Results 1 to 9 of 9

Thread: Đêm Nhạc Việt Dzũng "Như Một Lời Chia Tay" tại Sydney

  1. #1
    Member
    Join Date
    01-12-2011
    Posts
    254

    Đêm Nhạc Việt Dzũng "Như Một Lời Chia Tay" tại Sydney

    Đêm Nhạc Việt Dzũng "Như Một Lời Chia Tay" tại Sydney


    Đêm ca nhạc Việt Dũng “Như Một Lời Chia Tay” do Nhóm Thân Hữu Sydney trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tiểu bang New South Wales tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng vào đêm thứ Sáu 27/12/2013 đă thu hút được khoảng ba trăm đồng hương tham dự.

    Người ta nhận thấy có sự hiện diện của TS Hà Cao Thắng và LS Janice Lê, Chủ Tịch và Tổng Thư Kư, đại diện cho CĐNVTD-UC/NSW, KS Phan Đông Bích Cựu CT CĐNVTD-UC/NSW và nhiều Hội Đoàn, Đoàn Thể trong CĐ cùng các cơ quan truyền thông như SBTN và SBS Radio.

    Sau nghi lễ Chào Cờ và một phút mặc niệm, ông Vũ Trọng Khải, Trưởng Ban Tổ Chức giới thiệu thành phần quan khách và tŕnh bày mục đích của đêm nhạc không chỉ mang thuần một ư là tỏ ḷng thương tiếc khi phải chia tay với một chiến sĩ của Tự Do, một đứa con yêu của Mẹ Việt Nam như ca nhạc sĩ Việt Dzũng, mà thực tâm anh chị em trong ban tổ chức và các ca nhạc sĩ Sydney mong mỏi thổi bùng lên khí thế đấu tranh mạnh hơn nữa từ Hải Ngoại về với Quốc Nội trong "Tinh Thần Việt Dzũng". Hoài băo đó chúng ta không bao giờ được quên, phải cố gắng tiếp tục con đường rất là cao cả của Anh.


    Ông Vũ Trọng Khải, Trưởng Ban Tổ Chức

    TS Hà Cao Thắng, Chủ Tịch CĐNVTD-UC/NSW, trong lời phát biểu cho biết cá nhân ông khi c̣n làm Phó CT CĐ đă từng gặp anh Việt Dzũng tại Sydney, sự ra đi của Anh rơ ràng là một mất mát quá lớn cho người Việt chúng ta bởi v́ Anh là người luôn dấn thân trong tất cả mọi cuộc đấu tranh. Anh thật sự là người Việt yêu nước chân chính. TS Thắng cũng gửi lời thành kính phân ưu tới gia đ́nh cùng thân quyến của Anh.


    TS Hà Cao Thắng, Chủ Tịch CĐNVTD-UC/NSW

    Sau phần ca sĩ Thanh Thúy tŕnh bày nhạc phẩm mở đầu “Hát Cho Tự Do”, KS Phan Đông Bích, Cựu Chủ Tịch CĐNVTD-UC/NSW, tỏ ḷng vô cùng thương tiếc về sự ra đi của một nghệ sĩ tài hoa, có ḷng sâu đậm với dân tộc và đất nước. KS Bích được vinh hạnh từng làm việc chung với anh Việt Dzũng trong một số chương tŕnh ca nhạc và truyền thông tại Úc và đă có cơ hội nói chuyện, tâm sự nhiều với Anh, không ngờ lần gặp ở Sydney là lần cuối. Anh Việt Dzũng đă nhắn nhủ cho chúng ta qua các bản nhạc và các hoạt động yêu nước là hăy luôn nghĩ về dân tộc, cố gắng đấu tranh để có ngày Việt Nam có được tự do, dân chủ và nhân quyền.


    Ca sĩ Thanh Thúy mở đầu chương tŕnh văn nghệ

    Ca sĩ Quỳnh Xuân tiếp tục chương tŕnh với nhạc phẩm “Lời Kinh Đêm” … Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm, lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài… Trời mong manh ôi đời lênh đênh, thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ…


    Nhạc sĩ Vũ Hùng và Ca sĩ Quỳnh Xuân

    Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc sơ lược về nhóm Hưng Ca Úc Châu trong Phong Trào Hưng Ca Việt Nam tại hải ngoại, qua âm nhạc thể hiện t́nh quê hương dân tộc và nung sôi ngọn lửa đấu tranh sẽ không bao giờ phai mờ trong ḷng người dân Việt.

    Slide show cũng được tŕnh chiếu những h́nh ảnh của Việt Dzũng chụp trong hành tŕnh ca nhạc đấu tranh và đặc biệt trong lần gặp gỡ với đồng hương Úc Châu như chị Quỳnh Lan, ca sĩ Xuân Thảo, anh Phan Đông Bích, anh Nguyễn Văn Bon v.v.


    Nhạc sĩ Vũ Hùng và Ca sĩ Xuân Thảo

    Tiếp tục chương tŕnh văn nghệ là các nhạc phẩm Một Chút Quà Cho Quê Hương, T́nh Ca Nguyễn Thị Sài G̣n, Những Đứa Con Của Mẹ, Mời Em Về, Có Những Cuộc T́nh Không Là Trăm Năm, Dấu Chân Của Biển, Và Em Hăy Nói Yêu Anh, Thung Lũng Chim Bay, Cỏ Tương Tư, Xin Hăy Làm Ánh Đuốc, Vẫn C̣n Đây Các Con Của Mẹ được tŕnh bày bởi các nghệ sĩ Xuân Thảo, Tuyết Trinh, Thanh Xuân, Ánh Linh, Đào Thúy, Quỳnh Xuân, Thanh Thúy, Nga Uyên và Vũ Hùng.

    Kết thúc chương tŕnh, toàn thể hội trường đă đứng lên đồng ca nhạc phẩm “Hát Cho Ngày Sài G̣n Quật Khởi” trong khí thế hào hùng.


    Nhạc sĩ Vũ Hùng và Ca sĩ Ánh Linh

    Sau buổi lễ ông Đỗ Quang Bích, Gia Trưởng Gia Đ́nh Hải Quân Hàng Hải NSW đă cho BTC biết cảm tưởng của ông. Qua các ca nhạc sĩ tŕnh bày những ca khúc nổi bật của Việt Dũng sáng tác từ khi đặt chân tỵ nạn ở Mỹ tới nay đă khiến cho khán thính giả bồi hồi xúc động, thương tiếc cho một chiến sĩ Quốc Gia chống Cộng, đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ của VN không mệt mỏi cho đến hơi thở cuối cùng. Bài ca cuối cùng, Hát Cho Ngày Sài G̣n Quật Khởi, do toàn thể ca, nhạc sĩ tŕnh bày với sự phụ họa của toàn thể khán giả, như một điềm báo trước ngày tàn của chế độ Cộng Sản Việt Nam, một chế độ ươn hèn, bán nước buôn dân, tham nhũng và thối nát. Từ ngày thành lập tới nay, đă gây bao nhiêu tội ác với dân lành. Chế độ đó phải xụp đổ trước những phong trào đấu tranh giành lại Tự Do Dân Chủ và tiêu diệt chế độ độc tài đảng trị Cộng sản của toàn dân trong cũng như ngoài nước.


    Quang cảnh Hội trường

    Đêm ca nhạc tưởng niệm ca nhạc sĩ Việt Dũng đă kết thúc vào lúc 22 giờ, mọi người ra về trong niềm thương tiếc ca nhạc sĩ Việt Dũng. Anh là ngọn đuốc thắp sáng để chúng ta, người Việt lưu vong, vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong niềm tin chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.

    AT tường tŕnh với h́nh ảnh của TT

  2. #2
    Member
    Join Date
    01-12-2011
    Posts
    254

    Nhạc sĩ Vũ Hùng và Ca sĩ Tuyết Trinh


    Nghệ sĩ Đào Thúy ngâm thơ


    Ca sĩ Nga Uyên và Nhạc sĩ Vũ Hùng


    Nhạc sĩ Vũ Hùng và Ca sĩ Thanh Xuân

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-05-2012
    Posts
    168

    Sydney chia tay cùng Việt Dzũng

    Bài viết của Ánh Linh

    Sydney chia tay cùng Việt Dzũng

    Tối Thứ Sáu 27/12/2013, từ 7g đến 10g, tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Đồng Người Việt Tự Do tại Bonnyrigg, Sydney, gần 300 người đă đến tham dự buổi văn nghệ "Như Một Lời Chia Tay" cùng ca nhạc sĩ, chiến sĩ đấu tranh Việt Dzũng, với toàn những nhạc phẩm của Việt Dzũng.

    Ngậm ngùi, thương tiếc, nhớ nhung.

    H́nh ảnh Việt Dzũng trên màn ảnh điện tử, với đôi mắt hiền lành, nụ cười ḥa nhă, trước lá cờ vàng Việt Nam thân thương. Anh đă thực sự ra đi về ḷng đất Mẹ, như anh đă tiên đoán trước: "Con sẽ về bằng hồn phách linh thiêng", (trích trong bài Vẫn C̣n Đây Các Con Của Mẹ).

    Ngoài bức h́nh thường trực đó, là những bức h́nh trải dài suốt cuộc đời ngắn ngủi của anh, từ lúc c̣n là chàng thanh niên tuấn tú, một thời vùng vẫy trong ṿm trời âm nhạc dưới mái trường Lasan Taberd, Sài G̣n, đến lúc tỵ nạn tại Mỹ và chu du khắp nơi với đôi nạng gỗ để giúp người đồng cảnh tại các trại tỵ nạn, và h́nh ảnh đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự Do cho Việt Nam, sát cánh cùng người chị kết nghĩa Nguyệt Ánh, rồi h́nh ảnh Việt Dũng chụp với đồng bào Sydney. Tất cả những h́nh ảnh thân thương đó c̣n quá mới, người nghệ sĩ này quá gần gũi với mọi người tham dự. Mới đây thôi mà, mới tháng 9/2013 vừa rồi, Việt Dzũng đă sang Úc. Giọng nói, khuôn mặt anh dường như c̣n đâu đó trong không gian tại Sydney. Việt Dzũng đă đến Úc khoảng 4 lần, có khi đi lưu diễn, gặp gỡ đồng hương, có khi đi huấn luyện các tài năng mới trong lănh vực truyền thông. Ôi, h́nh ảnh anh quá gần gũi với đồng hương Sydney! Đó là chưa nói đến việc các đĩa ca nhạc Asia có mặt trong hầu hết các gia đ́nh Việt Nam tại Úc, khiến cho sự có mặt của anh lan tỏa rộng khắp.

    Mới đó mà đă ra người thiên cổ!

    Đành rằng sinh tử là luật tự nhiên của tạo hóa. Tuy nhiên, ra đi giữa lúc c̣n sung măn, c̣n tràn trề nhựa sống, lúc mức đóng góp cho nghệ thuật và đấu tranh đang lên đến tột đỉnh, th́ thật là một điều mất mát to lớn cho những ai đă biết, đă nghe nói về anh, đă quư mến, khâm phục anh, và đang học hỏi nơi anh.

    Đêm nay, khán giả được thưởng thức những bài nhạc đầy nhiệt huyết của anh, pha trộn với những bài t́nh ca ray rứt. Nỗi đau như cắt xé của kẻ mất nước, ra đi t́m tự do, lưu lạc nơi xứ người nhưng vẫn băn khoăn v́ mảnh đất thân yêu khi anh phải ĺa xa lúc mới 17 tuổi.

    Việt Dzũng là hiện thân cho một trang sử đau thương của dân Việt. Có được bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ xa xứ lúc 17 tuổi mà đem theo cả t́nh quê bao la, sống nặng ḷng với t́nh quê và đấu tranh cho t́nh quê đến hơi thở cuối cùng?

    Mở đầu chương tŕnh là chính giọng ca Việt Dzũng qua bài "Tự T́nh Khúc Việt Dzũng": Chiều nay, ai ra mộ vắng, thắp dùm tôi nén hương tàn, thương người nằm sâu đất lạnh, đang buồn quê hương nát tan……Chiều nay ai ra phố vui, phố vui cũng chỉ là phố người, c̣n lại thân ḿnh xa xứ, thương nhớ quê nhà khôn nguôi". Đêm nay, chính anh đă là người nằm dưới mộ vắng, đang buồn v́ quê hương c̣n nát tan….

    Anh từng quằn quại trong những nỗi niềm cay đắng được diễn tả qua bài "Những Đứa Con Của Mẹ" qua sự diễn tả của Xuân Thảo: Mẹ lỡ sinh ra thằng con bán nước, dâng hiến quê nhà cho nanh vuốt ngoại bang. Mẹ (cũng) lỡ sinh ra thằng con tên tỵ nạn, (dù rằng đă gặp hải tặc trên con thuyền mong manh nhưng khi) con sang xứ lạ (lại) chối bỏ quê hương! Việt Dũng đấu tranh không ngừng nghỉ và mong Mẹ hăy sinh thêm những thằng con phục quốc, (để) sẽ trở về giành lại quê hương, khi đó Mẹ sẽ thôi buồn v́ đă lỡ sinh những thằng con (hư!).

    "Lời Kinh Đêm" với giọng ca Quỳnh Xuân đưa mọi người về những đau đớn xót xa của những chuyến vượt biển hăi hùng: Trời chơ vơ, ôi người bơ vơ, Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục…Người buông xuôi về nơi đáy nước, người có mộng một nấm mộ xanh….Đau thương quá, những thuyền nhân đi t́m sự sống qua cái chết.

    Có mấy ai cầm được nước mắt khi nghe Thanh Thúy hát "Một Chút Quà Cho Quê Hương", và chính Thanh Thúy cũng đă rơi lệ khi diễn tả bài hát đau thương này. Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương, em bán cho đời t́m đường vượt biên….Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần, mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng. Cả hội trường như ḥa nhịp với Việt Dzũng trong tâm t́nh lắng đọng hướng về quê hương quằn quại trong khốn khổ.

    Có nhiều người tham dự đă không ngờ ḍng nhạc Việt Dzũng cũng mượt mà qua những bài t́nh ca yêu đương đôi lứa. Ca khúc "Mời Em Về" được Thanh Xuân diễn tả tŕu mến yêu thương: Tôi muốn mời em về thăm lại Sài G̣n xưa, Duy Tân chiều say nắng, uống môi nồng hương xưa… những chiều trời mưa phủ, lời yêu nói sao vừa. Ḍng nhạc này của Việt Dzũng đượm chất thơ nên đă được Đào Thúy diễn ngâm, trữ t́nh, lưu luyến, quyện với tiếng đàn tranh của Ánh Linh.

    Cũng vậy, "Dấu Chân Của Biển" được nhạc sĩ Vũ Hùng vừa đàn vừa song ca với Nga Uyên, thật trữ t́nh: Từ trong hoang vắng, cho tay nắm tay t́m nhau về thuở hồng hoang, môi chôn kín trong niềm đau. Ṿng tay yêu dấu như xin xóa bao thời gian giữa biển sóng dâng triều lên, riêng chỉ có anh và em…

    T́nh cảm dạt dào cho quê hương, cho người thân thương, trải dài vô tận trong ḍng nhạc Việt Dzũng. Chữ "Mẹ" trong bài "T́nh Ca Cho Nguyễn Thị Sài G̣n" được Tuyết Trinh đưa đến cử tọa tâm t́nh của người Mẹ, Mẹ Việt Nam cũng như người mẹ của mỗi người. Mẹ đặt tên em Nguyễn Thị Sài G̣n, Lư Thị Tỵ Nạn, Lê Thị Hy Vọng, Trần Thị Thương Nhớ. Ôi! Mỗi cái tên là cả một nỗi niềm gắn bó thiêng liêng, để kết luận rằng: Con là tương lai, con là gió mới, hăy nhớ đưa mẹ về lại nơi cuối trời….Và nay hương hồn Việt Dzũng cũng đă về với Mẹ Việt Nam nơi cuối trời quê hương yêu dấu.

    Cạnh những ḍng nhạc quê hương và t́nh cảm, ḍng nhạc đấu tranh của Việt Dzũng vượt trội với nét thuyết phục và nhân bản, với niềm vững tin vào tương lai. Bài "Vẫn C̣n Đây Các Con Của Mẹ", chan ḥa ḷng cương quyết nơi các con của Mẹ, của Cha, của ḍng giống Tiên Rồng, của trái tim Diên Hồng đầy khí phách: Con không hờn dù đời cay đắng, tâm không sờn dù ḷng trắng khăn sô, c̣n hồn Việt Nam là c̣n niềm tin, c̣n người Việt Nam sẽ có ngày quang vinh. Trong đêm trường phục sẵn mặt trời, mai b́nh minh về rồi Việt Nam ơi!

    Kết thúc chương tŕnh là bài đồng ca "Hát Cho Ngày Sài G̣n Quật Khởi" mà Việt Dzũng đă hát thành công trong những lần lưu diễn với người chị kết nghĩa Nguyệt Ánh. Cả hội trường cùng các ca sĩ đều hát thật to: Hỡi những người con của Mẹ Việt Nam…..sau cơn mưa rồi ngày sẽ sáng tươi ánh mặt trời, hẹn cùng b́nh minh xua bóng đêm, đ̣i Sài g̣n xưa cho phố quen, rộn những bước chân về tự do công lư….

    Chắc hẳn mỗi nhịp tim của mỗi người ra về đều mang theo dấu ấn Việt Dzũng, nặng t́nh với quê hương, lai láng với t́nh nghĩa đồng bào, tŕu mến trong t́nh cảm đôi lứa và luôn nhiệt thành trong mọi sinh hoạt nhằm sớm đem lại Tự Do, Dân Chủ, An B́nh, Thịnh Vượng cho quê hương.

    Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đă đi trọn đường trần, làm chứng nhân cho một thời đau thương của dân tộc Việt Nam, với hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, đi t́m sự sống qua bao cái chết đau thương tủi nhục, để lại sau lưng nước Việt Nam suy tàn, đến 38 năm sau vẫn c̣n đau khổ với những tiếng nói bị cùm kẹp v́ đ̣i tự do công lư, với những thiếu nữ t́m đường sống trong ô nhục, với người mất nhà, kẻ mất nơi thờ phượng, và những biểu hiện dối trá của sự phồn vinh giả tạo tại các thành phố lớn.

    Phải chi nước Việt Nam không c̣n bóng cộng thù th́ các con dân xa xứ sẽ đổ dồn sự giúp đỡ về để cùng anh em trong nước xây dựng lại một Việt Nam kiệt quệ về kinh tế lẫn văn hóa, giáo dục và đạo lư, để Việt Nam thoát cảnh mất nước nhà tan vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, để người Việt Nam ngẩng đầu lên trên khắp năm châu.

    Đó cũng là ước mơ suốt đời của Giuse Gioankim Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, người ca sĩ, nhạc sĩ, chiến sĩ văn hóa Việt Dzũng.

    Nếu sự chết không phải là mất đi, mà là sự khởi đầu cho cuộc sống mới, vĩnh cửu, an lành của Ơn Cứu Độ, như Việt Dzũng đă từng sống trong niềm tin Công Giáo, th́ từ nơi vĩnh hằng, Việt Dzũng vẫn song hành với những anh chị em cùng tâm huyết, thiết tha với quê hương, tương lai của dân tộc Việt Nam quật cường.

    Tiến sĩ Hà Cao Thắng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, một thanh niên trẻ mới ngoài 30, trong bài phát biểu đầu chương tŕnh đă nói lên sự nuối tiếc và cảm phục đối với một đàn anh đă nêu một gương sáng ngời cho các thế hệ tiếp nối.

    Thật vậy, nén hương ḷng đêm nay không chỉ là tiếc nuối, mà c̣n là một thề nguyền nối gót chân anh, tiếp tục con đường anh đi: qua âm nhạc, qua hoạt động không ngừng nghỉ, để sớm đem lại tự do no ấm cho Việt Nam, đất Mẹ thân yêu, nơi mà con người Việt Nam có thể hít không khí của ḿnh, dưới bầu trời của ḿnh, có thể sống trọn kiếp người Việt Nam như mong muốn.

    Ước ǵ Đất Mẹ sớm sạch bóng những kẻ hại nước, bán nước như hiện nay, để những đứa con yêu trong nước và ngoài nước cùng xiết chặt tay nhau dựng lại cơ đồ.

    Phạm Ánh Linh
    28/12/2013

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-05-2012
    Posts
    168
    THƯ CẢM TẠ

    Kính gởi:

    - Quư Đồng Hương
    - Ông Chủ Tịch Cộng Đồng NVTD/UC/NSW
    - Quư Hội Đ̣an, Đoàn Thể
    - Quư Cơ Quan Truyền Thông & Báo Chí
    - Ban Quản Lư TTVH & SHCĐ
    - Quư Anh Chị Em Nghệ Sĩ

    Kính thưa Quư Vị,

    Chúng tôi, những Anh Chị Em trong Ban Tổ Chức chương tŕnh đêm nhạc “Hát Nhạc Việt Dzũng – Như Một Lời Chia Tay” được tổ chức tại TrungTâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng NSW tối ngày thứ sáu 27 tháng 12 năm 2013 vừa qua xin trân trọng gởi lời cảm tạ Quư Vị đă đến tham dự để cùng Ban Tổ Chức thắp nén hương ḷng và dâng lời cầu nguyện cho Việt Dzũng được yên nghỉ An B́nh trong ṿng tay Thiên Chúa.

    Kính thưa Quư Vị,

    Với thời gian ngắn ngủi, vỏn vẹn năm ngày, từ khi nghe hung tin, Việt Dzũng đă ra đi, Anh Chị Em trong BTC cũng như Anh Chị Em Nghệ Sĩ đă phải tận lực cộng tác để hoàn thành chương tŕnh. Với một thời gian ngắn như thế để thực hiện chương tŕnh, chắc chắn Ban Tổ Chức chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết ng̣ai ư muốn, kính xin Quư Vị niệm t́nh tha thứ.

    Sự hiện diện của Quư Vị là một khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức chúng tôi.

    Nhưng hơn nữa, với sự hiện diện của ba trăm Đồng Hương, sự hiện diện của Quư Vị là một niềm an ủi lớn lao cho một người con yêu của Tổ Quốc vừa nằm xuống, đó là Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng, đă một đời dâng hiến, đấu tranh cho Tự Do, Nhân Quyền, Độc Lập của Tổ quốc và Dân Tộc.

    Cùng với sự hiện diện của Quư Vị trong đêm “Hát Nhạc Việt Dzũng – Như Một Lời Chia Tay” c̣n thể hiện tinh thần đấu tranh vững mạnh, bền bỉ của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản, đó cũng là những ước mong của người Ca Nhạc Sĩ vừa ra đi. Chắc hẳn Việt Dzũng sẽ yên ḷng an nghỉ trong ṿng tay Thiên Chúa khi Anh biết rằng, dù Anh đă nằm xuống nhưng ngọn đuốc đấu tranh luôn được chúng ta chuyền tay nhau thắp sáng, quyết dẫn đ̣an người lưu vong về với Quê Hương thực sự Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền, như ước nguyện của Việt Dzũng qua những lời ca tiếng nhạc của Anh.

    Ban Tổ Chức cũng không quên gởi lời cảm ơn đến các cơ quan truyền thanh (SBS), truyền h́nh (SBTN), báo chí, Quư vị điều hành các Diễn Đàn trên trang Web điện tử đă giúp phổ biến chương tŕnh đêm nhạc này đến Đồng Hương.

    Ban Tổ Chức cũng xin cảm ơn Quư Ông:

    TS Hà Cao Thắng, Chủ Tịch Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC/NSW.

    KS Phan Đông Bích, đại diện đài truyền h́nh SBTN Úc Châu.

    Nhạc Sĩ Phạm Quang Ngọc, Đại diện Phong Trào Hưng Ca Úc Châu.

    Đă có lời phát biểu trong lễ khai mạc chương tŕnh “Hát Nhạc Việt Dzũng – Như Một Lời Chia Tay”

    Riêng với Quư Anh Chị Em Nghệ Sĩ, như Nhạc Sĩ Phạm Quang Ngọc, Vũ Hùng, Đức Minh. Với Quư Chị Đào Thúy, Ánh Linh, với Ca Sĩ Thanh Thúy, Quỳnh Xuân, Tuyết Trinh, Nga Uyên, Thanh Xuân, Xuân Thảo. Ban Tổ Chức xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quư Anh Chị, sự tận tâm của Quư Anh Chị cùng chúng tôi thực hiện chưng tŕnh đă nói lên ḷng kính mến, yêu thương của Quư Anh Chị dành cho Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng.

    Một lần nữa, toàn Ban Tổ Chức xin chân thành cảm tạ ṭan thể Quư Vị.

    Sydney ngày 29/12/2013

    Vũ Trọng Khải, Trịnh Băng Tâm, Phạm Thị Thảo, Như Tuyết, Nguyễn Thịnh, Huỳnh Trí

  5. #5
    Member
    Join Date
    09-05-2012
    Posts
    168

    Vài h́nh ảnh trong slide show



    Với hiền thê, nhiếp ảnh gia Bébé Vũ Hoàng Anh trong khi chờ máy bay chuyển tiếp



    Chị Quỳnh Lan, ân nhân của TPB VNCH tại Sydney, cảm động tiếp đón anh Việt Dzũng



    Ca sĩ Sydney Xuân Thảo gặp mặt Việt Dzũng trong lần viếng thăm trung tâm Asia



    Tại trụ sở SBTN Úc Châu với Nguyễn Đức, Phan Đông Bích và La Anh Dũng

  6. #6
    Member
    Join Date
    09-05-2012
    Posts
    168
    Nam Hương và Hoài Phương tường tŕnh


  7. #7
    Member
    Join Date
    09-05-2012
    Posts
    168
    Ca Nhạc Sĩ NGUYỆT ÁNH Thay Mặt Tang Quyến Tri Ân - Peek Funeral Home, Westminster, CA - 28/12/2013


  8. #8
    Member
    Join Date
    09-05-2012
    Posts
    168

    Vĩnh Biệt «Lời Kinh Đêm»

    Bài viết của Hạt Sương Khuya

    Vĩnh Biệt «Lời Kinh Đêm»

    Chỉ c̣n vài tiếng nữa thôi, thân xác Anh sẽ đi vào ḷng đất. Kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, nhận được hung tin anh đă ra đi, tôi không tin vào tai ḿnh, vội vàng bấm những con số quen thuộc hy vọng câu trả lời sẽ không phải là một đáp số chung, tôi lặng đi thật sâu như thể không c̣n tồn tại trên thế gian này, ừ… chỉ là một giấc mơ thôi. Chị TS, chị c̣n nghe em không, nghe… nghe rơ lắm… nghe em báo anh Việt Dzũng đă ra đi không bao giờ c̣n trở lại. Lạ quá... nước mắt không rơi mà sao nỗi buồn như quặn thắt, nghe trống vắng cả một khung trời.

    Mới đó mà đă ba mươi năm kể từ lần đầu tiên tôi gặp anh Việt Dzũng và chị Nguyệt Ánh, cả hai trong bộ đồ màu đen như một tiêu biểu cho sự tang thương, không tang thương sao được khi đất nước bị rơi vào tay của loài quỷ dữ. H́nh ảnh chị Nguyệt Ánh và anh Việt Dzũng đứng trên sân khấu đă chiếm trọn trái tim tôi như một biểu tượng góp phần không ít trên con đường đấu tranh của tôi trong nhiều năm qua, những ngày đầu của thập niên 80 ấy, tôi thuộc nằm ḷng tất cả những bài ca do anh chị sáng tác, một «Lời Kinh Đêm» đă lấy đi của tôi biết bao là nước mắt khi nhớ lại «Thuyền trôi xa về đâu ai biết…», con thuyền mong manh ấy đă đến được bến bờ b́nh an, nhưng nỗi kinh hoàng của một lần được sống lại từ cơi chết không sao vất ra khỏi sự hoài niệm trong những lần chạm phải.

    Việt Dzũng! Người thanh niên với đôi nạng gỗ đồng hành cùng nỗi đau dân tộc, phải cần bao nhiêu trang giấy cho đủ để viết về anh, và phải cần bao nhiêu cuốn phim mới có thể quay đủ tất cả những ǵ anh đă niềm trải. Đọc hết một bài viết của tác giả Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng viết về tiểu sử của anh Việt Dzũng, tôi thật không thể nào hiểu nổi làm sao anh có thể hoàn thành được tất cả những công việc mà tôi nghĩ rằng ngay cả một người b́nh thường cũng không thể chu toàn. Thú thật, tôi chưa bao giờ đọc qua một tiểu sử nào dài như thế, và tôi cũng chưa từng thấy một con người b́nh thường nào có thể đảm trách được bấy nhiêu công việc trong gần 40 năm không biết mệt mỏi, không tán thán như những người bạn, người em đồng nghiệp chia sẻ trong một chương tŕnh tưởng niệm Việt Dzũng do hai chị Ngọc Đan Thanh và Diệu Quyên thực hiện.

    Con người ai cũng muốn có thật nhiều của cải vật chất để làm giàu cho bản thân, Việt Dzũng đă đi ngược lại bản năng «thèm khát»của con người, đóng góp phần vật chất bằng trí tuệ, công sức, yêu thương của chính anh để làm giàu cho thế hệ mai sau, ai không một lần mang ơn khi biết đến Việt Dzũng cho dù hạnh phúc hay khổ đau.

    Viết đến đây tôi chợt nhớ đến bài hát «Kinh Ḥa B́nh» của Linh Mục Kim Long qua tiếng hát của Việt Dzũng.

    http://vietcatholic.net/media/KinhHo...et%20Dzung.mp3

    Anh đă thấm nhuần sự hy sinh của Chúa Jesu như một sứ giả ḥa b́nh cho nhân loại, đức tin và niềm hy vọng chính là sức mạnh đă dắt Anh vượt qua những gai đời, tận hiến thân xác và tâm hồn cho quê hương qua lời kinh phục vụ của Thánh Inhaxiô…

    Lạy Chúa Jesu, xin dạy con:
    Biết phụng sự Chúa cho xứng đáng
    Biết cho đi mà không tính toán
    Biết làm việc mà không lo t́m an nhàn
    Biết chiến đấu mà không sợ vết thương
    Biết tiêu hao ḿnh đi mà không lo t́m một phần thưởng nào khác, ngoài việc biết rằng con đă thi hành theo ư Chúa. Amen.


    Noel này vắng anh… thật buồn, anh ra đi quá bất ngờ, không kịp hưởng một ngày sum hợp bên cạnh gia đ́nh người thân yêu. Đêm mai sẽ là ngày đón giao thừa năm 2014, làm thân tị nạn ai chẳng mang trong ḿnh một cảnh hai quê, hội nhập vào môi trường sống là điều tất yếu để dễ sinh tồn, tất cả rồi cũng trở thành thói quen theo năm tháng, ngày mai này sẽ có biết bao người ngồi nhớ anh, khóc anh, tiếc anh, gậm nhấm khúc đoạn trường nghe tan vỡ mảnh sầu ly biệt. Có bao nhiêu cái chết để lại sự nuối tiếc một cách sâu lắng trong ḷng người như anh, anh chẳng là một danh nhân, cũng chả có huy chương nào để chứng minh anh là «anh hùng dân tộc», nhưng ai dám phủ nhận công sức và trái tim anh đă dành cho đất nước qua sự thể hiện bằng hành động trong suốt gần 40 năm qua. Thật tội nghiệp cho những cái chết được trưng bày thật « hoành tráng » với những giọt nước mắt cùng lên đồng tập thể mà phần thưởng của nó có thể là một chiếc bánh ḿ hay một cái bằng khen đem theo bên ḿnh như một của nợ.

    Việt Dzũng người mang trên ḿnh một thân phận nghiệt ngă, biết xuôi theo ḍng định mệnh để được chảy êm đềm trên những con sóng đời. Bụi trần gian có ai không niềm trải, kiếp nhân sinh cũng chỉ khóc, hay cười. Từ Tủi Nhục Ca, Kinh Tị Nạn, T́nh Ca hay Đấu Tranh Ca… tất cả đều được vắt ra từ tim óc, không có một khó khăn nào bị từ chối nơi anh, ḍng suối Cam Lồ ấy cứ chảy dài bất tận trên cánh đồng tha nhân.

    Hôm nay đây ngày 30 tháng 12 năm 2013, một ngày cuối năm buồn bă. Từ chốn xa xôi bằng tâm thức tôi tiễn anh vào cơi hư vô, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, tiếng ca tất cả đang mờ dần trên những ngón tay từ biệt, xa xa vọng về Lời Kinh Đêm quyện cùng tiếng sóng biển, có tiếng oan hồn đang bậc khóc giữa canh khuya…

    Người buông xuôi về nơi đáy nước
    Người có mộng một nấm mồ xanh
    Biển ngây ngô hay biển man rợ
    Biển có buồn, hay biển chỉ làm ngơ…


    Vĩnh biệt anh, vĩnh biệt người t́nh văn nghệ, vĩnh biệt trái tim Tự Do, vĩnh biệt người con yêu của nước Việt.

    Việt Dzũng, người gánh giang sơn trên đôi nạng bước đi cùng năm tháng, không sờn ḷng, không tuyệt vọng, những bước đi của anh hôm nay sẽ là viên gạch nối cho thế hệ mai sau cùng sánh bước, anh chết đi bằng thân xác nhưng để lại cho đời một triết lư sống vĩnh cửu, hăy cho đi và cho măi, để lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

    Em tiễn anh, đi vào mộ khúc
    Giấc ngàn thu, yên một phận người
    Khúc mộ đời, anh c̣n ấp ủ
    Nối chí anh, em nguyện đi cùng.


    Paris ngày 30 tháng 12 năm 2013
    Hạt Sương Khuya

  9. #9
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,747

    VIỆT DZŨNG NGHỆ SĨ ĐẤU TRANH KHÔNG TÀN TẬT TÂM HỒN


    “Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”(Việt Dzũng) . Thời tiết mấy tháng nay tại Úc Châu, đang là mùa Hè nhưng nắng mưa, nóng lạnh thay đổi bất chợt, từ nạn cháy rừng đến giông băo chuyển ập đến. Từ khuya thứ Bảy, 21.12.2013, ngoài trời lại chuyễn mưa, điện thoại từ Mỹ gọi sang báo tin cho tôi biết Việt Dzũng đă không c̣n nữa !.

    Nh́n qua khung cửa trong đêm vắng lạnh chợt đến, lạnh từ không gian đến tâm hồn cô đơn, những giọt mưa lất phất như tiếng hát của Việt Dzũng vọng về từ cơi mơ hồ nào đó trong bài “Một chút quà cho Quê Hương” với nước mắt đong đầy…nước mắt của Việt Dzũng thương nhớ quê xưa và nước mắt của riêng tôi khi mất thêm một người em, một chiến hữu, trên hành tŕnh c̣n dang dở một đời tâm nguyện. Em đi đâu rồi, hay vẫn c̣n đang đứng trước mặt anh với đôi nạng gỗ, thênh thang giữa đất trời, mưa bay… ?

    Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuyết Mai, Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Lưu Xuân Bảo… và anh chị em nghệ sĩ đấu tranh đâu rồi, sao vắng lạnh thế này, đêm nay chỉ một ḿnh tôi ? Những đại hội Hưng Ca tại Hoa Thịnh Đốn, những đêm tŕnh diễn lưu vong, sau khi tiếng vỗ tay không c̣n nữa th́ anh em ḿnh ngồi im lặng nh́n nhau, lời Thơ tiếng Hát vọng về đâu, một chút quà hay cả một đời người đang gửi về Quê Hương ? Cánh chim đại bàng trên thân họa mi Nguyệt Ánh, đôi nạng gỗ Việt Dzũng vẫn c̣n đấy mà, sao ngoài khung cửa lại có tiếng mưa rơi … ? Mưa ngoài trời hay mưa trong ḷng tôi ?.

    Ngay sau khi đặt chân lên bến bờ tạm dung lưu vong, đất khách quê người, từ đại dương trôi giạt về các nẻo đường đời, vào năm 1980, một đại hội Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên được tổ chức tại Oklahoma, Hoa Kỳ, quy tụ một số quư vị và anh chị em c̣n rộn ḷng thương nhớ cội nguồn, nghĩ cần phải bảo tồn Văn Hóa tại hải ngoại, song hành góp công cùng với Toàn Dân cứu Người và cứu Nước. Tôi từ Úc Châu được một số anh em chiến hữu góp tiền cho vé máy bay qua ngay Hoa Kỳ lần đầu tiên trong đời tỵ nạn để tham dự đại hội. Lại t́m xem ai c̣n ai mất, những bắt tay vui mừng trong nước mắt.

    Từ Úc Châu, tôi là người duy nhất bay sang, gặp lại các bạn Đặng Văn Đệ, Vũ Văn Hoa, Nguyễn Hoàng Quân, … anh em trong đảng phái quốc gia một thời, ôm nhau mà dường như vẫn c̣n hơi muối biển trong ḷng. Đêm về, tôi được nằm chung pḥng tại tư gia của anh Quân (Đại Việt QDĐ) với một thanh niên “tàn tật”, đặt đôi nạng gỗ bên cạnh và nằm tâm sự cùng tôi về chuyện đời, về mơ ước tương lai, và tôi nhớ lại lời thơ của Vũ Hoàng Chương “tuổi đá, tuổi vàng hay tuổi ngọc – Thương nhau, ai đếm tuổi bao giờ ?”.

    Tôi tự thấy ḿnh trẻ lại, như cùng chung thế hệ, cùng chung ước mơ, cùng chung thân phận. Người thanh niên khoảng 20 tuổi đó là Việt Dzũng, gọi nhau bằng anh-em như từ tiền kiếp thêm lần hạnh ngộ. Từ những đêm sau đó, sau những ngày sôi nổi họp đại hội, và có cả tiếng hát của Việt Dzũng làm thêm ấm ḷng và bùng dậy ước mơ như trở thành hiện thực, chúng tôi đă kết nghĩa tinh thần, d́u nhau bước đi suốt cả mấy chục năm qua, một đời tận hiến, tuy khác lĩnh vực hoạt động nhưng chung một Tấm Ḷng.

    Sau khi ở tù về, từ biệt giam tại Hà Nội hơn 10 năm, tôi được coi cuốn băng h́nh về một buổi tập họp đồng hương tại công viên Mile Square Park ở miền Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi lại thấy Việt Dzũng đang đứng trên sân khấu ngoài trời, cũng với đôi nạng gỗ, cất tiếng gào to “Cho dù tôi có phải ḅ về, lết về, tôi cũng sẽ về lại Quê Hương khi không c̣n cộng sản…”, rồi gửi tiếng hát vào không gian, vào ḷng người.

    Lại có Diễm Chi, Hùng Cường, Huỳnh Công Ánh và nhiều anh chị em nghệ sĩ đấu tranh khác nữa, thân tù mới trở lại tự do ngồi im lặng nghe nh́n mà chảy nước mắt lúc nào không hay, cứ tưởng rằng đời ḿnh đă cạn khô ḍng lệ. Tôi lại nhớ có lần tôi đă bị tra tấn trong tù v́ những cái tên thân quen, thương nhau và đồng hành tự một thuở nào thủy chung. Người cộng sản đă tra tấn tôi để khai thác về sự liên hệ giữa tôi với những “tên biệt kích văn nghệ nước ngoài:

    Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Hùng Cường”, tại sao lại phát động phong trào văn nghệ “phản động, chống đối cách mạng”, kế hoạch mật kín bên trong thế nào… ?! Vết thương tuy có làm đau thân xác kiệt quệ nhưng tận đáy tâm hồn của tôi như có tiếng cười hănh diện về những người anh chị em đang đứng thênh thang giữa đất trời lưu vong mà cất cao tiếng hát đấu tranh.

    Tôi tự coi như những trận đ̣n thù đó là phần thưởng tinh thần mà các anh chị em văn nghệ đấu tranh đă cho đời tôi v́ được nhận làm huynh-đệ thâm t́nh. Tôi quay lại cuộn băng h́nh, nh́n thấy Việt Dzũng đứng trên sân khấu thô sơ, với đôi nạng gỗ, không có ánh đèn màu và trang sức hợp thời, nhưng sao ngạo nghễ như đang bắn từng viên đạn đúc bằng máu tim vào thành tŕ vô đạo phi nhân để giành lại Nhân Quyền cùng với Toàn Dân. Lại xin một lần nữa Tạ Ơn.

    Ước ǵ những người dân cùng chung ṇi giống bên kia bờ đại dương, ước ǵ những tấm thân quằn quại trong đáy vực ngục tù cộng sản, nghe được tiếng vọng của những lời ca này để thấy thêm đời đáng sống, cho dù dưới tận cùng đáy ngục. Rồi tất cả sẽ vươn lên, nhất định. Hưng Ca đă và đang góp công vào Hưng Quốc, và bóng dáng của Việt Dzũng vẫn c̣n đây cùng với những Tấm Ḷng chân chính tận hiến đời người để hồi sinh Dân Tộc.

    Rồi từ đó, suốt những tháng năm ra khỏi ngục tù, tôi lại được hạnh phúc cùng anh chị em nghệ sĩ đấu tranh gặp mặt, góp sức, bằng tiếng ḷng, Thi-Ca, trên nhiều nẻo đường năm châu. Tôi vẫn c̣n nghe tiếng nói nhẹ nhàng nhưng đầy ân t́nh của Việt Dzũng mỗi lần gặp nhau, ôm tôi : “Anh có khỏe không ? Ông già trông vẫn c̣n ngon cơm lắm mà, lo ǵ !”.

    Khói thuốc lại tỏa mịt mùng qua tiếng cười vang. Trong tiếng cười, dường như anh-em chúng tôi có thấy thấp thoáng những nét “cô đơn” trên bức tranh đời riêng cũng như chung, tâm nguyện vẫn sắt son mà sao quá gian nan với nhiều ngọn dáo vụt đến không ngờ.

    “Me đặt tên con, Nguyễn Thị Sai-Gon”… (Việt Dzũng). Mới đây, trong năm 2013, từ Hoa Kỳ sang công tác tại Úc Châu, Việt Dzũng có đến thăm tôi tại nhà, đồng thời gặp mặt thân mật một số anh em cùng chung Lư Tưởng đấu tranh. Sau khi chúng tôi đồng thắp nhang cầu nguyện trước bàn thờ Quốc Tổ được thiết lập tại nhà tôi từ bao năm qua, Việt Dzũng có nói : “Xin cám ơn anh đă cho em những phút giây thực sự xúc động khi nguyện cầu Quốc Tổ hôm nay, em thấy rơ cội nguồn trước mắt, tâm linh như được ḥa tan vào cùng mệnh Nước…”.

    Và, Việt Dzũng th́ thầm hát nhẹ “… Nguyễn thị Sai-Gon…Lê thị Hy Vọng…”, đưa hơi thở và lời ca nhập vào hồn tôi, xao xuyến, chập chùng, tưởng chừng như đang có bàn tay nào vời níu quê hương…Rồi cũng mới đây, tháng 8 năm 2013, tại Little Saigon, Nam Cali, Việt Dzũng đă chống nạng đến trong chiều sinh hoạt đấu tranh của tôi, phát biểu những lời tâm huyết, cùng với tiếng hát của Tuấn Minh trong bài thơ Nước Trôi Mồ Mẹ của tôi do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Anh em lại cầm tay nhau, chẳng muốn rời xa…Hẹn ngày gặp lại trên một nẻo đường nào đó trong đời c̣n lại, và nhất định sẽ cùng nhau quỳ hôn từng mảnh đất Quê Hương, một ngày…

    Từng giọt mưa nhẹ đang rơi ngoài mái hiên sau nhà giữa khuya vắng lạnh, tôi vẫn c̣n nghe tiếng hát trầm bổng chao ḷng của Việt Dzũng “Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”, rồi chợt vang lên dường như tiếng thét “Đ̣i trả ta sông núi”… Việt Dzũng vẫn c̣n đứng đấy, tôi đang vịn vào nạng gỗ thân yêu của một người em kết nghĩa, một chiến hữu thủy chung, để đứng dậy và viết tiếp những ḍng chữ này…không c̣n nước mắt.

    Tạm biệt EM, NGUYỄN NGỌC HÙNG DŨNG!.

    Vơ Đại Tôn
    Úc Châu.
    Đêm thứ Bảy 21.12.2013

    * Source: http://vietvungvinh.com/2013/index.p...goai&Itemid=76

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 24-12-2013, 10:23 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-12-2013, 08:01 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 09-09-2013, 03:58 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-08-2012, 11:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •