Việt Kiều Tị Nạn CS thành công Hải ngoại
Stephen Lê đại gia bất động sản Houston: ‘Mua thứ ḿnh cần, không mua thứ ḿnh thích’
Ngọc Lan/Người Việt

February 16, 2020


Stephen Lê, người sáng lập công ty Greatland Leasing & Management, một đại gia bất động sản gốc Việt ở Houston, Texas. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
HOUSTON, Texas (NV) – “Đă có lúc, tôi từng đứng ngoài nh́n vào nhà hàng này thèm thuồng và tự hỏi không biết đến bao giờ ḿnh mới có tiền vào bên trong ăn thử món vịt Bắc Kinh nổi tiếng. Nhưng giờ th́ nhà hàng đó đang nằm trên đất của tôi.”

Ông Stephen Lê, người sáng lập công ty Greatland Leasing & Management, một đại gia bất động sản gốc Việt ở Houston, Texas, nói như vậy với phóng viên Người Việt sau khi bước ra khỏi xe đậu trong khu thương mại nằm ngay góc đường náo nhiệt Southwest Fwy và S. Gessner Rd ở Houston, rồi chỉ tay về hướng nhà hàng Peking Cuisine.


Cạnh bên nhà hàng Trung Hoa này, là Phở B́nh, là nhà hàng Ấn Độ Maharaja Bhog, là ngân hàng Proserity Bank, là pḥng răng Southwest Dentists. Tất cả đều nằm trên đất của người đàn ông có vóc dáng nhỏ nhắn với vầng trán cao, mái tóc bồng này. Mà đây chỉ là một trong số khoảng gần 30 ṭa nhà hay khu thương mại mà công ty do ông đang làm chủ.

Cật lực làm hơn 10 công việc

Sau 45 năm có mặt tại Hoa Kỳ, số người Việt thành công, tạo nên tên tuổi nơi quê hương thứ hai này không ít. Song, con đường đưa bước họ đến vinh quang chưa bao giờ bằng phẳng, và ngát hoa. Chính trên những dằn xốc, gập ghềnh, và thấm đẫm mồ hôi đó, họ đă học hỏi, tích lũy và trải nghiệm để biết cách làm sao có thể hái hoa hồng.


Một trong những khu thương mại cho thuê của ông Stephen Lê ở Houston, Texas. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Tại một khu thương mại khác, có cửa tiệm Dollar City, có tiệm giặt Washateria, có Pool hall God Bar, có văn pḥng nha sĩ, có tiệm tóc của người Latino, có tiệm làm móng của người Việt, có quán cà phê,… ông Stephen, có tên Việt Nam đầy đủ là Lê Huy Hoàng, nói về bí quyết để “vận hành” một khu thương mại, “Để lôi kéo khách hàng đến bất kỳ khu thương mại nào, nơi đó phải có một cái ǵ đó nổi tiếng. Như khu vực này, sau khi lấy lại một cửa hàng cũ, tôi biến nó thành Dollar City, rồi Pool Hall, sau đó thêm tiệm giặt Washateria vào. Tôi mua tiếp những tiệm xung quanh và sau cùng kéo Popeyes vô. ”

Khu thương mại này, với sự có mặt của Popeyes, mỗi tháng mang về cho công ty ông lợi tức khoảng $75,000, trong khi giá trị bất động sản của nơi này đă lên tới khoảng $15 triệu.



Ông đưa tôi đến xem khu building đầu tiên mà ông mua cũng phải 30 năm có lẻ, ở khu vực “midtown,” với giá $100,000, và cho một cầu thủ có tiếng thuê từ nhiều năm qua để kinh doanh nhà hàng The Breakfast Klub khá nổi tiếng mà thu nhập của nó, theo ông, không dưới $5 triệu mỗi năm.

“Có người muốn mua lại khu nhà này của tôi, giá cũng bạc triệu rồi, nhưng tôi không muốn bán, bởi nó không chỉ là nơi tôi đang cho thuê, mà nó c̣n là kỷ niệm đầu tiên của tôi khi dấn bước vào con đường kinh doanh đất đai này,” ông nói.

Đến Mỹ từ năm 1975 với hai bàn tay trắng, ông Stephen, cũng như bao người Việt Nam khác trong phút chốc bị bứng ĺa khỏi gốc rễ thân quen của ḿnh, bắt đầu lại mọi thứ từ hai bàn tay trắng cùng một thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ.



“Đó là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Không biết tiếng Anh, không có sự chuẩn bị, không có sự giúp đỡ nào, chỉ có hai bàn tay trắng,” ông nhớ lại những ǵ ông đă trải qua, trong lúc ngồi nghỉ chân trong tiệm bánh 85 C Bakery Café từng một thời “làm mưa làm gió,” cũng nằm trên đất của công ty ông.

Nh́n người xếp hàng mua bánh trong tiệm, rồi hướng mắt nh́n người qua lại bên ngoài khu thương mại, ông tiếp tục, “Câu mà tôi luôn khắc ghi trong ḷng trong suốt thời gian lập nghiệp của ḿnh là ‘Buy what you need, don’t buy what you want.’ Chỉ mua thứ ḿnh cần, không mua thứ ḿnh muốn.”

“Nếu cứ mua cái ǵ ḿnh muốn th́ giờ này tôi đă xài hết tiền rồi. Chính v́ chỉ mua thứ ḿnh cần nên tôi mới có thể để dành tiền trong bốn năm để bắt đầu công việc kinh doanh,” ông nói.


Nhà hàng Peking Cuisine ở góc đường Southwest Fwy và S. Gessner Rd, Houston, nơi ông Stephen Lê từng mơ ước được vào thưởng thức một bữa ăn, nhưng nay ông đă là chủ nhân của khu đất này. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Bắt đầu bằng công việc rửa chén khi đặt chân tới Mỹ, rồi chuyển sang chăm sóc cây cảnh, đi làm thợ hàn, làm phụ việc… ông Stephen trải qua hơn 10 công việc khác nhau cho đến lúc để dành được một số tiền kha khá.

Ông nhớ lại, “Khi đă có trong tay một số tiền kha khá sau nhiều năm dành dụm, tôi bắt đầu nghĩ ḿnh phải có kế hoạch làm ǵ với số tiền này. Thế là tôi mua một tiệm bán tạp hóa và làm ngày làm đêm không ngừng nghỉ, bảy ngày một tuần, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Tôi ăn ngủ luôn trong tiệm. Làm việc như thế được hai năm, tôi mang tiền tích cóp được mua thêm tiệm tạp hóa thứ hai, rồi thứ ba.”

Phải đam mê, không ngại khó khăn, có kế hoạch

Với một người làm việc bằng đam mê và có sự tính toán, nh́n trước con đường phải đi, sau khi mua được tiệm tạp hóa thứ ba, ông Stephen bắt đầu nghĩ đến bất động sản. Thay v́ là người đi thuê đất, ông sẽ mua đất cho người ta thuê.

“Thế là tôi dành dụm tiền mua bất động sản đầu tiên, giờ là nơi tôi đang cho The Breakfast Klub thuê. Nghề dạy nghề, sau khi mua được cái thứ nhất, tôi tiếp tục để dành tiền mua thêm cái thứ hai, thứ ba, thứ tư. Khi đă có trong tay vài bất động sản như vậy, tôi bắt đầu nghĩ đến việc khuếch trương, mở rộng những ǵ tôi có thành những ṭa nhà, cao ốc cho thuê,” ông tiếp tục câu chuyện trong khi đưa tôi đi xem những khu thương mại khác của ông đang cho thuê quanh vùng Houston.

“Bằng cách nào ông có thể quyết định mua hay không mua một khu đất mới?” Tôi hỏi.

“Bằng kinh nghiệm,” ông trả lời.

Rồi giải thích thêm, “Phải biết địa điểm, location. Đó là điều rất quan trọng. Đừng bao giờ mua v́ thấy rẻ. Vị trí ḿnh mua đúng th́ mọi sự mắc mỏ rồi sẽ được đền bù, ḿnh sẽ lấy lại được hết.”

Ông cười nói tiếp, “Có lẽ do tôi làm trong nghề này lâu nên tôi nh́n th́ có thể biết được nơi nào có thể đầu tư, nh́n vị trí khu đất, tôi thể biết nó sẽ thuộc về thị trường nào, cho cộng đồng Á Châu hay cho người Mễ, người Mỹ. Phải nh́n ra được như vậy th́ mới có kế hoạch xây dựng cho phù hợp th́ người ta mới thuê.”

Vừa ra khỏi xe trong một khu thương mại cũng thuộc sở hữu của Greatland Leasing & Management, ông bỗng móc điện thoại ra gọi cho một ai đó để “phàn nàn.”


Ông Stephen Lê ngay trước tổng hành dinh của công ty Greatland Leasing & Management ở Houston, Texas. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Đưa tay chỉ lên cột đèn trong băi đậu xe, ông “phân trần,” “Bây giờ đang là buổi trưa mà đèn vẫn c̣n cháy như vậy là hệ thống tắt mở có vấn đề rồi, phải có người ngó chừng những chuyện như thế này.”

Nhân đó, ông cho biết thêm, “Điều khó nhất trong kinh doanh building chính là việc bảo tŕ. Làm sao cho mọi thứ trong ngoài lúc nào cũng phải hoạt động tốt, khuôn viên phải sạch sẽ th́ khách hàng mới cảm thấy hài ḷng mà tiếp tục làm ăn với ḿnh.”

Sau khi đi một ṿng trong “tổng hành dinh” của Greatland Leasing & Management, tôi hỏi, “Với khoảng 40 năm kinh nghiệm trong lănh vực này, theo ông, bí quyết giúp ông thành công là ǵ?”

Đưa tay vuốt ngược mái tóc, ông nói, “Trước khi làm bất cứ công việc ǵ cũng phải có sự đam mê, không ngại khó khăn, không ngại làm việc. Những năm đầu tiên tôi làm việc bất kể ngày đêm là v́ tôi đam mê. Kế đến khi làm bất cứ chuyện ǵ cũng phải suy nghĩ, phải có kế hoạch, phải biết tính trước đường đi. Cuối cùng, trong kinh doanh luôn phải có ơn trên phù hộ. Ba điều đó rất quan trọng để quyết định thành công. Nhưng đam mê vẫn là điều quyết định.”

Nh́n những bức h́nh ông có mặt trong các cuộc vận động tranh cử của nhiều ứng cử viên thuộc nhiều cấp khác nhau, tôi hỏi, “Ông có nghĩ đến một lúc nào đó ông cũng bắt đầu dấn thân vào con đường chính trị như thế không?”

Ông nói, “Có người thích làm King. Nhưng tôi chỉ thích ḿnh có thể tạo ra King mà thôi.”

Tôi nh́n ông cười. Ông cũng cười, trong lúc đưa tay sửa lại bức tượng Tổng Thống Donald Trump đội trên đầu chiếc nón đỏ có hàng chữ “Make America Great Again” mà ông đặt ngay trên bàn làm việc của ḿnh. (Ngọc Lan)

*Bài đă được đăng trên Giai Phẩm Xuân Canh Tư 2020 Người Việt