Page 4 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 31 to 40 of 58

Thread: Chiến tranh biên giới Việt-Trung

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Tóm tắt sơ lược về chiến tranh biên giới Việt Trung từ: 17-2-1979 đến đầu năm 1990, hay c̣n gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần 3.

    ------------------------------

    Có một nhà văn Nga đă nói : " Một dân tộc có quá nhiều anh hùng là một dân tộc bất hạnh" , và Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó.

    Trong thế kỉ 20 vừa rồi, nếu không tính các cuộc khởi nghĩa vũ trang để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Nhật th́ thời gian Việt Nam nằm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ quyền được sống của dân tộc là ngót nghét nửa thế kỉ (1945-1990).

    Về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Trung 1979-1990, cao trào của chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, xuất phát sâu xa từ nhiều phía.

    Nguyên nhân và hoàn cảnh:

    Nguyên nhân khách quan nằm ở sự đổ vỡ của quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, vốn là 2 đồng minh CS thân cận của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mĩ 1946-1975. (Đông Dương : 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

    Năm 1953, lănh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lăo làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô.Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đă rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc
    về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc.Hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

    Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lănh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60,70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực th́ viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trờ từ phía Trung Quốc.Đồng thời với t́nh đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt-Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.

    Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi đầu tháng 3 năm 1969, Trung Quốc bất ngờ tấn công ḥng chiếm đảo Damanski ( Trân Bảo) thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga, làm khoảng 80 lính biên pḥng của Liên Xô thiệt mạng.Cuộc đánh chiếm thất bại và Trung Quốc tổn thất khoảng 600 trăm lính chết và bị thương.

    Cùng thời gian này cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lănh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn.
    Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Pḥng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.

    Tại mạn biên giới phía bắc th́ lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam.Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: Các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam. họ đào lên lấy ra dùng.

    Ngay trong năm 1956 th́ lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc đă cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà ( nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Ḥa (nam Việt Nam).

    Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và t́m cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc.Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc.Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đă làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.

    Sự đề pḥng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đă đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận.Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối của cảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực.

    Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" , viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đă không thành.Trung Quốc ấm ức nh́n hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đă không c̣n.

    Nh́n lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Vơ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đă đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ư đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đă biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.Thay v́ vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979.Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.

    Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương ( chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 th́ chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam.Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xă Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội.Điển h́nh nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xă Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.

    Cũng trong giai đoạn này th́ khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đă bỏ mạng v́ bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có ḍng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma v́ trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng , làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.

    Trên b́nh diện quốc tế th́ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đă có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là b́nh thường hoá quan hệ với Việt Nam.Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đă được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện b́nh thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện : Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977,1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết.Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 th́ Đặng Tiểu B́nh hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc.Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cơi Đông Dương.
    Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á.Đến lúc này th́ cố gắng b́nh thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến ṿng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ.Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực.Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON ( khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương h́nh thành hai cực mới : Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu , bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới b́nh thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.
    Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Pḥng đến TP HCM.Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dăy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm pḥng không những năm 60,70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.

    Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi ṿng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam T́nh báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập t́nh h́nh, địa h́nh, bố trí quốc pḥng để lo trước một cuộc xâm lược mới.Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đă chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lănh sự quán ở hai nước bị đóng cửa.Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.

    Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979.Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.

    Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang t́m cách đưa hoàng thân Shianuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" v́ đă nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...

    Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học".Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô h́nh thành thế bao vây Trung Quốc.

    Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về pḥng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên phản động Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn.Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch : " Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tai Huế và ăn tối tại Sài G̣n".


    cuối 1978, gây lộn tại biên giới trước khi đánh lộn.


    Diễn biến:

    Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy ( từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.

    Dù đă được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đă rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng.Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên pḥng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng.Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc pḥng thủ này.Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu.Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam ḥng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc c̣n thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.

    Ác liệt nhất là trận đánh với Sư đoàn 3 Sao Vàng của Việt Nam tại hướng Lạng Sơn, với quân số đông vượt trội, cùng với sự bất ngờ và chiến thuật biển người thường áp dụng, Trung Quốc cũng chiếm được thị xă Lạng Sơn nhưng tổn thất lớn đến mức ngoài dự kiến.Cũng giống như các cuộc xâm lược phi nghĩa khác, quân Trung Quốc cũng gây ra rất nhiều các tội ác chiến tranh, thảm sát thường dân, hăm hiếp, giết chóc phụ nữ trẻ em.Điển h́nh như vụ quân Trung Quốc dùng rao chặt tay chân hơn 40 phụ nữ trẻ em tại xă Tổng Chúp, tỉnh Cao Bằng rồi vứt ra bờ suối, quẳng xuống giếng.

    Với lợi thế quen thuộc địa h́nh và kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm đă thành truyền thống, các lực lượng địa phương quân và du kích Việt Nam đă gây cho phía Trung Quốc những tổn thất rất lớn khiến chúng không tràn xuống được vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ hướng Lạng Sơn.

    Đồng minh Liên Xô cũng có những hành động hết sức kịp thời : Hạm đội Thái B́nh Dương lập tức phong toả bảo vệ toàn bờ biển Việt Nam, 40 sư đoàn Hồng quân Liên Xô áp sát biên giới Xô-Trung, các máy bay vận tải A-26 bay liên tục từ Nam ra Bắc để chuyển các sư đoàn thuộc quân khu 3 và 4 đang chiến đấu tại Campuchia ra Hà Nội để tiến chiếm các mục tiêu đang trong tay Trung Quốc.Lệnh tổng động viên được ban bố, khắp Hà Nội các hào chiến đấu, hầm chống bom được đào nhanh chóng. Pḥng tuyến sông Cầu chốt chặn thị xă Bắc Giang được gấp rút xây cất bởi Quân Đoàn 1, chờ đợi tặng cho bọn xâm lược Trung Quốc những quả đấm thép nếu chúng dám tràn xuống đồng bằng để đánh chiếm Hà Nội.

    Với những tổn thất to lớn do quân số trang bị kém, ít kinh nghiệm chiến đấu, phương án tác chiến đạt hiệu quả thấp trong địa h́nh đồi núi, cộng với sức ép từ biên giới Xô-Trung và từ cộng đồng quốc tế, ngày 5-3 , Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân.Các đơn vị quân chính quy của Việt Nam được tiếp vận từ Campuchia lên hoàn toàn chưa kịp tham chiến.

    Đến 16-3, Trung Quốc đă gần như hoàn toàn rút khỏi các tỉnh biên giới Việt Nam.Tuy vẫn chiếm một số cao điểm sát biên giới để leo thang các cuộc tấn công sau này.
    Cuộc chiến chớp nhoáng gần 1 tháng này do Trung Quốc châm ng̣i và phát động để "dạy cho Việt Nam một bài học" đă mạng lại cho Trung Quốc thiệt hại nặng về quân số.Theo một số tài liệu phương Tây, Trung Quốc có thể đă mất đến 45.000 quân chỉ trong 1 tháng chiến sự.Theo phía Việt Nam ước tính th́ Trung Quốc có thể đă mất 30.000 quân, số bị thương cũng khoảng 30.000 , 300 xe tăng T-55 của Trung Quốc bị bắn cháy.Không có sự tham gia của không quân và hải quân của cả hai phía.
    Quân Trung Quốc rút về nước nhưng đó cũng mới chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc chiến biên giới dai dẳng, âm ỉ kéo dài suốt từ đó đến tận đầu năm 1990 mới thực sự chấm dứt.Cùng với việc rút đi và phá hủy đến mức hoang tàn tất cả những ǵ do bàn tay con người làm nên tại các tỉnh biên giới, Trung Quốc c̣n để lại vô số các băi ḿn sát thương, bỏ thuốc độc xuống nhiều giếng nước, đập nát hoặc xê dịch hầu như tất cả các cột mốc biên giới có từ thời Pháp-Thanh về phía Việt Nam.Tại chiến trường Campuchia th́ các cuộc đánh phá du kích lẻ tẻ của Khmer Đỏ do Trung Quốc trợ giúp cũng gây cho bộ đội Việt Nam rất nhiều thương vong.Theo số liệu của ông Bùi Tín th́ khoảng 52.000 bộ đội Việt Nam đă hi sinh trong tṛn 10 năm quân Việt Nam làm nhiệm vụ tại Campuchia.Số bị thương lên đến hơn 200.000, chủ yếu là do ḿn sát thương do Trung Quốc cung cấp cho tàn quân Khmer Đỏ.

    Song song với việc chiếm giữ các điểm cao trên nằm sát biên giới Việt Nam đă làm cho t́nh h́nh biên giới Việt-Trung không ngày nào là ngớt tiếng súng, các vụ xung đột lẻ tẻ, thả biệt kích gián điệp, khiêu khích bộ đội biên pḥng Việt Nam, xê dịch cột mốc biên giới hàng đêm, bất ngờ bắn pháo vào các làng mạc thị trấn biên giới của Việt Nam vẫn nổ ra liên tục.Nhận thấy sự yếu kém và kĩ thuật tác chiến lạc hậu sau cuộc chiến mở màn năm 1979, Đặng Tiểu B́nh quyết định hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, các sĩ quan được gửi đi Mỹ huấn luyện, hệ thống ra đa định vị phát hiện pháo binh được nâng cấp ... Chính điều này đă làm cho Việt Nam đổ thêm nhiều xương máu trong những năm c̣n lại.

    Những tháng giữa năm 1984 cho đến năm 1985, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm dữ dội các cao điểm ( mỏm núi) suốt dọc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.Ác liệt nhất là trận đánh cao điểm 1509 mà phía Trung Quốc gọi là núi Lăo Sơn (Lao Shan) tháng 4 năm 1984.Đây là một cao điểm rất quan trọng v́ từ đó nh́n ra bao quát được tất cả các vùng xung quanh đến tận thị xă Hà Giang.Sau khi bị Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn bất ngờ đánh chiếm, Việt Nam đă điều động quân tái chiếm lại nhưng riêng tại cao điểm 1509, thiệt hại to lớn nhất nhưng lại không thành công.Có đến khoảng gần 2000 liệt sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đă bỏ ḿnh dưới chân cao điểm 1509 và các cao điểm lân cận trong mùa hè năm 1984 cho đến năm 1985.

    Ngoài biển khơi cũng không im tiếng súng, sau khi đổ quân chiếm một số băi đă không người thuộc khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988, giữa tháng 3 năm đó, 4 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vô cớ đồng loạt tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam đang canh giữ 3 băi đá: Gạc Ma, Cô Lin, Len đao, bắn ch́m 2 tàu vận tải, phá huỷ nặng nề tàu c̣n lại.Hơn 70 cán bộ, chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đă hi sinh chỉ trong ngày hôm đó.Băi đă Gạc Ma bị mất vào tay Trung Quốc.Đến đầu năm 1990, t́nh h́nh tại biên giới Việt-Trung mới chính thức im tiếng súng.

    Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn cuối, với việc Liên Xô tan ră, đồng thời Việt Nam rút hết 200.000 quân khỏi Campuchia năm 1989 sau khi Khmer Đỏ đă tan ră hoàn toàn, đất nước Campuchia với sự trợ giúp của những người lính Hồng quân Đông Nam Á, quân đội nhân dân Việt Nam đă thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo không kém ǵ các KZ của phát xít Đức.
    Quan hệ Việt-Trung chính thức trở lại b́nh thường năm 1992 với cuộc gặp gỡ của đại tướng Lê Đức Anh với lănh đạo cấp cao của Trung Quốc tại Thành Đô, Tứ Xuyên.

    V́ những lí do địa chính trị rất tế nhị nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3 này hầu như không được nhắc tới trong sách vở và trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Rất nhiều chiến công và tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam do vậy cũng phải v́ nghiệp chung của đất nước mà phải đi vào quên lăng.Như chiến công của tiểu đoàn đặc công 45, đă luồn sâu vào tận tỉnh Côn Minh của Trung Quốc để quấy phá đường tiếp vận của địch, hay một nữ dân quân du kích của ta chỉ cần một khẩu AK47 nhưng đă tiêu diệt nhiều lính lái xe tăng Trung Quốc qua lỗ châu mai trong từng khúc cua, trước khi bị bọn chúng bao vây lùng bắt và giết hại ...

    Hết.


    Vủ khí của ta Tảu thu được:








  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    H́nh ảnh Dân Việt Chống giặc Bắc, Giử Nước - Đảng CS Việt nam bán nước ?!






    Conflict by borderline Viet-Sino, late 1978


    Anti-Amoured vehicle type B-41, Lang Son 1979


    Chinese light tanks K62-85 ran into Vietnam´s territory 1979


    By the stream called Giang in province Ha Giang , 1979


    Chinese tanks K62-85 overran river , morning of Feb. 17th 1979


    Rome 1979 , Vietnamese embassador showed journalists the plan of Chinese invasion


    Vietnamese officer and 2 soldiers with B-40 on the top of hill in province Ha Giang , 6-1984
    Last edited by alamit; 26-09-2012 at 02:15 AM.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    H́nh ảnh Dân Việt Chống giặc Bắc, Giử Nước - Đảng CS Việt nam bán nước ?!






    Dân ta cứ như vậy mà sống ...khổ


    Dân ta th́ chống giặc, c̣n Đảng CS ta th́ ... chống dân và cuối đầu Hán cộng!!!!



    Phụ nử cầm súng


    Thanh niên cương quyết ...


    Xây dựng từ đổ nát


    Dân ta quá khổ - Đảng cs ta quá đả?


    Lào Cai chỉ c̣n ...


    Lạng Sơn chỉ c̣n ...

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Đảng CS Việt nam đả quên các Anh hùng chống Hán cộng xâm lăng ?



    Comrade Hoang Do killed 12 Chinese invaders by Huu Nghi gate, Lang Son province , from 17 to 19/02/1979.


    Comrade Thuc , a glorious sniper of Vietnamese army during border war 1979.


    Comrade Nong Ngoc Long from 17 to 22/02/1979 , killed many invaders by blockhouse Dong Dang , Lang Son province


    Heroic martyr Le Dinh Chinh

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979


    -Nguồn:ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
    -BTV: 33 năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đă xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc chiến khốc liệt này đă cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt Nam, những người đă xả thân bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội ở biên giới phía Bắc. Hôm nay, xin quư độc giả hăy giành những giây phút tưởng niệm, để nhớ đến những người lính Việt Nam đă anh dũng ngă xuống, hy sinh thân ḿnh bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống hôm nay. Cũng không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên giới, đă bị Trung Quốc giết hại 33 năm trước.
    Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai tṛ của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, chúng tôi xin được giữ nguyên văn.
    ————-
    China.com
    ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
    Vạn Lư Hải Cương
    Người dịch: Quốc Thanh
    27-9-2009



    Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
    Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Độngcủa Việt Nam hồi năm đó nói, đă tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
    Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đă được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.



    Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí c̣n bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ c̣n lại có mười mấy người, một tiểu đội c̣n lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự pḥng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta c̣n thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đă thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đă nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái b́nh thường.
    Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đă phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đă được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đă chiến thắng.
    Khi pḥng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc th́ tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đă dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đă chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó th́ nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.



    Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu B́nh có ư định giải quyết trận chiến trong ṿng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng ḷng muốn cho xong, nên đă có chút khinh thường địch. Khi c̣n chưa thám sát tường tận địa h́nh, đă hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí c̣n xuất hiện cả t́nh huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đă t́m cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, th́ mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đă bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, c̣n có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đă tự trói ḿnh ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
    Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đă phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí pḥng ngự đối với Lạng Sơn, lại c̣n tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đă vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đă tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.
    Nếu so sánh về mặt chiến quả, th́ chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong th́ tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, th́ Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần tŕ hoăn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có ǵ sơ xuất, khi tấn công đă áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đă giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đă đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, c̣n Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đă “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.
    Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, th́ giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi v́ súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.







    Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa pḥng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho pḥng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đă biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
    Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, c̣n Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa h́nh rừng núi phức tạp, đă khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ ǵ đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đă làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đă khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đă pḥng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
    Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đă cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận v́ bị tổn thất nặng. Theo tin t́nh báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội pḥng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đă có tới hơn 10 vạn, trong quá tŕnh chiến đấu c̣n liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam c̣n cho tăng viện thêm 2 sư đoàn pḥng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.





    Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên pḥng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
    Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lăo chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đă hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ c̣n lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. C̣n quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đă chôn ḿn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
    Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đă được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đă chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. C̣n theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
    Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.
    Nguồn: China.com
    Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Vài t́nh tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979
    Tác giả: Triệu Cấp Báo
    Người dịch: Quốc Thanh

    30-5-2011














    Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai tṛ rất lớn của Đặng Tiểu B́nh, đương nhiên, v́ ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một ḿnh ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai tṛ rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn c̣n nhớ một vài nội dung như sau:
    I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
    Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong t́nh trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đă phải trăn trở. V́ thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng c̣n được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.
    II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
    Khi đó, “Hiệp ước Pḥng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi v́ Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, th́ ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó th́ Trung Quốc đă rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc v́ Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái B́nh Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).
    Nhưng ư đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rơ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong c̣n chưa đưa ra được kết luận, th́ Trung Quốc đă rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là v́ sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, th́ không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại c̣n bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lăo thành cách mạng, đă kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này?
    III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam
    Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu t́nh h́nh bày binh bố trận, t́nh h́nh trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí c̣n rơ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến tŕnh chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai tṛ của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đă bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu B́nh không trực tiếp theo dơi t́nh h́nh chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh th́ chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dơi cả tiến tŕnh chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể th́ không.
    IV. Phản ứng của Liên Xô
    Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ th́ c̣n kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước t́nh h́nh này, Trung Quốc đă không có động thái ǵ, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, ḥng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đă không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, c̣n việc tuyên truyền về ư nghĩa của cuộc chiến đă bị giảm bớt).
    Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm th́ nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng th́ vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đă được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam.
    V. T́nh h́nh biên giới Trung-Xô
    Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi ḱa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đă phê b́nh đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến th́ đánh thắng trận, hậu phương th́ làm tṛ cười cho thiên hạ”.
    Kết cục, Liên Xô đă không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra.
    Nguồn: Sina
    Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
    Bản tiếng Việt © Quốc Trung

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    CÁC CỐ VẤN LIÊN XÔ VÀ CUỘC CHIẾN TRANH 30 NGÀY Ở VIỆT NAM


    Có những ngày khác nhau trong lịch sử, có ngày vui hân hoan, nhưng cũng có những ngày bi thảm. Ngày 17 tháng Hai năm 1979 là một ngày bi thảm đối với nhân dân Việt Nam.



    17/2/1979, quân đội Trung Quốc đă vượt qua biên giới Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” v́ Việt Nam đă tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Lực lượng Trung Quốc xâm lược bao gồm 7 quân đoàn, lên đến 600.000 người. Phía Việt Nam, đối phó với lực lượng này, lúc đó chỉ có một sư đoàn quân chủ lực, một sư đoàn quân địa phương, lính biên pḥng và dân quân tự vệ, với số lượng vũ khí không nhiều, gồm có pháo, súng cối và vũ khí chống tăng.



    Ngày 18 tháng Hai, chính phủ Xô viết đă đưa ra một tuyên bố, trong đó, ngoài những điều khác, có nêu rơ: "Liên bang Xô viết sẽ thực hiện các cam kết theo Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam". Hiệp ước này được kư kết tại Matxcova ba tháng trước đó.

    Để biểu thị sự hỗ trợ cho Việt Nam và hướng sự chú ư của quân đội Trung Quốc theo phía nam, 29 sư đoàn bộ binh của quân đội Liên Xô gồm 250 ngh́n người, với sự hỗ trợ không quân đă được điều đến khu vực gần Măn Châu ở biên giới Xô-Trung.

    Đồng thời, lănh đạo Liên Xô đă gửi bổ sung thêm cho Việt Nam một nhóm cố vấn quân sự.

    Một trong những nhà lănh đạo của Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, đại tá Gennady Ivanov nhớ lại:

    “Sáng 19 tháng 2, vào ngày thứ ba của cuộc xâm lược, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô đă bay tới Hà Nội, gồm các vị tướng có kinh nghiệm nhất, đứng đầu là đại tướng Gennady Obaturov. Ngay sau khi đến nơi, họ lập tức gặp tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam”.

    Các cố vấn quân sự Liên Xô không chỉ nắm t́nh h́nh thực tế qua cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc pḥng Văn Tiến Dũng và tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, mà c̣n ra mặt trận, lên tuyến đầu nơi quân đội Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc. Tại đó, họ đă rơi (vào - FDDinh bổ xung) trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, nhưng may mắn thay, không ai bị thương. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô vẫn không tránh được tổn thất.

    Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ ngày 25 tháng Hai với ông Lê Duẩn, đại tướng Obaturov đề xuất di chuyển lực lượng quân chủ lực được huấn luyện tốt hơn từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Đề xuất này, cũng như một loạt đề xuất khác do đại tướng Liên Xô đưa ra, đă được phía Việt Nam thông qua.

    Theo lệnh của tướng Obaturov, các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đă chuyển cánh quân Việt Nam từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho t́nh h́nh lập tức thay đổi nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đă hy sinh tại Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam.
    Tướng Obaturov cũng đă gửi các lănh đạo Liên Xô công văn yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam vũ khí và trang thiết bị bằng đường hàng không.

    “Các tổ chức quân sự Matxcova nhanh chóng và tích cực đáp ứng mọi yêu cầu của nhóm cố vấn Liên Xô tại Việt Nam - Đại tá Gennady Ivanov nói tiếp. - Trong thời gian ngắn nhất, quân đội nhân dân Việt Nam đă nhận được tất cả mọi thứ cần thiết để chống lại kẻ thù. Việt Nam đă được viện trợ tên lửa "Grad", trang bị kĩ thuật cho các đơn vị thông tin liên lạc, t́nh báo và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác, bằng máy bay vận tải quân sự.”

    Các biện pháp đó đă góp phần làm cho các cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc bị sa lầy. Một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đă chiến đấu không cho đối phương tiến lên quá 30 km kể từ biên giới.



    Những kẻ xâm lược đă mất hơn 62.000 sĩ quan và binh lính, 280 xe tăng và xe bọc thép, 118 khẩu pháo và súng cối cùng một số máy bay. Ngày 05 tháng Ba năm 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lănh thổ chiếm đóng. Ngày 18.3, chiến sự chấm dứt.


    Hải quân Liên Xô đă không bàng quan đứng bên ngoài những sự kiện dữ dội ấy. Mời các bạn đón nghe Đài Tiếng nói nước Nga, phát thanh từ Matxcova.


    Vào những ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đă tấn công vào miền Bắc Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” v́ Việt Nam đă tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia.

    Trong chương tŕnh lần trước, chúng tôi đă nói về vai tṛ của các cố vấn quân sự Liên Xô đă giúp cho quân đội nhân dân Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc gồm 600.000 người, về các đợt cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Hồi đó, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả bờ biển phía Bắc của Việt Nam cũng bị đe dọa bởi Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc gồm gần 300 tàu chiến.

    Sau đây là ư kiến của nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg: “Khi quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hạm Đội Thái B́nh Dương đang hiện diện tại các điểm quan trọng của biển Đông để phô trương sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Sau mấy ngày chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm mấy tàu chiến của Liên Xô tiến tới khu vực. Sau ngày 20 tháng Hai, 13 tàu chiến, kể cả mấy tàu ngầm, đă chờ đợi đoàn tàu mới do tàu tuần dương “Đô đốc Senyavin” và tàu dương hạm tên lửa “Vladivostok” dẫn đầu tới khu vực. Đầu tháng 3, đoàn tàu xô-viết bao gồm 30 tàu chiến”.

    Sau đây là đoạn trích từ nhật kư của thuyền trưởng tàu ngàm “B-88” Fedor Gnatusin:


    “Đầu năm 1979, tàu chúng tôi đang bảo quản tại xưởng đóng tàu. Rồi vào tháng 2, có lệnh khẩn cấp ra biển. Các quả ngư lôi, lương thực và thiết bị kỹ thuật đă được rất nhanh xếp lên tàu. Đă có mấy tàu chiến khác cũng lên đường đi Việt Nam từ Vladivostok và Nakhodka”.

    C̣n đây là đoạn trích từ nhật kư của trung tá hải quân Vladimir Glukhov:

    “Với tư cách chỉ huy bộ tham mưu của sư đoàn, tôi đă có nhiệm vụ đảm bảo đoàn tàu chiến Liên Xô chuyển đến Việt Nam, cụ thể đảm bảo các tàu chiến ghé vào các cảng Việt Nam. Cần phải kiểm tra độ sâu, hành tŕnh di chuyển, hải lưu, kiểm tra bến tàu. Chúng tôi đă mất một ngày đêm để thực hiện công việc này, và sau 5 ngày nữa đă ghé vào cảng Đà Nẵng. Rồi chúng tôi hướng tới bán đảo Cam Ranh, nơi đang thành lập căn cứ hải quân Liên Xô. Mọi người đă làm việc khẩn trương để tiếp đón các tàu chiến của Hạm đội Thái B́nh Dương”.

    Các thủy thủ xô-viết đảm bảo hành tŕnh an toàn cho các tàu vận tải từ Vladivostok, Nakhodka và Odessa chở hàng tiếp tế cho Việt Nam. Trong thời gian chiến sự, 6 tàu thủy Liên Xô đă tới cảng Hải Pḥng vận chuyển kỹ thuật quân sự, kể cả tên lửa và thiết bị radar giành cho Việt Nam.

    Đoàn tàu Liên Xô đă hiện diện ở vùng biển Đông đến tháng 4 năm 1979. Kết quả là, hạm đội Hải Nam của Trung Quốc không tham gia hoạt động quân sự chống Việt Nam.

    Nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg nói tiếp: “Trong khi đó, thủy thủ Liên Xô đă phải đối phó đoàn tàu Mỹ do tàu chở máy bay “Constellation” dẫn đầu đă hiện diện ở khu vực Đông Nam Á từ ngày 6 tháng 12 năm 1978. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu chiến Mỹ đă chuyển đến bờ biển Việt Nam như người Mỹ giải thích “để kiểm soát t́nh h́nh”. Các tàu ngầm của Liên Xô đă chắn hành tŕnh tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt nước. Hóa ra, hệ thần kinh của các thủy thủ Liên Xô là vững vàng hơn – tàu chiến Mỹ không dám vượt qua tuyến ngăn chặn do các tàu ngầm Liên Xô xây dựng. Ngày 6 tháng 3, các tàu chiến Hoa Kỳ đă rời khỏi vùng biển Đông”.

    36 thủy thủ của Hạm đội Thái B́nh Dương đă được tặng huân huy chương của Chính phủ Liên Xô v́ ḷng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong thời gian Việt Nam đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc.

    Theo: http://vietnamese.ruvr.ru/2011/02/17/44740573.html
    Tiếng Việt từ Blog Mai Xuân Dũng

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bao cay đắng trên mảng đất ră rời quê hương
    Huỳnh Tâm (Danlambao)



    - “...Trung Quốc với cái lưỡi gỗ dối người dối ta, khẳng định: ‘Trung Quốc không bao giờ thừa nhận Việt Nam là bạn bè vĩnh cửu đời đời’...”

    Ngoài trời c̣n sương mù, tôi tranh thủ đặt vấn đề khó hiểu trong chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979, hỏi:

    - Thưa anh Nhất Biến, từ ngày đầu anh đă có mặt trên chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc, anh nhận định thế nào về chiến thuật quân lực Trung Quốc, và sau chiến tranh ai là kẻ thắng người thua?

    Nhất Biến mỉm cười để kéo dài suy nghĩ, rồi đáp:

    - Đă 8 mùa xuân chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 17/02/1979 đến nay (1987) trong kư ức của tôi không thể nào mờ phai được, và câu hỏi của Viên Dung cũng là dịp để tôi tŕnh bày một gốc cạnh hiểu biết hạn định.

    Nguyên nhân:

    Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, kéo dài đúng một tháng tại biên giới và chiếm 6 tỉnh phía bắc Việt Nam, những nhà lănh đạo Trung Quốc phát động chiến tranh gọi là "Phản công tự vệ", báo chí Trung Hoa loan tải gọi là "Trừng phạt chiến tranh ở Việt Nam", những quốc gia phương Tây và truyền thông phương Tây, thường được gọi là "Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3", trong khi giới lănh đạo Việt Nam được gọi là "Trung Quốc xâm lược quân sự".

    Chủ động chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc biết t́nh h́nh Việt Nam vô cùng khó khăn, đối đầu với miền nam Việt Nam cần vũ khí, trong khi ấy mọi mặt như sản xuất không đủ cung cấp, tài nguyên kiệt quệ, kinh tế trống rỗng. Từ năm 1945-1974, Trung Quốc nắm được cái hầu bao của Việt Nam cho nên không bỏ lỡ cơ hội chấp nhận cung cấp quân sự và lương thực miễn phí cho Việt Nam. Theo tiết lộ của Bộ quốc pḥng Trung Quốc đă cung cấp cho Việt Nam trị giá 39,7 tỷ nhân dân tệ về vũ khí, quân nhu, quân cụ, vật liệu, và nhà máy sản xuất v.v… phía Việt Nam kư kết hứa với Trung Quốc, sau khi Việt Nam thống nhất, chi trả cho Trung Quốc theo khả năng đúng thời giá điểm đó. Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc liền triển khai gửi gấp thiết bị cần thiết để đáp ứng nhu cầu của đảng CS Việt Nam yêu cầu.

    Cùng lúc, Hồ Chí Minh đại diện cho đảng CSVN công bố rằng: "Cách mạng Trung Quốc là mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam, thực sự: Vâng, sâu sắc, ư nghĩa t́nh bạn như ánh sáng, đời đời vinh quang". Tiếp theo Chủ tịch Mao Trạch Đông thay mặt đảng CS Trung Quốc cho biết: "700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam của lănh thổ rộng lớn của Trung Quốc là một phía sau đáng tin cậy của người Việt Nam".

    Sau cái chết của Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9,1969 Việt Nam thống nhất đất nước, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Lê Duẩn cũng cho biết: "nhân dân Việt Nam chiến thắng là với đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người Trung Quốc như anh em, hỗ trợ mạnh mẽ và không thể tách rời sự hỗ trợ tuyệt vời, nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên sự hỗ trợ hào phóng của Trung Quốc về điều này". Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam vào cuối năm 1974, trở thành kẻ thù, thậm chí đưa đến chiến tranh 1979, v́ 39,7 tỷ nhân dân tệ để đổi lấy biên giới phía Bắc và biển Đông Việt Nam.

    Khởi đầu Trung Quốc không hài ḷng Việt Nam nhờ Liên Xô hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng Đông Dương, như tại Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ đứng đầu bởi Pol Pot, do Trung Quốc ra sức đổ tài vật xây dựng một ước mơ Liên bang Đông Dương. Trung Quốc đương nhiên khó chấp nhận... chiến tranh cầu ch́ điện đỏ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối thoại gay gắt, cuối cùng hai đảng CS tranh chấp lănh thổ bằng ngôn ngữ vũ khí.

    Thực chất hai đảng CSVN và TQ có một ước mơ thành lập Liên bang Đông Dương. Ngay cả Hồ Chí Minh đă có ư tưởng này trước năm 1940. Trung Quốc đă không được công nhận như một kết quả Việt Nam đi trước một bước thành lập Liên bang Đông Dương.

    Đảng CS Trung Quốc đưa ra phán quyết trả thù lư do: "Không thay đổi được vị trí của nó (Việt Nam), trái lại c̣n chống lại Trung Quốc, ví dụ: Bài Hoa, trục xuất, tịch thu tài sản của người Trung Hoa". Từ đó Trung Quốc lập tức dừng hỗ trợ cho Việt Nam. Thực tế, thái độ không thân thiện của Trung Quốc đối với Việt Nam kể từ tháng 5 năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.

    Năm 1976, Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung Quốc trả lời phóng viên Thụy Điển:

    - Nhà nước Việt Nam, khởi xướng bài Hoa, buộc phải đăng kư quốc tịch Việt Nam, áp dụng chính sách ép bức để tịch thu tài sản của người Hoa, và thậm chí buộc người Hoa phải vượt biển, thế là người Trung Hoa ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam đồng loạt bị trục xuất tập thể. Tháng 5 năm 1976, hàng trăm ngàn và triệu người Hoa đă đến biên giới Việt Nam tại Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Châu chờ đợi chính phủ Trung Quốc tiếp nhận định cư. Chính quyền Việt Nam tiếp tục gửi binh sĩ, dân quân vượt qua biên giới Trung Quốc, phá mỏ và xây dựng công sự trong lănh thổ Trung Quốc, bắn phá các vị trí quân sự, làm thương vong trên 700 binh sĩ, trong ṿng 6 tháng xung đột, cảnh đổ máu tang thương của nhân dân Trung Quốc đă chịu quá nhiều.

    Nhất Biến nói tiếp:

    - Bộ trưởng tuyên truyền Trung Quốc có cái miệng lếu láo công bố quá đáng, vu khống cho Việt Nam, có tính cách đổi trắng thay đen, v́ Trung Quốc đang chuẩn vị chiến tranh với Việt Nam cho nên có lời công bố bất chính ấy.

    Vào ngày 28 tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu B́nh viếng thăm Hoa Kỳ, hôm sau ông công khai tuyên bố với Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter: "Thế giới của chúng ta không ổn định".

    Cùng tháng 02/1979, Đặng Tiểu B́nh viếng thăm Nhật Bản, ông phát biểu: "Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam".

    Ngày 08 tháng 02/1979, Đặng Tiểu B́nh c̣n tuyên bố: "Quân đội Việt Nam bắt đầu cháy, và quân đội Trung Quốc cũng từ Quảng Tây, Vân Nam vào lănh thổ Việt Nam xây dựng biên giới mới của Trung Quốc".

    Đến ngày 17 tháng 02/1979, Quân ủy Trung Quốc tuyên bố sơ khởi: Thông qua chiến đấu đẫm máu tại tuyến 28, phía bắc biên giới, liên tục chiếm của Việt Nam gồm các tỉnh Lạng Sơn, Đồng Đăng, Cao Bằng, Lào Cai, hơn 20 thành phố, thị xă và làng mạc, phá hủy một số lượng lớn các cơ sở quân sự chống lại Trung Quốc, đă bị giết chết 30.007 binh sĩ Việt Nam, 2.000 bị thương và hơn 3 triệu tù binh. Quân đội Trung Quốc giết chết 20.006 ngh́n người thường dân VN. Ngày 05 tháng Ba, mục đích của Quân ủy Trung ương CPC thông báo "trừng phạt Việt Nam", và bắt đầu rút quân. Ngày 16 tháng 3, (hoàn thành thu hồi biên giới). Trung Quốc tuyên bố đ́nh chiến mang theo dă tâm bành trướng.

    Chẳng những Trung Quốc c̣n lao vào tự pḥng thủ chờ dịp phản công chống lại Việt Nam, Trung Quốc chiếm được biên giới củng cố phục hồi quân đội, khóa lại rừng đồi bằng 3 ṿng chiến lũy, CPC tung ra chiến pháp quân đội sẵn sàng chiến đấu 100%. Đến năm 1984 trận chiến núi, Trung Quốc kéo Việt Nam dính vào tranh hùng biên giới. Vào thời điểm này quân sĩ cả hai bên chết ngoài chiến trường, máu nhuộm rừng xanh màu đỏ.

    Chiến tranh cũng phải đến lúc liên lạc ngoại giao, những mâu thuẫn năm tháng chồng chất trở nên phức tạp, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu trở nên ngoại giao quan trọng, đối với nguyên nhân của cuộc chiến tranh. Trung Quốc tố cáo: "Chính phủ Việt Nam đă nhiều lần gây sự nghiêm trọng tại biên giới, quấy rối khu vực hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc. Trung Quốc đă nhiều lần cảnh báo rằng Việt Nam đă biến thành tai điếc, uốn cong lưỡi, chính phủ Trung Quốc trong hoàn cảnh không thể chấp nhận, buộc phải khởi động một đường biên giới chiến tranh tự vệ, áp đặt h́nh phạt đối với Việt Nam."

    Chính phủ Trung Quốc c̣n ngụy ngôn cho rằng:

    - Trung Quốc luôn luôn chủ quan và mong muốn lân bang cố gắng kiên nhẫn ḥa b́nh, Việt Nam tăng cường hơn nữa và tự tin, đừng khờ khạo rơi vào tham vọng. Tuy nhiên, Trung Quốc thừa đủ năng lực trị được bệnh nhân, chỉ v́ thời gian bất tiện, chưa chín muồi để đi đến chiến tranh. Khi thời gian đến, họ đưa ra một bài học khắc nghiệt hơn tặng Việt Nam. Trung Quốc với cái lưỡi gỗ dối người dối ta, khẳng định: "Trung Quốc không bao giờ thừa nhận Việt Nam là bạn bè vĩnh cửu đời đời".

    Trung Quốc đưa ra một luận cứ mới nhằm chuẩn bị trước chiến tranh, thực ra kẻ la lớn tiếng đă bào ṃn biên giới phía bắc của Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Năm 1979 là thời điểm Trung Quốc mượn cớ Campuchia, một đồng minh nay trở mặt xâm chiếm Việt Nam, đương nhiên Trung Quốc nuôi ư đồ bá chủ Châu Á, đây là một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh toàn Châu Á không riêng ǵ Việt Nam.

    Nếu như Việt Nam biết phát triển nội lực chống hành động xấu của đức tin Karl Marx, không lệ thuộc vào CS Quốc tế và Trung Quốc để tránh căm hờn, tức giận của toàn dân v́ mất phần đất biên giới phía Bắc ải địa đầu Tổ quốc, Việt Nam không nên làm bạn như Trung Quốc đă từng khẳng định phũ phàng: "Trung Quốc không bao giờ thừa nhận Việt Nam là bạn bè vĩnh cửu đời đời".


    Đúng mùa Xuân 1979, Trung Quốc kéo quân xâm lược lănh thổ Việt Nam:

    Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập Đoàn 3 bộ binh, (khi cần thiết có thể tăng cường đến 9 quân đoàn) quân lực Trung Quốc, thực hiện chiến tranh tấn công vào mặt trận biên giới Việt Nam, trên danh nghĩa "phản công tự vệ" ngày 17/02/1979. Nguồn: Quân ủy trung ương Trung Quốc, do Nhất Biến cung cấp.

    Bộ máy quân sự Trung Quốc tăng cường hoạt động

    Buổi sáng ngày 08 tháng 1 năm 1979, Quân ủy Trung Quốc bổ nhiệm, Quân khu Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Châu huy động tập đoàn 3 quân sự, gồm 10 quân đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo binh pḥng không, 1 sư đoàn pháo binh, 1 sư đoàn xe tăng chiến xa, quân đoàn đường sắt gồm 3 lữ đoàn, 1 lữ đoàn truyền thông, 1 lữ đoàn hóa học, 1 lữ đoàn 13 không khí, tất cả cấm trại tại vị trí chờ lệnh xuất quân. (Không quân, pháo binh và các lực lượng khác cũng đă phối trí trên lư thuyết, bổ sung lữ đoàn Không khí tên lửa triển khai chiến thuật.

    Trung Quốc hy vọng phương tiện cho phép chiến tranh đem về chiến thắng.

    Buổi trưa ngày 10 tháng 1 năm 1979 văn pḥng bộ chỉ huy Quân khu Côn Minh, Tổng Tư lệnh Dương Đắc Chí mở rộng cuộc họp triển khai kế hoạch chiến đấu, lấy quyết định các cấp lănh đạo khảo sát biên giới. Đặt khu vực 12 lập Tổng hành dinh bộ tham mưu (trong lănh thổ Việt Nam) của tập đoàn Quân ủy. Trong khi đó quân đoàn 11, quân đoàn 13, quân đoàn 14 đă di chuyển khẩn cấp bằng đường sắt cao tốc và giao thông vận tải đến biên giới Vân Nam giáp Việt Nam. Buổi sáng ngày 09 tháng 2/1979 đă hoàn thành trận chiến bắt đầu, mọi sự chiến đấu đă sẵn sàng nổ súng. Tiếp theo báo cáo của Quân khu Quảng Châu cũng đă sẵn sàng xuất quân và Quân khu Thành Đô cũng vừa hoàn tất cả các lực lượng chiến đấu.

    Một hồ sơ bí mật khác, trước ngày 08 tháng 12/1978. Quân ủy trung ương Trung Quốc có ban hành lệnh hành quân thăm ḍ biên giới Việt Nam. Ngày 13 tháng 12/1978 Quân ủy trung ương đưa ra một chiến lược xuất quân không ghi rơ ngày tháng. Đến ngày 09 tháng 2/1979 tổng số quân đội Trung Quốc tính được 562.500 quân, tập kết tại biên giới Quảng Tây, Vân Nam tiếp giáp Việt Nam.

    Hạm đội Biển Đông ở phía tây của Kawashima khẩn cấp lắp ráp hơn 120 loại đạn pháo tầm xa, các tàu hải quân trang bị hơn 170 máy bay chiến đấu). Lực lượng Hải quân, đă tiến vào vịnh Bắc bộ Việt Nam, trợ chiến bộ binh.



    Hạm đội Biển Đông ở phía tây của Kawashima tiến vào vịnh Bắc bộ Việt Nam. Nguồn: Nhất Biến.

    Không quân Trung Quốc đă cất cánh vào chiến trường nhưng không đáng ngại, chỉ có những phi cơ loại Y vận tải, phi cơ loại JZ trinh sát, và phi cơ loại Z phi cơ lên thẳng. Sở dĩ Bộ chỉ huy Không quân (PLAAF) Trung Quốc không sử dựng phi cơ chiến đấu, như phi cơ loại J tiêm kích, phi cơ loại Q tấn công mặt đất, phi cơ loại H ném bom, phi cơ loại JH tiêm kích và ném bom. V́ có những lúng túng nội bộ tướng lănh Không quân Trung Quốc, mặt khác thế giới đang trong t́nh trạng chiến tranh lạnh. Đặc biệt chỉ có hai phi vụ trong lực lượng Không quân của Hạm đội Biển Đông ở phía tây Kawashima tấn công chớp nhoáng tại Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Việt Nam.


    Không quân Trung Quốc (PLAAF) phân loại phi cơ chiến đấu và phi cơ hạng nhẹ, như Phi cơ loại Y vận tải, phi cơ loại JZ trinh sát và phi cơ loại Z phi cơ lên thẳng. Phi cơ loại J tiêm kích, phi cơ loại Q tấn công mặt đất, phi cơ loại H ném bom, phi cơ loại JH tiêm kích và ném bom. Nguồn: Nhất Biến.

    Phối trí chiến thuật

    Vân Nam và Quảng Tây chọn khu vực tự trị Zhuang xuất phát chiến tranh gồm hai hướng tấn công, chia thành ba giai đoạn. Vân Nam và Quảng Tây tấn công theo chiến thuật quen thuộc của Tư lệnh Dương Đắc Chí. Quảng Tây từ Khu tự trị Zhuang tấn công vào lănh thổ Việt Nam dưới sự chỉ huy của Phó Tổng Tư lệnh Đại tướng 许世友 Hứa Thế Hữu.

    Binh hùng tướng mạnh với quân số tổng cộng 9 Quân đoàn, 29 Sư đoàn bộ binh (tương ứng: quân đoàn 11, quân đoàn 13, quân đoàn 14, quân đoàn 41, quân đoàn 42, quân đoàn 43, quân đoàn 50, quân đoàn 54, quân đoàn 55, quân đoàn 58 và Sư đoàn 20).

    Ngoài ra hậu phương cũng là một mặt trận biên giới, như Quảng Tây c̣n lập Pḥng tuyến những sư đoàn độc lập gồm có 4 Lữ đoàn Pháo binh (65 pháo binh, 70 pháo binh cao xạ cấp sư đoàn), và 3 lữ đoàn Bộ binh. Và quân khu Vân Nam độc lập Pḥng tuyến 5 Lữ đoàn Pháo binh (1 bộ phận pháo binh, 4 bộ phận pháo binh cao xạ), và 2 Lữ đoàn Bộ binh, đối diện biên giới Việt Nam.

    Khu vực tự trị của người Zhuang, gồm có dân tộc thiểu số Dao, Mèo và Thái là nơi tập kết của Tập Đoàn 3 Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sáng ngày 17/02/1979 quân xâm lược Trung Quốc đă chiếm ba địa danh trọng yếu, như Nam Khoa, sông Hồng Hà, Thập Lư (màu đỏ) của Việt Nam và từ đó vẽ lại bản đồ biên giới mới Việt Nam-Trung Quốc (màu xanh đường ranh biên giới hiện nay) - Nguồn: Nhất Biến.



    Tổng tư lệnh phó "Phản công tự vệ" Đại tướng Dương Đắc Chí - Nguồn: Hoa Chí Cường.

    Ngày 17 tháng 02/1979 trong tháng, tính theo âm lịch, lúc 4 giờ 30 (21/01/1979AL) Tư lệnh phó Dương Đắc Chí thu thập từ quân báo cho biết đă có đến 9 quân đoàn Trung Quốc tiến sâu vào lănh thổ Việt Nam, từ hai hướng Quảng Tây, Vân Nam, chiếm được 6 tỉnh và 11 quận của Việt Nam. Ông lập tức tuần tra biên giới, từ chiến trường báo cáo lên Quân ủy trung ương (Đặng Tiểu B́nh).

    Tổng tư lệnh phó, Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志), tập kết quân tại thị trấn Lục Xuân, B́nh Hoài Ải, Nguyên Hoàng Kha, Thiểu, Cụ, Giả Thể. Hướng tiến quân của Dương Đắc Chí vào biên giới Việt Nam, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Lai Châu và Hà Giang.


    Tổng tư lệnh "Phản công tự vệ" Đại tướng Hứa Thế Hữu - Nguồn: Hoa Chí Cường.

    Tổng Tư lệnh trưởng Đại tướng 许世友 Hứa Thế Hữu, đóng quân tại thị trấn Nam Khoa, sông Hồng Hà, Kim B́nh, Thập Lư, Mă Zoai Đề, Bồng Hoa, Đại Thái, Hà Khẩu tự trị khu. Hướng tiến quân của Hứa Thế Hữu vào biên giới Việt Nam, gồm 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh.

    Ngoài ra c̣n có những quân đoàn biệt lập đồng tham chiến:

    Quân đoàn đường sắt, quân đoàn kỹ thuật, quân đoàn truyền thông và các ngành khác đă trang bị chủ lực cho mỗi Sư đoàn vừa tác chiến vừa năng động chuyên ngành như Bộ binh, riêng Bộ binh B được mở rộng hơn 12.000 chiến binh, mỗi quân đoàn cho 6 sư đoàn bộ binh, như (316 A, 337, 5345, thứ 3, 3 tháng 8, 346 pḥng), mỗi Sư đoàn có 4 trung đoàn pháo binh, một quân đoàn có khoảng 100.000 chiến binh trên lư thuyết. Trước ngày chiến tranh lực lượng quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có gần 562.500 tay súng.

    Hỏa lực tác chiến của Trung Quốc chủ yếu tăng-thiết giáp, ḿn, lựu đạn, chai cháy, súng trường, súng phun lửa, vũ khí hóa học, pháo binh “thổi hồn” vũ khí chống tăng như Bazooka, PIAT, Panzerfaust v.v… Nguồn: Nhất Biến.

    Châm ngôn của phản công tự vệ: "Ngày trở về của chiến sĩ Trung Quốc, sau khi rửa tội cho Việt Nam". Không ai ngờ, phía trước quân đội Trung Quốc khoảng 500 km có dân quân của người Việt Nam phát động một cuộc đột kích, quân đội Trung Quốc bị tổn thất nặng, do chiến thuật biển người để tấn công nhưng bất thành. Ngày 16/3/1979 sau khi các lực lượng quân đội Trung Quốc phải rút lui trở lại vị trí núi cao đă chiếm được lập pháo đài pḥng thủ, từ đó trở đi thành cuộc chiến tranh tuy quy mô nhỏ, nhưng quân đội Trung Quốc thương vong mỗi ngày tăng lên tính theo con số Trăm, nhất là năm 1984 xác chết hai bên Việt Nam và Trung Quốc chồng chất cao theo núi rừng.

    Chiến thuật biển người để "Phản công tự vệ" biến thành "3 sạch". Sạch vật chất, Sạch người, Sạch biên giới. Cuối cùng Trung Quốc tặng cho Việt Nam 6 tỉnh biên giới thành b́nh địa! - Nguồn: Nhất Biến

    Nhất Biến nói tiếp:

    - Đến nay vẫn c̣n chiến tranh (1978) chưa thể phân định kẻ thắng người thua, theo tôi thắng hay thua c̣n nằm trên bàn mổ ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc. Một điểm lư thú khác, tôi đang t́m hồ sơ tham chiến của quân lực Việt Nam, cũng như lực lượng Quân báo và T́nh báo của hai đối thủ.

    Tôi đa tạ:

    - Một lần nữa tôi hài ḷng đa tạ anh Nhất Biến, đă phân tích tỷ mỉ chiến thuật và chiến lược cũng như con số quân lực của Trung Quốc, tuy nhiên đây chỉ là một gốc chiến tranh chưa phải toàn diện, hy vọng có dịp anh cho biết thêm những ǵ mà anh đă biết.

    Sáng nay sương mù trả lại một phần quang đăng cho vùng trời miền rừng núi, ánh sáng ban mai đem lại thời khí ấm áp cho một ngày mới, chim kêu vượn hót thi nhau bốn bề cao nguyên Việt Bắc. Ngoài lộ đất đỏ, lác đác người dân làng trên vai mang gùi, gánh đi ra nương rẫy bậc thang.

    Tôi đến làng đă một đêm trôi qua, sáng nay càng nhớ anh chị Dũng và mấy cháu, trong ḷng có phần xôn xao muốn gặp người thân thật sớm, liền đề nghị:

    - Em xin đề nghị quư anh Tùng, Linh, Bá và Nhất Biến cùng đến nhà anh Dũng của tôi nhé?

    - Không được, Linh và Bá có việc riêng với anh. Chiều nay 6 giờ sẽ đến nhà chú Cao Dũng, đề nghị chú Tâm đưa anh Nhất Biến đi thăm chú Dũng có thế mới phải nghĩa và hai người là đồng nghiệp đi với nhau dễ trao đổi hơn, chú Tâm nhớ bảo chị Hồng đập con lợn bỏ ống (tiền tiết kiệm bỏ và heo đất) làm một buổi tiệc linh đ́nh nhé?

    - Thưa anh Tùng, em sẽ thưa lại với chị Chỉ Hồng ạ.

    Tôi và anh Nhất Biến chào mọi người hẹn gặp lại 6 giờ chiều nay, chúng tôi ra khỏi nhà trực chỉ đến nhà anh chị Dũng.


    Huỳnh Tâm
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phải nhớ không thể quên: Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc 1979
    Huỳnh Tâm (Danlambao)



    - “ ...Nghiêm trọng nhất, chiến tranh vẫn tiếp tục cả thập niên 80, trong đó có trận chiến vào năm 1984 để lại cho Việt Nam một biên giới hoang tàn!...”

    *

    Một cơn mưa từ xa kéo đến bao phủ vung trời đen, nước đổ xuống dài hột, con đường phía trước chỉ c̣n trông thấy lờ mờ cách ôtô 5 mét, Nhất Biến cho ôtô lăn bánh chầm chậm, chân điều khiển bàn đạp ga để duy tŕ tốc độ, đôi mắt nh́n đồng hồ, điều chỉnh bàn đạp ga cho ôtô chạy với tốc độ 10 km giờ. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc chậm tùy theo sức cản chuyển động của nước mưa trên mặt đường.

    Tú Hiền sốt ruột hỏi:

    ─ Thưa anh Nhất Biến, để em lái ôtô một đoạn đường được không?

    ─ Không được, nhỡ bị quân biên pḥng bắt bớ th́ phiền lắm.

    ─ Anh an tâm ra khỏi đám mưa này là thay tay lái.

    ─ Cũng được, nhờ cô lái ôtô một chặng đường, hai nữa nước dưới đường dốc chảy quá mạnh, bám vào bánh ôtô hơi trơn, chân tôi kềm hăm bàn đạp tốc độ đă quá lâu cũng mỏi.

    Nhất Biến không ngờ một cô gái ở núi rừng biết lái xe, tôi ra ghế sau ngồi Nhất Biến hỏi:

    ─ Viên Dung có biết lái ôtô không ?

    Tú Hiền đáp hộ:

    ─ Anh Ba của em không biết lái ôtô, v́ mọi việc lớn nhỏ trong nhà, ngoài ngơ đều do chị Ba trúng thầu trọn gói.

    Tú Hiền cho một lượng ánh sáng đèn pha cực mạnh, xuyên qua sương mù hơn 100 mét, chân phải, đạp mạnh xuống bàn ga tốc độ, ôtô phóng nhanh 25 km giờ, em Tú Hiền không ngại rụt rè trước giông tố, mưa nặng hột, dù cho sương mù dài đặt dưới mặt đường, nước chảy lùa vào bánh ôtô kéo tŕ lại. Ôtô vô tư vuợt qua, bỏ lại sau lưng 70 km đường u ám, ra khoải vung trời mưa gió, khí hậu xuống thấp lạnh giá, đôi tay ẩm ướt.

    Cả 3 chúng tôi xuống ôtô thở một ít không khí sương mù cho và buồn phổi và đón chào ánh nắng buổi xế chiều. Nhất Biến tiếp tục lái xe, khởi hành với tốc độ 70 km giờ, tôi không cần biết ai lái ôtô, miễn sao đến nơi an toàn là yên tâm. Trong đầu tôi chỉ chú ư những việc nhạy cảm nhất về chiến tranh biên giới, và đem đến cho bạn bè, người thân một ít tin vui và hy vọng tương lai, c̣n lại những việc khác hầu như vô tư và bất cần động năo thêm.

    Tôi biết Nhất Biến có trí nhớ tuyệt vời, lăn lộn chiến trường cũng dày dặn thấm sương gối gió, nguyên là một kư giả có bề thế, ít nhất cũng là một chiếu hoa trong giới báo chí, nhất là người của CPC, chỉ cần một hay vài câu hỏi trọng tâm là giải đáp một mạch nhiều vấn đề, hỏi:

    ─ Có khi nào anh bỗng suy tư đến chiến tranh biên giới không? Những con số tổn thất của cả hai quốc gia trong chiến tranh này có đáp số không? Lương tâm ḿnh có cho phép quên bẵng cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Tung Quốc vào mùa Xuân 1979 không ?

    Nhất Biến liền đáp:

    ─ Vâng, tôi xin tŕnh bày tổng quát cuộc chiến mùa Xuân 1979, trong ba câu hỏi vừa rồi của Viên Dung là một đề mục lớn nói hoài không hết, cho nên chúng ta cần phải quan tâm hơn, cuộc chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc đă trở thành lịch sử, chúng ta cần biết tường tận, chỉ có người mất trí, tuy sống trong thời đại mà lănh đạm với Tổ quốc, và tôi xin trả lời tiếp nhé:

    ─ Hiện nay Trung Quốc vẫn c̣n đặt Bộ chỉ huy của Tổng Tham Mưu chiến trường, trên lănh thổ Bắc-Đông thuộc tỉnh Cao Bằng của Việt Nam.

    Bước đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam-Trung Quốc, theo tôi biết Cao Bằng là chiến trường chia phân thắng bại. Trung Quốc điều động Lữ đoàn 346 trinh sát, đánh phủ đầu vào Lạng Sơn, c̣n được gọi là "Bộ phận lạc hướng". Từ đó Trung Quốc thao túng mặt trận Bắc-Đông trên đất Việt, then chốt quang trọng của Tổng Tham Mưu chiến trường tại Cao Bằng và Trí Quận (置郡- Chun Nam), dưới sự bảo vệ và trách nhiệm của 3 trung đoàn Bộ binh 246, 611, 851. 2 trung đoàn pháo binh 188, 246 một trong những bộ phận chính qui của các Quân đoàn: 41, 42, 43, 50, 54, 55, c̣n được gọi là "nhóm làn sóng mới" vừa h́nh thành tại biên giới. Ngoài ra có những đơn vị t́nh báo biệt lập thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, từng là đảng viên CS Việt Nam, họ được chọn thi hành công tác có tên gọi là "Trung tâm bảo vệ 9" theo dơi hoạt động quân đội Việt Nam, riêng Sư Đoàn 3, có một bộ phận t́nh báo được gọi là "Sao Kim", phía Nam Lạng Sơn có trung đoàn 68 pháo binh do hai nhóm t́nh báo 12 và 141 biệt lập điều động, và liên kết với bộ phận khác đă thành h́nh trước tháng 6 năm 1976 trong lănh thổ Việt Nam, tạo ra sức mạnh quân sự trên bờ đất Việt Nam. Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh, ngày đầu tiên tấn công chớp nhoáng đă chiếm được 141 khu vực của Việt Nam, nhờ buổi đầu binh lực thiện chiến được đào tạo tác chiến và kinh nghiệm thực tế chiến trường. Nói chung trong cuộc chiến này chủ lực chính qui dựa vào Quân báo, và nhiều cánh quân t́nh báo (từng là đảng viên CS Việt Nam) làm hoa tiêu tiến quân.


    Mặt trận Bắc-Đông Việt Nam trong tầm tay Bắc Kinh

    "Goie" ám hiệu triển khai quân đội, Sư đoàn 11, trải rộng vào mặt trận phía Bắc-Đông, theo cấu h́nh hai dây.

    Ṿng vây 1 tiến vào tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và án binh mặt biển vịnh Bắc Bộ ngoài khơi Thái B́nh Dương, Hải quân sẽ làm pḥng ngự theo cấp quân số chia thành năm đơn vị Sư đoàn, Lữ đoàn và Trung đoàn đồng triển khai theo mô h́nh Ṿng vây 2.

    Theo kế hoạch:

    312 Bộ phận tiền lũy tiến vào Thái Nguyên.
    431 "Tsz Shan" tiền đồn tiếp viện.
    327 Pḥng thủ khu vực thủy triều vịnh Bắc Bộ và mạng biển Đông Việt Nam.
    329 Khu vực "Hongji" ám hiệu Pháo binh, yểm trợ tiến quân vào biên giới Bắc-Đông.
    242 Quân đội đồn trú khu vực đảo Cẩm Phả chờ lệnh chuyển quân tấn công.
    196 Khu vực sông "Hiểu biết" ám hiệu cánh quân chi viện đến từ tỉnh Hà Bắc, nhiệu vụ phục kích.
    38 Lữ đoàn án ngữ khu vực phía Đông.
    98 Trung đoàn Quân báo hướng dẫn tiến quân.
    27 Lữ đoàn truy kích quân Việt Nam.

    Quân khu Nam Ninh chỉ đạo trinh sát.

    Trung Quốc tung ra 13 lực lượng trinh sát, mỗi đơn vị 100 binh sĩ, thẩm quyền chỉ huy chiến thuật biển người, di động từ 150 binh sĩ thành một làn sóng ào vào bờ. Ngoài ra c̣n có chi tiết chiến thuật bí mất đă đưa lên kế hoạch, dự liệu tiến quân đến Hà Nội.



    Bắc Kinh đă lập kế hoạch, chiến thuật bí mất, dự liệu tiến quân đánh úp thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Nguồn: Nhất Biến.

    Trung Quốc tiến quân vào biên giới Bắc-Đông của Việt Nam:

    Ngày 17/2/1979 có cả thảy 14 đường quân Trung Quốc tiến vào lănh thổ Việt Nam. Khởi hành Quân đoàn I đưa quân đến hướng Đông-Bắc, tiếp theo Tập-đoàn III (48.000 quân) từ hướng Nam, di chuyển cùng một lúc 4 Quân đoàn thiện chiến tiến qua hướng Nam-Đông Trung Quốc.

    Một ngày sau đó bước đột phá của Quân đoàn 18 từ hướng Bắc, tiến vào "Molong" ám hiệu, tiêu diệt một bộ phận hậu phương của quân đội Việt Nam. Trung Quốc di chuyển về phía trước, thông qua một nông trường biên giới hỗ trợ lực lượng chiến đấu đang tiến về phía trước đối diện quân dân Việt Nam. Từ lúc này quân đội Trung Quốc bị bế tắc, tiền tuyến hậu phương đứt liên lạc, đạo quân Trung Quốc chỉ biết bị sa lầy, nhưng không biết nguyên nhân.

    Đến lúc quân Việt Nam bị vỡ từng lănh, mới biết đó chỉ là dân quân địa phương biên giới, quân Trung Quốc bố trí lại biển người, xóa sổ thêm nhiều nút chặn của quân dân VN. Khai thác tối đa chuyển quân, 143 xe tăng, xe bọc thép Lữ đoàn 3, đúng giờ (11 giờ) vào trận chiến Đồng Đăng, tăng cường Lữ đoàn 376 hợp nhất được trung đoàn xe tăng yểm trợ, c̣n gọi là "hội tụ Đồng Đăng". 3 giờ sau trung đoàn 44 bộ binh vượt pḥng tuyến cho thấy sức mạnh tổng hợp lớn hơn quân đội bộ binh và xe tăng, phá vỡ một nút chặn dân quân Việt Nam đẩy vào hỗn loạn. Các trung đoàn lên biểu đồ tiến quân, hướng phải đến là thu giữ những cây cầu huyết mạch, và dùng một cây cầu làm vật thiêu thân đối phương.



    Sơ đồ những con suối lớn tại Đồng Đăng. Nguồn: Nhất Biến

    Xen kẽ các đơn vị chính qui tiếp cận sông Kỳ Cùng và những con suối Đồng Đăng, buổi chiều ngày 17/2/1979 phía núi Đông có hồ lớn ngập sâu bùn lầy, chiều dọc 800 mét, chiều rộng 70 mét, bỗng dưng có một đoàn dân quân VN tập kết chống trả mănh liệt không rơ quân số, quân đội Trung Quốc trở tay không kịp, cho thấy (phản ánh t́nh h́nh quân sự của Việt Nam không quân số trên thực tế, những vụ tấn công không chỉ huy, không h́nh dung lực lượng đang ở phía trước, không biết rơ địa chỉ trinh sát của đối phương).



    Thượng tướng Nham Dịch Long (Liêu Tích Long-廖锡龙上将 - Liao Xilong).Nguồn: Nhất Biến. "Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979. Thượng tướng Nham Dịch Long (廖锡龙上将), chỉ huy Phó, Sư đoàn 91. Năm 1984 ông chỉ huy quân đoàn 11 và 31 đánh chiếm vùng núi chiến lược Việt Nam".

    Liêu Tích Long (廖锡龙上将), phân phối lực lượng thành ba hướng tấn công, và quyết định buộc thay đổi hướng thông qua cây cầu từ cửa "hàng". Con đường thứ tư cũng được mở ra bắt kịp với các cuộc tấn công của bộ binh. Nhưng trên thực tế đă không đạt chiến đấu như dự tính ban đầu. Thượng tướng Liêu Tích Long (廖锡龙上将) có lối đánh phủ đầu không ngờ phức tạp, trong quân "ổ cắm" (Binh sĩ dao động). Ông ta vội chuyển binh đơn lẽ vào điểm chính các tuyến đường Đồng Đăng. Sau một giờ Quân báo kiểm soát được trở lại đường chuyển quân, mặt khác quân chiến đấu trong khu vực hồ ngập sâu bùn không thể tiếp tục tấn công, tiếp theo Quân báo cho biết đă đẩy lùi đối thủ.

    Tăng cường Quân Đoàn I năng động hơn, lập tức xe tăng, cối, pháo tấn công vào khu vực xung quanh Đồng Đăng. Trung đoàn 84 pháo, Tiểu đoàn 1 xe tăng bất chấp đối phương chiến đấu chiếm giữ hai đầu cầu, chỉ huy mặt trận Bắc-Đông cho thiết lập một cầu phao.

    Tại thời điểm này trở ngại nhất "sợ nước ngập lớp học" (sợ phục kích trên sông) đồng lúc lực lượng Trung Quốc bước vào thành phố Cao Bằng, tuy nhiên, những thay đổi tạm thời trong dây chuyền công kích, bằng mọi ṿng xoay thời gian trả giá không lăng phí, chỉ một ngày và đêm quân Trung Quốc làm chủ t́nh h́nh mặt trận Bắc-Đông Việt Nam.


    Xe tăng, bộ binh xen kẽ tiến vào lănh thổ Việt Nam.

    Sư đoàn IV xe tăng trong cơn băo động cơ, mở đường cao tốc tiến quân, các binh sĩ phải trả giá tử vong không cần thiết, đặc biệt là các binh sĩ bộ binh trên xe tăng, máu chảy ướt đẫm, thảm họa, đưa đến xe tăng bỏ lại phía sau 3 đơn vị bộ binh, ngay cả ba lô cố định trên lưng chiến sĩ cùng xe tăng phơi xác. Lệnh chỉ huy mở cuộc tấn công biển người xen kẽ, bộ binh chiến đấu không hẹn thời gian, gần như là một con cá trên vỉ sắt đỏ, rất nhiều binh sĩ đến khi chết c̣n treo thân trên xe tăng, quá khủng khiếp.

    Binh sĩ Trung Quốc đă chứng kiến, tự xem đây là một ​​tài liệu nội bộ bi thảm nhất, xe tăng và các đơn vị xe bọc thép cùng bộ binh đi vào núi rừng sâu trải qua một trận phục kích của đối phương, chống tăng trong khe núi hẹp, ngay chiếc xe đầu tiên đă bị phá hủy, và sau đó xe tăng thứ hai cũng chết theo nằm bên đường, có những xe tăng c̣n nổ máy nhưng người lính đă chết tự bao giờ, ba lô vẫn c̣n gắn chặt trên đôi vai của họ.

    Xen kẽ những lực lượng bộ binh biển người tiến lên để thực hiện đại thắng nhưng khó thành, biển người tiến lên, lùi lại khác thường, khó khăn lắm mới vượt qua một nút chặn của dân quân địa phương, có tên gọi là "nút ṿng hoa" đă được chứng minh rất sống động trong cảnh chết bất đắc dĩ, trên thực tế biển người tạo thành chiến tranh không qui ước, ư chí của binh sĩ xuống thấp và hổ thẹn. Ban đầu biển người diễn ra hai ngày và đêm bao quanh Cao Bằng tự tin không cần liên hệ với tổng đài chỉ huy, do đó Phó tướng Thượng tướng Liêu Tích Long (廖锡龙上将); chỉ huy mặt trận mất b́nh tĩnh, có đôi lời chỉ trích Bộ chỉ huy chiến trường "Mấy thằng tướng ǵa lẫm cẩm".

    Trong thực tế Tổng Tham Mưu chiến trường thiếu hiểu biết về thực địa, khả tin quá đáng trên đầu t́nh báo và Quân báo thiếu nghiên cứu thực địa. Thượng tướng Liêu Tích Long (廖锡龙上将) c̣n chỉ trích: "Tại sao không cẩn thận khảo sát địa h́nh trước khi chiến tranh, lựa chọn địa lư bố trận bị đối phương phá vỡ dễ dàng. Tại sao không nghĩ trước khi mở cuộc chiến tranh, dù hiểu đối phương cũng đề pḥng trước có thể thiệt hại trên đường bộ. Tại sao bảo thủ, tuyệt vọng để "Gongdi" chết yểu, tuy quân mạnh mẽ nghiêm ngặt đầu vào, nhưng bố trí "off" đường lui quá tồi, không có đường ṿng đai bảo vệ các phố Tây cũ hầu tránh hậu phê phán chiến tranh, tiến quân không chèn vào phía sau các thông hào kẻ thù, mặc dù giành chiến thắng muộn. Tuy nhiên phải tránh ít thương vong, không ngờ quân đội đối phương vào sâu trong các hầm thiên nhiên tử thủ, biến thành hiệu chuẩn hỏa lực mạnh. Lẽ ra hỏa lực Trung Quốc đánh bại đối phương từ lâu. Tóm lại chiến thắng cần kinh nghiệm, với các thiết bị vũ khí quá cũ không c̣n thích hợp hoàn cảnh mới, nhiều tướng lănh bị lăo hóa, không biết bản thân ḿnh".

    Đuổi xua đối phương tay chân run rẩy.

    Ngày 18/02/1979, báo cáo từ mặt trận Bắc-Đông. Lực lượng Lữ đoàn 346, 851 Cối, Pháo, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 3 đến 9 và 20 tiểu đoàn khác kết hợp mưa đá "Tên lửa chống tăng pháo" xả pháo như mưa tháng 9, tuôn xuống 6 tỉnh biên giới Việt Nam, ngoài ra Bắc Kinh truyền lệnh tập kết tại biên giới Nam Tây Nguyên, Trung Quốc trên 651.526 binh sĩ, và trên 490.000 binh sĩ trừ bị tại Quảng Tây, nỗ lực của Trung Quốc quyết chiến không hề thua Việt Nam.

    Từ tuyến đầu quân đội Trung Quốc đẩy biển người vào thế mạnh chẻ tre ra từng mảnh, vượt qua các lớp chặn, tiêu diệt lực lượng dân quân Việt Nam chỉ một ngày, quả nhiên tường thành dân quân bị phá vỡ.

    Ngày 20/03/1979, hai hướng quân tiếp cận tại phố "Gao" (mật mă), với các đơn vị cơ bản xen kẽ trong các Sư đoàn bộ binh, gồm t́nh báo v.v...T́nh báo cung cấp thông tin về Bộ Tư lệnh chiến trường, đă cố gắng khẳng định biển người xen kẽ ṿng xoay có kết quả tại Đồng Đăng, t́nh báo c̣n đánh giá cho rằng:‒ Một bước đột phá đối với cánh quân biển người truyền thống, hướng dẫn hai cánh "lư trí" (chiến thuật) đă giải quyết chiến thắng quân sự không bị lộ trước đối phương (Quân đội Việt Nam).

    346 ôtô của đơn vị bộ binh phân chia lộ tŕnh tiến quân, nổ súng trước vào một rào cản tự nhiên để nắm bắt hạnh phúc (tiêu diệt đối phương), mỗi cố gắng không làm tŕ hoăn việc tiến quân sâu vào nội địa Việt Nam, biển người xen kẽ pháo binh với tốc chiến độ nhanh của quân đội Trung Quốc chiếm được nhiều điểm trọng yếu.

    Quân đội Trung Quốc không bị cản trở nào đáng gờm, cho phép tiến quân nhanh chóng buộc các Trung đoàn xe tăng từ phía Bắc tiến lên, như Tiểu đoàn 1, và Tiểu đoàn 2, trên xe tăng c̣n có nhân dân t́nh báo địa phương hướng dẫn an toàn, khai tử được các điểm kiểm soát của đối phương, thừa thắng lực và thế của "Mă tấu" phá vỡ nút chặn thuận lợi. Sau đó các nhóm 6-7 tuổi (2 Lữ đoàn 6-7 bộ binh), giao tranh nút chặn trên đường phố Lạng Sơn. Những "Chủ nhiệm" (những Tướng lănh Trung Quốc vào chiến trường Việt Nam).


    Từ Trái: 1 ‒Trung Tướng Lưu Sương Nghị (刘昌毅), Phó chỉ huy của Quân khu Quảng Châu. 2 ‒ Trung Tướng Hướng Trọng Hoa (向仲华), Ủy viên chính trị khu vực quân sự Quảng Châu. 3 ‒ Trung Tướng Lưu Chí Kiên (刘志坚), chính ủy Quân khu Côn Minh .4 ‒ Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友), Phó Tổng tư lệnh chiến trường Bắc-Đông. 5 ‒ Thiếu Tướng Trương Hải Đường (张海棠), Phó Tư lệnh quân sự khu vực Côn Minh. 6 ‒ Thiếu tướng Tiêu Ngọc Sơn (焦玉山), Phó giám đốc pháo binh Quân khu Quảng Châu. 7 ‒ Thiếu tướng Ngô Trung (吴忠), phó chỉ huy của Tập đoàn Quảng Châu. 8 ‒ Trung Tướng Trương Vạn Niên (张万年), Phó Chủ tịch 127 bộ phận chiến trường hướng Ḍng Tây, Việt Nam.Nguồn: Nhất Biến.

    Tám tướng lănh Trung Quốc di chuyển bằng ôtô, viếng thăm thành phố Lạng Sơn, ủy lạo binh sĩ tại chiến trường, kiểm tra quân sự của các Quân đoàn, Sư đoàn. Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) triệu tập khẩn cấp ra lệnh tiêu diệt đối phương nhanh.

    Nhưng sau đó lực lượng vũ trang và các hệ thống thông tin liên lạc kém, thiếu chuyên môn, nhiều binh sĩ tử vong, tự nó co lại trở thành một tư lệnh quốc pḥng tại chỗ, kết quả đă không kịp thời hoàn thành việc quân đội chiếm đóng một khu vực dao khóa (Lạng Sơn).

    Theo t́nh báo cho biết:‒ Lữ đoàn 852 bị cắt đứt chia thành nhiều nhóm nhỏ hầu như xóa sổ gần hết, trước ngày xuất quân Trung Quốc có quá nhiều tham vọng ảo, muốn t́m đến mục tiêu đầu tiên, tiến quân cao tốc phía nam thông qua các khóa trượt ra khỏi cản trở của dân quân Việt Nam. Tại thời điểm đó, vị trí "thông minh" (t́nh báo) cho phép, cánh quân 852 c̣n lại tranh thủ thời gian, băng qua những ngọn núi cao, vào trung tâm đối phương lập pḥng ngự cho những Sư đoàn bạn tiến quân, không ngờ bọn dân quân biên giới chặn đường phá hủy tham vọng. Thời điểm này ṿng xoay phía Tây của Cao Bằng nỗ lực chiến thuật đối phương thất bại nặng.


    Tống Đô đốc Dương Đắc Chí (杨得志–Yang Dezhi), Tổng tư lệnh chiến trường, điều động cánh quân Tây-Bắc. Nguồn: Nhất Biến.

    Tống Đô đốc Dương Đắc Chí (杨得志), đề cập điều chỉnh chiến trường trước khi tiến sâu vào Tây-Bắc một bước, và cả Bắc-Đông. Mỗi khi cơ động quân, trải dài từ phía Tây qua Đông đi ṿng để tránh các đối phương và kiểm tra hậu cần, tránh đối phương không cần thiết tấn công. Chính Dương Đắc Chí và các tướng lănh, như Đô đốc Trương Vạn Niên (张万年), Đô đốc Phó Toàn Hữu (傅全有), Thiếu tướng Lương Quang Liệt (梁光烈), Thiếu tướng Ngô Thuyên Tự (吴铨叙), Thiếu tướng Tiễn Thụ Căn (钱树根), Thiếu tướng Vương Tổ Huấn (王祖训), Thiếu tướng Từ Vĩnh Thanh (徐永清), Thiếu tướng Lư Tân Lương (李新良), và Thiếu tướng Chu Khải (朱启- Zhu Qi).

    Viếng thăm thành phố Cao Bằng, quân Trung Quốc lập các rào "cản nước" (pḥng thủ) thông qua kỹ thuật "thoát nước" (rút lui) và cuối cùng trong 31 giờ để vượt qua mọi cản trở của dân quân VN, trước khi tiến quân sau khi chuyển nhượng thành phố Cao Bằng vào tay Đại tướng Hứa Thế Hữu, t́nh h́nh đă trở thành pḥng thủ của quân Trung Quốc, hậu cần cung cấp trở lại ḍng chảy. (lương thực, quân nhu v.v...)


    Đại tướng (许世友) Hứa Thế Hữu. Nguồn: Nhất Biến

    Ngày 24/02/1979 Lữ đoàn Long Châu (Longzhou), sẵn sàng bày trận phía nam chia sẻ pḥng thủ nếu đối phương tấn công vào Cao Bằng. Phó Tổng tư lệnh chiến trường Đại tướng Hứa Thế Hữu, truyền lệnh hiệp nhất quân sự, sau bảy giờ chiến đấu. 0 giờ 25 ngày 25 chiếm đóng toàn bộ điểm cao của tỉnh Cao Bằng, để hủy diệt kẻ thù, trên thực tế chỉ bao gồm các lực lượng tầm thường của dân quân, thế mà có hơn 346 binh sĩ của ông Đại tướng Hứa Thế Hữu mất tích. Cùng lúc lệnh đàn áp các cuộc tấn công do tập đoàn Nam đảm nhiệm, bao gồm cánh tay sắt (xe tăng) qua lại để ngăn chặn tấn công đối phương, nhóm di động F-306 (Lữ đoàn) đề pḥng hậu quân, và lệnh phân chia quân bài (từng tiểu đội trấn thủ).

    Ngày 26 tháng 2 đến đầu tháng ba, t́nh báo cho biết có 456 thương binh tàn dư của đối phương (dân quân biên giới địa phương Việt Nam) về cơ bản bị xóa sổ, nhưng ước tính có 1/4 đối phương đă thoát khỏi ṿng vây.

    Ngày 17-23/2/1979 hướng Đông, chuyển lợi thế hỏa lực pháo binh, quét sạch tất cả các đối phương, để tạo ra đường hậu cần phía Đông của trận chiến.

    Ngày 27 tháng hai, một phần của Tập đoàn Pḥng không tăng cường, đến ngoại vi Lạng Sơn.

    Lúc 7:50 phút, tung ra 75.281 bom lửa, đại pháo từ xe tăng, xe bọc thép.

    8:00 phút bắt đầu các đơn vị bộ binh. Xóa sổ 29 đơn vi công tư hành chính Việt Nam.

    9h30 ngày 01 tháng 3, tập trung 300 súng đạn pháo, 30 phút ra khỏi hàng chục ngh́n quả bom tóc. Tướng chỉ huy Thượng tướng Liêu Tích Long (廖锡龙上将), chơi chiến thuật chó ăn thịt chó, lệnh đă ban hành "b́nh minh tấn công bắt đầu, không thể để một ngôi nhà tồn tại trên mặt đất Lạng Sơn." Thượng tướng Liêu Tích Long cho biết thực tế nhiều hơn so với chó ăn thịt chó. Nhân dân Lạng Sơn bị đẫm máu, và tuyệt vọng v́ các lực lượng của Trung Quốc, quá tàn nhẫn đối với muôn loài đang sống trên đất nước Việt Nam.

    Phó Tổng tư lệnh chiến trường, Đại tướng Hứa Thế Hữu đem ra thực thi chiến thuật biển người giành lấy chiến thắng trên xác binh sĩ của ḿnh.

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phải nhớ không thể quên: Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc 1979
    Huỳnh Tâm (Danlambao)
    P2



    T́m kiếm và tiêu trừ đối phương

    Ngày 04/03/1979 phía Đông, Cao Bằng giáp ranh Lạng Sơn, đột nhiên xuất hiện quân đội của đối phương di chuyển chiều dài 40 km, vượt qua sông, đồi trà, ruộng, thông qua những đồi đá dài, thiết lập pḥng ngự tại Trùng Khánh, và những thị trấn chiến lược khác. Quân Trung Quốc ở phía Tây vượt qua pḥng ngự đối phương ở độ sâu 40 km, bắt vào thành phố thứ hai qua đường đập nước "Rắc Cam", một tham chiến (t́nh báo) đến các xưởng cũ (bộ tham mưu), cho biết. Quân đội Việt Nam đă kiểm soát một thị trấn thuộc Lạng Sơn, xu hướng này đă được h́nh thành hóa.

    Bắc Kinh chuẩn bị lực lượng đe dọa Hà Nội, chiến lược hoạt động đă được lên kế họach trước ngày 5/3/1979, nhưng các Ủy ban quân sự trung ương đă ban hành lệnh thu hồi. Bao gồm việc luân phiên rút quân, mật lệnh "tất cả những ǵ trên trái đất này sẽ bị cháy xém" Trái đất c̣n được gọi là chiến tranh "thổ". (Là một chiến lược quân sự bao gồm lúc xuất quân hoặc thu hồi, đánh lạc hướng đối phương từ một nơi nào đó, đưa đối phương lâm vào bất kỳ thiệt hại nào), một lệnh khác: Tất cả máy móc thiết bị truyền thông di chuyển đến nơi an toàn, bất quá phá nổ làm mồi lửa đối phương, để trút sự giận dữ. Quân đội Trung Quốc đang trên đường rút quân về hướng Tây sẽ phá hủy tất cả các công sự của đối phương, và cầu kiều xem đây là một sự trừng phạt.

    Ngày 16 tháng 3 việc Trung Quốc hạ lệnh rút binh, hạ cờ ra khỏi 6 tỉnh lănh thổ Việt Nam, tăng cường lực lượng t́nh báo, quân báo tự vệ đến 0 giờ kết thúc.

    Quân đội Trung Quốc từ chủ động chiến tranh sang qua pḥng thủ rút quân, trên đường rút quân, tung ra toàn lực khiêu khích nhắm vào người dân Việt tại biên giới, nhân dân lương thiện tiếp tục làm bia đổ máu xuống mănh đất quê hương, con người và mọi loài biến thành b́nh địa, biên giới bốc lửa ngút trời.

    Nhân dịp Quân đội Trung Quốc rút lui, họ tận dụng mọi trí khôn, ngay cả đường sắt biên giới cũng không c̣n một con đinh nhỏ. Trung Quốc đă thành công "phản công tự vệ chống lại Việt Nam" kết thúc 1 tháng chiến tranh đem về Trung Quốc 30 nghĩa trang, rừng cờ rũ !

    Trong trận chiến tranh 1979 dân quân Việt Nam chiến đấu quả cảm chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam, và sức chịu đựng 75.800 đạn pháo trải rộng biên giới thiệt hại mất trắng, chưa tính đạn pháo rơi trên đầu 6 tỉnh Việt Nam "vô tiền khoán hậu" và dân quân tiếp tục làm tù binh trong lănh thổ Trung Quốc. Một Sư đoàn trưởng Trung Quốc cho biết:‒ Làng, xă, 52 trường học bị lửa pháo sang bằng phẳng, 30.041 thường dân thiệt mạng và 1531 người bị thương. Người dân biên giới bỏ nhà cửa của họ sống lây lất, tối tăm trong hang động núi rừng, 23.465 người dân bị đẩy ra khỏi quê hương xứ sở vào biên giới Trung Quốc. 31.793 mẫu đất hoa màu, nông sản và hàng trăm mẫu cao su đang mùa thu hoạch, biến thành đất chết.

    Hồn dân Việt chưa tỉnh th́ đầu tháng 4/1984. Quân khu Côn Minh và Nam Ninh tung ra 14 Sư đoàn, cùng lúc 2 Sư đoàn đặc nhiệm 11 và 41 phân chia 31 tụ điểm tấn công chiếm miền núi cao của Việt Nam. Quân dân thương vong 550 binh sĩ, 118 tù binh chiến tranh, thu giữ hơn 60 khẩu súng cỡ ṇng 19 mm, 154 vũ khí khác nhau, một số lượng đạn dược và quân nhu khá nhiều.

    Trung Quốc tự mở chiến tranh lần thứ 2 không có khẩu hiệu như trước năm 1979 "phản công tự vệ chống chiến tranh Việt Nam". Tuy nhiên lần chiến tranh này vào tháng 4/1984 ác liệt hơn 1979 cả trăm lần.

    Tháng 10/1984, Trung Quốc chuyển quân theo lịch tŕnh 7 lượt vào chiến trường biên giới Việt Nam, gồm các Quân khu tham chiến:

    - Quân khu Lan Châu, Sư đoàn 47, ngày 6/10/1984.
    - Quân khu Thẩm Dương, Sư đoàn 16, ngày 7/10/1984.
    - Quân khu Bắc Kinh, Lữ đoàn 27 và 38 (trinh sát đơn vị), ngày 08/10/1984.
    - Quân khu Nam Kinh, Sư đoàn 12, ngày 9/10/1984.
    - Quân khu Quảng Châu, Sư đoàn 41 và 42, ngày 10/10/1984.
    - Quân khu Tế Nam, Sư đoàn 20, 26 và 67, ngày 12/10/1984.
    - Quân khu Thành Đô, Sư đoàn 13 tương ứng chiến tranh, ngày 12/10/1984.

    Không quân và Hải quân sẽ tham chiến theo kế hoạch dự bị.

    - Ngày 12/10/1984. Hải quân đưa những tàu chiến vào vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, Trung Quốc triển khai hải quân gồm tàu chiến 150, 780.

    Giới quân sự Trung Quốc đang ái ngại, cùng lúc Quân Ủy Trung Ương khởi động tuần tra an ninh, và giám sát các hoạt động của Liên Xô, đề pḥng tàu chiến vào Việt Nam.

    - Không quân Trung Quốc (PLAAF) trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam năm 1979, xem như đứng ngoài lề cuộc chiến. Đầu năm 1984, Không quân chính thức huy động 13 đơn vị, quân trường Không quân, ba nhóm Không quân độc lập, Lữ đoàn 10 Không quân, Lữ đoàn điện tử, chiến đấu cơ loại J tiêm kích, phi cơ loại Q tấn công mặt đất, phi cơ loại H ném bom, phi cơ loại JH tiêm kích và ném bom, theo lệnh mật mă "3131-8500" sẵn sàng chiến đấu, theo lệnh của Đặng Tiểu B́nh. Không quân chuẩn bị mọi hiệu quả, Không quân t́nh báo Trung Quốc kiểm soát và trừ khử các mối đe dọa của Không quân Việt Nam, nếu tham chiến.

    Tin t́nh báo Trung Quốc cho biết, ngày 18/3/1984, những vị trí chiến lược biên giới của tỉnh Quảng Tây, phát hiện chiến đấu cơ MIG-21P 1 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 5/4/1987, Trung đoàn 3 tên lửa Không quân Trung Quốc, từ vị trí núi cũ trong lănh thổ Việt Nam, khạc ra 97 tên lửa, một chiến đấu cơ của Việt Nam rơi tại Bằng Tường, Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc.

    Kết quả của những tranh chấp biên giới qua chiến tranh

    Những học giả Châu Á và Phương Tây phân tích, cho rằng chiến tranh này khởi động từ phía Trung Cộng, có thể từ đây các quốc gia Châu Á để tâm về sự cố gắn kết tụ nội bộ củng cố Quốc pḥng và chính trị trong vùng, tránh sức mạnh quân sự, chính trị đến từ chiến tranh Trung Quốc, tuy nhiên sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3. Đặng Tiểu B́nh trở thành nhà lănh đạo thế hệ thứ hai, buộc Hoa Quốc Phong từ chức. Các học giả nói chung, tin rằng chiến tranh có thể được gây ra bởi hai yếu tố bên ngoài.

    Lư do nội bộ

    Vào thời điểm đó, ngay sau Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, các lănh đạo mới lên nắm quyền lực. Vừa trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa phân lại giai cấp cầm quyền, và gây ra khủng hoảng mất tự tin, các nhà lănh đạo Trung Quốc tự cho rằng cần thiết để tiến hành một cuộc "chiến chống lại kẻ xâm lược" sẽ đem lại đoàn kết dân tộc, gắn kết quốc gia hơn. Kể từ khi Cách mạng Văn hóa, Đặng Tiểu B́nh được phong cách Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, họ Đặng nỗ lực đưa ra kế hoạch chiến tranh hầu qui tụ tướng lănh bất măn mạnh mẽ sau khi Cách mạng Văn hóa, giới tướng lănh Trung Quốc biết rằng sẽ làm suy yếu quân đội trong các trường hợp chiến tranh vô cảm, cuối cùng cũng xác định cuộc chiến tranh với Việt Nam, mục tiêu của nó để giết những ǵ kiêu ngạo của quân đội Việt Nam, và tạo ra một số học thuyến chiến tranh mới cho Trung Quốc.

    Nguyên nhân bên ngoài

    Vào thời điểm đó, vẫn c̣n trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ có một loạt các cuộc xung đột toàn cầu đáng quan tâm hơn, trong khi Trung Quốc và Liên Xô với nhau cũng như chiến lược trong quá khứ của cuộc cách mạng xuất khẩu cộng sản, dẫn đầu trong khu vực Đông Á trong một t́nh huống tương đối bị cô lập. Để cạnh tranh với Liên Xô trong giới lănh đạo Cộng sản trên thế giới, và hiển thị khả năng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc của Đảng, và khả năng của nhà nước để chỉ huy các lực lượng vũ trang, mở rộng không gian bên ngoài và giúp đỡ các đồng minh, như chế độ Khmer Đỏ, để rồi tận dụng lợi thế của các đồng minh Việt Nam.

    Liên Xô tham gia vào cuộc chiến đang chiếm đóng ở Afghanistan (1979), sau chín năm cuộc chiến này chấm dứt. Nhân dịp này Trung Quốc phát động chiến tranh, một cảm giác chiến tranh Việt Nam sẽ cho Liên Xô một bài học.

    Đặng Tiểu B́nh viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng Giêng và tháng Hai trên thứ tự viếng thăm ngoại giao các điểm chú ư chiến tranh đặc biệt. Đối với Hoa Kỳ, các nước phương Tây muốn thấy Trung Quốc thực hiện bài học về Việt Nam đồng minh của Liên Xô. Tháng 12/1979 Hoa Kỳ bắt đầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Trung-Mỹ đă bước vào một thời kỳ ngoại giao vàng son.

    Sau chiến tranh

    Tác động của chiến tranh không lâu dài, đặc biệt về Việt Nam, Bắc Kinh tuy tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế chỉ rút quân ra khoải 6 tỉnh thành (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh) phần c̣n lại biên giới trong lănh thổ Việt Nam, quân đội Trung Quốc vẫn c̣n chiếm đóng.

    Việt Nam trở lại trong quá tŕnh phục hồi từ mọi cơ sở, thôn làng, đường bộ, đường sắt bị hỏng nặng bởi chiến tranh. Nghiêm trọng nhất, chiến tranh vẫn tiếp tục cả thập niên 80, trong đó có trận chiến vào năm 1984 để lại cho Việt Nam một biên giới hoang tàn!

    Chiến thắng quân sự và tổn thất của Việt Nam-Trung Quốc.

    Trung Quốc pḥng thủ phản công chống lại Việt Nam vào năm 1979. Cánh quân thứ thất xuất phát từ Quảng Tây, đột nhập vào biên giới lănh thổ theo hướng Cao Bằng Việt Nam từ 20-40km, bàn đạp đầu tiên xóa sổ 2 cơ sở căn bản của Việt Nam và 9 tiểu đoàn, hầu hết bị phá hủy, một số dân quân độc lập bị xóa sổ do 14 lữ đoàn thiết giáp Trung Quốc, tổng cộng 20.671 người tử vong.

    Cánh quân thứ hai tràng qua biên giới Việt Nam, đến từ hướng Vân Nam, đă đột nhập vào độ sâu lănh thổ Việt Nam 40 km, tiêu diệt tổng cộng 19.481 dân quân tại khu vực G̣ Đất, trong đó có 13.524 dân quân VN, 2849 thường dân bị thương, và 3.108 bộ đội VN tử vong.

    Về phía Trung Quốc tổng cộng 27.152 binh sĩ tử vong trong cả hai hướng Quảng Tây và Vân Nam. Ngoài ra một ṿng chiến tranh đẩm máu nhất vào những năm 1980-1989, một phần quân đội Trung Quốc bị xóa sổ hơn 18.570 thương vong trong suốt thời gian chiến tranh tại Việt Nam, các lực lượng chiến đấu kết quả của hai quốc gia Việt Nam-Trung Quốc đem người sống đổi xác chết và tù binh trên 45.203 binh sĩ, con số này có thể cao hơn.

    Việt Nam phản công chống lại Trung Quốc đă sử dụng trên 63.800 tấn đạn dược, về phía Trung Quốc hực hiện chiến tranh đổ tốc hết đạn pháo, bao gồm đạn cá nhân, tính từ viên đạn đầu ngày khởi chiến cho đến ngày rút quân cả thảy 75.078.450 viên đạn bốc lửa trong cuộc chiến, quân đội Trung Quốc với 1268 xe tăng, vết thương chiến tranh 348 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy, 234 khẩu pháo và súng cối hạng nặng liên tiếp hóa thành sắc trên chiến trường bởi quân đội Việt Nam. Sơ khởi tổng kết Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc chi phí khoảng 19.756 binh sĩ tử vong, bao gồm cả 955 binh sĩ mất tích. Theo báo cáo Vân Nam mất tích 1512 binh sĩ, 1016 tù binh, và Quảng Tây mất tích 1674 binh sĩ, 1204 tù binh.

    Tổng số Quân tham chiến tại Việt Nam trên 68.700 binh sĩ, và trên 68 tướng lănh. Năm 1984-1989 xem như thời điểm được mùa tướng lănh nở rộ, trên 125 tướng lănh tham chiến vào chiến trường Việt Nam.

    Mặt trận Tây-Bắc Việt Nam, Thống Đô đốc Dương Đắc Chí (杨得志), Tổng tư lệnh chiến trường, tiếp nhận báo cáo binh sĩ tử vong từng ngày.

    Ngày 17/02/1979, Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc tham chiến. Tứ hai hướng tiến quân Quảng Tây và Vân Nam, cùng các lực lượng "hỗ trợ trước chi phí" (thay v́ người ta gọi tử vong) 4.954 binh sĩ, bị thương 7.500 binh sĩ.

    Ngày 19 tháng hai đến 27/02/1979 Quân báo cho biết tốc độ tử vong giảm xuống chỉ c̣n 15.000 binh sĩ thiệt mạng.

    Ngày 28/02/1979 đến 16/03/1979, có đến 6.500 binh sĩ thiệt mạng.

    Trên chiến trường Việt Nam. T́nh báo Trung Quốc liên lạc qua những mật mă:

    - 21:00 trên đường tháng 2. (Mặt trận Tây-Bắc Việt Nam)
    - Bộ binh thành công. (Mặt trận Bắc-Đông Việt Nam)
    - Dê đẻ 17 tháng 2. (Tổng tư lệnh chiến trường)
    - Ngựa đẻ trong đêm 17.(Phó Tổng tư lệnh chiến trường)
    - Đến đầu sông. (Hậu cần, tiếp vận)
    - 17-7. (Lực lượng t́nh báo)
    - Xiang Pizhou (Hướng Bi Châu) 7. (Pháo binh)
    - 4:00 ngày 17. (xe tăng và xe bọc thép)
    - Người nộm tấn công. (bộ binh biển người)
    - Đi đầu có bạn. (bộ binh)
    - Công trường mở. (Công Binh)
    - Đầu biên giới cuối bờ biển. (Hải quân, Không quân)

    Trong những mật mă trên c̣n có những ngụ ư khác: Thiết lập cầu phao, quân đội tấn công biển người, khai thác đối phương, lập pḥng thủ tấn công, rút quân, các khu vực vàng rồng, bao vây đối phương, tiêu diệt đối phương, cứ điểm mạnh, trận chiến phía trước v.v...

    Ngày tháng trôi qua đă 8 năm chiến tranh, "phản công tự vệ chống chiến tranh Việt Nam". Kết quả Trung Quốc chỉ gào thét yếu ớt, cho thế giới biết rằng: "Trung Quốc bảo vệ quê hương bản xứ của các tỉnh phía Nam". Để rồi cả nước Trung Quốc phải trả một chi phí biển người bằng con số sinh mạnh không bao giờ đáp số.

    Bắc Kinh tổn thất binh mă, từ ngày 17/02/1979 đến ngày 13/10/1989. Theo danh sách binh sĩ tử vong lấy xác được:

    Lưu ư: Số lượng các thành phố có nguồn gốc chi phí (tử vong) trong trận chiến tranh tại biên giới Việt Nam, chưa cập nhật đầy đủ tổng số.

    - Vân Nam 5950 binh sĩ tử vong cho đảng. (người ta gọi cho kêu Thánh Tử Đạo)
    - Quảng Tây, Khu tự trị Choang 5824 binh sĩ tử vong.
    - Quảng Đông, 3970 binh sĩ tử vong.
    - Hồ Nam, 3288 binh sĩ tử vong.
    - Quư Châu, 3057 binh sĩ tử vong.
    - Tứ Xuyên, 1705 binh sĩ tử vong.
    - Hà Nam, 871 binh sĩ tử vong.
    - Hồ Bắc, 747 binh sĩ tử vong.
    - Sơn Đông, 638 binh sĩ tử vong.
    - Giang Tô, 580 binh sĩ tử vong.
    - Trùng Khánh, 519 binh sĩ tử vong.
    - Giang Tây, 486 binh sĩ tử vong.
    - Phúc Kiến, 354 binh sĩ tử vong.
    - An Huy, 247 binh sĩ tử vong.
    - Hà Bắc, 295 binh sĩ tử vong.
    - Chiết Giang, 289 binh sĩ tử vong.
    - Thiểm Tây 97 binh sĩ tử vong.
    - Hải Nam, 171 binh sĩ tử vong.
    - Sơn Tây, 156 binh sĩ tử vong.
    - Thượng Hải, 155 binh sĩ tử vong.
    - Cam Túc, 124 binh sĩ tử vong.
    - Liêu Ninh, 168 binh sĩ tử vong.
    - Bắc Kinh, 167 binh sĩ tử vong.
    - Hắc Long Giang, 151 binh sĩ tử vong.
    - Cát Lâm, 89 binh sĩ tử vong.
    - Thiên Tân, 56 binh sĩ tử vong.
    - Ninh Hạ, Khu tự trị, 46 binh sĩ tử vong.
    - Nội Mông Cổ, Khu tự trị 33 binh sĩ tử vong.
    - Thanh Hải, 23 binh sĩ tử vong.
    - Tân Cương, Khu tự trị 22 binh sĩ tử vong.

    Hiện nay Bắc Kinh lập 30 nghĩa trang liệt sĩ "Phản công tự vệ chống Việt Nam". Hằng ngày khói hương nghi ngút. Có những mộ bia người chết phản đối người sống. "我们认为, 人的海洋, 发誓, 没有中国共产党的生活" (Ngă môn nhận vi, nhân đích hải dương, phát thệ, một hữu Trung Quốc Cộng Sản Đảng đích sinh hoạt). Tạm dịch: "Ta đă làm ma biển người, nay thề rằng không chung sống cùng đảng cộng sản Trung Quốc".

    Huỳnh Tâm
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Photos: Chiến tranh biên giới Việt-Tàu 1979
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 15-10-2011, 01:20 AM
  2. 32 Năm Chiến Tranh Biên Giới Trung Việt
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 26-02-2011, 05:24 AM
  3. Hồ sơ CIA 1979: Tranh chấp biên giới Việt-Trung (Kỳ 1)
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 18-02-2011, 11:49 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-02-2011, 09:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •