Trong nhiều năm, các phái đoàn đă đi đi về về giữa Bắc Kinh và Rome với hy vọng đạt được thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Những tin đồn gần đây cho thấy họ đă gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết. Nhưng nguồn gốc của sự bất đồng giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc là ǵ? Việc giải quyết bất đồng này mang lại lợi ích ǵ cho cả hai bên?

Tín đồ Công giáo ở Trung Quốc được yêu cầu phải thờ phụng trong các nhà thờ được theo dơi chặt chẽ, được đăng kư và được quản lư bởi các linh mục do đảng cs lựa chọn. Vatican khá thực tế về điều này, mặc dù những người Công giáo mộ đạo giận dữ với việc một đảng cầm quyền vô thần đang lựa chọn giáo sĩ cho họ. Qua nhiều năm, các hoạt động ngoại giao cẩn trọng đă giúp đảm bảo rằng trong hầu hết các trường hợp, các nhà thờ được nhà nước thừa nhận này được giám sát bởi các giám mục mà cả Vatican lẫn đảng đều coi là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, vẫn có một số giám mục do chính phủ hậu thuẫn không được Vatican chấp nhận. Cũng có nhiều giám mục được Vatican bổ nhiệm mà không có sự đồng ư của Đảng Cộng sản. Có lẽ có đến một nửa các tín đồ Công giáo Trung Quốc tham dự các nghi thức tôn giáo được tổ chức bởi các giáo sĩ “ngầm” này. Những người tham gia phải chịu rủi ro bị bắt giữ và các h́nh thức bức hại khác.

Ưu tiên của các cuộc đàm phán là t́m ra một cơ chế rơ ràng để đảm bảo rằng trong tương lai sẽ không có giám mục nào có thể được bổ nhiệm mà không có sự ban phước của cả Giáo hoàng lẫn sự cho phép và đề cử của chính phủ Trung Quốc. Trong khi việc chính thức hóa một hệ thống như vậy sẽ thu hẹp sự chia rẽ trong giáo hội Trung Quốc theo thời gian, tin đồn gần đây cho thấy rằng một hiệp ước cũng có thể dẫn đến việc tổ chức lại giáo hội so với cách thức nó đang tồn tại hiện nay. Vào tháng 1 vừa qua, Ṭa Thánh được cho là đă cảnh báo các giám mục ngầm của hai giáo phận rằng nếu đạt được một thỏa thuận, họ sẽ được yêu cầu phải nhường chỗ cho các giáo sĩ được chính phủ chấp thuận, những người này trước đây đă bị rút phép thông công nhưng đă được đảng Cộng sản yêu cầu Vantican miễn thứ. Trong thực tế, điều này đồng nghĩa với việc cho phép các con chiên của họ được chăn dắt vào hệ thống nhà thờ mà nhà nước bảo trợ.


Pope Francis would surely face some criticism for reaching an accommodation with a repressive regime.

Đảng Cộng sản muốn giảm số nhà thờ chưa đăng kư. Đảng không ủng hộ bất kỳ hoạt động xă hội nào ngoài tầm kiểm soát của ḿnh. Đảng Cộng sản cũng có thể tin rằng một hiệp định chính thức về các giám mục sẽ là một bước tiến lớn để thuyết phục Vatican chuyển đại sứ quán của ḿnh từ Đài Loan sang Bắc Kinh. Trong khi đó, Vatican có thể nghĩ rằng việc đạt cải thiện quan hệ với chính phủ Trung Quốc có thể giúp các tín đồ tránh khỏi những đau khổ không cần thiết, và điều đó có thể mang lại cho nhà thờ nhiều tự do hơn trong việc truyền giáo. Trong những năm gần đây, số lượng người Công giáo ở Trung Quốc được cho là đă chững lại hoặc thậm chí sụt giảm, trong khi số người Tin Lành tăng vọt. Tuy nhiên, cũng có những rủi ro lớn. Trong trường hợp có được một thỏa thuận, có thể một số tín đồ Công giáo hoạt động ngầm sẽ chọn tham gia một nhà thờ có khuynh hướng ly giáo hơn là phải hợp tác với các giáo sĩ được đảng chấp thuận. Và Giáo Hoàng Francis chắc chắn sẽ phải đối mặt với một số chỉ trích về việc thỏa hiệp với một chế độ mang tính đàn áp nhân quyền và tôn giáo.


Source:
Why is the Vatican negotiating with China, The Economist, 21/05/2018
Người dịch: Lê Thị Hồng Loan (NCQT)