Viết nhân chuyến “Quy mă” của Nguyễn phú Trọng.

Hôm rồi, trong lúc tôi viết bài Luật…. bá đạo, bạn tôi đến đưa cho một tập gọi là… tài liệu, trong số có “Chỉ thị số 45 ¬¬- CT/TW” với lời dẫn của trang báo “Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài”. Lướt qua, chỉ thị gồm có 10 điểm, trong đó là những ngôn từ như ḅ nhai lại từ mấy chục năm qua không một thay đổi. Bên cạnh chuyện ḅ nhai lại là một lối nh́n, đánh gía khá ấu trĩ và kém cỏi của những “đỉnh cao” đă không biết ḿnh từ đâu mà ra, cũng không biết ǵ về người tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Nhưng giống mặt thớt, vẽ ra những hoa dạng trong ngôn ngữ để múa rối như: “Khép lại qúa khứ, tin cậy lẫn nhau, định kiến, cầu nối…”


Lẽ ra, tôi không viết ǵ về cái vụ 35, 36 kiểu này, nhưng qua câu chuyện, bạn tôi buột miệng: “Đúng là ngôn từ của bọn chăn trâu BCT”! Này bạn, đừng nói thế, ở đồng quê, chúng tôi tuy ít chữ nghĩa, nhưng có một văn hóa rất thật thà, đôn hậu. “Rơ khổ, tôi không ám chỉ những người nông phu như ông, chỉ muốn nói đến cái kiểu cỡi lưng trâu và cái tầm nh́n của loại ngôn ngữ ấy thôi”. Có thế chứ!


Nhắc đến chuyện ngôn từ “cỡi lưng trâu”, tôi nhớ lại câu chuyện của lũ trẻ trên cánh đồng xưa. Khi ấy, một Bọn Chăn Trâu, đứa ngồi trên lưng trâu, đứa đi dưới đất, gân cổ qua lại (căi lộn) không dứt. Nếu chỉ nh́n qua lớp quần áo, không nh́n từng khuôn mặt của chúng sẽ không thấy được cuộc đổi đời đă xảy ra giữa những đứa trẻ này. Bởi v́ đứa lúc trước ngồi trên lưng trâu, nay đi dưới đất. Đứa vớt rong rêu, ṃ ṣ bắt cáy, nay ngất ngưởng cười nói trên lưng trâu. Sau cuộc đổi ngôi này, câu chuyện của “Bọn Chăn Trâu” bùng lên, càng lúc càng tăng. Có lúc tưởng chừng như tan trời vở đất đến nơi. Đứa th́ khuỳnh tay với những nắm đấm đưa ra trước mặt. Đứa nhăn mặt cau mày, hàm răng sún v́ ăn khế chua nên nghiến kêu ken két. Lại có đứa làm ra kẻ cả, cầm cái roi tre chỉ vào từng đứa lên giọng. Đứa nhổ toẹt băi nước bọt xuống đất làm như chả coi cái roi của thằng kia ra ǵ!

Thật ra cuộc chiến bằng mồm của Bọn Chăn Trâu đă có từ lâu. Có khác chăng là sau cuộc đổi chỗ ngồi, nó mang màu sắc khác xưa. Lúc trước câu chuyện thường không đi ra ngoài lũy tre xanh. Nó gần gũi với cánh đồng, ở đó có những tiếng sáo diều, có tiếng trẻ nô đùa. Ở đó có những củ khoai nướng, có tiếng cười nói vang vang trên lưng những con trâu no tṛn, khoẻ mạnh. Ngày nay chuyện về con trâu, cánh đồng không phải là đă hết. Trái lại vẫn đầy ắp trong nỗi thương cảm cho những con trâu kéo cày trơ xương từ sáng đến tối. Rồi tiếng oán giận những đứa mới được ngồi trên lưng trâu chỉ biết dùng những cái roi như đ̣n thù trên ḿnh nó, thay v́ cho nó ăn no, cho nó xuống sông đầm ḿnh và tắm rửa mỗi chiều. Đến khi nh́n quanh, lại thấy từng đoàn người đi về lặng lẽ như bóng ma giữa ban ngày. Cảnh êm ả, vi vu theo tiếng sáo diều buông, niềm vui, tiếng cười như đă tắt hẳn ở làng thôn.


Cảnh khô cằn không nụ cười này không cho lũ trẻ niềm vui. Tệ hơn, c̣n là sự bi thảm bắt nguồn từ hai chữ “hiện thực” do các nhà “cách mạng” Việt cộng mang về làng. Lúc đầu, người dân ngơ ngác chẳng hiểu nghĩa hiện thực chủ nghĩa là cái ǵ, chỉ thấy nhà nước thực hiện toàn chuyện quái đản. Dần dần, người dân hiểu ra rằng, hiện thực là thực hiện cuộc đấu tố máu đổ loang đồng. Thực hiện cuộc giết chết t́nh nghĩa đồng bào. Nhiều người ở trong làng khi không bị lôi ra đấu. Người đấu là Việt Minh và trẻ con chưa biết mặc quần đă biết vác cờ sao Phúc Kiến đi làm cách mạng, chạy từ đầu làng đến cuối xóm kêu gào đấu tố. Đấu gian, đấu láo trước những nỗi lo âu, sợ hăi của chính cha mẹ chúng. Rồi theo hiện thực chủ nghĩa, sau cuộc đấu láo, đấu gian là một số người có ít tài sản trong làng bị lôi ra chém. Tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh chém đầu người Việt Nam c̣n tàn bạo hơn là người ta chém một con thú dữ. Có người bị chôn sống và cán bộ “ hiện thực” thực hiện bản án tử bằng phương cách cho trâu kéo cày qua đầu người ngay trước những đôi mắt dại. Từ đó, dù không muốn, Bọn Chăn Trâu buộc phải thích ứng với những câu chuyện thuộc xă hội chủ nghĩa!


Kể th́ dài ḍng như thế, thực tế, những đứa trẻ trong làng tôi nhờ chủ nghĩa hiện thực đă tự động bước vào cuộc đấu vơ mồm. Đấu từ đó đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tệ hơn, nó lan qua hết mọi đề tài. Chuyện trong làng, trong xóm, chuyện nhà nước, chuyện nhà bếp! Chuyện đàn ông, chuyện đàn bà. Chuyện người lớn, chuyện trẻ con. Chuyện Mỹ, chuyện Ngụy, chuyện cắt mạng! Không có một chuyện ǵ mà chúng không nói tới. Kết qủa, sau một ngày chăn trâu, gân cổ qua lại trên cánh đồng, đứa nào về nhà nấy với chén cơm canh sang, lạt khác nhau, rồi đi vào giấc ngủ riêng. Trong giấc ngủ riêng ấy, đứa th́ mơ ước được trở lại cuộc sống làm người nhân bản khi xưa và nó được đi chăn trâu cũng là măn nguyện. Đứa th́ lại ao ước cứ măi được cầm cái roi tre mà ngồi trên lưng trâu, dù có phải chết với vũng nước bùn dơ bẩn dưới chân trâu vẫn thỏa ḷng. Đứa lại cầu chữ b́nh yên, mặc mẹ chúng, miễn là ḿnh có được chén cơm qua ngày là hạnh phúc. Chúng cầu, ước như thế, đến ông Trời cũng chịu thua, chẳng biết nhận lời ước của đứa nào mà chiều!

- Con trâu này là của ông chánh.

- Con này của bà Phụ.

- Con mày cỡi là của ông Tác.

- Chúng mày nói ngu bỏ mẹ, trâu ḅ là của hợp tác xă, không phải là của thằng nào hết.

- Ngu nốt, trâu ḅ là của nhà nước quản lư.

- Quản lư à? Cướp của người ta lại bảo là quản lư. Có quản lư cả đống… cứt không?

- Tuốt… tuốt tuồn tuột, chẳng trừ cái gi!


Có lẽ bắt nguồn từ cái nh́n trên lưng trâu, mà tập đoàn gọi là lănh đạo của CS không hề biết ḿnh từ đâu ra. Cũng không hề biết đối tác như thế nào, cứ nói cứ viết cho lấy được mặt chữ. Nào là: “ phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lư vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú…”, (điểm3), Họ viết mà không có một chút hiểu biết sơ đẳng về luật pháp. Thật tội nghiệp! Có lẽ bạn tôi nói đúng, trong cái xă hội ấy, thành phần “ trí phú ” của dân tộc đă bị “đào tận gốc, trôc tận rễ” hết rồi, nay chỉ c̣n lại những đỉnh cao đỏ, ngồi trên lưng trâu, ăn nói theo kiểu cỡi lưng trâu, nên mới có khả năng viết được những ḍng chữ “ thượng thừa” như thế!


Thử hỏi xem, có một người Việt Nam nào đi tỵ nạn cộng sản tại các quốc gia tự do mà lại cần đến sự hỗ trợ của Việt cộng để có “địa vị pháp lư vững chắc” ở nơi họ được định cư hay không? Chẳng lẽ, cả cái BCT ấy không biết là, ngay khi họ được nhận vào định cư tại quốc gia nào đó, họ đă được ban cấp một vị trí pháp lư vững chắc và đầy đủ như người sinh trưởng tại địa phương đó chăng? Cũng chẳng biết sự kiện pháp lư này được thể hiện vĩnh viễn và b́nh dẳng khi họ nhập tịch và mang quốc tịch nơi họ đang sinh sống như Mỹ, Úc, Canada, Đức hay sao? Rồi t́m đâu ra một người đi tỵ nạn cộng sản, sau khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ, Úc, Đức, Canada… mà lại ngu ngốc xin lại quốc tịch Việt Nam thời Việt cộng cướp chính quyền, để nhận lấy cái Hộ Chiếu Việt cộng, rồi tự rước lấy cái nhục nhă vào người? Thế mà cái BCT ấy viết: “sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện”( điểm 4). Ai là người có đủ điều kiện? Những kẻ tội phạm (CS) không hội dủ điều kiện để nhập tịch nơi họ muốn đến định cư chăng?

Ấy là chưa kể đến cái loạn ngôn của NĐ nào là: “ tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ư kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị-xă hội lớn của đất nước (d.4). sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài “(d.5.) mới là kinh hoàng. Kế đến là: “nghiên cứu thí điểm công nhận các chi hội người Việt Nam(ám chỉ các tổ chức cộng đồng của người Việt hải ngoại) ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, (d.8). Qủa thật, chả c̣n thiếu một thứ ngôn từ trâu cỡi nào mà họ không xử dụng để phô diễn cho người đọc hiểu cái tài của kẻ “ cỡi lưng trâu” giống Bọn Chăn Trâu trên cánh đồng xưa. Bỗng một đứa lớn tuổi trong bọn lớn tiếng:

- Tao đă bảo tụi mày là “khép lại qúa khứ”, không nói chuyện cũ nữa.

- Mày xuống khỏi lưng trâu, trả con trâu cho ông Chánh rồi hăy nói như thế.

- Tới phiên tao cỡi mày lại bảo tao xuống à? Xuống thế … ấy nào được!

- Vậy th́ mày câm mồm đi. Bố mày đi đấu tố, làm đảng ăn cướp của người ta giữa ban ngày, đă không đền trả, lại bảo người ta phải “khép lại qúa khứ”, phải tin cậy bọn ăn cướp à?

- Mồm mày c̣n to, thối hơn mồm của mấy thằng phản động. Tao đi ăn cướp bao giờ. Lúc ấy tao là thiếu nhi quàng khăn đỏ, đi vác cờ sao với con D. nhưng…. quên chưa mặc quần thôi.

- Bây giờ mày có quần rồi à?

- Nh́n đây!


c̣n tiếp

Bảo Giang