Results 1 to 3 of 3

Thread: Phỏng Vấn Nhà văn Nguyễn Tường Thiết- Du Tử Lê

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Phỏng Vấn Nhà văn Nguyễn Tường Thiết- Du Tử Lê



    Di chúc của Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam
    Du Tử Lê: Thưa anh Nguyễn Tường Thiết, gần đây, độc giả được đọc nhiều sáng tác của anh, thí dụ trên tạp chí Hợp Lưu, báo Người Việt... Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là:
    Xin anh cho mọi người được biết chút tiểu sử của anh?
    Nguyễn Tường Thiết (NTT): Tôi sinh năm 1940 tại Hà Nội, là con út của nhà văn Nhất Linh.
    Trước năm 1975 ở Sài G̣n tôi dạy học rồi nhập ngũ khóa 2/68 quân trường sĩ quan Thủ Đức. Năm 1973 tôi trông nom nhà xuất bản Phượng Giang.
    Năm 1975 định cư ở Mỹ, tôi làm việc tại nhà máy lọc nước thải của thành phố Seattle với tư cách một chuyên viên pḥng thử nghiệm hóa chất cho đến ngày về hưu, tháng 4 năm 2006.
    Cộng tác với các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu và các báo mạng Talawas, Da Mầu, Diễn Đàn Thế kỷ...
    Đă có hai tác phẩm xuất bản, hồi kư Nhất Linh, cha tôi (Văn Mới 2006) và tập truyện Mùa Hạ Năm Ấy (Văn Mới 2008).

    DTL: Anh thực sự bước vào con đường văn chương từ bao giờ? Ra sao? Thế nào?
    NTT: Tôi thực sự bước vào con đường văn chương rất muộn, mới cách đây 8 năm, lúc tôi đă trên 60 tuổi.
    Vào tháng 7 năm 2002 tập san Thế Kỷ 21 ra số báo Tưởng Niệm Nhất Linh. Số báo đặc biệt này đă khơi dậy trong tôi cảm hứng cầm bút, bắt đầu từ những bài viết về Nhất Linh, rồi sau đó viết hồi kư và gần đây truyện ngắn.
    DTL: Khi sáng tác, anh có luôn nghĩ, anh đang viết văn trong chiếc bóng lớn của thân phụ là văn hào Nhất Linh và, những chiếc bóng lớn khác của ḍng họ Nguyễn Tường, như Thạch Lam, Hoàng Đạo...
    NTT: Sống trong bóng rợp của người cha và hai người chú nổi tiếng trên văn đàn, rồi ngồi viết hồi kư về những người đó, về mặt tâm lư không phải là chuyện dễ dàng, như nhà văn Duy Lam đă từng nhận xét. Một mặt cái bóng tỏa đó làm chùn chân những toan tính của tôi khi bước vào thế giới chữ nghĩa, mặt khác nó buộc tôi phải khó khăn với chính ḿnh không thể để ḿnh quá dễ dăi với ng̣i bút. Đó có thể là nguyên do đă khiến tôi không chọn nghiệp văn ngay từ lúc khởi đầu, mà chỉ bắt đầu viết ở tuổi xế chiều
    . Đó có thể là lư do khiến chuyện viết lách với tôi luôn luôn là một công việc khổ ải nhọc nhằn.
    Ở một khía cạnh khác th́ cái bóng lớn của người cha nổi tiếng có một điểm tích cực mà những nhà văn khác không may mắn có được: đó là qua h́nh ảnh ông cụ những bài viết của tôi được đa số độc giả đón đọc với ít nhiều thiện cảm tiên khởi.
    Điều này là phần thưởng lớn cho tôi khiến cho cái công việc khổ ải nhọc nhằn khi viết kia trở thành niềm vui thanh cao khi tôi đọc lại những bài viết của ḿnh phản ánh qua cái nh́n của độc giả.
    DTL: Thưa anh trong vai tṛ của một người con, mà thân phụ là người đóng góp lớn lao cho đất nước trên phương diện văn chương cũng như lịch sử.
    Xin anh có thể nói sơ qua về thân phụ anh - Nhà văn Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam.
    NTT: Thưa anh, trong quá tŕnh hoạt động, đúng là trong ông cụ tôi có hai con người nhập lại. Một con người chính trị, cách mạng Nguyễn Tường Tam, và một con người thứ hai - nhà văn Nhất Linh. Thật ra hai con người đó, tôi nghĩ không phải là phát triển cùng một lúc.
    Có giai đoạn, con người thứ nhất mạnh hơn con người thứ hai. Và cũng có giai đoạn ngược lại. Vấn đề c̣n tùy thuộc vào yếu tố bên ngoài đem đến
    . Chẳng hạn như khoảng thời gian mà đất nước ta trong thời gian sóng gió nhất. Những biến động lớn của đất nước về mặt chính trị th́ con người cách mạng Nguyễn Tường Tam trỗi dậy để thực hiện những điều mà ông ấp ủ. Và khi t́nh trạng đất nước trở nên b́nh thường, con người nghệ sĩ Nhất Linh lại thắng thế. Chính v́ điều đó thành ra hai tính cách trong một con người đă song hành với nhau trong từng giai đoạn, đôi khi cũng xâu xé nhau dữ dội.
    DTL: Mặc dù anh nói là song hành, nhưng liệu nó có ổn thỏa không? Xin anh nói rơ thêm về sự xâu xé này?
    NTT: Tôi nghĩ sự xâu xé thể hiện rơ trong lần ông đi Pháp về. Đó là vào khoảng năm 1927 khi ông tốt nghiệp cử nhân khoa học.
    Khi về nước ông dạy học được một thời gian th́ bỏ dạy, mặc dù đời sống của một giáo sư thuở ấy là đời sống bao người mơ ước.
    Ông cụ tôi bỏ hết để lao vào nghiệp báo mà không biết tương lai thế nào. Tôi nhớ mẹ tôi cằn nhằn chuyện này lắm.
    V́ lợi tức ông mang lại cho gia đ́nh bằng nghề dạy học rất lớn. Tôi c̣n nhớ nếu lương của thầy giáo lúc giờ là 20 th́ làm báo chỉ là 2. Chính v́ lẽ đó tôi hiểu sự đam mê của ông cụ phải lớn lao lắm. Sau một thập niên làm báo, con người nghệ sĩ trong ông được dịp bộc phát, ông thành công, ông đạt được ước mơ của ḿnh là xây dựng được tờ báo càng ngày càng vững mạnh và cũng thành lập được nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
    Vào những năm của thập niên 40, khi t́nh h́nh chính trị của đất nước thay đổi, tất cả những biến cố đó làm cho con người thứ hai của ông trỗi dậy.
    Ông thấy rằng phải có bổn phận làm một cái ǵ cho đất nước và mục tiêu trước mắt là giành lại độc lập từ tay người Pháp, đó cũng là mục tiêu của những người yêu nước bấy giờ nghĩ đến.
    Thời gian đó tôi cũng đă trưởng thành và ư thức được những giằng co rất mạnh mẽ trong ông cụ.
    Tự Lực Văn Đoàn gồm có 7 thành viên ṇng cốt, trừ nhà văn Thạch Lam là chú tôi đă mất năm 42 tuổi.
    Sáu người c̣n lại, sau biến cố 1945, họ đi theo 2 ḍng khác nhau. Tôi muốn nói, giữa những người cùng chí hướng, cùng lư tưởng dạt ra làm hai con đường.
    DTL: Anh có thể nói rơ hơn?
    NTT: Hoàng Đạo, Nhất Linh, Khái Hưng là những người ở trong mặt trận chống Cộng.
    Đó là 3 người ṇng cốt. 1954 Khái Hưng và Hoàng Đạo mất, ông cụ tôi vào Nam.
    Ba người c̣n lại là Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ ở lại ngoài Bắc. Và sự giằng xé nội tâm mà tôi nh́n thấy rất rơ ở ông cụ là việc mất tích của Khái Hưng.
    Hiển nhiên đó là kết quả của sự lựa chọn chính trị. Ông cụ tôi khổ tâm lắm, ở chỗ những người đồng chí cùng làm việc với ḿnh, nay v́ những vấn đề chính kiến chính trị mà bị sát hại.
    Về sau càng nhiều các đồng chí của ông bị thủ tiêu, và điều đó càng làm ông cụ đau đớn hơn.
    DTL: Thưa anh, như vậy làm sao anh được biết?
    NTT: Cũng là do t́nh cờ. Tôi nhớ có một đêm, khi chúng tôi mới vào Nam, ở nhà bác Nguyễn Tường Thụy.
    Một đêm anh em chúng tôi nghe tiếng khóc trong pḥng bố tôi. Chúng tôi hồi đó c̣n rất bé không biết điều ǵ xảy ra.
    Người anh họ con bác Thụy, bảo cho chúng tôi biết, bố chúng tôi khóc v́ thương tiếc chú Long (Hoàng Đạo). Hoàng Đạo mất trên tàu hỏa năm 1948, trong khi đang di chuyển từ Hồng Kông sang Quảng Châu, ông bị bệnh tim nghẽn. Hoàng Đạo là cánh tay phải của ông cụ tôi. Hoàng Đạo mất đi, đối với ông cụ tôi, không phải ông chỉ là mất một người em mà ông c̣n mất đi một đồng chí.
    Tôi có thể nói, khi Thạch Lam mất, Bố tôi có thương tiếc, nhưng đó là cái thương tiếc của con người văn nghệ Nhất Linh. Nhưng khi Hoàng Đạo mất, cái đau đớn đó là của nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam.
    Ông như mất đi một giấc mộng lớn. Và nếu không có cái đêm t́nh cờ đó th́ tôi làm sao hiểu được sự khác nhau giữa hai nỗi đau mất em trong một con người.
    DTL: Nếu tôi nhớ không lầm th́ ông cụ tự vẫn ngày 7 tháng 7 năm 1963, v́ ông từ chối phải ra ṭa, và ông đă để lại một câu, có thể nói là một câu danh ngôn rất nổi tiếng: “Đời tôi để lịch sử xét xử.” Thưa anh, là người trong gia đ́nh, anh có thể cho biết tại sao lại đưa đến chuyện ông cụ phải bị ra ṭa?
    NTT: Thật ra cũng khó mà trả lời một cách vắn tắt. Những lời ông cụ tôi để lại cho hậu thế, nguyên văn có 72 chữ và tự nó đă nói lên lư do, và không ǵ bằng dẫn chứng.
    Tôi lại là người cầm tờ giấy đó, chứng kiến những phút cuối cùng của ông cụ. Hiện nay tôi c̣n giữ bản di chúc của bố tôi. Bản di chúc có tất cả 72 chữ và tôi thuộc nằm ḷng: “Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để cho ai xử tôi cả, sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản.
    Tôi chống đối sự đó và tự hủy ḿnh cũng như Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người trà đạp mọi thứ tự do. 7-7- 63. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.”
    Cả cuộc đời ông cụ có hai con người, có khi ông kư tên Nhất Linh, có khi ông kư tên Nguyễn Tường Tam. Khi ông viết văn ông kư tên Nhất Linh.
    Khi ông viết một bản văn thuộc về chính trị, chẳng hạn như khi ông viết thư từ chức bộ trưởng Ngoại Giao gửi cho Hồ Chí Minh, ông cụ kư Nguyễn Tường Tam.
    Lần duy nhất và cũng là lần sau cùng, ông kư tên gộp cả hai là tờ di chúc để cho hậu thế: Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam.
    Tôi nghĩ, phải chăng ông cụ muốn nhắn nhủ cho hậu thế rằng, mục tiêu của cái chết này là mục tiêu chính trị nhưng phương cách, phong thái ông lựa chọn cái chết bằng tâm hồn của người nghệ sĩ, của một nhà văn.

    (c̣n tiếp)

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Ông bà Nhất Linh và hai con (cô Thoa và nhà văn Nguyễn Tường Thiết), 1951.

    DTL: Nhân anh nói về việc anh là người cầm và c̣n giữ tờ di chúc của ông cụ, đồng thời trong một hồi kư của anh, anh cũng có nói anh cũng c̣n giữ rất nhiều những tranh vẽ phát của ông cụ.
    Phải chăng anh là người được giữ rất nhiều những di sản văn hóa của ông cụ?
    NTT: Đúng vậy.
    DTL: Tại sao anh được chọn mà không phải là những người con khác?
    NTT: Tôi nghĩ có lẽ do ông cụ nh́n ở tôi có một khiếu nào đó về văn chương. Năm tôi 16, 17 tôi cũng viết những truyện ngắn.
    Tôi có đưa cho ông cụ coi, ông cụ có khen hay, nhưng ông lại giấu đi không cho phổ biến mà cũng không khoe với người nào khác. Tôi nhớ một truyện ngắn tôi viết về một giấc mơ của ḿnh, trong đó có cảnh ông cụ chết trong một chuyến lên Đà Lạt.
    Ông với một cành hoa huyết nhung lan, bên bờ suối, một loại lan mà ông rất thích th́ ông sẩy chân ngă xuống hồ mà chết. Tôi có cảm tưởng ông không khuyến khích tôi vào con đường viết văn.
    Có lẽ ông thấy con đường viết văn cũng quá nhiều hệ lụy.

    DTL: Hơn ai hết, chắc chắn anh là người đọc, lưu giữ với tất cả hănh diện (chính đáng) về gia tài văn học, tôi dùng chữ văn học v́ văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn từ nhiều chục năm trước, ở miền Nam đă đi vào chương tŕnh giảng dạy văn chương ở bậc trung học cũng như đại học.
    Do đấy, câu hỏi của tôi là anh có nghĩ văn chương của anh bị ảnh hưởng Tự Lực Văn Đoàn, từ văn phong, kỹ thuật, bố cục, tâm lư nhân vật -
    - Ngay cả khi những sáng tác của anh, có tính hồi kư?
    NTT: Tôi không nghĩ là tôi bị ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn khi viết văn. Hoặc có thể là tôi bị ảnh hưởng dưới h́nh thức nào đó mà chính tôi không tự biết.
    Một nhà văn khi viết đương nhiên là bị ảnh hưởng không nhiều th́ ít bởi môi trường sống và nền văn hóa mà người ấy hấp thụ; hiểu theo nghĩa rộng ấy th́ có thể tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những nhà văn của thế hệ sau Tự Lực Văn Đoàn, lớp nhà văn của miền Nam Việt Nam thế hệ 1954-1975, thời kỳ mà tôi ở tuổi mới lớn và dễ bị ảnh hưởng nhất.
    Tuy nhiên tôi biết chắc là một lời khuyên của ông cụ đă ảnh hưởng nhiều đến tôi: “Viết về cái ǵ cũng được miễn là phải viết cho hay”.
    Mỗi lần viết nhớ tới lời ông cụ tôi cố gắng hết sức để viết cho hay (hay theo ư tôi - cố nhiên - v́ thế nào là hay lại là một chuyện khác, nó tốn nhiều giấy mực lắm).
    Mặt khác có sự khác biệt giữa cách viết của tôi và ông cụ tôi. Nó không nằm ở nội dung mà nằm ở kỹ thuật viết. Văn của tôi chịu ảnh hưởng nhiều của nền điện ảnh hiện đại với rất nhiều hồi tưởng flashback, một kỹ thuật mà thời ông cụ tôi không có.
    Thời xưa người ta viết tay. Thời nay người ta gơ máy vi tính. Máy có thể làm những chuyện mà viết tay không làm được. Đó là chuyển đổi một đoạn văn từ chỗ nọ sang chỗ kia trong nháy mắt. Sự tiện lợi của máy vi tính tạo nên cho tôi một lối viết khác với lối viết xưa:
    Truyện hay hồi kư của tôi v́ thế thường là thời gian đảo lộn với những mảnh đời được cắt dán chồng chéo không trước sau, không thống nhất như lối viết truyện hay hồi kư cổ điển.

    DTL: Sau 3/4 thế kỷ kể từ ngày Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện, với những thành tựu, ảnh hưởng lớn trên cả hai mặt văn chương và đời sống xă hội, hôm nay, nh́n lại, từ góc độ khách quan tối đa mà anh có được, anh thấy đâu là điểm mạnh thực sự của Tự Lực Văn Đoàn và đâu là điểm mà anh cho là yếu hay chưa đạt tới?

    NTT: Theo tôi điểm mạnh thực sự của TLVĐ nằm ở chỗ, đây là một tổ chức có tôn chỉ và mục đích rơ ràng, có một chương tŕnh hoạt động rơ rệt sản xuất ra được những tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xă hội cũng như văn học, được điều hành bởi những thành viên có thực tài làm việc trong tinh thần tương nhượng và dân chủ.
    Tự Lực Văn Đoàn lại có cơ quan ngôn luận riêng là hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay, có nhà xuất bản riêng Đời Nay, có cơ sở ấn loát riêng theo đúng tinh thần Tự Lực.
    Trên địa hạt xă hội nhóm Tự Lực Văn Đoàn muốn phá bỏ những hủ tục để cải cách xă hội theo những quan niệm mới. Trong sự đả phá những cái cũ TLVĐ đôi khi đă đi quá trớn.
    Các tập quán phong tục của ta không nhất thiết là phải bỏ hẳn mà cần có sự phán đoán linh động. Đây có lẽ là điểm yếu của TLVĐ.


    Nhà văn Nhất Linh đang thổi sáo
    DTL: Đặt trường hợp anh là một thành viên thế hệ thứ hai của Tự Lực Văn Đoàn, anh sẽ làm ǵ? Tôi muốn hỏi, anh có những toan tính đổi mới nào không?
    NTT: Xin cho được miễn trả lời câu hỏi này v́ tôi không bao giờ nghĩ ḿnh là thành viên thứ hai của Tự Lực Văn Đoàn.
    DTL: Thưa anh Nguyễn Tường Thiết, thêm một năm nữa đă đi qua trên cảnh đời tỵ nạn chung, của người Việt ở xứ người. Một cách cá nhân, năm 2010 vừa qua, những ǵ anh cho là ḿnh đă làm được và những ǵ chưa?
    NTT: Anh nói đúng, lại một năm nữa vừa trôi qua trên mảnh đời ty nạn của chúng ta.
    Đúng 35 năm trước khi đặt chân lên đất Mỹ tôi vừa đúng 35 tuổi. Năm nay ăn sinh nhật cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tôi hể hả cười trong bụng chúc mừng 35 năm Việt-Mỹ đề huề!
    Thế là Half and Half nửa Việt nửa Mỹ nhé! Thời gian đi nhanh thật anh nhỉ, càng nhiều tuổi th́ h́nh như bóng chiều càng kéo xuống mau.
    Câu hỏi của anh làm tôi sực nhớ: Ḿnh chưa làm được ǵ cả trong năm 2010 ngoài nh́n thời gian trôi. Nhưng như thế cũng tốt.
    Sống mà cứ phải toan tính thực hiện chuyện nọ chuyện kia sao tôi thấy mệt quá.
    Từ ngày về hưu hết bận bịu với đời tôi cứ thả hồn rong chơi như đám mây kia trôi đi lặng lẽ, không cam kết những chuyện “lớn lao” của tuổi trẻ.
    Ngay cả chuyện cam kết với chữ nghĩa tôi cũng coi nhẹ:
    Viết lách phải được xem là một cái thú, không phải là cái nghiệp, lại càng tuyệt đối không phải là một sự nghiệp.

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Nhà văn Nhất Linh cùng với gia đ́nh, Đà Lạt 1956.

    Nhà văn Nguyễn Tường Thiết.

    DTL: T́nh trạng sức khỏe của anh, hiện tại ra sao?
    Anh có nghĩ nó đủ cho anh thực hiện những chương tŕnh, dự tính của anh trong năm 2011?
    Nếu anh không cho là tôi quá ṭ ṃ, th́ những dự tính văn chương cũng như đời thường của anh, ở năm 2011 là những ǵ?
    NTT: T́nh trạng sức khỏe của tôi nói chung khá tốt. Tôi nghiệm ra là cái lối sống “không cam kết” của tôi tuy không mang lợi ích ǵ cho đời nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của ḿnh.
    Hàng ngày tôi lái xe đến hồ Green Lake, đậu xe rồi đi rảo bộ một ṿng quanh hồ chu vi 5 cây số.
    Tôi mang theo trong giây lưng cái máy odometer nhỏ xíu, đi một bước th́ máy nó nhảy một số, mỗi ngày phải đi 10 ngàn bước mới đủ cữ, theo lời bác sĩ dặn.
    Tôi học được cái thú đi bộ từ ông cụ tôi.
    Không mấy ai biết Nhất Linh là người rất thể thao. Những năm của thập niên 50 thế kỷ trước ở Đà Lạt hàng ngày cha tôi đi bộ để tầm lan, đi xa trên 10 cây số, chúng tôi trai tráng đi theo ông mà muốn đứt hơi.
    Đi bộ xong tôi lấy laptop trên xe bước sang quán Starbucks gần đó, mua ly cà-phê, chiếc bánh ngọt, tờ báo Seattle, rồi ngồi đọc báo hoặc ngắm cảnh đời hoặc... viết, nếu hứng.
    Những bài viết của tôi, kư hay truyện, phần lớn đều đẻ ra từ những quán cà-phê ấy.
    Vài truyện của tôi có người nói đùa phảng phất mùi thơm cà-phê Starbucks. Tôi viết lai rai tí một nhâm nhi như kiểu các cụ xưa uống rượu nhấm mấy hột lạc.
    Khi nào tập họp lại những bài viết được khoảng 2, 3 trăm trang th́ tôi xuất bản sách.
    Để trả lời câu hỏi của anh về dự tính văn chương của tôi th́ cuốn sách thứ ba của tôi dự tính sẽ ra đời vào năm tới 2011.
    C̣n dự tính đời thường th́ năm tới Thái Vân nhà tôi về hưu, chúng tôi sẽ có nhiều th́ giờ hơn để đi du ngoạn nhiều nơi trên thế giới, một công việc mà trong quá khứ chúng tôi đă thực hiện.
    Với tôi du lịch ngoài cái thú chung của một du khách tôi c̣n một cái thú riêng:
    Biết đâu mỗi lần đi xa lại đẻ thêm được một đứa con tinh thần?
    DTL: Trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyễn Tường Thiết, đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này!

    Du Tử Lê

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 25-04-2012, 07:55 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 14-02-2011, 01:10 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 07-11-2010, 01:25 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-11-2010, 05:35 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 20-08-2010, 09:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •