lúc này (1975) ông đang giữ một chức vụ khá lớn, Vụ Trưởng của một Vụ nào đó. V́ thế ông có đủ uy tín để bảo lănh cho tao về dự đám tang của mẹ vợ tao. (Hết lời kể của Dzoanh)

    Nguyễn Kinh Dzoanh được thả năm 1980, vượt biển năm 1983 nhưng thất bại, bị bắt và bị tù thêm hơn một năm nữa, rồi được thả trước tôi mấy tháng. Gia đ́nh Dzoanh sang Mỹ sau tôi, theo danh sách H.16 vào tháng 5/1993; hiện nay đang ở Little Saigon. Hai chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gọi cho nhau nhưng chưa có dịp gặp mặt nhau từ ngày sang Mỹ.




    1.3. Đập chết chó


    Trong những ngày sôi động cuối tháng 4/75, một số đồng bào vùng Hố Nai, Gia Kiệm tản cư về Sài-G̣n để tránh bom đạn. Trong những người này, một số về khu vực tôi ở để tá túc ít ngày. Trước cổng nhà tôi, phía bên kia đường là nhà ḍng nữ tu Salesiene (c̣n gọi là ḍng Don Bosco nữ). Các sơ người Ư cũng mở rộng cửa nhà ḍng cho một số người tị nạn tá túc.

    Khi chiến cuộc đă ngă ngũ, số người tị nạn lại bồng bế nhau trở về nhà ḿnh. Có một người, khi chạy loạn, đem theo một con chó lai giống chó Đức, rất đẹp, nặng chừng 7-8 pounds. Khi trở về nhà, có lẽ họ nghĩ rằng không c̣n thích hợp để nuôi chó trong t́nh huống này nữa (v́ họ là dân Bắc Kỳ di cư 1954, đă rành Việt Cộng quá rồi), họ cho mẹ tôi con chó đó và dặn mẹ tôi nhớ chăm sóc con chó cẩn thận; vừa nói mà họ vừa rơm rớm nước mắt v́ phải xa con chó. Mẹ tôi dĩ nhiên là thích con chó lắm rồi. Mẹ tôi ẵm bế, cưng chiều nó ghê lắm. Ban đêm con chó phải nằm ngủ ngoài nhà. Buổi sáng, khi tôi mở cửa th́ thấy mấy cái quai dép, quai guốc đều bị cu cậu cắn nát. Tôi giận quá, quật cho nó một roi. Mẹ tôi thấy vậy, la tôi: “Nó giống như con nít, nó biết ǵ mà mày đánh nó như quân hằn quân thù vậy? Mày phải dậy nó dần dần chứ.” Nếu như mẹ tôi ngưng tại đây th́ không sao; nhưng mẹ tôi đâu có chịu tha tôi, c̣n la tôi thêm nữa. Mẹ tôi đă quên một điều là tôi lúc này đang muốn điên lên, đang muốn đập phá lung tung v́ uất ức chứa đầy trong ḷng; tôi không c̣n là tôi nữa. Tôi cầm ngay cái búa ở góc nhà, phang một nhát vào đầu con chó; nó giẫy giẫy vài cái rồi chết luôn. Mẹ tôi thấy vậy càng la to hơn. Tôi bỏ đi ra ngoài cho mẹ tôi la vào không khí. La chán, mẹ tôi lấy vài bộ quần áo ra nhà chú em tôi ở.

    Nhà chú em tôi chỉ cách nhà tôi chừng 500m. Mẹ tôi ở đó luôn cho đến ngày tôi đi tŕnh diện “cải tạo”. Trước khi đi, tôi không ra chào mẹ tôi v́ nghĩ rằng bà cụ c̣n đang giận; vả lại ḿnh “đi học có mười ngày” thôi, để khi “học” xong sẽ ra xin lỗi mẹ tôi cũng chưa muộn. Khi xe chở bọn năm người chúng tôi đi tŕnh diện, chạy ngang qua nhà chú em, tôi thấy mẹ tôi đang ngồi trước cửa với thằng con trai của chú em, tôi chỉ giơ tay vẫy vẫy. Đâu có ngờ, đó là lần nh́n thấy mẹ tôi lần cuối cùng, lần vẫy tay cuối cùng với mẹ.

    Mẹ ơi, con c̣n thiếu mẹ một lời xin lỗi v́ đă làm mẹ buồn. Bây giờ mẹ đă về bên kia thế giới, xin mẹ hăy tha lỗi và phù hộ cho con, mẹ nhé.

    (c̣n tiếp)

  3. #3
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    1.4. “Học tập 3 ngày”

    Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xă thông cáo rằng tất cả “ngụy quân” từ cấp chuẩn úy trở xuống phải tŕnh diện UBND xă để học tập đường lối chính sách của chính phủ “Cách Mạng,” thời gian là ba ngày. Lúc đó chúng tôi cũng nghi ngờ, rằng tụi nó nói ba ngày, chứ chắc ǵ ba ngày. Thế rồi sau ba ngày học tập, chúng cho “ngụy quân” trở về đúng như thông cáo. Thấy vậy, tôi yên ḷng để chuẩn bị cho ngày tŕnh diện sắp tới của ḿnh v́ nghĩ rằng ḿnh cũng sẽ phải đi “học tập” ít ngày rồi về thôi. Ngón đ̣n “Học tập 3 ngày” thật là độc, Việt Cộng dùng nó để nhử chúng tôi (sĩ quan) vào rọ một cách dễ dàng. Sau ba ngày học tập đường lối chính sách của “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam”, bọn chúng cho tất cả binh sĩ và hạ sĩ quan (kể cả cấp chuẩn úy) trở về với gia đ́nh. Thấy vậy, chúng tôi tin tưởng rằng bọn chúng sẽ làm đúng như thông cáo sẽ áp dụng cho chúng tôi nay mai. Ai dè đây chỉ là một mưu kế, tạo niềm tin nơi chúng tôi, để chúng tôi không sợ hăi mà sẵn sàng ra tŕnh diện. Thế là chúng hốt tất cả chúng tôi (sĩ quan từ thiếu úy trở lên) vào rọ một cách ngon lành. Khi hiểu ra chuyện th́ đă quá muộn!

    Ai trong chúng tôi khi nghe lệnh tŕnh diện học tập, đem tiền ăn cho 10 ngày (*) cho sĩ quan từ thiếu úy đến đại úy, đều mừng rơn. Mười ngày mà nhằm nḥ ǵ, vèo một cái là hết 10 ngày, rồi về nhà tính sau. Hạn chót tŕnh diện cho sĩ quan cấp úy là 27/6/1975. Nhóm bạn chúng tôi năm người, gồm Nguyễn K. S., Nguyễn Tiến Xuyên, Đỗ Đ́nh Quỳ, Phùng Bá Vi, và tôi - Nguyễn Văn Thái, rủ nhau đi tŕnh diện chiều ngày 26/6/1975.

    (*) Sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên đă có lệnh đem tiền ăn cho 1 tháng. Họ đă phải đi tŕnh diện trước cấp úy chúng tôi.




    Chương 2
    Một năm ở Long Giao (Tỉnh Long Khánh)


    2.1. Bắt đầu của “Học tập 10 ngày”

    Chúng tôi được chỉ định tŕnh diện tại trường nữ trung học Lê Văn Duyệt, Gia Định. Nhưng khi tới nơi th́ họ không nhận thêm v́ thiếu chỗ. Họ bảo chúng tôi tới tŕnh diện tại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Khi chúng tôi tới nơi, trời đă nhá nhem tối. Ngoài cổng có một tên bộ đội ngồi gác. Nó cho chúng tôi mang đồ đạc vào trong và tới một căn pḥng tiếp nhận mà bên ngoài cửa cũng có hai tên bộ đội ôm súng, ngồi gác; mặt mũi chúng tỏ rơ vẻ đằng đằng sát khí. Tôi thấy những người tới trước cũng gần chật căn pḥng, mặt người nào cũng lộ rơ vẻ đăm chiêu. Căn pḥng gần một trăm con người mà im lặng như tờ. Tôi huưch khuỷu tay vào Đỗ Đ́nh Quỳ và nói nhỏ: “Không xong rồi, chuẩn bị tinh thần đi là vừa.” Quỳ gật đầu, tỏ ư hiểu lời tôi nói.

    Chúng tôi được dẫn tới một căn gần sát với nơi bán đồ ăn cho sinh viên trước đây. Hai vợ chồng người bán hàng là nhân viên cũ của trường. Hai ông bà vẫn tiếp tục ở lại trong trường, và bây giờ bán vài ba món như cà phê, ḿ gói, và thuốc lá cho chúng tôi. Hai ông bà tỏ ra rất sợ sệt và dường như lo lắng cho tương lai của chúng tôi v́ họ đă chứng kiến những chuyến xe chở sĩ quan cấp tá ra đi vào ban đêm. Bà chủ quán lợi dụng lúc vắng người, nói nhỏ cho tôi biết rằng trước đây đă có nhiều chuyến xe chở “các ông” (chắc là sĩ quan cấp tá , tôi nghĩ) đi ban đêm mà chẳng biết đi đâu.

    Đêm đầu tiên chúng tôi, năm người, căng mùng nằm túm tụm với nhau trong một góc buồng. Thấy không khí có vẻ căng thẳng cho nên chúng tôi chẳng ai nói chuyện với ai, mỗi người trở về với suy nghĩ riêng tư của ḿnh. Nằm trằn trọc măi mà tôi chưa ngủ được; đó đây thỉnh thoảng lại có tiếng thở dài. Chắc hẳn hầu hết đều có chung một nỗi băn khoăn, lo lắng như tôi: Có đúng là “học tập 10 ngày” không đây? Rồi tôi tự trả lời ḿnh, rằng một tương lai đen tối đang chờ trước mặt. Nếu vậy th́ đời ḿnh tàn rồi! Bây giờ tôi mới thấy là đă dại dột, không nghe lời mẹ tôi hối thúc, rằng phải lo mà trốn đi. Nếu nghe lời mẹ tôi mà t́m đường trốn th́ biết đâu giờ này tôi đang ở một trạm tiếp cư nào đó ngoài nước Việt Nam rồi. Tôi không t́m cách trốn v́ nghĩ đến mẹ già và vợ con; ḿnh không thể đang tâm mà đi một ḿnh được. Những ngày cuối tháng Tư, tôi không phải hành quân hoặc trú đóng xa nhà, việc đi lại của tôi được tự do, nếu muốn th́ tôi có thể lo cho bản thân của ḿnh được. C̣n việc đưa cả gia đ́nh đi th́ ngoài khả năng của tôi. Tôi nghĩ, thà chết cả nhà c̣n hơn là chỉ lo thoát thân cho riêng ḿnh. Bây giờ nghĩ lại mới thấy là ḿnh đă phạm một sai lầm quá lớn, đă không được ở gần gia đ́nh mà c̣n mang thân tù tội. Thậm chí mẹ tôi chết tôi cũng không được về đưa xác mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng! Đúng là “Không có cái dại nào giống cái dại nào!”

    Tôi thường tự phụ rằng tôi là dân Bắc Kỳ di cư 1954, tôi hiểu Việt Cộng hơn những người bạn Miền Nam của tôi. Chữ “Việt Cộng” tôi dùng với nghĩa rộng, tức là Cộng Sản Việt Nam nói chung, chứ không phải với nghĩa hẹp như truyền thông ngoại quốc thường dùng để chỉ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, phân biệt với Cộng Sản Miền Bắc Việt Nam.Tôi cũng thường tự phụ rằng tôi đă đọc qua một vài cuốn sách viết về Cộng Sản, mà coi thường những lời khuyến cáo của mẹ tôi - một bà già nhà quê, thất học. Bây giờ nằm đây, vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi mới thấy rằng mẹ tôi hiểu Việt Cộng hơn tôi nhiều, qua linh cảm và kinh nghiệm sống của bà.

    Tôi cố dỗ giấc ngủ để c̣n có sức cho ngày hôm sau. Cuối cùng th́ tôi cũng ngủ được một giấc ngắn.

    Buổi sáng thức dậy, tôi và các bạn nh́n nhau và nói với nhau bằng cái lắc đầu chán nản. Ngoại trừ anh Nguyễn K. S. (lớn tuổi nhất trong bọn) th́ tỏ ra không có vẻ ǵ là lo lắng cả. Tôi nghĩ anh S. có bản lănh hơn tụi tôi khi đối phó với những t́nh huống bất ngờ, và tôi thầm khâm phục anh. Sau này, khi biết rơ ngọn nguồn, tôi mới thấy rằng ḷng khâm phục của tôi đă đặt không đúng chỗ. Cái anh chàng S. này kín miệng thật! Sau khi chúng tôi tới trại Long Giao được hơn một tháng, một buổi chiều sau giờ ăn cơm, anh S. tới gặp tôi và cho biết là “Ngày mai tôi được về, Thái có nhắn ǵ không?” Tôi chỉ nhờ S. cho gia đ́nh tôi biết tôi vẫn b́nh yên, thế thôi. Tôi rất ngạc nhiên v́ sao S. lại được về sớm thế? Không có lời giải đáp, mà chỉ đoán già đoán non cho tới khi tôi được tha (1984) th́ mới biết rằng:

    Trong thời gian S. làm Sĩ Quan Hành Quân (ban 3) tại Tiểu Khu Phước Tuy. Vợ con của S. sống trong trại gia binh của Tiểu Khu. Ông cậu của S. là một cán bộ Việt Cộng, được S. chứa chấp tại nhà ḿnh trong trại gia binh để ông này hoạt động mà không ai có thể ngờ được. Chuyện S. có cung cấp tin tức hành quân của Tiểu Khu cho ông này hay không th́ tôi không biết. Tuy nhiên, cứ lẽ thường mà suy, th́ làm sao tránh khỏi. V́ có công hợp tác với Việt Cộng mà S. được về sớm. Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, S. mang cấp bậc đại úy, nhưng khi được thả về địa phương, S. mang cấp bậc thiếu úy (?) của Việt Cộng và làm việc ở trên xă. Khi tôi được thả th́ S. đă giải ngũ và làm trong ban “Thương Binh và Xă Hội” của xă sở tại.

    Nhà của S. ở phía trong nhà tôi, dù đi làm hay đâu, S. bắt buộc phải đi qua nhà tôi. V́ thế chúng tôi thường hay gặp mặt nhau. S. tỏ ra ngượng ngập mỗi lần gặp tôi. C̣n tôi, chỉ gật đầu chào lấy lệ; hết c̣n thân thiện như xưa nữa rồi. Làm sao mà tôi có thể chơi với một tên “ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản” như thế được chứ? Từ ngày có chính sách cho những người ở tù trên ba năm được đi Mỹ, S. lại càng tỏ ra mắc cở với bọn tôi. Khi bất chợt gặp nhau ở ngoài đường, S. chỉ gật đầu một cái rồi đi cho lẹ. Và, dĩ nhiên là S. tiếc rẻ v́ không đủ điều kiện để ra đi như chúng tôi. Thôi, có làm có chịu S. ơi, “bạn” đă hơn bọn tôi là không chịu cảnh tù đầy khốn khổ, th́ bây giờ “bạn” phải kém bọn tôi v́ không được hưởng tự do hoàn toàn ở một đất nước văn minh nhất thế giới chứ. Câu thành ngữ “Trời cao có mắt” đem áp dụng cho trường hợp của “bạn” th́ không sai được.

    Anh Nguyễn Tiến Xuyên trong nhóm năm người đi tŕnh diện, hiện ở Cali, mới đây (10/2008) nói với tôi: “Trông thấy S. hằng ngày ở trần, mặc quần xà lỏn, đạp xe đi ḷng ṿng trong ấp mà nản quá, chẳng giống con giáp nào cả!” Chắc hẳn hiện nay S. cũng vậy thôi, làm sao mà khá hơn được cơ chứ?

    (c̣n tiếp)

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    2.2. Chuyển về trại Long Giao

    Chúng tôi ở Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ một ngày. Ngày hôm đó, cơm nước do nhà hàng Soái Ḱnh Lâm ở Chợ Lớn đem tới. Cơm và đồ ăn tạm đủ, chỉ trừ vài ba người ăn khoẻ th́ thấy hơi thiếu nhưng không ai dám kêu ca ǵ cả. Có người đứng sắp hàng sau tôi nói nhỏ: “Chà, Cách Mạng chơi sang quá ta! Đăi chúng ḿnh cơm Tầu nữa chứ.” Nghe vậy nhưng tôi vẫn không quay lại và cũng không muốn góp chuyện v́ sợ bị vạ miệng; tốt hơn hết là càng ít nói càng tốt.
    Khoảng 7 giờ tối, chúng tôi đươc lệnh tập họp và mang theo hết đồ đạc cá nhân. Một tên Việt Cộng (chắc là sĩ quan nhưng không mang cấp bậc) ra sân điểm danh và chia từng toán 25 người. Nhóm năm người chúng tôi đứng nối đuôi nhau để hy vọng là sẽ cùng ở một chỗ với nhau. Ai dè, nó cứ đếm 25 người là tách ra thành một nhóm, v́ vậy tôi bị tách ra khỏi bốn người kia, và từ đó, tôi không được ở chung với những người bạn cùng xóm nữa.

    Khoảng chín giờ đêm, một đoàn xe Molotova (loại xe truck của Liên Xô) vào sân. Chúng tôi, 25 người lên một xe, chật cứng. Khi đă đủ, xe được kéo mui xuống, phủ kín, ở trong không thể nh́n ra ngoài được. Chúng tôi cảm thấy ngộp thở v́ không đủ không khí. Đến khi xe bắt đầu lăn bánh, nhờ có gió lùa qua mấy kẽ hở mà chúng tôi mới thấy đỡ ngộp được phần nào. Xe chạy một lúc th́ chúng tôi ít nghe tiếng động bên ngoài, chúng tôi đoán là xe đă ra khỏi thành phố nhưng không biết đi đâu. Đến tờ mờ sáng hôm sau, xe chạy chậm dần và ngừng lại. Mui xe được kéo lên và chúng tôi được lệnh xuống xe. Vài người, trước đây đă từng phục vụ ở Sư Đoàn 18 Bộ Binh, nhận ra ngay đây là khu trại gia binh của Sư Đoàn 18, gọi là Long Giao thuộc tỉnh Long Khánh.


    2.3. Ổn định chỗ ở

    Cứ 4 xe (100 người) được chỉ định vào một dăy nhà gia binh mà Việt Cộng gọi là lán (*). Tôi ở Lán 2 ( c̣n gọi là Đội 2) do anh (Mai văn ?) Ca, đại úy Pháo Binh, làm lán trưởng. Anh Ca thuộc lớp sĩ quan già, khi đó anh cũng đă hơn bốn mươi. Anh người miền Nam, tính t́nh hiền hoà dễ mến. Đây chỉ là nhận xét lúc ban đầu, khi c̣n ở Long Giao với nhau. Sau này tôi không biết anh đi đâu, và cũng chẳng biết anh có c̣n giữ được phong cách cũ, hay là đă bị biến chất v́ hoàn cảnh đẩy đưa. Năm 2006, tôi về Oakland, Cali chơi mấy tháng và được một người bạn cùng xóm cho tôi số điện thọai của anh Ca, dường như anh ở San Jose th́ phải. Tôi gọi cho anh nhưng anh không nhận ra tôi. Tôi phải nhắc anh nhớ lại một vài sự kiện đặc biệt như chuyện tôi đánh lộn với anh Thiệp nên bị nhốt vào “conex” (quân đội Mỹ dùng để chứa hàng tiếp liệu, container) hai ngày. Dần dần rồi anh mới nhớ ra tôi và nói: “À, Thái Pháo Binh, tôi nhớ ra rồi.” Anh Ca bây giờ đă lớn tuổi, giọng nói không c̣n mạnh như xưa nữa rồi. Anh có mời tôi ghé chơi, nhưng ngày hôm sau tôi phải trở về Texas cho nên không thể tới thăm anh được.

    (*) Lán = nhà nhỏ làm bằng tre lá trong rừng. Việt Cộng dùng chữ “lán” để chỉ một căn nhà tập thể cho nhiều người ở chung, tương tự như chữ “barrack” của Mỹ. Lán thường xây cất bằng vật liệu nhẹ v́ nó không có mục đích sử dụng lâu dài. Kích thước của lán cũng thay đổi tùy theo t́nh h́nh. Thường thường, lán có kích thước là 5 mét x 20 mét ( 16 ft x 66 ft).


    Mỗi gian nhà, trước đây dành cho một cặp vợ chồng binh sĩ, bây giờ là chỗ ở của một tổ - 11 người. Tổ tôi gồm có các anh Hải (bác sĩ), Yên, B́nh, Liên, Hưng, Thiệp, Truyện, Oánh, Tê, Đào Ngọc Tỉnh, và tôi - Nguyễn Văn Thái.
    Sở dĩ đến nay tôi c̣n nhớ được đủ tên của 10 người kia là nhờ có câu thiệu (**)

    (**) Thiệu = bài học thuộc ḷng để cho các vơ sinh nhớ các thế vơ trong một bài vơ mà luyện tập cho có thứ tự, lớp lang.


    Câu thiệu này do anh Tê nghĩ ra, anh nói:

    - Này Thái, tôi vừa nghĩ được một câu thiệu, gồm đủ tên 11 người của tổ ḿnh, để mai sau ḿnh chỉ cần đọc câu thiệu này là nhớ được tên của mọi người trong tổ.
    - Anh thử đọc lên xem nào.
    - Này nhé, “Liên tỉnh Thái B́nh – Hưng Yên hăi (Hải) truyện Thiệp Oánh (đánh) Tê”.

    Anh giải thích thêm:

    - Tên của bác sĩ Hải được đổi thành Hăi - dấu ngă - bởi v́ đa số dân Trung và Nam thường lẫn lộn dấu hỏi và dấu ngă. Tên anh Oánh, có nghĩa là đánh v́ người Nam phát âm chữ đánh thành ra oánh.
    - Như vậy có lư đấy, anh nên phổ biến cho mọi người biết.
    - Dĩ nhiên rồi.

    Tôi chẳng biết có ai trong tổ tôi c̣n nhớ câu thiệu này không. Riêng tôi th́ không thể quên được. Nhất là câu thiệu này lại trở thành một câu “tiên tri”, nói trước về vụ đánh lộn giữa tôi và anh Thiệp: “…Thiệp oánh Tê.” Mà tê là phát âm của chữ T, là vần đầu của tên tôi (Thái). Chuyện đánh lộn sẽ nói sau. Bây giờ trở lại việc ổn định chỗ ở.

    Gian nhà trong trại gia binh có bề ngang 3 mét (10 ft), chiều sâu 6 mét ( 20 ft, từ vách tường đằng trước tới vách tường phía sau). Sáu mét chia đều cho 11 người, th́ mỗi người được 55 cm (22 inches). Chia xong chỗ nằm, chúng tôi đi tới những nhà bỏ hoang, những băi rác để nhặt nhạnh bất cứ cái ǵ có thể ghép thành cái sạp ngủ cho ḿnh. Tôi phát giác ra những thùng gỗ đựng đạn pháo binh 105 ly mà trước đây Sư Đoàn 18 Bộ Binh dùng để chứa đất/cát trong các vọng gác hoặc vị trí chiến đấu. Tôi và anh Đào Ngọc Tỉnh kéo những thùng gỗ đó ra, đổ đất ra, rồi đem về làm sạp ngủ cho hai người. Hai chúng tôi, nhờ vậy mà có được cái sạp ngủ tương đối bằng phẳng, đỡ bị đau lưng. Những người khác th́ gặp thứ ǵ lấy thứ đó; người th́ cái cánh cửa, người th́ miếng ván ép. Cuối cùng th́ tổ tôi cũng xong được chỗ nằm ngay đêm đầu tiên.

    Anh Đào Ngọc Tỉnh và tôi nằm sát nhau. Anh nằm sát vách phía trong (gần nhà bếp), kế đến là tôi. Hai chúng tôi chọn nằm gần nhau là v́ cùng binh chủng Pháo Binh. Ngày tôi ra trường Pháo Binh, học khóa Pháo Binh Trung Cấp (Pháo Đội Trưởng), th́ anh Tỉnh dạy chúng tôi môn Địa H́nh (Đo đạc và tính toán tọa độ các vị trí đặt súng, vị trí mục tiêu…) Anh Tỉnh gia nhập quân đội từ ngày c̣n ở ngoài Bắc. Anh lớn tuổi hơn tôi nhiều, nhưng cấp bậc chỉ là đại úy v́ măi sau này anh mới đi học khóa sĩ quan. Anh đă từng ở tù Việt Cộng ở ngoài Bắc cho nên anh có khá nhiều kinh nghiệm sống của một người tù. Anh dạy tôi cách cắt tóc bằng kéo, cách đan rổ rá bằng tre hay nứa, cách bện dây thừng bằng những sợi chỉ bao gạo hoặc bao cát, và cách nấu cơm bằng chảo gang lớn, v.v… Nhờ những tài vặt đó mà tôi đỡ vất vả phần nào.

    Anh rất đầm tính và coi tôi như một người em. Đôi lần, tôi bực với anh, không thèm nói chuyện với anh nhưng chỉ được vài ngày là anh lại kiếm cách gợi chuyện với tôi, rồi hai người vui vẻ trở lại.

    Bọn tôi người nào cũng mong cho hết “mười ngày học tập”; người th́ thăm ḍ xem gạo nhà bếp c̣n ăn được bao lâu để từ đó suy ra ngày về; người th́ nh́n vào đống củi mà bọn bộ đội chở tới, rồi thắc mắc “Chỉ 10 ngày thôi, mà sao nó chở tới nhiều củi thế?” Tóm lại, mỗi người đều t́m ra một cái chỉ dấu nào đó, để từ đấy đoán ra ngày về. Trong khi đó th́ anh Tỉnh lẳng lặng đi kiếm mấy giây rau lang (khoai lang) đem về, và cuốc đất ở phía sau nhà bếp (khoảng cách phía sau giữa hai dăy nhà) để trồng lang. Tôi hỏi:

    - Bộ ông muốn ở đây trường kỳ chắc?

    Anh nh́n tôi với ánh mắt có vẻ thương hại cho cái khờ của tôi và nói:

    - Rồi sẽ biết, ở đấy mà tin “mười ngày”. Khoai lang tớ trồng có củ rồi cũng chưa chắc đă được về đâu. Đừng có ham! Hăy ǵn giữ sức khỏe.

    Nghe anh nói vậy, tôi thấy thật nản! Tuy nhiên vẫn c̣n cố tự biện minh để đánh lừa ḿnh rằng Việt Cộng ngày xưa ở Miền Bắc khác. Bây giờ cả nước thống nhất rồi, lẽ nào nó vẫn vậy. Thời gian cứ dần trôi, và càng ngày tôi càng thấy anh Tỉnh có lư.

    Đôi khi vui chuyện, tôi hỏi anh Tỉnh:

    - Bà xă ông chết mấy năm rồi, sao ông không kiếm bà khác để “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa”? Bộ ông chán “cái sự đời” rồi à?

    Anh Tỉnh nh́n tôi, cười tủm tỉm, không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, mà đọc lên một đôi câu đối như sau:
    Già năm mươi tuổi, chưa đeo kính,(*)
    Thức suốt năm canh, chỉ sợ gà.

    (*) Giải thích riêng cho các bạn trẻ kém tiếng Việt:
    Đeo kính; nói lái theo kiểu Bắc Kỳ, có nghĩa là sợ làm t́nh.
    Sợ gà; nói lái theo lối Bắc Kỳ, là gạ sờ.
    Năm canh = năm canh giờ; một đêm có 5 canh giờ, mỗi canh giờ bằng hai giờ thời nay (120 phút); ư nói là cả đêm.


    Nhân lúc cao hứng, anh lại đố tiếp:

    - Tớ đố Thái, trong truyện Kiều, câu nào nói rằng nàng Kiều có bầu?
    - Chà! Khó quá! Hồi c̣n đi học, tôi chỉ chuyên về môn toán. C̣n về thơ văn th́ tôi bết lắm. Thôi, đàn anh giảng cho nghe đi.
    - Này nhé:
    …Thất kinh nàng chửa biết là làm sao,
    Thuốc mê đâu đă rước vào,
    Mơ màng một giấc chiêm bao biết ǵ…

    Tôi phản đối:

    - Ư cụ Nguyễn Du chỉ muốn nói là nàng Kiều hoảng hốt (thất kinh) cho nên không (chửa) biết phải làm ǵ; chứ đâu có ư nói là nàng bị mất (thất) kinh - điềm báo là nàng có bầu (chửa).
    - Ai chả biết vậy, nhưng đây là câu đố giải trí mà. Tụi ngoại quốc học tiếng Việt, gặp phải những câu như thế này, chắc cũng phải nhức đầu đấy.
    - Chả cần phải là người ngoại quốc, mà ngay cả người Việt, đă có ai dám tự hào là giỏi tiếng Việt chưa? Nếu nói có, là nói phét. Bây giờ tôi hỏi anh nhé; Tại sao người ta lại dùng mạo từ “con” cho con sông, con dao; mạo từ “cái” cho cái hồ, cái thớt?

    Anh Tỉnh suy nghĩ một hồi rồi lắc đầu chịu thua:

    - Tớ chịu thua rồi, Thái nói ra xem nào.

    - Anh chịu thua rồi nhé, như vậy tỉ số là một đều nghe chưa đàn anh? Tiếng Việt có những qui tắc bất thành văn; chẳng hạn như cách dùng mạo từ “con” và “cái” mà tôi vừa nêu ra. Luật chung là, cái ǵ nhúc nhích, động đậy được th́ dùng mạo từ “con”; cái ǵ không động đậy, nhúch nhích th́ dùng mạo từ “cái”. Nước sông luôn luôn chảy, cho nên gọi nó là con sông. Nước hồ ở t́nh trạng tĩnh (inactive), không chảy đi đâu cả cho nên được gọi là cái hồ. Cũng vậy, dao luôn xê dịch theo động tác của người sử dụng nó, nên được gọi là con dao. Trái lại, thớt chỉ nằm dưới để chịu trận cho nên mới gọi là cái thớt. Xin anh nhớ một điều là luật nào th́ cũng có luật trừ để áp dụng trong vài trường hợp đặc biệt; thí dụ như “cái xe” nó chạy tới chạy lui nhưng không gọi là “con xe” mà là cái xe.

    - À th́ ra thế; bây giờ tớ mới hiểu tại sao cái ấy của đàn ông th́ gọi là con c…; c̣n cái ấy của phái nữ th́ gọi là cái l…

    Cả hai chúng tôi cùng cười và chấm dứt mục tán dóc ở đây.

    Anh Tỉnh và tôi ở cùng tổ vói nhau suốt một năm ở Long Giao. Khi ra Bắc, chúng tôi ở cùng trại (Trại 5 - Hồ Thác Bà, Hoàng Liên Sơn) nhưng khác đội. Tôi ở Đội 3, đội hắc ám nhất; c̣n anh ở Đội 5, không phải đi chặt nứa, cho nên đỡ khổ hơn. Dù ở hai đội khác nhau nhưng đă có lần, hai chúng tôi cùng làm việc chung với nhau khoảng mười ngày. Chả là, trại muốn đan mấy cái nong để phơi thóc lúa. Cái nong có h́nh dạng như một cái đĩa phẳng, đường kính chừng 1 mét rưỡi (5 ft). Đan nong th́ cần phải có hai người. Do đó anh Tỉnh đề nghị với trại biệt phái tôi sang làm thợ vịn cho anh.

    Từ sau khi chuyển trại về Vĩnh Quang B, tỉnh Vĩnh Phú, tôi không biết anh đi đâu. Sau này khi được thả, tôi hỏi thăm th́ biết anh được về trước tôi và đă chết bệnh mấy tháng trước rồi. Biết anh chết, tôi thấy buồn vô tả! Thế là ḿnh đă mất một vị đàn anh đáng mến rồi! Anh Tỉnh ơi! Tôi tin rằng, ở dưới suối vàng, anh hiểu được tôi đang nghĩ đến anh. Và, tôi xin dùng những ḍng chữ này làm nén hương ḷng, để tỏ sự kính mến của tôi đối với anh, anh nhé.

    (c̣n tiếp)

  5. #5
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    2.4. Ăn gạo mục

    Một năm ở Long Giao, chúng tôi chưa phải ăn cơm độn, vẫn ăn gạo 100%. Tuy nhiên mấy tháng đầu, chúng tôi phải ăn gạo mục. Đây là số gạo tồn kho ở trong các chiến khu và ở các kho dọc đường ṃn Hồ Chí Minh để nuôi quân. Bây giờ Việt Cộng chiếm trọn miền Nam, chúng có điều kiện được ăn gạo tốt. Do đó số gạo tồn kho trong rừng được chở ra cho các trại tù tiêu thụ. Số gạo này, v́ điều kiện tồn trữ không đúng, hầu hết là bị mốc hoặc bị mục. Tôi phải chứng kiến cái cảnh gạo mốc, gạo mục hằng ngày v́ tôi là chuyên viên nấu ăn cho đội. Theo qui định của đội th́ mỗi tổ (11 người) phải luân phiên làm bếp một tuần lễ. Duy có người nấu đồ ăn (là tôi) th́ không có luân phiên. Như vậy tổ nhà bếp kể cả tôi là 12 người. Chừng vài tháng sau, khi một số anh em đă biết nấu đồ ăn (không phải là nấu cơm), tôi được trả về sinh hoạt b́nh thường với tổ của tôi.

    Gạo mốc thường dính chùm năm ba hạt với nhau có mầu xanh xanh; gạo mục cũng dính chùm với nhau và thường có một vài con sâu nằm ở giữa chùm gạo đó. Xin nói rơ là, sâu chứ không phải mọt. Con sâu gạo có h́nh thù như con gịi trong đống phân nhưng kích thước nhỏ hơn. Trong gạo cũng có mọt, nhưng ít hơn là sâu. Khi đổ gạo từ trong bao (trăm kg /220 pounds) ra chảo để vo, gạo chưa mục th́ ch́m dưới nước; gạo mục th́ nổi trên mặt nước. Nếu vớt bỏ gạo mục ra, th́ c̣n ǵ nữa để nấu cơm. Chúng tôi phải lấy tay ṿ ṿ cho mấy cục gạo rời ra, chờ một lúc cho gạo lắng xuống, rồi nhẹ nhàng vớt mấy cái váng/bọt/sâu ra ngoài, gạn hết nước đục ra, và đổ nước mới vào chảo để nấu cơm. V́ thế, trong cơm thường lẫn những con sâu nhưng không sao, ăn vào cũng “chẳng chết thằng Tây nào” cả.

    Ăn loại gạo này chừng vài tháng là thấy đă có một số anh em bị phù thũng rồi. Một số người có mang theo vi-ta-min B1 hoặc vi-ta-min tổng hợp th́ thoát được hoặc bớt được phù thũng. Những người không có thuốc th́ chịu trận thôi. Thỉnh thoảng, trại mua bí đỏ (bí ngô) về cho nhà bếp. Lúc đầu nhà bếp c̣n gọt vỏ trước khi nấu; về sau chẳng cần gọt vỏ làm ǵ cho tốn công; cứ để cả vỏ, xắt lát ra nấu luôn. Làm như thế là để tận dụng lượng vi-ta-min B1 trong quả bí.

    Những người có vóc dáng to lớn là những người mau bị sụm (sụp đổ) nhất. Thân thể to lớn mà ăn vài chén cơm gạo mục mỗi bữa th́ xuống sức nhanh lắm.Tôi có tầm vóc xương xương, nhỏ con, cho nên tránh được bệnh phù thũng này. Nhỏ con và ăn ít, trong lúc này, là hạnh phúc lắm đấy v́ ít bị dày ṿ bởi cái đói.


    2.5. Khai báo lư lịch

    Sau khi chỗ ở đă ổn định, chúng tôi bắt đầu cho việc khai báo lư lịch. Giấy, bút và mực do trại cung cấp. Giấy là loại giấy tái chế, vàng khè. Mực là những viên mực nhỏ cỡ bằng hạt đậu xanh, phải ngâm với nước và để một vài tiếng cho mực tan ra hết th́ mới dùng được. Ng̣i bút bằng kẽm, có h́nh giống như chiếc lá tre. Nh́n những thứ văn pḥng phẩm này, tôi liên tưởng đến những ngày ở ngoài Bắc, khi tôi c̣n “mặc quần thủng đít” đi học. Than ơi! “Đánh thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” là như thế này đây! Đang từ giấy viết trắng tinh trở thành giấy tái chế vàng khè. Đang là bút máy Parker, bút bi hiệu Bic, bây giờ chuyển sang mực tím pha nước để viết bằng ng̣i bút sắt.

    Tờ khai lư lịch đ̣i hỏi chúng tôi phải khai rất là chi tiết. Về bản thân, phải khai tất cả mọi hoạt động từ năm 1945. Những ai lớn tuổi th́ phải khai việc làm của ḿnh từ lúc có trí khôn (cỡ bẩy, tám tuổi). Về họ hàng, phải khai ba đời (bản thân, cha mẹ, và ông bà), cả bên nội và bên ngoại.

    Ví dụ như tôi, tôi phải khai về bố mẹ, ông bà nội và ngoại; tôi phải khai các anh chị em ruột. Tôi cũng phải khai về vợ và họ hàng của vợ như vậy.

    Chúng tôi được một tuần lễ để ngồi khai lư lịch. Người nào người nấy mệt đừ v́ phải vận dụng trí nhớ của ḿnh. Tôi cũng mệt chẳng kém ǵ ai. Tôi nghĩ có hai việc phải làm là trước hết ḿnh phải khai sao cho đơn giản bằng cách dùng hai chữ “không nhớ”. Thứ đến là phải lén làm một bản sao và dấu kỹ để dùng cho những lần khai kế tiếp; làm như vậy có hai cái lợi, một là lần sau khỏi phải suy nghĩ nhức đầu, cứ lấy bản sao ra chép lại; hai là bản khai sau này sẽ phù hợp với bản khai trước. Việc pḥng xa của tôi không vô ích v́ chỉ mấy ngày sau khi nộp tờ khai lư lịch, chúng tôi được tập họp trên hội trường. Tên trại trưởng tuyên bố là: “Các anh chưa thành thật khai báo, các anh phải về viết lại lư lịch của các anh.” Đa số nghe thấy khai lư lịch lại th́ méo mặt, lại mất thêm một tuần lễ đau đầu nữa. Riêng tôi th́ “khỏe re con ḅ kéo xe.” Tôi chỉ việc kín đáo lấy bản sao ra, rồi ghi lại là xong.

    Bọn chúng bắt khai đi, khai lại nhiều lần để chúng so sánh xem những lần khai có giống nhau không, và từ đó chúng t́m ra sự gian dối của tù nhân. Thêm vào đó, chúng c̣n dùng “c̣ mồi” (decoy-duck/stool-pegeon), thường thường mỗi lán một con “c̣ mồi”. Trong lúc chúng tôi đang cặm cụi viết, chúng cho người gọi một con “c̣ mồi” lên văn pḥng trại “làm việc”. Chừng vài giờ sau chúng cho “c̣ mồi” trở lại lán và giả vờ sợ sệt, rồi rỉ tai cho một vài người, rằng “Chẳng dấu được Cách Mạng cái ǵ cả, họ biết hết, tôi không khai báo có một sự kiện xảy ra ở đơn vị của tôi mà họ biết ngay, họ gọi tôi lên văn pḥng để lưu ư tôi phải khai cho đủ.” Nhiều người yếu bóng vía sau khi nghe tin này, không dám giấu giếm ǵ nữa.

    Chuyện khai lư lịch diễn ra rất thường trong những tháng đầu ở tù. Mỗi lần khai lư lịch, tôi lại bỏ bớt đi một vài chi tiết để cho những lần khai sau đơn giản hơn. Tôi đă dự trù sẵn một câu trả lời nếu chúng phát hiện ra tôi khai không đúng với lần trước. Câu trả lời đó là “Trí nhớ của tôi mỗi ngày mỗi kém, v́ thế tôi đă quên không khai điều đó. Bây giờ được cán bộ nhắc nhở th́ tôi xin khai thêm vào cho giống lần trước.” Rất may là tôi chưa phải dùng đến câu trả lời này bao giờ.


    2.6. Thảo luận tổ

    Mấy tháng đầu, chúng tôi phải trải qua những buổi tối (đôi khi cả ban ngày) thảo luận tổ. Thảo luận tổ có nghĩa là ngồi quây thành ṿng tṛn trong pḥng của ḿnh, lần lượt mỗi người phải kể tội của ḿnh đối với “Cách Mạng”. Đồng thời cũng phải cho nhận xét và phê b́nh những người đă phát biểu trước ḿnh, xem họ có thành thật khai báo tội lỗi hay c̣n giấu giếm điều ǵ nữa. Nếu nói là ḿnh vô tội sẽ bị tên quản giáo cảnh cáo ngay. Hắn nhấn mạnh:

    “Các anh người nào cũng có tội với nhân dân và Cách Mạng. Anh là bác sĩ, bảo là vô tội v́ không tham dự bắn giết Cách Mạng hả? Anh chăm sóc, chữa lành bệnh, lành vết thương để cho lính ngụy mau xuất viện, trở lại đánh phá Cách Mạng, đó không phải là tội à? Anh là Tuyên Úy Công Giáo/Phật Giáo mà bảo là vô tội v́ chỉ giúp lính ngụy về phần tinh thần, anh không cầm súng bắn lại Cách Mạng là không có tội hả? Lính ngụy chiến đấu hăng say, gây nhiều thiệt hại cho quân đội nhân dân, chính là v́ tinh thần chúng cao; mà tinh thần chiến đấu của chúng cao là v́ tuyên úy các anh đấy. Anh bảo anh vô tội v́ là ngành Quân Nhu, chỉ biết cung cấp áo quần cho lính ngụy, không cầm súng bắn quân đội nhân dân là không có tội hả? Có đấy, tội của anh là tội đă giúp cho bọn lính chiến đấu của ngụy được ấm áp; mà sự ấm áp làm cho binh lính ngụy được khỏe mạnh trong lúc chiến đấu, gây thêm khó khăn cho Quân Đội Nhân Dân. Đó, tội ở đó chứ c̣n ở đâu nữa? Tóm lại, tất cả các anh, người nào cũng có tội, có nợ máu với nhân dân.”

    Nghe hắn nói, chúng tôi bấm chân nhau ngụ ư rằng “no medicine” - hết thuốc chữa! Thôi th́ cứ phải cố gắng nghĩ ra một vài tội ǵ để cho nó không hạch hỏi ǵ thêm, tránh được phiền phức. Riêng tôi, trong những lúc tâm sự với anh Đào Ngọc Tỉnh, tôi đă hiểu ra rằng “Ngày về xa lắm người ơi!” cho dù ḿnh có khai báo thế nào đi nữa.

    Vả lại, bọn Việt Cộng là kẻ “thắng trận” (có đánh đâu mà thắng, chúng tôi rút đi/buông súng theo lệnh, trước khi bọn chúng tới cơ mà). V́ thế tôi mới dùng ngoặc kép cho chữ thắng trận. Một sự thắng trận không vinh quang. Chúng “thắng trận” v́ các nước lớn sắp xếp để cho chúng thắng trận.

    Ấy vậy mà chúng cứ dương dương tự đắc là kẻ thắng trận. Từ đó, chúng nói thánh nói tướng, một tấc lên tới trời, nghe mà giận tím gan. Tôi nghĩ thầm, đằng nào ḿnh cũng ở tù mút chỉ rồi, sợ ǵ mà không nói cho nó biết rằng ta đây đâu có hèn như bọn bay tưởng. Cho nên đến lượt tôi, tôi kể tội của ḿnh như sau:

    “Trong hơn mười năm quân vụ của tôi, tôi đă tham dự vào việc chống phá Cách Mạng một cách tích cực. Bằng chứng là, không kể các loại huy chương khác, mà chỉ kể Anh Dũng Bội Tinh thôi (một loại huy chương dành cho chiến công ngoài mặt trận), tôi được trao thưởng 6 cái tất cả, gồm 1 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng (*), 1 ADBT với Ngôi Sao Bạc, và 4 ADBT với Ngôi Sao Đồng. Một trận mới nhất, xảy ra vào tháng 2/1975, khi đó tôi đang ở với một trung đội Pháo binh (hai khẩu 105 ly) tại Đồng G̣, nằm trên đường đi từ tỉnh lỵ Bến Tre (Kiến Hoà) đến quận Giồng Trôm. Một hôm, vào khoảng nửa đêm, toán Nghĩa Quân đi phục kích cách chỗ tôi chừng hơn một cây số (1 mile), phát hiện ra có khoảng ba bốn trăm quân Cách Mạng đi ngang họ, ở ngoài đồng trống. Họ chỉ có một tiểu đội chừng mười người cho nên phải nằm im không dám nhúch nhích, rồi gọi máy về báo cho trung đội Pháo binh của tôi và xin tác xạ. Thời gian này, lệnh của Tiểu Khu Kiến Hoà cho phép mỗi khẩu đại bác chỉ được bắn 1 quả đạn/một ngày. Như vậy, trung đội Pháo Binh của tôi chỉ bắn được hai quả. Mà, bắn hai quả th́ giống như là găi ngứa, chứ ích lợi ǵ. Người trung đội trưởng hỏi tôi để xin quyết định. Tôi hỏi trong kho có c̣n đạn thặng dư (không có ghi trong sổ báo cáo đạn dược) không. Rất may là kho c̣n khoảng năm chục quả đạn dư, tôi quyết định cho bắn nhưng căn dặn “ngày mai” chỉ báo cáo tiêu thụ hai quả thôi. Sau vài quả đầu điều chỉnh, toán nghĩa quân báo là trúng mục tiêu rồi, tôi cho bắn thêm 20 quả nữa. Sáng hôm sau, dân trong ấp cho biết rằng hồi đêm, bộ đội Cách Mạng vào ấp, trưng dụng mấy chục chiếc xe ḅ để chở xác chết. Như vậy là tôi đă phạm tội nặng với “Cách Mạng”. Ấy vậy mà giờ đây tôi vẫn được “Cách Mạng” khoan hồng, cho tôi “học tập cải tạo” để trở thành một công dân tốt trong một xă hội mới.”

    Lời phát biểu của tôi đạt yêu cầu của tên quản giáo; hắn không nói ǵ và chỉ định người kế tiếp phát biểu.

    Từ đó về sau, mỗi lần phải khai lại lư lịch và tội trạng, tôi đều viết với một nội dung giống như tôi vừa kể trên đây.

    (*) Thẩm quyền ban tặng huy chương như sau:
    - Tư Lệnh Lữ Đoàn có quyền ban tặng ADBT với ngôi sao đồng.
    - Tư Lệnh Sư Đoàn có quyền ban tặng ADBT với ngôi sao bạc.
    - Tư Lệnh Quân Đoàn có quyền ban tặng ADBT với ngôi sao vàng.



    Thực ra th́, lời khai công – báo tội của chúng tôi cũng có một phần ảnh hưởng đến thời hạn giam giữ chúng tôi. Bằng chứng là các bạn tôi, trong nhóm năm người cùng đi tŕnh diện, như anh Phùng Bá Vi có cùng cấp bậc với tôi, và có gần 15 năm quân vụ, thuộc ngành Quân Vận, đă được thả trước tôi gần hai năm. Kế đến là anh Nguyễn Tiến Xuyên, có 13 năm quân vụ, là Quan Sát Viên phi cơ L.19, ngành Bộ Binh, cũng được thả trước tôi hai năm. Rồi đến anh Đỗ Đ́nh Qú, cùng khoá với tôi nhưng không gián đoạn quân vụ như tôi, anh có 12 năm quân vụ, cũng được về trước tôi hai năm. Do đó, tôi bị giam giữ lâu hơn các bạn tôi là do tôi đă khai ra nhiều chiến công mà tôi lập được cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Tuy được thả sau các bạn tôi, tôi vẫn không cảm thấy ǵ là hối tiếc v́ đă khai báo đầy đủ các chiến tích của ḿnh. Ở một khía cạnh nào đó, người ta có thể nói là tôi dại dột, không biết che dấu những việc làm của ḿnh. Riêng tôi th́ nghĩ rằng, tôi đă có cơ hội nói cho bọn Việt Cộng biết rằng tôi không hèn, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không hèn như chúng tưởng. Chúng tôi chỉ bị thất thế mà thôi. Cái ǵ cũng phải có cái giá của nó; nói lên được điều đó mà phải trả giá bằng hai năm tù (lâu hơn các bạn tôi) th́ cũng chẳng lấy ǵ làm ân hận. Ai bảo tôi rằng làm như vậy là “ngu”, th́ tôi cũng vui vẻ chấp nhận cái “ngu” này.

    “Thảo luận tổ” đôi khi cũng c̣n được dùng để nhận xét và phê b́nh một cuốn phim mà bọn Việt Cộng vừa chiếu cho chúng tôi xem. Phim của Việt Cộng toàn là loại phim tuyên truyền rẻ tiền, chẳng có một chút ǵ gọi là nghệ thuật cả. Tôi c̣n nhớ được tên vài cuốn phim như Trẻ Măi Không Già, Mùa Gió Chướng, và Đứa Con Đất Củ Chi; nhưng tôi không nhớ nổi truyện phim. Tôi c̣n nhớ một điều là có hai tài tử Miền Nam đóng vai chính trong phim Đứa Con Đất Củ Chi; đó là Nguyễn Chánh Tín và Thiên Trang.

    C̣n một cuốn phim nữa mà tôi quên tên nhưng lại nhớ có một nhân vật đóng vai trung úy (?) Cảnh Sát của Miền Nam thời cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Trong khi mỗi người phải nói lên nhận xét và suy nghĩ của ḿnh sau khi xem phim này (dĩ nhiên là Việt Cộng chỉ muốn được khen), tôi đă nghĩ ra được một cớ để không phải khen cuốn phim cà chớn đó. Tới lượt tôi phát biểu, tôi nói rằng: “Nhân vật đóng vai trung úy (?) Cảnh Sát đă đeo lon không đúng với thời điểm của truyện phim. Thời ông Ngô Đ́nh Diệm, sĩ quan Cảnh Sát chưa đeo lon với h́nh hoa mai. Nếu tôi nhớ không lầm th́, sau năm 1965, lon Cảnh Sát mới có h́nh hoa mai mà thôi. Đây là một sơ xuất nhỏ nhưng nếu người đạo diễn lưu ư một chút th́ cuốn phim hay hơn.” Tên quản giáo không bắt bẻ ǵ được, cho qua luôn.

    (c̣n tiếp)

  6. #6
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)


    2.7. Mười bài học chính trị

    Sau vài lần khai lư lịch, chúng tôi bắt đầu chương tŕnh học tập 10 bài chính trị. Thời hạn “10 ngày cải tạo đă qua” mà ngày về chưa thấy ló dạng. Bây giờ chúng tôi lại bấu víu vào thời gian học 10 bài chính trị. Trung b́nh mỗi bài phải kéo dài 1 tuần lễ. Như vậy 10 bài hết 10 tuần lễ. Từ đó chúng tôi hy vọng rằng xong 10 bài th́ sẽ được về, và chúng tôi chờ, mong sao cho mười bài học chóng qua để được về với gia đ́nh.

    Ngoài ra, cũng có người vẫn theo dơi số lượng gạo chở tới nhà bếp để dựa vào đó mà suy đoán ngày được về của ḿnh. Khi đă học được 9 bài rồi, mà lại thấy mấy xe gạo chở tới kho nhà bếp th́ bọn tôi bắt đầu hoang mang, tự hỏi rằng “Chỉ c̣n có một bài nữa thôi, mà tại sao lại chở tới nhiều gạo như vậy?” Câu hỏi không có lời giải đáp. Mọi người nh́n nhau ngao ngán. Anh Đào Ngọc Tỉnh bảo tôi:

    - Đây mới chỉ là trang đầu thôi, quyển sách này c̣n nhiều trang lắm, họ lật tới trang nào th́ ḿnh biết trang đó thôi.
    Tôi bực ḿnh hỏi lại anh:
    - Ông đă “rành sáu câu” (biết rơ) như vậy, tại sao không doọc (vọt) sớm, mà phải ở lại chịu trận?
    - Số phần cả, “Bởi số, chạy sao cho khỏi số”, không nhớ sao?
    - Không lẽ tất cả sĩ quan QL/VNCH đang ở đây đều có số giống nhau à?
    - Cái này nó liên quan tới tử vi, lư số; hôm nào rảnh, tớ sẽ giải thích cho; thôi lo làm bài thu hoạch đi.


    2.8. “Quân đội và nhân dân ta anh hùng.”

    Tôi chỉ c̣n nhớ một bài có tên là “Đế quốc Mỹ là kẻ thù số 1 của nhân ta.” Trong lúc giảng bài, bọn giảng viên Việt Cộng luôn luôn dùng tiếng “thằng” đằng trước tên của những người không thuộc phe của chúng. Tất cả những Tổng Thống Ford, Tổng Thống Thiệu, Phó Tổng Thống Kỳ, Phó Tổng Thống Hương v.v… đều được tặng thêm chữ “thằng”, nghe thật là chướng tai, nhưng phải chịu chứ biết làm ǵ bây giờ?

    Một hôm có tên giảng viên cao hứng, nói rằng: “Các anh bây giờ cần phải từ bỏ cái lối suy nghĩ cũ mà các anh đă bị các tư tưởng phản động đầu độc, chẳng hạn như tư tưởng của thằng Phước…” Nghe tên “thằng Phước” chúng tôi ngớ người ra, nh́n nhau như ngầm hỏi “thằng Phước” là thằng nào. Măi tới lúc về pḥng ḿnh, mới có một anh phát giác ra rằng “thằng Phước” tức là Sigmund Freud (*), một nhà phân tâm học nổi tiếng. Tôi nói lớn: “Vậy là từ nay phải nhớ thằng Phước là thằng Frớt nghe các bạn.”

    (*) Freud, đúng ra phải đọc là /Froi/ nhưng người Việt Nam bị ảnh hưởng của tiếng Pháp gần 100 năm cho nên cứ tưởng nó là tiếng Pháp. V́ thế hầu hết người Việt phát âm Freud thành /frớt/. Mấy tên Việt Cộng, răng đen mă tấu, biến nó thành ra “Phước”.

    Cứ sau mỗi bài học, chúng tôi phải làm một bài “thu hoạch” (một bài khảo sát về sự hiểu biết sau bài vừa học). Bài thu hoạch không làm ở hội trường, mà về làm tại pḥng ngủ của ḿnh, thường là được một ngày, có khi hai ngày, để viết thu hoạch.

    Một bài học, mà tôi quên tựa đề, trong đó nói về sự anh hùng của “nhân dân ta”. Tên giảng viên ba hoa khoác lác về sự anh hùng của “Cách Mạng”:

    Nào là, “Quân đội Nhân dân là quân đội bách chiến bách thắng, đă từng đánh thắng ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật, và Mỹ.”

    Nào là, “Ngay cả những đồng chí du kích gái cũng c̣n bắn rơi máy bay cánh cụp cánh xoè của giặc Mỹ.”

    Nào là, “Anh hùng lái máy bay Phạm Tuân đă cho máy bay của ḿnh núp ở trong mây, chờ cho máy bay của giặc Mỹ đến gần, anh mới bay ra bắn rơi máy bay Mỹ.”

    Rồi hắn kết luận, “Đất nước ta có rất nhiều anh hùng, ra khỏi ngơ là gặp anh hùng, chỗ nào cũng có anh hùng v́ thế mà thằng Tây, thằng Mỹ phải bỏ chạy, thằng Dương Văn Minh phải đầu hàng.”

    Như thường lệ, chúng tôi cũng được một ngày để viết bài thu hoạch. Tôi nghĩ mà ấm ức trong ḷng v́ bây giờ tụi nó tưởng nó là kẻ “thắng trận” (xin nhớ thắng trận có ngoặc kép) cho nên muốn nói ǵ th́ nói.
    Trong bài thu hoạch (nói về nhân dân ta anh hùng), tôi nghĩ ra được một cách nói xỏ tụi nó mà nếu tụi nó biết, cũng chẳng có cớ để trừng phạt tôi. Sau khi tôi đă đóng vai con vẹt, lập lại những điều mà tên giảng viên đă nói trên hội trường để chứng tỏ rằng ḿnh có nghe và hiểu rơ bài học. Tôi viết:

    “Nhờ có bài học này mà tôi mới sáng mắt ra. Trước đây, tôi cứ tưởng chỉ có Mỹ là nhất; bây giờ th́ thấy Mỹ c̣n thua xa Liên Xô về kỹ thuật chế tạo máy bay. Máy bay của Mỹ, như Thần sấm, Con ma, Cánh cụp cánh xoè, nếu tắt máy là coi như bổ nhào xuống đất. Máy bay Mỹ bắt buộc phải nổ máy th́ mới tiếp tục bay trên không được. Trái lại, kỹ thuật chế tạo máy bay của Liên Xô thật là tuyệt vời; khi máy bay tắt máy mà vẫn ở trên không được. Nhờ kỹ thuật siêu đẳng này mà anh hùng Phạm Tuân đă núp ở trong mây, chờ cho máy bay của giặc Mỹ tới gần th́ cho máy bay nổ máy và lao ra bắn máy bay của giặc. Giặc lái Mỹ không thể ngờ là máy bay Liên Xô có khả năng tắt máy núp trong mây như vậy. V́ thế anh hùng Phạm Tuân đă thắng giặc lái Mỹ dễ dàng.”

    Tôi viết như trên để cho tụi nó biết rằng: “Tao biết tỏng là tụi bay chỉ nói phét” thôi. Làm ǵ có chuyện máy bay tắt máy mà có thể ở trên không được?”

    Về anh hùng tí hon Lê Văn Tám (*), tôi viết:

    “Anh hùng tí hon Lê Văn Tám đă đạt được thành công trong việc tự biến ḿnh thành cây đuốc sống, rồi chạy vào kho đạn của giặc Pháp để đốt kho đạn; gây thiệt hại nặng nề cho giặc Pháp. Anh hùng Lê Văn Tám đă điều nghiên kỹ trước khi hành động để biết rằng tụi lính gác Pháp ban đêm thường hay uống rượu, say khướt, đến sáng lên phiên gác vẫn chưa hết say; mà nếu có hết say th́ lại ngủ gà ngủ gật, đâu có c̣n tỉnh táo để canh gác. V́ thế anh hùng Lê Văn Tám mới có thể chạy từ cổng vào tới kho đạn (khoảng cách hơn 50 mét, phỏng chừng 170 ft) mà giặc Pháp chưa kịp phát hiện. Nếu như gặp bộ đội cụ Hồ canh gác, họ luôn luôn tỉnh táo, th́ họ sẽ bắn gục Lê Văn Tám ngay khi Tám qua khỏi cổng rồi. Tóm lại, Lê Văn Tám vừa có can đảm, vừa có sự khôn ngoan, điều nghiên địch t́nh trước khi hành động, nên đă thành công vẻ vang.”

    (*) Lê Văn Tám là tên một nhân vật tưởng tượng trong một câu chuyện tuyên truyền rẻ tiền do Việt Cộng viết ra để xúi trẻ con ăn cứt gà. Có tài liệu nói là “kho xăng”, có tài liệu nói là “kho đạn”, nhưng chi tiết này không quan trọng đối với bài viết này, xăng hay đạn cũng chẳng sao.
    Bọn Việt Cộng cứ lập đi lập lại nhiền lần, riết rồi người ta tưởng đó là chuyện thật. Thậm chí truyện này c̣n được đưa vào chương tŕnh học sử, bậc tiểu học của Việt Cộng, và cái tên “Lê Văn Tám” cũng được dùng để đặt cho trường học, công viên…


    Chuyện này vô lư v́, làm sao mà Lê Văn Tám có thể chạy được một quăng đường dài hơn 50 mét mà không bị lính gác bắn chết? Vả lại, liệu một đứa trẻ 10 tuổi có thể chạy được một quăng đường dài như thế trong lúc toàn thân đang bị cháy như ngọn đuốc không? Lính gác đui hoặc ngủ gục nên đă không nh́n hoặc không nghe thấy ǵ sao? Thay v́ nói rằng câu chuyện vô lư (sức mấy mà dám nói, muốn mập ḿnh sao?) th́, tôi đă viết “khen ngợi” Tám như trên. Nếu bọn Việt Cộng hiểu ra ngụ ư của tôi rằng “tụi mày chỉ nói phét” th́ cũng chẳng làm ǵ được tôi.


    2.9. Đánh lộn

    Chuyện đánh lộn giữa Thiệp và tôi (Thái) xảy ra đúng như câu thiệu có tính “tiên tri” do anh Tê đặt ra như đă kể ở trên, xin lập lại ở đây:

    Liên Tỉnh Thái B́nh – Hưng Yên Hăi Truyện Thiệp Oánh Tê

    Tên bác sĩ Hải đổi thành Hăi (dấu ngă) cho câu văn hợp lư. Phần lớn người Nam hoặc Trung thường hay lẫn lộn hai dấu hỏi và ngă.
    Oánh có nghĩa là đánh, theo cách phát âm của người miền Nam.
    Tê là tên của anh Tê, nhưng ở đây hiểu Tê như là phát âm vần T của người miền Bắc, và là vần đầu của tên tôi (Thái).

    Chừng hai, ba tháng sau khi chúng tôi tới ở Long Giao th́ chuyện này xảy ra. Trong tổ tôi, Thiệp là người to lớn nhất, cao hơn 1,70 mét. Thiệp thường khoe rằng anh ta có “Đệ nhị đẳng huyền đai” môn phái Tae Kwon Do và đă từng làm huấn luyện viên vơ thuật trước khi nhập ngũ. Thiệp c̣n cho biết rằng trước đây anh đă từng là đại đội trưởng đại đội Trinh Sát thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Nếu chỉ vậy thôi th́ cũng chẳng có chuyện ǵ xảy ra cả. Đằng này, thái độ cư xử của Thiệp đối với anh em trong tổ mới là nguyên nhân dẫn đến đánh lộn.

    Thiệp thường hay xửng cồ, nạt nộ mỗi khi không vừa ư một điều ǵ. Khi chơi cờ tướng mà bị thua, Thiệp hay đập tay xuống sàn gỗ hoặc mặt bàn, khiến cho quân cờ nảy lên hoặc xê dịch khỏi vị trí của nó. Mọi người trong tổ thấy chướng mắt nhưng đều nín nhịn v́ “tránh voi chẳng xấu mặt nào.” Riêng tôi, tôi cũng bắt chước mọi người, nín nhịn cho qua. Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi không sợ Thiệp và chờ dịp thuận lợi tôi sẽ cho anh ta một bài học. Qua thái độ của tôi, Thiệp cũng biết rằng tôi không sợ anh ta mặc dù tôi nhỏ con hơn Thiệp.

    Tôi không sợ Thiệp v́ qua mấy tháng cùng ở và cùng làm việc với nhau, tôi đă có một sự đánh giá khá đúng về Thiệp. Hai mu bàn tay của Thiệp (chỗ khớp nối các ngón tay với mu bàn tay) đă biến thành chai cứng do công phu tập luyện đấm bao cát mà có. Khi hai chúng tôi đi khiêng gạo với nhau, bao gạo 100 pounds, chỉ đi một quăng ngắn là tôi đă thấy hơi thở của Thiệp trở nên dồn dập; chứng tỏ rằng công lực của Thiệp không có nhiều. Tôi nghĩ rằng cái “Đệ nhị đẳng huyền đai” của Thiệp chỉ là nói phét. Giỏi lắm là đai đen trơn mà thôi.

    Một buổi sáng, một nửa tổ tôi đi khiêng gạo, trong đó có Thiệp. Tôi không phải đi v́ nằm trong phân nửa c̣n lại, sẽ làm việc khác. Thiệp vào phía trong nhà bếp, tự ư lấy cái gióng (quang) do tôi làm bằng dây kẽm gai mà không hỏi tôi. Khi Thiệp ra tới cửa trước, tôi hỏi:

    - Ê Thiệp, anh có biết cái gióng này là của ai không?
    - Đếch thèm biết, có ở đây th́ tôi lấy xài, được không?
    - Cái gióng này do tôi làm, anh muốn xài th́ phải hỏi tôi.
    - Đ.M. tao không hỏi th́ mày làm ǵ được tao?
    - Này, đừng ăn nói lỗ măng, anh không được nói Đ.M. với tôi nghe.
    - Tao cứ nói đấy.
    - Thử nói lại coi.
    - Đ…

    Thiệp vừa mở miệng nói được chữ Đ…. th́ lănh ba cú đấm liên hoàn vào miệng (tay phải vừa rút ra th́ tay trái đă tới miệng; tay trái vừa rút ra th́ tay phải lại tới miệng). Thiệp không kịp đỡ. Tuy nhiên, tôi không dùng hết sức mạnh của tay tôi. Cả tổ đứng vây xung quanh hai đứa tôi để xem nhưng không ai can v́ họ đều không ưa Thiệp. Tôi đứng dựa lưng vào cái cột ngoài hàng hiên; Thiệp đứng bên cạnh bàn ăn cơm của tổ (mặt bàn ghép bằng gỗ thùng đạn pháo binh 105 ly, bề ngang chừng 80 cm, chiều dài hơn 2 mét). Khoảng cách giữa Thiệp và tôi hơn một mét. Thiệp chửi tôi trong khi tôi chỉ đứng nh́n anh ta:

    - Đ.M. Mày là thứ gà mái đá gà cồ, về Sài-G̣n, mày sẽ biết tay tao (Thiệp nói vậy, v́ hầu hết mọi người lúc đó đều nghĩ rằng khi học xong 10 bài th́ sẽ được cho về)

    Vừa nói, Thiệp vừa đưa tay lên sờ môi; môi của Thiệp đă sưng vếu lên và có ít máu miệng chảy ra tay. Có lẽ Thiệp mắc cở với những người xung quanh cho nên anh ta quyết định đánh tôi để gỡ danh dự. Thiệp đập mạnh tay xuống mặt bàn ăn rầm một cái; mặt bàn gẫy sụm xuống v́ ván ghép không được chắc. Thiệp tiến lại phía tôi, vẻ mặt đanh lại, tỏ dấu quyết ăn thua đủ. Tôi lùi mỗi khi Thiệp tiến lên. Ở trước cửa pḥng ngủ của tổ, có lót một tấm vỉ sắt có lỗ (PSP, loại dùng cho quân đội làm sân bay dă chiến) chạy từ hiên nhà ra tới mép đường. Tôi định bụng là sẽ nhường Thiệp cho tới khi tôi lùi hết chiều dài tấm vỉ sắt (hơn 3 mét – 10 ft). Tới đầu vỉ sắt, tôi dừng lại. Thiệp thấy khoảng cách đă vừa tầm tay th́ đưa tay phải ra định chụp tóc của tôi, nhưng anh ta đă chậm rồi. Tay Thiệp chưa đụng vào tóc tôi th́ tôi đă trùn người xuống, xoay một góc 90 độ, ngược chiều kim đồng hồ; đồng thời dùng đ̣n ngũ phong (đánh bằng cùi chỏ) đánh vào mạng sườn bên trái của Thiệp. Bị trúng đ̣n nặng, Thiệp chưa kịp phản ứng ǵ th́ tôi đứng lên, dùng hai tay đấm liên hoàn vào mặt của Thiệp. Thiệp chịu được ba bốn quả đấm th́ hết nổi, ngă bật ngửa ra phía sau; nhưng tôi chưa ngừng, mà c̣n sấn tới định tặng cho Thiệp mấy cú đá nữa. Lúc này, anh Hải (tổ trưởng) và mấy người nữa mới chạy tới, người th́ giữ tôi lại, người th́ đỡ Thiệp đứng dậy đưa vào trong buồng.

    V́ xảy ra đánh lộn, anh tổ trưởng giao cho người khác dẫn nhóm khiêng gạo đi; anh phải ở nhà viết báo cáo sự việc cho quản giáo; tôi ngồi trong pḥng chờ lệnh. C̣n anh Thiệp v́ bị rụng hai cái răng cửa, máu chảy ra nhiều, và mặt mũi sưng húp cho nên tự ḿnh lên bệnh xá xin thuốc. Cán bộ bệnh xá thấy Thiệp như vậy, hỏi lư do và cho người báo ngay cho cán bộ quản giáo của đội tôi.

    Chừng nửa giờ sau th́ quản giáo và hai tên vệ binh mang súng AK-47 xuống pḥng tôi, đọc lệnh phạt biệt giam tôi vào conex (*) chờ điều tra rồi sẽ có quyết định sau. Tôi đi theo quản giáo và hai tên vệ binh tới conex ở ngoài gần hàng rào kẽm gai. Chúng mở cửa conex và bảo tôi vào bên trong, xong, khóa cửa lại. Bữa cơm trưa và chiều, tổ trưởng cắt cử người đưa cơm cho tôi.

    (c̣n tiếp)

  7. #7
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    (*) Giải thích: Conex là tiếng dùng trong quân đội Mỹ để chỉ cái thùng sắt lớn (container), chứa vật liệu, kích thước cỡ 6’ x 7’ x 7’, cửa có khoen để khoá. Khi Việt Cộng dùng làm nhà biệt giam, chúng đục một ô nhỏ ở phía trên cho tù nhân thở, nhưng không thể chui ra được.

    H́nh 1

    Conex là cái thùng nầy (phía sau những công nhân Việt của hăng thầu
    xây cất RMK thời chiến tranh Việt Nam).

    H́nh 1 do hội viên Thư Viện Việt Nam (bạn Phạm Thắng Vũ) có nhă ư góp thêm vào cho cuốn hồi kư này để giúp quí vị độc giả biết h́nh dạng của conex.

    Hai h́nh bên dưới (gọi chung là H́nh 2) là do hội viên Thư Viện Việt Nam (bạn Trai sau rieng) đă sưu tầm và có nhă ư giúp tôi nêu rơ h́nh ảnh của cái conex. Xin hăy đọc mấy lời anh viết sau đây:

    Chào anh minhcanh,

    Để giúp cho hậu thế (sau này) và những người bạn trẻ, những đồng bào chưa từng và chưa tưởng tượng nổi h́nh ảnh cái conex, và cảm giác bị nhốt trong conex như thế nào. Xin phép anh tôi đăng lại một vài bức ảnh trong cuốn phim Vượt Sóng để độc giả dễ h́nh dung hơn.

    Chỉ là h́nh ảnh bổ sung để diễn tả cái conex, không phải ăn cắp tác quyền của h́nh ảnh phim Vượt Sóng. Mong quư độc giả thông cảm.
    Trân trọng,

    H́nh 2





    Phía trước conex có cánh cửa kiên cố


    (Hết phần giải thích)

    Conex bên cạnh đă có người đang bị giam ở đó. Thấy có tiếng động, anh ta lên tiếng:
    - Chào anh bạn, anh bị nhốt v́ tội ǵ vậy?
    - Tôi mới đánh lộn vài giờ trước đây, nên bị nhốt.
    - Cả hai người cùng bị nhốt à?
    - Không, chỉ có ḿnh tôi thôi.
    - Sao lạ vậy?
    - Chẳng có ǵ là lạ cả. Thằng cha đó ba trợn, bị tôi hạ nốc ao (knock out). Tụi Việt Cộng coi như tôi đánh nó, và nó là nạn nhân. Thế c̣n anh bị nhốt v́ lư do ǵ?
    - Tôi lén dạy mấy anh em tập Thái Cực Đạo; tụi nó biết, nghi rằng tụi tôi luyện tập với ư đồ phản động, v́ thế tôi bị nhốt. Tụi nó ngán mấy người biết vơ. Kinh nghiệm cho tôi biết, nếu ḿnh “có nghề” th́ đừng để tụi nó biết.
    - Anh bị nhốt đă lâu chưa?
    - Hơn một tuần rồi; chưa biết khi nào được ra.
    - Thôi ráng giữ ǵn sức khỏe nhé. Ḿnh sẽ nói chuyện tiếp sau.

    Rồi, chúng tôi trở lại với những suy nghĩ riêng tư của ḿnh.Vào ngồi trong conex, buổi trưa th́ nóng như cái ḷ bánh ḿ, buổi tối khi sương xuống th́ lạnh cắt da. Tuy vậy tôi không cảm thấy lo sợ, v́ vụ đánh lộn này hiển nhiên là đột xuất chứ không phải v́ lư do chính trị (bất đồng chính kiến) như bọn Việt Cộng nghi ngờ. Vả lại, tôi nghĩ vụ đánh lộn này đă làm thỏa ḷng nhiều người trong lán (đội) - từ anh lán trưởng trở xuống đội viên; cho nên tôi tin là họ sẽ nói tốt cho tôi khi họ được hỏi tới. Và, đúng như tôi suy nghĩ, sau hai ngày hai đêm ở conex, tôi được thả ra và phải viết một bản kiểm điểm nộp cho quản giáo. Thế là êm ru bà rù, tôi lại hát bài khỏe re con ḅ kéo xe.

    Về đến pḥng, tôi thấy Thiệp được nghỉ đi lao động, nằm trên sạp, hai mắt tím bầm và mặt mũi c̣n sưng húp. Lúc này tôi đă hết cơn “Tặc giăng nổi giận” rồi; tôi hỏi Thiệp đă dùng thuốc ǵ rồi; Thiệp cho biết bệnh xá chỉ cho có tí nước muối về rửa thôi. Tôi cũng chẳng có thuốc ǵ giảm đau cho Thiệp uống. Tôi chạy xuống nhà bếp xin họ mấy muỗng muối hột, đem về pḥng và rang muối cho thật nóng, rồi lấy miếng giẻ bọc muối lại để thoa lên những chỗ sưng. Khi nào muối nguội, tôi lại rang tiếp và cứ thế lập lại nhiều lần. Nhờ vậy, những vết bầm tím bớt đi dần dần. Ngày hôm sau trở đi, v́ tôi phải đi lao động cho nên tôi chỉ làm cho Thiệp vào buổi tối mà thôi. Chừng một tuần lễ th́ Thiệp hết được nghỉ lao động và phải ra đi làm với tổ. Nh́n bề ngoài th́ chỉ c̣n thấy mắt hơi tim tím, nhưng tôi biết bên trong, Thiệp c̣n bị đau vài ba tuần lễ nữa v́ cú đánh cùi chỏ của tôi vào mạng sườn, mỗi lần hít thở là bị đau. Điều này chỉ có ḿnh tôi và Thiệp biết thôi nhưng chẳng ai muốn nói ra. Thiệp th́ mắc cở, c̣n tôi th́ dại ǵ mà khai báo rằng ḿnh “có nghề” để cho tụi Việt Cộng để ư.

    Khu tôi ở gồm có rất nhiều lán (dăy nhà) chia làm hai phần, cách nhau bởi một con đường lớn. Con đường này được tụi tôi đặt cho cái tên là “Đại Lộ Thống Nhất”. Chiều chiều, sau bữa cơm là giờ thoải mái nhất, chúng tôi thường từng nhóm hai ba người đi dạo trên đường này, vừa đi vừa tṛ chuyện và để gặp những bạn cũ nhưng hiện ở khác lán. Mấy người bạn cùng xóm với tôi, ở chung với nhau trong một lán, chỉ có ḿnh tôi là lẻ loi mà thôi. Chuyện ǵ đặc biệt ở một lán, th́ chỉ sau một buổi chiều là các lán xa gần đều rơ. Do đó chuyện tôi đánh lộn cũng đă đến tai mấy người bạn cũ của tôi.

    Một buổi chiều, tôi ra “Đại Lộ Thống Nhất”, đi một quăng th́ gặp anh Nguyễn Tiến Xuyên. Anh nói:

    - Ê Thái, thằng Vi (Phùng Bá Vi) về lán nó nói bô bô rằng một thằng chẳng có đai ǵ mà hạ nốc-ao (knock out) một thằng đai đen đệ nhị đẳng đấy.

    Tôi bảo Xuyên:

    - Thằng đó mà đệ nhị đẳng cái con khỉ ǵ; giỏi lắm là nó được đai đen trơn thôi. Vả lại, vào đây nó bị mấy tháng ăn đói rồi, th́ c̣n sức đâu để mà đánh với đấm nữa.

    - C̣n tin này nữa, tớ mới đọc báo, thấy toà xử thằng Phái (em trai tôi) 5 năm tù, Thái có biết không?

    - Không biết, thôi đành phó thác cho Trời, chứ làm ǵ được bây giờ?

    Sau đó chúng tôi nói chuyện linh tinh cho đến khi trời tối (*) th́ ai về lán đó chuẩn bị đi ngủ.

    (*) Suốt một năm ở Long Giao, cửa pḥng ngủ của chúng tôi không bị khóa vào ban đêm. V́ thế, nhiều khi chúng tôi ra ngồi phía trước hè nói chuyện cho đến khuya mới vô ngủ. Chúng tôi chỉ tránh không đi lạng quạng ở ngoài v́ sợ bọn lính gác bắn ẩu mà thôi.

    Một buổi trưa, vài ngày sau khi tôi được ra khỏi conex, trong lúc tôi đứng sắp hàng chờ lănh cơm cho tổ, có một anh ở cùng lán nhưng khác tổ, tương đối lớn tuổi, đứng sau tôi mấy người. Anh vọt lên, cầm bàn tay tôi nắn nắn, bóp bóp; tôi cứ để yên xem anh ta làm ǵ. Nắn một lúc, anh nói với mấy người đứng gần tôi rằng:

    - Tay thằng cha này mềm xèo, mà sao lại đánh gẫy răng thằng kia, kể cũng lạ.

    Tôi nói lớn cho họ nghe chung, rằng:

    - Răng nó đă lung lay sẵn rồi, đụng nhẹ một cái th́ răng rớt ra, chứ làm sao tay tôi đủ mạnh để đánh gẫy răng nó?

    Tôi nói vậy cho qua chuyện và cũng để che dấu “nghề” của tôi. Ngu sao mà khoe ra? Thực ra, ngày xưa, khi tôi tập đấm bao cát xong, tôi phải ngâm hai bàn tay vào rượu thuốc chừng mươi mười lăm phút cho thuốc ngấm vào da thịt bàn tay. Nhờ vậy mà da tay tôi không bị chai cứng như những người khác.

    C̣n nữa, cũng sau khi tôi được ra khỏi conex vài ngày, một anh bạn khác cũng cùng lán nhưng khác tổ (tôi quên tên, chỉ biết người anh hơi thiếu thước tấc và có nước da ngăm ngăm), đến gặp tôi. Anh vừa cười vừa hỏi:

    - Anh có biết Thiệp có biệt danh là ǵ không?
    - Làm sao tôi biết được?
    - Trước khi đi lính, Thiệp ở khu trường đua Phú Thọ (Sài-G̣n), nổi tiếng trong đám du đăng với cái tên là “Thiệp chộp” đấy.
    - Sao lại là Thiệp chộp?
    - Anh ta luyện hai bàn tay rất cứng. Khi anh ta muốn đánh ai, anh ta giả vờ đến xin người đó cho mồi thuốc; trong lúc người kia vô ư th́ Thiệp dùng bàn tay cứng chắc của ḿnh, chộp cổ áo đối phương cứng ngắt, và tay kia đánh đối phương.
    - Thế lỡ đối phương của Thiệp không hút thuốc th́ làm ǵ có hộp quẹt để mồi thuốc?
    - Dân du đăng đứa nào chả hút thuốc.
    - Thế à? Vậy là tôi may mắn không bị chộp bởi Thiệp đấy.

    Tôi biết anh bạn này muốn khai thác tôi, xem “ngón nghề” của tôi ra sao nhưng tôi chuyển sang đề tài khác một lúc rồi chấm dứt câu chuyện. Nhờ vậy, tôi biết thêm một chút dĩ văng của Thiệp.

    Tôi và Thiệp c̣n ở chung một tổ thêm vài ba tháng nữa, sau đó Việt Cộng xáo trộn nhân sự, hai chúng tôi không c̣n ở chung nữa.

    (c̣n tiếp)
    Last edited by Minhcanh; 01-11-2010 at 10:58 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    2.12. Anh em gặp nhau

    Từ hôm gặp anh Xuyên trên “Đại Lộ Thống Nhất” trong trại Long Giao, biết tin em trai tôi bị kết án 5 năm tù, tôi yên tâm hơn v́ chắc chắn rằng em tôi đă không bị xử tử. Em tôi (Phái) đă bị bắt đêm hôm 1 tháng 5 năm 1975, bị đưa lên xă v́ bọn Việt Cộng nằm vùng muốn giết Phái.

    B́nh thường th́ những người như Phái chỉ phải lên xă học tập 3 ngày rồi được về nhà làm ăn. Nhưng, Phái bị tụi nằm vùng thù ghét v́ tính hung hăng con bọ xít của tuổi trẻ.

    Khi tới tuổi quân dịch, Phái xin gia nhập Nghĩa Quân để được gần nhà, và thuận tiện cho việc trông coi tiệm chụp h́nh của ḿnh. Sau đó Phái xin biệt phái sang làm phó trưởng ấp, phụ trách về an ninh trong ấp. V́ c̣n trẻ và lại được ông trưởng ấp cho đi tàu bay giấy nên Phái hoạt động rất hăng trong công tác lùng bắt thanh niên trốn quân dịch. Hầu hết những thanh niên trốn quân dịch là dân địa phương (rất ít khi là gốc Bắc Kỳ di cư); trong số đó cũng có lẫn lộn một số Việt Cộng nằm vùng. Đó là lư do mà bọn này căm thù Phái.

    Sau lệnh đầu hàng ngày 30/4/1975 của Tổng Thống Dương Văn Minh, những tên Việt Cộng nằm vùng xuất đầu lộ diện. Chúng là những thằng chăn ḅ, chăn trâu, thợ hồ v.v…mà hầu hết là những đứa đă từng bị Phái bắt đưa về quận về tội trốn quân dịch.

    Giữa đêm 1 tháng 5 năm 1975, bọn Việt Cộng trên xă tới gơ cửa nhà Phái, c̣ng tay và dẫn đi. Một người hàng xóm của chú ấy chạy vào báo cho tôi biết việc Phái bị bắt. Từ lúc đó, cả nhà tôi không ai ngủ được v́ đều nghĩ rằng Phái sẽ bị giết ngay trong đêm. Mẹ tôi bảo cả nhà đọc kinh, xin Đức Mẹ Maria cứu giúp; sức riêng chúng tôi th́ không làm được ǵ.

    Trời vừa sáng, tôi sang nhà chú Khái (phía sau nhà tôi), nhờ chú ấy đạp xe đi từ chợ Tam Hà lên tới xă Tam B́nh, và nh́n kỹ dưới ruộng hai bên lề đường xem có thấy xác chết của Phái không. Chú Khái cỡ tuổi với em tôi, nhưng không phải đi quân dịch v́ lư do mẹ goá con côi. Khái chỉ lo làm ăn nên không lo lắng ǵ khi thời thế thay đổi. C̣n tôi, lúc này ít khi dám ra khỏi nhà để tránh tai bay vạ gió.

    Đến gần trưa, Khái trở về cho biết là không thấy ǵ dọc theo ruộng rẫy hai bên vệ đường. Tôi yên tâm phần nào, và ra bảo vợ chú em lên xă hỏi thăm tin tức. Vợ chú đi ngay. Mới đầu tụi nó (Việt Cộng) nói không biết. Sau đó gặp một tên bộ đội Miền Bắc th́ được nó chỉ cho chỗ giam Phái nhưng không cho gặp mặt. Vợ chú em tôi nhờ tên bộ đội này chuyển cho Phái một ổ bánh ḿ, và ra về.

    Sau này, nghe Phái kể lại là “Hôm đó tụi nó tính đánh cho em chết luôn. Em không c̣n ngồi dậy được nữa và mong cho tụi nó bắn em ngay để bớt đau đớn. Nhờ có tên bộ đội Miền Bắc ở đó; hắn không cho bọn kia đánh tiếp và bảo đem giam em lại.”
    Vợ chú Phái về cho tôi biết tin trên, tôi nghĩ phải t́m cách ǵ để tụi nó chuyển Phái ra giam ở huyện th́ mới mong thoát khỏi ăn đ̣n tiếp. Tôi chợt nghĩ tới tướng Trần Văn Trà, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Sài-G̣n (mà chúng đă đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh). Tôi thảo một lá thư gửi cho tướng Trà, trong thư, tôi dựa vào “Chính sách khoan hồng 7 điểm” của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam, và nói đại ư rằng:

    “ Theo như chính sách khoan hồng th́ mọi người thuộc chế độ cũ, từ cấp tướng trở xuống đều được khoan hồng, trong khi Phái chỉ là một viên chức xă ấp hạng thấp nhất, tương đương như một binh sĩ, mà lại bị bắt và đă bị hành hạ dă man và hiện đang bị giam tại xă. Đây chỉ là hành động trả thù cá nhân và đi ngược với chính sách của chính phủ, gây mất ḷng tin cho dân chúng. Nếu như Phái có tội th́ xin được đưa ra xử công khai để chứng tỏ sự quang minh chính đại của chính phủ.”

    Thảo xong lá thư, tôi đưa cho vợ chú em và bảo viết lại lá đơn bằng chính nét chữ của ḿnh. Sau khi viết lại, th́ xé bỏ lá thư do tôi thảo ra để phi tang. Ngoài b́ thư đề gửi cho Thượng Tướng Trần Văn Trà, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Hồ Chí Minh; rồi đem ngay ra ty bưu điện Thủ Đức gửi.

    Trong khi chờ đợi kết quả lá thư vừa gửi, mỗi sáng vợ của Phái mang đồ ăn tiếp tế cho chồng ở xă, nhưng vẫn không được gặp mặt. Đồ tiếp tế thường là bánh ḿ. Một hôm tên bộ đội gác cửa nói với vợ của Phái “Chị tiếp tế đồ ăn ǵ mềm mềm để chồng chị dễ ăn.” Tôi biết ngay, đây là dấu chỉ, cho biết quai hàm và răng của Phái bị đánh, đau không thể nhai được.

    Năm ngày sau khi gửi lá thư cho tướng Trà, vợ chú em tôi lên xă tiếp tế cho chồng như thường lệ, th́ được biết Phái đă được chuyển ra nhà giam huyện Thủ Đức. Tôi thêm an tâm v́ từ nay Phái không c̣n bị ăn đ̣n trả thù nữa. Nhà tù ở huyện cho tù nhận đồ tiếp tế dễ hơn một chút nhưng vẫn không được gặp mặt thân nhân.

    Tôi vội lật cuốn sách thuốc chỉ dẫn về cách thức trị các thương tích mà tôi có sẵn trong nhà.

    Trong sách có đầy đủ các toa thuốc để chữa trị cho từng vùng bị thương trên cơ thể. Đầu tiên, tôi dùng toa trị cho “Bị thương toàn thân”; ra tiệm thuốc bắc mua hai thang để uống hai ngày. Mỗi ngày tôi dặn vợ của Phái, sắc một thang, để cho cạn c̣n chừng một chén th́ lấy ra, chờ cho thuốc nguội bớt đi, rồi chứa thuốc vào bịch ny-lông, nhớ kèm theo ống nhựa để hút. Phải nói là cà phê sữa, chớ nói là thuốc. Vợ chú làm y lời tôi. Ngày hôm sau, vợ chú sắc chén thuốc thứ hai và cũng làm như lần trước. Sang ngày thứ ba, tôi đổi sang toa thuốc “Bị chấn thương vùng mặt” để giúp em tôi bớt đau đớn quai hàm, có thể nhai đồ ăn đễ dàng. Phương thức sắc thuốc và tiếp tế cũng vẫn vậy. Tới sáng ngày thứ tư, gặp tên lính gác hắc ám; nó không cho đem cà phê vào v́ “Tù mà c̣n cà phê với cà pháo à?” Vợ Phái về cho tôi biết tin trên; tôi bảo đừng lo, vài giờ nó đổi phiên gác th́ đứa khác sẽ cho nhận. Đúng như lời tôi nói, lần sau ra tiếp tế th́ được trót lọt.

    Sau bốn ngày rồi, tới ngày thứ năm, tôi đổi sang toa thuốc “Bị chấn thương vùng ngực”; cũng vẫn 2 thang cho hai ngày. Bây giờ mỗi lần tiếp tế, tụi nó cho tù ra nhận đồ ăn và trả lại giỏ xách, đồ đựng thức ăn của ngày hôm trước, nhưng vẫn không được phép nói với nhau lời nào. Lần này, trong quai giỏ xách có dấu một mẩu giấy ghi “Cà phê ngon lắm, gửi tiếp.” Tôi rất mừng v́ biết rằng thuốc đă có công hiệu.

    Tôi tiếp tục chọn các toa thuốc để chữa trị cho Phái. Cứ hai ngày đổi sang toa thuốc khác một lần. Từ chấn thương vùng ngực, tới vùng bụng, tới đầu, rồi tới vùng tay chân, và cuối cùng, tôi trở lại toa ban đầu “Bị thương toàn thân”, uống 10 ngày liền, mỗi ngày một thang. Những mẩu giấy thông tin mật vẫn có mỗi ngày. Do đó tôi biết đầy đủ về kết quả của những toa thuốc. Cho đến một ngày, Phái cho biết “Thích cà phê đen hơn cà phê sữa”; chứng tỏ rằng hầu như Phái đă hồi phục.
    Tôi chẳng biết ǵ về chữa bệnh bằng thuốc bắc nhưng việc xảy ra như vậy, tôi bắt buộc phải làm do sự suy luận hoàn toàn của riêng ḿnh; nghĩa là tôi phải đóng vai ông lang băm, chưa qua một trường lớp huấn luyện nào cả. Ngay như câu “Cơm ba bát, thuốc ba thang” để chỉ ra tiêu chuẩn ăn cơm và uống thuốc, mà tôi cũng không theo được. Tôi chỉ cho em tôi uống hai thang, rồi phải đổi sang toa thuốc khác v́ nghĩ rằng thời giờ quá cấp bách cho nên phải giảm đi số thang thuốc cần uống kẻo không kịp th́ sao. Quí vị rành về Đông Y, xin đừng chấp ông lang băm này, quí vị nghe xong rồi bỏ. Cũng may là những ngày Sài-G̣n mới mất, thuốc bắc chưa đến nỗi khan hiếm lắm, cho nên c̣n đủ các vị thuốc mà tôi cần.

    Sự việc em tôi khỏi các chấn thương, có lẽ, là do quyền năng của Đức Mẹ Maria. Ngài đă đáp ứng lời khẩn cầu hằng ngày của mẹ tôi mà chữa lành cho em tôi. Đúng là “phước chủ, lộc thày.” Bệnh nhân v́ có phước mà khỏi bệnh, nhưng ông lang băm lại được tiếng là mát tay. Trở lại việc em tôi bị kết án 5 năm tù, câu chuyện khó tin nhưng có thực.

    Đầu tiên là vợ của em tôi bị tụi công an huyện gọi ra điều tra. Chúng đưa lá thư ra và hỏi ai đă viết thư này cho tướng Trà. Vợ của Phái trả lời là chính cô ấy viết. Nó đưa giấy bút và đưa lá thư đó, bảo cô ấy viết lại y như vậy để nó xem nét chữ có giống nhau không. Trên lá thư, cô ấy đọc được mấy lời phê của tướng Trà rằng “Chính quyền địa phương phải giải quyết vụ này, không được làm mất chính sách của chính phủ Cách Mạng.” Nhờ vậy mà Phái được bọn Việt Cộng xă đưa ra giam ở huyện. Khi viết lại lá thư xong, chúng thấy đúng là chữ viết của cô ta; chúng quay qua điều tra hướng khác, rằng:

    - Ai đă chỉ dẫn cho chị viết lá thư này?
    - Có một anh bộ đội vào tiệm h́nh của tôi xem h́nh của khách mà tôi treo trên tường; tôi than thở với anh ta có cách nào giúp cho chồng tôi ra tù không; anh ta chỉ cho tôi cách viết và gửi thư, và tôi làm theo anh ta chỉ dẫn.
    - Chị có h́nh của anh bộ đội đó ở tiệm không?
    - Không, anh ấy chỉ vào xem h́nh rồi bỏ đi, không chụp h́nh nào cả.

    Chúng thấy không khai thác được ǵ, chúng cho vợ của Phái về. Mấy ngày sau, chúng vào tiệm h́nh và khám xét lung tung, cũng chẳng có chứng cớ ǵ thêm cho chúng. Tuy nhiên, chúng không chịu thua đâu. Chúng âm thầm bầy mưu tính kế để giết em tôi một cách “hợp pháp, không vi phạm chính sách của chính phủ Cách Mạng,” mà chỉ sau ngày xử án chúng tôi mới biết. Riêng tôi chỉ biết điều này sau khi đă được ra khỏi tù.

    Một tuần trước ngày xử án, mỗi buổi tối, xe phóng thanh đi khắp các ấp, kêu gọi mọi người phải đi dự phiên toà sẽ diễn ra ngày … tháng … “Toà Án Nhân Dân” là tiếng chúng dùng để giết người nhưng đổ thừa cho nhân dân xử án (không phải bọn chúng). Trong đám nhân dân, tụi nó gài sẵn một ít c̣ mồi, chia ra đứng rải đều trong đám dân chúng. Bọn c̣ mồi này sẽ hô “Đả đảo - Nhất trí …” để lôi kéo đám đông làm theo chúng. Ai đă từng xem phim “Chúng Tôi Muốn Sống” thời cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm th́ biết rơ kiểu xử án này.

    Trong phiên toà có hai phạm nhân, một người phạm tội cướp của giết người; người thứ hai là em tôi, phạm tội “tham nhũng hối lộ, tàng trữ vũ khí bất hợp pháp, và hăm hiếp một thiếu nữ 16 tuổi nhiều lần trong ba năm liền do đơn tố cáo của nạn nhân [sic].” Chúng không thể xử em tôi về tội chống phá Cách Mạng, nếu làm vậy là đi ngược lại chính sách khoan hồng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Công tố viên đọc tội trạng của từng người, sau đó yêu cầu toà xử tử h́nh cả hai. Kẻ phạm tội giết người th́ mọi người đều “nhất trí”. Tới lượt em tôi, một bà trung niên người Miền Nam, sau này được biết tên bà là Nguyễn Thị Thơm (*) đứng ngay dậy xin có ư kiến trước khi bọn c̣ mồi kịp hô “nhất trí”. Khi được toà cho phép phát biểu, bà nói đại ư rằng:

    a) Về tội tham nhũng hối lộ, Phái chỉ là một Nghĩa Quân đảm trách chức vụ phó trưởng ấp. Nếu có tham nhũng th́ cái tham nhũng của Phái cũng chỉ bằng hạt cát so với cái tham nhũng của một số tướng tá của quân “Ngụy” mà thôi. Nếu v́ tội này mà Phái bị tử h́nh th́ có lẽ phải xử tử tất cả những người kia trước đă. V́ thế, xin toà tha cho Phái tội này.
    b) Về tội tàng trữ vũ khí bất hợp pháp, bà không có ư kiến, xin để cho toà xét xử.
    c) Về tội hiếp dâm một thiếu nữ 16 tuổi nhiều lần trong ba năm liền th́ thật là vô lư. Khi bị hiếp một hai lần đầu, tại sao không la lên ngay mà đợi cho đến bây giờ, ba năm sau mới la? Điều này chứng tỏ là có sự ưng thuận của đôi bên; cho nên kết án tử h́nh về tội này là không đúng.

    Khi bà vừa nói dứt th́ dân chúng vỗ tay nhiều quá. Mấy người đứng xung quanh bà xúm lại công kênh bà lên để tỏ ḷng khâm phục sự can đảm của bà. Đám c̣ mồi thấy vậy đành im re.

    Ghi chú:
    (*)Trong những bản đă phổ biến trước đây, tôi (tác giả) đă nói đôi điều không đúng về bà Thơm. Rất may là nhân dịp bà Thơm về Dallas, ghé thăm và ở lại nhà chú em tôi một ít ngày, tôi đă có hân hạnh gặp mặt bà tại nhà Phái vào ngày 08 tháng 5 năm 2010. Bà Thơm cho tôi biết rằng chồng bà là Thượng Sĩ Nhất Biệt Động Quân, tên là Đinh Văn Hoa và là cư dân huyện Thủ Đức. Mặc dù đă ngoài 80 tuổi, bà vẫn c̣n trí nhớ rất tốt và bà đă kể lại cho tôi diễn tiến phiên xử án năm đó. Những ǵ tôi viết trên đây là theo lời kể của bà.


    Được thể, một bà nữa – Bà Đoan, ở cùng ấp Tam Hà với chúng tôi, đứng lên nói tiếp, cũng cho rằng lời tố cáo Phái là hoàn toàn bịa đặt, xin toà cho Phái một cái án thật nhẹ. Dân chúng lại vỗ tay rầm rầm để hưởng ứng lời bà Đoan. Thấy vậy, bọn Việt Cộng vào nghị án lại, sau đó tuyên án Phái bị 3 năm cải tạo, c̣n người kia th́ vẫn tử h́nh.

    Bọn Việt cộng mượn danh nghĩa nhân dân để giết người. Mà, bây giờ nhân dân không đồng ư th́ chúng phải lùi một bước; lùi để sau này tiến mấy bước th́ chưa ai biết.

    Theo sự thường th́, nhân dân trong cái gọi là Toà Án Nhân Dân thường là những người hiền lành, chất phác. Họ đến dự chỉ v́ bắt buộc phải đến dự; số người hiếu kỳ, đến dự để thoả tính ṭ ṃ th́ cũng có nhưng không phải là đa số. Đám dân chúng này đều là những người thụ động; họ bị lèo lái bởi đám c̣ mồi.

    (c̣n tiếp)

  9. #9
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    Trong phiên toà xử em tôi, sự việc đă xảy ra không b́nh thường. Hai người dân đă đứng lên phản đối bản án với sự vỗ tay tán thưởng của cả đám đông. V́ thế, em tôi đă thoát khỏi bản án tử h́nh.

    Có một điều đặc biệt là, hai bà đứng lên bênh vực em tôi đều không có sự liên hệ ǵ với gia đ́nh tôi. Bà Thơm ở thị trấn Thủ Đức trong khi gia đ́nh tôi ở ấp Tam Hà, cách bà cả hai cây số. Động cơ nào đă thúc đẩy bà đứng lên bênh vực em tôi? Không ai biết. Sau vụ án này, bà bị làm khó dễ đủ điều.

    Khi bà nghe tin em tôi được tha đầu năm 1981, bà ghé nhà thăm hỏi em tôi một lần duy nhất nhưng không dám ở lâu, “chỉ đứng năm ba phút” rồi bà phải đi ngay.

    Em tôi vượt biển, sang Mỹ năm 1983 và định cư tại Dallas. Bà Thơm cũng sang Mỹ năm 1983 do con bảo lănh, định cư ở Virginia. Tuy nhiên người này không biết rằng người kia cũng đă ở bên Mỹ rồi. Măi tới năm 1992, bà Thơm về thăm Việt Nam, hỏi ra th́ mới biết rằng Phái cũng đang ở Mỹ. Bà cho thân nhân của Phái số phôn của bà, và từ đó hai người thỉnh thoảng liên lạc với nhau.

    Người thứ hai là bà Đoan. Tuy là người cùng một ấp, cùng một giáo xứ, nhưng gia đ́nh tôi chỉ biết bà, chứ không quen thân. Mà, nếu có quen biết nhau từ trước, gia đ́nh tôi cũng không dám có ư định nhờ bà đứng ra bênh vực em tôi trước toà án. Tâm trạng của mọi người trong thời gian này đều hoang mang, sợ sệt. Lo sợ cho chính bản thân và gia đ́nh ḿnh c̣n chưa xong, th́ tâm trí đâu mà lo lắng cho người khác? Ai muốn mang vạ vào thân lúc này? Vậy th́ cái ǵ đă khiến bà tự ư đứng lên bênh vực em tôi? Không ai biết.

    Sau này, tôi thường nhắc em tôi rằng: “Hai bà ấy là người đă sinh ra chú lần thứ hai đấy; chú phải nhớ mà ‘sống th́ tết và chết th́ giỗ’ cho phải đạo làm người.”

    Năm 1987, khi đó tôi đă có mặt ở nhà; anh Sơn (bạn tôi, và ở cách nhà bà Đoan vài căn) tới chơi và cho biết:

    Bà Đoan mới làm đơn khiếu nại xă ấp về điện nước chi đó. Không ngờ tụi nó (Việt Cộng) thù dai thật! Nó bảo bà Đoan rằng: “Bà c̣n một tội to lắm đấy; bà có biết rằng v́ bà mà chúng tôi không giết được thằng Phái không?”

    Vợ tôi kể, sau vụ án, mẹ tôi thường nói, đây là phép lạ của Đức Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ đă xui khiến hai bà ấy nói ra như vậy. Tôi cũng có cùng ư nghĩ như mẹ tôi v́, nếu không th́, không có câu giải đáp cho câu hỏi về “nguồn động lực thúc đẩy” trên đây. Bây giờ trở lại chủ đề “Anh em gặp nhau”.

    Chúng tôi đang có vài ngày không lao động, ở nhà làm bài “thu hoạch”. Chúng tôi ngồi viết; viết chán th́ ra ngoài đi ḷng ṿng cho đỡ căng thần kinh. Trong lúc tôi đang cặm cụi viết th́ anh Liên (*) chạy vào cho tôi biết là có em tôi đang chờ ở ngoài hàng rào.

    (*)Liên là trung úy Pháo Binh, cũng là cư dân Thủ Đức nhưng không phải Tam Hà, mà là trại Bắc Ninh. Liên không cùng tổ với tôi, mà ở tổ bên cạnh. Chúng tôi thân nhau v́ cùng binh chủng.

    Nghe Liên nói, tôi vội chạy ra hàng rào, chỗ em tôi đang chờ. Hôm nay, đội của Phái làm tạp dịch ở băi đất bên ngoài hàng rào trại tôi. Anh em tay bắt mặt mừng. Phái nói:

    - Em bị kết án 5 năm (*), nhưng họ nói nếu lao động cải tạo tốt th́ sẽ được về sớm.
    - Chú đừng tin tụi nó mà đi vào con đường làm hại bạn bè, đồng đội. Phải giữ ǵn sức khỏe, đừng có cố sức mà chết uổng đấy.

    Ghi chú:
    (*) Bọn Việt Cộng thật là xảo trá và quỉ quyệt! Trong phiên toà, bọn chúng thấy khí thế của dân chúng lên cao cho nên chúng không dám kết án nặng, mà chỉ “ba năm cải tạo” thôi. Tới khi xong việc, dân chúng ai về nhà nấy rồi, chúng lại giở giọng, đổi thời hạn 3 năm thành ra 5 năm.


    Nh́n xuống dưới chân, tôi thấy em tôi đi đôi guốc tự chế, bằng hai miếng gỗ và miếng vỏ xe đạp làm quai. Tôi tháo đôi dép râu mà tôi đang mang, đưa cho Phái, rồi bảo em tôi chờ để tôi chạy về pḥng lấy mấy viên thuốc Cloroquine (ngừa sốt rét).

    Tôi đưa cho Phái 10 viên Cloroquine và dặn khi nào tới vùng nước độc, mỗi tháng uống một viên để ngừa sốt rét ngă nước. Phái chỉ cho tôi khu nhà mà Phái (tù h́nh sự) đang ở. Chỗ chúng tôi đang đứng nh́n sang cũng khoảng 50 mét (hơn 150 ft). Hàng rào khu tù h́nh sự và hàng rào khu tôi được phân cách nhau bằng một ngă tư của hai đường đất đỏ tương đối lớn. Hai bên đứng nói chuyện với nhau th́ khó v́ thế tôi dặn Phái, mỗi buổi chiều sau giờ cơm, ra gần góc đường. Bên này, tôi cũng làm như vậy. Nếu cần nhắn gửi ǵ th́ viết vào mẩu giấy, rồi cột vào cục đá, ném qua ném lại cho nhau. Chúng tôi tiếp tục liên lạc với nhau qua phương thức này chừng một tháng th́ Phái bị chuyển trại, không biết đi đâu.

    Năm 1991, khi tới Dallas, anh em gặp lại nhau, Phái cho tôi biết:

    “Nhờ có mấy viên thuốc ngừa sốt rét anh cho, mà em thoát chết v́ sốt rét đấy. Ở Long Giao được ít lâu, tụi nó chuyển bọn em lên trại Bù Đốp (Phước Long). Đội em chết gần một nửa v́ sốt rét. Những người c̣n sống th́ cũng dính sốt rét. Chỉ có em là không sao cả.

    Khi anh Lộc, bạn anh, được về, tới nhà t́m em và chuyển lời nhắn của anh rằng phải trốn ra nước ngoài càng sớm càng tốt. Thế là em t́m cách vượt biển ngay, rất may là đi một lần được trót lọt ngay. Nếu bị thất bại th́ không biết sẽ ra sao?”

    Hiện giờ gia đ́nh của chú em tôi đang ở Coppell, Texas (vùng Dallas). Không ngờ “tên hăm hiếp phụ nữ” này bây giờ đă trở thành bố của một linh mục, thụ phong năm 1999.


    2.13. Chính sách 12 điểm

    Mười bài chính trị đă học xong, chúng tôi người nào cũng mong ngóng xem có dấu hiệu ǵ là sắp được về hay không. Chúng tôi vẫn đoán già đoán non ngày về của ḿnh dựa vào sự tiếp tế gạo, vào các công tác xây cất, hoặc vào công việc trồng tỉa. Nhưng, mọi dự đoán đều sai bét.

    Một hôm, anh lán trưởng đem về một bản “Chính sách 12 điểm của chính phủ”. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc để t́m hiểu xem nó là chính sách ǵ đây. Phải công nhận bọn Việt Cộng chơi chữ rất tài t́nh. Chẳng hạn chúng bảo “Mang theo tiền ăn và đồ dùng cho 10 ngày,” th́ ai cũng nghĩ là thời gian “học tập” sẽ là 10 ngày. Đến khi quá hạn 10 ngày, có người thắc mắc th́ chúng trả lời:

    “Chúng tôi bảo các anh mang theo tiền ăn 10 ngày, chứ chúng tôi không bảo các anh sẽ học tập 10 ngày. Các anh phải mang tiền ăn 10 ngày v́ trong thời gian đầu, nhà nước chưa có khả năng lo cho các anh, các anh phải tự túc trong 10 ngày đầu. Sau đó th́ nhà nước sẽ lo cho các anh; như vậy là lô-gíc rồi.”

    Nghe trả lời như thế, chúng tôi ngán ngẩm thở dài. Mắc lừa rồi! Hết thuốc chữa – No medicine!

    Chính sách 12 điểm này cũng vậy. Chúng dùng chữ rất khéo léo; khiến cho người nào đọc xong, cũng tự đánh giá tội trạng của ḿnh dựa theo 12 tiêu chuẩn (điểm) của chính sách, và kết luận rằng, cứ coi như ḿnh là loại nặng tội nhất, th́ cũng chỉ 3 năm là được tha. Thôi th́ ráng chịu đựng cho qua ba năm. Riêng anh Đào Ngọc Tỉnh th́ vẫn giữ vững lập trường của anh: “Đây mới chỉ là mấy trang mở đầu thôi, sẽ c̣n những trang kế tiếp.” Thời gian đă chứng minh rằng anh Tỉnh có lư.


    2.14. Chuẩn bị chuyển trại

    Đầu tháng 5/1976, toàn trại có một đợt “biên chế” (sắp xếp lại nhân sự). Tất cả các bác sĩ được tập họp thành một nhóm và vài ngày sau được đưa đi nơi khác. Chẳng biết họ đi đâu.

    Bệnh xá cũng dẹp tiệm, không c̣n khám bệnh phát thuốc nữa. Nói cho oai vậy thôi, chứ thuốc đâu ra để mà phát? Nhưng dù sao, sự hiện diện của bệnh xá (nếu c̣n) cũng là một chút hy vọng cho những người yếu bóng vía.

    Tổ tôi có một anh mới được chuyển tới. Tôi không nhớ tên anh v́ thời gian ở chung rất ngắn. Anh người miền Trung, cấp bậc đại úy, nằm cạnh tôi. Khi anh mới chuyển đến, anh c̣n đang bị cảm sốt. Con mắt của anh chứng tỏ anh là một người yếu thần kinh. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn mà. Anh không ăn được cơm cho nên tôi thường chừa phần gạo của anh, đem về pḥng nấu cháo và ép anh ăn (Thời gian này, tôi đang có nhiệm vụ nấu cơm cho đội). Khi nghe tin bệnh xá dẹp tiệm, anh càng tỏ ra lo sợ. Tôi luôn phải trấn an anh, rằng có bệnh xá th́ anh cũng chẳng có thuốc mà uống đâu; vài ba viên xuyên tâm liên th́ nhằm nḥ ǵ. Rồi bệnh của anh cũng dần dần thuyên giảm và hết. Vậy mà anh đối lại với tôi th́ khác.

    Chỗ nằm của chúng tôi, mỗi người chừng 55 cm (22 inches). Do đó, mỗi lần vài người bạn của tôi đến chơi, thường ngồi lấn sang phần nằm của anh. Lần đầu không sao, nhưng sang đến lần thứ hai th́ anh dùng một que gỗ, đặt giữa ranh giới chỗ nằm của hai người. Thấy vậy, chúng tôi rủ nhau ra ngoài hè ngồi nói chuyện. Đúng là gặp thứ “thày chạy” rồi. Nói theo kiểu tiếng Tây lai căng, là phi-ní-lô-đỉa (Fini l’eau dire = hết nước nói)!

    Anh Đỗ Đ́nh Quỳ (trong nhóm 5 người cùng đi tŕnh diện với nhau) làm trong tổ ḷ rèn của trại. Quỳ cho biết, tổ ḷ rèn đă có lệnh ngưng mọi công tác sản xuất và chuẩn bị dẹp tiệm. Đây là dấu hiệu thứ hai, cho biết sẽ có một cuộc chuyển trại lớn sắp đến. Lợi dụng lúc rảnh rỗi, anh Quỳ làm cho tôi một cái kéo hớt tóc. Cái kéo trông không đẹp mắt nhưng rất sắc bén v́ nó được làm bằng loại thép dẻo của “nhíp” xe quân đội (Thanh thép có độ dẻo, dùng để giảm xóc cho xe). Mỗi khi chuyển trại đều có khám xét đồ đạc cá nhân. Cái kéo là vật bén nhọn sẽ bị tịch thu ngay. V́ thế, tôi phải cột cái kéo trên cánh tay, gần sát nách để qua mặt bọn cán bộ khám xét. Cái kéo này đă là phương tiện giúp tôi tṛ chuyện riêng tư với bạn bè trước mắt bọn ăng-ten (chỉ điểm) trong thời kỳ hắc ám nhất ở Trại 5 (hồ Thác Bà, Hoàng Liên Sơn). Thời kỳ đó, dù ở cùng đội, cùng tổ mà ngồi nói chuyện riêng giữa hai người hơi lâu một chút là sẽ bị ăng-ten báo cáo ngay. Có cái kéo, khi tôi muốn nói chuyện riêng tư với ai, tôi chỉ cần lôi anh ấy ra, vít đầu xuống hớt tóc; thế là nói chuyện thoải mái. Tụi ăng-ten, dù có biết ư đồ của tôi, cũng chẳng có lư do chính đáng để báo cáo.

    Một số bạn cũ nhớ đến tôi cũng nhờ việc hớt tóc này; điển h́nh là anh Vũ Ngự Chiệu, hiện ở Houston, TX. Khi có số điện thoại của tôi, Chiệu gọi và nói rằng: “Khi nói đến Thái hớt tóc là tôi nhớ lại ngay h́nh dạng và cung cách của anh ngày ở Trại 5, v́ tôi là khách hàng của anh mà.”

    Ấy vậy mà khi tôi e-mail cho anh tấm h́nh mới nhất của tôi, anh nói:

    “Thật không ngờ anh đă thay đổi nhiều quá! Nếu không được báo trước th́, tôi không thể biết người trong h́nh là anh đấy. Tôi bèn rà soát lại, từ trên trở xuống; bắt đầu từ tóc. Tóc anh bây giờ trắng phau trông như tiên ông, lại hói đầu nữa; ngày xưa anh đâu có hói. Anh lại đeo kính trắng, kết hợp với trán hói, trông có vẻ sa-văng lắm (tiếng Pháp, savant = thông thái). Khi nh́n tới cái miệng cười của anh th́ thấy không thay đổi. Giả như anh không cười, th́ chắc chẳng có ǵ là giống như xưa nữa. Hơn nữa, bây giờ anh phát tướng rồi; ngày xưa anh ốm tong ốm teo, bây giờ đầy đặn hẳn ra. Hai tay anh lại hơi khuỳnh ra như có vẻ đang kên x́-po (vênh mặt thách thức) người ta vậy.”

    Tôi trả lời anh:

    - Bây giờ tôi khác xưa là đúng thôi; ba mươi hai năm rồi chứ ít sao? (1976 – 2008). Hồi đó, sau khi hết mùa chặt nứa, tụi nó (Việt Cộng) kiểm tra sức khoẻ, tôi cân được 38 kg (84 pounds), hiện nay v́ bị Đế quốc Mỹ bóc lột mà tôi cân được 132 pounds đấy.

    Trong những ngày chờ chuyển trại, chiều chiều chúng tôi, từng nhóm, ra đi dạo trên “Đại Lộ Thống Nhất”, đông như đi trẩy hội. Không biết là sẽ bị đưa đi đâu, và tương lai sẽ ra sao, nhưng trước mắt là có được một thời gian thư giăn, th́ cứ hưởng đi đă, rồi tới đâu hay tới đó.

    (c̣n tiếp)

  10. #10
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    Chương 3
    Chuyến tầu ra Bắc

    3.1. Lên xe

    Rồi chuyện phải đến đă đến. Hôm đó là ngày 25 tháng 6 năm 1976, chúng tôi vừa ăn cơm chiều xong th́ có lệnh tập họp, mang theo đồ đạc cá nhân ra sân. Khi chúng tôi đă sẵn sàng, bọn quản giáo xuống, bắt đầu mục khám xét đồ đạc. Trước khi mang đồ ra sân, tôi chạy vội vào nhà cầu, cột cái kéo hớt tóc lên cánh tay, phía gần nách; sau đó mặc áo lại và theo đồng đội ra sân. Tôi đă qua mặt bọn quản giáo, giấu được cái kéo và mang nó theo.

    Công việc khám xét xong th́ trời bắt đầu tối. Chúng tôi được chia ra từng nhóm 25 người. Tôi nghĩ ngay rằng tụi tôi sẽ được chở đi bằng xe Molotova, 25 người cho một xe, giống như ngày từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ về Long Giao. Bây giờ lại đoán ṃ; người th́ bảo sẽ đi Katum (Phước Long); người th́ bảo sẽ ra miền Trung v.v…

    Chừng 9 giờ đêm, đoàn xe tới. Mỗi nhóm 25 người lên một xe. Khi mọi người đă ở trên xe, tài xế và vệ binh kéo bạt phủ kín. Không khí chỉ vào qua mấy lỗ nhỏ trên nóc xe; chúng tôi bắt đầu cảm thấy ngộp thở; trong ḷng mong cho xe mau chạy để có gió thổi, đưa không khí vào xe nhiều hơn.

    Chờ chừng hơn nửa tiếng, xe bắt đầu lăn bánh. Trời bên ngoài tối thui, xe lại bị che kín, chúng tôi chẳng biết đoàn xe đi hướng nào. Quá nửa đêm, xe từ từ ngừng lại; mui xe được vén lên; báo hiệu đă tới nơi. Nh́n ra ngoài th́ thấy bến tầu Tân Cảng (c̣n gọi là New Port, trên sông Sài-G̣n), chúng tôi được lệnh xuống xe và sắp hàng, ngồi chờ. Cách chúng tôi chừng 200 mét (độ 700 ft) là con tầu biển mang tên Sông Hương, đang lừng lững trước mặt, như thể đang chờ để nuốt chúng tôi vào bụng của nó.


    3.2. Xuống tầu

    Trong đời tôi, chắc không thể quên được chuyến tầu có một không hai này. Dù đến nay đă 32 năm qua (1976 – 2008) mà như nó vẫn như mới xảy ra hôm nào đây thôi.

    Chúng tôi chờ chừng hơn một giờ th́ được lệnh lên tàu. Lên tầu bằng một cầu gỗ rất hẹp và đung đưa rất dễ sợ.

    Đi trước tôi khoảng chừng mười người, có một anh (không rơ lư lịch), chẳng hiểu là anh ấy cố t́nh hay là vô ư, đă rớt xuống sông trong lúc anh đang ở giữa cầu. Một vài tiếng kêu nho nhỏ “Có người rớt xuống sông." Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước. Chẳng thấy có phản ứng ǵ về phía những người áp giải chúng tôi. Chúng tôi vào trong khoang tầu là chẳng c̣n biết ǵ thêm. Chắc hẳn anh đó đă thoát khỏi nợ trần ngay đêm hôm đó rồi!

    Tầu Sông Hương là tầu chở hàng nhưng tôi không biết nó có bao nhiêu khoang. Có người nói rằng tầu Sông Hương chở được ba ngàn người, như vậy nó có thể có 6 khoang. Mỗi khoang rộng chừng 15m x 15m (tương đương với 2.500 SF). Chúng tôi cứ bị dồn hoài, dồn hoài cho đến khi không c̣n nhúc nhích được nữa mới ngưng. Tôi ước chừng mỗi người chỉ được chừng gần 5 SF, tức là khoảng chừng 500 người cho một khoang tầu (2500 SF / 5 SF = 500 người).

    Chúng tôi chỉ có thể ngồi bó gối và dựa vào túi đeo lưng của ḿnh. Không ai có thể duỗi chân thẳng ra được. Năm người chúng tôi ngồi cạnh nhau mới nghĩ ra một cách là gom tất cả đồ đạc của 5 người lại, xếp thành một hàng dọc chừng 5 FT, dùng để thay phiên nhau mà ngả lưng cho đỡ mệt. Bốn người c̣n lại th́ ngồi tán gẫu cho quên đời, chờ đến phiên ḿnh ngả lưng. Trong nhóm 5 người này, tôi c̣n nhớ được tên 4 người; đó là Thiếu Tá Đặng Ngọc Bách (khóa 7 Pháo Binh), Nguyễn Trăi (khóa 22 Pháo Binh), Nguyễn Xuân Thu (không rơ cấp bậc và binh chủng), và tôi - Nguyễn Văn Thái (khóa 14 Pháo Binh).

    Anh Bách là đàn anh của tôi; hai chúng tôi quen biết nhau từ trước. Tôi có một ít kỷ niệm với anh Bách trước khi Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tan hàng. Khi Sư Đoàn 25 Bộ Binh thành lập thêm một Tiểu đoàn Pháo binh 105 ly thứ ba, tức sẽ là Tiểu Đoàn 253 Pháo Binh. Anh Bách về làm Pháo Đội Trưởng Pháo Đội Chỉ Huy. Tôi làm Sĩ Quan Truyền Tin và sau làm Quyền Sĩ Quan Hành Quân & Huấn Luyện của tiểu đoàn.

    Đầu năm 1970, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa có kế hoạch thành lập Pháo Binh Diện Địa. Anh Bách được chọn làm Chỉ Huy Trưởng PB/Tiểu Khu Long An. Anh Bách rủ tôi sang làm phó cho anh ấy v́ hai người đă hiểu nhau th́ làm việc dễ dàng hơn. Tôi đồng ư. Rồi một hôm, anh Bách chở tôi lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 (Biên Ḥa) gặp Đại Tá Hồ Nhựt Quan, khi đó đang làm Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 3, để xin ông cho tôi về làm phó cho anh Bách. Đại Tá Quan cho biết không có ǵ trở ngại. Thế là tôi bắt đầu công tác huấn luyện cho các quân nhân có lệnh thuyên chuyển về Pháo Binh Tiểu Khu Long An.

    Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 253 PB lúc này đang ở Chi Khu Bến Lức, có nhiệm vụ làm đơn vị “Mẹ” cho Pháo Binh/Tiểu Khu Long An. Tôi vừa làm công việc của TĐ253PB, vừa chuẩn bị cho Pháo Binh/Tiểu Khu Long An xuất quân. Đến ngày lễ xuất quân của PB/TK Long An, có Đại Tá Quan tới chứng kiến. Khi vừa bước xuống xe, ông gọi anh Bách lại nói nhỏ ǵ đó trong lúc tôi đang đứng trên bục điều khiển buổi lễ. Bất chợt, tôi liếc nh́n anh Bách, anh nh́n lại tôi và lắc đầu ra dấu có ǵ trục trặc rồi đây.

    Buổi lễ xuất quân diễn tiến không lâu. Khi vào hội trường dự tiệc liên hoan, anh Bách ghé tai nói nhỏ với tôi:

    - Việc của toa(*) không xong rồi, thằng Trung Úy Q. nó tiêu ḷn(**) hay quá; nó đá toa văng rồi.
    - Thật vậy sao?
    - Chứ sao nữa?Thôi, toa ráng chờ dịp khác đi nhé.
    - Tôi đâu có ham chức phó mà chờ; tôi xin sang làm phó cho ông là để ông vui thôi; không được sang th́ đâu phải do lỗi của tôi nữa. Thôi cứ coi như số phần nó như vậy. Tôi chỉ tức một điều là “Thằng c̣ng làm, thằng thưỡn ăn”. Đáng lẽ ra, thằng Q. phải về đây lo chuyện huấn luyện binh sĩ và chuẩn bị lễ xuất quân chứ. Thế mà giờ này chẳng thấy mặt mũi nó đâu.

    (*) Anh Bách thường dùng tiếng “ toa – moa” ( Tiếng Pháp, toi – moi) để nói chuyện với tôi; c̣n tôi th́ dùng “ông – tôi” khi nói chuyện với anh. Chúng tôi không gọi nhau bằng cấp bậc.
    (**) Tiêu ḷn là tiếng lóng (slang) dùng trong quân đội Miền Nam trước đây để chỉ hành vi luồn lọt, nịnh bợ, hoặc đút lót/mua chuộc (bribe) cấp trên để xin xỏ một ân huệ nào đó.


    Thêm một kỷ niệm nữa với anh Bách khi anh đang làm Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Tiểu Khu Long An. Lúc đó tôi đang làm Pháo Đội Trưởng Pháo đội A/TĐ253PB. Tôi có 3 trung đội, trong đó, Trung đội 3A do Trung Úy Nguyễn Văn Lắm làm Trung Đội trưởng, đóng tại Chi Khu Bến Lức, ngay cạnh Quốc Lộ 4. Trung đội 2A do Thiếu Úy Nguyễn Văn Đắt làm Trung Đội trưởng, đóng tại xă Lương Hoà (cũng thuộc Chi Khu Bến Lức). Tôi thường ở Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn (lúc này đă dời về Củ Chi) v́ Trung đội 1A đóng gần Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn. Đôi khi tôi ghé Bến Lức ở với Trung đội 3A dăm ba ngày.

    Một hôm, tôi đang ở Bến Lức th́ Thiếu Úy Đắt (Lương Hoà) gọi máy về xin đi phép. Trong pháo đội tôi lúc đó không c̣n sĩ quan có đủ khả năng thay thế Đắt v́ đa số là họ mới ra trường hoặc mới mang lon thiếu úy. Nếu tôi cho một trong những người này tới thay Thiếu Úy Đắt, lỡ có chuyện ǵ xảy ra th́ tôi lănh đủ. Tôi nghĩ, chỉ c̣n có tôi vào thay cho Đắt là không sao cả.

    Kẹt một cái là, muốn vào Lương Hoà, phải đi bằng máy bay trực thăng; mà trực thăng giờ này kiếm đâu ra. Đường thủy th́ cũng phải chờ mấy ngày mới có “mở đường” (đi lục soát và giữ an ninh giao thông) một lần mặc dù từ Bến Lức tới Lương Hoà chừng 5 -6 km (4 miles). Không hiểu sao khi đó tôi lại nổi máu anh hùng rơm, quyết định làm một chuyện thật nguy hiểm mà chẳng ai bắt buộc.

    Tôi gọi máy sang Chi Khu Bến Lức, hỏi về t́nh trạng con đường đất chạy cặp theo bờ sông vào Lương Hoà. Tôi hỏi họ, vào ban ngày (ban đêm th́ khỏi nói) tụi Việt Cộng có hay xuất hiện dọc theo con đường đất vào Lương Hoà không. Họ cho biết ban ngày th́ chưa khi nào thấy; vả lại ban đêm thỉnh thoảng Chi Khu cũng cho đi phục kích ở đó. Họ cho biết hôm nay cũng không thấy có dấu hiệu ǵ của Việt Cộng ở đó cả. Thế là tôi quyết định đi bộ một ḿnh vào Lương Hoà. Xe Jeep và tài xế, tôi cho nằm chờ tại Bến Lức. Trước khi đi, tôi chỉ thị cho trung đội ở Lương Hoà cũng như ở Bến Lức, mỗi trung đội cho một khẩu đại bác hướng ṇng về con đường tôi sẽ đi. Trong khi tôi đi, mỗi trung đội cử người lên đài quan sát, dùng ống nḥm theo dơi tôi đi (hai bên đường là đồng trống). Nếu thấy có người xuất hiện với vũ khí, hoặc khả nghi, tiến về phiá tôi th́ tự động bắn để cho bọn chúng bỏ chạy và cũng để tôi chạy thoát thân; cứ bắn khỏi cần xin phép ai, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Trên đường đi, tôi mặc bộ đồ trận, mũ lưỡi trai. Cây súng Colt 45 (.45 Colt pistol), tôi không dám đeo b́nh thường, mà dắt nó trước bụng để tránh cho Việt Cộng nh́n thấy. Tôi đi mất hơn một giờ th́ vào tới Lương Hoà.

    Khi tới nơi, nghĩ lại thấy sao mà ḿnh ngu quá! Có ai bắt ḿnh phải làm như thế đâu. Tại sao không chờ vài ngày nữa có tầu mở đường, rồi đi theo vào đây th́ có chết thằng Tây nào đâu? Đời lính, chậm đi phép năm mười ngày là chuyện nhỏ mà. Tôi tự chửi thầm rằng “Điếc không sợ súng, lỡ bị Việt Cộng cắt cổ th́ vợ con mày thiệt tḥi, chứ ai vào đây nữa, đồ ngu!”

    Trong khi tôi đang bực ḿnh v́ sự ngu xuẩn của ḿnh th́, có tiếng Tiểu Khu Trưởng/Tiểu Khu Long An trên hệ thống truyền tin. Vị này có thói quen là mỗi khi có hành quân, ông bắt tất cả các đơn vị ở dưới đất phải vào tần số liên lạc của ông trong lúc ông đang bay C&C (Command and Control). Thiếu Úy Đắt đang bắn (một khẩu thôi) theo sự điều chỉnh pháo binh của ông ấy. Tôi nghe ông ấy gọi về rằng: “Gần lại mười (mét), bắn hiệu quả.” Ủa! sao lại có cái kiểu “gần lại mười” thế này? Về trái, hay về phải mười (mét) th́ được, nhưng “ xa hơn” hay “gần lại mười” th́ không thể được. Khi điều chỉnh về tầm xa th́, con số nhỏ nhất được phép là 50 mét mà thôi.

    V́ thế tôi bảo Thiếu Úy Đắt đưa máy cho tôi, và làm bộ như không biết người điều chỉnh là ông ấy, tôi nói: “Pháo binh không có cái kiểu điều chỉnh về tầm xa mười mét; Tôi sẽ bắn hiệu quả cho anh theo yếu tố cũ.”

    Hệ thống truyền tin rè rè mà không thấy ông ấy lên tiếng. Chắc ông ấy quê độ (mắc cở) với các đơn vị bộ binh ở dưới đất. Thiếu Úy Đắt tiếp tục bắn thêm mấy quả nữa rồi thôi.

    Vài bữa sau, Thiếu Tá Bách gọi tôi, bảo tôi sang tần số nội bộ để nói chuyện riêng. Anh hỏi tôi:

    - Hôm nọ toa làm ǵ mà xếp “Tặc giăng nổi giận” vậy?

    Tôi kể lại sự việc cho anh Bách nghe. Anh nói:

    - Xếp bảo moa kư giấy phạt “thằng Trung Đội Trưởng” ở Lương Ḥa v́ lư do vô lễ với thượng cấp. Moa đoán là chỉ có toa, chứ thằng Đắt th́ làm sao nó dám liều mạng như vậy được?
    - Thế rồi ông tính sao?
    - Dễ thôi; moa làm giấy phạt toa 7 ngày “trọng cấm” (*); rồi gửi cho xếp một bản để xếp vừa ḷng. Moa không để (giấy phạt) trong hồ sơ của toa đâu.
    - Cám ơn ông. Ông ấy thích dợt le với thuộc cấp, ra cái điều ta đây giỏi điều chỉnh pháo binh. Công việc điều chỉnh pháo binh là của thằng Sĩ Quan Liên Lạc PB; c̣n việc nói trong máy truyền tin là của thằng âm thoại viên. Đằng này, ông ấy ôm lấy cả hai việc một lúc. Đă thế lại không rành về phương pháp điều chỉnh PB nữa.
    - Ai chả biết vậy, nhưng đôi khi toa cũng phải “tránh voi chả xấu mặt nào” chứ; ai lại phạng thẳng thừng như vậy. Thôi nhé, trở lại tần số liên lạc b́nh thường nghe.

    (*) “Trọng cấm” là một h́nh thức phạt nặng đối với hàng sĩ quan.

    Trở lại chuyện đi tầu ra Bắc; khi tầu cập bến Hải Pḥng, anh Bách và tôi bị phân tán, mỗi người đi một nơi. Cho đến gần cuối năm 1978, tôi gặp anh Bách một lần ở bờ hồ Thác Bà trong khi đội của anh đi lao động ngang qua chỗ chúng tôi đang vác gạo từ phà vào kho của trại. Từ đó đến nay, không biết anh ở phương trời nào nữa.

    Về Nguyễn Xuân Thu cũng vậy, khi lên cảng Hải Pḥng là bị phân tán và từ đó không có tin ǵ của Thu nữa. Hôm gặp Nguyễn Trăi trong ngày Đại Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Garland, TX, ngày 4 tháng 10, 2008 vừa qua, Trăi nói:

    “Em c̣n nhớ rơ, anh dặn hai đứa tụi em (Trăi & Thu) phải đứng sát với nhau để khỏi bị xé lẻ; nhưng xui cho thằng Thu là, khi sắp hàng để phân chia từng nhóm 50 người th́ em lại là người thứ 50, thằng Thu thứ 51, cho nên nó bị tách sang nhóm sau. Đúng là người tính không bằng trời tính.”

    Nguyễn Trăi bây giờ đang ở Houston, trong người mang đủ thứ bệnh, trông già trước tuổi. Đến nỗi con gái út của tôi (cùng đi dự Đại Hội) đă phải thốt lên:

    - Sao trông chú Trăi lại già hơn ba vậy?
    - Tại v́ lúc nào chú ấy cũng chịu khó làm việc, không có lười biếng như ba đâu. Cũng v́ tính siêng năng mà, ở trong tù, thời gian đi chặt nứa, chú ấy đôi khi c̣n làm vượt chỉ tiêu nữa. V́ thế nó đă ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chú.

    Sáng sớm ngày 26/6/1976, tầu hụ c̣i và rời bến. Khi tầu ra tới biển, chúng tôi t́m cách đoán xem tầu chạy hướng nào. Ngày đầu chưa ai xác định được hướng tầu chạy. Sang ngày thứ hai th́ nhờ có ánh mặt trời, chúng tôi đă biết biết chắc là bị đưa ra Bắc rồi.

    Mỗi sáng, Việt Cộng tḥng ṿi nước xuống cho chúng tôi lấy nước. Mọi người phải tận dụng chai lọ, ca cóng của ḿnh để chứa nước uống trong ngày. Sau nước tới màn thực phẩm. Thực phẩm chủ yếu là ḿ gói mà bọn Việt Cộng lấy được trong kho của mấy chú ba Tầu Chợ Lớn. H́nh như có một ngày chúng phát lương khô Trung Cộng mà chúng gọi là lương khô tổng hợp. Việt Cộng đứng trên miệng khoang tầu, ném các thùng đồ ăn xuống để chúng tôi chia nhau. Nh́n cảnh này tôi có cảm tưởng rằng ḿnh giống như mấy con gấu chó ở vườn Bách Thảo Sài G̣n đang được dân chúng ném đồ ăn xuống hầm cho chúng vậy!

    Khoang tầu có một cầu thang đi lên boong tầu. Ở lưng chừng cầu thang, Việt Cộng hướng dẫn tụi tôi kê một cái thùng phuy (200 lít – 50 gallons) dùng làm nơi tiêu và tiểu; khi thùng gần đầy th́ chúng bắt tụi tôi đem lên boong đi đổ. Đi đổ phân hôi ŕnh mà nhiều người t́nh nguyện đi đổ bởi v́ muốn được lên boong tầu cho tầm mắt được mở rộng.

    Đi cầu là cả một vấn đề! Khoảng cách tối đa từ chỗ ḿnh ngồi tới chỗ đi cầu là 15 mét (50 ft) nhưng muốn tới được đó cũng mất ít nhất là 20 phút v́ phải lách tránh những người khác. Những người không may mà phải ở phía dưới "cầu tiêu" th́ thường phải hứng nước tiểu rớt xuống đầu. Thấy t́nh cảnh này, tôi không dám ăn uống nhiều , chỉ ăn cầm chừng để được sống qua mấy ngày đi biển. Nước cũng không dám uống nhiều, tuy nhiên việc đi tiểu th́ dễ giải quyết hơn, bằng cách dùng bao ny lông, sau khi xong th́ mở nắp bao ny lông cho nó chảy từ từ xuống hầm sàn tầu. Tầu chở hàng thường có phần trống ở dưới sàn tầu để chứa nước, tránh cho hàng khỏi bị ướt khi có nước tràn vào. Nhờ vậy mà trong ba ngày bốn đêm (?) tôi không phải đi cầu lần nào cho tới khi...

    (c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 57
    Last Post: 08-12-2011, 09:43 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-12-2011, 08:29 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 21-08-2011, 07:12 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 31-01-2011, 10:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •