Tàu sân bay nguyên tử Mỹ USS Ronald Reagan rời căn cứ hải quân Yokosuka (tỉnh Kanagawa - Nhật Bản) . AFP

HKMH Mỹ tuần tra vào lúc Bắc Kinh loan báo tập trận trên Biển Đông

Trung Quốc loan báo sẽ tập trận trong hai ngày hôm nay và ngày mai, 06 và 07/08/2019, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam đ̣i chủ quyền. Cho đến nay, chưa có thêm thông tin ǵ cụ thể về các hoạt động tập trận của Trung Quốc, nhưng một hàng không mẫu hạm Mỹ đă có mặt tại Biển Đông để thực hiện tuần tra bảo vệ tự do hàng hải.

Theo báo Nhật Japan Times, tầu sân bay Hoa Kỳ USS Ronald Reagan đă có mặt tại Biển Đông từ ngày hôm qua, và đang trong cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải như lệ thường. Bộ Quốc Pḥng Mỹ đưa lên mạng nhiều bức ảnh cho thấy các hoạt động của con tàu. Tàu USS Ronald Reagan, neo đậu tại căn cứ Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, thường xuyên tiến hành tuần tra ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Hoa Kỳ và Nhật Bản không đ̣i hỏi chủ quyền tại Biển Đông, nhưng có lập trường kiên quyết bảo vệ một khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương « rộng mở và tự do ». Washington thường xuyên lên án các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại vùng biển này, sử dụng căn cứ quân sự trên các đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa đe dọa an ninh khu vực cũng như tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới.
Hôm qua, Cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc chỉ ra hai thông báo cấm tàu thuyền qua lại tại một địa điểm gần quần đảo Hoàng Sa, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Hiện tại chưa biết tập trận của Trung Quốc đă bắt đầu hay chưa. Trong Sách trắng về Quốc pḥng công bố hồi tháng trước, lần đầu tiên sau nhiều năm gián đoạn, chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh đến việc quân đội « sẵn sàng chiến đầu và diễn tập trong các điều kiện tác chiến thật » để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra tại vùng Tây Thái B́nh Dương và Biển Đông.

V́ sao dân Việt ‘ngóng’ hàng không mẫu hạm Mỹ giữa xung đột Biển Đông?

Động thái mới nhất của Washington, điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông, đang được công luận Việt Nam hưởng ứng và chào đón nhiệt t́nh giữa bối cảnh căng thẳng trong vùng biển tranh chấp vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Nhiều ư kiến bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam và các nước trong khu vực kiềm chế những hành động hung hăng của Bắc Kinh và “sớm lập lại trật tự ở Biển Đông”.



Tin tức về sự hiện diện của USS Ronald Reagan, chiếc hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, với sức chứa lên đến hơn 70 máy bay phản lực siêu thanh F18, trực thăng và máy bay trinh sát, trong khu vực Biển Đông hôm 6/8 đă được chia sẻ rộng răi trên các trang mạng xă hội tại Việt Nam.
“Mừng và hy vọng”, Facebooker Thùy Đan bày tỏ, trong lúc Facebooker Đoàn Kiên Giang nói “Chào 500 anh em USS Ronald Reagan ghé Biển Đông chơi” và “chúc team thuận buồm xuôi gió”.
Facebooker Mai Nuong To viết “Hy vọng Mỹ đánh cho nó (Trung Quốc) sập luôn chế độ cs (Cộng sản) để dân ko khổ nữa”. C̣n Facebook Thu Tran th́ “Cầu mong sao cho sớm lập lại trật tự ở biển đông”.
Lư giải cho sự “ủng hộ nhiệt t́nh” của công luận Việt Nam đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ, nhà báo độc lập Vơ Văn Tạo cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến người dân Việt Nam ngả về phía Mỹ trước nguy cơ xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông.
“Những năm gần đây, khi Trung Quốc tăng cường lấn hiếp ở Biển Đông, Hoa Kỳ đă tỏ thái độ rất rơ, ngay cả từ sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014. Lúc đó, Quốc hội Mỹ đă có nghị quyết phản đối chuyện đó rồi, trong khi Quốc hội Việt Nam th́ chưa dám ra nghị quyết”, nhà báo cư ngụ tại Nha Trang đưa ra nhận định với VOA.

Một lư do nữa, theo nhà báo Vơ Văn Tạo, là động thái mới nhất của Washington rất có lợi cho Việt Nam và khu vực, giữa bối cảnh đang diễn ra "đối đầu" giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh đưa tàu thăm ḍ Hải Dương Địa Chất 8 đến hoạt động gần Băi Tư Chính, khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kể từ ngày 3/7.
Ông nói: “Tôi cho rằng nhất cử nhất động của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, đặc biệt là các hạm đội, mà Hoa Kỳ là một cường quốc đại dương, là rất quan trọng. Họ đưa (tàu) xuống như thế th́ dù ḿnh không biết thực chất tàu đó đến Biển Đông nhằm mục đích ǵ, nhưng dù sao trong bức tranh tổng thể nó vẫn có lợi cho Việt Nam và ḥa b́nh, an ninh khu vực, và cũng làm cho Trung Quốc phải lo lắng, giật ḿnh theo dơi”.
Nhà báo độc lập này cho rằng t́nh h́nh Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung hiện nay đang khiến cho những người dân am hiểu thời cuộc ở Việt Nam “rất lo lắng”.
Ông nói: “Chính sách ‘lấy thịt đè người’ của Trung Quốc, ăn hiếp láng giềng, t́m cách lấn lướt và ăn cướp quyền lợi chính đáng của các nước láng giềng th́ đă rơ rồi, nhưng khổ cái là Việt Nam từ những năm trước đây, đặc biệt tính từ Hội nghị Thành Đô vào tháng 9/1990 đến nay, th́ rơ ràng quan điểm của Đảng Cộng sản, chóp bu của Nhà nước Việt Nam nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Họ nêu lên quan tâm lớn nhất của họ là giữ chế độ, nghĩa là thực ra là giữ quyền lợi cho chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi, c̣n quyền lợi của quốc gia, dân tộc bị xem nhẹ, nên người dân rất lo lắng trước t́nh h́nh đó”.
Mặc dù thừa nhận Hà Nội đă “thay đổi quan điểm” và có “bước ngoặt tương đối quan trọng” trong mối quan hệ Việt-Trung sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014, nhưng theo nhà báo Vơ Văn Tạo, quá tŕnh “thoát Trung” và mở rộng quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là với Mỹ, của Việt Nam hiện nay đang diễn ra “quá chậm”, khiến cho ông và nhiều người dân “vô cùng sốt ruột”.

Sự kiện hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đến Biển Đông diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Mark Esper lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “gây bất ổn” trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng chỉ trích Bắc Kinh đă có hành động “cưỡng ép” trên Biển Đông.
Trả lời báo chí về thông điệp của sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông trong bối cảnh đang có nhiều căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam, Chuẩn Đô Đốc Mỹ Karl Thomas được AP dẫn lời nói sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ là nhằm “giúp mang lại an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao”.

Cuộc biểu t́nh đầu tiên về vụ Băi Tư Chính trước ṭa Đại Sứ TQ ở Hà Nội

Cuộc biểu t́nh đầu tiên liên quan đến đối đầu Việt-Trung ở Băi Tư Chính diễn ra vào sáng ngày 6/8 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.
Dù chỉ có khoảng 10 người, theo lời thuật lại của nhà hoạt động nữ Nguyễn Thúy Hạnh với VOA, song cuộc biểu t́nh đang gây tiếng vang lớn trên mạng xă hội, giữa lúc cẳng thẳng về tranh chấp giữa hai nước láng giềng cộng sản chưa có bất cứ dấu hiệu nào sẽ sớm kết thúc.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) cùng bạn bè phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, 6/8/2019

H́nh ảnh và video do bà Hạnh chia sẻ lên mạng xă hội Facebook trong cùng ngày cho hay nhóm biểu t́nh gồm bản thân bà, cùng với các nhà hoạt động khác là Lê Hoàng, Bùi Tiến Hưng, Thảo Teresa, Hồng Thái Hoàng và bạn bè.
Họ đứng trước cơ quan đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc, giơ các biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh đ̣i Trung Quốc rút khỏi Băi Tư Chính, lên án nước này tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc tại ṭa quốc tế.
Các đoạn video cho thấy những người biểu t́nh hô đến lạc cả giọng những lời phản đối:
“Đả đảo Trung Quốc gây hấn. Đả đảo Trung Quốc xâm lược Băi Tư Chính của Việt Nam. Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Đả đảo hữu hảo với giặc Tàu. Trung Quốc cút khỏi Biển Đông. Hoàng Sa – Việt Nam. Trường Sa – Việt Nam”.
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh nói với VOA rằng cuộc biểu t́nh được tổ chức “một cách bất ngờ” nên phải sau 15 phút kể từ khi họ bắt đầu mới thấy các nhân viên công an Hà Nội xuất hiện. Một số người dân đi đường đă dừng xe, mượn biểu ngữ của các nhà hoạt động, cùng giơ biểu ngữ và hô theo, bà Hạnh kể lại.
Phía nhà chức trách không có động thái can thiệp, cuộc biểu t́nh diễn ra khoảng 30 phút từ đầu đến cuối, sau đó các nhà hoạt động tự ra về.
Bà Hạnh cho biết thêm:
“Chúng tôi thấy như thế cũng là đủ rồi, không cần thiết phải tạo ra những cuộc bắt bớ nữa, nên là chúng tôi về. Tôi không khẳng định được nếu chúng tôi tiếp tục đứng đấy th́ người ta [công an] có bắt hay không. Nhưng trước khi chúng tôi rời khỏi đấy th́ thái độ của họ vẫn b́nh thường”.

Thông tin từ một số nhà nghiên cứu có uy tín và các hăng tin lớn trong mấy tuần qua cho hay Trung Quốc điều một tàu khảo sát có nhiều tàu hải cảnh hộ tống tới khu vực Băi Tư Chính từ ngày 3/7. Bộ Ngoại giao Việt Nam trong những tuần gần đây liên tiếp kêu gọi Trung Quốc rút các tàu đó ra khỏi khu vực này.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như một số các quan chức cấp cao trong chính phủ và quốc hội Mỹ đă lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời bày tỏ ủng hộ đối với Việt Nam giữa lúc vụ đối đầu tại Băi Tư Chính tiếp diễn.
Tuy nhiên, về mặt đối nội, theo quan sát của VOA, nhà chức trách Việt Nam đang bị giới hoạt động và nhiều người dân chỉ trích trên mạng xă hội v́ hầu như không có động thái nào chia sẻ thông tin với người dân về những ǵ đang diễn ra ở vùng biển có tranh chấp, hoặc đường lối của ban lănh đạo đảng, nhà nước về vấn đề này là ǵ.
Hồi tuần trước, ở thời điểm gần tṛn một tháng tính từ khi đối đầu về Băi Tư Chính bắt đầu, vẫn chưa có cuộc biểu t́nh nào của người dân. Một số nhà hoạt động khi đó nhận định rằng trong các năm trước, người dân từng bày tỏ ḷng yêu nước, phản đối Trung Quốc, nhưng đổi lại là sự “ngược đăi” của chính quyền. V́ vậy, giờ đây người dân có thái độ “thờ ơ”.

Bày tỏ quan điểm về việc tham gia biểu t́nh trước Đại sứ quán Trung Quốc hôm 6/8, nhà đấu tranh Thảo Teresa viết trên Facebook cá nhân rằng khi thấy Trung Quốc “ngày càng leo thang xâm phạm trắng trợn biển đảo của Việt Nam, bắn giết ngư dân là đồng bào tôi, tôi đă chả thể nào ngồi yên”.
Bà Thảo Teresa nhấn mạnh: “Tôi chả quan tâm nhà nước cs [cộng sản] này có muốn chúng tôi biểu t́nh hay không, cũng chả quan tâm tổ chức hay hội nhóm nào âm mưu toan tính điều ǵ, tôi chỉ muốn làm theo lương tâm ḿnh mách bảo”.
Chung suy nghĩ với bà Thảo, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh chia sẻ với VOA:
“Rất nhiều lần chúng tôi đi biểu t́nh bị hành hạ, bị bắt bớ, bị làm nhục. Thế nhưng chúng tôi không thể v́ thế mà ngồi ở nhà im lặng khi mà Trung Quốc đang giày xéo lên chủ quyền, lănh hải của Việt Nam. Trước thái độ lúng túng, bất lực của nhà cầm quyền Việt Nam, chúng tôi không thể im lặng”.
Giới hoạt động, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tiến bộ xă hội thường bị nhà chức trách và báo chí nhà nước Việt Nam mô tả là những thành phần “phản động”, “câu kết với các thế lực thù địch”, “xuyên tạc, bôi nhọ” sự lănh đạo của đảng cộng sản, và “chống phá đất nước”.

Nh́n lại cách đối xử của nhà nước với người dân thời gian qua, bà Hạnh đồng ư với quan điểm của một số người hay lên tiếng v́ tiến bộ xă hội, như blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh/Mẹ Nấm, danh hài Nguyễn Công Vượng, vơ sư kiêm nhà văn Đoàn Bảo Châu, cho rằng ḷng yêu nước của nhân dân từng bị chính quyền “làm tổn thương”, dẫn tới phản ứng nhất thời từ một số người muốn để mặc cho “đảng, nhà nước tự lo” về việc đối phó với Trung Quốc.
Mặc dù vậy, theo suy nghĩ cá nhân của bà Hạnh, tư tưởng bao trùm trong dân vẫn là “bất cứ con tim yêu nước nào cũng không thể ngồi yên khi đất nước bị dày xéo”.
Nhà hoạt động nữ bày tỏ niềm tin vững chắc rằng nếu Trung Quốc “ngang nhiên lấn tới” trong khi nhà cầm quyền Việt Nam “thực sự bỏ mặc, để mất lănh thổ, lănh hải”, khi đó “người dân sẽ lại xuống đường, người dân sẽ không để yên”. Bà Hạnh nói:
“Đấy là truyền thống ngàn đời của người dân Việt Nam. Chính bởi thế mà đất nước h́nh chữ S này c̣n tồn tại đến bây giờ".
Đ̣i hỏi từ giới hoạt động, từ người dân đặt ra lúc này, theo lời nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, là giới lănh đạo phải thể hiện “thái độ dứt khoát rằng họ có c̣n coi Trung Quốc là ‘bạn vàng’, họ có c̣n phụ thuộc vào Trung Quốc, họ có c̣n ‘đi đêm’ với Trung Quốc hay không”.
VOA, RFI