Theo báo Tiền Phong, ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc. Chủ tŕ hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lư Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch). Tham dự c̣n có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu.
Tại hội thảo, ông Lư Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), đă phát biểu: Tôi đă nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông). Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như “Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc”, “Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương”, “Tranh chấp Nam Hải”, “Vấn đề hải dương”… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ư đến quan điểm của những người này. Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng. (…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường 9 đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, c̣n gọi là Đường Lưỡi ḅ, hay Đường h́nh chữ U); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đă nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên hợp quốc” năm 1982. Huống hồ, nước ta là quốc gia đă kư và phê chuẩn “Công ước”. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải. Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995. Nó bao gồm nhiều mỏm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đă bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đă có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật. Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần “Công ước Biển Liên hợp quốc” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới. Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm th́ nhân dân các nước ven bờ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lư rộng răi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển. Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển th́ chúng ta cũng được hưởng lợi. Nh́n vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại...Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc. Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rơ ngọn ngành về vấn đề này, động một tư là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rơ địa vị pháp luật của Đường 9 đoạn. Không làm rơ ràng th́ tương lai rất dễ xảy chuyện (…)

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/58213...oi-bo-tpp.html