Chơi bài Tổ Tôm trong ngày tết​,
Tết cổ truyền là dịp để phục hồi các tṛ chơi dân gian, không những làm cho không khí ngày tết sôi nổi, vui tươi mà c̣n tạo ra những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Làm trai biết đánh Tổ Tôm
Uống chè Mạn Hảo, đọc nôm Thúy Kiều

(Ca dao)

Ca dao xưa vậy mà thâm thúy, tưởng b́nh dân nhưng thú thật không phải lúc nào cũng dễ hiểu hay hiểu cho đầy đủ ư nghĩa. Trà Mạn Hảo từng là một danh trà thất truyền được giới quan lại, hào phú và sĩ phu Bắc Hà thuở xưa thích uống trà ưa chuộng, bây giờ dường như không c̣n. Có chăng người ta gọi chè Mạn là một loại trà khác của người dân vùng núi Tây Bắc, trồng và pha tẩm theo công phu và cách riêng của họ.

C̣n truyện Kiều chữ Nôm là nguyên tác của thi hào Nguyễn Du, in khắc từ thời vua Tự Đức, những người đi học mới đọc được vô số tác phẩm xưa được viết bằng chữ Nôm. Từ thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan cho đến các tác phẩm như Chinh Phụ Ngâm (diễn Nôm), Cung Oán Ngâm Khúc hay Lục Vân Tiên. Vậy c̣n Tổ Tôm là ǵ mà làm trai cũng phải biết?
Tổ tôm là loại bài lá dân gian, được nam giới, người già, giới có học chơi trong những ngày hội, Tết. Luật lệ phức tạp, cách chơi biến hóa, đ̣i hỏi người chơi suy nghĩ, vận dụng trí tuệ nhiều nên không phải loại bài b́nh dân và đại chúng. Loại bài dân gian miền Bắc nhưng lá bài in theo dáng dấp mỹ thuật mộc bản Nhật Bản. Có lẽ đây là loại bài ưa thích và thường chơi nên những thi sĩ xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ... làm thơ cũng nhắc đến Tổ Tôm. Cụ Nguyễn Công Trứ ca tụng Tổ Tôm, c̣n gọi là Tụ Tam v́ lá bài ba hàng quân Văn-Vạn-Sách rằng,

"Nhân Sinh quư thích chí
Chẳng ǵ vui hơn cuộc tụ tam"

Cụ Tú Vị Xuyên th́ ta thán thân phận, công danh của ḿnh trong bài thơ Chơi Cuộc Tổ Tôm đầy khí khái và cao ngạo rằng:

"Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
Như lúc đen chơi cuộc Tổ Tôm
Bài chạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm
Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rănh
...
Hết bạch lại hồng thông măi măi
Nào những kẻ tay trên ban năy
Đến bây giờ thay thảy dưới tay ta
Tiếng bài cao lừng lẫy gần xa
Bát vạn ấy người ta ai dám đọ
Thế mới biết Tổ Tôm có đen th́ có đỏ
Th́ anh hùng vị ngộ có lo chi
Trước sau, sau trước làm ǵ"

Bài thơ Tổ Tôm này của cụ Tú Xương dám được các "sĩ phu" hay những người cho rằng ḿnh có tài nhưng thất thế thích lắm. V́ cứ an ủi theo cụ rằng, "anh hùng vị ngộ có lo chi", lo ǵ chuyện chưa gặp thời, chưa đạt công danh. Đến lúc nào đó rồi cũng ... thi rớt như cụ Tú mà thôi. Mà thật, tài ba, chữ nghĩa bề bề như cụ Tú mà c̣n lận đận, đuổi gà cho vợ th́ huống hồ ai.

Bên cạnh Tổ Tôm th́ phụ nữ, trẻ nhỏ th́ đánh bài Tam Cúc v́ chúng dễ chơi. Người b́nh dân hơn th́ đánh Chắn, cũng dùng bài Tổ Tôm nhưng ít phức tạp, biến hóa như Tổ Tôm. Đó là những cỗ bài dân gian khá thịnh hành tại miền Bắc, một nét văn hóa dân gian hơn là cờ bạc. Hay hơn nữa, là thú vui tao nhă và khá trí tuệ như Tổ Tôm. V́ không ít từ ngữ trong những cách đánh bài này đă trở thành từ ngữ của đại chúng. Nào là "thất sách", "gàn bát sách", "đi đêm", "đứt chến"... cũng từ những cỗ bài này mà ra.

Tam Cúc vào đến miền Trung nhưng ắt riêng biệt và phổ biến, mang địa phương tính hơn phải kể những loại bài như Tứ Sắc, bài Cḥi, bài Vụ, đổ Xăm Hường... Nghe bảo các bà phi trong nội cung cũng thích "đậu chến" đánh Tứ Sắc, một biến h́nh của Tam Cúc với bộ bài bốn màu. Bài Cḥi của người Quảng th́ có phần độc đáo hơn khi cũng dúng bộ Tam Cúc cải đổi để thành hội ca-ḥ hát bài Cḥi. Lần về thăm Hội An lần đầu từ ngày xa quê của nhiều năm trước, tôi cũng t́nh cờ dự được một buổi hội gọi bài Cḥi ấy khi ghé thăm chùa Cầu một tối ngày rằm. Một kỷ niệm đáng nhớ khi dự vào những ǵ ḿnh đă từng đọc, từng nghe nhắc đến.

Rồi theo chân những người "Nam Tiến", các loại cờ, bài dân gian này vào đến miền Nam và Sài G̣n, vùng đất cộng thêm vô số tṛ chơi du nhập từ nước ngoài. Từ bầu cua, xóc đĩa, tài xỉu đến domino, các loại bài Tây như x́ dách, cát-tê (catte), đánh phé..., không kể các loại bài dành cho giới khá giả như mạt chược của người Hoa. Mang thú tiêu khiển ngày Xuân ít hơn các loại bài dân gian của miền Bắc và Trung, các h́nh thức bài Tây rất dễ biến dạng thành loại "cờ bạc" đỏ đen, sát phạt ăn tiền. Như bài cào ba lá, chẳng cứ thấp cao, cứ đếm số mà ăn tiền. Nên trên thực tế chúng đă trở thành loại cờ bạc hơn thua cho đến ngày nay.
Từ thời Pháp thuộc, từ trước Đệ Nhị Thế Chiến th́ Đại Thế Giới ngay Chợ Lớn tại Sài G̣n đă từng là một ṣng bạc lớn nhất Đông Dương do người Hoa thành lập và điều hành. Ṣng bài này không chỉ là là một khu cờ bạc, ăn chơi, giải trí mà c̣n được báo chí, sách vở, phim ảnh nhắc đến khi nó gắn với vô số sự kiện chính trị, tên tuổi các chính khách trong một thời gian biến động của lịch sử Việt Nam cận đại v́ nó là một nguồn lợi lớn về thuế và quyền lợi. Ṣng bài Kim Chung tại Cầu Muối cũng được nhắc đến nhưng quy mô và ảnh hưởng không bằng Đại Thế Giới.
Chẳng có sách nào truy lại nguồn gốc cờ bạc đă xuất hiện từ Việt Nam bao giờ và h́nh thức cờ bạc ra sao. Nhưng theo các bộ sử kư toàn thư của sử Việt th́ đă có luật h́nh phạt tội cờ bạc, nghiêm trị quan lại thâm lạm công quỹ đánh bạc từ các đời vua đă vài thế kỷ trước. Nhưng tập tục đánh bài tiêu khiển ngày Xuân vẫn hiện diện đó đây. V́ dẫu sao, những loại cờ, bài dân gian vui chơi ngày Tết nếu không bị người ta lạm dụng để sát phạt nhau th́ chúng quả là một nét văn hóa và thú vui tao nhă, đi vào thi ca cùng ngôn ngữ.
Nó làm tôi nhớ lại quan niệm bài bạc của người Đức đến sau này. Mười mấy năm trước, trong chuyến công vụ sang Aachen, một thành phố nhỏ của Đức gần biên giới Bỉ và Hà Lan. Xứ lạ, tôi mời một chú lớn tuổi xa lạ ngồi sát bàn tôi một chai bia trong tiệm ăn nhỏ khi biết ông là người Việt mà không ngờ ông là một "chủ nợ" của người Việt trong thành phố. Thế là thành quen và ông chở tôi đi chơi sau giờ làm việc, tiện ghé đâu th́ ghé đó để vào thu nợ. Vào một ṣng bài Đức, họ buộc người vào chơi phải có mang cà-vạt hay áo vét-tông v́ quan niệm đó là nơi tiêu khiển của giới lịch sự, tao nhă. Nên người Việt ở đây cứ hàng đêm chạy sang các sóng bài của Hà Lan ngay biên giới để đánh bài cho thoải mái. Bởi với không ít người Việt, dù ở đâu th́ có lẽ bây giờ cờ bạc là... tiền bạc, là thắng thua, được mất.

Không biết giới trẻ mới lớn ở quê nhà c̣n đánh bài quẹt lọ nghẹ hay hôn tay, hôn má với bạn học như thuở nào. Hay đánh domino, cát-tê, thả bầu cua vốn mua vui ngày Tết hơn là ăn thua. Nếu không c̣n th́ Tam Cúc, Tứ Sắc, Tổ Tôm... ắt đă đi vào quá khứ v́ muốn ăn thua, sát phạt th́ bài Tây cho đến số đề, cá độ bóng đá xem chừng có sẵn và ăn thua tức thời. Nét Xuân tao nhă biến thành thứ tao-mày, nghĩ cũng đáng tiếc.
Đinh Yên Thảo



Ông Đồ cho chữ ngày Tết cũng là một nét văn hóa có từ lâu đời trong đời sống người Việt xưa và ǵn giữ đến tận ngày nay.