Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 28

Thread: Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    "Nga đang châm ng̣i nội chiến thảm khốc ở Syria"



    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 31-5 đă thẳng thừng cảnh báo Moscow rằng sự hỗ trợ của họ đối với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể châm ng̣i cho một cuộc nội chiến thảm khốc ở nước này mà nguy cơ có thể tràn ra khắp Trung ĐÔng với những hậu quả khôn lường.

    “Người Nga vẫn cứ nói với tôi rằng họ không muốn nh́n thấy một cuộc nội chiến, và tôi nói với họ rằng chính sách của họ đang góp phần dẫn tới một cuộc nội chiến tại Syria”, bà Clinton nói trong một cuộc phỏng vấn trên kênh TV2 của Đan Mạch trong một chuyến thăm tới Copenhagen.


    Hillary Clinton: "Người Syria sẽ không nghe chúng tôi (Mỹ). Họ chỉ nghe người Nga, nên chúng tôi cần phải kiên quyết"


    Bà Clinton đưa ra b́nh luận trên sau khi Nga và Trung Quốc vừa tái khẳng định lập trường phản đối hành động cứng rắn hơn của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm vào Syria nhằm kết thúc bạo lực đẫm máu leo thang tới tháng thứ 15 ở Syria. Theo ước tính của LHQ khoảng 13.000 người đă thiệt mạng trong cuộc đối đầu này.

    Cùng ngày, Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon đă nhấn mạnh lại một cảnh báo Syria đang tiến tới một cuộc nội chiến “thảm khốc”, sau vụ thảm sát tại Houla.

    Các chỉ huy quân nổi dậy đang chia rẽ về việc liệu có từ bỏ một lệnh ngừng bắn hay không nếu lực lượng Syria không rút về các doanh trại.

    Đại tá Qassim Saadeddine của lực lượng nổi dậy Quân đội Syria tự do (FSA) tại thành phố Homs tuyên bố nếu không có phản ứng nào của chính phủ vào trưa ngày 1-6 giờ địa phương, FSA sẽ tự quyết định “không c̣n ràng buộc với kế hoạch hoà b́nh”.

    Tuy nhiên, tướng Riyad Asaad – người đứng đầu FSA sau đó đă bác bỏ thông tin về hạn chót nói trên. Thay vào đó, ông thúc giục đặc phái viên hoà b́nh Kofi Annan đưa ra một tuyên bố thông báo rằng kế hoạch hoà b́nh của ông đă thất bại.

    B́nh luận của bà Clinton có thể báo hiệu trước giọng điệu của Tổng thống Mỹ Barack Obama – theo kế hoạch sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico trong ngày 18-19/6 tới.

    Tại Washington, giới chức Mỹ hối thúc Moscow dừng ngay bất cứ hoạt động vận chuyển vũ khí cho chính quyền Assad. “Chúng tôi tin rằng tất cả các nước nên ngưng ngay các hỗ trợ quân sự cho chính quyền Assad”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner khẳng định.

    Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice cũng lên tiếng khẳng định về việc chiếc tàu hàng chở vũ khí Nga đến Syria là "đáng bị chỉ trích" dù cho nó không vi phạm bất cứ đạo luật nào. Bà Rice cũng nêu rơ kết quả cuộc điều tra của Chính phủ Syria về vụ thảm sát ở Houla rơ ràng là một "sự dối trá trắng trợn".

    Theo Người Lao Động
    Last edited by alamit; 04-06-2012 at 03:14 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến !!??

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến !!??
    Ông John McCain muốn Mỹ có phán ứng mạnh tại Syria
    RFA-31-05-2012
    2012-05-31

    Nói với báo chí khi đến Kuala Lumpur, Thượng Nghị Sĩ Cộng Ḥa Mỹ John McCain cho rằng đă tới lúc chính phủ Hoa Kỳ phải có phản ứng mạnh hơn nữa đối với chính phủ Damascus, bằng cách viện trợ vơ khí cho lực lượng nhân dân nổi đậy đ̣i dân chủ.

    Source VOA

    Sau cuộc thảm sát tại làng Houla ở miền Trung Syria nhiều nước (màu đỏ trên bản đồ) đă trục xuất đại sứ Syria.

    Ông McCain nói rằng đây là thời điểm Washington phải hành động, để thế giới thấy vai tṛ lănh đạo của nước Mỹ.



    Cũng trong buổi tiếp xúc, Thượng Nghị Sĩ Đôc Lập Joe Liberman cho rằng ông tin tưởng Hoa Kỳ và các nước đồng minh nên sử dụng sức mạnh không quân, tương tự như đă làm trước đây khi giúp người dân Lybia.



    Đến giờ, Nhà Trắng vẫn theo đuổi chủ trương sử dụng cấm vận và ngoại giao để làm áp lực với Tổng Thống Bashar Al-Assad.



    Hôm qua khi trả lời phỏng vấn của một đài truyền h́nh ở Paris, Tổng Thống Pháp Francoise Holland cho hay ông ủng hộ việc sử dụng giải pháp quân sự với Damascus, nhưng với điều kiện phải được Hội Đồng Bảo An chấp thuận.



    Quan điểm của Liên Bang Nga về vấn đề này chưa đến lúc sử dụng vơ lực như với Lybia. Trung Quốc th́ lên tiếng chống đối việc can thiệp quân sự vào Syria
    Last edited by alamit; 04-06-2012 at 03:13 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    TT Assad: thế lực nước ngoài muốn phá hoại Syria

    RFA 03.06.2012

    Tại Syria, hôm qua tổng thống Bashar al- Assad lên tiếng trước quốc hội nói rằng chính quyền của ông đang phải đối diện một âm mưu từ nước ngoài nhằm phá hoại đất nước Syria.

    AFP

    Một quan sát viên LHQ đang ghi lại h́nh ảnh cuộc thảm sát tại làng Houla, Syria ngày 25 tháng 5, 2012

    Phát biểu của tổng thống Assad được đưa ra vào khi lănh đạo các nước Ả Rập kêu gọi Liên Hiệp Quốc hành động nhằm giúp chấm dứt t́nh trạng đổ máu tại Syria. Ngoài ra Pháp cũng lên tiếng về khả năng sử dụng biện pháp quân sự đối với chính quyền Damascus theo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

    Ngoại trưởng Ả Rập Xê út hôm qua phát biểu trong cuộc họp báo chung với tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, cho rằng tổng thống Bashar al- Assad đang cố câu giờ. Bằng chứng được đưa ra là chính quyền Syria chấp nhận mọi sáng kiến, thế nhưng không thực thi một điều ǵ cả.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Phe đối lập Syria ngừng tuân thủ kế hoạch ḥa b́nh




    Kế hoạch ḥa b́nh 6 điểm ở Syria đă chính thức đổ vỡ sau khi phe đối lập tại nước này tuyên bố rút lui khỏi văn kiện với lư do bản kế hoạch không thể giúp chấm dứt t́nh trạng bạo lực đẫm máu tiếp tục leo thang.



    Biểu t́nh chống chính phủ vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố ở Syria. Trong ảnh là một cuộc biểu t́nh ở thành phố Ibdib hôm 1/6/2012.

    Quyết định trên đă được Thiếu tá Sami al-Kurdi - người phát ngôn Hội đồng quân sự thuộc phe đối lập ở Syria – thông báo ngày 4/6.

    "Chúng tôi quyết định chấm dứt cam kết đối với kế hoạch ḥa b́nh của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Ảrập (LHQ-AL) Kofi Annan và bắt đầu mở lại các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ từ ngày 1/6, thời hạn chót mà chúng tôi đưa ra để buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải chấm dứt bạo lực nếu không muốn gánh chịu hậu quả”, Thiếu tá Kurdi tuyên bố.

    Cũng theo ông Kurdi, cộng đồng quốc tế cần có những quyết định mạnh mẽ như áp đặt vùng cấm bay hay thiết lập vùng đệm để có thể nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay.

    Ngoài ra, LHQ cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của phán đoàn quan sát viên đang có mặt tại Syria theo hướng trở thành “phái đoàn kiến tạo ḥa b́nh”

    Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi phe đối lập tại Syria tấn công căn cứ không quân As Suwayda của chính phủ nằm ở phía Đông thành phố Deraa.

    Các nguồn tin tại chỗ cho biết các tay súng đối lập đă đốt cháy nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng, đồng thời phá nát các đường băng tại căn cứ này.

    Căn cứ As Suwayda nằm ở vùng cực Nam Syria, có nhiệm vụ hỗ trợ các sư đoàn chiến đấu số 5, 7 và 10 của chính phủ Syria chốt chặn tại khu vực biên giới với Israel,

    Thông thường, đội máy bay bố trí tại căn cứ này sẽ hỗ trợ đường không cho các đơn vị tiền tiêu trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhà nước Do Thái và giao chiến với máy bay chiến đấu Israel tấn công các sư đoàn trên mặt đất.

    Ngoài ra, căn cứ này cũng có nhiệm vụ yểm trợ đường không cho các lực lượng chốt tại khu vực biên giới với Jordani và Iraq.

    Nguy cơ nội chiến cận kề

    Quyết định rút khỏi kế hoạch ḥa b́nh 6 điểm của phe đối lập tại Syria càng làm tăng thêm quan ngại về nguy cơ Syria sắp rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, nhất là sau khi t́nh trạng bạo lực tại nước này đă leo thang đến mức nguy hiểm với đỉnh điểm là vụ thảm sát hôm 25/5 tại làng Houla ở gần thành phố Homs, miền Trung Syria.

    Vụ thảm sát đă làm 108 dân làng thiệt mạng, trong đó có 49 trẻ em và 34 phụ nữ.

    Theo kế hoạch, đặc phái viên Kofi Annan sẽ có buổi làm việc khẩn với Hội đồng Bảo an LHQ và Đại hội đồng LHQ vào thứ 5 tuần này để bàn về các bước tiếp theo tại Syria.

    “Các cường quốc cần đẩy mạnh nỗ lực nhằm đảm bảo các bên ở Syria tuân thủ kế hoạch ḥa b́nh 6 điểm v́ đây là giải pháp duy nhất hiện nay”, cựu Tổng thư kư LHQ hối thúc cộng đồng quốc tế sau khi Nga và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục bất đồng về cách thức giải quyết xung đột tại Syria.


    Tổng thống Nga Putin (trái) hội đàm với ông Jose Manuel Barroso (giữa) và ông Herman Van Rompuy.

    Tại hội nghị thượng đỉnh Nga-EU ở St Petersburg (Nga), các lănh đạo EU hối thúc Mátxcơva theo đuổi đường lối cứng rắn hơn với Damascus.

    “Nga và EU phải vượt qua những bất đồng về cuộc khủng hoảng ở Syria nhằm ngăn chặn một cuộc nội chiến toàn diện xảy ra ở nước này”, Chủ tịch EU Van Rompuy phát biểu sau cuộc thảo luận với ông Putin.

    Các nước thành viên EU đang muốn Nga gây áp lực với Syria trong việc rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố và hoàn toàn tuân thủ kế hoạch ḥa b́nh của ông Annan.

    “Chúng tôi hoàn toàn nhất trí rằng kế hoạch của ông Annan là cơ hội tốt nhất để chấm dứt ṿng xoáy bạo lực ở Syria nhằm tránh một cuộc nội chiến và t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh lâu dài”, ông Rompuy cho biết thêm.

    Tuy nhiên, Mátxcơva không đồng ư với cách tiếp cận này, cho rằng trách nhiệm chấm dứt xung đột cần phải chia đều cho tất cả các bên ở Syria, chứ không riêng ǵ quân chính phủ.

    “Chúng tôi đă thảo luận về những vấn đề chính trị quốc tế và khu vực nổi cộm nhất. Đó là vấn đề Syria, Iran, Trung Đông và nhiều khu vực khác. Tất nhiên, không phải chúng tôi có cùng quan điểm trong tất cả các vấn đề. EU và Nga có thể có một số đánh giá bất đồng trong vấn đề Syria”, Tống thống Putin thừa nhận về những bất đồng với phương Tây trong việc bảo vệ đồng minh Syria.

    Mặc dù vậy, ông Putin cũng cho biết hai bên nhất trí cho rằng việc thực thi kế hoạch ḥa b́nh của ông Annan là cách thức duy nhất cho vấn đề Syria.

    Đức Vũ
    Theo Reuters, Xinhua, AFP

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Nước Nga luôn luôn trung thành với các nhà độc tài



    Tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lănh đạo Nga và Liên minh Âu châu (EU) diễn ra ở St Petersburg (hôm thứ Hai ngày 4/6/2012 - ND), Putin một lần nữa khẳng định lập trường dứt khoát của Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào vào Syria - mặc dù các cuộc thảm sát gần đây ở Hauli, mặc dù đă có tới 15 ngàn nạn nhân trong cuộc nội chiến ngày mỗi đẫm máu hơn.


    Hội nghị thượng đĩnh Nga-EU, St Petersburg 4/6/2012 - Ảnh: Website President of Russia


    Trong khi đó Moscow cũng muốn có quan hệ tốt với EU, Mỹ và thế giới Ả Rập. Tại sao tất cả mọi thứ được phơi bày như thế mà Nga vẫn hỗ trợ công khai một chế độ tội phạm?

    Trước hết, một việc hiển nhiên, lợi ích địa chính trị. Syria là đồng minh Ả Rập cuối cùng của Moscow, nước Nga đă đầu tư hàng tỉ đôla và có căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất tại quốc gia này. Putin cũng muốn chứng tỏ rằng - khác với Mỹ ở thời khắc quan trọng đă từng bỏ rơi các Tổng thống của Yemen và Ai Cập, trước đó là Shah của Iran - Nga là một đồng minh đáng tin cậy của các nhà độc tài và mỗi nhà độc tài gắn bó với Nga đều có thể nhận được sự hỗ trợ đến cùng.

    Người Nga dường như đă không hoàn toàn thấy mùa xuân Ả Rập đă mở ra b́nh minh của nền dân chủ trong khu vực và họ hy vọng rằng các thế hệ tiếp theo của các nhà độc tài đánh giá cao sự kiên tŕ của nước Nga. Cuối cùng, sự của sụp đổ Bashar al-Assad sẽ là một quả đấm cho Iran, c̣n những khó khăn mà Tehran tạo ra cho phương Tây, sẽ làm giảm mối đe doạ gây áp lực lên Moscow (và cùng với, ít nhất cho đến gần đây, giá dầu tăng, một lợi ích quốc gia cơ bản của Nga). Nhưng khi chế độ Assad sụp đổ - sẽ là một kết cục như thế mặc dù không sớm xảy ra - Moscow mất đi các lợi ích và nhận gánh nặng về sự hỗ trợ cho chế độ độc tài đẫm máu. Sau đó, sẽ không ai c̣n nghi ngờ rằng, Putin đă đánh cược vào một con ngựa xấu. Có đúng không?

    Nhưng không phải như thế. Thật vậy, bởi v́ sự sụp đổ của chế độ Assad có thể cho thấy viễn cảnh tăng lên của các xung đột và không nh́n thấy hồi kết. Cũng giống như người S...te của Iraq sau sự sụp đổ của Saddam Hussein, người Sunni với đa số ở Syria, dường như chắc chắn sẽ trả thù đẫm máu đối với những người đă ủng hộ Assad ngày hôm nay - v́ chính từ sự lo sợ bị trả thù này - là những người theo giáo phái alawite, Kitô giáo và người Kurd. Nhưng nếu chế độ bị sụp đổ bởi can thiệp quốc tế, Putin sẽ có thể tuyên bố rằng ông ta có lư gấp đôi: khi quyết định hỗ trợ Assad, và khi phản đối sự can thiệp. V́ rằng sau sự sụp đổ của Assad chỉ có thể tồi tệ hơn.

    Người Mỹ đă lật đổ Hussein và gánh trách nhiệm về cuộc nội chiến đẫm máu tiếp theo sau đó, mặc dù trong cuộc nội chiến này chiến binh mỗi bên nhắm vào mục đích loại bỏ "phía kia", hơn là xua đuổi người Mỹ.

    Cuộc can thiệp của NATO ở Libya, một năm trước đây, được biết đến rộng răi trong thế giới Ả Rập, bây giờ chỉ có 25% số người ủng hộ. Bởi v́ với người Ả Rập - chế độ tạo dựng sau cuộc cách mạng mà họ giành chiến thắng, đă không làm họ vừa ḷng.

    Ngay cả những can thiệp vào Kosovo năm 1999, rất nhiều người bây giờ xem như một sai lầm, do cuộc đàn áp của người Serbia xảy ra sau đó.

    Putin biết rằng sẽ tới lúc ông ta có thể nói: Tôi đă nói rồi mà, đúng không?


    Với sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc, Assad tung hoành bắn giết - Ảnh biếm hoạ OnTheNet

    Chỉ có điều rằng, đánh giá quan trọng của việc lật đổ các nhà độc tài dựa trên hai tiền đề sai.

    Đầu tiên, trách nhiệm về các cuộc nội chiến bùng nổ sau đó, người ta đổ hết cho kết quả của sự can thiệp. Trong khi đó, cuộc nội chiến đẫm máu nhất ở Algeria và Sudan đă nổ ra trong trường hợp không hề có can thiệp (và có lẽ sự can thiệp có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế).

    Thứ hai, các chế độ độc tài không phải là lựa chọn thay thế cho các cuộc nội chiến, mà chúng là nguyên nhân của các cuộc nội chiến đó. Các chế độ này thực thi quyền lực bằng sử dụng bạo lực, đàn áp một nhóm này và dành đặc ân cho những nhóm khác ưa thích. Và các chế độ này dạy dỗ con người rằng phương pháp bạo lực là chính trị hiệu quả.

    Đó là sự thật: nền dân chủ không đảm bảo cho một cuộc nội chiến sẽ không xảy ra (như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ). Nhưng chế độ độc tài đảm bảo rằng, sẽ chắc chắn - và sẽ không kết thúc cùng với sự sụp đổ của nhà độc tài.

    Ngày 7/12/2012
    Dawid Warszawski - Nhật báo Ba Lan - Lê Diễn Đức dịch
    Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA Blog

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Syria tăng cường trấn áp phe nổi dậy






    Tổng thư kư Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon và đặc sứ quốc tế Kofi Annan kêu gọi Syria để cho các thanh sát viên Liên hiệp quốc vào một thị trấn nổi dậy ở tây bắc, nơi Hoa Kỳ lo ngại rằng các lực lượng an ninh đang có kế hoạch thảm sát thường dân.

    Các nhà hoạt động Syria và cư dân ở Al-Haffeh nói rằng máy bay trực thăng và xe tăng của chính phủ đă tấn công thị trấn này trong tỉnh Latakia, và nhiều thường dân đang kẹt trong đó.

    Trong tuyên bố phổ biến hôm nay, Tổng thư kư Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói rằng điều quan trọng là các quan sát viên Liên hiệp quốc phải được phép ra vào Al-Haffeh “mà không bị cản trở”.

    Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói rằng Washington hết sức quan ngại về những tin tức từ bên trong Syria.

    Bà Nuland cho biết: "Các lực lượng Syria đă tăng mạnh hành động trấn áp, công khai đi ngược lại cam kết của họ đối với kế hoạch ḥa b́nh Annan, bằng cách sử dụng những chiến thuật kinh tởm mới, trong đó có dùng máy bay trực thăng từ trên không nă đạn pháo vào thường dân. Hành động này cộng với việc sử dụng các lực lượng không chính thức, dân quân Shabiha, hợp thành hành động tăng cường trấn áp nghiêm trọng."

    Phát ngôn viên Nuland bày tỏ lo ngại rằng các lực lượng chính phủ “có thể đang tổ chức” những cuộc thảm sát tại Al-Haffeh và tại các khu vực nổi dậy khác, trong đó có các khu ngoại ô của Damascus, Daraa, Deir el-Zour, Hama và Homs.

    Phái bộ Giám sát Liên hiệp quốc tại Syria hôm qua cho biết phái bộ cũng lo ngại là t́nh trạng bạo động leo thang tương tự tại Homs

    Ông Ghosheh nói: "Tôi chỉ muốn nói rằng Phái bộ Giám sát Liên hiệp quốc rất lo ngại về t́nh trạng bạo động leo thang tại Homs. Các quan sát viên của chúng tôi báo cáo rằng giao tranh dữ dội diễn ra tại Rastan và Talbiseh. Các quan sát viên nói rằng trọng pháo và súng cối đă bắn pháo vào Talbiseh cùng với đạn pháo bắn từ máy bay trực thăng, súng máy và các loại vũ khí nhẹ khác."

    Đài quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở chính tại Anh nói rằng những cuộc tấn công của các lực lượng chính phủ và lực lượng nổi dậy trên khắp Syria đă giết chết ít nhất 63 thường dân và 24 binh sĩ trong ngày hôm qua, thứ Hai.

    Đài này cho biết trong số thương vong có 10 người bị giết chết trong một vụ đánh bom xe tại thành phố Deir el-Zour ở miền đông bắc.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Nga gửi hàng loạt trực thăng tấn công tới Syria



    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton hôm qua (12/6) cho biết, Nga đang chuyển một chuyến hàng trực thăng tấn công đến Syria khi nước này đang ch́m trong những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi dậy. Bà Hillary cảnh báo, cuộc xung đột ở Syria có thể leo thang nếu không có sự thay đổi chính quyền ở đây.


    (Ảnh minh họa)

    "Chúng tôi rất lo ngại về những thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được. Theo đó, một loạt trực thăng tấn công của Nga đang trên đường hướng tới Syria. Chúng tôi đang theo dơi sát sao diễn biến này", bà Hillary cho biết.

    Với việc các hoạt động ngoại giao đang rơi vào bế tắc, “thông tin về chuyến hàng máy bay trực thăng tấn công nói trên cho thấy một bước ngoặt nguy hiểm mới trong t́nh h́nh ở đất nước Syria", tờ AP nhận định.

    Đây không phải là lần đầu tiên giới quan chức phương Tây tung tin về việc Nga cung cấp vũ khí cho Syria. Gần đây nhất, các nhà ngoại giao phương Tây ở New York từng đưa tin, một tàu chở hàng chất đầy vũ khí của Nga đă cập cảng của Syria vào những ngày cuối tháng 5. Trước đó, hồi tháng 1, có tin Nga chở 60 tấn vũ khí đến Syria. Moscow đă lên tiếng phủ nhận tất cả những thông tin này. Tuy nhiên, Nga khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng vũ khí đă kư kết với Syria trước đây.

    Syria là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) từng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một lệnh cấm vận vũ khí đối với Syia. Mục đích là để trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad “v́ tội đàn áp những người biểu t́nh” trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn một năm qua.

    Tuy nhiên, Nga với sự ủng hộ của Trung Quốc đă kiên quyết ngăn cản nỗ lực trên. Moscow cũng từ chối ngừng cung cấp vũ khí cho Damascus. Hồi cuối năm ngoái, Nga đă bán 72 tên lửa siêu thanh đối hạm Yakhont SS-N-26 cùng 2 hệ thống pḥng vệ bờ biển chống tàu chiến cho Syria. Ngoài ra, có tin Moscow c̣n cung cấp một loạt hệ thống pḥng không hiện đại S-300 cũng như các hệ thống radar cho Syria.

    Cuộc khủng hoảng ở đất nước Syria là nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai phe cường quốc, một bên là phương Tây do Mỹ dẫn đầu và bên kia là hai nước Nga-Trung. Phương Tây muốn lật đổ chính quyền hiện tại ở Syria nhưng Nga và Trung Quốc phản đối điều này. Moscow và Bắc Kinh liên tục khẳng định sẽ không để phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai. Cả Trung Quốc và Nga đều tin rằng, phương Tây đang đứng về phe nổi dậy trong cuộc khủng hoảng ở Syria và điều này chỉ khiến t́nh h́nh thêm trầm trọng.

    Kiệt Linh - (theo AP)

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Mỹ đẩy nhanh công tác chuẩn bị không kích Syria


    Các nguồn tin khu vực ngày 11/6 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đă ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho một cuộc không kích hạn chế nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời áp đặt các khu vực cấm bay tại Syria.

    Nhiệm vụ của lực lượng Mỹ là hạ gục chính quyền trung ương của ông Assad và các trung tâm chỉ huy quân sự nhằm làm lung lay sự ổn định chính quyền, cản trở quân đội và không quân Syria đánh bại phe nổi dậy.


    Mỹ được cho là sẽ không kích hạn chế vào thủ đô Damascus, Syria

    Các nguồn tin tiết lộ Tổng thống Obama đă quyết định bước đi này sau những tuyên bố liên tiếp của giới chức Nga cho rằng "Mátxcơva sẽ ủng hộ sự ra đi của ông Assad nếu người dân Syria đồng ư với việc đó."

    Quan điểm của Mỹ được hiểu là mở ra hai hướng hành động: Một là, loại bỏ ông Assad bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy và tổ chức các lực lượng đối lập thành quân chuyên nghiệp có thể đương đầu với các đơn vị quân đội trung thành với ông Assad.

    Tiến tŕnh này thực tế đă diễn ra qua sự kiện 8/6, khi lần đầu tiên một lực lượng khoảng 600 người thuộc Quân đội Tự do Syria tấn công một tiểu đoàn quân chính phủ ở Damascus.

    Một trong những mục tiêu của cuộc tấn công này là chiếc xe buưt chở các chuyên gia Nga. Hai là, trước sức ép của cuộc không kích giới hạn của Mỹ, lựa chọn một nhóm sỹ quan cấp cao quân đội sẵn sàng đảo chính lật đổ ông Assad để buộc ông ta và gia đ́nh chấp nhận sống lưu vong.

    Chiến dịch của Mỹ sẽ được điều chỉnh theo diễn tiến của các sự kiện chính trị và quân sự. Washington hiện không chắc về phản ứng của Nga, ngoài việc lên án mạnh mẽ hành động quân sự này, cũng như việc Nga có chấp nhận tiến tŕnh thay đổi chế độ ở Damascus hay không.

    Theo Vietnam+

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Liên Hiệp Quốc: có cũng như không

    - NgyThanh





    Lời kể của phóng viên đài truyền h́nh Mỹ CBS
    Sau khi cho cả thế giới biết nhà nước Damacus coi các chính phủ khác trên thế giới chẳng ăn thua ǵ, nay Tổng thống Assad của Syria khẳng định một lần chót: Liên Hiệp Quốc có cũng như không. Ngày 7/06/2012, khi 3 toán quan sát viên khác nhau của LHQ trên 3 chiếc xe đến Qubeir từ 3 nơi khác nhau - thủ đô Damacus, Hama và Homes - họ đă nhận được sự khinh miệt của chế độ. Những quan sát viên này được LHQ gởi đến để điều tra vụ thảm sát tập thể mới nhất vừa xảy ra 24 giờ trước đó mà phía chống đối chính phủ vừa ta thán.

    Nữ kư giả chiến trường Elizabeth Palmer của đài truyền h́nh CBS tháp tùng theo các quan sát viên LHQ cho hay các thành viên đi trên 11 xe khác nhau đến thành từng đợt riêng rẽ. Chiếc thứ nhất tiến chầm chậm vào ngôi làng chỉ thưa thớt dăm ba nhà để thăm ḍ động tĩnh, trong khi các xe c̣n lại nằm bên ngoài chờ chiếc thứ nhất làm hiệu lệnh rồi mới dám vào. Trước đó, một toán cán bộ LHQ đă bị lính Syria ngăn cản ở trạm canh, trước khi bọn côn đồ địa phương hùng hổ hô hào các khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Assad, đồng thời cảnh cáo các nhân viên LHQ rằng nếu họ ngoan cố cứ vào làng Qubeir th́ sẽ nếm mùi vũ lực. Các nhân viên này đă cho kư giả Palmer hay một số quan sát viên LHQ đă bị bắt giữ nhiều giờ bởi các lực lượng quân sự của chính phủ trung ương.

    Thiếu tướng Robert Mood, tư lệnh phái đoàn quan sát ngừng bắn tại Syria, cho báo chí hay một số cán bộ LHQ thuộc quyền của ông đă bị nhắm bắn trong tuần lễ vừa qua khi họ t́m cách hoàn tất sứ mạng của họ, mặc dù chưa có ai bị thương vong.

    Thị trấn Hama, địa điểm mà các quan sát viên LHQ qui tụ lại hôm thứ Sáu, nằm cách làng Qubeir 24km, cũng ở trong địa phận tỉnh cùng tên Hama. Đoàn xe 11 chiếc gồm 20 quan sát viên ngừng bắn và 10 viên chức chuyên môn khác của LHQ; họ đi tay không, không mang vũ khí pḥng thân. Vài tiếng đồng hồ sau, sứ giả quốc tế Kofi Annan đă lên tiếng trực tiếp cáo giác chế độ của Tổng thống Assad đă làm hỏng kế hoạch 6 điểm của ông nhằm cứu văn ḥa b́nh cho Syria v́ những cuộc tắm máu không ngớt. Ông Annan nói với Hội đồng Bảo an LHQ rằng sẽ có kẻ phải “lănh nhận hậu quả” về hành vi ngăn cản kế hoạch ḥa b́nh mà ông đưa ra - một cách nói tế nhị để ám chỉ rất rơ tới các biện pháp cấm vận khác.

    Vụ thảm sát Qubeir qua ngày thứ nh́ không được xác minh v́ cả báo chí quốc tế lẫn nhân viên LHQ không thể lọt vào nơi xảy ra vụ bắn giết tập thể. Đây là vụ phát giác nhiều xác chết lần thứ ba trong cùng một tuần lễ. Trong mỗi vụ, các nhóm chống đối chính phủ nói thủ phạm gây ra các vụ thảm sát hàng loạt là “shabiha”, một từ ngữ địa phương để gọi tên liên minh giữa lực lượng chính qui của chính phủ và thành phần vũ trang được nhà nước hậu thuẫn. Ngược lại, chế độ của Assad phủ nhận tất cả mọi lời cáo buộc và đổ tội giết người cho “bọn khủng bố” - chữ mà chính phủ thường dùng để mô tả bất cứ ai chống đối nhà nước. Bộ máy cai trị của ông Assad nói rằng khi binh sĩ Syria vào làng Qubeir hôm thứ Tư th́ đă thấy có 9 xác thường dân chết cháy. Cho nên, trừ phi các quan sát viên LHQ đích thân vào làng được để chính ḿnh nghe và thấy sự thật, chi tiết về vụ thảm sát do phe chống chính phủ và do chính quyền Damacus đưa ra hoàn toàn trái nghịch nhau. Tuy nhiên, suốt 48 tiếng đồng hồ sau khi sự việc kinh hoàng xảy ra, chỉ riêng binh đội của Tổng thống Assad là được phép vào ra khu vực đẫm máu. Điều này khiến Thiếu tướng Mood lo ngại, rằng một khi vào được hiện trường, các nhân viên trong phái đoàn của ông khó ḷng làm tṛn nhiệm vụ quan sát của họ. Trong lúc đó, trên mạng các nhà hoạt động nhân quyền lại vừa công bố các video chiếu cảnh pháo binh bắn phá thành phố Homs vốn đă nát như tương, nơi trước đây có hai nhà báo quốc tế tử nạn cùng lúc v́ đạn trọng pháo của chính phủ.

    Cuối cùng, khi theo chân đoàn xe LHQ vào được trong làng, nữ kư giả Palmer gọi về và câu đầu tiên của cô là “Không thấy xác chết nào cả”. Giải thích trực tiếp điều mắt thấy tai nghe với khán giả, cô nói: “Tất cả các xác chết đều đă được chôn cất hết, hoặc là ngay trong làng, hoặc là ở những làng kế cận. Một người đàn ông mà tôi hỏi chuyện cho biết chính ông là người chôn giúp các thây người ấy, sau khi lính an ninh xuất hiện ngay sau vụ bắn giết và đe dọa, cưỡng bức dân chúng phải chôn hết thảy mọi xác chết trước khi bất cứ ai từ thế giới bên ngoài đặt chân tới”.

    Khi đoàn xe LHQ và các kư giả vào làng, dân chúng các làng lân cận đă tự t́m tới gặp họ để mô tả những ǵ mà họ thấy và nghe. Những người dân này không sống ngay nơi bị thảm sát, nhưng chứng kiến sự việc khi đứng trên những triền đồi ngoài kia, hay lẩn trốn trong các nông trại để toàn mạng. Nhưng các lời kể của họ đều nhất quán, ăn khớp với nhau, về những ǵ đă xảy ra cho ngôi làng bạc phước Qubeir. Đúc kết các lời tường thuật của nhiều người, chúng ta có thể h́nh dung lại một cuộc tấn công kiểu gọng kềm hai mũi, mở màn là trận địa pháo dày đặc, trước khi đến trận xung phong do thành phần vũ trang shabiha được chính phủ dưỡng nuôi. Kư giả Palmer thuật tiếp: “Rơ ràng vẫn có người thoát chết, nhưng họ đă ly tán qua các làng mạc khác, thay v́ bám trụ lại ở nơi vừa bị tàn phá. Nhưng tôi phải nh́n nhận hầu hết nhà cửa ở đây đă bị bắn phá quá nặng nề, không c̣n dùng làm nơi trú ẩn được nữa. Hoặc bị đánh sập, hoặc nứt toác ra, hoặc bị cháy mất mái, tường nhà đầy các vết cháy xen kẽ với dấu máu loang lỗ, cùng các dấu đạn. Dân địa phương cho hay có tất cả 78 người bị giết, trong đó có khoảng 20 đứa bé. Một trong những căn nhà bị đốt cháy thảm thương vừa bị trúng đạn pháo đổ sụm xuống đă được dùng làm nơi chứa 20 xác chết, đến khi ngừng tiếng súng, người dân mới dùng bao gối hay chăn màn hoen máu để gói xác chuyển đi chôn. Cả ngôi làng nồng nặc mùi tử khí. Cái mà tôi c̣n thấy được là một con ḅ nằm chết trương ph́nh. Ngoài ra, hoàn toàn không thấy sự sống”.

    Một nhóm dân địa phương đă dẫn cô Palmer tới một căn pḥng và cho cô hay đó là nơi bọn trẻ nhỏ bị bắn chết. Trên sàn nhà c̣n dấu vết của những vũng máu, c̣n trên tường loang lỗ các dấu đạn xoáy vào gạch. Một số nhân chứng kể cho Palmer hay có bốn người trong cùng một gia đ́nh đă đưa nhau chạy vào lánh nạn trong một ngôi đền Hồi giáo, nhưng bọn shabiha đă t́m ra, và xử tử cả bốn, ngay nơi linh thiêng để dùng vào việc kinh kệ. Sau đó, bọn sát nhân đă nổi lửa đốt ngôi đền và đốt luôn cả những sách thánh kinh trong đền.

    Dĩ nhiên, Iran, Nga và TQ đang tiếp tay nhau để giữ Assad ngồi vững trên ghế lănh tụ Syria, nhưng ngoài ra c̣n có tập thể những người dân Syria với số phận gắn liền với ông bác sĩ sát nhân đang cầm đầu chế độ. Đó là lư do chính tại sao sau 15 tháng, vừa bị cấm vận vừa bị nổi loạn trong nước mà Assad vẫn b́nh chân như vại. Mức độ nổi dậy hiện nay có thể vượt quá sự kiểm soát của lực lượng an ninh nên chính phủ cũng khó để đặt tất cả trọng trách lên quân đội chính quy nhằm tiến hành những công tác tội ác tày trời. Do đó, ông Assad phải trông đợi vào lực lượng vũ trang không chính qui ở mức độ xă ấp, có tên là shabiha, để làm những việc bẩn thỉu tanh tưởi nhất, ví dụ như “chiến công Houla” ba tuần trước, và “chiến công Qubeir” tuần rồi. Cả lực lượng an ninh, lẫn đám shabiha, gồm thành phần sắc dân Alawi; bọn này giết láng giềng Sunni của ḿnh không hẳn v́ ḷng trung thành với Assad, nhưng v́ lo sợ một mai nếu ông Assad chia sẻ số phận với Gadhafi, th́ bọn chúng lâm nguy. Sắc tộc Alawi chỉ gồm 12% dân số, là một thiểu số trong thời kỳ thuộc địa của Pháp được nâng lên đẳng cấp quân sự trung thành với chính phủ, ngang với người Sunni và những người quốc gia theo đạo Thiên Chúa. Khi bố của Assad là Hafez al-Assad thâu tóm quyền lực, người Alawi trở thành tối huệ dân, chiếm hữu độc quyền các vị trí chỉ huy quân sự, hành chánh và an ninh, chẳng khác ǵ trường hợp biệt đăi mà Saddam Hussein dành cho người theo hệ phái Sunni trong đảng Ba'ath ở Iraq.

    Tường thuật của phóng viên Pháp Tấn Xă
    Không bám theo đoàn xe của LHQ được, phóng viên AFP liên lạc với một nhân chứng tên Laith qua điện thoại và được nghe kể về vụ thảm sát xảy ra hôm thứ Tư 06/06/2012, với giọng c̣n run rẩy: “Những tử thi bị cháy xém của phụ nữ, con gái và trẻ em nằm vương văi dưới đất từ nhà này sang nhà khác. Tôi đă thấy những ǵ nếu nói ra anh không thể h́nh dung được. Đó là một vụ thảm sát quá sức kinh hoàng... Người dân bị xử tử và bị đốt. Riêng xác đàn ông th́ bị lấy đi”. Người kể chỉ cho biết tên gọi, không xưng tên họ, v́ sợ bị trả thù.

    Laith bảo vụ giết hàng loạt xảy ra ở làng Qubeir, nơi sinh sống của khoảng 150 nông dân và mục tử, không hề có một vụ xuống đường chống chính phủ nào xảy ra để làm nguyên cớ, đă mở màn lúc khoảng 2 giờ chiều, khi các xe tăng bao vây làng. Tiếp theo, pháo binh chính phủ pháo kích, suốt đến 8 giờ tối, vừa lúc những toán vũ trang shabiha thuộc phe ủng hộ chính phủ xuất phát từ các khu của người gốc Alawi tấn công vào làng. Alawi là sắc dân gốc của Tổng thống Bashar al-Assad. Bọn Alawi này vũ trang vừa súng vừa dao vừa dùi cui, chủ yếu là từ làng Asileh. Laith cũng kể sau đó xác chết của thanh niên làng Qubeir bị các hung thủ Alawi mang về làng Asileh làm chiến lợi phẩm, để uống rượu và nhảy nhót quanh xác chết, và ca vang những bài ca xưng tụng lănh tụ Assad. Vụ giết chóc khởi động sau khi một nông dân muốn đi vào làng Qubeir nhưng bị đuổi lui ở một trạm canh nằm giữa hai làng Asileh và Qubeir. Bị đuổi lui, nhưng người nông dân vẫn đ̣i vào Qubeir. Chuyện chỉ có thế, để các lực lượng quân đội trú đóng tại địa phương khởi binh, dàn đội h́nh quanh làng nhà nông Qubeir. Laith trút tất cả giận dữ lên phía các quan sát viên LHQ, là phía được dân làng Qubeir gọi đi gọi lại cả 30 lần, van nài họ đến ngay để ngăn chận những điều đáng tiếc có thể xảy ra, nhưng phía LHQ đă không đến. Laith phẫn nộ: “Chắc là phía LHQ đồng ḷng với bọn shabiha. Chúng tôi không c̣n chịu đựng thêm chuyện như thế này được nữa... người dân đang bị giết hại, mọi chuyện chỉ là láo toét, là sắp đặt sẵn”.

    Trong ngày kế tiếp, Thiếu tướng Robert Mood cho hay lục quân Syria và dân địa phương đă ngăn cản, không để cho người của ông tới làng để xác minh những cáo giác về vụ thảm sát. Phát ngôn viên của LHQ, ông Farhan Haq, nói đoàn công voa bốn chiếc của LHQ đă bị bắn bằng súng cá nhân, nên không thể vào làng được; họ phải quay xe chạy về một trạm kiểm soát của chính quyền và sẽ trở lại hiện trường vào hôm sau. C̣n Abu Ghazi al-Hamwi, một nhà hoạt động nhân quyền tại khu vực, th́ bảo thành phần shahiba chính là thủ phạm gây chết chóc và chính quyền trung ương dùng bọn côn đồ để nhấn mạnh lời nhắn cho toàn dân Syria rằng: “Hoặc là ngoan ngoăn dưới sự cai trị của chính phủ, hoặc là phản động. Ai lưng chừng ở giữa sẽ bị thanh toán, v́ chính quyền không c̣n giải pháp khác để chận đứng cuộc nổi dậy. Chính phủ muốn thế giới nh́n vào những chuyện này là một cuộc chiến tranh, thay v́ là một cuộc quật khởi”.

    Theo phân tích của Hamwi, bạo loạn xảy ra trầm trọng nhất là ở những nơi mà người Sunni và người Alawi sống cận kề nhau. Ông Hamwi cũng có dịp nói chuyện với một người đàn ông giả vờ chết để thoát chết. Sống sót, nhưng người may mắn ấy không nói nên lời, sau khi có đến 35 người thân trong gia quyến bị giết. Ông này nương theo màn đêm để trốn khỏi Qubeir, để trở lại sáng hôm sau, đă có 25 người bị mang đi chôn và những xác c̣n lại đang bị chôn tiếp trong buổi sáng sớm. Hamwi nhận xét nếu lập luận của chính phủ là thực, rằng bọn khủng bố mới đúng là thủ phạm giết dân, th́ tại sao họ không để cho các quan sát viên LHQ vào làng? Tuy nhiên, phát biểu sau cùng của Hamwi nghe rất bi quan: “Chúng tôi đă sống liên tục 40 năm nay dưới sự đàn áp. Nay chúng tôi biết sẽ c̣n nhiều vụ thảm sát tập thể tương tự có thể xảy ra. Nhưng chúng tôi sẵn sàng để đi đến cùng, ngay cả nếu v́ thế mà phân nửa dân số Syria có thể bị giết”.

    Bản tin của thông tấn Anh Reuters
    Sáu tiếng đồng hồ sau khi xe tăng và các người vũ trang rút ra khỏi Qubeir, một nông dân Syria ṃ mẫm trở lại ngôi làng vốn trầm lắng của ḿnh để nay trở thành một khu phố ma với những xác chết cháy xém nằm giữa những căn nhà đang âm ỉ khói. Người đàn ông giấu tên kể qua điện thoại với phóng viên Reuters rằng khói đang bốc lên từ nhiều căn nhà và mùi thịt người bị đốt cháy khét lẹt bao trùm không khí thật ghê rợn. Hôm trước đó, người này chứng kiến tận mắt bọn shabiha dùng súng bắn giết dân làng khi anh ta ẩn ḿnh trong rừng cây ô liu. Anh kể: “Xe tăng vây quanh làng và bắn đạn pháo suốt buổi chiều, trước khi bộ binh cùng bọn vũ trang xông vào, dùng súng, dao và dùi cui. Sau mỗi đợt lính lục quân nổ súng vào một cụm dân cư, bọn an ninh và shabiha tràn vào từng nhà một. Tôi nghe tiếng súng từ trong nhà vọng ra, rồi thấy bọn chúng rút ra ngoài, và châm lửa đốt. Phần lớn suốt thời gian ấy, tôi không nghe được ǵ v́ đạn pháo binh nổ lớn. Tới 8 giờ, mọi chuyện coi như xong”.

    Người chứng kể thêm với thông tấn xă Reuters rằng khi các tay súng vào làng, anh ta đang nói với người anh ruột qua điện thoại: “Câu nói cuối cùng mà tôi nghe được của anh tôi là 'Chúng đang vừa bắn vừa la thét ngoài kia. Chúng giết bất cứ ai mà chúng bặt gặp. Bọn chúng đang tiến vào nhà tôi...', ngay sau đó đường dây bị cắt. Sau khi bọn shabiha và các xe tăng bỏ đi, tôi chạy lại nhà anh tôi. Căn nhà đang bốc cháy. Tất cả bảy người trong nhà bị giết, xác nằm rải rác trên bậc thang, ở pḥng vệ sinh, trong pḥng ngủ. Cả bảy xác đều bị đốt cháy”.

    Hăng Reuters kết luận bản tin rằng họ chỉ ghi nhận lời tường thuật nhưng không có cách ǵ xác minh sự việc, v́ ngay ông Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon cũng cho hay người của ông bị lính dùng súng để bắn đuổi lui, khi họ t́m cách vượt trạm kiểm soát để vào làng, và từ ngữ mà ông dùng là “sự dă man không lời nào có thể diễn tả nổi”. Ngôi làng bé nhỏ này nằm cách 24km phía tây bắc Hama, nơi binh đội của bố ông Assad đă đàn áp phe Hồi giáo kháng chiến cách đây 30 năm, làm chết nhiều ngàn người nổi dậy trong các huyện. Riêng làng Qubeir th́ chưa hề tham gia chống đối, đă ngoan ngoăn cúi đầu tuân phục chế độ suốt 40 năm nay. Họ là những người dân hiền ḥa, không bênh không chống chế độ. Nhưng nay bạo lực đă t́m tới họ, trong số này có 3 em bé từ 3 tuổi trở xuống.

    Ghi nhận của quan sát viên LHQ
    Cuối cùng, các quan sát viên LHQ “được phép” vào làng Qubeir hôm thứ Sáu, sau khi họ bị bắn để ngăn cản hôm thứ Năm. Họ báo cáo rằng ngôi làng hoang vắng và c̣n những dấu tích của một tội ác rợn người. Họ cho biết các ngôi nhà c̣n âm ỉ khói, xác súc vật chết nằm xen kẽ với từng phần xương thịt con người, nhưng không t́m gặp xác người nào nguyên vẹn. Họ không thể xác nhận con số người bị giết hay mất tích từ làng Qubeir, nơi trước khi súng nổ có lối 150 nhân khẩu, và nay phía chống chính phủ nói số người bị thảm sát là 78. Nữ phát ngôn viên Sausan Ghosheh của LHQ nói dấu vết của cái chết đầy dẫy khắp nơi: “Quí vị có thể ngửi được mùi người chết, và thấy tận mắt các mảnh thân thể con người trên mặt đất. Cạnh đó, các quan sát viên thấy vết xích xe tăng và nhà cửa hư hại v́ hỏa tiễn bắn từ xe thiết giáp, lựu đạn và nhiều loại vũ khí khác nhau. Trong nhiều nhà, máu c̣n đọng trên sàn và trên tường. Ngoài đường, lửa c̣n cháy, khói quyện với mùi khét nặng nề của thịt người bị nướng”. Nhưng quan trọng hơn, là phái đoán LHQ không thể xác nhận số người chết, tên tuổi người chết, và ai là kẻ gây tội ác. Phía chống chính phủ qui trách nhiệm cho phe vũ trang shabiha, c̣n Tổng thống Assad lên án thành phần khủng bố. Qubeir là một xóm làng của người Sunni sống bằng nghề nông, nằm lọt giữa những làng khác gồm toàn người Alawi bao quanh. Những kẻ sống sót kể rằng vào hôm sau vụ thảm sát, một đám đàn ông mặc thường phục lái xe pick-up vào làng lấy xác nam nạn nhân chở đi. Điều này phù hợp với chuyện nhân viên LHQ bị bắn để ngăn bước khi họ muốn vào làng trong hôm thứ Năm ấy, chỉ v́ phía giết người cần thời gian để xóa các bằng chứng tội phạm. Một người khác nói với các quan sát viên rằng bọn sát nhân dùng cả gậy nhọn để đâm chết con trẻ; người này chỉ cho thấy một cây gậy như thế, c̣n dính máu ở đầu chuốt nhọn. Người chết đă được mang đi chôn. Cái c̣n lại dễ thấy nhất là năo c̣n nhầy nhụa trên nền nhà và máu đọng giọt trên tường. Một sự kiện hết sức kinh hoàng đă xảy ra tại đây.

    Kư giả Paul Danahar của đài BBC là một trong hai nhà báo được theo chân toán quan sát viên LHQ. Anh này kể về những nỗ lực hiển nhiên nhằm che giấu tội ác, v́ bọn sát nhân biết những dăy xác chết của đàn bà con trẻ sẽ làm cộng đồng thế giới đoàn kết lại và chống đối Tổng thống Assad. Nhưng không phải tất cả mọi dấu tích đều có thể bưng bít. Phóng viên Danahar nói anh vẫn c̣n thấy nhiều mảng thịt người ở nhiều chỗ, và có bàn tay nào đó lùa vội vũng máu vào góc tường, chưa kịp lau chùi đi. Cái mà anh t́m kiếm nhưng không thấy, là một xác chết lành lặn.

    Trước mặt Hội đồng Bảo an LHQ, ông Kofi Annan nói: “Hôm nay, mặc dù đă chấp thuận kế hoạch sáu điểm và triển khai phái đoàn quan sát viên LHQ tới Syria, tôi phải thật thà và xác nhận rằng kế hoạch ấy không được tuân thủ”.

    Với nhà lănh đạo Syria, ông Annan không ṿng vo: “Thưa Tổng thống, tôi xin được ngừng lời ở đây để nhấn mạnh sự kinh hoàng của tôi, cùng với lời lên án về một vụ thảm sát mới nữa, làm chết hàng chục thường dân kể cả trẻ con và phụ nữ vừa xảy ra hôm qua tại làng Qubeir, phía tây Hama. Tôi xin kính cẩn phân ưu cùng các nạn nhân và gia đ́nh của họ. Vụ giết người này xảy ra chỉ hai tuần sau vụ thảm sát Houla đă làm chấn động cả thế giới. Những ai nhúng tay vào các tội ác này cần phải xét xử. Chúng ta không thể để mặc cho những vụ tàn sát tập thể thế này trở thành chuyện cơm bữa trong đất nước Syria”.

    Quyền phủ quyết trong tay Nga
    Kế hoạch 6 điểm thất bại, ông Annan kêu gọi thành lập một nhóm liên lạc gồm các cường quốc Tây phương cộng với Nga và Trung quốc nhằm thúc ép Tổng thống Assad phải nói chuyện. Trong kế hoạch thứ nh́ này, ông Annan dự tính mời thêm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Ả Rập Saudi cùng tham gia làm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an - cùng với Anh, Pháp, Nga, TQ và Mỹ. Bài toán thứ nh́ của cựu Tổng thư kư LHQ sẽ không dễ hơn chút nào, v́ ông bắt Mỹ phải ngồi ngang hàng với Iran, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga ông Sergei Lavrov nói thẳng thừng sẽ không có chuyện Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt một cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria. Phản ứng tức th́ của phía Mỹ nằm gọn trong thông cáo của Ngoại trưởng Mỹ: “Iran không xứng đáng một chỗ ở bàn hội nghị v́ chính họ là một quốc gia hỗ trợ cho chế độ giết dân của ông Assad”. Trước đây, Nga và TQ - bọn lái súng, đă dùng quyền phủ quyết để chống việc gây khó khăn cho chế độ Assad, để mặc t́nh ông này làm chết 9.862 người dân và 3.470 binh sĩ tính từ tháng 3/2011 đến nay. Khi bài báo này chuẩn bị lên khuôn in, quân lính Syria lại vừa pháo kích vào thị trấn Daraa ở phía nam, làm chết thêm 12 người trong đó có 8 phụ nữ, c̣n tại Damacus, dân chúng đang th́ thầm với nhau chuyện đêm hôm qua rộn ràng tiếng súng và các tiếng nổ lớn chưa từng thấy bên trong thủ đô. Đạn pháo vẫn không ngừng bắn phá vào các nơi sinh sống chính của sắc dân Sunni tại Hama và Homs. Ngày 29/05, ở gần Deir ez-Zor, một thị trấn cách thủ đô 450km về phía đông-bắc, các quan sát viên LHQ đă t́m thấy thi thể của 13 người đàn ông tay bị trói thúc ké sau lưng trước khi bị bắn vào đầu, không giống kiểu tàn sát ở Houla và ở Qubeir, chỉ đơn thuần là càn quét từ phải sang trái, bất kể người hay gia súc.

    Tại sao Nga hỗ trợ Assad?
    Syria đang kinh qua kiểu chiến tranh tại Bosnia trước đây, với một phe được trang bị vũ khí c̣n phe kia tự vệ bằng tay không. Mặc dù quốc tế đă có lệnh cấm vận vũ khí, Ả Rập Saudi, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đang viện trợ cho các phần tử Hồi giáo bên phía chống chính phủ, c̣n Nga và Iran vẫn tiếp tục cung cấp súng đạn và chiến cụ cho chế độ cầm quyền.

    Trong thời gian qua, Iran đă cung cấp cho Syria các hệ thống do thám điện tử trang bị trên các máy bay không người lái kiểu Pahpad và Shaparak để vừa gây nhiễu cho mạng lưới truyền thông xă hội, ngăn cản phe chống đối liên lạc với nhau, vừa theo dơi các hoạt động của phía kháng chiến. Iran cũng cung cấp cho chính phủ Syria súng ống sản xuất tại TQ, nhưng phía TQ th́ chối dài, nói họ không dính vào chuyện đó. Riêng nước đồng minh lớn nhất của tất cả những nhà lănh tụ độc tài trên địa cầu, vẫn là Nga. Ở bất cứ đâu trên trái đất mà người dân nổi lên giành tự do, ở đó chúng ta thấy chính phủ giết dân bằng vũ khí chế tạo tại Nga. Trong cuộc xung đột tại Syria, Nga vừa dùng quyền phủ quyết để ngăn quốc tế dùng biện pháp cứng rắn với Tổng thống Bashar al-Assad, vừa tiếp tục cung cấp vũ khí để nhà độc tài không bị bứng gốc như Gadhafi vừa rồi, để phía Nga hưởng lợi.

    Dưới mỹ từ “hợp tác quân sự”, vào tháng 11/2011, chính phủ Nga gởi cố vấn kỹ thuật đến để giúp Syria thiết lập hệ thống hỏa tiễn địa không S-300, và nâng cấp các giàn ra-đa trên toàn quốc. Trong thời gian từ 2007 tới 2011, Syria gia tăng mức nhập cảng vũ khí 580% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Phía Nga đă cung cấp 78% tổng số vũ khí mà Syria mua vào, trong đó có các hỏa tiễn chống chiến hạm với tầm bắn 300km và các loại vũ khí pḥng không. Trong năm 2010, Syria nhận 7% của tổng số vũ khí trị giá 10 tỉ đô la đặt mua của Nga. Trong năm kế, Nga tiếp tục giao hệ thống hỏa tiễn Buk-M2E SAM và Bastion-P, cũng như kư thêm hợp đồng bán 36 máy bay chiến đấu Yak-130 trị giá trên nửa tỉ Mỹ kim. Đến tháng 1/2012, tàu Chariot của Nga chất đầy súng đạn, tắt hết các liên lạc truyền tin để tránh sự chú ư của thế giới, lẳng lặng cập bến Syria và cất hàng cho Assad. Trước đó, khi bỏ neo ở cảng Limassol của Cyprus để tránh băo tàu Chariot đă hứa sẽ đổi thủy tŕnh để tuân phục lệnh của Hiệp hội Châu Âu cấm chuyển vũ khí tới Syria, nhưng vài giờ sau khi rời bến, tàu đă quay mũi tiến vào Syria. Chuyến hàng này gồm đạn và súng bắn tỉa, loại đang thịnh hành trong các vụ đàn áp của ông Assad. Chariot là một trong bốn tàu viễn dương đă nhổ neo hồi tháng 12/2011 ở cảng Oktyabrsk trong biển Hắc Hải - là cảng chính của công ty xuất cảng vũ khí Rosoboronexport của Nga. Chính phủ Nga bảo rằng số vũ khí ấy không bán cho Assad để giết hại thường dân, trong khi Mahmoud Suleiman Haj Hamad, cựu trưởng pḥng thanh tra của Bộ Quốc Pḥng Syria trước khi đào thoát hồi tháng 1/2012 và hiện đang tị nạn tại Cairo, cho rằng ngân sách quốc pḥng đă tăng gấp đôi trong năm 2011, và vũ khí mua của Nga chiếm 50% trước ngày nổ ra cuộc chống đối, c̣n vũ khí do TQ và Bắc Hàn cung cấp chiếm 30%, và 20% c̣n lại là từ Iran. Ông Haj Hamad c̣n cho biết để mua thêm vũ khí, chính phủ đă cắt giảm một phần ba ngân sách của ngành giáo dục và y tế, và vũ khí nhận được từ Nga đều đặn một chuyến hàng mỗi tháng.

    Ngày 19/03/2012, hai tàu hải quân Nga chở lực lượng đặc biệt chuyên về đàn áp khủng bố đổ bộ quân cảng Tartus của Syria. T́nh báo Do Thái cho biết số binh sĩ TQLC đặc nhiệm này xuống tàu từ căn cứ Sevastopol, nhiệm vụ của họ tại Syria không được tiết lộ, nhưng trước đó Phó Bộ trưởng Quốc pḥng Anatoly của Nga nói rằng nhân viên quân sự và kỹ thuật Nga đang hiện diện ở Syria để huấn luyện cách sử dụng vũ khí do Nga sản xuất. Nhưng với lính chuyên về đàn áp khủng bố, sự có mặt của họ trùng khớp với việc Tổng thống Assad gọi những người chống đối trong nước ông là khủng bố.

    Ngày 14/05/2012, hai nước lại kư hợp đồng mua thêm chiến đấu cơ MiG-29, vũ khí chống xe tăng, và hỏa tiễn địa không Pantsir tầm ngắn gắn trên xe cơ giới, và hệ thống pḥng không. Ngày 26/05, tàu viễn dương Katsman cập bến Tartus của Syria, để cho lên bờ số vũ khí hạng nặng bán cho Assad, trước khi tàu tiếp tục hành tŕnh tới cảng Piraeus của Hy Lạp. Bà đại sứ Susan Rice của Mỹ tại LHQ lên tiếng: “Dù không là một vi phạm quốc tế công pháp v́ không có một cuộc cấm vận vũ khí cho Syria, nhưng rơ ràng đây là mối quan tâm sâu sắc nhất, v́ chính phủ Syria có thêm phương tiện để gây chết chóc cho thường dân của ḿnh”.

    Chuyến hàng vũ khí mới nhất đến Syria bằng chiếc tàu viễn dương của nhà triệu phú Nga tên Vladimir Lisin, chủ công ty vận tải viễn dương Northwestern Shipping Co. Bốc hàng xong, chiếc tàu mang tên Giáo sư Katsman mang cờ Nga rời cảng St. Petersburg ngày 19/05, vừa cập bến cảng Tartus hôm 26/05. Theo báo cáo của Trung tâm Phân tích Mậu dịch Vũ khí Thế giới (CAWAT), nếu LHQ áp đặt lệnh cấm vận lên Syria, chính phủ Nga sẽ mất khoảng 5 tỉ Mỹ kim từ số vũ khí đă kư bán cho Syria, cộng thêm 1.5 tỉ trên các hợp đồng mới kư chưa ráo mực. Syria là khách hàng lớn đứng hàng thứ bảy trên thị trường thế giới, chỉ riêng trong năm 2009 đă đem vào cho Công ty xuất cảng vũ khí Rosoboronexport con số doanh thu 8 tỉ Mỹ kim. Hồ sơ của công ty này cho thấy suốt thập niên qua, một ḿnh Syria đă mua hết 10% tổng số súng đạn nước Nga bán ra. Trong những năm gần đây, Nga hiện đại hóa các binh đoàn thiếp giáp Syria bằng xe tăng T-72 cộng thêm 24 phản lực chiến đấu MiG-29. Sắp tới, Syria c̣n bằng ḷng mua thêm 2 tàu ngầm điện tử Amur-1650, thêm nhiều MiG-29 khác, và hỏa tiễn cơ động Iskander-E, xe tăng đời mới T-90, tàu chiến, và trực thăng. Đă chịu thiệt tḥi 4.5 tỉ trong vụ Libya vừa rồi, cộng thêm 13 tỉ khác v́ lệnh cấm vận vũ khí chống Iran, nay Nga khó ḷng nuốt thêm cái xương nếu sẩy mất con mồi Syria. Nhưng những con số bạc tỉ vừa kể không là vấn đề sinh tử của nước Nga, so với quân cảng Tartus mà Syria đang để cho hải quân Nga sử dụng làm căn cứ hải quân duy nhất ở bên ngoài lănh thổ Xô Viết cũ. Mặc dù toàn thể lực lượng hải quân Nga hiện nay với khoảng 20 chiếc chiến hạm lớn và nhỏ vẫn chưa bằng Hạm đội Thứ Sáu của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng sự ra đi của Muammar Gadhafi và Saddam Hussein đă làm tổn thương quyền lợi dầu lửa và việc bán vũ khí của Nga, nên nhất định chuyến này họ không để chuyện tương tự xảy đến cho người đồng minh Assad - chủ nhân cảng Tartus.

    Hải cảng Tartus dưới thời Xô viết là căn cứ hải quân và bảo tŕ của Nga, dưới một hợp đồng kư năm 1971 với nước chủ nhà Syria. Căn cứ này được h́nh thành trong thời Chiến Tranh Lạnh để hậu thuẫn cho Hạm đội Xô viết hoạt động trong biển Địa Trung Hải. Qua việc nước Nga xóa ba phần tư số nợ 13.4 tỉ đô Syria c̣n thiếu của Cộng ḥa Liên bang Xô viết trước kia, Syria thỏa thuận để Nga phát triển và mở rộng căn cứ hải quân của họ tại đây, nhằm tăng cường sự hiện diện trong vùng Địa Trung Hải. Sau cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Cộng ḥa Georgia hồi tháng 8/2008, cộng thêm vụ Nga đối đầu với hệ thống hỏa tiễn pḥng thủ của Mỹ tại Ba Lan làm quan hệ giữa Nga với Tây phương xấu đi, Tổng thống Assad chấp thuận để Tartus - hải cảng lớn hàng thứ nh́ của Syria - cải tiến thành căn cứ thường trực của tàu chiến nguyên tử Nga tại Trung Đông. Từ năm 1991, khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Hạm đội Địa Trung Hải và Hải đoàn Địa Trung Hải Thứ 5 gồm các tàu chiến của Hạm đội Bắc phương và Hạm đội Hắc Hải không c̣n hiện hữu. Từ đó, chỉ c̣n các cuộc diễn tập của tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Nga trong vùng biển Địa Trung Hải, nên căn cứ yểm trợ hậu cần Tartus ở Syria trở thành một phần của Hạm đội Hắc Hải, gồm có 3 cầu tàu bằng phao nổi, một hải quân công xưởng nổi, các kho chứa, các trại đóng quân và các phương tiện quân sự khác trên cấp sư đoàn. Tháng 11/2011, một hạm đội do hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov (chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải quân Nga với thủy đoàn 1.960 người, 626 nhân viên phi hành và 40 sĩ quan điều hành) dẫn đầu tới thả neo ở Tartus để bày tỏ sự hậu thuẫn của Nga sau lưng Tổng thống Syria.

    Chính Yevgeny Satanovsky, Giám đốc Viện Trung Đông học có trụ sở tại Moscow, nhận định Nga có một số lợi ích ở Syria nhưng không đáng kể, trừ căn cứ hải quân chiến lược Tartus. Do đó, lá phiếu phủ quyết của Nga về vấn đề cấm vận Syria không đơn giản chỉ v́ những thương vụ mua bán vũ khí, mà chủ yếu là căn cứ hải quân Tartus, cái nắp b́nh dưỡng khí để nước Nga có thể hít thở và đe dọa thế giới bằng lực lượng hải quân của ḿnh. V́ thế, Nga sẵn ḷng phủ quyết bất cứ điều ǵ quốc tế đồng ḷng, nếu câu chuyện có dây mơ rễ má tới cảng Tartus của họ trên đất Syria. Ai chết mặc ai. Lưu Vi dân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, tuyên bố: “TQ phản đối việc can thiệp quân sự và không đồng t́nh với việc cưỡng buộc thay đổi chế độ ở Syria”. Phía Nga, trong lần tiếp Thủ tướng Đức bà Angela Merkel hôm đầu tháng Sáu, Tổng thống Vladimir Putin không ngớt biện luận cho việc bán vũ khí của Nga cho Syria: “Nga vẫn tôn trọng luật quốc tế, và không cung cấp khí giới để chính phủ Damacus giết hại thường dân”.

    C̣n đến bao giờ?
    Được quốc tế thành lập, Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ duy tŕ ḥa b́nh và sự ổn định bằng đường lối ngoại giao. Nếu thế, vai tṛ của LHQ đă thất bại khi áp dụng vào trường hợp Syria, như chính ông cựu Tổng thư kư Kofi Annan nh́n nhận. Bất cứ biện pháp nào của LHQ - ngoài biện pháp can thiệp quân sự - cũng chỉ tạo điều kiện cho Assad cù nhầy và kéo dài nỗi thống khổ của người dân. Bằng cách đứng ngoài cuộc nh́n Nga, Iran và TQ diễn tuồng, LHQ nhúng tay sâu thêm vào máu của người dân Syria, khi để cuộc nội chiến kéo dài, và tăng thêm sức mạnh cho quyền lực của bác sĩ Assad. Đă đến lúc v́ nhân quyền và tự do của Syria, thế giới cần khẳng định vai tṛ của ḿnh, mà không cần đến LHQ, như chính phủ Nga đang dạy khôn cho chúng ta. Ít ra, đă đến lúc phải cho Quân đội Syria Tự do vũ khí cần thiết để họ tự vệ, bảo vệ cho dân, và thắng cuộc chiến tranh. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh nên gởi vũ khí vào. Thổ Nhĩ Kỳ cần lập các vùng trái độn trên biên giới với Syria, và các nước phương Tây cần cung cấp các khí cụ và tin tức t́nh báo để trói tay các đao phủ đang gây đổ máu từng giờ. Ông Kofi Annan không thể nói toạc ra, nhưng đại sứ Mỹ ở LHQ, bà Susan Rice, đă nói quá rơ ràng: “Các quốc gia thành viên LHQ không có chọn lựa nào khác hơn, ngoài cách duy nhất là phải tính tới việc liệu họ đă sẵn sàng để hành động bên ngoài kế hoạch của ông Annan và thẩm quyền của Hội đồng Bảo an hay chưa”.
    Có lẽ ông Trời sẽ không để nhân dân Syria phải đợi chờ quá lâu.

    NgyThanh

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!

    Âm mưu Đế quốc: Syria / Cách mạng hay Nội chiến ??!!
    Bật mí cuộc điện đàm Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ về tấn công Syria


    Tổng thống Obama đă bỏ ngoài tai lời kêu gọi của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, yêu cầu Mỹ lănh đạo cuộc tấn công của liên quân chống Syria.

    Theo các nguồn tin quân sự và t́nh báo của debkafile (một mạng tin có quan hệ gần gũi với Cơ quan t́nh báo Mossad của Israel), trong các cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/6, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng vụ Syria bắn rơi chiếc RF-4E là một cái cớ hoàn hảo để mở một cuộc tấn công của liên quân chống chính phủ Syria.


    Tổng thống Obama thảo luận với Thủ tướng Erdogan ở Mexico
    về t́nh h́nh Syria. Ảnh newspano.com

    Cuộc tấn công này sẽ tạo ra vùng cấm bay, tấn công các mục tiêu chính quyền và quân sự của Syria cũng như tạo ra các khu vực an toàn cho quân nổi dậy và những người tị nạn. Nhưng Thủ tướng Erdogan nói Mỹ phải cầm đầu cuộc tấn công này, chứ không chỉ “đứng đằng sau hậu thuẫn” như ở Lybia.

    Về phần ḿnh, Tổng thống Obama nói chưa đến lúc Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự và nên tiếp tục các chiến dịch đặc biệt của Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp ở bên trong lănh thổ Syria.

    Ông Erdogan khẳng định rằng các chiến dịch bí mật không thể chấm dứt bạo lực đẫm máu ở Syria và cũng không thể lật đổ chế độ Assad. Chỉ có sức mạnh quân sự Mỹ mới có thể làm được việc này và Thổ Nhĩ Kỳ không đủ sức đơn phương hành động.

    Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara đă điều động các lực lượng, trong đó có nhiều xe tăng, đến sát biên giới với Syria. Các lực lượng này đă được đặt trong t́nh trạng “báo động đỏ”.


    Lực lượng đặc biệt Anh. Ảnh guardian.com

    Trong khi đó, theo các nguồn tin của debkafile, các lực lượng đặc biệt Anh đă xâm nhập vào lănh thổ Syria với hai nhiệm vụ: giúp Quân đội Syria Tự do mở rộng lănh thổ ở tỉnh Idlib, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon và cung cấp cho quân nổi dậy các thiết bị thông tin tối cần thiết.

    Lực lượng này cũng đă mở đường cho thủ lĩnh Burham Ghalioun của Hội đồng Dân tộc Syria đối lập đi vào lănh thổ Syria. Ông này đă ở lại một ngôi làng trong tỉnh Idlib vài giờ, trước khi vượt biên giới trở về Lebanon.

    Minh Châu (theo debkafile)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 29
    Last Post: 08-06-2012, 08:31 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 21-11-2011, 02:26 AM
  3. VC phản đối Tàu Cộng một cách chiếu lệ
    By kimloan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 02:06 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 10-03-2011, 10:47 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 03-02-2011, 03:02 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •