Results 1 to 3 of 3

Thread: Cách trồng rau

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Cách trồng rau

    Cách trồng rau từ nhánh

    Nếu muốn trồng , bạn để dành vài cọng già hoặc mua rau đem về nhà ngâm trong nước vài ngày cho nó ra rễ, xong đem trồng trong một cái chậu nhỏ, chừng nào cây mạnh hẵn thi` trồng xuống đất .


    Áp dụng phương pháp này cho hầu hết các loại rau chẳng hạn như : rau quế , rau bạc hà (mint) rau kinh giới, rau tiá tô, rau ôm, rau răm, etc.

    rau thơm: lựa cành già bỏ bớt lá dưới gốc đi cắm vô chậu đất để chỗ mát tưới nước thường xuyên or cắm vô ly nước sau thời gian thấy ra rể nhiều bỏ vô chậu đem trồng


    bỏ đất vô cái chậu có lỗ
    Cắm cọng rau thơm vô đất
    Bỏ chậu này trong aluminum tray
    Đổ nước khoảng 1/2 tray

    Nước từ từ thâ'm vào cành cây và cây nhú chồi, chờ cây mạnh rồi cắt cái chậu, bưng nguyên cục đất bỏ xuống lỗ và lấp gốc cây lại.

    (Sưu tầm / Posted by Lotus / Đ T)

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Cách trồng dưa leo từ hạt ( Cucumber, Armenian)








    Coi trong :

    http://edis.ifas.ufl.edu/mv056


    http://growinginstructions.com/v176.html

  2. #2
    Dac Trung
    Khách
    Cách trồng cây rau răm


    1. Đặc tính thực vật:
    Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.
    Hoa mọc thành bông, hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp thành đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 3 cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.
    2. Công dụng:
    Rau răm chủ yếu để làm gia vị. Người miền Trung ăn thịt gà xé bóp muối tiêu với rau răm, cùng với gừng tươi kèm ăn với trứng vịt lộn, làm rau thơm cho vào món cháo cá, cháo thịt gà, trộn với bắp cải để muối chua… Ngòai các công dụng đã nói ở trên người ta cho rằng rau răm có tác dụng làm dịu tình dục.
    Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa rắn bằng cách hái 20 ngọn rau răm rã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.
    3. Kỹ thuật trồng trọt:
    Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng. Bón lót 20 -25 tấn phân chuồng + 300 – 400 kg phân lân (tính ra 1m2 bón 2 – 2,5 kg phân chuồng + 30 -40 kg phân lân). Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
    Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.
    Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng. Dùng nước phân lợn pha loãng hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày bón 1 lần. Các lần sau có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới.
    Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng bón 1 – 2 tuần, tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ để bón cho cây.
    4. Thu hoạch:
    Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được. Có 2 cách:
    - Cắt tỉa các cành dài đem bán
    - Cắt luân phiên từng đám đem bán
    Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
    (Nguồn: Sách Kỹ thuật trồng một số cây rau)

    Đăng bởi : Admax

    Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.

    Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa: cấy gốc cách gốc 10 cm, hàng cách hàng 20 cm.

    Chăm sóc: Sau khi trồng được 3 ngày, cần bón với lượng không đáng kể. 15 ngày sau bón phân NPK (20 kg cho 1.000 m2). Nên bón vào 5 - 6 giờ chiều, sau khi bón phân thì phun nước để rửa cho phân không dính lá, không bị cháy lá rau.

    (Sưu tầm / Posted by An )

    --------------------------------------------------------------------------------

    Cây ớt




    Cây ớt nguyên sản ở vùng nhiệt đới, ưa sáng, ấm, ẩm, không chịu rét và khô. Trồng trên vườn và chậu, trồng trước nhà khách, thư viện. Nhân giống ớt bằng cách gieo hạt vào mùa xuân; khi cây cao 5-6cm cấy cây vào bầu, cao 10cm thì đem vào chậu. Khi trồng chậu đất phải có phân bón lót, sau khi trồng cần tưới nước, cây cao 20cm cần hái ngọn.

    Mỗi ngày tưới 1 lần, không để đọng nước; không nên bón qúa nhiều phân tránh cành nhánh quá dài. Trong kỳ hoa nở không cần tưới nhiều nước, để tránh hao rụng. Sau khi quả chín, hái đem hong khô cất giữ, để năm sau gieo.

    (Sưu tầm theo HT)




    ---------------------------------------------------------------------------------------


    Cây bạc hà



    http://www.pfaf.org/user/Plant.aspx?...ita%20vulgaris

    http://en.wikipedia.org/wiki/Peppermint

    http://plants.usda.gov/java/profile?symbol=MEAR4

  3. #3
    Dac Trung
    Khách
    CÂY CÀ CHUA


    Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller
    Họ cà: Solanacea

    I. GIỚI THIỆU

    Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách.

    II. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT

    Cà chua là cây hằng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà có thể là cây nhiều năm.

    1. Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5m và rộng 1,5 - 2,5m vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.

    2. Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so với các chồi nách gần gốc.

    Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm 4 dạng hình:

    - Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate)

    - Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate)

    - Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate)

    - Dạng lùn (dwart)

    3. Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.

    4. Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa.

    5. Trái: Trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái


    Quá trình chín của trái chia làm 4 thời kỳ:

    Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.

    Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái thể hiện màu sắc vốn có.

    Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc nay để trái chín từ từ khi chuyên chở.

    Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc nay phát triển đầy đủ có thể làm giống.

    6. Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 - 350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g.

    III. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

    1. Nhiệt độ: Cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây 21-24oC, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5oC thì cây cho nhiều hoa. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất định

    2. Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém.

    3. Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.

    4. Đất và chất dinh dưỡng: Cà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà thích hợp trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi.

    IV. KỸ THUẬT TRỒNG

    1. Thời vụ: Nhờ có giống mới nên hiện nay cà chua hầu như trồng được quanh năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên cũng phân ra làm 3 vụ chính như sau:

    - Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11 dl và thu hoạch vào tháng 1-2dl, đây là mùa vụ thích hợp nhất. Chú ý cây con trong thời điểm còn mưa cần chăm sóc cẩn thận.

    - Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12-1 dl và thu hoạch tháng 3-4 dl, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa khô, nóng khả năng đậu trái kém, cần chọn giống chịu nóng.

    - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6-7 dl và thu hoạch tháng 9-10 dl, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa mưa, do đó đất trồng phải thoát nước tốt, chọn giống chịu mưa, ít rụng hoa, ít nưt trái, chín có màu đỏ đẹp.

    Mùa mưa rất bất lợi cho cây cà nên về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đòi hỏi người trồng cà phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật, kỹ lưỡng và tay nghề cao, thường lợi tức cao gấp 2-3 lần so với chính vụ.




    2. Chuẩn bị cây con:

    - Lượng hột gieo cho 1.000m2 là 7-10 gram (330-350 hột/gram). Hột gieo trong bầu đất hay gieo trên liếp ương 15-20 ngày đem trồng, cây con già hơn dễ ngã trong muà mưa. Làm mái che cho cây con khi mưa. Đơn giản có thể dùng ni long trong suốt dễ dàng dở ra khi trời nắng hoặc lưới ni long mịn giữ suốt giai đoạn vườn ương giúp cản bớt giọt mưa to.

    Chú ý: Xử lý cây con trong vườn ương bằng phun thốc ngừa bệnh héo cây con trên liếp trước khi gieo hột bằng Oxyt đồng hoặc Copper B, sau đó cách 4-5 ngày phun một lần và phun 1 ngày trước khi đem trồng bằng một trong các loại thuốc Ridomil, Alliette, Rovral, Monceren, Benlate, Copper Zinc, Topsin-M, Kasuran..., rãi Basudin sau khi gieo để ngừa kiến tha hột.

    3. Chuẩn bị đất trồng:

    * Chọn đất: Cà chua chịu úng kém nên chọn đất cao ráo dễ thoát nước.

    - Trên đất cũ (đất chuyên rau, đã trồng rau vụ trước): Chú ý ít nhất 1-2 vụ trước không trồng các cây nhóm cà (ớt, cà tím, cà pháo, thuốc lá). Bởi vì các cây này cùng chung họ hàng nên có cùng tác nhân gây hại (bệnh héo xanh trên cà chua, cà phổi, ớt) và chúng có sẳn trong đất dễ dàng gây hại cây con.

    - Trên đất mới (mới lên liếp trồng): Trồng cà dễ thành công hơn, bởi vì đất được ngập nước trong thời gian trồng luá nên một số mầm bệnh ở trong đất bị tiêu diệt.

    Mô hình trồng cà chua dưới ruộng trong mùa mưa rất tiêu biểu ở Tiền Giang, một số nông dân tỉnh Cần Thơ trồng trên những chân ruộng không bị ngập nước trong muà lũ lụt, phần lớn bà con các nơi khác trồng trên đất ruộng vụ Xuân-hè.

    Trồng cà chua liếp đôi

    * Lên liếp:

    - Liếp đôi: mặt liếp rộng 1,0 -1,3 m, cao 20 cm, trồng 2 hàng, lối đi 0,5 m, khoảng cách cây 0,5 m, mật độ 2.500 cây/1.000m2, phù hợp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp cây cà chua F1 giống 607.

    - Liếp đơn: Mặt liếp rộng 0,6 m, cao 0,3-0,4 cm, trồng 1 hàng, lối đi 0,6 m, khoảng cách cây 0,5 m, mật độ 1.600 cây/1.000m2. Thích hợp trồng mùa hoặc loại cây sinh cao cây như cà RedCrown 250.

    Đối với cà thấp cây có thể trồng dầy hơn, khoảng cách cây 0.3-0.4m.

    4. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic)

    4.1 Mục đích:

    a. Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm trên lá chân

    b. Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ.

    c. Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

    d. Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.

    e. Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

    f. Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

    4.2 Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp

    - Vật liệu và qui cách: Dùng 2 cuồn màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng cà hàng đơn, còn hàng đôi 1,5 cuồn màng khổ 1,2-1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

    - Lên liếp: Lên liếp cao 20-40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

    - Rãi phân lót: Liều lượng cụ thể hướng dẫn bên dưới, nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân. Có thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng màng phủ.

    - Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Oxyt đồng hoặc Copper B (20 g/10 lít) hoặc Validacin (20 cc/10lít) đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.

    - Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp.

    5. Bón phân: (tương tự ớt)

    Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1.000m2 như sau:

    20 kg urea + 50 kg super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat + 50 kg 16-16-8 (đối với giống thấp cây) hoặc 70 kg 16-16-8 (đối với giống cao cây) + 1 tấn chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương với lượng phân nguyên chất (185-210N)-(150-180P2O5)-(160-180K2O) kg/ha.

    * Bón lót: 50 kg super lân, 3 kg Clorua kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg 16-16-8, 1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rãi trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

    * Bón phân thúc:

    Lần 1: 15 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây). Số lượng 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc cà.

    Lần 2: 35-40 ngày sau khi cấy, khi đã đậu trái đều.

    Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại cà hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

    Lần 3: Khi cây 60-65 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu trái rộ.

    Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

    Lần 4: Khi cây 70-80 ngày sau khi cấy đối với giống cao cây, còn giống thấp cây đã kết thúc thu hoạch.

    Lượng bón: 4 kg Urê, 4 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà.

    Chú ý:

    Cây họ cà (cà chua, ớt) rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu Calcium, biểu hiện là thối ~~~ trái. Ngoài việc bón lót vôi bột (tức là đã cung cấp thêm Calcium), nếu không bón thúc Calcium Nitrat vào đất như hướng dẫn trên bà con có thể bổ sung bằng Clorua canxi (CaCl2), nồng độ 2-4 %o phun trên lá định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển.

    Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.

    Có thể dùng thêm phân bón lá vi lượng như Master Grow, Risopla II và IV, Miracle,... phun định kỳ 10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch đợt đầu tiên, nồng độ theo khuyến cáo trên nhản chai phân. Không nên lạm dụng chất kích thích tăng trưởng nhất là giai đoạn phát triển trái vì dễ bị bệnh và giảm phẩm chất trái.

    6. Chăm sóc

    - Tưới tiêu nước: Cà chua cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

    Kiểu giàn chữ nhân (X)

    - Làm giàn: Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu trái. Kiểu giàn chữ nhân như giàn cho dưa leo đối với giống cao cây, còn giống thấp cây thì nên đóng trụ tre hoặc tràm xuanh quanh hàng cà, cao 50 cm, dùng dây ni long cột xung quanh.

    - Tiả chồi, lá, nụ hoa:

    * Tiả chồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cà chua không tỉa chồi cho năng suất thấp hơn có tiả chồi. Tạp quán nông dân trồng cà chua ở đồng bằng sông Cửu Long không tỉa cành, thân lá xum xuê thường không đạt năng suất cao. Cần tiả kịp thời khi nhánh mới lú ra 3-5 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gẩy chứ không dùng móng tay ngắt hoặc dùng ké cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

    * Tiả lá: Nên tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng để ruộng được thoáng, nhất là những chân ruộng rậm rạp, dễ nhiễm bệnh trồng dầy trong muà mưa.


    * Tiả trái: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 trái, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, trái lớn đều cở, giá trị thương phẩm cao.

    * Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vu gọn.

    7. Phòng trừ sâu bệnh:

    * Sâu hại

    a. Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera): Kiểm tra ruộng thừơng xuyên, ngắt bỏ ổ trứng sẽ diệt được phần lớn sâu non sắp nở, phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao. Dùng các lọai thuốc như trừ sâu ăn tạp. Nên thay đổi chủng lọai thuốc hoặc dùng thuốc đặc trị như Mimic 20F với liều 5cc/8lít, phun vào chiều tối và có thể phối hợp với một loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả.

    b. Dòi đục lòn lá, vẽ bùa (Liriomyza spp.): Ruồi rất nhanh quen thuốc, cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên, trong mùa nắng dòi phá hại nặng để hạn chế nên phun ngừa định kỳ 7-10 ngày/lần với dầu khoáng DC-Tron plus (Caltex) nồng độ 1,5-2%o (tức 1,5-2cc/1 lít nước) trong giai đoạn vườn ương và 1 tháng sau khi trồng, khi nhiều lá đã bị dòi đục nên phun dầu khoáng kết hợp với các lọai thuốc gốc cúc Peran, Sumialpha 1%o hoặc Baythroit 50 SL với nồng độ 2%o rất có hiệu quả.

    c. Bọ phấn trắng, rệp phấn trắng (Bemisia tabaci): Bọ phấn trắng phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, họăc phun thường xuyên định kỳ. Lòai này cũng truyền bệnh siêu trùng như các lòai rầy mềm. Phun Admire 50EC, Vertimec, Confidor 100SL, với nồng độ 1-2%o ở mặt dưới lá.

    d. Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura): Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Decis 2.5 EC...1 - 2%o có thể pha trộn với Atabron 5EC từ 2-3 cc/binh xịt 8 lít.

    * Bệnh hại:

    a. Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani, Phytophthora sp., Pythium sp.): Nên sử dụng phân hửu cơ đã hoai mục, không để vườn ươm quá ẫm. Trộn thuốc trừ nấm vào đất hoặc tưới đất để khử mầm bệnh, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B 2-3%o , Ridomil, Anvil, Derosal, Appencarb 1 - 2%, Tilt 0.3 - 0.5 %o.

    b. Bệnh héo xanh, chết nhát ( Vi khuẩn Pseudomonas solanacerum, nấm Fusarium oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium sp.): Cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh; dùng vôi bột hoặc Kasuran, Copper zinc, Vertimec rãi vào đất hoặc tưới nơi gốc cây 25-30g/8 lít nước, phun ngừa bằng Kasumin, Kasugamicin 2-3%o.

    c. Bệnh thán thư (Colletotrichum phomoides): Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh, bố trí thời vụ hợp lý hoặc tránh để trái khi có mưa nhiều. Phòng trị bằng thuốc Copper-B, Manzate 200, Mancozeb 80BHN, Antracol 70WP, Ridomil 25 WP 20-30 g/ bình phun 8 lít , Derosal 50 SC ... nồng độ 1-2 %o.

    d. Bệnh mốc đen lá (Cladosporium fulvum): Tiêu huỷ các lá cây bệnh. Phun ngừa bằng: Copper B 3-4 %o, Rovral, Topsin M, Derosal, Ridomil 1-2%o.

    e. Bệnh héo muộn, sương mai (do nấm Phytophthora infestan): Phun các loại thuốc Aliette 80WP, Manzate 200, Mancozeb 80WP, Curzate M8 1-2%, Ridomil 20-25g/10 lít.

    Lưu ý: Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Monitor, Methylparathion, Azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.

    VI. THU HOẠCH

    Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc. Năng suất giống địa phương thấp 10-15 tấn/ha, giống nhập nội 30-40 tấn/ha./.

    (Sưu tầm theo khucthuydu)

    http://www.gardenersnet.com/vegetable/tomato.htm

    How to Grow Tomatoes

    Top 10 Tomato Growing Tips

    http://gardening.about.com/od/growin...omato_Tips.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cách trồng các cây có hoa
    By Dac Trung in forum Khéo Tay - Hay Làm
    Replies: 2
    Last Post: 23-04-2012, 02:37 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 21-11-2011, 02:26 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-09-2010, 09:46 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •