Results 1 to 9 of 9

Thread: Kinh tế Nga bắt đầu suy giảm

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Kinh tế Nga bắt đầu suy giảm

    Kinh tế Nga bắt đầu suy giảm


    Thứ Ba , 30/12/2014



    Bảng điện tử cho thấy tỉ giá đồng đôla Mỹ và đồng rúp của Nga, trong thành phố St. Pitersburg, Nga, 29/12/14


    Đồng rúp của Nga giảm mạnh hôm thứ Hai sau khi một báo cáo của chính phủ cho thấy nền kinh tế nước này sụt giảm trong tháng 11, và dự đoán sẽ giảm 4% vào năm sau.

    Vào ngày thứ Hai, có lúc đồng rúp của Nga trượt giá 6%, xuống mức 56 rúp đổi một đô la.

    Đây là lần đầu tiên kinh tế Nga suy giảm kể từ năm 2009 và sau khi giá dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga, giảm mạnh.

    Kinh tế cũng bị ảnh hưởng do những biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến những hành động của Moscow tại Ukraine. Những biện pháp này cản trở đầu tư nước ngoài vào Nga và khiến các công ty Nga gặp khó khăn khi vay tiền từ những nguồn ở phương Tây.

    Những vấn đề kinh tế của Nga đă khiến nhiều nhà đầu tư rút tiền của họ khỏi nước này, và khuyến khích người dân đổi đồng rúp sang những ngoại tệ khác ổn định hơn. Với việc nhiều người bán và ít người mua đồng rúp, giá trị của đồng tiền này giảm xuống.


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/2578022.html
    Last edited by Tigon; 31-12-2014 at 12:24 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xem tiếp tin về phi cơ mất tịch :

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...d=1#post220520

    * Đă chuyển sang trang trên

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ thêm tên một số giới chức Nga vào danh sách chế tài



    Hoa Kỳ hôm qua áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thêm 4 quan chức Nga, kể cả 2 giới chức ở Chechnya, bị cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền.

    Các biện pháp trừng phạt được đặt theo tên luật sư người Nga Sergei Magnitsky, đă chết trong tù vào năm 2009 sau khi phanh phui vụ gian lận thuế quy mô lớn của các quan chức Nga. Ông bị đánh đập và bị khước từ các dịch vụ điều trị, đề chữa các bệnh nghiêm trọng khác.

    Vừa bị ghi vào danh sách bị trừng phạt là Phụ tá Công tố viên trưởng Victor Grin, người đă mở lại các vụ án mới chống luật sư Magnitsky, nhiều năm sau khi ông đă qua đời.

    Hai giới chức Chechnya cũng bị ghi tên vào danh sách này, đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Apti Alaudinov và Chánh sự vụ văn pḥng tổng thống Magomed Daudov, hai ông này bị cáo buộc là có dính líu trong vụ bắt cóc và đánh đập nhà hoạt động Chechnya Ruslan Kutayev.

    Hiện nay có 34 tên trong danh sách các nhân vật bị chế tài. Các tiêu chuẩn để đưa lên danh sách này là những người có liên quan đến vụ ngược đăi luật sư Magnitsky, và những người khác chịu trách nhiệm về các vụ giết người phi pháp, tra tấn hay theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đă phạm các hành động "vi phạm nhân quyền" khác đối với các nhà hoạt động và những người tiết lộ tin tức tại Liên bang Nga.

    Tất cả tài sản của những người bị trừng phạt tại Hoa Kỳ sẽ bị phong tỏa, và họ không được nhập cảnh Mỹ.


    http://www.voatiengviet.com/content/...i/2579116.html

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cấm vận phương Tây đè nặng trên kinh tế Nga




    Đồng rúp mất giá.

    Có những dấu hiệu không thể nhầm lẫn. Sau khi đă tuột giá nặng nề so với đồng đô la Mỹ vào cuối tuần qua, tỷ giá đồng rúp của Nga vào sáng nay, 15/09/2014 lại rơi xuống một mức thấp kỷ lục mới

    . Cộng thêm với tác hại đến từ việc giá dầu quốc tế sụt giảm đối với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí, nước Nga bắt đầu thực sự cảm nhận sức ép từ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, được ban hành vào cuối tuần trước.

    Theo ghi nhận của hăng tin Pháp AFP, ngay sau khi thị trường tài chánh Matxcơva mở cửa vào sáng nay, đồng rúp của Nga đă tiếp tục đà xuống dốc so với hai loại ngoại tệ chủ chốt là đồng đô la Mỹ và đồng euro châu Âu.

    Vào lúc 06g06 giờ Quốc tế, đồng tiền Nga được giao dịch ở mức 38 rúp ăn một đồng đô la, giảm 0,6% so với tỷ giá vào lúc thị trường đóng cửa hôm thứ Sáu tuần trước, một tỷ giá vốn dĩ đă là thấp kỷ lục. So với đồng euro, đồng rúp cũng giảm giá xuống đến mức phải cần đến 49,22 rúp mới đổi được một euro.

    Đối với các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân làm cho đồng tiền Nga tuột giá kỷ lục là sự kiện phương Tây vừa quyết định thêm một loạt biện pháp trừng phạt nhắm vào Matxcơva để buộc Tổng thống Putin xét lại chính sách can thiệp quân sự vào nước láng giềng Ukraina.
    Các biện pháp trừng phạt mới này lại càng tai hại hơn nữa khi nhắm vào ngành dầu khí tối quan trọng đối với Nga mà thu nhập lệ thuộc rất nhiều vào ngành dầu khí, vừa cần bán ra ngoài, vừa cần công nghệ và vốn liếng ngoại quốc để nâng cao năng lực sản xuất.

    Đối với các đại tập đoàn Nga trong ngành dầu khí, từ Gazprom, Gazprom Neft, cho đến Rosneft, Surgutneftegas, và thậm chí Lukoil, một tập đoàn dầu hỏa tư nhân Nga có máu mặt trên trường quốc tế, các biện pháp trừng phạt của châu Âu và Hoa Kỳ được cho là sẽ « đóng băng » hoặc cản trở rất nhiều đề án mà Nga cần phải hợp tác với phương Tây để tiến hành.

    Hăng tin Anh Reuters vào hôm qua (14/09/2014) xác định là sẽ có hàng chục đề án cộng tác với giữa Rosneft và Gazprom Neft của Nga với Exxon của Mỹ, Royal Dutch Shell của Hà Lan, Statoil của Na Uy hay và Eni của Ư bị đe dọa. Nổi bật nhất trong các dự án này là một kế hoạch khoan ḍ quan trọng mà tập đoàn Mỹ Exxon Mobil liên doanh với Rosneft đă bắt đầu ở vùng Bắc Cực thuộc Nga vào tháng Tám vừa qua.

    Tầm quan trọng của các đề án hợp tác giữa Matxcơva và phương Tây rất lớn v́ Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai, đang muốn dựa vào các trữ lượng ở Bắc Cực và nguồn dầu đá phiến để bù đắp đà suy kiệt của các mỏ hiện hữu ở vùng Siberia, sao cho duy tŕ được mức sản xuất khoảng 10,5 triệu thùng mỗi ngày.

    Rosneft chẳng hạn, có khoảng 44 mỏ dưới Bắc Cực và Hắc Hải, với trữ lượng ước tính khoảng 300 tỷ thùng, mà tập đoàn Nga muốn cùng khai thác với Exxon, Eni và Statoil.

    Theo Washington, với các lệnh cấm vừa được ban hành, ngành dầu khí Nga chắc chắn sẽ gặp khó khăn v́ không tài nào t́m được nguồn cung cấp công nghệ và dịch vụ nào khác để thay thế.

    Không phải là Nga đă không nghĩ đến cách giảm lệ thuộc vào công nghệ khai thác dầu mỏ của Âu Mỹ. Mới đây, Igor Sechin, một người thân cận của Tổng thống Putin lănh đạo tập đoàn Rosneft, đă cho biết là nhóm của ông đă thông qua một chương tŕnh để thay thế tất cả các công nghệ phương Tây.

    Có điều là mục tiêu đó chỉ được hoàn thành trong trung hạn, và như nhận định của ông Valery Nesterov, thuộc Ngân hàng Sberbank - cũng là mục tiêu của lệnh trừng phạt – t́nh h́nh đă quá trễ : « Các công ty Nga đă không đầu tư đủ vào nghiên cứu và công nghệ, họ dựa vào công nghệ phương Tây và bây giờ th́ đă quá muộn ».

    http://vi.rfi.fr/phan-tich/20140915-...n-kinh-te-nga/

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đồng rúp tuột giá, các hăng hàng không Nga "lănh đủ"



    Aeroflot : 90% doanh thu là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ - REUTERS /L. MacGregor


    Hàng trăm chiếc máy bay bị chôn chân dưới đất, hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt trong mùa nghỉ lễ : Nước Nga vừa tránh được cơn ác mộng này trong gang tấc. Thế nhưng, giới quan sát cho rằng tại họa chỉ được tạm thời đẩy lùi, và các hăng hàng không Nga, bị tác hại nặng nề từ việc đồng rúp sụt giá, sắp tới đây sẽ phải thắt lưng buộc bụng triệt để nếu muốn sống c̣n.

    Theo hăng tin Pháp AFP, t́nh trạng tại Nga quả là một biệt lệ : Trong khi trên toàn thế giới, tất cả các hăng hàng không đều thở phào nhẹ nhơm nhờ giá dầu sụt giảm, th́ tại Nga, do sự sụp giá của đồng rúp, hệ quả của một năm khủng hoảng trên vấn đề Ukraina và của đà tụt giá của giá dầu trên thị trường quốc tế, các công ty Nga đă phải gánh chịu đồng thời hai tai họa.

    Trước hết, việc sức mua của các hộ gia đ́nh Nga bị suy thoái đă kéo theo một sự suy giảm mạnh của lượng khách sử dụng các đường bay quốc tế, vốn là loại mang lại lợi nhuận cao nhất cho các hăng hàng không Nga. Giá cả đă tăng 10% hai lần trong vỏn vẹn hai tháng đă làm nản ḷng khách hàng tiềm năng.

    Ngoài ra, phần chi phí phải trả bằng ngoại tệ - nhất là tiền đi thuê máy bay – đă tăng lên gần gấp đôi, trong bối cảnh ngành hàng không Nga đặc biệt nhậy cảm với vấn đề này. Theo một nghiên cứu của Ngân Hàng Đức Deutsche Bank, tại hăng hàng không số một của Nga là Aeroflot chẳng hạn, 90% doanh thu là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ.

    Oleg Panteleyev, Chủ biên trang web chuyên ngành hàng không AviaPort thẩm định : « T́nh h́nh cực kỳ nghiêm trọng… Vấn đề đang đặt ra rất hiển nhiên : do việc lượng khách sử dụng các tuyến bay ít đi là điều không thể tránh khỏi, các hăng cần phải trả lại các chiếc phi cơ đi thuê để giảm các chi phí phải thanh toán bằng ngoại tệ, đồng thời cũng phải giảm số lượng máy bay vận hành và các chuyến bay ».

    Vấn đề là trong thời gian gần đây, các hăng hàng không Nga đă nương theo đà tăng trưởng b́nh quân từ 15% đến 20% của lượng khách dùng máy bay, để mạnh tay sắm thêm từ Boeing đến Airbus để đổi mới đội máy bay của họ có từ thời Liên Xô.

    Từ nhiều tuần lễ qua, ngành hành không dân dụng Nga đă bắt đầu chao đảo. Hăng lớn thứ ba tại Nga là Utair, v́ không trả nổi một số khoản nợ, đă bị Ngân hàng Alfa kiện ra ṭa.

    Qua ngày 21/12, đến lượt hăng đứng hàng thứ hai là Transaero, với đội máy bay hơn 100 chiếc, chủ yếu là Boeing, bị lung lay, đến mức mà hăng tin chính thức của Nhà nước Nga là TASS phải lên tiếng cầu cứu chính phủ và cảnh báo nguy cơ các chuyến bay bị đ́nh chỉ trước cuối năm, gợi lại thảm cảnh hàng ngàn du khách bị mắc kẹt như đă xẩy ra với các tour du lịch mùa hè vừa qua sau một loạt những vụ phá sản.

    Như để chứng tỏ là ḿnh rất chăm lo cho cuộc sống người dân, chính quyền Nga đă lao vào giúp đỡ, trợ cấp cho các tuyến bay nội địa, bảo lănh các khoản vay của các công ty hàng không. Thứ tư 24/12 vừa qua, Transaero chẳng hạn đă được một khoản bảo lănh lên đến 9 tỷ rúp (140 triệu euro), trong lúc Ngân hàng Alfa được chỉ thị tạm hoăn việc kiện Utair cho đến ngày 12/01/2015 để tránh gây gián đoạn trong các chuyến bay nhân dịp lễ cuối năm.

    Đối với các chuyên gia, đó chỉ là các biện pháp chữa cháy ngắn hạn, c̣n về lâu về dài, "các khoản tín dụng chỉ giúp thanh toán chi phí xăng dầu, sân bay và lương bổng, chứ không đủ để các hăng máy bay tồn tại », nhất là khi viễn ảnh 2015 vẫn u ám.

    Đà suy sụp của các hăng hàng không Nga được cho là sẽ tiếp tục, và không loại trừ khả năng nhiều hăng sẽ phải đóng cửa, như đă từng xẩy ra vào những năm 2008-2009.

    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141227-do...g-nga-lanh-du/

  6. #6
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Giỏi không ??

    Đánh địch mà dân ,quân ḿnh không đổ một giọt máu ,địch lụn bại .
    Như vậy đám CH và kẻ a dua chê ông Obama chỗ nào chỉ ra coi đi!!
    Cái ǵ cũng chê và chống hết .
    Không thấy khen Thật kỳ cho dân Mỹ thật và Mỹ giấy nầy !! !!

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đồng Rúp tuột dốc, liệu Trung Quốc có nên giúp Nga hay không ?




    Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (P) và Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường trong cuộc họp báo, Matxcơva, 13/10/2014.

    Ảnh : Reuters


    Do khủng hoảng Ukraina, Nga bị phương Tây trừng phạt, nền kinh tế nguy khốn. Để đối phó, Matxcơva quay sang tăng cường quan hệ với Bắc Kinh. Trong bối cảnh đồng Rúp mất giá thê thảm, liệu Trung Quốc, nước có dự trữ ngoại tệ khổng lồ, có nên giúp đỡ Nga hay không ?


    Theo China Daily, cuối tuần qua, trong cuộc gặp với báo giới, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Nga, nhưng Bắc Kinh nghĩ rằng Matxcơva có đủ khả năng giải quyết những vấn đề kinh tế hiện nay.

    Theo lănh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc, th́ Nga có đủ sự khôn ngoan, thận trọng cần thiết để vượt qua được những khó khăn. Ông Vương Nghị nói : « Nếu nước Nga có nhu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp viện trợ cần thiết trong khả năng của ḿnh » và nhấn mạnh rằng cho đến nay, hai nước vẫn giúp đỡ lẫn nhau.

    Đó là những tuyên bố thể hiện thiện chí, nhưng trên thực tế, có những vấn đề mà Trung Quốc phải cân nhắc, trước khi ra tay giúp đỡ, nhất là đối với Nga.

    Theo Đa Duy Tân Văn (Duowei News), một tờ báo của cộng đồng người Hoa ở hải ngoại, được báo Đài Loan WantChinaTimes, trích dẫn, th́ trước tiên, rất khó ngăn chặn được cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga, cho dù Trung Quốc có giúp đỡ : Sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu khí, các trừng phạt của phương Tây đối với xuất khẩu của Nga và giá dầu tụt giảm mạnh đă làm viễn cảnh nền kinh tế Nga trở nên u ám.

    Mặt khác, dự trữ hối đoái của Nga không đủ, thanh khoản thiếu nghiêm trọng. Cho dù muốn hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, th́ Bắc Kinh cũng phải hiểu là họ không thể làm được ǵ nhiều cho Matxcơva.

    Trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Trung Quốc không có một nỗ lực công khai nào giúp đỡ Nga trong cuộc đối đầu chính trị với phương Tây. Bắc Kinh chủ trương giữ « lập trường trung lập » và cũng sẽ có thái độ tương tự trong cuộc khủng hoảng tài chính của Nga.

    Đa Duy Tân Văn cho rằng Trung Quốc và Nga có những tính toán khác nhau để khẳng định vai tṛ của ḿnh tại Châu Âu và Châu Á, cũng như trên thế giới.

    Cho đến nay, Matxcơva không chính thức đề nghị Bắc Kinh giúp đỡ. Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đă gặp đồng nhiệm Trung Quốc Lư Khắc Cường hai lần trong hai tháng. Lần gần đây nhất là tại cuộc họp Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, ngày 15/12, nhưng hai bên không thảo luận chính thức về việc đồng Rúp mất giá. Trong khi đó, cũng tại Thượng đỉnh này, ông Medvedev lại gặp Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, để bàn về những vấn đề tài chính của Nga.

    Đa Duy Tân Văn nhận định, cho dù Trung Quốc là một trong những đối tác chiến lược quan trọng, Nga vẫn thận trọng trước nguy cơ Bắc Kinh có thể trở thành đối thủ cạnh tranh chính trị trên trường quốc tế. Ngay cả khi rất cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

    Vào lúc Matxcơva muốn diễu vơ giương oai với phương Tây, th́ Nga cũng t́m cách phô trương sức mạnh của ḿnh đối với Trung Quốc, như tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông hồi đầu tháng 11, trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh. Đồng thời, Matxcơva cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước Châu Á khác, như Ấn Độ, Việt Nam.

    Chính v́ thế, cho đến nay, ngoài việc đưa ra một tuyên bố sẵn sàng giúp Matxcơva, mang nặng tính chính trị và ngoại giao, Trung Quốc có một mối quan tâm thực dụng hơn. Theo Reuters, trong chín tháng đầu năm 2014, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 10,5% và nhập khẩu tăng 2,9%, so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Tổng trao đổi mậu dịch song phương lên tới 70,78 tỷ đô la. Trước việc đồng Rúp bị mất giá tới 50% trong năm nay, Bộ Thương mại Trung Quốc gợi ư nên tăng cường dùng Nhân dân tệ, thay cho đồng Rúp, trong thanh toán ngoại thương giữa hai nước.

    http://vi.rfi.fr/141222-tq-nga-rup//

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây




    Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) cùng đạo Belarus, Alexander Lukashenko ( trái) và tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev trong Liên minh Kinh tế Á- Âu họp báo tại Matxcơva ngày 23/12/2014.

    REUTERS/Maxim Shipenkov



    Tất cả các nước trước đây thuộc Liên xô cũ đều bị tác động dây chuyền v́ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại Nga. Giới lănh đạo chính trị, doanh nhân tài phiệt cho đến chuyên gia kinh tế từ Trung Á cho đến Belarus đều lo âu cho tương lai.



    Trong bài tổng kết t́nh kinh tế cuối năm 2014, nhóm phóng viên AFP tại Matxcơva và thủ đô các nước thuộc Liên Xô cũ ghi nhận hiện tượng « môi hở răng lạnh » tại khu vực mà ảnh hưởng nhân quả trong quan hệ với Nga không hề sút giảm.

    Armenia là một trường hợp cụ thể. Từ khi đồng « rub » mất giá so với đôla Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina phối hợp với dầu khí trượt giá trên thị trường quốc tế, hàng xuất khẩu của Armenia lên giá trong khi măi lực của dân Nga giảm đi.Doanh nhân Manvel Gasparian, chủ nhân một công ty giầy dép với 90% sản phẩm xuất khẩu sang Nga than phiền bị thiệt hại nặng nề.

    Điều trớ trêu là Armania, vào cuối năm 2013, đă thay đổi chiến lược vào giờ chót, bỏ ư định siết chặt quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, quay sang kư với Nga, Kazakhstan và Belarus Hiệp ước Liên minh thuế quan, sáng kiến của Putin. Quyết định say lầm này đang làm cho Armania ân hận vào lúc khu vực tự do mậu dịch của một số nước Liên Xô cũ biến thành Liên Hiệp Á - Âu rộng hơn kể từ ngày 01/01/2015.

    Một tác động trực tiếp bất lợi khác là lượng tiền mà di dân từ Nga gửi về gia đ́nh cũng giảm đi một cách đáng kể làm các nước Kavkaz phải xét lại tham vọng tăng trưởng từ 4,1% xuống 3,3%. Kirghistan cũng lo âu v́ kiều hối gửi về giảm đến 70%.

    Nhà kinh tế Armenia, Achot Aramian phân tích là không nên lấy làm ngạc nhiên v́ trong mối quan hệ giữa Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Doanh nhân Nga tiếp tục nắm thế chủ động, họ kiểm soát mọi lănh vực chiến lược từ « năng lượng, đường sắt, cho đến viễn thông ».

    Chuyên gia kinh tế Nga Igor Nikolaiev thuộc Văn pḥng tư vấn kinh tế FBK ở Matxcơva cũng cùng nhận định : "Trao đổi thương mại giữa Nga và các nước Kavkaz giảm theo tỷ lệ thuận với giá trị đồng tiền Nga". Những nước càng trung thành với Nga chừng nào th́ bị tác hại càng lớn chứng nấy. Tại Belarus, người dân đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng khi thấy đồn tiền Nga rơi tự do.

    Vào lúc chính quyền Nga dự báo kinh tế suy thoái rơi xuống điểm âm th́ lănh đạo Belarus và Kazakhstan kẻ trước người sau bay sang Kiev trong những ngày trước Giáng Sinh 2014 để gặp tổng thống Ukraina Petro Porochenko. Từ khi Nga xáp nhập Crimée và can thiệp vào miền đông Ukraina, Belarus và Kazakhstan đều giữ lập trường cách biệt với Matxcơva .

    Sau khi về lại Minks, tổng thống Lukachenko đă lập tức cách chức thủ tướng. Theo AFP, lănh đạo Belarus, người được xem là nhà độc tài cuối cùng tại châu Âu, muốn nhờ Ukraina giúp đỡ để cải thiện quan hệ với Tây phương. Tại Kiev, tổng thống Narbaiev cũng kêu gọi tôn trọng « toàn vẹn lănh thổ của Ukraina », một lời chỉ trích gần như trực tiếp lên án Nga xâm lược.

    Theo nhà phân tích Taras Berezovets, hai nhà độc tài Lukachenko (Belarus) và Nazarbaiev (Kazakhstan) là những người có trực giác tự tồn rất mạnh. Họ đến Kiev để từ thủ đô Ukraina, gửi thông điệp bất b́nh đến Putin. Hai nhân vật này có lẽ thấy rơ tổng thống Nga là biểu tượng của quá khứ c̣n Tây phương mới là giải pháp của tương lai nên Balarus và Kazakhstan cần phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách.

    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141231-ki...-cu-bi-va-lay/

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ sáu, 02/01/2015

    Nga sẽ phải trải qua một thời gian suy thoái dài


    WASHINGTON—
    Đồng tiền của Nga vốn đă mất giá lại tuột giá thêm một lần nữa trong tuần này sau khi một báo cáo của chính phủ cho thấy nền kinh tế đă co cụm trong tháng 11, trong hiện tượng sụt giảm lần đầu tiên từ 5 năm nay. Chính phủ Nga vừa loan báo các biện pháp để ổn định hoá các ngân hàng và nâng giá đồng rúp đang gặp khó khăn. Nhưng các chuyên gia cho rằng nước này vẫn c̣n phải đối mặt với một cuộc suy thoái trong năm tới. Thông tín viên VOA Mil Arcega t́m hiểu về t́nh trạng nền kinh tế Nga và những ǵ sẽ xảy ra trong thời gian tới đây.

    Mặc dù những ngọn đèn ngày lễ vẫn toả sáng, các triển vọng kinh tế cho nước Nga đă lu mờ. Chỉ tệ Nga đă mất giá hơn một nửa trong năm nay và các ngân hàng đang thiếu hụt tiền mặt. Đó là một t́nh huống sẽ c̣n trở nên tệ hại hơn trước khi có thể khá hơn – theo nhận định của kinh tế gia Uri Dadush tại Quỹ Carnegie về Hoà b́nh Quốc tế.

    “Nga thực sự đang đứng trước một bờ vực vào năm tới, khả năng của một cuộc suy thoái rất trầm trọng và dĩ nhiên là vào lúc này đang có một t́nh trạng khủng hoảng to lớn về niềm tin.”

    Các nhà đầu tư đă rút hơn 100 tỷ đôla ra khỏi nước. Để đồng rúp được ổn định và giữ cho các ngân hàng khỏi chết ch́m, Moscow đă tăng cao lăi suất và mới đây loan báo các kế hoạch bơm gần 20 tỷ đôla vào các ngân hàng Nga. Phó thủ tướng Igor Shuvalov giải thích:

    “Tất cả các biện pháp này gộp lại sẽ giúp cho khu vực ngân hàng của chúng ta, vốn đă khá ổn định, sẽ c̣n ổn định hơn nữa trong các t́nh huống mới và bảo vệ khu vực trước những chấn động mới nếu chúng xảy ra.”

    Nhưng mọi chấn động mới sẽ tác động mạnh nhất đến giới tiêu thụ của Nga. Đa số đă thấy giá cả hàng nhập tăng cao.

    “Hăy hy vọng là chính phủ của chúng ta sẽ động năo và không để chúng ta trở nên nghèo khó.”

    Các nhà kinh tế quy trách vụ khủng hoảng cho việc Moscow không đa dạng hoá được nền kinh tế dựa vào năng lượng của ḿnh. Cộng với việc giá dầu sụt rất nhanh và các biện pháp chế tài kinh tế do phương Tây áp đặt để trừng phạt chính sách hiếu chiến của Nga ở Ukraine – và cố vấn kinh tế Toà Bạch Ốc Jason Furman nói Nga chỉ có thể tự trách ḿnh.

    “Và đó là một t́nh h́nh kinh tế nghiêm trọng phần lớn do chính họ gây ra và phần lớn phản ánh các hậu quả của việc không tuân thủ một tập hợp các luật lệ quốc tế.”

    Mỹ là nước giao dịch kinh doanh rất ít với Moscow, chủ yếu không bị ảnh hưởng ǵ. Nhưng các đối tác thương mại như Trung Quốc và châu Âu có phần chắc sẽ cảm nhận tác động. Cách biên giới Nga có 30 kilomet, ở phía đông nam Phần Lan, du khách Nga đă ngưng không đến thị trấn nhỏ Lappeenranta nữa. Kết quả là, các giới chức thị trấn nói hơn 1.000 cửa tiệm có lẽ sẽ phải đóng cửa.

    Trừ phi giá dầu tăng nhanh hoặc Tổng thống Nga Vladimir Putin thay đổi ư kiến về Crimea, kinh tế gia Uri Dadush nói phải mất nhiều năm nền kinh tế Nga mới phục hồi được.

    “Tôi nghĩ c̣n quá sớm để nói rằng t́nh h́nh này sẽ làm ông Putin phải bó tay. Có nhiều phần chắc hơn là một thời kỳ đau khổ kéo dài của người dân b́nh thường ở Nga và nền kinh tế Nga nói chung, và sau đó ở một thời điểm nào đấy trong ṿng 2 hay 3 năm tới, t́nh h́nh kinh tế sẽ ổn định trở lại.”

    “Chúng ta đă trải qua những t́nh huống c̣n xấu hơn nhiều.”

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng có phần chắc vụ khủng hoảng sẽ không kéo dài đến thế. Và ông nói lịch sử cho thấy người dân Nga và nền kinh tế sẽ phục hồi, và sẽ trỗi dậy c̣n mạnh hơn trước.

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/2580452.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 42
    Last Post: 12-01-2015, 10:09 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 24-05-2013, 05:29 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 22-07-2011, 04:58 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •