Results 1 to 2 of 2

Thread: Tết Trung Thu

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    131

    Tết Trung Thu

    Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 15-8 âm lịch, ngày tết vào giữa mùa Thu nên gọi là “Tết Trung Thu”. Đây là ngày tết của trẻ em, c̣n được gọi là Tết Thiếu Nhi (Tết Nhi đồng), Trong ngày tết này người lớn thường uống trà hoặc rượu thưởng trăng, nên c̣n gọi là “Tết Trông Trăng”. Ngày tết Trung thu trăng thanh gió mát, nên có nhiều thi nhân mặc khách làm thơ ngâm vịnh, thi sĩ Tản Đà ngắm nghía ánh trăng vằng vặc, đă cảm hứng ngâm nga:

    Có bầu có bạn can chi tủi
    Cùng gió cùng mây thế mới vui
    Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
    Tựa nhau trông xuống thế gian cười

    Tết Trung Thu, vui vẻ nhộn nhịp biết bao! Nhi đồng được cho bánh kẹo, các loại bánh thường thấy: Bánh trung thu, bánh nướng, bánh dẻo. Người lớn làm hoặc mua lồng đèn cho các em, các em hớn hở xách lồng đèn có h́nh con thỏ, cá chép. Đặc biệt lồng đèn kéo quân, khi thắp đèn th́ thấy có quân chạy; quân là h́nh bằng giấy, được cắt thành các h́nh: Ngựa, voi, mục đồng thổi sáo... trông thật ngộ nghĩnh.

    Các em th́ tung tăng, nh́n lân múa, địa hóm hỉnh, hoà với tiếng trống rập ŕnh, trong không khí náo nức, nhộn nhịp. Vậy lân là ǵ? Theo truyền thuyết, lân là một con vật hung dữ, được Phật Di Lặc thuần hoá nó trở nên hiền lành. Từ đấy, nơi nào có lân xuất hiện là có Ông Địa (là hiện thân của Phật Di Lặc) sẽ đem đến điều may mắn. V́ vậy, ngày tết Trung thu thường có múa lân mà các gia đ́nh hay phố phường mong cầu may, phát đạt, quốc gia th́ mong mỏi nước nhà thái b́nh, hưng thịnh.

    Lân hay kỳ lân là con vật thứ hai trong tứ linh: Long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân có h́nh dáng: Miệng rộng, mũi to, thân giống hươu, có một sừng ở giữa trán, trên lưng có lông ngũ sắc, dưới bụng có lông màu vàng.

    1- Múa lân: Múa lân c̣n được gọi là múa sư tử. Theo truyền thuyết, một con sư tử rất hung dữ, mà vua quan giết chưa được. Vào ngày tết trung thu, một bà cụ nghèo, trong khi vội vă về nhà để ăn tết, th́ bị sư tử đón đường bắt bà để ăn thịt, bà lăo năn nỉ, xin hưởng tết trung thu xong, sẽ hiến thân cho sư tử. Sư tử chấp thuận, vừa xong tết trung thu, sư tử t́m đến nhà bà lăo, nhưng sư tử bị con rết tại nhà bà lăo phục sẵn cắn chết. Cả quốc gia đều mừng sau khi sư tử chết, từ đó có tục lệ múa sư tử (lion dance). Riêng Tôi không nghĩ từ truyền thuyết này mà gọi là múa sư tử, v́ rồng và lân là hai con vật tưởng tượng của người Tàu thiếu thực tế, nên người ta gọi là múa sư tử, bởi v́ sư tử là con vật hơi giống dáng dấp con lân tưởng tượng và sư tử th́ có thật. Múa lân hay múa sư tử:

    Thùng th́nh thùng th́nh trống rộn ràng ngoài đ́nh
    Có con sư tử vui múa quanh ṿng quanh
    Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
    Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang

    2- Các em ca hát dưới trăng: Dưới ánh trăng lấp lánh, vạn vật như lung linh, các em đồng thanh cất giọng hát mời trăng:

    Ông Giẳng, ông Giăng
    Xuống chơi với tôi
    Có bầu, có bạn
    Có ván cơm xôi
    Có nồi cơm nếp
    Có tệp bánh chưng
    Có lưng hũ rượu
    Có chiếu bám dù
    Thằng cu xí xoài
    Bắt trai bỏ giỏ
    Cái đỏ ẵm em
    Đi xem đánh cá,
    Có rá vo gạo
    Có gáo múc nước...

    Có những trẻ em khác th́ đọc bài thơ “Rước Đèn Tháng Tám” cũng rất tưng bừng và hào hứng:

    Tết Trung thu rước đèn đi chơi
    Em rước đèn đi khắp phố phường
    Ḷng vui sướng với đèn trong tay
    Em múa ca trong ánh trăng rằm
    Đèn ông sao với đèn cá chép
    Đèn thiên nga với đèn bươm bướm
    Em rước đèn này đến cung trăng
    Đèn xanh lơ với đèn tím tím
    Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
    Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu...

    3- Tết trung thu đối với người lớn: Người lớn th́ uống trà hay rượu ngắm trăng thanh gió mát, các cụ nhâm nhi, rồi khề khà đoán vụ mùa lúa sắp tới:

    Muốn ăn lúa tháng năm
    Trông trăng rằm tháng tám
    Hoặc là: Trăng trong được lúa mùa
    Trăng mờ được lúa chiêm

    Như vậy tết trung thu, chẳng những là ngày cho trẻ em vui chơi, mà các cụ cũng quây quần bên b́nh trà, đĩa bánh mứt cùng hàn huyên vui vẻ và bàn bạc về vụ mùa sắp tới, có khi bàn bạc cả thời sự quốc gia.

    4- Trăng thơ mộng: Trăng thơ mộng biết bao! V́ vậy mà vua Tàu là Đường Minh Hoàng (712-756). Theo truyền thuyết, vào một đêm rằm tháng tám, trăng thanh gió mát, nhà vua ngồi nơi vườn hoa ngắm trăng, thiu thiu ngủ, mơ mộng thấy cầu vồng, bước lên cầu vồng đi măi th́ ông thấy chữ “Quảng Hàn hư chi phủ” lần ṃ vào bên trong, cũng trong lúc mộng mị này, ông được xem điệu múa Nghê thường và Vũ y, khi trực giấc, ông nhớ loáng thoáng, bắt các cung nữ tập và biểu diễn hai điệu múa này để ông xem. Và ông luôn mơ tưởng nơi cung trăng đầy thơ mộng. Đến ngày rằm tháng tám mỗi năm sau đấy, ông cho trong triều, ngoài dân làm tiệc tùng và ngắm trăng, sau đấy gọi rằm tháng tám là “Tết Trung Thu”. Cũng từ đấy chữ “cung Quảng Hàn” (cung điện lạnh, rộng mênh mông) được nhắc nhở vào thi phú. Và tết trung thu cũng đă ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng: Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam.

    5- Ngọc thố: Truyền thuyết kể rằng: Có một bầy thỏ bị đói và lạnh sắp chết, một con thỏ muốn cứu đồng bọn, tự nhảy vào lửa hy sinh để hiến thịt của ḿnh cho các thỏ khác ăn để sống. Đức Phật thương t́nh con thỏ có nghĩa, nhặt xương rồi biến thành Thỏ Ngọc (Ngọc Thố) bất tử (không chết). Và đưa Ngọc Thố vào cung Quảng Hàn (ở mặt trăng) sống măi măi ở đấy.

    6- Thiềm thừ: Truyền thuyết kể rằng: Vợ Hậu Nghệ là Hằng Nga, nàng duyên dáng mặn mà, nàng biết Hậu Nghệ có thuốc trường sinh bất tử, do bà Tây Vương Mẫu cho. Nhân dịp chồng vắng nhà, nàng lén lấy thuốc uống, uống thuốc vừa xong, thân nàng tự nhiên nhẹ nhơm và bay bổng lên cung trăng. Hậu Nghệ về nhà biết chuyện, ông giận lắm, liền cầm cung đuổi theo quyết giết cho được nàng. Hằng Nga nhờ Thái Âm Thần Nữ biến nàng thành Con Cóc (Thiềm Thừ) nơi cung trăng, để giấu Hậu Nghệ mà cứu mạng cho nàng.


    7- Thi cỗ và thi lồng đèn: Trong ngày tết Trung thu, người ta thưởng trăng, nhiều cuộc vui được thi thố trong gia đ́nh hay nơi cộng đồng. Tổ chức thi đua bày cỗ bánh trái có h́nh mặt trăng, hoặc trưng đèn kết hoa, tổ chức rước đèn... mọi người cùng tranh đua gây không khí nhộn nhịp và thân mật.

    Nơi mặt trăng có nhiều truyền thuyết, như: Hằng nga, bạch thố, c̣n có cây đa cành lá sum sê, Thằng Cuội luôn h́ hục đốn cây đa và nhiều truyền thuyết khác... có lẽ ánh trăng rằm tháng tám chiếu xuống trần gian sáng vằng vặc, cảnh vật trông lấp la lấp lánh, quá thơ mộng! Vua Đường Minh Hoàng của Tàu nh́n cũng mơ mộng! Huống ǵ dân gian sao khỏi có nhiều tưởng tượng, với nhiều truyền thuyết ly kỳ. Dù sao tết Trung thu, là dịp cho các em được vui đùa thoả thích, chính niềm vui ấy tạo cho các em hào hứng làm việc và học hỏi nhiều điều hay. Vậy tết Trung thu cũng là dịp tốt, săn sóc những mầm non đất nước.

    Nguyễn Lộc Yên

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by nguyenlocyen View Post
    Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 15-8 âm lịch, ngày tết vào giữa mùa Thu nên gọi là “Tết Trung Thu”. Đây là ngày tết của trẻ em, c̣n được gọi là Tết Thiếu Nhi (Tết Nhi đồng), Trong ngày tết này người lớn thường uống trà hoặc rượu thưởng trăng, nên c̣n gọi là “Tết Trông Trăng”.

    Tết Trung thu rước đèn đi chơi
    Em rước đèn đi khắp phố phường
    Ḷng vui sướng với đèn trong tay
    Em múa ca trong ánh trăng rằm
    Đèn ông sao với đèn cá chép
    Đèn thiên nga với đèn bươm bướm
    Em rước đèn này đến cung trăng
    Đèn xanh lơ với đèn tím tím
    Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
    Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu...


    Nguyễn Lộc Yên



    Rước đèn trung thu - Xuân Mai

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 02-02-2013, 03:07 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-09-2012, 10:34 AM
  3. Replies: 22
    Last Post: 24-12-2011, 05:57 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 16-09-2011, 06:37 PM
  5. Replies: 19
    Last Post: 08-12-2010, 11:59 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •