Results 1 to 2 of 2

Thread: Xem Xét Lại Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    131

    Xem Xét Lại Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa

    Xem Xét Lại Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa

    Trận Hải chiến Hoàng Sa là nỗi niềm trăn trở của người Việt trong 40 năm qua, để tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, chúng ta cần “Xem xét lại đảo Hoàng-Trường Sa” ở đấy nỗi đau da thịt của Tổ quốc bị mất mát, vậy nên nghĩ ǵ và làm ǵ?!

    I- Địa h́nh của đảo Hoàng Sa và trường Sa:

    A- Đảo Hoàng Sa (Paracel Islands): Quần đảo Hoàng Sa trải dài từ 15 độ 45’ đến 17 độ 15’ Bắc và từ 111 độ 00’ đến 113 độ 00’ Đông. Quần đảo Hoàng Sa ở phía đông của các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngăi. Quần đảo Hoàng Sa có khoảng trên 100 đảo, trong đó có 2 nhóm đảo quan trọng.
    1- Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent) các đảo quan trọng của nhóm này là:
    a - Hoàng Sa có diện tích 0.56 km vuông, nơi đây có hải đăng và khi xưa có 1 Trung đội của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) đóng ở đó.
    b - Đảo Cam Tuyền (Robert) diện tích 0.32km vuông, là đảo san hô có cây cối thấp.
    c - Đảo Duy Mộng (Drummond) diện tích 0.41 km vuông. Trước năm 1963, có Thủy quân Lục chiến của QLVNCH trú đóng.
    2- Nhóm đảo Tuyên Đức (Amphitrite), các đảo quan trọng của nhóm này là:
    a - Đảo Phú Lâm (Woody Island) có diện tích 1.32 km vuông
    b - Và nhiều đảo khác, nhỏ hơn như: Đảo Cây, Đảo Nam, Đảo Bắc....

    B- Đảo Trường Sa (Spratly Islands): Quần đảo Trường Sa ở rải rác từ 6 độ 12' đến 12 độ 00' vĩ Bắc và từ 111 độ 30' đến 117 độ 20' kinh Đông. Quần đảo Trường Sa gồm có vô số đảo, cồn, đá, băi và băi ngầm nhấp nhô, nên rất khó xác định có bao nhiêu đảo chắc chắn và diện tích thật chính xác, ước lượng có khoảng 500 đơn vị cồn, đảo.... Quần đảo Trường Sa nằm dọc ngoài khơi bờ biển Đông của Việt Nam từ tỉnh Khánh Hoà đến Cà Mau và đến tận Philippines (Phi Luật Tân). Dựa vào thực thể địa lư, quần đảo Trường Sa có thể tạm chia ra thành 8 cụm. Đó là: Cụm Trường Sa, cụm Song Tử, cụm Thám Hiểm, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Thị Tứ, cụm B́nh Nguyên và cụm Loại Ta.
    1- Cụm Trường Sa: Cụm Trường Sa ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm. Cụm Trường Sa chỉ có một đảo san hô là đảo Trường Sa, c̣n lại là rạn, như: Rạn đá Tây, Tiên Nữ, Phan Vinh... Đảo lớn nhất cụm này là Trường Sa có diện tích 0.175 km vuông, ở đảo này có nhiều chim trú ngụ, có nhiều cây, có những cây dừa có trái.
    2- Cụm Song Tử: Cụm Song Tử nằm ở phía tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử v́ hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây ở gần nhau và có kích thước gần như tương đương, giống như một cặp đảo song sinh.
    3- Cụm Thám Hiểm: Cụm Thám Hiểm c̣n gọi là cụm An Bang ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này có một cồn cát nổi gọi là An Bang. Cụm này có băi đá trải dài đến băi Trăng Khuyết gần tới Philippines.
    4- Cụm Nam Yết: Cụm Nam Yết ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn. Gồm có các đảo: Đảo Nam Yết, đảo Ba B́nh, đảo Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven,... Cụm đảo này hợp thành một băi san hô có tên là băi san hô Tizard, về phía tây của băi san hô Tizard c̣n có các băi như: Đá Lớn, đá Chữ Thập,...
    5- Cụm Sinh Tồn: Cụm Sinh Tồn ở phía nam cụm Nam Yết. Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Sinh Tồn, một cồn cát gọi là đảo Sinh Tồn Đông, c̣n lại là các rạn đá, như: Rạn đá Gạc Ma, Ba Đầu, Cô Lin, Len Đao,...
    6- Cụm Thị Tứ: Cụm Thị Tứ ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ, c̣n lại đều là các rạn đá, như: Rạn đá Hoài Ân, Vĩnh Hảo, Xu Bi...
    7- Cụm B́nh Nguyên: Cụm B́nh Nguyên ở phía đông của quần đảo Trường Sa, cụm này có hai đảo lớn là đảo B́nh Nguyên và Vĩnh Viễn, đảo B́nh Nguyên đang bị tác động của hiện tượng xói ṃn. Trong cụm B́nh Nguyên c̣n lại đều là những dạng rạn đá, các băi cạn và băi ngầm.
    8- Cụm Loại Ta: Cụm Loại Ta ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là đảo Loại Ta và Bến Lạc. Ở hai phía đông tây của đảo là các cồn cát và rạn san hô, như: Băi Loại Ta, An Nhơn, An Nhơn Bắc... Về phía đông bắc của băi san hô Loại Ta là một rạn đá ngầm lớn có tên là băi Đường; ở tận phía bắc của băi này cũng có một rạn đá ngầm gọi là băi đá An Lăo.

    II- Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on Law of the Sea: UNCLOS c̣n gọi là Law of Sea Convention): Ngày 10-12-1982, gồm có 119 quốc gia đă kư “Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”(1), trong đó có Trung Hoa và Việt Nam. Muốn thành luật, Công Ước phải được đa số các quốc gia đồng ư phê chuẩn. Đến ngày 16-11-1993, có 60 quốc gia đă phê chuẩn Công Ước, Công Ước sẽ có hiệu lực chấp hành vào ngày 16-11-1994. Xin lưu ư: Theo án lệ cố định của Ṭa Án Quốc Tế The Hague và chiếu Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Biển lịch sử (historic waters) chỉ là nội hải (internal waters).
    Để tiện theo dơi về Công ước Quốc tế, người viết xin phép tóm tắt một vài định nghĩa có liên quan đến luật biển:
    - Lănh hải (Territorial Waters): Vùng biển ven bờ biển, thuộc chủ quyền của các quốc gia miền duyên hải, được Quốc tế quy định không quá 12 hải lư chiều rộng.
    - Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone): là một khu vực đặc biệt, chỉ dành riêng cho quốc gia được hưởng quyền lợi kinh tế nước ấy, mà nước khác không có được. Vùng đặc quyền kinh tế được Quốc tế quy định 200 hải lư.
    - Đường cơ sở (Baselines): Đường quy định dọc theo bờ biển của các nước có bờ biển, đường này được tính nơi có lằn mức thủy triều xuống thấp, từ đó tính chiều rộng lănh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
    - Hải lư (Nautical Mile): Đơn vị đo chiều dài trên mặt biển, 1 Hải lư bằng 1,852 km.
    Sau đây xin nêu vài Điều căn bản về Công Ước Liên Hiệp Quốc của Luật Biển:
    ĐIỀU 2. Chế độ pháp lư của lănh hải là vùng trời ở trên lănh hải cũng như đáy và ḷng đất dưới đáy của lănh hải: Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lănh thổ vùng nội thủy của ḿnh, trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền gọi là lănh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lănh hải, cũng như đến đáy và ḷng đất của vùng biển này; theo chủ quyền của Công ước và các quy tắc khác của Pháp luật Quốc tế đă định.
    ĐIỀU 3. Chiều rộng của lănh hải: Mọi quốc gia đều được hưởng chiều rộng lănh hải của ḿnh; mà chiều rộng này không vượt quá 12 hải lư, kể từ đường cơ sở theo luật đă định đúng với Công ước Quốc tế.
    ĐIỀU 4. Ranh giới phía ngoài của lănh hải: Ranh giới phía ngoài của lănh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường
    ấy cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lănh hải....

    III- Tàu cộng hoảng hốt và tráo trở: Sau khi Đại diện nước Tàu kư xong Công ước Quốc tế về luật biển 1982, chính quyền Tàu xem kỹ lại th́ thấy rằng: Đảo Hoàng Sa cách bờ biển của nước Tàu khoảng 270 hải lư, cách bờ biển VN khoảng 155 hải lư. Đảo Trường Sa cách bờ biển của nước Tàu khoảng 750 hải lư, cách bờ biển VN khoảng 190 hải lư, chúng giật ḿnh. Nhưng bản chất tham lam đất đai, biển đảo, xâm chiếm các nước láng giềng đă có từ trong máu ông cha của chúng di truyền đến cháu chắt ngày nay. Chúng vội vă bám víu vào công hàm ngày 14-9-1958, của ông Phạm Văn Đồng và tập hợp khoảng 400 người: Học giả, sử gia, nhà văn, nhà báo... Để dàn dựng viết lại biển lịch sử (Historic waters). Họ kéo tổ tiên của họ từ đời Hán Vũ Đế, bịa chuyện xa xưa đă đưa 100 ngàn Hải quân Trung Hoa đi tuần thám, đă khám phá ra đảo Hải Nam, rồi nào là đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đă thăm ḍ, du ngoạn trên biển Đông... Cái tráo trở trơ trẽn này đúng như trang “Giáo dục Net. VN.” vào ngày 5-6-2012 đă ghi: {“Tờ Nhật báo Phố Wall đăng tải bài phân tích "China's Invented History", tạm dịch "Lịch sử nhào nặn của Trung Quốc" với lời tựa: "Trung Quốc viết lại lịch sử để giải thích tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp" của nhà báo kỳ cựu Philip Bowring thường trú tại Hồng Kông}. Như vậy biển lịch sử của nước Tàu hay Lưỡi ḅ của Tàu muốn có cũng chỉ nằm trong nội hải của chúng. Nó không được phép (không thể) bao trùm Biển Đông mà chúng gọi là Biển Hoa Nam. V́ Công ước Quốc tế đă qui định vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lư, được tính từ đường cơ sở (Baselines) ra khơi. Như vậy, thềm lục địa để thăm ḍ và khai thác dầu khí và vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá rộng cũng 200 hải lư (370 km) mà thôi.
    Về việc Thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng kư công hàm ngày 14-9-1958, gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai nước Tàu. Công hàm đă viết: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lư rơ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể… Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958”. Người viết nghĩ rằng:
    1- “Tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc” là thể theo Lănh hải của mỗi nước có bờ biển được Quốc tế quy định không quá 12 hải lư chiều rộng.
    2- “Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc”. Rơ ràng Thủ tướng Đồng chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước ở Bắc Việt (vĩ tuyến 17 trở ra) mà thôi; nói cách khác công hàm này không có ghi bao gồm đảo Hoàng-Trường Sa.
    Ngoài ra, giả như ông Đồng, ông Hồ có lỡ dại viết công hàm hàm hồ th́ chúng ta (các báo, đài...) cũng không nên nhắc đi nhắc lại hay in ấn nhiều lần rằng: “ông Đồng, ông Hồ dâng hiến biển đảo Hoàng-Trường Sa cho Tàu cộng” làm vậy chỉ tạo thêm chứng cớ bằng báo bằng đài của VN, có lợi cho Tàu cộng mà thôi! Cho nên, người Việt không nên làm rối ren thêm về công hàm mơ hồ và hàm hồ của họ Hồ?!
    3- Điều căn bản là vào năm 1958, đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lănh thổ của Việt Nam Cộng ḥa (chính quyền Miền Nam Việt Nam), nên ông Đồng kể cả ông Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước ở miền Bắc, dù có bỉ ổi cũng không có bất cứ yếu tố pháp lư nào về đảo Hoàng-Trường Sa, Tàu cộng dựa vào công hàm ấy là phi pháp và lươn lẹo mà thôi!. Tuy nhiên, chúng ta (người Việt) không thể tha thứ Cộng sản Việt Nam đă dâng khoảng 700 km vuông lănh thổ vào ngày 30-12-1999, khoảng 11.000 km vuông vịnh Bắc Việt vào ngày 25-12-2000, cho Tàu cộng?!.

    IV- Địa lư thiên nhiên Bờ biển Việt Nam có thể kéo dài 350 hải lư: Chiếu Điều 4 Phụ Đính 2 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có quyền đệ đơn tại Ủy Ban Phân Định Thềm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf) để được hưởng quy chế thềm lục địa địa chất (geological continental shelf), đến mức tối đa 350 hải lư (650 km), trong trường hợp nền lục địa của quốc gia duyên hải dài hơn thềm lục địa pháp lư (200 hải lư) (1). Bờ biển Việt Nam rất thích hợp nếu kéo dài đến 350 hải lư, v́ bờ biển VN thoai thoải, trải dài từ bờ ra biển thấp dần chạy ra tận ngoài khơi, tạo ra những ḥn đảo như: Cù Lao Chàm ở Quảng Nam, đảo Lư Sơn ở Quảng Ngăi..., bản đồ địa chất đă cho thấy Biển Việt Nam là sự nối tiếp địa h́nh đất liền chạy dài ra biển, không có sự ngăn cách những rănh biển sâu (trench, trough). Bờ biển Việt Nam không giống như bờ biển bao quanh phía Nam của Nam Dương hay Phi Luật Tân, đă bị rănh sâu ngăn cách. V́ vậy hải phận của Việt Nam, nếu vùng đặc quyền kinh tế nới rộng trên 200 hải lư là điều hợp lư; ví dụ: Thềm lục địa và hải phận kinh tế VN rộng đến 350 hải lư, là hợp lẽ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Bản đồ địa chất cho thấy phía bắc của Hoàng Sa có một vùng biển sâu (trench, sâu khoảng 2300m) ngăn chận thềm lục địa của nước Tàu. Do đó, nước Tàu không có điều kiện ǵ để tuyên bố nối dài hải phận “lưỡi ḅ” ngược ngạo của chúng.

    V- Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ: Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông cho vẽ lại bản đồ Đại Việt, đổi tên 12 đạo, ra làm 12 Thừa Tuyên, trong đấy có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi Sơn (phía nam tỉnh Phú Yên ngày nay) và biển đảo tỏa ra khắp Đông Hải (biển Đông). Giữa biển Đông có một địa danh đánh dấu là Băi Cát Vàng (tức đảo Hoàng Sa ngày nay).
    - Lê Quư Đôn viết trong “Phủ biên tạp lục” vào năm 1776, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lănh thổ Đại Việt từ thời nhà Lê, người Việt đă đến định cư tại Phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngăi.
    - Người Pháp ông Chaigneau (1769-1825) viết cuốn “Memoire sur la Cochinchina” và Đức giám mục Taberd viết cuốn “Univers Histoire et de la Cochinchina” đă ghi nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
    - Năm 1816, vua Gia Long cho cắm cờ, xác nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
    - Năm 1920, vua Minh Mệnh cho quân ra Hoàng Sa vẽ bản đồ và nghiên cứu hải tŕnh.
    - Ngày 15-6-1932, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định số 156/SC, thiết lập đại lư hành chính ở Hoàng Sa (délégation administrative des Paracels).
    - Năm 1956, Hải quân Việt Nam Cộng ḥa, bắt đầu thay thế quân đội Pháp, tuần du trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam đóng trên đảo Hoàng Sa.
    - Ngày 29-1-1959, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, cho ban hành sắc lệnh số 34/NV sát nhập Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam.
    - Ngày 21-10-1969, Chính phủ VNCH, ban hành sắc lệnh số 709/BNV, sát nhập Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.
    - Ngày 19-1-1974, Hải quân Tàu cộng đánh chiếm Hoàng Sa, QLVNCH đă chống cự quyết liệt, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đă hy sinh 74 người, trong đó HQ-10 có 62 người hy sinh bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà (2).
    - Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa), đă gây tử thương 64 chiến sĩ Việt Nam. Từ đấy, Trung cộng chiếm giữ đảo Gạc Ma (3).

    VI- Người Việt nghĩ ǵ và nên làm ǵ cho Biển Đông?!: Có lẽ hầu hết người Việt đều trăn trở về các đảo Hoàng-Trường Sa đă bị quân Tàu cưỡng chiếm và ngậm ngùi tiếc thương các chiến sĩ đă hy sinh v́ đem thân bảo vệ phần da thịt Tổ quốc nơi thăm thẳm chốn biển khơi?! Tôi thiết nghĩ chúng ta phải nghĩ ǵ và nên làm ǵ khi mảnh da thịt của Tổ quốc bị chia ĺa?! Ngày nay, ở Biển Đông tại các quần đảo đang tranh chấp chủ quyền một phần hay toàn bộ rất gay gắt, giữa các nước: Việt Nam, Tàu, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei... Bởi v́ Biển Đông có eo biển Malacca là đường hàng hải quan trọng, đă ảnh hưởng đến các nước trên thế giới khi di chuyển hàng hoá. Ở đáy biển Đông đă được ước lượng có trữ lượng dầu mỏ khoảng 4.5 km khối (28 tỷ thùng) nhiên liệu. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên của Philippines, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, v́ vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái (2). Từ nguồn lợi to lớn ở biển Đông như vậy, Tàu cộng tuyên bố “lưỡi ḅ” ngược ngạo là Bản đồ 9 đoạn hay gọi là đường chữ U quỷ quái của Bắc Kinh đă tuyên bố chủ quyền lănh hải ôm trọn biển Đông, c̣n đè lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư trên “Vùng đặc quyền kinh tế” của cả Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei... Người Viết thiển nghĩ rằng: Muốn ngăn chận hành động ngược ngạo (phi pháp) của Tàu cộng, chúng ta phải tiến hành:
    1- Phổ biến rộng răi về Hoàng-Trường sa để nhen nhúm ḷng sắt son với Tổ quốc: Nếu Việt sử Cổ đại luôn thiết tha ḷng ái quốc của các tiền nhân, th́ chúng ta cũng không thể quên những chiến sĩ đă lẫm liệt hy sinh v́ Tổ quốc vào thời Cận đại hay Hiện đại. Trận hải chiến ở đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974, đảo Gạc Ma (Trường Sa) ngày 14-3-1988 và cuộc chiến giữ ǵn biên giới phía bắc nước Việt vào tháng 2-1979, đáng được ghi vào sử sách để mọi người Việt biết, nhất là học sinh thấy được, hiểu được ḷng can trường của cha ông đă sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Ai cấm việc tưởng niệm, cấm xiển dương các chiến sĩ đă xả thân bảo vệ Tổ quốc, đấy rơ ràng là bọn Việt gian ngấm ngầm làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp vậy???!.
    2- Dùng thuật “Liên hoành” (4): Tiền nhân chúng ta là Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế, vào năm 713, Quư Sửu) đă phân tích với các thủ lĩnh miền núi và các nước láng giềng: Chiêm Thành, Chân Lạp... để cùng liên kết chống lại xâm lăng của Đại Hán. Khi ấy các nước “Liên hoành” với VN là tự cứu họ. Nếu không, th́ sau khi xâm lăng VN là nước láng giềng kế tiếp sẽ bị quân Hán xâm lược. Mai Hắc Đế đă đem về chiến thắng huy hoàng. Ngày nay, Việt Nam liên minh với các nước đang bị Tàu cộng lấn chiếm Trường Sa là Malasia, Philipines, Indonesia... lập ra cơ chế để giải quyết ranh giới biển Đông nơi Trường Sa hợp lư cho mỗi quốc gia liên hệ. Ngoài ra, bắt tay với Nhật Bản và Nam Hàn đang giận dữ Tàu cộng xác lập “Vùng nhận dạng pḥng không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông ngày 23-11-2013, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà Trung-Nhật đang tranh chấp. Ấn Độ, v́ Ấn Độ và nước Tàu c̣n rắc rối về biên giới giữa hai nước. Hoa Kỳ đang lo ngại sự bành trướng cuả Trung cộng...
    3- Khi bàn bạc về biển Đông, không thể quên vịnh Cam Ranh là một trong 3 hải cảng tốt nhất thế giới: Cam Ranh, San Francisco và Rio de Janeiro. Vịnh Cam Ranh, được hai nhánh núi che chắn tạo thành, ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió, nên bên trong vịnh gió yên sóng lặng, tàu lớn ra vào trọng tải tới 100.000 tấn. Vịnh Cam Ranh có địa thế yếu hiểm, cửa vào vịnh thu nhỏ, nên kẻ thù khó tấn công, ta dễ pḥng thủ, có ưu thế về địa lư và vị trí quan trọng về chiến lược. Vào thế kỷ 19, các nhà quân sự Pháp đă xây dựng vịnh Cam Ranh thành quân cảng. Năm 1940, quân đội Nhật đă sử dụng cảng Cam Ranh làm nơi xuất phát của hải quân Nhật. Trong thập niên 1960-1970, vịnh Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của VNCH và của quân đội Hoa Kỳ. Vịnh Cam Ranh là căn cứ quân sự phối hợp các lực lượng Hải, Lục và Không quân, là khu tiếp vận lớn nhất Đông Nam Á.
    Ngày nay, có nhiều quốc gia chú ư đến cảng Cam Ranh, v́ cảng Cam Ranh chiếm vị trí trung tâm chiến lược, là căn cứ tốt để chống lại tham vọng bành trướng của Tàu cộng, trong cuộc tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông. Nếu ai làm chủ vịnh Cam Ranh có thể khống chế được toàn khu vực biển Đông. Tàu cộng luôn mong muốn làm chủ vịnh Cam Ranh, hy vọng chính quyền Việt Nam đủ sáng suốt, không để kẻ thù truyền kiếp chiếm đóng quân cảng quan trọng của nước nhà.
    4- Kiện Tàu cộng ra ṭa án Quốc tế: Về Biển Đông, Việt Nam cũng cần kiện Tàu cộng như Philippines đă chính thức khởi kiện Tàu cộng ngày 22-01-2013, ra Ṭa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong đơn khởi kiện, Philippines nêu 13 yêu sách cụ thể, trong đó nội dung quan trọng nhất là Philippines yêu cầu Toà ra phán quyết hủy bỏ “đường lưỡi ḅ” vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 v́ không có giá trị pháp lư.
    Dù rằng quân Tàu xâm chiếm đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974, đảo Gạc Ma (Trường Sa) ngày 14-3-1988, là những bằng chứng xâm lăng không thể chối căi, nhưng nếu Việt Nam kiện Tàu cộng ra ṭa án Quốc tế sẽ thấy rơ ràng yếu tố pháp lư của VN với quần đảo Hoàng-Trường Sa liên tục, nếu chưa thu hồi được các đảo về ngay cũng có lợi cho mai sau vậy.

    Ngày 9 tháng 1 năm 2014
    Nguyễn Lộc yên
    ________
    Nguồn tham khảo:
    (1)- Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển của Luật sư Nguyễn Hữu Thống.
    (2)- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
    (3)- Theo VNExpress ngày 13-3-2013.
    (4)- Trang Sử Việt: Mai Thúc Loan, Vietbao.Online (Copy và click hàng bên vào Google, để xem thuật “Liên hoành”).

  2. #2
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by nguyenlocyen View Post
    ......
    nhưng nếu Việt Nam kiện Tàu cộng ra ṭa án Quốc tế sẽ thấy rơ ràng yếu tố pháp lư của VN với quần đảo Hoàng-Trường Sa liên tục, nếu chưa thu hồi được các đảo về ngay cũng có lợi cho mai sau vậy
    Anh L.Y xài chữ "nếu" tức là nói lên điễm chế độ CSHN khg dám đưa vấn đề ra trước TAQT làm rầm rộ lên , đă nói lên bản tánh cúi đầu đội quần tụi Chệt BK rồi .Đồng thời CSHN đi theo di chúc công hàm 1958 của Đồng vẩu một cách trung thành triệt để.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 26-07-2011, 10:26 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 03-07-2011, 02:41 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-07-2011, 06:29 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-12-2010, 03:39 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •