Results 1 to 1 of 1

Thread: Bám trụ lề đường để sống.

  1. #1
    nghiep
    Khách

    Bám trụ lề đường để sống.

    Bám trụ lề đường để sống.

    Tại Sài G̣n, đa số dân lao động nghèo mưu sinh bằng cách bám trụ lề đường khắp nội ngoại ô thành phố, với đủ thứ đồ mới cũ có thể bán, từ vật dụng sinh hoạt tới ăn uống, để có tiền sống hàng ngày. Đối với những người này, vỉa hè đường phố chính là cái neo của cuộc sống, kiếm ra một chỗ thuận lợi để ngồi bán mà không bám trụ được th́ không c̣n hy vọng lấy ǵ làm bảo đảm cho cuộc sống nữa. Mà “bám trụ”, đúng như cái nghĩa của từ này, quả là gay go ở một thành phố đông dân, thêm người ngụ cư, văng lai, từ các nơi đổ về Sài G̣n kiếm sống. Mặt khác, chính quyền các địa phương, nhất là tại các phường, quận nội thành, thường xuyên hoặc đột xuất mở những đợt truy quét, dọn dẹp ḷng lề đường, qua các phong trào gọi là “thành phố văn minh sạch đẹp,” “thực hiện nếp sống văn hóa”. Đặc biệt lại c̣n những đợt “tu sửa lề đường” rất bất chợt mà những người mưu sinh trên lề đường xui xẻo phải gánh chịu.


    Hàng xôi lề đường góc đường Bà Hạt - Nguyễn Tiểu La.

    Chị Ba hàng xôi góc phố

    Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng điểm tâm bằng dĩa xôi của chị Ba hàng xôi vỉa hè, góc đường Bà Hạt - Nguyễn Tiểu La, quận 10, ngay phía trước quán cà phê chúng tôi thường ngồi. Hàng xôi của chị Ba đắt hàng hơn hàng xôi ở góc phố đối diện, do xôi của chị Ba thơm dẻo hơn, chỗ ngồi bán lại rộng răi, người đi đường dễ thấy, dễ dừng xe lại để mua, và thêm khách uống cà phê ăn xôi nữa. Bà chủ quán cà phê cho chúng tôi biết, chị Ba, với hàng xôi của chị, đă nuôi sống cả một gia đ́nh, gồm mẹ già, 2 người em và 3 đứa con đang đi học. Hơn nửa tháng vừa qua chị không thể bán xôi, v́ nhà nước cho lát lại gạch vỉa hè ở khúc đường này. Bà chủ quán cà phê lắc đầu nói: “Hổng biết nhà nước dư tiền chẳng biết làm chi hay sao đó, cứ cho lát đi lát lại vỉa hè hoài. Tui nhớ vỉa hè khúc này mới lát đâu hồi giữa năm 2009, viên gạch coi c̣n mới, mà bây giờ lại lật lên, thay gạch khác...” Bà chủ quán không nói th́ chúng tôi cũng biết, bạn bè chúng tôi vẫn thường nói với nhau: “Tu sửa lề đường” là chuyện-thường-ngày-ở-(huyện, -tên một cuốn truyện của Liên Xô)-Sài G̣n! Vậy là chị Ba phải nghỉ bán xôi hơn nửa tháng. Bà chủ quán cho biết: chị Ba đă đưa “tiền uống cà phê” hai trăm ngàn đồng cho tốp thợ lát vỉa hè, để họ mau làm xong “công tŕnh” cho chị Ba có chỗ ngồi bán xôi. Nhưng trong hơn nửa tháng không có thu nhập, chị Ba phải mượn tiền lối xóm để chữa bịnh cho mẹ già, phải “chạy thận” ở bệnh viện 2 ngày một lần.


    Hàng rong trên hè đường Nguyễn Kiệm - Phú Nhuận.

    Nghe chuyện thông cảm của lối xóm với chị Ba hàng xôi góc phố, chúng tôi chợt nhớ sự bất thông cảm của một số đồng bào đối với những người bán hàng rong - bám trụ vỉa hè, cách đây ít lâu ở gần tổ dân phố chúng tôi, thuộc quận 11. Khu vực này vốn là một cái chợ rộng răi, sau đó nhà nước chia đất cho vài cán bộ lớn nào đó, cán bộ được chia đất lại phân lô để bán đi. Những người bán hàng rong ngồi quanh chợ trước đây không c̣n chỗ nữa, phải bê thúng bê rổ bám trụ vỉa hè. Ấy vậy mà trong buổi họp toàn khu phố, có một số bà, có lẽ là cán bộ về hưu hay người kinh doanh khá giả, lên tiếng phê phán việc chiếm dụng ḷng lề đường, gây trở ngại giao thông. Họ trách cứ chính quyền không dùng biện pháp mạnh để dọn dẹp. Bữa ấy chúng tôi nghe một chị bán rau trên lề đường nói: “Công an dọn dẹp ḷng lề đường tịch thu hết rổ rau bắp sú của tôi, bảo tôi về trụ sở công an đóng thuế chỗ ngồi sẽ trả lại, tôi trả lời: các ông cứ chia nhau rồi đem về nhà mà ăn, tôi xem như vứt nó đi rồi!”


    Dù trời mưa, người bán gà vịt vẫn bám lấy cầu An Lộc đợi khách hàng.

    Chúng tôi nhận thấy ở Sài G̣n cũng có vài nơi là địa điểm lư tưởng của những người bán hàng vỉa hè, như tại con đường Nguyễn Kiệm mới mở thêm cách đây hơn năm, bên cạnh vườn cây giáp khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là khoảng đường khá rộng răi, lại kề cận vườn cổ thụ, chiều chiều, nhiều đám học sinh tụ tập, các gia đ́nh thường dẫn trẻ tới chơi, vừa mát mẻ, vừa ăn uống ở những hàng rong b́nh dân giá rẻ: hột gà nướng, hột vịt lộn, mực tươi, sâm lạnh, bông cúc, rong biển... Chúng tôi thấy hầu như nơi này không bị dẹp đuổi, v́ hoàn toàn không cản trở giao thông. Tất nhiên những địa điểm như vậy chỉ dành cho những ai nhanh chân nhanh trí, đă tiên phong bám trụ ở đây, không phải dễ ǵ có cơ hội đó, và lề đường cũng mặc nhiên có lề luật của những người bám trụ mưu sinh đặt ra. Nên nhiều phụ nữ, từ những tỉnh phía Bắc vào Sài G̣n, yếu thế, đành ngồi ở những lề đường mù bụi khói xe, bụi đất và rác, bày những bịch gói ni-lông “Lạc rang Húng ĺu Hà Nội,” xôi ṿ hương vị Bắc, khá hơn th́ bày được một sạp gỗ nhỏ sát hiên nhà phố, bán các-loại-chè (trà) mộc-móc-câu!


    Hàng hoa trên vỉa hè đường Nguyễn Oanh, quận G̣ Vấp.

    Bám trụ trong mưa gió

    Cách đây vài ngày, khi Sài G̣n đang trong ảnh hưởng cơn băo số 3 ở các tỉnh phía bắc miền Trung, đi tới cầu An Lộc ở cuối đường Nguyễn Oanh - quận G̣ Vấp, nh́n những người bám trụ trên lề cây cầu, đứng co ro bên cạnh khoảng hai chục con gà con vịt, cả người bán và vật bán ướt sũng trong mưa gió, chúng tôi không khỏi xót xa. Thấy một cô bé mặc đồng phục học sinh trong chiếc áo mưa ni-lông mỏng dính, đứng riêng một chỗ bán dăm con vịt Xiêm, chúng tôi mua một con, cốt để hỏi chuyện. Cô bé cho biết, thấy người ta bán gà vịt trên cầu, cô nảy ư để dành tiền ăn sáng, mua vịt con, nuôi từ vài tháng nay, bây giờ là ngày đầu tiên mang lên cầu An Lộc bán, hy vọng có tiền đỡ đần cha mẹ đau bịnh vẫn phải làm lụng đầu tắt mặt tối nuôi cả đàn em. Từ lúc đem vịt ra đây bán, tới lúc này cô bé mới gặp chúng tôi mua một con. Trước khi chúng tôi đi, cô bé hỏi: “Con không biết công an có đuổi không hả chú?”


    Cá kiểng đựng trong các túi nylon treo trên các xe máy dọc đường Trường Chinh quận Tân Phú.

    Làm sao chúng tôi trả lời được cô bé câu hỏi này, chỉ biết thầm mong mấy ông công an Việt Cộng dù sao cũng c̣n sót lại một ít nhân tính trong con người. Chúng tôi đi nhiều khu vực trong thành phố trong cơn rớt băo, lúc mưa dày gió mạnh, lúc nguôi ngớt như sắp tạnh. C̣n may là Sài G̣n dù gặp cơn rớt băo mưa cũng không lê thê, nên những người mưu sinh trên lề đường vẫn có thể yên tâm bám trụ. Ở những chỗ bán sách báo, lúc mưa th́ chỉ cần lấy tấm ni-lông phủ kín cho khỏi ướt. Chúng tôi gặp nhiều nơi bày bán hoa trên hè phố, những giỏ hoa gặp mưa thấm đượm ư vị cuộc đời, cùng nỗi buồn của người bán hoa càng thêm ê ẩm, có ai dừng xe trong mưa để mua mấy nhành hoa?!


    Sạp báo vỉa hè đường Lê Đại Hành, quận 11 Sài G̣n.

    Ở một khu vực trên đường Trường Chinh - quận Tân Phú, cửa ngơ thành phố đi Tây Ninh, trước đây chúng tôi thấy nhiều người bày trên vỉa hè vài thứ cá kiểng thông thường, những hồ cá đơn sơ bằng mấy miếng kính ghép lại, chủ yếu bán cho những người ít tiền, và trẻ em chơi cá kiểng. Công an từng dẹp đuổi, nên hiện nay họ chỉ bán cá kiểng đựng trong những bao ni-lông sắp xếp gọn gàng trên những chiếc xe đạp, nếu công an tới th́ họ đạp xe đi chỗ khác. Những người bày bán sách, giày dép trên lề đường... luôn luôn phải chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng thu gom nhanh gọn hàng bán vào bao b́, túi đựng. Mắt phải tinh tường để nhận biết công an hay các nhân viên vận đồng phục gọi là “an ninh trật tự đô thị” từ xa. Chúng tôi đă nhiều lần chứng kiến cảnh lôi kéo, giằng co giữa lực lượng trật tự này và người “chiếm dụng ḷng lề đường,” những người luôn luôn là kẻ thua thiệt, bị tịch thu toàn bộ hàng bán, dù đă mỏi miệng năn nỉ cầu xin, kêu gọi sự thông cảm của những đồng-chí-máy lạnh lùng vô cảm.

    Bài & ảnh: Nguyễn Đạt/Người Việt
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...p?a=118044&z=1
    Last edited by nghiep; 01-09-2010 at 10:09 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 29-06-2011, 03:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 09-04-2011, 09:38 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-04-2011, 12:52 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 09-01-2011, 09:46 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 23-09-2010, 08:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •