Results 1 to 2 of 2

Thread: Người Việt xuất ngoại lao động

  1. #1
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525

    Người Việt xuất ngoại lao động


    Người trong cuộc kể lại cuộc sống "như nô lệ" của lao động Việt ở Ả Rập Saudi.

    Nguyễn Mạnh Hà
    Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội (3 tháng 1 2020)

    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50979916


    Tác giả Nghiêm Hương hiện sống ở Sai` Gon`

    Cuốn "Đừng chết ở Ả rập Xê út" của Nghiêm Hương ra mắt tháng 8/2019 chưa đầy 200 trang nhưng nội dung gây chấn động, chứa đựng những câu chuyện chưa từng được biết đến của lao động nước ngoài tại đất nước dầu mỏ này.

    Tác giả - một nữ lao động Việt Nam xuất khẩu bằng con đường hợp pháp - chỉ có thể trụ lại được đúng 285 đêm, thay v́ hai năm theo hợp đồng lao động, trước khi "bỏ của chạy lấy người".


    Một nữ lao động cùng nơi làm với tác giả Nghiêm Hương

    Hiểm họa luôn ŕnh rập

    Sốc v́ hôn nhân tan vỡ, Hương quyết định đi xuất lao động. Chị chọn Ả Rập Saudi đơn giản v́ không phải đóng tiền thế thân như các nước phát triển khác.

    "Miễn phí mà, mọi cái chủ bên đó lo hết. Họ bỏ tiền ra mua vé máy bay, lo visa... Công ty bên này cũng không phải lo ǵ luôn," Hương kể.

    Với bằng cấp của ḿnh, Hương đăng kư làm đầu bếp nhưng thực tế, chị phải làm tất cả những ǵ chủ muốn.

    Hương chưa nghe nói đến trường hợp lao động Việt thiệt mạng tại Ả Rập Saudi.

    Nhưng bản thân chị đă suưt bị cưỡng hiếp chỉ sau hơn nửa tháng tới đây. Việc cưỡng hiếp của người chủ thứ nhất không thành là nhờ chị mặc quá nhiều quần áo để chống lạnh và "cái khóa quần ḅ bị mắc vào quần len bên trong"- chị phỏng đoán.

    Từ đó trở đi, Hương luôn dùng kim băng ghim quần vào áo len để pḥng xa.

    Hương cũng bị bà chủ thứ hai rắp tâm nhốt và bỏ đói, chỉ v́ chị dám đ̣i ông chủ số tiền lương lâu không được trả. Luật đạo Hồi không cho phép phụ nữ nói chuyện với đàn ông lạ.

    "Bà ấy nhốt tôi vào căn pḥng ở tầng trệt. Tôi phải cuộn những cái thảm vào để đi vệ sinh. Cảnh sát đi tuần cách một bức tường, tôi nghe thấy và tôi đập cửa, gào lên. Họ ṿng ra đằng trước, bấm chuông, nhưng không ai mở, lại thôi. Nếu chồng bà ấy không về bất th́nh ĺnh th́ tôi cũng lả đi v́ đói khát," Hương kể.

    Suốt tháng chay Ramadan, Hương và nhiều người làm khác phải phục vụ liên tục trên 21 giờ mỗi ngày. Chị phải lén trải khăn xuống sàn bếp để chợp mắt 15 phút rồi dậy nấu nướng tiếp.

    Theo Hương, không có chuyện công ty đưa người sang Ả Rập Saudi lao động có thể đưa ra một quy ước về hành xử giữa chủ và người làm, mà chỉ có sự tuân phục một chiều từ phía người lao động.

    "Nói chung, giới chủ bên đó cũng bị lúng túng trong cư xử với ḿnh," chị nói.

    "Thấy ḿnh nhiệt t́nh, phục vụ đến nơi đến chốn, họ cũng muốn bày tỏ t́nh cảm. Nhưng do luật đạo Hồi, họ không thể hiện ra. Họ tự cho họ ở một địa vị không cho phép ḿnh đồng đẳng với họ. Họ dùng bạo lực với ḿnh không hẳn v́ ghét, mà do thói quen trong đối xử. C̣n nếu họ tức giận thực sự th́ không biết chuyện ǵ xảy ra…"

    Hương cũng gặp một gia đ́nh cư xử với chị rất tử tế, nhưng họ lại không đủ tiền để thuê chị. Để tránh bị ngược đăi, một số người lao động đă đồng ư theo đạo Hồi và sẽ bỏ đạo khi hồi hương, theo lời Hương.

    "Đánh bẫy" người lao động

    Sau khi được thưởng thức món Việt, nhà chủ thứ ba đâm mê và Hương được cất nhắc lên vị trí nấu chính. Nhưng không v́ thế mà chị được nương tay.

    Một lần, chỉ v́ xếp các kệ đựng gia vị của bà chủ trên xe đẩy không đúng vị trí, Hương bị chủ nhà hắt cả lọ tiêu bột mới xay vào mặt.

    Không kiềm chế được, Hương xô bà ta ngă khỏi ghế. Đó là lần phản kháng duy nhất của chị.

    Tuy nhiên, hành động này có vai tṛ khá quan trọng để Shaira - chị giúp việc người Philippines làm cùng Hương - dựng lên một "màn kịch," giúp Hương "thôi việc" thành công.

    Việc Hương phải tự trốn về nước cũng do Đại sứ quán và công ty xuất khẩu lao động không giúp ǵ được cho chị.

    Những người bị chủ đánh đập khi thoát ra đều được đại lư khuyên ḥa giải với chủ cũ.

    Cũng có trường hợp chủ cũ sẽ bán người giúp việc của ḿnh cho chủ mới với giá cao gấp 3-4 lần số tiền họ đă mua lao động từ đại lư.

    Người lao động về tay chủ mới do đó sẽ càng bị bóc lột thậm tệ hơn cho đáng với đồng tiền họ đă bỏ ra.

    Chỉ khi nào chủ đồng ư, người giúp việc mới được hồi hương- đó là điều khoản trong hợp đồng lao động mà Hương chỉ được biết khi đă ở Ả Rập Saudi. "Điều khoản này rất bất lợi cho người lao động. Họ bỏ một số tiền lớn lắm để mua ḿnh th́ đời nào họ chịu cho ḿnh về trước thời hạn," chị phân tích.

    Theo Hương, chỉ đến trước khi ra sân bay để rời Việt Nam khoảng 30 phút, người lao động mới được đại lư xuất khẩu lao động gọi vào xem bản hợp đồng bằng tiếng Việt, Anh và Ả Rập. Mọi người chỉ kịp liếc qua nội dung, lăn tay và kư luôn, nếu không muốn lỡ chuyến bay.


    Ả Rập Saudi qua con mắt tác giả Nghiêm Hương

    "Đó là một kiểu 'đánh bẫy,' nhưng cũng không thể nói là họ lừa ḿnh được, v́ ḿnh có quyền được lựa chọn và đă chọn con đường ra đi. Nếu họ lừa th́ đă không được cấp phép hoạt động như thế. Đến giờ họ vẫn tồn tại đấy. Có ai làm ǵ được đâu," chị nói.

    Lúc mới về nước, sau khi đến trụ sở công ty này tại TP. HCM đ̣i lương không được, sau đó, Hương không c̣n liên lạc ǵ với họ nữa.

    Nhưng chuyện với Hương không dừng ở đó, bởi chị c̣n phải một ḿnh tự vượt qua những hậu quả tâm lư sau chuyến ly hương. Cách duy nhất là làm việc.

    "Tôi làm như điên và hiện tại vẫn như thế," Hương kể.

    "Ḿnh vượt qua rồi, nhưng một số ám ảnh vẫn c̣n nguyên đấy. Ví dụ đi qua Thủ Đức, gặp những kiến trúc giống như bên kia, lập tức tôi cảm thấy bị lấn cấn, khó chịu.

    "Thỉnh thoảng và mới đây thôi, tôi lại mơ thấy bà mama (người chủ thứ ba của Hương tại Ả Rập Saudi - NV) mặc áo choàng đuổi ḿnh, ḿnh chạy. Nhưng khi tỉnh dậy, tôi b́nh thường lại ngay. Hồi mới về th́ sợ kinh khủng…," Hương tâm sự.

    Viết như một cách giải tỏa bản thân

    Hơn hai năm sau khi về nước, Nghiêm Hương mới đủ b́nh tĩnh để kể lại những ǵ đă trải qua tại Ả Rập Saudi với… máy ghi âm, như một cách giải tỏa bản thân.

    Nhân một người họ hàng làm báo hỏi thăm về chuyến đi, chị gửi ghi âm. Và việc viết sách được kích hoạt.

    Cuốn sách được Nghiêm Hương viết trong gần tám tháng vào ban đêm, sau ngày làm việc tại một trung tâm Anh ngữ ở Sài G̣n. Khi sách xuất bản, mẹ Hương mới biết con gái ḿnh đă trải qua những ǵ.

    Hương khẳng định, chị đă không c̣n thấy hận những người chủ đă hành hạ ḿnh. "Nếu c̣n thù hận, tôi sẽ không thể nào kể lại một cách khách quan được," chị nói.

    Điều thú vị là song song với công việc hiện có, Hương đang có thêm những dự định mới với văn chương.

    Đồng thời, đầu tháng 12/2019 vừa qua, Nghiêm Thị Hương được vinh danh là một trong 5 Hiệp sĩ Công lư v́ những đóng góp tích cực trong pḥng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em năm 2018-2019, tại Hội nghị quốc gia về T́nh dục, Sức khỏe và Xă hội lần thứ 4, diễn ra ở Hà Nội.

    Đây là sáng kiến của Mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet), bao gồm 17 tổ chức xă hội.

    ****** . <> . ******

    TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Xă hội (ISDS), Trưởng Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam:

    "Một đại lư dù tốt đến đâu cũng không có những thông tin chi tiết cụ thể để cung cấp cho người lao động. Tại v́ những người lao động trở về đâu có kể lại những chi tiết đấy. Chỉ có chị Hương rất dũng cảm đă kể lại câu chuyện của ḿnh rất chi tiết trong sách th́ mọi người nắm được. Qua những nghiên cứu của chúng tôi trong mười mấy năm về vấn đề lao động di cư, những người lao động được trở về cũng nói đến những khó khăn, trở ngại, thách thức, nhưng ít khi nói lên những chi tiết cụ thể như vậy. Cho nên những người sắp đi không biết, những đại lư cũng không nắm được tường tận những nguy cơ rủi ro mà người lao động phải đối mặt ở nước ngoài."

    Theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân, nguyên Phó Cục trưởng Cục quản lư Lao động ngoài nước: hiện có trên 40 nước nhận lao động Việt Nam. Trong số lao động Việt Nam xuất khẩu, có gần 35% là phụ nữ. Ông Tân cho rằng, những vấn đề mà Nghiêm Thị Hương gặp phải không phổ biến và tập trung chủ yếu trong mảng lao động giúp việc tại Đài Loan và Ả Rập Saudi. Ông cho biết, từ 2007 đến tháng 11/2019, Việt Nam đưa sang Ả Rập Saudi 3,6 vạn lao động. Số người Việt sang nước này lao động giảm dần trong hai năm gần đây. Hiện có khoảng 1.100 người Việt lao động tại Ả Rập Saudi. Trong 2 vạn người Việt đang lao động xuất khẩu, có khoảng 30% làm giúp việc gia đ́nh. Nhưng riêng năm 2019, có khoảng 80% lao động Việt Nam đi xuất khẩu để làm công việc này.

    (Bài viết thể hiện văn phong của cây bút Nguyễn Mạnh Hà, hiện đang sống ở Hà Nội)
    Last edited by LeBachViet; 05-01-2020 at 06:21 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525


    Hơn 100.000 người đi xuất khẩu lao động trong 9 tháng (2019)

    Trong 9 tháng năm 2019, đă có 104.317 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 2,15% so với cùng kỳ năm 2018.

    (NHẬT DƯƠNG, 07/10/2019)
    \http://vneconomy.vn/hon-100000-nguoi...7110627369.htm


    Các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống vẫn tiếp tục thu hút nhiều lao động Việt Nam đi làm việc. Ảnh minh họa.

    Đây là thông tin vừa được Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) cho biết về tổng quan thị trường xuất khẩu lao động trong 9 tháng năm 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 9, các doanh nghiệp đă cung ứng được 12.656 lao động, tăng 8,45% so với cùng kỳ.

    Thị trường truyền thống tiếp tục tăng trưởng ổn định

    Tại thị trường khu vực Đông Bắc Á, số lao động đi làm việc trong 9 tháng năm 2019 là 100.869 người, chiếm tỷ trọng 96,69% tổng số đưa đi, tăng 4,17% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong đó, lao động đi làm việc tại Đài Loan là 41.174 người. Quy mô lao động đi làm việc tại nước này chiếm tỷ trọng 40,82% số lao động đưa đi trong khu vực và 39,47% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng năm 2019. B́nh quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 4.574 người.

    Với thị trường Nhật Bản, 9 tháng năm 2019 số lao động đưa đi cũng tăng 21,87% so với cùng kỳ. B́nh quân mỗi tháng tiếp nhận 5.956 người. Một số thị trường khác trong khu vực là Hàn Quốc, Macao cũng có sự tăng trưởng tốt với mức tăng lần lượt là 14,36%, 73,26% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Với khu vực Đông Nam Á, 9 tháng đưa được 496 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, giảm 46,66% so với cùng kỳ. Trong đó, lao động sang làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất, chiếm 61,29% số lao động đưa đi trong khu vực nhưng lại giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. B́nh quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 33 lao động.

    Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, số lao động tiếp nhận chỉ chiếm 1,03% tổng số đưa đi, giảm mạnh 51,40% so với số lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ư, ngoại trừ Ả Rập Xê Út tiếp nhận 817 người th́ các doanh nghiệp cung ứng lao động cho các thị trường có số lượng khiêm tốn như: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chỉ 77 người, Quatar 18 người, Barain 57 người, O- man 20 người và Co- oét 89 người.

    Các khu vực c̣n lại hầu hết đều có số lượng tiếp nhận lao động c̣n khiêm tốn khác là châu Phi chiếm 0,28%, châu Âu chiếm 1,46% tổng số lao động đưa đi. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, mặc dù số lượng tiếp nhận lao động tại thị trường châu Âu chưa lớn, song nh́n chung hiện nay số lao động này đều có việc làm ổn định và mức thu nhập tốt.

    Theo VAMAS, 9 tháng năm 2019 chỉ có 4 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Rumania. Trong đó, 2 thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm 91% tổng số lao động đưa đi các thị trường.

    Đẩy mạnh mở rộng thị trường có thu nhập cao

    Đánh giá về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua mới đây, Cục Quản lư lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xă hội) cho biết, một số thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động là сáс quốc gia Đông Bắc Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

    Trong khi đó, thị trường Trung Đông, Malaysia có sự giảm sút do yếu tố an ninh và điều kiện làm việc.

    Trong số này, thị trường Nhật Bản hiện đứng đầu danh sách, trở thành điểm đến hấp dẫn của lao động Việt Nam không chỉ bởi tiền lương khá, mà c̣n là thị trường phát triển khoa học-kỹ thuật và công nghệ cùng kỹ năng lao động cao.

    Dự báo về xu hướng xuất khẩu lao động những tháng cuối năm 2019, Cục Quản lư lao động ngoài nước cho biết, Đài Loan và Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, tiếp nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn nhất. Trong đó, Nhật Bản đang là thị trường tiềm năng nhất hiện nay.

    Hiện, một số thị trường khác như châu Âu, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ư cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến trong thời gian tới.

    Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lư lao động ngoài nước nhận định, mặc dù hiện nay các nước vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông Việt Nam sang làm các công việc đơn giản, nhưng xu hướng tới đây sẽ đẩy mạnh tiếp nhận lao động có tay nghề hơn.

    Do đó, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường, trong định hướng sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sắp tới, sẽ bổ sung thêm quy định doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động bổ túc, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động.
    Last edited by LeBachViet; 05-01-2020 at 06:23 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-01-2015, 12:24 PM
  2. Replies: 179
    Last Post: 03-02-2013, 11:30 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-09-2012, 05:46 PM
  4. Replies: 11
    Last Post: 09-01-2012, 03:24 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-08-2011, 11:46 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •