Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 19

Thread: CẢM NHẬN VỀ PHIM : SỐNG CŨNG LỊCH SỬ "

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CẢM NHẬN VỀ PHIM : SỐNG CŨNG LỊCH SỬ "

    Cảm nhận về phim " Sống Cùng Lịch Sử "





    Mới đây, thông tin bộ phim Sống cùng lịch sử không bán được dù chỉ một vé trong suốt 2 tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm thủ đô Hà Nội khiến nhiều người quan tâm.

    Sống cùng lịch sử là bộ phim do Nhà nước đặt hàng cho Hăng phim truyện Việt Nam sản xuất nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Ngân sách dành cho bộ phim này là 1 triệu USD, tương đương 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, bộ phim triệu đô này đă thất bại tại pḥng vé.

    Theo đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, một phần sự thất bại này là do ở công tác phát hành truyền thông. Phần khác cũng là do bộ phim chưa thật hấp dẫn với người xem và vẫn c̣n có những hạt sạn đáng tiếc.

    C̣n nhớ trong buổi ra mắt báo chí vào tháng 4/2014, trước lúc phim chiếu, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm có hứa: "Anh chị nào xem phim xong mà không khóc, đảm bảo hoàn tiền vé". Tuy nhiên, ư muốn của nhà thơ lại không như mong đợi.

    Bộ phim được quay đẹp, âm thanh hay, trẻ trung, hiện đại và có một số chi tiết thú vị... nhưng không mang lại cảm giác "hữu xạ tự nhiên hương". Khán giả xem xong vẫn c̣n lấn cấn với một số chi tiết trong phim.

    Phim xoay quanh nhóm 3 bạn trẻ Tùng, Nga, Lâm đi phượt qua những địa danh năm xưa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Quá khứ và hiện tại xen kẽ lẫn nhau. Những thanh niên đang sống giữa thủ đô, được trang bị đầy đủ iPad, iPhone... bỗng chốc đi vào trận đánh cách đây 60 năm. Với mỗi suy nghĩ của từng người về quá khứ, họ đă tham gia vào trận đánh theo kiểu của họ.

    Mặc dù sử dụng thủ pháp động hiện (những người ở hiện tại được sống lại cùng quá khứ), để tiếp cận từ các bạn trẻ nhưng phim vẫn chưa đủ sức cuốn hút người xem.

    Đầu tiên, về những cảnh nóng. Mở đầu phim là cảnh Nga khỏa thân trong nhà tắm khoe lưng trần gợi t́nh, Tùng đứng ngoài ngắm rồi hai người hôn nhau đắm đuối qua... cửa kính.

    Một cảnh nhạy cảm đáng chú ư khác là cảnh tên lính da đen cưỡng hiếp cô gái dân tộc Thái và bị đạn pháo đánh sập căn nhà. Ống kính dừng lại khá lâu trước h́nh ảnh cô gái trần truồng, tênh hênh giữa đống đổ nát; xác tên lính nằm vắt ngang trên bụng cô. Hay gần cuối phim, cảnh cô nữ dân công quấn ngực, cắt tóc giả trai để được cầm súng đánh giặc đă lộ cả nhũ hoa.

    Trong suốt bộ phim c̣n một số cảnh tương tự không phù hợp với một bộ phim lịch sử. "Đă thế, với những cảnh này, diễn viên lại đóng khiên cưỡng, không nghệ thuật, thiếu cảm xúc... gây khó chịu cho người xem", độc giả Lê Hương nhận xét b́nh luận dưới một bài viết về phim trên một trang báo mạng.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 24-09-2014 at 08:23 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Đôi lúc bắt gặp những cảnh phim “không hiểu v́ sao đạo diễn làm thế”.

    Xem phim Sống cùng lịch sử đôi lúc bắt gặp những cảnh phim “không hiểu v́ sao đạo diễn làm thế”. Đó là cảnh Tùng bỗng nổi cáu, hùng hổ ném chén rượu rồi xỉ vả người bạn đồng hành ngoại quốc khi cô nói về thân phận phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến ở vùng Tây Bắc dưới ách đô hộ của người Pháp.

    Phần hóa trang trong phim cũng chưa kỹ lưỡng. Nói về thời chiến tranh nhưng các cô dân công, những anh chiến sĩ lại có kiểu tóc thời thượng, thậm chí nhuộm tóc vàng hoe. Chưa nói tới nhiều cảnh đang bom rơi đạn nổ khốc liệt, một vài nhân vật viên vẫn đi lại khá “hiên ngang”, thiếu xúc cảm chân thực.

    Thêm vào đó, lời thoại của diễn viên như được đọc từ kịch bản khiến người xem cảm giác khô khan, không cảm xúc.

    "Có lẽ v́ cuộc chiến quá vĩ đại nên các nhà làm phim dường như đă quá tham lam khi đưa vào đây nhiều h́nh tượng mà bỏ qua việc xây dựng tính cách nhân vật. Điều này khiến một người từng xem "Sống cùng lịch sử" như tôi có cảm giác nghe kể chuyện nhiều hơn là cảm nhận", độc giả Lê Hương nhận xét thêm.

    Xem xong phim nhiều khán giả thấy tiếc cho bộ phim triệu đô này. Khán giả Vũ Hằng (Tây Sơn, HN) sau khi được xem Sống cùng lịch sử trong sự kiện phim ra mắt báo chí cho biết: "Dàn diễn viên trẻ đẹp, âm nhạc hay, h́nh ảnh quay rất đẹp... Tuy nhiên, nhiều chi tiết trong phim gượng gạo, như kiểu diễn kịch nên xem không ngọt chút nào. Ra khỏi rạp phim, tôi không c̣n nhớ ǵ về bộ phim cả."

    "Tôi nghĩ điểm cộng duy nhất của cả bộ phim chính là bài hát tiếng Pháp LaVie en rose do Đồng Lan thể hiện. Đó là bài hát mà tôi xúc động nhất khi xem phim", bạn Thu Hà (Gia Lâm, HN) b́nh luận.

    Anh Nguyễn Văn Hưng (Hoàng Cầu, HN) lại có ư kiến về tiêu đề phim: "Chỉ nghe tên phim Sống cùng lịch sử đă không muốn xem. Dù là phim lịch sử cũng không nhất thiết phải đặt tựa đề cứng nhắc, thiếu hấp dẫn như vậy".


    http://us.24h.com.vn/phim/cam-nhan-p...74a659176.html

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lịch sử và tuyên truyền

    Bộ phim mang đề tài lịch sử hiện đại của Việt nam là “Sống cùng lịch sử” đă được nhiều người trong giới chuyên môn điện ảnh phân tích khía cạnh điện ảnh cũng như quảng bá trên thị trường của nó. Bên cạnh đó sự ế ẩm của bộ phim cũng phản ánh sự quan tâm của người Việt đối với lịch sử hiện đại của dân tộc. Sau đây là ư kiến một số nhà giáo và trí thức về việc này.

    Người Việt có quay lưng với lịch sử không?


    Bộ phim “Sống cùng lịch sử” đang gây xôn xao dư luận tại Việt nam. Sự xôn xao này có nguyên nhân là sự ế ẩm của bộ phim, v́ khi công chiếu lần đầu tiên có bán vé, người ta chỉ bán được đôi ba vé. Bộ phim c̣n gây xôn xao nữa là do số tiền to lớn mà nhà nước bỏ vào đó.

    Một điều nữa cũng được mọi người bàn tán là chủ đề của bộ phim. Bộ phim nói về trận đánh Điện Biên Phủ và Đại tướng Vơ Nguyên Giáp. Chủ đề lịch sử được một số người cho rằng không ăn khách, v́ không được công chúng Việt nam quan tâm.

    Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng di sản quốc gia không đồng ư với nhận xét cho rằng người Việt nam không quan tâm tới lịch sử.

    “Nói là người Việt nam không quan tâm đến lịch sử là hết sức sai lầm, chỉ có điều là lịch sử đó thể hiện qua cái h́nh thái như thế nào. Ví dụ như phim ảnh mà nó sai lệch, nó không đúng sự thật, th́ người ta không quan tâm. Và nó nặng tính tuyên truyền th́ người ta không quan tâm. Trước kia ở Bảo tàng dân tộc học có cái triễn lăm về thời bao cấp có rất nhiều người xem. Những người làm phim biện bạch rằng như thế là quay lưng lại với lịch sử , hay không quan tâm tới lịch sử, như vậy là hoàn toàn sai.”



    Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”. Courtesy photo.

    Vấn đề thể hiện lịch sử như thế nào nói chung và giảng dạy môn lịch sử như thế nào nói riêng, cũng đă được bàn đến từ bấy lâu nay ở Việt nam. Người ta nhận thấy rằng học sinh không thích môn học lịch sử. Hồi năm ngoái, học sinh một trường trung học ở Sài g̣n đă ăn mừng v́ họ không phải thi môn lịch sử. Các thầy giáo Đỗ Việt Khoa và Nguyễn Thượng Long có nói với phóng viên Việt Hà lúc ấy rằng việc giảng dạy môn lịch sử theo kiểu chỉ có một chiều ta thắng địch thua cho nên không hấp dẫn được thế hệ trẻ.

    Thầy giáo Phùng Hoài Ngọc, nguyên Trưởng khoa ngữ văn, Đại học An giang cũng cho rằng môn lịch sử ở Việt nam mang tính chính trị nhiều quá:

    “Nói chung là cách viết lịch sử của ḿnh nó kém, người ta mất ḷng tin. Đặc biệt là lịch sử hiện đại, nó bị chính trị quá nặng. Lịch sử trung đại giai đoạn cuối thời nhà Nguyễn người ta cũng không thấy sự đánh giá trung thực các nhân vật lịch sử. Trước nữa thời Lư Trần Lê th́ không có vấn đề ǵ.”

    Tuyên truyền chân thật mới hiệu quả
    Theo nhiều giáo viên th́ thời lượng của phần nói về lịch sử hiện đại, nhất là từ khi đảng cộng sản Đông dương được thành lập, chiếm một phần lớn trong toàn bộ giáo tŕnh sử ở các lớp trung học phổ thông. Và nội dung giảng dạy mang nặng tính tuyên truyền. Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói về sự tuyên truyền như sau:

    “Tuyên truyền th́ không có ǵ xấu cả nhưng tuyên truyền nhiều khi lại sai lạc đi, và nó nhằm cái mục đích ǵ đó, người ta biết đấy là tuyên truyền, chứ sự thực không phải là như vậy. Sự học của chúng ta là như vậy đấy, nó nặng tính tuyên truyền.”

    Theo ông khi muốn tuyên truyền th́ phải nêu cái chân thật th́ sự tuyên truyền mới có hiệu quả. Theo nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trong một lần trao đổi gần đây với chúng tôi, th́ khi nghe những người cộng sản tuyên truyền th́ phải nghĩ đến những điều ngược lại.

    Trở lại bộ phim Sống cùng lịch sử, các nhân vật trong phim này là những anh hùng như Phan Đ́nh Giót, La Văn Cầu… là những người làm những việc phi thường, hy sinh tính mạng cho chiến thắng của cách mạng. Những nhân vật anh hùng như thế này được kể ra rất nhiều trong các bài giảng lịch sử cách mạng Việt nam.

    Một trong những anh hùng đó là một người trẻ tuổi có tên là Lê Văn Tám đă dùng thân ḿnh để đốt kho xăng của kẻ địch. Theo tiết lộ gần đây của một người làm trong lĩnh vực sử học là ông Trần Huy Liệu th́ người anh hùng này chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.

    Một nhân vật lịch sử có thật là Đại tướng Vơ Nguyên Giáp cũng xuất hiện trong bộ phim “Sống cùng lịch sử”. Theo nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, th́ những người muốn sử dụng ông Giáp để tuyên truyền đă thất bại:

    “Khi ông Vơ Nguyên Giáp mới mất th́ có những nơi người ta hiểu lầm sự thành kính với ông ấy và họ tranh thủ. Nhưng cuộc đời ông Giáp như thế nào th́ người ta biết hết rồi, trên mạng cũng nhiều, người ta muốn tuyên truyền về ông Giáp th́ đâu có bằng cái thực tế mà người ta biết.”

    Sau khi việc công chiếu bộ phim bị thất bại và đă có nhiều lời b́nh luận về thất bại đó trên báo chí, Nhà văn Thùy Linh viết về mối quan hệ nên có giữa những người làm nghệ thuật và sự định hướng tuyên truyền của đảng cộng sản:

    “Đề tài phim lịch sử theo đơn đặt hàng nhà nước, ư muốn của nhà nước, tiền thuế của nhân dân nhiều năm nữa vẫn vậy, như nhiều chục năm trước đây. Đừng mong có tư duy khác, cách làm khác, nhất là cái nh́n khác về lịch sử, mặc dù nhà nước mong nhân dân "sống cùng lịch sử' như cái cách họ mong muốn... Giữa kẻ thống trị và nhân dân - kẻ bị trị dường như chưa khi nào cùng chung cái nh́n về Lịch sử, cho dù ai mà chả phải sống trong Lịch sử của đất nước ḿnh? Chỉ có cách để không bao giờ có những bộ phim ra rạp mà không có khán giả là các nhà biên kịch và đạo diễn phải biết từ chối viết, đạo diễn những kịch bản như thế này... Có biết từ chối không? Hăy để việc này cho ban tuyên giáo. Phim của ban này làm th́ bao nhiêu tiền cũng không ngạc nhiên. Và không có khán giả đến rạp th́ là chân lư rồi...”

    Ông Phan Đ́nh Thanh, Phó cục trưởng cục điện ảnh th́ nói rằng bộ phim “Sống cùng lịch sử” đă hoàn thành sứ mạng của nó, ông giải thích là chào mừng các ngày lễ cách mạng theo đơn đặt hàng của nhà nước. Nhưng sự không quan tâm của công chúng đối với “những câu chuyện lịch sử mang tính tuyên truyền” th́ chưa được một giới chức có trách nhiệm nào của Việt nam nêu lên và phân tích cặn kẽ.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014133257.html

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Sống cùng lịch sử' đầu tư khủng, quảng cáo nhỏ giọt


    Không bán được vé trong suốt 2 tuần trụ ở Rạp Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng, liệu "Sống cùng lịch sử" có quá chủ quan và lơ là trong khâu quảng cáo khi chỉ dành 50 triệu trong số 21 tỷ đồng để dành cho công tác quảng bá bộ phim đến công chúng?

    Đầu tư tiền khủng vẫn phải đối mặt với thất bại



    Sống cùng lịch sử được đầu tư đến 21 tỷ đồng nhưng lại “chết” chỉ sau 2 tuần công chiếu

    Hơn 60 năm, từ khi ra đời đến nay, ngành điện ảnh Việt Nam đă trải qua không ít những thăng trầm,biến cố. Những bộ phim cách mạng ở thời điểm cách đây vài chục năm đă vươn tới đỉnh cao bằng những tác phẩm nghệ thuật giá trị. Đó là những tác phẩm thể hiện sức sáng tạo dồi dào, tinh thần lao động nghiêm túc, cũng như tinh thần đoàn kết gắn bó của những ekip sản xuất. Nếu như điều ḱ diệu từ những năm tháng ấy sẽ măi là niềm tự hào của nền điện ảnh cả nước. Th́ những ngày tháng gần đây, khi báo chí xôn xao đặt nhiều câu hỏi về sự ra đời trong im lặng của một bộ phim lịch sử được đầu tư đến 21 tỷ đồng nhưng lại “chết” chỉ sau 2 tuần công chiếu.

    Bộ phim Sống cùng lịch sử là bộ phim do Nhà nước đặt hàng cho Hăng phim truyện Việt Nam sản xuất nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Bộ phim triệu đô được chuyển xen kẽ giữa yếu tố lịch sử pha lẫn hiện đại kể về hành tŕnh “phượt”. Mặc dù ra rạp cùng lúc với hàng loạt những bộ phim giải trí của các hang tư nhân như Scandal 2, Mất xác… Những bộ phim này thậm chí được khán gỉa biết đến rầm rộ trước ngày công chiếu do ekip truyền thông làm việc hiệu quả và khá chuyên nghiệp từ khâu quảng bá h́nh ảnh diễn viên, quảng bá thông điệp của bộ phim. Trái ngược hoàn toàn với những bộ phim giải trí, hút khác, số lượng người biết đến Sống cùng lịch sử dường như chỉ là những người trong cuộc,hoặc những người quan tâm yêu mến điện ảnh thực sự. Bởi chỉ khi thông tin ngừng chiếu của phim được đăng tải th́ cả độc giả và những người ngoài cuộc mới ngỡ ngàng.

    Thực tế, có rất nhiều bộ phim được đầu tư với mức kinh phí lớn, các nhà làm phim đổ khá nhiều công sức, tiền của, nếm mật nằm gai với từng cảnh quay, lăn lộn với từng chi tiết, phân đoạn mới hoàn thành. Tuy nhiên, khi tŕnh chiếu tại các rạp chiếu phim th́ số lượng người xem đến thấp hơn mức tưởng tượng. Trước Sống cùng lịch sử, đă có những bộ phim điển h́nh như Kư ức điện biên (13,3 tỷ), Giải phóng Sài G̣n (12,5 tỷ). Thế nhưng, khi phim được đưa ra rạp tŕnh chiếu, th́ các rạp lại rơi vào t́nh trạng “khách vắng teo”. Bên cạnh đó, có những bộ phim giải trí chưa hẳn đă xuất sắc nhưng vẫn kéo được khán giả ra rạp, thậm chí có những bộ phim thị trường doanh thu tăng vùn vụt chỉ sau một thời gian ngắn ra rạp.

    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Từ chu tŕnh làm phim thời bao cấp

    Đạo diễn Thanh Vân đă từng chia sẻ trong buổi họp bao ra mắt Sống cùng lịch sử, ông cho rằng bản thân ekip sản xuất bộ phim của ông không quá coi trọng yếu tố kinh doanh mà tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Nhưng có một sự thật hiển nhiên là nếu khán giả không biết đến phim, không vào rạp xem phim th́ làm sao có thể "truyền tải thông điệp lịch sử" như mong muốn của các nhà làm phim.

    Đối với Sống cùng lịch sử, nhiều khán giả cho rằng cho Hăng phim truyện Việt Nam chi chưa đến 50 triệu để làm quảng bá phim đến công chúng, một con số chẳng thấm vào đầu trong số đầu tư 21 tỷ. Chính sự đầu tư không hợ lư đă khiến bộ phim chịu thất bại thảm hại và phải “nhập kho” lặng lẽ như những bộ phim trước đó. Sống cùng lịch sử là bộ phim do Nhà nước đặt hàng, nghĩa là theo quy tŕnh này, phim được sản xuất bằng tiền Nhà nước, rồi cũng chính Nhà nước giao việc phát hành phim- bán phim- chiếu phim – thu hồi vốn cho các cơ quan phát hành mà chẳng quan tâm tới hiệu quả của nó như thế nào.

    Cũng theo đạo diễn Thanh Vân cho biết: “ Kinh phí làm phim nhà nước, dù nhiều hay ít, th́ mọi thứ bắt buộc phải theo barem bất di bất dịch của Bộ Tài chính. Tùy điều kiện thực tế của quá tŕnh làm phim mà kinh phí có thể tăng cao, như bộ phim Sống cũng lịch sử mà tôi vừa làm, con số đă lên gần 21 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, toàn bộ số tiền dùng cho các hoạt động quảng bá mang bộ phim đến gần hơn với công chúng chỉ vỏn vẹn không đến 50 triệu đồng. Đây c̣n là con số c̣n tương đối lớn, vài năm trước thường chỉ dưới 30 triệu. Nó giống như cha mẹ may áo cho con nhưng lại tiếc tiền mua cái khuy để đơm vào.”

    Đó là điều hoàn toàn trái ngược với cụ thế làm phim ở thời điểm hiện tại, khi họ có sự liên kết chặt chẽ, có hiệu quả trước các khâu theo chu tŕnh quảng cáo tiếp thị - bán phim – thu tiền – sản xuất – phát hành – thu hồi vốn. Chính cách làm chuyên nghiệp này cũng khiến những bộ phim ra đời được chăm chút, gọt giũa kĩ hơn. Đặc biệt, để đảm bảo cho doanh thu và sức sống của bộ phim, kinh phí truyền thông cho một bộ phim tư nhân vào loại thấp cũng tới vài trăm triệu đồng.

    Đến những hạt sạn khiến bộ phim kém hấp dẫn



    Sống cùng lịch sử mang nặng tính chất tuyên truyền nhiều hơn yếu tố nghệ thuật.

    Cuộc sống thay đổi, nhu cầu t́m hiểu và tiếp nhận thông tin của khán giả ngày càng phong phú khi có sự ra đời của hàng trăm bộ phim bom tấn đổ về các rạp mỗi năm. Khi đời sống của con người ngày càng cao, tŕnh độ dân trí tăng lên, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu thưởng thức của khán giả cũng trở lên khắt khe hơn. Trước hàng ngàn sự lựa chọn, ắt hẳn người ta sẽ lựa chọn cho ḿnh những bộ phim chất lượng, h́nh ảnh và nội dung phù hợp với cuộc sống, cách sống và môi trường sống ở hiện tại.

    Với sự tự tin của ḿnh, cả ekip Sống cùng lịch sử đă khiến khán giả không khỏi thất vọng khi trong phim c̣n tồn tại khá nhiều những hạt sạn khiến bộ phim kém hấp dẫn. Bộ phim được sử dụng thủ pháp xen kẽ giữa cuộc sống của những người hiện tại được sống lại trong quá khứ, nhưng chính những cảnh quay trau truốt, trẻ trung hiện đại và cách truyền tải nội dung cứng nhắc, thiếu tự nhiên bên cạnh yếu tố sản xuất c̣n thiên về cách thể hiện lối ṃn, cốt truyện c̣n xa rời thực tế, lời thoại cũ kĩ khiến bộ phim mang nặng tính chất tuyên truyền nhiều hơn yếu tố nghệ thuật.

    Bên cạnh đó, những cảnh nóng xuất hiện trong phim cũng khiến người xem khó chịu với mô túyp chung của phim nhựa truyền thống khi 3 yếu tố chính Bi – hài – sex. Đặc biệt, xem phim Sống cùng lịch sử có những h́nh ảnh đạo diễn thể hiện khiến người xem ngỡ ngàng, không hiểu rơ nguyên nhân v́ sao diễn viên có những hành động bộc phát, khó hiểu. Chưa kể, thành công của một bộ phim không thể không đề cập đến diễn viên, họ được xem là linh hồn của phim. Tuy nhiên, với Sống cùng lịch sử, ekip diễn viên chưa hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn, chưa cảm nhận được hết một thời gian khó nơi bom đạn chiến trường th́ làm sao có thể truyền tải được hết cái chất của những người lính thực sự?

    http://vietq.vn/song-cung-lich-su-da...ap-d41638.html

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phim 21 tỷ đồng không bán nổi một vé

    Trong hai tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, bộ phim "Sống cùng lịch sử" không bán được dù chỉ một vé.

    Cuối tháng 8, đầu tháng 9 có năm phim Việt ra rạp: Mất xác, Sống cùng lịch sử, Mộ gió, Đam mê, Scandal 2 – Hào quang trở lại. Trong số những phim này chỉ có 2 phim trụ lại được, c̣n lại có những phim không thể bán nổi lấy một vé. Cụ thể, Mất xác, Scandal 2 – Hào quang trở lại là phim do các hăng tư nhân sản xuất, làm ra với mục tiêu số một là doanh thu, nên chuẩn bị chiến lược truyền thông cực kỳ bài bản, thậm chí không ngại cả "chiêu tṛ".

    C̣n lại ba bộ phim nhà nước Sống cùng lịch sử, Đam mê, Mộ gió theo tiêu chí "phim nhà nước" xưa nay có vẻ không đặt nặng yếu tố doanh thu.

    Phim Việt cũng… “mất xác”

    Ngay từ khi chưa bấm máy, Scandal đă tung ra kế hoạch truyền thông, gần như phủ sóng thông tin hàng tuần trên mạng... C̣n Mất xác th́ bám sát vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường để PR, dù nội dung phim không liên quan nhiều đến vụ án. Thậm chí đạo diễn Mất xác c̣n dùng chiêu dọa kiện đạo diễn Victor Vũ v́ trùng ư tưởng kịch bản. Bên PR của Scandal 2 cũng chẳng chịu ngồi yên, lập tức có những bài viết phản đ̣n.

    Sau cuộc chiến truyền thông cả hai phim này đều đă đạt được một mục đích gây chú ư với khán giả. Doanh thu Scandal không lớn như Quả tim máu trước đó, nhưng vẫn rất ổn. Đây là bộ phim Việt ăn khách nhất ở rạp hiện nay, trong khi Mất xác có lượng khách khá ổn định.


    C̣n ba bộ phim nhà nước nói trên, chưa ra rạp người ta cũng biết trước số phận của chúng thế nào. Sống cùng lịch sử do Hăng phim truyện Việt Nam sản xuất và Mộ gió do Hăng phim Nhă Phương sản xuất, được Cục Điện ảnh tài trợ 400 triệu v́ phim đề tài miền núi, hải đảo. Hai phim này vừa làm xong trong năm nay cũng chỉ có thể tận dụng “lợi thế sân nhà” là Trung tâm Chiếu phim quốc gia (rạp chiếu thuộc Bộ VH,TT&DL quản lư). Cả hai phim đều ra vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9. Theo thống kê của Trung tâm, những buổi chiếu đầu được khoảng chục khách đến xem, hai ba ngày sau là "tạnh" hẳn. Cả hai chỉ trụ rạp được 5 ngày là rút. Trong khi đó phim Đam mê do Hăng phim truyện 1 sản xuất từ năm 2012, măi đến 5/9 năm nay mới chính thức ra rạp, cũng không khả quan hơn là bao. Tại một "sân nhà" khác là Rạp Kim Đồng (trực thuộc Sở VH,TT&DL Hà Nội), hai phim Đam mê và Sống cùng lịch sử được ưu ái chiếu trong ṿng hai tuần. Đây là những bộ phim nhà nước đầu tư từ 10 tỷ đến 20 tỷ đồng. Nhưng trong hai tuần nằm trên lịch chiếu của rạp Kim Đồng, điều đáng buồn là Sống cùng lịch sử và Đam mê không bán nổi một vé cho khán giả. Những tồn tại vô lư Điện ảnh Việt Nam đang tồn tại hai thực thể: phim tư nhân và phim nhà nước. Trong khi phim tư nhân hiện nay chủ yếu làm phim thương mại, th́ phim nhà nước vẫn trung thành với mục tiêu làm phim truyền thống, có điều mô h́nh đă hoàn toàn lạc hậu so với hiện tại. Trước kia, các hăng phim nhà nước có thể yên tâm với một hệ thống rạp chiếu khắp 63 tỉnh thành. Nhưng ngày nay khi các hăng nước ngoài vào th́ rạp chiếu đă rơi vào các công ty nước ngoài cực kỳ chuyên nghiệp, hùng mạnh. Hệ thống phát hành của nhà nước cũng tan ră, nên số phận của các bộ phim nhà nước làm ra là để… cất kho. Mặt khác, phim nhà nước không hề đầu tư phần quảng bá, nên dù Sống cùng lịch sử có đầu tư đến mấy cũng khó có thể cạnh tranh với phim thương mại trong nước chứ chưa nói đến phim nước ngoài. Việc không bán được vé nào đă được báo trước. Trong khi đó những người làm phim nghệ thuật ở trong nước th́ bơ vơ, v́ cả hăng tư nhân và các hăng nhà nước đều không muốn đầu tư. Theo Ngọc Diệp/ Thể Thao & Văn Hóa 3421 Thích bài viết507 Chia sẻ

    Bài viết: http://news.zing.vn/Phim-21-ty-dong-...ost459000.html

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ sao giới trẻ VN không đón nhận phim “Sống cùng lịch sử”?



    Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”.

    Dự án Phim “Sống cùng lịch sử” có kinh phí của Nhà nước lớn nhất nhằm truyền tải thông điệp lịch sử đến khán giả, đặc biệt đối với thế hệ trẻ nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế nhưng, phim phải ngừng chiếu sau vài ngày ra rạp và giới trẻ hầu như quay lưng với phim được đầu tư lên đến 21 tỉ đồng. Ḥa Ái t́m hiểu nguyên nhân v́ sao giới trẻ Việt Nam không đón nhận các thể loại phim lịch sử như vậy.

    Nội dung không khách quan?

    Phim điện ảnh có tựa đề “Sống cùng lịch sử” do Hăng phim truyện Việt Nam sản xuất với kỳ vọng tạo ra bước đột phá cho mảng phim lịch sử được Phó Cục trưởng Cục Điện Ảnh, ông Phan Đ́nh Thanh nhận xét đă hoàn thành xong sứ mệnh mặc dù chỉ bán được vài vé trong mấy ngày chiếu rạp.

    Nội dung phim nói về giấc mơ của một nhóm bạn trẻ khi đi du lịch qua những chiến tích Điện Biên Phủ. Họ mơ thấy chính họ xuất hiện trong các trận chiến năm xưa, gặp gỡ các anh hùng lịch sử, trong đó có h́nh ảnh của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, là một trong các vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử thế giới, là anh hùng dân tộc đă góp phần giải phóng cho nước nhà khỏi chế độ cai trị của Thực dân Pháp.

    Về gốc độ khán giả, đạo diễn Nhuệ Giang cho rằng đây là bộ phim hay, khai thác nhiều h́nh ảnh đẹp về các cuộc chiến đấu hoành tráng, các gương mặt anh hùng tiêu biểu và bộ phim mang nhiều ư nghĩa lịch sử. Đạo diễn phim, NSND Nguyễn Thanh Vân nói bộ phim của ông không quá coi trọng yếu tố kinh doanh mà chỉ tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Một trong những lư do bộ phim không được công chúng đón nhận mà đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đưa ra là do khâu quảng bá bộ phim kém, thiếu chiến lược trong khâu quảng cáo.

    Trong khi đó, trên các trang mạng xă hội bàn tán rằng phim “Sống cùng lịch sử” đă được truyền thông trong nước quảng bá một cách rầm rộ. Nhiều người quan tâm và chia sẻ ư kiến thông qua các kênh tin tức đề cập đến bộ phim nhưng không muốn xem phim. Một số bạn trẻ từ Bắc chí Nam mà đài RFA tiếp xúc cho biết bộ phim có được chiếu rộng răi miễn phí th́ các bạn vẫn không đến xem. Bạn Cương ở Hà Nội nói lên suy nghĩ của ḿnh:


    “Bộ phim về lịch sử, về Tướng Giáp và các nhân vật khác th́ có thể t́m được ở nhiều nguồn thông tin khác nhau chân thực và khách quan hơn. Phim do ngân sách Nhà nước bỏ tiền ra đóng th́ chắc có thể chỉ có mục đích duy nhất là ca ngợi, không khách quan. Việc ca ngợi bao nhiêu năm nay đă làm rồi và đối chiếu với sự thật th́ đă không tôn trọng sự thật, khác xa với sự thật. Em nghĩ đó là lư do người ta không quan tâm đến nữa”.

    Hầu hết các bạn trẻ đều bày tỏ muốn xem một bộ phim lịch sử phải chân thực, khách quan và phải đúng với một giai đoạn lịch sử nào đó. C̣n bộ phim được làm ra chỉ để ca ngợi và thần thánh hóa th́ đă lỗi thời. Một số bạn bày tỏ các phim lịch sử sẽ thật sự đi vào ḷng người xem nếu phản ảnh đúng tính chân thực, bằng không sẽ tạo hiệu ứng ngược. Bạn Thanh ở Yên Bái chia sẻ:

    “Em thấy những tư liệu lịch sử nói chung không phản ảnh sự thật lắm nên các bạn trẻ chưa chú ư lắng nghe hoặc theo dơi những vấn đề đó. Nếu gắn kết đúng lịch sử th́ em nghĩ những bạn trẻ sẽ đón nhận những bộ phim đó. C̣n những câu chuyện bị hư cấu quá nhiều th́ sẽ không được đón nhận”.

    Cần thông tin trung thực về lịch sử

    Câu hỏi đặt ra là các phim lịch sử mà giới trẻ Việt Nam muốn xem hiện nay sẽ như thế nào? Đa số các bạn trẻ cho rằng hơn bao giờ hết họ muốn t́m hiểu về lịch sử cận đại của Việt Nam. Bởi v́ các bài học lịch sử mà họ được học trong sách giáo khoa được viết theo lối ṃn tuyên truyền của “bên thắng cuộc”. Các bạn trẻ khẳng định họ không hề quay lưng với lịch sử mà họ cần t́m kiếm những thông tin trung thực về lịch sử. Những bộ phim phản ảnh tính chân thực của lịch sử cận đại nếu được Nhà nước đầu tư và phát hành th́ chắc chắn các bạn trẻ sẽ nhiệt liệt đón nhận. Bạn Cương nói thêm với đài ACTD về những phim mà bạn cũng như bạn bè muốn xem:

    “Ví dụ dựng phim lịch sử dựa theo Đèn Cù, Đêm Giữa Ban Ngày hay Điệp Viên Hoàn Hảo. Một góc nh́n mới. Chắc sẽ có khách và có thể là rạp chiếu phim sẽ không đủ chỗ mà có thể mang ra cả sân vận động Mỹ Đ́nh hoặc nơi nào có thể chứa được nhiều hơn lượng khán giả như thế… Sẽ thu hút được rất nhiều khán giả”.

    Cũng là phim tư liệu lịch sử, cũng không tốn kém trong khâu quảng bá, bộ phim “Last days in Vietnam”, tạm dịch là “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam”, của đạo diễn Rory Kenedy, vừa được công chiếu hơn 1 tuần ở Mỹ và buổi chiếu nào cũng đầy rạp. Bộ phim ghi lại khoảnh khắc của một dấu ấn lịch sử không tươi sáng của Hoa Kỳ nhưng thế hệ trẻ vẫn đón nhận.

    Hoa Kỳ chịu nhiều tổn thất về nhân mạng và vật chất trong chiến tranh Việt Nam. Danh tiếng đồng minh của người Mỹ cũng bị tổn thương nặng nề sau thất bại quân sự ở Việt Nam. Bài học lịch sử này được giảng dạy cho các thế hệ mai hậu ở Hoa Kỳ bằng nhiều phương cách, trong đó có cả phim tài liệu, những bộ phim không được dựng lên bằng h́nh thức tô vẽ, tuyên truyền mà chỉ đơn giản với nguyên tắc “lịch sử phải gắn liền với sự thật”. Phải chăng đây là bài học quư báu cho các nhà làm phim lịch sử ở Việt Nam?


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014125849.html

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bộ phim "Sống cùng lịch sử": Minh họa lịch sử một cách gượng ép

    Phim chỉ là liên tiếp những câu chuyện minh họa về các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đ́nh Giót với tiết tấu chậm chạp, thừa thăi.

    “Sống trong lịch sử” – bộ phim được làm với kinh phí 21 tỷ đồng nhưng không bán được vé khi ra rạp đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, rất ít người được xem bộ phim này để biết chất lượng nghệ thuật thực sự của nó ra sao? Bài viết sau đây là góc nh́n của nhà báo Trinh Nguyễn – một người “may mắn” được xem bộ phim này



    H́nh ảnh trong phim "Sống cùng lịch sử"

    Bộ ba đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Minh Tuấn và biên tập Hoàng Nhuận Cầm đă rất thuộc cách làm việc của nhau sau nhiều năm dài sát cánh. “Sống cùng lịch sử” - bộ phim kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ - chỉ là lần nữa họ cùng chiến hào. Nhóm làm phim cũng rất tự tin.

    “Nếu các anh chị xem phim mà không khóc, chúng tôi sẽ hoàn lại tiền”, biên kịch Đoàn Minh Tuấn nói. Và nước mắt, đúng là đă rơi thật. Nước mắt đă rơi đặc biệt nhiều vào cuối phim với liên tiếp tư liệu h́nh ảnh về lễ tang Đại tướng Vơ Nguyên Giáp.

    Dường như, một lần nữa, Đại tướng đă “cứu” Điện Biên Phủ, dù chỉ trong phim. Bởi bất chấp những đại cảnh dày công, những cú lia máy tốt, hóa trang sinh động, diễn viên không hề non nớt, phim chỉ là liên tiếp những câu chuyện minh họa về các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đ́nh Giót với tiết tấu chậm chạp, thừa thăi.

    Bản thân các nhân vật này không hề có thêm màu sắc, chi tiết, sự cá nhân hóa tính cách. Chỉ chằn chặn như trong chuyện kể lịch sử phổ thông. "Tôi không nghĩ ḿnh sẽ muốn xem lại phim lần thứ hai”, một nhà nghiên cứu điện ảnh nói.

    Thậm chí, ngay từ đầu phim, khán giả đă phải chứng kiến sự lăng phí cảnh quay, lăng phí thời gian. Một thiếu nữ đă phải cởi quần áo tắm, để người yêu ngắm qua kính cửa. Rồi họ hôn nhau qua tấm kính mờ, rúc rích chạy ra pḥng ngoài, nhắn tin qua lại rất lâu để giễu người bạn mê nhạc cách mạng. Để rồi, tất cả chỉ đi đến quyết định, nào chúng ta cùng" phượt "lên Điện Biên.



    Ba bạn trẻ trước khi quyết định đi phượt lên Điện Biên

    Hơn 10 phút đầu phim đă trôi qua, kề cà, trong khi chỉ cần vài h́nh ảnh và câu thoại là sáng tỏ mọi chuyện. “Đoạn đó là được thêm vào”, biên kịch Đoàn Minh Tuấn nói.

    Cũng phải nói thêm, bộ phim 21 tỷ đồng này được thanh toán theo quy định Nhà nước dựa trên số mét phim nhựa.

    “Làm phim lịch sử rất khó. Mà ngại nhất làm phim lịch sử như cái ǵ có sẵn, đặt hàng, tuyên truyền, vạch theo một đường vạch sẵn. Như thế nó khó thú vị, v́ sự khám phá mới làm phim lịch sử thú vị”, đạo diễn Phan Đăng Di nói.

    Cũng theo đạo diễn này, đă có một bệnh chung của phim lịch sử Việt Nam. “Số phận chung của phim lịch sử Việt Nam là hoặc mô phạm cứng nhắc hoặc hời hợt theo một cách ḿnh không thể hiểu được. Người ta làm lịch sử một cách khiên cưỡng. Không nh́n theo hướng có rút được ǵ trong đó”./.

    Trinh Nguyễn
    Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp

    http://vov.vn/van-hoa/dien-anh/bo-ph...ong-353308.vov

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    nào chúng ta cùng" phượt "lên Điện Biên.
    Tôi thực t́nh chả hiểu cái chữ " Phượt " này nghĩa là ǵ ? Dzọt chăng ?

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chi triệu đô làm phim cất kho là...

    hoàn thành "sứ mệnh"?

    Thứ 4, 06:23, 24/09/2014

    VOV.VN -Chả nhẽ cứ đầu tư hàng chục tỷ vào những bộ phim mà sứ mệnh của nó chủ yếu nằm “đắp chiếu” trong kho chờ dịp lễ lạt mang ra chiếu miễn phí.

    Những bộ phim tuyên truyền nhân các dịp kỷ niệm lớn của đất nước thường được nhà nước đầu tư khá mạnh tay. Tuy nhiên chúng thường có “kịch bản” với số phận hẩm hiu giống nhau đó là “cất kho” ngay sau các đợt kỷ niệm v́… “đă hoàn thành sứ mệnh của ḿnh”.

    “Về mục đích chiếu trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước, bộ phim này đă hoàn thành xong sứ mệnh của nó - ông Phan Đ́nh Thanh, Phó cục Trưởng Cục điện ảnh đă khẳng định như vậy trên Tuổi trẻ về bộ phim “Sống cùng lịch sử” phải huỷ chiếu rạp v́ không bán được vé.

    Bộ phim 21 tỷ có cái tên rất “cúng cụ” này đang "gây băo" dư luận với câu hỏi về hiệu quả của phim tuyên truyền là ǵ nếu không ai muốn xem. Chả nhẽ cứ đầu tư hàng chục tỷ vào những bộ phim mà sứ mệnh của nó chủ yếu nằm “đắp chiếu” trong kho chờ dịp lễ lạt mang ra chiếu miễn phí.



    Cảnh trong phim "Sống cùng lịch sử"

    Vậy có nên tiếp tục đổ cả đống tiền của dân vào những bộ phim “cúng giỗ”? Hiệu quả tuyên truyền làm sao có được khi công chúng không đón nhận.

    Một bộ phim được đầu tư rơ là nhiều tiền, do những đạo diễn, biên kịch nổi tiếng, hăng phim truyện lớn nhất thực hiện… liệu đă là những điều kiện đủ cho để cho ra đời một tác phẩm “để đời”?

    Bởi “bất chấp những đại cảnh dày công lên tới 300 diễn viên, những cú lia máy, chọn góc quay tốt, diễn viên nhập vai tốt, phim chỉ là liên tiếp những câu chuyện minh họa về các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đ́nh Giót. Bản thân các nhân vật này không hề có thêm màu sắc, chi tiết, sự cá nhân hóa tính cách. Chỉ chằn chặn như trong chuyện kể lịch sử phổ thông”, nhà báo Trinh Nguyễn nhận xét.

    Đạo diễn Thanh Vân là một người có tài nhưng anh lại phải nhất nhất thực hiện theo kịch bản có sự kiểm duyệt sát sao. Kịch bản của một bộ phim tuyên truyền th́ thường phải đủ đầy, món ǵ cũng có chằn chẵn như đi ăn cỗ ở quê và nhất nhất như… trong sách giáo khoa lịch sử. Mà sách lịch sử được dạy trong nhà trường được “ca ngợi” thế nào ai cũng rơ.

    “Cứ mỗi khi đến dịp kỷ niệm là có phim th́ không thể vượt qua được hai tiếng tuyên truyền. Nghệ thuật mà cứ đặt vào con đường của tuyên truyền th́ nghệ thuật không phải của công chúng mà là của ai đó. Chúng ta phải làm cho khán giả thích chứ không phải làm cho cấp trên thích. Nếu không th́ nội dung phim sẽ luôn là sự cứng nhắc và cũ kỹ. Tôi tin là với khả năng của anh Thanh Vân và tác giả kịch bản Đoàn Minh Tuấn, nếu để các anh có sự chủ động th́ phim sẽ hay hơn nhiều. Tôi đă từng làm một vài phim tuyên truyền thế này nên tôi rất hiểu, khó kinh khủng”, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ.

    Bên cạnh những sai lầm như thiếu chiến lược quảng bá, tên phim quá dở… có lẽ không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng là sự kiểm duyệt kịch bản. Một kịch bản tṛn trịa sẽ không thể dẫn đến một bộ phim hay. Các nhà quản lư văn hoá và điện ảnh cũng cần có một tư duy cởi mở đối với những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

    Hăy xem dân ta say sưa thế nào với các bộ phim lịch sử nước ngoài trong khi lịch sử nước nhà với biết bao biến cố hào hùng nhưng lại chưa có một tác phẩm nào xứng tầm. Đây chính là một món nợ với văn hoá lịch sử mà những người quản lư trên lĩnh vực văn hoá nước nhà phải trăn trở, phải trả cho bằng được.

    Chỉ khi nào chúng ta ṣng phẳng trong việc qui trách nhiệm cá nhân cụ thể, xoá bỏ tư tưởng bao cấp, đổi mới tư duy làm phim lịch sử, mời gọi tư nhân cùng nhà nước vào cuộc và mở rộng cửa đón nhận những sáng tạo nghệ thuật mà không sợ bị “chụp mũ”, th́ lúc đó sẽ có những bộ phim bán được vé và khi đó những thông điệp “tuyên truyền” sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết./.

    Thuê Ngọc Trinh mặc nội y quảng cáo; Chi triệu đô làm phim đắp chiếu: Đều phí tiền!

    PV/VOV.VN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 07-11-2015, 12:56 PM
  2. Replies: 8
    Last Post: 25-02-2014, 09:43 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 31-08-2012, 11:21 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 10-02-2012, 08:06 AM
  5. Replies: 11
    Last Post: 12-04-2011, 11:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •