Results 1 to 2 of 2

Thread: 2 năm rút khỏi 9 hiệp ước: V́ sao Trump làm thế?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    2 năm rút khỏi 9 hiệp ước: V́ sao Trump làm thế?


    Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga v́ cho rằng Moscow đă vi phạm thỏa thuận này.
    Nhưng đó chỉ là một phần nguyên nhân (?)

    Ngay ngày làm việc thứ ba sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump bắt đầu tiến tŕnh rút lui khỏi hàng loạt hiệp ước, và sau 2 năm nắm quyền Trump đă rút khỏi 9 hiệp ước quốc tế. Tại sao Trung Quốc ra sức ủng hộ các hiệp ước này? Mục tiêu tiếp theo của Trump là ǵ? Cuối cùng Trump có ư đồ ǵ?

    1. Rút khỏi “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung”

    Vào ngày 20/10/2018, Trump đă xác nhận rằng Mỹ sẽ rút khỏi “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung” (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty) được kư vào năm 1987. Hiệp ước này cấm Mỹ và Nga triển khai các tên lửa hạt nhân cũng như b́nh thường tầm ngắn và tầm trung trong phạm vi từ 500 đến 5.500 km. Hiệp ước đă từng khiến các nước châu Âu và các đồng minh vùng Viễn Đông trong phạm vi thở phào nhẹ nhơm. Có ba lư do khiến Trump từ bỏ: (1) Nga không tuân thủ Hiệp ước; (2) Mỹ thực hiện cam kết dẫn đến không thể phát triển và triển khai các vũ khí mới; (3) Trung Quốc không kư kết, không chịu bất kỳ hạn chế nào về triển khai tên lửa tầm ngắn và trung cũng như phát triển quy mô lớn ở châu Á – Thái B́nh Dương, ngày càng đe dọa đến an ninh của Mỹ.Trang web Bộ Ngoại giao Nga đă công bố bài b́nh luận cáo buộc Mỹ theo đuổi chính sách “thế giới đơn cực”, và giấc mơ này là không thể thực hiện được. C̣n Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc có nhận xét rằng động thái của Mỹ có thể gây “cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt và nguy hiểm”, cáo buộc “Mỹ để mắt tới Trung Quốc, đối phó với Trung Quốc từ một loạt các góc độ khác nhau”.Về vấn đề này, Thượng tướng Harry Harris là Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương đă chỉ ra, nếu Trung Quốc tham gia “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung” th́ sẽ có 95% trong khoảng 2.000 đạn đạo và tên lửa hành tŕnh Trung Quốc vi phạm Hiệp ước.

    2. Rút khỏi “Liên minh Bưu chính Toàn cầu”


    Vào ngày 17/10/2018, Mỹ đă bắt đầu quá tŕnh rút khỏi “Liên minh Bưu chính Toàn cầu” (UPU), đây cơ quan chịu trách nhiệm về các dịch vụ bưu chính quốc tế. Lư do rút khỏi của Mỹ là: (1) Quy chế “phí dịch vụ đầu cuối” của tổ chức làm cho chi phí chuyển phát bưu kiện quốc tế ở các nước phát triển cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển, c̣n nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc vẫn được xem là nước đang phát triển. Điều này tương đương với việc phải trợ cấp cho các quốc gia như Trung Quốc. Trong năm tài chính 2017, ngành bưu chính Mỹ đă phải bù vào khoảng 170 triệu USD (đô la Mỹ); (2) Nhiều bưu kiện gửi đến Mỹ từ Trung Quốc được hưởng giá dịch vụ rẻ mạt trong nước Mỹ, làm các sản phẩm của Mỹ suy yếu khả năng cạnh tranh; (3) Làm cho hàng giả, hàng giá rẻ, và hàng chất gây nghiện tràn vào Mỹ.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 18/10 rằng, không cần phải “đưa Trung Quốc vào chuyện này”.

    3. Làm lại “Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ”

    “Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada” (USMCA) đă thay thế “Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ” (NAFTA) và bổ sung điều khoản “thuốc độc”. Điều khoản quy định rằng bất kỳ bên nào tham gia hiệp định kư kết hiệp định thương mại tự do với “quốc gia kinh tế phi thị trường” th́ sau đó 6 tháng quốc gia thành viên có thể tự do rút khỏi và có quyền xúc tiến thỏa thuận thương mại song phương của riêng ḿnh.Trung Quốc đă không được cộng đồng quốc tế công nhận là “quốc gia kinh tế thị trường”, đây cũng là vấn đề cốt lơi trong cuộc chiến thuế quan của Trump chống Bắc Kinh. Điều khoản “thuốc độc” này có thể cũng sẽ được áp dụng cho đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, cô lập toàn diện đối với Bắc Kinh.

    4. Rút khỏi “Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”


    Ngày 20/06/2018, Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với 47 quốc gia thành viên, cho biết cơ quan này vô tâm, trở thành một công cụ chính trị cho một số nước, đă nhiều lần chỉ trích Israel và cho phép nước chà đạp nhân quyền gia nhập, chẳng hạn như Venezuela, Trung Quốc, Cuba và Congo. Trước khi rút khỏi, Mỹ và tổ chức này đă tiến hành các cuộc đàm phán về cải cách trong vài tháng.

    5. Rút khỏi “Hiệp định Khí hậu Paris”


    Vào ngày 2/6/2017, Mỹ rút khỏi “Hiệp định Khí hậu Paris”, bởi v́ theo Hiệp định khí hậu Paris th́ Mỹ đă chi hầu hết các chi phí và công nghệ của ḿnh, lại làm giảm khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.Theo Hiệp định khí hậu Paris, trước năm 2025 mỗi năm các nước phát triển phải cung cấp khoảng 100 tỷ đô la Mỹ viện trợ cho các nước đang phát triển để cải thiện cơ cấu năng lượng và công nghệ công nghiệp hóa. Trong số hơn 100 nước kư kết, chỉ riêng Mỹ phải chịu 75% chi phí, khoảng 75 tỷ USD mỗi năm. Về giảm phát thải carbon ở các nước khác nhau, Hiệp định Khí hậu Paris không bao gồm các quốc gia gây ô nhiễm nặng như Trung Quốc và Ấn Độ. Hiệp định quy định rằng Ấn Độ sẽ bắt đầu các biện pháp giảm carbon khi nước này nhận được 2,5 ngh́n tỷ USD tài trợ, Trung Quốc có thể tăng lượng khí thải trong hơn một thập kỷ và không cần phải thực hiện các biện pháp nào trước năm 2030. Theo dữ liệu của Numbeo, Chỉ số ô nhiễm không khí của Trung Quốc năm 2017 là 88,96; Ấn Độ là 76,53 và Mỹ là 31,19. Thỏa thuận này yêu cầu Mỹ trước năm 2025 phải giảm lượng phát thải carbon từ 26% lên 28%. Chính quyền Trump cho rằng việc phân biệt đối xử trong yêu cầu giảm phát thải của các quốc gia khác nhau sẽ dẫn đến mất khả năng cạnh tranh toàn cầu đối với các sản phẩm của Mỹ. Theo BBC đưa tin, bất chấp sự rút lui của Trump, kế hoạch giảm lượng phát thải carbon của Mỹ sẽ vẫn giảm đến một nửa so với khối lượng kế hoạch của Obama, bởi v́ năng lượng sản xuất của Mỹ sử dụng khí tự nhiên nhiều hơn than đá.Để đáp lại sự rút lui của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng bày tỏ việc tiếp tục xúc tiến Hiệp định Khí hậu Paris và hoàn thành nghĩa vụ “100%”. Phân tích cho rằng có 6 lư do khiến Bắc Kinh phải tuân theo Hiệp định Paris là: (1) Hiệp định không làm khổ Bắc Kinh, sau khi lượng khí thải lên đến đỉnh điểm vào năm 2030, bắt đầu giảm lượng khí thải là vừa; (2) Hiệp định làm giảm khả năng cạnh tranh toàn cầu ở một số nước; (3) Mỹ rút là phù hợp với tham vọng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi xưng bá thế giới; (4) Bắc Kinh không điều chỉnh vấn đề ô nhiễm không khí chẳng khác nào “tự sát chính trị”, có thể gây các cuộc biểu t́nh lớn; (5) Đối với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc th́ Hiệp định là một chuyện, c̣n thực hiện và tiêu chuẩn là một chuyện khác; (6) Bắc Kinh xem Hiệp định khí hậu là cơ hội kinh doanh, giúp Trung Quốc trở thành nước hàng đầu về các sản phẩm năng lượng sạch và phát hành trái phiếu xanh.

    6. Rút khỏi “Hiệp định
    Hạt nhân Iran”


    Vào ngày 08/5/2018 Mỹ tuyên bố rút khỏi “Hiệp định Hạt nhân Iran” và tái thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Iran và Bắc Triều Tiên được xem là hai “em nhỏ” của Bắc Kinh. Vào năm 2015, Hiệp định Hạt nhân Iran đă được kư kết bởi Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga. Hiệp định này đă giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, đổi lại Iran hạn chế nghiêm ngặt khả năng làm giàu urani để cho thấy nước này từ bỏ theo đuổi phát triển bom nguyên tử.Trump cho biết, Hiệp định được kư kết bởi chính sách đối ngoại của Obama, đây là một “thảm họa”, cũng không đề cập đến chương tŕnh tên lửa đạn đạo, các hoạt động hạt nhân của Iran sau năm 2025, và vai tṛ của Iran trong xung đột ở Yemen và Syria.

    7. Rút khỏi “Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương” TPP

    Vào ngày 23/1/2017, ngày thứ ba Trump làm Tổng thống, đă rút khỏi “Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương” (TPP) với 12 quốc gia thành viên. Hiệp định bắt đầu đàm phán vào năm 2009 trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Obama, và trong thời gian dài đă không được Quốc hội Mỹ chấp thuận. Trump lên án Hiệp định này thúc đẩy giới doanh nghiệp Mỹ di dời công ty đến các quốc gia có lao động rẻ hơn, khiến người lao động Mỹ mất việc làm, cũng không thể ngăn được Nhật Bản thao túng tiền tệ.

    8. Rút khỏi UNESCO

    Vào ngày 13/10/2017, Mỹ đă rút khỏi UNESCO (Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên Hiệp Quốc). Mâu thuẫn này có thể truy về năm 2011 khi 194 quốc gia thành viên của tổ chức thông qua với số phiếu 180:14 cho Palestine chính thức là thành viên. Mỹ và Israel đă phản đối, thời điểm đó chính quyền Obama đă đ́nh chỉ việc thanh toán phí thành viên, và đến năm 2013 Mỹ đă mất quyền biểu quyết.Ông Đường Kiền Chính (Tang Qianzheng) người Trung Quốc là trợ lư Tổng thư kư UNESCO, hiện ông này đang cạnh tranh vào chức vụ Tổng giám đốc của UNESCO.Năm 1984, thời Tổng thống Reagan đă chỉ trích rằng tổ chức này là chính trị tả khuynh và từ chối trách nhiệm về tài chính, cũng đă rút lui.

    9. Rút khỏi quá tŕnh xây dựng “Hiệp ước Toàn cầu về Di dân”


    Ngày 03/12/2017, Mỹ rút khỏi quá tŕnh xây dựng “Hiệp ước Toàn cầu về Di dân” do Liên Hiệp Quốc phụ trách, với lư do cuộc đàm phán đa phương này “làm hại chủ quyền của Mỹ”, không phù hợp với các chính sách nhập cư và tị nạn của Mỹ.Năm 2016, 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đă nhất trí thông qua một tuyên bố chính trị không ràng buộc, cụ thể là “Tuyên bố New York về Người tị nạn và Nhập cư”, hứa sẽ bảo vệ quyền lợi của những người tị nạn, giúp họ tái định cư và đảm bảo khả năng tiếp cận các cơ hội giáo dục và việc làm.

    Kế tiếp Mỹ sẽ rút khỏi “Tổ chức Thương mại Thế giới”?


    “Tổ chức Thương mại Thế giới” (WTO) cũng đă trở thành mục tiêu của chính quyền Trump. Vào tháng Bảy năm nay, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, không loại trừ Mỹ lựa chọn đàm phán lại các hiệp định thương mại đa phương. Cơ cấu trọng tài tối cao của WTO hiện gần như bị tê liệt, Mỹ đă từ chối một thẩm phán WTO tái đắc cử, c̣n lại ba vị thẩm phán cũng đang bị nghi ngờ trong một số trường hợp, toàn bộ cơ chế trọng tài phải tạm dừng.Hồi tháng 08/2018, Trump cho biết rằng, trong nhiều năm WTO đă đưa Mỹ vào hoàn cảnh rất bất lợi, cần phải “thay đổi cách làm của họ”.

    Sau đó Mỹ sẽ rút khỏi Liên Hiệp Quốc?

    Liên Hiệp Quốc hiện đang hỗ trợ hệ thống quan hệ chính trị quốc tế, Trump có thể rút lui không?Vào ngày 24/12/2017, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Haley đă thông báo giảm 285 triệu đô la Mỹ ngân sách hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong hai năm tài chính 2018-2019. Trump đă chỉ trích Mỹ cung cấp 22% ngân sách dự trù thường xuyên của Liên Hiệp Quốc và 28% cho các dự án giữ ǵn ḥa b́nh, như vậy là không hợp lư.Vào tháng 9/2018, Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc: “Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới, nhưng nhận được rất ít báo đáp, v́ vậy Mỹ đang kiểm tra lại nghiêm túc viện trợ nước ngoài của ḿnh”. “Chúng tôi hy vọng các nước khác chia sẻ trách nhiệm tương ứng của họ một cách công bằng”. Mỹ cam kết “làm cho Liên Hiệp Quốc trở nên hiệu quả và có trách nhiệm hơn”.Có chuyên gia về các vấn đề quốc tế đă cảnh báo rằng nếu Liên Hiệp Quốc không thực hiện ư chí của Mỹ th́ hoàn toàn có khả năng Mỹ rút khỏi Liên Hiệp Quốc.

    Cuối cùng là Thiết lập lại trật tự quốc tế mới ?


    BBC đă chỉ ra, sau Thế chiến Hai, Mỹ là nhà lănh đạo quan trọng nhất trong trật tự quốc tế, c̣n trong 30 năm qua Trung Quốc đă trở thành nước hưởng lợi nhờ trật tự quốc tế hiện tại giúp ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đang bùng nổ. Có phân tích cho rằng Nga cũng cảnh giác với sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng quốc tế đang phát triển của Trung Quốc, và không ủng hộ Trung Quốc thành nước lănh đạo trong trật tự quốc tế mới. Do đó, Trump đă liên tục rút khỏi hệ thống quốc tế hiện tại, bao gồm: chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa và công nghệ, có thể khiến Trung Quốc phải đối mặt với t́nh h́nh quốc tế và địa chính trị mới.
    TrithucVN

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Dân bán hàng online Trung Quốc đau đầu v́ ông Trump
    rút Mỹ khỏi Liên minh Bưu chính Toàn cầu

    Quyết định rút khỏi hiệp ước đă tồn tại 144 năm cho thấy chính quyền Mỹ sẽ phong tỏa mọi con đường gây thâm hụt thương mại giữa Washington với Bắc Kinh.
    Mike DeVries sống tại Iowa và có một cửa hàng chuyên bán thiết bị nông nghiệp trên eBay. Vài năm trước, Mike bán ṿng bi bánh xe cho máy cắt cỏ với giá 5-8 USD/ ṿng, chưa bao gồm phí vận chuyển.
    Đột nhiên một ngày không ai mua hàng của Mike nữa. Sau khi lên mạng t́m hiểu, anh phát hiện một một người bán hàng ở Trung Quốc bán bộ 20 ṿng với giá chỉ 9,99 USD và miễn phí ship. Người bán hàng Trung Quốc đă dùng ePacket giảm mức phí vận chuyển về gần như bằng 0.
    Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở những ṿng bi. Bất kỳ món hàng nào dưới 2 kg, có thể vận chuyển bằng ePacket cũng khiến người bán lẻ Mỹ chịu thua trước Trung Quốc ngay trên sân nhà. Từ đây, Mike quyết định loại bỏ hết tất cả mặt hàng dưới 2 kg khỏi gian hàng của ḿnh.


    Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới Mỹ c̣n rẻ hơn cả vận chuyển ngay trong nội địa Mỹ. Ảnh: The Atlantic.

    Cơn lũ đồ Trung Quốc giá rẻ

    Theo The Atlantic, mỗi ngày người Mỹ mua hàng chục ngh́n các sản phẩm giá rẻ có xuất xứ Trung Quốc, từ quần jean, đồ điện tử, đồ nhựa... Mức sinh hoạt thấp, luật lao động lỏng lẻo giúp các sản phẩm từ quốc gia đông dân nhất thế giới có mức giá rẻ, thu hút không chỉ người dân Mỹ mà cả trên toàn cầu.
    Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là phí vận chuyển từ Trung Quốc đến Mỹ cũng cạnh tranh hơn so với nội địa. Tại Mỹ, người dân có thể mua đồ cạo lông mày Trung Quốc giá 95 cent với 2 USD phí vận chuyển, trong khi với hàng Mỹ, giá sẽ là 2,62 USD/3 chiếc nhưng phí vận chuyển lên đến 5,99 USD. Thậm chí, một bưu phẩm gửi từ North Carolina đến Virginia mất 1,94 USD, trong khi nếu gửi từ Thượng Hải chỉ mất 1,12 USD.
    Kể từ khi ngành thương mại điện tử Mỹ cất cánh vào năm 2011, Bưu Điện Mỹ (USPS) đă kư một thỏa thuận song phương với Bưu chính Trung Quốc, bao gồm dịch vụ ePacket với phí vận chuyển siêu rẻ dành cho kiện hàng dưới 2 kg.
    Lượt vận chuyển theo ePacket tăng mạnh, thậm chí gấp đôi trong năm 2016 so với 2014 đă mang về cho USPS 493 triệu USD lợi nhuận. Tuy nhiên, nó cũng gây phát sinh một số bất cập, một trong số đó là nhiều đơn hàng không thể gửi từ Mỹ đến Trung Quốc do chi phí đắt.



    Sự chênh lệch trong mức phí vận chuyển bắt đầu năm 1969, khi Liên minh Bưu chính toàn cầu quyết định phí vận chuyển bưu phẩm cỡ nhỏ từ các nước đang phát triển sẽ thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Mỹ. Điều khoản này nhằm kích thích hoạt động xuất khẩu ở các nước nhỏ, hội nhập sâu hơn vào hoạt động giao thương toàn cầu.
    Ngoài ra, việc vận chuyển thiết bị điện tử nhỏ, mỹ phẩm bằng tàu biển container gây ô nhiễm môi trường tương đương 50 triệu chiếc xe hơi. Rất nhiều hàng hóa bị làm giả, nhái theo đồ Mỹ, tuy nhiên, chúng vẫn bán rất chạy bởi giá rẻ.

    Mỹ triệt tiêu lợi thế của hàng Trung Quốc


    Hôm 17/10, Nhà Trắng tuyên bố sẽ rút khỏi Liên minh Bưu chính, đồng thời tự đưa ra mức vận chuyển bưu phẩm từ quốc tế.
    Quyết định được ông lớn ngành thương mại điện tử tại Mỹ như Amazon và các nhà bán lẻ nhiệt liệt ủng hộ. Điều này hứa hẹn giúp doanh nghiệp nhỏ của nước này tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời giảm thiểu lượng hàng giả, kém chất lượng từ bên ngoài vào.
    Điều này cũng sẽ hạn chế những lợi thế của hàng hóa của Trung Quốc nói trên, và cơn "đau đầu" của giới kinh doanh online ở nước này chỉ mới bắt đầu.
    Động thái của chính quyền ông Donald Trump đưa nước Mỹ ra khỏi tổ chức quốc tế danh tiếng đă tồn tại hàng thập kỷ, buộc các nước khác phải đồng ư với những yêu sách mà ông đưa ra.
    Ngoài ra, nó cũng cho thấy Mỹ sẽ ngăn chặn mọi lỗ hổng có thể giúp Trung Quốc khai thác nhằm gia tăng thâm hụt thương mại với Washington, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến kinh tế mà tổng thống Mỹ khơi mào đang diễn ra đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
    ZingNews

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 23-10-2018, 03:02 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 20-10-2018, 07:04 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 25-09-2018, 04:56 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 30-08-2018, 02:53 AM
  5. TT Trump huỷ bỏ họp thượng đỉnh ????
    By Ba Búa in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 29-05-2018, 09:55 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •