Ở TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ G̀ QUAN TRỌNG VÀ QUƯ GIÁ HƠN CON NGƯỜI.

Cho nên nếu là con người thật sự có nhân tính, tôi tin rằng không một ai có thể phủ nhận điều này. Nói cách khác mỗi con người là một cá thể độc nhất vô nhị trên đời này. Nhưng nếu có ai đă nói “Không có ǵ quư hơn Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” th́ có thật đúng không ? Hay chỉ là ngụy biện để mị dân cho mưu đồ của đệ tam quốc tế, của một tên tay sai tiểu nhơn khốn kiếp, không phải là người ; v́ đă rước voi về để dày mả tổ Việt tộc từ 82 năm nay (1930-2012), th́ kẻ đó đúng là “ăn cháo đá bát” v́ phản quốc bội dân !

Nhưng nếu nói Ở TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ G̀ QUAN TRỌNG VÀ QUƯ GIÁ HƠN CON NGƯỜI, nên mới gọi là độc nhất vô nhị, th́ thử hỏi có mấy ai biết tự hỏi để tự t́m câu trả lời tại sao ta lại quan trọng nhất và quư giá nhất ? Và nếu nói con người là quan trọng và quư giá hơn hết trên đời này, th́ tại sao thiên hạ lại đi sát hại lẫn nhau để giành quyền lợi với tiền tài, của cải, vàng bạc, châu báu,…? Hay như ở thời đại này nếu nói con người đă có tŕnh độ “dân trí” cao với văn minh kỹ thuật nano, th́ tại sao người ta c̣n chế vũ khí “tàng h́nh” để làm ǵ, nếu không phải để chuẩn bị giết nhau cũng v́ nguyên liệu quư và nhiên liệu hiếm như dầu lửa với khí đốt mà ai cũng biết ? Nói theo kiểu b́nh dân, nếu người ta giết nhau cũng chỉ v́ “miếng ăn” th́ có phải con người cũng đâu khác ǵ con thú ? Tại sao vậy ?

Thưa, lư do đơn giản và dễ hiểu, là v́ ta đă không ư thức được cái Tính Bản Nhiên của con người, c̣n gọi là Nhân Tính. Chính v́ ta đă không hiểu biết được cái Bản Tính siêu việt của nó chính là ta, như tiền nhân đă nói “nhân chi sơ tính bản thiện”, nên không ư thức được giá trị của nó và đă đánh mất nó.

V́ vậy, trong binh pháp Tôn Tử mới có câu “biết ta biết người, trăm trận trăm thắng”. Từ đó suy ra nếu ta đă thua trong quá khứ, là chắc chắn v́ ta đă KHÔNG BIẾT TA tức không biết cái “bản tính tự nhiên” của ta, nên không thể biết người và cũng chẳng biết ǵ. Do đó mới làm sai nhiều hơn là đúng, hoặc nếu có đúng th́ cũng chỉ là cầu âu may rủi hay c̣n nói là “chó ngáp phải ruồi” ! V́ vậy người viết đă nhiều lần đề cập đến vấn đề “tri kỷ” này và mới đây qua bài viết “Biến cố 30/4, bài học vẫn chưa thuộc”, tôi đă nhắc lại nguyên do mất nước, đồng thời cũng đă diễn giải tóm lược ư nghĩa triết lư của câu nói không thể phủ nhận được của tiền nhân “Đạo mất trước, Nước mất sau” qua huyền thoại Kim-Quy.

Tuy biết rằng ở thời buổi văn minh này người ta v́ duy lư nên đâm ra duy vật thành ra duy dật, nên đă đảo lộn giá trị con người. V́ vậy c̣n gọi là văn minh vật chất nên người ta mới nói “có tiền mua tiên cũng được” hay “tiền là tiên tổ”, th́ tiền là quan trọng và quư hơn hết ! Cho nên người viết cũng dư biết rằng khi nói đến Đạo làm Người trong thế giới hôm nay bằng cách “tu thân dĩ Đạo”, th́ cũng như nước đổ đầu vịt. Nhưng trong vũ trụ đâu chẳng là phận sự của ta (“vũ trụ nội mạc phi phận sự”. NCT), nên hễ thấy bất cứ việc ǵ đáng làm là làm, làm một cách an nhiên tự tại, nghĩa là làm không v́ bắt buộc (cưỡng hành) hay phải có lợi ǵ đó (lợi hành) như có tiền, có danh, có quyền, có lợi riêng,… mới làm, và cũng không hề lo đến kết quả khen thưởng hoặc chê bai, thành công hay thất bại. Như thế mới gọi là phong thái An Vi.

Cũng xin được nhắc lại, ở đây là phạm vi triết lư chứ không phải triết học, nên không thể đọc qua một lần như đọc truyện hay đọc tin tức là có thể hiểu hết và có thể biết liền như ḿ ăn liền được đâu. V́ vậy muốn “trí tri” cần phải được đọc đi đọc lại nhiều lần để cho ư niệm thẩm thấu sâu vào tiềm thức, hầu với thời gian mới có thể ư thức được, th́ mới gọi là “tri thức” tức mới gọi là “biết”. Đó mới đúng nghĩa nguyên thủy của “trí thức”, chứ trí thức không có nghĩa thông thường như ai cũng hiểu là người có học với một đống kiến thức. V́ có học mà không biết hành cho “thuận tính mệnh chí lư”, tức không biết suy nghĩ cho thuận theo lư Thiên th́ không thể “kiến” và cũng không biết hành động cho đúng với lẽ Đạo. Nghĩa là nếu ta không thấy được bằng “huệ nhăn” th́ ta cũng chỉ là kẻ ngu dốt mà thôi, nên người xưa nói là “Học nhi bất tư tắc vơng”.

Do đó, người viết muốn bổ túc ư nghĩa triết lư của huyền thoại Kim-Quy với Loa Thành (thành Cổ Loa), nên xin trích dẫn thêm phần diễn giải với ư nghĩa sâu sắc hơn từ tác phẩm “Loa Thành Đồ Thuyết” của triết gia giáo sư Kim-Định sau đây :



“Những cuộc thám quật hiện thực gần đây tại Non-nok-tha bên Thái Lào và Hang Thần bên Miến Điện đă phát giác thêm nhiều dữ kiện mới về nền văn minh Ḥa B́nh, Bắc Sơn trong đó phải kể tới nghệ thuật kỷ hà học với các ṿng xoáy trôn ốc cũng như những h́nh tam giác… Những yếu tố đó cũng đă thấy có xuất hiện ở thời phôi thai nghệ thuật Ngưỡng Thiều và cả Long Sơn (Creel 91) nhưng rồi biến mất. Trong huyền thoại nước ta có truyện xây đắp rồi sụp đổ của Loa thành, nếu xét về biểu tượng th́ đó cũng là một biểu tượng liên can tới nền văn hóa có nghệ thuật xoáy ốc. Vậy có phải truyện Loa thành ghi lại sự sụp đổ của một nền văn hóa xa xưa đă gắn liền với nền văn hóa của tổ tiên chúng ta? Câu hỏi có thể làm phát khởi lên những cuộc t́m kiếm về nhiều phương diện: nghệ thuật, khảo cổ, dân tộc học, ư nghĩa huyền sử…

Quyển này muốn khởi công làm một trong những cuộc thám hiểm đó về phương diện huyền sử. Đứng ở phương diện này th́ họa đổ Loa thành cũng chính là họa đồ tâm thức con người. Nếu Loa thành có ba ṿng xoáy ốc với chín tầng chồng lên nhau th́ cơ cấu tâm thức con người cũng có thể quan niệm ba ṿng như thế tức tính tự ngoài vào trong là ư thức, tiềm thức, vô thức… và mỗi ṿng lại có thể chia ra ba đợt nhỏ thành chín. Rồi cũng như lối vào thành Loa tiến kiểu xoáy ốc th́ đây cũng vậy: càng tiến th́ lại càng đi sâu thêm cũng như cao thêm lên măi cho tới tận trung cung là nơi ủ ấp và phát sinh mọi nền ḥa hợp thống nhất. Nói theo tâm tư th́ đó là lối suy luận giữa hai hàng ư thức và tiềm thức. Tiềm thức kêu là Long, ư thức kêu là Tư, vị chi là Tư Long, một tên khác của Loa thành. Nếu thế th́ công cuộc khai quật thành Tư long sẽ là cuộc thám hiểm rất ơn ích cho con người thời đại đang bị chứng tán hồn (Schizophrénie = dissociation de l’âme) cũng như cho cả nước đang bị nạn phân hóa cùng cực.

I. ÔN CỐ TRI ÂN

1. Ôn Cố

An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục nhân cầu hôn với con gái vua Hùng Vương tên là Mỵ Nương không được, nên sinh ḷng oán hận mới cử binh sang diệt nước Văn Lang, cải hiệu là Âu Lạc xây đắp thành ở đất Việt Thường. Hễ xây xong th́ thành lại đổ. Sau có ông già hiện ra bảo muốn xây được thành th́ phải theo kế hoạch của Thanh Giang sứ giả sẽ xuất hiện từ Đông phương. Nói đoạn cáo từ. Rạng ngày Vương đứng ở cửa Đông trông ra th́ thấy một con rùa vàng từ hướng Đông mà bơi lại. Rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người.
Lập đông môn vọng chi.
Kiến kim quy ṭng Đông nhi lai.
Tự xưng Thanh Giang sứ giả
.”

Rùa tự xưng là Thanh Giang sứ giả, v́ biết rơ lẽ trời đất, âm dương quỷ thần.
Vương bèn rước thần vào thành, mời ngồi trên điện hỏi v́ cớ chi mà thành không đắp được. Kim Quy nói: “Ở đây có con gà trắng sống ngàn năm hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu, nó là dư khí của quỷ thần. Hễ có người khách nào qua lại đến đây ngủ nhờ, th́ quỷ tinh hóa ra thiên h́nh vạn trạng mà giết hại rất nhiều. Bây giờ bắt con gà trắng giết đi th́ tinh quái sẽ hết.
Sát nhĩ bạch kê nhi tế.
Quỷ tinh tận tán
.”

Vương làm theo nên xây được thành dài rộng ngh́n trượng.
Xoáy tṛn như h́nh con ốc
Lại đặt tên là Tư Long.

Kỳ thành diện quảng thiên trượng,
Bàn hoàn như Loa h́nh.
Hựu viết Tư long thành
.”

Thành xây xong Vương hỏi cách cai trị. Thần trả lời: quốc tộ tu đoản, xă tắc an nguy là vận của trời, nhưng người biết tu đức th́ có thể lâu dài được.
Quốc tộ tu đoản,
Xă tắc an nguy
Thiên chi vận
Nhiên nhơn năng tu đức
Khả dĩ diên chi
.”

Rồi thần trút móng chân trao cho mà dặn nếu dùng làm nỏ, khi có giặc tới th́ không ǵ đáng lo ngại. An Dương Vương liền làm nỏ gọi là Linh quang kim trảo thần nỏ, chữ hán. Nhờ đó mà mỗi khi Triệu Đà đến công thành đều bị thua phải rút quân về đóng ở núi Trâu Sơn, không dám đến đánh nữa.

Sau Triệu Đà lập mưu cho con là Trọng Thủy sang cầu hôn với Mỵ Châu. Cưới xin rồi Thủy mới dỗ vợ cho xem nỏ, rồi lén lấy vuốt mà giấu đi, về báo cho cha. Triệu Đà được nỏ rất mừng, liền phát binh đánh Vương. Vương không lo pḥng bị chỉ mê đánh cờ.
“Vương bất thiết bị,
Viên ḱ tự nhược.”


Nghe giặc đến Vương cười mà nói: Đà không sợ nỏ thần sao. Nhưng khi đem nỏ ra bắn th́ thần cơ đă mất. Vương thua chạy, liền chở Mỵ Châu mà trốn về hướng Nam, đến bờ biển th́ phải kêu thần Kim Quy cứu. Thần hiện lên bảo giặc ngồi sau lưng nhà vua đó. Vương liền tuốt gươm chém Mỵ Châu rồi theo Kim Quy cằm sừng Văn Tê 7 tấc đi vào biển.

Trọng Thủy theo lốt lông chim Mỵ Châu thường mang trong ḿnh lấy rải ra làm dấu, nhờ đó t́m được xác vợ ôm về chôn ở Loa thành hóa làm giếng ngọc. Trọng Thủy thương cảm vô cùng nên nhảy xuống giếng mà chết.

Sau này ai được ngọc châu ở Đông Hải cùng múc nước giếng ấy lên mà rửa th́ sắc ngọc càng thêm rực rỡ. Nhân tránh tên Mỵ Châu nên gọi Ngọc Châu là “Đại cưu tiểu cưu” vậy.
Trở lên là một trang huyền sử rất giàu ư nghĩa, mà tập sách này sẽ cố gắng khai quật lên một số với phương pháp của Việt Nho.

2. Phương pháp Việt Nho.

Việt Nho không chỉ có nghĩa là của người Việt xét như con dân đất nước Việt Nam dù rằng trong quá khứ tổ tiên ta có đóng góp vào việc h́nh thành Nho giáo đến đâu đi nữa. Vậy Việt Nho nói ở đây nhằm nghĩa là đạo lư của những người biết vượt qua những cái bé nhỏ, biết siêu lên, biết đi măi trên con đường tiến hóa, một cuộc tiến hóa không biên cương, không bờ bến, không nói ra được, nên nhiều khi dùng tới lời âm u co giăn là thần thoại, huyền thoại.

Huyền thoại có nhiều tầng nghĩa. Tầng nhất là nghĩa đen nói đến cái ǵ th́ hiểu về cái ây, nói cái bọc trăm trứng th́ hiểu là có một cái bọc với trăm quả trứng. Đó là nghĩa trứ h́nh, tức sáng lên trọn vẹn ở h́nh tích hiện tượng, đàng sau không c̣n chi nữa.

Tầng hai chỉ những cái không hiện lên h́nh nên có khả năng nhập thể ở nhiều trạng thái khác nhau, lúc đó sự việc dù có thể là thực, nhưng c̣n nhằm nói một cái ǵ khác cao hơn. Thí dụ Đế Minh gặp tiên trên Ngũ Lĩnh có thể chỉ việc trai Bắc lấy gái Nam, nhưng đồng thời c̣n chỉ tinh thần Bắc phương giao thoa với văn hóa Nam phương. Với ư này chúng ta gọi là huyền sử: đó là một loại Minh triết nhưng tŕnh bày bằng những mảnh vụn lịch sử.

Đây là ư nghĩa thuộc tầng thứ ba liên hệ tới con người xét là người không kể thuộc dân nước nào cả, thí dụ Bàn Cổ, Nữ Oa không c̣n là mảnh vụn của sử nữa mà là những sơ nguyên tượng của một nền nhân chủ trung thực.

Trên đây là ba tầng ư nghĩa mà một câu truyện thần thoại hay truyền kỳ có thể bao hàm, nên thuộc cả ư thức lẫn tiềm thức. Duy lư là chủ thuyết xây trọn vẹn trên ư thức nên chỉ chấp nhận có nghĩa đen, v́ thế bao nhiêu thần thoại đều bị họ gạt đi như những truyện nhảm, phải vượt qua duy lư mới nhận ra ư nghĩa sâu hơn. Trong tập này chúng ta chú ư đến nghĩa tầng hai và ba nhất là ba. V́ nghĩa tầng hai đă nhấn mạnh trong các quyển Việt Lư tố nguyên và Dịch kinh Linh thể rồi.

Những tác giả được nhắc tới trong tập này thuộc tâm phân và uyên tâm nhất là của Karl Jung. Đó là những tác giả sẽ giúp chúng ta phần nào trong việc tŕnh bày kiểu lư giải (ít ra ở đợt đối chiếu) về cái miền âm u bất khả ngôn mà chúng ta lại cứ muốn ngôn. Bởi chưng ở trong những tầm sâu thẳm th́ biên cương giữa khả ngôn và bất khả ngôn nhập nhằng trồi sụt, thế mà lư trí con người cứ phải tiến măi nên phải đẩy xa măi khả năng khai triển của ḿnh ít ra tới hết mức có thể trong việc muốn vượt sang cơi vô biên.

Đấy là chỗ Việt Nho khác duy lư. Duy lư định cư lại trên lư trí. Việt Nho cũng lư trí nhưng không phải là để ở lại đấy song là để đạt tới cái mênh mông, đặt nhịp cầu hội thông giữa ư thức và tiềm thức, nói kiểu xưa là giữa nội với ngoại, giữa thiên với địa, giữa âm với dương. Dù gọi bằng tên chi đi nữa nhưng chính là sự giao thoa giữa hai đối cực đó làm nên Nhân tính và Đạo làm người chính là giúp hiện thực được sự giao thoa động đích đó. Thành tựu là thành nhơn, thất bại là sa đọa. Xét như vậy th́ câu truyện Loa thành chính là huyền sử của con người. Nó cũng là một trang huyền sử nước nhà v́ xây bằng mảnh vụn lịch sử nước ta, nên tôi lấy làm thí dụ chính trong sách này và cho mang tên là “Loa Thành Đồ Thuyết”.

3. Ư nghĩa Loa thành

Loa là biểu tượng tổng hợp của hai đường lực ngang dọc, ư thức với tiềm thức đúc kết làm nên đường mới không ngang không dọc nhưng là xoáy ốc.

Thành là sự h́nh thành sống động, là giai thoại diễn biến của câu truyện xây thành mà chính cũng là quá tŕnh kiến tạo Nhân tính, nói kiểu b́nh dân là công tu luyện nên con người.

Đồ là sơ đồ, tức những nét cơ bản đồng nghĩa với chữ cơ. Chính chữ Cơ có nghĩa là động mà chưa h́nh hiện ra ở khoảng hữu với vô, v́ thế cơ th́ vi tế cho nên u ẩn, tiềm tàng.

Thuyết là “logos”, là bàn giải lư luận. Đấy là một nét mới có thể nói là vay mượn một phần của triết Tây tức là dùng lối văn luận giải để bàn về những cái không thể luận giải.

Triết Tây xưa th́ đặc chú về luận giải, nhưng lại không ngờ đến cơi tâm linh nằm ngoài khả năng luận giải, c̣n triết Đông th́ có hé nh́n thấy tâm linh nhưng lại không mấy dùng văn diễn giải mà chỉ dùng lối văn chỉ thị. Điều đó hợp cho những người xưa sống nhàn nhă giữa cảnh thiên nhiên có nhiều rảnh rỗi để suy nghĩ, nhưng không c̣n hợp nữa cho phần lớn con người thời nay sống trong cảnh ồn ào nhộn nhịp. V́ thế cần đến lời diễn giải. Đấy là một việc khó nhưng cũng phải bắt đầu làm.

Sở dĩ trước đây Đông phương không lư giải v́ tâm linh u ẩn không bờ cơi xác định, nên không thể nói ra, v́ hễ đă nói ra là xác định. Bởi thế chỉ c̣n có lối văn chỉ thị liên hệ với thái độ sống sao cho hợp Đạo. C̣n nói về Đạo th́ chỉ có cách nói gián tiếp bằng giai thoại, nhơn thoại với muôn h́nh vạn trạng từ âm dương, thiên địa, tiên rồng, sơn tinh, thủy tinh, ngư tinh, hồ tinh cho tới Trọng Thủy, Mỵ Châu… tất cả đều nói lên một khía cạnh nào đó của cái cơ cấu uyên nguyên.

Chính v́ uyên nguyên nên nó vượt không thời gian tức vô cổ vô kim, không Đông không Tây nhưng ở đâu cũng thật, nên mới gọi là tiềm thức cộng thông của toàn thể nhân loại, v́ thế nên cũng thông với tất cả đất trời người. Chính v́ vượt thời không nên bao giờ cũng thật, và hợp với rất nhiều giai tầng thực tế như vài thí dụ sau chứng tỏ.

4. Văn học nước nhà

Thí dụ truyện Loa thành xây đi xây lại măi mà vẫn không xong, hễ gần xong th́ lại đổ đem áp dụng vào nền văn học nước nhà cũng thấy rất thật. Từ lối năm 1930 tới nay quang cảnh văn học nước ta cũng bày ra câu truyện y hệt “xây đi xây lại măi mà vẫn không xong”. Tính tự tờ Nam phong cho tới nay đă biết bao mộng xây thành “Cổ Loa” nhưng hễ gần xong th́ lại đổ. Phạm Quỳnh đổ ra làm quan. Tự lực văn đoàn đổ ra tha lực toàn cóp nhặt lăng mạn của Tây. Việt Minh xây gần xong th́ đổ ở chỗ cả trí thức lẫn dân chúng bỏ chạy trốn thành, v́ không phải là Cổ Loa xoáy ốc mà là thành nằm ngang chưa cần đổ đă ngột ngạt không thể ở. Các nhóm linh tinh theo Sartre, F.Sagan chưa kịp treo cờ th́ đă gẫy cột. Vài tên như vậy đủ để nghĩ đền biết bao nhóm khác cũng đang cố gắng xây, nhưng xây đâu đổ đấy…

5. Thế giới

Áp dụng vào thế giới ta thấy cũng không ra ngoài luật phổ biến đó được. Trong một công tŕnh nghiên cứu tỉ mỉ của ngót 20 học giả tên tuổi quốc tế cỡ Oppenheimer, Heisenberg, Louis de Broglie dưới nhan đề “khoa học và tổng hợp” (Science et synthèse. Col. idées). Các vị đều nhận xét rằng Âu Tây đang dẫn nhân loại vào bốn cái lầm lỡ chí tử sau:

Lầm lỡ quân sự : sản xuất bom có thể tiêu diệt toàn thể văn minh con người.

Lầm lỡ kinh tế : đặt trên sự chạy đua sản xuất mà không trên công ích, nên dẫn tới chỗ khai thác triệt để các tài nguyên thế giới và các dân tộc thất thế.

Lầm lỡ chính trị : v́ đặt trên nguyên lư đua tranh sẽ đưa đến sự cách biệt bi thảm giữa những nước giàu và nghèo.

Lầm lỡ sinh lư : để cho sinh sản ra quá độ sẽ bít hết đường lối tiến triển và đưa đến sự hạ giá đời sống con người. Đó là bước mở màn cho các nước văn minh phải trở lại thời tiền sử chịu cảnh đói khát, bệnh hoạn, và tất cả sinh lực phải đổ trọn vẹn vào việc duy tŕ sự sinh tồn suông.

Đây là hậu quả một sự sa sút bệnh hoạn quen gọi là giai đoạn khoa học (déclin morbide, il faut l’appeler la phase scientifique. p.68). Bởi xem tứ bề đều thấy có khoa học cơ khí mà không thấy được một ngọn hải đăng dẫn lối trong buổi chiều tà ảm đạm của cuộc sống hầu đem lại cho nó một ư nghĩa. Nói cách khoa học th́ chúng ta hiện đang cần một mẫu lư tưởng với những khả năng đang diễn biến của nó, cần một cái nh́n mới mẻ về vận mệnh, về cứu cánh con người toàn diện và được đông người chấp nhận…

Chỉ có cái nh́n tổng quan đó mới đủ giúp con người vượt lên khỏi cơn khủng hoảng hiện nay đặng bước vào thời đại canh tân. “L’absence de tout fanal qui servirait à nous guider en ce lugubre crépuscule de l’existence qui donnerait un sens à la vie des hommes et les inspirerait dans l’action.
En termes scientifiques, ce qui est requis c’est un modèle supérieur de l’homme et de ses capacités évolutives ou en termes plus humains une vision de la destinée de l’homme qui soit neuve, complète et généralement adoptée. Cette vision peut seule nous aider à surmonter la crise présente et à entrer dans une phase de renouveau
” (p.79)

6. Nguyên nhân

Tại sao con người đang thiếu cái dạng thức lư tưởng về con người? Thưa là bởi con người “bị nghèo nàn hóa, bị giản lược hóa vào một chiều kích là duy lư : “impoverished, being reduced to one dimension: raison” nên không sao xây dựng nổi một mẫu người. Có bao nhiêu nền nhân bản là có bấy nhiêu nấm mồ chôn mẫu người chưa kịp thai nghén xong đă chết yểu. Lư do then chốt là tại duy dương, y như An Dương Vương vậy.

Phải có cả hai mới là Đạo, có nhất âm nhất dương mới xây nổi thành Nhân tính. An Dương Vương chỉ xây nổi thành tự lúc giết con gà trắng. Gà trắng là ǵ? Trắng chỉ phương Tây, gà là cung Dậu cũng phương Tây, chôn ở núi Thất diệu tức số 7 cũng là Tây (bắc) ba lần Tây vị chi là quá dương : duy lư, duy ư thức, quay lưng lại với tiềm thức.

Cần phải có thần kim quy “tự Đông lại” để quân b́nh Đông Tây để chữa cái bệnh của An Dương Vương hay duy Dương cũng là một. Bởi vậy khi chủ quán thấy An Dương Vương không chết vào tay quỷ tinh th́ sấp ḿnh xin học bí thuật. An Dương Vương trả lời : “rằng hăy giết con gà trắng mà tế th́ con quỷ (là các thứ duy vật) sẽ hết”, “sát nhĩ bạch kê nhi tế, quỷ tinh tận tán”. Lúc ấy và chỉ lúc ấy thôi mới xây được thành Cổ Loa là sự thành tựu của hai nét dọc ngang để nó nương nhau mà vươn lên làm thành đường xoáy ốc vào vô biên. Bởi đó Cổ loa cũng gọi là thành “Tư Long” tức là suy tư theo lối rồng là lối vượt qua 6 bậc như đă nói trong quẻ Kiền. Lên đến hào 5 th́ là “phi long tại thiên”. Long có “phi tại thiên” th́ mới nên đại nhân có khả năng xây đắp. Đó gọi là “đại nhân tạo dă”.

Tạo cái chi?
Thưa là tác tạo nhân đạo tượng bằng “ngón chân kim quy”. Ngón chân chỉ phần tinh hoa nhất của một vật, c̣n Kim quy chính là “Thanh giang sứ giả” có tài thấu biết được thiên địa cũng như các lư sâu thẳm của quỷ thần “Minh tri thiên địa, âm dương, quỷ thần chi lư”. Lư đây không c̣n là duy lư ư thức, bởi nó thuộc về Tư Long là lối suy tư thấu đến chỗ “quỷ thần chi hội”.

Đấy mới là cái mẫu lư tưởng của con người mà các nhà khoa học nhận ra đang c̣n thiếu cho nhân loại. Hiện nay mới chỉ có một quan niệm quá bé nhỏ về con người, nhỏ đến nỗi c̣n bên dưới cả sự vật, đúng hơn chính là con của sự vật như người cộng sản quen nói “hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng”.

Với câu trên cộng sản tỏ ra là con trưởng nam của nền duy lư truyền kiếp của Âu Tây trải bao thế kỷ nuôi dưỡng quan niệm con người yếu hèn phải luôn luôn lệ thuộc ngoại lực… Tất cả đều xa cách mẫu người của thần kim quy một mẫu người “cùng trời đất tham tán” như một tài trong tam tài. Nếu thiên địa có việc của thiên địa, th́ nhân cũng có việc của nhân. Nên thần Kim Quy mới nói “xă tắc an nguy” là do vận trời, nhưng người biết tu đức th́ có thể kéo dài cuộc trị an.

"Xă tắc an nguy thiên chi vận
Nhiên nhân năng tu đức Khả dĩ diện chi
.”

Nói về nước th́ cũng là nói về người hay là về thế giới vậy.

Đấy là bài học đáng ghi nhớ muôn đời. Đấy là cái mẫu mực cao siêu của con người. Đó mới chính là cái Hồng phạm mà lẽ ra con người phải đời đời minh tâm khắc cốt. Thế nhưng không may An Dương Vương đă quên đi, đă không “an đức” mà chỉ mảng giồn hết tâm lực vào cuộc cờ : cờ đời, cờ chính trị, cờ danh lợi bày bày xóa xóa nằm ḅ sát hàng ngang mà quên đi cái Đạo làm người hàng dọc vươn lên như Cổ Loa pháp, để đến nỗi thành lọt vào tay ngoại bang và tự đấy Hán Nho ngự trị trải qua bao đời chịu nằm sấp một cho tới khi Tây dương đặt ách đô hộ th́ lại đẩy cái bệnh một chiều đến cực độ, khiến cho Loa thành sụp đổ, nước bị chia đôi, anh em cùng một bọc Âu Cơ giết nhau từ hơn hai chục năm rồi mà chưa t́m ra họa đồ để xây nước. Hôm nay cung kính mở sách xưa, ôn lại truyện cũ mong t́m lại ít tia sáng soi đường cho bản thân, cho quê nước, cho con người.
Người ơi ! ”


(Những ai muốn nghiên cứu và t́m hiểu thêm về huyền thoại này có thể đọc nguyên tác phẩm “Loa Thành Đồ Thuyết” của triết gia Kim-Định)