Results 1 to 2 of 2

Thread: ‘Bàn tay’ TQ làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    ‘Bàn tay’ TQ làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội?


    Phái đoàn Mỹ và Triều Tiên trong buổi làm việc diễn ra tại khách sạn Sofitel Legend Metropole ở Hà Nội. Ảnh: New York Times.

    Trước thượng đỉnh lần 2 Trump - Kim ở Hà Nội ngày 27 và 28/02/2019, nhằm t́m giải pháp cho khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, vai tṛ của Trung Quốc dường như không được chú ư nhiều. Tuy nhiên, thượng đỉnh hôm nay 28/02 bất ngờ khép lại, không theo kịch bản dự kiến. Hai bên không ra được thỏa thuận, tổng thống Mỹ phải về sớm. Ảnh hưởng quan trọng của Bắc Kinh đột ngột được nêu bật trở lại.

    Trong cuộc trả lời báo giới trước khi lên đường về nước, ông Donald Trump khẳng định việc lănh đạo Bắc Triều Tiên không chấp nhận một thỏa thuận với Mỹ, nếu không đạt được việc dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn, là hoàn toàn xuất phát từ quyết định của B́nh Nhưỡng, « họ không nhận lệnh từ bất cứ ai », tổng thống Mỹ nhấn mạnh. Thế nhưng, tổng thống Trump cũng tái khẳng định vai tṛ rất lớn của Trung Quốc đối với kinh tế Bắc Triều Tiên, bởi 93% hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào nước này là qua biên giới với Trung Quốc.


    Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo chiều ngày 28/2/2019 tại Hà Nội.

    Trung Quốc có ảnh hưởng thực sự ra sao đối với B́nh Nhưỡng trong các thương thuyết nói chung giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, và đặc biệt là cuộc thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai ?
    Hiện tại c̣n rất ít thông tin có thể giúp giải mă vấn đề này. Vẫn c̣n nhiều bí ẩn xung quanh việc dự án ra Tuyên bố chung đột ngột bị hủy. Tuy nhiên, những người cho rằng Bắc Kinh chỉ đóng một vai tṛ bên lề trong các thương thuyết về phi hạt nhân hóa và thiết lập ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên đă không chú ư đến những trao đổi âm thầm, nhưng tấp nập trong hậu trường giữa Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng, vốn có một vị trí hết sức quan trọng. Trong các đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên, Trung Quốc là bên thứ ba có ảnh hưởng nhiều nhất. Bà Yun Sun (1), chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc, đă ví Bắc Kinh như một tài xế cùng lái cỗ xe đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, nhưng ngồi ở ghế sau.
    Sau đây là phần tóm lược các phân tích của chuyên gia Yun Sun, qua bài viết « The Second Trump Kim Summit Where is China ? » (2).

    Trung Quốc tự tin

    Việc Trung Quốc chỉ ngồi ở « ghế sau » trong các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên và đàm phán Liên Triều khiến nhiều người cho rằng Bắc Kinh bị gạt sang bên lề trong các thương thuyết đang diễn ra liên quan đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, căn cứ trên các tuyên bố và hành động mới đây của Bắc Kinh, Trung Quốc tỏ ra không đặc biệt lo ngại về vị trí « bên lề » hiện tại trong các thương thuyết Mỹ-Bắc Triều Tiên, bao gồm cả thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai.

    Về mặt chính thức, bộ Ngoại Giao và các giới chức chính quyền Trung Quốc liên tục bày tỏ sự ủng hộ đối với thượng đỉnh và hy vọng thượng đỉnh có kết quả tốt. Theo tác giả, nếu như Trung Quốc « thực sự cảm thấy bị loại » ra khỏi tiến tŕnh này, th́ Bắc Kinh đă « khó mà giữ được thái độ b́nh tĩnh và độ lượng đến như vậy ».
    Có nhiều lư do giải thích được thái độ b́nh thản của Trung Quốc trước các thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên. « Điều quan trọng nhất » là B́nh Nhưỡng duy tŕ các liên lạc và tham vấn mật thiết với Bắc Kinh trong suốt tiến tŕnh, từ khi chuẩn bị mở các đàm phán đầu tiên với Mỹ cho đến trước thềm thượng đỉnh lần thứ hai.
    Năm 2018, trước cuộc thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, lănh đạo Bắc Triều Tiên đă hai lần sang Trung Quốc, vào tháng 3 và tháng 5. Nếu như chuyến đi đầu tiên là nhằm để tái lập quan hệ giữa hai bên ở cấp cao nhất, sau 6 năm « quan hệ song phương lạnh lẽo », chuyến đi thứ hai rơ ràng có mục tiêu nhờ cậy đến sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với thượng đỉnh. Chuyến đi lần thứ hai của Kim Jong Un đến Bắc Kinh diễn ra ngay sau cuộc thượng đỉnh Liên Triều lần thứ nhất và vào thời điểm B́nh Nhưỡng đang ráo riết đàm phán với Washington để chuẩn bị thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore.

    Người lái ở « ghế sau »


    Sự tin cậy hay sự phụ thuộc của lănh đạo Bắc Triều Tiên vào Trung Quốc cũng thể hiện qua việc Kim Jong Un dùng máy bay của hàng không Trung Quốc để đi Singapore, cũng như việc chỉ một tuần sau cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ, lănh đạo họ Kim đă lại sang Trung Quốc lần thứ ba, để thông báo với Bắc Kinh về tiến tŕnh và các kết quả của hội nghị.

    Thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai tại Hà Nội cũng tương tự. Tháng Giêng 2019, Kim Jong Un đi Bắc Kinh lần thứ tư vào thời điểm mà B́nh Nhưỡng và Washington đang thương lượng về cuộc thượng đỉnh này. Rất nhiều khả năng Kim Jong Un sẽ đến Bắc Kinh lần thứ năm, ngay sau cuộc thượng đỉnh với tổng thống Mỹ tại Hà Nội. Việc lănh đạo Bắc Triều Tiên liên tục sang Trung Quốc tham vấn trước và sau thượng đỉnh với Mỹ là một động thái không chỉ cho thấy « vị trí không thể thay thếđược » của Trung Quốc, với tư cách là bên « thúc đẩy » các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, mà c̣n để thể hiện với Bắc Kinh là B́nh Nhưỡng chỉ có thể thổ lộ những điểm yếu của ḿnh với riêng Trung Quốc, hoàn toàn tin cậy ở Trung Quốc.



    Như vậy, có thể nói là, cho dù Bắc Kinh không phải là một bên chính thức tham gia các thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội, Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng là các thỏa thuận của Bắc Triều Tiên với Mỹ sẽ không thể gây tác hại đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và thậm chí c̣n có lợi cho các kế hoạch của Trung Quốc.
    Ngoài thái độ của chính quyền B́nh Nhưỡng, việc Trung Quốc rất tự tin c̣n dựa trên vào diễn biến thực tế của quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên, cho thấy tiến tŕnh giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ mong muốn hoàn toàn không hề nhanh chóng và đơn giản. Việc hai bên không đạt được các cam kết cụ thể trong thượng đỉnh Singapore, cũng như tiến tŕnh đàm phán song phương chuẩn bị cho thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam gây thất vọng, là những điều khiến Bắc Kinh an tâm. Bởi tiến tŕnh « phi hạt nhân hóa » càng kéo dài và theo từng bước một, th́ Bắc Kinh càng dễ bề chi phối, càng tạo ra nhiều cơ hội để Trung Quốc gây ảnh hưởng.
    Trên thực tế, cho đến nay Washington và B́nh Nhưỡng vẫn c̣n rất nghi kị nhau và đây chính là điều cản trở việc Bắc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa nhanh chóng. Chừng nào mà Hoa Kỳ vẫn là mối đe dọa với B́nh Nhưỡng, th́ chừng đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy tŕ được vị trí là người bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên và qua đó tác động đến các đàm phán.

    Lợi thế và giới hạn


    Bắc Kinh xem việc Mỹ-Bắc Triều Tiên hai lần tổ chức thượng đỉnh, để t́m kiếm một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa và tái lập ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên, là một điểm sáng hiếm có trong hợp tác Mỹ-Trung trong bối cảnh quan hệ song phương rơi vào t́nh trạng có thể coi là tồi tệ nhất kể từ khi hai nước b́nh thường hóa quan hệ.
    Bắc Kinh tự cho ḿnh đă đóng góp tích cực bằng cách gây áp lực buộc B́nh Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán, với việc « áp dụng nghiêm ngặt » các trừng phạt quốc tế trong năm 2017. Trung Quốc cũng sẵn sàng đứng ra môi giới, nếu đàm phán Washington và B́nh Nhưỡng lâm vào bế tắc. Khi cần thiết, Bắc Kinh có thể mô tả là đă giúp Hoa Kỳ trong vấn đề này.
    Theo tác giả, gắn liền « phi hạt nhân hóa » Bắc Triều Tiên và tái lập « ḥa b́nh » và « ổn định » trên bán đảo Triều Tiên là một ưu tiên của Trung Quốc. Việc chế độ B́nh Nhưỡng quá phụ thuộc vào Trung Quốc là một gánh nặng đối với Bắc Kinh. Một chế độ Kim Jong Un mở ra với bên ngoài được cho là sẽ giảm nhẹ phần « trách nhiệm của Trung Quốc đối với tương lai chính trị, kinh tế cũng như uy tín » của đàn em Đông Bắc Á.
    Nhà phân tích Yun Sun cũng đề cập đến các giới hạn trong khả năng can thiệp của Trung Quốc đến lập trường của Bắc Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ, một vấn đề tương đối ít được chú ư.
    Ít ngày trước thềm thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ nhất tháng 6/2018, tổng thống Trump tung ra nhận định là lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đă thay đổi lập trường, sau cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Vào thời điểm đó, ông Trump c̣n đặt cho chủ tịch Trung Quốc biệt danh là « một tay chơi x́ phé cỡ thế giới ». Chưa biết điều này có đúng hay không, nhưng ngay sau đó, ngày 23/05, chính quyền Mỹ đă hủy bỏ dự định kư một thỏa thuận không gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, và ngày hôm sau 24/05, quyết định đơn phương đ́nh chỉ thượng đỉnh lần thứ nhất dự kiến, trước khi chấp nhận tổ chức trở lại.
    Những ứng xử nói trên của Mỹ mang lại cho Trung Quốc một bài học về những giới hạn cần tránh. Một can thiệp bị coi là « chọc gậy bánh xe » có thể sẽ dẫn đến các phản ứng khó lường, và rất có thể là tiêu cực từ Mỹ, cả về phía quan hệ Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên, cũng như quan hệ song phương Mỹ - Trung.

    Quan hệ khó lường


    Chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc Yun Sun khép lại bài phân tích với một nhận định đáng chú ư. Theo bà, có rất nhiều khả năng Washington không hiểu được thực sự mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, các tuyên truyền của chế độ B́nh Nhưỡng về một nước Triều Tiên từng là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lăng từ Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, có thể khiến Hoa Kỳ nuôi hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia thân Mỹ, chống Trung.
    Nhà phân tích Yun Sun nhấn mạnh : Trong quan hệ tay ba này, việc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc « không hiểu rơ » quan hệ của Bắc Triều Tiên với phía bên kia chắc chắn sẽ dẫn đến các đánh giá sai, và hệ quả là « các tính toán sai lầm nghiêm trọng » trong phương thức đối xử với chế độ B́nh Nhưỡng. Cảnh báo của nhà phân tích được đưa ra một hôm trước cuộc thượng đỉnh Trump – Kim, với kết quả như chúng ta đă biết, là Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ khăng khăng quan điểm vốn có, thượng đỉnh không ra được thỏa thuận.

    Ghi chú


    1. Bà Yun Sun là giám đốc chương tŕnh Trung Quốc tại Trung tâm tư vấn về ḥa b́nh và an ninh thế giới Stimson Center (Washington).
    2. Bài đăng tải ngày 26/02/2019 trên trang mạng 38 North (chuyên về Bắc Triều Tiên).


    Có thể nói thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 gay cấn từ đầu đến cuối, với quá nhiều những bất ngờ vào giờ chót. Mọi việc diễn ra hoàn toàn khác với điều mong đợi. Vào khoảng một giờ trưa nay, trong lúc báo giới bắt đầu chuẩn bị đợi theo dơi lễ kư kết bản tuyên bố Hà Nội, th́ phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết hai phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên đă hủy bữa ăn trưa. Chỉ ít phút sau, xe của đoàn Bắc Triều Tiên rời khỏi khách sạn Metropole, nơi diễn ra thượng đỉnh. C̣n đoàn hộ tống tổng thống Donald Trump cũng đă vội vă quay lại khách sạn Marriott, cách Metropole khoảng 10 cây số. Ngay lập tức chúng tôi hay tin là tổng thống Mỹ sẽ họp báo lúc 2 giờ chiều, tức sớm hơn dự kiến.
    Đây là một bất ngờ lớn, khiến mọi người tại trung tâm báo chí quốc tế bị hụt hẫng, v́ ai cũng kỳ vọng Washington và B́nh Nhưỡng sẽ đạt được một số thỏa thuận, dù là tối thiểu và đôi bên sẽ đặt bút kư vào một bản « Tuyên bố Hà Nội », cho dù không ai dám đoán một cách cụ thể văn bản đó gồm những ǵ. Bất ngờ hơn nữa, là sáng nay, khi đôi bên gặp lại nhau để bắt đầu một ngày làm việc thứ nh́, lănh đạo Bắc Triều Tiên đă tuyên bố ông « không bi quan về tiến triển của hội nghị » và « nếu có ư định tiếp tục phát triển hạt nhân th́ ông đă không đến Hà Nội làm ǵ ».

    Cùng với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, tổng thống Mỹ đă họp báo trong hơn 45 phút và điều hơi lạ là nguyên thủ Hoa Kỳ đă mở đầu buổi nói chuyện với các phóng viên bằng cách đề cập ngắn gọn đến căng thẳng Ấn Độ-Pakistan, đến viện trợ nhân đạo cho Venezuela, trước khi giải thích về nguyên nhân khiến hai phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên bỏ dở thượng đỉnh.
    Trước hết, nguyên thủ Hoa Kỳ đánh giá cuộc gặp lại lănh đạo Bắc Triều Tiên lần này là « tích cực », nhưng để đạt được một thỏa thuận th́ « đấy lại là chuyện khác ». Theo giải thích của nguyên thủ Hoa Kỳ, khúc mắc tại Hà Nội lần này nằm ở chỗ B́nh Nhưỡng đ̣i xóa bỏ toàn bộ cấm vận, nhưng lại « nhượng bộ thấp hơn so với điều Mỹ mong đợi ». Dù vậy theo lời ông Donald Trump, lănh đạo Bắc Triều Tiên cam kết ngưng thử tên lửa và hạt nhân. Cuối cùng tổng thống Mỹ vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại, bởi ông tin tưởng Kim Jong Un là một người « thẳng thắn » với « những quan điểm khác với Hoa Kỳ » và nguyên thủ Mỹ đă trông thấy những tiềm năng to lớn đang chờ đợi Bắc Triều Tiên.
    Về phần ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo giải thích đôi bên đă ra về sớm hơn dự kiến, bởi lănh đạo Bắc Triều Tiên chưa « sẵn sàng đáp ứng những đ̣i hỏi của Hoa Kỳ và đàm phán cần có thêm thời gian ». Dù vậy lănh đạo ngành ngoại giao Mỹ vẫn « lạc quan » về tiến tŕnh giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên.

    Dù không có một tuyên bố chung nào được kư kết, Tổng thống Trump cho biết mối quan hệ giữa ông và nhà lănh đạo Triều Tiên vẫn hết sức tốt đẹp. Giải thích về việc không đạt được thỏa thuận cụ thể về phi hạt nhân hóa với nhà lănh đạo Triều Tiên, ông Trump nói "đôi khi bạn đành phải quay lưng đi" nhưng "đó là sự rời đi trong thân thiện".
    "Đây không phải là một lần mà bạn đứng bật dậy và đi ra ngoài", tổng thống Mỹ nói.
    Ngay sau khi kết thúc buổi họp báo trưa nay, tổng thống Mỹ đă lên máy bay về lại Washington.

    Tại Hà Nội, lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm qua 27/02/2019 đă trả lời các nhà báo nước ngoài. Theo AFP, đây là lần đầu tiên kể từ khi nắm quyền lănh đạo Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong Un không từ chối trả lời, khi phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi.
    Khi phóng viên của báo Mỹ Washington Post hỏi liệu ông có nghĩ là sẽ đạt được một thỏa thuận với tổng thống Mỹ Donald Trump hay không, nhà lănh đạo Kim Jong Un trả lời : « C̣n quá sớm để nói điều đó … Nhưng tôi không nói rằng tôi cảm thấy bi quan ».
    RFI

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump đă có quyết định đúng bởi "thà không kư thỏa thuận c̣n hơn là kư một thỏa thuận tồi".


    Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội hôm nay khép lại mà không có tuyên bố chung hay thỏa thuận nào được đưa ra. Kết quả này tiếp tục khiến tương lai chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng nằm trong ṿng hoài nghi, theo Straits Times.
    Tại buổi họp báo sau đó tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ cho biết bất đồng về lệnh cấm vận chính là lư do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên không đạt kết quả như mong đợi. "Về cơ bản, họ muốn lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi th́ không thể làm như vậy", ông nói.
    Theo giáo sư Victor Cha, chủ tịch chương tŕnh Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần hai "đă thất bại". Tuy nhiên, ông lưu ư rằng Tổng thống Trump đă "có quyết định đúng đắn khi thúc đẩy các kết quả lớn hơn thay v́ những bước đi nhỏ nhặt và không chấp nhận thỏa thuận khi chúng không tốt".
    "Sẽ không có hội nghị thượng đỉnh nào được tổ chức trong một khoảng thời gian nữa", ông suy đoán.

    Cùng chung quan điểm, Vipin Narang, phó giáo sư về khoa học chính trị tại Học viên Công nghệ Massachusett (MIT), cho rằng "thà không có thỏa thuận nào c̣n hơn một thỏa thuận tồi hoặc một thỏa thuận mà bên kia có thể vi phạm". "Đôi lúc bạn cần phải đá quả bóng đi và chờ cơ hội khác", ông nói.
    "Thà bạn không đặt bút kư c̣n hơn là bạn đồng ư với các điều khoản không thể trụ vững và đạt một thỏa thuận khiến Mỹ và Triều Tiên gặp bế tắc v́ ràng buộc", chuyên gia về Triều Tiên Olivia Enos từ Quỹ Di sản b́nh luận.
    Jenny Town, nhà phân tích tại Trung tâm Stimson, đánh giá sau hội nghị thượng đỉnh lần hai, việc giữ vững động lực hướng tới đàm phán sẽ rất khó khăn.
    "Đây có thể là dấu chấm cho mối t́nh cảm ngắn ngủi giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim", giáo sư Lee Seong-hyon từ Viện nghiên cứu Sejong, trụ sở ở Hàn Quốc, bày tỏ lo lắng.
    Theo ông, dù Tổng thống Trump tuyên bố rằng sẽ có thêm những cuộc gặp nữa giữa hai nước trong tương lai, thực tế, tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ là bài toán khó đối với ông chủ Nhà Trắng bởi những tiếng nói phản đối từ trong nước và vị thế chính trị bị suy yếu của Tổng thống Mỹ.
    Tuy nhiên, theo Mintaro Oba, cựu chuyên viên ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, khi những chi tiết về hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội c̣n chưa rơ ràng, không nên vội vàng đưa ra đánh giá.
    Giới quan sát cho rằng một trong những người thất vọng nhất với kết quả của hội nghị Trump - Kim lần hai là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bởi giờ đây, ông khó ḷng thúc đẩy mối quan hệ với Triều Tiên theo bất kỳ cách nào.
    Thời điểm hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim bị cắt ngắn và hai bên không tổ chức lễ kư tuyên bố chung, một quan chức cấp cao Hàn Quốc cho biết Seoul cũng "bối rối như toàn bộ thế giới".

    Cây bút Robin Brant từ BBC nhận định kết thúc bất ngờ của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội "chắc chắn sẽ làm giảm động lực mà Tổng thống Moon đă xây dựng được nhờ sự ủng hộ nhiệt t́nh của ông đối với nỗ lực đàm phán cũng như những mối liên kết gần gũi hơn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên".
    "Sự thật là những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc bị gỡ bỏ mà ta từng dự đoán sẽ không sớm xảy ra", Brant nhận xét. "Nhưng Tổng thống Moon vẫn sẽ thúc đẩy các kế hoạch liên kết đường sắt và đường bộ xuyên biên giới khi ông biết ḿnh đă có được thứ bản thân mong muốn nhất: Một môi trường an ninh ổn định".
    Theo lời Tổng thống Trump tuyên bố trong họp báo, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đă cam kết không tiếp tục thử nghiệm tên lửa hay hạt nhân.



    TT Trump: 'Đây không phải thời điểm tốt để kư kết bất cứ thứ ǵ'

    Ngoài những lời cám ơn tất cả người dân Việt Nam v́ đă "đối xử với chúng tôi thật tuyệt vời", tổng thống Mỹ cũng bày tỏ ḷng biết ơn với nước chủ nhà tổ chức hội nghị.
    "Về vấn đề Triều Tiên, chúng tôi vừa từ biệt chủ tịch Kim sau thời gian làm việc mà tôi cho rằng rất hiệu quả. Chúng tôi thấy rằng đây không phải thời điểm tốt để kư kết bất cứ thứ ǵ. Chúng tôi đă dành khá nhiều thời gian trong cả ngày hôm nay với Kim Jong Un, một người đàn ông khá cá tính. Và tôi nghĩ mối quan hệ của chúng tôi rất bền chặt".
    "Tại thời điểm này, chúng tôi đă có một số lựa chọn nhưng chúng tôi quyết định không thực hiện bất kỳ lựa chọn nào và chúng ta sẽ xem nó đi đến đâu. Nhưng đó là hai ngày rất thú vị. Tôi nghĩ rằng thực sự đó là hai ngày rất năng suất. Nhưng đôi khi bạn phải rời đi. Và đây chỉ là một trong những lần đó. Tôi sẽ để Mike nói chuyện đó trong vài phút".

    Ngoại trưởng Mike Pompeo tiếp lời ông Trump: "Xin cảm ơn Tổng thống. Các đội của chúng tôi, bao gồm phái đoàn do tôi dẫn đầu cũng như đoàn Triều Tiên, đă làm việc trong nhiều tuần để có thể tiến một bước lớn trên con đường mà hai nhà lănh đạo đă đồng thuận ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái".
    "Chúng tôi đă đạt được tiến bộ lớn và thực sự chúng tôi thậm chí c̣n tiến bộ hơn nữa khi hai nhà lănh đạo gặp nhau trong 24, 36 giờ qua. Thật không may, cuối cùng chúng tôi đă không đạt được bất kỳ điều ǵ mà Mỹ cảm thấy hợp lư".
    "Tôi nghĩ chủ tịch Kim đă hy vọng rằng chúng ta sẽ làm được. Chúng tôi yêu cầu ông ấy làm nhiều hơn. Ông ấy chưa sẵn sàng để làm điều đó nhưng tôi vẫn lạc quan. Tôi hy vọng các phái đoàn của chúng tôi sẽ gặp nhau trong những ngày và tuần tới và đạt được hiệu quả. Nó là một vấn đề rất phức tạp".
    "Chúng tôi đă nói từ đầu rằng điều này sẽ mất thời gian. Các đội của chúng tôi đă hiểu nhau hơn. Chúng tôi nhận thức được một số giới hạn và thách thức và tôi nghĩ trong những ngày và tuần tới, chúng tôi có thể đạt được tiến bộ để cuối cùng có thể đạt được những ǵ thế giới muốn".
    "Tôi ước chúng ta có thể tiến xa hơn một chút nhưng tôi rất lạc quan rằng sự tiến bộ mà chúng ta đă đạt được trong cuộc đua tới hội nghị thượng đỉnh này cũng như tiến tŕnh mà hai nhà lănh đạo đă đạt được trong hai ngày qua đă đặt chúng ta vào vị thế để có được một kết quả thực sự tốt".
    "Tổng thống chúng tôi và chủ tịch Kim đều cảm thấy tốt v́ họ đă đạt được tiến bộ đó nhưng chưa thể hoàn toàn đồng thuận với nhau để thực hiện một thỏa thuận lớn hơn vào thời điểm này. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ làm như vậy trong những tuần tới. . ."

    Tiếp đó, phóng viên bắt đầu đặt câu hỏi.

    - Phóng viên: Tiến tŕnh đàm phán này có khó khăn hơn ông nghĩ? Có phải việc Triều Tiên đ̣i dỡ bỏ một số cấm vận là mấu chốt vấn đề?
    - Ông Trump: Đó là v́ các lệnh cấm vận.
    - Sẽ có thượng đỉnh lần ba không thưa tổng thống?
    - Về cơ bản, họ muốn các lệnh cấm vận được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng ta không thể làm vậy. Họ sẵn sàng phi hạt nhân một phần lớn những khu vực chúng ta muốn, nhưng chúng ta không thể dỡ bỏ toàn bộ cấm vận v́ điều này. Vậy nên chúng ta sẽ tiếp tục làm việc và xem xét. Tuy nhiên, chúng tôi buộc phải khước từ đề xuất của họ. Chúng tôi buộc phải bỏ ngang.
    - Tất cả các lệnh cấm vận hiện nay vẫn được giữ phải không?
    - Tất cả đều được duy tŕ. Tôi đă nghe nhiều người trong vài tuần qua nói rằng chúng ta đă chịu thua. Chúng ta không nhượng bộ điều ǵ cả. Bên cạnh đó, tôi thẳng thắn nghĩ rằng chúng ta sẽ là bạn tốt với Chủ tịch Kim và Triều Tiên. Và tôi nghĩ họ có tiềm năng rất lớn. Tôi đă nói với mọi người rằng họ có rất nhiều tiềm năng, ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta sẽ thấy điều đó. Họ muốn lệnh trừng phạt được tháo dỡ nhưng không muốn thực hiện một số yêu cầu của chúng ta. Họ sẵn sàng phi hạt nhân hóa nhiều khu vực nhưng không phải những nơi chúng ta muốn.
    - Theo tôi biết, có hàng loạt vấn đề phức tạp được thảo luận liên quan đến dỡ bỏ cấm vận và định nghĩa phi hạt nhân hóa. Ông có gặp sự phản kháng trong bất kỳ vấn đề nào không. Có nhận định rằng ông Kim muốn giữ lại một số vũ khí hạt nhân. Ông có cho phép điều đó không?
    - Tôi không muốn b́nh luận trực tiếp về vấn đề này. Tuy nhiên, ông ấy có những tầm nh́n riêng và không hẳn là trùng với tầm nh́n của chúng ta. Dù vậy, cả hai đă gần nhau hơn so với một năm trước. Tôi nghĩ rằng, cuối cùng chúng ta sẽ đến đích. Nhưng riêng với cuộc gặp này, chúng ta buộc phải quay lưng bước đi. Chúng ta sẽ theo dơi điều ǵ diễn ra tiếp theo.
    Ở đây chúng ta có một quư ông mà các bạn chưa được nghe. Sean Hannity, ông ở đây làm ǵ ấy nhỉ? Chúng ta cho ông ấy đặt câu hỏi nhé. Thôi John trước nhé.
    - Nếu ông ấy muốn dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt c̣n ông muốn phi hạt nhân hóa nhiều hơn, làm sao để tạo cầu nối cho khoảng cách này?
    - Với thời gian, tôi nghĩ rằng bất đồng sẽ được hàn gắn ở một mức nào đó, nhưng vẫn có khoảng cách. Chúng ta phải giữ các lệnh cấm vận và ông ấy cũng muốn phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, ông ấy chỉ muốn thực hiện ở những khu vực kém quan trọng hơn những đề xuất của chúng tôi.Chúng tôi biết rất rơ đất nước này, tin hay không tùy bạn. Chúng tôi biết rơ từng cm của nước họ, và chúng tôi phải đạt được những thứ chúng tôi thấy buộc phải có. Bởi v́ chúng tôi sẽ cho đi rất nhiều. . .

    "Tôi thích làm đúng hơn là làm nhanh"

    Bạn luôn phải sẵn sàng rời đi. Tôi có thể đă kư một thỏa thuận ngày hôm nay và sau đó mọi người sẽ nói, ồ, thật là một thỏa thuận khủng khiếp, một điều khủng khiếp mà ông ấy đă làm. Không, bạn phải chuẩn bị bỏ đi. Nếu chúng ta có thể đă kư một cái ǵ đó th́ tôi có thể đă kư 100% vào ngày hôm nay. Chúng tôi thực sự đă có giấy tờ sẵn sàng để kư nhưng nó không phù hợp. Tôi thích làm đúng hơn là làm nhanh.
    . . . Chúng tôi đă thảo luận nhiều cách và phi hạt nhân hóa là một từ rất quan trọng, nó đă trở thành một từ được sử dụng rất tốt. Rất nhiều người không biết ư nghĩa của nó, nhưng với tôi, điều đó khá rơ ràng, chúng ta phải loại bỏ hạt nhân. Tôi nghĩ rằng ông ấy cũng sẽ có cơ hội để có một trong những quốc gia thành công nhanh nhất trên thế giới. Đất nước của họ có một bên là Nga và Trung Quốc, bên kia có Hàn Quốc và được biển bao quanh. Nó nằm trong số những bờ biển đẹp nhất thế giới. Có tiềm năng to lớn ở Triều Tiên và tôi nghĩ rằng ống ấy sẽ dẫn dắt đất nước đạt được thành quả rất quan trọng về mặt kinh tế. Tôi nghĩ đó chắc chắn sẽ là một cường quốc kinh tế.
    VnExpress, Zing

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2019, 08:07 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 14-11-2014, 12:15 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 24-01-2013, 08:16 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 18-11-2011, 04:27 PM
  5. Lê Cung hạ vỏ sĩ trung cộng / USA vỏ sỉ China
    By Hoang Tam Hong in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 31-05-2011, 08:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •