Page 2 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 11 to 20 of 52

Thread: Hãy Chọn Cờ Vàng Chính Nghĩa, Vì Đại Cuộc

  1. #11
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    [INDENT][INDENT]
    Cờ Vàng và cờ Đỏ "sánh vai" tại hải ngoại ,một âm mưu thâm độc của Việt cộng !
    Ngô Xuân Tâm

    ...
    Dĩ nhiên là thâm độc rồi v́ dân hải ngọai chưa biết dùng giác quan thứ 6 thấy cái hiễm độc tụi CSHN bước/ đăp / dẩm đi lên chân ḿnh ...t́nh đời gọi là "chơi gác" , "chơi lợi dụng" , "chơi lường" ....vv .

    Chính CD CSHN phải làm gương trước cho phép Cờ Vàng và cờ Đỏ "sánh vai" tại trong nước .

    Vỡ kịch giả nhân giả nghĩa này mà tụi CSHN chưa đủ dũng khí làm nổi th́ đ̣i hỏi nơi ai ...

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Nam Nhi

    Nam Nhi (1)

    Nước mất lưu vong khắp ngă đường
    Noi gương nối bước bậc hiền lương
    V́ dân dạ chẳng mơ khanh tướng
    Giúp nước ḷng không mộng bá vương
    Hảo hán ơn nhà thề khắc cốt
    Hùng anh nợ nước nguyện ghi xương
    Nam nhi chí cả ngoài muôn dặm
    Hồ thỉ tang bồng sá viễn phương

    Nam Nhi (2)

    Rồng Lạc lưu vong khắp bốn phương
    Ơn nhà nợ nước khắc vào xương
    Lưu đày nửa kiếp hoài lưu luyến
    Biệt xứ một đời măi vấn vương
    Chặt dạ noi gương người chí sĩ
    Quyết ḷng nối bước bậc trung lương
    Làm trai đất Việt tâm luôn nhớ
    Chung sức kề vai mọi nẻo đường

    TTL
    Last edited by SilverBullet; 30-11-2014 at 01:11 AM.

  3. #13
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Hỏi để biết thêm, có bác nào giải thích dùm tôi ư nghĩa của những biểu tượng trong lá cờ vàng VN không ạ?
    - Có một post nào đó nếu tôi nhớ khg lầm th́ Ph TỰ HÀO LÀ XUẤT THÂN TỪ VÙNG CỜ VÀNG .(tức là lúc bé đươc giáo dục dạy cho biết biễu tượng cờ Vàng là ǵ rồi )

    - Có một post nào đó nếu tôi nhớ khg lầm th́ Ph LẬP LUẬN CỜ VÀNG CÓ LỊCH SỮ THẾ NÀY THẾ NỌ (rất vững chắc) CHO AI ĐÓ NGHE TẠI FORUM KHÁC .

    ===> Th́ chính Ph phảỉ tự hiểu rơ biểu tượng trong lá cờ Vàng VN ..Sao lại hỏi kiểu "chọc giỡn" thế này được chứ !

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by Viet xưa View Post
    Dĩ nhiên là thâm độc rồi v́ dân hải ngọai chưa biết dùng giác quan thứ 6 thấy cái hiễm độc tụi CSHN bước/ đăp / dẩm đi lên chân ḿnh ...t́nh đời gọi là "chơi gác" , "chơi lợi dụng" , "chơi lường" ....vv .

    Chính CD CSHN phải làm gương trước cho phép Cờ Vàng và cờ Đỏ "sánh vai" tại trong nước .

    Vỡ kịch giả nhân giả nghĩa này mà tụi CSHN chưa đủ dũng khí làm nổi th́ đ̣i hỏi nơi ai ...
    Chính xác !!!:)

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by Ba Trợn View Post
    Nh́n cờ vàng ba sọc thanh nhă.

    ....
    Vâng, như "rồng bay phụng múa" trong gió...

    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    MẶT TRỜI KHÔNG BAO GIỜ LẶN BÊN TRÊN LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ

    MẶT TRỜI KHÔNG BAO GIỜ LẶN
    BÊN TRÊN LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
    Trần Gia Phụng

    Hiện nay, người Việt hải ngoại sống rải rác khắp các nơi trên thế giới. Không kể dân số trong nước, người Việt hải ngoại ít nhất cũng gần 3 triệu người. Riêng tại thành phố Toronto và vùng phụ cận khoảng 80,000 người. Ở khắp mọi nơi, người Việt họp thành những cộng đồng đang càng ngày càng lớn mạnh. Mỗi cộng đồng đều có một biểu tượng riêng. Nh́n vào biểu tượng đó, người ta biết nguồn gốc, văn hóa, căn tính của mỗi cộng đồng. Ngược lại, từ nguồn gốc, văn hóa của cộng đồng, người ta cần t́m một mẫu số chung để chọn biểu tượng cho cộng đồng. Vậy mẫu số chung để có thể trở thành biểu tượng của cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay là ǵ?

    Trước hết, cộng đồng người Việt hải ngoại gồm có các thành phần sau đây: 1) Những người ra đi trước biến cố 30-4-1975. 2) Những người vượt biên sau biến cố 30-4-1975. 3) Những người được bảo lănh. 4) Những người xuất khẩu lao động.

    Trước năm 1975, hai đợt người ra đi chính: Đợt thứ nhất gồm những người do nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương tuyển mộ và đưa sang Pháp từ năm 1915 đến năm 1919, khoảng 100,000 người trong đó khoảng một nửa là lính chiến đấu, một nửa là lính thợ (ouvrier non spécialisé gọi tắt là ONS). (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận tập 3, Paris: Nxb. Tân Á, 2002, tr. 1673.) Sau thế chiến thứ nhất, một số trở về và đa số ở lại Pháp. Đợt thứ hai là những du học sinh từ năm 1949 đến năm 1975, không phải chỉ đi Pháp mà c̣n đến các nước khác trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand…Khi xảy ra biến cố 30-4-1975, hầu hết đều ở lại nước ngoài.

    Sau biến cố 30-4-1975, nhiều người vượt biên tỵ nạn cộng sản bằng đường biển hay bằng đường bộ. Cuộc vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1995, có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ 1975 đến 1989 là năm Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn. Giai đoạn thứ hai từ 1989 đến 1995. Từ năm 1996, CUTNLHQ đóng cửa vĩnh viễn các trại tỵ nạn. Cuộc vượt biên trong giai đoạn thứ hai khó khăn hơn v́ phải trải qua “thanh lọc” tư cách tỵ nạn, mới được nhận đi định cư. Tổng số người vượt biên đến định cư được ở nước ngoài lên đến gần 1 triệu người và số người tử nạn trên đường vượt biên, không đến được miền đất tự do, khoảng 500,000 người. (Các số liệu nầy theo Người Việt Online ngày 28-10-2004.)

    Những người vượt biên, một khi đă ổn định cuộc sống ở một nước khác, bắt đầu bảo lănh thân nhân ra nước ngoài. Đó là những người ra đi theo chương tŕnh O.D.P. (Orderly Departure Program). Ngoài ra, c̣n có một số khá lớn những người đi theo chương tŕnh HO là chữ mà người Việt thường dùng để gọi chương tŕnh The Special Released Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương tŕnh đặc biệt tái định cư cựu tù cải tạo được phóng thích), bắt đầu từ năm 1989, do chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho các nhân viên và quân nhân chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa bị ba năm tù cộng sản trở lên và gia đ́nh, tái định cư tại Hoa Kỳ.

    Cuối cùng, cộng đồng người Việt hải ngoại c̣n có những sinh viên du học hay công nhân xuất khẩu lao động qua Liên Xô và Đông Âu, xin tỵ nạn ở các nước ngoài khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991. Số liệu trong nước cho biết số nầy lên đến 300,000 người. Sau đó, nhiều người trong số nầy t́m cách chuyển qua sinh sống ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

    Như vậy, dù ra đi trước năm 1975, dù vượt biên sau năm 1975, dù bảo lănh, HO hay xuất khẩu lao động, người Việt ở hải ngoại nói chung đều là những người không muốn sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam, ra nước ngoài để t́m một đời sống tự do mới ở nước ngoài, có thể nói chung là những người tỵ nạn cộng sản hoặc bất đồng với chế độ cộng sản. Nếu không bất đồng với chế độ cộng sản, th́ người ta đă về nước sinh sống sau năm 1975, khi đất nước do chế độ cộng sản kiểm soát. Có một điểm cần lưu ư là sau năm 1975, nếu có người nào nói rằng vượt biên hay ra nước ngoài v́ lư do kinh tế, th́ chắc chắn Cao uỷ tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đă trả người đó về Việt Nam, hoặc chính các nước bảo trợ cũng không chấp nhận cho đến tỵ nạn kinh tế.

    Tuy nhiên, giả thiết như, xin nhấn mạnh chỉ giả thiết mà thôi, có một người can đảm tự nhận ra đi v́ lư do kinh tế, có nghĩa là chế độ cộng sản ở trong nước không tạo được điều kiện để cho người đó sinh sống, hay nói cách khác người đó hoặc bất đồng với chế độ cộng sản, hoặc là nạn nhân kinh tế của chế độ cộng sản, nên mới kiếm cách bỏ ra nước ngoài sinh sống. Vậy người đó không phải là nạn nhân chính trị, th́ cũng có thể xem là nạn nhân kinh tế của chế độ cộng sản.

    Như thế, có thể nói tính chất chung của người Việt hải ngoại là những người tỵ nạn cộng sản, dù ra đi từ Bắc hay Nam Việt Nam, dù trước hay sau năm 1975, dù vượt biên hay bảo lănh, dù là v́ lư do chính trị hay lư do kinh tế. Vậy biểu tượng chung cho người Việt hải ngoại, dầu ra nước ngoài v́ bất cứ lư do nào, chắc chắn không phải là lá Cờ đỏ sao vàng, biểu tượng của chế độ đă gây ra cảnh tỵ nạn.

    Trên thế giới, lá Cờ đỏ sao vàng chỉ được treo trong các ṭa đại sứ hay lănh sự Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN). Các ṭa đại sứ hay lănh sự CHXHCNVN ở hải ngoại nói cho cùng chỉ đại diện cho nhà cầm quyền Hà Nội, phụ trách công việc giao dịch của chế độ cộng sản, chứ chẳng phải là đại diện cho người Việt ở hải ngoại. Hiện nay chế độ CHXHCNVN hầu như không có hay có rất ít công dân ở hải ngoại. Đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đều là những người tỵ nạn cộng sản, trốn tránh cộng sản như trốn tránh ác quỷ, và người Việt hải ngoại đều đă nhập quốc tịch các nước sở tại, tức là công dân các nước ngoài, chẳng cần ǵ đến sự giúp đỡ của các ṭa đại sứ hay lănh sự CHXHCNVN.

    Ví dụ một người gốc Việt, có quốc tịch Canada hay Hoa Kỳ, tức công dân của hai nước nầy, đi du lịch, làm ăn buôn bán tại các nước trên thế giới, nếu có vấn đề ǵ trở ngại hay tai nạn nào, th́ ṭa đại sứ các nước nầy sẽ can thiệp, giúp đỡ hay bênh vực cho công dân của ḿnh, chứ đâu cần đến ṭa đại sứ cộng sản Việt Nam.

    Tại ṭa đại sứ CSVN, thỉnh thoảng có người đến làm giấy tờ xin đi Việt Nam, không phải với tư cách công dân Việt xin về nước, mà với tư cách công dân nước ngoài đến liên hệ với ṭa đại sứ của nước mà người đó muốn đi du lịch mà thôi. Cũng giống như chúng ta muốn du lịch các nước Âu Châu hay Nam Mỹ, chúng ta phải đến liên hệ với ṭa đại sứ các nước nầy.

    Lá cờ tượng trưng cho những người tỵ nạn cộng sản, dù là tỵ nạn chính trị hay tỵ nạn kinh tế, không ǵ khác hơn là biểu tượng của những nạn nhân cộng sản. Thích hợp nhất cho biểu tượng nầy chính là lá Cờ vàng ba sọc đỏ, v́ lá cờ nầy đă từng là lá cờ trên toàn cơi Việt Nam, cả Bắc và Nam Việt Nam từ năm 1948, chứ không phải riêng của miền Nam sau năm 1954, và lá cờ nầy cũng là nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam.

    Hiện nay, nơi nào có cộng đồng người Việt, th́ nơi đó có lá Cờ vàng ba sọc đỏ tung bay. Cộng đồng người Việt sinh sống khắp nơi trên thế giới, bao quanh quả địa cầu. Suốt ngày (24/24), không chỗ nầy th́ chỗ khác, ṿng quanh quả đất, khi nào cũng có lá Cờ vàng ba sọc đỏ phất phới dưới ánh mặt trời. Như thế, thực tế cho thấy rằng mặt trời tỏa sáng quanh năm trên lá Cờ vàng ba sọc đỏ, nếu chúng ta không quá hănh tiến để nói rằng MẶT TRỜI KHÔNG BAO GIỜ LẶN BÊN TRÊN LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.

    TRẦN GIA PHỤNG
    (Toronto, 24-3-2009)

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Lá cờ chính nghĩa - Phần 1 -

    Lá cờ chính nghĩa - Phần 1-

    Lời người viết: Sau khi bài "Mặt trời không bao giờ lặn bên trên lá Cờ vàng ba sọc đỏ" được đăng trên báo và đưa lên web, có một độc giả tự xưng là du học sinh Việt Nam gởi e-mail cho người viết và đưa ra hai câu hỏi: 1) Tại sao người viết nói rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện năm 1948 chứ không phải 1954 khi đất nước bị chia hai? 2) Nếu người viết bảo rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính nghĩa th́ người viết giải thích như thế nào về biến cố 1975? Xin cảm ơn anh du học sinh đă đặt câu hỏi. Sau đây là bài trả lời câu hỏi thứ nhất. Tôi sẽ trả lời câu hỏi thứ hai trong số báo sau.

    1.- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

    Năm 1945, sau thế chiến thứ hai, Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh (VM), một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), nhanh tay chiếm được chính quyền. Vua Bảo Đại (trị v́ 1925-1945) quyết định thoái vị và trao quyền lại cho mặt trận VM. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và ra mắt chính phủ lâm thời, chọn cờ của mặt trận VM là Cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.

    Không đầy mười ngày sau, trung ương đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra chủ trương VM độc quyền cai trị đất nước. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) [Về sau, đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục việc nầy qua điều 4 hiến pháp năm 1992.]

    Để bảo đảm độc tôn quyền lực, về đối nội, VM thực hiện kế hoạch mà VM gọi là "giết tiềm lực" hay "tiêu diệt tiềm lực", tức là tiêu diệt tất cả các đảng phái và tất cả các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, tất cả những người có khả năng nhưng không cộng tác với VM, có thể nguy hiểm cho VM hay trở thành đối thủ của VM trong tương lai.

    Về đối ngoại, VM nhượng bộ các lực lượng nước ngoài để rảnh tay đối phó với các lực lượng đối kháng trong nước, nhằm duy tŕ việc độc quyền chính trị. Khi Pháp gởi lực lượng, theo quân Anh tái chiếm miền Nam, rồi tiến ra Bắc nhằm thay thế quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng, VM liên tục nhượng bộ. Thấy VM yếu kém, ngày 18-12-1946, Pháp buộc VM phải giao quyền kiểm soát an ninh Hà Nội cho Pháp. Hồ Chí Minh họp trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Nội) trong hai ngày 18 và 19-12-1946, quyết định bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946. (Một nhóm tác giả, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.) Không thể để Pháp bắt và cũng không thể bỏ trốn nhục nhă, quyết định của hội nghị Vạn Phúc nhằm tạo cơ hội cho các nhà lănh đạo VM và đảng CSĐD thoát thân ra khỏi Hà Nội một cách chính thức. Thế là chiến tranh không tuyên chiến xảy ra.

    Trong khi chiến tranh tiếp diễn, VM tiếp tục chủ trương "giết tiềm lực". Trong các năm 1945, 1946, 1947 trên toàn quốc, VM giết khoảng 100,000 người ở tất cả các cấp từ trung ương xuống tới địa phương làng xă. Đứng đầu danh sách nầy là những nhân vật như Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ, Trương Tử Anh …

    V́ bản năng sinh tồn, những người theo chủ nghĩa dân tộc không cộng sản phải trốn tránh, bỏ ra nước ngoài, hoặc phải đến sinh sống tại vùng do Pháp tái chiếm khi Pháp trở lại Đông Dương, hay chẳng đặng đừng cộng tác với Pháp để thành lập tổ chức hành chánh địa phương tạm thời do Pháp bảo trợ, chống lại VM.

    Ở Nam Kỳ, chính phủ Cộng ḥa Lâm thời Nam Kỳ được thành lập tháng 6-1946, đổi thành chính phủ Nam Kỳ tự trị tháng 2-1947. Cũng trong tháng 2-1947, Pháp thành lập Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ tại Huế. Ra tới Hà Nội, Pháp thành lập Uỷ ban Lâm thời Hành chánh và Xă hội, c̣n được gọi là Hội đồng An dân tháng 5-1947. Tháng 10-1947, ông Nguyễn Văn Xuân, thiếu tướng trong quân đội Pháp, đă từng được Hồ Chí Minh cử làm quốc vụ khanh trong chính phủ VNDCCH ngày 2-9-1945, đứng ra thành lập chính phủ lâm thời Nam Kỳ.

    Việt Minh kết án chung tất cả các tổ chức nầy là Việt gian, tay sai thực dân Pháp. Tuy nhiên nếu những người nầy không hợp tác với Pháp để chống VM cộng sản, bảo toàn sinh mạng của chính họ, th́ không lẽ họ ngồi yên để chờ đợi VM tới bắt giết, như đă từng bắt giết Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi? Nếu Nguyễn Văn Xuân, một tướng lănh trong quân đội Pháp, là tay sai của thực dân Pháp, th́ tại sao Hồ Chí Minh lại cử làm quốc vụ khanh trong chính phủ của Hồ Chí Minh?

    2.- CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ XUẤT HIỆN

    Trong khi đó, trong một chuyến công du cho chính phủ VM qua Trung Hoa tháng 3-1946, theo lời cựu hoàng Bảo Đại, cố vấn chính phủ VM, ông bị phái đoàn VM bỏ rơi ở lại Côn Minh (Kunming) tháng 4-1946. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 242.) Cựu hoàng tự ư thức rằng VM bỏ rơi ông có nghĩa là VM không c̣n cần đến ông nữa, nên cựu hoàng bắt đầu tách ra khỏi chính phủ VM, qua trú ngụ ở Hồng Kông. Các lănh tụ trong các tổ chức hay đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc dần dần tập họp chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, yêu cầu cựu hoàng ra cầm quyền trở lại, nhằm tranh đấu giành độc lập và thống nhất đất nước.

    Về phía Pháp, sau một thời gian thương thuyết với VM nhưng thất bại, Pháp thay đổi chính sách từ tháng 9-1947, quay qua thương thuyết với cựu hoàng Bảo Đại để t́m một giải pháp mới. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương là Émile Bollaert gặp cựu hoàng Bảo Đại trên một chiếc tàu thả neo ở vịnh Hạ Long ngày 6-12-1947. Hai bên đồng kư bản thông cáo chung theo đó Pháp hứa trao trả độc lập cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam hứa sẽ cộng tác và ưu tiên sử dụng chuyên viên Pháp trong công cuộc kiến thiết đất nước.

    Sau cuộc nói chuyện sơ khởi trên đây, Bảo Đại qua Pháp tiếp tục vận động. Để tạo cơ chế hành chánh chung có thể nói chuyện với Pháp, khi trở về lại Hồng Kông, cựu hoàng uỷ cho Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam. Nguyễn Văn Xuân được Hội nghị các giới cầm quyền do Pháp bảo trợ và đại diện các đoàn thể, các đảng phái tại ba miền Bắc Trung, Nam Việt Nam, họp tại Sài G̣n ngày 20-5-1948, đồng ư ủng hộ làm thủ tướng.

    Ngày 1-6-1948 Nguyễn Văn Xuân chính thức công bố chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam gồm đầy đủ đại diện Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Hôm sau, 2-6-1948, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân công bố "Pháp quy lâm thời" (Statut provisoire), quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ ở giữa, quốc ca là bài "Tiếng gọi sinh viên", sau đổi là "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước.

    Khi chuẩn bị lập chính phủ, Nguyễn Văn Xuân đă cho trưng cầu ư kiến về việc chọn quốc kỳ. Lúc đó có năm lá cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ, gồm có ba lá cờ do uỷ ban đại diện ba miền Bắc, Trung và Nam phần đưa ra, và hai lá cờ do đại diện Phật Giáo Ḥa Hảo và đạo Cao Đài đề nghị. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận v́ có ư nghĩa nhất, lại không phức tạp, dễ thực hiện.

    Quốc kỳ mới do thủ tướng Nguyễn Văn Xuân công bố h́nh chữ nhật, chiều cao bằng hai phần ba chiều ngang, nền vàng giống như cờ của Trần Trọng Kim, nhưng thay v́ quẻ ly, nay đổi lại ba sọc đỏ bằng nhau, chạy dài theo chiều ngang của lá cờ. Chiều cao chia thành 3 phần bằng nhau. Ở phần giữa, ba sọc đỏ nằm xen kẻ với hai sọc vàng, tất cả năm sọc đều bằng nhau.

    Ngày 8-3-1949 cựu hoàng Bảo Đại kư với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée, tại Paris, theo đó chính phủ Pháp chính thức giải kết ḥa ước bảo hộ năm 1884, Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Sau những thủ tục pháp lư đưa Nam Kỳ, vốn là thuộc địa của Pháp, sáp nhập trở lại vào lănh thổ Việt Nam, nghĩa là đất nước được thống nhất, Bảo Đại trở về Việt Nam lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do ông làm quốc trưởng cuối tháng 4-1949.

    Lúc đó, trên đất nước Việt Nam có hai chính phủ. Chính phủ QGVN ở các thành phố và vùng nông thôn phụ cận. Chính phủ VNDCCH ở núi cao, rừng sâu và bưng biền. Khu vực cai trị của hai bên không có giới tuyến rơ rệt. Hai chính phủ theo hai đường lối hoàn toàn đối kháng nhau. Chính phủ QGVN chủ trương tự do dân chủ, đa đảng tuy có phần hạn chế v́ chiến tranh, và dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Chính phủ VNDCCH chủ trương độc tài toàn trị, độc đảng và dựa trên nền văn hóa Mác-xít. Hai chính phủ được tượng trưng bằng hai lá cờ cũng đối nghịch nhau: Cờ vàng ba sọc đỏ và Cờ đỏ sao vàng.

    Về phía QGVN, do đặc trính tự do dân chủ, nhiều chính phủ kế tiếp nhau cầm quyền. Cuối cùng, năm 1954 quốc trưởng Bảo Đại cử Ngô Đ́nh Diệm lập chính phủ. Ngô Đ́nh Diệm chính thức chấp chánh từ ngày 7-7-1954 (ngày Song thất). Hai tuần sau, hiệp định Genève được kư kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam ở sông Bến Hải (vĩ tuyến 17), VNDCCH ở phía bắc và QGVN ở phía nam.

    Ông Diệm ổn định t́nh h́nh miền Nam, tổ chức trưng cầu dân ư ngày 23-10-1955, thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Ḥa do ông làm tổng thống ngày 26-10-1955. Quốc hội lập hiến được bầu ngày 4-3-1956, bàn chuyện thay đổi quốc kỳ và quốc ca, nhưng chưa có mẫu vẽ quốc kỳ mới nào ưng ư hơn, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội ra quyết nghị hoăn bàn, và vẫn giữ quốc kỳ như cũ. Sau đó Quốc hội mở cuộc thi vẽ quốc kỳ mới; có tất cả 350 mẫu cờ và 50 bài nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, Quốc hội lập hiến một lần nữa ra tuyên bố không chọn được mẫu quốc kỳ và bài hát nào hay đẹp và ư nghĩa hơn, nên quyết định giữ nguyên màu cờ và quốc ca cũ làm biểu tượng quốc gia.

    Lá Cờ vàng ba sọc đỏ được miền Nam sử dụng cho đến năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt, với sự hậu thuẫn của Quốc tế cộng sản, cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30-4.

    Như thế, lá Cờ vàng ba sọc đỏ đă xuất hiện từ năm 1948 trên toàn quốc, chứ không phải chỉ xuất hiện sau năm 1954, ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước bị chia hai. Lá Cờ vàng ba sọc đỏ hoàn toàn đối nghịch với lá Cờ đỏ sao vàng chẳng những về màu sắc, nhưng quan trọng nhất đối nghịch cả về ư nghĩa chính trị. Một bên, Cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho tự do dân chủ và dân tộc; một bên, Cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho độc tài, đảng trị và quốc tế cộng sản.

    GS TRẦN GIA PHỤNG
    (Toronto, 04-04-2009)

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Lá cờ chính nghĩa - Phần 2 -

    Lá cờ chính nghĩa - Phần 2 -

    GS Trần Gia Phụng

    Lời người viết: Sau khi bài “Mặt trời không bao giờ lặn bên trên lá Cờ vàng ba sọc đỏ” được đăng trên báo và đưa lên web, có một độc giả tự xưng là du học sinh Việt Nam gởi e-mail cho người viết và đưa ra hai câu hỏi: 1) Tại sao người viết nói rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện năm 1948 chứ không phải 1954 khi đất nước bị chia hai? 2) Nếu người viết bảo rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính nghĩa th́ người viết giải thích như thế nào về biến cố 1975? Xin cảm ơn anh du học sinh đă đặt câu hỏi. Tuần trước, tôi đă giải thích câu hỏi thứ nhất, trong số báo nầy, tôi xin trả lời câu hỏi số 2.

    1.- BA MƯƠI THÁNG TƯ QUA THỜI GIAN

    Ngày 30-4-1975 là ngày quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều tài liệu về chiến tranh Việt Nam được tiết lộ, cho thấy sự thành bại giữa hai bên Việt Nam không phải do chính hai bên quyết định, mà do quyết định của những thế lực bên ngoài.

    Chiến tranh ở Việt Nam tái diễn vào năm 1960 bắt nguồn từ quyết định của đại hội 3 của đảng Lao Động (LĐ) diễn ra vào đầu tháng 9-1960 tại Hà Nội. Trong đại hội nầy đảng LĐ chủ trương VNDCCH sẽ tấn công VNCH để thống nhất đất nước. Muốn tấn công Nam Việt, Bắc Việt phải một lần nữa cầu đến viện trợ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) và Liên Xô cùng khối cộng sản. Không lẽ ngồi chờ chết, nên trong thế tự vệ, Nam Việt phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Đồng minh để chống lại Bắc Việt.

    Các cường quốc giúp đỡ hai phía Việt Nam đều có những mưu tính riêng tư về quyền lợi chính trị và kinh tế của họ. Liên Xô và CHNDTH muốn sử dụng Việt Nam để cầm chân Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, trong khi Liên Xô và CHNDTH bành trướng ở những vùng khác. Hoa Kỳ đến Việt Nam nói là để chận đứng làn sóng cộng sản đang có nguy cơ tràn xuống Đông Nam Á.

    Sau một thời gian có mặt ở Việt Nam, Hoa Kỳ nhận ra rằng Hoa Kỳ cần phải rút ra khỏi Việt Nam để đổi lấy mối liên lạc với CHNDTH, phá vỡ thế liên kết giữa CHNDTH và Liên Xô. Từ đó Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam.

    Dấu mốc quan trọng trong sự chuyển hướng chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1971 khi Hoa Kỳ không phủ quyết, để cho CHNDTH vào Liên Hiệp Quốc thay Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm viếng Bắc Kinh trong một tuần lễ từ 21-2-1972, mà Nixon cho rằng đây là một tuần lễ sẽ làm thay đổi thế giới.(John S. Bowman chủ biên, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 190.) Cuộc viếng thăm kết thúc bằng thông cáo chung Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972 trong đó hai bên đều đối chọi nhau trong tất cả các điều khoản, trừ điều chót là hai bên đồng ư tôn trọng sự khác biệt của nhau.

    Đặc biệt, ngày 2-6-1972, Henry Kissinger, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Châu Ân Lai, thủ tướng CHNDTH trong một cuộc hội kiến tại Bắc Kinh rằng: “Nếu chúng tôi có thể sống với một chính quyền cộng sản ở Trung Quốc, chúng tôi cũng có thể chấp nhận chính quyền đó ở Đông Dương.” (Kissinger Papers: U.S. OK with takeover-Bostom.com.)

    Xin chú ư cho rằng Kissinger tuyên bố chủ trương trên đây vào giữa năm 1972, trước khi Quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt giảm viện trợ cho VNCH. Do đó, việc làm của Quốc hội Hoa Kỳ, cắt giảm đến mức tối thiểu toàn bộ viện trợ Hoa Kỳ, cấm đưa quân đội ra nước ngoài, là phụ họa với chính sách của chính phủ Nixon, chứ không phải là khóa tay chính phủ Nixon.

    Câu tuyên bố của Henry Kissinger về chủ trương mới của Hoa Kỳ, chấp nhận sống chung với một chế độ cộng sản ở Đông Dương, chính là lời tiên báo cái chết của VNCH, mà năm 1954 Hoa Kỳ gọi là tiền đồng chống Cộng trẹn thế giới, v́ sau đó, hiệp định Paris được kư kết, Mỹ rút quân, cắt viện trợ. Quân lực VNCH đang anh dũng chiến đấu và những tài liệu mới cho thấy đang chiến thắng, v́ thiếu tiếp liệu, thiếu đạn dược, đành buông súng. Chiến tranh chấm dứt.

    Sơ lược như trên để thấy rằng lư do chính khiến chiến tranh Việt Nam nhanh chóng kết thúc v́ Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu và “thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa của Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô.” (Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Vermont: Steerforth Press, 1996, tr. 336.). Như thế, biến cố 30-4-1975 chỉ là sự đổi chác quyền lợi giữa các cường quốc.

    Đó là chuyện trước ngày 30-4-1975. Chuyện sau ngày 30-4-1975 th́ như thế nào? Theo CSVN, Bắc Việt tấn công Nam Việt là để giải phóng dân tộc ra khỏi ách thống trị của Mỹ ngụy. Giải phóng là cởi mở, từ t́nh trạng tù túng đến chỗ tự do, hạnh phúc. Tuy nhiên, miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung sau năm 1975 được xem là một cái lồng lớn, nhốt dân chúng Việt Nam dưới chủ nghĩa cộng sản. Chế độ độc tài đảng trị lộng hành. Ở đâu cũng phải có hộ khẩu. Đi đâu ở trong nước cũng phải xin giấy phép. Đời sống lầm than, cơ cực.

    Dân chúng vượt biên ra nước ngoài càng ngày càng nhiều. Các nước trên thế giới chỉ trích mạnh mẽ. Đảng LĐ đành phải đổi mới kinh tế. Dầu vậy, cho đến nay, hơn 30 năm sau ngày 30-4-1975, Việt Nam vẫn không có tự do tôn giáo, không có tự do chính trị, không có tự do báo chí… và chỉ có tự do tham nhũng, tự do đói nghèo, tự do đĩ điếm… Người dân muốn tỏ ḷng yêu nước cũng không được mà phải xin phép. Vậy cuộc giải phóng ngày 30-4-1975 là chuyện hoàn toàn phỉnh gạt.

    Khẩu hiệu của CSVN để kêu gọi dân chúng nổi dậy là “chống Mỹ cứu nước”. Cộng sản Việt Nam chống Mỹ cứu nước cách sao mà ngày nay, ở Việt Nam, Mỹ đi đầy đường. Trước kia, Mỹ chỉ đi lại ở miền Nam, nhạc Mỹ, trường Mỹ rất ít. Ngày nay, nhờ đảng LĐ chống Mỹ cứu nước mà Mỹ đi tràn lan cả Nam lẫn Bắc, ra tận Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Ĺên Sơn, Sapa… Nhạc Mỹ đâu đâu cũng nghe, trường Mỹ mọc lên ở các thành phố lớn. Thật tội nghiệp cho biết bao nhiêu thanh niên ưu tú đă nằm xuống v́ câu khẩu hiệu giả dối của đảng LĐ.

    Trong khi đó, cứu nước như thế nào mà năm 1979 sáu tỉnh biên giới phía bắc bị Trung Quốc tàn phá, rồi phải kư hiệp định nhượng đất năm 1999 và nhượng biển năm 2000. Chẳng những thế, các hải đảo bị lấn chiếm từ từ mà vẫn cúi đầu mời Trung Quốc vào Cao nguyên Nam Trung phần để khai thác bauxite. Vậy cứu nước hay bán nước?

    Một cuộc chiến thắng chỉ thật sự có ư nghĩa và chính nghĩa khi chiến thắng đó đem lại đời sống hạnh phúc ấm no cho toàn dân. Đàng nầy, biến cố 30-4-1975 chỉ đem lại độc tài, áp bức, tham nhũng,, bất công, tù đày, chà đạp nhân quyền và dân quyền của dân chúng Việt Nam.

    Như thế, ngày 30-4-1975, nói là ngày chiến thắng của VNDCCH, cũng là ngày lộng hành của phe xấu, nói như thượng nghị sĩ Mc Cain (tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ) giữa thành phố Sài G̣n năm 2000 rằng trong cuộc chiến vừa qua, phe xấu đă chiến thắng. Đó là lư do v́ sao lá cờ chính nghĩa, Cờ vàng ba sọc đỏ tạm thời lui bước.

    2.- CHÍNH NGHĨA TẤT THẮNG

    Sau biến cố 30-4-1975, lúc đầu khoảng trên 100,000 người ra đi ngay khi cộng sản cầm quyền. Dần dần con số nầy tăng lên, tăng lên măi làm cho cả thế giới bàng hoàng. Các trại tỵ nạn được thành lập, các nước tự do mở cửa đón người tỵ nạn. Người ta bắt đầu đánh giá lại các biến chuyển ở Việt Nam, đánh giá lại các chế độ cộng sản. Phải chăng v́ vậy các nước Tây Âu và Hoa Kỳ thêm phần ủng hộ các phong trào đối kháng cộng sản ở Đông Âu, đưa đến sự sụp đổ đế quốc Liên Xô trong các năm từ cuối năm 1989 đến năm 1991?

    Cao điểm của việc đánh giá lại các chế độ cộng sản là nghị quyết 1481 ngày 25-01-2006 của Quốc hội Âu Châu họp tại Strasbourg (Pháp), lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ cộng sản toàn trị đă vi phạm nhân quyền tập thể. Điều 2 của nghị quyết nầy ghi rằng” “Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn c̣n cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sựï vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những h́nh thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đăi v́ chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị.” Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay hẳn nhiên nằm trong điều 2 của nghị quyết 1481.

    Trong khi đó, người Việt tỵ nạn tại các nước trên thế giới dần dần thành công, và tập họp thành những cộng đồng càng ngày càng lớn mạnh. Các cộng đồng người Việt tỵ nạn đều chọn lá Cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng. Riêng tại Hoa Kỳ, chính quyền nhiều thành phố và tiểu bang công bố quyết định công nhận lá Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, bắt đầu từ thành phố Westminster ở tiểu bang California với nghị quyết số 3750, ngày 19-2-2003.

    Vào cuối tháng 3-2009, tại tiểu bang Massachusetts, hạ viện (với số phiếu 145-0) và thượng viện (với số phiếu 37-0) vừa thông qua nghị quyết số H 3415 gồm nhiều điều khoản khác nhau, trong đó có điều khoản cấm treo cờ đỏ CSVN, được tạm dịch như sau: “CẤM TREO CỜ BẮC VIỆT - Nghị Quyết chỉ định lá cờ cũ Nam Việt Nam (Cờ Vàng) là lá cờ duy nhất đại diện cho quốc gia Việt Nam có thể dùng để treo trong các buổi sinh hoạt công cộng do Tiểu Bang bảo trợ hay được treo ở các cơ sở Giáo Dục công cộng . Theo các nhà yểm trợ nhận định là Cờ Nam Việt Nam (Cờ Vàng) là biểu tượng của sự Quật Cường, Nhân Ái và Dân Chủ từ năm 1954 cho tới khi đất nước rơi vào tay CSVN năm 1975 . Hơn nữa cờ CSVN là lá cờ chủ nghĩa CSVN mang tính đàn áp, kích động tinh thần người Mỹ Gốc Việt nên không thể dùng để treo trong các buổi sinh hoạt công cộng. (http://www.Vietland.net ngày 2-4-2009).

    Điều đặc biệt của nghị quyết nầy là chẳng những vinh danh Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng, của sự quật cường nhân ái và dân chủ, mà c̣n lên án rằng Cờ đỏ sao vàng mang tính đàn áp, không thể dùng được. Massachusetts là tiểu bang diễn ra những cuộc biểu t́nh phản chiến mạnh mẽ trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam trước năm 1975, và là tiểu bang nhà hiện nay của hai thượng nghị sĩ liên bang nổi tiếng cấp tiến là E. Kennedy và J. Kerry. V́ vậy nghị quyết H 3415 do quốc hội tiểu bang nầy thông qua không thể chỉ xem là để công nhận lá cờ của Cộng đồng người Việt ở Massachusetts, mà c̣n chứng tỏ một sự chuyển hướng nhận thức của người Hoa Kỳ đối với chiến tranh Việt Nam vừa qua và với chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước.

    Tin mới nhất, ngày 7-4-2009, thống đốc tiểu bang Virginia chính thức kư tên và công bố nghị quyết 275, chọn ngày 11 tháng 5 là NGÀY NHÂN QUYỀN VIỆT NAM để yểm trợ phong trào tranh đấu đ̣i hỏi nhân quyền ở Việt Nam. Khi chọn một ngày nhân quyền cho Việt Nam cần được hiểu là Việt Nam hiện nay thiếu nhân quyền nên mới có việc chọn ngày nhân quyền để cổ vơ, vận động nhân quyền cho Việt Nam. Được biết rằng trước đây, ngày 15-04-2004 tiểu bang Virgina đă công bố luật 1457 ER công nhận Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của cộng đồng Việt Nam tại tiểu bang Virginia. Chăc chắn nghị quyết mới, tức nghị quyết 275 ngày 7-4-2009 sẽ dần dần lan qua các tiểu bang khác như trước đây các tiểu bang Hoa Kỳ nối tiếp nhau công nhận Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

    Như thế, đúng là ngày 30-4-1975, bạo quyền Hà Nội đă thắng trận, nhưng thắng một trận không có nghĩa là thắng cuộc chiến, v́ cuộc chiến quốc-cộng ở Việt Nam vẫn tiếp tục dưới một h́nh thái khác không vơ trang. Tất cả những diễn tiến ở trong nước và trên thế gới cho thấy từ sau ngày 30-4-1975, bạo quyền Hà Nội dần dần thất bại trong ḥa b́nh. Mất hậu thuẫn của dân chúng, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội phải dựa vào ngoại bang để sống c̣n. Từ đó mới đưa đến các vụ nhượng đất, nhượng biển, nhượng đảo và vụ bauxite ở Tây nguyên (cao nguyên Nam Trung phần). Càng ngày nhà cầm quyền Hà Nội càng lún sâu vào tội lỗi phản dân hại nước.

    Trong khi đó, chính nghĩa tự do dân chủ tạm thời thất thế trước bạo quyền ngày 30-4-1975, nhưng cuối cùng chính nghĩa luôn luôn sống măi với ḷng người và chính nghĩa dần dần chiếm lại ưu thế. Nhà cầm quyền Hà Nội càng phản dân hại nước, chính nghĩa tự do dân chủ càng sáng ra càng được mọi người trân trọng quư mến.

    Các chế độ độc tài hung bạo như Hitler, Stalin trên thế giới cuối cùng phải cáo chung. Chắc chắn, một lúc nào đó chế độ cộng sản độc tài toàn trị cũng sẽ phải cáo chung ở Việt Nam, như đă từng cáo chung ở Liên Xô. Lá Cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho chính nghĩa dân tộc, cho nhân ái, tự do, dân chủ sẽ trở về tung bay dưới bầu trời quê hương Việt Nam ngàn đời yêu dấu.

    TRẦN GIA PHỤNG
    (Toronto, 12-4-2009)

    o0o

    Lá Cờ Chính Nghĩa luôn luôn và măi măi bay cao

    Thế hệ 1.50
    Thế hệ 2.00
    Thế hệ 3.00


  9. #19
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,747

    Lịch sử Quốc Kỳ - Quốc Ca của Việt Nam



    Lịch sử Quốc Kỳ - Quốc Ca của Việt Nam





  10. #20
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Video: Quốc Kỳ Việt Nam - "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ"

    Hey pheng,

    How is it hanging? You went senile or something? It is I who should ask such question!!

    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Hỏi để biết thêm, có bác nào giải thích dùm tôi ư nghĩa của những biểu tượng trong lá cờ vàng VN không ạ?
    You are a fraud or what? Anyhow, I hope this helps, eh!

    *
    * *

    Tiến sỹ Nguyễn Đ́nh Sài


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 7
    Last Post: 22-04-2013, 07:18 AM
  2. Suy nghĩ về đổi mới Đảng
    By Trungthuc5 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 27-01-2012, 06:29 PM
  3. Đề nghị BĐH giải thích thắc mắc
    By nguoibatcao in forum Hộp Thư Liên Lạc
    Replies: 3
    Last Post: 08-04-2011, 02:18 AM
  4. Replies: 66
    Last Post: 25-10-2010, 11:31 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •