Hầu hết người Việt ḿnh hiểu hai chữ Văn Hóa theo từ sinh ngữ, là nghĩa của hàn lâm tự điển có tính chất cô đọng và cứng ngắc, tức là nghĩa của tiếng Việt thông dụng thường ngày, nên có nghĩa là tất cả mọi sinh hoạt tư tưởng của con người mang tính chất văn chương, nghệ thuật, hay lối sống tổ chức có liên quan đến con người th́ gọi là văn hóa. Nhưng c̣n nghĩa theo tử ngữ th́ khó hơn nên ít có mấy ai thấu hiểu cho dù là trí thức hay học giả, "v́ nó đ̣i phải có nhiều tập trung tinh thần và nhờ đó dễ có tư tưởng. Và đấy là chỗ lợi hại của tử ngữ hơn sinh ngữ. Sinh ngữ học đến đâu hiểu đến đó liền ; tử ngữ bắt người học phải t́m ư tưởng qua gốc tiếng, hay mối liên hệ với toàn bích và đấy là dịp cho các học giả trở nên sâu xa trong khi t́m ư nghĩa ám hợp nhất trong rất nhiều ư tưởng gợi lên do một tiếng. Chính v́ thế một nền văn hóa sâu xa bó buộc phải có hai loại ngôn ngữ : một thứ thông dụng hàng ngày trong công việc làm ăn, cũng như trong việc truyền thông mọi ư tưởng từ công nghệ kỹ nghệ lên tới đạo lư và đó là chữ quốc ngữ hoặc chuyển tự, và chuyển tự đă chơi vai tṛ đó một cách tuyệt vời. Xét trong thế giới đố ai t́m ra chữ dễ đọc hơn thông ngữ Việt. Ta ghi ơn những người có công thiết lập ra lối văn tự này. Tuy nhiên ta phải nhận thức rằng thông ngữ mới chỉ nắm vai tṛn ṿng ngoài gắn liền với lư trí, giác quan rơ rệt và dễ dàng. Thế nhưng nếu nền giáo dục chỉ có những cái dễ dàng minh bạch, khúc chiết th́ nền giáo dục đó làm cho người học chóng trở thành b́ phu thiển cận, hời hợt bởi "dễ học th́ cũng dễ quên", "easy come, easy go". V́ thế mà cần một lối văn tự khác, một ngôn ngữ khác để chuyên chở những cái sâu xa, những di sản sơ nguyên của dân tộc. V́ là sơ nguyên (primitif) nên cũng là tối hậu (irréductible) v́ nối liền với nền Minh Triết tiềm thức (subconscient Wisdom) tức là cái u linh, cảm nhiều mà nói ra rất khó v́ nó gắn liền với niềm vô thức, cần một ngôn ngữ thiếu đường viền, với những bờ cơi nhập nhằng trồi sụt giữa các loại từ, với một ngữ pháp lỏng lẻo… và với ta đó là chữ Nho. Nho là thứ chữ của Minh triết, của tiềm thức hơn bất cứ cổ ngữ nào trong nhân loại, nên bất cứ cổ ngữ nào cũng đều đă trở thành tử ngữ, chỉ riêng chữ Nho là trở thành linh ngữ linh tự, tức là vẫn sống mạnh và đầy uy lực đầy cảm xúc như bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng nhận ra (xem chẳng hạn Granet, Pensée Chinoise tr.36, 39, 62). V́ thế ta phải coi chữ Nho là một đặc ân mà ít dân tộc nào có được. Mà cũng v́ không có, nên văn hóa của họ chỉ có sinh ngữ và tử ngữ." (Kim- Định/HCGD)

V́ vậy, nên muốn chính danh từ ngữ "văn hóa" cần phải được hiểu với nghĩa linh ngữ hay linh tự tức là phải t́m về nghĩa chữ gốc là chữ Nho. V́ Văn viết với bộ "văn" (文) là 2 nét nghiêng thành dấu chéo (nhân) như chữ "nghệ", kép với bộ "đầu" (với nghĩa trên cùng), tức với nghĩa nguyên thủy là "vật tương tạp, cố viết văn" (Kinh Dịch) có nghĩa là vạn vật do khí âm dương tương giao, đối xứng đan kết lại với nhau cách tự nhiên th́ gọi là Văn ; nên có nghĩa tương đương như Nhân (人): người là cái đức (cái hoạt lực) của thiên địa, là giao điểm của âm dương, là nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành, "nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí" (Lễ vận VII, I) ; hay như trong Kinh Lễ có câu : "ngũ sắc thành văn nhi bất loạn" : năm màu sắc kết hợp lại thành văn mà không tạp loạn. Và v́ "nhất âm nhất dương chi vị Đạo", nên Văn ở đây có nghĩa là "Văn Đạo" (triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ) đồng nghĩa với "Văn Nhân" là nghĩa Đạo Nhân tức nghĩa Đạo làm Người. Cho nên khi nói Văn mà hiểu là văn hóa với nghĩa văn chương nghệ thuật th́ mới chỉ hiểu với nghĩa ở ṿng ngoài nên đă sai lạc đối với nghĩa nguyên thủy rất xa rồi !

Do đó Văn Hóa theo nghĩa cao quư nhất của hai chữ VĂN HÓA viết Hoa không ǵ khác hơn là Đạo. Mà Đạo lại là một âm một dương, nhưng v́ âm dương không thể ước đoán hay đo lường được, nên gọi là Thần (âm dương bất trắc chi vị thần), và Thần th́ vô phương nên ở khắp mọi nơi (thần vô phương nhi dịch vô thể) không đâu không ở và đồng thời không ở đâu hết nên nói là "vô hồ xứ giả". Nói cách khác Thần chính là Đạo hay c̣n gọi là Thường Hằng (do đó có tiếng thường nhật là hằng ngày) có nghĩa là không có kéo dài kéo ngắn chi hết, nên gọi là "vô bổn phiêu giả" hoặc không có bắt đầu cũng không có kết thúc, nói gọn là không đầu không đuôi nên nói là "vô thủy vô chung".

V́ vậy kinh Trung Dung nói rằng Đạo là Đạo, nên hễ là Đạo th́ không thể xa lià một giây phút, v́ nếu hễ xa cách được th́ không phải là Đạo : "Đạo giả dă, bất khả tu du ly dă ; khả ly phi Đạo dă". Hay cũng c̣n có câu : "Đạo bất viễn nhơn. Nhơn chi vi Đạo nhi viễn nhơn, bất khả dĩ vi Đạo" (TD), có nghĩa là Đạo ở nơi người chớ chẳng xa. Nhưng nếu người ta làm cho Đạo tách xa rời khỏi ḿnh th́ chẳng phải là Đạo nữa rồi. Do đó tất cả đều là Đạo hay Đạo là tất cả, là tiết điệu âm dương một ra một vào, một đóng một mở, một tán một quy, cho nên Việt Nho mới nói là "nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn". Đó là cái Tính nơi ḿnh (Đạo bất viễn nhơn) nên gọi là Nhân Tính. "Khi nào thành đạt tức không c̣n thiên lệch đi nữa nghĩa là đă nối ṿng ngoài ư thức với ṿng nội tiềm thức, nói vắn tắt là nối mở với đóng, th́ là đạt Nhân tính, đạt cái Đức, cái Huyền lực của Tính là hợp ngoại với nội "Tính chi đức dă, hợp ngoại nội chi đạo dă, 性 之 德 也 , 合 外 內 之 道 也 ," (T.D). Đạo chỉ đơn sơ có thể thôi, một mở một đóng và trong đời sống thường nhật ai cũng phải theo: một hô một hấp, một thức một ngủ, một ăn một tiêu, một nam một nữ… Tuy nhiên thường dân không ư thức được đó là Đạo, nên bỏ đi t́m Đạo ở măi đâu xa : xa ḿnh, xa nhà, xa nước, cho nên Đạo quân tử trở thành hiếm hoi." (Kim- Định/Tâm Tư)

Hay nói cách khác Đạo là quy luật bất di bất dịch "nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn" nên không có một tư tưởng hay sinh hoạt nào của con người không phát xuất từ Thiên Tính Nhất Thể, nên tất cả mọi sự vật cũng như mọi sinh hoạt của con người cuối cùng đều phải quy về với Nhất Thể th́ mới đúng là Đạo, mới đúng là VĂN HÓA viết Hoa. Cho nên mọi h́nh thức sinh hoạt do con người và cho con người từ gia đ́nh, học đường, xă hội, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo, triết lư,… hay chính trị và nhất là chính trị đều thuộc về VĂN HÓA viết Hoa. Do đó ai chủ trương "văn hóa phi chính trị" tức là làm văn hóa th́ không được bàn về chính trị, hoặc đi phê b́nh người ủng hộ hay đả kích đường lối chính trị th́ bảo là KHÔNG VĂN HÓA ; như thế chứng tỏ là người đó chưa thật sự hiểu biết nghĩa của hai chữ "văn hóa", hay là v́ đầu óc c̣n duy lư nên mới đi lư sự một chiều. V́ theo quan niệm của tổ tiên chính trị đúng nghĩa không chỉ là thuật hay phương cách tổ chức để cai trị và quản lư cho dân giàu nước mạnh, mà c̣n là và nhất là dùng đạo lư chính nghĩa để làm cho dân trở thành người chính trực, như tiền nhân đă nói : "chính dĩ chính dân" hay như Khổng Tử viết : "Chính giả chính dă. Tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính ?"(LN.XII,16). Chữ chính (cai trị) do nơi chữ chính (ngay thẳng) mà ra. Nên cai trị (chính) tức là lo cho dân trở nên ngay thẳng, chính đính. Nay bậc đại phu dẫn đầu trong dân chúng mà tự ḿnh chính đính, th́ c̣n ai dám ăn ở bất chính ? Do đó mới có hai tiếng "hành chánh" mà bậc "lănh đạo" phải biết "hành chánh" nghĩa là biết tổ chức sắp đặt sao cho dân chúng sống đúng theo lư Thiên lẽ Đạo. Như thế nếu chính trị không phải là văn hóa hay ngược lại, vậy th́ thế nào là VĂN HÓA viết Hoa ? V́ nếu văn hóa và chính trị như âm với dương chính là Đạo, không thể tách rời nhau (âm trung hữu dương căn, dương trung hữu âm căn) và không thể lià xa con người (Đạo bất viễn nhơn), th́ những ai chủ trương văn hóa phi chính trị là thật phi lư. Và dĩ nhiên khi đi chỉ trích người làm văn hóa mà phát biểu lập trường chống đối hoặc ủng hộ một đảng phái chính trị là KHÔNG VĂN HÓA th́ thật đúng là tào lao để đừng nói là ấu trĩ !

Cho nên với những ǵ đă diễn giải trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, tôi mạn phép được khuyên bậc trí thức làm "văn hóa phi chính trị" hăy học hỏi thêm và minh tâm khắc cốt câu nói sau đây của tiền nhân để đừng nói điều trái đạo lư nữa : "Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù " (LN.VI,25) có nghĩa là cái học rộng của người quân tử là văn (Đạo) để biết nương theo (Đạo) là lễ ; nhờ vậy mà không trái (Đạo) lư.

C̣n Hóa với nghĩa nguyên thủy là mở ra cho tới tận "cùng lư tận tính, dĩ chí ư mệnh" (Thuyết Quái) có nghĩa là đi tận sâu vào tính chất của muôn vật th́ thông hiểu và biết được vận mệnh tự nhiên ; nên đồng nghĩa với câu "trí tri tại cách vật". Và đó cũng là ư nghĩa khi con người thấu hiểu ḿnh đến tận, kỳ, tính th́ biết được trọn vẹn vạn vật là Đạo (tri chu hồ vạn vật nhi Đạo) để có thể biến hóa, tiến hoá thuận theo quy luật tiến hóa tất yếu c̣n gọi là Đạo, hầu quy về Cội Nguồn tức là trở về với chính ḿnh là Nhân Tính mà cũng là Thiên Tính !

V́ vậy VĂN HÓA viết Hoa có nghĩa là sống theo cái Thiên Tính nơi ḿnh (suất Tính chi vị Đạo) để mà tu sửa ḿnh theo Đạo (tu Đạo chi vị giáo) th́ ḿnh mới là Nhân (khắc kỷ phục lễ vi nhân) rồi mới có thể cảm hóa, giáo hóa, biến hóa kẻ khác, có nghĩa là mới chinh phục và an định được ḷng người (tu kỷ dĩ an bá tánh).

Nói cách khác VĂN HÓA viết Hoa là Minh Triết, là lư giải minh nhiên cho mọi sự vật, là một sự biết thấu triệt thông suốt, không bị u tối hạn hẹp lại, nên luôn luôn kéo theo sự hiện thực bằng Tri (Học) với Hành hợp nhau gọi là Thành, tức là nếu Thành Nhân th́ dĩ nhiên là thành công ; nên sách Trung Dung câu 25 nói rằng : "thành giả tự thành dă ; nhi Đạo tự Đạo dă" đó là ư nghĩa tự tu tự tiến, tự thành tự đạo, tự học tự hành, tự động tự tác. Do đó Minh Triết không là đối tượng như kim chỉ nam để dẫn đường chỉ lối hay hướng đạo cho ai cả, hoặc đồng hành với ai cả, mà trái lại Minh Triết là triết lư nhân sinh v́ xây nền tảng trên con người lấy minh Tâm làm đường đi (minh minh Đức), lấy thành Tính làm chỗ đến (thành Tính tồn tồn, Đạo nghĩa chi môn).

Tóm lại, VĂN HÓA viết Hoa là Minh Triết, là Đạo, là tất cả vũ trụ vạn vật không trừ một thứ ǵ (thiên địa chi Đạo), nên văn hóa với chính trị không thể tách rời nhau và cũng không thể xa ĺa con người. Điều quan trọng và thiết yếu là phải Tu thân nghĩa là phải học cái học của thánh hiền tiền nhân tức là "Đại Học chi Đạo", th́ mới biết "tự Thành, tự Đạo". Nên việc tự động, tự hành chính trị như ủng hộ một tư tưởng dân chủ hay đả đảo một chế độ độc tài cũng là văn hóa, nhưng không nhất thiết phải theo một đoàn thể hay đảng phái chính trị nào. Và nhất là từ trên 35 năm nay ở hải ngoại không có một đảng phái nào có được "danh chánh ngôn thuận" đúng nghĩa với một Chủ Đạo có đủ 4 đức tính là Văn, Lư, Mật, Sát : với Văn là VĂN HÓA viết Hoa (triêu văn Đạo), là Lư Đạo tức là Lư thái cực (thiên lư tại nhân tâm), Mậttâm linh (thối tàng ư mật), và Sátxem xét (hữu sát thân, dĩ thành nhân), nên sự phục quốc đă bất thành th́ cũng chỉ v́ KHÔNG BIẾT M̀NH. V́ ai cũng biết binh pháp có câu : "Biết ḿnh biết người trăm trận trăm thắng" (tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng), vậy mà thiên hạ chỉ lo toàn biết ăn, biết nói, biết gói, biết mở,… nghĩa là chỉ biết chuyện bên ngoài, c̣n chuyện bên trong phải BIẾT M̀NH th́ chẳng có mấy ai, th́ làm sao biết ǵ để mà thắng được ai ?! Do đó mà hơn bao giờ hết như tôi đă có lần nhắc lại câu nói của tiền nhân là từ bậc trên xuống hạng b́nh dân, ai nấy đều phải lấy sự tu thân ḿnh làm gốc (tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhơn, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn), và muốn tu thân phải nương theo Đạo (tu thân dĩ Đạo, tu Đạo dĩ Nhơn) c̣n muốn tu Đạo phải nhờ ở đức Nhơn.

Để kết luận người làm VĂN HÓA viết Hoa không lệ thuộc hay tuỳ thuộc vào bất cứ ai hay bất cứ điều ǵ, tức là tự hành, tự tác không v́ cưỡng hành hay lợi hành, mà là hành với Trời, theo Trời và như Trời : "thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức" (Kinh Dịch) tức làm với hết ư-t́nh-chí (đốc hành) khi thấy sự đáng là làm mà không lo nghĩ đến việc kết quả là sẽ được khen hay chê, th́ đó đúng là an hành theo triết lư An-Vi, v́ là "thuận Tính mệnh chi lư" vậy !


Nguyễn Sơn Hà