Máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay ngang Biển Đông như một phần trong “các hoạt động được lên lịch thường xuyên,” một phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói.

Bộ Quốc Pḥng Mỹ ngày 26/09/2018 xác nhận đă điều oanh tạc cơ B-52 bay qua vùng Biển Đông có tranh chấp, nơi Trung Quốc xây dựng nhiều đảo nhân tạo và biến thành tiền đồn quân sự.


Trung tá David Eastburn, phát ngôn viên bộ Quốc Pḥng Mỹ giải thích, nhiều chiếc B-52 đă bay qua khu vực này để “tham gia một hoạt động quân sự chung thường xuyên tại biển Hoa Đông” với Nhật Bản hôm thứ Ba 25/09. Những chiếc B-52 của Mỹ, được chiến đấu cơ Nhật Bản hộ tống, đă bay trên không phận giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Hoạt động quân sự chung này được thực hiện trong khuôn khổ mà Hoa Kỳ gọi là “sự hiện diện liên tục của oanh tạc cơ” trong khu vực. Đó là những hành động nhằm xác quyết sự hiện diện của Mỹ tại vùng Thái B́nh Dương, theo như giải thích của một quan chức Ngũ Giác Đài, xin ẩn danh.

Vẫn theo trung tá David Eastburn, đầu tuần này, nhiều chiếc B-52 cũng đă “bay qua vùng không phận quốc tế ở Biển Đông” trở về căn cứ Diego Garcia tại Ấn Độ Dương.
Theo AFP, các hoạt động quân sự này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng v́ xung đột thương mại. Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Jim Mattis trấn an là các hoạt động quân sự vừa nêu không nhằm gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Các chuyến bay mà phía Mỹ cho là hoạt động tuần tra thường xuyên, đă làm Bắc Kinh khó chịu. Vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố không có tàu quân sự hay máy bay chiến đấu nào có thể làm Trung Quốc chùn bước trong quyết tâm bảo vệ lănh thổ của ḿnh sau khi nhiều máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay gần các ḥn đảo đang trong ṿng tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ và Trung Quốc thường xuyên tranh căi về vấn đề quân sự hóa Biển Đông, nơi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đều có những tuyên bố chủ quyền.

Cũng trong lĩnh vực quân sự, chiếc Kaga - tầu chở trực thăng lớn nhất của Nhật Bản – ngày 26/09/2018, đă thẳng tiến vào vùng biển Hoa Đông và Biển Đông để đến tham gia một cuộc tập trận chung khác với hải quân Anh ở Ấn Độ Dương.
Ông Kenji Sakaguchi, chỉ huy lực lượng tự vệ hải quân Nhật Bản (MSDF) khẳng định “Nhật Bản có mối quan hệ truyền thống với Anh Quốc và v́ cả hai nước đều là đồng minh thân cận của Mỹ nên cuộc tập trận này là cơ hội để cả hai nước tăng cường hợp tác”.

Trong một tin khác liên quan tới quan hệ Mỹ-Trung, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng phủ nhận cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Bắc Kinh đang t́m cách gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11 sắp tới.
Cảnh Sảng nói: “Chúng tôi khuyên Hoa Kỳ nên ngừng những lời chỉ trích và vu khống đối với Trung Quốc.”
Cảnh Sảng nói thêm: “Chớ dùng những lời lẽ và hành vi sai trái gây tổn hại đến quan hệ song phương và các lợi ích cơ bản của cả hai nước.”
VOA, RFI