Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 40

Thread: LỊCH SỬ - VIỆT NAM

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nguyễn Cư Trinh: Công thần khai quốc, dẹp yên bờ cơi Phương Nam bằng tư tưởng Nho Gia -
    Kỳ 1
    B́nh luậnMinh Bảo • 11:30, 04/01/20• 149 lượt xem


    Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân hiếm hoi có thể xuất tướng vơ, nhập tướng văn, vừa có tài cầm quân đánh dẹp biên thùy, vừa giỏi kinh bang tế thế quản trị miền Nam.

    Đôi lời về lịch sử:

    Lịch sử không chỉ là quá khứ, nó c̣n là một quá tŕnh tích lũy lâu dài của cả một nền văn hóa nghệ thuật, quân sự với nội hàm thâm sâu và nhiều thành tựu to lớn của dân tộc, quốc gia. Nó cũng là nền tảng của tương lai của quốc gia đó. Một dân tộc không có lịch sử sẽ không có tương lai sáng lạn. V́ lịch sử là gốc rễ của dân tộc, không có gốc th́ ngọn sẽ không bền. Ví như một đứa trẻ không cha không mẹ th́ cũng bất hạnh như một dân tộc mất đi nguồn cội của ḿnh vậy. Dẫu nó có may mắn có được cuộc sống sung túc đủ đầy nhưng vật chất vĩnh viễn không thể làm an ủi cho sự khiếm khuyết trong tâm hồn khi nó không bao giờ biết ḿnh từ đâu đến về thuộc về nơi đâu. Đất nước ta cũng như thế, chúng ta cũng từng có nền văn hiến và lịch sử nhiều ngh́n năm đầy vinh quang và tự hào, vốn đủ cho chúng ta ngẩng cao đầu hướng về tương lai, nhưng v́ chiến tranh binh lửa và một số người đă dùng lịch sử như công cụ để kích động tính tranh đấu và ích kỷ bởi mưu đồ chính trị nên lịch sử nước ta đă mất đi sức mạnh vốn có của nó.

    Thực chất lịch sử từ xưa đến nay vốn là để giúp cho người các thời đại học các bài học từ trị quốc an bang đến nghệ thuật quân sự, văn hóa truyền thống, điển chế các triều và cả đạo đức nhân sinh... Đây là môn khoa học toàn diện nhất, bất kỳ ai học đều có thể từ trong đó hiểu được chuyện ngh́n năm sau trước của thiên hạ. Nhờ đó trên có thể giúp vua trị quốc, dưới giúp dân an cư lạc nghiệp, trong khả dĩ tu dưỡng đạo đức bản thân, ngoài lập thân nêu gương trong xă hội, dạy dỗ cho hậu nhân. Đó mới là mục đích chân chính của sử học, hoàn toàn không phải là học vấn về quá khứ, v́ quá khứ là nguồn gốc và quy luật diễn hóa ra tương lai.

    Khi nói về lịch sử Việt Nam, do ảnh hưởng của ḷng tự tôn dân tộc, không dựa trên cơ điểm khoa học; mặt khác v́ ngành nghiên cứu lịch sử không phát triển mà người Việt ta hay có xu hướng và quan điểm bài Trung. Điều này dễ bị lợi dụng khiến cho nhiều người trẻ - đặc biệt là giới trẻ trên mạng internet - trở nên thiếu lư trí và dễ dẫn đến cực đoan. V́ người ta không phân biệt được văn hóa Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc, nhất là chính quyền Trung Cộng hung hăng hiếu chiến hiện nay. Dù cho các vương triều Trung Quốc đô hộ Việt Nam gần ngh́n năm nhưng có một nghịch lư hiển nhiên là: chữ Hán và các mô h́nh quản lư xă hội của các triều đại Trung Hoa vẫn luôn là h́nh mẫu chuẩn mực và tiên tiến nhất thế giới trong từng thời đại đó, cho các vua chúa Việt Nam noi theo. Nhờ đó họ có thể xây dựng và quản trị tốt một quốc gia non trẻ để trở nên hùng mạnh. Nếu thiếu h́nh mẫu đó th́ đừng nói đến vinh quang của Lư, Trần, Lê, Nguyễn mà độc lập của dân tộc chưa chắc đă giữ được quá 200 năm.

    Các ví dụ sinh động nhất có thể thấy như thổ dân Brazil, Mexico, và Bắc Mỹ hay kể cả Lưu Cầu, Nam Chiếu, Phù Nam, Champa cũng thế... Mô h́nh quản lư xă hội không tiên tiến ắt sẽ bị thứ tiên tiến hơn tiêu diệt và đồng hóa.

    Linh hồn của một dân tộc là văn hóa. Dĩ nhiên văn hóa cổ Việt Nam chúng ta thời Hùng Vương rất mạnh mẽ và tinh túy, nhưng nó đă thất truyền trong binh lửa và không đủ để vực dậy một đất nước mới giành được độc lập và c̣n non yếu. Chúng ta đă mất chế độ quản lư, mất điển chương nhà nước, mất cách quản lư xă hội, thư tịch, lịch sử, tôn giáo… hầu như mất tất cả.

    Ngay thời điểm quan trọng đó, văn hóa Hán cùng với tam giáo Nho-Phật-Lăo đă bổ sung một cách tuyệt vời. Nó dung ḥa với đạo đức và tinh thần của người Việt mà h́nh thành nền văn hiến ngh́n năm Thăng Long mà đến nay ta vẫn c̣n tự hào. Do đó việc chúng ta chối bỏ hay hạ thấp ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn hóa nước nhà (ảnh hưởng tâm lư bài Trung) là một việc làm không hay và chỉ thể hiện sự yếu kém về ư thức dân tộc. Hăy nh́n Nhật Bản và Hàn Quốc đều là hai cường quốc văn hóa nhưng họ không hề chối bỏ sự ảnh hưởng của nguồn gốc Trung Hoa, mà họ dựa vào đó và phát triển văn hóa của chính dân tộc ḿnh.

    V́ thế trong chuyên mục lịch sử này, khi chúng tôi viết về Trung Hoa và các nhân vật Trung Hoa góp mặt trong lịch sử Việt Nam, quư độc giả sẽ không thấy sự hạ thấp hay sỉ nhục chiến bại của họ. V́ dù họ có thành hay bại, chúng tôi sẽ viết trên cơ sở tôn trọng và viết đúng về họ. V́ lịch sử là khoa học, mà khoa học th́ phải chính xác. Hơn thế nữa, chiến tranh và lịch sử vốn được xây bằng xương máu của cả hai bên tham chiến, nó sẽ đem lại bài học quư giá cho cả hai bên. Nên chúng tôi không thể chỉ tôn trọng máu xương của bên chiến thắng, v́ chúng ta đều cùng là nhân loại với nhau. Chúng tôi muốn những bài sử đem lại những giá trị nhân văn hơn, có ích hơn cho con người hiện đại và những bài học rơ ràng để những thế lực nào muốn gây ra cảnh máu xương có thể xem mà tự răn ḿnh. Chúng tôi quan niệm rằng việc hạ thấp kẻ thù không tôn chúng ta lên cao, chỉ có đối xử cao thượng và đúng mực th́ chiến thắng của ta mới càng được hậu nhân kính trọng. Có cư xử như thế mới xứng đáng với văn hiến ngh́n năm của ṇi giống chúng ta, vốn từ xưa đă là:

    “Văn hiến thiên niên quốc
    Xa thư vạn lư đồ
    Hồng Bàng khai tịch hậu
    Nam phục nhất Đường Ngu”
    Tạm dịch:
    Nước ngàn năm văn hiến
    Cơ đồ vạn dặm xa
    Từ Hồng Bàng mở cơi
    Đường Ngu một sơn hà”
    (Bài thơ ghi trên điện Thái Ḥa-Huế).

    Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân hiếm hoi có thể xuất tướng vơ, nhập tướng văn, vừa có tài cầm quân đánh dẹp biên thùy, vừa giỏi kinh bang tế thế quản trị miền Nam. Với pháp độ của Nho giáo chính tông và đạo đức cao thượng của một kẻ sĩ quân tử, ông đă lập nền móng cai trị vững chắc, làm cho vùng đất phương Nam buổi đầu vốn trù phú nhưng vô cùng phức tạp sớm được sáp nhập vào lănh thổ Việt Nam một cách hưng thịnh và trường tồn...

    Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ rộng lớn, là vựa lúa lớn nhất của cả nước và là mảnh đất cưu mang hàng mấy chục triệu cư dân khắp vùng sinh sống suốt hơn 300 năm qua. Nó là kết quả của công cuộc “Nam tiến” khởi phát từ các chúa Nguyễn. Cuộc chiến đấu mấy thế kỷ lâu dài và mồ hôi nước mắt của ông cha có lẽ đă không viên măn để đất nước ta có h́nh dạng lănh thổ như ngày nay nếu thiếu những đại tướng, chiến lược gia tài giỏi giúp cho việc mở mang bờ cơi đi đến thắng lợi cuối cùng.


    ĐBSCL là kết quả của công cuộc “Nam tiến” khởi phát từ các chúa Nguyễn, là kết quả của biết bao mồ hôi xương máu của các thế hệ cha ông đi trước. (Ảnh: baomoi.com)
    Tuy nhiên cổ nhân có câu: "lấy thiên hạ trên lưng ngựa nhưng không thể trị thiên hạ trên lưng ngựa” được, cần có văn hóa giúp giáo hóa dân chúng th́ mới có thể mở mang bờ cơi, tổ quốc mới trường tồn. V́ thế mà xét về người có đóng góp quan trọng nhất về mặt chiến lược, giáo hóa và đứng vào hàng khai quốc công thần đối với Nam bộ có lẽ ít ai được như Nghi Biểu Hầu - Nguyễn Cư Trinh. Ông là một danh nhân hiếm hoi có thể xuất tướng vơ, nhập tướng văn, vừa có tài cầm quân đánh dẹp biên thùy, vừa giỏi kinh bang tế thế quản trị miền Nam với pháp độ của Nho giáo chính tông và đạo đức cao thượng của một kẻ sĩ quân tử. Ông đă lập nền móng cai trị vững chắc làm cho vùng đất phức tạp này sáp nhập vào lănh thổ Việt Nam một cách lâu dài bền vững. Cùng với nhiều Nho thần nổi danh sau này như Gia Định Tam Gia, Sùng Đức tiên sinh Vơ Trường Toản... tất cả đă cùng nhau làm nên một vùng đất mới vừa bừng bừng sức sống vừa tràn đầy truyền thống nhân văn, đây quả là kỳ tích ngàn năm có một vậy.

    Hậu duệ danh sĩ Nho gia, nổi danh chính trực
    Nguyễn Cư Trinh (chữ Hán: 阮居貞, 1716-1767), tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, tự là Cư Trinh, hiệu là Đạm Am, Đường Qua và Hạo Nhiên. Ông là con út của danh sĩ Nguyễn Đăng Đệ - Kư lục tỉnh Quảng Nam dưới triều Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), nổi tiếng học giỏi từ nhỏ và thanh liêm, công bằng chính trực lúc làm quan.

    Cũng như cha, ngay từ nhỏ ông đă nổi tiếng thông minh, hiếu học. Năm Canh Th́n (1740) Nguyễn Cư Trinh đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ huyện Triệu Phong ( Quảng Trị), sau đó được thăng chức về làm việc tại triều. Ông chẳng những thanh liêm, chính trực như cha mà c̣n dám nói thẳng, dám can gián Chúa không hề sợ sệt. Ông cũng là một vị tướng giỏi, vị quan cai trị hiệu quả, chiến lược gia tài năng, phán đoán sự việc chính xác nên thường xuyên được Chúa cho mời hỏi ư kiến về các vấn đề quốc quân trọng đại và phụ trách soạn thảo chiếu chỉ cho Chúa.

    Thuận theo Mệnh trời mà làm nên nghiệp lớn
    Nước Việt tiến về phương Nam để vùng dậy trở thành một quốc gia lớn hơn, một dân tộc lớn hơn là điều đă được trời định. Vậy th́ Ông trời cũng sẽ an bài cho những con người tài hoa sinh vào mảnh đất này để biến điều đó thành hiện thực. Nguyễn Cư Trinh là một trong những con người đó, sinh ra với sứ mệnh kinh bang tế thế. Điều này thể hiện ngay từ cái tên tự và húy của ông.

    Cái tên của một người thể hiện tài năng và vận mệnh của người đó nên ông cha ngày xưa rất quan trọng việc đặt tên và tự. Trong truyền thống đặt tên của người Việt xưa, tên húy - tên tự - tên hiệu luôn có mối quan hệ qua lại, bổ sung ư nghĩa, tương hỗ cho nhau.

    Tên húy là tên đặt lúc sinh ra, là “tên chính thức” trong giấy tờ hành chính để học hành, thi cử, làm quan…Nhưng tên húy lại không phải là tên để dùng gọi khi giao thiệp v́ có phong tục kiêng húy. Thuở ấy, đợi lúc nam nhi đủ 20 tuổi Âm lịch, người ta sẽ làm lễ gia quán (加冠) - đội mũ, biểu thị sự trưởng thành và từ đây bắt đầu kiêng húy. Kiêng húy là phong tục cấm gọi tên húy của người đă “đội mũ”. V́ kiêng tên húy nên lúc này phải đặt tên thường dùng, gọi là tên tự.

    Tên tự là tên gọi của người con trai trưởng thành sau khi làm lễ “gia quán”, được cha mẹ hoặc trực tiếp, hoặc nhờ người hay chữ chọn lựa chữ nghĩa phù hợp nhất để đặt cho con ḿnh. Việc đặt tên tự vô cùng quan trọng, v́ tên tự phải bao hàm nghĩa, hoặc mở rộng nghĩa của tên húy làm cho nó tốt đẹp hơn, đặc biệt nó c̣n thể hiện ra vận mệnh tương lai của người mang tên đó. Như đă nói, ông tên húy Trinh 貞, có nghĩa là khí tiết trong sạch, liêm khiết, ngay thẳng, khảng khái, chính nghĩa.


    Cái tên của một người thể hiện tài năng và vận mệnh của người đó nên ông cha ngày xưa rất quan trọng việc đặt tên và tự. (Ảnh: advite.com)
    Chữ Trinh cũng nằm trong lời Thoán từ ở quẻ Thủy địa sư 地水師 của Kinh Dịch như sau: 師: 貞,丈人, 吉.無咎

    Tạm dịch:

    Sư: trinh, trượng nhân, cát. Vô cữu.

    Thoán truyện giải nghĩa như sau:

    Sư, chúng dă. Trinh, chính dă. Năng dĩ chúng chính, khả dĩ vương hĩ. Cương trung nhi ứng, hành hiểm nhi thuận, dĩ thử độc thiên hạ nhi dân ṭng chi. Cát. Hựu hà cữu hĩ

    師眾也,貞正也。能以眾正,可以王矣。剛中 而 應,行險而順,以此毒天下而民從之。吉。又 何咎矣

    Tạm dịch:

    Sư (Quân đội) là sự tập hợp của nhiều người. Là ngay thẳng, chính nghĩa. Lấy chính nghĩa hợp ḷng người mới có thể là bậc vương giả mà hưng binh. Giữ đức ngay thẳng chính trực th́ muôn người hưởng ứng, đi vào chỗ hiểm nguy cũng thuận lợi, th́ có thể làm cho ḷng dân của cả thiên hạ theo ḿnh. Tốt đẹp. Có thể lâu dài.

    Vậy th́ Cư Trinh nghĩa là ǵ? Hào lục ngũ 六五 trong quẻ Di 頤卦 của Kinh Dịch viết rằng:

    象 曰 . 居 貞 之 吉 . 順 以 從 上 也 .

    Tượng viết: Cư trinh chi cát. Thuận dĩ ṭng thượng dă.

    Tạm dịch:

    Lời tượng nói rằng: Cái tốt của sự ở chính, v́ thuận theo trên vậy. Hàm ư là người có thể sống chính trực là nhờ thuận theo đạo trời mà cư xử, xử lư mọi điều.

    Chữ Cư Trinh c̣n ứng với quẻ Truân 屯卦 của Kinh Dịch như sau

    初 九: 磐 桓, 利 居 貞, 利 建 侯 .

    Sơ cửu: Bàn hoàn, lợi cư trinh, lợi kiến hầu.

    Tạm dịch:

    Hào 1, dương : quanh co, giữ được điều chính thì lợi, gặp tước hầu thì lợi.

    Hào này là dương, tượng người có tài, lại đắc chính vì dương ở dương vị, cho nên giữ được tâm cho chính th́ có lợi. Nó là hào dương mà lại phải dưới hai hào âm trong nội quái, nghĩa là người quân tử phải thời loạn nên tạm giữ chức vị thấp. Nhưng cũng v́ nó là dương, là quân tử nên ngược lại nhờ địa vị thấp, mà ḷng luôn thành thực giữ tâm chính trực mà thành cái tượng khiêm hạ, được lòng dân. Do đó người quân tử mới đầu tuy còn quanh co, khó khăn nhưng sau sẽ được tín nhiệm mà giao cho trọng trách giúp đời. Thành công có thể dựng được tước hầu.

    Nói tóm lại, tên của Nguyễn Cư Trinh mang theo nội hàm của quẻ Sư và quẻ Truân đă thể hiện ra vận mệnh thiên định của ông: là một bậc đại quan tài năng chính trực pḥ Chúa làm nên nghiệp lớn, làm cho quân đội quốc gia hưng binh chinh phạt, mở rộng bờ cơi thành công cho bậc vương giả (chúa Nguyễn). Càng về sau càng giữ trọng trách lớn của nhà nước mà trị quốc an dân, phong đến tước hầu. Và trong tên của ông cũng mang theo lời răn của Trời: “muốn đạt được thành tựu lớn về mọi mặt th́ cần tu dưỡng đức hạnh, tài năng, sống ngay thẳng chính trực. Nhẫn nại khi ở địa vị thấp, lấy đức đối nhân, sống theo đạo trời th́ thời cơ đến mới thành công.”

    Ông được đặt tên tự là Đạm Am 澹庵 (nghĩa là căn nhà tranh lặng lẽ, thanh đạm) cùng với Cư Trinh 居 貞: cư xử đúng theo chính đạo càng làm nổi bật hơn v́ chính đạo là đạo Trời, v́ đạo Trời th́ luôn yên tĩnh, thanh đạm.

    Về sau ông lấy tên hiệu là Hạo Nhiên 浩然. Từ này có thể lấy ra từ chữ Hạo Nhiên Chính Khí 浩然正氣 nghĩa là khí chất ngay thẳng rơ ràng, quang minh chính đại, cái khí biểu trưng cho chính nghĩa của trời đất. Tướng quân Văn Thiên Tường đời Tống trong Chính Khí Ca -正氣歌 đă viết:

    天地有正氣,

    Thiên địa hữu chánh khí

    雜然賦流形

    Tạp nhiên phú lưu h́nh

    下則為河嶽,

    Hạ tắc vi hà nhạc,

    上則為日星,

    Thượng tắc vi nhật tinh,

    於人曰浩然,

    Ư nhân viết hạo nhiên

    沛乎塞蒼冥

    Bái hồ tắc sương minh

    Tạm dịch:

    Trời đất có chính khí

    Toả ra cho muôn loài

    Là sông núi dưới đất

    Là trăng sao trên trời

    Đầy rẫy cả vũ trụ

    Khí hạo nhiên của người

    Trong sách Mạnh tử 孟子, thiên Công Tôn Sửu chương cú thượng 公孫丑章句上 chép như sau:

    敢問夫子惡乎長.曰:我知言,我善養吾浩然 之氣

    Cảm vấn Phu tử ô hô trường? viết: ngă tri ngôn, ngă thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí.

    Tạm dịch:

    Công Tôn Sửu hỏi: “Dám hỏi thầy về sự chẳng động tâm của thầy? Thầy có sở trường ǵ?” Mạnh tử trả lời: Ta hiểu lời ngươi, ta khéo bồi dưỡng cái khí hạo nhiên của ḿnh.

    Vậy chữ Hạo Nhiên 浩然 có thể hiểu là người mang trong ḿnh Chính khí của trời đất, cũng có thể hiểu là tuân theo mệnh trời. Sống ở đời luôn hành sự theo chính đạo (Cư Trinh 居貞), kiên nhẫn khắc phục khó khăn (quẻ Truân), từng bước mà hưng binh pḥ vua (quẻ Sư), được ḷng dân mà làm nên nghiệp lớn (kiến hầu).

    (c̣n tiếp)

    Minh Bảo.

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nguyễn Cư Trinh: Công thần khai quốc, dẹp yên bờ cơi Phương Nam bằng tư tưởng Nho Gia - Kỳ 2
    B́nh luậnMinh Bảo • 11:30, 07/01/20• 74 lượt xem


    Trong cuộc đời ḿnh, dù cầm quân hay làm quan cai trị, Nguyễn Cư Trinh đều để lại những dấu ấn tốt đẹp trong ḷng dân bản xứ v́ tấm ḷng thương dân của ḿnh.

    Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân hiếm hoi có thể xuất tướng vơ, nhập tướng văn, vừa có tài cầm quân đánh dẹp biên thùy, vừa giỏi kinh bang tế thế quản trị miền Nam. Với pháp độ của Nho giáo chính tông và đạo đức cao thượng của một kẻ sĩ quân tử, ông đă lập nền móng cai trị vững chắc, làm cho vùng đất Phương Nam buổi đầu vốn trù phú nhưng vô cùng phức tạp sớm được sáp nhập vào lănh thổ Việt Nam một cách hưng thịnh và trường tồn...

    Đánh dẹp phản loạn, vỗ yên dân chúng
    Mạnh Tử có câu: “Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh”

    Tạm dịch: “Dân là quư, kế đến xă tắc, quân là khinh”.

    Theo quan điểm Nho gia chính tông th́ bậc trị nước phải luôn lấy dân làm gốc, gốc có vững th́ nước mới bền. V́ thế mà quan lại phong kiến ngày xưa, vốn được trao cho trọng trách là “dân chi phụ mẫu” th́ càng phải cư xử cho đúng nghĩa vụ của ḿnh, để đem lại sự ấm no an lạc cho dân chúng. Không làm được điều này th́ sự học và thành tựu của bản thân coi như chưa đạt.

    Trong cuộc đời ḿnh, dù cầm quân hay làm quan cai trị, Nguyễn Cư Trinh đều để lại những dấu ấn tốt đẹp trong ḷng dân bản xứ v́ tấm ḷng thương dân của ḿnh. Ân đức của ông không chỉ ở dân mà c̣n thấm đến cả giặc cướp phản loạn, làm cho họ yên ḷng mà quy phục.

    Đại Nam liệt truyện chép như sau:

    “Năm Canh Ngọ (1750), mùa xuân, được thăng Tuần phủ Quảng Ngăi. Bấy giờ Quảng Ngăi có Man Thạch Bích thường quấy ngoài biên, quan quân đánh măi không xong. Trinh đến, viết thư phủ dụ, chúng cũng không ra. Ông bàn tiến đánh, nhiều người cho rằng hiểm trở xa xôi và lam sơn chướng khí ngăn trở. Trinh bèn viết truyện Săi văi bằng quốc âm đặt làm lời vấn đáp để khuyên bảo. Rồi tiến quân, giặc Man lẩn trốn, tan tác. Trinh sợ ta đem quân về, chúng lại tụ họp, bèn chiếm đóng chỗ sào huyệt địch lập trại lũy, lập đồn điền, đặt điếm canh, giả vờ làm kế ở lâu. Giặc Man sợ, đến cửa quân xin hàng. Trinh vỗ về, yên ủi, cho chúng về, rồi kéo quân rút lui. Tin thắng trận đến tai chúa, chúa ban khen.”

    Một quân tử Nho gia chân chính luôn xem trọng nhân dân, người làm quan chân chính phải thương dân như con. Nguyễn Cư Trinh đă luôn cư xử theo tiêu chuẩn của một bậc dân chi phụ mẫu như thế trong suốt cuộc đời làm quan của ḿnh. Lịch sử c̣n chép lại việc ông có lần tự tay ḿnh dâng biểu lên Chúa về t́nh trạng khốn cùng của dân chúng, để xin băi bỏ một số chính sách bất công làm tổn hại sức dân. Nhưng tiếc là Chúa đă không phản hồi. V́ thế mà ông xin từ chức về quê, nhưng Chúa không chấp nhận mà chuyển làm vị trí khác gần biên giới khá phức tạp. Tuy vậy ông đến nơi nhậm chức vẫn làm tốt nhiệm vụ, lo tăng cường pḥng thủ càng nghiêm ngặt hơn.


    Chúa chuyển Nguyễn Cư Trinh làm vị trí khác gần biên giới khá phức tạp. Tuy vậy ông đến nơi nhậm chức vẫn làm tốt nhiệm vụ, lo tăng cường pḥng thủ càng nghiêm ngặt hơn. (Ảnh: Shutterstock)
    Đại Nam liệt truyện chép như sau:

    “Năm Tân Mùi (1751), mùa đông, Trinh dâng thư tŕnh bày t́nh trạng đau khổ của dân: "Dân là gốc nước, gốc không bền th́ nước chẳng yên. Ngày b́nh thường không lấy ân kết dân, th́ lúc có việc trông cậy nương tựa vào đâu? Tôi trộm lo: Dân gian chất chứa tệ hại đă nhiều nếu cứ để yên nếp thường, giữ lối cũ, không tùy nghi thêm bớt, thiết lập kỷ cương th́ một đạo c̣n không thể làm được nữa là một nước. Nay có ba việc hại dân là cấp lương lính, nuôi voi và nộp tiền án phí. C̣n các nhũng lệ khác không thể đếm xiết!" Nhân đó Trinh điều trần bốn điều tệ hại đă lâu:

    Các viên phủ huyện từ trước đến giờ thường kiếm lợi ở những việc sai bắt tra xét (những người can phạm) để lấy bổng lộc tiền tài, của dân càng hao, phong tục trong dân càng bạc. Nay xin liệu cấp cho lương thường xuyên, thăng giáng tuỳ theo từng viên chức thanh liêm hay tham ô, siêng năng hay lười biếng.
    Lậu đinh có hai loại: có kẻ trốn tránh sưu thuế mà lang thang, có kẻ đói rét thân mà xiêu tán. Nay không chia đẳng hạng, tất cả đều liệt vào sổ đinh, bắt đóng thuế thân, họ tất sợ hăi mà tản mát, lén lút ở núi rừng, dân ở lại phải gánh đậy bồi thường, th́ sao chịu nổi! Nay xin xét số lậu đinh, ai c̣n có nghề làm ăn th́ thu thuế như lệ, ai đói rét khốn khó th́ cho miễn thuế, tùy cách vỗ về để hạng cùng dân được sống lại.
    Nên để cho dân yên tĩnh, không nên làm động, động th́ dễ loạn, tĩnh th́ dễ trị. Nay bắt dân săn bắn ở núi rừng, kiếm gà, lùng ngựa, không thể tất đức ư (triều đ́nh) quấy rối nhân dân địa phương. Lũ giả mạo đi đến đâu làm náo động đến đó, người đều than oán. Xin từ nay hễ sai người đi làm việc phải có giấy tờ đóng dấu, tŕnh quan địa phương xem xét. Kẻ nào nhiễu dân th́ bắt trị tội, may ra ḷng dân yên tĩnh, khỏi dao động.
    Sớ này dâng lên, chúa không trả lời. Trinh cố từ chức. Chúa bèn triệu về rồi đổi làm Kư lục doanh Bố Chính. Trinh đến trị sở rồi đặt thêm đồn lũy, nghiêm việc pḥng thủ. Chúa Trịnh đưa thư xin mượn đường đi Trấn Ninh đánh Lê Duy Mật. Trinh viết thư từ chối. Họ Trịnh đă biết ta pḥng bị, bèn thôi.”


    Sớ này dâng lên, chúa không trả lời. Trinh cố từ chức.
    Sớ này dâng lên, chúa không trả lời. Trinh cố từ chức. (Ảnh: Shutterstock)
    Binh uy b́nh Chân Lạp, thu phục dân Côn Man
    Miền Nam trù phú không phải là được dựng nên chỉ trong một ngày, mà qua mấy trăm năm khói lửa với sự đóng góp của nhiều dân tộc anh em. Ngoài người Hoa vốn được sự ủng hộ và rất được ưu ái của các chúa Nguyễn, không thể không nhắc đến một nhóm lưu dân mà bản thân họ cũng đă phải chịu nhiều hy sinh đau khổ để trấn giữ vùng đất biên cương trong bước đường mở cơi của Đại Việt. Đó chính là nhóm dân Chăm Pa di cư vào miền Nam sinh sống, c̣n được gọi là dân Côn Man để phân biệt với những người Chăm Pa vẫn sống ở miền Trung.

    Côn Man (Hán Việt: 崑蠻) là một danh từ chỉ nhóm người Chăm Pa cư ngụ tại đất Chân Lạp xưa. Theo Đại Nam Thực lục Tiền biên, bản chữ Hán quyển 10 phần 16, tên Côn Man 崑蠻 được dùng v́: "... nhiều người Chăm thuộc nhóm bộ lạc tù trưởng Thuận Thành đă di cư sang nước Chân Lạp, gọi là Côn Man, với tên khác là Vô Tỳ Man...".

    Trong tiến tŕnh Nam tiến từ những năm cuối thế kỷ XVII, vương quốc Chăm Pa đă dần biến mất cho đến năm 1697, khi chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ B́nh Thuận và Nguyễn Hữu Cảnh kinh lư miền Nam năm 1698 th́ vùng đất Chăm c̣n lại (Phan Rang trở về đông), đă trở thành phiên thuộc của chúa Nguyễn và mối quan hệ giữa chúa Nguyễn và chúa Chăm là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương.

    Trong giai đoạn giao thoa đó, một số lớn người Chăm đă lần lượt di cư sang Chân Lạp v́ Chân Lạp gần gũi với họ hơn về phương diện văn hóa và họ không muốn bị cai trị bởi chính quyền chúa Nguyễn. Triều đ́nh Chân Lạp lúc này dưới triều quốc vương Nặc Thu đă sắp xếp cho nhóm di dân mới này định cư tại Lo-vek (phủ La Bích), gần khu vực Biển Hồ ngày nay. Nhưng sau đó, thời triều quốc vương Nặc Nguyên, người Côn Man thường xuyên bị triều đ́nh Chân Lạp hiếp đáp và quấy nhiễu.

    Dù họ di cư v́ muốn t́m sự b́nh an, v́ sự tương đồng văn hóa và không muốn sống cùng người Việt, nhưng trớ trêu thay người Chăm trên đất Chân Lạp phải sống một cuộc sống c̣n lao khổ hơn nhiều và đoàn quân đánh dẹp đem lại cuộc sống mới cho họ lại đến từ triều đ́nh người Việt. Năm 1753, với lư do bảo vệ người Côn Man bị ức hiếp, chúa Vơ vương Nguyễn Phúc Khoát quyết định chinh phạt Chân Lạp.

    Cuộc chinh phạt này bắt đầu từ năm 1753 và kết thúc vào năm 1756 dẫn đến việc thất trận, trốn chạy và dâng hai phủ Tầm Lôi và Lôi Lạp tạ tội với triều Việt của vua Nặc Nguyên.

    Đại Nam Liệt Truyện c̣n chép chiến công này như sau:

    “Năm Quư Dậu (1753) mùa đông, Nặc Nguyên nước Chân Lạp xâm lấn Côn Man. Chúa muốn đánh nước Chân Lạp, bèn sai Cai đội Thiện Chính (không nhớ họ) làm Thống suất, Trinh làm Tham mưu, điều khiển tướng sĩ năm doanh đi đánh Chân Lạp. Quân tiến đóng ở Bến Nghé, thiết lập doanh trại lựa chọn sĩ tốt, làm nhiều kho tàng để làm kế khai thác.

    Năm Giáp Tuất (1754) mùa hạ, Trinh cùng Thiện Chính chia đường mà tiến. Trinh đi đến đâu, giặc đều tan chạy đến đó; qua Tân Lộ ra Đại giang, cùng quân Thiện Chính hội ở đồn Lô Yêm. Bấy giờ bốn phủ là Soi Rạp (Lôi Lạp), Tầm Bôn, Cầu Nam và Nam Vang đều hàng.

    Ta bèn chiêu phủ Côn Man để làm thanh thế.

    Năm Ất Hợi (1755), mùa xuân, Thống suất Thiện Chính về đồn Mỹ Tho, dân Côn Man đi theo, đến đất Vô Tà Ân, bị Chân Lạp đánh úp. Thiện Chính v́ rừng tràm ngăn trở không đi cứu được. Trinh đem quân tùy tùng đến cứu hơn 5000 đàn ông đàn bà Côn Man hộ tống về đóng ở chân núi Bà Đen. Trinh nhân đó hặc tâu Thiện Chính làm mất cơ ngơi, bỏ dân chúng mới quy phục. Chúa bèn giáng Thiện Chính xuống làm Cai đội, và cho Trương Phước Du lên thay. Trinh cùng Phước Du dùng người Côn Man làm hướng đạo, đi đánh Cầu Nam, Nam Vang. Nặc Nguyên chạy sang Hà Tiên, xin dâng đất hai phủ Tầm Bôn và Soi Rạp (Lôi Lạp), để bù vào lệ cống bỏ thiếu trong ba năm trước.”

    (c̣n tiếp)

    Minh Bảo.
    Last edited by dtkcamau; 12-04-2020 at 09:16 AM.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nguyễn Cư Trinh: Công thần khai quốc, dẹp yên bờ cơi Phương Nam bằng tư tưởng Nho Gia - Kỳ 3
    B́nh luậnMinh Bảo • 11:30, 08/01/20• 167 lượt xem

    Trong suốt mấy trăm năm lịch sử toàn vùng Đông Nam Á từ đó về sau, không có cuộc sáp nhập nào to lớn và thành công mỹ măn như cuộc sáp nhập miền Nam của thời chúa Nguyễn.

    Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân hiếm hoi có thể xuất tướng vơ, nhập tướng văn, vừa có tài cầm quân đánh dẹp biên thùy, vừa giỏi kinh bang tế thế quản trị miền Nam. Với pháp độ của Nho giáo chính tông và đạo đức cao thượng của một kẻ sĩ quân tử, ông đă lập nền móng cai trị vững chắc, làm cho vùng đất Phương Nam buổi đầu vốn trù phú nhưng vô cùng phức tạp sớm được sáp nhập vào lănh thổ Việt Nam một cách hưng thịnh và trường tồn...

    Văn tài trấn biên cương, định đại kế muôn đời
    Tướng lĩnh nhà Nguyễn không hiếm người có thể đánh dẹp Chân Lạp, chiếm đất đồn điền, nhưng thực sự định ra sách lược để đem miền Nam gắn chặt vào cơ đồ của quốc gia ắt hẳn phải tính đến công của Nguyễn Cư Trinh, với sách lược mà đời nay hay gọi là chính sách “Tàm Thực” (tằm ăn). Từ cuộc chiến Chân Lạp 1753, ông đă dâng biểu về kế sách này, khuyên Chúa nhận hai phủ mới, cho người Côn Man được định cư tại khu vực biên giới Việt - Chân Lạp. Mục đích là để ngăn chặn việc Chân Lạp tái diễn gây hấn nơi biên giới. Lúc mới đầu chúa Nguyễn cũng chưa ưng thuận, có thể do địa h́nh xa xôi và chi phí đóng quân tốn kém nhưng Nguyễn Cư Trinh vẫn kiên tŕ dâng biểu về việc này. Sử liệu có ghi chép như sau:

    “Chúa chưa ưng thuận việc này, Trinh tâu rằng: "Từ xưa dụng binh, chẳng qua cốt muốn giết kẻ đứng đầu mở rộng bờ cơi. Nay Nặc Nguyên hối lỗi, dâng đất, ḷng thành. Nếu tra cứu đến cùng tội dối trá của nó, nó sẽ chạy trốn. Và từ Gia Định đến La Bích đường đi xa xôi không tiện đuổi đến kỳ cùng. Nay muốn mở rộng bờ cơi, nên lấy hai phủ ấy trước để giữ vững lấy phía sau hai doanh. Năm trước, mở phủ Gia Định, trước lấy Hưng Phước, sau lấy Đồng Nai, khiến cho quân dân tụ họp đông đúc. Nay đất cũ từ Hưng Phước đến Sài G̣n chỉ hai ngày đường, dân cư c̣n chưa ở yên, quân lính đóng giữ cũng chưa đầy đủ. Hơn nữa, từ Sài G̣n đến Tầm Bôn, hàng sáu ngày đường, lính thú trú pḥng thực e không đủ. Thần thấy người Côn Man giỏi về đánh bộ, Chân Lạp cũng đă chột dạ. Nếu cho họ ở vào đất ấy để chế ngự, dùng người Man đánh người Man, cũng là đắc sách. Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy, giao cho thần xem kỹ h́nh thế, đặt lũy, đóng quân, biên chế chia cấp điền sản cho quân dân, vạch rơ địa giới, cho thuộc về châu Định viễn để thu toàn khu".

    Chúa nghe cho. Chưa bao lâu, Nặc Nguyên chết. Chúa bèn phong Nặc Tôn làm quốc vương Chân Lạp. Nặc Tôn lại dâng đất Tầm Phong Long. Trinh tâu xin dời doanh Long Hổ đến xứ Tầm Bào. Lại đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang, đều đem lính doanh Long Hổ đến trấn áp. Cơi Nam mở đất đến đây rất rộng, đều là công Cư Trinh.”
    (Theo: Đại Nam Liệt Truyện).

    Gia Định là vùng đất mới rất phức tạp, thành phần dân cư đa dạng, đa sắc tộc, chưa kể c̣n là địa h́nh rừng rậm sông nước nên vô cùng khó để mà ổn định và phát triển nơi này. Nhưng những điều khó khăn đó nếu khắc phục xong th́ vùng đất này lại là một nơi hết sức tiềm năng và giàu có. V́ thế mà Nguyễn Cư Trinh đă quyết tâm thi hành một loạt pháp lệnh, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả quản lư các địa khu mới sáp nhập, ngoài th́ răn đe ngoại xâm, trong th́ vỗ yên dân chúng. Do đó uy danh của ông lẫy lừng khắp cơi và được dân chúng vô cùng yêu mến, xứng danh một bậc Nho thần thời trị:

    “Đất Gia Định đường sông nhiều ngả, thuyền cướp thường tụ chỗ vắng, ŕnh thuyền buôn đi qua để cướp bóc, người buôn rất khổ. Trinh hạ lệnh cho các hạt: phàm thuyền lớn nhỏ, đều phải khắc tên họ quê quán chủ thuyền ở đầu, được quan sở tại làm sổ thuyền để tiện tra xét. Từ đây, kẻ gian không ẩn nấp vào đâu được, trộm cướp phải im hơi. Cư Trinh ở ngoài biên hơn 10 năm, uy danh lẫy lừng, dân Việt người Man đều mến phục.”
    (Theo: Đại Nam Liệt Truyện).


    Vị trí thành Bát Quái so với sông Sài G̣n năm 1795 do Le Brun vẽ. (Ảnh: Wikipedia)
    Không chỉ có tài năng trị quốc an dân, văn tài của Nguyễn Cư Trinh cũng nổi tiếng khắp miền Nam. Sinh thời ông hay sáng tác và ngâm vịnh thơ phú, thường cùng Đô đốc Hà Tiên Mạc Thiên Tứ lấy văn từ tặng đáp nhau, lời và ư thảy đều dồi dào đẹp đẽ. Những lời thơ của một vĩ nhân từng đem hết tài sức của ḿnh bảo vệ non sông và dân chúng, càng khiến cho cảnh đẹp của dải đất phương Nam hiện lên qua những trước tác của ông trở nên sống động và bất tử.

    Xin đơn cử một số bài mà Nguyễn Cư Trinh đă từng họa thơ “Hà Tiên Thập Cảnh Vịnh” của họ Mạc như sau:

    Kim dự lan đào
    Nguyên văn chữ Hán:

    金 嶼 攔 濤
    帝 怒 陽 侯 數 犯 邊
    敕 移 山 岳 鎮 前 川
    波 霑 不 拭 長 城 面
    水 猛 方 知 砥 柱 權
    精 衛 半 消 銜 石 恨
    驪 龍 全 穩 抱 珠 眠
    知 君 亦 是 擎 天 勿
    今 古 滔 滔 獨 儼 然

    Phiên âm Hán Việt:
    Đế nộ Dương Hầu sổ phạm biên
    Sắc di sơn nhạc trấn tiền xuyên
    Ba triêm bất thức trường thành diện
    Thủy mănh phương tri chỉ trụ quyền
    Tinh Vệ bán tiêu hàm thạch hận
    Ly long toàn ổn băo châu miên
    Tri quân diệc thị ḱnh thiên vật
    Kim cổ thao thao độc nghiễm nhiên
    (Kim dự lan đào)

    Dịch Thơ:
    Đảo vàng ngăn sóng

    Trời giận Dương hầu phạm đất nầy
    Sắc đem g̣ núi trấn sông đây
    Sóng xô, thế vững, thành không ngập
    Nước mạnh quyền cao, núi chẳng sầy
    Tinh Vệ bớt hờn thôi đá ngậm
    Ly Long ôm ngọc ngủ ḍng say
    Mới hay tài ấy kê trời vững
    Cuồn cuộn ngh́n thu sức chẳng lay
    (Phạm Ngọc Khuê dịch).

    Tiêu tự thần chung
    Nguyên văn chữ Hán:
    蕭 寺 晨 鐘
    晨 風 搖 落 露 花 拋
    迢 遞 孤 聲 過 樹 梢
    金 獸 哮 殘 星 海 渚
    木 鯨 打 落 月 村 坳
    萬 家 醒 夢 佛 朝 闕
    八 水 開 顏 曾 下 巢
    待 扣 堪 伶 禪 亦 有
    不 鳴 鳴 得 太 陽 交

    Phiên âm:
    Thần phong dao lạc lộ hoa phao
    Thiều đệ cô thanh quá thụ sao
    Kim thú háo tàn tinh hải chử
    Mộc ḱnh đả lạc nguyệt thôn ao
    Vạn gia tỉnh mộng Phật triều khuyết
    Bát thủy khai nhan tăng hạ sào
    Đăi khấu kham linh thuyền diệc hữu
    Bất minh minh đắc thái dương giao

    Dịch thơ:
    Chùa Tiêu chuông sớm

    Gió sớm lay rơi hạt móc sa
    Cḥm cây văng vẳng tiếng ngân qua
    Thú vàng gào nguyệt rơi ḷng biển
    Cá gỗ khua sao rụng rănh nhà
    Muôn họ tỉnh mồng triều Phật lạy
    Tám nguồn công đức đợi Sư ra
    Đón chờ tiếng gơ trên am nổi
    Chẳng gơ th́ thôi, gơ sáng ̣a
    (Phạm Ngọc Khuê dịch)

    Chính trực đến cuối đời, lưu danh thiên cổ
    Thân là hậu duệ danh sĩ Nho Gia, mang cái tên tốt đẹp: thuận ư trời mà hành sự - Nguyễn Cư Trinh đă sống một cuộc đời vô cùng chính trực và mực thước cho đến lúc mất.

    Sử sách c̣n ghi lại giai thoại đối đáp của ông với quyền thần Trương Phúc Loan. Thú vị ở chỗ là sự chính trực và uy tín của ông lại có thể khiến cho một kẻ gian hùng không từ thủ đoạn như y lại kính sợ mà không dám làm hại. Trong Đại Nam Liệt Truyện có đoạn chép như sau:

    “Năm Ất Dậu (1765), Duệ Tông Hoàng Đế nối ngôi chúa, triệu Trinh về, thăng Lại bộ kiêm Tào vận sứ. Quyền thần Trương Phước Loan cho rằng ḿnh có công lập chúa, chuyên quyền ngang ngược, thường triệu các quan đến nhà riêng bàn việc, Cư Trinh nghiêm nét mặt nói: "Bàn việc ở công triều chế độ đă định từ lâu. Phước Loan sao dám vô lễ như thế! Chực chuyên quyền à? Loạn thiên hạ, tất là người này!" Các quan đều không dám đi. Phước Loan căm giận lắm nhưng vẫn kính sợ không dám làm hại.

    Năm Đinh Hợi (1767) mùa hạ, Cư Trinh mất, lúc 52 tuổi, được tặng phong: Tá lư công thần, Đặc tiến Trụ quốc kim tử Vinh lộc đại phu Chính trị thượng khanh Tham nghị, tên thụy là Văn Định.

    Minh Mạng năm thứ 20 (1839), Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế truy lục công Cư Trinh, tặng Khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ Lại, đổi thụy là Văn Khác, phong Văn Minh hầu. Cho theo thờ ở Thái Miếu.”
    (Theo: Đại Nam Liệt Truyện)

    Lời kết:
    Thời Tam Quốc có chiến lược của Gia Cát Khổng Minh khiến Lưu Bị tiến quân vào Thục mà nhà Thục Hán được chia ba thiên hạ. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh có cuộc Nam tiến và chiến lược “Tằm ăn dâu” là nguồn gốc sức mạnh cho nhà Nguyễn thống nhất Đại Việt sau mấy trăm năm chia cắt. Đây có thể coi là quá tŕnh mở cơi vĩ đại nhất trong suốt 600 năm qua của lịch sử Việt Nam. Nguyễn Cư Trinh bằng tài năng của ḿnh không những đă hoàn tất đại nghiệp, tạo nên miền Nam mà c̣n giúp nhà chúa b́nh định xứ này, cai trị cho dân an cư lạc nghiệp. Với sự nghiệp to lớn của ḿnh, khi mất Gia Cát Lượng được ban thụy là Trung Vũ Hầu nghĩa là vị hầu tước có vơ công to lớn và ḷng trung thành; c̣n Nguyễn Cư Trinh khi mất được ban thụy hiệu là Văn Định Hầu, nghĩa là vị hầu tước có văn tài cai trị và an định quốc gia. Trong suốt mấy trăm năm lịch sử toàn vùng Đông Nam Á từ đó về sau, không có cuộc sáp nhập nào to lớn và thành công mỹ măn như cuộc sáp nhập miền Nam của thời chúa Nguyễn. Chính tiền đề lịch sử trọng đại này đă kiến lập nên một mảnh đất giàu có ấm no với hàng chục triệu người sinh sống cho tới ngày nay. V́ thế tuy không nổi tiếng như Gia Cát Vũ Hầu, nhưng ân trạch mà Nguyễn Cư Trinh để lại cho toàn thể con dân miền Nam nước ta suốt mấy thế kỷ qua đến ngày nay so ra cũng không hề kém hơn vậy.

    Nhận xét về công nghiệp của ông, Liệt Truyện chép cũng rất xác đáng:

    “Cư Trinh là người có tài lược, khéo quyết đoán. Những việc ông tâu bày phần nhiều là lời trung, bàn phải. Khi coi việc quân ở cơi Nam, mở đất đai, giữ yên ngoài biên, huân nghiệp hơn người. ông lại giỏi văn, trội thơ, có tập 'Đạm am' lưu hành ở đời”.

    Minh Bảo.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nhà họ Mạc Hà Tiên: Bậc vĩ nhân mở cơi khai hoá văn vật miền Nam (Kỳ 2)
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 10/04/20• 373 lượt xem


    Mạc Thiên Tứ ứng vận sinh ra làm người bảo vệ và phát triển Hà Tiên. (Ảnh: NTD tổng hợp)

    Miền Nam trù phú, vựa lúa lớn nhất và trù phú nhất của Đại Nam phải mất hơn 300 năm h́nh thành và phát triển mới có ngày hôm nay. Trong quá tŕnh lâu dài đó, vô số tiền nhân trong quá tŕnh mở cơi đă muôn đời lưu lại dấu ấn của ḿnh bằng những công tích kỳ vĩ măi làm nức ḷng hậu nhân. Họ Mạc đất Hà Tiên là một trong những ḍng họ đặc biệt như thế ở miền Nam này. Họ đă biến một vùng đất hoang vu thành một thị trấn văn minh sầm uất đi vào thi ca muôn đời.

    Kỳ 2: Mạc Thiên Tứ chống ngoại xâm nội phản, mở rộng lănh thổ
    Mạc Cửu trải nhiều năm gây dựng nền móng cho Hà Tiên trở thành một thị trấn phát triển và sầm uất. Tuy nhiên người thực sự dùng cả đời ḿnh chiến đấu bảo vệ, đưa Hà Tiên phát triển đến đỉnh cao và lưu lại dấu ấn muôn đời trong lịch sử và thơ văn chính là con của ông, Mạc Thiên Tứ.

    Tương truyền trước khi Mạc Thiên Tứ sinh ra th́ đất Hà Tiên có sự tích lạ xảy ra:

    “Con là Thiên Tứ tự là Sĩ Lân, là con trưởng Mạc Cửu. Lúc sắp sinh đă có điềm lạ. Trước đó, chỗ Cửu ở là đất Lũng Cả, trong sông tự nhiên nước vọt lên, rồi xuất hiện một tượng vàng bảy thước, ánh sáng tỏa trên mặt nước. Sư người Man trông thấy, lấy làm lạ nói với Cửu: "Đấy là điềm nước có người hiền, Phước đức không sao lường được". Cửu sai người đi rước tượng vàng ấy lên, nhưng làm trăm cách cũng không lay chuyển được. Bấy giờ mới làm chùa nhỏ ở bờ sông để thờ. Thiên Tứ cũng sinh nhằm năm ấy, người ta truyền nói là ‘bồ tát hiện thân’.” (Đại Nam Liệt Truyện)

    Mạc Thiên Tứ ứng vận sinh ra làm người bảo vệ và phát triển Hà Tiên, ông đă kế thừa thành quả của cha làm cho vùng đất này ngày càng giàu mạnh hơn:

    “Thiên Tứ từ bé đă thông minh, nhanh nhẹn, học rộng kinh điển, hiểu thông vơ lược. Túc Tông Hoàng Đế năm thứ 11 Bính Th́n (1736), mùa xuân, chúa cho Thiên Tứ làm Đô đốc trấn Hà Tiên, ban cho 3 chiếc thuyền "Long bài" được miễn thuế. Lại sai mở ḷ đúc tiền để tiện cho việc mua bán. Thiên Tứ bèn chia đặt nha thuộc, tuyển quân lính, đắp thành quách mở rộng phố, chợ. Thương nhân và lữ khách các nước tụ họp đông đúc.”
    (Đại Nam Liệt Truyện)

    Tài năng của ông ở vùng đất này c̣n tạo nên nhiều thành công trong việc đối ngoại và quân sự, đặc biệt là những chiến tích bảo vệ Hà Tiên trước người chủ cũ của nó, quân Chân Lạp.

    “Thế Tông Hoàng Đế năm đầu, Kỷ Mùi (1739), mùa xuân, Nặc Bôn nước Chân Lạp xâm lấn Hà Tiên. Chân Lạp v́ cớ mất đất nên oán Mạc Cửu. Khi Cửu đă mất, Thiên Tứ mới lĩnh cờ tiết trấn thủ, Nặc Bôn bèn đem quân đến xâm lược. Thiên Tứ đem bộ thuộc đi đánh, chiến đấu suốt ngày đêm. Vợ Thiên Tứ là Nguyễn thị đốc suất vợ quân lính chuyển lương ăn và đem cơm nước cho quân, do đó, quân được ăn no. Thiên Tứ bèn đánh hăng, quân của Nặc Bôn bị tan vỡ. Tin thắng trận đưa đến, chúa trầm trồ khen ngợi và cho là lạ đặc cách trao cho Thiên Tứ làm Đô đốc Tướng quân, ban cho áo bào đỏ và mũ, đai. Nguyễn thị cũng được phong làm phu nhân. Bởi thế, Chân Lạp không dám nḥm ngó Hà Tiên nữa.”
    (Đại Nam Liệt Truyện)


    Thiên Tứ đem bộ thuộc đi đánh, chiến đấu suốt ngày đêm. (Ảnh: Shutterstock)
    Sau khi trấn áp thành công quân Chân Lạp, thời cơ thuận lợi đă đưa đến một số cơ hội khiến cho Mạc Thiên Tứ có thể mở rộng thêm lănh thổ Hà Tiên một cách nhanh chóng.

    “Năm Bính Tư (1756), mùa xuân, Chân Lạp đánh lấn Côn Man. Chúa sai tướng sĩ 5 doanh đi đánh dẹp. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên, chạy đi nương náu ở Hà Tiên, nói với Thiên Tứ xin dâng đất hai phủ Tầm Bôn, Soài Rạp (Lôi Lạp), và xin nộp bù lễ cúng thiếu từ ba năm trước, để chuộc tội. Thiên Tứ tâu xin hộ. Chúa ưng cho.

    Năm sau (1757), Nặc Nguyên chết, chú họ là Nặc Nhuận quyền tạm coi việc nước. Quan ngoài biên tâu xin nhân tiện lập Nặc Nhuận làm vua, chúa sai bắt nộp đất hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc rồi mới ưng thuận. Gặp bấy giờ con rể Nhuận là Hinh giết Nhuận, cướp ngôi vua. Con Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên. Thiên Tứ cũng tâu hộ xin cho. Chúa bèn phong Nặc Tôn làm Chân Lạp quốc vương, nhờ Thiên Tứ hộ tống về nước. Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long, lại cắt đất năm phủ là Vũng Thơm (?) (Hương Úc), Cần Giột (Cần Bột), Chân Rùm (Chân Sâm), Xoài Mút (Sài Mạt), Linh Quỳnh, để tạ ơn. Thiên Tứ dâng lên triều đ́nh, chúa cho lệ thuộc vào quản hạt Hà Tiên. Thiên Tứ bèn đặt xứ Rạch Giá (Giả Khê) làm đạo Kiên Giang, xứ Cà Mau làm đạo Long Xuyên, thiết lập quan lại chiêu dân, lập ấp. Do đấy bản đồ Hà Tiên ngày một rộng.” (Đại Nam Liệt Truyện)

    Không những chiến thắng quân Chân Lạp, Mạc Thiên Tứ c̣n phải đối phó với các đạo quân hải tặc và cả với chính những người thân cận của ḿnh cấu kết giặc ngoài làm phản từ bên trong như:

    Chém hải tặc tên Đức:

    “Đinh Măo, Thế Tông năm thứ 9 (1747), Thiên Tứ sai người cưỡi thuyền Long bài đem phẩm vật cung tiến. Chúa ban khen, cho 4 đạo sắc để phong cho các viên Cai đội, Đội trưởng làm việc ở trấn, lại ban gấm vóc đồ đạc và cho về. Gặp có giặc biển tên là Đức, đến cướp bóc ngoài hải phận Long Xuyên, Thiên Tứ được tin báo liền sai con rể là Cai đội Từ Hữu Dụng đem 10 chiến thuyền, bắt được bốn tên trong bọn phỉ, tên Đức chạy đến Ba Thắc, bị quân Xiêm bắt được, chém đi. Dư đảng đều tan.” (Đại Nam Liệt Truyện)

    Giết thủ lĩnh băng đảng nổi loạn nhà Thanh là Hoắc Nhiên:

    “Năm Đinh Hợi (1767) mùa xuân, nước Miến Điện đánh nước Xiêm, bắt Phong vương. Con thứ của vương là Chiêu Thúy chạy sang Hà Tiên. Thiên Tứ lại đưa thư cho Văn Khôi kéo quân cứu viện về. Gặp bấy giờ có người Triều Châu nhà Thanh tên là Hoắc Nhiên, họp quân ở đảo Cổ Lộng, ngầm có ư ḍm ngó Hà Tiên, Thiên Tứ cho quân lén đi vây bắt. Hoắc Nhiên bị giết chết, dư đảng tan hết.” (Đại Nam Liệt Truyện)

    Dẹp nội loạn, giết Trần Thái và Phạm Lam (một cận thần của họ Mạc):

    Năm Kỷ Sửu (1769), mùa xuân, lại có người Triều Châu nhà Thanh tên là Trần Thái, họp quân ở núi Bạch Mă, mưu đánh úp Hà Tiên, bí mật liên kết với người họ Mạc là Mạc Sùng, và Mạc Khoan làm nội ứng. Thiên Tứ đặt quân phục bắt Sùng, Khoan, đuổi dẹp bọn ấy ở chùa Hương Sơn. Trần Thái chạy sang Xiêm.

    Năm Canh Dần (1770) mùa thu , lĩnh trấn Hà Tiên là Phạm Lam tụ họp những người Vũng Thơm (Hương Úc), Cần Giột (Cần Bột) cùng bọn Vinhly Malu người Chà Và và Ốc Nha Kê người Chân Lạp, gồm có hơn 800 quân, 15 chiếc thuyền, chia đường thủy, bộ, đánh úp Hà Tiên. Thiên Tứ đánh phá được, đâm chết Phạm Lam ở trên sông, bắt được tên Lự và tên Kê đem chém đi.” (Đại Nam Liệt Truyện)

    (C̣n tiếp...)

    Minh Bảo

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Những điều kỳ diệu đă làm nên ba trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (938 - 981 - 1288). Kỳ 3
    B́nh luậnTâm Thanh • 11:30, 31/12/19• 377 lượt xem


    Khi Trần Hưng Đạo ra đời, trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ do coi thiên văn thấy có một v́ tướng tinh giáng hạ, liền đến xin xem mặt Trần Quốc Tuấn. Khi nh́n thấy, vị đạo sĩ vội lui xuống, vái lạy nói: “Người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sông đó”. (Ảnh: Việt Toon)

    Đất nước ta có nhiều kỳ quan cùng địa thế hiểm trở hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Đó cũng là những bảo vật trấn quốc đă góp phần to lớn vào những chiến công oanh liệt chói ngời sử sách. Sông Bạch Đằng là một trong những nơi như thế. Đây cũng là nơi duy nhất ba lần ghi dấu đại thắng của thủy binh Đại Việt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Góp phần làm nên những chiến công hào hùng trên con sông này, ngoài sự anh dũng chiến đấu của quân dân và tài cầm binh của các thống soái th́ vẫn c̣n đó những nhân tố kỳ diệu trong dân gian...

    Kỳ 3: Trận thủy chiến thứ 3 năm 1288 của Hưng Đạo Đại Vương
    “Bát ngát sóng ḱnh muôn dặm,
    Thướt tha đuôi trĩ một màu.
    Nước trời một sắc,
    Phong cảnh ba thu.
    Bờ lau san sát,
    Bến lách đ́u hiu
    Sông ch́m giáo găy,
    G̣ đầy xương khô.
    Buồn v́ cảnh thảm,
    Đứng lặng giờ lâu.
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
    Tiếc thay dấu vết luống c̣n lưu.
    (Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu).

    Thanh thiên đồng tử hạ phàm; v́ ngăn giặc dữ lan tràn phương Nam
    Đạo quân Mông Cổ tung hoành vô địch, lan tràn như lửa cháy khắp thế giới là có lư do.

    Ấy là Trời an bài cho họ đốt lên ngọn lửa chiến tranh để khiến cho các quốc gia thanh lư những nghiệp lực, tội lỗi của họ từ nhiều đời. Nhưng họ sẽ không được phép chạm đến những quốc gia kính Thần kính Phật như Đại Việt (thời Lư Trần th́ Phật giáo là quốc giáo, vua chúa nhà Trần phần nhiều đi tu và có người đắc Đạo). V́ thế mà Đại Việt được Thiên thượng ưu ái bảo vệ với các minh quân dũng tướng đa phần là tinh tú đầu thai. Ngôi sao sáng chói nhất phải kể đến chính là Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn, người sẽ đập nát vó ngựa Nguyên Mông và viết nên bài ca huy hoàng cuối cùng cho đất nước trên con sông Bạch Đằng lịch sử.

    Dă sử kể lại như sau:

    “Tương truyền vào thời đầu nhà Trần có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thánh Tản Viên thấy thế biết nước Nam sẽ có ngoại xâm, bèn tâu Thượng đế. Sau đó, Thượng đế phái Thanh Thiên đồng tử xuống trần quét sạch dải khí trắng đó bằng cách sinh hạ vào nhà thân vương làm danh tướng. Khi Trần Hưng Đạo ra đời, trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ do coi thiên văn thấy có một v́ tướng tinh giáng hạ, liền đến xin xem mặt Trần Quốc Tuấn.

    Khi nh́n thấy, vị đạo sĩ vội lui xuống, vái lạy nói: “Người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sông đó”.

    Giết giặc Thát bắt tướng Nguyên; Một ḷng trung nghĩa lưu truyền sử xanh
    Trần Hưng Đạo (1232 – 1300) c̣n được gọi là Hưng Đạo Đại Vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất nhất thời Trần.


    Chân dung Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. (Ảnh: Wikipedia)
    Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, con của An Sinh Vương Trần Liễu, mẹ là Thiện Đạo quốc mẫu. Trần Quốc Tuấn khôi ngô, thông minh hơn người, văn vơ song toàn. Giữa cha ông và vua Trần Thái Tông có mối thâm thù (v́ bị Trần Thủ Độ ép nhường vợ đang mang thai cho Trần Thái Tông) nhưng bản thân ông đă lựa chọn sáng suốt khi đặt quốc gia và sự trung nghĩa lên trên mâu thuẫn cá nhân và gia đ́nh.

    Sử chép như sau:

    “Quốc Tuấn là con Yên Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "[Người này] ngày sau có thể giúp nước cứu đời".

    Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn vơ.

    Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang ḷng hậm hực, t́m khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn trăn trối rằng:

    'Con không v́ cha lấy được thiên hạ, th́ cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?'

    Quốc Tuấn ghi điều đó trong ḷng, nhưng không cho là phải.

    Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở ḿnh, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dă Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can ông:

    "Làm kế ấy tuy được phú quư một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quư hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi.

    Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”.
    (Theo Đại Việt sử kư toàn thư-Kỷ nhà Trần).

    Xă tắc hai phen chồn ngựa đá; Non sông ngh́n thuở vững âu vàng
    Quân Nguyên đă hai lần xâm lược nước ta (1258-1285) và đều thất bại. Năm 1288, quân Mông Nguyên quyết định trở lại đánh Đại Việt để trả mối hận. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt lệnh cho con trai thứ 9 của ḿnh là Thoát Hoan làm tổng chỉ huy, cùng các tướng lĩnh tài giỏi đánh được cả bộ lẫn thủy chiến như: Ô Mă Nhi, Áo Lỗ Xích, Phàn Tiếp, Phạm Nhan, Trương Văn Hổ, đem 50 vạn quân mượn danh nghĩa đưa Trần Ích Tắc về làm An Nam Quốc Vương - thực chất là mưu đồ thôn tính Đại Việt một lần nữa. Ai cũng biết quân Mông Cổ là đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Vó ngựa Mông Cổ đă từng tung hoành đánh chiếm các lục địa Á Âu, dẫm nát không biết bao nhiêu thành tŕ. Quân Mông Cổ gieo rắc bao nỗi kinh hoàng lên khắp nơi; và chưa bao giờ cả châu Á lẫn châu Âu gặp một thảm họa khủng khiếp như thế. Họ được mệnh danh là kẻ hủy diệt. Nhưng khi đến Đại Việt th́ câu chuyện đă hoàn toàn khác!...


    Vó ngựa Mông Cổ đă từng tung hoành đánh chiếm các lục địa Á Âu, dẫm nát không biết bao nhiêu thành tŕ. Quân Mông Cổ gieo rắc bao nỗi kinh hoàng lên khắp nơi... (Ảnh: Shutterstock)
    Tháng 2 năm 1288, quân Mông-Nguyên tiến vào nước ta. Vua Trần Thánh Tông trong Hội nghị Diên Hồng đă hỏi các bô lăo: “Thưa các bô lăo ta nên ḥa hay nên đánh?”. Mọi người đồng thanh đáp: “Quyết chiến!”...

    Trần Hưng Đạo lại được chỉ định thống lĩnh ba quân đánh ngoại xâm. Quân Mông - Nguyên tiến đánh Phú Lương, Thăng Long nhiều lần nhưng không có kết quả. Trong khi đó đoàn quân lương của Trương Văn Hổ bị Trần Khánh Dư chặn đánh tiêu diệt ở Vân Đồn. Thoát Hoan nhận thấy: Lương thực ít, khí trời nóng nực dễ sinh dịch bệnh, quân sĩ cũng dễ mệt, không thể chống lâu được; ông quyết định cho rút quân về nước, một ngả theo đường thủy do Ô Mă Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy và sai Tŕnh Bằng Phi, Ta Tru đem kỵ binh đi hộ tống; c̣n một ngả đi đường bộ do Thoát Hoan dẫn đầu. Biết được t́nh thế tháo chạy của giặc, Trần Hưng Đạo theo kế sách xưa của Ngô Quyền và Lê Hoàn mà bố trí mai phục ở cửa sông Bạch Đằng đón đầu quân Ô Mă Nhi.

    Vua bà chỉ dẫn nơi đóng cọc; Bốn thần phù trợ phóng hỏa công
    Tương truyền khi Trần Hưng Đạo đi thị sát chuẩn bị cho trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, ông đă được bà hàng nước bên bến đ̣ Rừng, dưới cây quếch cổ thụ mách cho lịch thủy triều, địa thế ḷng sông, lúc nào nước lên, nước xuống, chỗ nào có ghềnh đá, đoạn sông nào nước sâu. Bà c̣n hiến kế: “nơi đây có nhiều cây dễ cháy, hăy làm bè mảng mà thiêu đốt thuyền giặc”.

    Nhờ đó Trần Hưng Đạo đă bày binh bố trận hợp lư, cắm cọc nơi hiểm yếu kết hợp với dải đá ngầm Ghềnh Dốc và ghềnh sông Chanh, bịt đường thoát ra biển Đông của thuyền chiến giặc. Lại một lần nữa Làng Rừng: cây cối và con người nơi đây cùng nhau góp phần vào cuộc chiến chống ngoại xâm.

    Sau khi bố trí xong trận địa cọc, Trần Hưng Đạo t́m địa điểm để bố trí nơi phóng hỏa. Đêm nọ, ông được bốn vị thần là Cao Sơn Quư Minh, Nam Hải tôn thần, Phi Bồng tướng quân và Bạch Thạch tướng quân báo mộng cho vị trí sắp đặt trận hỏa công.

    Tương truyền sau khi thắng trận Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo trở lại bến đ̣ t́m bà hàng nước để tạ ơn nhưng không thấy bà đâu nữa. Ông xin vua Trần phong cho bà làm Vua Bà và cho lập miếu thờ ngay tại bến đ̣ xưa. Đồng thời ông cũng chuẩn bị lễ vật tạ ơn bốn vị thần đă giúp ông bố trí nơi phóng hỏa, và lập miếu thờ, đổi tên nơi ấy thành Đền Công có nghĩa là đền đáp công ơn các vị thần.


    Xưa kia miếu Vua Bà có quy mô rất nhỏ, tuy nhiên sau này được xây dựng lại với quy mô lớn và khang trang hơn.
    Bạch Đằng bắt sống Ô Mă Nhi; Thoát Hoan chui ống qua biên giới
    Ngày 8/4/1288, cánh quân Ô Mă Nhi tiến đến Trúc Động trên sông Giá và bị quân Đại Việt đánh chặn quyết liệt, buộc Ô Mă Nhi phải theo sông Đá Bạch để tiến xuống sông Bạch Đằng. Trúc Động đă hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cho trận địa phục kích chính của quân ta ở sông Bạch Đằng. Khi được tin chiến thuyền Ô Mă Nhi rút lui theo đường sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo cho bố trí bộ binh mai phục vùng núi đá vôi Tràng Kênh và vùng rừng rậm rạp ở tả ngạn sông Bạch Đằng (Hưng Yên), c̣n thủy quân th́ ẩn trong các con sông hai bên bờ sông Giá, sông Thái, sông Điền Công.

    Khi thuyền chiến của giặc vào đến sông Bạch Đằng, lúc này nước c̣n lên cao che hết cọc gỗ, Trần Hưng Đạo lệnh cho các tàu, ghe nhỏ ra đánh rồi giả vờ thua chạy, vừa rút lui vừa đánh trả. Đến khi thủy triều rút, toàn bộ thủy quân Mông Nguyên bị mắc kẹt. Giờ phút đă đến, Trần Hưng Đạo sai tướng Nguyễn Khoái đem thuyền ra đánh mạnh vào quân địch, phục binh của quân ta ở hai bên bờ đổ ra đánh vào sườn và sau đoàn thuyền địch, c̣n bè lửa th́ bủa vây thiêu đốt địch làm cho quân Nguyên chết vô số. Hơn 400 thuyền giặc bị ta chiếm lấy.

    Ô Mă Nhi, Tích Lệ Cơ, Áo Lỗ Xích, Phàn Tiếp, Phạm Nhan bị quân ta bắt. Trong khi đó, Thoát Hoan chạy theo đường Lạng Sơn, dọc đường bị quân Việt đón đánh. Măi cho đến ngày 19.4.1288 quân của Hoan mới chạy về nước được. Riêng Thoát Hoan phải chui ống đồng mà về. Quân Mông Nguyên một thời làm bá chủ xâm chiếm Á Âu, giờ đă không thể nào chống cự nổi trước hành động chính nghĩa, sức mạnh đoàn kết, mưu trí của quân dân Đại Việt.

    “Họ cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp”, chiến lược quân sự này đă được Trần Hưng Đạo vận dụng trên chiến trận vô cùng thành công với đỉnh cao là trận đánh trên sông Bạch Đằng.


    Thoát Hoan chạy theo đường Lạng Sơn, dọc đường bị quân Việt đón đánh. Măi cho đến ngày 19.4.1288 quân của Hoan mới chạy về nước được. Riêng Thoát Hoan phải chui ống đồng mà về.
    Lời bàn:
    Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là trận đại thắng sau cùng trên ḍng Bạch Đằng lịch sử. Nó cũng là chiến công lớn nhất trong ba lần chống quân xâm lược Nguyên Mông của quân và dân Đại Việt dưới tài thao lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc. Ông đă đem một dân tộc nhược tiểu của một quốc gia “bé như nắm tay” mà đập tan vó ngựa Nguyên Mông lừng danh thế giới bấy giờ.

    Đúng như lời người xưa đă nhận xét:

    “Nước Mông Cổ quật khởi ở phương Bắc, nuốt nước Linh Hạ, uy hiếp Cường Kim, đánh úp nhà Cự Tống, mang cung tên đến đâu th́ các nước ngoài núi biển đều trông gió mà tan vỡ, đem quân sang Nam ào ào như núi lở sông băng, gió rung mây cuốn. Vương chỉ một nhóm tàn quân dám ra chống cự, khác nào như núi Thái Sơn đè trứng, thế mà một hồi trống sông Bạch Đằng, quân Mông Cổ phơi thây ngh́n dặm, há chẳng phải là việc hiếm có ở trời đất sao? Không những có công lớn với nhà Trần mà cũng có công lớn với thiên hạ đời sau nữa, nếu không có Hưng Đạo Đại Vương th́ nước Nam Giao đă phải để tóc đuôi sam rồi vậy”.

    Tuy nhiên điều kỳ lạ hơn là chiến công vĩ đại nhất này lại đă được tiên tri từ nhiều năm trước khi Hưng Đạo Đại Vương chỉ mới... bảy tuổi qua một bài thơ như sau:

    “Tứ thất uẩn hung trung
    Bát bát thám Dịch tượng
    Lục Hoa bát trận đồ
    Sát Thát cầm Nguyên tướng”.

    Tạm dịch:

    “Bốn bảy chất chứa trong ḷng
    Tám tám gieo quẻ biết thời thế
    Bày bố trận Lục Hoa và Bát trận đồ
    Để giết giặc Thát và bắt tướng Nguyên”.

    “Tứ thất” hay “bát bát” là ư nói về khả năng sử dịch Kinh Dịch đoán ư trời mà hành sự. Ư nói làm tướng trên thông thiên văn dưới tường địa lư.

    Lục Hoa bát trận đồ là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự cổ đại, thể hiện kỹ năng của tướng quân. Nhưng “Sát Thát cầm Nguyên tướng” mới là câu thơ lạ lùng nhất trong bài này, v́ thời điểm mà Hưng Đạo Vương c̣n nhỏ th́ nhà Nguyên chưa thành lập và cũng chưa hề xâm lấn đến Việt Nam. Việc một đứa bé bảy tuổi làm thơ nói rằng sẽ dùng kiến thức Kinh Dịch để bày mưu kế, dùng Lục Hoa Bát trận để điều binh khiển tướng, sẽ giết giặc Thát (Thát Đát – từ chữ Tartar ư chỉ chung các dân tộc du mục hay xâm lấn Trung Quốc) và bắt tướng Nguyên quả là vô cùng huyền bí. Vậy mới nói những chiến công to lớn của các vĩ nhân phải chăng đều do Thiên thượng an bài từ trước? Nhờ dân Việt ta có những người lănh đạo thương dân mà ông Trời sắp xếp các danh tướng với tài năng cao siêu mà lập nên những chiến công lừng lẫy ngh́n thu chăng?

    Tâm Thanh
    (Tham khảo: Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kư toàn thư, Việt Nam quốc sử khảo, Lịch sử cổ Đại Việt).

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nguyễn Hữu Cảnh: Vị tướng dẹp yên hai quốc gia, mở ra vùng đất Phương Nam - Kỳ 1
    B́nh luậnMinh Bảo • 12:00, 22/11/19• 321 lượt xem



    Nguyễn Hữu Cảnh - vị tướng tài ba góp công lớn khi đánh bại vương quốc Chăm Pa hùng mạnh một thời, từ đó mở rộng lănh thổ Việt Nam. (Ảnh: Shutterstock).

    "Bao phen quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm"... Trong hơn 300 năm lịch sử đầy biến động của ḿnh, vùng đất phương Nam của chúng ta chứng kiến vô số thay đổi thời cuộc. Suốt thời gian đó, có những con người mà sự nghiệp của họ đă thành bất tử, tên của họ được nhân dân ca tụng, lan truyền mấy trăm năm với t́nh cảm vô cùng tŕu mến, hóa thành những địa danh, những câu ca dao truyền miệng...

    Câu ca dao trên có từ rất xa xưa, trong đó có nói đến tên một vị vơ tướng đă trở thành huyền thoại, đó là “ông Chưởng” - một tên gọi dân gian tôn kính của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người đă dùng tài năng và đức độ của ḿnh lần đầu tiên đem đến cho Đại Việt mảnh đất phương Nam vô cùng xinh đẹp này.

    Ḍng dơi danh tướng hàng đầu Nam triều
    Nguyễn Hữu Cảnh (chữ Hán: 阮有鏡, 1650–1700), tên đúng phải là Nguyễn Hữu Kính, do tôn trọng mà kiêng húy tên ông nên sau này mà người ta đọc trại thành Cảnh. Ông làm quan đến tước Lễ Thành Hầu (禮成侯), sau này thời Minh Mạng lại được triều đ́nh truy phong tước Vĩnh An Hầu (永安侯), là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

    Nguyễn Hữu Cảnh sinh thành tại thôn Phước Long, xă Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xă Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng B́nh), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật.

    Tục truyền rằng Nguyễn Hữu Cảnh là cháu 9 đời của Nguyễn Trăi. Ông nội của ông là Nguyễn Triều Văn (ḍng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, pḥ triều Lê và Nguyễn sơ), trước ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau theo chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) di cư vào đất Thuận Hóa.

    Trong số các ḍng họ lớn của miền Nam thời Nam triều về sau, th́ ḍng họ Nguyễn Hữu đất Quảng B́nh có thể coi là ḍng họ danh giá, vẻ vang nhất khi có nhiều đời từ ông đến con cháu đều làm quan đến hầu tước vào hàng khai quốc công thần, danh tiếng và đạo đức đều sáng ngời sử sách.

    Nguyễn Hữu Cảnh là ai?

    Nguyễn Hữu Cảnh sinh ra trong một ḍng họ danh giá, vẻ vang nhất khi có nhiều đời từ ông đến con cháu đều làm quan đến hầu tước vào hàng khai quốc công thần. (Ảnh: Wikipedia).
    Cha ông, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, sinh nhiều con trai, trong đó có bốn người là tướng giỏi, kể theo thứ tự gồm: Nguyễn Hữu Hào (tước Hào Lương hầu, tác giả truyện nôm Song tinh bất dạ), Nguyễn Hữu Trung (tước Trung Thắng hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Lễ Thành hầu) và Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức hầu).

    Lần đầu b́nh định Champa, mở ra trấn Thuận Thành
    Champa là một vương quốc từng rất hùng mạnh nằm án ngữ toàn bộ miền Trung Việt Nam thời xưa. Họ đă nổi lên như một thế lực đáng kể trong khu vực khi đă từng đánh vào tận Thăng Long của nhà Trần và quyết chiến hàng trăm năm với đế quốc Khmer hùng mạnh phía Nam. Nhưng có lẽ ư trời không phù hộ người Chăm nên quốc gia của họ dần dần tàn lụi qua vô số cuộc chiến tranh với Đại Việt. Khởi đầu từ nhà Trần, cho đến cao điểm vào thời Lê Thánh Tông, Champa ngày một thu nhỏ qua những lần bại trận. Đến thời các chúa Nguyễn th́ lănh thổ Champa chỉ c̣n kéo dài đến B́nh Thuận, nhưng lại một lần nữa họ bị đánh bại và sáp nhập lănh thổ. Người thực hiện điều này là Nguyễn Hữu Cảnh, một vị tướng trẻ tài năng đang độ sung sức của quân đội nhà Chúa; sách Đại Nam Thực lục - Tiền biên - quyển VII có ghi chép:

    “Mùa thu, tháng 8, vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh làm phản, họp quân đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Dinh B́nh Khang đem việc báo lên. Chúa sai Cai cơ Nguyễn Hữu Kính (con Nguyễn Hữu Dật bấy giờ gọi là Lễ tài hầu; chữ Tài, có chỗ viết là Thành, lại là Ḥa) làm Thống binh, lấy văn chức Nguyễn Đ́nh Quang làm Tham mưu suất lănh quân Chính dinh, cùng quân Quảng Nam và B́nh Khang đi đánh.

    Mùa đông, tháng 12, lấy Lê Hoành Giảng và Nguyễn Khoa Chiêm làm thủ hợp Chính dinh.

    Quư dậu, năm thứ 2 [1693], mùa xuân, tháng giêng, bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ thành chạy.

    Tháng 3, Nguyễn Hữu Kính bắt được Bà Tranh và bầy tôi là Tả trà viên Kế Bà Tử với thân thuộc là Bà Ân đem về. Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành.”

    Vương quốc Chăm Pa hùng mạnh như thế nào?

    Vùng lănh thổ của vương quốc Chăm Pa hùng mạnh một thời, từng khiến nhiều đời vua của Đại Việt e ngại. (Ảnh: Wikipedia).
    Sau chiến công này, chúa Nguyễn lần đầu tiên xưng Quốc chúa, từ thời điểm đó chính thức coi ḿnh là quốc vương một vương quốc độc lập là Đàng Trong:

    “Ngày Ất Măo, chúa coi việc chầu (việc quốc hiếu đă xong rồi làm lễ mừng), bầy tôi đến mừng, tấn tôn chúa làm Thái phó quốc công, lại dâng tôn hiệu là quốc chúa. Từ đấy sắc lệnh đều xưng là quốc chúa.

    Mùa thu, tháng 7, Nguyễn Hữu Kính đến cửa khuyết dâng chiến tù Chiêm là bọn Bà Tranh. Chúa sai kể tội và giam ở núi Ngọc Trản, hàng tháng cấp cho tiền gạo vải lụa đủ dùng. Sai Cai đội Nguyễn Trí Thắng giữ Phố Hài, Cai cơ Nguyễn Tân Lễ giữ Phan Rí, Cai đội Chu Kiêm Thắng giữ Phan Rang (Phố Hài, Phan Rí, Phan Rang, nay đều thuộc B́nh Thuận) để pḥng dư đảng của Thuận Thành.

    Sai sửa công phủ, những điếm quân ở các cửa trong ngoài phủ bắt đầu lợp ngói.

    Tháng 8, đổi trấn Thuận Thành làm phủ B́nh Thuận, lấy Tả trà viên Kế Bà Tử làm Khám lư, ba người con Bà Ân làm Đề đốc, Đề lănh và Cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối người kinh và sai về để vỗ yên ḷng dân”. (Đại Nam Thực lục - Tiền biên- quyển VII).

    Lần thứ hai b́nh định Champa, Hữu Cảnh lập đại công
    Vốn là một dân tộc thượng vơ và quật cường, người Champa không chịu dễ dàng khuất phục như thế. Họ nhân cơ hội nhà Chúa chưa ổn định nền cai trị để quật khởi lần nữa. Lần quật khởi này cũng gây khá nhiều thiệt hại, giết mất nhiều tướng lănh cao cấp của chúa Nguyễn.

    Đại Nam Thực lục- Tiền biên - quyển VII chép:

    “Mùa đông, tháng 10, ngày Đinh sửu, hai mặt trời cùng mọc.

    Tháng 12, người Thanh là A Ban cùng với Hữu trà viên là Ốc Nha Thát ở Thuận Thành nổi loạn. Trước là A Ban đến ở Thuận Thành, vốn cùng Ốc Nha Thát đi lại rất thân. Từ lúc Bà Tranh bị bắt, hai người đều chạy về đất Đại Đồng, A Ban đổi tên là Ngô Lăng tự xưng ḿnh có phép hô phong hoán vũ, gươm đao không thể làm bị thương. Người Thuận Thành là Chế Vinh kêu họp dân man đi theo. Đến bấy giờ đem đồ đảng cướp Phố Hài. Cai đội Nguyễn Trí Thắng đem quân chống đánh. A Ban giả đ̣ thua, Trí Thắng đuổi theo bị phục binh giết chết. Cai đội dinh Bà Rịa tên là Dực và thư kư là Mai (không rơ họ) đem quân đến cứu viện, đều chết cả. A Ban bèn vào Phan Rí, lo rằng cai cơ Nguyễn Tân Lễ sức mạnh, ḿnh không chống nổi, bèn sai con gái người dân Thuận Thành bỏ thuốc độc vào quả chuối cho Tân Lễ ăn. Tân Lễ bị câm. A Ban lại tung nhiều tiền bạc để ngầm kết với quân Tân Lễ làm nội ứng. Đến khi đánh, Tân Lễ bị bọn phản binh đâm chết, dinh trại của cải bị đốt và cướp gần hết. A Ban lại kéo quân đến Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng v́ quân ít không ra, đóng cửa thành tự thủ. Gặp Khám lư Kế Bà Tử vừa đến, Kiêm Thắng bắt trói ở ngoài cửa thành bảo sẽ đem chém. Ốc Nha Thát sợ [Kế Bà Tử] bị giết, nói với A Ban bỏ vây đi. Kiêm Thắng bèn thả Kế Bà Tử về”.

    Quân Chăm Pa nổi loạn đ̣i lật đổ nhà Nguyễn

    Quân Chăm Pa hừng hực khí thế sau khi liên tục đánh bại và tiêu diệt các tướng lĩnh của chúa Nguyễn. (Ảnh: Shutterstock).
    Không những Champa nổi loạn, mà nhà Chúa c̣n phải đối phó với chính sự phản loạn từ bên trong những người họ hàng của ḿnh (Tôn Thất):

    “Giáp tuất, năm thứ 3 [1694], mùa xuân, tháng giêng, Chưởng cơ là Huệ và Thông (con thứ ba, thứ tư của thiếu sư Tôn Thất Diễn) mưu nổi loạn. Chưởng cơ Tôn Thất Nhuận cùng tiểu sai là Đức Nhân (không rơ họ) đem sự trạng báo lên. Kíp bắt giao xuống triều đ́nh tra hỏi, biết hết sự thực. Huệ và Thông cùng 7 người đồng mưu đều bị giết. Thưởng cho Tôn Thất Nhuận và Đức Nhân thực ấp, tiền bạc, thực phẩm, theo thứ bực.” (Đại Nam Thực lục - Tiền biên - quyển VII)

    Lần nổi loạn này khá lớn và đem lại nhiều tổn thất cho quan binh triều đ́nh khi đi dẹp loạn. Nhà chúa Nguyễn đă mất một số tướng lĩnh cao cấp trong thời gian này. Nhưng cũng nhờ vậy mà Nguyễn Hữu Cảnh có cơ hội lập công dẹp giặc và được vinh thăng lên Chưởng cơ. Cái tên ông Chưởng của ông bắt đầu có từ lúc này:

    “A Ban lại vây Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng báo tin gấp về dinh B́nh Khang. Trấn thủ Nguyễn Hữu Oai và Lưu thủ Nhuận (không rơ họ) tiến binh theo thượng đạo để cứu viện. A Ban bèn lui về Bào Lạc. Phan Rang được giải vây. Rồi Hữu Oai bị bệnh chết.

    Tháng 2, A Ban tiến giữ lũy Ô Liêm. Lưu thủ Nhuận và các cai cơ Tống Tuân và Nguyễn Thành chia quân giáp đánh. A Ban chạy về Phố Châm. Quân ta đuổi theo sát. Giặc lại chạy về Thượng Dă (tiếp địa giới Chân Lạp). Nhuận bèn về, đem việc báo lên. Chúa lại ra lệnh cho Cai cơ Nguyễn Hữu Kính, và văn chức Trinh Tường (không rơ họ) tiện nghi xử trí. Cai cơ Nguyễn Thắng Hổ đem quân tiến đánh, đảng giặc dẹp yên.

    Thăng Nguyễn Hữu Kính làm Chưởng cơ, lănh Trấn thủ dinh B́nh Khang.” (Đại Nam Thực lục- Tiền biên- quyển VII).

    (c̣n tiếp…)

    Minh Bảo

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nguyễn Hữu Cảnh: Vị tướng dẹp yên hai quốc gia, mở ra vùng đất Phương Nam - Kỳ 2
    B́nh luậnMinh Bảo • 17:00, 23/11/19• 217 lượt xem


    Công lao lớn nhất của thời đại các chúa Nguyễn có lẽ là công cuộc bảo vệ bờ cơi và khai phá thành công miền Nam, vựa lúa lớn nhất cả nước - Ảnh: Shutterstock.

    "Bao phen quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm"... Trong hơn 300 năm lịch sử đầy biến động của ḿnh, vùng đất phương Nam của chúng ta chứng kiến vô số thay đổi thời cuộc. Suốt thời gian đó, có những con người mà sự nghiệp của họ đă thành bất tử, tên của họ được nhân dân ca tụng, lan truyền mấy trăm năm với t́nh cảm vô cùng tŕu mến, hóa thành những địa danh, những câu ca dao truyền miệng...

    Khai phá miền Nam, b́nh định Chân Lạp
    Công lao lớn nhất của thời đại các chúa Nguyễn có lẽ là công cuộc bảo vệ bờ cơi và khai phá thành công miền Nam, vựa lúa lớn nhất cả nước. Mùa thu tháng 8 năm Mậu Dần 1698 có lẽ là mùa thu đẹp nhất suốt ngh́n năm lập quốc của dân tộc vậy.

    Sử chép:

    “Năm Mậu Dần (1698) mùa xuân, chúa sai Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược Chân Lạp, lấy đất Đồng Phố, đặt làm phủ Gia Định phân chia đất ấy, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên, lấy Sài G̣n làm huyện Tân B́nh, dựng doanh Phiên Trấn. Mở đất ngh́n dặm, dân được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính trở vào nam cho ở đất ấy. Đặt xă, thôn, phường ấp, khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ đinh. Đến lúc về, Hữu Cảnh lại lĩnh trấn như cũ”.
    (Đại Nam Liệt Truyện-Nguyễn Hữu Cảnh)

    Mở rộng bờ cơi tuy không dễ, nhưng làm thế nào để vỗ yên dân chúng mới là việc khó nhất. Nguyễn Hữu Cảnh với tấm ḷng khoan dung, thương dân cùng tài quản trị tuyệt vời đă đem lại sự yên b́nh cho miền Nam chỉ sau một thời gian rất ngắn. Sử cũ c̣n ghi lại những việc ông làm để ổn định miền Nam. Ân uy của ngài phủ đến cả lưu dân Hoa Việt và Miên:

    “Ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân B́nh, lập dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Mỗi dinh lập ra chức Lưu thủ, Cai bạ và Kư lục để cai trị. Về vệ thuộc th́ có hai ty Xá, Lại để làm việc, quân binh th́ có tinh binh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh để hộ vệ. Ngàn dặm đất đai, dân hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn xă phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng đinh điền bạ tịch. Con cháu người Hoa nếu ở Trấn Biên được quy lập thành xă Thanh Hà, c̣n ở Phiên Trấn th́ lập thành xă Minh Hương rồi cho phép vào hộ tịch”. (Gia Định thành thông chí-Trịnh Hoài Đức).


    Nguyễn Hữu Cảnh với tấm ḷng khoan dung, thương dân cùng tài quản trị tuyệt vời đă đem lại sự yên b́nh cho miền Nam chỉ sau một thời gian rất ngắn. (Ảnh: Pexels).
    Suốt một thời gian dài hàng thế kỷ, công cuộc vừa khai phá vừa chiến đấu bảo vệ vùng đất mới luôn khó khăn và gian khổ. May mắn nhờ có các văn thần và vơ tướng tài năng nên dẫu có trải qua nhiều phen binh lửa nhưng vẫn giữ vững được lănh thổ. Năm 1699 cũng lại là một năm khá biến động với các tướng sĩ vùng biên cương phía Nam này:

    “Kỷ măo, năm thứ 8 (1699), mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là Trần Thượng Xuyên đóng giữ Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên.

    Mùa đông, tháng 10, lại sai Nguyễn Hữu Kính làm Thống suất, Cai bạ Phạm Cảm Long làm Tham mưu, Lưu thủ Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lănh quân hai dinh B́nh Khang, Trấn Biên, và thuộc binh 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với tướng sĩ Long Môn đi đánh.” (Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).

    Không may cho nước Chân Lạp, lần này người cầm quân là một tướng quân tài năng hàng đầu của quân đội Đàng Trong:

    “Tháng 2, Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến vào nước Chân Lạp, đóng ở Ngư Khê (Ngư Khê: Rạch Cá), sai người ḍ xét thực hư, chia đường tiến quân.

    Tháng 3, Thống binh Trần Thượng Xuyên cùng quân giặc đánh liên tiếp nhiều trận đều được. Khi quân ta đến lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc Thu đem quân đón đánh. Nguyễn Hữu Kính mặc nhung phục đứng trên đầu thuyền, vung gươm vẫy cờ, đốc các quân đánh gấp, tiếng súng vang như sấm. Nặc Thu cả sợ, bỏ thành chạy. Nặc Yêm (con vua thứ hai Nặc Nộn) ra hàng, Hữu Kính vào thành, vỗ yên dân chúng.

    Mùa hè, tháng 4, Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Nguyễn Hữu Kính báo tin thắng trận rồi lùi quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lư việc biên giới”.
    (Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).

    Ư trời khó cưỡng, vĩnh biệt Đức Chưởng Cơ
    Cổ nhân thường hay nói: “Việc tốt chẳng kéo dài lâu” và “Có được ắt có mất”. Điều này quả là chí lư, v́ chỉ sau 2 năm thành lập miền Nam, quân dân xứ này lại phải đột ngột chia tay vị tướng quân tài ba kính mến của ḿnh:

    “Nặc Thu cũng đến quân dinh xin hàng, Hữu Cảnh với ḷng thành thực vỗ về yên ủi. Cho Nặc Thu về thành La Bích chiêu tập lưu dân. C̣n ḿnh dẫn quân về băi Sao Mộc, báo tin thắng trận. Gặp mưa to gió lớn, núi Lao Đôi ở băi trước bị sạt lở. Hữu Cảnh đêm mộng thấy thần bảo rằng: "Tướng quân nên về sớm, chứ ở lâu đây không lợi". Hữu Cảnh cười, rằng: "Mệnh ta ở trời, há ở đất này đâu". Thức dậy thân thể nhọc mệt. Nhân ngày tết Đoan ngọ, Hữu Cảnh gượng dậy, cùng uống rượu mua vui với các tướng tá, th́nh ĺnh thổ ra một cục máu, Hữu Cảnh lấy tay áo che đi, không để cho mọi người biết để yên ḷng quân. Đến lúc ốm nặng, Hữu Cảnh than rằng: "Ta muốn nối chí ông cha, hết sức báo nước, ngặt v́ số trời có hạn. Chứ há phải sức người làm được đâu?" Bèn dẫn quân về, đến Rạch Gầm(66) Hữu Cảnh chết, thọ 51 tuổi”.
    (Đại Nam Liệt Truyện).

    Hữu Cảnh nằm mộng thấy báo mệnh tận
    “Việc tốt chẳng kéo dài lâu” - Dường như sứ mệnh đến với con dân Việt của Hữu Cảnh đă hết, ông đêm mộng thấy thần bảo rằng: "Tướng quân nên về sớm, chứ ở lâu đây không lợi". (Ảnh: Pexels).
    “Chúa nghe tin thương tiếc, tặng Hiệp tán công thần đặc tiến chưởng dinh, thụy là Trung cần. Cho vàng lụa để hậu táng. Về sau thiêng lắm, người Chân Lạp lập đền thờ (năm Gia Long thứ 5 được ṭng tự ở Thái miếu, năm Minh Mệnh thứ 12, phong Vĩnh An hầu).
    (Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).

    Ngàn đời c̣n thương tiếc, anh linh bảo hộ dân Nam
    Ngày Nguyễn Hữu Cảnh qua đời, chính là ngày đau buồn nhất của toàn thể quân dân miền Nam, khi mất đi một người bảo hộ, một quan phụ mẫu đáng trọng. Dẫu thời gian Ngài ở xứ này chưa đến ba năm, nhưng lại chiếm trọn cảm t́nh và ḷng tôn kính của nhân dân cả Chân Lạp và Đại Việt:

    “Người Chân Lạp lập đền thờ ở đầu băi Nam Vang. Ở chỗ ông đóng quân, và ở sông đạo Đông Khẩu là chỗ ông đi qua, nhân dân nhớ công đức, đều lập đền thờ. Người ta gọi băi ấy là băi ông Lễ, sông ấy là sông ông Lễ v́ tước phong của Hữu Cảnh là Lễ Tài hầu. Băi Đại Phố Trấn Biên là nơi đỗ quan tài, nhân dân cũng lập đền thờ. Chỗ nào cũng linh ứng”.
    (Đại Nam Liệt Truyện - Nguyễn Hữu Cảnh).

    “Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh mất, người Cao Miên lập miếu thờ ông ở đầu châu Nam Vang. Nơi cù lao ông nghỉ bệnh, nhân dân cũng lập đền thờ, được mang danh là Cù lao ông Lễ. C̣n chỗ đ́nh quan tài ở dinh Trấn Biên cũng lập miếu thờ. Các miếu ấy đều được linh ứng. Vậy có phải do ḷng trung thành chính khí của ông lưu hành xa rộng khắp trong trời đất chăng?”
    (Gia Định thành thông chí-Trịnh Hoài Đức).

    Khắp nơi trên dải đất Nam Bộ từ xưa đến nay, hầu như ở đâu cũng thấy đền thờ của Ngài, toàn là những ngôi đ́nh lâu đời, bề thế và rất linh thiêng.


    Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại Cù Lao Phố. (Ảnh: Wikipedia).
    Ví dụ như đ́nh Châu Phú có tên chữ là Trung Nghĩa Từ (chữ Hán: 忠 義 祠), c̣n được gọi là Lễ Công Từ Đường (gọi tắt là đền Lễ Công, dân chúng quen gọi là đền Ông). Đền tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Thoại, thuộc phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một ngôi đ́nh xưa nhất của tỉnh, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, và là ngôi đ́nh vào loại lớn và đẹp nhất Nam Bộ. Đ́nh này được kiến tạo trong khoảng từ năm 1817-1828, do Thoại Ngọc Hầu khi làm Trấn thủ vùng An Giang xây dựng.

    Ngoài Châu Phú, những nơi làng xóm lập nên trên đất mới Nam Bộ, dân làng dựng đ́nh đều thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là Thần hoàng Bổn cảnh của rất nhiều làng ở miền Nam. Hiện nay, thật khó có thể thống kê hết được, v́ có đến hàng trăm ngôi đ́nh thờ ông. Có lẽ do ông là người khai phá đầu tiên của Nam Bộ, lại linh ứng giúp dân sau khi mất, nên ư thức thờ phụng ông đă làm nên một điểm tựa tâm linh vững vàng trấn trụ trong ḷng người dân miền Nam giữa cơi biên thùy đầy bất ổn này vậy.

    Lời bàn:
    Sự nghiệp to lớn của Nguyễn Hữu Cảnh đối với vùng đất Nam Bộ này có lẽ đă quá nhiều người biết. Nếu ca ngợi thêm từ nào chỉ có thể là rườm lời mà thôi, v́ Ngài đă hóa thân vào trong ḷng của từng người dân, từng ngọn cỏ cây ở xứ này. Suốt mấy trăm năm binh lửa của miền Nam, có lẽ sự linh thiêng và niềm tin vào Lễ Công là nguồn gốc của sự kiên cường của những lưu dân bám trụ và xây dựng nên mảnh đất xinh đẹp này chăng? Quả thật là:

    “Chân Lạp trần thanh, Đông Phố bách niên lưu vĩ tích,
    Sầm Giang tinh vẫn, Tây thùy thiên cổ cảnh dư uy”.

    Tạm dịch:

    "Chân Lạp bụi tan, Đông Phố trăm năm c̣n vĩ tích
    Sầm Giang sao rụng, cơi Tây ngh́n thuở khiếp uy thừa".

    (Hai câu đối ở đền Châu Phú, ngôi đền lớn nhất miền Nam thờ Nguyễn Hữu Cảnh).

    Minh Bảo

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nhà họ Mạc Hà Tiên: Bậc vĩ nhân mở cơi khai hoá văn vật miền Nam (Kỳ 3)
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 11/04/20• 179 lượt xem



    Đưa Hà Tiên trở thành bất tử ngàn đời phải kể đến công lao của Mạc Thiên Tứ và Tao Đàn Chiêu Anh Các do ông lập nên. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Kỳ 3: Kịch chiến với kẻ địch mạnh nhất khu vực, đế quốc Xiêm La
    Miền Nam trù phú, vựa lúa lớn nhất và trù phú nhất của Đại Nam phải mất hơn 300 năm h́nh thành và phát triển mới có ngày hôm nay. Trong quá tŕnh lâu dài đó, vô số tiền nhân trong quá tŕnh mở cơi đă muôn đời lưu lại dấu ấn của ḿnh bằng những công tích kỳ vĩ măi làm nức ḷng hậu nhân. Họ Mạc đất Hà Tiên là một trong những ḍng họ đặc biệt như thế ở miền Nam này. Họ đă biến một vùng đất hoang vu thành một thị trấn văn minh sầm uất đi vào thi ca muôn đời.

    Năm 1767, quân Miến Điện đánh vào kinh đô người Thái, kết liễu Ayutthaya, một đế quốc khét tiếng có lịch sử hơn 400 năm. Sau đó, một viên tướng gốc Hoa tên là Taksin (Trịnh Quốc Anh) lănh đạo kháng chiến thành công lên ngôi vua lập ra vương triều Thonburi, sử Xiêm La gọi là Taksin Đại đế.

    Không như Miến Điện vốn ở xa, Xiêm La là nước lớn mạnh nhất khu vực lại gần với nước ta nhất, chỉ cách có một đường bờ biển vịnh Thái Lan và đường bộ tiếp giáp với Chân Lạp. Trong thời kỳ phát triển của ḿnh, đế quốc Xiêm La luôn nḥm ngó vùng đất đồng bằng màu mỡ Gia Định và đă nhiều lần tiến binh nhưng đều thất bại. Khi nhà họ Mạc thành công xây dựng Hà Tiên thành một trọng trấn phồn vinh với vị trí đắc địa tiếp giáp vịnh Thái Lan th́ ḷng tham của Xiêm La càng dâng cao hơn nữa, chúng quyết phải chiếm được vùng đất này. Do đó Mạc Thiên Tứ cùng quân dân trấn Hà Tiên non trẻ của nước ta đă phải đối đầu với lực lượng xâm lược hùng mạnh hơn nhiều lần do đích thân vua Xiêm Taksin đại đế chỉ huy.


    Bức vẽ Quốc vương Xiêm La Taksin từ Bảo tàng quốc gia Roma. (Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 3.0)
    Năm 1771, Taksin biết được tin thái tử tiền triều là Chiêu Thúy đang trốn tại Hà Tiên, sợ ảnh hưởng đến ngai vàng và cũng đă nḥm ngó Hà Tiên từ lâu nên tháng 10 năm đó ông ta đem quân tiến đánh Hà Tiên. Đây là cuộc chiến Việt Xiêm lần thứ ba (1771-1772).

    Sách Gia Định thành thông chí ghi rất chi tiết cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt của quân dân Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ lănh đạo như sau:

    “Tháng 9 (1771), Phi nhă Tân (tức Trịnh Quốc Anh-Taksin) thấy Chiêu Thúy (thái tử triều trước của Thái) hiện đang ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu...(Nhân) thừa nhuệ khí vừa mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mă làm người dẫn đường.

    Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ.

    Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, t́nh thế rất nguy cấp. Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa ḥ reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch th́ Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy.

    Mạc Cửu, lịch sử miền nam, việt nam
    Quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa ḥ reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. (Ảnh: Shutterstock)
    Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá ṿng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.

    Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm v́ không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, c̣n đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu về nghỉ tại dinh Long Hồ.”

    Sau trận kịch chiến làm thất thủ Hà Tiên, quân đội chúa Nguyễn ở miền Nam cũng đă đánh bại quân Xiêm, nhưng cũng phải trải qua nhiều trận chiến khốc liệt và hậu quả là Hà Tiên thành trấn bị quân Xiêm đốt phá tan hoang, thành quả mấy chục năm gây dựng bỗng chốc trở thành tro bụi:

    “Năm Nhâm Th́n (1772), mùa hạ, vua Xiêm lại thừa thắng, đánh nước Chân Lạp. Lũ Điều khiển Nguyễn Cửu Đàm đem quân tiến đến Nam Vang, cả phá được quân Xiêm. Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên, đưa thư cho Thiên Tứ cầu ḥa. Thiên Tứ từ chối. Vua Xiêm bèn giao cho tướng là Trần Liên giữ Hà Tiên, c̣n ḿnh tự đem quân đến bắt con trai, con gái Thiên Tứ và bắt Chiêu Thúy đem về.

    Năm Quư Tỵ (1773), mùa xuân, Thiên Tứ sai người nhà là Mạc Tú mang thư sang Xiêm giảng ḥa. Vua Xiêm mừng quá đưa trả con trai con gái Thiên Tứ mà ḿnh đă bắt, và triệu Trần Liên về. Thành lũy nhà cửa Hà Tiên đều bị quân Xiêm tàn phá. Thiên Tứ bèn lưu lại Trấn Giang, sai con là Hoàng về Hà Tiên, tu sửa lại.” (Đại Nam liệt truyện)

    “Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đă phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải, nhân dân đều bỏ trốn chỉ c̣n lại g̣ đất hoang mà thôi. Tông Đức hầu khôn xiết bùi ngùi trước cảnh hoang tàn như thơ Thử Ly miêu tả nên tạm trú ở Trấn Giang, rồi sai Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng trở về để sửa sang lại dinh lũy”
    (Gia Định Thành thông chí- Trịnh Hoài Đức)


    Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đă phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải. (Ảnh: Shutterstock)
    Chiêu Anh Các và Hà Tiên thập cảnh vịnh
    Xây dựng phố thị, mở mang thương nghiệp biến Hà Tiên thành vùng đất trù phú là công lớn của nhà họ Mạc. Nhưng chú trọng đến văn hóa, thơ ca, đưa Hà Tiên trở thành bất tử ngàn đời phải kể đến công lao của Mạc Thiên Tứ và Tao Đàn Chiêu Anh Các do ông lập nên.

    Đến nay Hà Tiên thập cảnh vịnh vẫn là những vần thơ tuyệt tác bất hủ khi nói đến vùng đất này.

    Sách "Đại Nam Liệt truyện" chép:

    “Thiên Tứ từ bé đă thông minh, nhanh nhẹn, học rộng kinh điển, hiểu thông vơ lược. Túc Tông Hoàng Đế năm thứ 11 Bính Th́n (1736), mùa xuân, chúa cho Thiên Tứ làm Đô đốc trấn Hà Tiên, ban cho 3 chiếc thuyền "Long bài" được miễn thuế. Lại sai mở ḷ đúc tiền để tiện cho việc mua bán. Thiên Tứ bèn chia đặt nha thuộc, tuyển quân lính, đắp thành quách mở rộng phố, chợ. Thương nhân và lữ khách các nước tụ họp đông đúc. Lại chiêu tập những người văn học bốn phương, mở Chiêu Anh Các hàng ngày cùng nhau bàn giảng sách, xướng họa thơ. Có 10 bài thơ vịnh cảnh Hà Tiên (Hà Tiên thập vịnh), phong lưu tài vận, được một phương quư trọng. Từ đấy, Hà Tiên mới biết đến văn học. Mười bài vịnh cảnh Hà Tiên:

    Kim Dự lan đào (Đảo Kim Dự chắn sóng)
    B́nh Sơn điệp thúy (Núi B́nh Sơn trập trùng xanh biếc)
    Tiêu tự thần chung (Tiếng chuông mai chùa Tiêu)
    Giang Thành dạ cổ (Tiếng trống canh Giang Thành)
    Thạch động thôn vân (Hang đá nuốt mây)
    Châu Nham lạc lộ (C̣ đậu Châu Nham)
    Đông Hồ ấn nguyệt (Trăng soi Đông Hồ)
    Nam Phố trừng ba (Sóng ngời Nam Phố)
    Lộc Trĩ thôn cư (Cảnh quê Lộc Trĩ)
    Lư Khê ngư bạc (Xóm chài Lư Khê)
    Mười bài thơ trên đây đều do Thiên Tứ xướng ra trước. 25 người nhà Thanh là lũ Chu Phác, Trần Tư Hương; 6 người nước ta là lũ Trịnh Liên Sơn, Mạc Triều Đán đều họa vần. Trong tập Hà Tiên thập vịnh cộng 320 bài thơ, Thiên Tứ đề tựa. Về sau, gặp loạn, thơ phần nhiều bị tản mát mất. Đến đời Gia Long, Hiệp Tổng trấn Gia Định Trịnh Hoài Đức mua được một tập Minh bột di ngư, đem in, lưu hành ở đời.”

    (C̣n tiếp...)

    Minh Bảo

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nhà họ Mạc Hà Tiên: Bậc vĩ nhân mở cơi khai hoá văn vật miền Nam (Kỳ 4)
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 12/04/20• 238 lượt xem

    Công đức và nghĩa cử anh hùng của họ đối với tổ quốc ta xứng đáng được truyền tụng đời đời. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Kỳ 4: Một ḷng trung nghĩa, chết không cúi đầu
    Miền Nam trù phú, vựa lúa lớn nhất và trù phú nhất của Đại Nam phải mất hơn 300 năm h́nh thành và phát triển mới có ngày hôm nay. Trong quá tŕnh lâu dài đó, vô số tiền nhân trong quá tŕnh mở cơi đă muôn đời lưu lại dấu ấn của ḿnh bằng những công tích kỳ vĩ măi làm nức ḷng hậu nhân. Họ Mạc đất Hà Tiên là một trong những ḍng họ đặc biệt như thế ở miền Nam này. Họ đă biến một vùng đất hoang vu thành một thị trấn văn minh sầm uất đi vào thi ca muôn đời.

    Nhà họ Mạc kể từ khi quy phục chúa Nguyễn và đem đất Hà Tiên về cho lănh thổ nước ta đă chứng minh bản thân là những con người trung can nghĩa dũng hiếm thấy. Sau khi Mạc Cửu qua đời, Mạc Thiên Tứ con ông cùng rất nhiều tinh anh họ Mạc đă nằm xuống vĩnh viễn trên đất khách khi lưu vong cùng chúa Nguyễn.

    Năm 1771, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương và khởi binh chiếm thành Quy Nhơn, mở đầu cho một triều đại mới và bắt đầu chuỗi dài những ngày tân khổ của nhà chúa.

    Nhưng khi lưu vong về miền Nam, các chúa Nguyễn vẫn được sự ủng hộ rất to lớn v́ đây là vùng đất được họ cho khai phá và bảo vệ trong gần 200 năm. Nhà họ Mạc là một trong những người ủng hộ kiên trung nhất của nhà Chúa.

    Chuyển lương giúp đỡ trước khi chúa lưu vong

    “Năm Giáp Ngọ (1774), mùa đông, "giặc" Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc thế rất dữ dội, chúa Trịnh lại sai quân vào xâm lấn miền Nam. Thiên Tứ ở Trấn Giang, hay tin biến ấy, sai thuộc hạ chở thóc vào kinh để cung lương quân. Thuyền lương đi đến ngoài biển Quy Nhơn th́ bị quân giặc đón cướp mất.” (Đại Nam liệt truyện)


    Chúa Trịnh sai quân vào xâm lấn miền Nam. (Ảnh: Wikipedia)
    Hết ḷng pḥ tá bày mưu giúp sức khi Chúa lưu vong vào Gia Định do bại trận trước Tây Sơn.

    “Năm Ất Mùi (1775), mùa xuân, ngự giá chúa Duệ Tông vào Gia Định, đóng ở Bến Nghé. Thiên Tứ lập tức đem các con đến yết kiến ở hành tại. Chúa khen và yên ủi. Đặc cách cho Thiên Tứ làm Quốc lăo Đô đốc quận công, cho con là Hoàng làm Chưởng cơ, con là Xướng làm Cai cơ, con là Duyên làm Tham tướng Cai cơ. Sai điều về đạo Trấn Giang đóng giữ.

    Năm Bính Thân (1776), "giặc" Tây Sơn nhiều lần vào cướp. Quân nhà chúa nhiều trận bất lợi. Năm Đinh Dậu (1777), chúa đến Cần Thơ, hợp lại với quân Thiên Tứ, bèn sai Tham tướng Duyên đem quân bản bộ vào đạo Đông Khâu, tập hợp các quân cần vương khép lại đánh "giặc" Tây Sơn. Giặc bị thua. Duyên lại về Trấn Giang, giữ chỗ hiểm để chống giặc. Thiên Tứ chầu hầu chúa, rất kính cẩn. Chúa thấy quân bộ thuộc người ít, sức yếu, khó chống nổi giặc, mới sai Đỗ Thanh Nhân ngầm đến B́nh Thuận, triệu Chu Văn Tiếp vào cứu.

    Trước đó, "giặc" Tây Sơn sắp đem đại binh xâm phạm Trấn Giang, Thiên Tứ bày kế tránh giặc, rằng "Trấn Giang không phải là nơi hiểm trở có thể đóng giữ để chống giặc. Xin chúa theo đường sông cạn Cần Thơ, ra đất Kiên Giang. Nếu có sự bất trắc th́ ra hải đảo, đợi t́nh thế rồi hành động". (Đại Nam liệt truyện)

    Trung nghĩa tận tâm, lưu vong cùng Chúa sang Xiêm La.

    “Mùa thu năm ấy, Thiên Tứ hầu chúa đi trước, sai con là Duyên vào đất Hiệp Giang, đẵn cây to, lấp đường thủy. Chúa ngày càng bồn chồn lo lắng, triệu Thiên Tứ đến, bảo rằng: "Thế giặc nay đang dữ dội, việc nước như thế mong sao gây dựng lại được?". Thiên Tứ khấu đầu lạy khóc, nói rằng: "Thế th́ nên triệu thuộc hạ của thần đem thuyền đi biển tới đón thánh giá và cung quyến. Thần xin đem hết sức khuyển mă, không ngại gian lao, sang Quảng Đông nhà Thanh, kêu xin Trung Quốc giúp quân đánh giết bọn giặc hung ác, thu phục lấy đất đai của ta. Cứ như thần nghĩ nếu không tính xa như thế th́ không có chỗ trú chân nữa đâu". Chúa chuẩn y lời tâu. Rồi chúa đi Long Xuyên. Thiên Tứ bèn sai thuộc tướng là Ngũ nhung Cai cơ tên Khoan, hầu chúa đi trước. Thiên Tứ lưu lại ở cửa biển Kiên Giang, để đợi thuyền đến. Chốc lát, Long Xuyên thất thủ, giặc sai người đến dụ Thiên Tứ xuống hàng. Thiên Tứ không theo chạy ra đảo Phú Quốc. Khi được tin giặc đem chúa về Gia Định, Thiên Tứ, kêu trời, than khóc. ‘Từ nay về sau, ta không c̣n mặt nào trông thấy chúa nữa!’

    Bấy giờ vua Xiêm Trịnh Quốc Anh cho thuyền đến đón, Thiên Tứ bèn sang Xiêm. Tôn Thất Xuân cũng từ hải đảo sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm hậu đăi, giữ ở lại.

    (Đại Nam liệt truyện)

    Vua Xiêm Trịnh Quốc Anh cho thuyền đến đón, Thiên Tứ bèn sang Xiêm. (Ảnh: Wikipedia)
    Vua Xiêm nghe lời gièm pha, Mạc Thiên Tứ cùng gia đ́nh tuẫn nạn trên đất Xiêm

    “Năm Mậu Tuất (1778) mùa xuân, Thế tổ Cao Hoàng Đế mới nhiếp chính (lên ngôi chúa) sai Cai cơ Lưu Phước Trưng sang Xiêm giao hiếu và hỏi tin tức về lũ Thiên Tứ.

    Năm Canh Tư (1780) mùa hạ, lại sai Cai cơ Sâm và Cai cơ Tĩnh (đều không nhớ họ) sang thăm nước Xiêm. Gặp lúc đó có thuyền buôn người Xiêm về nói rằng thuyền ḿnh từ Quảng Đông về qua phần biển Hà Tiên, bị Lưu thủ Thăng giết người, cướp của. Vua Xiêm giận lây liền giam lũ Sâm, Tĩnh vào ngục. Lại có người Chân Lạp là Bồ-ông-giao gièm với vua Xiêm rằng: bắt được thư bí mật của Gia Định xui Mạc Thiên Tứ và Tôn Thất Xuân làm nội ứng, mưu chiếm lấy thành Vọng Các. Vua Xiêm lầm nghe lời ấy, lập tức bắt trói lũ Thiên Tứ tra hỏi. Mạc Tử Duyên căi là bị vu oan. Vua Xiêm đem giết đi. Thiên Tứ bèn tự tử, thọ hơn 70 tuổi. Tôn Thất Xuân, Cai cơ Sâm, Cai cơ Tĩnh và quân đi theo hơn 50 người đều bị hại.
    Con Thiên Tứ là Hoàng và Xướng cũng bị giết. Sanh là con thứ tư của Thiên Tứ, lúc gặp nạn, theo cha sang Xiêm. Từ khi Thiên Tứ bị vua Xiêm Trịnh Quốc Anh độc ác làm hại, những con cháu trưởng thành đều bị giết, duy có Sanh cùng các em là Tuấn, Thiêm, cháu là Công Bính, Công Du, Công Tài (con của Hoàng) và Công Thế (con của Xướng) c̣n bé được đại thần Xiêm là Khả La Hâm thương t́nh cứu cho thoát nạn, nhưng phải bị đày ra nơi ven biển.”

    (Đại Nam liệt truyện)

    Mộ Mạc Thiên Tứ, lịch sử miền nam, việt nam
    Mộ Mạc Thiên Tứ trong khu mộ ḍng họ Mạc, trên núi B́nh San, Hà Tiên. (Ảnh: Wikipedia)
    Thay cho lời kết
    Thành phố Hà Tiên ngày nay là một đô thị nhỏ và thanh b́nh, không quá sầm uất, nằm ngay bờ biển vịnh Thái Lan. Dạo bước trên con đường ven biển lộng gió lúc hoàng hôn, ngắm nh́n băi biển Mũi Nai nổi danh trong Hà Tiên thập cảnh vịnh, có lẽ ít người có thể tưởng tượng ra nơi đây từng là chiến trường khốc liệt giữa những thế lực hùng mạnh nhất Đông Nam Á một thời. Và dĩ nhiên sẽ càng ít hơn những người c̣n nhớ nghĩ về công sức của những người đă xây dựng và bảo vệ để tạo nên dải đất xinh đẹp hiền ḥa này. Nhưng có lẽ nhà họ Mạc sẽ không quan tâm đến những điều đó, v́ họ đă hóa thân thành lịch sử và bất tử cùng với mỗi một con người, cây cỏ đang sinh sống và tồn tại nơi đây. Tuy họ không cùng ḍng máu của người Việt chúng ta, nhưng công đức và nghĩa cử anh hùng của họ đối với tổ quốc ta xứng đáng được truyền tụng đời đời.


    Thành phố Hà Tiên ngày nay là một đô thị nhỏ và thanh b́nh. (Ảnh: Wikipedia)
    “Chẳng đội trời Thanh Măn
    Lần qua đất Việt bang
    Triều đ́nh riêng một góc
    Trung hiếu vẹn đôi đường
    Trúc thành xây vũ lược
    Anh Các cao văn chương
    Tuy chưa là cô quả
    Mà cũng đă bá vương
    Bắc phương khi vỡ lở
    Nam hải lúc kinh hoàng
    Giang hồ giữa lang miếu
    Hàn mạc trong chiến trường
    Đất trời đương gió bụi
    Sự nghiệp đă tang thương.”

    (Thi sĩ Đông Hồ)

    Hết.

    Minh Bảo

  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Xuân Canh Tí 2020: Cùng nh́n lại những mùa xuân đẹp nhất của dân tộc. Kỳ 1
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 25/01/20• 145 lượt xem


    Xuân Canh Tí 2020: Cùng nh́n lại những mùa xuân đẹp nhất của dân tộc. Kỳ 1
    Hơn 200 năm đă trôi qua kể từ khi Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc tối tăm trên đất Lạc Việt. Sự nhẫn chịu của dân Nam hơn hai thế kỷ cuối cùng cũng đă bùng phát vào mùa xuân năm 40 Canh Tư.


    Mùa xuân là mùa đẹp nhất và được mong chờ nhất sau những ngày đông ảm đạm lạnh lẽo. Khi ánh nắng xuân chan ḥa khắp nơi nơi và cây cối đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn th́ ḷng người cũng ngập tràn một niềm hân hoan phơi phới với tâm thế chào đón một năm mới đầm ấm an vui... Nhân dịp Tết Canh Tư 2020, mời bạn cùng chúng tôi cùng điểm lại những mùa xuân nổi bật nhất trong bản thiên anh hùng ca bất tận của dân tộc...

    Xuân Canh Tư năm 40, mùa xuân Lạc Việt năm nào nhỉ, ngây ngất thơm mùi vương giả hương
    Hơn 200 năm đă trôi qua kể từ khi Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc tối tăm trên đất Lạc Việt. Sự nhẫn chịu của dân Nam hơn hai thế kỷ cuối cùng cũng đă bùng phát vào mùa xuân năm 40 Canh Tư.

    Thời đó nước ta nội thuộc nhà Hán, thái thú Tô Định cai trị rất hà khắc nên các ḍng họ Lạc tướng Văn Lang cũ đă t́m cách liên kết với nhau để chống lại, tiêu biểu là hai nhà Thi Sách và Trưng Trắc đă kết thành thông gia. Để khuất phục sự chống đối của người Nam, khoảng năm 39 Tô Định đă lập kế giết chết Thi Sách. Tin dữ bay về, các Lạc tướng vô cùng giận dữ, họ đă theo lời hai bà Trưng mang hết binh mă bản bộ trở về quê nhà để chuẩn bị khởi sự:

    “Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận
    Non hồng quét sạch bụi trần ai
    Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận
    Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”.

    Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo đến mùa xuân năm 40, nghĩa quân Lạc Việt dưới sự chỉ huy của hai bà Trưng cuồn cuộn tiến đánh thành Luy Lâu, thái thú Tô Định chống cự không nổi phải bỏ thành chạy về Nam Hải. Nghĩa quân thừa thắng đánh tràn ra bốn phương, các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay c̣n gọi Trưng Vương:

    “Cờ nghĩa trao tay ṿng bốn cơi
    Phù Sa, Liên Chiểu tiếp Đông Sàng
    Bước chân phụ đạo kề Lang Tướng
    B́nh địa vươn vai dựng chiến trường
    Họp sáu chục ngàn quân ứng nghĩa
    Hội binh ba Quận tiến chung đường
    Cửu Chân, Hợp Phố dao mài núi
    Thép Nhật Nam rờn sóng đại dương”...


    Trưng Trắc cùng các Lạc tướng nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ sự thống trị suốt 200 năm của nhà Hán. (Ảnh: Zing.vn)
    Chỉ với một đạo quân phục thù, hai người phụ nữ của xứ sở Lạc Việt nhỏ bé đă đánh đổ ách đô hộ hơn 200 năm của đế quốc lớn nhất thế giới bấy giờ và tự lên ngôi vua. Quả thật là hai nữ anh thư kiệt hiệt có một không hai trong lịch sử thế giới vậy. Mùa xuân năm 40 đă qua hơn 1980 năm, nhưng hương danh năm đó của hai Bà vẫn c̣n vương đến ngày nay vậy, thơm như một mùi hương đặc biệt của bậc nữ lưu “vương giả” chân chính:

    “Nam Hải vùi sâu ngôi thái thú
    Trời hoa lại sáng đất hiền lương
    Mùa xuân Lạc Việt năm nào nhỉ
    Ngây ngất thơm mùi vương giả hương”
    (Hương phấn Mê Linh - thơ Đinh Hùng)

    Xuân Giáp Tư 544, Vạn Xuân - mùa xuân đầu tiên cho đất nước muôn đời
    Sau cuộc khởi nghĩa thành công của Hai bà Trưng năm 40 - 43 - SCN, nước Nam phải chịu ách đô hộ thêm 500 năm nữa mới có được một lần đón mùa xuân độc lập. Người đem lại nền tự chủ sau hơn mấy trăm năm này không ai khác chính là Lư Bí, một người hào trưởng ở Thái B́nh, phủ Long Hưng.

    Năm 541 Tân Dậu, Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư v́ cai trị hà khắc tàn bạo nên mất ḷng người. Lúc đó Lư Bí vốn con nhà hào trưởng nên ngầm liên kết với hào kiệt mấy châu để khởi nghĩa. Nhân tài theo đó quy tụ về đáng kể như Tinh Thiều chuyên việc văn, Phạm Tu lo việc vơ, lại c̣n có tù trưởng Triệu Túc đem quân bản bộ theo về. Thế quân khởi nghĩa mạnh lên, Tiêu Tư nhắm chống cự không nổi bèn bỏ thành chạy về Trung Quốc. Lư Bí dẫn quân vào chiếm thành Long Biên.

    Năm 542 Nhâm Tuất, mùa đông tháng 12, vua Lương sai Tôn Quưnh, Lư Tử Hùng sang xâm chiếm cơi Nam. Tôn Quưnh lấy cớ là chướng khí mùa xuân đương bốc, xin đợi đến mùa thu nhưng nhà Lương không cho. Các tướng Tử Hùng đi đến Hợp Phố do khí hậu khắc nghiệt mà quân đội 10 phần chết đến 6, 7 c̣n lại tan ră mà về.

    Năm 543 Quư Hợi, Mùa hạ, tháng 4, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, Lư Bí sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức.

    Năm 544 Giáp Tư, Mùa xuân, tháng giêng, Lư Bí lên ngôi xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ư mong cho xă tắc truyền đến muôn đời. Ông lại cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Chính quyền th́ lấy Triệu Túc làm Thái Phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu đều làm tướng văn, tướng vơ.


    Lư Nam Đế - Chân mệnh đế vương nhưng không gặp thời vận. (Ảnh: Zing.vn)
    Hơn năm trăm năm mất nước trôi qua, những tưởng cơ đồ nhà Nam không c̣n bao giờ khôi phục lại được nữa, vậy mà Lư Nam Đế chỉ trong vài năm ngắn ngủi mà dựng nên được một cơ nghiệp lẫy lừng, thật đáng tự hào. Chỉ tiếc là vận trời quá ngắn khiến cho Ngài không có thời gian xây dựng đất nước thêm trường tồn đến vạn mùa xuân - thật đáng tiếc thay! Đúng như sử gia Ngô Sĩ Liên đă từng nhận xét:

    “Tiền Lư Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là v́ trời chưa muốn cho nước ta được b́nh trị chăng? Than ôi! Không chỉ v́ gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà c̣n gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?”...

    Xuân Kỷ Hợi 939, Ngô Vương Quyền lên ngôi, chấm dứt Bắc thuộc
    Ngh́n năm trôi qua như một cái chớp mắt. Đối với những dân tộc yếu nhược th́ đă bị đồng hóa và tiêu vong, nhưng dân Lạc Việt với nền văn minh sâu dày vẫn âm thầm chờ đợi. Họ chờ đợi một vị Chân chúa thuận theo ư trời sinh ra, có thể đem lại chiến thắng cuối cùng, mở ra một vận hội mới cho con dân Văn Lang sau mười thế kỷ đầy đau khổ và mất mát. Vị Chân chúa ấy chính là Ngô Vương Quyền, người có thể được coi là “vua của các vị vua” của Đại Việt, người chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ ngh́n năm và mở ra thời kỳ tự chủ độc lập cho nước ta, bắt đầu từ mùa xuân Mậu Tuất 938.

    Năm 931, tướng quân Dương Đ́nh Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.

    Năm 937, Đ́nh Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ.

    Con rể của Dương Đ́nh Nghệ là Ngô Quyền tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sợ hăi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh chiếm nước ta. Ông ta cho rằng Dương Đ́nh Nghệ qua đời th́ nước Nam không c̣n tướng giỏi, bèn phong cho con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo làm "B́nh Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.

    Nhưng Ngô Quyền lại có nhận xét khác với vua Nam Hán, ông bảo với các tướng rằng:

    “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính c̣n mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đă chết, không có người làm nội ứng, đă mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức c̣n khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không pḥng bị trước th́ thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc th́ sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.”
    (trích Đại Việt Sử Kư Toàn Thư-Kỷ Tiền Ngô Vương).


    Vị Chân chúa được người dân mong chờ ấy chính là Ngô Vương Quyền, người có thể được coi là “vua của các vị vua” của Đại Việt, người chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ ngh́n năm và mở ra thời kỳ tự chủ độc lập cho nước ta.
    Vào một ngày cuối đông năm 938 trên sông Bạch Đằng, một đoàn binh thuyền do Giao Vương Lưu Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa sông. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít, tưởng dễ thắng liền hùng hổ tiến vào.

    Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu giữ nơi hiểm yếu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, c̣n Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.

    Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm Kỷ Hợi 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô.

    “Kỷ Hợi, năm thứ 1 [939] - Tấn Thiên Phúc năm thứ 4. Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục”.
    (trích Đại Việt Sử Kư Toàn Thư-Kỷ Tiền Ngô Vương).

    Mùa xuân năm Kỷ Hợi 939 có thể nói là mùa xuân huy hoàng nhất của dân tộc sau ngh́n năm Bắc thuộc, làm cho nước Nam lại “có đế có vương” vậy. Có lẽ v́ thế mà sử gia Lê Văn Hưu đă viết:

    “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngơ hầu đă nối lại được”.

    Xuân Giáp Dần 1014, đánh bại đạo quân Nhất Dương Chỉ huyền thoại
    Năm 1010, Lư Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế mở ra nhà Lư, triều đại độc lập thịnh vượng đầu tiên của Đại Việt kéo dài hơn 200 năm với nhiều thành tựu to lớn. Một trong những thành tựu đó chính là sự thành công vượt bậc trong việc xây dựng quân đội hùng mạnh và đánh bại mọi cuộc xâm lăng từ tất cả các nước lân bang.

    Nhắc đến nhà Lư, người ta hay nhắc đến kháng chiến chống Tống mà quên mất một chiến công khác vô cùng lớn và quan trọng xảy ra chỉ 5 năm sau ngày Lư Thái Tổ lên ngôi, đó là chiến thắng 200.000 quân và kỵ binh Đại Lư xâm lược năm 1014.

    Vương quốc Đại Lư là sự kế tiếp của vương quốc Nam Chiếu, từng là một đế quốc khét tiếng tung hoành từ Vân Nam Quư Châu đến tận Thái Lan Miến Điện. Nam Chiếu đă suy tàn từ năm 902 cho đến khi Đoàn Tư B́nh chiếm được quyền hành năm 937 và thiết lập ra vương quốc Đại Lư. Đây là một vương quốc cường thịnh với lănh thổ bao trùm tỉnh Vân Nam, Quư Châu, Tứ Xuyên và cả một phần phía tây của Bắc Bộ Đại Việt. Quốc gia này tồn tại 316 năm (937-1253) với 22 đời vua trước khi bị mất vào tay quân Mông Cổ 1253.


    Vương quốc Đại Lư là sự kế tiếp của vương quốc Nam Chiếu, từng là một đế quốc khét tiếng tung hoành từ Vân Nam Quư Châu đến tận Thái Lan Miến Điện. Vào năm 1014, quân Đại Lư với 200.000 tinh binh thiện chiến đă tấn công nước ta. (Ảnh: Shutterstock)
    Sử chép như sau:

    “Giáp Dần, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1014] - Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7. Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu B́nh Lâm là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết. Xuống chiếu cho viên ngoại lang là Phùng Chân và Lư Thạc đem một trăm con ngựa bắt được của người Man sang biếu nhà Tống. Vua Tống xuống chiếu cho quan sở tại sai sứ thần đón tiếp, cùng đi đến cửa khuyết, mọi khoản cung đốn dọc đường đều được chu cấp đầy đủ. Khi đến, vua Tống gọi bọn Chân vào ra mắt ở điện Sùng Đức, ban cho mũ, đai, đồ dùng, tiền bạc theo thứ bậc khác nhau”.

    Có lẽ người Việt Nam nào yêu truyện kiếm hiệp Kim Dung cũng đều biết đến vương quốc Đại Lư với các hoàng đế vơ dũng đa t́nh, sở hữu tuyệt kỹ Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch thần kiếm uy chấn vơ lâm. Điều thú vị là đất nước này lại có nhiều ân oán với nước Nam ta. Sự thật là với một quốc gia Đại Việt non trẻ mà tân hoàng vừa đăng cơ chỉ có 5 năm lại phải đối đầu với 1 lực lượng xâm lăng đông đảo thiện chiến như thế (hai trăm ngh́n quân sĩ gồm cả kỵ binh, là một lực lượng đủ sức chiếm trọn một quốc gia), nếu thất bại th́ khả năng mất nước là rất lớn. Có thể nói là nếu không có tài năng quân sự tuyệt vời của các chiến tướng nhà Lư th́ con cháu chúng ta chắc cũng khó có cơ hội được đọc truyện Kim Dung để mà tán thưởng tuyệt chiêu Nhất Dương Chỉ nữa vậy.

    Xuân Bính Th́n 1076, đại thắng Như Nguyệt, âm vang Nam Quốc Sơn Hà
    Một quốc gia non trẻ thành lập ngay phía Nam một nước lớn như nhà Tống th́ sự tồn tại của nó là rất mong manh. Điều phải đến đă đến, cuộc chiến Tống-Việt từ năm 1075 đến 1077 rốt cục đă xảy ra với đỉnh điểm là chiến thắng ở pḥng tuyến sông Như Nguyệt vào Xuân Bính Th́n 1076 đă buộc quân Tống phải kư ḥa ước và rút quân với thiệt hại vô cùng lớn. Chiến thắng này c̣n lưu dấu ấn vào huyền sử với sự trợ giúp của thần nhân bằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” như một sự khẳng định vương quyền độc lập của Đại Việt trước đế quốc Trung Hoa sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

    cuộc chiến Tống-Việt từ năm 1075 đến 1077 rốt cục đă xảy ra với đỉnh điểm là chiến thắng ở pḥng tuyến sông Như Nguyệt vào Xuân Bính Th́n 1076 đă buộc quân Tống phải kư ḥa ước và rút quân với thiệt hại vô cùng lớn.
    Cuộc chiến Tống-Việt đă xảy ra với đỉnh điểm là chiến thắng ở pḥng tuyến sông Như Nguyệt vào Xuân Bính Th́n 1076, buộc quân Tống phải kư ḥa ước và rút quân với thiệt hại vô cùng lớn.
    Sử chép:

    “Bính Th́n, [Thái Ninh] năm thứ 5 [1076] - từ tháng 4 về sau là niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 1, Tống Hy Ninh năm thứ 9. Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lư Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 ngh́n người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta...

    Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

    Sau đó quả nhiên như thế”.
    (Trích Đại Việt sử kư toàn thư).

    Tống sử, Liệt truyện, Quách Quỳ truyện chép rằng:

    時兵夫三十萬人,冒暑涉瘴地,死者過半。至 是,與賊隔一水不得進,乃班師 .
    Hán Việt:
    Th́ binh phu tam thập vạn nhân, mạo thử thiệp chướng địa, tử giả quá bán. Chí thị, dữ tặc cách nhất thủy bất đắc tiến, năi ban sư".

    Tạm dịch:

    Đem binh phu đi 30 vạn người, gặp phải nắng nóng đất độc, chết quá nửa. Đến nay, lại cách giặc một con sông không thể tiến lên, bèn đem quân về.

    Sau khi về nước và kiểm điểm lại binh mă th́ trong số 10 vạn lính Tống ban đầu chỉ c̣n 23.400 lính trở về, 1 vạn ngựa chiến th́ c̣n lại 3.174 con. Số dân phu 20 vạn trở về không được một nửa. Phí tổn chiến tranh được triều Tống tính ra là 5.190.000 lạng vàng. Quách Quỳ bị quy tội v́ đă tŕ hoăn không chịu tiến binh nên bị đổi đi Ngạc Châu, rồi giáng làm tả vệ tướng quân và an trí (quản thúc tại gia) ở Tây Kinh. Triệu Tiết chỉ bị kết tội không lập tức dẹp giặc, giáng làm Trực Long Đồ các, tri Quế Châu.

    (c̣n tiếp)

    Minh Bảo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •