Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 14 of 14

Thread: BIẾN CỐ HOÀNG SA

  1. #11
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Đại-Tá Ngạc không trên Đài Chỉ-Huy th́ ở đâu khi hải-chiến?

    Thắng hay Thua trong chiến-trận ảnh-hưởng từ người Chỉ-Huy rất nhiều.
    Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa ở đâu, làm ǵ th́ hỏi Hạm-Trưởng chiến-hạm Ông này đặt Bộ Chỉ-Huy.
    Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa liên-lạc ra sao th́ hỏi Sĩ-Quan Truyền-Tin, Sĩ-Quan Liên-lạc CIC và Sĩ-Quan T́nh-Báo của chính Ông ta. Về tổng-quát, ta đọc kỹ bài viết của chính Ông ta là t́m ra tất cả...

    Bài viết này nhắn gửi những Tác-giả thời lạm-phát "không tai nghe mắt thấy", không đi Hộ-Tống-Hạm, Tuần-Dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm, trong đó có cả những anh trốn đi tàu lên ngồi bờ, viết không chứng cứ, nhưng tham-vọng quá lớn khi âm-mưu sửa Sử VNCH đă thực-hiện được trong các năm 1974-75 về Hải-Chiến Hoàng-Sa.
    Hải-Quân là một ngành chuyên-nghiệp, không phải là nơi phất-phơ của những tay chơi lơ mơ tài-tử!
    Một câu "để đời"t́m thấy trên Internet như sau: cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Ḥa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.



    Một câu "để đời" nữa t́m thấy trên Internet: Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc.
    Mấy cái nhất này khủng-khiếp quá! Hải-Quân Việt-Nam có tài-liệu "nhất" như thế này đây, xin mời độc-giả xem qua ra sao.
    Phần này trích nguyên văn vài đoạn trong bài "Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải (đăng trong Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004, trang 7-22. V́ tầm quan-trọng của các sự kiện, & số báo sau đó, qua nhiều độc-giả đề-nghi, bài được cho đăng lại vào Đặc-San Lướt Sóng số 59 năm 2007, từ trang 106-121):
    Tôi (lời Trung-Uư Hồ Hải) được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Truyền tin cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân

    Gần một thập niên qua đă có nhiều qúy vị Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên, những người có tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa, tường thuật lại trận chiến, nh́n chúng tôi tự nghĩ như vậy cũng đă tương đối đầy đủ. Tuy vậy, với tư cách là người có tham dự trận chiến, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của ḿnh để được đóng góp thêm. Và như vậy, bài này sẽ không phải là toàn bộ trận chiến mà chỉ là bổ túc thêm một số dữ kiện, hy vọng là mới, để chúng ta có được sự ghi nhận từ nhiều phía khác nhau.

    Trận Hoàng Sa tôi là SQ Trưởng ngành Vô Tuyến Điện Tử kiêm Mật Mă của HQ5, được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Tr/tin cho BCH/Hành Quân mà ông là Chỉ Huy Trưởng. Tôi túc trực bên cạnh Đ/tá Ngạc những khi ông chuyển và nhận lệnh và có trách nhiệm ghi lại vào sổ nhật kư truyền tin tất cả những lệnh này (1).
    Suốt đêm 17, ngày và đêm 18/1 tôi luôn luôn điều chỉnh sẵn tất cả các máy truyền tin có công suất mạnh để Đại Tá Ngạc liên lạc. Tôi c̣n nhớ suốt ngày và đêm 18/1, Đại tá Ngạc liên lạc với BTL/HQ/V1DH và BTL/HQ rất nhiều lần bằng âm thoại cũng như điện báo. Nội dung ngoài việc báo cáo t́nh h́nh địch trong vùng, xin chỉ thị, và quan trọng hơn cả là ông muốn biết quan niệm cũng như hành động cụ thể ra sao đối với địch, đối với t́nh h́nh thực tế tại chiến trường. Kể từ tối 18/1 (tôi không nhớ rơ giờ) BTL/HQ yêu cầu dùng một máy truyền tin để trực 24/24 với BTTM, sẽ có chỉ thị có thể là trực tiếp cho Đ/tá Ngạc. Có một lần liên lạc với Pḥng Hành Quân/BTL/HQ, khoảng giữa đêm 18 rạng 19, Đại tá Ngạc đă yêu cầu cho gặp một vị Sĩ Quan nào đó tôi không nhớ tên, để nói chuyện với ông bằng tiếng Pháp; có lẽ ông muốn có thêm sự an toàn cho nội dung ông đang trao đổi.

    Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa"

    Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa" bắt đầu một cuộc hải chiến có tầm mức quan trọng trong lịch sử hải chiến của HQVN, nay tuy đă 30 năm nhưng tôi vẫn chắc chắn là nhớ đúng nội dung 100%. Có điều lệnh này từ BTL/HQ/V1DH, BTL/HQ hay BTTM th́ tôi không thể nhớ chắc. Nhật kư truyền tin đương nhiên ghi rất rơ giới chức chuyển, nhận lệnh và nội dung nhưng thường th́ hầu hết ghi bằng danh hiệu theo đặc lệnh truyền tin; do danh hiệu sử dụng ta có thể biết được giới chức đó là ai. Lúc Đ/Tá Ngạc nhận lệnh khai hỏa, tôi đứng bên cạnh cứ đinh ninh là ông đă biết ai đang ra lệnh cho ông nên tôi cũng không thắc mắc. Trong tài liệu Đ/Tá Ngạc, ông nói cho đến nay (lúc ông viết tài liệu cách đây hơn 5 năm) ông vẫn chưa biết là TL/HQVN hay TL/HQ/V1DH đă ra lệnh khai hỏa này. Tuy vậy ông vẫn tin là của Tư Lệnh Hải Quân mà ông đă quen thuộc giọng nói. Trong tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa, bài của cựu Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm, trang 63 có nói trong một cuộc phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH, Ông Thoại có tiết lộ là chính ông đă ra lệnh khai hỏa đúng theo chỉ thị của Tổng Thống Thiệu. Như vậy chúng ta đă có câu trả lời. Gần đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng xác-nhận lại chi-tiết trong cuốn sách "Can Trường Trong Chiến Bại".

    Bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.

    Liên quan đến việc các chiến hạm rút ra khỏi ṿng chiến, trong bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.
    Thứ nhất: Khi đánh nhau, khẩu 76 ly của HQ4 bị trở ngại tác xạ bao nhiêu lần, thời gian tổng cộng bao nhiêu lâu tôi thực sự không biết rơ v́ có thể HQ4 liên lạc với Đ/Tá Ngạc bằng máy PRC-25 trên đài chỉ huy. Nhưng nếu nói trong khi lâm chiến mà HQ4 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần th́ nghe không ổn. Đang đánh nhau, súng bi trở ngại th́ sửa, có thể báo cáo ngay cho cấp chỉ huy biết, sữa xong th́ nhắm vào tàu địch mà bắn tiếp may ra được viên nào đở viên đó chứ sao lại cứ xin bắn thử? Bắn thử nghĩa là bắn không nhắm mục tiêu, mà lại xin bắn thử đến ba lần.
    Thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này.
    Thứ hai: Đaị Tá Ngạc thấy HQ4 bị trở ngại tác xạ và bị thiệt hại nhiều nên ông đă ra lệnh cho HQ4 rút ra khỏi ṿng chiến ngay? Thời gian hai bên bắn nhau dữ dội nhất là từ phút khởi đầu cho đến nửa giờ sau. HQ4 có bị thiệt hại nặng th́ bị trong khoảng thời gian này, đây cũng là thời gian mà máy PRC-25 của HQ5 trên đài chỉ huy bị trúng đạn bể. Nếu Đ/Tá Ngạc ra lệnh cho HQ4 rút lui ra khỏi ṿng chiến th́ phải dùng máy VRC-46 để chỉ thị, và như vậy tôi phải nghe được v́ 15-20 phút sau cùng tôi chỉ c̣n có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24. Nếu thực sự Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ4 rút lui, th́ HQ4 cũng chẳng có tội t́nh ǵ v́ chỉ thi hành lệnh của Đ/Tá Ngạc, tôi không có nhu cầu ǵ phải giải thích giùm nhưng thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này. (2)

  2. #12
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526
    HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly

    Ngay sau khi trận chiến chấm dứt, bất cứ một Sĩ Quan dù thuộc ngành chuyên môn nào, cũng muốn biết lúc đánh nhau, vị trí của ta ở đâu, địch đă bố trí như thế nào và có bao nhiêu thiệt hại ? Tôi và một vài Sĩ Quan không có nhiệm sở trên đài chỉ huy hoặc không ở những vị trí thuận tiện quan sát chiến trường cũng rất muốn biết. Đến nay tôi chỉ c̣n nhớ được một số yếu tố quan trọng. Lúc đánh nhau, HQ4 và HQ5 ở về phía Nam đảo Quang Hoà. HQ16 và HQ10 ở về ph́a Bắc. HQ 4 và HQ5 trách nhiệm hai tàu Kronstad 271 và 274 của địch v́ hai tàu này đang có mặt án ngữ cạnh đảo phía Nam. HQ16 và HQ10 trách nhiệm tàu 396 và 389 phía Bắc. Khi tàu về đến Đà Nẳng biết tin HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly, chúng tôi cũng đă ngờ rằng trái đạn này của HQ5 bắn nhầm, lư do rất dễ hiểu là v́ chỉ có HQ5 và HQ16 có súng 127 ly. Liên hệ đến vị trí chiến hạm lúc đánh nhau, tôi thấy nếu HQ5 có bắn nhầm HQ16 cũng là điều dễ hiểu. Viên đạn này có sác xuất rất cao xảy ra khi khẩu 127 ly của HQ5 bị hỏng hệ thống điện, phải quay bằng tay. Tàu địch th́ nhỏ và di chuyển nhanh, sóng biển lúc đó chỉ là cấp 1, cấp 2 thôi nhưng cũng đủ ảnh hưởng đến độ cao thấp của tầm đạn v́ vậy mà viên đạn có thể đă trượt khỏi tàu TC mà trúng vào HQ16.
    Ray rứt về trách nhiệm của ḿnh
    Tại SaiGon, HQ5 đậu ở cầu A, HQ16 đậu ở cầu B cách nhau không quá 200 mét. Chúng tôi được biết HQ16 được tổ chức tiếp đón trọng thể lúc mới về đến thủ-đô. Chúng tôi thấy hănh diện lây v́ ḿnh cũng là thành viên tham dự trận đánh. Riêng HQ5 về trễ hơn 1 tháng nhưng cũng đă được BTL chiếu cố, tuy hơi muộn màng. Nhiều người được đề nghị thăng cấp và huy chương do công trận Hoàng Sa, nhưng không hiểu tại sao đă không được cứu xét nhanh chóng (ngoại trừ Đại Úy Nguyền) mà măi đến cuối năm mới có lệnh được thăng cấp như là thăng cấp thường niên. Nhiều phái đoàn dân sự xuống thăm viếng, ủy lạo, kết thân. Nhiều tiền ủy lạo nhất h́nh như là hăng Vishipcoline, nhiều nhóm kết thân nhất là trường Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Bên cạnh một chút hănh diện, một chút niềm vui, an ủi nho nhỏ đó, chúng tôi nhiều lúc cũng không khỏi suy tư, ray rứt về trách nhiệm của ḿnh là đă không giữ được nổi quần đảo Hoàng Sa, vùng đất tuy xa xôi nhưng từ thời cha ông đă có được chủ quyền, nằm trong vùng lănh hải của đất nước Việt Nam thân yêu.

    Hồ Hải, báoLướt Sóng, Kỷ niệm húy nhật Đức Trần Hưng Đạo, năm 2004 viết:
    Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội h́nh hay thời điểm thuận lợi.
    Trận Hoàng Sa ngoài chính phủ ra không ai nói đây là một trận đại thắng cả. Lư do ǵ chính phủ lúc bấy giờ tuyên bố như vậy th́ là một vấn đề khác không nằm trong phạm vi bài này. Chính phủ đă loan báo thắng trên báo chí, truyền thanh, truyền h́nh ầm ĩ th́ BTL/HQ có dám nói thua không? Môt người dân thường cũng hiểu được, sau trận chiến, Hoàng Sa đă mất vào tay TC th́ thắng ở cái chỗ nào? BTL/HQ dám báo cáo láo với BTTM là ta thắng hay sao? Tuy nhiên, chúng ta không thể “lấy sự thành bại mà luận anh hùng”. Không thể thấy người ta thua trận mà vội kết luận những người tham chiến là hèn nhát, bất tài. Kết luận như vậy tôi cho đó là những kẽ bất trí, xu thời. Chuyện mất Hoàng Sa, ở một góc nh́n khách quan cũng như chính trị, không khác năm 75 mất Ban Mê Thuột, rồi mất miền Nam. Chúng ta không đổ lỗi cho ai v́ tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nhưng chắc cũng không có ai nói mất miền Nam là do những người lính chiến QLVNCH đă bất tài hoặc hèn nhát ngoài chiến trường. Theo sự đánh gía của tôi, chưa nói chuyện chúng ta có giữ được Hoàng Sa sau trận đánh hay không, TC sẽ trả đủa lại như thế nào, chỉ nói đến việc hạ 3 tàu TC không thôi; nếu cấp trên cho lệnh dứt khoát là phải tiêu diệt các chiến hạm địch, giao toàn quyền cho Đ/tá Ngạc tùy điều kiện hiện trường mà quyết định th́ ngay chiều 18/1, khi các tàu TC rất gần trong tầm đạn của các chiến hạm ta, th́ chắc chắn ta tiêu diệt cả 3 chiếc rất dễ dàng v́ hỏa lực của ta mạnh và nhiều hơn, lại khai hỏa trước. Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội h́nh hay thời điểm thuận lợi. Khi ra lệnh phải bắn ngay và bấm ống liên hợp để cho giới chức ra lệnh nghe tiếng nổ, rơ ràng là thượng cấp không cần biết vị trí của HQ5 và tàu địch cách xa bao nhiêu. Khi đó HQ5 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lư (đây là tôi ước chừng bằng mắt thường chứ không đo bằng radar nên có thể không đúng lắm), như vậy những viên đạn đầu tất nhiên là không chính xác. (3) HQ5 phải vừa bắn vừa di chuyển đến gần và xoay trở để tạo thế thuận lợi. Lúc đó th́ tàu TC đă tăng tốc độ để tránh né và điều chỉnh tấn công lại hữu hiệu.

    Hồ Hải Jun 15, 2004

  3. #13
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Kẻ Thù Cũng Từng Nói chữ Nếu.



    Hầu hết các bài viết của tướng Nguỵ-Minh-Sâm và các tác-giả TC nói nhiều chi-tiết đến việc Hạm-đội của họ đối đầu với HQ-4, mà họ nói là chỉ bị thiệt-hại nhẹ. Riêng có câu này là quan-trọng, nó nằm trong lời kết của Nguỵ-Minh-Sâm, ư nói:
    Nhược bằng kẻ địch (tàu VNCH) quyết tâm trở lại tấn công các tàu (TC lúc đó đă) bị vô hiệu hoá, th́ khó nói ai là người chiến thắng.

    HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc dẫn đi một chiếc Tuần-Dương-Hạm mà Hạm-Trưởng vừa nhận tàu mấy ngày trước và một chiếc Hộ-Tống-Hạm một máy... Định-mệnh đưa chiếc Tuần-Dương-Hạm/ Soái-Hạm bắn vào Tuần-Dương-Hạm/ Chỉ-Huy-Trưởng Phân-Đoàn 2 làm gần ch́m HQ-16 và tàn-khốc hơn nữa là chôn vùi HQ-10 cùng thu-thủ-đoàn xuống biển sâu. Đại-Tá Ngạc qua Hoa-Kỳ, gần cuối đời hồi-tưởng lại lúc hải-chiến với cái chân khập-khễng, từ Đài chỉ-huy đi xuống tầng dưới (mà Ông tưởng là Trung-Tâm Chiến-Báo), vẽ sơ-đồ Hành-Quân ở xa mục-tiêu Duy-Mộng/ Quang-Hoà Đông sai chục cây-số. Ông hoàn toàn không có mặt trên Đài Chỉ-Huy, không có ở Trung-Tâm Chiến-Báo, cũng không thể "tai nghe mắt thấy" xuyên qua vách sắt Pḥng Truyền-Tin, hay đứng ngồi ở đâu?) "nhớ" HQ-4 bám sát tàu địch, bắn súng liên-thanh hải-chiến ngoài biển rộng! Ông cũng hồi-tưởng việc HQ-4 xin Ông cho bắn thử súng (nghĩa là bắn không nhắm mục tiêu), mà lại xin bắn thử đến ba lần.
    Tuy vậy, có lời phê nặng-nề sau đây (đă in thành sách, Melbourne, 1990) là Đại Tá Ngạc bất măn, có tinh thần chủ bại" nên được quên đi chăng?, cho dù nó phản-ánh một nhận-xét cá-nhân có phần chính-xác:


    Có nhiều anh tưởng ḿnh là lính thuỷ, không từng tham-dự, tai chẳng nghe mắt chẳng thấy Hải-Chiến, không phục-vụ chiến-hạm, chưa từng chỉ-huy trên biển, không mang huy-hiệu Hạm-Trưởng Khu-Trục-Hạm, Tuần-Dương-Hạm... mà dám viết bài, viết sách cho đọc, vẽ vời video cho xem, làm audio cho nhân-chứng nghe... Thời mất nước loạn-ly, bài vở Hoàng-Sa lạm-phát, sinh-sản quá nhiều b́m-b́m dây leo, kư-sinh dính máu ăn phần, không biết xấu hổ là ǵ!
    Qua những buổi nói chuyện về Hải-Chiến Hoàng-Sa trên Paltalk, tôi nhận được thắc-mắc của Huỳnh-Dzũng, một chatter c̣n trẻ và quen-thuộc, viết như sau: "Đọc email của bác cháu nhớ có một nhà văn nào đó phê phán một nhà văn nào đó là "chưa có đi một thước nước biển nào mà viết chuyện Hải Quân." Bác có nhớ giai thoại th́ nhắc dùm cháu. C̣n các "tác-giả Hải-Chiến" là những ai vậy? Tuy tôi không đối đầu với họ, nhưng xin Huỳnh-Dzũng đọc ư-kiến riêng của tôi dưới đây.
    Cá-nhân Vũ-Hữu-San chúng tôi viết không cho người c̣n sống, mà thành-kính viết cho những người lính thuỷ đă hy-sinh. Sự hy-sinh của họ cao-cả, Cấp chỉ-huy ra lệnh họ đă nghiêm-chỉnh thi-hành. Tử-sĩ hy-sinh khi đối-diện Kẻ Thù Truyền-kiếp nguy-hiểm ngay giữa những yếu-kém của cấp chỉ-huy và sự khó-khăn của Việt-Nam Cộng-Hoà chúng ta khi đang trên đà học-hỏi tiến-bộ.
    Các Cựu Hải-Quân nào, không từng tai nghe mắt thấy Hải-Chiến, mời HQ-4, HQ-5, HQ-16, HQ-10 chúng tôi đến những buổi lễ Tưởng-Niệm. Có anh viết bài cho đọc, viết sách "Hải-Chiến Hoàng-Sa" để bán, vẽ vời video cho xem, làm audio cho nghe... nói là để "VINH DANH" nhưng lại phủ-nhận công-lao của chiến-hạm. Các Anh làm vậy khác nào gọi chó (bạn trung-thành, không bao giờ hại các Anh), lừa, dụ nó tới tới để đá nó hay giết nó sao. Các Anh và cả các Hội-Đoàn HQ vô trách-nhiệm tại San José, Westminster, New England của các Anh nữa, cần cẩn-trọng, phải có tinh-thần trách-nhiệm Hara-Kiri của người Nhật. Lịch-sử rất nghiêm-minh, không vu-vơ như vậy... Lịch-sử chưa bao giờ viết bởi những tay mơ, Hải-sử tạo bởi tim óc, máu, xương cũng không thể nào đi từ những chuyện ....nghe nói, nghe đồn, nghe kể, nghe ngóng, hay là nói theo bài viết của kẻ nấp dưới pḥng khi hải-chiến.
    Xin cho các tàu tham-chiến chúng tôi than một câu, bắt chước lời một văn-sĩ rất nổi tiếng của HQVN viết về một văn-si khác rắng: "Chưa từng đi một thước biển mà viết chuyện hải-quân".
    Họ chưa bao giờ lên cả cầu tàu hay đài chỉ-huy Tuần-Dương-Hạm, Trục-Trục-Hạm mà dám viết về Hải-Chiến... sống như thế th́ viết và nghiên-cứu như thế... Hăy trở lại cái ghế ngồi của Anh đi! Nói nữa lại thêm buồn.
    Nhiều chatters muốn kể tên hài tội mấy "Hải-Quân phản-bội" này. Các Anh có dă-tâm sửa Sử Việt-Nam Cộng-Hoà đă viết xong những năm 1974-1975, hăy tự xử ḿnh v́ tội đă tự tay đào mồ chôn tử-sĩ anh-hùng Hải-Chiến Hoàng-Sa một lần thứ hai. Sản-phẩm "nhơ bẩn" của các Anh c̣n đó, bộ măt các Anh c̣n đó, đại-lễ các Anh mặc, tên các Anh mang, khoá Hải-Quân các Anh học... biết đâu Sử sẽ giữ lại tên tuổi các Anh đến muôn đời. Mới đây nhất lại có một nhóm chủ-trương một video mới, cùng một luận-địệu mới phát-tán tại Anh-Quốc: http://www.dailymotion.com với kiểu hải-chiến bằng liên-thanh...

    Gần đây, chúng tôi nghe tên Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo 47 do Bộ Tư-Lệnh HQVN điều-động trận Hải-chiến Hoàng-Sa. Ông Phạm-Mạnh-Khuê cho công-bố một số hồ-sơ trên Đặc-san Lướt Sóng (San José, 2011) trong đó có "Biên Bản Buổi Họp ngày 17-7-1974". Một câu quan-trọng viết về HQ-4 như sau:
    Trường hợp HQ-4 th́ đă bỏ mục tiêu sớm thay v́ bám sát mục tiêu để tác-xạ.
    Vị Chủ-toạ là Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh kư tên (?!) vào Biên-Bản này.

  4. #14
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Việt cộng chỉ muốn lập đài tưởng niệm Hải chiến Trường Sa. Không hề muốn lập đài tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

    Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

    Kính Gửi: Kiến trúc sư Khương Văn Mười - Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, phó chủ tịch Hội KTS VN.

    Mới đây thôi, tuần trước, chắc ông chưa quên, công luận đồng bào cả nước và hải ngoại bàn tán trong ưu tư khắc khoải qua một sự kiện hiếm có (nói hiếm có là v́ “nhà nước đảng ta” chắc v́ quá bận bịu xây dựng XHCN nên quên mất) sau 26 năm trận chiến đảo Gạc Ma và 40 năm trận hải chiến đảo Hoàng Sa, Ngày 13-3, tại Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động VN (chứ không phải “nhà nước và đảng ta” ) tổ chức lễ phát động chương tŕnh “Nghĩa t́nh Hoàng Sa - Trường Sa”. Tôn vinh những người đă hy sinh v́ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

    Trong buổi hội nghị, trên bục phát biểu, ông Đặng Ngọc Tùng - chủ tịch Liên đoàn Lao động VN - xúc động nghẹn ngào nói: “40 năm trước, ngày 19-1-1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. 74 sĩ quan, thuỷ thủ quân lực Việt Nam Cộng hoà kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hi sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa. Máu của những người con đất Việt, dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đă đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc VN yêu dấu. Ghi nhận công ơn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đă hi sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974), Gạc Ma (Trường Sa 1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xă hội.”

    Từng lời nói như đầy ân nghĩa và trách nhiệm của ông Tùng thôi thúc mỗi người dân đất Việt phải có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với đồng đội, với nhân dân ḿnh: “Chương tŕnh Nghĩa t́nh Hoàng Sa - Trường Sa là để tri ân các chiến sĩ đă ngă xuống v́ Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con đất Việt anh dũng hi sinh bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc”.

    Nhưng thật là buồn cười đến ngỡ ngàng, tiếp theo ngay sau lời cũng của chính ông phát biểu... “dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau, máu đă đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc VN yêu dấu” nhưng ông Đặng Ngọc Tùng kết lại trong bài “hùng biện” của ḿnh là (nguyên văn): “Chương tŕnh sẽ vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ các nguồn lực để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân VN anh dũng hi sinh trong trận Gạc Ma (tại tỉnh Khánh Hoà)... (1)

    Buộc ḷng đồng bào chúng ta phải ưu tư lấn cấn nghiệm suy trong cái cách phát biểu lờ mờ tiền hậu bất nhất như mang sắc màu của đạo đức giả.

    Quyên góp lập “đền thờ tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân VN anh dũng hi sinh trong trận Gạc Ma” - C̣n 74 chiến sĩ đồng bào QL/VNCH anh dũng hy sinh trong trận Hoàng Sa th́ như không bao gồm và không nhắc đến trong đền tưởng niệm này!?

    Công luận chưa hết nguôi ngoa nỗi buồn và phẫn nộ th́ ngày 17/3, ngạc nhiên bức xúc như bội phần nhân lên khi trên báo Tuổi Trẻ trong bài viết trả lời phỏng vấn có tiêu đề “Dồn trí tuệ cho đền tưởng niệm Gạc Ma” của Kiến trúc sư (KTS) Khương Văn Mười - chủ tịch Hội KTS TP.HCM, phó chủ tịch Hội KTS VN người nhận được đề nghị của Tổng liên đoàn Lao động VN thiết kế không gian tưởng niệm cho đền này .


    KTS-Khương Văn Mười

    KTS-Khương Văn Mười: “Tôi chỉ đề cập là đền tưởng niệm liệt sĩ trận Gạc Ma Trường Sa thôi nhé”!?


    Thật lạ lùng trong 1715 từ ngữ từ câu hỏi và trả lời ở bài phỏng vấn của PV nhà báo ông KTS trả lời khá nhiều chi tiết thậm chí ông c̣n khẳng định “Chúng tôi sẽ có hội đồng khoa học, hội đồng nghệ thuật tham gia góp ư, thẩm định, với các chuyên gia có tên tuổi trong nghề góp ư cho các phương án mà chúng tôi đưa ra. Sau đó sẽ chọn phương án ưng ư nhất, báo cáo Tổng liên đoàn Lao động VN, nhân dân và cả các thân nhân của những người đă ngă xuống ở Trường Sa tham gia góp ư, chỉnh sửa. Nói tuyệt đối th́ không dám, nhưng có thể khẳng định Hội KTS sẽ tập hợp trí tuệ ở mức cao nhất để đóng góp cho công tŕnh này.”

    Tuy nhiên dù có cất công cố lục lọi trong 1715 từ của bài viết ấy người ta cũng không t́m thấy một từ ngữ nào là liên quan đến 74 liệt sĩ QL/VNCH hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân xâm lược Trung Quốc năm 1974 được ông KTS Khương Văn Mười đề cập trong đền tưởng niệm dự kiến xây dựng này dù khi trả lời ông luôn nhắc đến Gạc Ma Trường Sa năm 1988!? mà cụ thể từ lời ông: “có thể khẳng định ngay hai nội dung quan trọng của công tŕnh. Thứ nhất là vị trí chắc chắn phải nằm ven biển và hướng ra biển, phải là không gian thể hiện được sự hùng tráng, hai là nh́n vào có thể h́nh dung ra sự kiện Gạc Ma”. (2)

    (http://danlambaovn.blogspot.com/2014...c-ma.html#more)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 18-09-2012, 01:48 AM
  2. BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 4
    Last Post: 20-01-2012, 06:43 AM
  3. TỪ NGU RỰC RỠ , ĐẾN DỐI TRÁ HUY HOÀNG
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 22
    Last Post: 11-12-2011, 12:59 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 23-10-2011, 12:01 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2011, 11:47 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •