Hồi kư của Việt Định Phương

Lời nói đầu

"Quê Hương không có nghĩa là mảnh đất nơi đó chúng ta trú ngụ và sinh sống. Quê Hương đồng nghĩa với Tổ Quốc, v́ nó mà tiền nhân ta và thế hệ này có bao nhiêu người hy sinh xương máu ǵn giữ, bồi đắp.
Cô Nguyễn Thị Hậu cho rằng cô không "Mất Quê Hương". Tôi không bài bác quan niệm của cô, v́ đó là cái quyền của cô. Biết đâu cô Hậu sẽ trở về và chiến đấu bên cạnh những người kháng chiến Phục Quốc.
Riêng tôi, tôi đă bỏ Quê Hương ra đi, coi như đă đánh Mất Quê Hương. Đoạn trước tôi đă nói, tôi quyết trở về Quê Hương, dù về bằng nắm xương tàn.
Cô Hậu đă hiểu lầm 3 chữ Mất Quê Hương trong thiên hồi kư này, có người hiểu như cô Hậu, nên tiện dịp lá thơ ấy để trả lời cùng một lúc.
Thiên Hồi Kư này gói ghém tâm tư của Người Lưu Vong, kể lại cuộc đời một người sống qua ba thế hệ của cuộc chiến tương tàn dài ba mươi năm.
Là một sinh viên, một cô gái mới lớn lên, cô Hậu chưa thắm thía t́nh yêu Quê Hương và nỗi buồn xa xứ của mt người đi không biết ngày nào...được về.
Tôi muốn cô Hậu hăy đọc bức thơ dưới đây của một người Thiếu Phụ Việt Nam bà Caroline T. có chồng Pháp.
Bà Caroline T. nhiều hy vọng về Việt Nam hơn tôi hay cô Hậu, nhưng bà vẫn thấy mất mát một cái ǵ...Đó phải chăng là T́nh Quê Hương. "

Paris, le 19-04-1976

Ông Việt Định Phương kính mến,

Tôi đă đọc qua ba số báo của ông từ 1 đến 3. Qua ba bài "Mất Quê Hương" do ông viết, tôi không khỏi rưng rưng nước mắt nhiều lần, khi ông nhắc lại những cảnh giống quê ḿnh, cũng như ḍng sông, biển cả. Buồn và buồn thật!!!
Tôi cũng như ông nói riêng, cũng như bao người Việt xa Quê Hương nói chung đều có những ư nghĩ như nhau là nhớ Quê Hương không sao tả nổi. Chắc ông không quên ngày 05-04-1975 ông đă nhận được bức thơ gửi bằng tay do tôi viết chứ. Trong lúc đó tôi có đem một valise quần áo cũ cùng kèm theo 5.000 đồng hay 10.000 đồng ǵ đó tôi quên mất rồi. Đi gửi Kim Cương và Thanh Thúy làm phương tiện di chuyển đồ đạc. Lá thư tôi gửi cho ông tôi đề là "T.C.H." (Tuyết Carroline Hiver) một bức thơ thường như bao bức thơ khác. Nhưng ngày 25-04-1975 ông lại đăng lên báo, tôi không thể nào ngờ được, là bài "Một Người Đàn Bà Pháp Gốc Việt, bằng ḷng lănh 19 triệu viên đạn để đổi lấy quê Hương Thanh B́nh" lúc đó tôi rất lạc quan không bao giờ nghĩ Miền Nam chúng ta rơi vào tay cộng sản, nhưng đến ngày 29-04-1975 tôi hoàn toàn thất vọng. Chính mắt tôi nh́n thấy cảnh chen nhau xuống tàu, v́ nhà tôi ngang nhà Rồng, đường Trịnh Minh Thế, Bến Vân Đồn ngay góc cầu Quây.
Trong số mấy chục ngàn người tôi được biết có ông Dzũng Thiếu Tá Không Quân, người đă nhờ tôi giữ lại chiếc xe Lambretta. Rồi cùng vợ con chạy xuống tàu luôn. Sau này chiếc xe đó ông Dzũng đánh điện tín về, ông em đến lấy. Sau khi hơn hai tháng không có ai nhận. Tuy nhiên được "Bộ Đội" thử sơ sơ, v́ xung quanh nhà tôi tụi nó ở rất đông, tôi được sống chung cư và tiếp xúc với tụi nó hàng ngày trong ṿng hơn sáu tháng.

Tôi rời khỏi quê hương ngày 14-11-1975 cảnh biệt ly đó có gia đ́nh tôi tiễn dưới sân nhà, cũng có hàng mấy chục Bộ Đội đứng nh́n cảnh đó. Kẻ ở lại người vĩnh viễn ra đi theo chồng về xứ lạ, ông sẽ nghĩ như thế nào.
Tôi đem quần áo vừa đủ 80 kư lô cho hai vợ chồng tôi và cùng hai con tôi, và một vật quư nhứt ông có nói trông bài "Mất Quê Hương" là một nắm cát, cát Việt Nam cũng như đất Việt Nam vậy, bỏ trong túi ny-lông tôi c̣n cất măi trong tủ nhà tôi đây, nắm cát đó tôi sẽ bỏ vào cái Lư Trầm nay mai để tưởng niệm, trong những ngày giỗ ba tôi, ông bà tôi và ngày Tết Việt Nam của chúng ta. Trừ Nguyễn Khánh và tôi không biết c̣n có ai làm "cái tṛ" đó không đây ? Tôi nghĩ chắc có nhiều người lắm mà chúng ta không được biết. Hồi ở nhà tôi không nhớ để đào đất, nhưng khi đến T.S.N. tôi nh́n lần cuối cùng rồi nh́n xuống đất thấy một đống cát không được sạch lắm, nhưng tôi khom xuống hốt trên tay nh́n xung quanh lại có cái bịt ny lông nhỏ tôi bèn lại lấy bỏ vào rồi cất trong xách tay tôi, chồng tôi không khỏi thở dài lắc đầu. Khi lên máy bay "Royal Laos" tôi là người vào chót v́ cứ đứng ngay cửa nh́n về Sài G̣n măi cho đến khi người ta mời vào thôi, nước mắt tôi ràng rụa khóc thật nhiều. Rồi cửa máy bay đóng lại chuyển bánh từ từ rồi bay hẳn lên cao, tôi khóc thật lớn, thật to, trên máy bay hơn 80 người, đủ thứ dân, nhưng lúc tôi đi Việt Nam dân Tây nhiều nhứt - nhứt là đàn bà theo chồng, nhưng có một ḿnh tôi khóc thôi. Tôi được ngồi ngay cửa nhỏ của máy bay, nh́n xuống mây vườn ḍng sông : nơi đó là nhà tôi có mẹ tôi bạn bè tôi gịng họ tôi, mồ mă ông cha tôi. Khi nghe đến tiếng báo : "Máy bay rời khỏi địa phận V.N." do mấy cô gái Lào nói tiếng Anh và tiếng Pháp, tôi nói trong ḷng là "Thôi vĩnh biệt V.N. vĩnh biệt tất cả gia đ́nh và quăng đời thơ ấu của tôi đă sống và lớn lên nơi ấy". Đến Bank-Kok Thái Lan mắt tôi sưng vù như ai đánh vậy. Tôi được dừng chân nơi ấy đúng một tuần, tôi sống cảnh quê hương đôi chút v́ nơi đó giống y như V.N. có đồng ruộng, vườn, dừa, cây cối không khác quê hương ta tí nào. Ngoài ngôn ngữ khác thôi.

Nay qua đến Paris hơn 5 tháng mà mỗi lần dẫn các con tôi tới tiệm "Tạp hóa" V.N. tụi nó hỏi : "Mẹ ơi ở đây V.N. hả Mẹ, người ta nói tiếng Việt con nghe nè!!!" .
Những tiếng hỏi của con tôi, phải làm tôi bùi ngùi không ít, nhớ quê hương nhứt là Sài G̣n, v́ khi vừa 12 tuổi được lên Sài G̣n học trung cấp, đệ nhứt cấp mà thôi. Rồi cuộc đời tôi lăn theo ánh sáng phồn hoa Sài G̣n và nay trôi giạt đến Paris.

Quê tôi B́nh Chánh thuộc tỉnh Gia Định, ai về miền Tây phải đi qua nhà tôi, B́nh Chánh quê tôi có xoài nổi tiếng ngon nhứt, mà cũng nổi tiếng nhứt là V.C. cũng nhiều.
Tôi không thể nào quên được ngày chúa nhựt 09-11-1975 ngày đặt chân cuối cùng về quê. Đă lên Sài G̣n suốt 17 năm. Nhưng ngày cuối cùng tôi trở lại để từ giă bà con xóm giềng, tôi vẫn mặc chiếc bà ba màu đậm quần sa ten đen đầu đi nón lá chân mang đôi giép Nhựt trắng. Tôi lặn lội nhà này lút nhà kia vào trong sân đồng ruộng những con đường hồi nhỏ tôi hằng bước khi c̣n thơ ấu. Tôi biết trước về đó chỉ để khóc, qua lời nghẹn ngào "con sắp đi trong vài ngày ... chúc ông, bà, bác, chú, cô v.v...v.v... Rồi ai ai cũng chúc lại tôi qua những giọt lệ lăn dài trên g̣ má. Tôi khóc suốt ngày hôm ấy, tôi biết trước sẽ khóc nhiều nên đem hai cái khăn mu soa mà không đủ v́ nước mắt ướt hết. Trước khi tôi chào ra về, để được về nhà khóc cho thỏa thích. Bà con của tôi ôm lấy tôi mà hôn như khi tôi c̣n bé vậy. Từ khi tôi lên Sài G̣n đến ngày đó tôi mới được bà con tôi ôm hôn nữa. Thật không c̣n ǵ cảm động bằng !!! Thắm thía bằng t́nh quê hương cũng như t́nh cốt nhục. Sống theo lối Âu Mỹ làm sao có t́nh cảm như chúng ta. Phong tục chúng ta, bà con tám mươi đời cũng c̣n xem như ruột thịt, đó là cái t́nh cảm tha thiết của ông cha ta để lại, ai mà cắt nghĩa được phải không ông, chỉ thấy ông họ Phạm là tôi cũng cảm thấy có bà con rồi, huống chi bà con thật sự bà con. Họ Phạm là bên ngoại tôi c̣n bên Nội tôi th́ họ Nguyễn. Nhưng bây giờ họ ǵ cũng như nhau cả, gồm chung là họ "Mất Quê Hương".
Tôi cảm thấy thư hơi dài, nhưng tôi cứ viết, nếu ông không có th́ giờ đọc, vậy chừng nào ông có ông cứ đọc ít hàng để ông có thêm một "đồng minh" trong gịng họ "Mất Quê Hương" chứ. Ông có chấp nhận sự thành thật của tôi không ? Những tưởng tôi thuộc sắp nhỏ của ông rồi, v́ ông có nói về việc "chống Pháp" ngày xưa Ba tôi v́ chánh nghĩa ấy mà chết năm 1950. Nhưng tôi là đứa con bất hiếu phải chấp nhận nước "kẻ thù" làm quê hương thứ hai thật là ngang trái phải không ông?! Nhưng thôi "ơn đền oán bỏ". Đó là câu nói thường nhứt của tôi, ngày chót tôi về có ghé thăm mộ của ba tôi mà lạy và nói "Ba tha tội bất hiếu cho con". Chắc nơi chín suối ba tôi không chấp nhận cho đứa con gái lạc loài, v́ cuộc chiến cha tôi phải bỏ tôi bơ vơ trong một xă hội đầy cậm bẫy này. Nhưng được người ta cưới làm vợ là phước nhiều rồi. Chắc ông cũng hiểu tại sao tôi nói bơ vơ chứ ? V́ khi cha tôi chết mẹ tôi c̣n trẻ lắm !
Tôi cũng là nạn nhân chiến tranh chứ ? V́ thiếu cha vắng mẹ mà ! Về vật chất tôi cho tôi được sung sướng cho đến qua Tây này cũng vậy. Tinh thần th́ thiếu hẳn t́nh thương cha mẹ. Hiện tại tôi được đầy đủ sung sướng. Nhưng tinh thần th́ buồn quá ông ơi ! ở đây t́nh cảm khô khan không giống như quê ḿnh. Hở ra th́ có lối xóm bà con giúp đỡ này nọ. C̣n ở đây ai chết mặc ai, sống mặc ai tôi thấy chán làm sao. Có hôm tôi trúng gió lạnh buốt cả người có một ḿnh ở nhà, cũng ráng ḅ ra điện thoại cho bạn bè biết hết đứa này đến đứa kia để cạo gió. Chiều chồng tôi về tôi tủi thân khóc quá trời. Và đ̣i trở về V.N. ông năn nỉ và hứa nếu có V.N. dân Pháp về thăm nhà th́ ông sẽ mua vé máy bay cho tôi về thăm nhà đó. Đôi khi buồn quá tôi cũng đem chính trị của Tây Pháp Mỹ ra chửi ầm nhà ông hiểu nên cứ khuyên tôi hoài. Tôi nghĩ cũng có nhiều người t́nh trạng như tôi lắm hiện nay. Cái nhớ quê hương nó khó chịu làm sao không thể tả được ông à !
Nếu có dịp nào qua Pháp không dám nào mời ông bà ghé thăm tôi đôi phút để tôi có dịp nhắc lại quê hương thân yêu, nhứt là sau khi "Mất Quê Hương". V́ ông là một tâm hồn yêu quê hương như tôi, tôi có cảm giác là cùng gịng họ bà con ở đây có khi tôi nhắc măi về Sài G̣n có người làm như họ quên gốc cội nguồn mà nói với tôi : "Thôi bà ơi ! hơi đâu mà nhắc nhỡ hoài, nó qua để cho nó qua luôn" theo ông có phản ứng như thế nào. Tôi th́ vẫn bản tánh ngay thẳng theo đàn ông, nên nói như tát nước vào mặt cho họ đi luôn. Nếu tôi mà có gặp người đó lại th́ tôi gọi là "Thằng cha mất gốc không có cội nguồn". Vậy mà tôi không nói tiếng Pháp với con tôi, và lớn lên tụi nó phải biết viết và đọc chữ V.N., để có đi đâu hay đi làm xa phải viết thơ bằng chữ Việt cho tôi đọc, dù Anh Pháp tôi cũng biết sơ sơ. Nhưng hy vọng con tôi viết thơ cho tôi bằng chữ Việt. Tôi có quen mấy người V.N. tị nạn ở Paris cũng đồng ư với tôi việc đó lắm và có cắt nghĩa cho chồng tôi nghe là tại sao tôi không nói tiếng Pháp với các con tôi, các ông ấy nói : "Bà từng giao thiệp Tây Mỹ mà tụi nó không nhập vào cơ thể của bà tí nào, trông bà th́ theo Âu Mỹ lắm, nhưng khi đối diện nói chuyện th́ 100 phần trăm thuần túy V.N. hay thật’’. Tôi cười và trả lời tự nhiên là : "Công dân giáo dục, sử địa V.N. c̣n nằm trong đầu tôi mà ông".
Tuy tôi giao thiệp với ngoại quốc thật nhiều từ khi 16 tuổi đến giờ. Nhưng qua đây tôi vẫn c̣n đem theo bộ đồ bà ba trong tủ quần áo tôi ḱa, th́ tôi không bao giờ quên được tôi là chính gốc 100 phần trăm V.N. Tôi chỉ thấy là bà Nội, Ngoại, Má tôi mặc, bây giờ tôi cũng mặc, tôi chẳng biết kiểu áo đó có từ thuở nào, nên tôi đem theo làm kỷ niệm, chắc con tôi sau này nó không mặc quá, nhưng chưa biết được, có thể sau này lăng xê mốt áo bà ba quần Tây chơi. V́ ở Sài G̣n tôi có mặc như vậy khi đi dự Party trẻ v́ tụi bạn khích tôi, tôi được hoan hô nhiệt liệt đó. Hy vọng áo bà ba thuần túy V.N. của chúng ta sau này sẽ có trên thị trường Quốc Tế th́ chúng ta hănh diện biết mấy hả ông ?
Thôi tôi viết cho ông quá dài, tôi xin dừng bút nơi đây, hẹn một dịp khác tôi sẽ viết thêm. Chúc ông bà cùng gia đ́nh được nhiều sức khỏe may mắn và can đảm lên thêm để phục vụ món ăn tinh thần cho những người Việt cùng gịng họ "Mất Quê Hương" của chúng ta.

Kính chào ông bà
T. C. H. (tức Tuyết Caroline Hiver)

(Mùa Phật Đản 2520 tuần báo Trắng Đen Weekly Magazine số 11 năm 1976)
(Lúc này chưa có bút hiệu Việt Dương Nhân - Lấy bút hiệu Vdn sau khi gặp VĐP tại Paris năm 1978)