Results 1 to 6 of 6

Thread: Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ Việt từ Mỹ đến Hongkong

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ Việt từ Mỹ đến Hongkong

    Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ Việt từ Mỹ đến Hongkong



    Cô Nancy Nguyen đứng tại khu Central Mong Kok, Hongkong, phía sau là các sinh viên Hongkong tập trung đ̣i dân chủ

    Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Nancy Nguyễn một cô gái thật trẻ tự nguyện đến từ Hoa Kỳ để tận mắt nh́n những hoạt động dân chủ của sinh viên Hongkong. Trước tiên Nancy Nguyễn cho biết:

    Nancy Nguyễn: Nancy đă đi qua Hongkong hôm thứ bảy vừa rồi. Chủ yếu là đi theo ư thích của cá nhân chứ không phải công ty hay phái đoàn.

    Mặc Lâm: Khung cảnh đầu tiên gây ấn tượng nhất cho Nancy khi Nancy bước xuống HongKong là ǵ?

    Nancy Nguyễn: Khi bước xuống sân bay th́ nhận thấy các bạn trẻ ở sân bay rất nhiệt t́nh. Họ chỉ cho ḿnh rất là tường tận v́ ḿnh từ nơi xa xôi tới nên ḿnh không hiểu ǵ hết. Ḿnh nói là ḿnh muốn tới khu central này và họ chỉ cho ḿnh biết phải đi xe lửa ra sao, đến nhà ga nào ra sao...một cách rất là cặn kẻ. Không có các bạn chỉ dẫn như vậy th́ chắc là khó có những phóng viên hay các kư giả nước ngoài có thể tiếp cận được với khu biểu t́nh.

    Đi tới nơi th́ những bạn trẻ HongKong ngay tại khu biểu t́nh rất, rất là thân thiện. Thân thiện cho tới nỗi ḿnh không thể nào ngờ được luôn. Họ dễ thương vô cùng. Họ giúp cho ḿnh hầu như tất cả mọi thứ, tất cả những “request” nào ḿnh muốn-từ vấn đề internet, sạc pin cho đến đặt pḥng khách sạn. Nhiều khi họ c̣n đưa ḿnh đi mua thẻ điện thoại, mua dù, tất cả mọi thứ nữa.

    Mặc Lâm: C̣n sinh hoạt của họ khi họ họp nhóm hay chuẩn bị một cái ǵ đó th́ Nancy thấy cách làm việc của họ có khoa học hay không hay là họ chỉ làm theo cảm tính thôi?

    Nancy Nguyễn: Hầu như không thấy họ họp nhóm lại với nhau. Ở bên này, Nancy nhận thấy tất cả có vẻ như rất rơ ràng. Họ không có phải cần “training” ǵ hết. Có những tổ đưa người đi lại giữa các bậc thềm.

    Không có người này th́ người kia; Hoặc có những nhóm chuyên ngồi trong những cái lều để canh đồ đạc hay dụng cụ, thiết bị hay nước uống không không cần phải “training” ǵ hết. Người này về th́ người khác vô ngồi thay. Đặc biệt là hầu như không bao giờ thấy họ họp lại. Họ luôn luôn nói chúng tôi không có lănh đạo, không có leader.


    Mặc Lâm: Mấy ngày nay Nancy có thời gian nào tiếp xúc được với Joshua Wong hay không?

    Nancy Nguyễn: Có lẽ là v́ lư do an toàn, anh ấy né hơi kỹ nên rất là khó khăn. Có mấy khi anh ra ngoài nói chuyện có được gặp nhưng nói chuyện xong một cái là chạy liền. Kư giả rượt theo anh ấy không kịp.

    Mặc Lâm: Theo Nancy nhận xét th́ thái độ của cảnh sát đối với người biểu t́nh có vượt qua sự tưởng tượng của Nancy hay không - Tức là cảnh sát th́ phải hùng hổ, phải mạnh bạo hay là họ có những thái độ thân thiện đối với sinh viên?

    Nancy Nguyễn
    : Ở cả hai bên cảnh sát rất là thân thiện với người dân. Ở bên Central th́ thân thiện hơn. Bên Mong Kok th́ họ chỉ đứng để canh không cho bạo động xảy ra mà thôi. Cái đó là một trong những khác biệt lớn giữa Việt Nam và HongKong.

    C̣n về thái độ của những người biểu t́nh ở HongKong th́ trên cả tuyệt vời. Họ rất là thân thiện. Họ luôn luôn nói với nhau, dặn ḍ nhau là lúc nào cũng phải “keep calm”, lúc nào cũng phải b́nh tĩnh, luôn dọn rác.

    Cái message họ đứa ra rất thống nhất, rất đồng bộ. Họ chỉ nói là chúng tôi muốn dân chủ, hết rồi. (We just want democracy. That’s it). Với cái message xuyên suốt cuộc biểu t́nh như vậy làm representative, làm đại diện rất là hay ở chỗ không cần một nhóm người trong ban tổ chức đứng ra đại diện để trả lời báo chí. Hầu như tất cả mọi người đều có thể trả lời báo chí, trả lời press được hết.

    Mặc Lâm
    : Đó là cảnh sát. C̣n những thành phần được xem là côn đồ hay những thành phần mà họ gọi là “người dân tự phát” với những hành động nóng giận của họ th́ sinh viên phản ứng lại ra sao, Nancy?




    Cô Nancy Nguyen (phải) đang hỏi chuyện các sinh viên Hongkong. (ảnh từ facebook)

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 12-10-2014 at 09:18 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nancy Nguyễn: Ở đây đúng là cũng có những đợt ẩu đả hay là cải vă nhưng không phải là giữa những người to tiếng với nhau mà chủ yếu là bởi v́ họ rất là phẫn nộ khi mà xảy ra những chuyện như là có lời qua tiếng lại giữa hai bên: protest và anti-protest. Cảnh sát giăn ra và bảo vệ những người anti-protest rời khỏi hiện trường một cách an toàn mặc dù những người trong nhóm này có những hành động trái pháp luật. Họ vẫn được cảnh sát bảo vệ để đưa ra khỏi hiện trường khiến người dân rất phẫn nộ. Họ giận dữ vô cùng. Họ nói như vậy là không công bằng.

    Mặc Lâm: Và hôm nay một số rất lớn sinh viên đă về nhà. Số c̣n lại th́ thái độ cũng như sự chuẩn bị của họ cho ngày mai như thế nào? Có thể họ tiếp tục hay sao?

    Nancy Nguyễn: Thật ra hiện tại ở đây số lượng sinh viên rất là đông. Đông đến mức ḿnh không ngờ tới. Họ đứng chật hết một ngă tư đường. Nói chuyện với một bạn sinh viên hỏi về vấn đề các bạn có nhất định ở lại đây cho tới ngày cuối cùng hay không th́ họ nói là chúng tôi sẽ ở đây cho tới khi nào HongKong có dân chủ mới thôi. Họ sẽ không dời đi, không bỏ cuộc.

    Mặc Lâm: Theo Nancy th́ t́nh h́nh này có thể c̣n kéo dài được nữa hay không hay chỉ trong ṿng một thời gian ngắn nữa th́ sự mệt mỏi của sinh viên sẽ làm cho phong trào xẹp xuống và đâu lại vào đấy. Nancy có nghĩ là họ sẽ tiếp tục lâu dài không?


    Nancy Nguyễn: Ngay ngày hôm nay, chính quyền đă chính thức trả lời trên báo chí là đồng ư ngồi lại, bàn thảo với sinh viên (có conversation với sinh viên) trong thời gian rất ngắn tức là vào cuối tuần này. Thành ra không biết cuộc thương lượng (agreement) của họ sẽ ra sao. Nếu cuộc thương lượng này có sự nhượng bộ th́ tuyệt vời nhất. Nếu không th́ có thể họ sẽ bám trụ lại.

    Khi được hỏi nếu mà như vậy các bạn sẽ bám trụ cho đến bao giờ th́ họ luôn luôn trả lời rằng chúng tôi sẽ bám trụ lại ở đây cho tới khi nào HongKong có dân chủ. Nancy có hỏi chừng mười mấy người th́ họ đều trả lời như vậy hết.

    Thậm chí ngay trong đêm có biểu t́nh, có tin là sẽ có đàn áp tức là đêm Chủ Nhật vừa rồi th́ chính Nancy ở ngay chỗ quảng trường mà họ phát cho ḿnh một tờ giấy. Trên tờ giấy đó có đề là “Nếu như bạn bỏ đi ngày hôm nay, vào lúc này, bạn sẽ trở thành nô lệ măi măi.” Có nghĩa là họ không có ư định rút lui.

    Nhưng điều mà họ lo sợ nhất đó là t́nh trạng này kéo dài th́ họ sẽ không thể tranh thủ được mối quan tâm của truyền thông quốc tế nữa. Nhất là trong thời gian sắp tới đây có thể có những phái đoàn báo chí quốc tế như CNN, BBC... họ bắt đầu đưa phóng viên trở về nước. Như vậy vấn đề HongKong không c̣n được quan tâm nhiều như trước. Đó là điều họ lo sợ nhất chứ không phải họ lo từ từ bị mất lửa và sẽ không có tiếp tục tham gia.

    Mặc Lâm: Chúc Nancy vui và tiếp tục theo dơi để đưa những tin nóng sốt nhất cho người Việt trên toàn thế giới. Một lần nữa cảm ơn Nancy rất nhiều.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014064015.html


    * * *


    Xem thêm :

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...=26655&page=20
    Last edited by Tigon; 12-10-2014 at 09:15 PM.

  3. #3
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Hỏi nhỏ

    Tôi ngu muội nên xin hỏi :
    Cho là biểu t́nh SV Hồng Kong thành công ,đạt hiệu quả đi !
    Rồi bên VN có ảnh hưởng ǵ không ??Bắt chước ??....v.v
    Đâu quư vị tiên đoán thử coi ,chú tôi không muốn nghe b́nh luận ,lư lẽ nầy kia nọ,rồi kết cuộc "có thấy ǵ đâu" ....!
    Hay tôi t́m nhà tiên tri vủ trụ Trần Dần để hỏi xem sao nhá !

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phía sau cuộc “cách mạng Dù” ở Hồng Kông

    Trước đây, mỗi khi nhắc đến Hồng Kông th́ tôi (có thể cả rất nhiều người) chỉ biết về nơi đây là mảnh đất hăng sặc mùi tiền và trào lưu khoe của. Nhưng hơn tuần qua, cơn thịnh nộ chính trị của học sinh, sinh viên, và người dân nơi đây đă thu hút sự quan tâm của cả thế giới và khiến tôi có cái nh́n khác hơn về quốc gia nhỏ bé này.




    Rơ ràng bài học Thiên An Môn 25 năm trước c̣n lồ lộ trước mắt. Biểu t́nh chống lại chính quyền Bắc Kinh là hành động hết sức nguy hiểm. Vậy cái ǵ đă đứng sau hậu thuẫn cho phong trào ấy, và v́ sao sinh viên nơi đây lại ngoan cường và quyết liệt đến vậy?

    Phải chăng họ không thể tiếp tục sống dưới mức con người (sub human) hay làm “con người hạng hai” trong thế giới văn minh ở đầi thế kỷ 21 này nữa. Hay họ không muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh đối xữ với ḿnh như con nít, cứ vỗ đầu, hứa cho kẹo rồi đá đít. Cũng có thể họ ư thức rằng, khi Bắc Kinh đă trấn lột được một quyền th́ các quyền con người khác sẽ tiếp tục bị lột sạch, chẳng mấy chốc họ sẽ trần trụi như dân lục địa.

    Nếu cho đó là “động cơ” của cuộc biểu t́nh th́ tại sao Trung Quốc đại lục, Việt Nam hay Bắc Hàn lại không giám đấu tranh như họ. Trong khi quyền con người ở những xứ sở này c̣n thấp tệ hơn nhiều lần ở Hồng Kông.

    Có nhiều ư kiến cho rằng, sau 50 mươi năm sống trong thể chế pháp trị của Anh quốc. Người Hồng Kông đă quen với một xă hội được đề cao nhân quyền, tự do và dân chủ. Bởi vậy sự o ép và lạm quyền của Bắc Kinh chẳng khác nào dùng rơm khô bọc quả cầu lửa. Vậy tại sao lực lượng ṇng cốt trong cuộc biểu t́nh không phải là những người trưởng thành có tiếng nói “nặng kư” trong xă hội mà lại là sinh viên, học sinh?

    Tất nhiên, những giả thuyết trên đều có phần đúng. Nhưng tôi nghĩ c̣n một lư do khác mà đa số chúng ta đều đă bỏ quên đó là hệ thống và chất lượng nền GIÁO DỤC của quốc gia này. Nó cũng là lời giải thích cho tính dũng cảm và sự kiên quyết của học sinh và sinh viên Hồng Kông.

    Nếu như ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn môn Triết Học (thấp hơn là giáo dục công dân) được chính quyền và các nhà giáo áp đặt đặt lên bàn thờ bằng một mớ khuôn mẫu giáo điều với một tư duy và ư thức nô lệ th́ ở Hồng Kông hoàn toàn ngược lại. Học sinh được học thứ triết học mở, liên hệ trực tiếp vào những vấn đề của cuộc sống nhân sinh, giúp phát triển khả năng tư duy độc lập, óc phán đoán, để hiểu về cuộc sống; về thân phận con người; về hạnh phúc, tự do, chân lư; về sự khác biệt; về nghệ thuật…

    Không những thế, khi nh́n lên bảng xếp hạng trong những công tŕnh nghiên cứu của các tổ chức giáo dục th́ ta thấy Hồng Kông luôn được xếp ở những vị trí tốp đầu của thế giới.

    – Theo đánh giá của công tŕnh nghiên cứu băng h́nh TIMSS năm 1999 th́ chất lượng giáo dục Hồng Kông đứng thứ 2 trong mười quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới, trên cả Mỹ.

    – Ở bảng xếp hạng của PISA (Program for International Student Assessment) năm 2012 th́ vị trí của Hồng Kông cũng không hề thay đổi, họ chỉ đứng sau Phần Lan.

    – Trong bảng xếp hạng công bố ngày 13/05/2012 của QS (tổ chức thực hiện xếp hạng Đại Học thế giới). Hồng Kông một lần nữa được khẳng định là một trung tâm giáo dục hàng đầu châu Á, khi nắm giữ 3 suất trong tốp 4 của châu lục.

    Là người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, tôi không muốn dừng lại ở bảng xếp hạng. Ngoài các công tŕnh nghiên cứu, tôi t́m đọc thế các tài liệu của viện IRED (Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục) đi sâu vào hệ thống chương tŕnh giảng dạy ở Hồng Kông từ mầm non đến ĐH tôi càng hiểu thêm về lư do v́ sao học sinh và công dân nước này lại dũng cảm và kiên quyết đấu tranh cho tự do và nhân quyền đến vậy. Dù họ ư thức được hành động ấy có thể dẫn đến bạo lực và cái chết.

    Từng là thuộc địa của Anh, hệ thống giáo dục Hồng Kông gần giống như Anh quốc. Riêng ở bậc Đại Học có nhiều điểm tương đồng với Mỹ. Đặc điểm phân cấp trong hệ thống giáo dục của Hồng Kông gồm có: 3 năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông và một khoá 2 năm học chương tŕnh cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination).

    Ở bậc mầm non và tiểu học, trẻ em nơi đây đă được vun bồi ư thức tự do từ tấm bé, miễn không nguy hiểm cho bản thân và cản trở người khác được tự do. Chúng sớm hiểu rằng nó chỉ có thể đạt được điều nó mong muốn nếu cũng để cho người khác đạt được sự mong muốn của họ. Ở đây không có sự biệt đăi nào dành cho trẻ em nhà giàu hay quyền thế. Tất cả đều có được sự tôn trọng và công bằng như nhau.

    Ở chương tŕnh phổ thông, học sinh được đào tạo phát triển toàn diện về sức khoẻ, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt. Mang các giá trị của một xă hội công bằng và tự do. Tiêu chí ấy nó thấm vào tư duy, hành động, hàng ngày của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tạo ra một sự nhất trí chung thống nhất từ trong tư tưởng, hành động đến kết quả. Phần lớn các trường phổ thông hỗn hợp ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng: trường công (ít), trường được bao cấp và trường tư. Các trường được bao cấp cho đến nay là loại phổ biến nhất, bao gồm trợ giúp của chính quyền và trường trợ cấp được quản lư bởi các tổ chức từ thiện thường có liên quan tới các tổ chức tôn giáo.

    Ở bậc Đại học, Hồng Kông có 9 trường công và một số trường tư do Pḥng Giáo dục và Nhân lực của Đặc khu Hành chính Hồng Kông quản lư. Với một lực lượng giảng viên hàng đầu thế giới, đào tạo đa ngành nghề, Hồng Kông luôn là điểm đến hấp dẫn cho nhiều du học sinh quốc tế. Thực hiện tiêu chí lấy sinh viên làm giá trị trung tâm, Đại học Hồng Kông chú trọng tạo ra một môi trường nghiên cứu ngoài giáo dục có lợi cho việc theo đuổi tri thức, tư tưởng và tự do ngôn luận, tuyên truyền vận động trong chính sách và thực tế, thúc đẩy sự hợp tác và tính đa dạng. Sinh viên được đào tạo thành những chuyên gia đầu ngành ghánh vác vai tṛ Lănh đạo, dẫn dắt xă hội về mặt trí tuệ và tư tưởng; Đại diện cho chân lư, công lư và lương tri của loài người.

    Như chúng ta đă biết, cái gốc của văn minh, hiện đại là giáo dục, mà giáo dục là nơi “sản xuất” ra Khoa Học, Công Nghệ, Kinh Tế, Văn Hoá, Tư Tưởng, Dân Trí… Bởi vậy, nếu đem nhốt một xă hội U Minh đă bị đồng hoá vào “khung sắt” của chế độ thô bạo, lũng đoạn và bức quyền th́ may ra họ c̣n ngoan ngoăn vâng lời. Nhưng nếu dùng “cái chuồng” ấy đi nhốt một xă hội văn minh, hiện đại th́ sớm muộn ǵ cũng bị phá huỷ và vỡ vụn.

    Có câu: “Con người là sản phẩm của giáo dục.” Qua những phân tích trên chúng ta đă thấy, “sản phẩm” của nền giáo dục Hồng Kông có “chất lượng” vượt trội hơn hẳn so với phần c̣n lại của thế giới. Đă là “sản phẩm” tốt th́ không chỉ nó “bền” mà c̣n có nhiều tính năng, ứng dụng, và làm được nhiều việc. Và tất nhiên nó cũng sẽ không chịu khuất phục trước thách thức của bất cứ một thế lực nào. Ngược lại nó có thể giám “thử thách” những thứ cũ kỹ, định kiến, giáo điều của thế giới này. Đó là lư do v́ sao chính quyền Bắc Kinh đă phải run sợ họ.


    Nguyễn Văn Thương


    http://haingoaiphiemdam.net/Nguyen-V...ong-Kong-19313

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ảnh này là từ ngày thứ 2 của cuộc biểu t́nh .

    Joshua Wong đă chống cự dữ dội khi bị cả hơn chục Cảnh Sat vây bắt . Cậu bé đă bị cảnh sát đánh , đấm , đá túi bụi , theo lời kể của các Sinh viên có mặt .

    Joshua Wong bị nhốt một đêm và được thả ngay hôm sau theo " lệnh cấp trên "

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hong Kong Cũng Có Kẻ Trở Cờ Như Ca Sĩ Hải Ngoại VN:

    V́ sao Thành Long ủng hộ Bắc Kinh?



    Không đợi đến sự kiện Occupy Central 2014 người ta mới biết Thành Long là kẻ như thế nào. Tháng 8-2013, ngay trong thời điểm vấn đề ô nhiễm không khí thành phố Bắc Kinh được cả thế giới biết đến với màn bụi khói mù mịt khủng khiếp, Thành Long đă đưa lên trang cá nhân tấm ảnh chụp bầu trời thành phố Bắc Kinh với lời b́nh:

    “Tôi tự chụp tấm ảnh này. Ai nói Bắc Kinh không có bầu trời xanh? Ôi bầu trời thật xanh, những cánh đồng thật xanh”.

    Lập tức cộng đồng mạng Trung Quốc đă ào vào c̣m với những câu đại loại: “Chưa thấy thằng nào khoái liếm đít Bắc Kinh như vậy”; “Đây mới là ngũ mao đảng (“dư luận viên” được đảng cộng sản Trung Quốc trả tiền) nổi tiếng nhất”; “Thành Long, mày làm tao phát ốm”; “Thành Long, mày đúng là thứ nô lệ bé nhỏ biết điều”…

    Đúng là một Thành Long quen thuộc trên màn bạc rất khác với một Thành Long với tư cách một công dân – một công dân không b́nh thường với thiên kiến chính trị không b́nh thường. Tháng 3-2004, khi nói về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Thành Long gọi đó là “tṛ hề lớn nhất thế giới”. Năm 2008, Thành Long mỉa mai và miệt thị những người (nhân sự kiện rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh) phản đối sự đàn áp Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Tháng 4-2009, tại diễn đàn Bác Ngao, đương sự lại thể hiện quan điểm chính trị bằng phong cách… “liếm” (xin lỗi!), khi nói, Hong Kong và Đài Loan rất hỗn loạn, rằng “tôi dần bắt đầu có cảm giác người Trung Quốc chúng tôi cần được kiểm soát”, rằng “tôi không biết liệu có tự do hay không có th́ tốt hơn. Quá nhiều tự do dễ xảy ra hỗn loạn”. Ba năm sau, tháng 12-2012, Thành Long tiếp tục chỉ trích Hong Kong là “thành phố của chống đối”, đề nghị quyền biểu t́nh phải được hạn chế. Cùng tháng, trong cuộc phỏng vấn Phoenix TV, đương sự nói rằng, Mỹ - mảnh đất mang lại sự giàu có, nổi tiếng và thành công trong hơn ½ sự nghiệp điện ảnh ḿnh - là quốc gia tham nhũng nhất thế giới!

    Tại sao một người Hong Kong “gốc”, được giáo dục và sống trong môi trường dân chủ từ lọt ḷng đến trưởng thành như Thành Long lại “biến thái” như vậy (và nên gọi đó là “biến thái” hay c̣n từ nào khác chính xác hơn)? Có phải do công việc làm ăn (chuỗi rạp hát và một số hăng phim) tại Hoa lục mà Thành Long mới “buộc phải” như thế? Vấn đề e rằng không phải chuyện “nịnh một chút”. Tháng 3-2013, Thành Long đă được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: “Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội” – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến tŕnh hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với “đất mẹ”).

    Nh́n ở một góc độ, việc Thành Long có quan điểm chính trị thân Bắc Kinh, suy cho cùng, là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, nh́n bằng lăng kính xă hội phổ quát, một người lẽ ra phải biết phân biệt đúng sai, nói theo kiểu Kim Dung tiên sinh là “hắc bạch phân minh”, th́ sự chọn lựa của Thành Long - một nghệ sĩ có sức ảnh hưởng - cho thấy ở đây có một sự lệch lạc về tư duy. Nó dẫn đến sự móp méo nhân cách. H́nh ảnh này bây giờ rất tương phản với cậu bé chững chạc 17 tuổi Hoàng Chi Phong đang thu hút quan tâm toàn cầu, theo cách không hề giống với sự chú ư dành cho cậu quí tử Pḥng Tổ Danh của Thành Long.

    FB Mạnh Kim

    http://haingoaiphiemdam.net/HK-Cung-...anh-Kim)-19320

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •