Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 45

Thread: Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi



    7. Đời Sống trong Trại Tị Nạn

    Giai đoạn chuyển tiếp của đa số thuyền nhân Việt Nam từ những ngày lênh đênh trên biển cả đến cuộc sống mới không kém phần bấp bênh tại đệ tam quốc gia được đóng khung trong ṿng đai trại tị nạn. Sự tài trợ của cộng đồng quốc tế đă giúp gầy dựng lên nhiều trại tạm cư cho dân tị nạn Việt Nam tại các quốc gia Đông Nam Á từ Nam Dương, Phi Luật Tân đến Mă Lai, Thái Lan. Khi hội nghị quốc tế đầu tiên về tị nạn Đông Dương được tổ chức vào tháng 7-1979, khoảng 20.0000 thuyền nhân đang tạm trú tại nhiều quốc gia trong khi chờ đợi cơ hội tái định cư:
    Brunei 20 Nam Hàn 42

    Nhật 531 Tân Gia Ba 1.098

    Macau 3.256 Phi Luật Tân 5.540

    Thái Lan 9.112 Nam Dương 46.189

    Mă Lai 66.222 Hồng Kông 66.419

    Cấu trúc của các trại tị nạn khác nhau rất nhiều từ lều chỏng hay cḥi cây trên những hoang đảo đến nhà tiền chế, lồng thiết, ba-rắc (barracks) trong những khu đất bị rào kẽm gai nội bất xuất, ngoại bất nhập. (34) Trại tị nạn Songkhla ở Thái Lan đă được Bangkok tổ chức một cách vội vă trong khu Mueng vào tháng 6-1976; (35) nhưng sau đó v́ không đủ khả năng để tiếp thu hàng ngàn thuyền nhân cho nên vào tháng 12-1978, một trại mới được dựng lên gần đó trên một bờ biển cách xa thành phố Songkhla. Vào tháng 2-1980, trại có 32 ba-rắc dùng làm nơi trú ẩn cho khoảng 6.000 thuyền nhân. Toàn khu vực trại bị rào kẽm gai và do một đội lính Thái kiểm soát. Songkhla có vài giếng bơm tay để cung cấp nước ngọt cho toàn trại, và đa số dân tị nạn phải tắm rửa ngoài biển (một vài nhà tắm riêng cho phụ nữ cũng được dựng lên phía sau các ba-rắc). Trại nằm trên băi biển trống rỗng cho nên không có rừng thưa cung cấp cũi đốt như ở các trại khác; và v́ vậy khi lượng than khiêm tốn do CUTNLHQ (thường được dân trong trại gọi tắc là Cao Ủy) cung cấp hàng tháng hết, dân tị nạn phải mua cũi cũng như các vật dụng cần thiết từ thương nhân Thái có liên hệ gia tộc hay quyền lợi với đám lính kiểm soát ở khu chợ phía trước cổng trại. Nếu bị mất hết tài sản vào tay bọn cướp biển lại không có thân nhân ở ngoại quốc giúp đỡ, thuyền nhân kém may mắn không c̣n quư kim phải sống bám vào ḷng từ thiện của những người chung quanh.
    Vào năm 1979 - thời điểm cao độ nhất của phong trào vượt biên - ngoại trừ Hồng Kông thuộc Anh quốc vốn tự tài trợ cho chương tŕnh tị nạn với sự giúp đỡ giới hạn của Cao Ủy, (36) CUTNLHQ chi mỗi ngày từ $0,25 Mỹ-kim cho một thuyền nhân ở Thái Lan đến $1 Mỹ-kim cho mỗi người tị nạn Việt Nam ở Mă Lai. (37) Tàu tiếp liệu không phải lúc nào cũng có thể đến nơi tạm cư của thuyền nhân một cách dễ dàng; điển h́nh là CUTNLHQ phải mất từ 24 đến 36 giờ hải vận mới có thể tiếp tế cho dân tị nạn trên đảo Bintan của Nam Dương và thực tế này đưa đến kết quả thê thảm là vài chục người trong đó có nhiều trẻ em cũng như phụ nữ đă mất mạng trong khi chờ đợi tiếp liệu.

    Một trong các trại tị nạn nổi tiếng mà hầu hết thuyền nhân đều biết là Pulau Bidong (đảo Bidong) hay Cù Lao Bi Đát có chu vi khoảng 1 cây số vuông. Vào tháng 7-1978, 121 người Việt Nam đầu tiên được đưa đến ḥn đảo hoang dă không người ở này của Nam Dương. Sáu tuần lễ sau, thêm 600 người tị nạn khác được chuyển đến đảo nhưng chính quyền Jakarta và CUTNLHQ vẫn chưa tiến hành bất cứ chương tŕnh nào nhằm giúp đỡ phương tiện sinh tồn căn bản cho họ như pḥng vệ sinh công cộng hay nơi dự trữ tiếp liệu. Dân số tị nạn tại Bidong tăng lên 9.000 trong tháng sau đó và vọt lên đến 29.000 người vào cuối năm đó. Số thuyền nhân tại trại Cù Lao Bi Đát sau này đă từng lên đến trên 54.000 người, và thuyền nhân vẫn tồn tại một cách kỳ diệu trong hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt. Sự tự do mới t́m lại được đă tạo cơ hội cho họ sử dụng trí óc sáng tạo để chinh phục thiên nhiên nhằm thích ứng với đời sống khó khăn trên đảo.

    Để tồn tại trong điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt từ nhiều tháng đến nhiều năm, ngoài hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, thuyền nhân c̣n phải trở thành những con người sáng tạo để t́m cách sống thuận tiện trong lúc thiếu tất cả các phương tiện căn bản nhất. Để t́m cũi nấu ăn cũng như cất cḥi, dân tị nạn ở Bidong đă 'lên núi' (thực chất ra chỉ là ngọn đồi cao khoảng 300 thước) đốn cây và mang về trại. Các căn cḥi tạm trú với bề dài khoảng 3 thước và bề ngang khoảng 2 thước được dựng lên khắp nơi; nhiều căn c̣n có cả điện soi sáng nhờ vào b́nh ắc-qui (điện) xe hơi. (38) Để bổ khuyết cho lượng nước ngọt 8-lít-mỗi-người do CUTNLHQ cung cấp cách nhật, (39) thuyền nhân đă đào hàng trăm giếng nhỏ hầu lấy thêm nước sử dụng; tuy vậy, vào mùa khô th́ chỉ vài giếng là có nước.

    Tiêu chuẩn khẩu phần ba ngày của mỗi thuyền nhân do CUTNLHQ trợ cấp bao gồm 900 grams gạo, 2 gói đường, 1 gói muối, 3 hộp cá ṃi, 3 hộp đậu, 3 hộp gà, và 3 gói trà hay cà phê (dĩ nhiên là tiêu chuẩn này đôi khi bị thâm thủng chút ít v́ công nhân vô bọc sai lạc hay nhà thầu ăn gian). Cứ mỗi đệ nhị cá nguyệt, nếu điều kiện cho phép, dân tị nạn được cấp thêm rau tươi. Trẻ em dưới 3 tuổi c̣n được cho thêm sửa bột và bánh bít-qui (biscuits hay bánh sửa khô). Để bổ trợ cho khẩu phần của CUTNLHQ, một số thuyền nhân mua thêm hàng hóa từ thương thuyền Mă Lai đậu ngoài khơi và bán lại kiếm lời bất kể sự cấm đoán của lính Mă; những cá nhân liều lĩnh v́ đồng tiền này có thể bị đánh đập tàn nhẫn và giam giữ nhiều ngày sau đó nếu bị bắt mà không có 'địa' để hối lộ xứng đáng cho đám lính Nam Dương quản trị Bidong. Những gia đ́nh mang theo được quư kim hay được thân nhân tài trợ có thể mua hàng hóa 'buôn lậu' tại khu chợ trời bên trong khu vực trại. Đủ loại đồ vật được bày bán từ kem đánh răng, quần áo, thuốc lá đến đường, bột, nước ngọt và bánh trái. Ngay cả xa xí phẩm như dầu thơm, đồng hồ, đèn pin cũng có mặt tại chợ trời. Dĩ nhiên là các dụng cụng cần thiết như búa, cưa, đinh, ốc và dây kẽm cũng không thể thiếu bởi v́ dân tị nạn tại Bidong có nhu cầu đốn cây chụm bếp và dựng cḥi tạm cư.

    Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, thuyền nhân dựng lên một ngôi chùa và một nhà thờ trên ngọn Đồi Tôn Giáo nơi có một nghĩa địa nhỏ bảo bọc vài chục nấm mồ tị nạn. Có lẽ không ai từng trải qua một giai đoạn sống trên Cù Lau Bi Đát đầy dừa quên được vị thuyền nhân qua đời đầu tiên trên đảo vốn là một cụ già kém may mắn bị dừa rụng trúng đầu. Vào khoảng cuối năm 1979, 78 dân vượt biên đă gởi xác trên Bidong; nhưng dân số tị nạn trên đảo cũng tăng lên với sự chào đời của 371 trẻ em. (40) Một sự thật thương tâm trên Bidong là sự hiện diện của ít nhất 28 nạn nhân hải tặc mắc bệnh tâm thần trầm trọng v́ đă trải qua quá nhiều kinh nghiệm kinh hoàng, nhưng trại không có phương tiện thích hợp nhằm giúp đỡ họ. T́nh cảnh sống của thuyền nhân trên Bidong đôi lúc thật khổ sở, và có lẽ v́ vậy cho nên dân vượt biên mới gọi Pulau Bidong là Cù Lau Bi Đát hay Hải đảo buồn lâu bi đát.

    Giai đoạn chuyển tiếp của đa số thuyền nhân Việt Nam trong ṿng đai trại tạm cư tại Đông Nam Á trải qua rất nhiều chuỗi ngày vui buồn. Trại tị nạn cung cấp một môi trường sinh động cho t́nh bằng hữu phát triển bềnh vững kéo dài nhiều năm sau này, cho t́nh yêu nảy nở đưa đến tổ ấm gia đ́nh, cho tinh thần chia xẻ giúp đỡ lẫn nhau bùng phát giữa những con người h́nh như đă mất tất cả, cho niềm tin vào sức mạnh tâm linh được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ sau những ngày tháng lênh đênh trên biển cả trực diện với tử thần và hải tặc, cho sức sáng tạo của khối óc con người có cơ hội cạnh tranh trong việc gầy dựng đời sống mới từ việc bếp núc đến các tính toán thương măi, v.v.

    Niềm tin vào trời phật tái sinh mănh liệt trong tâm hồn của nhiều thuyền nhân, đặc biệt là những nạn nhân đă từng trải qua một hải tŕnh khủng khiếp. Hầu hết tất cả các trại tị nạn đều có một ngôi chùa, một nhà thờ kitô giáo và một giáo đường tin lành do cựu và tân đạo hữu dựng lên. Các buổi lễ hàng tuần đều đầy người tham dự, và các tín đồ đến trễ phải đứng bên ngoài để nghe lời minh giảng của vị lănh tụ tinh thần. Ngoài việc tổ chức lễ tế thường xuyên, các cơ sở tôn giáo cũng trở thành trung tâm bảo bọc các chương tŕnh đạo học, lớp Việt ngữ, Anh văn hoặc Pháp văn, song song với các sinh hoạt xă hội hay thiện nguyện.

    Sinh hoạt xă hội - bất kể là có liên quan đến tôn giáo hay không - giúp cho cộng đồng thuyền nhân trở nên gần gũi với nhau hơn trên mảnh đất xứ người xa lạ. T́nh bằng hữu nảy nở, phát triển và bền vững cho đến nhiều niên kỷ sau này. Một số cặp t́nh nhân đă xe duyên và, nếu may mắn sinh hạ trước khi đi định cư, thỉnh thoảng họ đặt tên con theo địa danh của trại như Songkhla Nguyễn để đánh dấu một kỷ niệm quan trọng trong đời. Nhiều hội đoàn xă hội hay ái hữu được thành lập hoặc tái sinh nhằm tạo cơ hội cho các thành viên trao đổi cũng như giúp đỡ lẫn nhau. Vào đầu niên kỷ 1980, vài trại tị nạn ở Thái Lan c̣n có cả một tổ chức bí mật chuyên tuyển người về Việt Nam để trực tiếp tranh đấu cho tự do dân chủ.

    Sự sa sút của quốc gia khai thiết tinh thần tương trợ cao thượng nhất từ những con người b́nh thường nhất đúng như thành ngữ 'quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.' Tinh thần chia xẻ bùng phát giữa thuyền nhân với nhau cũng như giữa thuyền nhân và đồng bào hải ngoại. Trong khi chờ đợi cơ hội định cư, hàng ngàn dân tị nạn tham gia các công tác thiện nguyện trong trại từ dịch vụ thông dịch, phát hành bản tin, chương tŕnh văn nghệ đến dịch vụ bảo vệ an ninh, vệ sinh toàn trại, chương tŕnh giúp đỡ các thuyền nhân mới nhập trại và trẻ em vô gia đ́nh. Nhu cầu xă hội của quư vị cao niên và thanh niên cũng được các thiện nguyện viên chú ư đến; song song với sinh hoạt tôn giáo, các lớp học ngoại ngữ và phong tục Tây phương được thực hiện hầu giúp cho quư ông bà cụ một số kiến thức căn bản về cuộc sống mới sắp đến. Đối với việc giúp đỡ thanh thiếu niên, ngoài những sinh hoạt hướng đạo hay tôn giáo như ca đoàn hoặc gia đ́nh phật tử, các buổi sinh hoạt ngoài trời và tṛ chơi thể thao như túc cầu hay bóng chuyền được tổ chức thường xuyên để đưa sức sống năng động của tuổi trẻ hướng về các mục đích lành mạnh.

    Tại các quốc gia định cư, cộng đồng tị nạn hải ngoại cũng không quên những thuyền nhân Việt Nam c̣n kẹt lại trong các trại tạm cư ở Đông Nam Á. Song song với nỗ lực lạc quyên cứu trợ, họ thu thập và gởi sách báo đến các trại tị nạn để cập nhập hóa thuyền nhân về biến chuyển quốc tế cũng như tin tức cộng đồng. Họ cũng tổ chức vài chuyến viếng thăm các trung tâm tị nạn ở Đông Nam Á nhằm giúp đỡ và khuyến khích thuyền nhân tiếp tục giữ vững hy vọng vào một viễn ảnh tương lai tốt đẹp hơn. Trong niên kỷ 1990 khi chương tŕnh thanh lọc được thực hiện một cách bất công với sự đồng t́nh của CUTNLHQ, cộng đồng Việt Nam hải ngoại đă tài trợ cho nhiều thiện nguyện viên trở về giúp đỡ đồng bào tị nạn, đặc biệt về phương diện luật pháp. Để xây dựng một cơ sở bảo bọc cho đồng bào bị rớt thanh lọc tại Phi Luật Tân, cộng đồng Việt Nam hải ngoại đă đóng góp khoảng $2 triệu Mỹ-kim cho chương tŕnh Làng Việt Nam do Giáo Hội Phi đề xướng.

    Dân Việt ưa thích các món ăn truyền thống như chả gị và phở cũng như các món ăn nhẹ như xôi chè; v́ vậy cho nên không mấy ai ngạc nhiên khi thấy nhiều quán ăn cũng như tiệm cà phê mọc ra khắp các trung tâm tị nạn trong ṿng một vài tháng sau khi khánh thành trại. Mặc dầu không cảm thấy ngạc nhiên nhưng bất cứ ai cũng phải kính phục sự đảm đang của phụ nữ Việt Nam với khả năng linh động vĩ đại của họ trong việc nấu nướng các món ăn truyền thống. Họ không những chỉ sáng tạo ra vật dụng bếp núc để chế biến thực phẩm Việt mà c̣n phát minh ra phương pháp cải hóa đồ gia vị địa phương để tạo ra hương vị thuần túy Việt. Trong một khoảng thời gian rất ngắn qua tài đảm đang của phụ nữ Việt Nam, các món ăn truyền thống như chả gị và phở cũng như các món ăn nhẹ như xôi chè đă xuất hiện tại hầu hết các trại tị nạn Đông Nam Á.

    Giai đoạn chuyển tiếp của thuyền nhân Việt Nam trong ṿng đai trại tị nạn tuy có nhiều kỷ niệm vui nhưng cũng chứa đựng một số giây phút kinh hoàng do các hành động hối lộ và khủng bố của chính quyền sở tại song song với tệ nạn bắt cóc thanh nữ của bọn côn đồ địa phương. Đám lính nhận lănh trách nhiệm kiểm soát cũng như bảo vệ người tị nạn Việt Nam thường xuyên lục soát và tịch thâu đồ đạt của đồng bào trong trại; bất cứ ai chống lại chúng đều có thể bị đánh đập và giam cầm trong các chuồng khỉ. Điển h́nh là vào năm 1979, khoảng 1.400 đồng bào tại trại tạm cư Letung trên đảo Jemaja đă bị cảnh sát Nam Dương ép phải đóng $50 Mỹ-kim mỗi người th́ mới có thể được CUTNLHQ lập hồ sơ tị nạn mặc dầu việc này hoàn toàn miễn phí.

    Tệ nạn lính canh và côn đồ địa phương bắt cóc cũng như hăm hiếp phụ nữ đang sống trong các trại tị nạn không phải là một việc hiếm khi xảy ra. Như đă tường tŕnh trong các phần trên, lính Nam Dương thường xuyên bắt cóc hảm hiếp thanh nữ Việt Nam ở trại Kuku trong những năm 1989 và 1990. Trong một vụ khác, cô Mỹ Linh đă bị cảnh sát Thái cưỡng dâm khi nhóm của cô bị nhốt trong một trại lính vào tháng 3-1988; sau ba ngày bị hành hạ, đám cảnh sát Thái đẩy các nạn nhân lên một chiếc ghe bị lủng và kéo ra hải phận quốc tế. Các nạn nhân này may mắn đến được đảo Kut và sau đó được đại diện CUTNLHQ đưa về đảo Rang Yai vào ngày 12-3-1988 để nhập chung với khoảng 500 đồng bào tại đó. Trong một vụ khác, cô Nguyễn Diễm Chi bị lính Thái nhốt 23 ngày vào tháng 4-1988 để điều tra về bọn côn đồ đă cưỡng hiếp cô trước đó; trong khoảng thời gian bị giam giữ, cô đă bị bọn lính hăm hiếp nhiều lần.

    Trong một vụ khác xảy ra vào ngày 18-3-1980 tại trại Songkhla, đám du đảng Thái đánh bể đầu một thanh niên tị nạn để bắt cóc cô bạn gái của anh. Sau đó chúng lôi cô về hướng đồn lính Thái ở phía sau trại. Một nhóm thuyền nhân đang ngủ trên 'đại lộ B́nh Minh' dọc bờ biển nghe tiếng kêu cứu của cô đă nhanh chân rượt theo đám du đảng. Họ bất chấp lệnh cấm không được ra khỏi ṿng đai trại sau 10 giờ đêm để đuổi theo kịp đám côn đồ và cuối cùng đă giải thoát cô gái kịp thời. Sau khi bọn du đảng mất mồi, lính Thái từ đồn ào ra; nhưng thay v́ rượt bắt đám du đảng (lúc đó vẫn c̣n ẩn hiện phía sau đồn), tên đồn trưởng Thái lại mắng nhiếc người tị nạn về hành động dám ra khỏi ṿng đai trại sau 10 giờ tối. (41)

    Mặc dầu phải đối đầu với các kinh nghiệm tủi nhục như trên, h́nh như đa số thuyền nhân đều đồng ư rằng giai đoạn chuyển tiếp trong trại tị nạn là một trong những khoảng thời gian đáng nhớ nhất suốt cuộc đời của họ. Sau khi trải qua các thử thách khó khăn tại đệ tam quốc gia, có nhiều người c̣n khẳng định giai đoạn chuyển tiếp đó là một trong các khoảng 'thời gian lắng đọng' tương đối dễ chịu. (42)

    ------------------------------------
    Chú thích:
    34 Trại tị nạn của Singapore trên đường Hawkins có lẽ là trại tốt nhất nhưng chỉ có đồng bào tị nạn nào đă được chấp nhận định cư mới có thể xin vào trại. Vào năm 1979, Hồng Kông cho thuyền nhân tự do đi làm để kiếm sống; nhưng chương tŕnh này chấm dứt khi Hồng Kông đưa ra chính sách trại cấm để cầm tù tất cả đồng bào mới đến vào tháng 7-1982.

    35 Trước tháng 6-1976, thuyền nhân được đưa vào trại Sikhiu ở Nakhon Ratchasima. Vào tháng 6-1976, hai trại tị nạn mới được Bangkok thành lập ở Songkhla (cho các thuyền nhân cập bờ phía Nam Thái Lan) và Laem Sing (cho các thuyền nhân đến bờ biển phía đông). Trại Laem Sing (hay Lâm Sỉnh) và nhiều trại tị nạn khác ở Aranyaprathet, Buriram, Fak Tha, Kap Cherng cũng như Mairut đă bị đóng cửa vào cuối năm 1981.

    36 Hồng Kông đă chi $14 triệu Mỹ kim cho chương tŕnh tị nạn trong năm 1979. Vào ngày 16-8-1979, Cao Ủy giảm tiền ăn của thuyền nhân ở Hồng Kông xuống c̣n HK$4 mỗi ngày.

    37 Nhiều hơn cả lợi tức trung b́nh của dân địa phương.

    38 Vào ǵai đoạn cao điểm khi thuyền nhân ồ ạt đổ lên Bidong, người ta đă chuyển tay nhau các căn cḥi nhỏ hẹp này với giá vài trăm Mỹ kim mặc dầu nội quy của trại ngăn cấm chuyện mua bán này. Trong các năm sau này, các dăy nhà dài có tên là 'long houses' đă được dựng lên để cung cấp chỗ ở tạm thời cho đồng bào tị nạn.

    39 Vào mùa khô, cung lượng nước ngọt hàng ngày cho mỗi đầu người bị giảm xuống c̣n 2 lít.

    40 Vào Tết Dương Lịch năm 1981, Pulau Bidong đă chào đón em bé ra đời thứ 1.000 trong trại. Lúc đó trại đă có 7 trường dạy ngoại ngữ với 145 lớp học cho người lớn và trẻ em.

    41 Người viết là một cậu bé trong nhóm dân tị nạn rượt theo bọn du đảng Thái để cứu cô gái trong đêm đó.

    42 Trại tị nạn Việt Nam cuối cùng là the Pillar Point Vietnamese Refugee Centre ở Hồng Kông đă đóng cửa vào tháng 5-2000. Khoảng 1.400 người ở đây không được đi định cư bởi v́ trở ngại tư cách pháp nhân (bị nghi là công dân Trung cộng giả làm thuyền nhân Việt Nam) và do các hành vi phạm pháp trong quá khứ. Đa số các người này đă được chính quyền Hồng Kông cấp quyền thường trú.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi


    8. Đồng Bào Tị Nạn Miền Bắc

    Từ cuộc di tản khổng lồ vào Nam năm 1954 cho đến năm 1975, thỉnh thoảng một số đồng bào miền Bắc vượt thoát được gông cùm kềm kẹp của chính quyền cộng sản Hà Nội để xin tị nạn tại miền Nam. Sự sụp đổ của chính quyền Sài G̣n vào tháng 4-1975 đánh dấu một bước ngoặt mới trong trào lưu tị nạn cộng sản tại miền Bắc: bán đảo Đông Dương không c̣n một mảnh đất an toàn cho người Việt t́m tự do ẩn náo. (43) Sự can đảm phiêu lưu của dân tị nạn miền Nam trên những chiếc thuyền mỏng manh trên biển Đông mở ra một hướng đi mới cho đồng bào miền Bắc mang hoài vọng tự do; họ nhanh chóng thay đổi hướng vượt tuyến để chuẩn bị băng bể đến Hồng Kông hay Macao. (44)
    Hải tŕnh của đồng bào miền Bắc tương đối dễ dàng và ít tốt kém hơn khi so sánh với chi phí và các khó khăn nhân tạo cũng như thiên nhiên mà nỗ lực vượt biên ở miền Nam phải đương đầu. (45) Phương pháp tổ chức giữa hai miền có nhiều khác biệt lớn lao bởi v́, sau một thời gian dài bị chính quyền xă hội chủ nghĩa đàn áp và tước đoạt gia sản, đa số ghe thuyền miền Bắc không c̣n máy móc hay hải cụ đi biển; và v́ vậy, đồng bào miền Bắc chỉ có cách là vượt tuyến qua Trung quốc rồi t́m cách sang Hồng Kông hay tổ chức ra đi trên những chiếc ghe cũ và nhờ vào sức gió thổi cánh buồm đến vùng đất tự do. Hải tŕnh của đồng bào miền Bắc kéo dài khoảng 6 đến 8 tuần lễ và thường luôn luôn đi dọc theo bờ biển Trung quốc để đến Hồng Kông hau Macao; đây là những chuyến đi 'nhảy đảo' (island-hoping) bởi v́ dân tị nạn trên ghe lúc nào cũng thấy được bờ và có thể cập bờ (thuộc lănh thổ Trung quốc) bất cứ lúc nào để tránh giông tố hay mua thêm thực phẩm, dầu máy hoặc để sửa chữa ghe. Vào những năm đầu của niên kỷ 1980, Bắc Kinh xung đột với Hà Nội cho nên có chính sách dễ dăi cho thuyền nhân; và nhờ vậy, đồng bào miền Bắc có thể cập bờ một cách tự do trên đường đến Hồng Kông hay Macao. (46)

    Vào năm 1982, chính quyền thuộc địa Anh ở Hồng Kông, nơi mà đa số đồng bào miền Bắc xin tị nạn, đưa ra chính sách trại cấm. Sau ngày 2-7-1982, tất cả thuyền nhân đến Hồng Kông được yêu cầu đọc bản thông cáo của chính quyền như sau:


    'Toàn thể cựu thường dân của Việt Nam xin vào Hồng Kông từ ngày 2-7-1982 sẽ bị giam giữ trong những trung tâm đặc biệt.
    Nếu quư vị không rời khỏi Hồng Kông ngay bây giờ, quư vị sẽ bị dẫn độ về một trại cấm và giam giữ vĩnh viễn trong đó. Quư vị sẽ không được cho phép rời trại cấm trong suốt thời gian ở tại Hồng Kông. Cơ hội để được định cư rất khó xảy ra. Quư vị được tự do rời khỏi Hồng Kông ngay bây giờ, và nếu quư vị quyết định tiếp tục lên đường, quư vị sẽ được giúp đỡ.' (47)

    Các 'trung tâm đặc biệt' của Hồng Kông là những khu tạm cư 3 giường chồng với độ cao và rộng khoảng 2.6mx2mx1m được ngăn bằng khăn, màn vải hay ván. Bên trong hàng rào kẽm gai của trại cấm, phương tiện sinh sống như nhà bếp hay pḥng vệ sinh rất giới hạn so với số lượng đồng bào bị giam cầm. Thỉnh thoảng người tị nạn cũng được mướn làm một vài việc vặt với mức lương bóc lột; một ngày làm việc của họ được trả không quá $0,40 Mỹ-kim.
    Vào năm 1990, một thành viên của Cơ Quan Hành Pháp và Lập Pháp Hồng Hông (the Executive and Legislative Councils of Hong Kong) đưa ra nhận định là. (48) '.. nhiều người đến Hồng Kông xin tị nạn không trốn chạy sự đàn áp cho nên không phải là dân tị nạn theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Phần đông là người Việt thay v́ là người Hoa. Càng nhiều người đến từ miền Bắc Việt Nam và không có liên hệ ǵ với chính quyền miền Nam hay sự hiện diện của Hoa Kỳ trước đây. Họ chỉ là những thành phần tị nạn kinh tế t́m kiếm một cuộc sống khá hơn.. vào năm 1988, số lượng người đến (Hồng Kông) gia tăng đáng kể. Hơn 70% đến từ miền Bắc Việt Nam và quá 98% là dân Việt Nam.' (49) Nhận định này phản ảnh chính sách của chính quyền thuộc địa Anh ở Hồng Kông vốn xác quyết đồng bào miền Bắc toàn là dân tị nạn giả dối để tước đoạt quyền tị nạn cộng sản của họ. (50)

    Trường hợp của ông Nguyễn Mạnh Hùng, một thuyền nhân từ miền Bắc, phủ nhận chủ trương 'quơ đủa cả nắm' hời hợt này một cách dễ dàng. Lời khai của ông Hùng về sự đàn áp của chế độ cộng sản đă bị cho là thiếu xác thực và không đáng tin cho nên đơn xin được hưởng quy chế tị nạn của ông bị từ chối. Ông Hùng đă từng vào tù ra khám nhiều năm tại miền Bắc bởi v́ chính quyền Hà Nội gép ông vào thành phần phản động do các tư tưởng thiên tự do của ông. Mặc dầu ông Hùng đă kể rơ ràng và rất chi tiết về những hành động dă man mà guồng máy cộng sản thi hành để áp chế ông cùng gia đ́nh, đơn tị nạn của ông bị bác chỉ v́ ông là một người Việt Nam đến từ miền Bắc. Với sự giúp đỡ của một số luật sư thiện nguyện, ông Hùng đă kháng cáo lên Tối Cao Pháp Đ́nh Hồng Kông để chứng minh tệ nạn bất công cũng như kỳ thị chủng tộc của chính sách thanh lọc tị nạn Việt Nam; nhưng trước khi ṭa xử vụ kháng án, chính quyền địa phương đă khôn khéo can thiệp và cấp cho ông Hùng quy chế tị nạn nhằm tránh một vụ x́-căng-đang lớn.

    Trường hợp của ông Nguyễn Mạnh Hùng chứng minh hùng hồ là nhiều đơn xin tị nạn của đồng bào miền Bắc có thể bị bác bỏ một cách bất công mặc dầu họ có lư do tị nạn chánh đáng. Daniel Wolf, một luật sư Hoa Kỳ từng trợ giúp thuyền nhân Việt Nam tại Hồng Kông, có đưa ra ư kiến sau đây mà người viết chia xẻ một phần do kinh nghiệm thực tế thụ lư các hồ sơ kháng cáo tị nạn tại Đông Nam Á:


    'Có sự trùng hợp chóa mắt giữa các hồ sơ tị nạn bị từ chối. Điển h́nh là nếu một người tin vào các lời ghi chép trong chồng hồ sơ th́ hầu như mọi người xin tị nạn, bất kể sự khả tín của lời khai về sự đàn áp, đều nói rằng ông hay bà ta đă rời Việt nam để t́m một đời sống tốt hơn ở nước ngoài, và từ chối trở về bởi v́ sợ bị trừng phạt v́ lư do ra đi bất hợp pháp. Và khi được hỏi là họ có ǵ để nói thêm hay không, th́ hầu như trong tất cả các trường hợp, người đứng đơn đều trả lời là 'không.'

    ...
    Dựa theo thống kê của tôi qua hơn một trăm vụ cũng như các cuộc đàm thoại với những nhân viên làm việc trong lănh vực này, sự thẩm định một cách bảo thủ của tôi cho thấy là khoảng 40% đến 60% người Việt trong trại cấm Hồng Kông, kể cả 30% đến 50% dân miền Bắc, đă rời bỏ Việt Nam để trốn chạy sự đàn áp và là người tị nạn theo đúng nghĩa của Công Ước 1951 và Hiệp Định Thư 1967 liên quan đến Tư Cách Tị Nạn.' (51)


    Trường hợp của đồng bào miền Bắc cho thấy tệ nạn kỳ thị chủng tộc có thể tàn phá ḷng nhân đạo của con người và đặt dân tị nạn thực sự trong t́nh trạng nguy hiểm khi bị từ chối và cưỡng bách hồi hương. (52) Tiến tŕnh thanh lọc tị nạn tuyệt đối không thể được xây dựng trên chính sách kỳ thị chủng tộc hời hợt bởi v́ như vậy có thể tiêu hủy tất cả các cơ hội quư báu để minh định thành phần tị nạn thật sự cũng như tạo lỗ hổng cho những kẻ ra đi chỉ v́ miếng cơm manh áo lợi dụng chính sách phân biệt tị nạn dựa trên màu da hay chủng tộc để được hưởng quy chế tị nạn một cách bất công.

    ------------------------------------
    Chú thích:
    43 Cam Bốt và Lào cũng rơi vào ṿng đai kiểm soát của Cộng Sản.

    44 Vào tháng 6-1979, một số nhân viên cảnh sát Macao bị tố cáo là đă cộng tác với Hà Nội trong kế hoạch buôn lậu hàng vận nhân.

    45 Đồng bào miền Bắc chỉ phải tốn khoảng từ $600 đến $700 Mỹ kim mỗi người để tổ chức ra đi trong khi đó thuyền nhân miền Nam phải chi từ $1.500 đến $5.000 Mỹ kim mỗi người. Độc giả cần lưu ư là số tiền $600 đến $700 Mỹ kim rất lớn đối với đồng bào miền Bắc v́ lương hàng tháng của họ khoảng từ $25 đến $45 Mỹ kim mỗi người hay chỉ bằng một nữa lương của dân miền Nam.

    46 Dĩ nhiên là cán bộ cộng sản Trung quốc cũng thường xuyên cho dân Tàu giả dạng thuyền nhân đi nhờ ghe Việt Nam để được hưởng quy chế tị nạn, và đồng bào miền Bắc khó mà có thể từ chối lời đề nghị của các 'mạnh thường quân.' Thực tế này không qua mắt nổi các giới chức có thẩm quyền; và một số ghe đă bị giam lâu ngày để điều tra bởi v́ chính quyền Hồng Kông nghi người trên ghe là dân Tàu giả dạng thuyền nhân Việt Nam.

    47 'All former residents of Vietnam seeking to enter Hong Kong since 2 July 1982 are detained in special centres. If you do not leave Hong Kong now, you will be taken to a closed centre and detained there indefinitely. You will not be permitted to leave detention during the time you remain in Hong Kong. It is extremely unlikely that any opportunity for resettlement will be forthcoming. You are free to leave Hong Kong now, and if you choose to continue your journey, you will be given assistance to do so.'

    48 Rita Fan, Hong Kong and the Vietnamese Boat People: A Hong Kong Perspective, International Journal of Refugee Law, Special Issue, September 1990, Oxford University Press, p. 144, at p.149.

    49 '.. many asylum-seekers arriving in Hong Kong were not fleeing persecution and hence were not refugees by the United Nations definition. Many were ethnic Vietnamese rather than ethnic Chinese. Increasingly, they were from North Vietnam and had no association with the old southern regime or the US presence. They were simply economic migrants in search of a better lifeẨ in 1988, the numbers arriving (in Hong Kong) began to raise sharply. Over 70% were from North Vietnam and over 98% were ethnic Vietnamese.'

    50 Nhận định hời hợt này không phản ảnh chính xác các dữ kiện lịch sử và góp phần khơi lên ngọn lửa kỳ thị chủng tộc không cần thiết bởi v́ cố t́nh hay vô ư quên đi là chính các kiện hàng Hoa kiều khổng lồ vào hai năm 1978 và 1979 do Hà Nội và đám gian thương quốc tế xuất cảng đă tạo ra cơn khủng hoảng dây chuyền tại Đông Nam Á; chính những hàng-hải nhân Hoa kiều ra đi với sự giúp đỡ của đảng Cộng Sản Việt Nam - chứ không phải thuyền nhân Việt Nam trên những chiếc ghe mỏng manh - đă bị Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và các chính quyền lân bang đánh giá là thành phần 'di dân kinh tế' hay 'di dân bất hợp pháp.' Trên phương diện pháp lư, không chính quyền nào có thể hay sẵn sàng cấp quy chế tị nạn cho các hàng-hải nhân Hoa kiều bởi v́ họ ra đi trong sự bảo bọc của mạng lưới công an Hà Nội và qua đường dây tổ chức của đám thương cẩu Tàu ngoại quốc, tức là họ không thể bị nhà nước CHXHCN Việt Nam đàn áp theo định nghĩa tị nạn. Tuy vậy, cuối cùng họ vẫn được chính quyền lân bang đối xử thật nhân đạo nhờ thảm trạng kinh hăi trên biển cả của thuyền nhân Việt Nam đă đánh thức lương tâm nhân loại và làm chấn động ḷng bác ái của các cộng đồng nhân dân thế giới.
    Nhận định phiến diện kể trên bộc lộ chủ trương đánh rớt thuyền nhân, thay v́ cẩn thận thẩm định hồ sơ tị nạn, cũng như sự cố t́nh phớt lờ qua các nguyên tắc giám định và bảo vệ dân tị nạn. Bất cứ ai hiểu sơ về luật pháp hay chính trị đều biết rằng người xin tị nạn không nhất thiết phải bám vào nguyên nhân chính trị và có thể sử dụng nhiều lư do khác điển h́nh như tôn giáo hay tư cách thành viên trong một tổ chức xă hội cá biệt. Công pháp quốc tế không có điều kiện pháp lư nào đ̣i hỏi đồng bào miền Bắc phải 'có liên hệ ǵ với chính quyền miền Nam hay sự hiện diện của Hoa Kỳ trước đây' mới được xin tị nạn, và v́ vậy cho nên họ có thể vẫn được bảo vệ như dân tị nạn bởi v́ Hà Nội tích cực kỳ thị và t́m đủ mọi cách để tiêu diệt các thành phần xă hội có tư tưởng và đường lối sinh hoạt tự do phi Mác-xít trên căn bản tôn giáo (Phật tử, Giáo dân, v.v.), tư cách thành viên trong một tổ chức xă hội cá biệt (trí thức, thương nhân, v.v.) hay tư ư chính trị.

    51 'There are also glaring similarities among the files of those who have been denied refugee status. For example, if one is to believe what is recorded in the files, nearly every asylum-seeker, regardless of the strength of the persecution claim, stated that he or she left Vietnam for 'a better living overseas,' and refused to return because of fear of 'being punished for illegal departures.' Moreover, when asked if they had any further points they wished to make, in nearly every case applicants are alleged to have answered 'nil.'
    Based on my survey of more than a hundred cases and my discussions with those working in the field, my conservative estimate is that 40 to 60 per cent Vietnamese in Hong Kong's detention centres, including 30 to 50 per cent of northerners, have fled persecution in Vietnam and are refugees under the 1951 Convention and 1967 Protocol relating to the Status of Refugees.' Daniel Wolf, A Subtle Form of Inhumanity: Screening of the Boat People in Hong Kong, International Journal of Refugee Law, Special Issue, September 1990, Oxford University Press, p. 161, at p.166-167.

    52 Trong cuộc phỏng vấn với người viết tại Lloyd Duong Attorneys Atrium, một cựu Đại Úy công an CSVN cho biết cộng đồng thuyền nhân miền Bắc có một số công an, bộ đội Hà Nội trà trộn vào để quấy phá cho nên mới có cảnh một vào nhóm thanh niên vô ư thức đă tổ chức ăn mừng ngày 30-4-1975 trong khi cầu mong Hồng Kông cho hưởng quyền tị nạn chính trị. Nhiều vụ xung đột giữa một số thanh niên miền Bắc và đồng bào tị nạn miền Nam đă xảy ra trong ngày Quốc Hận 30-4 như ở trại Kaitak North vào năm 1982 đưa đến cảnh tàn sát lẫn nhau.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi

    9. Phụ Trương


    (I) Đồng bào tị nạn miền Bắc lợi dụng cơ hội xuất cảnh ra nước ngoài để trốn thoát.
    (II) Bộ Nhân Việt Nam

    ***

    (I) Đồng bào tị nạn miền Bắc lợi dụng cơ hội xuất cảnh ra nước ngoài để trốn thoát.

    Đồng bào tị nạn miền Bắc không chỉ vượt biển để đến Hồng Kông hay Macao, nhiều người đă biết lợi dụng cơ hội xuất cảnh ra nước ngoài để trốn thoát khỏi gông cùm kềm kẹp cộng sản. Trong một vụ đào tẩu lớn vào tháng 7-1996, 18 thành viên của phái đoàn thương mại Hà Nội tham dự đại hội Klondike Days với chủ đề 'Discover Vietnam Exhibition' (Triễn Lảm Khám Phá Việt Nam) tại thành phố Edmonton ở Alberta, Gia Nă Đại, đă trốn thoát xin tị nạn. Cộng đồng người Việt Toronto yêu cầu người viết làm luật sư biện minh cho cô Mai Thị Thu Thủy, một trong 18 người đào thoát, trước Hội Đồng Thẩm Định Tị Nạn Canada. Vào tháng 11-1997, cô Mai đă được cấp quy chế tị nạn. Thư của cô Mai Thị Thu Thủy và một đồng bào miền Bắc khác - Kiến Trúc Sư Nguyễn Ngọc Đính - vốn trực tiếp đến Gia Nă Đại để xin tị nạn được đăng vào vài trang tiếp theo đây.

    (II)
    Bộ Nhân Việt Nam


    Song song với 796.310 đồng bào đă rời Việt Nam bằng thuyền, 42.918 người khác đă thực hiện thành công các chuyến đi bộ vượt tuyến qua Lào hay Cam Bốt để t́m tự do tại Thái Lan. (53) Cuộc vượt tuyến của bộ nhân Việt Nam cũng khủng khiếp không kém hải tŕnh thảm khốc của thuyền nhân. Trong suốt đoạn đường băng rừng vượt núi, họ phải trải qua các chướng ngại vật hiểm nghèo của rừng thiên nước độc cũng như các băi ḿn dày dặc; nhiều người đă bị các đoàn loạn quân Cam Bốt bắt giữ, tra tấn, cưỡng hiếp và giết hại. Vào tháng 6-1981, một cậu bé Việt Nam bị thương nặng đă cố gắng lết đến một trại tạm cư nằm trên đất Thái. Cậu là người duy nhất may mắn sống sót; 11 bộ nhân khác trong đoàn đă bị bộ đội Khờ me đỏ giết sạch. Trường hợp của ông Trần Văn Phước là một thí dụ điển h́nh khác. Vào tháng 2-1982 trên đường vượt tuyến đến Thái Lan, ông đă bị lính giải phóng Khmer Serei bắt giữ. Chúng dùng búa để đập đầu ông nhiều lần nhưng ông may mắn không chết.
    Khi bộ nhân Việt Nam đặt chân đến Thái Lan, thay v́ được chính quyền địa phương thông báo cho Cao Ủy Tị Nạn LHQ ngay lập tức, họ lại bị cầm tù trong những trại dọc biên giới trong một khoảng thời gian dài trước khi hồ sơ tị nạn của họ được duyệt xét. Vào ngày 20-3-1980, Bangkok thay đổi chính sách và ngăn cấm không cho bộ nhân Việt Nam được hưởng quy chế tị nạn v́ sợ làn sóng bộ nhân gia tăng. Chính phủ Thái viện cớ Cam Bốt là đệ nhị quốc gia mà người tị nạn Việt Nam đến trước v́ vậy cho nên họ phải xin tị nạn ở đó, có nghĩa là bên ngoài biên thùy Thái Lan. Chính sách này dẫn đến t́nh trạng giam cầm bộ nhân trong những trại biên giới nằm trên phần đất Cam Bốt trong ṿng đai kiểm soát của quân Khờ me Serei hay thành phần an ninh trại hung dữ có biệt hiệu Para (Paramilitary). Các địa danh như Camp Non Chan, Non Samet (hay Camp 007), Non Makmun (hay Camp 204) gợi lại vô số ấn tượng kinh hoàng cho rất nhiều bộ nhân Việt Nam. Trong các trại tạm cư này, đời sống của đồng bào tị nạn Việt Nam c̣n tệ hơn cả thú vật. Thực phẩm và nước ngọt được cung cấp rất giới hạn; trong khi đó th́ t́nh h́nh an ninh trại hoàn toàn là số không, và mỗi lần bộ đội Hà Nội tấn công hay pháo kích th́ dân tị nạn Việt Nam bị bọn Para lùa ra làm bia đỡ đạn.

    Về đêm, bộ nhân trở thành những mục tiêu tấn công của đủ thành phần từ bộ đội Khờ me đỏ, quân Khờ me Serei đến đám an ninh Para cùng lực lượng biên pḥng Thái. Chúng đi từng đoàn lục soát bắt phụ nữ Việt Nam để hăm hiếp, và sẳn sàng thủ tiêu bất cứ ai dám chống cự. Một số gia đ́nh tị nạn c̣n giữ được quư kim phải mua chỗ ngủ trong cḥi của dân Cam Bốt để trốn tránh đám quỷ dữ này. Vào ban ngày th́ thanh niên tị nạn bị bắt đi đào chiến hào và dĩ nhiên là họ không được trả một đồng nào cho công việc này. Mạng sống của bộ nhân rất rẻ rúng trong các trại tạm cư, và họ chỉ tồn tại với hy vọng mỏng manh là Bangkok sẽ duyệt xét hồ sơ tị nạn và thuyên chuyển họ về các trung tâm tị nạn như trại Tây Bắc 9 (Northwest 9). (54) Trại Tây Bắc 9 được Thái Lan tổ chức vào đầu năm 1980 như một tiền đồn chống lại các cuộc càn quét biên giới của quân đội Hà Nội. Trại này bắt đầu nhận tị nạn Việt Nam vào ngày 18-4-1980 với sự giúp đỡ của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế. Bộ nhân phải tạm trú tại trại Tây Bắc 9 từ vài tháng cho đến nhiều năm trước khi được thuyên chuyển đến Trung Tâm Panat Nikhom để được hưởng quy chế tị nạn.

    Trong lá thư sau đây, ông Trần Văn Phước vốn là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa diễn tả lại kinh nghiệm tủi nhục của ông cũng như các bộ nhân khác ở Thái Lan:


    'Tôi là một cựu quân nhân QLVNCH tên là Trần Văn Phước thuộc SĐ 18 BB.. Tôi vượt biên đường bộ vào tháng 5/82 khi đến biên giới Thái Lan và Kampuchia, tôi rất mừng là ḿnh đă trốn thoát khỏi địa ngục CSVN. Nhưng cái mừng của tôi chưa kịp thốt ra khỏi cửa miệng th́ ôi thôi thật là chua chát, chua chát đến nổi tôi không thể ngờ rằng vào thế kỷ thứ 20 này lại có những con người dă man hơn loài thú rừng xanh, thú của rừng xanh là những con vật không nói chi nhưng mà họ là loài người mà lương tâm của họ không có... đó là bọn Mên được mệnh danh là 'Kampuchia dân chủ kháng chiến quân Khờ Me.' Chúng bắt chúng tôi trói lại và xách búa đem tôi ra đập đầu, lúc đó tôi tưởng rằng ḿnh đă chết nhưng cuối cùng chúng thấy nghĩa khí của người VN chết mà không hề van xin nên chúng đă ngưng tay. Cuối cùng chúng nhốt tôi lại.. chung với người tù Mên của chúng.. Bọn tù Mên đánh tôi và sỉ nhục dân tộc VN.
    Chúng cầm tù tôi đến ngày thứ 7 th́ chuyển đến nhà tù mới. Ở đây tôi được gặp một số ít người VN. Như gia đ́nh chị Nguyễn Thị Bê tất cả là 4 người, 2 đứa con gái và 1 đứa con trai nhỏ. Ôi có cảnh nào khổ hơn làm thân gái sống với những con người Mên ḷng lang dạ thú! Chúng hành hạ đàn bà con gái có thể nói là mang thai với chúng, rất là dă man chưa từng thấy: hết đứa này rồi đứa khác vùi dập thân xác. Tôi nh́n thấy cảnh tượng đó mà đau ḷng chỉ v́ hai chữ tự do mà tất cả người Việt ly hương phải trả giá rất đắt, phải tủi nhục và phải căm hờn những quân khốn kiếp..

    Đối với thanh niên chúng tôi, chúng bắt đi lao động rất hăi hùng: 5 giờ sáng đến 12 trưa mới cho nghỉ, chúng cho chúng tôi ăn toàn là cháo với muối, xong phải tiếp tục làm nữa đến 6 giờ chiều mới được nghỉ. Nhưng điều mà chúng tôi lo lắng là chúng muốn thủ tiêu chúng tôi giờ nào cũng được.

    Chúng tôi ở đó một thời gian th́ có Hồng Thập Tự Quốc Tế (ICRC) đến thăm và cho chúng tôi gạo, cá hộp, mỗi tuần đến thăm chỉ một lần. Khi ICRC về th́ bọn Mên lấy hết tất cả thực phẩm nên chúng tôi vẫn chịu đói như thường, chỉ ăn toàn là cháo nên không đủ no.. Khi đồng bào đến, th́ vàng, quần áo, giầy dép đều bị chúng lấy tất cả. Đă lấy c̣n đánh đập dă man và bóc lột sức người tận xương tủy..

    Khi chúng tôi được chuyển vào trại tị nạn chánh thức là trại NW82 ngày 14/7/82 tôi nghĩ rằng ḿnh đến trại 82 là thoát nạn. Nhưng không ngờ hăi hùng vẫn c̣n đè nén mọi người. Trại nằm cách biên giới Thái-Kampuchia một cây số, trại này có tất cả 30 tent (lều) toàn là tent dă chiến của quân đội.. Đàn bà con gái ở đây vẫn bị bọn lính Thái Lan hăm hiếp rất là dă man. Nếu ai chống cự là chúng thủ tiêu liền.

    Ở đó có một người lính Thái tên John, những người VN gọi nó là cọp. Nó rất dữ, đánh người VN rất dă man.. Tôi xin kể những trận đ̣n mà tên cọp đánh người VN: Như vụ Liên Thị Kim Tụng, cô ta mua bánh ḅ nên bị tên cọp bắt được và nó đổ bánh ḅ xuống đất và bắt cô phải ăn, nếu không ăn th́ chúng đánh nên bắt buộc chị phải ăn. Và vụ thứ hai là anh Thạch Can mua 2 bọc kẹo, chúng bắt được, đánh anh và bắt anh phải ăn kẹo không lột giấy cho hết 2 bọc. Vụ thứ ba là anh Hồng mua một gói thuốc Samit, tên cọp bắt được và bảo anh xé ra để vào một cái thao và đổ nước vào uống và ăn thuốc. Vụ thứ 4 là anh Sơn Hương mua một con lươn chúng bắt được, bắt anh phải ăn sống, nếu không th́ chúng đánh, nên bắt buộc anh phải ăn..

    Tên cọp bữa nào cao hứng muốn đánh người tị nạn th́ nó đi một ṿng coi lều nào có chỉ một cọng rác là nó kêu mỗi người 2 roi, đánh như thế có khi tới 200 hoặc 300 người..

    Cảnh đánh đập ở trại NW82 hôm nào cũng diễn ra. C̣n tệ nạn nữa là chúng bắt đàn bà con gái hăm hiếp hàng đêm.

    Thư từ đến th́ chúng kiểm duyệt, cắt ra xem có money order th́ lấy tất cả, tiền mặt cũng vậy.. Chúng làm những vụ kiểm kê y hệt như cộng sản vậy, chúng lấy tất cả gần 10 lượng vàng và 600 dollars. Có một anh bị lấy 2 lượng rưỡi lên xin lại chút ít th́ bị tên đại úy trưởng trại bắt đem nhốt chuồng cọp 6 ngày và c̣n hăm dọa nếu mà c̣n đến xin nữa th́ chúng sẽ đuổi ra khỏi trại..

    Ở trại tị nạn NW82 tất cả có 1800 người nhưng người Việt Nam thuần túy chỉ có 300, c̣n 1300 toàn là Kampuchia, 200 chà và...'

    Trong tập thể bộ nhân Việt Nam bị cầm tù dọc biên giới Thái Lan có nhiều thanh niên vốn là bộ đội nằm trong guồng máy quân sự của Hà Nội tại Cam Bốt. Một số anh em từng đào tẩu khỏi quân đội Hà Nội và một số là tù binh của Khờ me đỏ may mắn sống sót và sau đó được dùng để đổi gạo với Hồng Thập Tự Quốc Tế. Đa số các thanh niên này không muốn quay về với guồng máy đàn áp của Hà Nội cho nên xin tị nạn nhưng họ lại bị Bangkok đối xử như tù binh.

    Vào cuối năm 1981, 400 thanh niên Việt Nam đào ngũ từ Cam Bốt đă bị giam cầm trong trại Sikhiu ở Nakhon Ratchasima. Tập thể này có 26 bộ đội từ miền Bắc, và số c̣n lại là thanh niên miền Nam. Họ phải đợi một thời gian rất dài (ít nhất là sau 2 năm 'nghỉ mát' do Bangkok quy định vào tháng 7-1981) th́ mới được hy vọng được cấp quy chế tị nạn; nhưng chặng đường định cư của họ sau đó c̣n dài đăng đẳng bởi v́ quá khứ liên hệ với bộ máy chiến tranh của Hà Nội.

    Trong khi chờ đợi được hưởng quy chế tị nạn, những thanh niên này bị bỏ tù như bọn tội nhân h́nh sự mặc dầu họ chỉ có tội duy nhất là không trốn được sự bố ráp 'nghĩa vụ quân sự' của Hà Nội. Đa số thanh niên Việt Nam không ai muốn trở thành bộ đội cộng sản và h́nh như không ai dại dột muốn đi Cam Bốt để trở thành những tên cướp ngày dễ mất mạng. (55) Họ đă dám hy sinh tất cả để đào tẩu hoặc từ chối không trở về phục vụ guồng máy xâm lược của Hà Nội với mục đích duy nhất là có được một đời sống tự do không bị ư thức hệ kềm kẹp. Họ thực ra chỉ là những nạn nhân của hoàn cảnh như nhiều đồng bào tị nạn Việt Nam khác.


    Số Lượng Bộ Nhân đến được vùng đất tự do
    Thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc
    Lưu Ư: Thống kê của CUTNLHQ không bao gồm hàng ngàn bộ nhân đă bị thảo khấu giết hại
    hay mất mạng v́ đạp phải ḿn trên đường vượt biên.
    1975-76 6.985
    1977 802
    1978 2.617
    1979 4.262
    1980 4.942
    1981 4.133
    1982 162
    1983 1.789
    1984 91
    1985 1.921
    1986 2.126
    1987 1.473
    1988 2.560
    1989 2.387
    1990 887
    1991 1.270
    1992 2.292
    1993 2.219
    1994 0
    1995-99 0
    ------------------------------------
    Chú thích:
    53 Khoảng 265.000 đồng bào tị nạn, đa số là người Việt gốc Hoa, đă vượt biên giới để về Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1978 khi Bắc Kinh và Hà Nội chửi bới nhau rồi đi đến vụ đụng độ vũ lực vào ngày 17-2-1979. Họ được khuyến khích ra đi bởi cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội, vốn từng là hai nước anh em 'môi hở răng lạnh' (tĩnh từ của Hà Nội). Bắc Kinh đóng kịch lo lắng cho t́nh cảnh của họ bằng cách lên án chính sách kinh tế ư thức hệ (mà Trung Quốc từng triệt để thực hiện để tiêu diệt thành phần tư sản) và chào mừng họ hồi hương. Trong khi đó Hà Nội lại tạo mọi điều kiện cho họ ra đi bằng cách ra lệnh cho các chốt kiểm soát kéo dài đến biên giới Việt-Trung không gây khó khăn cho họ (ai ở Việt Nam trong giai đoạn này đều biết rằng nếu muốn di chuyển phải có giấy phép công an, và v́ vậy t́nh trạng thả lỏng người Việt gốc Hoa tự do đi lại này là một chiến lược có tính toán của Hà Nội). Nhưng khi số người vượt biên giới qua Trung quốc gia tăng ồ ạt, Bắc Kinh hết dám chào mừng họ hồi hương và vội vă đóng cửa khẩu; Bắc Kinh bắt đầu đặt điều kiện là những người muốn di cư sang Trung Hoa Dân Quốc phải có giấy phép xuất cảnh của Việt Nam và hồ sơ nhập cảnh do ṭa Đại Sứ Bắc Kinh tại Hà Nội cấp. Nạn nhân thật sự của tṛ chơi chính trị này là hàng ngàn người Việt gốc Hoa; họ đă mất gia sản mà c̣n phải ngủ bờ ngủ bụi tại vùng rừng núi biên giới sau khi cửa khẩu đóng.

    54 Trại Northwest 9 bị cháy vào tháng 7-1981. Vào năm 1982, trại Northwest 82 được dựng lên với các dải lều lính không xa chỗ củ của trại Northwest 9 để cung cấp nơi ăn ở cho bộ nhân Việt Nam.

    55 Trong thời gian chiếm đóng Cam Bốt, bộ đội Hà Nội với đồng lương chết đói thường xuyên cướp bóc hàng hóa của dân Miên. Mỗi ngày vài ba anh bộ đội trẻ được giao nhiệm vụ đi 'xin xỏ' thức ăn ngoài chợ. Họ họp thành nhóm 3, 4 người cầm súng ra chợ và thấy bất cứ vật ǵ cần thiết là lập tức tịch thâu bỏ vào ba lô trong khi mở miệng nói câu Khờ me: 'Mẹ cho con cái này.' Dưới gọng súng của họ, không người dân Miên nào dám mở miệng chống đối.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi

    10. Phản Ứng của Thế Giới


    'Một vấn nạn nhân đạo mang tầm vóc lịch sử.'
    Thông cáo đặc biệt về Tị Nạn Đông Dương tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tokyo.

    ‘A humanitarian problem of historical proportions.’
    ‘Special statement of the Tokyo Summit on Indochinese refugees’ by Britain, Canada, France, Italy, Japan,
    United States and West Germany. June 1979

    Hải tŕnh kinh hoàng của thuyền nhân Việt Nam đă đánh thức lương tâm và ḷng trắc ẩn của nhân loại. Trong những năm đầu của làn sóng tị nạn, một chiến dịch cứu trợ thuyền nhân vĩ đại hiếm có trong lịch sử đă được thực hiện bởi nhiều đoàn thể quốc tế cũng như cộng đồng nhân dân tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bên lề sự trợ giúp tích cực này, thảm trạng thuyền nhân cũng làm lộ ra được một khía cạnh xấu xa nhất của đường lối chính trị thiên quyền (power politics) vốn được các cường quốc sử dụng để trốn tránh trách nhiệm quốc tế. Trong khi cộng đồng nhân dân toàn thế giới hết ḷng giúp đỡ thuyền nhân v́ ḷng nhân đạo chung của con người, chính sách của các trung tâm quốc quyền đối với làn sóng tị nạn Việt Nam không được minh bạch và luôn luôn phản ảnh sự cấu xé lẫn nhau v́ quyền lợi riêng tư.
    Nhà tù khổng lồ hay 'Vietnamese gulag' (1) và chính sách diệt chủng (2) của Hà Nội đă khiến hàng triệu người Việt t́m đường vượt biên. Trong 8 tháng sau khi Sài G̣n thất thủ, 378 thuyền nhân đă trốn thoát thành công. Vào năm 1976, số thuyền nhân ra đi thành công tăng lên 5.569; và vào tháng 7 của năm đó, lần đầu tiên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi cộng đồng thế giới giúp đỡ tị nạn Việt Nam. Một năm sau, số lượng thuyền nhân vọt lên 17.126, và tiếp tục tăng đến 87.164 vào năm 1978 và đạt cực điểm 201.189 vào năm 1979. Vào tháng 10-1979, Chủ bút của The Age Michael Davie quả quyết: '.. thuyền nhân không phải là một làn sóng tuyệt vọng khác của thành phần mất đất sống mà là những nạn nhân và là dấu hiệu báo trước một t́nh trạng mất an ninh sâu rộng trong vùng.' (3)


    Phản ứng Ban Đầu
    của Cộng Đồng Quốc Tế

    Mặc dầu nhu cầu cứu trợ thuyền nhân trở nên khẩn cấp, phản ứng của đa số các chính phủ trên thế giới trước 1979 (4) có vẽ lănh đạm bởi v́ thiếu sự lănh đạo của Hoa Kỳ vốn thường thấy trong các vụ khủng hoảng lớn. Báo The Wall Street Journal mô tả t́nh trạng này như 'một vụ ô nhục trong dinh thự của những người lịch sự' ('a scandal in the house of decent men'). Chính sách thờ ơ của Hoa Kỳ phản ảnh mặc cảm Việt Nam hay chủ trương 'no more Vietnam' (không c̣n Việt Nam nữa) sau ngày 30-4-1975. Hoa Thịnh Đốn chọn một chính sách phản ứng tùy nhu cầu mà không có một chiến lược rơ ràng để đối đầu với cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ sử dụng đặc quyền parole (ân xá) vốn dành riêng cho các trường hợp khẩn cấp để định cư thuyền nhân. Tuy nhiên khi số lượng dân tị nạn gia tăng ngoài dự đoán, tân chính quyền Carter cần phải tiếp tục sử dụng đặc quyền ân xá mặc dầu trước đó cựu chính quyền Ford đă hứa với Quốc Hội là lần sử dụng đặc quyền này vào tháng 5-1976 để thâu nhận dân tị nạn Lào là lần chót. Tuy vậy, số lượng ân xá mới bao gồm 7.000 người Việt và 8.000 người Lào vừa được thông qua vào tháng 8-1977 đă không thể đối đầu với trào lưu tị nạn đang gia tăng; và v́ vậy, vào ngày 25-1-1978, đặc quyền ân xá lại được tái sử dụng để thâu nhận thêm dân tị nạn Đông Dương.
    Tuy t́nh trạng khủng hoảng tị nạn ở Đông Nam Á ngày càng khẩn trương hơn, Hoa Kỳ đă không có một chính sách rơ ràng để đối đầu với vấn nạn vĩ đại này. Thiếu sự lănh đạo của Hoa Thịnh Đốn, các chính quyền khác cũng trở nên lănh đạm đối với cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Hoa Kỳ muốn quốc tế hóa thảm trạng thuyền nhân để lôi kéo các quốc gia khác vào cứu giúp cũng như định cư tị nạn Đông Dương; tuy nhiên v́ ṭa Bạch -c tỏ vẻ thờ ơ và thiếu nhiệt tâm trong việc đón nhận thuyền nhân, những chính quyền khác cũng phản ứng tương tự. Các chính phủ Tây phương đă không vội vă nhảy vào trợ giúp một vấn nạn mà giới lănh đạo Âu Châu suy luận là vấn nạn của Hoa Kỳ do hậu quả tác hại của chính sách phản bội đồng minh Nam Việt Nam đưa đến. V́ vậy cho đến đầu năm 1978, hiếm có quốc gia nào trên thế giới thâu nhận dân tị nạn Đông Dương; và số thuyền nhân kẹt tại các trại tị nạn trở thành vấn nạn thặng dư cho các quốc gia tạm cư vốn luôn luôn đ̣i hỏi 'mỗi người tị nạn đều phải được định cư trong một khoảng thời gian hữu lư' ('every single refugee would be resettled within a reasonable time.') (5) Phản ứng lănh đạm của chính giới ngoại quốc trong những năm đầu của làn sóng tị nạn dẫn đến hậu quả bất lợi kể cả quyết định của các quốc gia Đông Nam Á dứt khoát không cho thuyền nhân cập biên tạm cư và kéo dài thời gian tạm lưu trước khi được định cư của đồng bào tị nạn đang hiện diện ở trại để tạo ra một t́nh trạng chán nản với hy vọng sẽ gây được áp lực giảm thiểu số người vượt biên. (6)

    Toàn thế giới cộng sản ngoại trừ Trung quốc cực lực tố cáo là các quốc gia tự do đă tạo ra yếu tố 'lôi kéo' (pull factor) người Việt ra đi. Trước khi sụp đổ vào năm 1991, chính quyền Sô Viết lư luận rằng thảm cảnh thuyền nhân chính là t́nh trạng kế tục của cuộc chiến Việt Nam. Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn bị lên án là đă tạo ra làn sóng tị nạn bởi v́ không chịu chấp nhận thực trạng của 'một nước Việt Nam mới.' Trung quốc bị nguyền rủa bởi v́ đă cung cấp cho người Việt gốc Hoa những tin tức thất thiệt, và Hoa Kỳ bị nêu đích danh là đă lợi dụng t́nh trạng này để bôi bẩn thanh danh của CHXHCN Việt Nam trên chính trường quốc tế. Trong nhăn quan của Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh đă cố gắng mô tả làn sóng tị nạn như một hậu quả của chính sách kỳ thị của Hà Nội để cản trở nỗ lực xây dựng đất nước của đảng Cộng Sản Việt Nam; trong khi đó, Hoa Thịnh Đốn lại đưa chiến hạm đến Đông Nam Á trên lư thuyết để cứu giúp thuyền nhân nhưng thực tế là để khuyến khích thêm nhiều người vượt biên nhằm tạo ra không khí xáo trộn mất an ninh trong vùng hầu bảo vệ ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ. Chính quyền Liên Sô quan niệm rằng phương pháp duy nhất để giải quyết thảm trạng thuyền nhân là Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn phải chấm dứt cuộc chiến 'tuyên truyền' và các yếu tố 'lôi kéo' người Việt ra đi.

    Hoa Kỳ bác bỏ quan điểm của Liên Sô và xác định sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội chính là lư do khiến hàng triệu người phải t́m đường vượt biên. Tại hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương kỳ I vào ngày 21-7-1979, Phó Tổng Thống Walter Mondale quả quyết: '(CHXHCN Việt Nam) đă không chịu bảo đảm nhân quyền của dân. Các chính sách tàn nhẫn và vô trách nhiệm đă khiến vô vàn công dân phải bỏ tất cả những ǵ họ trân trọng, liều mạng, và tẩu thoát vào một thế giới xa lạ.' (7) Trong khi đó th́ Trung quốc lư luận rằng 'chính sách xâm lược và gây chiến' của Hà Nội đă tạo ra làn sóng tị nạn. Vào ngày 16-6-1979, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Hoa Cộng Sản tuyên bố: 'Cuối cùng như phân tích, vấn đề tị nạn Đông Dương xảy ra chỉ v́ chính quyền Việt Nam tiến hành chính sách xâm lược và gây chiến... Chính sách này phá hoại nền kinh tế và bần cùng hóa người dân. Kết quả là môt số lượng lớn người ở Việt Nam phải trốn khỏi đất nước.' (8)

    Trong khi các cường quốc và chính quyền liên hệ bận rộn b́nh luận về nguyên nhân tạo ra thảm trạng tị nạn Đông Dương và tố cáo lẫn nhau v́ bất lực không thể đưa ra được một phương pháp giải quyết cụ thể, các nỗ lực hữu hiệu để cứu trợ thuyền nhân gặp hiểm nguy trên biển Đông cũng không được thực hiện. Vào năm 1979, nhà ngoại giao Bruce Grant mô tả t́nh trạng tai ương này như sau: (9)

    'Câu chuyện thuyền nhân phơi bày bộ mặt nguyên thủy của đường lối chính trị thiên quyền (power politics). Trong khi những người thiện ư tràn đầy hy vọng khi bàn luận về viễn ảnh của 'một trật tự mới' hay 'một di sản chung của nhân loại' trong phần tư cuối của thế kỷ 20, thuyền nhân đă làm lộ ra một khía cạnh khác - sự tàn nhẫn của cường quốc, sự hung bạo của các tiểu quốc, ḷng tham lam quá độ và thành kiến của con người. Đôi lúc khi kể chuyện về thuyền nhân, h́nh như toàn thể bán đảo Đông Dương đă trở thành khối xoáy thu hút tất cả sự tồi tệ của nhân loại...

    ... Khả năng quẹt nước cá sấu của các quốc gia dân chủ tân tiến đối với vấn đề thuyền nhân, trong khi không làm ǵ để giải quyết nguồn gốc của làn sóng ra đi, thật đáng lưu tâm. Thuyền nhân thật sự khiến chúng ta phải tự xét về bản thân cũng như thực trạng của thế giới của chúng ta.' (10)

    Không giống như chủ trương lănh đạm của giới chánh khách vốn bị ảnh hưởng bởi các tính toán chính trị, những người dân b́nh thường cùng các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới đă sốt sắng và nhiệt tâm vận động cứu giúp cũng như bảo trợ thuyền nhân Việt Nam. Vào khoảng năm 1977, tàu Roland của Nghị Hội Tôn Giáo và Ḥa B́nh (World Conference on Religion and Peace [WCRP]) đă ra biển Đông để cứu trợ người tị nạn. Mặc dầu nỗ lực này từng bị Cao Ủy Tị Nạn LHQ phê b́nh là 'ḷng bác ái đặt sai chỗ' (misguided philanthropy), tàu Roland đă vớt được khoảng 300 đồng bào trên biển. (11) Tổ chức WCRP không phải là tổ chức tôn giáo duy nhất đă tài trợ cho tàu ra khơi cứu giúp thuyền nhân. Một tổ chức khác là World Vision International có trụ sở ở California từng gởi tàu Seasweep về Đông Nam Á; vào tháng 7-1979, tàu Seasweep đă vớt được nhiều thuyền nhân bị hải quân Mă Lai bắt bỏ lên ghe và kéo ngược ra biển.

    Tại Âu Châu, Triết gia Jean-Paul Sartre kêu gọi chính quyền Pháp giúp đỡ dân tị nạn Việt Nam: 'Một số họ không luôn thuộc phe ta, nhưng lúc này chúng ta không nên lưu tâm đến quan điểm chính trị của họ, mà là (nên lưu tâm đến) việc cứu mạng họ. Đây là một vấn đề luân lư, một câu chất vấn luân lư giữa con người.' (12) Thảm trạng thuyền nhân đem nhiều nhà đối lập lâu năm gần lại với nhau hơn và giúp ḥa giải một số tư kiến khác biệt của họ. Vào ngày 20-6-1979, Jean-Paul Sartre vui vẻ bắt tay nhà đối lập chính trị lâu năm của ông, Văn sĩ Raymond Aron. Nỗ lực trợ giúp thuyền nhân Việt Nam của Jean-Paul Sartre được nhiều trí thức Pháp ủng hộ, và đáng lưu ư là nhà phản chiến tiếng tăm André Glucksmann. Sau này Glucksmann đă viết trong sách The Discourse of War: 'Người tị nạn Việt Nam là hậu quả của hai hệ luận xung đột thiên chiến - cả hai đều từ Hegel - luận đề cộng sản và luận đề chống cộng sản. Cả hai đều dẫn đến một hệ quả như nhau.' (13)

    Hội Y Sĩ Thế Giới (Médecins du Monde) của Pháp đă gởi tàu Đảo Ánh Sáng (Ile de Lumière) đến vịnh Thái Lan để cứu vớt thuyền nhân cũng như trợ giúp y tế cho các trại tị nạn. Công tác của Ile de Lumière được tiếp tục với tàu Alcune II vào năm 1981, tàu Le Goela năm 1982, tàu Jean Charcot năm 1985, và tàu Rose Schiaffino năm 1987. Ba Lê ra lệnh cho một vài chiến hạm bảo vệ cho các chiến dịch cứu trợ thuyền nhân của hội Y Sĩ Quốc Tế khi cần thiết.

    Phản ứng theo sức ép của dư luận, Ư Đại Lợi biệt phái hai chiến hạm và một tàu tiếp tế đến biển Đông vào giữa năm 1979 để cứu vớt và thâu nhận khoảng 1.000 thuyền nhân. Tại Tây Đức, Ủy Ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam (Ein Schiff fuer Vietnam) (14) được thành lập vào tháng 7-1979 và gởi tàu Cap Anamur của nhà hảo tâm Hans Voss đi trợ giúp dân tị nạn Việt Nam trên các hải đảo Anambas của Nam Dương. Nhân dân Đức đóng góp hơn 21 triệu Đức Mă cho các chương tŕnh nhân đạo của tàu Cap Anamur tại Đông Nam Á. Vào năm 1987, Ein Schiff fuer Vietnam vốn đă cải danh thành Komitee Cap Anamur cộng tác với hội Y Sĩ Thế Giới của Pháp và tài trợ cho tàu Ile de Lumière II - Cap Anamur III tiếp tục công tác thiện nguyện giúp đỡ thuyền nhân; cộng đồng Việt Nam đă đóng góp rất nhiều cho chiến dịch này qua tổ chức Boat People S.O.S.

    Vào năm 1988, hội Y Sĩ Thế Giới và Boat People S.O.S. biệt phái tàu Mary Kingston đến vịnh Thái Lan để cứu vớt thuyền nhân. Trải qua nhiều năm dài, cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại đă không ngừng nghỉ trong nỗ lực thâu thập tài vật cũng như sự ủng hộ của chính khách địa phương để giúp đỡ đồng bào tị nạn. Vô số sinh hoạt đă được các đoàn thể thanh niên, sinh viên, học sinh và các hội đoàn từ Bắc Mỹ đến Âu Châu và Úc Châu tổ chức để vận động tài chánh cũng như chữ kư cho các bản thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục cứu trợ thuyền nhân Việt Nam ở Đông Nam Á.

    Tại Bắc Mỹ, thảm trạng thuyền nhân đă tạo ra nhiều chia rẽ trong mạng lưới phản chiến trước đây. Không giống như giới trí thức Pháp, thành phần cánh tả có vai vế trong xă hội Hoa Kỳ như Noam Chomsky và Frances Fitzgerald đă cố ư im hơi lặng tiếng về vấn đề tị nạn Việt Nam. Như Triết gia Pháp André Glucksmann diễn tả: 'Hôm nay chính quyền cộng sản nhận ch́m trẻ em. Hôm qua chúng ta phản đối. Hôm nay chúng ta im lặng,' (15) ngoại trừ ca sĩ Joan Baez và 83 nhà hoạt động v́ ḥa b́nh khác, đa số thành phần trí thức phản chiến đă lănh đạm đối với thảm trạng thuyền nhân cũng như tệ nạn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội.

    Vào tháng 5-1979, Joan Baez và 83 bằng hữu cho phổ biến 'Open letter to the Socialist Republic of Vietnam' ('Minh thư cho Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) để vạch trần chính sách tiêu diệt quyền làm người của Hà Nội: 'Hàng ngàn người Việt Nam trong đó có nhiều người chỉ v́ phổ biến tiếng nói lương tâm, đă bị bắt, giam cầm và tra tấn trong tù cũng như các trại cải tạo.. Chính quyền của các ông tạo ra một ác mộng đau khổ che lấp sự phát triển đă đạt được trong nhiều lănh vực của xă hội Việt Nam.' (16) Một bộ phận phản chiến thiên tả khác đă vội vă lên tiếng công kích nhóm Joan Baez và ngụy biện cho tội ác của cộng sản Hà Nội. William Kunstler chụp mũ Joan Baez là 't́nh báo CIA' ('CIA agent'); trong khi đó, Jane Fonda cho phổ biến thư phê b́nh Baez: 'Lời thuyết phục như vậy chỉ đưa bà vào hàng ngủ của các thành phần hẹp ḥi và tiêu cực của đất nước chúng ta vốn tiếp tục tin rằng chủ nghĩa cộng sản tệ hại hơn cái chết.' (17)

    Trong các năm đầu của làn sóng tị nạn Việt Nam, một tổ chức đă tích cực đánh thức lương tâm nhân dân Hoa Kỳ về thảm trạng thuyền nhân là Ủy Ban Cứu Trợ Quốc Tế (International Rescue Committee hay IRC). Đối diện với chính sách lănh đạm của Hoa Thịnh Đốn, IRC dưới sự lănh đạo của Chủ Tịch Leo Cherne đă bảo trợ Ủy Ban Công Dân Đặc Trách Tị Nạn Đông Dương (Citizens Commission on Indochinese Refugees) vào cuối năm 1977 để vận động chính quyền cũng như Quốc Hội Hoa Kỳ giúp đỡ và định cư dân tị nạn tại Đông Nam Á.

    Sau chuyến công tác t́m hiểu sự thật ở Đông Nam Á vào đầu năm 1978, Ủy Ban Công Dân Đặc Trách Tị Nạn Đông Dương vốn bao gồm nhiều thành viên nổi tiếng trong các lănh vực tôn giáo, xă hội và kinh tế đă lên tiếng kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ thâu nhận thêm thuyền nhân; song song, họ cũng đă thành công trong nỗ lực tiết giảm mối lo sợ về phản ứng bất lợi của dư luận. Hải tŕnh thảm khốc của thuyền nhân Việt Nam bắt đầu được giới truyền thông quốc tế chú ư, và các chương tŕnh tường thuật đă giúp đánh thức lương tâm cũng như ḷng trắc ẩn của nhân loại. Trong khi báo Times của Luân Đôn đề cập về sự kiện hàng ngàn dân tị nạn vô danh đă mất mạng trên biển vằo đầu năm 1978, báo New York Times tuyên bố là 'Nhiệm Vụ Việt Nam của Chúng Ta Chưa Hoàn Tất' (Our Vietnam Duty Is Not Over') và ủng hộ các đề nghị của Ủy Ban Công Dân Đặc Trách Tị Nạn Đông Dương.

    Các lănh tụ dân sự gốc Châu Phi cũng đă bày tỏ sự quan tâm của họ đối với thảm trạng thuyền nhân. Vào ngày 19-3-1978, 89 lănh tụ thuộc các tổ chức quan trọng như National Urban League, the National Association for the Advancement of Colored People, v.v., đă cho phổ biến trên báo The New York Times lời kêu gọi ṭa Bạch -c cũng như Hạ Nghị Viện thâu nhận 'anh chị em Á Châu của chúng ta tại các trại tị nạn' ('our Asian brothers and sisters in the refugee camps.')

    Dưới áp lực của các nỗ lực vận động này, ṭa Bạch -c quyết định duyệt xét toàn bộ chính sách di trú. Vào tháng 3-1978, chính phủ Carter đề nghị tu chính luật Di Trú và Công Dân (Immigration and Nationality Act) để nhận thêm 50.000 người tị nạn mỗi năm với ư định sẽ dùng 50% số lượng đó nhằm định cư dân tị nạn Đông Dương. (V́ trở ngại tài chánh, phải đợi đến tháng 6-1978 th́ số lượng 25.000 dân tị nạn Đông Dương hưởng quy chế ân xá này mới được chấp thuận.)

    Hàng trăm ngàn thuyền nhân cũng đă được nhiều tổ chức thiện nguyện cũng như các nhà hảo tâm khác cứu trợ trong đó có cộng đồng người Việt hải ngoại, đoàn thể và ân nhân ngoại quốc. Một trong các thiện nguyện viên đă tích cực lo cho dân tị nạn Việt Nam là nhà tu hành tên Joe Devlin, một người đă tận tụy giúp đỡ thuyền nhân ở Songkhla Refugee Camp và các trại khác kể cả trại bộ nhân trong nhiều năm dài. Một nỗ lực đáng ghi nhớ của vị linh mục khả kính này là sự h́nh thành nhà dưỡng dục các trẻ em không thân nhân tại trại tị nạn Songkhla. (18) Nhà văn Nhật Tiến đă từng ca ngợi tấm ḷng hy sinh cao cả của Linh mục Devlin v́ ông 'chia xẻ sự phiền năo, đau khổ, sự khốn cùng của một dân tộc đă trải qua sự sụp đổ đột ngột và tàn bạo của miền Nam tự do.' (19) Nhà tu hành Joe Devlin là một trong vô vàn các nhà hảo tâm đă bỏ thời gian cũng như tài lực để giúp đỡ thuyền nhân, và dân tộc Việt Nam luôn luôn trân trọng ghi nhận sự tận tụy bác ái của họ.

    oOo
    Phụ Chú:

    1 Danh từ này do báo Le Monde của Pháp đặt rạ Tờ báo này từng ủng hộ triệt để nỗ lực cưỡng chiếm miền Nam của đảng Cộng Sản Việt Nam.

    2 Chính sách tống xuất dân Việt Nam của Hà Nội đă được nhiều lănh tụ trên thế giới như Ngoại Trưởng Phi Luật Tân là Carlos Romulo gọi là chính sách sát nhân tương tự như chủ trương hoả thiêu dân Do Thái của Hitler (Carlos Romulo characterized it as 'another form of inhumanity, equal in scope and similarly heinous' to the holocaust) tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vào tháng 2-1979. Ngoại Trưởng Singapore là Sinnathamby Rajaratnam đă tuyên bố rằng chính sách của Hà Nội là 'phương tiện (sát nhân) của một thằng nghèo dùng biển cả thay v́ hỏa ló ('a poor man's alternative to the gas chambers is the open sea').

    3 '.. The boat people are not merely another desperate swarm of 'displaced persons,' but the victims and indicators of a profound regional instabilitư Bruce Grant, The Boat People: An Age Investigation, Penguin Books, Melbourne 1979.

    4 Trước khi chiến dịch buôn dân tàn nhẫn có kế hoạch do đảng Cộng Sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo bị thế giới vạch trần.

    5 Theo Phó Thủ Tướng Mă Lai Mahathir Mohamad.

    6 Lư Quang Diệu lúc c̣n làm Thủ Tướng của Singapore đă dùng thuyết 'lôi kéo' để lư luận rằng chính sách giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam là một chính sách tàn nhẫn bởi v́ làm như vậy sẽ khuyến khích hay lôi kéo thêm nhiều người ra đi. Ông ta vô t́nh hay cố ư quên rằng c̣n một động cơ 'xua đuổi' thuyền nhân Việt Nam vượt biên: chính sách ư thức hệ cộng sản đặt trên nền tảng bạo lực dă man của Hà Nộị Bất cứ giải pháp nào muốn giải quyết bài toán tị nạn Việt Nam một cách có hiệu quả cần phải quan tâm đến cả hai yếu tố 'lôi kéó và 'xua đuổi'

    7 '(Socialist Vietnam) is failing to ensure the human rights of its peoplẹ Its callous and irresponsible policies are compelling countless citizens to forsake everything they treasure, to risk their lives, and to flee into the unknown.'

    8 'In the final analysis, the problem of Indochinese refugees has risen solely as a result of the fact that the Vietnamese government is pursuing a policy of aggression and war... they press-ganged their young people into serving as cannon-folder and bled the people whitẹ This has ruined the economy and made the people destitutẹ Consequently, large numbers of Vietnamese inhabitants have had to flee the country.'

    9 Bruce Grant, The Boat People: An 'Agé Investigation, Penguin Books, Miđlesex, England 1979, at pp.195-197.

    10 'The story of the boat people exposes power politics in its most primitive form. While men and women of goodwill hopefully discuss the prospect in the last quarter of the twentieth century of a 'new world order' or a 'common heritage of mankind,' the boat people have revealed another side - the ruthless of major powers, the brutality of nation-states, the avarice and prejudice of peoplẹ At times, when telling the story of the boat people, it seemed that Indochina had become the vortex of all that is wrong with mankind... The ability of governments of the industrialized democracies to weep crocodile tears over the boat people, while doing little about the root causes of the exodus, has been notablẹ The boat people have indeed made us all look again at ourselves and at the state of our world.'

    11 Mă Lai không cho tàu chuyển thuyền nhân xuống trại tị nạn cho đến khi có quốc gia bảo đảm là họ sẽ được định cư sớm.

    12 'Some of them have not always been on our side, but for the moment we are not interested in their politics, but in saving their lives. It's a moral issue, a question of morality between human beings.'

    13 'The Vietnamese refugees are the fall-out of two lines of warlike discourse - Both stem from Hegel - the communist thesis and the anti-communist thesis. They come to the same thing in the end.'

    14 Trong ṿng chín năm từ năm 1979 đến năm 1988 qua năm chiếc tàu từ Cap Anamur I đến Cap Anamur V, hơn 13,000 thuyền nhân đă được chiến dịch nhân đạo Cap Anamur cứu vớt.

    15 'Today the communist authorities drown other babies. Yesterday we protested. Today we are silent.' 16 'Thousands of innocent Vietnamese, many whose only crimes are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps.. Your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress achieved in many areas of Vietnam society.'

    17 'Such rhetoric only aligns you with the narrow and negative elements in our country who continue to believe that communism is worse than death.'

    18 Nhat Tien, Duong Phuc, Vu Thanh Thuy, Pirates on the Gulf of Siam, 2nd Edị, Boat People S.ỌS., San Diego 1981, at p. 93.

    19 Father Joe Devlin 'shares in the grief, the pains, the distress of a people who experienced the suđen and violent fall of the entire free Vietnam of the South.'

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi


    11. Kế Hoạch Buôn Dân của Hà Nội

    Chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam sau 1975, như đă bàn trong Chương I về nguyên nhân ly hương của thuyền nhân, là trục xuất khoảng 2 đến 3 triệu người Việt bao gồm nhiều thành phần ra khỏi nước để tân chính phủ có thể b́nh định t́nh h́nh chính trị tại miền Nam. Vào tháng 7-1979 tại Hội Nghị Quốc Tế về Tị Nạn Đông Dương I ở Geneva, Thứ Trưởng Ngoại Giao Phan Hiền của Hà Nội tiết lộ cho phái đoàn Thụy Điển biết là khoảng 3 triệu đồng bào miền Nam vốn đă quen thuộc với đời sống tự do chính trị và kinh tế có thể phải rời khỏi guồng máy xă hội chủ nghĩa; lượng định này đă được Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch tái xác nhận trong cuộc phỏng vấn với kư giả thuộc United Press International (số người phải ra đi 'tùy theo t́nh h́nh chính trị' có thể lên đến 3 triệu ) [20] và trong buổi nói chuyện với Daniel K. Akaka, một thành viên trong phái đoàn Hạ Viện Hoa Kỳ do Nghị Sĩ Benjamin Rosenthal dẫn đầu viếng thăm Hà Nội hai ngày vào tháng 8-1979.
    Trong khi tiến hành chính sách bất nhân kể trên, ngoài chiến thuật giảm bớt nỗ lực kiểm soát hải phận quốc gia và tung tin thất thiệt để khuyến khích các thành phần 'phản cách mạng' ra đi (điển h́nh là tin đồn 'ra tới hải phận quốc tế là gặp tàu Mỹ vớt' bởi v́ Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ tích cực giám sát biển Đông nhằm cứu giúp thuyền nhân trong khi trên thực tế chiến hạm Mỹ thường xuyên trốn tránh ghe tị nạn v́ Hoa Thịnh Đốn lúc đó rất thờ ơ đối với vấn đề tị nạn Đông Dương do chủ trương 'No More Viet Nam' [21] sau năm 1975, v.v.), đảng Cộng Sản cũng bắt đầu nhận thức được là chế độ có thể gom góp được nhiều 'của ch́m' của thành phần trung lưu và thượng lưu Việt Nam bằng cách tổ chức và bảo đảm những đường dây vượt biên an toàn cho họ. Bị chói mắt bởi số lượng tài sản khổng lồ của đồng bào miền Nam sau hai đợt đánh tư sản, giới lănh đạo Hà Nội vội vă ra lệnh cho công an Bộ Nội Vụ bắt liên lạc với đám gian thương quốc tế để sắp xếp đưa ra biển các kiện hàng người Việt lẫn Hoa kiều hầu có thể vơ vét thêm nhiều 'của ch́m.'

    Kế hoạch mại dân của Hà Nội dành ưu tiên cho người Việt gốc Hoa; [22] và dân Việt chính gốc phải trả giá đắt hơn nếu muốn tham gia đường dây vượt biên an toàn. Kế hoạch buôn người được thực hiện trong giai đoạn nhiều chính quyền lân bang trở nên cởi mở hơn trong chính sách đối xử với dân tị nạn Việt Nam. Vào khoảng tháng 3-1978, các quốc gia Đông Nam Á như Mă Lai, Thái Lan, v.v., công khai tuyên bố là v́ lư do nhân đạo cho nên sẵn sàng chấp nhận cho những người ra đi t́m tự do được tạm trú trong khi chờ đợi cơ hội định cư tại đệ tam quốc gia; một trong các yếu tố đưa đến chủ trương cởi mở này là sự phẩn nộ của cộng đồng nhân dân thế giới đối với thảm trạng hải tặc hành hạ và sát hại thuyền nhân.

    Hai năm 1978 và 1979 đă mục kích không những tội ác tàn bạo của hải tặc đối với dân tị nạn mà c̣n cả chiến dịch buôn dân Việt và Hoa kiều độc nhất vô nhị do đảng Cộng Sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. [23] Vào tháng 6-1979, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Singapore là Sinnathamby Rajaratnam đă tố cáo Hà Nội sử dụng lá bài 'người Việt gốc Hoa' bởi v́ CHXHCNVN 'biết là hầu như tất cả các quốc gia thuộc ASEAN có những khó khăn tế nhị đối với cộng đồng thiểu số Hoa kiều địa phương. Số lượng tị nạn Hoa kiều khổng lồ xâm nhập vào các quốc gia này chỉ có thể phóng đại các kích động chủng tộc và, nếu cung lượng này tiếp tục tuôn trào lâu dài, sẽ đưa đến chiến tranh chủng tộc vốn có thể tàn phá các xă hội này nhanh chóng và hiệu quả hơn bất cứ đội quân Việt Nam xâm lược nào. Trong khoảng khắc sự thịnh vượng, ổn định và đoàn kết của ASEAN sẽ tiêu tan vào lớp khí mỏng và điều kiện sống sẽ xuống cấp ngang hàng các tiêu chuẩn đang hiện hữu tại Đông Dương ngày nay.' [24]

    Công an ch́m thuộc Bộ Nội Vụ đóng đô tại Hà Nội đă tích cực tổ chức các kiện hàng đầy người toàn quốc để đưa ra biển trong hai năm 1978 và 1979. Chúng sử dụng một số thường dân làm c̣ mồi để bắt mối với Hoa kiều cũng như người Việt chính gốc giàu có cho chiến dịch buôn bán lương dân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Người Việt tham gia chương tŕnh buôn dân của Hà Nội bị đ̣i hỏi trả giá cao hơn Hoa kiều (có thể lên đến 50% cao hơn giá b́nh thường) mới đi được bởi v́ phải qua nhiều cửa ngỏ hơn cũng như phải làm hồ sơ giả danh gia đ́nh gốc Tàu. Một số trung tâm buôn người quan trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam nằm ở Long Thành, Đà Nẵng, Hải Pḥng, Rạch Giá, Trà Vinh và Vĩnh Long. Vào thời điểm bận rộn nhất của chiến dịch buôn dân, công an Hà Nội đă thẳng tay đàn áp và ngăn chận các nỗ lực vượt biên 'chui' để bảo vệ ngai vị độc tài của đảng trong việc thâu thập vàng cũng như quư kim từ những người có ư định ra đi. [25]

    Trước khi đảng Cộng Sản Việt Nam hợp tác với mạng lưới Hoa kiều bất lương ở nước ngoài để 'buôn lậu khổ cảnh con người' ('traffic in human misery') [26] vào giữa năm 1978, hầu hết thuyền nhân đến được bờ bến tự do đều có thể xin tị nạn tạm thời trong khi chờ đợi được định cư tại một quốc gia thứ ba mà ít gặp sự chống đối của các cộng đồng địa phương. [27] Nhiều dân làng tại các quốc gia láng diềng đă vui vẻ giúp đỡ ghe tị nạn Việt Nam; họ cung cấp thực phẩm cũng như hướng dẫn thuyền nhân cách liên lạc với chính quyền địa phương để xin được đưa đến các trại tị nạn. Sự niềm nở này biến mất khi Hà Nội tiến hành kế hoạch buôn dân để thâu vàng và quư kim. Lá bài hàng-vận nhân (ship people) của đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện vào giữa năm 1978 khiến thảm trạng thuyền nhân thêm phức tạp.

    Hậu quả tác hại của hiện tượng hàng-vận nhân do Hà Nội sáng tạo là phản ứng chống đối để tự vệ của các cộng đồng nhân dân và chính quyền lân bang; họ bắt đầu đối xử với thuyền nhân bằng thái độ thù nghịch. Dân tị nạn đến từ Việt Nam [28] - trong đó có khoảng 1/4 là người Việt gốc Hoa - không c̣n được niềm nở trợ giúp như trước bởi v́ người địa phương bắt đầu lo sợ ảnh hưởng của làn sóng Hoa kiều vốn đă hoặc đang kiểm soát các động cơ kinh tế tại đất nước họ. Thảm trạng thuyền nhân trở nên thê thảm hơn tại một vài vùng, đặc biệt là ở Mă Lai, khi người tị nạn bị dân địa phương ném đá cũng như dùng cây đánh đập tàn nhẫn. Tuy vậy thay v́ giảm đi, làn sóng thuyền nhân lại vẫn tiếp tục gia tăng bất kể cái chết trên biển cả, sự tàn bạo của hải tặc cũng như chính sách ngược đăi của các quốc gia láng diềng. Trong bài chúc tết năm 1979, Thủ Tướng Lư Quang Diệu của Singapore đă yêu cầu các lănh tụ trên thế giới nên tích cực phản đối chính sách trục xuất lương dân bất nhân của Hà Nội:

    'Đợt sóng thuyền nhân và hàng-vận nhân gần đây là kết quả của các hành động tính toán lạnh lùng, dựa trên vàng, và nhiều năm sau khi nhiệt độ chiến tranh đă nguội. Một điềm xấu sẽ xảy ra nếu lănh tụ thế giới cũng như giới lănh đạo cầm bút không phổ biến sự tức giận của họ đối với phương pháp xua đuổi gay gắc thành phần công dân vô thừa nhận, nhiều nạn nhân nữa sẽ bị tống xuất trên các thuyền hay tàu đầy ắp.' [29]

    Phụ Chú:

    20 UPI report. Quoted in Barry Wain's 'The Refused: The Agony of the Indochina Refugees,' Simon and Schuster, New York, 1981, at p.231.

    21 Tổng Thống Carter chỉ ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ t́m kiếm và cứu vớt thuyền nhân đang gặp hoạn nạn trên biển sau hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương I vào tháng 7-1979 trong nỗ lực quốc tế hóa cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Dương nhằm lôi kéo các quốc gia khác tham gia vào chương tŕnh cứu trợ tị nạn tại Đông Nam Á. Trong khoảng thời gian 4 năm từ tháng 5-1975 cho đến tháng 8-1979, hải quân Hoa Kỳ tại Đông Nam Á tránh né công tác nhân đạo này.

    22 Chủ trương ưu tiên cho Hoa kiều này phản ảnh một phần sự xung đột chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh vào thời điểm đó. Dĩ nhiên là Hà Nội cũng lo ngại về một đội quân thứ năm trong cộng đồng người Việt gốc Hoa, nhưng mối lợi 'của ch́m' khổng lồ chính là lư do đă đưa đến kế hoạch buôn lậu lương dân bất nhân của đảng Cộng Sản Việt Nam. Suốt hai năm 1978 và 1979, chương tŕnh 'hiến của để đí của Hà Nội được tổ chức âm thầm nhưng quy mô và tỏa rộng toàn quốc.

    23 Tưởng cũng cần ghi lại ở đây là chính sách buôn người của Hà Nội khi phổ biến xuống địa phương đă không được thực hiện thuần nhất. Hầu như đa số các thuyền được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép cho ra khơi đều phải chở nhiều người hơn số lượng cho phép bởi v́ các ông vua con địa phương muốn 'ăn vá thêm. Một vài đảng viên cao cấp như Tỉnh Ủy đă mang cả bao bố vàng lá để vượt biên cùng gia đ́nh sau các đợt ăn chận trung ương này

    24 The communists in Hanoi 'picked on' Chinese Vietnamese 'because they know that almost all ASEAN countries have delicate problems with their Chinese minorities. The massive unloading of Chinese refugees onto these countries can only exacerbate racial sensitivities and, if the flow is sustained long enough, lead to racial warfare which could tear these societies apart quicker and far more effectively than any invading Vietnamese armỵ In no time ASEAN prosperity, stability and cohesion would vanish into thin air and conditions of life would soon be on par with those now prevailing in Indochina'

    25 Theo lời khoe của Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch với phái đoàn Hạ Viện Hoa Kỳ do Nghị Sĩ Benjamin Rosenthal dẫn đầu viếng thăm CHXHCN Việt Nam vào tháng 8-1979 th́ chỉ trong ṿng 7 tháng đầu năm 1979 (vốn là cao điểm của chiến dịch buôn người) Hà Nội đă truy tố ít nhất là 4.000 vụ vượt biên trái phép, tức là khoảng vài chục ngàn 'dân đi chui' đă bị cầm tù nếu chúng ta chỉ khiêm tốn phỏng tính là đa số các vụ vượt biên bí mật do đồng bào tự tổ chức khó kéo theo quá vài chục người.

    26 Câu nói này do Đệ Nhất Thư Kư của Hồng Kông là Sir Jack Cater phát biểu ('those who traffic in human misery').

    27 Trước chiến dịch buôn dân của Hà Nội vào giữa năm 1978, Mă Lai và Thái Lan thỉnh thoảng xua đuổi ghe tị nạn ra hải phận quốc tế, nhưng luôn luôn cho thuyền nhân Việt Nam cập bến nếu ghe của họ gặp trục trặc; và đa số ghe tị nạn rất mỏng manh và củ kỷ cho nên thường bi hư hại sau vài ngày trên biển. Chính sách tạm cư này phản ảnh ḷnh nhân đạo của nhân dân địa phương bởi v́ vào giai đoạn niên kỷ 1970, không một quốc gia Đông Nam Á nào kư kết vào Công Ước liên quan đến Tư Cách Tị Nạn năm 1951 (1951 UN Convention relating to the Status of Refugees) và Hiệp Định Thư liên quan đến Tư Cách Tị Nạn năm 1967 (1967 UN Protocol relating to the Status of Refugees). (Chính phủ Phi Luật Tân đồng ư kư vào hai văn kiện này vào tháng 7-1981, và nhờ vậy chính sách sau này của Manila đối với thuyền nhân Việt Nam tương đối đỡ khắc nghiệt hơn.)

    28 Bruce B. Dunning, Vietnamese in America: The Adaptation of the 1975-1979 Arrivals, in Refugees As Immigrants, Edi. by David W. Haines, Rowman & Littlefield Publishers, Inc., New Jersey 1989, at p.60. Furthermore, most Sino-Vietnamese or ship people left in larger crafts and old foreign-registered ships operated by overseas Chinese racketeers under contract with Hanoi between mid 1978 and late 1979.

    29 'The latest exodus of 'boat peoplé and 'ship peoplé is the result of acts of cold calculation, measured in gold, and long after the heat of battle has cooled. What is ominous is that unless world leaders and leader-writers register their outrage at this cynical disposal of unwanted citizens, many more victims will be sent off on packed boats or ships.'

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi


    12. Các Kiện Hàng Người Khổng Lồ Rỉ Sét


    Kiện hàng người khổng lồ đầu tiên của Hà Nội được sắp xếp đưa ra biển vào mùa Thu năm 1978. [30] Thương nhân Singapore tên Tay Kheng Hong, 51 tuổi, là một trong vài nhân vật chủ yếu cộng tác với Hà Nội trong cuộc buôn dân lần đó cũng như trong một vài đợt sau này. Sau ngày Sài G̣n thất thủ, Tay Kheng Hong bị kẹt lại ở Việt Nam và chỉ được công an cấp giấy phép cho trở về quê quán vào tháng 4-1978, có lẽ với nhiệm vụ chuẩn bị cho kế hoạch buôn dân của Hà Nội. Vào tháng 6 năm đó, Tay Kheng Hong bắt đầu làm việc với cộng tác viên tên Tăng Tạ Sơn vốn c̣n đang ở thành phố Hồ Chí Minh (tên mới của Sài G̣n) và công an Bộ Nội Vụ để tổ chức kiện hàng người đầu tiên bao gồm đa số Hoa kiều cùng dân Việt giàu có.
    Vào ngày 24-8-1978, chiếc tàu cũ tên Southern Cross được bao thuê từ Singapore để đi Bangkok chuyên chở một kiện hàng muối. Sau khi rời khỏi hải phận Singapore, tàu Southern Cross chuyển hướng về thành phố Hồ Chí Minh và đă được chính quyền cộng sản tại đây đón tiếp nồng hậu. Thay v́ nhận một kiện hàng muối, tàu Southern Cross thâu thập 1.250 hành khách; và để được phép ra đi, mỗi hàng-vận nhân phải trả từ 6 đến 8 lượng vàng cho Hà Nội và từ 1 đến 2 lượng vàng cho nhóm tổ chức. [31] Tàu buôn người Southern Cross sau đó rời Việt Nam với lá cờ cỏ sao vàng treo lủng lẳng phía trước mũi và được ca nô phi tiêu của hải quan hướng dẫn ra hải phận quốc tế.

    Trước khi ra biển, thuyền trưởng Southern Cross đă đánh điện kêu gọi được giúp đỡ bởi v́ tàu vừa mới vớt được hàng trăm thuyền nhân ngoài hải phận quốc tế. Kuala Lumpur nghi ngờ thiện chí của lời khẩn cầu này cho nên cấm tàu Southern Cross vào hải cảng Mă Lai. Singapore cũng phản ứng tương tự cho nên cuối cùng tàu Southern Cross phải bỏ kiện hàng người xuống hoang đảo Pengibu của Nam Dương vào ngày 21-9-1978. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đă can thiệp và vận động với Jakarta để cho các hàng-vận nhân này được tạm trú tại vùng đảo Bintan phía Nam Singapore trong khi chờ đợi cơ hội định cư.

    Sự thành công của tàu Southern Cross khiến giới lănh đạo Hà Nội hồ hởi và tiếp tục làm việc với Tay Kheng Hong để tổ chức thêm một đợt buôn người khác vài tuần sau đó. Vào ngày 15-10-1978, tàu Golden Hill vốn đă phục vụ trên 30 năm được tậu với giá 125.000 Mỹ-kim ở Singapore để đưa về Hồng Kông phá bỏ hầu lấy sắt phế thải. Tàu Golden Hill sau đó được đổi tên thành Hai Hong và vừa rời Singapore lại chuyển hướng về Vũng Tàu để đón một kiện hàng khoảng 1.200 người. Lần này gian thương Tay Kheng Hong đă bị đảng Cộng Sản Việt Nam lường gạt; tàu Hai Hong bị bắt buộc phải nhận thêm 1.300 hàng-vận nhân miễn phí. Tay Kheng Hong không có cách chọn lựa nào khác hơn là cay đắng chấp thuận yêu cầu tối hậu của Hà Nội bởi v́ nếu không th́ tàu Hai Hong khó có thể rời khỏi hải phận Việt Nam, và mối lợi đầu cơ của hắn sẽ tiêu tan.

    Vào ngày 24-10-1978, chiếc tàu phế thải Hai Hong chở một kiện hàng người bao gồm 2.449 hàng-vận nhân kể cả gia đ́nh của Tăng Tạ Sơn, cộng tác viên đắc lực của Tay Kheng Hong tại thành phố Hồ Chí Minh. Băo Rita vốn đang tàn phá biển Nam Hải lúc đó đă khiến tàu Hai Hong phải đổi hướng đi Hồng Kông để tiến về Nam Dương. Jakarta e ngại một kiện hàng người khổng lồ khác của Hà Nội sẽ bị trút xuống lănh địa Nam Dương cho nên ra lệnh cho tàu Hai Hong phải rời hải phận quốc gia. Tàu Hai Hong trực chỉ Mă Lai nhưng vẫn không được phép đổ người. Sau đó thủy thủ đoàn dự định rời hải cảng Klang để đi Singapore nhưng t́nh trạng củ kỹ bệ rạc khiến tàu không rời khỏi hải phận Mă Lai nổi.

    Trong suốt giai đoạn này, kết quả điều tra tàu Southern Cross, Hai Hong và một số tàu khác của các chính phủ quan tâm từ Kuala Lumpur, Jakarta đến Canberra, Washington cho biết đảng Cộng Sản Việt Nam đang tổ chức buôn lậu lương dân để kiếm vàng và quư kim; và kế hoạch buôn người tàn nhẫn này đe dọa đẩy toàn chương tŕnh cứu trợ và định cư thuyền nhân vào t́nh trạng hiểm nghèo. Trong quá khứ, thuyền nhân là những người tị nạn đi t́m tự do trên những chiếc ghe nhỏ và họ đă được nhân dân và chính quyền láng diềng đón tiếp, giúp đỡ cũng như cho tạm trú trong khi chờ đợi được đi định cư. Trong chiến dịch buôn người của Hà Nội trên các chiếc tàu khổng lồ như Southern Cross và Hai Hong, vấn đề tư cách tị nạn bắt đầu được bàn luận và phân tích kỷ lưỡng hơn bởi các nhân vật chịu trách nhiệm về chính sách quốc gia, kể cả nhân viên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Làm sao mà các hàng-vận nhân có thể được xem là dân tị nạn chính thống khi họ rời Việt Nam một cách đường đường chính chính với sự giúp đỡ và che chở của chính quyền Hà Nội? Tiêu chuẩn 'bị đàn áp' (persecuted) vốn là tiêu chuẩn duy nhất để được cấp quy chế tị nạn theo công pháp quốc tế khó mà có thể áp dụng cho nhóm hàng-vận nhân từng được công an Bộ Nội Vụ tiếp đón, bảo vệ và đưa lên các chiếc tàu khổng lồ như Southern Cross và Hai Hong để ra đi một cách an toàn.

    Chính phủ Úc lên tiếng là các chuyến buôn người của Hà Nội trên những chiếc tàu sắt to lớn phải thất bại bởi v́ nếu không th́ khó có thể ngăn chận bàn tay mại dân bất nhân của đảng Cộng Sản Việt Nam. [32] Bộ Trưởng Di Trú và Nhân Chủng Michael MacKellar tuyên bố: 'Chúng ta hiện có nhiều dấu hiệu đầu tiên là những cá nhân không có lương tâm đang gắng sức kiếm lời từ t́nh trạng tị nạn Đông Dương hiện nay.. Úc đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thâu nhận nhiều ngàn dân tị nạn chân thật, nhưng tôi muốn báo trước rơ ràng là chúng tôi sẽ không chấp nhận các vụ liên quan đến âm mưu đen tối nhằm trốn tránh khó khăn.' [33] Nam Dương, Mă Lai và các quốc gia Đông Nam Á khác đồng chia xẻ quan điểm của Úc về kế hoạch buôn dân của Hà Nội.

    Trong các ngày đầu của vấn nạn Hai Hong, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc dự định phân loại hàng-vận nhân trên chiếc tàu phế thải này là dân nhập biên bất hợp pháp. Tuy nhiên khi sức khỏe của các nạn nhân này xuống dốc trầm trọng v́ điều kiện sinh sống bất lợi trên con tàu rỉ sét, ḷng nhân đạo và sự xúc động nhất thời đă thay thế lư trí và khiến Cao Ủy Tị Nạn LHQ phải ra thông báo công nhận hàng-vận nhân trên tàu Hai Hong là dân tị nạn.

    Vấn nạn Hai Hong chấm dứt vào tháng 11-1978 nhưng kế hoạch buôn dân của Hà Nội vẫn tiếp tục bởi v́ đảng Cộng Sản Việt Nam không thể bỏ qua một mối lợi khổng lồ thâu thập được từ khổ cảnh thuyền nhân, đặc biệt là khi cộng đồng quốc tế chưa có phản ứng hiệu quả. Đa số các kiện hàng người của Hà Nội chứa khoảng vài trăm lương dân trở lại, nhưng cũng có khoảng nửa chục kiện hàng chứa hàng ngàn người được công an Bộ Nội Vụ phê chuẩn cho ra khơi trên những chiếc tàu rỉ sét và đă làm chấn động các chính quyền lân bang. Vào tháng 12-1978, tàu Huey Fong cập cảng Hồng Kông với một kiện hàng gồm 3.318 người. [34] Ba ngày sau, tàu Tung An chở 2.318 hàng-vận nhân đến Phi Luật Tân. [35] Hai tháng sau đó, Hồng Kông phải đối đầu với 2.651 hành khách của Hà Nội đi trên tàu Skyluck vốn trước đó đă bỏ 600 người tại vùng đảo Palawan của Phi Luật Tân. [36] Vào ngày 26-5-1979, tàu Sen On cũng được biết đến dưới danh hiệu Kina Maru rồi Seng Cheong đă ủi vào đảo Lantau của Hồng Kông với 1.433 hàng-vận nhân.

    Sự liên kết giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và bè lũ gian thương quốc tế để buôn lậu lương dân chỉ chấm dứt khi cộng đồng thế giới cực lực phản đối kế hoạch buôn người tàn nhẫn này, và đám thương cẩu ở nước ngoài bị chính quyền địa phương đe dọa bắt phải chấm dứt công việc hợp tác mại dân với Hà Nội hoặc bị giam cầm và truy tố h́nh sự cũng như chế tài. Hsu Wen-hsin, thuyền trưởng của tàu Huey Fong, 6 phụ tá của hắn và 4 thương gia liên hệ đă bị Hồng Kông đưa ra ṭa về tội buôn lậu sau khi tàu được cho cập bến vào ngày 19-1-1979; [37]Hsu và các phụ tá cũng như một thương nhân đă bị kết án hơn 50 năm tù sau đó. Đối với nhóm tổ chức tàu Skyluck, chính quyền Hồng Kông truy tố Thuyền trưởng Hsiao Hung-ping và 4 phụ tá về tội gian mưu vào tháng 2-1979. Thủy thủ đoàn của tàu Sen On cũng phải chịu một số phận tương tự; 4 người trong ban tổ chức đă bị kết án về tội giúp đỡ ngoại dân nhập cư trái phép. Tại Phi Luật Tân, chủ tàu Tung An đă bị phạt về tội vi phạm luật di trú. Trong khi đó, Mă Lai dùng luật An Ninh Quốc Nội năm 1960 để bắt giữ mà không cần phải truy tố Serigar, thuyền trưởng tàu Hai Hong, và đầu đàn nhóm tổ chức là Tay Kheng Hong và Lee Sam. Singapore bỏ tù Allan Ross và Chong Chai Kok bởi v́ vai tṛ của họ trong vụ tàu Southern Cross và Hai Hong. Chính quyền Singapore cũng hủy bỏ giấp phép hành nghề của Thuyền trưởng Sven Olof v́ Olof đă tích cực nhúng tay vào vụ tàu Southern Cross.

    Các quốc gia quan tâm đă nhanh chóng chia xẻ tin tức t́nh báo liên quan đến bè lủ gian thương có liên hệ với Hà Nội để tiêu diệt dự tính buôn người trong trứng nước. [38] Tất cả các chủ tàu cũng như thương cẩu trù định làm ăn với đảng Cộng Sản Việt Nam thường xuyên được cơ quan an ninh địa phương thăm hỏi cũng như khuyến cáo về hậu quả nghiêm trọng của vấn đề. Singapore đă đập tan một mạng lưới quốc tế chuẩn bị làm ăn với Hà Nội bao gồm 4 thương nhân địa phương, 2 công dân Đài Loan và một thương nhân Nam Dương gốc Hoa; nhóm người này dự định dùng tàu Tonan Maru để thâu nhận một kiện hàng người với 'sự đồng lơa của giới cầm quyền Việt Nam' ('complicity of Vietnamese authorities').

    Một dự tính buôn người khác xảy ra vào tháng 2-1979 liên quan đến tàu Lucky Dragon bị phá hỏng bởi v́ Hồng Kông đă kịp thời phân phối tin t́nh báo cho nhiều chính quyền lân bang một cách hiệu quả. Báo South China Morning Post từng tường thuật lời của John Slimming, Giám Đốc Nha Thông Tin Hồng Kông: 'Có nhiều lư do để nghi là chiếc tàu này có thể đang chuẩn bị vào hải phận Việt Nam để thâu nhận hành khách trả cước phí.' [39]

    Vụ tàu Sea View chứa đựng nhiều t́nh tiết lư thú hơn bởi v́ khi Hồng Kông - lúc đó c̣n là thuộc địa Anh - nhận được tin t́nh báo cho hay là tàu này đang thả neo dừng lại cách sông Sài G̣n khoảng 16 hải lư vào tháng 6-1979, Luân Đôn lập tức triệu Lê Kỳ Giai, đại diện sứ quán Hà Nội, lên Bộ Ngoại Giao để phản đối hành động buôn người tàn nhẫn này. Giai phủ nhận vai tṛ của đảng Cộng Sản Việt Nam trong vấn đề mại dân, nhưng lời lên án chính thức này của chính quyền Anh đă có hiệu quả ngay lập tức. Vào ngày 13-7-1979, tàu Sea View phải rời hải phận Việt Nam mà không nhận được kiện hàng người của Hà Nội.

    Nhờ vào sự hợp tác nhanh chóng và hiệu quả của các chính quyền quan tâm cho nên đảng Cộng Sản Việt Nam đă thất bại trong âm mưu tầm lợi lâu dài trên sự tủi nhục của nhân dân. Song song với nỗ lực tích cực truy tố cũng như chế tài bè lũ gian thương bốc vác các kiện hàng người của đảng Cộng Sản Việt Nam, cộng đồng thế giới đă thành công trong việc sử dụng áp lực ngoại giao để ngăn chận kế hoạch buôn lậu lương dân của Hà Nội.

    Phụ Chú:

    30 Tin t́nh báo cung cấp h́nh của một nhân vật bí mật gọi là ông Lư ('Mr. Leé) được Hà Nội sử dụng để liên lạc với đám thương cẩu qu ốc tế nhằm tổ chức các kiện hàng ngườị Ông Lư nói được tiếng Việt, tiếng Quan Thoại, Phúc Kiến và một ít tiếng Quảng Đông.

    31 Một lượng vàng cân nặng khoảng 1.21 ounces. Vào giai đoạn 1979 và 1980, giá vàng vọt từ $275 Mỹ-kim/ounce lên đến $850 Mỹ-kim/ounce.

    32 Tại Úc, một nhóm hổn tạp gồm có phe tả, phe bảo thủ cực hữu và thành phần kỳ thị chủng tộc đă chống lại việc định cư thuyền nhân. Họ miệt thị dân tị nạn Việt Nam là phần tử lười biếng và tổ chức họp báo để phản đối chính sách nhân đạo của chính phụ Nhưng chỉ một niên kỷ sau đó, chính những thuyền nhân này đă tạo được nhiều tiếng vang hiển vinh cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ chánh trường Úc. Ghe tị nạn đầu tiên cập bến Úc là chiếc KG 4435 do anh Lâm B́nh, 25 tuổi, điều khiển rời Kiên Giang với 4 thanh niên khác.

    33 'We now have the first indications that unscrupulous people are attempting to profiteer in the present Indochinese refugee situation.. Australia has played a major part in accepting many thousands of genuine refugees, but I give strong warning that we shall not accept cases involving subterfuge’

    34 Cảnh sát Hồng Kông t́m được 3.273 lượng vàng trị giá HK $6,5 triệu trên tàu Huey Fong. Đảng CSVN đă nhận tiền măi lộ trị giá ít nhất từ 4 đến 5 lần số lượng vàng này hay khoảng 12.000 đến 15.000 lượng vàng trước khi cho phép tàu Huey Fong rời hải cảng Việt Nam.

    35 Theo lời khai của một nhân chứng Việt Nam trước ṭa Phi Luật Tân th́ ít nhất là 240 người đă mất mạng trong khi chen lấn nhau lên tàu Tung An vào tháng 11-1978.

    36 Sau khi rời Việt Nam vào ngày 24-1-1979, tàu Skyluck đă chuyển vàng sang tàu United Faith ngoài hải phận quốc tế trước khi nhập cảng Hồng Kông vào ngày 7-2-1979. Số lượng vàng này đă được tàu United Faith âm thầm chuyển vào thị trường buôn lậu của Hồng Kông.

    37 Chính quyền Hồng Kông tu chính Luật Thương Hải (the Merchant Shipping Bill), Luật Di Trú (the Immigration Bill) và một số luật khác để tăng h́nh phạt tù (lên đến 4 năm) và tài chế (từ $40.000 lên đến $1 triệu) để đối đầu với thành phần thương cẩu cộng tác với Hà Nội để chuyên chở các kiện hàng ngườị Bọn buôn người được Hồng Kông đánh giá nguy hiểm không kém đám buôn lậu thuốc phiện.

    38 Vào tháng 2-1979, Hồng Kông tổ chức nhóm đặc nhiệm về tàu tị nạn Refugee Ship Unit hoạt động bí mật dưới sự chủ huy của Tim Frawley để theo dơi hành vi của công an Bộ Nội Vụ Việt Nam và đám thương cẩu Hoa kiều ngoại quốc nhằm ngăn chận các kiện hàng người của Hà Nội.

    39 'There are reasons to suspect that this ship may be planning a rendezvous in Vietnamese waters to pick up fare-paying passengers.' South China Morning Post, 2 March 1979.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi


    13. Hậu Quả Di Hại của Kế Hoạch Buôn Lậu Lương dân


    Chiến lược buôn lậu lương dân của Hà Nội đă gây ra nhiều ảnh hưởng tác hại cho chương tŕnh cứu trợ và định cư thuyền nhân bắt đầu với sự phản đối của các chính quyền quan tâm rồi dự định 'bắn khi trông thấy' (shoot on sight) của Mă Lai đối với dân tị nạn Việt Nam vào tháng 6-1979 [40] Vào những năm đầu của làn sóng thuyền nhân, như đă tŕnh bày trong các phần trước, chính quyền Kuala Lumpur đối xử tương đối nhân đạo với người Việt vượt biên t́m tự do. Dân Mă Lai cũng tận t́nh giúp đỡ thuyền nhân bằng cách cung cấp thực phẩm và nơi tạm trú trong khi chờ đợi quyết định của cơ quan hữu trách địa phương.
    Trước khi Hà Nội tiến hành kế hoạch mại dân vào giữa năm 1978, chính quyền Mă Lai ít khi xua đuổi thuyền nhân; và ngay cả khi ghe tị nạn c̣n tốt được hướng dẫn đến quốc gia khác, các người trên ghe thường được tiếp tế thêm gạo, nước ngọt cũng như nhu yếu liệu và dầu máy cần thiết. Vào tháng 3-1978, Bộ Trưởng Nội Vụ Tan Sri Ghazali tường tŕnh trước Quốc Hội rằng chính phủ Mă Lai tiếp tục đón nhận thuyền nhân v́ lư do nhân đạo mặc dầu không công nhận tư cách tị nạn của họ. Theo ông ta th́ chỉ có những người trốn tránh một cuộc chiến đang diễn ra mới có thể được xem là dân tị nạn; [41] và CHXHCN Việt Nam lúc đó không c̣n chiến tranh. Nhờ vào chính sách nhân đạo của Mă Lai mà hàng chục ngàn thuyền nhân đă được cho phép tạm trú trong khi chờ đợi cơ hội định cư tại đệ tam quốc gia.

    Vào cuối năm 1978 khi trực diện với kế hoạch buôn lậu lương dân của Hà Nội, chính quyền Kuala Lumpur lập tức thay đổi chính sách v́ lo ngại phải đối đầu với một cuộc đổ bộ của Hoa kiều do đảng Cộng Sản Việt Nam bảo trợ. Kiện hàng người Việt gốc Hoa do tàu Hai Hong đưa đến hải phận Mă Lai vào tháng 11-1978 đă khiến nhiều lănh tụ chính trị lo âu. Tại Quốc Hội, các ư kiến chỉ trích chủ trương nhân đạo của chính quyền - đặc biệt là từ đảng đối lập Partai Islam - bùng nổ mạnh v́ có thêm yếu tố mới. Thay v́ lo đối đầu với số lượng ghe mỏng manh của thuyền nhân Việt Nam cập bờ Mă Lai một cách rời rạc, giới lănh đạo quốc gia bắt đầu lo lắng trước cuộc đổ bộ của Hoa kiều trên những chiếc tàu khổng lồ do Hà Nội và đám gian thương quốc tế tổ chức.

    Chính quyền Kuala Lumpur cuối cùng đă đi đến quyết định ngăn cấm tất cả ghe thuyền từ Việt Nam cập bến và ra lệnh cho lực lượng biên pḥng kéo dân tị nạn ra hải phận quốc tế. Chính sách xua đuổi này đă khiến nhiều thuyền nhân áp dụng phương pháp đục lủng ghe rồi lội vào bờ với hy vọng đặt chính quyền Mă Lai trong cảnh 'chẳng đặng đừng' phải chấp nhận cho họ được tạm lưu. Chiến thuật 'nhảy băi' liều lĩnh của những thuyền nhân tuyệt vọng đă dẫn đến nhiều cái chết đầy thương tâm của trẻ em, phụ nữ và quư cụ cao niên yếu sức cũng như thanh niên không biết bơi. Vào các tháng đầu khi chính sách mới được thi hành, vài ngàn 'dân nhảy băi' (beach people) đă được cho phép lưu trú trong khi chờ đợi cơ hội tái định cư. Tuy nhiên trong các tháng sau đó, Kuala Lumpur đe dọa chấm dứt chương tŕnh tạm lưu dân tị nạn Việt Nam và sẽ tiến hành việc tống khứ 76.000 thuyền nhân hiện đang trú ngụ trên đất Mă Lai.

    Vào ngày 15-1-1979, Thủ Tướng Hussein Onn tuyên bố là Mă Lai chấm dứt chính sách nhân đạo và lập tức thực hiện chính sách be bờ để ngăn chận làn sóng thuyền nhân. Vào tháng 2 năm đó, ông ta phát biểu: 'Chúng tôi đă thông báo cho Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác về vấn đề này bởi v́ chúng tôi không c̣n đủ chỗ trong các trại trên đảo của chúng tôi.. v́ thế chúng tôi phải xua đuổi họ đi nơi khác nếu họ muốn cập bờ.' [42] Giữa tháng 2 và tháng 6-1979, khoảng 50% hay hơn 5.000 dân nhảy băi Việt Nam đă bị lính Mă Lai dùng súng ép lên ghe và kéo ra hải phận quốc tế.

    Một lực lượng đặc biệt, the VII (Vietnamese Illegal Immigrants), được Kuala Lumpur tổ chức để t́m cách ngăn cản ghe tị nạn xâm nhập hải phận quốc gia cũng như giải quyết số thuyền nhân đang c̣n kẹt tại các trại tạm lưu. Dân đánh cá Mă Lai được yêu cầu sơn một ṿng tṛn có chữ P chính giữa trên mui tàu để phân biệt với ghe của thuyền nhân.

    Vào ngày 31-3-1979, tàu tuần tiểu Rrenchong kéo ghe tị nạn MH-3012 ra hải phận quốc tế. Vận tốc nhanh của tàu tuần tiểu đă làm ghe tị nạn lật và dẫn đến cái chết của 115 nạn nhân vô tội. Một bản điều tra của Liên Hiệp Quốc tường tŕnh: 'Ghe Việt Nam ở trong một t́nh trạng tệ hại, máy bơm nước bị hư và máy ghe không chạy. Nước ngọt không có (trên ghe).. một em bé được sinh trên ghe trong lúc đó.. Sĩ quan hải quân (Mă Lai) từng lên ghe đều biết tất cả các dữ kiện này.'

    Trong khoảng thời gian ba tháng từ tháng 3 đến tháng 5-1979, Kuala Lumpur đă dùng bạo lực để xua đuổi hơn 26.000 thuyền nhân trên 186 ghe. [43] Vào tháng 6-1979, Bộ Trưởng Nội Vụ Tan Sri Ghazali Shafie tuyên bố rằng khoảng 40.000 thuyền nhân trên 267 ghe tị nạn đă bị Mă Lai tống xuất ra hải phận quốc tế và cho biết là Kuala Lumpur thành lập 100 điểm kiểm soát trên biển cũng như bổ xung thêm tàu chiến và biệt phái 2.000 quân vào nổ lực ngăn chặn làn sóng tị nạn Việt nam. May mắn cho các thuyền nhân bất hạnh bị Mă Lai xua đuổi là Nam Dương vẫn tiếp tục cho ghe của họ cập bờ, nếu không th́ nhân loại phải chứng kiến một cuộc sát nhân tập thể rùng rợn trên biển.

    Dân Mă Lai cũng đă góp phần trong nỗ lực ngăn cản làn sóng thuyền nhân khi Kuala Lumpur thay đổi chính sách. Điển h́nh là tại Kuala Trengganu vào ngày 22-11-1978, dân địa phương cực đoan đă đẩy một ghe tị nạn ra khỏi bờ khiến ghe bị lật và gần 200 thuyền nhân trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em bị chết đuối. Mă Lai không phải chỉ là quốc gia duy nhất tiến hành chính sách ngăn chận làn sóng tị nạn; Thái Lan, Nam Dương và Singapore đă dàn lực lượng hải quân để đề pḥng tàu chở các kiện hàng người Hoa của Hà Nội xâm nhập hải phận quốc gia, và dĩ nhiên là ghe tị nạn Việt Nam cũng bị xua đuổi khi đến gần hải giới của các nước này.

    Sự hiện diện của Hoa kiều trên các tàu sắt do Hà Nội bảo trợ bị dư luận tại nhiều quốc gia Đông Nam Á lên án, nhưng hiếm nơi nào có tinh thần bài Hoa rơ ràng cũng như mạnh mẽ bằng ở Nam Dương. Cũng như Mă Lai, chính sách đối xử với thuyền nhân của Jakarta từ năm 1975 đến 1978 tương đối ôn ḥa và bao dung. Dân tị nạn Việt Nam được phép cập bờ và lưu lại tại các trại tạm trú trong khi chờ đợi cơ hội định cư.

    Nhưng khi Hà Nội hợp tác với lũ gian thương quốc tế để thực hiện kế hoạch buôn lậu lương dân, chủ trương bao dung của Jakarta thay đổi hoàn toàn bởi v́ chính quyền Nam Dương rất nhạy cảm về lá bài Hoa kiều. Lịch sử của quốc gia này từng ghi lại một cuộc đảo chánh bất thành do Trung cộng khuyến khích vào năm 1965; và hàng chục ngàn Hoa kiều địa phương đă mất mạng trong cuộc xung đột đẩm máu đó. Trong năm 1978, phản ứng phẫn nộ của Bắc Kinh đối với chính sách bài thương của Hà Nội vốn ảnh hưởng nhiều người Việt gốc Hoa đă khiến cho giới lănh đạo Jakarta trở nên lo lắng; trong nhăn quan của họ, phản ứng của Trung cộng là một trái bom nổ chậm có thể đưa đến việc dàn quân can thiệp vào nội bộ các quốc gia lân bang nơi có nhiều Hoa kiều sinh sống.

    Vào tháng 6-1979, chính sách của Nam Dương đối với thuyền nhân Việt Nam bất đầu cứng rắn hơn. Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mohammed Jusuf phát biểu: 'Chúng tôi không cho phép thêm người tị nạn nào đổ bộ lên đất nước chúng tôi.' [44] Chiến dịch Lightning Bolt được tiến hành nhằm ngăn cản các kiện hàng Hoa kiều của Hà Nội cũng như ghe tị nạn Việt Nam xâm nhập hải phận quốc gia. Tuy vậy, mặc dầu giới lănh đạo Jakarta đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn trên diễn đàn quốc tế, nhưng trong thực tế họ vẫn tiếp tục bảo bọc thuyền nhân Việt Nam và cho phép ghe tị nạn bị các quốc gia khác xua đuổi cập bờ; chính nhờ vào chính sách mềm dẻo và nhân đạo này mà hàng chục ngàn người Việt đă không bị mất mạng sau khi ghe của họ bị tàu hải quân lân bang kéo ra biển.

    Vào thời điểm 1975 tại Thái Lan, chính quyền Bangkok quyết định không chấp nhận cho bất cứ người tị nạn nào nhập biên. Dân t́m tự do đến từ Việt Nam cũng như Cam Bốt được cơ quan sở tại giúp đỡ sơ sài rồi tống xuất ra khỏi biên thùy nếu không có quốc gia nào cho họ định cư. Bộ Nội Vụ Thái cho tổ chức Trung Tâm Hành Động cho Người Mất Đất Sống (Operations Centre for Displaced Persons) để theo dơi t́nh h́nh phát triển của làn sóng tị nạn Đông Dương nhằm đưa ra kế hoạch đối phó kịp thời.

    Vào tháng 3-1978, Thủ Tướng Kriangsak công bố một chính sách mới đối với dân tị nạn Đông Dương. V́ lư do nhân đạo, Bangkok bắt đầu chấp nhận cho những người ra đi t́m tự do được tạm trú trong khi chờ đợi cơ hội định cư tại đệ tam quốc gia. Nhưng chỉ trong ṿng vài tháng sau đó, khi đối diện với các kiện hàng người của Hà Nội, Bangkok lập tức đ́nh chỉ chánh sách nhân đạo. Chính quyền Thái Lan lên tiếng hăm dọa là sẽ đóng cửa các trại tị nạn và tống khứ toàn bộ thuyền nhân đang tạm cư ra khỏi biên thùy quốc gia.

    Để châm thêm dầu vào ngọn lửa đang thiêu đốt ḷng nhân đạo đối với dân tị nạn, Phó Tổng Thư Kư Cục An Ninh Quốc Gia Prasong Soonsiri tuyên bố rằng 10% thuyền nhân là t́nh báo của Hà Nội mặc dầu không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào. [45] Vào tháng 10-1978, Thủ Tướng Kriangsak phát biểu trên báo Bangkok Post: 'Nếu ghe nào cần sửa chửa th́ có thể được phép, nhưng ghe cũng như dân tị nạn phải rời ngay sau khi việc sửa chửa hoàn tất,' [46] và không ghe tị nạn nào được phép cập bờ. [47] Lực lượng hải quân Thái bắt đầu hợp tác với lực lượng hải quân Mă Lai để tổ chức các cuộc hành quân song phương nhằm ngăn chận làn sóng thuyền nhân xâm nhập hải phận quốc gia.

    Phi Luật Tân cũng bắt đầu cứng rắn hơn đối với dân tị nạn khi phải đối đầu với kế hoạch buôn lậu lương dân của Hà Nội. Thuyền nhân chỉ được phép cập bến nếu có quốc gia bảo đảm cho họ được định cư. Bộ Trưởng Ngoại Giao Carlos Romulo nhấn mạnh: 'Chúng tôi không muốn (nhận) thêm dân tị nạn. T́nh h́nh mỗi lúc mỗi tệ hại hơn.' [48] Vào tháng 4-1979, Manila chính thức chấm dứt chính sách nhân đạo đối với thuyền nhân Việt Nam.

    Vào giai đoạn 1975, chính quyền Tân Gia Ba chấp nhận cho 200 dân tị nạn Việt Nam được định cư; nhưng khi đối đầu với làn sóng thuyền nhân, chính quyền sở tại áp dụng sách lược bế quan tỏa cảng. Thủ Tướng Lư Quang Diệu tuyên bố một cách lạnh lùng rằng: 'Con tim của quư vị phải chai đá, nếu không th́ quư vị sẽ mất máu đến chết;' [49] v́ vậy cho nên không ghe tị nạn nào có thể vào được hải phận Singapore. Chính sách mới của Tân Gia Ba không cho phép thuyền nhân cập bờ ngoại trừ họ được tàu ngoại quốc cứu vớt và được quốc gia thứ ba bảo đảm việc tái định cư cũng như CUTNLHQ phải tài trợ chi phí sinh hoạt của họ trong thời gian họ cư trú ở Tân Gia Ba. Vào đầu tháng 10-1979, thêm một điều kiện khó khăn nữa được chính quyền Singapore ban hành là tổng số dân tị nạn Việt Nam tạm lưu trong quốc gia không thể hơn 1.000 người và họ phải ra đi định cư trong ṿng 90 ngày; nếu thời hạn định cư thuyền nhân bị vi phạm, các chính quyền đă hứa bảo đảm cho họ sẽ bị chế tài nặng nề. [50] Chính sách này đă bị Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng như nhiều quốc gia Tây phương phản đối v́ từ lâu công pháp quốc tế công nhận và đề cao trách nhiệm cứu giúp nạn nhân trên biển; [51] trách nhiệm cao thượng này cũng liên quan đến nguyên tắc bất khả hồi (non-refoulement) được Công Ước liên quan đến Tư Cách Tị Nạn năm 1951 (1951 UN Convention relating to the Status of Refugees) xác định:

    'Không quốc gia nào (đă kư kết Công Ước) được trục xuất hay hồi hương dưới mọi h́nh thức một người tị nạn về biên cương nơi mà mạng sống hay sự tự do của người đó có thể bị đe dọa bởi v́ lư do nhân chủng, tôn giáo, sắc tộc, tư cách thành viên trong một tổ chức xă hội hay quan điểm chính trị.' (Điều 33) [52]

    Chính sách của Tân Gia Ba v́ vậy vô h́nh chung đă trừng phạt những thuyền trưởng có lương tâm sẵn sàng cứu trợ thuyền nhân đang đối chọi với tử thần một cách tuyệt vọng trên biển. Thương thuyền ngoại quốc bắt đầu tránh né ghe tị nạn bởi v́ thủy thủ đoàn lo ngại phải chọn lựa giữa việc cứu người cấp bách và cái giá đắt đỏ mà họ sẽ trả cho hành động trắc ẩn này; theo tin tức của giới hàng hải tại Singapore vào giữa năm 1979, một số thương nhân đă ra lệnh cho thuyền trưởng của họ không được trợ giúp thuyền nhân Việt Nam bởi v́ hải tŕnh có thể bị đ́nh trệ và cái giá phải trả cho việc nhập biên dân tị nạn trở nên quá tốn kém. [53] Lực lượng hải quân của Tân Gia Ba cũng được lệnh phải ngăn chận không cho ghe tị nạn vào hải phận quốc gia bằng mọi cách. Vào tháng 2-1979, ghe Việt Nam số SB-001 đă bị tàu hải quân Singapore chận lại và xua đuổi về hướng Mă Lai; hai thuyền nhân đă mất mạng trong vụ này khi chiếc ghe tị nạn mong manh va chạm tàu sắt của hải quân.

    Vào ngày 17-2-1979, Bộ Trưởng Ngoại Giao Sinnathamby Rajaratnam minh bạch hóa chính sách của Tân Gia Ba đối với thảm trạng thuyền nhân như sau:

    'Làn sóng thuyền nhân đặt thế giới phi cộng sản, kể cả các quốc gia ASEAN, vào một t́nh trạng luân lư khó xử. Chúng ta có thể phản ứng v́ lư do nhân đạo và luân lư để chấp nhận và định cư những người tuyệt vọng này. Nhưng làm như vậy th́ chúng ta không những chỉ khuyến khích những kẻ có trách nhiệm (đảng Cộng Sản Việt Nam) xua đuổi thêm nhiều dân tị nạn ra đi mà c̣n vô h́nh chung chứng minh là chính sách vô nhân đạo lại đem đến phần lời hậu hỉ. Vả lại không chỉ vậy, các quốc gia có chính sách nhân đạo c̣n phải bao thầu hàng loạt vấn nạn chính trị, xă hội và kinh tế khó kham nổi tất nhiên xuất hiện bởi v́ sự thâu nhận bất th́nh ĺnh hàng trăm ngàn ngoại nhân.' [54]

    Sự hợp tác giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và mạng lưới Hoa kiều bất lương ở nước ngoài để 'buôn lậu khổ cảnh con người' khiến các chính quyền lân bang bắt đầu đối xử với thuyền nhân bằng thái độ thù nghịch. Thái độ cởi mở trong chính sách của các quốc gia lân cận vốn từng chấp nhận cho dân tị Việt Nam tạm cư đă biến mất và được thay thế bằng chủ trương cứng rắn hơn và đôi khi rất bất nhân. Thảm trạng của thuyền nhân trên biển cũng như tại đất liền đă khiến Cao Ủy Tị Nạn LHQ - dưới áp lực của Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN - tổ chức Cuộc Họp Tham Khảo giữa các Chính Quyền Quan Tâm đến Dân Tị Nạn và Người Mất Đất Sống ở Đông Nam Á (Consultative Meeting with Interested Governments on Refugees and Displaced Persons in Southeast Asia) vào hai ngày 11 và 12-12-1978 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ba mươi tám quốc gia đă cử phái đoàn đại diện đến tham dự, nhưng Cuộc Họp Tham Khảo này không đem đến được một kết quả cụ thể nào.

    Đại diện CUTNLHQ Dale DeHaan phân tích vấn đề là: 'không thể có giải pháp nhân đạo hay lâu dài nếu các chính quyền không chịu thi hành chính sách cho (dân tị nạn) tạm lưu dựa theo các nguyên tắc nhân đạo được quốc tế công nhận.. (và) sự tạm cư tùy thuộc vào những hứa hẹn tái định cư (dân tị nạn) tại đệ tam quốc gia cũng như khả năng tránh được vấn nạn thặng dư (residual problems) trong vùng.' [55] Bất kể nhận định này, Cuộc Họp Tham Khảo không đưa ra được một phương pháp nào khả dĩ có thể giải quyết cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Trong khi đại diện của Hà Nội là Vơ Văn Sung tiếp tục khăn khăn phủ nhận vai tṛ tích cực của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chiến dịch buôn lậu lương dân, một vài đệ tam quốc gia đóng góp thêm được $12 triệu Mỹ-kim cho các hoạt động nhân đạo của CUTNLHQ và hứa nhận thêm 5.000 dân tị nạn Đông Dương; theo phái đoàn Mă Lai, các đóng góp ít ỏi này chỉ là 'một giọt nước nhỏ vào đại dương' (a drop in the ocean).

    Đối diện với sự thất bại của cơ chế Cao Ủy Tị Nạn trong Cuộc Họp Tham Khảo vào tháng 12-1978 cũng như chứng kiến thảm trạng thuyền nhân ngày một tồi tệ hơn, Liên Hiệp Quốc quyết định tổ chức một hội nghị quốc tế vào tháng 7-1979 với hy vọng có thể giải quyết cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Tổng Thư Kư LHQ Kurt Waldheim khẩn cầu tất cả các quốc gia, ngoại trừ Lào và Cam Bốt, [56] cử phái đoàn bộ trưởng đến tham dự hội nghị quốc tế này với văn phong nghiêm trọng như sau:

    'Mặc dầu nhiều nơi khác trên thế giới hiện cũng đang đối đầu với vấn đề tị nạn khó khăn, tầm vóc nguy cấp của cuộc khủng hoảng tại Đông Nam Á đ̣i hỏi sự lưu tâm đặc biệt ngay lập tức.' [57]

    Phụ Chú:

    40 Vào ngày 16-6-1979, báo chí tường thuật là Phó Thủ Tướng Mahathir bin Mohamad của Mă Lai đă tuyên bố rằng chính phủ có thể ban hành luật 'bắn khi trông thấư ('shoot-on-sight') để ngăn chận làn sóng thuyền nhân Việt Nam.

    41 Bất cứ ai biết sơ về công pháp quốc tế cũng có thể thấy định nghĩa về 'người tị nạn' của Bộ Trưởng Nội Vụ Tan Sri Ghazali rất nông cạn. Xin tham khảo phần Định Nghĩa Phức Tạp về Tư Cách Tị Nạn trong Chương IV.

    42 'We have already given notice to the United Nations and other countries on this as we do not have any more space on our island camps.. so we will chase them away if they try to land.' 'Government to step up sea patrols to prevent refugee influx,' FBIS APA 25, 5 February 1979, at p.2 (from Hong Kong, Agence France-Presse, 5 February 1979).

    43 Tháng 3-979: 5.088 đồng bào trên 29 ghe; Tháng 4-1979: 7.412 đồng bào trên 71 ghe; Tháng 5-1979: 13.462 đồng bào trên 86 ghe.

    44 'We are not going to allow any more refugee to land in our countr’

    45 Bangkok có mưu đồ nhập luôn của những Việt kiều ở Thái lâu năm trong bài toán thuyền nhân để tống xuất họ ra khỏi nước bởi v́ Thái Lan luôn luôn nghi ngờ ḷng trung thành của họ.

    46 'If any boat needs repairs this will be permitted, but it will have to leave with the refugees as soon as repairs are completed..'

    47 Cuối cùng Thái Lan đưa ra chính sách giới hạn số lượng thuyền nhân được ra đi định cư và gây nhiều khó khăn cho họ nhằm làm nản ḷng dân vượt biên.

    48 'We don't want anymore refugees. The situation is getting worse every timé Minster opposed to more Vietnamese refugees. FBIS APA 069, 9 April 1979, at p.P1 (from Hong Kong, Agence France-Presse, 6 April 1979).

    49 'You’ve got to grow callouses on your heart or you just bleed to death.'

    50 Song song, bất cứ thương thuyền nào cứu vớt thuyền nhân mà chưa t́m được quốc gia nhận họ đều bị đ̣i hỏi phải đóng tiền thế chân cho mỗi đầu người tị nạn là $10.000 đô-la Singapore (khoảng $4.665 Mỹ kim lúc đó) trước khi được phép nhập cảng.

    51 The 1910 Brussels International Assistance and Salvage at Sea Convention, the 1958 Convention on the High Seas, and the 1960 London International Convention for the Safety of Life at Seạ See also J. Pagash, 'The Dilemma of the Sea Refugee: Rescue Without Refuge,' 18 Harvard Int'l L.J. 577.

    52 'No Contracting State shall expel or return (refouler) a refugee in any manner whatsoever to the frontiers of territories where his life or freedom would be threatened on account of his race, religion, nationality, membership of a particular social group or political opinion.' (Art. 33)

    53 Tàu bè của Nhật thường từ chối không chịu giúp thuyền nhân đang gặp nguy hiểm trên biển bởi v́ Tokyo không chịu cho đồng bào tị nạn định cư trong các năm đầu của làn sóng vượt biên. Các quốc gia tạm lưu khác thường đ̣i hỏi những thương thuyền đă vớt dân tị nạn phải t́m được chỗ định cư cho họ trước khi chịu nhận họ vào trại tị nạn.

    54 'The flow of boat people poses the non-communist world, including the ASEAN countries, with a moral dilemmạ We could respond on humanitarian and moral grounds by accepting and resettling these desperate peoplẹ But by doing so we would not only be encouraging those responsible to force even more refugees to flee but also unwittingly demonstrate that a policy of inhumanity does pay dividends. Not only that, but those countries which give way to their humanitarian instincts would sađle themselves with unmanageable political, social and economic problems that the suđen absorption of hundreds of thousands of alien peoples must inevitably bring in its wake’

    55 'There can be no humane or durable solutions unless governments grant at least temporary asylum in accordance with internationally accepted humanitarian principles.. (and) temporary asylum depended on commitments for resettlement in third countries and the avoidance of residual problems in the areá 'Consultative Meeting with Interested Governments on Refugees and Displaced Persons in Southeast Asiá Summing-Up by UNHCR (UNHCR Deputy High Commissioner Dale DeHaan), Paragraph 5(i).

    56 Chính phủ Lào và Cam Bốt đă không được Liên Hiệp Quốc mời tham dự hội nghị này mặc dầu vấn đề tị nạn Đông Dương liên quan trực tiếp đến hai quốc gia nàỵ Lư do đơn giản là Liên Hiệp Quốc không muốn làm phật ḷng hai thế lực đàng sau là Bắc Kinh (ủng hộ Khờ Me Đỏ) và Hà Nội (ủng hộ Lào cộng) bởi v́ hội nghị này chắc chắn sẽ thất bại nếu không có sự hiện diện của Trung Quốc và CHXHCN Việt Nam. Sự kiện này cho thấy vai tṛ con chốt của chính phủ Lào và Cam Bốt trên bàn cờ tị nạn Đông Dương mặc dầu đề tài thảo luận liên quan trực tiếp đến quốc sự của cả hai nước.

    57 'Although there are very many serious refugee problems in other parts of the world, the alarming proportions of the crisis in Southeast Asia require immediate and special attention.'

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi


    14. Hội Nghị Quốc Tế Về Tị Nạn Đông Dương I

    Du tŕnh thảm khốc của thuyền nhân Việt Nam đă gợi lại nhiều kinh nghiệm cai đắng của dân tị nạn Do Thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến; và giới truyền thông quốc tế bắt đầu tường thuật về hải tŕnh kinh hoàng của dân tị nạn vốn đă trở thành nạn nhân của hỏa ḷ sát nhân Châu Á (Asian holocaust) trong nhăn quan của các phân tích viên ngoại quốc. Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới lên tiếng kêu gọi các lănh tụ chính trị phải lập tức hành động để cứu vớt và định cư thuyền nhân nhằm tránh tạo điều kiện cho một hỏa ḷ sát nhân tái diễn.
    Trong khi Hồng Y Cooke của New York đại diện 100 triệu tín hữu Kitô và DoThái yêu cầu Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc giúp đỡ dân tị nạn Việt Nam, Chủ Tịch Commission on the Holocaust là Elie Wiesel bày tỏ sự bất b́nh khi '.. thấy người (tị nạn) lênh đênh trên biển mà không quốc gia nào chịu chào đón họ cập bờ. Chúng tôi cảm thấy kinh khiếp v́ quy lượng (người được nhận định cư) gạt bỏ phụ nữ và trẻ em khi biết rằng chính sách này có thể trở thành bản án tử h́nh.' [58] Nhiều lănh tụ chính trị Hoa Kỳ như Thượng Nghị Sĩ Dole, Boschwiz, Hayakawa, và Dân Biểu McCloskey đă lên tiếng bày tỏ sự quan tâm của họ đối với thái độ lănh đạm của Hoa Thịnh Đốn về thảm trạng thuyền nhân. Dân Biểu Stephen Solarz đă kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ thâu nhận thêm nhiều thuyền nhân như sau:

    'Vấn đề có lẽ hoàn mỹ hơn nếu chính quyền (XHCN) Việt Nam không phải là chính quyền của Việt Nam và có loại chính sách tạo điều kiện cho những người này ở lại, nhưng sự việc là như vậy, và chúng ta phải giải quyết các hệ quả hiện hữu. Vào niên kỷ 1930 có người có thể lên tiếng là Đức Quốc Xă nên thay đổi chính sách để thích hợp với nhu cầu của người Do Thái ở Đức để họ khỏi phải ra đi, nhưng t́nh h́nh thực tế cho thấy Đức Quốc Xă đă không thay đổi chính sách, và câu hỏi chánh đáng duy nhất (là).. chúng ta có nên mở cửa chào đón những người cố gắng trốn đi trong tuyệt vọng (hay không).' [59]

    Dưới sức ép của dư luận, ṭa Bạch Ốc dần dần nhận thức được nhu cầu đóng vai tṛ tiên phong trong nỗ lực giải quyết cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Hoa Thịnh Đốn ư thức được là uy danh lănh đạo có cái giá của nó: ngoại trừ chính quyền Hoa Kỳ đóng vai tṛ tích cực và năng động trong chương tŕnh cứu trợ và định cư thuyền nhân, Hoa Thịnh Đốn không thể sử dụng ảnh hưởng quốc gia để kêu gọi sự cộng tác của các chính quyền khác nhằm giải quyết cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương và những vấn nạn nhân đạo khác trong tương lai. Chính quyền Carter bắt đầu lưu ư đến chính sách trừng phạt Hà Nội về tệ nạn vi phạm nhân quyền [60] và tích cực vận động sự hợp tác của cộng đồng thế giới để giải quyết thảm kịch tị nạn tại Đông Nam Á.

    Trong mùa Xuân 1979, v́ lo sợ chủ trương phản ứng tiêu cực sẽ tạo điều kiện cho một hoả ḷ sát nhân khác xảy ra trên biển, Hoa Kỳ chính thức hóa vai tṛ lănh đạo của Hoa Thịnh Đốn trong nỗ lực cứu trợ thuyền nhân Việt Nam. Trong lời cảnh giác Quốc Hội Hoa Kỳ về nguy cơ 'một núi lửa sắp bùng nổ' ('the volcano is about to blow') ở Đông Nam Á, Chủ Tịch Ủy Ban Cứu Trợ Quốc Tế Leo Cherne đă tŕnh bày nhu cầu cần thiết về vai tṛ lănh đạo của Hoa Thịnh Đốn trong nỗ lực giải quyết cơn khủng hoảng nhân đạo này như sau:

    'Bất kể sự cố gắng của chúng ta và một vài quốc gia khác - đáng để là Pháp, Úc, và Gia Nă Đại - phản ứng của thế giới thiếu sót một cách đáng buồn. Cần thiết ở đây, và là chủ điểm của vấn đề.. rơ ràng là sự lănh đạo. Tổng Thống và Quốc Hội cần phải xác định quyết tâm của quốc gia nhằm giải quyết cơn khủng hoảng nhân sinh hiện tại và kêu gọi cả thế giới làm việc với chúng ta.. Chúng tôi chắc chắn sẽ vận động hết sức cho một phản ứng có ư nghĩa của Hoa Kỳ đối với cơn khủng hoảng này. Quốc gia này đă từng làm trong quá khứ, và không có lư do ǵ mà chúng ta không thể hành động ngay bây giờ.' [61]

    Nhằm gầy dựng sự ủng hộ của thế giới cho nỗ lực cứu trợ thuyền nhân Việt Nam, Tổng Thống Carter tuyên bố kế hoạch gia tăng gấp đôi số lượng tị nạn Đông Dương được Hoa Kỳ thâu nhận lên 14.000 người mỗi tháng. Để đáp lại lời yêu cầu của T.T. Carter tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế ở Tokyo, Nhật Bản đồng ư chịu trách nhiệm tài trợ toàn bộ ngân sách của CUTNLHQ trong tài khoảng 1979 cũng như chi phí điều hành các trại tị nạn Đông Nam Á.

    Chính sách bất nhân của Hà Nội đối với thuyền nhân khiến tổ chức Bảy Cường Quốc Kỹ Nghệ gồm Anh, Đức, Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Nhật, Pháp và Ư đă phải ra thông cáo đặc biệt [62] trong Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Tokyo vào tháng 6-1979 nhằm xác định cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương là 'một vấn nạn nhân đạo mang tầm vóc lịch sử' (a humanitarian problem of historical proportions) và hứa là sẽ gia tăng sự đóng góp tùy theo khả năng quốc gia cho quỹ cứu trợ và định cư dân tị nạn. Tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vào tháng 2-1979, trong khi Ngoại Trưởng Carlos Romulo của Phi Luật Tân so sánh chính sách trục xuất nhân dân của đảng Cộng Sản Việt Nam giống như chính sách cô lập hóa và hoả thiêu dân Do Thái của Đức Quốc Xă, [63] Ngoại Trưởng Sinnathamby Rajaratnam của Tân Gia Ba phát biểu rằng kế hoạch buôn người bất nhân của Hà Nội là 'phương pháp của một thằng nghèo sử dụng biển cả thay v́ tù ga (để giết người).' [64]

    Vào ngày 20-7-1979, sáu mươi lăm quốc gia kể cả CHXHCN Việt Nam tham dự một hội nghị quốc tế vĩ đại tại Geneva dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc để t́m kiếm một giải pháp cho cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Trong nhăn quan của Bộ Trưởng Di Trú và Nhân Chủng Úc Đại Lợi là Michael MacKellar, các chính quyền 'một lần nữa được yêu cầu thẩm định một trong các thảm kịch bất nhân nhưng không cần thiết trong lịch tŕnh đau thương của nhân loại.' [65] Các đại diện quốc gia tại hội nghị quốc tế này đă xác định tầm quan trọng của khổ cảnh tị nạn Đông Dương như sau:

    'Rất nhiều vấn đề bị đặt trong t́nh trạng hiểm nghèo: các quy tắc luật pháp cũng như phương hướng hành dụng, tương lai của vô số thường dân và giá trị cao thượng của nhân mạng, sự quả quyết và khả năng phản ứng đồng loạt cũng như cương quyết của cộng đồng quốc tế..' [66]

    Kết quả thất bại của Hội Nghị Evian vào năm 1933 v́ các quốc gia không giải quyết được bài toán tái định cư dân tị nạn Do Thái - vốn đă bị Hitler giết hại sau đó - vẫn c̣n ám ảnh trí nhớ của nhiều thành viên tham dự hội nghị đầu tiên về tị nạn Đông Dương vào năm 1979. Cộng đồng thế giới hy vọng có thể sử dụng cơ hội gặp gỡ này để kêu gọi thêm sự giúp đỡ tái định cư thuyền nhân và tạo áp lực để Hà Nội chấm dứt kế hoạch buôn dân cũng như tôn trọng nhân quyền, kể cả quyền tự do di cư vốn được Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bảo đảm.

    Một điểm son bên lề hội nghị này là buổi biểu t́nh khổng lồ của cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại đă làm cho phái đoàn Hà Nội do Thứ Trưởng Ngoại Giao Phan Hiền trở nên lúng túng. Một tấm biển khổng lồ bằng tiếng Pháp đă được trương lên để minh định 'TOUT LE PEUPLE VIETNAMIEN CONTRE LA CLIQUE DE HANOI' (Toàn thể nhân dân Việt Nam chống lại bè lũ Hà Nội). Phái đoàn cộng sản phải yêu cầu cảnh sát địa phương năn nỉ những người tị nạn đang biểu t́nh đừng trưng biểu ngữ đó lên trước hàng trăm ống kính quốc tế và hăm he là sẽ không tham dự hội nghị này. [67]

    Cuộc Họp về Dân Tị Nạn và Người Mất Đất Sống ở Đông Nam Á (the Meeting on Refugees and Displaced Persons in South East Asia) - hội nghị lớn nhất trong lịch sử nhân loại về vấn đề tị nạn [68] với sự hiện diện của 65 phái đoàn đại diện nhiều quốc gia cùng quan sát viên của nhiều chính phủ, cơ quan quan tâm song song với các tổ chức phi chính phủ - lật tẩy chính sách vô nhân đạo của Hà Nội đối với thuyền nhân Việt Nam. Hội nghị quốc tế này đă thành công tương đối giới hạn trong nỗ lực tạo áp lực khiến Hà Nội phải đ́nh chỉ kế hoạch buôn lậu lương dân cũng như giảm thiểu các trở ngại di trú nhằm tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được đoàn tụ với gia đ́nh và thân nhân tại hải ngoại. Trong buổi họp báo sau khi hội nghị kết thúc, Tổng Thư Kư LHQ Kurt Waldheim tuyên bố:

    'Chính quyền CHXHCN Việt Nam đă cho phép tôi thông báo cho quư vị biết là trong một khoảng thời gian hữu lư họ sẽ cố gắng ngăn chận các cuộc ly hương bất hợp pháp. Trong khi đó chính quyền Việt Nam sẽ hợp tác với Cao Ủy Tị Nạn LHQ để phát triển chương tŕnh 7 điểm được trù hoạch nhằm đưa các vụ ly hương vào các đường hướng an toàn và trật tự.' [69]

    Như đă bàn trước đây, Hà Nội luôn luôn phủ nhận vai tṛ của đảng Cộng Sản Việt Nam trong kế hoạch xuất cảng các kiện hàng người để cưỡng chiếm tài vật và quư kim. Vài tháng trước hội nghị quốc tế kỳ I về tị nạn Đông Dương, chính quyền Hà Nội đă cố gắng tạo sắc thái trong sạch cho đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm xa lánh vụ 'buôn lậu khổ cảnh con người;' một thí dụ điển h́nh của nỗ lực tuyệt vọng này liên quan đến tàu hàng hải Nikitas F của Hy Lạp. Thủy thủ đoàn Nikitas F đă bị truy tố về tội giúp người Việt vượt biên sau khi tàu đưa 11.400 tấn lúa ḿ đến cảng Sài G̣n vào ngày 26-5-1979. Họ bị kết án về tội giấu 69 người Việt dự định ly hương trái phép trên tàu và sau đó bị phạt trên $10.000 Mỹ kim. Thuyền trưởng Samothrakitis Komniwos đă khai với cơ quan an ninh Hồng Kông là chính thủy thủ đoàn của ông đă phát hiện ra 69 người trốn trong pḥng hải cụ và nhờ công an Việt Nam giúp đỡ để yêu cầu họ rời khỏi tàu, nhưng trớ trêu thay là các thủy thủ lại bị truy tố và chế tài ngay sau đó. Thật ra đây chỉ là một cố gắng tuyệt vọng của Hà Nội nhằm che mắt thế giới bởi v́ nếu tàu Nikitas F đến Việt Nam để buôn người th́ không có lư do ǵ mà chỉ nhận vỏn vẹn có 69 hành khách; và một điểm khác không kém phần quan trọng là tàu Nikitas F đă được phép rời cảng Sài G̣n mặc dầu thuyền trưởng và các thủy thủ bị kết tội đă từ chối không chịu trả cho chính quyền Hà Nội một cắc nào trong khối tiền phạt hơn $10.000 Mỹ kim.

    Sau hội nghị quốc tế kỳ I về tị nạn Đông Dương, để chứng tỏ quyết tâm tôn trọng giao ước với cộng đồng quốc tế, Hà Nội ra lệnh xử bắn một số dân vượt biên bị bắt lại, trong đó có cựu quân nhân miền Nam tên Trần Minh Châu bị hành quyết vào ngày 6-8-1979 về tội tổ chức đánh cắp tàu đánh cá quốc doanh để vượt biên. Án lệnh tử h́nh nặng nề này chỉ nhằm phô trương hợm hỉnh tṛ hề che mắt thế giới, và ông Trần Minh Châu không may mắn đă trở thành một trong nhiều nạn nhân tế thần của đảng Cộng Sản Việt Nam trong khi các bộ óc đằng sau kế hoạch buôn người vĩ đại lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc vẫn tiếp tục thăng quan tiến chức. Để khoe khoang với cộng đồng quốc tế về nỗ lực 'cố gắng ngăn chận các cuộc ly hương bất hợp pháp,' Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch phóng đại với phái đoàn Hạ Viện Hoa Kỳ do Nghị Sĩ Benjamin Rosenthal dẫn đầu viếng thăm CHXHCN Việt Nam vào tháng 8-1979 là Hà Nội đă truy tố ít nhất 4.000 vụ vượt biên trái phép (nghĩa là do dân tự ư tổ chức 'đi chui' một cách bí mật) trong ṿng 7 tháng đầu năm 1979 (thời điểm cao độ của chiến dịch buôn dân của đảng CSVN); tức là theo Nguyễn Cơ Thạch, khoảng vài chục ngàn 'dân đi chui' đă bị cầm tù nếu chúng ta chỉ khiêm tốn phỏng tính là đa số các vụ vượt biên bí mật do đồng bào tự tổ chức khó kéo theo quá vài chục người.

    Vào khoảng tháng 8-1979, Hà Nội tạm thời đ́nh chỉ kế hoạch buôn dân do đảng Cộng Sản Việt Nam trực tiếp điều khiển; và số lượng người ra đi theo diện 'bán chính thức' tiết giảm rơ rệt. Trong số 201.189 thuyền nhân ly hương vào năm 1979, 160.000 người đi trước hội nghị quốc tế kỳ I về tị nạn Đông Dương; từ tháng 8 đến tháng 12-1979, tổng số dân vượt biên thành công giảm 75% xuống c̣n khoảng 41.000 người. Một nhân viên đặc trách tị nạn tại Mă Lai đă phát biểu trong năm 1980: 'Hiện tại chúng tôi lại thấy các cuộc vượt biên bí mật như đă xảy ra trước đây từ năm 1975.' [70] Vào thời điểm này, kư giả Barry Wain cũng nhận xét rằng: 'Nỗ lực phỏng vấn sâu rộng cho thấy là các chuyến mới đến là dân vượt biên thật sự. Họ đa số là người Việt đến từ miền Nam..' [71] Tại Hồng Kông, 98% thuyền nhân đến sau năm 1979 là người Việt, thay v́ Hoa kiều.

    Lời kêu gọi trật tự hóa và an toàn hóa sự ra đi của dân tị nạn Việt Nam do Bộ Trưởng Ngoại Giao Thụy Điển Hans Blix đưa ra đă được cộng đồng thế giới hoan nghinh, [72] và Hà Nội hứa là sẽ thực hiện các điều khoản của 'Thỏa Hiệp Thư' (Memorandum of Understanding) đă kư kết với CUTNLHQ vào ngày 30-5-1979. Thỏa Hiệp Thư 30-5-1979 kêu gọi sự giúp đỡ của Cao Ủy Tị Nạn LHQ trong việc tiến hành chính sách di dân mới của Hà Nội được công bố vào ngày 12-1-1979 và hợp thức hóa bởi một nghị quyết của Bộ Chính Trị vào ngày 14-3-1979. Công dân Việt Nam bắt đầu được phép xin di cư ra nước ngoài theo diện tầm nghiệp hay đoàn tụ gia đ́nh. Chương Tŕnh Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program hay ODP) ra đời với mục tiêu - trên lư thuyết - tạo cơ hội cho dân tị nạn Việt Nam ly hương an toàn và ngăn chận âm mưu buôn người của đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm tầm lợi lâu dài trên sự tủi nhục của đồng bào. [73]

    Mặc dầu trên lư thuyết, Chương Tŕnh Ra Đi Trật Tự đưa ra một số mục tiêu cao cả khả trọng, nhưng khi chương tŕnh ODP được áp dụng trong thực tế đă tạo ra nhiều khó khăn nan giải cho thành phần tị nạn thực sự bởi v́ chỉ có những người được Hà Nội chấp thuận mới 'hội đủ tiêu chuẩn' rời khỏi Việt Nam, tức là quyết định cuối cùng về giấy phép xuất cảnh nằm trong tay đảng Cộng Sản Việt Nam cho nên chính sách tầm lợi trên sự tủi nhục của nhân dân vẫn tiếp tục đem thêm lợi nhuận về cho đảng. [74] Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch từng phát biểu là đa số dân tị nạn 'vốn người ở miền Nam, đặc biệt ra đi từ thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1975, chúng tôi (đảng Cộng Sản Việt Nam) ngăn cấm không cho họ ra đi. Chúng tôi bị phương Tây chỉ trích. Chúng tôi đă nghĩ lại. Chúng tôi quyết định cho họ quyền tự do ra đi. Bây giờ (phương Tây) lại nói là chúng tôi xuất cảng dân tị nạn. V́ vậy bây giờ họ phải xin đi. Và chúng tôi sẽ cho phép họ đi.' [75] Dĩ nhiên là dân tị nạn thật sự không nên nộp đơn xin phép di cư bởi v́ bất cứ ai bộc lộ lư do xin xuất cảnh v́ nhu cầu tị nạn cộng sản sẽ bị công an đàn áp hoặc c̣ng tay đưa thẳng vào trại cải tạo. Song song, các quốc gia đón nhận di dân Việt Nam dĩ nhiên trước hết phải lưu tâm đến nhu cầu đoàn tụ gia đ́nh của công dân và thường trú nhân của họ hơn là thành phần khác, kể cả dân tị nạn thật sự.

    Một vấn đề pháp lư khác cũng quan trọng không kém đó là tư cách của những người ra đi theo đường dây ODP: họ là thành phần di cư hay dân tị nạn? Cộng đồng quốc tế cần lưu ư đến việc bảo vệ dân tị nạn thật sự, nhưng bao nhiêu người tị nạn thật sự có thể xuất cảnh theo chương tŕnh ODP vốn dần dần biến dạng thành một chương tŕnh bảo lănh thân nhân di cư hay xuất cảnh tầm nghiệp?

    Kinh nghiệm thăng trầm của Hoa Kỳ đối với chương tŕnh ODP là một thí dụ điển h́nh về các khó khăn cụ thể trong thực tế v́ đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục âm mưu tầm lợi lâu dài trên tiến tŕnh di cư của nhân dân. Trong những ngày đầu của chương tŕnh Ra Đi Trật Tự, Hà Nội giao cho Hoa Thịnh Đốn hai danh sách bao gồm khoảng 30.000 người được công an Bộ Nội Vụ phê chuẩn cho xuất cảnh nhưng ngoài tên họ, hai hồ sơ này không cung cấp một chi tiết nhỏ nào về gia tịch hay quá khứ của những cá nhân này. Dĩ nhiên là Hoa Thịnh Đốn phải từ chối không nhận những người có tên trong hai danh sách đó; một nhân viên di trú Hoa Kỳ c̣n châm biếm thêm là 30.000 tên được liệt kê trong đó tương tự như bản danh mục 'Who's Who in Chợ Lớn.' Trong năm 1979, Hoa Thịnh Đốn thông báo cho Hà Nội biết danh tính của 5.000 người được chấp thuận cho di cư sang Hoa Kỳ, nhưng chỉ có 228 người được Bộ Nội Vụ cấp visa xuất cảnh để ra đi. Khi bị hỏi tại sao chính quyền Hà Nội quá chậm trễ trong việc thực hiện chương tŕnh ODP, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đă đổ thừa cho sự tŕ trệ của bộ máy thư lại CHXHCN Việt Nam. [76]

    Trong trường hợp liên quan đến Gia Nă Đại, Hà Nội đ̣i hỏi Ottawa phải thâu nhận một di dân Việt Nam do đảng CSVN đề nghị để đánh đổi một visa xuất cảnh mà Bộ Nội Vụ cung cấp cho mỗi người được phép ra đi theo diện đoàn tụ gia đ́nh. Song song với yêu cầu này là lời hăm dọa của Hà Nội qua Giám Đốc Ngoại Giao Vụ Vũ Khoan vốn đă công khai tuyên bố rằng nếu đề nghị này không được chấp thuận th́ đảng CSVN sẳn sàng xuất cảng thêm nhiều kiện hàng người sang các quốc gia lân bang. Như đă bàn ở phần trên, chương tŕnh ODP mở thêm một cơ hội mới cho đảng Cộng Sản Việt Nam tầm lợi trên sự tủi nhục của nhân dân, và cuộc buôn lậu lương dân của Hà Nội vẫn được tiếp tục dưới một b́nh phong mới được chính cộng đồng quốc tế hoạch định và hoan nghinh.

    Vào tháng 1-1981, Hà Nội tự ư đ́nh chỉ chương tŕnh ODP. Bảy tháng sau đó, chương tŕnh này được hồi sinh sau khi một số thỏa ước mới được kư kết giữa Hà Nội và các quốc gia liên hệ. [77] Chương tŕnh Ra Đi Trật Tự thật sự thất bại v́ không đưa ra được một giải pháp hữu hiệu và lâu dài cho cơn khủng hoảng tị nạn Việt Nam mà cộng đồng quốc tế đă hy vọng cũng như không tạo được ảnh hưởng đối với phong trào vượt biên bí mật do chính nhân dân tự tổ chức bởi v́ những người tị nạn này không bao giờ có thể thoát khỏi gộng kềm đàn áp của đảng CSVN qua ngă ODP. Trong khi đó chương tŕnh Ra Đi Trật Tự lại tạo ra nhiều cơ hội cho đảng Cộng Sản Việt Nam thâu thêm vàng và tiền hối lộ trong việc buôn bán visa xuất cảnh. Một hệ thống giấy tờ phức tạp và một mạng lưới 'c̣ giấy tờ' đi cửa sau đă được tổ chức để ḅn rút tài vật của những gia đ́nh được bảo lănh di cư. Tất cả những người chuẩn bị ra đi theo chương tŕnh ODP lập tức bị đuổi việc và phải sống bám vào nguồn tài trợ của thân nhân ở nước ngoài; và sinh viên tốt nghiệp đại học bị yêu cầu phải hoàn trả chi phí đào tạo cho đảng CSVN trước khi được cấp visa xuất cảnh.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi



    14. Hội Nghị Quốc Tế Về Tị Nạn Đông Dương I

    Theo lời kể của bà Thu Vân ở Montreal, Gia Nă Đại, gia đ́nh của bà bao gồm 7 người bị bắt phải đóng $5.000 Mỹ kim cho Bộ Nội Vụ lúc nộp đơn xin di cư sang Canada trong khi lợi tức hàng năm của mỗi người Việt Nam thấp hơn $200 Mỹ kim; ba năm sau, họ c̣n phải đóng thêm $3.000 Mỹ kim nữa cho bộ hồ sơ mới trước khi được cấp giấy phép ly hương. Gia đ́nh của ông Bành Quư ở New York đă trả giá cao hơn nữa; gia đ́nh 8 người của ông phải đóng $25.000 Mỹ kim cho Bộ Nội Vụ để được đi theo diện ODP. Đây chỉ là hai trường hợp điển h́nh của tệ nạn hối lộ trắng trợn nhưng rất phổ thông liên quan đến chương tŕnh Ra Đi Trật Tự ở CHXHCN Việt Nam; tuy vậy miễn là tệ nạn này nằm bên trong biên thùy Việt Nam và không ảnh hưởng đến quốc gia lân bang th́ các chính quyền ngoại quốc vốn đă sẳn thiếu thốn ḷng nhân đạo không cần quan tâm.

    Một trong các mục tiêu của chương tŕnh Ra Đi Trật Tự là bài trừ kế hoạch buôn người của Hà Nội, nhưng trên thực tế th́ chương tŕnh ODP chỉ giảm bớt chứ không hoàn toàn thủ tiêu được âm mưu đen tối của đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm tầm lợi lâu dài trên sự tủi nhục của thuyền nhân. Sau hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương năm 1979, kế hoạch buôn lậu lương dân đă được Hà Nội tiếp tục âm thầm thực hiện ít nhất là trong ṿng một con giáp nữa. Điển h́nh là vào tháng 11-1987, một tàu Hải Quân Cộng Sản Việt Nam đă tháp tùng một ghe vượt biên từ Cà Mau ra Rạch Giá để lấy người ở Phụng Hiệp và sau đó ra khơi. Hai công an và bốn sĩ quan hải quân cao cấp trực tiếp hiện diện trên ghe vượt biên để bảo đảm sự an toàn của chuyến đi; sau khi ghe ra đến hải phận quốc tế, nhóm công an và sĩ quan cộng sản chuyển qua tàu hải quân tháp tùng để trở về Việt Nam. Mỗi người trong số 182 hành khách trên ghe trả từ 4 đến 5 cây vàng để tham gia chuyến đi do hải quân và công an Hà Nội tổ chức; và sau 2 ngày và 3 đêm vượt biển, họ đă đến được Mă Lai an toàn. [78]

    Chương tŕnh Ra Đi Trật Tự vốn được 65 phái đoàn quốc gia tham dự hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương năm 1979 tán thành không những đă thất bại trong mục tiêu tạo cơ hội cho dân tị nạn Việt Nam ra đi trong ṿng an toàn và ngăn chận kế hoạch buôn lậu lương dân của Hà Nội mà c̣n vi phạm trầm trọng điều khoản 13 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ('mọi người có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả đất nước của ḿnh, và quyền trở về nguyên quán') [79] bởi v́ chương tŕnh ODP chính thức cho phép đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quyền kiểm soát 'quyền rời khỏi' đất nước của nhân dân. Các tiến triển liên quan đến thảm trạng thuyền nhân sau này cho thấy là những người Việt tị nạn thật sự phải chịu nhiều gian truân hơn trong khi chương tŕnh ODP và một số thỏa ước quốc tế không đủ khả năng để bảo vệ họ một cách hữu hiệu.

    Kết quả quan trọng nhất của hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương I có lẽ là sự thành công khả quan của hội nghị trong nỗ lực đánh thức lương tâm nhân loại về thảm trạng thuyền nhân cũng như du tŕnh kinh hăi của các nhóm tị nạn khác. Thảm trạng thuyền nhân chính thức được quốc tế hóa và thu hút được sự lưu tâm của nhiều chính quyền cũng như ḷng trắc ẩn của đa số cộng đồng các dân tộc trên toàn thế giới. Một số kết quả cụ thể khác của hội nghị có thể được liệt kê như sau:


    Số lượng định cư tại đệ tam quốc gia tăng lên 260.000 người từ 125.000 người trước đó.

    Nguồn tài trợ cho ngân quỹ tị nạn Đông Dương tăng lên đến $190 triệu Mỹ kim.

    Các quốc gia thỏa thuận là sẽ hợp tác trong nỗ lực cứu giúp thuyền nhân bị hoạn nạn trên biển.

    Một ngân quỹ $25 triệu Mỹ kim được trù hoạch để tái định cư dân tị nạn Đông Dương tại các quốc gia đang phát triển.

    Phi Luật Tân t́nh nguyện cung cấp địa điểm cho một trung tâm tiến hành thủ tục tái định cư cho khoảng 50.000 dân tị nạn. (Vào tháng 12-1980, trung tâm chuyển tiếp Galang Regional Processing Center đă mở cửa, song song với trại tị nạn Galang, ở Nam Dương để đón nhận thuyền nhân từ Tân Gia Ba và Thái Lan.)

    Hà Nội vô h́nh chung xác nhận vai tṛ chủ chốt của đảng Cộng Sản Việt Nam trong kế hoạch buôn lậu lương dân và đồng ư chấm dứt việc xuất cảng hàng-vận nhân cũng như chấp thuận cho công dân Việt Nam được ra đi an toàn trong khuôn khổ ODP.
    Đối diện thực trạng mới với các điều kiện thuận tiện và sự bùng nổ của phong trào bảo trợ thuyền nhân Việt Nam trên toàn thế giới, các quốc gia lân bang bắt đầu thi hành các điều kiện cam kết tại hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương I ('Within the framework of the over-all solutions envisaged, Governments of the port of call must allow the disembarkation of all those rescued.') Mă Lai chấm dứt chính sách xua đuổi ghe tị nạn và tiếp tục cho thuyền nhân được cập bợ Thái Lan cũng băi bỏ chính sách ngăn chận dân tị nạn Việt Nam nhập cự Chương tŕnh cứu trợ thuyền nhân trên biển được hồi sanh trong luồng sinh khí mới năng động và hăng hái hơn với sự tham dự sốt sắng của nhiều tàu do các tổ chức phi chính phủ tài trợ lẫn các chiến thuyền của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.

    Mặc dầu sau hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương năm 1979 thế giới chứng kiến được một giai đoạn cứu trợ thuyền nhân tương đối hoàn mỹ, kết luận khách quan dựa trên sự phân tích tổng quát cho thấy hội nghị lịch sử này đă hoàn toàn thất bại trong nỗ lực t́m kiếm một giải pháp lâu dài cho cơn khủng hoảng tị nạn Đông Dương. Nguyên nhân chính gây ra thảm trạng thuyền nhân không được giải quyết thỏa đáng, và chính quyền Hà Nội đă không bị áp lực ngoại giao khuyến dụ để tôn trọng sự tự do của nhân dân cũng như tất cả các phương tiện sinh kế và lư tưởng phi cộng sản. V́ vậy cho nên làn sóng thuyền nhân vẫn tiếp tục thêm gần 20 năm nữa và luôn luôn đặt các chính quyền lân bang trong t́nh trạng báo động, đặc biệt khi số lượng dân tị nạn Đông Dương được nhận định cư tại đệ tam quốc gia sa sút trầm trọng trong những năm sau nàỵ

    Phụ Chú:

    58 Chair of the Commission on the Holocaust Elie Wiesel expressed outrage '.. at the sight of people set adrift with no country willing to welcome them ashorẹ We are horrified at the imposition of quotas which exclude women and children in the full knowledge that such a policy of exclusion can be a sentence of death.' New York Times, 25 June 1979.

    59 'It would be nice if the government of (Socialist) Vietnam were not the government of Vietnam and it had the kinds of policies which enabled these people to remain, but it is what it is, and we have got to deal with the subsequent realities. In the 1930's somebody might have said that Nazi Germany should change its policies to accommodate the needs of the Jewish people in Germany so that they would not want to leave, but the reality of the situation was that the Nazis were not about to change their policy, and the only real question (is).. whether we were going to open our doors to the people who were desperate to get out.' Indochinese Refugees, House Committee on Foreign Affairs, Subcommittee on Asian and Pacific Affairs, 22 May 1979.

    60 Thị Trường Chung Châu Âu đă quyết định đinh chỉ tài trợ kinh tế cho Hà Nội và sử dụng nguồn tài chánh đó vào việc cứu trợ thuyền nhân. Vào ngày 5-9-1979, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật ngăn cấm tất cả các nguồn tài trợ cho CHXHCN Việt Nam và chấp thuận thêm ngân khoản $207 triệu Mỹ kim nhằm giúp đỡ dân tị nạn Đông Dương.

    61 'Despite our efforts and those of a few other countries - notably France, Australia, and Canada - the world's response is grievously inadequatẹ What is needed, and this clearly comes to the nub of the problem.. is clearly leadership.. The President and the Congress must clearly enunciate a national commitment to resolve this present human crisis and call on the rest of the free world to work with us.. We certainly will press as hard as we can for a meaningful American response to that crisis. This nation has done it in the past, there is no reason why we cannot do it now.' Indochinese Refugees, House Committee on Foreign Affairs, Subcommittee on Asian and Pacific Affairs, 22 May 1979.

    62 'Special statement of the Tokyo Summit on Indochinese refugees.'

    63 'Another form of inhumanity, equal in scope and similarly heinous' to the holocaust.'

    64 'A poor man's alternative to the gas chambers is the open sea’

    65 'We are again called to consider one of the most inhuman and unnecessary tragedies in the calendar of human suffering.'

    66 'Much is at stake: fundamental principles of law and of conduct, the future of countless people and the sanctity of human life, the will and capacity of the international community to respond in union and in full measure’

    67 Một vụ phản đối tương tự cũng đă xảy ra ở Gia Nă Đại khi cộng đồng tị nạn Việt Nam dựng tượng 'Bà mẹ và đứa con tị nạn' tại thủ đô Ottawa vào ngày 22-8-1996 để 'tưởng niệm những đồng bào đă mất mạng trên đường đi t́m tự dó Sứ quán Hà Nội yêu cầu chính quyền bản xứ ra lệnh cấm cản việc dựng tượng và đe dọa là sự việc sẽ tạo ảnh hưởng xấu cho quan hệ giữa hai quốc gia, nhưng Ottawa từ chối bởi v́ là Canada là một đất nước dân chủ cho nên quyền tự do ngôn luận của công dân phải được bảo vệ tuyệt đối.

    68 Hội nghị cũng đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Liên Sô và chính quyền các nước cộng sản Đông Âu tham dự một cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề tị nạn.

    69 'As a result of my consultations, the government of Socialist Republic of Vietnam has authorized me to inform you that for a reasonable period of time it will make every effort to stop illegal departures. In the meantime, the government of Vietnam will cooperate with the UNHCR in expanding the present seven-point program designed to bring departures into orderly and safe channels.'

    70'All wére seeing at present is the same sort of clandestine departure that has been going on since 1975.'

    71 'Intensive interviewing confirmed that the new arrivals were genuine escapees. They were overwhelmingly ethnic Vietnamese from the southern part of the countrư The Refused: The Agony of the Indochina Refugees, Barry Wain, Supra, at p. 227.

    72 'The present dangerous and inhuman exodus should be substituted by orderly departures. We appeal to the government of Vietnam to pursue this line of action..'

    73 Một trong vài chương tŕnh Ra Đi Trật Tự c̣n hoạt động cho đến năm 1999 là chương tŕnh của Hoa Thịnh Đốn. Văn pḥng ODP của Hoa Kỳ trên đường Pasteur ở Sài G̣n, bây giờ là thành phố HCM, chỉ chính thức đóng cửa vào ngày 30-9-1999. Chương tŕnh Ra Đi Trật Tự của Hoa Kỳ chú trọng vào các hồ sơ đoàn tụ gia đ́nh, định cư con lai (the 1988 Amerasian Homecoming Act) và một số cựu tù nhân cộng sản (the Humanitarian Operation có lẽ là một trong vài chương tŕnh hiếm có đă cứu trợ được một số đồng bào tị nạn đáng kể). Ngoại trừ trong vài trường hợp đặc biệt, đa số những đồng bào quốc nội muốn xin tị nạn với lư do chánh đáng vẫn bị bỏ rơi v́ không có cơ hội gặp phái đoàn Hoa Kỳ.

    74 Vai tṛ chủ động tầm lợi của Hà Nội trong chương tŕnh ODP được thể hiện rơ ràng qua sự bất lực của các chính quyền nước ngoài trong tiến tŕnh duyệt xét thủ tục định cư cho người Việt ở quốc nộị Ṭa Đại Sứ Gia Nă Đại ở Thái Lan có sẵn cả mẫu thư trả lời cho thân nhân đứng đơn bảo lănh ở Gia Nă Đại với một đoạn văn tiêu cực như sau: 'T́nh trạng hồ sơ: (1) Chưa được chính quyền Việt Nam cho phỏng vấn.. Ṭa Đại Sứ Gia Nă Đại không thể liên lạc với đương sự cho đến khi tên của đương sự có trong danh sách phỏng vấn của Việt Nam.' ('The status of the case is: (x) 1. Not yet presented by the Vietnamese authorities for interview.. The Canadian Embassy has no access to any applicant until his name appears on the Vietnamese interview list.')

    75 Most refugees 'are from the south, from Ho Chi Minh City in particular. In 1975, we forbade them to go out. We were criticized by the west. We thought it over. We decided to give them the freedom to gọ Now (the west) say we are exporting refugees. So now we say that they must ask to gọ And we will allow them to gó Asiaweek, 15 June 1979.

    76 'Minutes of Discussion with Nguyen Co Thach, Secretary of State for Foreign affairs, Office of the Premier, and Members of Congressional Delegation, Hanoi, August 9, 1979,' as recorded in US Congress, House Committee on Foreign Affairs, 'The Indochinese Refugee Situation,' August 1979, Report of a Study Mission of the US House of Representatives, 2-11 August 1979, 96th Congress, 1st session, 16 September 1979, at pp.63-78.

    77 Trong 5 năm đầu, chương tŕnh ODP đưa ra danh sách khoảng 1 triệu người cần được thẩm vấn nhưng chính quyền Hà Nội đă phản ứng rất chậm chạp trong việc tiến hành các hồ sơ nàỵ Sự định cư của đồng bào chỉ bắt đầu gia tăng từ năm 1981 với số người ra đi là 9.815. Vào tháng 1-1986, Hà Nội tự động đ́nh chỉ chương tŕnh ra đi trong ṿng trật tự rồi lại cho hồi sinh một tháng sau đó.

    78 Phỏng vấn anh Nguyễn Dung tại Lloyd Duong Attorneys Atrium vào ngày 20-4-1999. Anh Nguyễn được Canada nhận cho định cư vào năm 1989.

    79 'Everyone has the right to leave any country, including his own, and to return to his country’

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi


    15. Cao Trào Quốc Tế Cứu Trợ Thuyền Nhân

    Vai tṛ chủ chốt của đảng Cộng Sản Việt Nam trong kế hoạch xuất cảng các kiện hàng người đă thu hút sự phản đối của thế giới, nhưng chính thảm trạng giết hại thuyền nhân của hải tặc song song với chính sách ngược đăi dân tị nạn của các chính quyền lân bang nhằm đối đầu với âm mưu tầm lợi của Hà Nội trên sự tủi nhục của dân tộc đă đánh thức lương tâm của nhân loại. Nỗ lực xua đuổi ghe tị nạn bằng bạo lực súng đạn của các quốc gia láng diềng cùng nhiều cuộc tấn công thuyền nhân đẩm máu của hải tặc dă man là những hành động tàn nhẫn vô tiền khoáng hậu, và đă khiến nhiều cộng đồng nhân dân trên toàn thế giới động ḷng trắc ẩn. Kết quả là sự h́nh thành của một phong trào cứu giúp tị nạn vĩ đại nhất nh́ trong lịch sử nhân loại do chính các công dân b́nh thường nhất bảo trợ.
    Những thuyền nhân may mắn vượt thoát đến được bờ bến tự do ngay sau hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương I đă được đón tiếp tương đối niềm nở do ảnh hưởng bao trùm của phong trào quốc tế cứu giúp dân tị nạn đầy năng động và nhiệt tâm này. Cho đến cuối thế kỷ 20, trong số 796.310 thuyền nhân và 42.928 bộ nhân vượt biên thành công, trên 720.000 người đă được tái định cư khắp nơi trên toàn thế giới từ Á Châu, Phi Châu, Úc Châu cho đến Mỹ Châu, Âu Châu và kể cả Trung Đông. Sáu quốc gia đón nhận phần lớn dân tị nạn Việt Nam là Anh, Đức, Gia Nă Đại, Hoa Kỳ, Pháp và Úc.

    Tại Úc quốc, mặc dầu nhóm thiên tả cùng thành phần bảo thủ chống đối việc thâu nhận thuyền nhân, 104.048 dân tị nạn Việt Nam đă được đón tiếp và cấp quy chế thường trú nhân. Trong những ngày đầu khi đặt chân lên quê hương mới, những người tị nạn tạm lưu tại các trung tâm di trú trước khi được đưa đi định cư ở các tỉnh khác. Thuyền nhân hội nhập rất nhanh vào môi trường sống mới, và đa số đă sẳn sàng chấp nhận làm tất cả các công việc nhỏ mọn để t́m cách sinh kế bất kể khả năng cũng như thành tựu của họ trong quá khứ. Chỉ trong ṿng một con giáp, cộng đồng tị nạn Việt Nam tại Úc đă gầy dựng được thế đứng vững chăi trong xă hội mới và tạo được ảnh hưởng quan trọng trên thương trường cũng như chính trường.

    Tại Tân Tây Lan, dư luận hoàn toàn ủng hộ chương tŕnh cứu giúp thuyền nhân. Tổ chức nhà thờ cũng như các hội bảo trợ đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc vận động chính quyền cũng như quyên góp tài chánh để định cư dân tị nạn Việt Nam. Trong số ân nhân bác ái, hai anh em Hugo và Bill Manson đă tích cực đóng góp rất nhiều trong nỗ lực phổ biến thảm trạng thuyền nhân trong cộng đồng nhân dân Tân Tây Lan. Cặp kư giả truyền h́nh Hugo và Bill Manson đă gởi thư thỉnh nguyện đến 230 cơ quan chính quyền địa phương để yêu cầu họ giúp bảo trợ cho 3.200 thuyền nhân hay 1 thuyền nhân cho mỗi 1.000 công dân. Hơn một nửa cơ quan chính quyền địa phương trả lời, và trong số đó 80% chấp nhận đề nghị đầy thử thách này. Kết quả cuối cùng đă vượt quá dự tính ban đầu; khoảng 4.371 thuyền nhân được đón tiếp đến định cư tại Tân Tây Lan trong những tháng sau đó.

    Tại Pháp quốc nơi 18.468 dân vượt biên Việt Nam chọn làm quê hương mới, cộng đồng nhân dân địa phương đă hăng hái cứu trợ thuyền nhân. Trong những ngày đầu khi mới đặt chân lên đất Pháp, dân tị nạn được tạm lưu tại một trong ba trung tâm của tổ chức France Terre d'Asile. Họ được khám sức khỏe và phỏng vấn nhằm thẩm định nhu cầu định cư. Những người có sẳn thân nhân tại Pháp có thể tự tầm nghiệp và t́m kiếm nơi lưu trú riêng với sự giúp đỡ của gia đ́nh. Những cá nhân khác được chuyển dần dần về các trung tâm tỉnh để học thêm Pháp ngữ cũng như phong tục địa phương trước khi trực tiếp gia nhập vào xă hội mới. Mặc dầu dân Pháp có thành kiến nặng nề với người di dân, đặc biệt là các nhóm đến từ châu Phi, họ đă tỏ vẻ rất sốt sắng trong chương tŕnh bảo trợ thuyền nhân. Đề nghị trợ giúp dân tị nạn Việt Nam từ khắp các tỉnh thành trên toàn cơi Pháp quốc gia tăng ở mức độ b́nh phương; nhiều gia đ́nh người Pháp đă xin đón nhận thuyền nhân và bảo bọc họ trong khi họ chờ đợi sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền địa phương.

    Tại Anh quốc nơi 17.677 thuyền nhân định cư, chính sách cứng rắn ban đầu của Luân Đôn thay đổi sau khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Carrington viếng thăm các trại tị nạn ở Hồng Kông và Đông Nam Á. Trong khi giới truyền thông tích cực kêu gọi chính quyền thâu nhận dân tị nạn Đông Dương, dư luận Anh đă nhiệt ḷng ủng hộ chương tŕnh định cư thuyền nhân. Một nhân viên của Ủy Ban Cứu Trợ Tị Nạn (Council for Aid to Refugees) tên Jeanne Townsend nhận xét rằng dân Anh dễ dàng chấp nhận thuyền nhân bởi v́:

    'Họ (thuyền nhân) thân thiện với dân Anh. Họ không khó hiểu như các nhóm Á châu khác mà dư luận biết và họ không có những điều cấm kỵ tôn giáo và xă hội như dân Ấn Độ và nhiều người châu Phi. Họ thích nhậu nhẹt, thích tiệc tùng và là một dân tộc thích xă giao. Dân tộc Anh ưa thích bất cứ ai dám cỡi ngựa hay lèo láy tàu buồm và họ nể phục sự can đảm của dân tộc Việt Nam. Phản ứng (tại Anh) là một nỗi xúc động. Người Việt chứng tỏ họ là những người làm vườn đáng kể, (họ) mua cây cỏ ở bất cứ nơi nào họ định cư, và sự kiện này khiến dân Anh thích họ. Tôi không cho họ là những thiên thần. Họ có những vấn đề của họ: kỳ vọng của họ khá cao.' [81]

    Thụy Điển có lẽ là một trong các quốc gia có một chương tŕnh định cư thuyền nhân hoàn mỹ nhất. Vào ngày 5-12-1978, Vua Carl XVI Gustaf phát biểu là ông mong muốn giúp đỡ dân tị nạn Việt Nam mặc dầu ông không có thực quyền trong khuôn khổ hiến pháp quốc gia. Khi t́nh trạng sinh tồn của thuyền nhân xuống dốc thê thảm tại Đông Nam Á, chính quyền Thụy Điển cảm thấy có trách nhiệm phải đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng thế giới nhằm cứu trợ dân tị nạn Đông Dương mặc dầu Stockholm rất thân thiện với Hà Nội; kết quả là 5.589 thuyền nhân đă được giúp đỡ định cư tại Thụy Điển trong các tháng sau đó. Trong khi những người tị nạn lớn tuổi được học hỏi ngôn ngữ địa phương cũng như nghề nghiệp mới, trẻ em Việt Nam được trực tiếp gia nhập hệ thống giáo dục quốc gia - một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Song song qua các đường dây ngoại giao, Stockholm cũng đă yêu cầu Hà Nội chấm dứt kế hoạch buôn lậu lương dân.

    Tại Hoa Kỳ, ṭa Bạch -c quyết định ngày 31-10-1975 là ngày cuối cùng cho dân tị nạn Đông Dương tại các quốc gia Đông Nam Á được thuyên chuyển vào hệ thống định cư của Hoa Thịnh Đốn, và giai đoạn đầu của chương tŕnh định cư tị nạn chính thức chấm dứt vào ngày 31-12-1975. Vào ngày 5-5-1976, chương tŕnh Expanded Parole (Lưu Xá) được khai sinh để thâu nhận thêm 11.000 dân tị nạn Cam Bốt, Lào và Việt Nam đang c̣n kẹt tại một số trại tạm trú. Chương tŕnh này - vốn là sản phẩm của chính sách phản ứng tùy nhu cầu thiếu chủ trương rơ ràng đối với cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Dương - được tiếp tục cho đến năm 1980 khi Luật Tị Nạn được phê chuẩn và thi hành nhằm quy định số lượng dân tị nạn được thâu nhận vào Hoa Kỳ hàng năm. [82] Luật Tị Nạn 1980 tổ chức Pḥng Định Cư Tị Nạn (Office of Refugee Resettlement) trong Bộ Dịch Vụ Sức Khỏe và Nhân Phục (Department of Health and Human Services) với nhiệm vụ giúp đỡ dân tị nạn mới đặt chân đến Hoa Kỳ.

    Sau hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương I, Tổng Thống Carter ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ t́m kiếm và cứu vớt thuyền nhân đang gặp hoạn nạn trên biển. [83] Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết vào ngày 5-9-1979 để cắt đứt toàn bộ viện trợ trực tiếp hay gián tiếp cho CHXHCN Việt Nam và tăng thêm $207 triệu Mỹ-kim cho ngân quỹ cứu trợ dân tị nạn tại Đông Nam Á. Trong những ngày tháng đầu của chương tŕnh định cư thuyền nhân, một số nhân viên chính phủ lo ngại là sự hiện diện của dân tị nạn có thể tạo ảnh hưởng xấu cho thị trường nhân dụng địa phương. May mắn là dư luận Hoa Kỳ vào đầu niên kỷ 1980 đă hăng hái ủng hộ chương tŕnh thâu nhận thuyền nhân bởi v́ (1) hải tŕnh kinh hoàng của dân tị nạn Việt Nam được hệ thống truyền h́nh phổ biến thẳng vào pḥng khách của mỗi gia đ́nh Hoa Kỳ với các h́nh ảnh sống thực cho nên đă đánh thức ḷng trắc ẩn của nhiều người, và (2) tinh thần làm việc tích cực của đại đa số thuyền nhân cũng như thành quả học tập khả quan của lớp trẻ đă giúp tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với cộng đồng nhân dân địa phương. Trên b́nh diện tổng quát, đa số thuyền nhân mới đến Hoa Kỳ đă tận tụy làm việc để xây dựng cuộc sống vững chắc trong xă hội mới khiến ngay cả Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of Labor - Congress of Industrial Organizations [AFL-CIO]) phải lên tiếng ủng hộ nỗ lực định cư dân tị nạn Đông Dương và phủ nhận huyền thoại 'dân tị nạn cướp đoạt việc làm của người địa phương' như sau:

    'Không có một tổ chức nào lo lắng về vấn nạn thất nghiệp hơn tổ chức AFL-CIO. Nhưng vấn nạn đó khó có thể bị ảnh hưởng bởi số người Đông Dương mà chúng ta đề cập đến - khoảng 25.000 người mỗi năm - hay ngay cả 50.000 dân tị nạn chính trị mà chính phủ dự trù thâu nhận hàng năm. Trong mọi trường hợp, những người tị nạn này không giành giựt việc làm của công nhân thép, công nhân kim loại, thợ buôn hàng, nhân viên chính phủ, thợ ống nước, thợ trải thảm, nông dân và các công nhân khác. Hành động miêu tả những người tị nạn chính trị này - những người giống như tổ tiên di cư của chúng ta trước đây chấp nhận các việc làm mà không ai trong xă hội muốn đụng vào - như một mối đe dọa cho thị trường việc làm, tương tự như t́nh trạng giao thương quốc tế bất b́nh đẳng, mức tiền lời quá cao và chính sách kinh tế sai lạc, chỉ là một tṛ khỉ khôi hài.' [84]

    Những công dân Hoa Kỳ b́nh thường và các tổ chức bất vụ lợi đă đóng một vai tṛ quan trọng trong chương tŕnh bảo trợ thuyền nhân. Một số tổ chức có những đóng góp to lớn đáng kể là the U.S. Catholic Conference, Lutheran Immigration and Resettlement Service, Church World Services, International Rescue Committee, United Hebrew Immigration and Assistance Service, và the American Council of National Services. Qua cơ chế bao quát Hội Đồng Các Tổ Chức Thiện Nguyện Hoa Kỳ (the American Council of Voluntary Agencies), những cơ quan này đă giúp đỡ các thuyền nhân mới đến về nhiều mặt từ gia cư, thực phẩm cho đến việc huấn ngữ, giới thiệu về phong tục cũng như đời sống mới, v.v. Chính phủ Hoa Kỳ đă đóng góp vào ngân quỹ của các cơ quan này $500 Mỹ kim cho mỗi thuyền nhân mà họ bảo trợ.

    Song song với nỗ lực của các tổ chức trên, nhân dân Hoa Kỳ và dân tị nạn Việt Nam mới định cư cũng hoạt động tích cực trong chương tŕnh bảo trợ thuyền nhân. Phong trào bảo lănh người tị nạn bộc pháp mạnh trên toàn cơi quốc gia, đặc biệt là từ cộng đồng dân Đông Dương mới định cư. Thống kê cho biết là trong những năm đầu của làn sóng vượt biên, 46% tổng số thuyền nhân đến Hoa Kỳ nhờ vào sự bảo trợ của gia đ́nh hay bạn bè Việt Nam. Vào cuối thế kỷ 20, 388.238 thuyền nhân và 22.568 bộ nhân đă được thâu nhận vào Hoa Kỳ, và họ đă thành công trong nỗ lực xây dựng một cộng đồng kinh tế và chính trị tương đối vững chăi.

    Tại Gia Nă Đại - nơi ẩn náo của những người không nhà (a haven for the homeless) - cộng đồng nhân dân địa phương đă sốt sắng ủng hộ chương tŕnh định cư dân tị nạn Việt Nam. Nhiều tổ chức tôn giáo cũng như tư nhân đă tích cực vận động cho việc tài trợ và thâu nhận thuyền nhân. [85] Khi chính phủ Gia Nă Đại đưa ra mục tiêu thâu nhận 8.000 người trong năm 1979 và hy vọng là các tổ chức tư nhân có thể bảo lănh thêm 4.000, các tổ chức nhân dân khắp nơi đă đi xa hơn và thách thức Ottawa thâu nhận thêm 2 người tị nạn cho mỗi đầu người mà họ có thể bảo trợ thêm trên mức 4.000. Chính phủ Gia Nă Đại đă phản ứng bằng cách nâng tổng số người tị nạn được thâu nhận vào Canada từ 12.000 lên mức 21.000 người và hứa là sẽ nhận thêm 1 người tị nạn cho mỗi đầu người mà các tổ chức tư nhân có thể bảo trợ thêm trên mức 4.000.

    Ban đầu ai cũng nghĩ là phải tốn ít nhất 18 tháng mới có thể tổ chức được mạng lưới dân sự song song với các phương tiện sẳn có của chính phủ để nhận lănh 21.000 dân tị nạn Đông Dương, nhưng chỉ trong ṿng 4 tháng sau là mạng lưới bảo lănh tị nạn của nhân dân cùng cơ chế di trú của chính quyền đă bảo trợ quá mức 21.000 người. Phản ứng phi thường này của nhân dân Gia Nă Đại đối với thảm trạng thuyền nhân khiến Ottawa quyết định tăng số lượng người tị nạn được thâu nhận vào Canada lên đến mức 50.000 người; cuối cùng gần 100.000 thuyền nhân và bộ nhân Việt Nam đă được tái định cư tại Gia Nă Đại trong chương tŕnh bảo trợ tị nạn Đông Dương.

    Kinh nghiệm của Gia Nă Đại là một kinh nghiệm kỳ diệu hiếm có khi cả hai khối chính quyền và nhân dân cùng hy sinh không tính toán lợi hại và đă bắt tay làm việc với nhau một cách hiệu quả v́ lư do nhân đạo cao thượng nhằm trợ giúp dân tị nạn Đông Dương. Nỗ lực đặc biệt phi thường của Gia Nă Đại trong phong trào quốc tế cứu trợ thuyền nhân đă được Bảo Tàng Viện Văn Minh nổi tiếng tại Ottawa ca ngợi qua cuộc triển lăm đặc sắc bắt đầu từ tháng 10-1998 mang chủ đề Vietnamese Canadians: Boat People No Longer (Dân Gia Nă Đại gốc Việt: Một Thời Thuyền Nhân). Cuộc triển lăm này được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày kư kết Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và tôn vinh tinh thần bác ái của nhân dân Gia Nă Đại cũng như sự đóng góp quư giá của thuyền nhân vào xă hội mới. Song song với phim ảnh tị nạn, một mô h́nh tàu tị nạn khá lớn đă được đóng theo kư ức của thuyền nhân để tŕnh bày hải tŕnh khó khăn của thuyền nhân từ lúc vượt biên cho đến ngày đặt chân lên Gia Nă Đại. Trong ngày khai mạc cuộc triển lăm với sự chứng kiến của Toàn Quyền Roméo LeBlanc, đại diện Anh Hoàng, [86] nhiều đồng bào hiện diện đă rớm lệ khi nh́n lại được một số h́nh ảnh về quá khứ thuyền nhân đầy thăng trầm của họ.

    ----------------------------------Phụ Chú:
    80 Tại Pháp, chỉ 1/3 dân tị nạn Việt Nam biết nói chút ít tiếng Pháp.

    81 'They have endeared themselves to the British peoplẹ They are not nearly as inscrutable as Asians are believed to be and they do not have the same religious and social taboos as Indians and many Africans. They like a drink, love parties and are an outgoing peoplẹ The English are dotty about anyone who rides a horse or sails a boat and they have admired the courage of the Vietnamese peoplẹ It has been an emotional reaction. The Vietnamese are proving to be remarkable gardeners, buying plants and trees wherever they settle, and this endears them to the British peoplẹ I don't say they are angels. They have their problems: their expectations are rather high.'

    82 Một nửa số lượng 50.000 người tị nạn được nhập cư hàng năm này được dành cho dân tị nạn Đông Dương trong các năm đầu của làn sóng thuyền nhân.

    83 Không như tin đồn thất thiệt ở CHXHCN Việt Nam, chính sách của Hoa Thịnh Đốn trước tháng 7-1979 là tuyệt đối không gởi tàu đi cứu vớt thuyền nhân Việt Nam. Trong lúc thực hiện các tác vụ, chiến hạm Hoa Kỳ trong vùng chỉ được phép giúp đỡ ghe tị nạn nằm trong t́nh trạng nguy cấp.

    84 'No organization is more concerned about the problem of unemployment than the AFL-CIỌ But that problem will hardly be affected by the number of Indochinese we are talking about - an estimated 25,000 a year - or even by the 50,000 political refugees the Administration proposes to admit annuallỵ In any case, these refugees do not take jobs away from steelworkers, metal workers, retail clerks, public employees, plumbers, carpenters, farm workers or any others. To portray these political refugees - who like our immigrant ancestors take jobs no one else in our society seems to want - as a threat to our jobs, in the same class with unfair international trade, excessive interest rates and misguided government economic policy, is a travesty'

    85 Một trong các nỗ lực nhân đạo vĩ đại của nhân dân Gia Nă Đại đáng kể là chương tŕnh bảo trợ thuyền nhân phi chính phủ mang tên Operation Lifeline được khai sinh ở Toronto và bắt đầu hoạt động từ ngày 24-6-1979. Chỉ trong ṿng hai tuần lễ sau khoảng 60 chi nhánh Operation Lifeline đă hiện diện khắp nơi và tích cực vận động tài lực cũng như nhân lực nhằm bảo trợ dân tị nạn Đông Dương.

    86 Gia Nă Đại nằm trong Khối Thịnh Vượng Anh và vẫn tiếp tục tôn Anh Hoàng như nhà lănh đạo quốc gia.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương - Vượt Biên
    By TuyetNhiNguyen in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 27-05-2012, 03:19 AM
  2. Tội ác Cộng Sản Việt Nam: Thuyền Nhân
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 21
    Last Post: 10-11-2011, 09:24 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-09-2011, 02:24 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 27-04-2011, 04:57 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 11-12-2010, 05:59 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •