Page 201 of 304 FirstFirst ... 101151191197198199200201202203204205211251301 ... LastLast
Results 2,001 to 2,010 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2001
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Một chi tiết cần được xem xét

    Quote Originally Posted by QuanTran View Post
    Sử gia Trần Gia Phụng, trong bài "Hai Bà Trưng khởi nghĩa" ...

    Trong Thuỷ kinh chú, Lịch Đạo Nguyên viết: “...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. ” (nghĩa là: “Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ.”). Trong câu nầy, nếu Thi Sách là họ và tên th́ vế thứ nh́ của câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Như Huệ Đống đă viết, đọc tiếp đoạn Thuỷ kinh chú về Hai Bà Trưng, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rơ tên của chồng bà Trưng. "... Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mă Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...” (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mă Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy th́ chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ. Lịch Đạo Nguyên đă đến Mê Linh vào thế kỷ thứ 6 và phát hiện tên chồng bà Trưng tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng, tức là ông Thi.
    Trong Thủy Kinh Chú, Lịch Đạo Nguyên đă đưa ra một chi tiết mâu thuẫn với những ǵ chúng ta đă được biết trong một thời gian dài. Đoạn trên cho thấy rằng khi Mă Viện đem quân sang đánh, bà Trưng Trắc và ông Thi chạy vào Cẩm Khê. Vậy là lúc ấy ông Thi chưa chết như lịch sử trước đây đă ghi là ông bị Tô Định giết chết, dẫn đến sự việc Hai Bà nổi lên khởi nghĩa. Chỉ khi Hai Bà đoạt được lại giang sơn rồi Mă Viện mới được Hán Đế cử sang đánh khoảng 3 năm sau.

    Và nếu ông Thi vẫn c̣n sống khi Mă Viện sang, th́ ông đă mất lúc nào? V́ khi đến Hát Giang chỉ có 2 vị Nữ Vương trầm ḿnh.

    Vậy hoặc là Lịch Đạo Nguyên đă lấy sai dữ kiện trong lúc t́m hiểu, hoặc là sử VN ghi sai trong một thời gian dài. Ngoài ra, có sách sử Trung Hoa ghi là Hai Bà đă bị Mă Viện bắt và chém đầu. Đâu là thật, đâu là giả?

    Các độc giả uyên thâm xin chỉ giáo.

  2. #2002
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xin đóng góp một tài lieu sưu tầm :

    Chuyện Kể Về Hai Bà Trưng


    Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Tŕ (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba V́ (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.

    Sách Đại việt sử kư toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).

    Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lănh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cơi, hai gia đ́nh lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.

    Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đă sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

    Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đă giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng

    Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.

    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uư trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán

    Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong ṿng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.

    Mùa hè năm Canh tư (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là B́nh khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.

    Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mă Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mă Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lăng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đă tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lăng Bạc đánh quân xâm ược. Mă Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng v́ tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mă Viện đă dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, c̣n quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lăng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rơ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng ngh́n người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy tŕ lực lượng ở Lăng Bạc th́ quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

    Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mă Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lăng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đă được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đă giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đă chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…

    Ṭa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mă Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mă Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo ḿnh xuống ḍng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của ḿnh, có người đă hy sinh.

    Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.

    http://www.hoangthanhthanglong.vn/bl...i-ba-trung/458

  3. #2003
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Cám ơn anh Quan Tran rất nhiều
    Dù là dân Trưng Vương, chúng tôi cũng chỉ biết hai bài về Hai Bà là Gịng Sông Hát và Trưng Nữ Vương (Hiệu Đoàn Ca), và ra hải ngoại, chúng tôi thường xuyên dùng nhạc bài Hồn Tử Sĩ khi làm lễ truy điệu hay phút mặc niệm, chứ không hề biết nguyên gốc là Hát Giang Trường Hận.
    Chị Tigon rất hên v́ đă học trường Trưng Vương. Không những v́ trường mang tên hai vị anh thư nổi tiếng của đất nước, mà trường này đă được nhạc sĩ Nam Lộc làm cho làm nổi bật hơn với bài "Trưng Vương khung cửa mùa Thu". Cũng cùng là trường nữ nhưng Gia Long th́ không có bài nào cả, chỉ được nổi tiếng suông thôi. Vị nào đă học Gia Long cho xin lỗi trước (rủi xém 'bị cho ăn dép'!)

    Ngoài bài Gịng Sông Hát tựa đề thật là Ngày Xưa của nhạc sĩ Hoàng Phú (Tô Vũ), và Trưng Nữ Vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh, c̣n một bài nữa cũng nổi tiếng không kém, đó là Đêm Mê Linh của nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt). Trong khi Ngày Xưa có vẻ trầm hùng, miên man lơ lửng trong cơi u tịch nào đó, và Trưng Nữ Vương ca ngợi công đức Trưng Vương một cách 'rầm rộ', th́ Đêm Mê Linh toát ra tinh thần hy sinh dũng mănh của người chiến tướng và quân lính chuẫn bị chiến đấu với những hiểm nguy sắp tới.

  4. #2004
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by QuanTran View Post
    Chị Tigon rất hên v́ đă học trường Trưng Vương. Không những v́ trường mang tên hai vị anh thư nổi tiếng của đất nước, mà trường này đă được nhạc sĩ Nam Lộc làm cho làm nổi bật hơn với bài "Trưng Vương khung cửa mùa Thu". Cũng cùng là trường nữ nhưng Gia Long th́ không có bài nào cả, chỉ được nổi tiếng suông thôi. Vị nào đă học Gia Long cho xin lỗi trước (rủi xém 'bị cho ăn dép'!)

    Ngoài bài Gịng Sông Hát tựa đề thật là Ngày Xưa của nhạc sĩ Hoàng Phú (Tô Vũ), và Trưng Nữ Vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh, c̣n một bài nữa cũng nổi tiếng không kém, đó là Đêm Mê Linh của nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt). Trong khi Ngày Xưa có vẻ trầm hùng, miên man lơ lửng trong cơi u tịch nào đó, và Trưng Nữ Vương ca ngợi công đức Trưng Vương một cách 'rầm rộ', th́ Đêm Mê Linh toát ra tinh thần hy sinh dũng mănh của người chiến tướng và quân lính chuẫn bị chiến đấu với những hiểm nguy sắp tới.
    Cám ơn anh Quan Tran đă nhắc đến Đêm Mê Linh . Hoàng Oanh và Ngô Đ́nh Lệ Thuỷ đă hướng dẫn chúng tôi tập bài này khi học Bán Quân Sự tại Sân Hoa Lư . Hai Khoá đầu , chỉ có nữ sinh Trưng Vương và Gia Long thụ huấn

  5. #2005
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bài hát dạy về lịch sử Hai Bà Trưng ( chưa nghe bao giờ )


  6. #2006
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bài hát trên của nhóm Viet Sử Ca , có đủ gần hết các vị anh hung chống ngoại xâm của lịch sử VN

    Sẽ từ từ post lên . Riêng mời Cụ Bác sĩ Nguyễn Mạnh Quốc theo dơi

    QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ



  7. #2007
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Sao ông QT nở nói trường Gia Long chỉ nổi tiếng suông không có bài nào , chúng tôi có bài " Cô gái Việt " đó chứ .

    Vị nào có xin đưa lên nghe cho vui , rất cám ơn .

  8. #2008
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CÔ GÁI VIỆT




    Bài này Gia Long dung làm Hiệu Đoàn Ca hả chị Lê Thi ?

  9. #2009
    Tran Truong
    Khách
    Khi tìm Đêm Mê Linh trên youtube , tình cờ vớ phải Nhạc Cách Mạng Hay Nhất này . Bèn lần mò thêm .... thì thấy chủ yếu là nhận vơ là ăn cắp ! Đồ đểu chưa đi , đồ Cà Chớn lại đến !



    Mời các anh các chị , cùng các bạn trẻ sinh sau 75 . Vào trang mạng này để biết xuất xứ bài hát , từ đâu , từ khi nào , và phổ biến rộng rãi tại đâu ?

    http://amnhacmiennam.blogspot.com/20...tung.html#more


    Hình nhạc sĩ Văn Giảng

    Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài G̣n thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.

    Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như Thúc quân (1949), Lục quân Việt Nam (1950), Đêm Mê Linh (1951), Quân hành ca (1951), Qua đèo (1952), Nhảy lửa (1953)... nhưng ông c̣n viết t́nh ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Ai về sông Tương.

    Sau Tết Mậu Thân 1968, cảm thấy sinh sống ở Huế bất an (Tăng Duyệt, bạn thân của ông, bị giết trong biến cố này) nhạc sĩ Văn Giảng vào Sài G̣n lập nghiệp từ năm 1969. Ở đó, Văn Giảng dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài G̣n, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền h́nh và soạn ḥa âm cho hăng đĩa Asia, Sóng Nhạc.

    Cũng trong thời gian này, với bút danh Thông Đạt, ông viết tiếp một số t́nh khúc khác. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn hóa Giáo dục đề cử làm Trưởng pḥng Học vụ Nha Mỹ thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Sài G̣n, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật.

    Năm 1970, ông được huy chương vàng Giải Văn học Nghệ thuật Quốc gia của Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa với tác phẩm Ngũ tấu khúc (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền Đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka, Nhật Bản.

    Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng ở lại Việt Nam cho đến năm 1981 ông vượt biên đến đảo Natuna, Indonesia, sau chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, Văn Giảng sáng tác một số bài nói lên thân phận của những người lưu vong mà bài đầu tiên là "Natuna người t́nh đầu" cùng một số 70 ca khúc khác.

    Ngày 20 tháng 5 1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, sách nhạc lư như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, ḥa âm, sáng tác, học hát, học đàn... Văn Giảng c̣n sáng tác thêm nhiều t́nh khúc được tập hợp thành một số tập, như 12 t́nh khúc (Tập I), 12 T́nh khúc (Tập II).

    Văn Giảng mất ngày 9/5/2013 ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc. Sau khi rải cốt tro ông trên biển vào ngày 17/5, vợ ông lên cơn đau tim và mất sau khi đưa vào bệnh viện chiều hôm đó.

  10. #2010
    Tran Truong
    Khách
    Xin so sánh clip trên với clip do ca sĩ Hoàng Oanh hát , cùng hình ảnh lễ Hai Bà Trưng mỗi năm được tổ chức trọng thể tại SàiGòn :










Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •