Trung Quốc yêu cầu một số công ty nhà nước tránh các chuyến công vụ tới Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ cũng như bảo vệ cẩn thận các thiết bị của họ nếu họ phải đến những nơi đó, Bloomberg cho biết hôm 15/1.

Ủy ban Giám sát Tài sản và Hành chính Nhà nước (SASAC) của Trung Quốc, hiện đang giám sát khoảng 100 cơ quan của chính phủ, nói với một số cơ quan trong những tuần gần đây rằng chỉ mang theo những máy tính sách tay do công ty cấp cho việc sử dụng ở nước ngoài nếu cần phải du hành, theo bản tin của Bloomberg trong đó trích nguồn từ những người thạo tin về việc này.

Lời khuyên du hành của Trung Quốc bao gồm cảnh báo về việc du hành tới các nước khác trong khối chia sẻ thông tin t́nh báo Fire Eyes – gồm Anh, Canada, Úc và New Zealand, theo Bloomberg.
SASAC không ngay lập tức trả lời yêu cầu b́nh luận của Reuters qua email.
Công ty năng lượng của nhà nước Trung Quốc gần đây đă thắt chặt các quy tắc an ninh công nghệ thông tin đối với nhân viên đi công tác tới Mỹ, một nguồn tin của công ty nói với Reuters trong điều kiện không nêu danh tính do sự nhạy cảm của vấn đề.
Một số nhân viên của công ty này không được phép mang máy tính sách tay trong các chuyến công du như vậy và được lệnh xóa mọi dữ liệu liên quan đến công việc và các thông tin từ điện thoại cá nhân trước khi du hành, nguồn tin này cho biết.
Người này nói với Reuters rằng các chuyến công tác tới Mỹ đă được chấp thuận đều không bị hủy.

Tâm điểm của những căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ là vụ bắt giữ gần đây một giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc ở Canada theo yêu cầu của các quan chức Mỹ.
Việc bắt giữ này đă làm dấy lên những lo ngại về một phản ứng dữ dội trong tương lai đối với các công ty Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc trong lúc đă có những căng thẳng giữa hai quốc gia này trên mặt trận thương mại.
Các mối quan hệ của Trung Quốc với Canada cũng đă trở nên lạnh giá kể từ vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu, giám đốc tài chính và “người thừa kế” của tập đoàn Huawei.
Trung Quốc cảnh báo về những hệ lụy không cụ thể trừ phi bà Mạnh được thả tự do. Trung Quốc đă bắt giam Michael Kovrig, một nhà ngoại giao của sứ quán Canada ở Bắc Kinh đang nghỉ việc, và Michael Spavor, một cố vấn người Canda, về cáo buộc gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Bắc Kinh không đưa ra mối liên hệ trực tiếp giữa những việc bắt giữ này với việc bắt giữ bà Mạnh – người mà các giới chức Mỹ muốn dẫn độ về Mỹ để xét xử với cáo buộc qua mặt nhiều ngân hàng đa quốc gia về những giao dịch liên quan đến Iran. Các nhà ngoại giao phương Tây nói các vụ việc trên là sự trả đũa của Trung Quốc.
Hôm 14/1, bộ ngoại giao Canada cũng đưa ra cảnh báo cho công dân của ḿnh khi du hành tới Trung Quốc về “nguy cơ của việc các luật lệ địa phương được thực thi tùy tiện.”

Mỹ khuyến cáo du hành tới Trung Quốc

Trước đó vào hôm 3/1 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo công dân Mỹ đến Trung Quốc phải thận trọng bởi v́ t́nh trạng ‘thực thi pháp luật tùy tiện’ ở nước này cũng như những hạn chế đặc biệt đối với công dân Mỹ gốc Hoa.
Cảnh báo được đưa ra sau vụ Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada hồi tháng trước với cáo buộc ‘làm hại an ninh Trung Quốc’. Những vụ bắt giữ này xảy ra sau khi cảnh sát Canada bắt giữ bà Mạnh Văn Châu, giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông Huawei hôm 1/12 ở Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.
Khuyến cáo du hành đang được đặt ở mức độ 2, tức là người du hành tới Trung Quốc phải tăng cường cẩn trọng.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói nhà cầm quyền Trung Quốc dùng thẩm quyền trong phạm vi rộng để ngăn công dân Mỹ rời khỏi Trung Quốc bằng cách sử dụng các lệnh ‘cấm xuất cảnh’, đôi khi họ giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc trong nhiều năm. Theo khuyến cáo, các lệnh cấm xuất cảnh vừa kể của Trung Quốc thường được dùng để ép buộc công dân Mỹ hợp tác trong các cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc, lôi kéo người ở nước ngoài trở lại Trung Quốc và hỗ trợ giới chức Trung Quốc giải quyết các tranh chấp dân sự theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.

Khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong hầu hết các trường hợp, tới lúc khởi hành th́ đương sự mới biết là bị lệnh cấm này và cũng không cách nào có thể biết được lệnh cấm kéo dài bao lâu. Khuyến cáo cảnh báo rằng công dân Mỹ nằm trong diện cấm này thường bị quấy nhiễu và đe dọa.
Vẫn theo khuyến cáo, công dân Mỹ có thể bị bắt giữ mà không cho tiếp cận với sự hỗ trợ của cơ quan lănh sự cũng như thông tin về tội mà họ bị cáo buộc, có thể bị xét hỏi kéo dài và giam giữ lâu với những lư do liên quan đến ‘an ninh quốc gia’. Ngoài ra, Bộ cũng nêu rơ là nhân viên an ninh tại Trung Quốc có thể bắt giữ và trục xuất công dân Mỹ v́ gửi những tin nhắn điện tử có nội dung chỉ trích chính phủ Trung Quốc.

Khuyến cáo c̣n cho biết các biện pháp an ninh bổ sung như kiểm tra an ninh và tăng cường sự hiện diện của cảnh sát là rất thường thấy ở các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng.
Khuyến cáo dành cho công dân Mỹ du hành tới Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc không công nhận song tịch và có thể áp dụng thêm những biện pháp sách nhiễu, săm soi đối với người Mỹ gốc Hoa trong khi ngăn chặn sứ quán Mỹ hỗ trợ lănh sự cho họ.

VOA