Results 1 to 2 of 2

Thread: Nhân quả có thật không?

  1. #1
    Member
    Join Date
    17-01-2012
    Posts
    66

    Nhân quả có thật không?

    Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước th́ khoa học xụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn.

    Luật Nhân Quả (Law of Cause and Effect) chi phối mọi họat động của con người, từng giờ, từng phút, từng sát-na nhưng con người không thèm để ư. Chỉ khi hậu quả xảy đến người ta mới chịu tin. Luật Nhân Quả là trụ cột giáo lư của Đức Phật. Chúng ta hăy nghe nhận định của Trung Tâm Phật Giáo SOKA GAKKAI INTERNATIONAL tại Anh Quốc, “As we go about our daily lives, in every single moment, we make causes in the things that we think and say and do. Buddhism teaches the existence of a law of cause and effect which explains that when we make a cause, the anticipated effect of that cause is stored deep in our lives, and when the right circumstances appear then we experience the effect. This concept of cause and effect is at the heart of Buddhism..“ (Quán chiếu cuộc sống hàng ngày, từng giây từng phút, chúng ta tạo Nhân qua những ǵ chúng ta suy nghĩ, nói và làm. Phật Giáo dạy chúng ta về sự hiện hữu của luật nhân quả, nói rằng khi chúng ta tạo Nhân, hậu quả của nhân đó nằm sâu trong đời sống của chúng ta, và trong một hoàn cảnh thích hợp nào đó, chúng ta sẽ nhận lănh Quả đó. Khái niệm nhân quả là trung tâm điểm của Phật Giáo..) (1)

    Hiện nay dù khoa học và kiến thức nhân loại đă tiến bộ vượt bực nhưng một số không nhỏ vẫn tin rằng những bất hạnh, những khổ đau, những tội ác ghê tởm, chiến tranh, sự diệt chủng, sự thù ghét, kỳ thị chủng tộc v.v.. là do Thần Linh (God) an bài sẵn rồi. Nếu có xảy ra th́ cũng là do ư chỉ của Ngài. Vậy con người nếu muốn thoát khỏi sự “trừng phạt” hoặc những thảm họa đó, th́ chỉ có nước quỳ lạy, van vái, cầu nguyện Thần Linh xót thương mà thôi. Thế nhưng cũng một số không nhỏ, thấm nhuần giáo lư của Đức Phật lại không tin như thế. Họ không tin vào Thuyết Định Mệnh với một “Sổ Đoạn Trường” nằm sẵn ở Thiên Đ́nh, họ bác bỏ sự hiện hữu của một Thần Linh không bao giờ biết xót thương mà chỉ biết gây thảm họa triền miên cho nhân loại và có thể ban phép mầu để “rửa tội” cho những kẻ bất nhân hoặc những kẻ gây tội ác khủng khiếp đối với nhân loại. Đối với các Thần Giáo th́ không có Luật Nhân Quả ǵ hết. Thần Linh có thể biến tội thành phước, biến phước thành tội và biến kẻ sát nhân thành Thánh. Để lư giải về Luật Nhân Quả, chúng ta có thể dùng thí dụ nho nhỏ sau đây:

    Chẳng hạn một cậu thanh niên gia nhập băng đảng, trộm cướp rồi vào tù. Trong tù cậu hối hận suy nghĩ. Cái chuyện ngồi tù ngày hôm nay chẳng phải t́nh cờ mà có hoặc do Thần Linh làm ra. Nguyên do, nguyên nhân (cái Nhân) bắt nguồn từ lúc cậu không nghe lời cha mẹ, thầy cô, chơi bời lêu lổng. Từ chơi bời lêu lổng cho nên có dịp (có duyên) gần gũi với băng đảng, du đăng, trộm cướp, xă hội đen. Từ chuyện gia nhập băng đảng du đăng đưa tới việc làm phi pháp, bất chính. Việc làm phi pháp, bất chính đưa đến tù tội. Ngày hôm nay, dù cậu có ăn năn, hối hận th́ cũng quá muộn màng. Muộn màng ở đây có nghĩa là cậu không thể thay đổi cái Quả - tức là bản án tù, hoặc cảnh tù tội đang diễn ra sờ sờ trước mắt. Cậu phải nhận lănh cái Quả do việc ḿnh làm. Tuy nhiên sự hối cải, sự ăn năn, sám hối lại rất tốt đẹp và không có ǵ muộn màng nếu nh́n về tương lai. Giả sử cậu thanh niên thật sự hối hận và không muốn sau này cuộc đời u ám nữa. Cậu bắt đầu hiểu sơ sơ về Luật Nhân Quả tức là sẽ không gieo nhân xấu nữa. Muốn gieo nhân lành th́ không ǵ bằng không làm việc xấu hoặc làm việc tốt lành. Trong ḥan cảnh tù tội, việc làm tốt lành có thể là: Tuân thủ mọi luật lệ của trại giam, giữ ǵn hạnh kiểm tốt. Không kết bè, kết đảng trong tù để tranh giành chút lợi lộc, thanh toán lẫn nhau. Tham gia các chương tŕnh huấn nghệ để sau này có một nghề nghiệp chân chính để sinh sống (Chánh Nghiệp). Xin phép giám thị trại giam đem sách vở, kinh Phật vào trau giồi thêm v́ cuộc sống tù tội cách ly với thế giới bên ng̣ai khiến người tù trở nên lạc hậu. Nếu đêm đêm ngồi Thiền, quán tưởng được th́ càng tốt (Chánh Định). Trong những lúc đêm khuya vắng lặng hăy quán xét về những việc ḿnh làm trong quá khứ xem có thật sự là những việc đúng đắn không? (Chánh Niệm) Nhớ giữ ǵn sức khỏe, đừng bi quan, tiêu cực, hủy họai thân thể. Luôn luôn quán tưởng rằng “vạn vật vô thường” cho nên cái cảnh tù tội ngày hôm nay cũng là vô thường, tạm bợ (Chánh Tư Duy). Rồi ngày mai đây sẽ là một ngày mới. Ngày mới có tốt đẹp hay không là tùy nơi ta. Rồi cậu có thể h́nh dung tới cha già, mẹ yếu, gia đ́nh anh chị em đang ray rứt khổ đau v́ đứa con, người cha, người chồng, người anh, đứa em đang trong ṿng tù tội. Rồi quán tưởng tới bạn bè cũng đang mong ngóng ḿnh trở về với thế giới an lành. Rồi nguyện rằng trong ngày trở về, cậu sẽ ôm cha mẹ khóc rồi hứa từ đây sẽ tu chỉnh lại, sẽ làm ăn chân chính, sẽ không ngại khó ngại khổ, sẽ cố gắng vươn lên với đời để đền đáp công ơn dưỡng dục. (Chánh Tinh Tấn). Ngày nay, một số nhà giam tại Anh Quốc và Hoa Kỳ, phạm nhân đă được Nha Cải Huấn cho phép học Thiền và hành Thiền để phạm nhân quán xét lại chính ḿnh, nhận ra được lư Nhân Quả tức hiểu rơ hậu quả của việc ḿnh làm, từ đó tạo được sự an tĩnh tâm hồn.

    Đấy là câu chuyện cậu thanh niên hư hỏng, c̣n chuyện hâm nóng địa cầu th́ sao? Hơn 100 năm nay, do nhu cầu sản xuất đại quy mô, vừa để tiêu thụ, vừa để xuất cảng, các nhà máy cứ “ung dung” nhả khói lên trời và tưởng như chẳng gây hậu quả ǵ. Có ngờ đâu khí CO2 bốc lên đă làm cho lớp Ozone – có nhiệm vụ che chở trái đất bởi hơi nóng của mặt trời, mỏng đi. Hậu quả là trái đất nóng dần. Nơi th́ lụt lội, nơi th́ biến thành sa mạc. Trong tương lại một số ḥn đảo, nhiều thành phố sẽ vĩnh viễn ch́m xuống mặt biển. Rồi c̣n nhiều tai họa nữa mà các khoa học gia chưa khám phá hết. Nhân lọai thấy cái Quả hiện lù lù trước mắt bèn cuống cuồng họp nhau ở Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 7 tới18 Tháng 12 năm 2009 để t́m phương giải quyết. Nhưng liệu những cam kết có được tôn trọng không? Hay lại tiếp tục tạo nghiệp, gieo Nhân, tức là tiếp tục nhả khói lên trời?

    Chuyện địa cầu hâm nóng ngày hôm nay lại thêm một bằng chứng hùng hồn cho thấy sự tồn vong của trái đất, sinh mệnh của con người là do con người quyết định chứ chẳng phải do Thần Linh Mầu Nhiệm nào cả. Dầu sao th́ sự “ăn năn hối lỗi” - ở đây là ư thức của nhân lọai - dù muộn màng nhưng “có c̣n hơn không” giống như sự ăn năn của cậu thanh niên nói ở trên.

    Thưa quư bạn. Nếu hiểu được như thế, nếu nh́n được như thế th́ Luật Nhân Quả có ǵ gọi là “quê mùa” ? Có ǵ là mê tín dị đoan? Có ǵ là lạc hậu? Nếu nó là mê tín, dị đoan và lạc hậu tại sao những đại trí thức của Âu Châu, Hoa Kỳ ngày nay lại tin tưởng vào giáo lư này? Họ tin tưởng không phải v́ cơm áo, thúc ép, bịt mắt hay đe dọa hoặc do truyền thống gia đ́nh, mà v́ sự khai mở của trí tuệ. Hiểu Luật Nhân Quả sẽ giúp chúng ta sống chừng mực, làm chuyện đúng đắn trong cuộc sống. Không tạo khổ đau cho chính ḿnh. Không tạo khổ đau cho người, tạo sự an lành cho thế giới, như thế gọi là sống với tâm hồn cao thượng. Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả th́ thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba t́m kiếm Thiên Đường ở đâu khác.

    Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh, giáo hóa đệ tử, Đức Phật nói rất nhiều về Nhân Quả, đặc biệt tại Pháp Hội Linh Thứu Sơn. Trong pháp hội này, Đức Phật đă nói chi tiết hơn về Nhân Quả không ng̣ai mục đích nhắc nhở để chúng ta:

    - Giúp đỡ kẻ nghèo túng.

    - Kính trọng người cô quả, cô độc

    - Không gian dâm với vợ người

    - Không buông lung khinh rẻ chồng ḿnh

    - Không quên ơn, phụ nghĩa-Làm hết bổn phận trong việc giảng dạy, chỉ dẫn, cố vấn kẻ khác. Ngoài ra c̣n phải nêu gương tốt nữa. Không có ǵ kỳ cục cho bằng một người giảng về đạo đức mà lại sống vô đạo đức. Một người giảng về Luật Vô Thường mà cố chấp. Một người giảng về Thanh Tịnh mà lại gom góp, tích chứa tiền bạc, ham thích thú vui. Gom góp tiền bạc và ham thích thú vui th́ phiền năo nảy sinh, làm sao sống thạnh tịnh được?

    - Không ác khẩu, mắng nhiếc, chửi rủa cha mẹ ḿnh

    - Không làm nghề trộm cướp

    - Không quỵt nợ

    - Không phỉnh gạt, dụ dỗ người khác

    - Không làm ác

    - Không âm mưu hại người

    - Không buôn gian bán lận, cân non, cân thiếu, giả vờ quên rồi tính cao giá

    - Không ghen tị, dèm pha

    - Không làm ai phải mất danh dự, tủi nhục.

    - Không giết hại bừa băi các ḷai vật.

    - Cúng dường chư tăng/ni để quư vị có phương tiện sinh sống và cũng là dịp bày tỏ tấm ḷng tôn kính đạo đức, tôn kính kẻ hy sinh cả đời ḿnh cho lư tưởng cao cả.

    Xét cho kỹ, đây là những lời giảng dạy thiết thực cho đời sống, trong gia đ́nh th́ hạnh phúc, c̣n xă hội th́ ổn định thăng tiến, chứ không phải chuyện “trên trời dưới biển”, ban bố phép mầu, khấn vái cầu nguyện vu vơ. Vậy những ai nói rằng đạo Phật yếm thế, xin nghiền ngẫm kinh Phật kẻo mang tội vọng ngữ, phỉ báng.

    Dưới đây chúng ta sẽ bàn thêm về Luật Nhân Quả.

    1) Việc ḿnh làm là Nhân ( Nguyên Nhân), kết quả gây ra gọi là Quả (Hậu Quả). Quả có quả tốt, quả xấu.

    - Trèo cao là Nhân, ngă đau là Qủa.

    - Học hành chăm chỉ là Nhân, thi đậu là Quả.

    - Hành thiền là Nhân, an tĩnh tâm hồn là Quả.

    - Tu là Nhân, giải thóat là Quả.

    - Giết người là Nhân, bị người ta trả thù, hoặc bị giết hại là Quả.

    - Nói dối là Nhân, người ta không c̣n tin tưởng ḿnh nữa (bad credit) là Quả.

    - Ham muốn là Nhân, bị khổ đau, dày ṿ v́ ḷng ham muốn là Quả.

    - Ái dục là Nhân, ái mệnh là Quả (Kinh Viên Giác). V́ ngũ căn Nhăn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân đem lại khoái cảm cho ta. V́ sung sướng với những khoái cảm đó cho nên ta yêu mến thân xác. Nếu khoái cảm chẳng c̣n - tức ly dục- th́ chẳng c̣n gốc Ái Mệnh nữa.

    - Yêu si mê là Nhân, phát điên phát cuồng rồi tự tử chết khi thất vọng là Quả.

    - Phù thủy luyện âm binh để làm phép thuật là Nhân, lụy âm binh – tức không c̣n kiểm sóat được âm binh nữa, để âm binh làm loạn hoặc quật lại ḿnh là Quả.

    - Mắng chửi người ta là Nhân, bị người ta chửi lại, hoặc đi thưa kiện bị tù hoặc phải bồi thừơng là Quả.-Lộng giả (dùng thủ đọan tuyên truyền lừa mị để cho người ta tin) gọi là Nhân. Anh em, bà con, bạn bè, quyến thuộc, tín đồ, dân chúng của ḿnh tưởng đó là sự thực (Lộng Giả Thành Chân). Sau này ḿnh nói ngược lại hoặc thú nhận ḿnh nói dối người ta sẽ mắng chửi ḿnh và cho là đồ gian dối, thậm chí có khi giết hại v́ cho ḿnh bất lương, đó là Quả.

    -Ăn mặn là Nhân, khát nước là Quả.

    - Tranh ảnh, báo chí, truyền h́nh, Internet phổ biến dâm ô là Nhân, trẻ con mang bầu, phá thai, hung bạo, bắt cóc, hăm hiếp phụ nữ là Quả.

    - Phim ảnh bạo lực là Nhân, đem súng vào trường bắn giết bạn bè thày cô, đem súng vào công sở, chỗ làm, bắn giết đồng nghiệp là Quả.

    - Tham vọng bành trướng, chạy đua vũ trang là Nhân, chiến tranh là Quả.

    - Cuộc Thập Tự Chinh (Crusades) kéo dài ba Thế Kỷ 11, 12 & 13 là Nhân, sự thù hận giữa Hồi Giáo và Ca-tô Giáo La Mă ngày hôm nay là Quả.

    - Phá rừng là Nhân. Lụt lội là Quả.

    - Nhả khói lên trời, thải thán khí, phá hủy môi trường là Nhân, quả đất nóng dần rồi từ từ biến thành sa mạc là Quả.

    - Đánh cá bừa băi là Nhân. Cá bị diệt chủng là Quả.

    - Không nghe lời cha mẹ, thầy cô là Nhân. Bỏ học, chơi bời lêu lổng, x́ ke ma túy, du đăng phá làng phá xóm rồi cuối cùng vào tù là Quả.

    - Cha mẹ khắc nghiệt là Nhân. Con cái bỏ đi là Quả.

    - Nuông chiều con cái là Nhân. Con cái hư hỏng là Quả.

    - Dạy tín đồ giáo điều cuồng tín. Tín đồ hung dữ, gây bất ổn xă hội, xung đột với các tôn giáo khác là Quả.

    - Chi tiêu bừa băi là Nhân, thiếu hụt, nợ nần là Quả.

    - Thi ân, bố đức là Nhân, tiếng thơm để đời cho con cháu là Quả.

    2) Nhân có nhiều nguyên nhân gộp lại.

    Ví dụ: - Lười biếng+ u tối khiến thi rớt

    - Báo chí nhảm nhí + tranh ảnh dâm ô+ tự do phóng túng + ăn mặc hở hang đưa tới nạn thiếu niên mang bầu, bắt cóc hăm hiếp phụ nữ diễn ra hằng ngày như ở Hoa Kỳ. Tại Thái Lan người ta làm thống kê cho thấy phần lớn các cô gái bị bắt cóc, hăm hiếp là v́ mặc váy ngắn khiêu gợi quá mức.

    - Nghèo túng + Giao du với băng đảng đưa tới trộm cướp.

    3) Một Nhân nhưng có nhiều Quả:

    Ví dụ: - Gian dối khi bị phát giác đưa tới quả báo là xấu hổ, mất uy tín, không c̣n làm ăn được nữa, công ty đổ vỡ, sự nghiệp tiêu tan

    v.v..

    3) Quả sinh ra rồi lại thành Nhân sinh Quả mới.

    Ví dụ: - Giáo điều cực đoan + giáo sĩ cuồng tín đẻ ra tín đồ cuồng tín. Từ tín đồ cuồng tín đưa đến việc giết hại lẫn nhau, giết hại hoặc khủng bố tín đồ các tôn giáo khác. Từ đó đưa đến thù hận. Từ thù hận lại đưa đến giết chóc khủng bố. Càng giết chóc khủng bố lại càng cuồng tín, giáo điều. Thế là chuỗi Nhân-Quả kết chặt lại không sao thóat ra được và luân hồi, quay đảo kiếp này sang kiếp khác trong cái trục gọi là Vô Minh.

    - Giáo dục tốt lành + tôn giáo Từ Bi sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức vừa cứu đời vừa hoằng dương tư tưởng tốt lành. Thuấn nhuần tư tưởng tốt lành lại sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức lại củng cố và phát huy giáo dục tốt lành. Chuỗi nhân quả cứ thế mà nối liền không dứt, kiếp này sang kiếp khác. Do đó khi tư tưởng tốt lành bị hủy diệt th́ trái đất này cũng bị hủy diệt theo do gian ác, tham vọng cuồng điên và Vô Minh lên ngôi thống trị.

    - Nước A chạy dua vũ trang (Nhân) khiến nước B chạy đua vũ trang (Quả). B chạy đua vũ trang lại khiến A chạy đua vũ trang. Rồi A chạy đua vũ trang lại khiến B phải chạy đua vũ trang nếu không muốn bị diệt vong. Chuỗi nhân quả cứ đan kết vào nhau như mắt xích không rời cho đến ngày A hay B bị diệt vong hoặc cả hai bị diệt vong. Sau thảm họa Thế Chiến I nhân loại tưởng có ḥa b́nh, nào ngờ lại có Thế Chiến II. Sau Thế Chiến II thảm khốc lại có Chiến Tranh Lạnh. Sau Chiến Tranh Lạnh lại là chiến tranh bành trướng, chiến tranh chủng tộc, chiến tranh v́ hận thù tôn giáo và chiến tranh để nắm giữ ngôi vị thống trị thế giới. Tất cả chỉ là sự vận hành của Chuỗi Nhân Quả do cái vọng tâm vô minh và cuồng điên của con người tạo ra chứ chẳng có Thần Linh (God) nào can dự vào đây.

    4) Có khi Quả đến liền, có khi phải đợi một thời gian:

    - Trồng bầu, trồng bí vài tháng là có quả bầu, qủa bí ăn.

    - Trồng nhăn, trồng x̣ai phải vài năm mới có quả.

    - Một vụ án mạng, do may mắn, do nhiều nhân duyên yếu tố mà phát giác ngay ra thủ phạm và đưa thủ phạm ra ṭa xét xử.

    - Nhiều vụ án mạng, nhiều vụ thủ tiêu người mờ ám phải nhiều năm sau mới khám phá ra thủ phạm.

    - Song cũng có nhiều vụ không sao t́m ra thủ phạm. Dù không t́m ra thủ phạm nhưng hồ sơ của nhà hữu trách đă ghi chép và lưu giữ sự kiện giết người đó.

    5) Câu hỏi hóc búa cuối cùng phải trả lời:

    “Tại sao bao nhiêu kẻ làm tội ác tày trời mà vẫn sống khơi khơi, chẳng chịu quả báo ǵ cả?” Chúng ta phải công nhận rằng có những tổ chức, những tôn giáo, những cá nhân gây tội ác kinh thiên động địa với nhân lọai nhưng vẫn chưa bị trừng phạt, chưa bị “trả quả”. Tại sao vậy? Lịch sử nhân lọai đă từng chứng tỏ rằng không phải con người chỉ đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa, nhiều khi con người cũng c̣n liều chết để bảo vệ tội ác khi họ bị lừa dối và tưởng tội ác đó là thánh thiện. Những tổ chức, những cá nhân tạo ra tội ác như vậy thế lực của họ rất lớn. Họ có khả năng mua chuộc báo chí, truyền thông tuyên truyền lừa mị, liên kết với các thế lực quốc tế hùng mạnh để khỏa lấp tội lỗi. Họ có khả năng trả thù tất cả những ai dám nói lên sự thực về tổ chức của họ. Thế nhưng ngày hôm nay do tư tưởng tiến bộ, một số thiện tri thức đă dũng mănh đứng lên tố cáo tội ác của những tổ chức và những cá nhân này. Dù họ chưa bị “trả quả” nhưng Nhân tội lỗi đă nằm sẵn ở đó, nằm trong trí nhớ, nằm trong lương tâm của nhân lọai. Rất tiếc đời sống của chúng ta quá ngắn ngủi, không đủ dài để chứng kiến “ngày tàn” của những con người và tổ chức gian ác này. Nếu đời sống của chúng ta “đủ dài” chúng ta sẽ có dịp chứng kiến ngày “trả quả” của họ.

    6) Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả:

    Khi đă hiểu Luật Nhân Quả rồi th́ sợ không dám làm điều bất thiện chứ đừng nói tới làm điều ác. Bồ Tát là bậc đại trí, nh́n xa trông rộng mà lại tu Thánh Đạo cho nên rất sợ gieo nhân. C̣n hàng chúng sinh như chúng ta coi thường Luật Nhân Quả cho nên “rất thích” gieo nhân. Khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng. Một vài thí dụ sau đây cho thấy thế nào là “gieo nhân”. Gặp một cô gái đẹp/một chàng trai đẹp, động tâm, nói lời bóng gió như vậy gọi là “gieo nhân”, thế nào cũng mơ mộng rồi có ngày “cá mắc câu”. Thấy ś-ke ma túy hút thử chơi thôi, tức là đă “gieo nhân” thế nào cũng có ngày dính vào nghiện ngập. Thấy của cải của người ta sinh ḷng tham, như vậy gọi là “gieo nhân” thế nào cũng có ngày t́m cách cướp bóc, chiếm đoạt. Thấy chuyện đời, bàn tán, mỉa mai chơi như vậy gọi là “gieo nhân”, thế nào cũng có ngày bị vạ miệng, gây thù chuốc oán. Đem bài bạc về nhà chơi, đem gia đ́nh con cái viếng Casino giải trí, thế nào trong số con cái cũng có đứa “Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm

    .”

    Tôi có một kỷ niệm gặp gỡ một vụ “gieo nhân” cười ra nước mắt như sau: Tại một trường trung học đệ nhất cấp (cấp một) ở California mà tôi phục vụ, có một nữ sinh Việt Nam, lớp 8 mới 13 tuổi. Cô bé thường xuyên trốn học và hút x́-ke ma túy. V́ thường xuyên bỏ học, không theo kịp chương tŕnh cho nên bà giáo nhờ tôi kèm và giảng thêm bài cho em. Nh́n cô bé tôi thương cảm v́ cô bé ngoan, thông minh và chịu khó nghe giảng bài. Tôi nói, “Con à, con thông minh và xinh xắn như thế này, thế nào con cũng có một tương lai vô cùng tốt đẹp. Con ráng đi học và đừng làm cái ǵ bậy bạ nghe con.” Tôi không biết cô bé có xúc động ǵ với lời khuyên của tôi không. Nhân dịp này nhà trường cũng cho mời phụ huynh lại để thông báo. Trong lúc chờ đợi phiên họp với ông phó hiệu trưởng, tôi hỏi mẹ cô bé, tuổi chừng 40, “Em làm nghề ǵ vậy?” Người mẹ đáp, “Dạ, em mở quán cà-phê.” Tôi hỏi tiếp, “Cà-phê tên ǵ vậy em?” Người mẹ nói, “Cà-phê Quên Đời!” (2) Nghe thế tôi buột miệng kêu lên, “ Trời đất quỷ thần ơi! Thiếu ǵ tên đẹp như…Cà-phê Ban Mai, Cà-Phê Nắng Mới, Cà-phê Vui v.v.. sao em không đặt mà chọn cái tên Cà-phê Quên Đời?” Nghe phê b́nh vậy, người đàn bà nh́n tôi không nói ǵ. Có thể cô ta hối hận v́ con cái hư hỏng, nhưng cũng có thể là, “ Trời ơi! Cái ông thầy này ở Mỹ sao lạc hậu quá! Chọn những cái tên như thế th́ quán cà-phê làm sao sống được.” Quả thật vậy! Nếu quư vị tới Thành Phố Tacoma Tiểu Bang Washington, Nam hoặc Bắc Cali như Los Angeles, Westminster hoặc San Jose quư vị sẽ thấy những quán cà-phê Việt Nam với đèn mờ mờ, bồi bàn bưng cà-phê là những cô gái trẻ, đi giày cao gót, ăn mặc hở hang (sexy) quá mức và được quảng cáo công khai trên báo. Sở cảnh sát địa phương rất bực bội với những quán cà-phê này v́ nó c̣n là nơi lén lút tiêu thụ x́-ke ma túy. Nhưng thành phố lại cho mở, v́ thương mại phát triển, thành phố thu được nhiều thuế. Khách hàng thường trực của những quán này là thanh niên độc thân, hoặc gia đ́nh đổ vỡ, thảng hoặc cũng thấy một vài ông già đầu bạc. Họ tới uống cà-phê, ngắm nghía “ rửa mắt” hoặc tán dóc (tán gẫu) với mấy cô hầu bàn, hoặc coi truyền h́nh rồi cá độ, nhất là các trận đấu bóng bầu dục (Football). Họ cho tiền “típ” hay ” pour bois” rất nhiều. Cứ thử tưởng tượng với một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo “quyến rũ” như thế, một cô bé học sinh ngây thơ, một ngày nào đó v́ mẹ bận, thay mẹ ngồi ở quầy tính tiền, sẽ thấy những ǵ và sẽ nghĩ như thế nào? Với cái Nhân xấu như thế th́ cô bé có hư hỏng cũng là chuyện đương nhiên thôi. Nghĩ thật đáng thương.

    Vậy các bạn trẻ ở Việt Nam đừng tưởng Mỹ là Thiên Đường. Đừng tưởng Luật Nhân Quả chỉ ứng dụng cho các xứ nghèo như Việt Nam, Lào, Kampuchia, Miến Điện…chứ ở Mỹ, Úc, Âu Châu th́ chẳng có Nhân-Quả ǵ hết. Đừng nghĩ vậy. Thống kê của Bộ Tư Pháp năm 2002 cho biết con số tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ đă vượt quá 2 triệu người - con số cao nhất trong lịch sử lập quốc. C̣n tại Tiểu Bang Victoria, Úc Châu, số nữ tù nhân gốc Việt đông đảo nhất, chiếm 16% trong tổng số 312 người. Trồng cần sa, gian lận trợ cấp, buôn bán ma túy, và nhất là ham mê cờ bạc đă là những lư do khiến những người phụ nữ này phải vào tù. (Thời Báo Online)

    Thưa các bạn, v́ cuộc sống và v́ “ đắm nhiễm trần cấu” mà con người đă gây Nhân, tạo Nghiệp một cách “ngay t́nh”mà không hề hay biết. Chúng ta tự “gieo nhân xấu” để gây khổ lụy cho gia đ́nh, bạn bè, làng xóm, xă hội và đất nước chứ chẳng có Thần Linh (God) nào can dự vào đây. Khi Quả vụt tới th́ cuống cuồng cầu nguyện van vái Thần Linh cứu giúp. Nếu Thần Linh có thật, có một chút hiểu biết và Thần Linh nói được chắc chắn đă quát mắng, “ Ngươi tự gây ra tai họa th́ ngày hôm ngươi phải nhận lănh hậu quả. Giả sử ta có khả năng cứu giúp nhà ngươi th́ tại sao ta không hóa phép để cả thế giới này không bao giờ có khổ đau để cho ta đỡ mệt? Khổ đau do chính các ngươi tạo ra. Ta th́ giờ đâu, từng giây, từng phút tạo ra hàng vạn, hàng vạn thứ khổ đau? Thôi đừng nói chuyện ba lơn nữa!”

    Vậy nếu không muốn “gieo nhân”, ngoài việc ư thức về Luật Nhân Quả, hành giả lúc nào cũng phải giữ ǵn “Chánh Niệm” không để Tâm ḿnh buông thả mông lung như “Ngựa phi ngoài đồng. Khỉ leo trên cành”. (3) Hành giả luôn luôn ở trong trạng thái cảnh giác, giống như Lăo Tử nói rằng phải luôn luôn ư thức như ḿnh đang đi trên nước sông nước đóng băng. Nếu cảnh giác được th́ gọi là Định. Nói khác đi, biết mà không nói, thấy mà không b́nh phẩm, nghe mà không khen chê, không động tâm, đó là trạng thái “Đối cảnh vô tâm” của Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Đối cảnh mà vô tâm th́ chẳng “gieo nhân” ǵ hết. Nếu có “gieo nhân” th́ gieo nhân lành chứ không phải nhân xấu. Khi không “gieo nhân” nữa th́ không có Quả. Không Nhân - Quả th́ Luân Hồi chấm dứt. Không gieo nhân, không tạo ác nghiệp, an nhiên tự tại là cảnh giới của Chư Phật và Chư Vị Bồ Tát vậy.

    Kết Luận:

    Dù bạn có coi thường Luật Nhân Quả, dù bạn không tin Luật Nhân Quả, dù bạn phủ nhận Luật Nhân Quả nhưng không bao giờ bạn thóat khỏi Luật Nhân Quả. Làm ác sẽ gặp ác (Ác Giả Ác Báo) dù bạn có chạy trốn lên cung trời nào, thế giới nào, dù bạn đă chết đi, con cái bạn cũng vẫn phải trả quả mà không một Thần Linh Tối Thượng nào có thể che chở cho bạn. Thi hành luật pháp, truy tố kẻ phạm pháp ra trước pháp đ́nh là ứng dụng Luật Nhân Quả. Thế giới hiện nay vẫn tiếp tục truy lùng những ṭng phạm giết người hàng lọat trong các ḷ sát sinh thời Đức Quốc Xă ra trước Ṭa Án Quốc Tế, cho dù kẻ đó đă thay đổi quốc tịch, thay đổi tên họ, cho dù có kẻ ngày nay đă già yếu nhưng vẫn phải điệu ra trước ṭa để “trả quả”. Có nh́n thấy, có hiểu được như thế mới thấy Luật Nhân Quả thật đáng sợ. Hệ thống luật pháp, ṭa án để trừng trị kẻ có tội là sự ứng dụng hiển nhiên của Luật Nhân Quả. Nếu không có luật pháp, không có ṭa án để trừng trị kẻ có tội th́ thế giới này sẽ biến thành thế giới của loài muông thú, tức là làm ác mà không bị trừng phạt ǵ cả. Để tạm thay cho lời kết luận không ǵ bằng trích dẫn ở đây lời của Tỳ Kheo Thích Chơn Quang trong cuốn sách Luận Về Nhân Quả xuất bản ở trong nước năm 1988 và tái bản ở Hoa Kỳ năm 2551 (Phật Lịch) tức năm 2007 (Tây Lịch) nơi trang 11 viết như sau:

    “ Luật Nhân Quả là nền đạo đức, công bằng hơn mọi nền đạo đức nào khác và Luật Nhân Quả cũng chính là lương tri của nhân lọai.” (4) Và lời phát biểu của Bà Christa Bentendieder, pháp danh Agganyani - Tổng Thư Kư Liên Đoàn Phật Tử Đức Quốc: “Đạo Phật chính là quy luật tự nhiên của trí tuệ, đó là Luật Nhân Quả.” (Buddhism as the natural law of the mind, the law of cause and effect.) (5)

    Đào Văn B́nh
    (California Tháng Ba năm 2554.PL - 2011.TL)
    (1) website: http://www.sgi-uk.org

    (2) Thực ra không phải là Cà-phê Quên Đời mà là một cái tên khác nghe rất tiêu cực và bụi đời, để tránh đụng chạm, tôi đă phải dùng một cái tên hư cấu khác.

    (3) Tâm viên ư mă

    (4) Sách ấn tống không ghi địa chỉ liên lạc. Tại Hoa Kỳ quư vị có thể hỏi mua tại nhà in Papyrus 1002 South 2nd St. San Jose, CA 95112. Đây là cuốn sách khoa học, nghiên cứu công phu, đầy đủ về Luật Nhân Quả.

    (5) Diễn văn đọc tại Savsiripaye, Colombo (Tích Lan) nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Đoàn Phật Tử Đức Quốc 1952-2002 (Tài liệu: Buddhism in Germany)
    Nguồn: http://chuaphuclam.com/index.php?/ti...-van-binh.html

  2. #2
    phimanh1
    Khách
    Tính Chất Của Nhân Quả


    Quy luật của cuộc sống không khác ǵ tính chất của nhân quả. Hiểu rơ tính chất của nhân quả chính là hiểu rơ quy luật của cuộc sống.

    Để hiểu rơ nhân quả trong cuộc sống chúng ta hăy nh́n cây thảo mộc th́ sẽ h́nh dung ra được ngay được nhân quả của con người không khác ǵ nhân quả của thảo mộc. Tính chất của nhân quả con người không khác ǵ tính chất của nhân quả của thảo mộc, bởi v́ thảo mộc, con người và muôn vàn vạn vật khác trong cuộc sống đều có đồng tính chất, chỉ cần chịu khó để tâm quan sát th́ sẽ dễ dàng nhận ra những quy luật chung của cuộc sống.

    • Một nhân cho ra nhiều quả.
    • Một quả có nhiều nhân.
    • Quả bao giờ cũng lớn hơn nhân nhiều lần.
    • Nhân quả của mỗi cây khác nhau.
    • Nhân nào quả đó.
    • Nhân quả là vô thường.
    • Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả.
    • Nhân quả có trùng hay không?
    • Nhân quả có thể chuyển hóa được.




    Một nhân cho ra nhiều quả.

    Khi gieo một hạt giống xuống đất, chúng ta gặt hái được rất nhiều hoa, quả, củ, trái.

    Con người cũng vậy khi gieo một nhân trộm cắp, chính người đó sẽ gặt hái được rất nhiều hậu quả như: bị đuổi rượt, bị truy nă, bị đánh đập, bị bắn giết, bị ngồi tù, bị ức hiếp, bị tra tấn, bị người đời khinh thường, bị người nhà xa lánh, bị lư lịch xấu, khi ra tù khó xin việc làm, v.v…

    Một quả có nhiều nhân.

    Trong trái đu đủ có hàng trăm hạt, trái ớt cũng có rất nhiều hạt, tuy nhiên cũng có vài quả có một hạt như quả xoài, v.v…

    Con người khi bị nhân quả tới thăm, thường phản ứng lại rất nhanh. Ví dụ khi bị quả có người đánh ḿnh, người bị đánh giận nóng mặt lên, nói những lời nói hung dữ, nạt nộ nhau, t́m cách trả thù, đánh nhau, chém giết bắn nhau,v.v…hoặc nhẫn nhịn, thương yêu tha thứ bỏ qua, nói lời nói xin lỗi, v.v… Những phản ứng đó chính là những nhân mới từ một quả bị người đánh đập.

    Quả bao giờ cũng lớn hơn nhân nhiều lần.

    Đúng vậy trái quả nào cũng lớn hơn rất nhiều lần hạt gieo xuống đất từ 10, 100 hay 1000 lần.

    Nhân quả của con người cũng như vậy, không phải khi chúng ta gieo nhân trộm cắp người khác 1 đồng th́ sẽ bị người khác trộm lại 1 đồng. Trái lại có khi chúng ta bị người khác trộm lại vật nào đó có giá trị gấp rất nhiều lần. Khi đánh một người một cái, người đó sẽ bị đánh trả lại không phải chỉ một cái mà có khi bị đánh túi bụi bầm dập,v.v…

    Nhân quả của mỗi cây khác nhau

    Thời gian cây thực vật cho ra trái, quả, củ rất khác nhau, có khi chỉ trong một ngày (cây giá từ hột đậu xanh), có khi trong ṿng vài ngày, vài tháng,…cho đến vài năm (cây lan, cây mai, cây ớt, cây đu đủ, cây lúa, cây xoài,…).

    Nhân quả của con người cũng vậy, có người gieo nhân th́ gặt quả ngay như khi đánh người th́ bị người đánh lại ngay, có khi đến vài tháng, vài năm cho đến vài chục năm.
    Có người đặt câu hỏi tại sao những người tham ô của cải nhà nước lại càng ngày càng giàu, không thấy bị quả báo. Đó là v́ phước báu thiện của họ vẫn c̣n, đến khi phước báu hết th́ họ sẽ gặt phải quả báo xấu ngay. Do vậy nhân quả của mỗi việc làm của mỗi con người đều khác, không giống nhau và không có công thức nào tính được.

    Nhân nào quả đó

    Hạt ớt cho ra trái ớt, hạt đu đủ cho trái đu đủ, hạt xoài cho ra quả xoài, không thể hạt ớt cho ra trái đu đủ hay trái xoài được. Chúng ta ví ớt giống như điều ác, đu đủ giống như điều thiện. Gieo nhân ác th́ phải gặt quả ác, gieo nhân thiện th́ sẽ gặt được quả thiện.

    Nhân quả của con người cũng vậy, gieo nhân nào phải gặt quả đó. Gieo nhân giết hại, ăn thịt hay nướng chúng sanh th́ phải có quả báo bị giết hại, bệnh tật, tai nạn, bị hỏa hoạn, phỏng hoặc chết cháy. Gieo nhân biết thương yêu tha thứ người hay muôn loài vạn vật th́ có quả báo được thương yêu, gặp may mắn và muôn điều lành khác. Sống tham lam ích kỷ, trộm cắp không bố thí giúp đỡ người th́ phải có quả báo nghèo hèn, túng thiếu. Sống không siêng năng t́m ṭi học hỏi th́ làm sao tạo quả thông minh được. Sống không sân giận, nóng tính và luôn trăi rộng ḷng từ đến với mọi người, dùng lời nói diu dàng, ôn tồn th́ sẽ có quả báo được nhan sắc đẹp tuấn tú, được người thương mến và có cảm t́nh thân thiện ngay, ngược lại th́ tạo quả nhan sắc xấu xí (bởi v́ người nóng tính sân giận, th́ có gương mặt rất hung dữ và sát khí).

    Nhân nào quả đó, không thể nói gieo nhân dâng hoa cho Phật th́ được nhan sắc đẹp hay tuấn tú khôi ngô, hay quy y tam bảo th́ được quả thông minh. Gieo nhân làm biếng không học hành, đi cầu xin thần thánh cho thi đậu th́ không thể thi đậu được.

    Nhân quả là vô thường.

    Sự vô thường đó là sự thay đổi, không bất biến, không bất dịch nghĩa là không có vật ǵ trên đời này là không thay đổi. Cây thảo mộc rồi cũng phải chết, trái quả cũng có to nhỏ khác nhau, rụng sớm muộn khác nhau, v.v…
    Sự vô thường của con người cũng nằm chung trong quy luật của cuộc sống, không thể thoát khỏi. Ai nghĩ rằng chuyện ǵ đó bất biến, không thay đổi th́ chính người đó sẽ tự làm khổ ḿnh, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác. Ai hiểu rơ quy luật vô thường của nhân quả th́ người đó không chấp hay dính mắc vào bất kỳ điều ǵ, vật ǵ, hay bất kỳ ai, người đó là người sống biết buông xả, biết cách sống đem niềm vui và hạnh phúc đến cho ḿnh, cho người và cho muôn loài vạn vật khác.

    Để hiểu rơ hơn xin đọc bài “Buôngxuống”

    Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả

    Để dễ hiểu chúng ta hăy nh́n xem cây thảo mộc. Khi cây có trái, người nông phu lại lấy tiếp những hạt từ trái quả của cây mẹ đầu tiên làm giống gieo xuống đất để ươm thành những cây con mới, những cây con này lại phát triển sanh trưởng lớn lên cho ra trái quả, và cứ như thế bao thế hệ tiếp theo được gieo trồng lớn lên từ thế hệ trước. Cái đặc biệt đáng chú ư ở đây chính là những thế hệ con cháu đó là gốc từ một cây mẹ ban đầu vẫn c̣n sống chưa chết. Đó gọi là nhân quả hiện tại tương ưng tái sinh.
    C̣n nếu như cây mẹ chết đi sanh ra những cây con mới gọi là nhân quả cận tử nghiệp tương ưng tái sanh.

    Hành động nhân quả của mỗi con người đều phóng xuất từ trường. Nhân ác th́ phóng xuất từ trường ác; nhân thiện th́ phóng xuất từ trường thiện, nhưng từ trường gồm có hai:
    1- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo hiện tại.
    2- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp.

    Nghiệp báo của nhân quả có hai trường hợp tái sinh đó là:

    Nhân quả thiện ác hiện sinh nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    Nhân quả thiện ác cận tử nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.

    Chúng ta hăy thử xem từng trường hợp:
    a) Nhân quả thiện ác hiện sinh nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    Hằng ngày nhân quả thiện ác của mỗi người qua thân, khẩu, ư đều phóng xuất ra môi trường sống những từ trường nghiệp báo thiện ác, những nghiệp báo đó sẽ tương ưng tái sinh ngay trong từng giây phút hiện tại mà không ai ngờ được.

    Nếu như nhân quả nghiệp báo ác th́ sẽ tương ưng tái sanh trong môi trường ác. Ví dụ như người thích ăn thịt gà sẽ phóng xuất từ trường ác và từ trường nghiệp báo này sẽ tương ưng tái sinh thành nhiều chú gà con khắp nơi trên thế giới. nhân quả nghiệp báo thiện th́ sẽ tương ưng tái sinh vào môi trường thiện. Ví dụ người sống thiện, giữ ǵn ngũ giới th́ sẽ tương ưng tái sinh trong hiện kiếp vào gia đ́nh nào đó để được sinh ra làm người.

    Chính v́ tính chất này của nhân quả mà chúng ta nhận thấy dân số thế giới càng ngày càng tăng lẫn người và vật. Không cần phải đợi đến lúc con người chết mới có tái sanh, mà ngay trong từng giây phút hiện tại con người đang sống đă có biết bao nhiêu sự sống được tương ưng tái sinh từ nhân quả nghiệp báo của chính người đó.

    Chúng ta c̣n nhớ về tính chất của nhân quả, “một nhân có nhiều quả”, mỗi mỗi một từ trường nghiệp báo sẽ tương ưng tái sinh ra nhiều chúng sinh chứ không phải một đâu.

    Nếu nói rằng khi chết nghiệp báo mới có tương ưng tái sinh th́ khi chết một người, có một người tái sinh th́ chắc số lượng chúng sinh trên thế giới là một con số không đổi (constant), nhưng thực ra th́ không phải vậy, ngày nay số lượng người và vật (gà, ḅ, heo, cá sấu, cá, v.v…) tăng rất nhiều. Chính những con vật đó chính là con cháu của những người thích ăn thịt gà, ḅ, heo, cá, tôm, cua,v.v… và chính những con vật đó lại phải trả nhân quả bị người khác giết, ăn, nướng, v.v…

    b) Nhân quả thiện ác cận tử nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    Trường hợp cận tử nghiệp th́ dễ hiểu và ai cũng biết đó là trước khi chết từ trường nghiệp báo cuối cùng của người c̣n sống phóng xuất vào không gian sẽ tương ưng tái sanh vào những gia đ́nh nào có cùng nghiệp báo tham sân si khắp thế giới, bởi v́ thế giới này là thế giới của tham sân si.

    Chỉ khi hết tham sân si th́ mới không c̣n tương ưng tái sinh vào thế giới luân hồi này, c̣n tham sân si th́ không thể thoát khỏi thế giới trần gian này. Điều kiện này không phụ thuộc vào người theo tôn giáo nào, ở đây chỉ xét có nghiệp báo tham sân si là đủ điều kiện để quyết định có c̣n tái sinh hay không tái sinh.


    Ví dụ minh họa về tính chất “Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả trong hiện tại kiếp”.

    Mời các bạn đọc câu chuyện "MƯỜI MỘT NĂM CƠNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG"

    Qua câu chuyện chúng ta nhận xét được rằng, 2 bạn Hường và Ngân có cùng từ một gốc nhân quả mà ra, và là từ nhân quả trong hiện tại kiếp. Tại sao? Bởi v́ 2 cô bạn khác tuổi với nhau. Nếu cùng tuổi th́ họ từ nhân quả của một cận tử nghiệp (trước khi chết).

    Nhân quả có trùng hợp hay không

    Như các bạn đều biết một quả có nhiều nhân. Tuy các nhân đó giống nhau từ một quả mà ra, nhưng khi gieo xuống đất, do mỗi nhân được chăm sóc khác nhau từ lượng nước tưới, phân bón, v.v... cho nên chắc chắn trái quả sau này cũng sẽ khác nhau.

    Nhân quả của con người cũng vậy, cùng một nhân làm ra nhưng quả sẽ khác nhau. Ví dụ cùng một nhân bố thí th́ sẽ được quả giàu có, có đầy đủ cơm ăn áo mặc, nhưng khi bố thí, có người đem đến tận nơi, có người nhờ người khác đem đến, có người cho bằng hai tay, có người cho bằng một tay,... Chính từ những duyên nhỏ như vậy cũng đem đến quả báu bố thí khác nhau.


    Chúng ta hăy đọc mẫu chuyện đă xảy ra ở thành phố Monza:


    Nhân quả có thể chuyển hóa được.

    Đối với cây thảo mộc con người luôn không ngừng chuyển hóa chúng thành những cây trái bổ dưỡng, ngon ngọt, thơm và có ích cho con người. Cụ thể như tưới nước, bón phân, cắt ghép giống cây tốt, chuyển gen, giữ lại những gen tốt, loại bỏ những gen xấu,.v.v…Chính v́ vậy mà ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều loài giống tốt, thu hoạch ngắn ngày, trái mùa, từ cây lúa, cây lan nhiều loại nhiều màu, xoài, sầu riêng, mận thái lan, trái bưởi, quả măng cụt, trái vú sữa, trái thanh long…

    Cuộc sống của con người luôn bị nhân quả chi phối như vậy cho nên đức Phật mới nói rằng: “Con người từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả và chết với nhân quả.”

    Khi chúng ta hiểu được câu này th́ những giải đáp của cuộc sống đă sáng tỏ, tại sao có người sinh ra trong gia đ́nh giàu sang, nghèo hèn, bệnh tật, chết yểu, thông minh, ngu khờ, thành thị, nông thôn, cao nguyên, biên giới, miền nam, miền bắc, miền trung, hay ở nước Việt Nam, nước Nga, nước Mỹ, v.v…

    Ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, vui vẻ, thành công, phát đạt, sống lâu, hưởng thụ phú quư đời đời. Vậy yếu tố ǵ quyết định cuộc sống hạnh phúc đó?
    Có phải là do thần thánh phù hộ?

    Chỉ cần chịu khó quan sát một chút ai cũng nhận ra rằng, người nghèo, kẻ khó khăn rất tin tưởng thần thánh, họ c̣n cầu xin thần thánh, đi chùa, đi nhà thờ, cầu nguyện, tụng đọc kinh c̣n nhiều hơn người giàu sang phú quư, nhưng cuộc sống của họ vẫn nghèo hèn, khó khăn và túng thiếu.

    Lại nữa trong bất kỳ tôn giáo nào cũng có người giàu kẻ nghèo, người khỏe kẻ bệnh, người thông minh kẻ ngu dốt, người thành công, kẻ thất bại,v.v… Do vậy tôn giáo không phải là yếu tố chính làm cho con người trở nên giàu có hạnh phúc hay thành công được.

    Vậy yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất để có thể chuyển hóa nhân quả. Đó chính là đạo đức nhân bản nhân quả. Đạo đức nhân bản nhân quả là những đạo đức sống không làm khổ ḿnh, khổ người và khổ tất cả muôn loài vạn vật khác, nghĩa là những đức hạnh mang niềm vui và hạnh phúc đến cho ḿnh, mọi người và muôn loài vạn vật khác.

    Chính v́ khi gieo một nhân đức hạnh th́ chúng ta sẽ gặt được những quả thiện sum sê thơm ngọt trong tương lai.

    Có bao nhiêu đức hạnh? Thưa rằng có rất nhiều không thể kể hết, từ một việc nhỏ như nhặt đinh hay vỏ chuối ngoài đường, cho đến bố thí, chia sẻ những ǵ ḿnh có cho người khác cho đến biết thương yêu sự sống của những loài vật khác bằng cách không ăn thịt hay giết các loài vật và những lời nói ái ngữ thương yêu,v.v… Chính những đức hạnh đó sẽ giúp cho con người thay đổi được cuộc đời ḿnh.

    Để hiểu rơ hơn về một phần đa dạng của đạo đức xin mời các bài đọc bài “Sống Thương Yêu”:


    Kết luận: Tóm lại khi hiểu được những tính chất của nhân quả, con người hiểu rơ được những quy luật của cuộc sống, biết sợ hăi từng hành vi của ḿnh từ lời nói, hành động và suy nghĩ. Tự trau dồi hay sửa lại những ǵ đă sai phạm, dần dần trở nên toàn thiện con người ḿnh và cảm thấy rất hạnh phúc.

    Để đạt được kết quả th́ phương pháp “như lư tác ư” hay c̣n gọi là phương pháp tự kỷ ám thị sẽ giúp chúng ta rèn luyện những đức hạnh tốt. Thiếu “tác ư” con người sẽ bị cuốn trôi vào ác pháp lúc nào không biết. Nhờ có tác ư mà con người sẽ thấy hiểu rơ và làm chủ từng tâm niệm của ḿnh.

    Đức Phật đă dạy: “Có như lư tác ư và không như lư tác ư.
    Này các Tỳ-kheo, do không như lư tác ư, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đă sanh được tăng trưởng.
    Này các Tỳ-kheo, do như lư tác ư, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đă sanh được trừ diệt”

    (Các lậu hoặc ở đây chính là những điều ác, những điều làm khổ ḿnh, khổ người và khổ những loài vật khác.)
    Từ những tính chất này con người có thể dễ đàng t́m thấy được nhân quả của vũ trụ.

    Mời các bạn đọc tiếp bài: "3 cách chuyển hóa nhân quả"

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •