Page 43 of 78 FirstFirst ... 3339404142434445464753 ... LastLast
Results 421 to 430 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #421
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Viện Dưỡng Lăo: Chuyện Xưa, Chuyện Nay

    https://www.tvvn.org/vien-duong-lao-...en-nay-lltran/
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...huyen-nay.html

    Viện Dưỡng Lăo: Chuyện Xưa, Chuyện Nay – lltran
    March 26, 2021 | by Ban Tu Thư | 0


    Viện dưỡng lăo, nhà [cho người] già hay “nursing home” là mấy chữ khó khăn cho người nghe, nhất là những người cao niên. Không mấy ai hoan hỷ nghe hay muốn bàn chuyện viện dưỡng lăo v́ h́nh ảnh các cụ cao niên lọm khọm, cô đơn ngồi ngó trời ngó đất là một ám ảnh nặng nề. Người trẻ th́ chuyện “dưỡng lăo” xa vời qua, “c̣n lâu mới tới phiên ḿnh”. Người già th́ sợ hăi trước viễn tượng sống buồn bă, cô đơn giữa những người xa lạ. Người chưa già lắm th́ xao xuyến, băn khoăn và lo âu khi phải t́m hiểu về viện dưỡng lăo cho thân nhân.
    Chuyện cá nhân th́ riêng tư như thế nhưng chuyện cộng đồng, quốc gia th́ cả một chính sách cần thiết hầu trợ giúp, chăm nom hiệu quả hơn các công dân luống tuổi, những người không c̣n khả năng tự chăm nom. Đại dịch Covid 19 thổi qua địa cầu, cư dân sống trong viện dưỡng lăo là những người nhiễm bệnh và tử vong ở mức cao nhất. Các con số ấy đă đánh thức thế giới và nhà cầm quyền nơi nơi đă bắt đầu chú ư hơn đến viện dưỡng lăo. Tại Hoa Kỳ, khi thuốc chủng ngừa có mặt, cư dân viện dưỡng lăo là những người ưu tiên trên danh sách chủng ngừa v́ họ là những người dễ nhiễm bệnh lại sinh sống trong môi trường chung đụng với nhiều người khác. Tại những quốc gia khác, cách giải quyết vấn nạn nhiễm trùng trong các trung tâm dưỡng lăo sẽ nói lên phần nào tương lai của các cư dân luống tuổi sinh sống ở địa phương ấy. Sức khỏe, tính mạng của họ có được xem trọng hay không qua các chính sách y tế dành cho người già.
    Mức tử vong của người già trong viện dưỡng lăo do trận đại dịch Vũ Hán đă khơi dậy những bất b́nh từ cư dân Hoa Kỳ, và họ đ̣i chính quyền thay đổi chính sách kiểm soát, theo dơi hoạt động của viện dưỡng lăo để trợ giúp người già đắc lực hơn, không thể để họ chết như rạ như việc đă xảy ra. Tất nhiên các vấn nạn ấy không là điều mới mẻ mà là hệ quả của những hoạt động cũ. Lịch sử đă chứng minh điều ấy. Để hiểu rơ hơn, ta cần xem xét những dữ kiện từ lịch sử của viện dưỡng lăo, bắt đầu từ đâu và đă diễn tiến, phát triển ra sao; các nguyên nhân nào đă thay đổi cái nh́n của xă hội về tuổi già.
    Tại Hoa Kỳ, số người già tuổi 85 trở lên mỗi ngày một đông, cư dân sống lâu hơn mức liệu định của xă hội nên ta chưa có các chính sách rơ ràng hầu giải quyết các vấn nạn y tế, xă hội liên quan đến tuổi già. Người già sức lực kiệt quệ …như chuối chín cây… cần được chăm sóc cẩn thận về sức khỏe cũng như được trợ giúp trong các nhu cầu cá nhân. Có cụ cần được cho uống thuốc men hằng ngày v́ không c̣n minh mẫn để tự sử dụng các món thuốc cần thiết. Có cụ mất cả khả năng tự tắm rửa, thay quần áo. Rất ít những cư dân luống tuổi được gia đ́nh chăm sóc đầy đủ. Số c̣n lại trông nhờ vào các dịch vụ công cộng và tùy địa phương họ sinh sống, phẩm chất cũng như số lượng của các dịch vụ ấy thay đổi.
    Ngày nay, viện dưỡng lăo, “nursing home” hoặc “skilled nursing home”, thường bao gồm cả dịch vụ y tế, cung cấp các bữa ăn và đôi khi cả các dịch vụ giải trí để ngày tháng bớt nhàm chán. Ta lại có cả các trung tâm phục hồi, rehabilitation, dành cho các cụ luống tuổi hồi phục sau cơn bạo bệnh sau khi rời bệnh viện và trở về nhà (nhưng chưa cần mức chăm sóc tại viện dưỡng lăo). Các trung tâm chăm sóc ấy c̣n có cả nơi dành riêng cho những người đă bị lẫn (dementia); tạm hiểu là đủ mọi loại và mức độ chăm sóc từ trợ giúp, phục hồi đến trông nom toàn phần. Cách “phân chia” dịch vụ thành nhiều phần như thế là một kiểu mẫu làm ăn buôn bán, càng nhiều dịch vụ, mức phí tổn càng cao.

    Các bài phân tích dịch vụ y tế cho ta thấy được vài điều quan trọng, sự thay đổi theo thời gian, đi ngược về lịch sử từ thế kỷ XVII.
    Cuốn sách “Old and Sick in America: The Journey Through the Health Care System” của Tiến Sĩ Muriel R. Gillick, trong những năm 1600 – 1700, khi người Âu Châu chiếm lănh châu Mỹ, họ mang theo các tập quán sinh sống kể cả việc thành lập “almshouse” tạm dịch là “nhà tế bần” [của tư nhân] dành cho những người không được chăm nom bởi thân nhân hoặc láng giềng; cộng đồng hay quận hạt, chính quyền địa phương.

    Since the introduction of Medicare and Medicaid in 1965, the American health care system has steadily grown in size and complexity. Muriel R. Gillick takes readers on a narrative tour of American health care,...

    Muriel R. Gillick, MD, a physician specializing in geriatrics and palliative care, is a professor in the Department of Population Medicine at Harvard Medical School. ...
    Nhà tế bần không chỉ dành cho người già yếu mà c̣n nhận cả các trẻ mồ côi, người khuyết tật hoặc kẻ lang thang không nhà, cung cấp chỗ ở cũng như các bữa ăn.
    Đến những năm 1800 – 1900, nhà tế bần là nơi duy nhất cung cấp một số dịch vụ cần thiết cho người nghèo khó, những người không thân nhân để nương tựa. Măi đến đầu thế kỷ XX, ta mới thấy nhà “dưỡng lăo” hay “old age home” ra đời tại Hoa Kỳ. Nhà “tế bần” trở thành nơi dành cho những người bệnh tật, nghiện ngập và không c̣n là nơi dành cho người nghèo khó nữa. Người nghèo khó, “worthy poor”, được hiểu là những người không có khả năng làm việc để sinh sống và cũng không có thân nhân để nương tựa.
    Nhà dưỡng lăo thủa ấy thường do các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm đồng chủng / hội ái hữu như Evangelicals, Jewish people, Germans… thành lập và điều hành v́ tin rằng họ có trách nhiệm chăm sóc những người “cùng hội cùng thuyền”. Từ đó ta có Boston’s Home for Aged Woman, Indigent Widows’ and Single Women’s Society in Philadelphia và các trung tâm chăm sóc người già khác.
    Các nhà dưỡng lăo này thường nhỏ, chỉ có khoảng 30-50 giường; với một lệ phí khiêm nhường, cư dân có chỗ ăn và ở nhưng đủ khả năng dọn dẹp chỗ ngủ và tự vào pḥng ăn mỗi ngày.
    Vào thời khủng hoảng kinh tế, thập niên 30 của thế kỷ trước, xă hội cần nhiều nhà dưỡng lăo hơn nữa v́ số cung thấp hơn mức cầu rất xa. Mức dịch vụ cung cấp tại nhà tế bần trở nên tồi tệ [thiếu tiền tài trợ] nên bị xă hội lên án nặng nề.
    Các nhà lập pháp thủa ấy cho rằng một ngân sách khiêm nhường để chăm sóc người già sẽ tiết kiệm được các khoản tiền điều hành nhà tế bần. Từ đó, đạo luật An Sinh Xă Hội, the Social Security Act, ra đời năm 1935, bao gồm cả chương tŕnh Trợ Giúp Người Già, the Old Age Assistance (OAA) program, tài trợ cả người nghèo không nơi nương tựa.
    Để xóa bỏ nhà tế bần, chương tŕnh OAA không trợ cấp cho người cư trú, v́ vậy họ di chuyển sang các nhà dưỡng lăo của tư nhân. Thấy có tiền trợ cấp từ chính phủ, các công ty buôn bán đứng ra thành lập “trung tâm dưỡng lăo”, quy mô hơn, rộng lớn hơn để kiếm tiền v́ có thể kiếm lời từ việc chăm sóc người cư trú hợp lệ. Nghĩa là từ “nhà” sang “viện” hoặc “trung tâm” dưỡng lăo. Cách hoạt động này đánh dấu việc chính quyền tham dự vào việc điều hành viện dưỡng lăo [chi tiền nên có quyền điều khiển] của các công ty / tổ chức tư nhân ngày nay.
    Một thập niên sau, năm 1946, Quốc Hội ban hành Hill-Burton Act cho phép nhà dưỡng lăo được thành lập / xây cất chung với bệnh viện và cho phép chính phủ kiểm soát các hoạt động ấy. Viện dưỡng lăo trở thành nơi cung cấp các dịch vụ y tế [ở mức độ thấp hơn bệnh viện], tạm hiểu là viện dưỡng lăo chuyển từ hệ thống an sinh (welfare) sang hệ thống y tế (healthcare) và theo các tiêu chuẩn hoạt động riêng.

    Theo bà Gillick, người Hoa Kỳ trong thập niên 50 xem hệ thống y tế công cộng như bệnh viện, và viện dưỡng lăo khi nằm sát bên bệnh viện cũng là một loại bệnh viện dù không có mặt bác sĩ thường xuyên.
    Các trung tâm dưỡng lăo liên bang sinh sôi nảy nở rầm rộ; một số chịu nhiều tai tiếng và bị đóng cửa v́ kém tiêu chuẩn y tế và an toàn. Năm 1965, tu chính Medicare & Medicaid được thêm vào đạo luật Social Security Act th́ việc thành lập và điều hành viện dưỡng lăo trở thành một ngành kỹ nghệ, buôn bán làm ăn rầm rộ như mọi ngành kỹ nghệ khác.
    Đến giữa thập niên 70 th́ số viện dưỡng lăo gia tăng 140% và mức buôn bán gia tăng 2000%. Số lượng gia tăng nhưng phẩm chất của viên dưỡng lăo lại sút giảm. Đến nỗi các trung tâm này bị gọi là “nơi dừng chân & chết” hay “park and die facilities”. Thượng Nghị Sĩ / Dân Biểu David Pryor đă gọi viện dưỡng lăo là nơi nằm giữa xă hội và nghĩa địa, “halfway houses between society and the cemetery.” Từ thời điểm này, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục kiểm soát để duy tŕ các tiêu chuẩn y tế áp dụng tại viện dưỡng lăo.

    David Hampton Pryor is an American politician and former Democratic United States Representative and United States Senator from the State of Arkansas. Pryor also served as the 39th Governor of Arkansas from 1975 to 1979 and was a member of the Arkansas House of Representatives from 1960 to 1966.
    Người nghèo khó, không có nguồn lợi tức nào khác, cư trú tại những viện dưỡng lăo tài trợ bởi Medicaid. Ở đó, mỗi pḥng thường có 3 – 4 giường và những chiếc tủ đứng có khóa cho mỗi người cư trú sử dụng nên pḥng ốc thường chật chội. Tại những viện dưỡng lăo dành cho người khá giả, thân nhân thường phàn nàn về phẩm chất dịch vụ mà họ phải trả tiền. Và khi bất b́nh, khách hàng thường t́m kiếm những nơi trú ngụ vừa ư hơn, tương xứng với món tiền phải trả. Nhu cầu này dẫn đến sự xuất hiện của các trung tâm cung cấp dịch vụ trợ giúp người già, assisted living vào thập niên 80; mức độ trợ giúp tùy thuộc vào sự cần thiết của người trú ngụ, từa tựa như nhà trọ và không mấy liên quan đến “y tế” như viện dưỡng lăo.
    Nói chung, mùi tiền bạc thu hút người buôn bán đến làm ăn qua việc cung cấp dịch vụ “trợ giúp người già”. Kỹ nghệ này cũng nhanh chóng phát triển, nhanh chóng đến nỗi nhiều tài phiệt bỏ cuộc v́ mức lời lăi không như họ mong muốn: Xây cất một ṭa nhà th́ dễ dàng nhưng chăm sóc người cư trú trong các ṭa nhà ấy là việc khó khăn; cách chủ nhà hoạt động [làm ăn buôn bán] ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của người cư trú, nhất là những người đau yếu, sức khỏe ṃn mỏi, không c̣n minh mẫn để tự chăm sóc. Kỹ nghệ này chú trọng sức khỏe thể xác, theo tiêu chuẩn tối thiểu của chính phủ như bữa ăn, vệ sinh thân thể cho người cư trú. Để đạt đủ tiêu chuẩn chăm sóc người già, ta cần nhiều yếu tố nhất là sự hiểu biết về y tế của chủ nhà và nhân viên làm công việc chăm sóc.
    Những kiểu mẫu mới bắt đầu xuất hiện, nhà dưỡng lăo chú trọng đến tâm thần của người cư trú ngoài sức khỏe thể xác, con số này rất khiêm nhường, chưa mấy phổ thông.
    Dù mức tử vong tại viện dưỡng lăo do đại dịch Vũ Hán là một con số kinh hoàng, 170,000+ con người trên toàn quốc, viện dưỡng lăo vẫn là nơi cư trú thiết yếu cho người già nghèo khó v́ các trung tâm trợ giúp, assisted living facilities, không nhận chăm sóc người nghèo trong khi viện dưỡng lăo, nursing home, được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ qua chương tŕnh Medicaid.
    Tính đến hôm nay, chăm sóc người già là một kỹ nghệ lớn trị giá khoảng 100 tỷ mỹ kim hàng năm, tài trợ bởi Medicaid và nguồn tài lực tư nhân. Câu hỏi khiến các nhà xă hội băn khoăn là làm thể nào để kiểm soát, theo dơi hoạt động của các trung tâm chăm sóc người già này hiệu quả hơn, tránh được các vấn nạn xảy ra trong thời đại dịch?

  2. #422
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chủ nghĩa tư bản – Tầm quan trọng của Công sản

    http://www.caidinh.com/trangluu/vanh...nghiatuban.htm
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...ong-cua-c.html


    Chủ nghĩa tư bản – Tầm quan trọng của Công sản
    Nhờ những phương tiện thông tin toàn cầu, trong thế giới hôm nay, chúng ta có cảm tưởng thế giới của chúng ta nhỏ lại như cái làng, cái xă thủa nào. V́ mỗi ngày, chúng ta chỉ cần dành ra tối thiểu từ 15 đến 30 phút, ngồi trước cái tivi nhỏ bé đặt trong căn nhà ấm cúng, chúng ta có thể biết được tin tức khắp thế giới. Nhân họa như chiến tranh. Thiên họa như lũ lụt, động đất, sóng thần, hoả hoạn. Và thật nhiều các tin tức khác trên toàn thế giới. So với trên một thế kỷ trước, hay hiện nay trong các chế độ độc tài, th́ nhiều những biến cố xẩy ra ở trong một làng, xă, quận, tỉnh hay trong một quốc gia, chúng ta cũng không biết, v́ không được thông tin, hay chưa có những phương tiện để tiếp nhận thông tin như xă hội hôm nay.
    Theo Peter Barnes viết trong Chủ Nghĩa tư bản phiên bản 3.0. Hướng dẫn cách giành lại Công sản. Cho biết, hiện nay trên hành tinh chúng ta đang sống có trên 6 tỷ người, trong số trên sáu tỷ người, chỉ được con số lẻ của sáu tỷ, khoảng từ 5 đến 7 trăm triệu được sống trong bầu khí tự do, theo chủ nghĩa tư bản, được hưởng một số quyền tương đối về con người, được làm chủ một số tài sản. Nhưng như Mỹ Quốc có trên ba trăm triệu dân, th́ tổng sản lượng tài sản chung của cả quốc gia, chỉ nằm trong tay một thiểu số có 5% dân số. Tổng sản lượng của 5% này nắm trong tay 95% Công sản cả nước. Còn 95% dân số chỉ làm chủ vỏn vẹn 5% tài sản của cả quốc gia. Mức chênh lệch, bất công quá cách biệt. Nên chủ nghĩa tư bản cũng c̣n có giai cấp chiếu trên, chiếu dưới. Tương tự như giai cấp thượng lưu và giai cấp cùng đinh trong các chế độ phong kiến thủa xưa; nay là giai cấp giầu có, có quyền lực, và giai cấp vô sản. Ngoài ra, có những Công sản mà đáng ra mỗi con người khi đă sinh ra đều được có quyền hưởng, nhưng v́ không biết, đă bị giới có nhiều quyền, nhiều tiền, tước đoạt một cách mặc nhiên.

    Peter Barnes is an American entrepreneur, environmentalist, and journalist.


    Chủ Nghĩa tư bản phiên bản 3.0
    Chúng ta nên biết về Công Sản, v́ đây là quyền lợi thiết thân của mỗi người được hưởng từ khi sinh ra cho đến lúc ĺa đời, v́ không biết, ta đă bị tước đoạt mất. Giới tước đoạt là một thiểu số 5 phần trăm các công ty, ngân hàng đang nắm vận mệnh tài chánh trên toàn cầu. Dưới đây là những Công Sản thuộc về quyền của mỗi người:

    – Thiên nhiên như: không khí, nước, DNA, quang hợp, hạt giống, đất trồng, sóng radio, khoáng sản, động vật, thực vật, chất kháng sinh, đại dương, ngư trường, nước ngầm, sự yên tĩnh, đầm lầy, rừng, sông, hồ, năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
    – Cộng đồng: đường phố, sân chơi, lịch, lễ nghi, đại học, thư viện, nhà bảo tàng, bảo hiểm xă hội, luật, tiền, tiêu chuẩn kế toán, thị trường vốn, thể chế chính trị, thị trường của nhà nông, chợ đen, mạng rao vặt.
    – Văn hóa: ngôn ngữ, triết học, tôn giáo, vật lư, hóa học, nhạc cụ, nhạc cổ điển, Jazz, ba lê, hip-hop, thiên văn học, internet, tần số truyền thông, truyền h́nh, y khoa, sinh học, toán học, phần mềm.

    Chỉ cần đề cập đến thứ Công Sản tự nhiên khi con người chưa có th́ Tạo Hóa đă ban sẵn cho con người như: không khí để thở, nước sạch để dùng, năng lượng mặt trời, gió, và vô vàn những tài nguyên có sẵn trên đất, hay nằm sâu trong ḷng đất, giữa biển khơi, con người dần dà t́m kiếm và khám phá ra. Ta mới cảm nhận được những kỳ công của Tạo Hóa. Nhưng những kỳ công này cũng đ̣i hỏi con người phải xử dụng hợp lư, vun bồi, tô điểm thêm vào những kỳ công đă được tạo dựng, không sử dụng thái quá, và tệ hại hơn nữa là, phá hủy những cái đẹp của công tŕnh tạo dựng cho con người và các sinh vật.
    Dưới đây chúng ta nên nh́n lại chủ nghĩa tư bản đă lần lượt diễn tiến qua những giai đoạn như thế nào?

    1.- Tạm gọi là chủ nghĩa tư bản phiên bản 1.0

    Từ chủ nghĩa tư bản khan hiếm đến chủ nghĩa tư bản thặng dư.
    Vào khoảng năm 1950, chủ nghĩa tư bản bước vào một gia đoạn mới. Trước đó nạn nghèo đói rất phổ biến ở Mỹ. Tiền công thấp, công việc vất vả, và sự thất nghiệp chực chờ ập xuống hầu hết các gia đ́nh. Vào những năm 1930, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%.
    T́nh h́nh này đă thay đổi trong thời kỳ tiếp theo sau thế chiến thứ II. Năm 1958, nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith viết một cuốn sách bán rất chạy nhan đề The Affluent Society (xă hội sung túc) trong đó ông cho thấy đối với hầu hết người Mỹ, sự khan hiếm hàng hóa nay đă lui về quá khứ. Ông nhận xét.
    “người dân thường nay đă hưởng được những tiện nghi, thực phẩm, các phương tiện giải trí, phương tiện đi lại cá nhân và nước máy tư gia, mà cách đây một thế kỷ, thậm chí người giầu cũng không có”. “Sự thay đổi này lớn đến nỗi có nhiều thứ, người ta thậm chí không nhận ra đó chính là nhu cầu cá nhân của ḿnh. Người ta chỉ bắt đầu ư thức khi những nhu cầu đó được tổng hợp, giải thích, và khuyến khích bởi ngành quảng cáo và bán hàng, và nhờ vậy mà hai ngành này trở thành những nghề quan trọng và tài năng nhất của chúng ta”. (Trích chủ nghiă tư bản Phiên bản 3.0 của Peter Barnes).

    John Kenneth Galbraith OC, also known as Ken Galbraith, was a Canadian-American economist, public official and diplomat, and a leading proponent of 20th-century American liberalism.

    The Affluent Society
    Trước năm 1950, nền kinh tế không cung ứng được đầy đủ những thứ người ta cần. Nói cách khác, cầu vượt cung, và có thể gọi giai đoạn đó là chủ nghĩa tư bản khan hiếm. Và có thể đặt cho nó là chủ nghĩa tư bản phiên bản 1.0

    2.- Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0

    Sau thay đổi này, chúng ta chuyển qua chủ nghĩa tư bản thặng dư.
    Trong phiên bản này, các công ty sản xuất hàng hóa không hạn chế; vấn đề của họ là t́m được người mua. Phải tiêu tốn một khoảng GDP lớn để làm cho người ta muốn mua những sản phẩm họ không cần. Và thời hạn trả chậm được kéo dài thoải mái, để có thể bán được những sản phẩm đó.
    Có thể mô tả bước chuyển biến lịch sử này một cách khác. Cách đây một thế kỷ, cái chúng ta thiếu nhất chính là hàng hóa. V́ vậy cũng dễ hiểu khi người ta hy sinh hết mọi thứ để làm ra hàng hóa cho được, và chủ nghĩa tư bản rất sành sơi việc này. Ngày nay chúng ta đă thừa mứa với những sản phẩm cho nhiều nhu cầu, và những cái chúng ta thiếu cũng đă khác trước. Theo tôi, trong các tầng lớp trung lưu, những thứ khan hiếm nhất là thời gian, quan hệ, và cộng đồng. Đối với người nghèo hàng hóa vẫn thiếu, nhưng không phải thiếu v́ sản xuất không đủ, thiếu là do người nghèo không có đủ tiền để mua. Nói cách khác, cái thiếu quan trọng nhất chính là thu nhập.
    Cũng vậy, trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, đất đai, tài nguyên, và điểm đổ chất thải đầy rẫy; cái thiếu nhất chính là vốn huy động được. V́ vậy người ta đă đặt ra những luật và lệ để dành ưu tiên nhất cho vốn. Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, t́nh h́nh đă khác đi. Như nhà kinh tế học Joshua Farley đă nhận định,
    “Nếu chúng ta cần thêm cá trong bữa ăn, th́ cái thiếu không phải là thuyền đánh cá, mà chính là cá. Nếu chúng ta cần thêm gỗ, cái thiếu không phải là xưởng cưa, mà chính là cây”. Chúng ta coi, hay đặt tên cho thời kỳ này là phiên bản 2.0.

    Joshua Farley
    Ecological economics, development economics, economic globalization

    3.- Sẽ chuyển đến chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0 trong tương lai.

    Hiểu qua chủ nghĩa tư bản từ khởi đầu đến cuối thế kỷ 20, có nhiều bất cập, bất công, qúa lạm dụng Công Sản; tận dụng khai thác công sản thiên nhiên, và thải quá nhiều khí thải Carbon vào khí quyển, đổ xuống ḍng sông những chất cặn bă làm ô nhiễm ḍng nước, ô nhiễm nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường. Chủ Nghĩa kinh tế tư bản Phiên bản 1.0 từ đầu đến giữa thế kỷ thứ 19. Bước sang chủ nghĩa kinh tế tư bản phiên bản 2.0 cho đến ngày nay, đă làm thay đổi diện mạo và cơ cấu của trái đất. Mặc dầu đă được cảnh báo rằng, trái đất đang gặp nguy hiểm, nó vẫn tiếp tục như cũ, tựa như một động cơ hơi nước bất kham không có bộ điều tốc. Nó đă xây nên hàng núi của, nhưng rất nhiều của cải đó được lấy ra từ Công Sản mà chúng ta chưa nhận biết ra, và phần lớn trong số đó cũng chẳng giúp chúng ta có thêm hạnh phúc. Những tác nhân chính của chủ nghĩa tư bản, là do các công ty chuyên tối đa hóa lợi nhuận, thực chất đă vượt ngoài tầm kiểm soát, và thành quả từ nỗ lực của các công ty này.

    Tại sao chủ nghĩa tư bản thặng dư lại hành xử như vậy?

    Có thể là do chúng ta cứ toàn thuê những giám đốc điều hành xấu, nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Lỗi chính là do hệ điều hành, mà cũng c̣n do lỗi của các cơ quan công quyền không quan tâm đủ về địa hạt luân lư đạo đức của xă hội. Tạo lư cớ cho các giám đốc điều hành phải hành động, không nghĩ ǵ đến thế hệ tiếp theo, mà chỉ nghĩ đến lời lỗ trong quư sau. Điều này cho thấy, nếu chúng ta muốn thay đổi những kết quả của chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0, chúng ta phải nâng cấp hệ điều hành giữa các công ty và công quyền.
    Trên hành tinh nhỏ bé có sự sống của chúng ta hôm nay, có nhiều chủng loại, có những loài đă bị tận diệt v́ con người, và con người th́ sinh sôi nẩy nở đến con số trên 6 tỷ. Nếu chúng ta, những nhà tư bản, những đại công ty, những ngân hàng lớn, không nghĩ đến hậu vận của các thế hệ sau, hậu vận của trái đất, mà chúng ta chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Chắc chắn trái đất này sẽ bị lâm nguy, các thế hệ sau của chúng ta sẽ gặp khốn đốn. V́ càng ngày, các nước có công nghiệp lớn càng thải nhiều khí thải vào bầu trời, nhiệt độ trái đất nóng dần, băng tan, mực nước biển dâng lên, khí hậu thay đổi bất thường gây hạn hán và băo lụt. Càng thải nhiều chất cặn bă xuống các ḍng sông, càng hủy diệt nhiều môi trường sống của các sinh vật khác, và cũng hủy diệt chính môi trường sống của con người.

    Công Sản là chi?

    Công Sản là tài sản Tạo Hóa đă ban sẵn cho con người cùng muôn loài được hưởng từ khi vũ trụ được tạo thành, ngày nay con người khai thác và xử dụng thái quá, không tôn trọng nhau mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của một thiểu số, của công ty mà quên đi số đông chiếm đến 95% dân số của thế giới, nhất là số dân đông đảo này lại nằm ở chiếu dưới, hạng ba trên địa cầu. Không khí, nước sạch, trái đất là của chung mọi người, các công ty và những người giầu có không được quyền tước đoạt của họ. Trả cho họ bầu trời trong lành, có mưa thuận gió ḥa, đừng vắt cạn kiện ḍng nước. Khai thác rừng có kế hoạch và phải gây lại rừng để tránh mưa lũ và lụt lội. Không bao giờ thải các chất thải gây ô nhiễm xuống các ḍng sông, các công ty phải xử lư các chất cặn bă hợp lư, không v́ lợi nhuận mà gây hại cho các thế hệ về sau.
    Mỗi người cần một nơi ở trên địa cầu, v́ đất đai Tạo Hóa đă dành sẵn cho họ, phải cho họ một chỗ để ở. Không v́ quyền lợi của các công ty, v́ đô thị hóa mà tước đoạt nơi ở của họ.
    Chế độ phong kiến cổ xưa, rồi chế độ Cộng Sản không đem lại công bằng cho xă hội, ấm no hạnh phúc cho con người.
    Nhưng chế độ Tư Bản có đem lại công bằng và hạnh phúc ấm no, cho chính những người dân của đất nước họ hay không?
    Đây cũng là những vấn đề vô cùng nan giải và phức tạp trong chế độ Tư Bản hôm nay, sau cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới vừa qua.
    Chỉ có một thiểu số khoảng 5% các nhà tỷ phú, các công ty cổ phần lớn, các ngân hàng đă nắm đến 95% tài sản của nước Mỹ. Chính họ đă tạo ra cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới, làm cho giới cầm quyền phải điên đầu, vận động quốc hội biểu quyết, dùng công quỹ quốc gia, mà công quỹ của quốc gia là do người dân nghèo phải đóng thuế, để bù lỗ cho các công ty, ngân hàng, hầu vực dậy nền kinh tế. Lời bạc tỷ th́ người giầu bỏ vào túi riêng, lỗ bạc tỷ th́ chính quyền huy động dân đóng thuế bù lỗ.
    Đó là chưa kể tài nguyên thiên nhiên Trời đă ban sẵn cho con người từ khi tạo nên vũ trụ, như bầu trời, không khí, các tần số phát thanh, truyền h́nh; nguồn nước ngầm, biển khơi, rừng. Những Công Sản thiên nhiên trên đă bị những đại công ty, những nhà tỷ phú khai thác không trả tiền, không nghĩ đến những tác hại và trách nhiệm trong hiện tại, và c̣n di lụy đến các thế hệ về sau như: thải bừa băi khí CO2 vào khí quyển, làm cho địa cầu nóng lên, băng đá ở miền bắc cực tan dần, mực nước biển dâng cao, gây cho nhiều phần đất trên thế giới bị ngập lụt.
    Các nhà máy lớn thuộc loại đại kỹ nghệ, của các đại công ty, ngoài việc thải khí thải lên bầu trời, c̣n thải các chất cặn bă xuống các ḍng sông, gây ô nhiễm ḍng nước, làm cho các sinh vật sống dưới nước, có những sinh vật đă bị tuyệt chủng. Những động vật sống trên cạn gần các ḍng sông bị bệnh tật. Và cuối cùng đến cộng đồng dân cư sống gần khu vực các nhà máy, ḍng sông ở chung quanh, cũng bị nhiều biến chứng như ung thư, thế hệ trẻ khi sinh ra mang những dị tật.
    Nạn khai thác rừng bừa băi v́ lợi nhuận, không nghĩ đến bảo vệ rừng có kế hoạch, trồng rừng, gây nên cảnh khi mưa lũ bị bào ṃn các chất màu mỡ ở mặt đất, gây cảnh sa mạc hóa, đồi trọc, đồng không. Tận diệt nhiều thứ động vật hiếm quư.
    Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, thải quá nhiều khí thải vào bầu trời (người ta tính chỉ một ḿnh nước Mỹ thôi, đă thải ra 35% khí thải lên bầu trời). Thử tính xem, các nước kỹ nghệ khác ở Âu Châu, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, và cường quốc kỹ nghệ mới Trung Cộng, phun khói từng giây phút lên không gian, th́ thử hỏi, bầu khí quyển chúng ta đang sống rồi sẽ bị ngột ngạt đến chừng nào.

    Lượng khí CO2, mà Tàu cộng được phép thải so với thế-giới (Hiệp ước Paris do Obama ký)
    Công sản Trời ban cho nhân loại, đă bị những người ở chiếu trên, những nhà tỷ phú, các công ty xử dụng độc quyền, xử dụng bừa băi, xử dụng mà không hề nghĩ đến các thế hệ sau chúng ta. Đây thật là một tai họa, nếu ở trong chế độ tự do tư bản không sớm nghĩ đến và đưa ra được một quy luật để bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn những kho tàng Trời ban cho loài người, không phân biệt ranh giới giầu nghèo, th́ thế giới chúng ta đang sống sẽ tự bị hủy diệt, dù cho ngày gọi là tận thế chưa đến

    Bùi Văn Đỗ
    Cái Đ́nh - 2009

  3. #423
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    TRUNG CỘNG – NHƯ TÔI ĐĂ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU!

    https://vietmania.blogspot.com/searc...4T+L%C3%82U%21
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...rat-rat-l.html

    SATURDAY, MARCH 7, 2020
    TRUNG CỘNG – NHƯ TÔI ĐĂ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU!


    Lê Phú Khải

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

    Sau hoà b́nh 1954, hiệu trưởng trường Hoa văn Việt Bắc Lê Phú Hào (chú ruột của tôi) được cử sang Bắc Kinh làm phóng viên thường trú cho Việt Nam Thông tấn xă. Ông Hào đă học Hoa văn qua tiếng Anh từ một giáo sĩ Trung Hoa không biết tiếng Việt.
    Biết 4 ngoại ngữ thành thạo (Pháp, Anh, Hoa, Tây Ban Nha), dưới vỏ bọc “phóng viên thường trú”, ông là một điệp viên chiến lược của Việt Nam tại Trung Hoa. Trong hồi kư Đèn Cù của Trần Đĩnh viết: “Phóng viên Việt Nam Thông tấn xă kiêm t́nh báo Lê Phú Hào đi tham quan đồng lúa kiêm “sân chơi trẻ con”…” [Đèn Cù, trang 140, NXB Người Việt Books 2014].

    Lê Phú Hào (người thứ hai từ trái sang) và cố vấn Lê Đức Thọ (đứng giữa) tại Hội đàm Paris 1973. (Ảnh tư liệu)

    Hằng năm, mỗi lần về nước báo cáo công tác, ông thường rủ tôi đi chơi, khi th́ đi Hồ Tây ăn bánh tôm, bơi thuyền trên hồ, khi th́ đi Bắc Ninh mua tranh dân gian Đông Hồ để mang sang Bắc Kinh làm quà cho bạn bè quốc tế. Cứ mỗi lần đi chơi như thế, ông thường kể cho tôi những chuyện về Trung Hoa cộng sản. V́ thế, tôi là một trong những người Việt Nam biết rất sớm về bộ mặt thật của cộng sản Trung Hoa từ lúc “t́nh hữu nghị Việt – Trung” c̣n nồng ấm, từ lúc b́nh minh của hai chế độ cộng sản!
    Ông kể, Trung Hoa mời các nhà báo phương Tây ở Bắc Kinh đi thăm một cánh đồng lúa bội thu. Lúa tốt đến mức trẻ con chạy nhảy trên ngọn lúa mà không bị lún! Các phóng viên quốc tế đứng trên bờ chụp ảnh lia lịa. Ông vén quần lội xuống ruộng, th́ lập tức nhân viên an ninh mặc thường phục ngăn lại. Tưởng ông là nhà báo Trung Hoa, v́ nói tiếng Hoa rất thạo, họ bảo:
    Ấy, đồng chí đừng lội xuống ruộng, đây là cảnh dàn dựng, ở dưới ấy có lót ván gỗ để trẻ con nô đùa trên… ngọn lúa, để đánh lừa bọn nhà báo quốc tế!

    … Ông kể, Trung Hoa phát động một phong trào trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng “để khuyến khích văn nghệ sĩ trí thức phát biểu những suy nghĩ thực của ḿnh, góp phần phê phán, xây dựng đường lối lănh đạo của đảng”. Thế là “trăm nhà đua tiếng”!
    Nhưng đó là cái bẫy của Mao Trạch Đông! Sau đó là một chiến dịch đàn áp các văn nghệ sĩ trí thức dám “trăm hoa đua nở”!

    Mao Zedong, also known as Chairman Mao, was a Chinese communist revolutionary who was the founder of the People's Republic of China, which he ruled as the chairman of the Chinese Communist Party from its establishment in 1949 until his death in 1976.
    … Ông kể, thấy chú ở Bắc Kinh đă lâu mà không thấy có vợ, cũng không thấy có bồ bịch trai gái ǵ, chỉ lo làm việc, thế là bọn nhà báo phương Tây lánh xa, không đứa nào dám chơi với chú nữa! Chúng nó bảo nhau: Thằng Việt Nam này là giống dă man, không phải giống người, không thể gần nó được!!! Chú báo cáo về nhà! Thế là ở nhà tức tốc cho vợ con sang ngay! Thím cháu là người Chiêm Hoá, Tuyên Quang, ít tiếp xúc với ai, nên đưa đi dạ tiệc, Tây đến bắt tay, bà ấy không bắt! Chú dặn, hễ ai bắt tay th́ phải vui vẻ bắt tay người ta. Một lần Quốc khánh Trung Hoa, nước chủ nhà thết tiệc khách quốc tế ở Bắc Kinh, bà ấy “sửa sai” bằng cách đi bắt tay mọi người. Nh́n đi nh́n lại không thấy vợ ḿnh đâu, hoá ra bà ấy lên tận bàn trên cùng, đang bắt tay… Mao chủ tịch! Chú hoảng quá, suưt ngất xỉu!
    Ông kể, Đảng cộng sản Trung Hoa thâm độc và đểu lắm! Nghị quyết của Quân uỷ trung ương Trung Hoa ghi rơ: “Phải duy tŕ một nước Việt Nam không mạnh, không yếu, đủ để làm phên dậu cho Trung Hoa”. Như vậy là tất cả những ǵ Trung Hoa “giúp đỡ” Việt Nam chỉ là để Việt Nam làm phên dậu cho Trung Hoa, để Mỹ không thể áp sát Trung Hoa từ phía Nam. Vậy mà sau này, nhiều người Việt Nam không đủ thông tin lại cho rằng, Việt Nam mắc nợ sự “giúp đỡ” của Trung Hoa trong nhiều năm chống Mỹ. Đến nay, c̣n có quan chức phát biểu một cách thành thật đến đáng thương rằng, Việt Nam mang ơn Trung Hoa th́ sẽ trả ơn, nhưng không v́ thế mà Trung Hoa cứ lấn chiếm biển đảo của Việt Nam! Những người c̣n tư duy như thế phải thay đổi 180 độ!
    Trung Hoa phải mang ơn Việt Nam, v́ nhân dân Việt Nam đă lấy xương máu của ḿnh làm phên dậu cho Trung Hoa trong nhiều năm. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông bắt tay được với Nixon năm 1972 th́ Trung Hoa quay ngoắt lại chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, c̣n Mỹ th́ quay lưng với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà!
    Trung Hoa xảo trá, lừa bịp từ ngàn năm nay với Việt Nam. Chẳng có ư thức hệ vô sản, Mac-Lenin nào với Trung Hoa cả. Trung Hoa bao giờ cũng là và vĩnh viễn là anh Tào Tháo trong truyện Tam quốc với phương châm “thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”! Không phải nhân dân Trung Hoa, mà là bọn cầm quyền ở Trung Hoa từ xưa đến nay, nhất là bọn độc tài toàn trị cộng sản hôm nay luôn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.

    Tào Tháo: Cao Cao, courtesy name Mengde, was a Chinese warlord, statesman and poet. He was the penultimate grand chancellor of the Eastern Han dynasty who rose to great power in the final years of the dynasty.
    May mắn là tôi đă hiểu Trung Hoa từ rất, rất sớm như thế. Khi Trung Hoa mở cửa, nhiều người sang du lịch Trung Hoa đă loá mắt về những thành phố tráng lệ, những đường cao tốc, những nhà cao tầng mọc lên… Hay là…? Hay là…? Tôi kiểm chứng lại tư duy của ḿnh và quyết định đi Trung Hoa vào đầu năm 1996 trước khi Hồng Kông được trao trả về Trung Hoa.
    Tôi vẫn thấy ḿnh đúng ngay từ khi đặt chân xuống sân bay Bạch Vân tỉnh Quảng Đông Trung Hoa. Vật chất có, nhưng con người của bộ máy công quyền cộng sản Trung Hoa th́ xấu xa và đểu cáng đến mức tôi không thể hiểu nổi. Các nhân viên an ninh và hải quan Trung Hoa nh́n khách du lịch như kẻ thù, họ nói cười ầm ĩ, thô bỉ và vừa nói chuyện với nhau vừa làm việc, xét hộ chiếu, đóng dấu…
    Qua được một cửa, đến cửa thứ hai th́, đoàn có 12 người mà tôi là trưởng đoàn, có danh sách hẳn hoi, nhưng tôi bị giữ lại (!). Lư do v́ họ đóng dấu nhầm! Thế là tôi, cô hướng dẫn viên người Trung Hoa và cậu nhân viên của công ty du lịch Travel Company V.Y.C. thành phố HCM phải quay lại cửa thứ nhất để đóng dấu lại. Cái dấu đóng lại ấy lại có một con dấu áp lai đóng đè lên, và, họ không xin lỗi ǵ cả! Từ đó trong suốt chuyến đi (Quảng Châu – Hồng Kông – Ma Cao rồi trở về Quảng Châu để về nước) hễ xem hộ chiếu của tôi là an ninh và hải quan lại hoạnh hoẹ.
    Khi vào tham quan một địa điểm nào đó, nếu muốn t́m nhà vệ sinh th́ rất… trần ai! V́ tất cả các biển đề ngoài cửa đều là chữ Trung! Tôi hỏi cô hướng dẫn viên người Hoa th́ được giải thích: Trung Hoa chủ trương thế giới sẽ nói tiếng Hoa, ai muốn đi lại giao thương với Trung Hoa th́ phải học tiếng Trung, v́ vậy, có lệnh là đến nhà vệ sinh cũng phải để chữ Trung, không được có một tín hiệu nào khác! Họ chủ quan và ngạo mạn một cách rất vô lối và lố bịch!
    Nhưng khốn nạn nhất với tôi là lúc từ sân bay Bạch Vân trở về thành phố Hồ Chí Minh, đến lượt tôi th́ bị gạt lại, lư do v́ từ Ma Cao về lại Quảng Châu, hộ chiếu của tôi không có dấu thị thực vào lại Trung Hoa từ Ma Cao, lúc đó thuộc Bồ Đào Nha. Cô nhân viên hướng dẫn du lịch người Hoa giải thích ră bọt mép họ chỉ cười hô hố! Cô đưa cả danh sách đoàn 12 người mà tôi là trưởng đoàn… họ cũng chỉ cười hô hố. Lúc đó, chỉ một cú “phôn” về cửa khẩu Chu Đậu tiếp giáp với Ma Cao là có thể giải quyết cho tôi về cùng đoàn. Nhưng các nhân viên an ninh và hải quan c̣n măi cười đùa nên không ai giải quyết ǵ cả. Thế là tôi và anh hướng dẫn viên của V.Y.C. thành phố HCM phải ở lại Quảng Châu, thuê khách sạn ở trong 3 ngày để thuê ô tô và chở cả cô hướng dẫn viên người Hoa đi lại cửa khẩu Chu Đậu để đóng dấu nhập lại từ Ma Cao về Quảng Châu. Đến nơi, họ bật vi tính lên, thấy có tên tôi trong đoàn, nhưng v́ họ “quên”, không đóng dấu nhập! Họ cộp một cái dấu rồi quẳng lại hộ chiếu cho tôi! Không một lời xin lỗi! Chúng tôi tốn kém 3 ngày ăn ở và đi lại cả 300 cây số rồi mới “thoát” về nước được!
    Con người của bộ máy công quyền Trung Hoa vô cảm, vô liêm sỉ và đểu cáng đến mức tôi không thể ngờ tới! Đó là kết quả bao nhiêu năm nhào nặn, dạy dỗ, đào luyện của Đảng cộng sản Trung Hoa. Tôi càng tin rằng một đất nước với lănh đạo như thế và con người như thế th́ dù có đóng được tàu sân bay cũng sẽ sụp đổ tan tành bất cứ lúc nào.
    Và điều tôi nghĩ đă thành sự thật, với sự xuất hiện của con Covid-19! Trên tất cả, trước tất cả là sự bóp chết tự do thông tin ngôn luận, và lạm dụng quyền lực để đàn áp nhân dân của bộ máy toàn trị, công an trị. Nếu bác sỹ Lư Văn Lượng không bị công an đến bắt và bịt miệng th́ Vũ Hán, Trung Hoa và thế giới không điêu đứng như hôm nay! Nhân dân Trung Hoa đă bừng tỉnh và căm thù đảng cộng sản Trung Hoa.

    Li Wenliang: Lư Văn Lượng was a Chinese ophthalmologist known for raising awareness of early COVID-19 infections in Wuhan. On 30 December 2019, Wuhan CDC issued emergency warnings to local hospitals about a number of mysterious "pneumonia" cases discovered in the city in the previous week.
    Cả thế giới ghê tởm sự cai trị tàn độc của đảng cộng sản Trung Hoa. Không có lư do ǵ để chế độ toàn trị ở Trung Hoa không sụp đổ. Cho dù nó đang tập đóng tàu sân bay!

    Hộ chiếu của tác giả với chi chít dấu đóng nhầm và dấu giáp lai.
    L.P.K.
    Tác giả gửi BVN
    Posted by Angesat 7:10 PMNo

  4. #424
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Mùa mưa và ngày 30.4

    https://www.danluan.org/tin-tuc/2015...ua-va-ngay-304
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...a-ngay-30.html

    5xu - Mùa mưa và ngày 30.4
    Theo blog 5xu


    Hôm rồi tôi rủ bạn bè: Ngày 30 tháng 4 phải đi uống bia chứ nhỉ, xét cho cùng th́ không có ngày này th́ hội ḿnh không có ngồi đây.
    Thực ra trong nhà, vợ tôi đă nói như vậy từ hồi mới cưới. Không có 30/4 của mấy chục năm trước th́ ta không gặp được nhau thế này. Dù rằng mỗi sáng tháng Tư đi chợ Tân Định, về nhà vợ tôi vẫn bảo: ngoài chợ người ta vẫn nhắc hôm nay họ đánh đến đâu, đánh đến đâu. Ở Sài G̣n, ngoài chợ, có những người b́nh dân vẫn nhớ những ngày tháng tư ấy, thay v́ chào nhau buổi sáng người ta nhắc lại những ngày cuối cùng của mấy mươi năm trước.
    Nhóm bạn th́ tếu táo: Không có ngày này, chắc tôi sẽ là một thằng con ông cháu cha nho nhỏ, đi du học Bắc Hàn. Không có ngày này chắc em đang ở Hà Nội và hô khẩu hiệu Lê Chủ Tịch muôn năm.
    Không có ngày này, chắc chúng ta đang dùng ngôn ngữ mao-ít. Chủ tịch Kim Chính Ân, thay v́ Kim Jong Un.

    Kim Jong-un is a North Korean politician serving as Supreme Leader of North Korea since 2011 and the leader of the Workers' Party of Korea since 2012. He is the second child of Kim Jong-il, who was North Korea's second supreme leader from 1994 to 2011, and Ko Yong-hui.
    Bạn Chính Ân có mái tóc huyền thoại hóa ra hiểu biết về quyền lực và trị quốc hơn chúng ta. Với tư duy hoàn toàn ngây thơ bạn hiểu rằng một đứa trẻ con không thể nào ôm đống đồ chơi khổng lồ của ḿnh được. Sớm muộn sẽ tuột tay và đồ chơi rơi đi hết. Cách tốt nhất là chia cho bạn bè cùng giữ. Chia cho cùng giữ chứ không phải ban phát cho các đứa bé khác trong gia tộc của ḿnh. Nhiều đế chế lớn tan giă chỉ v́ hoàng đế cắt đất phong vương cho các gia tộc lớn .
    Gần đây nhất, Chính Ân đă đề xuất cách thức biến Triều Tiên thành thể chế Liên Bang. Kim Chủ Tịch không ngớ ngẩn như trong các tranh biếm họa mà ở Việt Nam chúng ta hay share trên FB để chế giễu, chủ tịch Ân có cái ǵ đó sâu sắc hơn nhiều.
    Sinh ra ở khi đất nước đang chia cắt, lớn lên nước vẫn chia cắt, làm chủ tịch rồi vẫn cắt chia, Kim Chính Ân thừa hiểu rằng, một miền bắc lạc hậu hơn có thể xâm chiếm miền nam tân tiến hơn với thể chế cộng ḥa chính danh, chứ Nam Hàn văn minh không thể chiếm được một Bắc Hàn có thể chế cộng ḥa, nhiều lực lượng chính trị chia sẻ quyền lực một cách cân bằng mong manh (mà gia đ́nh chủ tịch Kim làm miếng quyền to nhất). Cơ chế Liên Bang mà chủ tịch Kim đang nhắm tới đang là nền cộng ḥa như thế. Và sẽ không có 30 tháng 4 ngược ở Triều Tiên. Cậu bé Kim sinh năm 1984 du học ở Thụy Sỹ về, hóa ra không phải là đứa con nít. Nếu phải lựa chọn lănh đạo đất nước giữa hai: “hoặc là con ông cháu cha du học về, hoặc là một tay ở rừng ở núi ra, (chưa kể chả biết bố nó là ai hehe)”, các bạn sẽ chọn ai? Con nhà tông không giống lông th́ giống tóc. Hăy nh́n vào Tập Cận B́nh.
    Từ ngày bạn Tập Béo lên ngôi, từ chối sống yên ả trong cái bóng của Giang chủ tịch với tuyên bố không làm “hoàng đế nhí”, không làm “vua không quyền”, ở Việt Nam hay nghe tới hội nghị Bắc Đới Hà. Nếu đọc sách về Mao Trạch Đông sẽ thấy Bắc Đới Hà là nơi các lănh đạo Trung Quốc choảng nhau (debate) tan nát thế nào. Cực kỳ quyết liệt. Thế mới khá được. Tiếng Tàu cũng như tiếng Tây, đại từ gọi nhau toàn mày tao. Cứ thử tưởng tượng, ở Việt Nam, đang quen kiểu bác bác chú chú, anh hai anh tư, giờ BCT và TW họp mà cứ mày-tao thẳng cánh trong tranh luận việc đại sự quốc gia, th́ chất lượng debate sẽ tiến bộ c̣n hơn Bắc Đới Hà.
    Nói đến Bắc Đới Hà, nhớ đến sách sử viết về xứ Bắc Hà.
    Ngày xưa, tất tần tật các phái đoàn ngoại giao nước ngoài đến Việt Nam, đều do Chúa Trịnh tiếp. Riêng đoàn ngoại giao của Trung Hoa tới Thăng Long th́ vua Lê tiếp.
    Ngạc nhiên chưa, lịch sử nhấp nháy những tia sáng le lói nhiều khi rất hay như thế về hiện tại.
    Chế Lan Viên có một câu thơ nhấp nháy lịch sử bí hiểm văi chưởng: “Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê”. Rất có thể, quanh Hồ Gươm, cái khu Kẻ Chợ danh tiếng ấy, nằm sát Phủ Doăn, là nơi quyền lực của Chúa bao phủ. Nơi ấy nhắc nhau không bô bô bàn những chuyện vốn chỉ khẽ xôn xao trong Hoàng Thành của vua Lê.

    Chế Lan Viên was a Vietnamese poet. He was born Phan Ngọc Hoan, in Đông Hà, in Central Vietnam. He grew up in Quy Nhơn further south, and started writing poetry at an early age. His first collection, published when he was seventeen, gained him notice as a poet of original, if morose, sensibilities.
    Người Kẻ Chợ từ cái thủa Vua Lê Chúa Trịnh ấy đă bắt đầu quen thói buôn chuyện chính trị vỉa hè. Mọi x́ xào trong cung Vua, mọi biến động trong phủ Chúa, dân buôn chuyện vỉa hè hóng hết rồi b́nh luận hết. Ngày nay vỉa hè ấy thượng lên cả internet.
    Rất may trên cyberspace không có chỗ thắp nhang.
    Việc nghiêm chỉnh thắp nhang và thành kính cầu xin, bỏ qua yếu tố mê tín, quả thực là một việc có ích. Những lúc thắp hương và thành kính xin một điều ǵ đó, chính là lúc chúng ta tự nhận thức ḿnh thực sự đang mong muốn cái ǵ, tin tưởng cái ǵ sẽ đến với ḿnh nếu ḿnh làm hết tâm huyết. Biết ḿnh thực sự muốn ǵ, mong mỏi nó đến với ḿnh, chắc chắn lúc thực hiện công việc, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy nên thắp nhang mỗi ngày, không phải chỉ là một thói quen quá ư là mê tín.
    Ngày xưa vua quan cũng hay hương khói cúng trời cúng đất mong mỏi điều tốt lành đến với dân với nước. Không biết sau mấy chục năm thay việc thắp hương cho đất nước bằng việc tụng niệm Mác Lê Hồ Mao (Karl Max, Lê khả Phiêu, Hồ chí Minh, Mao trạch Đông), kết quả có khấm khá hơn không. Câu trả lời có lẽ hơi bi quan một tí. Ai cũng biết thừa là niềm tin trong cái việc tụng niệm ấy gần như chả có ǵ.
    Ngay cả bạn Tập, trong phát biểu đợt cầu đồng tồn dị vừa rồi, bạn ấy cũng không nói ǵ đến XHCN nữa. Tất nhiên bạn ấy cũng không nói về 30.4, một ngày kỉ niệm của Việt Nam mà người ngoài, kể cả nước Mỹ đồng minh của miền nam, cũng không bao giờ hiểu cho hết được.

    Xi Jinping is a Chinese politician who has served as General Secretary of the Chinese Communist Party and Chairman of the Central Military Commission since 2012, and President of the People's Republic of China since 2013.
    Thực sự năm nào tôi cũng đợi ngày 30.4. Với tôi ngày ấy kết thúc mùa khô với những ngày nóng không thể chịu nổi kéo dài từ sau Tết Âm Lịch, để bước qua mùa mưa mát mẻ hơn nhiều.
    Chủ đề: Chính trị - xă hội
    Từ khóa: 30 tháng 4, Kim Jong Un, 5xu

  5. #425
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Một Đời Nặng Nợ Áo Cơm!

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...doan-xuan-thu/
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...ongsongcu.html


    Posted on December 19, 2019 by dongsongcu
    Đoàn Xuân Thu

    Một Đời Nặng Nợ Áo Cơm! – Đoàn Xuân Thu


    Sau 75, bà con ḿnh đói khổ quá. Để có cái bỏ vào mồm mà sống sót th́ ‘chà đồ nhôm’ tức ‘chôm đồ nhà’; kể cả những kỷ vật gia đ́nh thường trân quư như chiếc áo dài ngày Ba cưới Má cũng đem ra mà ‘măi’.
    Vậy là bất cứ thành phố thị xă nào của miền Nam, chợ Trời tự phát mọc lên. Bà con ḿnh ra đó mua mua, bán bán. Đồ nhà cũng mua và đồ ăn cắp cũng mua. Bán ǵ cũng mua và mua ǵ cũng bán.
    Khách hàng là những người dép râu nón cối, răng hô đi đâu cũng kè kè cái ‘bazooka’ để bắn thuốc lào nghe ro ro, thuộc phe thắng trận. Những người hồi đó tới giờ mới biết cái đồng hồ không người lái! Mới biết người Sài G̣n sáng nào cũng ra lề đường ngồi, nh́n đăm đăm cái nồi ngồi trên cái cốc mà suy nghĩ chuyện đời.
    Giá mà những ngày cuối cùng của cuộc chiến, nhạy bén như đồng bào miền Bắc di cư vào năm 54, chạy ra bến Bạch Đằng, bỏ cả chiếc xe gắn máy Honda cho đứa nào ở lại muốn chạy th́ chạy, leo đại xuống chiếc tàu nào sắp rời bến là giờ ḿnh đă ở đảo Guam; cuộc đời đâu áo vũ cơ hàn cho đến nông nỗi nầy!

    ***

    Bà con lao động ḿnh c̣n giỏi cḥi đạp để t́m đủ mọi cách mà sanh tồn.
    Giới cầm bút làm báo th́ dở ẹc trong chuyện mua bán nầy; v́ suốt cả một đời chỉ biết bán chữ. Mà giờ cơm không đủ ăn th́ bà con ḿnh có ‘quởn’ đâu mà đi mua chữ chớ?

    Nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam đành phải đem chữ của ḿnh ra bán Chợ Trời sáng sáng.

    Sơn Nam xưa giờ đánh máy chữ xách tay hiệu Olivetti. Gơ chữ là có tiền xu, tiền cắc hè. Cái máy chữ này như người vợ nhỏ, cưới hồi nhỏ, bỏ hổng đành, hổng nỡ phụ bạc người xưa!
    C̣n bây giờ ‘internet’ cũng hay! Gơ cộp cộp, xong, bắn cái rẹt là tới ṭa soạn nhanh như chớp. Chỉ có cái vụ trả tiền nhuận bút là vẫn rùa ḅ, ́ ạch như xưa.

    ***

    Sơn Nam ngồi trầm tư bên ly cà phê đen trong căng-tin của tuần báo Văn Nghệ, chờ thiên hạ tới đặt bài. Vậy mà có một thằng nhà thơ c̣n con nít ke, dám giỡn hỗn, rằng:
    “Sơn Nam đang đứng bến như những cô gái giang hồ”
    Hổng lẽ mới sáng nó đă ‘xỉn’ hay nó ‘cà nanh’, hổng ai đặt thơ nó viết? Mần văn kiếm ăn. Mà kiếm ăn là cạnh tranh, tranh danh, tranh tiếng; nhưng đừng chơi tṛ ‘phun độc’ nhe bạn! Ḿnh là dân văn nghệ mà?!
    Nhưng nghĩ cho kỹ, tay nhà thơ nầy không phải phun ‘nọc độc’ ǵ đâu mà ‘tự thán’ cho cái kiếp làm văn nghệ trong thời buổi hỗn mang bây giờ như một cô gái giang hồ bán thân; c̣n nhà văn bán chữ để nuôi thân. Viết phải làm vừa ḷng kẻ trả tiền, dù hổng bao nhiêu, kể cả nói dóc để tuyên truyền; chớ không viết bằng trái tim của ḿnh như ngày xưa nữa!

    ***

    Ngồi một lát, có thằng đạo diễn (từ ngoài Bắc mới ḅ vô đất phương Nam một thời trù phú để kiếm ăn) lại, chở đi ăn phở Tàu Thủy trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Sơn Nam bèn tháo hàm răng giả ra, bỏ lên bàn nghe cái cộp, để húp nước lèo cho nó đă.
    Tưởng nó thơm thảo mời đi ăn phở nhưng đời mà có ai cho ai không cái ǵ bao giờ?
    Nó bỏ tiền ra bao tô phở để nhờ sửa giùm vài chữ. Nó viết:
    “Đi hái bông súng nấu canh chua”
    Sơn Nam gạch chữ hái, thay vào chữ ‘nhổ’.
    “Người ta ăn cọng bông súng. Cọng th́ nhổ, hái khỉ mốc ǵ. Sửa một chữ, một tô phở, hổng mắc đâu!”
    Xong xuôi, thằng đạo diễn nầy lại lái xe Honda trả Sơn Nam về chỗ cũ.
    Xưa giờ nhà văn Sơn Nam được mệnh danh là Vua đi bộ mà. Hổng có ai chở đi xa xa chừng 5, 10 cây số là chịu thua thôi. Hồi c̣n trẻ khỏe, ngày lội 5, 10 cây số ăn nhằm ǵ. Giờ già rồi nó phải khác chớ!
    Cũng có lần tụi truyền h́nh bí đề tài, bèn lôi đại nhà văn ra mà phỏng vấn (dĩ nhiên có trả chút tiền c̣m) rằng “Sao viết văn?”
    Sơn Nam, một cơi rất U Minh ‘sang sáng tôi tối’, trả lời rằng:
    “Tôi sức yếu quá, nếu khỏe như Huỳnh Đức th́ đă đi đá banh rồi. Lại xấu trai nữa, nếu không đă đi đóng phim như Chánh Tín hồi c̣n trẻ. Vừa ốm yếu, vừa xấu trai đành đi viết văn vậy!”.

    Lê Huỳnh Đức is a Vietnamese football manager and former footballer currently coaching SHB Đà Nẵng of the V-League. Đức is a former member of the Vietnam national football team, with whom he earned 60 caps, as well as being its top scorer.

    Nguyễn Chánh Tín (29 tháng 11 năm 1952 – 4 tháng 1 năm 2020) là một diễn viên điện ảnh và đạo diễn nổi tiếng một thời của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

    ***

    Bán chữ ở chợ Trời, chợ đời cũng có bữa kha khá, bữa đủ ăn; bữa đói nhăn răng. Xui quá! “Có mấy cô kư giả trẻ đến hạch hỏi mấy tiếng đồng hồ, trả lời muốn khan cổ họng mà chẳng có đồng xu. Nhưng kể ra cũng tội nghiệp tụi nó, sinh viên từ miền Tây mới ra trường, đang thử việc, không có bài hay th́ chủ báo không kư hợp đồng nên ráng giúp tụi nó”.
    Dẫu vậy, so với nhà văn Lê Xuyên cùng thời, đang sống trong cùng khổ, phải bán thuốc lá lẻ ngoài đường phố th́ nhà văn Sơn Nam họa hoằn đôi khi cũng có vô mánh.
    Như thằng Tây Jean-Jacques Annaud, đạo diễn phim Người T́nh (L’Amant) quay tại Việt Nam (Sa Đéc và Sài G̣n) vào năm 1986 cũng trả được một mớ kha khá nhưng cửu hạn phùng cam vũ, chịu nắng hạn lâu ngày được gặp mưa cũng đỡ đỡ chừng một tháng rồi lại tiếp tục hạn hán.

    Nhà văn Lê Xuyên
    (1.11.1927 - 2.3.2004)


    ***

    Thời buổi bây giờ viết là phải lách thế mới gọi là viết lách. Lách không khéo đụng vô điều cấm kỵ của mấy ‘quan anh’ về văn hóa là nó tước mất cây viết của ḿnh, mất cha nó cái cần câu kiếm cơm là đói lắm!
    “Ông muốn yên thân th́ nghe lời tui: Ngắt véo nó chút đỉnh. Bài ông viết, tui mới cho đăng, đặng ông kiếm chút cháo”…
    Độc giả thân mến, có người thông cảm; có người không. Người không th́ nói tui a dua:
    “Thiệt là oan Thị Mầu! Thôi kệ hàm oan th́ chịu, biết nói làm sao bây giờ ?!

    ***

    Bán chữ cũng bán từng bài nhưng cũng có đứa thấy kiếm ăn được bèn mua măo. Thằng nhà xuất bản Trẻ mua hết tác phẩm của Sơn Nam.
    “Bây giờ nhà xuất bản Trẻ làm ăn khấm khá, anh chị có cơm ăn, tui cũng có chút cháo” .
    Nghe vậy, nó trả hổng có bao nhiêu mà c̣n dặn đừng nói ai nghe; nên cứ tưởng tiền trao cháo múc như Tây. Nhưng ‘Mít’ lại trả tiền không ngọt, lắt nhắt, hổng làm ǵ được như gió vào nhà trống!
    Kẹt cái là ngoài nó, hổng có ai mua. Toàn là đọc chùa trên ‘internet’ như hồi xưa đi coi hát cọp. Xưa nghèo, mê hát bội, hổng tiền, coi hát cọp là phải rồi. Giờ tụi nó giàu nứt vách mà cũng coi cọp nữa. Thiệt là bó tay?!
    Rồi bữa phát hành sách lại mời thỉnh ‘giao lưu, giao liếc’ đánh trống thổi kèn quảng cáo xong, nó mời đi ăn. Nó ăn cơm Dương Châu, tưởng ḿnh được ăn cháo Bào Ngư, dè đâu ăn cháo hột vịt muối. Mặn thấy bà! Mà nước mất rồi c̣n đâu mà uống?! Đành kiếm nước phông tên uống đỡ.

    ***

    Thưở sanh tiền, khu du lịch B́nh Quới, Thanh Đa có nặn tượng nhà văn Sơn Nam để câu khách. Ông đói nhăn răng, mà tụi nó bắt ông phải đứng đó để nh́n thiên hạ ăn nhậu ́ xèo! Thiệt là oái oăm cho cuộc đời cho một người suốt cả đời cầm viết!
    Nhà văn Sơn Nam mất năm 2008, năm nay đă được hơn 10 năm lẻ. Nhưng theo tui, chết đâu phải là hết, chỉ là ‘tiếu ngạo giang hồ’ từ hành tinh này sang hành tinh khác mà thôi!
    Mười năm như bóng câu qua cửa sổ, trong chớp mắt. Sơn Nam được an táng ở Hoa viên Nghĩa trang B́nh Dương do công ty Chánh Phú Ḥa (Cphaco) xây dựng năm 2006, rộng tới 200 hecta, tại phường Chánh Phú Hoà, thị xă Bến Cát, tỉnh B́nh Dương, cách Sài G̣n 50 cây số.
    Nghe nó quảng cáo là tặng cái mộ phần cho nhà văn Sơn Nam tốn của tụi nó tới 1 tỉ đồng. Có người vô tâm cho rằng nhà văn Sơn Nam hên, khi chết được mồ yên mả đẹp, nằm gần toàn đại gia, có máu mặt trên chốn giang hồ gió tanh mưa máu.
    Tui th́ lại nghĩ khác khi nhớ tới mấy câu thơ của ông:
    “Phong sương mấy độ qua đường phố.
    Hạt bụi nghiêng ḿnh nhớ đất quê”.
    Khi chết, theo tui đoán, chắc ông muốn về lại đất quê hơn, như trong ‘T́nh nghĩa giáo khoa thư’, tuyển tập ‘Hương rừng Cà Mau’ để tiện thể ghé xóm Cà Bây Ngộp, thăm bạn hiền Tư Có, ăn cá lóc nướng trui, uống rượu ‘Ông Cọp’ chơi cho vui.

    Sơn Nam (1926 - 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng.

    Đoàn Xuân Thu.
    Melbourne

    Nguồn: https://www.tvvn.org/mot-doi-nang-no...doan-xuan-thu/

    Phụ Lục:
    THDT - Nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam - Điểm đến cuối tuần


    Nhà văn Sơn Nam kể về chuyện đào kênh

  6. #426
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tâm Sự Một Kẻ Lưu Vong Bất Đắc Dĩ

    http://vietmania.blogspot.com/2018/0...ac-dy-chu.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...bat-ac-di.html

    Monday, September 17, 2018
    Tâm Sự Một Kẻ Lưu Vong Bất Đắc Dĩ
    Chú Chín Cali


    Miệng nói “ḥa giải ḥa hợp” nhưng Cộng sản dựng bia cổ vơ hận thù.
    ***
    Hơn bốn mươi bốn năm về trước tôi háo hức đặt chân đến xứ Mỹ như là một sinh viên Việt Nam Cộng Ḥa du học, tràn đầy sức sống, tương lai nhuộm màu hồng rạng rỡ.
    Không ai ngờ ngày quốc nạn năm 1975 xảy ra như cơn lốc xoáy đă làm đảo lộn hoàn toàn cuộc đời chàng sinh viên trẻ cũng như vận mệnh của cả dân tộc Việt Nam. Biến cố xảy ra quá đột ngột, khủng khiếp và tàn nhẫn. Người Việt Quốc Gia đă làm ǵ nên tội đến nỗi phải trả bằng một giá quá cao, bằng máu xương và nước mắt? Xa quê hương, mọi liên lạc với gia đ́nh đều bị cắt đứt, các du sinh lúc bấy giờ lạc lơng nơi xứ người, ngơ ngác như con chim lạc bầy trong cơn dông băo, ngỡ rằng ḿnh đang sống trong cơn ác mộng. Từ đấy họ trở thành những kẻ lưu vong.
    Hơn bốn thập niên sau, khi mái tóc xanh đă bạc màu, có nhiều lúc chạnh ḷng, tôi hướng tâm về quê cũ hồi tưởng lại đời ḿnh sao thấy như một giấc mơ, vẫn thấy ḿnh bơ vơ lạc lơng như ngày nào khi mới vừa đặt chân đến xứ Mỹ. Có khác biệt chăng là con chim non lạc bầy ngày xưa bây giờ là con chim già mơi cánh nh́n về chân trời xa xăm và tự hỏi:
    Đâu là quê hương tôi?
    Là nơi đây hay ở tận bên kia bờ đại dương, nơi mặt trời đă tắt?
    Xứ Mỹ là vùng đất hứa. Người Mỹ đă mở động tầm tay đón nhận những người ty nạn với tấm ḷng nhân ái, tinh thần trách nhiệm của một đồng minh và mặc cảm của một người anh phụ bạc. Họ chia sẻ một phần chiếc bánh phồn vinh mà họ được thừa hưỡng từ ông cha và không ngừng xây dựng cho đến ngày nay. Họ cho người ty nạn tất cả mọi cơ hội để trở thành như họ, công dân của một quốc gia phồn thịnh phú cường nhứt thế giới. Cũng nhờ vậy chúng ta và con cháu chúng ta mới có được được ngày hôm nay. Tôi biết ḿnh may mắn và biết ơn.
    Ngày xưa người Mỹ biết quí trọng ân nghĩa đă vinh danh ngày Thanksgiving là một quốc lễ để tạ ơn những người da đỏ ân nhân. Người Việt lưu vong phải chăng c̣n một món nợ ân t́nh phải trả đối với người Mỹ ân nhân đă giúp chúng ta có được ngày nay?
    Nước Mỹ từ lâu là một đại cường quốc đứng đầu thế giới nhờ là một hợp chủng quốc, nơi phối họp tinh hoa của nhiều sắc dân trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Văn hóa Việt Nam đang đi vào lịch sử Mỹ. Bàn tay và khối óc của người Mỹ gốc Việt đă và đang góp phần xây dựng sự phồn vinh cho nước Mỹ.
    Nhớ ngày nào, vừa được nhập quốc tịch Mỹ, tôi cầm lá cờ hoa trong tay mà sung sướng trong ḷng, tự nguyện rằng tôi sẽ yêu thương quê hương mới mà tôi đă nhận là đất mẹ; tuy biết rằng ḿnh c̣n xa lạ lắm đối với người mẹ mới, c̣n ngỡ ngàng trước những người anh em mũi lơ, mắt xanh, nhưng tôi đă nguyện với ḷng là sẽ làm tất cả những ǵ trong khả năng của ḿnh để xứng đáng là một công dân Mỹ.
    Tôi làm việc như Mỹ, nói tiếng Mỹ, ăn hamberger, xem football, treo cờ Mỹ trong những ngày lễ lớn. Tôi tập nói “Thank you”, “I am sorry”, “Excuse me”, “Hi” và “Good morning”, những câu xă giao thông thường mà trước đây tôi không quen sử dụng nhưng bây giờ thấy đó là văn hóa.
    Nhưng dẫu có cố gắng thế nào đi nữa tôi vẫn bị các con cháu sửa lưng v́ dưới mắt chúng tôi vẫn c̣n quá nhiều “chất Mít” hơn là “chất Mẽo”! Tuy mang quốc tịch Mỹ nhưng trong cùng tận đáy ḷng, chưa bao giờ tôi cảm thấy ḿnh thật sự là một người Mỹ. Tuy nhiên tôi sẽ binh vực người Mỹ đến cùng trong các cuộc căi vă. Ai chửi Mỹ tức là họ chửi tôi.
    Nếu có người ngoại quốc hỏi tôi “where are you from”, cách hỏi quốc tịch, tôi trả lời ngay không cần suy nghĩ: “I am an American” để không bị lôi thôi phải trả lời những câu hỏi kế tiếp. Nhưng nếu có người nghi ngờ hỏi có phải tôi là người Việt Nam không, tôi sẽ lựng khựng không biết phải nói sao cho ổn. Tôi miễn cưỡng trả lời tôi là người Mỹ gốc Việt. Sở dĩ tôi không nhận ḿnh là người Việt v́ đối với người ngoại quốc khi nói đến người Việt họ có thể nghĩ ngay là tôi là công dân của cái gọi là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đó là cái tên một đất nước bất hạnh c̣ng đang bị kềm kẹp trong ách độc tài của cộng sản cuối mùa, nổi tiếng là tham nhũng, chà đạp nhân quyền, đàn áp tôn giáo, ăn cắp vặt ở Nhật Bản, Hồng Kông, phơi vi cá mập trên nóc nhà Đại sứ quán ở Chile làm hôi thối cả vùng! Tôi không muốn ḿnh bị “quơ đũa cả nắm”.
    Con người ai cũng có cội có nguồn và hănh diện về nguồn cội của ḿnh. Người Mỹ da đen nhất định đ̣i được gọi là “Người Mỹ gốc Phi châu” v́ họ hănh diện cái gốc Phi châu nô lệ của họ. Từ ngh́n xưa, người Việt Nam đă bảo vệ cái gốc của ḿnh bằng xương trắng máu đào. Ta phải hănh diện và trân quí nó.
    Người Việt hải ngoại ngày nay đă tạo được một thế đứng vững vàng, nếu không nói là nổi bật trong xă hội Mỹ nói riêng, trên thế giới nói chung. Tuy xứ Mỹ là một “melting pot” nhưng trong cái nồi xào bần nầy vẫn thấy nhiều nhóm trắng, đen, đỏ, nâu, vàng. Người Việt chúng ta như đàn kiến vàng mất tổ nên rủ nhau đến xây tổ mới. Trong cái tổ mới ấy, không ai c̣n mặc cảm ḿnh là người ngoại quốc nữa, sống thoải mái trong cái thế giới của ḿnh.
    Mọi người Việt, dù đang trên đất Mỹ, đều có chung một màu da, một tiếng nói, cùng phong tục, tập quán, nhứt là ăn uống giống nhau. Ngày nay, hầu hết các nhu cầu, các dịch vụ và nhu yếu phẩm đều t́m thấy trong tầm tay. Tiếng Việt lại là ngôn ngữ chính để giao tiếp giữa các đồng hương nên tiếng Mỹ không c̣n cần thiết nữa nếu sống trong cộng đồng. Cũng v́ vậy nhiều người quên bẵng đi là ḿnh là người Mỹ, đang sống trên xứ Mỹ nên hành sử như người Việt Nam, đang sống ở Việt Nam.
    Trước năm 1975 có rất ít người Việt ở Mỹ nên khi gặp nhau là một dịp quí hiếm, ai nấy đều vui mừng vồn vă tay bắt mặt mừng, khác hẳn với ngày nay. V́ cộng đồng Việt trên đất Mỹ hiện đă trên dưới hai triệu, đông nên đồng hương gặp nhau không c̣n là chuyện hiếm, cũng không c̣n thắm thiết như trước. Mặc dù vậy, từ khi về sinh sống trong khu Sài G̣n Nhỏ tôi vẫn thấy ḿnh hạnh phúc hơn, cái cảm giác ấm áp, an toàn, khi con sâu được chui ngược vào nằm gọn trong cái kén quen thuộc mà ngày xưa nó cố vùng vẫy cắn phá để thoát ra. Tuy nhiên “ở xa mỏi chân ở gần mỏi miệng”, sống chung chạ khó mà tránh khỏi những va chạm phiền toái đến bực ḿnh.
    Tuổi trẻ đam mê với công việc làm, bận rộn với cuộc sống xô bồ, nên dễ quên quá khứ; nhưng một khi được trở lại nằm yên trong cái kén một ḿnh, sống với nội tâm, vết thương vong quốc tưởng đă nguôi ngoai bỗng thấy lại ray rứt khi nhớ về quê, tiếc thương một thời đă mất.
    “Trẻ sống cho tương lai, già sống trong quá khứ” nên khi lớn tuổi tôi thường mơ về cuộc sống đạm bạc ngày xưa với nhiều kỷ niệm đẹp. Tôi nhớ căn nhà lá ven sông nơi mấy anh em tôi thường lặn hụp tắm sông câu cá, nhớ cây chôm chôm sai quằn trái đỏ, nhớ hương vị tô canh chua tép đất nấu với bông sua đủa (so đũa), rau cải trời chấm với mắm kho cá linh. Tôi nhớ tuổi học tṛ với những mối t́nh ấp ủ, những tà áo trắng thẹn thùng trên sân trường rụng đầy hoa phượng đỏ, hay cùng song bước trên vỉa hè đại lộ Catinat những chiều thứ bảy hẹn ḥ. Tôi nhớ cha mẹ, nhớ anh em, nhớ bạn bè và mong sao được gặp lại người thân. Không thể kể hết từng nỗi nhớ da diết.
    Khi bang giao Việt-Mỹ được thành lập năm 1995, tôi quyết định trở về Việt Nam thăm gia đ́nh sau 25 năm xa cách. Về Việt Nam lúc ấy (1998) là một quyết định mạo hiểm. Nhiều người c̣n trăn trối trước khi đi. Tuy đă chuẩn bị tư tưởng trước nhưng tôi vẫn bị “shock” khi bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất tràn ngập thứ cờ quạt màu đỏ, mầu máu làm tôi thấy rùng ḿnh. Tôi được tiếp đón bằng những gương mặt vô cảm, những cặp mắt hận thù, đố kỵ và bằng nhiều hành động khiếm nhă của những “người anh em” mà tôi từng nghĩ là đồng bào của ḿnh; nhưng sao họ trông xa lạ quá, từ hành động, giọng nói, cho đến ánh mắt nh́n.
    Tôi sinh trưởng ở quê hương “Đồng khởi” tỉnh Bến Tre trong thời chiến tranh nên không lạ ǵ với cộng sản nhưng vẫn c̣n có lúc từng ngây ngô nghĩ rằng, một khi khi chiến tranh chấm dứt, anh em trên hai miền chiến tuyến, dù có bất đồng chánh kiến, nhưng cũng là ruột thịt th́ làm sao nỡ giết hại lẫn nhau. Nhưng tôi đă lầm. Dưới mắt những người cộng sản, người Việt quốc gia từng bị chụp cái mũ “Việt kiều” muôn đời là kẻ thù, là bọn “Mỹ ngụy” vong bản, đáng bị nguyền rủa và trừng phạt!

    Nhưng ai mới thật là “ngụy”, là “khát máu”, là “vong bản” đáng bị nguyền rủa và trừng phạt?

    Ai đă “khát máu” đấu tố xử bắn 15,000 địa chủ miền Bắc trong phong trào cải cách ruộng đất 1953-1956.
    Ai là “ngụy” chạy theo chủ thuyết cộng sản vô thần đưa Việt Nam vào cuộc chiến cốt nhục tương tàn?
    Ai đă đẩy hơn 2.0 triệu dân vô tội và 1.5 triệu lính hai miền là những thanh niên rường cột của quốc gia vào chỗ chết.
    Ai đă “ngụy” dùng chiêu bài “cách mạng”, “giải phóng dân tộc” để đẩy dân miền Nam vào địa ngục trần gian khiến cho hai triệu người phải liều chết vượt biên t́m lẽ sống, khiến ít nhất 400,000 người phải chôn vùi thân xác dưới đáy biển sâu hay trong rừng thiêng núi thẳm.
    Ai đă giam cầm cả triệu quân cán chính VNCH trong các nhà tù mang tên “Trại cải tạo”.
    Ai đă đă hèn hạ trả thù hàng triệu gia đ́nh bị xem là “thành phần có tội với cách mạng”, cướp tài sản, tước đoạt các quyền tự do rồi cưỡng bức họ đi “vùng kinh tế mới” sống chết mặc bây?
    Ai đă “vong bản” hèn với giặc, ác với dân? Bán đất, bán biển, bán đảo? Bán dân làm nô lệ dưới h́nh thức “xuất khẩu lao động”? Bán phụ nữ cho ngoại bang? “Tàu lạ” nào độc quyền biển đảo, bắn giết ngư dân nhưng chính quyền run sợ không dám nói tên?
    Ai cho phép các nhà máy xả thải bừa bải gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt môi sinh, giết lần ṃn cả dân tộc Việt Nam?
    Máu đă chảy thành sông. Xương đă chất thành núi. Chừng ấy đau thương vẫn chưa thỏa ḷng, CSVN c̣n cho dựng bia đá hận thù để cho thế giới biết rằng hận thù của họ “ngàn đời ngàn kiếp không quên.” trong khi ngoài miệng hô hào “ḥa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù”!
    Cả một dân tộc với 97 triệu dân đang bị hy sinh để nuôi dưỡng 3.6 triệu đảng viên cộng sản. Tài nguyên quốc gia họ mặc t́nh cướp phá. Cả nước thành băi rác của Tàu. Biển cá chết. Rừng trụi cây. Sông nhiễm mặn. Đất cằn cỗi. Tài nguyên quốc gia cạn kiệt. Bốn ngàn năm văn hiến bây giờ là một xă hội rối banh. C̣n ǵ nữa Việt Nam ngày nay?!
    Tôi theo đoàn người hồi hương về Việt Nam thăm mẹ già tuổi đă trên trăm tuổi, đang trải qua những năm tháng cuối đời, thống khổ nhất của kiếp nhân sinh với bịnh Alzheimer.
    Trong thời gian ở Việt Nam tôi đă có cơ hội để t́m hiểu và khám phá thêm về xứ sở ḿnh sau nhiều năm xa cách.
    Không biết nên buồn hay vui khi một xứ nghèo như Việt Nam với thu nhập b́nh quân đầu người chỉ có $2000/năm lại mang một bộ mặt lộng lẫy xa hoa với các tượng đài ngh́n tỉ, các công thự với kiến trúc đồ sộ. Trong khi ấy, những vùng đất đai đẹp nhất, quí giá nhất của quốc gia đă lọt vào tay ngoại quốc biến thành các trung tâm du lịch, trung tâm sinh thái khổng lồ, các khách sạn, resort sang trọng tương phản với những vùng tạp nhạp, ngập lụt, rác rưởi ở những khu dân nghèo.

    Dân chúng v́ được thoát khỏi địa ngục trần gian của thời bao cấp nên dễ thấy là ḿnh khá hơn; nay lại được tiếp cận với đời sống văn minh, tuy chậm trễ hàng chục năm, nhưng vẫn có thể cảm thấy như được đổi đời.
    Nh́n bề ngoài, tại Việt Nam hiện nay, bất kể giàu hay nghèo, già hay trẻ, thuộc thành phần nào, mọi người đều như vô tư hưởng thụ, ăn chơi. Ăn uống, nhậu nhẹt ́ xèo khắp mọi nơi, từ các trung tâm ẩm thực khổng lồ, các nhà hàng sang trọng, khách sạn năm sao cho đến tận thôn xóm hay các hang cùng hẻm cụt vừa đủ chen cái bàn nhỏ và vài cái ghế thấp tè tè. Con ǵ nhúc nhích là bị bắt hết làm “mồi” nhậu. Họ nhậu sạch láng đến nỗi ngày nay thú vật hoang dă không thấy nữa trong thiên nhiên. Nhiều giống đă bị diệt chủng.
    Mức độ tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng top 5 ở Á châu và top 25 của thế giới. Quan chức, đại gia th́ nhậu rượu nhập, hàng xách tay, tính tiền bằng đô la. Giới b́nh dân th́ nhậu rượu đế công xi, giá bèo 12,000 đồng một lít (nửa đô la), đủ say xỉn để về nhà quậy vợ chửi con.
    H́nh như người ta nhậu v́ không có cái ǵ hấp dẫn hơn để làm, một lư tưởng ǵ để theo đuổi, nhậu để “xỉn”, để xả “x́ trết”, để quên hết. Bốn thập niên sống với cộng sản, người dân đă học được bài học: Muốn sống yên phải chịu sống hèn, biết nói dối và vô cảm:
    Ai chết mặc ai. Đừng dại ǵ lên tiếng, tự ḿnh làm con vật tế thần. Cách tốt nhất là cứ câm như hến mà ăn nhậu cho qua.
    Cả một dân tộc bị dồn đến mức ấy, đă tưởng là hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng rồi ngay trong các bàn nhậu trong nước, khi hơi men lâng lâng, họ công khai bàn luận chánh trị, đem sự thối nát của chế độ ra mà chỉ trích. Đề tài chính trong câu chuyện quanh bàn nhậu thường xoay quanh vấn đề tham nhũng, chuyện dài cảnh sát giao thông ăn hối lộ, công an ăn hiếp dân, và sự bất lực vô tài kém đạo đức của giới quan chức lănh đạo. Họ x́ xầm với nhau cho đă nư sự phẫn uất trong ḷng.
    Ai cũng biết tổng số bọn đảng quyền ở Việt Nam, dù có là dăm ba triệu đảng viên, so với 90 triệu dân vẫn chỉ là thiểu số. Một chế độ độc tài có thể tồn tại được, ấy là nhờ sự tuyên truyền lừa bịp, bưng bít.
    Trẻ con th́ chỉ được dạy và tin tưởng ở sự toàn hảo của chế độ, tôn sùng nhà nước và giới lănh đạo như được huấn luyện, nhưng khi lớn khôn bắt đầu biết suy nghĩ hai chiều, và ngày nay đă thoát ra khỏi sự kềm kẹp tư tưởng nhờ sự quảng bá của internet. Nghiên cứu mới nhất do Google và tập đoàn tư vấn Boston (BCG) vừa công bố cho thấy, các hộ gia đ́nh có kết nối internet tại Việt Nam đang chiếm tỷ lệ cao và có tới 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet tiếp cận với thế giới bên ngoài.
    Cộng sản sống được nhờ dối trá, bưng bít sự thối nát của chế độ nhưng ngày nay, “mèo càng dấu cứt” càng lộ sự gian giối đến trơ trẽn. Dân chúng đă chai lỳ, không c̣n run sợ CS như xưa. Lịch sử đă chứng minh rằng những thể chế chính trị đi ngược ḷng dân sẽ không thể tồn tại.
    Thế sự có thăng trầm, quê hương tuy nay đă trở thành cố hương dưới mắt những người Việt hải ngoại, ngày nào h́nh ảnh quê hương c̣n sống trong tim ta, ngày ấy đất nước Việt Nam vẫn c̣n.
    Một ngh́n năm đô hộ bởi giặc Tàu, một trăm năm đô hộ bởi giặc Tây Việt Nam c̣n không mất th́ xá ǵ cộng sản! Ngày tàn của CSVN đă cận kề. Mầm móng chống đối từ dân chúng trong nước đang tới độ chín muồi.
    Chiều nay, con chim già mỏi cánh nh́n về chân trời xa xăm, nhớ bài hát “Chiều Tây Đô” của nhạc sĩ Lam Phương:
    Tàu đưa ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương
    Tây Đô sẽ sống lại yêu thương *

    Chú Chín Cali
    Posted by Anges at 2:13 AM

    Phụ Lục:
    Chiều Tây Đô - Hoàng Oanh | Nhạc sĩ: Lam Phương | Trung Tâm Asia | ASIA 32

  7. #427
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    CUỒNG ĐIÊN V̀ VẪN BỊ TRUMP ÁM ẢNH

    https://diendantraichieu.blogspot.co...hiều+%29
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...-trump-am.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    BÀI 176: CUỒNG ĐIÊN V̀ VẪN BỊ TRUMP ÁM ẢNH

    Ba tháng sau khi TT Trump về Florida câu cá, chính trường Mỹ vẫn c̣n bị ám ảnh nặng, hay chính xác hơn, vẫn bị thống trị bởi ông thần này.
    Cụ Biden là người lănh đạo, đi tiên phong làm gương bằng cách thảo mọi chính sách, lấy mọi quyết định một cách máy móc, coi lại cứ thấy Trump đă làm chuyện ǵ là lo lật ngược lại, lật ngược trước, rồi mới hỏi “ủa, mà Trump đă làm ǵ dzậy?”. Các quan chức do dân bầu vào hạ viện và thượng viện cũng không khác ǵ, lo làm luật để lật ngược luật của Trump.
    Nghe th́ giản dị và dễ làm, nhưng sự thực, chẳng phải là giải pháp ǵ ráo. Khi bác sĩ chẩn bệnh sai th́ thuốc chữa tất nhiên không có hiệu quả. Các vấn nạn của Mỹ phần lớn đă có từ ngày lập quốc, khi ông cố tổ của Trump chưa ra đời bên Đức nữa. Chạy tội, đổ thừa lên đầu Trump rồi lật ngược tất cả những ǵ Trump làm th́ ngàn đời vẫn không giải quyết được ǵ.
    Trước hết, ta nh́n thực trạng nước Mỹ ngày nay.
    Coi tin tức thời sự, ta thấy ‘thiên đường hạ giới’ Mỹ này coi dzậy mà hổng giống thiên đường lắm. Cả vạn vấn nạn trên đủ mọi phương diện. Viết ra th́ sẽ bị tố là ‘cây viết mướn của VC’ đang ăn cháo đá bát, bôi bác đất dung thân, nhưng thực tế là nước Mỹ đang rối loạn, mà rối loạn lắm lắm luôn.
    Xă hội đảo điên, đen trắng bắn giết nhau chết bỏ, cướp bóc Bờ Lờ Mờ tràn lan, nhưng lại được giải thưởng ‘tranh đấu cho nhân quyền’ (đúng ra phải nói là ‘tranh đấu cho ăn cướp quyền’), cảnh sát bắn da đen đi tù rục xương, bắn da trắng mới vô tội, giới tính lẫn lộn, đại lực điền râu ria xồm xoàm chơi bóng rổ trong đội nữ sinh trung học, chính trị gia lem nhem tiền bạc, sách nhiễu t́nh dục, chửi bới nhau hơn lơ xe đ̣ tranh khách, cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn rộng, học sinh ngày càng dốt, tài phiệt ngày càng mua nhiều quan bán nhiều chức, nửa triệu người chết v́ dịch Tầu cộng, truyền thông phe đảng, fake news bay nhiều hơn lá mùa thu, bàn dân thiên hạ ngày càng… cuồng!
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Cái lạ là nước Mỹ này, tuy theo chế độ dân chủ, người dân bầu tất cả các quan to quản trị họ thật, có thể giúp dân chọn những người tài ba nhất, nhưng có cái ǵ không ổn nặng khi mới đây, dân Mỹ đă chọn một cụ lẩm cẩm đang đứng bên bờ vực alzheimer ra làm chủ đàn cừu của Panurge, dắt cả đám cừu lần lượt nhẩy xuống biển (https://en.wikipedia.org/wiki/Panurge).
    Phản ứng tự nhiên phải là đây là những người đă quản trị đất nước từ nửa thế kỷ qua, họ phải là những người chịu trách nhiệm đă lơ là hay bất lực, đúng không, thưa quư vị?
    Thưa không. Tất cả đều như cái máy computer đă được thảo chương sẵn để có câu trả lời thống nhất: lỗi tại Trump! Làm như thể trước khi ông Trump xuất hiện, nước Mỹ là thiên đường hạ giới, không ai bắn ai, không ai kỳ thị ai, không có vấn nạn xă hội hay chính trị nào hết.
    Kẻ này mới nhận được một bức h́nh, khó có thể nào phản ảnh trung thực hơn thực trạng chính trường Mỹ:

    Bức h́nh hơi mất thời gian tính v́ được ‘sáng tạo’ đầu năm 2020, nên ghi TT Trump mới làm việc có 3 năm thay v́ 4 năm. Dù vậy, đưa ra ánh sáng một thực tế không thể chối căi, trừ phi nhắm mắt viết lại lịch sử.
    Tất cả những tai họa của xă hội Mỹ, như kỳ thị, bạo lực, tham nhũng, phe đảng, … đều đă xưng hùng xưng bá ở Mỹ cả mấy chục năm nay, nếu không muốn nói cả mấy trăm năm nay trong khi các tay tổ chính khứa Mỹ to mồm nhất đă ngự trị trong chính quyền cả cuộc đời, mà chẳng làm nên tṛ trống ǵ. Bây giờ, nhất tề xúm lại xỉa tay đổ thừa … lỗi tại Trump hết.
    Nghe chói tai, nhưng lạ lùng thay, lại được nhiều người coi là chân lư, là sự thật tuyệt đối.
    Có thể đó là sự thật tuyệt đối của những người phe đảng đến độ tuy có mắt, có tai đầy đủ nhưng không xài, chứ bàn dân thiên hạ có mắt, có tai, biết đọc vài trang sách lịch sử Mỹ lớp mẫu giáo, cũng hiểu rơ đâu thật sự là sự thật.
    Ghét và thù Trump đến đâu không biết, chứ ông Trump đă hiển nhiên trở thành… ‘cái rốn vũ trụ Mỹ’, vẫn trực tiếp hay gián tiếp chi phối tuyệt đối chính trị Mỹ nửa năm sau khi đă thất cử.
    Dân Mỹ vẫn bị ám ảnh nặng bởi ông thần Trump. Chuyện không khó hiểu lắm. Dân Mỹ, nhất là các chính khách Mỹ, đấm đá nhau chết bỏ v́ có quyền lợi khác biệt rất xa, có quan điểm ư thức hệ thiên tả thiên hữu hoàn toàn đối nghịch, nên khi tranh đấu, không thể tránh đụng độ, mà lại đụng độ mạnh. Chuyện dễ hiểu.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Khối cộng đồng Việt tị nạn tại Mỹ, tương đối khá thuần nhất. Cùng màu da, cùng gốc gác, cùng sinh ngữ, cùng hoàn cảnh tị nạn, cùng chống cộng chết bỏ, phần lớn đều thuộc giới trung lưu thấp, đóng thuế lai rai hay chẳng đóng xu thuế nào, tương đối khá thành công, tuy không giàu sụ nhưng cũng chẳng nghèo đến độ trên răng dưới khố,… Tính t́nh nói chung cũng có vẻ thuần nhất, hiền lành, chăm chỉ làm việc, ưu tiên tuyệt đối cho con cái, coi nặng t́nh bạn, t́nh chiến hữu, trọng những giá trị gia đ́nh và tôn giáo, ít tham gia chính trị v́ hiểu biết chính trị Mỹ khá lờ mờ.
    Trên căn bản đó, theo lư luận nguyên tắc, tất nhiên cũng phải là khối tương đối thuần nhất trên phương diện chính trị.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    1. Khối tị nạn thế hệ đầu
    Năm nay trung b́nh xấp xỉ lục tuần trở lên, là thành phần tương đối thủ cựu, không học cao, thuộc giới trung lưu thấp hay giới gọi là nghèo. Đây là thành phần hiển nhiên nạn nhân của CS, hoặc vắt chân lên cổ trốn chạy VC, hoặc đă đi tù cải tạo mút mùa, nên chống cộng vô điều kiện và không tương nhượng. Một số lớn là cựu quân nhân dĩ nhiên. Có thể nói tuyệt đại đa số ủng hộ đảng CH, chống đảng DC đặc biệt là cụ Biden, bị tố là đă giúp VC chiến thắng. Khối này bị các thành phần ‘tiến bộ’ tố là… thù dai.
    Theo nhiều nghiên cứu, khối thủ cựu ủng hộ đảng CH và TT Trump có thể lên tới hơn xa hai phần ba tổng số khối dân tị nạn Việt.
    Dĩ nhiên trong khối thế hệ tị nạn đầu này cũng có không ít vịt lạc đàn, chống CH, thù ghét Trump, và ủng hộ DC mạnh. Không ai muốn vơ đũa cả nắm, nhưng cũng phải nói một số lớn những con vịt lạc đàn này bị chi phối bởi lư do kinh tế, chẳng hạn như sống nhờ trợ cấp trực tiếp, ủng hộ đảng DC v́ bị nhồi sọ sai lầm là chỉ có đảng DC mới cho trợ cấp, chứ CH sẽ cắt hết.
    Nhóm Sáng Tổ mô tả những người ủng hộ Trump là “Mấy ông HO, mấy ông Mít Cuồng, mấy ông bợ đít bọn kỳ thị da trắng cón nhớ mối thù xưa mà thù DC đến tận bây giờ. Trong khi từ ngày qua Mỹ, bao nhiêu bổng lộc, bao nhiêu trợ cấp từ nhà cữa, sức khoẻ, food stamp đều do DC giúp cho, chứ CH có bao giờ nghĩ tới”.
    Nói cách khác, theo Sáng Tổ, những người ủng hộ Trump là những thành phần hủ lậu, vong ơn bội nghĩa. Đúng ra cộng đồng ta phải mê cụ Biden như điếu đổ, không được thù dai, sẵn sàng quên chuyện ‘chống cộng vớ vẩn’, quên nỗi nhục mất nước lưu vong, để chỉ lo mở mắt nh́n cho kỹ vào 3 đồng food stamp, housing, … Thời đại, này đồng tiền trợ cấp thống trị mọi giá trị ‘tiểu tư sản vớ vẩn’ như danh dự, nhân cách, yêu nước,…
    Các cụ HO được nhóm Sáng Tổ kết chung với “đám Mít cuồng, mấy ông bợ đít da trắng”,…! Đó là cách đám Sảng Tổ ghi nhận công lao những cựu quân nhân đă hy sinh cả cuộc đời để ra mặt trận đánh VC bảo vệ miền Nam, sau đó đi tù ‘cải tạo’ cả chục năm, chưa bao giờ có cơ hội học cao như đám Sáng Tổ. Mấy ‘thằng Mỹ trắng kỳ thị’ c̣n có ḷng nhân đạo mang HO qua Mỹ, nhưng đám Sáng Tổ Mỹ con gốc Mít th́ lo nhục mạ HO, là cha chú của chúng. Kết quả của giáo dục cấp tiến Mỹ đấy!
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Giới truyền thông tị nạn cũng là một khối khá đặc biệt. Họ nghiên cứu khối dân tị nạn, khách hàng của họ, th́ biết ngay một số rất lớn có hai mẫu số chung: chống cộng mạnh và cần trợ cấp. Thế là truyền thông tị nạn ra mắt thiên hạ với hai chủ đề chính: chống cộng chết bỏ, bất kể chống thật hay đóng tuồng chống v́ nhu cầu câu khách hàng, và đưa ra quan điểm nịnh dân nghèo, cổ vơ trợ cấp, sỉ vả nhà giàu, và cụ thể hơn, nhất tề đứng trong hàng ngũ ‘cấp tiến’ theo đảng DC (một phần không nhỏ cũng v́ nhu cầu thực tế là phải dựa vào TTDC cấp tiến của Mỹ để có tin tức và bài để dịch và đăng, chứ truyền thông tị nạn chưa đủ khả năng đi lùng tin hay hiếm khi có khả năng viết bài giá trị, chỉ giỏi trích dẫn hay dịch báo Mỹ qua Google thôi). Họ cũng không quên đám khách hàng đăng quảng cáo trên các cơ quan thông tin của họ: đó là các tổ hợp luật sư và bác sĩ vừa nêu trên, nên quan điểm chung của truyền thông tị nạn cũng phải làm sao cho cái đám luật sư, bác sĩ này mát dạ mới kiếm được tiền quảng cáo của họ. Mở bất cứ tờ báo nào của cộng đồng tị nạn cũng thấy các tổ hợp luật sư lo về trợ cấp, hay tổ hợp bác sĩ lo về Medicaid, Medicare mua nguyên cả trang báo để quảng cáo, xác nhận quyền lực của đồng tiền của đám này.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Họ cũng không khác ǵ giới trí thức khoa bảng Mỹ. Tự nghĩ người có học, có hiểu biết phải là người nhân ái, lo cho thiên hạ, lo cho công bằng xă hội, chứ không thể ích kỷ chỉ lo cho bản thân, lo đi bóc lột người khác v́ tư lợi. Nói chung, một số không nhỏ là những người có ḷng tốt chứ không nhất thiết là những người xấu hay huênh hoang dỏm. Nhưng cái phiền toái là ḷng tốt của họ -nếu có- đă bị đặt không đúng chỗ, và bị khai thác triệt để. Đó chính là nguyên nhân câu nói bất hủ của Lê-nin: trí thức chỉ là “đám ngu đần hữu dụng”, “useful idiots”.
    Với những người này, các tư tưởng nền tảng của Marx và Engels vẫn c̣n nguyên giá trị, và những chế độ CS hay xă nghĩa bịp của VC chẳng hạn, chỉ là những hiện tượng tư tưởng Marx bị lợi dụng, lạm dụng, khai thác đến độ biến thái thành vô nhân đạo, cuồng điên bởi những tay như Mao hay Pol Pot. Tuyệt đối không phải tư tưởng nhân ái của Marx hay Engels hay các nhà tư tưởng cấp tiến như Prudhon hay Rousseau.

    Pierre-Paul Prud'hon was a French Romantic painter and draughtsman best known for his allegorical paintings and portraits such as Madame Georges Anthony and Her Two Sons. He painted a portrait of each of Napoleon's two wives. He was an early influence on Théodore Géricault.

    Jean-Jacques Rousseau was a Genevan philosopher, writer, and composer. His political philosophy influenced the progress of the Enlightenment throughout Europe, as well as aspects of the French Revolution and the development of modern political, economic, and educational thought.
    Ở đây, cũng phải nói ngay, một số không nhỏ nhóm này cũng đă bị TTDC Mỹ hay Tây Âu đầu độc tư tưởng một cách tuyệt đối, coi những New York Times, Washington Post, CNN, Le Monde, L’Humanité, Der Spiegel, The Guardian,… như Thánh Kinh. Đến độ họ đều tin đảng DC là đảng của người nghèo, là đảng của trợ cấp, trong khi đảng CH là đảng của tài phiệt da trắng thượng tôn, chỉ lo đè đầu đè cổ, cướp cơm chim của dân nghèo, dân lao động, nhất là dân da màu.

    Những chỉ trích chống Trump
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Trump kỳ thị? Tất cả chỉ là vơ miệng của TTDC trong khi không ai thấy một bằng chứng cụ thể nào, một chính sách kỳ thị nào. Vâng, Trump tố cáo Mễ đă thải những dân bất hảo qua Mỹ, nhưng như vậy chẳng có nghĩa là Trump chửi tất cả dân Mễ đều là bất hảo. Vâng, Trump gọi vài xứ Phi Châu là “shithole’”, nhưng tất cả những người biết tiếng Mỹ, hiểu tiếng Mỹ, hiểu văn hóa Mỹ, chẳng bao giờ nghĩ shithole là một nhục mạ kỳ thị, chỉ là chuyện cố t́nh bóp méo để đánh. Vâng, Trump nói “vi khuẩn Tầu”, nhưng tại sao không ai thắc mắc khi Obama gọi là “chinese virus” hay “kung flu”? Trump “bất tài khiến cả nửa triệu người chết v́ COVID”? Tất cả quư độc giả đều có bà con hay bạn bè sống bên Âu Châu hay Canada, hăy nói chuyện với họ, hỏi họ t́nh trạng COVID ra sao, giới nghiêm, cấm cung như thế nào, bao nhiêu người nhiễm, bao nhiêu người chết, chích ngừa tới đâu rồi, rồi quay lại, nh́n vào t́nh trạng của Mỹ này, so sánh hai t́nh trạng và nhận định cho đúng, Mỹ hơn xa cả thế giới như thế nào, và đó là công của ai?
    Công tâm mà nói, lo sợ cho trợ cấp, trí thức nhân ái, đó là những lư do cũng chính đáng để lựa chọn theo đảng nào. Kẻ này đă chọn con đường cho ḿnh, những người chọn đường khác cũng chẳng sao, hoàn toàn chấp nhận và hiểu được.
    Nhưng cái không thể hiểu mà kẻ này v́ không phải là nhà phân tâm học, nên không hiểu và không giải thích nổi, là tại sao lại có thể đi đến t́nh trạng cuồng điên, mất hết lư trí? Như có một nhóm trẻ có học đàng hoàng mà tụ tập lại, sau lưng một hai anh già kiểu như Jim Jones dụ đệ tử uống cool-aids chết cả đám, lập nguyên một nhúm gọi là ‘Sáng Tổ’, chỉ để tung những tin như “Trump hăm hiếp bé gái 13 tuổi v́ mơ mộng ngủ với chính con gái của ḿnh”?

    James Warren Jones was an American cult leader, political activist, preacher and faith healer who led the Peoples Temple, a new religious organization which existed between 1955 and 1978.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    2. Khối tị nạn thế hệ nh́
    Ngoài đám già cuồng chống Trump, dĩ nhiên cũng đă có cả một thế hệ tị nạn cuồng chống Trump luôn, là thế hệ tị nạn thứ nh́, con cháu đám tị nạn đầu. Nhưng chúng chống Trump v́ những lư do hoàn toàn khác, không như đám già cuồng chống v́ sợ mất trợ cấp. Chúng đều là thành phần có học cao, rất thành công về nghề nghiệp và kinh tế, nên không lo chuyện trợ cấp.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Chính trường Mỹ chưa bao giờ phân hoá như ngày nay. Cộng đồng tị nạn chưa bao giờ đấm đá nhau hăng như ngày nay. Mà lại đấm đá v́ mấy anh Mỹ trắng, Mỹ đen mới lạ chứ!
    SAD!

  8. #428
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    CHIẾN LƯỢC TỨ GIÁC KIM CƯƠNG TỪ MANH NHA ĐẾN MỞ RỘNG

    https://www.vietthuc.org/nguyen-cao-...iac-kim-cuong/
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...uo-ng-t-u.html

    Nguyễn Cao Quyền: CHIẾN LƯỢC TỨ GIÁC KIM CƯƠNG TỪ MANH NHA ĐẾN MỞ RỘNG
    Posted By: Nguyễn Cao Quyền
    on: June 02, 2020

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)


    Cách đây hơn một thập kỷ, bên lề Hội Nghị Cấp Cao Đông Nam Á ở Philippines bốn nước Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ đă có một cuộc gặp gỡ làm việc đầu tiên. Kết quả là đă có một sự thỏa thuận về tăng cường hợp tác trên mọi lănh vực v́ thịnh vượng chung trong khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.
    Người ta coi đó là sự hồi sinh ư tưởng của Thủ Tướng Nhật SHINZO ABE đưa ra cách đây 10 năm với tên gọi là “Tứ Giác Kim Cương Chiến Lược”.

    Shinzo Abe is a Japanese politician who served as Prime Minister of Japan and President of the Liberal Democratic Party from 2006 to 2007 and again from 2012 to 2020. He is the longest-serving prime minister in Japanese history.

    Các ngoại trưởng của “bộ tứ kim cương” vừa có cuộc họp tại Tokyo vào ngày 6.10
    Một sự manh nha chưa đúng lúc.

    Trước đây, ư tưởng trên, không thực hiện được v́ ông ABE cầm quyền quá ngắn và một số điều kiện khác cũng không thực hiện được. Người ta cho rằng các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân ḥa chưa hội đủ.
    Bây giờ, ư tưởng đó đă được phục sinh nhờ ông ABE tái đắc củ ở Nhật, ông Trump được bầu làm tổng thống ở Mỹ, Ấn Độ hướng về Thái B́nh Dương và Úc vươn tầm nh́n đến tận Ấn Độ Dương.
    Khu vực địa lư nói trên rộng lớn hơn khu vực Á Châu-Thái -B́nh Dương và bộ tứ tạo ra “tứ giác địa lư” mà mỗi góc có thể là tâm điểm của khu vực ḿnh. Nói khác, nhờ vào thế cục liên hoàn họ đă tạo nên một trung tâm mới. Chiến lược “Kim Cương” bắt nguồn từ đó. Liên kết mới làm cho tương quan lực lượng cũng thay đổi.
    Với liên kết mới, cả bốn đối tác đều thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại. Họ hiệp lực lại để nâng tầm lẫn cho nhau, tạo thế cho nhau và hỗ tương triệt để giúp đỡ nhau.

    Tất cả chí là để đối phó với Trung Hoa.

    Dù không nói ra nhưng ai cũng biết là tất cả chỉ là để đối phó với Trung Hoa. Đối phó với những kế hoạch lớn của Trung Hoa như “Một vành đai một con đường” hay với “Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á”.

    The Belt and Road Initiative, known in Chinese and formerly in English as One Belt One Road or OBOR for short, is a global infrastructure development strategy adopted by the Chinese government in 2013 to invest in nearly 70 countries and international organizations.
    Họ dùng giấc mộng Ấn Độ-TBD để đối phó với “Giấc mộng Trung Hoa” của Bắc Kinh. Hiện tại họ có đủ cả thiên thời địa lợi nhân ḥa để theo đuổi việc này.

    Nụ cười khó đoán của Tập Cẩn B́nh tại Đà Nẵng
    Tối ngày 11/11/2017 Shingo Abe đă có một cuộc gặp gỡ với Tập Cận B́nh bên lề Hội Nghị Cao Cấp APEC tại Đà Nẵng. Theo tờ NEW YORK TIMES th́ lần này không khí rất vui vẻ và Tập Cận B́nh đă nở một nụ cười khó đoán với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

    Xi Jinping: Tập Cận B́nh is a Chinese politician who has served as General Secretary of the Chinese Communist Party and Chairman of the Central Military Commission since 2012, and President of the People's Republic of China since 2013.
    Kết thúc cuộc đối thoại Tập Cận B́nh nói “ Cuộc gặp này đánh dấu một khởi đầu mới trong quan hê Trung-Nhật”. Về phần ông Abe th́ ông trả lời rằng “Tôi cũng nghĩ như vậy” (REUTERS).
    Tờ New York Times nhận định: “Nếu Trung Hoa thấy rằng Nhật Bản có thể là đối tác chứ không hoàn toàn là đối thủ th́ Bắc Kinh sẽ thành công hơn trong ảnh hưởng tớii khu vực”.
    Tuy nhận định như vậy nhưng New York Times cũng cho rằng nụ cười chưa đủ để mang lại những điểu chỉnh thật sự trong quan hệ song phương giữa Trung Nhật. Giáo sư Ezra Vogel của Đại Học Harvard th́ nhắc lại rằng mức độ tin tưởng giữa nhân dân hai nước chưa đạt được 10% vào lúc này.

    Ezra Feivel Vogel is a Professor of the Social Sciences Emeritus at Harvard University and has written on Japan, China, and Asia generally.

    Nh́n lại lịch sử
    Giữa hai nước Trung, Nhật hiện nay vẫn đang c̣n tồn tại vấn đề tranh chấp quần đảo Sensaku trên Biển Đông. Sau 5 năm lạnh nhạt ông Tập nhận thấy làm ấm mối quan hệ với Nhật Bản sẽ có lợi hơn cho sự thịnh vượng của Trung Hoa.
    Ông Tập nói trong cuộc họp báo hôm 9/10/2017 với TT Trump là : ’’ Thế Biển Đông đủ rộng cho cả Trung Hoa và Mỹ”. C̣n chuyên gia chiến lược người Úc Hugh White th́ cho biết là thông qua việc thân thiện với ông Abe ông Tập muốn lănh đạo Nhật Bản làm quen với quan điểm : “Trung Hoa là nước lớn quan trọng hàng đầu ở Đông Á”.

    Hugh White AO is an Emeritus Professor of Strategic Studies at the Strategic and Defence Studies Centre of the Australian National University in Canberra, Australia, long-time defence and intelligence analyst, and author who has published works on military strategy and international relations.
    Các chuyên gia th́ cho rằng ông Abe đang chịu áp lực từ các doanh nghiệp Nhật Bản v́ họ đang kỳ vọng hợp tác với Trung Hoa trong các dự án phát triển khu vực. V́ thế các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu ông Abe cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
    Trong cuộc hội đàm ở Đà Nẫng nhà lănh đạo Nhật Bản đă để nghị hai nước tiến hành các chuyến thăm song phương chính thức vào năm sau. Truyền thông lưu ư rằng nụ cười của Tập Cận B́nh là dấu hiệu thuận lợi so với thái độ thờ ơ trong những cuộc gặp gỡ trước đây.
    Bà Kristy Govella của đại học Harvard th́ đưa ra nhận xét : “… viễn cảnh chưa hoàn toàn tốt đẹp nên nếu hai ông Abe và Tập muốn đạt được tiến bộ th́ cần có ư chí chính trị mạnh mẽ hơn”.

    Kristi Govella Assistant Professor at University of Hawaii at Manoa, Adjunct Fellow at East-West Center & Pacific Forum

    Nhớ lại chuyện xưa
    Mười năm trước một người Nhật, một người Mỹ, một người Úc và một người Ấn Độ đă bước vào một căn pḥng họp tại Manila để bàn thảo cho cơ chế hợp tác của bốn nền dân chủ trải dài từ Ấn Độ Dương đến Thái B́nh Dương. Dự tính của họ sụp đổ sau đó vài năm.
    Mười năm sau, t́nh cờ cũng tại Manila quan chức của bốn nước nói trên lại bước vào pḥng họp của mười năm trước để làm hồi sinh ư định của mười năm trước. Họ đă quá ngỡ ngàng v́ những thay đổi trong thập kỷ đă đi qua.
    Mười năm sau, Trung Hoa đă trỗi dậy mạnh mẽ. Sức mạnh của Trung Hoa đă hiển hiện ngay trên đất nước họ. Sức mạnh này đă làm cho họ chần chừ ngay sau phiên họp đầu tiên. Họ không có hy vọng nào để đi đến một sư thành công.
    Những sự thất vọng này đă làm cho họ xích lại gần nhau và tạo ra thách thức cho tương lai của nhóm. Tuy nhiên nỗi lo của họ rất khác nhau.
    Ấn Độ không có ư tham gia vào một liên minh nhằm kiềm chế Trung Hoa. Tuy đă mua nhiều máy bay và tàu chiến của Nga nhưng Ấn Độ vẫn tỏ ra dè dặt trong các cuộc tập trân chung với Hoa Kỳ. Úc th́ cũng rất ngại khi có những hành động bạo lực có thể khiến Trung Hoa phật ḷng. Bên trong Australia vẫn tồn tại nhiều lợi ích kinh tế với Trung Hoa và những lợi ích này khó ḷng bị hy sinh.
    Trong hoàn cảnh như vậy, sự hợp tác giữa các nước của “Bộ Tứ” hăy c̣n là một cơ chế hợp tác lỏng lẻo. Các nước sẽ triển khai dần dần và sẽ đi từ những bước nhỏ. Các nguyên thủ sẽ không gặp nhau cùng một lúc mà chỉ gặp tay đôi.
    “Bộ Tứ” sẽ tăng sức mạnh cho ASEAN (officially the Association of Southeast Asian Nations) và giúp đối trọng lại sứ trỗi dậy của Trung Hoa. Trong lúc này người ta thấy rơ ràng Nhật Bản đang là động lực chính thúc đẩy sự hồi sinh của “Tứ Giác Kim Cương”. Những ǵ đă thấy trong kỳ họp của APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) tại Đà Nẵng đă mang lại đôi chút hy vọng toát ra từ phía Mỹ. Các chuyên gia kinh tế tiên đoán rằng, bốn quốc gia của “Bộ Tứ” và một số quốc gia khác sẽ mở ra một liên kết lớn về kinh tế cho khu vực.

    “Tứ Giác Kim Cương” đang mở rộng tầm hoạt động kinh tế
    Tứ Giác Kim Cương đang có chương tŕnh giúp đỡ Việt Nam để làm việc đó. Hoa Kỳ đang lên kế hoạch thành lập : ”Mảng Lưới Kinh Tế Thịnh Vượng” qua một chương tŕnh thảo luận nhóm. “Bộ Tứ Kim Cương” (QUAD) đă mời thêm ba quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và Tân Tây Lan gọi là Bộ Tứ Mở Rộng (QUAD PLUS) và Bộ Tứ này được nâng cấp thành đối thoại cấp bộ trưởng.
    REUTERS chưa biết những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng Lưới Kinh Tế Thịnh Vượng. Tuy nhiên ông Pompeo cho biết Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc và Tân Tây Lan. Với những quốc gia này và thêm một số quốc gia mới khác, Mỹ sẽ hướng dẫn họ tái cấu trúc một số cung ứng toàn cầu đầy đủ hơn.

    Michael Richard Pompeo is an American politician, diplomat, businessman, and attorney who, since April 2018, has been serving as 70th United States secretary of state. He is a former United States Army officer and was Director of the Central Intelligence Agency from January 2017 until April 2018.
    Nguyễn Cao Quyền

  9. #429
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Chậc chậc, lâu ngày tôi quay lại coi thử th́ thấy ông "bỏ túi nhưng khg cố ư" này cũng khg khá ǵ hơn

    H́ h́, ông ta theo đít Vũ Linh nhưng v́ măi nói xạo nên cuối cùng lại khg khg nhớ ḿnh nói ǵ :-)


    Ông ta viết:
    Quote Originally Posted by nguoi gia View Post
    Ba tháng sau khi TT Trump về Florida câu cá, chính trường Mỹ vẫn c̣n bị ám ảnh nặng, hay chính xác hơn, vẫn bị thống trị bởi ông thần này.
    Cụ Biden là người lănh đạo, đi tiên phong làm gương bằng cách thảo mọi chính sách, lấy mọi quyết định một cách máy móc, coi lại cứ thấy Trump đă làm chuyện ǵ là lo lật ngược lại, lật ngược trước, rồi mới hỏi “ủa, mà Trump đă làm ǵ dzậy?”. Các quan chức do dân bầu vào hạ viện và thượng viện cũng không khác ǵ, lo làm luật để lật ngược luật của Trump.
    Cứ coi lại cách làm việc của Trump sẽ thấy: Obama làm ǵ là Trump la`m ngược lại. Bây giờ Biden lên, ông ta dẹp lệnh của Trump để quay lại chính sách của ḿnh th́ có ǵ là lạ ?? Những người ngu ngu như NguoiGia mới tin vào những lời giải thích kiểu con nít của Vũ Linh , H́ h́


    Rồi c̣n nữa:

    Quote Originally Posted by nguoi gia View Post
    Cái lạ là nước Mỹ này, tuy theo chế độ dân chủ, người dân bầu tất cả các quan to quản trị họ thật, có thể giúp dân chọn những người tài ba nhất, nhưng có cái ǵ không ổn nặng khi mới đây, dân Mỹ đă chọn một cụ lẩm cẩm đang đứng bên bờ vực alzheimer ra làm chủ đàn cừu của Panurge, dắt cả đám cừu lần lượt nhẩy xuống biển (https://en.wikipedia.org/wiki/Panurge).
    Phản ứng tự nhiên phải là đây là những người đă quản trị đất nước từ nửa thế kỷ qua, họ phải là những người chịu trách nhiệm đă lơ là hay bất lực, đúng không, thưa quư vị?
    Thưa không. Tất cả đều như cái máy computer đă được thảo chương sẵn để có câu trả lời thống nhất: lỗi tại Trump! Làm như thể trước khi ông Trump xuất hiện, nước Mỹ là thiên đường hạ giới, không ai bắn ai, không ai kỳ thị ai, không có vấn nạn xă hội hay chính trị nào hết.

    Chắc người đọc vẫn c̣n nhớ: ông này (NguoiGia) và Vũ Linh bô bô cáo buộc bầu cử ăn gian, mặc dù KHG chứng minh được trước ṭa rằng có gian lận, :-). Giờ, chắc thấy các công ty Fox, Newsmax bị thưa cả tỷ v́ bôi nhọ ăn gian khg bằng cớ nên ... len lén nhận rằng Biden đă được bầu bởi dân Mỹ

    Hố! hố!

  10. #430
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đă đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa

    https://binhtrung.org/p200a61085/da-...cua-trung-quoc
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...-nan-trom.html

    Đă đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa
    22 Tháng Tư 2021 4:15 SA (Xem: 595)
    B́nh luận: Đă đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa
    Ngọc Mai | DKN

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

    Tác giả Pingping Yu đă có bài b́nh luận với tiêu đề “Đă đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa”, đăng tải trên Epochtimes ngày 15/4. Dưới đây là nội dung bài viết
    30 năm trước, Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa với Trung Hoa theo chính sách “can dự mang tính xây dựng”, với hy vọng giúp Trung Hoa tự do hóa và hướng nước này trở thành một quốc gia “ổn định, cởi mở và không hiếu chiến”, như cựu Tổng thống Bill Clinton đă h́nh dung.

    William Jefferson Clinton is an American lawyer and politician who served as the 42nd president of the United States from 1993 to 2001. Prior to his presidency, he served as governor of Arkansas and as attorney general of Arkansas.
    Vào thời điểm đó, công nghệ của Trung Hoa tụt hậu so với Hoa Kỳ. Không thể tưởng tượng được, một ngày nào đó, Trung Hoa sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh về công nghệ [với nước Mỹ]. Sau ba thập kỷ mở cửa thương mại, bây giờ Trung Hoa dường chỉ “cách gang tấc” là có thể thay thế nước Mỹ trở thành nhà cung cấp công nghệ hàng đầu thế giới.
    Chuyện này xảy ra như thế nào?
    Tất nhiên, một trong những lư do rơ ràng là sự cần cù và thông minh của người Trung Hoa. Tuy nhiên, điều thực sự thúc đẩy tăng trưởng công nghệ của Trung Hoa là việc nhà nước đă lănh đạo và toàn lực mua lại công nghệ, sở hữu trí tuệ (IP) và bí quyết của Hoa Kỳ một cách có hệ thống. Trên thực tế, hành vi trộm cắp công nghệ từ Trung Hoa hiện khiến Mỹ thiệt hại từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm. Nói cách khác, con số này chiếm tới 38% tổng doanh thu của ngành công nghệ thông tin Hoa Kỳ.
    V́ sao điều này có thể xảy ra? Trung Hoa đă hoàn thành nhiệm vụ khổng lồ này như thế nào? Chúng ta hăy đi sâu vào các chiến thuật mà Đảng Cộng sản Trung Hoa sử dụng để có được công nghệ của Hoa Kỳ.

    Chiến thuật trộm cắp của Trung Hoa
    Ngay từ đầu, mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung đă bị cản trở bởi hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ. Từ ví tiền giả và đĩa VCD vi phạm bản quyền trong những ngày đầu cho đến [trộm] các phần mềm máy tính, Trung Hoa chưa bao giờ ngừng ăn cắp.
    Nhưng tham vọng của Trung Hoa đă vượt ra ngoài việc bắt chước các sản phẩm tiêu dùng. Một mục tiêu quan trọng trong “Giấc mơ Trung Hoa” của nhà lănh đạo Trung Hoa Tập Cận B́nh là đạt được thống trị thế giới về công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G, và thực hiện điều này với tốc độ cực nhanh. Như tuyên truyền mà Đảng Cộng sản Trung Hoa thường khoe khoang, phương Tây mất vài trăm năm để thực hiện tiến bộ công nghệ th́ ở Trung Hoa chỉ mất vài thập kỷ.

    Xi Jinping is a Chinese politician who has served as General Secretary of the Chinese Communist Party and Chairman of the Central Military Commission since 2012, and President of the People's Republic of China since 2013.

    Ảnh Shutterstock.
    [Đương nhiên], tốc độ phi thường đ̣i hỏi cách tiếp cận phi thường. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng của ông Tập, ĐCSTH đă phát triển nhiều chiến thuật khác nhau để tiếp cận những “viên ngọc quư” của công nghệ Mỹ. Một số chiến thuật này là bất chính hoặc bất hợp pháp, nhưng một số chiến thuật thực sự hợp pháp hoặc rơi vào các “vùng xám”, vốn được quản lư lỏng lẻo hơn. Các chiến thuật có thể được áp dụng hầu như ở cả Hoa Kỳ và Trung Hoa.
    Tất nhiên, gián điệp trên mạng và ngoài đời của Trung Hoa là một phương pháp cũ rích mà nhiều người đă biết tới. Chỉ có điều, ngày nay, hoạt động này ngày càng lan rộng hơn: Khoảng 80% các vụ truy tố gián điệp kinh tế liên bang trong những năm gần đây được cho là có liên quan đến việc làm lợi cho ĐCSTH và khoảng 60% các vụ trộm cắp bí mật thương mại đều có liên quan đến Trung Hoa.
    Nhưng thiệt hại của hoạt động gián điệp vẫn không là ǵ khi so sánh với các biện pháp hợp pháp. Các công ty Mỹ cố gắng thâm nhập vào [thị trường] Trung Hoa thường phát hiện họ bị buộc phải chuyển giao toàn bộ bí quyết.

    Trộm công nghệ trên lănh thổ Trung Hoa
    Theo báo cáo năm 2019 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung: “Trong nhiều ngành công nghiệp, các công ty nước ngoài phải liên doanh để đầu tư hoặc hoạt động tại Trung Hoa. Các liên doanh thường là nguồn cung cấp những sản phẩm và quy tŕnh công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất cho các công ty Trung Hoa. Các sản phẩm và quy tŕnh này có được thông qua chuyển giao công nghệ từ đối tác liên doanh nước ngoài”.
    Các công ty liên doanh Trung Hoa này lại thường chia sẻ công nghệ của đối tác Hoa Kỳ với các công ty Trung Hoa khác cùng ngành. V́ vậy, việc chuyển giao công nghệ như vậy mang lại lợi ích cho tất cả các công ty Trung Hoa trong ngành đó.
    Báo cáo cho biết: “Do đó, việc chuyển giao công nghệ làm cho tất cả các công ty Trung Hoa năng suất và cạnh tranh hơn, đặt khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ và lợi ích an ninh quốc gia vào rủi ro”.

    Trung Hoa có được công nghệ đường sắt cao tốc như thế nào?
    Năm 2004, Trung Hoa đă mời thầu các công ty nước ngoài để đóng 200 bộ tàu cao tốc. Đơn hàng trị giá 2,4 tỷ USD này chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch dài hạn của Trung Hoa. Các điều khoản trong hợp đồng đường sắt này buộc các công ty lớn nhất thị trường đường sắt toàn cầu phải chuyển giao công nghệ cho Trung Hoa. Các công ty nước ngoài không được phép đấu thầu trừ khi họ liên doanh với một công ty Trung Hoa và chỉ có hai công ty Trung Hoa được phép làm việc với các công ty nước ngoài.
    Công ty nước ngoài được trao thầu trước tiên phải hoàn thành chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Hoa và công ty này sẽ chỉ nhận được khoản thanh toán sau khi đối tác Trung Hoa đă thông qua “bản đánh giá thực hiện chuyển giao công nghệ”. Các sản phẩm cuối cùng cần phải có thương hiệu Trung Hoa.

    Công nhân lắp ráp xe Ford tại Nhà máy lắp ráp Chicago (ảnh chụp màn h́nh Epochtimes).
    Truyền thông Trung Hoa sau đó đă hả hê về cách mà nước này đùa bỡn với bốn nhà thầu nước ngoài về dự án này để áp đặt các điều khoản khắc nghiệt. [Điều nực cười là] Trung Hoa cuối cùng đă làm việc với cả bốn nhà thầu này trong những năm tiếp theo và bởi vậy, đă “hấp thụ” công nghệ từ tất cả các công ty đầu ngành này.
    Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Khi đă được trang bị đầy đủ công nghệ, Trung Hoa bắt đầu tích cực thúc đẩy các dự án đường sắt cao tốc ở nước ngoài như nền tảng của sáng kiến Một vành đai Một con đường (BRI: Belt and Road Initiative). Nhật Bản và các nước khác khó cạnh tranh với Trung Hoa do chi phí thấp hơn, nguồn cung lao động cao và tốc độ xây dựng nhanh. Hiện tại, Trung Hoa là nhà sản xuất đường sắt cao tốc hàng đầu thế giới, với 70% thị phần.

    Transportation routes in the Belt and Road Initiative

    Đánh cắp công nghệ trên lănh thổ Hoa Kỳ
    Thật tồi tệ khi Trung Hoa đánh cắp công nghệ trên chính lănh thổ của một quốc gia khác. Trong những năm gần đây, Trung Hoa đă đẩy chiến tuyến [đánh cắp công nghệ] vào sâu trong lănh thổ Mỹ thông qua việc mua lại các khoản đầu tư vào các công ty Mỹ.
    Theo Cơ sở dữ liệu Đầu tư Doanh nghiệp Trung Hoa của Public Citizen “[Các thực thể] lợi ích tài chính của Trung Hoa đă mua được hơn 120 tỷ USD tài sản của nền kinh tế Mỹ kể từ năm 2002. 15 cơ quan chính phủ Trung Hoa và các công ty thuộc khu vực tư nhân có kết nối với chính phủ chiếm gần 60% hoạt động này”.
    Bạn có thể không nhận ra tiền Trung Hoa phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ như thế nào. Nhưng sau đây là một số thương hiệu hoặc công ty đă được các công ty Trung Hoa mua lại hoặc được Trung Hoa đầu tư mạnh như: Snap, Airbnb, Universal Music Group, Warner Music, IBM, Hilton Hotels, và những thương hiệu khác.
    Đây chỉ là một số cái tên được nhiều người biết đến hơn. Trung Hoa cũng đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ cao của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, xe tự động, thực tế ảo, AI và truyền thông. Hầu hết các công nghệ này có thể cung cấp khả năng quân sự và dân sự kép.

    Đánh cắp tài năng nước Mỹ
    Đánh cắp tài năng của Mỹ là một mục tiêu khác của ĐCSTH

    Sean O’Connor, nhà phân tích chính sách, đă viết trong báo cáo của ḿnh gửi đến Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Hoa vào ngày 6/5/2019
    “Ví dụ, Dự án 111 được chính phủ Trung Hoa khởi động vào năm 2006 nhằm tuyển dụng 1.000 chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược từ 100 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Đến năm 2009, dự án 111 đă tuyển mộ 39 người đoạt giải Nobel và 591 học giả.
    Tương tự, Chương tŕnh Ngàn nhân tài được khởi động vào tháng 12/2008 và đến giữa năm 2014 đă đưa hơn 4.000 người nước ngoài vào các pḥng thí nghiệm, công ty và trung tâm nghiên cứu khoa học của Trung Hoa. Tài trợ về nghiên cứu và khởi nghiệp được cung cấp theo các chương tŕnh này và các chương tŕnh tương tự được dùng để khuyến khích các chuyên gia và doanh nhân nước ngoài phân chia thời gian giữa làm việc ở nước ngoài và ở Trung Hoa hoặc làm việc hoàn toàn ở Trung Hoa”.

    Ảnh minh họa chụp màn h́nh Tạp chí Việt kiều.
    Có rất nhiều dự án tương tự khác ở Trung Hoa ở cấp chính quyền trung ương và địa phương. Không thể biết được có bao nhiêu tài năng Hoa Kỳ đă được Trung Hoa thu nhận thông qua các chương tŕnh này.
    Những lợi ích ngắn hạn có thể làm người ta mù quáng, như một hợp đồng hàng tỷ USD hoặc một khoản tiền lớn từ quỹ nghiên cứu. Nhưng điều quan trọng là người Mỹ phải hiểu rằng ĐCSTH đă phát động một cuộc chiến tranh bí mật chống lại Hoa Kỳ từ nhiều thập kỷ trước.
    Với sự trợ giúp của công nghệ Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Hoa đă giành được quyền lực hơn bao giờ hết và ngày càng hung hăng hơn qua mỗi năm. “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận B́nh không phải về tự do, nhân loại và ḥa b́nh – mà là giấc mơ thống trị thế giới của một nhà độc tài.
    Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đă nói rất rơ điều đó trong một bài phát biểu: “Trong 100 năm, Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới – cho phép chúng tôi đóng vai tṛ là ‘kho vũ khí dân chủ’ của thế giới.” … [và] Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa hiện là ‘kho vũ khí của chế độ độc tài’”.

    William Pelham Barr is an American attorney who served as the 77th and 85th United States Attorney General in the administrations of Presidents George H. W. Bush and Donald Trump. From 1973 to 1977, Barr was employed by the Central Intelligence Agency during his schooling years.
    V́ vậy, đă đến lúc người Mỹ phải hành động.
    Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •