Page 1 of 9 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 83

Thread: Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Tướng NGUYỄN KHÁNH
    Wikipedia



    Nguyễn Khánh (sinh năm 1927) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng ḥa. Ông từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng ḥa, cũng như đă từng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa trong giai đoạn 1964-1965. Ông được xem là người nắm giữ nhiều quyền lực tối cao nhất trong lịch sử 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng ḥa.[1]

    Con đường binh nghiệp

    Ông sinh ngày 8 tháng 11 năm 1927 tại Trà Vinh, con của ông Nguyễn Bửu - một địa chủ lớn. Thời trẻ, ông có tham gia Việt Minh một thời gian ngắn rồi trở về học Trường vơ bị liên quân Đà Lạt, sau đó, ông được đưa sang Pháp tu nghiệp ở Trường quân sự Saint Saumur. Thời gian này, ông lấy tên là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh.

    Sau khi tốt nghiệp Saint Saumur và trường Vơ bị Viễn Đông (Đà Lạt), ông tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam và được thăng chức khá nhanh. Sau khi Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm lên nắm quyền, ông ủng hộ chính phủ và tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ lực lượng B́nh Xuyên trong chức vụ Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch với hàm Trung tá (tháng 9 năm 1955). Sau chiến dịch này, ông được thăng hàm Đại tá.

    Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng ḥa được thành lập, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (1956-1957), Tư lệnh Miền Hậu Giang gồm các tỉnh Kiến Ḥa, Mỹ Tho, Vĩnh Long (1957-1958), Tư lệnh Phân khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau (1958-1959), Tổng thư kư Bộ Quốc pḥng (1959-1960).

    Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi thực hiện cuộc đảo chính chống chính phủ. Ông đă tổ chức phản công bảo vệ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và làm thất bại cuộc đảo chính. Do công lao này, ông được thăng hàm Thiếu tướng và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân (từ tháng 11 năm 1960 đến tháng 12 năm 1962). Đến đầu năm 1963, ông giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II.

    Đỉnh cao quyền lực

    Khi cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, tướng Khánh đă án binh bất động, không tỏ rơ thái độ. Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng quân nhân cách mạng làm đảo chính lật đổ chính quyền. Do đó, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp Trung tướng.

    Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Khánh đă thực hiện cuộc "chỉnh lư" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng ḥa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh.

    Tuy nhiên, tướng Khánh đă vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng. Các cuộc biểu t́nh chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày 25 tháng 8 năm 1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc, hô "Đả đảo Nguyễn Khánh!". Tướng Khánh buộc phải ra gặp đoàn biểu t́nh và cũng hô "đả đảo". Trước áp lực dư luận, tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ "Hiến chương Vũng Tàu" và thành lập cơ chế "Tam đầu chế" (c̣n gọi là Ủy ban Lănh đạo Quốc gia) để chia quyền bớt cho các tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm. Tháng 9, vai tṛ Quốc trưởng được giao cho tướng Dương Văn Minh. Ngày 26 tháng 10, Thượng hội đồng Quốc gia được triệu tập và bầu kỹ sư Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng. Quốc trưởng cũng đă chỉ định ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng. Cũng trong tháng này, tướng Khánh cũng được Quốc trưởng phong hàm Đại tướng cùng với tướng Dương Văn Minh.

    T́nh h́nh miền Nam dưới sự quản lư của tướng Khánh ngày càng loạn lạc: giai đoạn tướng Khánh nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất. Ngày 13 tháng 9 năm 1964, các tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát kéo quân về Sài G̣n thị uy với tướng Khánh. Ngày 19 tháng 2 năm 1965, cuộc đảo chính do tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu, suưt bắt được tướng Khánh. Nhờ sự ủng hộ của nhóm các tướng trẻ, tướng Khánh mới giữ được được t́nh h́nh.

    Do chủ trương đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam và lời tuyên bố "Quân đội là cha quốc gia!", uy tín của tướng Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất ḷng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế tướng Khánh. Ngày 25 tháng 2 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Trước khi đi, ông c̣n nắm theo một miếng đất và tuyên bố: "Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về." Tuy nhiên, lời tuyên bố này hơn 40 năm sau vẫn chưa thể thực hiện được.

    Cuộc sống lưu vong

    Trong phim tài liệu "Heart & Mind" của đạo diễn Peter Davis do đài BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 và đoạt giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 1975, Nguyễn Khánh cho biết chính Đại tướng Maxwell D. Taylor của Mỹ đă đích thân ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Việt Nam. Thậm chí, Nguyễn Khánh c̣n lén ghi âm lại lệnh "lưu đày không chính thức" này của Taylor.

    Sau khi rời Việt Nam, tướng Khánh ở Mỹ một thời gian ngắn. Từ năm 1966, ông sang Pháp bằng trợ cấp dành cho những người từng phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau năm 1975, ông định cư tại Mỹ.

    Ngày 2 tháng 1 năm 2005, tại Đại Hội quốc dân lần 2 (California, M&#7929..., cựu tướng Nguyễn Khánh được bầu làm Quốc trưởng của Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do ở tuổi gần 80.

    Trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 8 năm 2008 tại thành phố Garden Grove (Nam California, M&#7929..., với danh nghĩa Quốc trưởng Chính Phủ Việt Nam Tự Do, Nguyễn Khánh tuyên bố "sẽ tự giải tán Chính Phủ ngay khi một Liên Minh Dân Tộc, với sứ mạng bảo vệ chủ quyền đất nước, giành lại tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam được thành lập".[2]

    Những nhận xét

    Theo tường thuật của báo Công an Nhân Dân (nhưng không nêu nguồn chính) là trong hồi kư của vài cựu tướng lănh Quân lực Việt Nam Cộng ḥa như Trần Văn Đôn, Nguyễn Chánh Thi, Đỗ Mậu..., tướng Nguyễn Khánh có bị miêu tả như là một "kẻ tàn ác, gian manh, tham lam, háo danh, vơ biền". Do chiều cao thấp lùn, mặt tṛn nên bị thầy bói chê tướng xấu, tướng Khánh để đầu húi cua, thêm cḥm râu dưới cằm cho "hậu vận dài thêm một chút". V́ thế, dư luận trước 1975 thường gọi tướng Khánh là "tướng râu dê", "tướng mắt lồi"[3]

    Về đời tư, ông được xem là người con có hiếu nghĩa. Do mẹ ruột mất sớm, ông được sự chăm sóc bởi người mẹ kế là nghệ sĩ Phùng Há và chịu nhiều ảnh hưởng của bà. Sau năm 1975, ông nhiều lần thể hiện ư nguyện được về Việt Nam để phụng dưỡng bà nhưng chính quyền Việt Nam từ chối do lo ngại về các hoạt động chính trị của ông.
    Last edited by alamit; 10-05-2012 at 04:26 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Tướng NGUYỄN KHÁNH
    Đảo chính Việt Nam Cộng ḥa 1964
    Wikipedia


    Cuộc đảo chính Nam Việt Nam năm 1964 là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30 tháng 1 năm 1964 do tướng Nguyễn Khánh lănh đạo đă loại bỏ vai tṛ lănh đạo Việt Nam Cộng ḥa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền sau khi đă tiến hành một cuộc đảo chính đẫm máu chống lại tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong ṿng vài tiếng đồng hồ.

    Bối cảnh

    Sau khi Việt Nam bị chia cắt, Nguyễn Khánh, một người được Pháp đào tạo, đầu quân ủng hộ Ngô Đ́nh Diệm. Nguyễn Khánh đă lên đến chức phó Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa nhưng lai lịch về sự trung thành của Khánh bị đưa vào ṿng nghi vấn. Năm 1960, một âm mưu đảo chính bởi đơn vị lính dù, Khánh đă thương lượng với lực lượng đảo chính với thời gian đủ để các lực lượng trung thành từ các tỉnh đến đàn áp quân đảo chính. Những chỉ trích về Khánh cho rằng Khánh đợi xem phe nào sẽ giành thế thượng phong. Thời trẻ, Khánh đă từng gia nhập Việt Minh nhưng đă đào ngũ theo quân Pháp. Ông ta đă tham gia với vai tṛ nhỏ vào cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ Diệm. Với mong muốn ban thưởng cho Khánh nhiều hơn, Hội đồng quân sự đă phong ông ta làm chỉ huy Quân đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đóng ở Huế, đủ xa đô thành Sài G̣n v́ nghi ngờ tính trung thành của Khánh. Tuy nhiên Hội đồng quân sự này đă không thể kiểm soát Nam Việt Nam sau khi hất cẳng Diệm. Khánh bất b́nh với những ǵ ḿnh bị đối xử đă bàn mưu tính kế với tướng Trần Thiện Khiêm, lúc đó đang là chỉ huy khu vực Sài G̣n. Khiêm cũng là người cảm thấy rằng đóng góp của ḿnh vào vụ đảo chính Ngô Đ́nh Diệm đă bị đánh giá thấp. Hai người đă bí mật gặp nhau ở Sài G̣n hay ở Sở chỉ huy của Khánh ở Huế đầu tháng 1 và dự tính thực hiện cuộc đảo chính vào lúc 4h ngày 30 tháng 1.

    Diễn biến

    Theo kế hoạch đă được hai bên thống nhất, lực lượng của Khiêm ở Sài G̣n sẽ bao vây nhà của các thành viên Hội đồng quân sự đang ngủ trong khi Khánh và đơn vị lính dù sẽ chiếm Sở chỉ huy bộ tổng tham mưu gần Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Ngày 28 tháng 1, Khánh mặc thường phục bay từ Huế vào Sài G̣n trên một chuyến bay thương mại. Khánh che giấu âm mưu của ḿnh bằng cách đi chung với một viên cố vấn người Mỹ là Đại tá Jasper Wilson và nói với viên cố vấn rằng ông ta vào Sài G̣n theo một cuộc hẹn với nha sỹ. Khánh ở nhà một người bạn và chờ đợi cuộc đảo chính. Đến gần giờ hẹn, Khánh mặc quân phục quân nhảy dù và đến Sở chỉ huy và thấy Sở này vắng tanh, chỉ c̣n vào lính gác. Khi Khánh gọi điện cho Khiêm mới được biết Khiêm ngủ quên do quên cài đồng hồ báo thức. Dù thế, trước khi trời sáng, Khánh đă chiếm được chính quyền mà không cần bất kỳ phát súng nào. Trong buổi phát thanh trên đài vào buổi sáng, Khánh cho rằng ông ta tiến hành đảo chính là v́ Hội đồng quân sự bất tài không có tiến triển nào trong việc chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

    Hậu quả

    Hoa Kỳ đă không nắm được âm mưu đảo chính này dù Khánh trước đó đă nói với một điệp viên của CIA là Lucien Conein (người đă giúp lên kế hoạch đảo chính lật đổ Diệm) tháng 12 năm 1963 rằng ông ta đang dự định tiến hành đảo chính; nó đă được lưu cùng với nhiều hồ sơ về tin đồn chính trị và bị quên đi. Sau cuộc đảo chính, Khánh được nhiều người Mỹ ủng hộ và xem như là một hy vọng mới của Việt Nam Cộng ḥa.

    Vào lúc này, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đang dự định công nhận Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa và muốn Đông Nam Á trung lập như một phần của chương tŕnh nghị sự của ḿnh. Khánh đă tận dụng điều này để tiến hành trả thù đối với các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim, thành viên của Hội đồng quân sự. Khánh ra lệnh bắt giữ cả hai với cáo buộc họ là một phần của mưu đồ tập trung của Pháp. Khánh đă cho rằng họ đă phục vụ cho Quân đội thực dân Pháp, dù ông ta cũng thế. Khánh đă không thể chứng minh được cáo buộc của ḿnh chống lại các tướng này trước ṭa án binh nơi các cáo buộc đă bị bác bỏ và hai tướng này chỉ bị khiển trách là "đạo đức yếu". Khánh bị buộc phải bổ nhiệm Đôn và Kim chức cố vấn nhưng lại để các quân khu thuộc các sỹ quan của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, những người đă không hài ḷng với Khánh. Khánh cũng cho xử bắn Nguyễn Văn Nhung. Nhung nổi tiếng v́ là người đă bắn chết anh em Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu trong cuộc đảo chính năm 1963. Nhung trước đó đă trở thành một biểu tượng của việc loại bỏ Diệm và việc hành quyết Nhung khiến người ta lo rằng đây là dấu hiệu của việc quay trở lại các chính sách và các phần tử trung thành của Diệm. Điều này đă gây náo động ở Sài G̣n, trong đó nổi bật là giới Phật tử và sư săi, những người sợ các chính sách chống lại Phật giáo sẽ đưc áp dụng trở lại.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Tướng NGUYỄN KHÁNH


    Sơ Lược Binh Nghiệp Đại Tướng Nguyễn Khánh




    Sinh năm 1927 tại Trà Vinh
    Tháng 10/1964 Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH.
    Ngày 20/09/1964 Tổng Trưởng Quốc Pḥng.
    Ngày 30/01/1964 Chủ Tịch HĐQNCM (Quốc Trưởng).
    Ngày 30/01/1964 Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.
    Tháng 11/1963 đến 01/1964 Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1.
    Tháng 12/1962 đến 11/1963 Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2.
    Tháng 11/1960 đến 12/1962 Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
    Năm 1959 đến 1960 Tổng Thư Kư Bộ Quốc Pḥng
    Năm 1958 đến 1959 Đại Tá Tư Lệnh Phân Khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau.
    Năm 1957 đến 1958 Đại Tá Tư Lệnh Miền Hậu Giang gồm các Tỉnh Kiến Ḥa, Mỹ Tho, Vĩnh Long.
    Năm 1956 đến 1957 Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
    Ngày 23/10/1955 Vinh Thăng Đại Tá & Đệ Tam Đẳng BQHC.
    Tháng 09/1955 Trung Tá Tư Lệnh Phó Chiến Dịch Hoàng Diệu.
    Tháng 07/1955 Trung Tá Phụ Tá Không Quân (TLKQ).
    Tháng 02/1955 Trung Tá Tỉnh Trưởng Cần Thơ.
    Năm 1954 đến 1955 Tham dự khóa CH & TM cao cấp tại Pháp Quốc.
    Năm 1953 đến 1954 Trung Tá Liên Đoàn Trưởng LĐ 11 Việt Nam.
    Năm 1952 đến 1953 Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 13 Việt Nam.
    Năm 1949 đến 1952 Đại Úy Đại Đội Trưởng.
    Năm 1948 đến 1949 Trung Úy Sĩ Quan Tùy Viên Thủ Tướng VN.
    Năm 1948 đến Thiếu Úy Tiểu Đoàn 1 Việt Nam.
    Năm 1946 đến 1947 Tốt nghiệp Chuẩn Úy Vơ Bị Viễn Đông (Đà Lạt).
    Tốt nghiệp Trường Saint Saumur.

    Nhan Hữu Hiệp




    Đại tướng Nguyễn Khánh


    Thăng chức Đại tá sau chiến dịch Hoàng Diệu khai trừ lực lượng B́nh Xuyên (9/1955), thăng Thiếu tướng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu (1960), Tư lệnh Vùng 2 Chiến thuật (1962), sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11/1963 thăng cấp Trung tướng đảm nhận Tư lệnh Quân đoàn 1, hoán đổi với Trung tướng Đỗ Cao Trí (12/1963), Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng sau cuộc chỉnh lư ngày 30 tháng 1/1964, kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc pḥng và Tổng Tư lệnh QLVNCH (10/1964) khi Trung tướng Trần Thiện Khiêm đi lưu vong, thăng chức Đại tướng (11/1964). Tướng Khánh trong thời gian nắm quyền lảnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng Tư lệnh Tối cao QLVNCH chính là người đặt thêm cấp Chuẩn tướng 1 sao.

    Ngày 30 tháng 1/1964, với sự trợ giúp của của Trung tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu, Đại tá Cao Văn Viên và Đại Tá Nguyễn Chánh Thi cùng một số đông các tư lệnh quân binh chủng, Trung tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc chỉnh lư lên nắm quyền lănh đạo. Ngày 16 tháng 8/1964 tại Vũng Tàu, Tướng Khánh lập hội đồng các tướng lănh gọi là Hội đồng Quân đội Cách mạng, thông qua một hiến chương mới. Theo đó, Trung tướng Nguyễn Khánh sẽ đảm nhận chức Chủ tịch VNCH. Do Hiến chương Vũng Tàu bị biểu t́nh chống đối dữ dội, nên ngày 25 tháng 8, Tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ và từ chức Chủ tịch VNCH. Ủy ban Lănh đạo Lâm thời Quốc gia được thành lập với tam đầu chế gồm các Tướng Dương Văn Minh (Quốc trưởng), Nguyễn Khánh (Thủ tướng) và Trần Thiện Khiêm (Tổng trưởng Quốc pḥng kiêm Tổng Tư lệnh QLVNCH). Trung tướng Dương Văn Minh tuy hành sử chức vụ Quốc trưởng nhưng thực quyền nằm trong tay Tướng Khánh. Sau cuộc “Biểu dương lực lượng” ngày 13 tháng 9/1964 do Trung tướng Dương Văn Đức chủ xướng, Tướng Khiêm bị ép đi lưu vong tại Hoa Kỳ, Tướng Khánh kiêm nhiệm luôn hai chức vụ Tổng trưởng Quốc pḥng và Tổng Tư lệnh QLVNCH. Ngày 24 tháng 10/1964, Thượng Hội đồng Quốc gia được triệu tập và bầu ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức. Ông Trần Văn Hương được Quốc trưởng chỉ định lập nội các dân sự.

    Ngày 25 tháng 11/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh được thăng đại tướng. Các tướng trẻ áp lực Tướng Khánh lập Hội đồng Quân lực (HDQL) để biểu quyết các vấn đề quan trọng trong quân đội. Tổng Tư lệnh QLVNCH không c̣n được toàn quyền. Trong khi đó, Tướng Khánh cũng muốn lập HDQL để làm hậu thuẫn cho ḿnh. Ngày 20 tháng 12, HDQL tuyên bố giải tán THDQG, lưu nhiệm Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Trần Văn Hương.

    T́nh h́nh chính trị vẫn chưa ổn định. Ngày 27 tháng 1/1965, HDQL quyết định giải tán chính phủ Trần Văn Hương, ủy nhiệm Đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị. Ngày 16 tháng 2/1965, Tướng Khánh trong cương vị Chủ tịch HDQL chỉ định ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng (!). Ngày 19 tháng 2/1965, (cựu) Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo đem quân và xe tăng về Sài G̣n đảo chánh. Tướng Khánh lúc bấy giờ đang làm Tổng Tư lệnh QLVNCH phải đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

    Cuộc đảo chánh ngắn ngủi này đă bị Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn 1, phối hợp cùng Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân, dẹp tan. Ngày 21 tháng 2/1965, HDQL quyết định cử Trung tướng Trần Văn Minh, cựu Tham mưu trưởng Liên quân QLVNCH, tạm thời thay thế Tướng Khánh trong chức vụ Tổng Tư lệnh QLVNCH.

    Ngày 25 tháng 2/1965, Tướng Khánh bị bắt buộc rời Việt Nam làm đại sứ lưu động do áp lực của nhóm các tướng trẻ (Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu tướng Nguyễn Cao K&#7923....

    http://www.mekongrepublic.com/vietna...ent=vn_infoloc
    Last edited by alamit; 10-05-2012 at 04:49 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi





    Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi sinh ngày 23/2/1923 tại Huế, gia nhập vào quân đội năm 1941,bị Nhật Bản bắt làm tù binh năm 1945. Bị Cộng sản bắt giam tại Quảng Ngải năm 1945.

    Trở lại quân đội năm 1947, tham dự các chiến trận tại Bắc Việt trong đơn vị Nhảy Dù cho đến năm 1954.

    Ngày 23/4/1955 Ông được Trung Tướng Lê Văn Tỵ chấp thuận đưa ông về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Sau đó trong chiến dịch Hoàng Diệu, tiểu trừ quân Binh Xuyên tại Đặc Khu Rừng Sác, ông được Tổng Thống Diệm chỉ định làm Chỉ Huy Phó Liên Đoàn Nhảy Dù chỉ huy 3 Tiểu Đoàn 1,5&6 Nhảy Dù tham gia chiến dịch. Đầu tháng 9/1956 ông được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù thay thế Đại Tá Đổ Cao Trí. Khi Liên Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Đoàn Nhảy Dù ông là vị Tư Lệnh đầu tiên của Lữ Đoàn Nhảy Dù.

    Khi làm Tư Lệnh Nhảy Dù, Đại Tá Thi thường quan tâm tới đời sống của Anh Em Binh Sỉ, nhất là các Binh Sỉ độc thân. Hằng ngày ông thường thả bộ từ văn pḥng Tư Lệnh đến khu nhà bếp nấu ăn cho các Binh Sỉ độc thân của các đơn vị đồn trú trong căn cứ Hoàng Hoa Thám, tự ḿnh nếm thử thức ăn, quan sát cách thức nấu nướng và vệ sinh sạch sẽ nhà bếp. Ông khuyến cáo các đơn vị hằng ngày phải luôn luân phiên cắt cử các toán kiểm thực, kiểm soát nhà thầu thực phẩm từ lúc đi chợ cho đến khi nấu ăn xong.

    Đại Tá Thi cũng thường xuyên thăm viếng, doanh trại của các đơn vị trực thuộc. Ông thường lưu ư đến cách thức tổ chức trong các doanh trại, nhà ngủ, nhà bếp của Binh Sỉ luôn cả “chuồng cọp”. Nếu các “Anh Hùng” bị nhốt do các tội nhậu nhẹt say sưa hay đánh lộn ngoài phố…ông thường ra lệnh thả, ngoài trừ các tội canh gác ngũ gật, và thường giải quyết các việc như vậy bằng khẩu lệnh chứ không cần phải bằng văn thư.

    Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi cùng 1 số sĩ quan khác như Trung tá Vuơng văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng tham gia cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Cuộc binh biến thất bại, ông cùng 1 số Sĩ quan cầm đầu dùng phi cơ bay sang Kampuchia lánh nạn.

    Sau ngày lật đổ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm 1/11/1963, ông về nuớc và được cử làm Tư lệnh Phó Quân đoàn 1, Quân Khu 1 cho Trung tuớng Nguyễn Khánh. Sau đó ông thuyên chuyển sang làm Tư lệnh SĐ1 Bộ Binh. Ông thăng cấp Chuẩn tuớng năm 1964, lên Thiếu tuớng cùng năm rồi thăng cấp Trung tướng và về làm Tư lệnh Quân đoàn 1 , Quân khu 1 năm 1965.

    Ngày 13-9-1964 một cuộc binh biến do các Sỉ quan đảng viên đảng Đại Việt chủ xướng như Đại Tá Huỳnh văn Tồn Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và Trung Tướng Dương văn Đức Tư Lệnh Quân Đoàn IV kéo quân về Sài G̣n đă kích Tướng Nguyễn Khánh đương là Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (bên ngoài ai cũng tưởng đây là cuộc đảo chánh do Tướng Đức chủ mưu, sự thật là do nhóm Sĩ Quan Đại Việt; Tướng Dương văn Đức thuần túy là một quân nhân, ông cương trực thắng thắn nên bị lợi dụng). Tướng Nguyễn văn Thiệu lúc đó đang làm Tham Mưu Trưởng liên quân tại Bộ Tổng Tham Mưu, không có quân trong tay nên phải cầu cứu với Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh về Sài G̣n để phản công. Tướng Thi nhờ vào uy tín và sự quen biết với các vị Tư Lệnh hai Binh Chủng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến cũng như Quân Chủng Không Quân nên ông đă chỉ huy phản công để dẹp đảo chánh thành công rất dễ dàng.

    Ngày 19-2-1965 Thiếu Tướng Lâm Văn Phát và Đại Tá Phạm Ngọc Thảo lại đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài G̣n, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh phải đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu. Cuộc đảo chánh nầy cũng lại bị Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Quân Đoàn I phối hợp cùng Binh Chủng Không Quân dẹp tan, nhân dịp này Tướng Nguyễn Chánh Thi với danh nghiă là Tư Lệnh Quân Đoàn Giải Phóng Thủ Đô đă yêu cầu Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu giải nhiệm Tướng Nguyễn Khánh, và ép buộc Tướng Nguyễn Khánh phải xuất ngoại trị bệnh.

    Ngày 10/3/1966, nhân việc biến động Phật Giáo miền Trung, nhiều Phật Tử quá khích biểu t́nh chống đối chính phủ Sài G̣n. Tướng Thi đang là Tư Lịnh Quân Đoàn I tỏ ra hăng hái trợ giúp nhóm quá khích nầy nên bị bải chức và đến ngày 9/7/1966 Hội Đồng Tướng Lảnh buộc ông phải lưu vong sống ở Mỹ cho đến ngày nay.

    Trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 1970 đến những năm giữa thập niên 1980 ông có tham dự vào một số sinh hoạt của giới cựu quân nhân tại Mỹ, kể cả những buớc đầu trong nỗ lực kháng chiến nhưng sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng.

    Sau một thời gian lâm bệnh, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi rơi vào cơn hôn mê và từ trần lúc 6 giờ 42 phút chiều thứ Bảy 23/6/2007 tại thành phố Lancaster, tiểu bang Pensylvania , thọ 84 tuổi

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi


    Loạn tướng Nguyễn Chánh Thi


    Nguyễn Chánh Thi (X) và Nguyễn Cao Kỳ khi c̣n mặn nồng.

    Nguyễn Chánh Thi từng được tạp chí Time của Mỹ gán cho biệt hiệu "chuyên gia đảo chính". Ông Thi sinh năm 1923, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Ít học, năm 1940, ông ta đi lính cho Pháp, từng bị Nhật bắt, Việt Minh bắt nhưng đều trốn thoát được và tiếp tục cầm súng cho Pháp. Đến tháng 3/1954, ông ta được thăng đại úy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Ngự lâm quân của Bảo Đại.

    Phần lớn sĩ quan từng phục vụ dưới quyền vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đều không được Ngô Đ́nh Diệm tin dùng. Nguyễn Chánh Thi là trường hợp đặc biệt, được điều về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù và được Diệm cho lên thiếu tá. Tỏ ra xứng đáng với ân huệ của Diệm ban cho, tháng 5/1955, Nguyễn Chánh Thi đă chỉ huy quân dù dẹp tan quân B́nh Xuyên tại khu vực Nancy, Trường Petrus Kư (nay là Trường Lê Hồng Phong).

    Đến chiến dịch Rừng Sác, tấn công vào cứ điểm cuối cùng của B́nh Xuyên, Diệm lại chỉ định Nguyễn Chánh Thi giữ chức vụ Liên đoàn phó Liên đoàn Nhảy dù và thăng lên trung tá. Chưa tṛn một năm sau, tháng 2/1956, ông ta lên đại tá. Khi Liên đoàn Nhảy dù được nâng cấp thành Lữ đoàn, Nguyễn Chánh Thi trở thành vị tư lệnh đầu tiên của binh chủng này.

    Khi đi thăm Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), Ngô Đ́nh Diệm c̣n cho Thi tháp tùng với tư cách tùy viên quân sự. Gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm từng coi Thi như con em trong nhà. Đáp lại ân sủng, ngày 11/11/1960 Nguyễn Chánh Thi đă cầm đầu một nhóm sĩ quan trẻ gồm trung tá Vương Văn Đông, thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng, thiếu tá Phan Trọng Chinh, thiếu tá Nguyễn Huy Lợi, đại úy Phan Lạc Tuyên… đảo chính nhằm hạ bệ anh em ông Diệm.

    Phe đảo chính tưởng chừng đă làm chủ được t́nh h́nh, nhưng thiếu quyết đoán, không được tổ chức kỹ lưỡng và quan trọng hơn cả là mục đích hành động không rơ ràng, thiếu đồng nhất, họ đă khiến thời cơ tuột mất. Họ không chiếm được Đài Phát thanh, không t́m cách cắt hết đường dây điện thoại từ Dinh Độc lập nối với bên ngoài và cũng không đủ quân án ngữ các ngả đường tiến vào thành phố. Ngô Đ́nh Diệm đă t́m cách kéo dài thời gian để liên lạc với những sĩ quan trung thành, gọi họ về cứu giá.

    Hôm sau, ngày 12/11/1960, từ Mỹ Tho, đại tá Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đă kết hợp với Sư đoàn 21 Bộ binh đóng ở Sa Đéc, do đại tá Trần Thiện Khiêm làm tư lệnh kéo quân về giải vây. Lúng túng, Vương Văn Đông đă t́m mọi cách liên hệ với Đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow để t́m hậu thuẫn. Đại sứ Elbridge Durbrow đă thẳng thừng từ chối, với lư do: Không dính vào nội bộ của Việt Nam.

    Cầm chắc thất bại trong tay, Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng… đă nhanh chóng cướp một máy bay D.C3, đồng thời, bắt cóc trung tướng Thái Quang Hoàng, Tư lệnh Quân khu Thủ đô và cưỡng ép phi công Phan Phụng Tiên lái, đưa họ đào thoát sang Campuchia xin tị nạn. Những ngày trong trại tị nạn Monivong (thực chất là trại giam lỏng) ở Nam Vang, Campuchia, Nguyễn Chánh Thi phải làm nghề chẻ củi thuê để kiếm sống. Đông thân Pháp, Thi ghét Mỹ, ghét luôn cả Pháp. Họ thường xuyên chửi mắng nhau như chó với mèo. Số sĩ quan không thuộc phe nào đều nghiêng về phía Đông, tỏ ra coi khinh cách ăn ở và tính khí thô lỗ của Nguyễn Chánh Thi. Có lần thiếu tá Nguyễn Huy Lợi không nhịn được, đă thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với Thi nhưng… bất phân thắng bại.

    Anh em Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu bị lật đổ, Nguyễn Chánh Thi trở về nước và được phục hồi hàm đại tá giữ chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 1, kiêm Quân khu 1, do Trung tướng Nguyễn Khánh làm tư lệnh. Ngày 30/1/1964, Nguyễn Chánh Thi lại tham gia vào cuộc đảo chính, được ngụy trang bằng hai từ "chỉnh lư", lật đổ Dương Văn Minh, do Nguyễn Khánh cầm đầu. Năm ông tướng thân cận của Dương Văn Minh, đang nắm giữ những chức vụ trọng yếu, đồng loạt bị bắt tại nhà riêng.

    Sáng hôm sau, Nguyễn Chánh Thi vào Bộ Tổng tham mưu th́ gặp thiếu tá Nguyễn Huy Lợi tại đó. Sực nhớ lại ân oán từ thời lưu vong tại Campuchia, Nguyễn Chánh Thi đă sấn tới bốp thẳng vào mặt Lợi một cú đấm. Lợi toan đánh lại Thi, nhưng rồi chẳng biết tại sao ông ta lại dừng tay, quay lưng bỏ đi trong khi Nguyễn Chánh Thi vẫn đứng hoa chân múa tay lu loa biện minh với mọi người!


    Nguyễn Chánh Thi (dấu X) ngồi giữa Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ trong cái gọi là “Hội đồng quân nhân cách mạng”.

    Để thưởng công pḥ trợ, Nguyễn Khánh đă cho Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, kiêm Khu 11 chiến thuật, và thăng hàm chuẩn tướng. Thi thích xuất hiện trước đám đông, đắc chí khi được tâng bốc, nịnh hót, lại c̣n muốn chứng tỏ ḿnh là bậc hảo hớn kiểu Lương Sơn Bạc. Đặc biệt ông ta rất khoái đọc diễn văn, ban huấn từ và tuyên bố lung tung. Một lần, đi thị sát tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Chánh Thi bắt toàn bộ quân, cán, chính và các đoàn thể tụ tập đông đủ tại Ṭa Hành chính tỉnh để ông ta lên lớp. Cử tọa phải bụm miệng khi nghe Thi lên giọng: "Đồng bào trong khu tôi…". Cử tọa chưa nín được cười, th́ ông ta lại tiếp tục màu mè và… bí đường: "Thưa đồng bào, quân với dân như cá với nước. Cá mà thiếu nước th́ cá chết, c̣n nước mà thiếu cá… nước mà thiếu cá th́... th́… quá kỳ cục!!!".

    Nói xong câu đó, Thi ngượng đứng chết trân. Có một tay chuyên treo cờ xí, biểu ngữ và trang trí hội trường, đang đứng xớ rớ sau hàng cờ phướn, nhanh nhảu nhảy ra hô to: "Hoan hô chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi!", tiếng hô lặp lại 3 lần, buộc ḷng mọi người phải đưa tay lên hoan hô theo. Đến bữa cơm trưa, Nguyễn Chánh Thi đă ra lệnh cho đại tá Nguyễn Ấm, Tỉnh trưởng Quảng Trị, gọi anh chàng khéo nịnh này lên tŕnh diện. Vài tuần sau, anh chàng này được đặc cách chức vụ Phó ty Thông tin!

    Không cần đắn đo, suy nghĩ, Nguyễn Chánh Thi vẫn tuyên bố ủng hộ Hiến chương Vũng Tàu của Nguyễn Khánh, bất chấp hiến chương này đă bị các phong trào quần chúng và sinh viên-học sinh phản đối kịch liệt, nhờ đó được Khánh thăng lên thiếu tướng. Ngày 13/9/1964, trung tướng Dương Văn Đức, thiếu tướng Lâm Văn Phát và đại tá Huỳnh Văn Tồn từ Cần Thơ, xua Quân đoàn 4 về làm binh biến. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu trong vai tṛ tham mưu trưởng liên quân đă yêu cầu Nguyễn Chánh Thi đem quân về dẹp tan cuộc binh biến này. Nguyễn Khánh lại đền ơn Nguyễn Chánh Thi bằng chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1, kiêm Vùng 1 chiến thuật.

    Ngày 19/2/1965, chuyên gia đảo chính Lâm Văn Phát, đại tá Bùi Dzinh, trung tá Bùi Hoàng Thao… theo pḥ đại tá Phạm Ngọc Thảo đứng lên làm đảo chính. Nguyễn Khánh lại trốn thoát được, chạy ra ẩn náu tại Vũng Tàu. Hội đồng tướng lĩnh đă họp khẩn cấp, đề cử Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Quân đoàn Giải phóng thủ đô, đem quân về dẹp loạn, buộc phe đảo chính phải rút lui. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu kư lệnh giải nhiệm Nguyễn Khánh, chính Nguyễn Chánh Thi đứng ra ép Nguyễn Khánh phải lên đường sống kiếp lưu vong.

    Nguyễn Khánh đi, chiếc ghế quyền lực trở thành mục tiêu tranh chấp vô cùng gay gắt giữa 4 ông tướng trẻ: Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ - Nguyễn Chánh Thi - Nguyễn Hữu Có. Tính khí thất thường, cộng thêm việc ỷ ḿnh có quá nhiều “công trạng” đối với các cuộc đảo chính và phản đảo chính nên Nguyễn Chánh Thi coi trời bằng vung. Ba ông tướng kia đánh giá Nguyễn Chánh Thi quá nguy hiểm, tạm thời ngồi lại với nhau để triệt Thi cho bằng được. Tướng Kỳ trở thành đầu tàu trong cuộc đối đầu gay cấn này.

    Chính phủ dân sự do Phan Huy Quát làm thủ tướng từ chức, hội đồng tướng lĩnh được triệu tập một phiên họp, dưới sự chủ tŕ của Nguyễn Văn Thiệu để t́m kiếm một nhà lănh đạo. Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi vẫn là hai đối thủ nặng kư. Nhưng biết ḿnh không được ủng hộ, Thi tuyên bố bỏ cuộc. Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Quốc trưởng và Nguyễn Cao Kỳ làm thủ tướng. Nhằm xoa dịu phần nào sự cay cú của Nguyễn Chánh Thi, tháng 10/1965, ông ta được thăng hàm trung tướng, giữ thêm cái hư danh Đại biểu Chính phủ Trung phần.

    Nguyễn Chánh Thi vẫn không chịu ngồi yên, nuôi mưu đồ biến miền Trung thành lănh địa riêng. Trong lănh thổ trách nhiệm của ông ta, đặc biệt là tại Đà Nẵng, nơi Quân đoàn 1 đặt bản doanh, thường xuyên nổi lên những cuộc biểu t́nh chống Thiệu - Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ không thể yên tâm khi loạn tướng Nguyễn Chánh Thi vẫn c̣n nắm trong tay một quân đoàn. Ngày 10/3/1966, Nguyễn Cao Kỳ kư lệnh cách chức Nguyễn Chánh Thi v́ lư do đă không ổn định được t́nh h́nh miền Trung. Tại phi trường Đà Nẵng, Nguyễn Chánh Thi đă bị trung tướng Nguyễn Hữu Có, Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng ra lệnh bắt giữ, đưa về Sài G̣n giam lỏng. Đài Phát thanh Sài G̣n thông báo: tướng Thi từ chức, Hội đồng quân lực quyết định cho ông ta ra ngoại quốc chữa bệnh thối mũi!

    Ngay hôm sau dân chúng Đà Nẵng, đa số là phật tử rầm rộ xuống đường đ̣i giải tán chính phủ quân sự do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ dựng lên. Biểu t́nh nhanh chóng lan tỏa ra Huế, hệ thống chính quyền hai nơi này hoàn toàn tê liệt. Một số lớn đơn vị quân đội ngả theo lực lượng biểu t́nh đă chính thức ly khai như Trung đoàn 51 của đại tá Đàm Quang Yêu, Tiểu đoàn 11 Biệt động quân của đại úy Nguyễn Thừa Dzu… đă làm chủ t́nh h́nh thành phố Đà Nẵng. Tại Huế, Sư đoàn 1 bộ binh của chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận cũng theo phe ly khai. Chẳng đặng đừng, ngày 16-3-1966, Nguyễn Chánh Thi lại được đưa ra Đà Nẵng nhằm trấn an dân t́nh. Nguyễn Cao Kỳ đă tỏ ra quá lúng túng và thiếu cân nhắc, bởi chẳng khác nào thả cọp về rừng. Quả nhiên, Nguyễn Chánh Thi đă đứng hẳn về phía lực lượng ly khai.

    T́nh h́nh trở nên hỗn loạn. Nguyễn Cao Kỳ phải điều động 4.000 quân, bao gồm thủy quân lục chiến, nhảy dù và cảnh sát dă chiến, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Ngọc Loan, ra Đà Nẵng dẹp loạn. Căng thẳng, các tay súng ly khai đă hờm sẵn trên nhiều ngả đường, sẵn sàng khai hỏa.

    Nguyễn Ngọc Loan bèn nghĩ cách chia rẽ, mua chuộc đại úy Nguyễn Thừa Dzu, hứa hẹn sẽ giành cho Dzu những chức vụ béo bở. Dzu xiêu ḷng, điều tiểu đoàn của ḿnh ra cầu Đỏ, để lại một lỗ hổng cố thủ rất lớn cho quân ly khai. Hành động của Dzu c̣n làm mất tinh thần đối đầu của quân sĩ Trung đoàn 51. Ngày 15/5/1966, Nguyễn Ngọc Loan xua quân nhảy dù tiến ra thành phố và tái chiếm Đài Phát thanh Đà Nẵng. Giao tranh đă diễn ra khắp nơi, 150 quân nhân của cả hai phía đă ngă gục và hơn 700 người khác bị thương.

    Nguyễn Cao Kỳ đưa thiếu tướng Huỳnh Văn Cao ra làm Tư lệnh Quân đoàn 1 thay Nguyễn Chánh Thi. Khi máy bay đáp xuống phi trường Tây Lộc (Hu&#7871..., trung úy Nguyễn Đại Thức đă nổ súng nhắm vào ông ta, nhưng viên đạn không trúng đích. Trung úy Thức đă bị hạ sát ngay sau đó. Măi đến ngày 23/5/1966, ổ kháng cự cuối cùng của quân ly khai tại Đà Nẵng, cố thủ trong chùa Phổ Đà mới chịu buông súng, quân của Nguyễn Ngọc Loan kiểm soát được t́nh h́nh.

    Ở Huế, đám tang Nguyễn Đại Thức đă biến thành một cuộc biểu t́nh rầm rộ. Pḥng Thông tin và thư viện Hoa Kỳ bị đốt, Tổng lănh sự Mỹ bị đập phá. Phe biểu t́nh đưa bàn thờ Phật xuống đường khắp nơi để cản bước đoàn quân của Nguyễn Ngọc Loan. Loan ra lệnh cho binh sĩ đạp đổ hết bàn thờ để dẹp đường, bắt giữ 190 quân nhân, 109 công chức và 35 nhân viên cảnh sát đă theo phe ly khai.

    Vụ biến động miền Trung bị dẹp tan. Nguyễn Chánh Thi, Phan Xuân Nhuận, Đàm Quang Yêu, Thị trưởng Đà Nẵng Nguyễn Văn Mẫn, cùng một số quan chức khác bị bắt, giải về Sài G̣n. Không phải ra ṭa án binh về tội phản loạn, Nguyễn Chánh Thi chỉ bị sa thải khỏi quân đội. Dễ hiểu, người Mỹ không muốn đám tay chân làm lớn chuyện

    Ngày 31/7/1966, kẻ nổi loạn Nguyễn Chánh Thi bị áp giải ra phi trường Tân Sơn Nhất để bắt đầu cuộc sống lưu vong lần thứ hai. Trước khi lên máy bay, ông ta ném bỏ tất cả huy chương, chỉ giữ lại duy nhất chiếc mũ lưỡi trai như một vật kỷ niệm. Tại Mỹ, những năm đầu ông ta được trợ cấp 600 USD mỗi tháng, theo chế độ trợ cấp cho một sĩ quan cao cấp hồi hưu. Nguyễn Cao Kỳ đă phản đối quyết liệt, nại lư do, Nguyễn Chánh Thi bị loại ngũ chứ không phải giải ngũ. Thế là trợ cấp của Thi bị phía Mỹ hạ xuống chỉ c̣n 170 USD mỗi tháng. Túng quẫn, Thi từng phải làm bảo vệ cho một khách sạn nhỏ ở Los Angeles, rồi mở quán cà phê tại Arkansas.

    Tháng 2/1972, sau 6 năm tha phương, Nguyễn Chánh Thi đă tự mua vé máy bay trở về Việt Nam như một dân thường. Nguyễn Văn Thiệu đă cương quyết ra lệnh cấm, không cho ông ta bước ra khỏi máy bay và đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Thế là Nguyễn Chánh Thi đành lủi thủi quay về Mỹ sống nốt phần đời c̣n lại và mất tại đó vào năm 2007!

    Đoàn Thiên Lư

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Tướng Nguyễn Chánh Thi "chuyên gia đảo chính"




    Nguyễn Chánh Thi (23 tháng 2 năm 1923 – 23 tháng 6 năm 2007) là cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, người được tạp chí Times gọi là "chuyên gia đảo chính"[1], bởi ông được xem là sĩ quan quân đội dính líu đến nhiều cuộc đảo chính và phản đảo chính nhất trong lịch sử tồn tại của Việt Nam Cộng ḥa.

    Thân thế

    Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1923 tại làng Dưỡng Mong Thượng,xă Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Huế, Việt Nam. Thân phụ ông là ông Nguyễn Chánh Tâm, một viên chức chính phủ cấp thấp trong chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương, từng tham gia quân đội Pháp trong Thế chiến Thứ nhất. Thân mẫu ông là bà Tạ Thị Nậy.[2]

    Bước đầu binh nghiệp

    Theo truyền thống của cha, ông gia nhập quân đội Pháp năm 17 tuổi và đánh nhau với những người theo chủ nghĩa cộng sản do Hồ chí Minh lănh đạo đang truyền bá vào Việt Nam.[3]

    Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ông cùng nhiều binh sĩ trong quân đội Pháp bị bắt giữ. Tháng 8 năm đó, lợi dụng khi Việt Minh cướp chính quyền, ông đă đào thoát nhưng lại bị du kích Việt Minh băt giam tại Ba Tơ, Quảng Ngăi. Măi đến khi Pháp tái chiếm Đông Dương và tấn công lên Ba Tơ, lợi dụng sơ hở, ông trốn thoát và trở về chiến đấu cho quân đội Pháp.

    Ông được cử tham gia khóa huấn luyện sĩ quan ở Đập Đá nhằm bổ sung các sĩ quan người Việt cho quân đội Pháp và được chọn vào ngành nhảy dù. Năm 1947, ông tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy và được đưa về đơn vị chiến đấu, tham gia nhiều cuộc hành quân tại chiến trường Bắc Kỳ. Tháng 6 năm 1951, ông giữ chức vụ Đội trưởng Đội Commando số 1 của Tiểu đoàn Dù số 6 (6e Bataillon Commandos Parachutistes - 6e BCP), với cấp bậc Trung úy.

    Cũng trong năm đó, ông được điều về lực lượng Ngự lâm quân của Quốc trưởng Bảo Đại. Ngày 22 tháng 3 năm 1954, ông được phong cấp bậc Đại úy, Đại đội trưởng Tiểu đoàn 2 Ngự lâm quân. Không lâu sau được thăng lên chức Tiểu đoàn trưởng.


    Ủng hộ rồi đảo chính chống Diệm

    Sau khi Ngô Đ́nh Diệm về nước nắm quyền Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, ông thuộc nhóm sĩ quan ủng hộ Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính bất thành của tướng Nguyễn Văn Hinh, ngày 23 tháng 4 năm 1955, ông được Trung tướng Lê Văn Tỵ, khi đó là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, điều về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù, với cấp bậc Thiếu tá. Tháng 5 năm 1955, ông là chỉ huy trưởng cánh quân chính phủ tấn công quân B́nh Xuyên ở khu vực trường Petrus Kư. Trong Chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ quân B́nh Xuyên tại Rừng Sác, ông được Thủ tướng Diệm chỉ định làm Chỉ huy phó Liên đoàn Nhảy dù, chỉ huy 3 Tiểu đoàn 1, 5 và 6 Nhảy dù tham gia chiến dịch. Tháng 10 năm đó, Thủ tướng Diệm thực hiện cuộc trưng cầu dân ư, phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng ḥa. Ông được thăng cấp Trung tá. Tháng 2 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá.

    Ngày 1 tháng 9 năm 1956, ông được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Liên đoàn Nhảy dù, thay cho Chỉ huy trưởng là Đại tá Đỗ Cao Trí sang giữ chức Tư lệnh Đệ tam Quân khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Yên, B́nh Định). Ngày 26 tháng 9 năn 1959 liên đoàn được nâng cấp và cải danh thành Lữ đoàn Dù, ông trở thành Tư lệnh đầu tiên của Lữ đoàn này.

    Tuy rất được Tổng thống Diệm tin dùng, từng có lần tháp tùng Tổng thống viếng thăm Trung Hoa Dân quốc trong chức vụ Tùy viên quân sự, tuy nhiên, đại tá Nguyễn Chánh Thi vẫn tồn tại những bất măn với chính quyền tổng thống Diệm mà ông cho là gia đ́nh trị và tham nhũng. Chính v́ vậy, đầu năm 1960, ông tham gia nhóm các sĩ quan mưu toan đảo chính quân sự lật đổ chính phủ, gồm Trung tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng, Đại úy Phan Lạc Tuyên... Do có cấp bậc và chức vụ cao nhất, nên ông được cử làm người đứng đầu của nhóm.

    Ngày 11 tháng 11 năm 1960, cuộc đảo chính quân sự nổ ra. Do lợi thế bất ngờ, quân đảo chính nhanh chóng làm chủ t́nh h́nh và kiểm soát một số vị trí quan trọng. Lực lượng chính của quân đảo chính gồm 3 tiểu đoàn dù cộng với một số đơn vị biệt động quân, thiết giáp, do Trung tá Vương Văn Đông trực tiếp chỉ huy đă tiến hành bao vây dinh Độc Lập.

    Cuộc đảo chính có một số thành công bước đầu. Một số chính khách và đảng phái đối lập cũng tuyên bố ủng hộ và tập hợp lực lượng chính trị ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, do tổ chức kém, sự chần chờ và thiếu mục đích rơ ràng nên quân đảo chính sớm lâm vào thế thất bại. Quân đảo chính không chiếm được đài phát thanh, không ngăn chặn các cửa ngơ vào Sài G̣n, không cắt đường điện thoại từ trong dinh, nhờ đó tổng thống Diệm đă liên lạc được với các sĩ quan c̣n trung thành với chính phủ, đề nghị tập hợp lực lượng để phản đảo chính. Bên cạnh đó, lợi dụng sự dao động trong mục tiêu của các chỉ huy, từ lật đổ chính phủ sang cải tổ chính phủ, tổng thống Diệm đă dùng các biện pháp tŕ hoăn để chờ quân đội tiến về giải vây.

    Ngày 12 tháng 11, lực lượng bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho do đại tá Huỳnh Văn Cao Tư lệnh cùng bộ binh và pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc do đại tá Trần Thiện Khiêm Tư lệnh và trung tá Bùi Dzinh Tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng đă tiến vào Sài G̣n, giao tranh với quân đảo chính. Quân đảo chính nhanh chóng thất bại. Trung tá Vương Văn Đông đă cố gắng liên lạc với Đại sứ Hoa Kỳ Elbridge Durbrow để t́m sự ủng hộ, tuy nhiên Durbrow nhanh chóng nhận ra thế yếu của quân đảo chính và từ chối. Đại tá Nguyễn Chánh Thi cùng với Trung tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng cướp máy bay và bắt Trung tướng Thái Quang Hoàng, Tư lệnh Quân khu Thủ đô, làm con tin và ép Thiếu tá Phan Phụng Tiên làm phi công lái máy bay đào thoát sang Campuchia tị nạn[4]. Đại úy Phan Lạc Tuyên đào thoát bằng đường bộ qua biên giới.

    Sau khi kiểm soát được t́nh h́nh, tổng thống Diệm đă trừng phạt nghiêm khắc với các chính khách và sĩ quan tham gia hoặc ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, cuộc đảo chính cũng đánh dấu một thời kỳ báo hiệu sự suy sụp của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, khi họ không chỉ có kẻ thù là những người Cộng sản mà c̣n có những người được xem là đồng minh trong cuộc chiến chống lại những người Cộng sản.[5]

    Lưu vong lần thứ nhất và trở về

    Sau 3 năm lưu vong tại Campuchia, ngày 5 tháng 11 năm 1963, ông về nước sau khi nhận được tin cuộc đảo chính quân sự lật đổ tổng thống Diệm do các tướng lĩnh cầm đầu đă thành công. Ông được phục hồi cấp bậc và được cử làm Tư lệnh phó Quân đoàn 1, Quân khu 1 cho Trung tướng Nguyễn Khánh vào tháng 12 năm 1963.

    Tuy được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó quân đoàn, nhưng trên thực tế chỉ là một chức vụ hữu danh vô thực và không trực tiếp cầm quân. Điều này dẫn đến việc ngày 30 tháng 1 năm 1964, ông tham gia cuộc "chỉnh lư" của tướng Nguyễn Khánh và đưa tướng Nguyễn Khánh lên cầm quyền. Sau cuộc "chỉnh lư", ông được tướng Nguyễn Khánh cử làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Tháng 5 năm 1964, ông được thăng cấp Chuẩn tướng, vừa mới được tướng Nguyễn Khánh đặt ra. Ba tháng sau, do việc ủng hộ Hiến chương Vũng Tàu, ông được tướng Khánh thăng Thiếu tướng.

    Ngày 13 tháng 9 năm 1964, một cuộc binh biến do Trung tướng Dương Văn Đức và Đại tá Huỳnh Văn Tồn cầm đầu đă nổ ra, đưa lực lượng của Sư đoàn 7 Bộ binh về Sài G̣n, đưa yêu sách hạ bệ tướng Khánh, bấy giờ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng. Tướng Nguyễn Khánh sợ hăi, trốn vào Bộ Tổng tham mưu rồi lên máy bay để trốn về Đà Lạt. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó đang là Tham mưu trưởng Liên quân tại Bộ Tổng tham mưu, đă yêu cầu tướng Nguyễn Chánh Thi đem lực lượng Sư đoàn 1 giải cứu Sài G̣n. Tướng Thi nhờ có sự ủng hộ của các tư lệnh Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến và Không quân, nên đă nhanh chóng bức các lực lượng binh biến phải từ bỏ mục đích và rút lui. Nhờ công lao này, tướng Khánh đă bổ nhiệm ông vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân khu 1 vào tháng 10 năm 1964.

    Ngày 19 tháng 2 năm 1965, Thiếu tướng Lâm Văn Phát , Đại tá Phạm Ngọc Thảo ,Đại tá Bùi Dzinh và Trung tá Lê hoàng Thao lại đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài G̣n, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất, lùng bắt tướng Nguyễn Khánh. Một lần nữa, tướng Khánh phải đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu. Hội đồng các tướng lĩnh đă cử tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Quân đoàn Giải phóng Thủ đô, đưa quân về Sài G̣n để phản đảo chính. Được sự ủng hộ của các tướng trẻ, ngày 20 tháng 2, tướng Thi nhanh chóng bức quân đảo chính rút lui, sau khi đạt thỏa thuận yêu cầu Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ra lệnh giải nhiệm tướng Khánh, và ép tướng Khánh phải xuất ngoại "trị bệnh".
    Vai tṛ trong Biến động miền Trung 1966

    Sau khi buộc tướng Khánh phải lưu vong, sự tranh chấp quyền lực giữa các tướng trẻ không thuyên giảm mà lại càng tăng thêm. Hội đồng tướng lĩnh phân thành 4 nhóm Thiệu (Nguyễn Văn Thiệu) - Kỳ (Nguyễn Cao K&#7923... - Thi (Nguyễn Chánh Thi) - Có (Nguyễn Hữu Có). Do vai tṛ quan trọng trong các cuộc đảo chính và phản đảo chính, tướng Thi bị xem như là mối nguy cơ làm nổ ra đảo chính quân sự. Ba tướng c̣n lại hợp sức để chống đối, cử tướng Kỳ làm thủ lĩnh. Sự xung đột này mănh liệt đến mức nhà báo Mỹ Frances FitzGerald đă từng ghi lại là "Các tướng lĩnh Việt Nam Cộng ḥa cứ kháo nhau xem tướng Kỳ và tướng Thi ai đảo chính ai".[6]

    Chính phủ dân sự của thủ tướng Phan Huy Quát tỏ ra bất lực trước thời cuộc. Ngày 11 tháng 6 năm 1965, thủ tướng Quát đă giải tán chính phủ và từ chức thủ tướng. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu đă trao lại quyền hành cho Hội đồng tướng lĩnh. Ngay hôm đó, Hội đồng tướng lĩnh đă họp dưới sự chủ tọa của tướng Nguyễn Văn Thiệu để chọn ra người lănh đạo. Sự lựa chọn được cân nhắc giữa 2 tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi. Cuối cùng, ngày 19 tháng 6 năm 1965, tướng Thi tuyên bố rút lui khỏi sự tranh chấp vị trí lănh đạo với tướng Kỳ. Các tướng lĩnh đặt ra Ủy ban lănh đạo Quốc gia, do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch, giữ vai tṛ Quốc trưởng. Tướng Nguyễn Cao Kỳ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, giữ vai tṛ Thủ tướng cho tới khi tổ chức bầu cử. Để xoa dịu những mâu thuẫn quyền lực, tháng 10 năm 1965, tướng Nguyễn Chánh Thi được thăng cấp Trung tướng và giữ chức vụ Đại biểu chính phủ tại Trung phần.

    Tuy nhiên, những mâu thuẫn vẫn không thể ổn thỏa. Quần chúng nhân dân bất măn với việc các tướng lĩnh tranh chấp quyền hành, liên tiếp gây nhiều binh biến, khiến cho t́nh h́nh Việt Nam Cộng ḥa không ngừng bị xáo trộn. Lực lượng Phật giáo, vốn tự xem là lực lượng chính đẩy cao mâu thuẫn giữa quần chúng với chính phủ Diệm, gián tiếp dẫn đến đảo chính 1963, lần nữa nắm vai tṛ lănh đạo quần chúng chống lại chính phủ do các tướng lĩnh lập nên, đ̣i hỏi thành lập Quốc hội Lập hiến để có Hiến pháp cho Miền Nam Việt Nam, thay cho Chính phủ Quân nhân cai trị không có căn bản pháp lư là mầm mống biến loạn như từ cuối năm 1963.[7]

    Tại miền Trung, tướng Thi đă có những cáo buộc nảy lửa công khai về tệ tham những cũng như những chỉ trích sự độc tài trong chính phủ của tướng Kỳ. Phong trào Phật giáo ở đâu cũng bùng nổ mạnh hơn hết do lực lượng quân đội của Quân đoàn I do tướng Thi chỉ huy đă không thực hiện các mệnh lệnh trấn áp phong trào Phật giáo từ chính phủ trung ương đưa xuống, là một cách không chính thức chống lại quyền lực của chính phủ tướng Kỳ.

    Nhận định tướng Thi một đối thủ nguy hiểm, tướng Kỳ đă t́m cách liên kết với nhiều tướng lănh để giải trừ chức vụ của tướng Thi. Phía Hoa Kỳ lúc đó ủng hộ việc tống xuất tướng Thi, v́ người Mỹ xem ông là “tướng nổi loạn”, không tích cực chống Cộng và c̣n tỏ ra muốn nói chuyện thương thảo với Bắc Việt[8]. Nắm được quan điểm này của tổng thống Mỹ Johnson, tháng 2 năm 1966, trong cuộc họp của Hội đồng tướng lĩnh, tướng Kỳ đă thuyết phục các tướng lĩnh trao quyền cho ông để trục xuất tướng Thi và trấn áp cuộc tranh đấu của Phật giáo.

    Ngày 10 tháng 3 năm 1966, tướng Kỳ ra quyết định cách chức Tư lệnh Quân đoàn I của tướng Thi với lư do bất lực trước phong trào đấu tranh của Phật giáo tại miền Trung. Tuy nhiên, tướng Kỳ chỉ thị cho giới truyền thông công bố tướng Thi từ chức v́ lư do sức khỏe. Ngay khi ra đến Đà Nẵng để bàn giao chức vụ, ông bị tướng Nguyễn Hữu Có, khi đó là Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng, ra lệnh bắt giữ và đưa vào giam lỏng tại Sài G̣n.

    Việc cách chức tướng Thi đă làm bùng nổ thêm phản ứng của phong trào Phật giáo miền Trung. Ngày 12 tháng 3, Thượng tọa Thích Trí Quang vận động Phật tử biểu t́nh ở Huế và Đà Nẵng, thậm chí kiểm soát các thị xă trong ít ngày. Thượng tọa Thích Trí Quang cũng làm “rung chuyển nước Mỹ” khi yêu cầu Mỹ loại bỏ tướng Kỳ. Các tướng Tôn Thất Đính, rồi Huỳnh Văn Cao được cử ra Huế để thay chức vụ của tướng Thi đều bất lực, không thể kiểm soát được binh sĩ Quân đoàn I.

    Nhằm giảm nhẹ căng thẳng, ngày 16 tháng 3, tướng Kỳ đồng ư đưa tướng Thi ra Đà Nẵng để xoa dịu quần chúng. Tuy nhiên, khi vừa ra đến nơi, tướng Thi đă có những tuyên bố ngả theo phe tranh đấu. Ngày 17 tháng 3, tại Sài G̣n đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge đă có cuộc gặp với thượng tọa Thích Trí Quang. Các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ cũng tiếp xúc với thượng tọa Thích Tâm Châu. Các cuộc tiếp xúc đă đạt được thỏa thuận. Ngày 19 tháng 3, Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra tuyên bố không chống đối chính phủ mà chỉ đ̣i hỏi bầu cử và thành lập chính phủ dân sự.

    Tuy nhiên, các cuộc biểu t́nh vẫn tiếp diễn và trở nên hỗn loạn. Ngày 3 tháng 4, tướng Kỳ tuyên bố là Cộng sản đă xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và sẽ dùng vũ lực để tái lập an ninh. Lời tuyên bố nầy làm cho cuộc đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.

    Tuy nhiên, chính phủ tướng Kỳ đă có những bước chuẩn bị trước đó. Khối Phật giáo bị chia rẽ khi Thượng tọa Thích Tâm Châu tuyên bố ủng hộ chính phủ, h́nh thành hai khối Ấn Quang, do thượng tọa Thích Trí Quang lănh đạo, và khối Vĩnh Nghiêm, do thượng tọa Thích Tâm Châu lănh đạo. Do sự chia rẽ này hành động tranh đấu của Phật giáo không thống nhất như lúc năm 1963.

    Ngày 14 tháng 5, tướng Kỳ đă cho 4.000 binh sĩ cùng vũ khí hạng nặng, do tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy, được các máy bay Mỹ chuyên chở, ra Đà Nẵng, dùng vũ lực trấn áp phong trào ly khai. Quân đội nhanh chóng kiểm soát Đà Nẵng, rồi từ đó tiến ra Huế. Phong trào ly khai nhanh chóng chấm dứt. Tướng Thi một lần nữa bị đưa vào Sài G̣n. Tướng Tôn Thất Đính cũng bị bắt giữ và đưa vào chờ xét xử.


    Lần lưu vong cuối cùng

    Sau khi bị đưa về Sài G̣n, ngày 27 tháng 5 năm 1966, quan những hoạt động trung gian của Đại sứ Lodge và tướng William Westmoreland, tướng Kỳ đă gặp tướng Thi để bàn về số phận tướng Thi và tướng Đính. Tướng Kỳ đă đồng ư không đưa 2 tướng ra xét xử ở ṭa án binh với tội danh phản loạn, với sự bảo đảm của người Mỹ sẽ chu đáo và giúp ông ổn định đời sống của gia đ́nh ông trên đất Mỹ. Ngày 14 tháng 7 năm 1966, hai tướng Thi - Đính bị Hội đồng Tướng lĩnh đưa ra kỷ luật với quyết định loại ngũ vĩnh viễn cả hai tướng ra khỏi quân đội và đồng thời buộc tướng Nguyễn Chánh Thi lưu vong ra nước ngoài.

    Ngày 29 tháng 7 năm 1966, phát ngôn của chính phủ tuyên bố tướng Nguyễn Chánh Thi sẽ rời Việt Nam sang Mỹ để "chữa bệnh". Ngày 31 tháng 7, ông lên đường qua Mỹ chữa bệnh “thối mũi”. Trước khi đi, ông ném tất cả huân chương đă được tặng, chỉ giữ cái mền như là kỷ niệm cuối cùng của cuộc đời quân ngũ.

    Tại Mỹ, lúc đầu tướng Thi được nhận trợ cấp một tháng 600 USD theo chế độ của một trung tướng hồi hưu. Việc này bị tướng Kỳ chỉ trích quyết liệt với lư do tướng Thi đă bị loại ngũ. V́ vậy, trợ cấp của tướng Thi bị giảm xuống chỉ c̣n 170 USD một tháng.

    Theo bài viết của báo New York Times, trong những năm sống lưu vong tại Hoa Kỳ, tướng Thi đă từng làm nhiều nghề, như bảo vệ cho một khách sạn nhỏ tại Los Angeles, và mở một tiệm cà phê ở Arkansas.

    Tháng 2 năm 1972, sau 6 năm sống ở đất Hoa Kỳ, Nguyễn Chánh Thi đă mua một suất vé như một hành khách dân sự để trở về quâ hương Việt Nam. Tuy nhiên, tướng Nguyễn Văn Thiệu, khi đó đă là tổng thống, đă ra lệnh không cho cựu tướng được đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Ông đành trở lại Hoa Kỳ mà không ngờ rằng đây là lần cuối cùng ông có thể nh́n lại quê hương Việt Nam.

    Năm 1985, ông cho xuất bản hồi kư "Một trời tâm sự" kể về cuộc đời ḿnh. Tuy có tham gia một số hoạt động xă hội của các cựu binh Việt Nam Cộng ḥa tại Hoa Kỳ, nhưng ông từ chối tham gia tất cả các phong trào vận động vũ trang để chống lại chính phủ Việt Nam.

    Ông qua đời lúc 6 giờ 42 phút chiều thứ Bảy ngày 23 tháng 6 năm 2007 (giờ miền Đông Hoa K&#7923... tại Lancaster, Pennsylvania, thọ 85 tuổi.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Biến động Miền Trung


    Biến động Miền Trung là một biến động chính trị rộng lớn bùng nổ ở cả Sài G̣n và các tỉnh miền Trung Việt Nam vào năm 1966. Biến động miền Trung đă thúc đẩy tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam Cộng ḥa, nhưng lại làm suy yếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và làm suy yếu tiềm lực của chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân sâu xa của Biến động Miền Trung là sự bất măn của quần chúng nhân dân với việc các tướng lănh tự do tranh giành quyền hành, liên tiếp gây nhiều binh biến, khiến cho t́nh h́nh Việt Nam Cộng ḥa không ngừng bị xáo trộn; quần chúng nhân dân đ̣i hỏi dân chủ hóa đất nước, thiết lập quốc hội lập hiến, trở lại chính phủ dân sự.. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Biến động Miền Trung là vụ cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, người công khai chỉ trích Nguyễn Văn Thiệu (Quốc trưởng) và Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng), những việc mà ông cho là bất công, tham nhũng.
    Diễn biến

    Phát khởi:

    Ngày 11 tháng 3 năm 1966, Đài phát thanh Sài G̣n thông báo quyết định của Hội đồng Quân lực cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi nghỉ phép và ra nước ngoài chữa bệnh. Hiểu là ông bị cách chức, dân chúng Vùng I Chiến thuật bắt đầu tổ chức các cuộc biểu t́nh tại Đà Nẵng, nơi Quân đoàn I đóng bản doanh, hôm sau cuộc biểu t́nh lan ra Huế. Đại đa số thành phần tham gia là Phật tử. Cuộc biểu t́nh ngày càng trở nên dữ dội. Những người biểu t́nh, tổ chức tổng đ́nh công, chiếm đài Phát thanh ở Huế cũng như Đà Nẵng.

    Chính phủ điều đ́nh:

    Trong khi biểu t́nh tiếp diễn, chính phủ t́m cách thương thuyết. Ngày 16 tháng 3, chính phủ đưa trung tướng Nguyễn Chánh Thi ra Đà Nẵng để làm yên ḷng dân. Sự hiện diện ông làm cho t́nh h́nh êm dịu bớt. Ngày 17 tháng 3 năm 1966, tại Sài G̣n đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Ḥa, Cabot Lodge gặp thượng tọa Thích Trí Quang, các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ gặp thượng tọa Thích Tâm Châu. Kết quả là ngày 19 tháng 3 năm 1966, Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tuyên bố không chống đối chính phủ mà chỉ đ̣i hỏi bầu cử và thành lập chính phủ dân sự. Tuy nhiên, các cuộc biểu t́nh vẫn tiếp diễn và trở nên hỗn loạn. Ngày 3 tháng 4 năm 1966, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương tuyên bố là cộng sản đă xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và sẽ dùng vũ lực để tái lập an ninh. Lời tuyên bố nầy làm cho cuộc đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.

    Ngày 5 tháng 4 năm 1966, Nguyễn Cao Kỳ đem theo hàng ngàn binh sĩ ra Đà Nẵng bằng cầu không vận Mỹ, nhưng bị binh lính địa phương ngăn chặn, không cho ra khỏi sân bay. Ngày 8 tháng 4 năm 1966, chínnh phủ gửi tiếp hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến ra Đà Nẵng nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối và yêu cầu chính phủ giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Để nhượng bộ kín đáo những yêu sách của phe đấu tranh nhằm dân chủ hóa đất nước, mà chính quyền không bị mất thể diện, ngày 14 tháng 4 năm 1966, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu công bố sắc luật số 14/66, tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến . Quốc hội Lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo và biểu quyết hiến pháp Việt Nam Cộng ḥa. Do sự nhượng bộ này, phía Phật giáo tuyên bố tạm ngưng đấu tranh. Ngày 17 tháng 4 năm 1966, thượng tọa Thích Trí Quang từ Sài G̣n ra Huế để dàn xếp và kêu gọi ngưng biểu t́nh

    Chính phủ cương quyết, tái lập an ninh:

    Đầu tháng 5 năm 1966, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố sẽ hoăn bầu cử Quốc hội, và chính phủ quân nhân sẽ cầm quyền thêm một năm nữa. Lập tức các cuộc biểu t́nh phản đối lại rộ khắp miền Trung, những người biểu tinh tái chiếm đài phát thanh và các công sở khác. Ngày 14 tháng 5 năm 1966, sau khi đạt được sự thỏa thuận ngầm với Hoa Kỳ, chính phủ đưa 40 xe tăng và thiết vận xa ra Đà Nẵng bằng tàu vận tải Mỹ. Ngày 15 tháng 5, năm tiểu đoàn Nhảy dù tái chiếm Đài phát thanh Đà Nẵng. Trong trận này, số người chết lên đến khoảng 150 người và số người bị thương lên khoảng 700 người. Trung tướng Tôn Thất Đính ( phe biểu t́nh) chạy ra Huế. Ngày 16 thang 5 năm 1966, thiếu tướng Huỳnh Văn Cao được cử ra Đà Nẵng làm tư lệnh Quân đoàn I, tại phi trường Phú Bài (Hu&#7871..., Huỳnh Văn Cao bị thiếu úy Nguyễn Đại Thức mưu sát, cuộc mưu sát không thành Nguyễn Trọng Thức bị bắn chết. Sau biến cố này Chính phủ cử thiếu tướng Cao Văn Viên ra Vùng I Chiến thuật, chỉ huy việc tái kiểm soát Đà Nẵng và Huế. Ngày 23 tháng 5, nhóm ly khai tại chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng buông súng. Thị trưởng Nguyễn Văn Mẫn bị bắt. Trung đoàn 51 Bộ binh bị chặn lại ở phía nam Đà Nẵng, chỉ huy Trung đoàn Đại tá Đàm Quang Yêu bị bắt. Ngày 31 tháng 5 năm 1966, một phái đoàn gồm 6 lănh tụ Phật giáo do thượng tọa Thích Tâm Châu dẫn đầu, hội đàm với 6 tướng lănh trong Ủy ban Lănh đạo Quốc gia với kết quả đạt được là Ủy ban hứa sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào tháng 9 năm 1966 và mở rộng Ủy ban Lănh đạo Quốc gia thêm 10 chính khách dân sự.

    Bàn thờ Phật xuống đường

    Ngày 26 tháng 5 năm 1966, tại Huế diễn ra tang lễ thiếu úy Nguyễn Đại Thức, người mưu sát không thành thiếu tướng Huỳnh Văn Cao. Đoàn biểu t́nh đốt Pḥng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ tại Huế. Ngày 1 tháng 6 năm 1966, những người biểu t́nh đập phá Ṭa lănh sự Mỹ tại Huế một lần nữa. Ngày 6 tháng 6 năm 1966 trước trấn áp của lực lượng chính phủ, thượng tọa Thích Trí Quang, yêu cầu đồng bào đưa bàn thờ Phật xuống đường để ngăn chặn lối đi của quân chính phủ. Ngày 16 tháng 6 năm 1966, đích thân đại tá Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc An ninh Quân đội kiêm tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, chỉ huy quân Nhảy dù và Cănh sát dă chiến, khiêng bàn thờ trả lại dân chúng và nhà chùa, khai thông đường đi, bắt 190 quân nhân phe ly khai, 109 công chức, 35 nhân viên cảnh sát. Ngày 21 háng 6 năm 1966, Thượng tọa Thích Trí Quang được đưa vào Sài G̣n, phong trào tranh đấu nhanh chóng tan ră, Biến động miền Trung xem như chấm dứt.
    Hậu quả

    Biến động miền Trung làm chia rẽ các lănh tụ Phật giáo giữa phe ôn ḥa do Thích Tâm Châu làm đại diện và phe quá khích của Thích Trí Quang; làm suy giảm tiềm lực khối Phật giáo.

    Hậu quả nặng nề nhất của Biến động miền Trung là chính phủ Việt Nam Cộng ḥa phải dồn sức để ổn định xă hội ở thành phố, khiến nỗ lực chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa suy yếu. Quân nhân, nhất là quân nhân Phật tử ngoài tiền tuyến, không an tâm chiến đấu v́ hậu phương xáo trộn.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Đảo chính tại Việt Nam Cộng ḥa năm 1960
    Đại tá Nguyễn Chánh Thi



    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm của Việt Nam Cộng ḥa

    Đảo chính tại Việt Nam Cộng ḥa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng ḥa, do đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông cầm đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa bấy giờ là Ngô Đ́nh Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài G̣n do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quân chúng. Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quân quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đ́nh Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.

    Bối cảnh

    Chính quyền Việt Nam Cộng ḥa sau 5 năm xây dựng dưới quyền tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă dần vững mạnh. Các thế lực đối lập đều bị trấn áp mạnh và bị suy giảm ảnh hưởng. Nhóm quân sự B́nh Xuyên bị tiêu diệt, các nhóm quân sự khác của các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo, các đảng phái Đại Việt, Quốc Dân Đảng đều bị giải tán và sát nhập vào Quân đội Việt Nam Cộng ḥa.

    Để đảm bảo vị thế quyền lực của ḿnh, Ngô Đ́nh Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất: Cộng sản miền Nam, nhóm chính trị và quân sự tuy bề ngoài không hoạt động hoặc hoạt động rời rạc, nhưng thực tế chịu sự chỉ đạo thống nhất của Xứ ủy Nam Bộ. Nhất là khi Nghị quyết Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thứ 15 đă chỉ đạo Xứ ủy Nam Bộ chuyển h́nh thái từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

    Tuy nhiên, quan điểm này của Ngô Đ́nh Diệm không được những người đối lập tán đồng. Họ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị cũng như những thất bại về quân sự, mà nổi bật nhất là Phong trào Đồng khởi tại Bến Tre và Trận tập kích Tua Hai tại Tây Ninh cuối tháng 1 năm 1960, đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ.

    Cuộc đảo chính được Trung tá Vương Văn Đông, một sĩ quan người miền Bắc từng tham gia chiến tranh chống Việt Minh, chỉ huy. Đông sau này được huấn luyện ở Kansas, Hoa Kỳ và được các cố vấn quân sự Mỹ đánh giá cao. Đông viện cớ chế độ của Ngô Đ́nh Diệm chuyên quyền và can thiệp liên tục vào quân đội là cơ sở chính cho sự bất b́nh của ḿnh. Ngô Đ́nh Diệm đă bổ nhiệm những quan chức trung thành với ḿnh hơn là những người có tài năng và khiến cho các quan chức cấp cao mâu thuẫn lẫn nhau để tránh khỏi bị họ đoàn kết chống lại ḿnh. Nhiều năm sau cuộc đảo chính, Đông đă khẳng định rằng ông ta chỉ muốn Diệm cải thiện chế độ của ḿnh.
    Diễn biến

    Kế hoạch đảo chính đă được Đông và các quan chức bất b́nh với chế độ Diệm, trong đó có Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chuẩn bị trong một năm. Đồng đă cấu kết được với một trung đoàn xe thiết giáp, một đơn vị hải quân và ba tiểu đoàn quân nhảy dù. Cuộc đảo chính được dự định vào 5 giờ sáng ngày 11 tháng 11. Tuy nhiên kế hoạch đă được thực hiện không hiệu quả, quân nổi loạn đă không tuân thủ chiến thuật đă được viết ra như chiếm giữ đài phát thanh và phong tỏa các con đường vào đô thành Sài G̣n. Họ cũng đă không thể cắt đường dây liên lạc điện đàm vào dinh Độc Lập, điều này khiến cho Diệm có thể liên lạc được với các đơn vị trung thành đến bảo vệ ḿnh. Đầu tiên, lục lượng đảo chính đă bao vây dinh Độc Lập nhưng tŕ hoăn tấn công trong 36 tiếng đồng hồ v́ tin rằng Diệm sẽ tuân thủ theo yêu sách của họ. Đông đă cố gắng gọi điện cho đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow để gây áp lực lên Diệm. Tuy nhiên, Durbrow dù chỉ trích Diệm vẫn giữ lập trường của chính phủ Mỹ ủng hộ Diệm, cho rằng "chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại". Lợi dụng thời gian tŕ hoăn này, Diệm đă xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do và công bằng và các biện pháp tự do khác. Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12 tháng 11, đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng đại tá Trần Thiện Khiêm và trung tá Bùi Dzinh chỉ huy bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đă tiến vào Sài G̣n. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân ṭ ṃ xuống phố để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đă tiêu diệt gọn quân đảo chính.

    Sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đ́nh Diệm đă thành công trong việc chặn cuộc đảo chính lại thông qua thương lượng như một cách "câu giờ" để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài G̣n ứng cứu ḿnh. Cuộc đảo chính đă thất bại và để lại hậu quả là hơn 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân đến xem. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đ́nh Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng của nội các bị bỏ tù.
    Các sĩ quan và chính khách liên can

    Đại tá Nguyễn Chánh Thi
    Trung tá Vương Văn Đông
    Đại úy Phan Lạc Tuyên
    Trần Văn Hương
    Phan Quang Đáng
    Nguyễn Tường Tam

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Đảo chính Việt Nam Cộng ḥa 1963
    Wikipedia


    Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963 là cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng ḥa thực hiện dưới sự ủng hộ của Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính đă giết chết anh em tổng thống là Ngô Đ́nh Diệm và cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng ḥa trong lịch sử Việt Nam.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính 1963 được quy bởi chính quyền của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tham nhũng, độc tài, gia đ́nh trị và thực hiện chính sách đàn áp Phật giáo. Một lư do khác được quy kết nữa là v́ chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi người Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng ḥa.
    Độc tài, gia đ́nh trị

    Kể từ khi về nước chấp chính, Ngô Đ́nh Diệm đă được sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, đă tập hợp được nhiều đồng minh để lần lượt dẹp trừ các thế lực chống đối quân phiệt. Tuy nhiên, khi chính sự đă ổn định, tổng thống Diệm đă dần trở mặt với các thỏa hiệp ban đầu với những người đă ủng hộ ông và giúp ông giữ được ngôi vị tổng thống. Để đảm bảo vị thế quyền lực của ḿnh, Ngô Đ́nh Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất: những người Cộng sản. Các tướng lĩnh như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân,... các chính khách như Trần Văn Hương, Nguyễn Ngọc Thơ, Phan Khắc Sửu,... kể cả nhiều đảng viên cao cấp của đảng Cần Lao như Trần Chánh Thành, Vơ Văn Trưng,... lần lượt đều bị xa lánh và tước bỏ ảnh hưởng. Trong nền Đệ nhất Cộng ḥa, ngoài tổng thống Diệm, quyền hành bị tập trung vào trong tay một số người thân trong gia đ́nh ông như:

    Ngô Đ́nh Nhu với chức vụ “Cố vấn Chính trị” là bộ năo của chế độ, nơi khai sinh và điều khiển tất cả mọi sách lược của quốc gia. Tuy là Dân biểu nhưng không mấy khi đặt chân đến Quốc hội để làm trách nhiệm dân cử, mà chỉ ngồi tại dinh Tổng thống để ra chỉ thị cho Quốc hội làm luật theo ư của anh em ông ta.[1]
    Trần Lệ Xuân - phu nhân của Ngô Đ́nh Nhu, được coi là Đệ nhất Phu nhân của chế độ Việt Nam Cộng ḥa, là một trong các nhân vật then chốt của chính quyền (a key figure in the Diem regime) với những uy quyền to lớn [1]. Cũng là một dân biểu như chồng, nhưng bà thường xuyên xây dựng những đạo luật của riêng ḿnh và "ép" Quốc hội phải thông qua.
    Ngô Đ́nh Cẩn - em trai của Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu - tự xưng là “Cố vấn Lănh đạo các Đoàn thể Chính trị miền Trung và miền Cao Nguyên”. Trên thực tế, ông nắm hết mọi quyền hành nhất là quyền bổ nhiệm nhân sự, c̣n các đại biểu chính phủ và tỉnh trưởng chỉ là những viên chức thừa hành mệnh lệnh của ông mà thôi. [1]
    Tổng giám mục Ngô Đ́nh Thục không chính thức giữ một chức vụ hành chánh hay chính trị nào, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tổng thống, đến các bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng hoà và các viên chức địa phương và trở thành một thứ cố vấn tối cao của chế độ. [1]

    Trong giai đoạn 1956-1959, khi những người Cộng sản c̣n hy vọng vào giải pháp Tổng tuyển cử, chưa coi bạo lực là biện pháp đấu tranh chủ yếu, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă lợi dụng t́nh h́nh để đàn áp họ, tuy chưa thể tiêu diệt hẳn nhưng tạm thời cũng chưa là mối lo trước mắt. Các cuộc cải cách xă hội cũng mang lại một số kết quả, tạo cho chính phủ Diệm một thế đứng tương đối vững.

    Tuy nhiên, để chống Cộng có hiệu quả, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă tập trung quyền lực vào bản thân và các người em của ḿnh đồng thời hạn chế các quyền tự do - dân chủ. Điều này không được những người đối lập tán đồng. Họ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị của Tổng thống. Mặt khác, sự lộng quyền của một số đảng viên Cần lao và chính sách đàn áp của Chính phủ bắt đầu gây bất măn trong quần chúng.

    Từ cuối năm 1959, khi những người Cộng sản miền Nam, với sự cho phép của Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, dần xây dựng cơ sở và chuyển hướng từ đấu tranh chính trị với sự hỗ trợ của đấu tranh vũ trang sang đấu tranh vũ trang với sự hỗ trợ của đấu tranh chính trị. Sự ổn định của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bị thách thức nghiêm trọng, nhất là khi nổ ra Phong trào Đồng khởi tại Bến Tre và Trận tập kích Tua Hai tại Tây Ninh cuối tháng 1 năm 1960, đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ.

    Trước t́nh h́nh an ninh ở nông thôn ngày càng xấu đi do những người cộng sản miền Nam tăng cường hoạt động với sự chi viện của miền Bắc, trước việc chính phủ Ngô Đ́nh Diệm tập trung quyền lực và hạn chế các quyền tự do - dân chủ để phục vụ mục tiêu chống Cộng quá lâu, các nhóm đối lập ngày càng kích động quần chúng phản đối chính phủ Diệm như là một chính phủ độc tài và gia đ́nh trị. Nổi bật nhất là các vụ:

    Sự kiện 18 chính khách có tên tuổi trong Ủy ban Tiến bộ và Tự do họp tại khách sạn Caravelle ở Sài G̣n, ra kháng thư công khai phản đối chế độ Ngô Đ́nh Diệm độc tài vào ngày 26 tháng 4 năm 1960.
    Vụ đảo chính bất thành của nhóm các sĩ quan do Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông cầm đầu vào ngày 11 tháng 11 năm 1960.
    Sự kiện hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962.

    Biến cố Phật giáo



    Biến cố Phật giáo năm 1963 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đảo chính cũng trong năm này.

    Ngày 6 tháng 5 năm 1963, hai ngày trước lễ Phật đản, đổng lư văn pḥng Phủ tổng thống Quách Ṭng Đức theo chỉ thị của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm[2] đă gởi công điện số 5159 yêu cầu các địa phương xiết chặt quy định không được treo cờ tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo. [3]. Mặc dù trước đó trong các dịp lễ Ki-tô giáo, cờ Ṭa thánh Vatican và cả cờ Phật giáo được treo tự do mà không bị chính phủ cấm đoán.

    Ngày 7 tháng 5, trong lúc dân chúng Huế và Thừa Thiên sửa soạn làm lễ Phật Đản th́ cảnh sát đến tận nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo.[4]Nhưng sau đó Phật giáo và chính quyền đă đạt được thoả thuận cho phép treo cờ Phật giáo trong ngày Phật đản. Tuy vậy Phật giáo vẫn quyết định sẽ nhân cơ hội này đấu tranh chống chính quyền.

    Ngày 8 tháng 5, tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Trí Quang, một trong các nhân vật có ảnh hưởng của Phật giáo miền Nam Việt Nam, người bị các nhà phân tích CIA mô tả là một kẻ mị dân, cực ḱ chống Công giáo, một người theo chủ nghĩa quốc gia cuồng tín, và một kẻ vĩ cuồng với mục tiêu tối hậu là thành lập ở Miền Nam một chế độ thần quyền Phật giáo[5] chỉ trích chủ trương kỳ thị Phật giáo của chính quyền. Thượng tọa Trí Quang cũng có nhắc đến cờ Công giáo Vatican treo khắp đường phố vào các dịp lễ sao không cấm, mà lại cấm đúng vào ngày Phật Đản. Nhiều đoàn thể Phật tử yêu cầu chính quyền cho phát thanh lại bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang, nhưng Giám đốc Đài phát thanh Huế là ông Ngô Ganh không đồng ư v́ băng chưa được kiểm duyệt, nên vài ngàn Phật tử kéo đến đài để trực tiếp yêu cầu.[4]. Sự việc đang giằng co th́ khoảng 22h, ai đó đă quăng chất nổ, với sức nỗ tương đương 5kg TNT[2], làm thiệt mạng 8 người và bị thương 15 người. Chính quyền quy kết những người Cộng sản trà trộn quăng chất nổ giết người để gây xáo trộn, c̣n phía biểu t́nh th́ kết án Thiếu tá Đặng Sỹ chính là người cho ném chất nổ và ra lệnh nổ súng để giải tán biểu t́nh. [6] [7]Ngay lập tức, làn sóng phản đối chính quyền càng ngày càng dâng cao và càng trở nên bạo động.

    Hôm sau, vào ngày 9 tháng 5 năm 1963, hơn 10 ngàn người kéo đến tư gia Tỉnh trưởng Huế biểu t́nh và đ̣i hỏi 5 điểm sau đây:

    Hủy bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo.
    Phật giáo được quyền b́nh đẳng như Công giáo.
    Không được đàn áp Phật giáo.
    Phật giáo được quyền thờ phượng tôn giáo của ḿnh.
    Chính quyền phải bồi thường cho các gia đ́nh nạn nhân, và phải trừng trị các người có trách nhiệm trong vụ bắn chết người trong ngày 8 tháng 5 năm 1963.

    Ngày 15 tháng 5 năm 1963, một phái đoàn Phật giáo từ thành phố Huế vào Sài G̣n tŕnh kiến nghị cho Tổng thống Ngô D́nh Diệm. Ngô Đ́nh Diệm đồng ư hầu hết các yêu sách và hứa sẽ điều tra.

    Ngày 25 tháng 5 năm 1963, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và đại diện các tổ chức và môn phái Phật giáo khác liên kết thành lập Ủy ban Liên phái.

    Ngày 28 tháng 5 năm 1963, Ḥa thượng Thích Tịnh Khiết, Lănh đạo Phật giáo Việt Nam lên tiếng kêu gọi biểu t́nh. Tại Huế, hàng ngàn tăng ni xuống đường.

    Ngày 30 tháng 5, Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại chùa Xá Lợi và chùa Ấn Quang, các tăng ni và Phật tử tuyệt thực 48 giờ, đồng thời 300 tăng ni biểu t́nh trước Quốc hội với những khẩu hiệu yêu cầu Chính phủ thỏa măn năm nguyện vọng của Phật giáo.[4]

    Ngày 2 tháng 6 năm 1963, tại Huế, 500 sinh viên biểu t́nh chống chính quyền kỳ thị Phật giáo. Sau đó cuộc biểu t́nh, biến thành bạo động, cảnh sát dùng chó, lựu đạn cay tấn công đoàn biểu t́nh, 67 sinh viên bị thương phải vào bệnh viện. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm thành phố Huế.

    Ngày 4 tháng 6 năm 1963, Ngô Đ́nh Diệm thành lập Ủy ban Liên bộ của chính phủ để nghiên cứu những yêu cầu của Phật giáo, do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Cho triệu hồi thiếu tá Đặng Sĩ, phó tỉnh trưởng nội an tỉnh Thừa Thiên đợi lệnh tại bộ Nội vụ ở Sài G̣n. [8]

    Ngày 7 tháng 6 năm 1963, Trần Lệ Xuân - vợ của Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu - lên án là những vị lănh tụ Phật giáo bị phe Cộng sản giật dây.

    Sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, Ḥa thượng Thích Quảng Đức sau khi để lại lá thư tâm huyết :

    "Tôi, pháp danh Thích Quảng Đức, Trụ tŕ chùa Quan Âm Phú Nhuận, Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui ḷng phát nguyên thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ư nguyện sau đây:

    Mong ơn Phật tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
    Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.
    Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng Ni Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ ác gian.
    Cầu nguyện cho đất nước thanh b́nh quốc dân an lạc.

    Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm nên lấy ḷng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách b́nh đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa. Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp. Thích Quảng Đức"

    đă tự thiêu tại ngă tư Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) và Phan Đ́nh Phùng (nay là Nguyễn Đ́nh Chiểu) ở thành phố Sài G̣n, đễ phản đối chính quyền kỳ thị Phật giáo. H́nh ảnh Thích Quảng Đức tự thiêu trong ngọn lửa bập bùng do Brown - phóng viên hăng tin Mỹ ABC thường trú tại Sài G̣n đăng tải các báo, làm rúng động toàn thể dân chúng Việt Nam và thế giới. Cái chết của vị Ḥa thượng này là ngọn lửa châm ng̣i cho Phật giáo đấu tranh mạnh mẽ hơn.

    Xin mời xem thêm:

    Đoạn phim tài liệu sự thật

    Ngày 16 tháng 6 các tăng ni biểu t́nh trước toà đại sứ Mỹ đồng thời tại chùa Giác Minh hàng ngàn Phật tử tụ tập dự tang lễ Thượng Toạ Quảng Đức. Cuộc tụ tập biểu t́nh, có xô xát với cảnh sát, làm cho nhiều người bị thương, hàng trăm bị bắt.[9]

    Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Uỷ ban Liên bộ và Uỷ ban Liên phái ra Thông cáo chung về việc giải quyết các nguyện vọng của Phật giáo.

    Ngày 18 tháng 7 năm 1963, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ra thông điệp kêu gọi "quốc dân đồng bào ghi nhận ư chí ḥa giải tột bực của chính phủ trong vấn đề Phật giáo" và "quốc dân đồng bào từ nay sẽ khách quan phán quyết để có thái độ hành động, không để ai làm ngăn cản bước tiến của tân tộc trong nhiệm vụ diệt Cộng cứu quốc" được đài phát thanh phát lại nhiều lần.

    Trong các Ngày 9 và 29 tháng 7 năm 1963, bộ Nội vụ liên tiếp ra hai nghị định công nhận cờ Phật giáo và việc treo cờ Phật giáo. Tuy nhiên, những cuộc tập họp của Phật giáo bị cản trở, một số tín đồ bị bắt và chính phủ tổ chức những hội đoàn thân chính phủ, lên tiếng phản đối Phật giáo.

    Ngày 1 tháng 8 năm 1963, trả lời phỏng vấn của đài CBS (Columbia Broadcasting System, Hoa K&#7923..., Trần Lệ Xuân tố cáo các lănh tụ Phật giáo đang mưu toan lật đổ chính phủ và tự thiêu chỉ là việc “nướng thịt sư” (barbecue a bonze).[10]

    Ngày 3 tháng 8 năm 1963, khi phát biểu tại lễ măn khóa huấn luyện bán quân sự của Đoàn Thanh Nữ Cộng Ḥa, Trần Lệ Xuân lên án những vụ tranh đấu về tôn giáo. Lời lẽ của bà Nhu được thân phụ bà là Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, gọi là “thiếu lễ độ” đối với Phật giáo.[11] Mầy hôm sau, bà Nhu bằng giọng gay gắt và chế giễu cho rằng dù bà có thiếu lễ độ đối với Phật giáo chăng nữa, th́ có lúc cần phải thiếu lễ độ[12]

    Những lời phát biểu của Trần Lệ Xuân không những làm cho mối quan hệ giữa chính phủ Ngô Đ́nh Diệm với tín đồ Phật giáo càng thêm xấu đi, mà c̣n làm cho cả những người dân b́nh thường cũng bất b́nh với chế độ. Sau những lời phát biểu của Trần Lệ Xuân, liên tiếp xảy ra nhiều cuộc phản đối chính phủ, trong đó quan trọng nhất là các vụ tư thiêu của các tăng ni Phật giáo.

    Ngày 4 tháng 8 năm 1963, tại Phan Thiết (B́nh Thuận), đại đức Thích Nguyên Hương, thế danh là Huỳnh Văn Lễ, tự thiêu trước dinh tỉnh trưởng.

    Ngày 13 tháng 8 tại Huế trước chùa Phước Duyên, quận Hương Trà, Đại đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu. Dân chúng, sinh viên Phật tử biểu t́nh ở khắp mọi đường phố ở Huế, ở các quận. [9]

    Sau đó, ngày 15 tháng 8 năm 1963, ni sư Thích Nữ Diệu Quang, thế danh là Nguyễn Thị Thu, tự thiêu tại Ninh Ḥa (Khánh Ḥa).

    Ngày 16 tháng 8 năm 1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đă gửi một điện tín cho tổng thư kư Liên Hiệp Quốc và cho các tổ chức Phật giáo Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thailand, Campuchia, Singapore v.v.. lên tiếng tố cáo chính quyền và xin cứu nguy. [13]. Cũng trong ngày này thượng tọa Thích Tiêu Diêu, thế danh Đoàn Mễ, tự thiêu ở chùa Từ Đàm, thành phố Huế.

    Dù đă cố gắng đối thoại với các lănh đạo Phật giáo và ra một số văn bản nhằm giải quyết những bức xúc của Phật giáo nhưng vẫn không ổn định nổi t́nh h́nh. Cuối cùng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm quyết định sử dụng những biện pháp cứng rắn để chấm dứt phong trào đấu tranh của Phật giáo.[14] và tổng thống Diệm quyết định thiết quân luật trên toàn quốc kể từ 0 giờ sáng 21 tháng 8 năm 1963 với lư do :" có tin Việt Cộng sắp tràn ngập Thủ đô." [4]

    Rạng sáng 21 tháng 8, tức sau khi thiết quân luật khoảng nửa giờ, chính phủ ra lệnh tấn công chùa chiền trên toàn quốc, bắt hết các tăng ni lănh tụ tranh đấu chống chính phủ. Tại Sài G̣n, Lực Lượng Đặc Biệt tấn công chùa Xá Lợi trên đường Bà Huyện Thanh Quan.[15]. Đa số các lănh tụ Phật giáo bị bắt, ḥa thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết bị xô ngă,[4] Thượng tọa Thích Trí Quang cũng bị bắt, nhưng sau đó ông trốn được vào Ṭa đại sứ Hoa Kỳ. [16] Sau đó, ḥa thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết được thả nhưng những người dưới quyền ông vẫn bị giam giữ.

    Sáng ngày 21 tháng 8, tổng thống Ngô Đ́nh Diệm triệu tập nội các và báo tin là quân luật đă được thiết lập trên toàn lănh thổ v́ Cộng quân đă xâm nhập vào các châu thành thủ đô Sài G̣n. Ông cũng cho các vị bộ trưởng hay về việc đánh chiếm các chùa và bắt giữ "bọn tăng ni làm loạn".

    Sau vụ tấn công chùa, t́nh h́nh càng thêm rối loạn. Trần Văn Chương đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tuyên bố từ chức. Bà Trần Văn Chương nhũ danh là Thân Thị Nam Trân cũng từ chức quan sát Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.

    Ngày 22 tháng 8 năm 1963, ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu từ chức và thành lập phong trào Trí Thức Chống Độc Tài.

    Tối ngày 23 tháng 8 Lúc đó, trung tướng Trần Văn Đôn cho mời trung tá Lucien Conein, nhân viên CIA, đến gặp tại Bộ Tổng tham mưu để thanh minh rằngg quân đội không tham gia vào việc đánh phá các chùa mà chính là Cảnh sát đặc biệt của chính phủ. Khi Conein hỏi “Các tướng lănh Việt Nam có ư định đảo chánh không?”, th́ tướng Đôn dè dặt trả lời “sẽ nói chuyện sau”.[17] Từ đó, Conein thường liên lạc và ḍ hỏi các tướng lănh Việt Nam.

    Ngày 25 tháng 8 năm 1963, ba trăm sinh viên học sinh tổ chức biểu t́nh tại Công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành trong lúc đang có lệnh giới nghiêm. Các trung đội Cảnh Sát Chiến Đấu gần đó được tin liền kéo tới đàn áp. Cảnh sát bắn cả vào đám biểu t́nh. Nữ sinh Quách Thị Trang trúng đạn tử thương. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Ngay chiều hôm đó chính quyền đô thành ra thông cáo rằng các lực lượng an ninh đă được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp ngoài công lộ mà không xin phép trước.

    Ngày 7 tháng 9 năm 1963, học sinh các trường trung học công lập Gia Long, Trưng Vương và Vơ Trường Toản tổ chức mít tinh băi khóa ngay tại sân trường của họ.

    Ngày 5 tháng 10 năm 1963, trước chợ Bến Thành, đại đức Thích Quảng Hương, thế danh Nguyễn Ngọc Kỳ, tự thiêu để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ Diệm.[18]

    10 sáng ngày 10 tháng 9 năm 1963, thiền sư Thiện Mỹ châm lửa tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà tại Sài G̣n. [19]

    Không làm hài ḷng chính phủ Hoa Kỳ


    Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu tiếp kiến phó tổng thống Mỹ tại dinh Gia Long năm 1961

    Một số thành viên trong chính phủ Hoa Kỳ cho rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm tham nhũng, đàn áp đối lập, không chống cộng hữu hiệu. Một điều quan trọng hơn cả đối với người Mỹ là Ngô Đ́nh Diệm không dễ dàng tuân theo đường lối của Mỹ, và ông cương quyết giữ lập trường bảo vệ chủ quyền quốc gia

    Ngày 9 tháng 5 năm 1961, trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam, phó tổng thống Mỹ Lyondon B. Johnson đă đề nghị việc gửi Quân đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Ngô Đ́nh Diệm đă cương quyết từ chối, ông nói:


    Nếu Qúy Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, h́nh ảnh hăi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp c̣n hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, v́ làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghiă.


    —Ngô Đ́nh Diệm[cần dẫn nguồn]

    Trong một cuộc tiếp kiến đại sứ Frederick Nolting, khi Nolting đề nghị để cho Hoa Kỳ chia sẻ những quyết định về chính trị, quân sự và kinh tế, tổng thống Diệm trả lời rằng “chúng tôi không muốn trở thành một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ”.[20]

    Từ năm 1961, Hoa Kỳ muốn thành lập căn cứ không quân và hải quân tại Cam Ranh, nhưng tổng thống Ngô Đ́nh Diệm không chấp thuận. [21]

    Từ tháng 8 năm 1962, Joseph A. Mendenhall, cố vấn chính trị Ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài G̣n, đă đề nghị loại bỏ tổng thống Diệm, vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu và những người trong gia đ́nh ông Diệm, bằng một số nhân vật khác,v́ tổng thống Ngô Đ́nh Diệm không chịu thay chủ trương chính sách như người Mỹ muốn. [22]

    Có tin rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă bí mật liên lạc để t́m cách thỏa hiệp với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Cụ thể là tháng 2 năm 1963, Ngô Đ́nh Nhu mượn cớ đi săn cọp, đă bí mật gặp tại B́nh Tuy một cán bộ cộng sản cao cấp là Phạm Hùng[23] [24]và có thể cả tướng Trần Độ[25]. Chính phủ Hoa Kỳ khá bận tâm với nguồn tin này.

    Tổng thống Kennedy lo ngại t́nh h́nh Việt Nam ảnh hưởng xấu đến cuộc tái tranh cử của ông vào năm 1964. Do đó Kennedy muốn t́m một giải pháp mới, nhằm thay đổi t́nh h́nh tại Việt Nam theo chiều hướng có lợi cuộc tái tranh cử của ḿnh.

    Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 5 về Việt Nam, tổng thống Kennedy đă có những lời lẽ chỉ trích chính phủ ông Diệm, và một câu nói của ông như một lời giận dỗi: Mỹ sẽ rút hết quân đội và chấm dứt viện trợ cho Việt Nam bất cứ lúc nào chính phủ Việt Nam yêu cầu. Trả lời báo chí, ông ngụ ư là "Việt Nam muốn chiến thắng cộng sản, cần phải có những thay đổi chính trị sâu rộng, từ căn bản". [9]

    Ngày 23 tháng 5 năm 1963, (sau biến cố Phật giáo ở Hu&#7871..., người đứng đầu Nhóm nghiên cứu Việt Nam thuộc Ṭa đại sứ Hoa Kỳ, Ben Wood, đưa ra một kế hoạch về các cách thay đổi chính phủ Diệm.

    Ngày 29 tháng 9 năm 1963, bộ trưởng Quốc pḥng Robert McNamara cùng tướng Maxwell Taylor qua Sài G̣n gặp tổng thống Diệm. McNamara nói với tổng thống Diệm rằng việc đàn áp Phật giáo gây trở ngại cho nỗ lực chống cộng và phàn nàn về những tuyên bố của bà Ngô Đ́nh Nhu nhưng Tổng thống Diệm né tránh các vấn đề do McNamara đưa ra.

    Ngày 11 tháng 6 năm 1963, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ thị cho Ṭa đại sứ Sài G̣n xúc tiến kế hoạch thay tổng thống Diệm.

    Ngày 27 tháng 6 năm 1963, tổng thống Kennedy công bố quyết định thay đổi đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. (Thay đổi đại sứ trong lúc t́nh h́nh căng thẳng là dấu hiệu thay đổi chính sách). [22]

    Ngày 22 tháng 8 năm 1963, tân đại sứ Henry Cabot Lodge đến Sài G̣n.

    Từ sau biến cố Phật giáo ở Huế (tháng 5-1963) và sau vụ chính phủ Diệm ra lệnh tấn công các chùa (tháng 8-1963). Dư luận Hoa Kỳ cho rằng tổng thống Diệm chủ trương độc tài gia đ́nh trị, càng ngày càng mất ḷng dân, càng ngày càng kém hữu hiệu trong việc điều hành đất nước và chống lại du kích cộng sản. [22]

    Ngày 24 tháng 8 năm 1963, Lodge gởi về Washington DC một điện văn báo cáo rằng ông Nhu là người ra lệnh tấn công chùa và nói về dự tính đảo chánh của một số tướng lănh. Cũng trong ngày 24 tháng 8 năm 1963, thứ trưởng Ngoại giao George Ball, xử lư thường vụ ngoại trưởng, cùng Harriman (thứ trưởng Ngoại giao), Hilsman (phụ tá ngoại trưởng), Forrestal (phụ tá tổng thống) đồng soạn và kư tên mật điện 243 gởi cho Ṭa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n ( sau khi được tổng thống Kennedy và ngoại trưởng Rusk đồng ư ). Nội dung đoạn cuối điện văn được dịch như sau:


    Chính phủ Hoa kỳ không thể dung dưỡng t́nh trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị gia có tư cách.

    Nếu ông (tức đại sứ Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối th́ chúng ta phải đối đầu với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồn tại được.


    —Điện văn[26]

    Ngày 25 tháng 8 trong chương tŕnh phát thanh của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy họp báo tuyên bố rằng: nếu muốn công cuộc ngăn chặn cộng sản tại Việt Nam hữu hiệu th́ cần phải thay đổi chính sách, thay đổi hệ thống nhân sự lành đạo tại Sài G̣n. Cũng khoảng thời gian này, bà Ngô Đ́nh Nhu họp báo tại Los Angeles tuyên bố rằng Mỹ đang dự định tổ chức một cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Bà tố cáo rằng "hiện thời ở Việt Nam bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng không thể thành công được trừ khi được Mỹ xúi giục và hậu thuẫn". [12]
    Last edited by alamit; 10-05-2012 at 05:44 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
    Đảo chính Việt Nam Cộng ḥa 1963
    Wikipedia




    Diễn biến



    Nhà thờ Cha Tam, nơi hai anh em Ngô Đ́nh Diệm - Ngô Đ́nh Nhu trú ẩn trước khi bị hạ sát.

    Từ tháng 7 năm 1963 đă có những tin đồn về việc sắp xảy ra đảo chính. Các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh có ư định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đ́nh trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định t́nh h́nh, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.[27]

    Để đối phó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra lệnh thuyên chuyển các tướng lănh tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Tướng Tôn Thất Đính từ Vùng II chuyển về Vùng .... Tướng Huỳnh Văn Cao đưc đưa về Vùng IV. Tướng Nguyễn Khánh được đưa ra II, tướng Đỗ Cao Trí được đưa ra Vùng I. Những tướng bị nghi ngờ th́ được triệu về Sài G̣n giữ những chức vụ không có quân trong tay. Tướng Trần Văn Đôn làm cố vấn quân sự cho Phủ Tổng Thống. Hai lực lượng hùng hậu nhất mà chính quyền tin cậy là Lực lượng Đặc biệt do trung tá Lê Quang Tung làm tư lệnh và Lữ đoàn Liên minh Pḥng vệ Phủ Tổng thống do trung tá Nguyễn Ngọc Khôi làm tư lệnh, được bố pḥng chặt chẽ nhằm sẵn sàng đối phó [27].

    Chuẩn bị

    Chuẩn bị cho cuộc đảo chính các tướng lĩnh tổ chức đảo chính đưa một số đơn vị quân đội trung thành với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài G̣n để không ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29 tháng 10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế đ&#7897..., tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn ... (và cũng là Tổng trấn Sài G̣n-Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài G̣n, truy quét cộng sản ở vùng Hố Ḅ, Củ Chi. Sáng ngày 31 tháng 10 năm 1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn Vùng ... Chiến Thuật và cử đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của quân đoàn Vùng IV Chiến Thuật. Chiều 31 tháng 10 năm 1963, đại tá Nguyễn Văn Thiệu Sư trưởng Sư đoàn 5 đă dẫn 2 trung đoàn dưới quyền cùng 1 tiểu đoàn pháo binh và 1 chi đoàn thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngă ba xa lộ Biên Ḥa và QL15 đi Vũng Tàu.

    Như vậy các tướng lănh đă chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục tỉnh về th́ do đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Phú Lâm. Con đường miền Tây có thiếu tướng Mai Hữu Xuân với quân lực Trung tâm Huấn luyện Quang Trung án ngữ. Con đường từ miền Bắc có đại tá Vĩnh Lộc với chiến đoàn Vạn Kiếp án ngữ.

    Khởi động

    Sáng ngày 1 tháng 11 năm 1963, được lệnh của các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính loại bỏ Hồ Tấn Quyền khỏi vai tṛ chỉ huy binh chủng hải quân, Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng ... Sông Ng̣i (dư luận đánh giá là một người hiếu sát) và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang Vận đă lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Cũng trong sáng ngày 1 tháng 11 trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của một các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài G̣n và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với tổng thống Ngô Đ́nh Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu. (Khi trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, tư lệnh Lữ đoàn Pḥng vệ Phủ Tổng thống đến họp ở Bộ Tổng tham mưu th́ ông bị c̣ng tay với nhiều sĩ quan cao cấp khác[28] như trung tá Nguyễn Văn Thiện, Chỉ huy trưởng TBinh chủng Thiết giáp và Đại Tá Trần Văn Trung, Tùy viên Quân sự ở Pháp mới về nuớc...)

    1h30 trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein[29] vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam[30]. (Theo Việt Nam nhân chứng của Trần Văn Đôn th́ số tiền này được chia cho Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Hữu Có, Đổ Cao Trí, Nguyễn Khánh, Trần Ngọc Tám và Lê Nguyên Khang.) Cũng tại đây, vào thời điểm này tướng Dương Văn Minh đề nghi tất cả tướng lănh tham dự vào cuộc đảo chính. Hầu hết các tướng lĩnh đều hưởng ứng trừ đại tá Cao Văn Viên[31], chỉ huy trưởng Lữ đoàn dù và Đại tá Lê Quang Tung, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân[32] là phản đối . Các ông bị bắt ngay sau đó và bị đại úy Nguyễn Văn Nhung sĩ quan tùy viên của tướng Dương Văn Minh đưa sang tạm giam trong pḥng “cô lập các sĩ quan chống đối“. (Đêm đó, Nguyễn Văn Nhung đem đại tá Tung và em trai là thiếu tá Lê Quang Triệu, tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt ra nghĩa trang Bắc Việt Tương tế ở sau Bộ Tổng tham mưu trại giết chết cả hai anh em)

    Tại Vùng IV Chiến thuật, tướng Huỳnh Văn Cao lúc đầu nhất định không theo đảo chánh. Ông đă cố gắng để liên lạc với đại tá Bùi Dzinh Tư lệnh sư đoàn 9 đóng ở Sa Đéc và đại tá Bùi đ́nh Đạm Tư lệnh Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho đem quân về, nhưng sư đoàn 7 th́ bị đại tá Nguyễn Hữu Có đem công điện của trung tướng Đôn về đoạt quyền tư lệnh của đại tá Đạm .Kế tiếp ông Có đă đem quân Sư đoàn 7 ra chặn ở ngă ba Trung Lương và cho rút hết các chiếc phà Mỹ Thuận để ngăn chặn Sư đoàn 9 vượt sông Tiền giang .[28]

    Lúc 12 giờ 10', tại dinh Gia Long, khi Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm được tin báo về cuộc đảo chính ông và cố vấn Ngô Đ́nh Nhu di chuyển xuống hầm bí mật đào dưới dinh Gia Long. Hầm này có pḥng ngủ, pḥng tắm và pḥng khách cho tổng thống và cố vấn, và có địa đạo dẫn ra ngoài dinh. [33] Tại đây ông ra lệnh cho các sĩ quan cận vệ liên lạc với các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính yêu cầu đến cứu ứng.[34]

    Cao điểm

    Vào 1 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, Mai Hữu Xuân chế ngự được đơn vị của Lực Lượng Đặc Biệt đóng tại Tân Sơn Nhất, đồng thời tướng Xuân cũng đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả đường tiến vào Sài G̣n. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền Tư lệnh Không quân (đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân đang bị giam tại Bộ Tổng tham mưu) cho phi cơ phóng pháo bay lượn trên không phận Sài G̣n để uy hiếp các lực lượng chống đảo chính[35]. Thiếu tá Nguyễn Bá Liên (cháu của Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội), Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy quân lục chiến ra lệnh cho 2 tiểu đoàn dưới quyền vờ đi hành quân ở núi Thị Vải, Bà Rịa rồi bất ngờ chuyển hướng về Sài G̣n chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ Nội vụ, Nha Truyền tin. Quân đảo chính do đại tá Phạm Ngọc Thảo sau hai lần tấn công đă chiếm được Đài Phát thanh Sài G̣n. Sau khi chiếm Đài Phát thanh, quân đảo chính thông báo danh sách những tướng lĩnh tham gia đảo chính, hầu hết các tướng lĩnh đều có trong danh sách này ngoại trừ: tư lệnh các Quân đoàn II, Quân đoàn I và Quân đoàn IV. Quân đảo chính cũng phát lời hiệu triệu đại ư gồm có lời tuyên bố lư do quân đội phải đứng lên lật đổ chế độ, lời kêu gọi ông Diệm đầu hàng, lời hứa sẵn sàng để cho ông Diệm xuất ngoại và lời hiệu triệu quốc dân đồng bào đoàn kết làm hậu thuẫn cho cuộc đảo chính[35]. Được sự đồng ư của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm Lữ đoàn Pḥng vệ Phủ Tổng thống cử 1 đại đội có thiết giáp yểm trợ, để tái chiếm Đài Phát thanh, nhưng nỗ lực này không thành công. Trong thành Cộng Ḥa, Lữ đoàn Pḥng vệ Tổng thống phủ dùng đại bác và đại liên chống trả [36] cho đến rạng sáng ngày 2 tháng 11 th́ lực lượng này buông súng theo lệnh của tổng thống Diệm, để đại tá Nguyễn Văn Thiệu đem 1 trung đội vào tiếp thu.
    Ngô Đ́nh Diệm liên lạc với phe đảo chính và Đại sứ Mỹ

    Lúc đầu, ông Diệm vẫn hy vọng rằng cuối cùng cuộc phản loạn này cũng kết thúc như cuộc đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960. Ông đă chủ động gọi tướng Trần Văn Đôn. [37] Cuộc gọi điện được Lư Quư Chung kể kại trong Hồi kư không tên như sau:

    Ông Diệm:

    Tướng lănh các anh đang làm ǵ vậy?

    Tướng Đôn:

    Thưa cụ, chúng tôi đă đề nghị với cụ nhiều lần rằng cụ cần cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân. Bây giờ đă đến lúc quân đội phải đáp lại nguyện vọng của nhân dân. Mong cụ hiểu chúng tôi.

    Ông Diệm: :Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau nói chuyện? Chúng ta sẽ bàn về cái mạnh và cái yếu của chế độ, và t́m ra con đường củng cố lại chế độ.

    Tướng Đôn:

    Có lẽ đă quá trễ để bàn luận việc đó, thưa cụ.

    Ông Diệm:

    Chưa bao giờ là trễ, do đó tôi mời tất cả các anh đến dinh cùng bàn vấn đề, vạch ra một giải pháp được cả đôi bên chấp nhận.

    Tướng Đôn:

    Thưa cụ, tôi phải hỏi lại ư kiến những người khác xem sao.

    Vào lúc 4 giờ 30 chiều 1 tháng 11 năm 63, ông Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Cabot Lodge.[38]

    “Tại Sài G̣n này có một số tướng lĩnh quân đội không muốn phục tùng sự điều hành, chỉ huy của chính phủ” - Ngô Đ́nh Diệm thử thăm ḍ.

    “Tôi rất muốn biết thái độ của người Mỹ các ngài nhận định về việc này như thế nào?”.

    “Xin lỗi, từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe nói về tin tức có liên quan tới đảo chính!” - Lodge giả vờ ngây ngô để t́m cách thoái thác. “Vả lại, hiện đang là 4 giờ 30 phút sáng tại miền Đông nước Mỹ, Washington không thể ngay lập tức trả lời ngài được”.

    “Nhưng về phía ngài chí ít cũng có cách nh́n khái quát chứ ạ! Tôi hiện tại chỉ mong được làm theo mọi yêu cầu của người Mỹ các ngài và sẽ cố gắng hết mức. Tôi tin rằng, nhiệm vụ mà nước Mỹ giao cho chúng tôi là tối cao...”.

    “Đúng vậy, ngài tổng thống đă hoàn thành rất tốt sứ mệnh của ḿnh... Nhưng điều tôi lo lắng nhất hiện nay là an toàn tính mạng của ngài. Nghe nói, nếu các ngài đồng ư chủ động từ chức, th́ những kẻ chủ mưu chuyện này sẽ sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện cho anh em ngài rời Việt Nam, không rơ ngài đă nhận được tin này chưa?”.

    Đối thoại tới đây th́ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă hiểu chính Lodge đă bật đèn xanh cho phe đảo chính.

    Đến 6 giờ 30 cùng ngày, ông Diệm gọi lại tướng Đôn, nhưng được tướng Đôn thông báo sự khước từ của phe lănh đảo chánh. Họ đ̣i hỏi hai anh em ông Diệm phải rời khỏi nước. Ông Diệm đồng ư nhưng đặt một điều kiện: phe đảo chánh phải chấp nhận cho ông một “đặc ân”. [38]

    Ông Diệm:

    Tôi là một tổng thống dân cử của quốc gia. Tôi sẵn sàng từ chức công khai, và tôi cũng sẵn sàng rời khỏi nước. Nhưng tôi yêu cầu các ông dành cho tôi các nghi thức danh dự ra đi của một tổng thống.

    Tướng Đôn: (Suy nghĩ một lúc)

    Thật sự, tôi phải nói rằng chúng tôi không thể thỏa măn yêu cầu của cụ về điểm này.

    Ông Diệm:

    Thôi được. Cảm ơn.

    Anh em Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu bị giết



    Thi hài Ngô Đ́nh Diệm sau khi bị hạ sát.

    Qua đài phát thanh, khi biết các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính đều tham gia phe đảo chính, 8h tối ngày 1 tháng 11 tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu cùng 2 sỹ quan tùy viên (đại úy Đỗ Thọ và đại úy Bằng) trốn về nhà Mă Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa và cũng là thủ lĩnh là Thanh niên Cộng ḥa ở Chợ Lớn[39]. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, từ nhà Mă Tuyên hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam. Tại đây tổng thống Diệm ra lệnh đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn.[40]

    Vào khoảng 7 h sáng ngày 2 tháng 11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe Jeep, hai chiếc thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, đại tá Dương Ngọc Lắm, đại tá Nguyễn Văn Quan, đại úy Nguyễn Văn Nhung và đại úy Dương Hiếu Nghĩa, đại Úy Phan Ḥa Hiệp [41] được đưa tới nhà thờ cha Tam để đón hai ông. Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu là người đi trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu kể rằng:

    Từ trong nhà thờ Cha Tam có 4 người đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đ́nh Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại uy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá).

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-11-2011, 01:00 AM
  2. Replies: 85
    Last Post: 24-04-2011, 11:18 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 22-03-2011, 08:51 PM
  4. Hé lộ mật lệnh “ban” thuốc độc giết danh tướng của Hitler
    By Phó thường dân in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 2
    Last Post: 08-03-2011, 10:48 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-12-2010, 06:08 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •