Tàu sân bay đầu tiên sản xuất nội địa của Trung Quốc mang tên Sơn Đông rời cảng Đại Liên trong chuyến chạy thử ngày 14/11/2019. REUTERS/Stringer

Tàu sân bay mới của Trung Quốc, tàu Sơn Đông, có thể kết hợp với chiếc Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, h́nh thành một đội tàu sân bay tác chiến sẽ cắt đứt đường tiếp cận của các tàu quân sự nước ngoài và cô lập đảo Đài Loan.

Tạp chí quân sự Naval and Merchant Ship có trụ sở ở Bắc Kinh viết rằng thay v́ chiến đấu đơn độc, tàu Sơn Đông sẽ hợp tác với tàu Liêu Ninh để tạo ra một nhóm tác chiến hùng mạnh hơn hầu ngăn chặn các tàu Mỹ và Nhật tiếp cận đảo Đài Loan, khi các tàu này tới hỗ trợ các lực lượng đ̣i độc lập.
Tạp chí này c̣n nói rằng các chiến đấu cơ của nhóm tàu tác chiến mới c̣n có nhiệm vụ ngăn, không cho các máy bay thả bom tầm xa của Mỹ cất cánh lên từ căn cứ không quân trên đảo Guam. Mục đích là để chặn máy bay Mỹ tấn công các đội h́nh vận tải đổ bộ của Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc và tàu ngầm Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh Zhou Chenming đồng ư, nói rằng nhóm tàu tác chiến sẽ là một “tấm khiên đỡ lớn hơn”, cho phép Trung Quốc cản đường bất kỳ hạm đội nước ngoài nào có ư định can thiệp vào t́nh h́nh Đài Loan.
Ông Zhou nói: “Kết hợp với nhau, hai tàu sân bay có thể triển khai gần 30 chiến đấu cơ J-15, tấn công bất cứ máy bay chiến đấu nào từ các nhóm tàu tác chiến Mỹ.”
Nhưng chuyên gia này nói thêm rằng nhóm tàu tác chiến sân bay hoàn toàn là một đội h́nh tác chiến có tính cách pḥng vệ - và không đủ mạnh để tấn công các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt khi đối đầu với các nhóm tàu sân bay tác chiến Mỹ.
Ông Zhou nói Bắc Kinh coi Đài Loan là một trong các “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc và sẽ không từ bất cứ cố gắng nào để duy tŕ tính toàn vẹn lănh thổ, nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.
Một bài báo đăng trên tờ The Japan Times cũng nói về Sơn Đông, tàu sân bay đầu tiên được Trung Quốc sản xuất ở trong nước, nói rằng tàu này sẽ là một thách thức đối với các tàu Mỹ, Nhật và đối với Đài Loan, chứ không chỉ là một biểu tượng của uy tín và sức mạnh mới của Trung Quốc.
Ngoài Đài Loan, Tàu Sơn Đông c̣n tập trung vào các vùng biển đang trong ṿng tranh chấp ở Biển Đông, theo một bài b́nh luận tải lên trang mạng xă hội có liên hệ với tờ báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm thứ Tư 18/12.
Bài viết có đoạn: “Nhóm máy bay chiến đấu do tàu Sơn Đông dẫn đầu có thể được triển khai tới Biển Đông. Có phần chắc nhóm tác chiến này có thể trực diện với các tàu quân sự nước ngoài,” theo bài viết, “Tàu Sơn Đông đă được thiết kế để chế ngự cả vùng biển lẫn vùng trời.”
Nhà b́nh luận quân sự đến từ Hồng Kông Song Zhongping nói nhóm tác chiến gồm hai tàu sân bay c̣n giúp cho Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm được ưu thế quân sự trên Biển Đông, nơi mà một số nước đang tranh giành chủ quyền với Trung Quốc, gồm có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Myanmar và Đài Loan.

Với việc đưa Sơn Đông vào hoạt động, hải quân Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng đứng ngang hàng với Hải quân Hoàng gia Anh, vận hành 2 tàu sân bay có thể triển khai hoạt động máy bay cánh cố định. Hải quân Mỹ, cường quốc tàu sân bay số một, hiện sở hữu 20 tàu có khả năng phóng và thu hồi máy bay.
Tuy nhiên, Sơn Đông chưa thể là một tàu sân bay hoàn hảo. Thiết kế thủy động lực học và cách bố trí đường băng làm hạn chế tiềm năng quân sự của con tàu và cũng đặt giới hạn cho khả năng phô diễn sức mạnh của hạm đội Trung Quốc.
Đó là bởi v́ Sơn Đông chỉ đơn thuần là một bản sao to hơn một chút của Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được tân trang lại từ tàu Ukraine sử dụng trong những năm 1980.

Cho đến gần đây, các chuyên gia của Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ DIA dự kiến Bắc Kinh sẽ đóng mới một phi đội gồm 6 tàu sân bay, với 2 chiếc cho mỗi hạm đội khu vực của Hải quân Trung Quốc. Liêu Ninh và Sơn Đông sẽ được sử dụng cho những nhiệm vụ pḥng thủ khu vực “hơn là tác chiến đường dài” - DIA tuyên bố.
Nhưng vào tháng 12/2019, một số nguồn tin quân sự Trung Quốc, viện dẫn các vấn đề kỹ thuật và sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, tiết lộ rằng, kế hoạch đóng tàu sân bay thứ năm và thứ sáu đă bị tŕ hoăn. Đến cuối những năm 2020, có khả năng Hải quân Trung Quốc sẽ chỉ sở hữu 4 tàu sân bay. Và chỉ có 2 trong số đó là được trang bị máy phóng với năng lực tác chiến đầy đủ.
Đến thời điểm đó, Hải quân Mỹ có lẽ sẽ sở hữu hơn 20 tàu sân bay, và ít nhất một nửa trong số đó có thể tự hào với máy phóng và lực lượng tiêm kích trên hạm hùng mạnh.“Hơn bất kỳ công nghệ nào khác, hàng không mẫu hạm cho phép quân đội Mỹ triển khai sức mạnh gần như ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong thước đo quan trọng về sức mạnh quân sự, Trung Quốc vẫn thua xa so với Mỹ, và có thể không bao giờ đuổi kịp” - tạp chí MIT Technology Review kết luận.
VOA, ZingNews