Cờ 'mặt trời mọc' của Lực lượng Tự vệ Biển của Nhật gây sóng gió trong quan hệ với Hàn Quốc

Nhật Bản quyết định không tham gia cuộc duyệt binh hải quân quốc tế tại Hàn Quốc vào tuần tới sau khi Seoul yêu cầu Tokyo không treo cờ “mặt trời mọc” trên tàu chiến, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản cho biết hôm 5/10. Đây là tranh căi mới nhất giữa hai nước.

Hàn Quốc ngày 4/10 ,yêu cầu Nhật Bản tháo bỏ lá cờ “mặt trời mọc” của hải quân Nhật khỏi một chiến hạm tham gia cuộc duyệt binh quốc tế tại đảo Jeju vào tuần tới. Cờ hiệu hải quân Nhật tương tự như quốc kỳ Nhật Bản ở chỗ cũng có một h́nh tṛn đỏ ở chính giữa tượng trưng cho mặt trời, nhưng điểm khác biệt là có thêm 16 tia nắng minh họa cho tên gọi "đất nước mặt trời mọc" của Nhật Bản.
Nhiều người Hàn Quốc liên tưởng h́nh ảnh của lá cờ này tới sự tàn bạo của quân đội Nhật trong thời ḱ Đệ nhị Thế chiến và gọi đó là ‘lá cờ tội ác chiến tranh.’ Họ bày tỏ phẫn nộ về khả năng lá cờ này sẽ xuất hiện trong sự kiện hải quân diễn ra từ ngày 10 đến 14 tháng 10.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm 4/10 kêu gọi Nhật nên cân nhắc tới việc người dân Hàn Quốc vẫn c̣n nhớ chế độ thực dân hà khắc mà Nhật áp đặt lên bán đảo Triều Tiên trước khi chiến tranh kết thúc.
Hải quân Hàn Quốc yêu cầu 14 quốc gia tham gia cuộc duyệt binh chỉ treo quốc kỳ của nước ḿnh cộng với cờ của Hàn Quốc trên các chiến hạm. Yêu cầu này rơ ràng nhằm ngăn tàu khu trục của Nhật treo cờ hiệu hải quân “kyokujitsuki”. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng truyền đạt quan điểm của Seoul tới Tokyo thông qua các kênh ngoại giao.

Tuy nhiên, phía Nhật Bản đă từ chối yêu cầu này. Tuần trước, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Itsunori Onodera tuyên bố rằng việc treo cờ hiệu hải quân “mặt trời mọc” là yêu cầu bắt buộc chiểu theo luật pháp Nhật Bản.
Ông nói cờ hiệu đó cũng có vai tṛ xác định quốc tịch của các tàu hải quân Nhật theo luật hàng hải quốc tế. Tân Bộ trưởng Quốc pḥng vừa lên thay ông Onodera là Takeshi Iwaya.
Bộ trưởng Quốc pḥng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo đầu tuần này nói với các nhà lập pháp rằng nếu Nhật nhất quyết treo cờ hiệu hải quân ‘mặt trời mọc’ trên tàu chiến tham gia sự kiện sắp tới ở Jeju th́ Seoul cũng không thể làm ǵ hơn được

Quan hệ của Nhật Bản với cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên vốn đă căng thẳng từ lâu, từ thờ Đệ II Thế Chiến, bởi nỗi oán hận kéo dài về thời kỳ Nhật biến bán đảo Triều Tiên thành thuộc địa trong các năm 1910-45, cũng như về tranh chấp trên biển và vấn đề trẻ em gái và phụ nữ Triều Tiên bị buộc phải làm việc trong các nhà thổ thời chiến của Nhật Bản.
Quyết định không tham gia cuộc thao diễn của Nhật Bản được đưa ra từ lư do trên, Bộ trưởng Quốc pḥng Takeshi Iwaya nói với các phóng viên.
“Về quân kỳ của Lực lượng Tự vệ Biển, các luật lệ trong nước quy định rằng cờ phải được treo ở đuôi tàu”, ông Iwaya nói. "Thật đáng tiếc, chúng tôi đă đi đến quyết định rằng chúng tôi phải hủy việc tham gia", ông nói thêm.

Nhiều người ở cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều coi lá cờ màu đỏ và trắng như một biểu tượng về sự xâm lược quân sự và thực dân trong quá khứ của Nhật Bản.
"Lá cờ ‘mặt trời mọc’ là lá cờ tội ác chiến tranh mà lũ đế quốc Nhật thế kỷ 20 đă sử dụng khi thực hiện các cuộc xâm lược dă man vào quốc gia của chúng ta và các quốc gia châu Á khác", trang web Uriminjokkiri do nhà nước kiểm soát của Triều Tiên viết.
"Dự định đi vào [Hàn Quốc] với cờ ‘mặt trời mọc’ được treo là một sự xúc phạm không thể chấp nhận và cũng là sự chế nhạo đối với người dân chúng ta".

Ở Hàn Quốc, các bài báo về cuộc tranh căi này nằm trong số những bài được đọc nhiều nhất trên truyền thông xă hội. Cùng lúc, văn pḥng của tổng thống nhận được 250 kiến nghị cấm tàu của Nhật Bản nếu treo quân kỳ.
Hôm 5/10, Hải quân Hàn Quốc cho biết các tàu hải quân Nhật Bản đă treo quân kỳ khi họ tham gia cuộc duyệt binh hải quân vào năm 1998 và 2008, nhưng Hàn Quốc năm nay đề nghị tất cả các tàu của các nước chỉ treo các quốc kỳ của họ và của Hàn Quốc.
VOA