Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15

Thread: Tưởng niệm 70 năm ngày Quốc Hận 1954 - 2024

  1. #1
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670

    Tưởng niệm 70 năm ngày Quốc Hận 1954 - 2024



    Tưởng niệm 70 năm ngày Quốc Hận 1954-2024!

    (Ngày Việt Minh ký kết Hiệp định Geneva 20-7-1954 để chia đôi lănh thổ VN)

    Hiệp định đ́nh chiến Geneva được ký vào ngày 20-7-1954 tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Minh tuân theo lịnh của cộng sản Trung quốc (đại diện là Chu Ân Lai tham dự hội nghị Geneva 1954) nên chia đôi lãnh thổ Việt Nam.

    Theo Hiệp định Geneva 1954:

    - Lãnh thổ VN chia đôi thành 2 quốc gia tại vỹ tuyến 17, là vị trí cuả sông Bến Hải (có cầu Hiền Lương)

    - Từ vỹ tuyến 17 tới Ải Nam Quan (bao gồm luôn cả biển và các hải đảo) là lãnh thổ Bắc Việt dưới quyền lãnh đạo của Cộng sản VN.

    - Từ vỹ tuyến 17 tới mũi Cà Mau (bao gồm luôn cả biển và các hải đảo) là lãnh thổ của Quốc Gia Viêt Nam dưới quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm.

    - Trong thời hạn 300 ngày:

    a. Quân đôi Pháp rút xuống phiá nam vỹ tuyến 17.

    b. Bộ đội và người dân ũng hộ cộng sản ở phía nam vỹ tuyên 17, thì di cư về phía bắc vỹ tuyến 17.

    c. Quân đội Quốc gia Việt Nam và người dân ũng hộ Quốc gia VN ở phía bắc vỹ tuyên 17, thì di cư về phía nam vỹ tuyến 17.

    - Sau 2 năm thì Tổng Tuyển Cử bằng lá phiếu của toàn dân VN để thống nhất đất nước trong hòa bình, để chọn người và người thể chế chính quyền lãnh đạo VN.

    Phái đoàn quốc gia VN hoàn toàn phản đối việc chia 2 lãnh thổ VN, cho nên ÔngTrần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố: sẽ không kư vào Hiệp định Genève với lư do Hiệp định gây chia cắt Việt Nam và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm.

    Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:

    "Việc kư hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đă nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia c̣n đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức pḥng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đă tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kư kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ Việt Nam tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở."

    Sau khi Hiệp định Genève được kư kết, về vấn đề hiệp thương thống nhất hai miền, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố:

    "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách ḥa b́nh và dân chủ" nhưng c̣n nói thêm là: "ông nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"

    Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố rằng: "mục tiêu của Quốc gia Việt Nam là thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ"
    Last edited by LeBachViet; 22-07-2024 at 04:29 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    70 Năm Di Cư (1954-2024)

    Bài 1: Cuộc ‘bỏ phiếu bằng chân’ vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...oogle_vignette

    July 20, 2024
    Mạnh Kim

    LTS: Nhật báo Người Việt mở mục “70 Năm Di Cư (1954-2024)” nhằm kỷ niệm biến cố sau khi Hiệp Định Genève có hiệu lực (21 Tháng Bảy, 1954) hàng triệu người từ miền Bắc di cư vào miền Nam theo tiếng gọi của Tự Do.



    Người di cư miền Bắc lên tàu USS Litchfield County (LST 901) của Hải Quân Hoa Kỳ tại cảng Hải Pḥng để di cư vào Nam. (H́nh: Naval History and Heritage Command)

    Trong lịch sử cận đại Việt Nam, không có sự kiện di cư nào qui mô nào bằng sự kiện 1954. Nó chất chứa khối nặng tâm t́nh dân tộc. Nó là một trường ca vĩ đại trong số những trường ca ai oán nhất của dân tộc. Xét riêng về chính trị, cuộc di cư 1954 là một sỉ nhục lịch sử của chế độ cộng sản Bắc Việt, đặc biệt trong bối cảnh mà những tên tuổi Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp thời điểm đó đang vang danh toàn cầu. Thế nhưng những nhân vật này đă không thể giữ được chân của khoảng một triệu đồng bào Bắc Việt. Họ đă không chọn đứng chung hàng ngũ cộng sản và sống với hào quang chiến thắng Điện Biên Phủ xóa sổ thực dân Pháp. Họ chạy về phía Tự Do…

    Cho đến nay, sau 70 năm, Cộng Sản Việt Nam tiếp tục bóp méo ư nghĩa của sự kiện di cư 1954. Trang web Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia hiện vẫn c̣n bài “Mỹ tổ chức cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.”

    Bài báo viết: “Chính sách di cư của Mỹ-Diệm nhằm đạt ba mục đích cơ bản sau:

    Một là, về mặt chính trị, đối với thế giới, Mỹ và tay sai cố tạo ra dư luận xấu về chế độ của Việt Nam ở miền Bắc nhằm ngăn chặn sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta; tạo ra ảnh hưởng xấu của cách mạng Việt Nam đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

    Hai là, về kinh tế-xă hội, đối với miền Bắc, Mỹ-Diệm hy vọng rút được một số lượng trí thức, công nhân kỹ thuật vào Nam, tạo ra những xáo động lớn, phá hoại sản xuất, làm cho miền Bắc không ổn định về kinh tế, khiến cho ḷng người ly tán, nội bộ lục đục, gây khó khăn cho ta trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Đối với miền Nam, vùng bị tạm chiếm, dân di cư sẽ là nguồn cung cấp nhân công rẻ mạt cho các đồn điền cao su, cà phê, cây ăn quả và một số cây công nghiệp mới du nhập sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở miền Nam.

    Ba là, ở miền Nam, với số người di cư, Mỹ-Diệm nhằm “thăng bằng sự chênh lệch giữa dân số miền Bắc 12 triệu và dân số miền Nam 11 triệu.” Điều này có nghĩa là “tăng thêm hy vọng của thắng lợi tổng tuyển cử đối với những lănh tụ quốc gia, đồng thời tạo ra cơ sở xă hội vững chắc cho chế độ Diệm. Đồng bào di cư là nguồn nhân lực quan trọng đáng kể để xây dựng ngụy quân, củng cố ngụy quyền.”

    ****** <> ******

    Đi về phía Tự Do, bằng mọi giá!

    Luận cứ rằng đồng bào miền Bắc di cư vào Nam là bởi ảnh hưởng từ chiến dịch tâm lư chiến thành công Edward Lansdale (người thai nghén ư tưởng “Đức Mẹ vào Nam,” khiến người Công Giáo Bắc Việt gồng gánh đổ xô lên những con tàu há mồm vào Nam)[/I], trở nên phổ biến đến mức hễ đề cập đến sự kiện di cư 1954 th́ mặc nhiên dư luận nghĩ đến “âm mưu” của Edward Lansdale. “Nguyên nhân lịch sử” này tất nhiên được hệ thống tuyên truyền cộng sản cổ xúy. Trong thực tế, ngay trước khi Hiệp Định Geneva ra đời, những cuộc di cư nhỏ lẻ đă h́nh thành, khi người dân Bắc Việt bắt đầu nhận ra diện mạo của chế độ Hồ Chí Minh".

    Chính Edward Lansdale cũng nhấn mạnh rằng “con người không tự nhổ rễ mà đem ḿnh đi nơi khác chỉ v́ những khẩu hiệu. Họ thực sự lo sợ về những ǵ có thể xảy đến cho họ và cảm xúc của họ đủ mạnh để vượt lên sự quyến luyến đối với đất đai, nhà cửa và mồ mả tổ tiên họ. V́ vậy, sự chủ động phần nhiều thuộc về họ – và chúng tôi chủ yếu biến việc di cư thành khả thi” (Nguồn: Peter Hansen “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”,Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, 2009).

    Một cách chính xác, không Edward Lansdale nào hoặc chiến dịch tâm lư chiến nào đủ mạnh để có thể khiến hàng triệu người vất bỏ tài sản, sự nghiệp, thân nhân, thậm chí vợ con… để đến vùng đất lạ trong khi không thể h́nh dung cuộc đời họ sẽ thay đổi như thế nào. Chỉ có sự sợ hăi chế độ cộng sản, sợ hăi tột cùng, thậm chí kinh tởm, mới có thể khiến người ta dứt áo lên đường. Cộng sản, chính sách cai trị cộng sản và chính cán bộ cộng sản mới là nguyên cớ thúc đẩy đồng bào Bắc Việt ra đi. Trước khi Hiệp Định Geneva ra đời, chính sách cai trị cộng sản đă trở thành nỗi ám ảnh của đồng bào Bắc Việt.

    Nhiều giáo dân Công Giáo, với ảnh hưởng bao trùm của những giám mục như Pierre Phạm Ngọc Chi, đặc biệt Giám Mục Thaddeus Lê Hữu Từ ở Phát Diệm (Ninh B́nh), đă chấp nhận bỏ quê nhà để lên đường theo “tiếng gọi của Chúa”.
    Điều này ít nhiều là sự thật; tuy nhiên, nếu cộng sản “tử tế” th́ giáo dân hẳn đă không chạy về phía Tự Do. Nói cách khác, Hiệp định Geneva là giọt nước tràn ly, là khoảnh khắc quyết định, là giây phút của nhận thức lịch sử.

    Số liệu chính thức của VNCH vào Tháng Mười, năm 1955 cho biết, những người từ miền Bắc di cư vào Nam gồm 676,348 tín đồ Công Giáo (76.3% tổng số người Bắc di cư); 209,132 tín đồ Phật Giáo (23.5%) và 1,041 Tin Lành (0.2%). Nếu lịch sử lặp lại, con số di tản vào Nam thậm chí có thể cao hơn rất nhiều. Trong thực tế, dù tuyên truyền rằng “Mỹ-Diệm” đă sử dụng nhiều “thủ đoạn” lôi kéo đồng bào Bắc Việt vào Nam nhưng chính Việt Minh mới là những kẻ dùng đủ mánh khóe để ngăn chặn đồng bào tản cư.

    Việt Minh phá rối cuộc di cư như thế nào?

    Trong “Việt Nam 1945-1995,” Giáo Sư Lê Xuân Khoa thuật: Điều 14 (d) của Hiệp định Geneva không những cho phép dân chúng được tự do chọn lựa nơi cư trú trong thời hạn ấn định mà c̣n nói rơ rằng các nhà chức trách địa phương phải giúp đỡ họ di chuyển được dễ dàng. Trong thực tế, để ngăn chặn làn sóng người “bỏ phiếu bằng chân,” chính quyền VNDCCH đă áp dụng vô số biện pháp, từ thuyết phục đến cản trở, từ đe dọa đến sử dụng bạo lực.

    Một bản tin của Linh Mục Patrick O’Connor từ Hà Nội điện về cho tổ chức National Catholic Welfare Conference ở Washington DC ngày 5 Tháng Mười, 1954 chép:

    “Hai điều vi phạm hiển nhiên của Việt Minh mà ai cũng biết là: Giữ lại những người bị bắt giam mà họ đă thỏa thuận thả ra trong ṿng 30 ngày (tức là đến 20 Tháng Tám, 1954), và ngăn chặn sự ra đi của những người Việt Nam muốn ra khỏi vùng Việt Minh kiểm soát… Thật ra, măi đến tuần lễ thứ nh́ của Tháng Chín (1954), Việt Minh mới thả một số tù binh. Trong khi những thường dân Việt Nam đầu tiên được thả vào ngày 15 Tháng Chín th́ vẫn c̣n khoảng 30,000 người chưa được biết rơ số phận…”

    Cũng theo Giáo Sư Lê Xuân Khoa, nhân chứng cho việc vi phạm Hiệp định Geneva của Việt Minh c̣n có Thượng Nghị Sĩ Mỹ Mike Mansfield khi ông thực hiện chuyến khảo sát Đông Dương vào Tháng Mười, 1954; các kư giả Robert Martin (U.S. News & World Report), Yves Desjacques (Le Figaro); những bài tường thuật trong các báo Christian Science Monitor, Journal d’Extrême-Orient, New York Herald Tribune, New York Times, Osservatore Romano; và những bản tin của Junior Chamber of Commerce từ Manila, U.S.I.S. và Vietnam Press từ Sài G̣n.

    Cần nhắc lại, ngay khi mới “giải phóng” Phát Diệm, Việt Minh đă chiếm nhà ḍng Công Giáo, tịch thu tài sản, ruộng đất của các tu viện và họ đạo. Linh mục bị bắt phải mặc quần áo nông dân và phải làm ruộng… Tại nhiều nơi, một thứ thuế quái đản ra đời, được áp dụng cho những ai đeo mề đay Công Giáo! Chưa hết, linh mục được làm lễ, nhưng mỗi người vào nhà thờ dự lễ phải trả 1,000 đồng tiền thuế… Việt Minh c̣n phát “Kinh Thánh Mới” được sửa đổi, trong đó có những câu như: “Chúa Giê-Su là một người lao động tranh đấu cho công cuộc giải phóng anh em của Người là các công nhân.”

    Những thủ đoạn khó lường

    Bài nghiên cứu “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954-1959” của Peter Hansen ghi rơ rằng, giữa năm 1955, có nhiều báo cáo về các trường hợp trong đó bộ đội Việt Minh và cán bộ hành chính VNDCCH đă chủ động cản trở hoặc ngăn chặn những người có khả năng di cư, không để họ tiếp cận các điểm xuất phát tại Hà Nội-Hải Pḥng. Điều này được thực hiện thông qua một sự phối hợp giữa lực lượng quân đội và sự cản trở về mặt hành chính; thẩm quyền cấp phép di cư thuộc về các nhà chức trách cư ngụ tại các vùng tương ứng.

    Trong “Cross and the Bo-tree: Catholics and Buddhists in Vietnam” (1970) của Piero Gheddo; hoặc Chương 5 (The Twin Tyrannies) trong “Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975” (NXB Harper Collins 2018) của tác giả Max Hastings cũng có những chi tiết tương tự.

    Một số thủ đoạn được Việt Minh áp dụng gồm:

    -Gây hoang mang lo sợ cho người dân bằng cách phao tin đồn, chẳng hạn Pháp bắt dân vào làm phu đồn điền cao su, đàn bà bị hăm hiếp, trẻ con bị đem đi bán, giặc Pháp và Mỹ hung ác trả thù Việt Nam bằng cách đổ người xuống biển khi tàu ra ngoài khơi.

    -Không cấp hoặc tŕ hoăn cấp giấy phép di chuyển cho những người ở trong vùng do Việt Minh kiểm soát.

    -Ngăn cấm hoặc làm khó dễ việc bán nhà cửa, ruộng nương của những người chuẩn bị ra đi.

    -Dọa bắt hay ngược đăi thân nhân của những người ra đi c̣n kẹt lại.

    -Không cung cấp phương tiện vận chuyển và gây cản trở việc di chuyển của đồng bào di cư trên đường bộ cũng như đường thủy. Hành hung người ra đi ở các bến xe, nhà ga hay bến tàu.

    -Kiếm cớ bắt chủ gia đ́nh hay bắt cóc trẻ em khiến cả nhà phải ở lại.

    -Giật ḿn hay nổ súng vào xe cộ, bắn phá hoặc đánh ch́m tàu thuyền chở người tị nạn.



    Hải Quân Mỹ trên tàu USS Estes (AGC-12) đưa người di cư đặt chân tới cảng Sài G̣n. (H́nh: Naval History and Heritage Comman

    Liều chết ra đi


    Trong một điện văn gửi bộ trưởng các quốc gia liên kết ngày 29 Tháng Mười, 1954, Cao Ủy Pháp ở Sài G̣n cho biết:

    “Từ đầu tuần vừa qua, các phi cơ thám sát của hải quân đă thấy trên những băi cát dọc theo bờ biển có nhiều nhóm dân đánh cá ra dấu hiệu. Hải quân được tin đă cho tàu tuần tiễu tới cứu giúp. Khi tới gần duyên hải Bùi Chu và Phát Diệm, hải quân thấy hiện ra trên mặt biển đầy thuyền bè đủ loại. Các giới thạo tin ở Hải Pḥng cho hay Việt Minh đă ngăn cấm thuyền đánh cá ra khỏi hải phận, tức là ba hải lư. Hơn nữa, tại hàng trăm địa điểm miền duyên hải, nhà cầm quyền cộng sản đă bắt dân chúng phải di cư lui vào nội địa nhiều cây số…” (nguồn: “Việt Nam 1945-1995”Lê Xuân Khoa)

    Một vụ cứu người tị nạn được thuật trên báo Journal d’Extrême-Orient ngày 25 Tháng Mười 1954 như sau:

    “Với những lá cờ vàng và trắng của Vatican phấp phới trong gió, cả ngàn chiếc thuyền đánh cá, bè mảng và thuyền buồm, quá tải người tị nạn, đă ra đi vào ban đêm phó mặc cho số phận, tiến về phía những chiến hạm nhỏ của Pháp ở ngoài khơi Vạn Lư bên kia vùng hải phận của Việt Minh. Không may, có nhiều thuyền bè đóng vội đă bị sóng biển lật úp hay đánh vỡ làm thiệt hại rất nhiều sinh mạng và hàng hóa. Hàng trăm người tị nạn đă chết như vậy.

    Tuy nhiên, giữa 6 và 8 giờ sáng hôm qua, chiếc Jules Vernes, vốn là một con tàu cũ dùng để tiếp tế cho tàu ngầm, đă vớt được 3,000 dân tị nạn; trong khi tàu Commandant de Pimodam, vớt khoảng 600, và hai chiếc LSM11 từ Hải Pḥng tới tăng cường, mỗi chiếc vớt được khoảng 1,000 người… Thủy thủ đoàn người Pháp làm việc hết sức để chuyển người lên tàu, nhất là phải kéo lên những trẻ sơ sinh, người già hoặc người có bệnh. Có những chiếc bè bị ngập sóng chở cả những con trâu mà những người chạy trốn chế độ Hồ Chí Minh vội vă đem theo…”


    Ngoài những vụ vượt thoát nguy hiểm, c̣n có những vụ xung đột đẫm máu giữa dân chúng và lực lượng công an, quân đội ở một số nơi, nhất là vụ 5,000 bộ đội Việt Minh xả súng vào ngót 20,000 thường dân ở Ba Làng (Thanh Hóa) vào ngày 8 Tháng Giêng 1955, và vụ 10,000 bộ đội, dân quân và công an hợp lực đàn áp và bắt giữ 3,000 dân Lưu Mỹ (Nghệ An) ngày 13 Tháng Giêng 1955 – chỉ v́ dân chúng ở hai nơi này biểu t́nh đ̣i di cư và chống cự bằng giáo mác, gậy gộc…[/COLOR]

    ****** <> ******

    Theo Phủ Tổng Ủy Di Cư của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, tổng số dân rời Bắc vào Nam là 875,478 người – trong đó có 871,533 người đi trước ngày 19 Tháng Năm; và 3,945 người đi trong thời gian gia hạn. Nếu tính thêm số người vượt tuyến sau khi hết hạn, khoảng 76,000 người đi bằng thuyền hay đường bộ (xuyên rừng qua Lào), th́ tổng số tị nạn lên tới gần 950,000 người. Trong 871,533 người đi đúng kỳ hạn, có 213,635 người được Pháp chở bằng máy bay (4,280 chuyến), số c̣n lại gồm 555,037 người được chở bằng tàu thủy; và 102,681 người đi bằng phương tiện riêng (Nguồn: “Việt Nam 1945-1995,” Lê Xuân Khoa).

    Trong “Ngô Đ́nh Diệm và chính nghĩa dân tộc,” tác giả Minh Vơ viết: “Mẹ tôi kể lại, bốn mẹ con phải đi bốn lần mới có một lần thành công. Đường đi dài gần 200 cây số mà cứ gần đến Hải Pḥng th́ lại phải dẫn nhau quay về, v́ lần nào cũng bị Việt Minh ngăn cản, dụ dỗ, đe dọa. Lần thứ bốn, may có một cán bộ địa phương thương t́nh cấp giấy tờ cho đi hợp pháp mới tới nơi. Bà đă gặp lại người cán bộ này tại miền Nam chỉ ít ngày sau đó. Anh ta nói khi cấp giấy cho gia đ́nh tôi, là trong bụng đă ôm mộng bỏ đảng ra đi rồi.”.

    Nếu lịch sử lặp lại, sẽ có bao nhiêu đồng bào Bắc Việt chọn đi về phía Tự Do?

    (Xem tiếp post #3)
    Last edited by LeBachViet; 23-07-2024 at 01:39 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    70 Năm Di Cư (1954-2024)

    Bài 1: Cuộc ‘bỏ phiếu bằng chân’ vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...oogle_vignette
    July 20, 2024

    Mạnh Kim
    (Tiếp theo)

    Trích “Hai mươi năm qua, Việc từng ngày, 1945-1964” của Đoàn Thêm

    26-5-1954: Tại Hội Nghị Genève, Pháp và VM đă thỏa hiệp: ngừng bắn, thu quân về những khu vực chỉ định. VM muốn sự chia khu vực được giản dị, nghĩa là cắt đôi VN. VM rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Pháp chưa trả lời. Anh tán thành. Mỹ phản đối. VN giữ nguyên lập trường: chỉ có một VN thống nhất. Quốc dân Đại hội nhóm họp ở Saigon, phản đối kịch liệt dự định chia đôi đất nước.

    6-7-1954: chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm thành lập (SL. 43/CP).

    7-7-1954: chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm tựu chức.

    21-7-1954 (22 tháng 6 Giáp Ngọ): Hội Nghị Genève nhóm họp phiên cuối cùng, để xác nhận những thỏa hiệp đă đạt, trong những văn kiện được gọi là Hiệp định Genève (Accords de Genève). Chủ Tịch phiên họp, là đại biểu Anh Anthony Eden. Trước khi kư kết, Chủ Tịch hỏi lại từng Phái đoàn xem có xác nhận không. Các Phái đoàn lần lượt tuyên bố xác nhận, ngoại trừ vài ư kiến dè dặt về một số điều khoản (Miên, Lào, Việt, Mỹ). Những ư kiến đó không làm thay đổi các dự thảo Hiệp định, song được ghi trong các phụ bản đính theo.

    Hiệp định đ́nh chiến tại VN, gồm 47 điều, với một Phụ lục. Các điều khoản chính:

    1.Định một giới tuyến quân sự từ cửa sông Bến Hải, theo gịng sông đến làng Bồ-Hô Su (nguyên văn – MK) và biên giới Lào Việt (không thấy nói đến vỹ-tuyến 17).

    2.Lập một khu phi quân sự 5 cây số bề rộng bên này và bên kia giới tuyến để làm “khu đệm” theo nguyên văn Hiệp định.

    3.Thời hạn tối đa để rút quân hai bên, là 300 ngày, kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

    4.Ngày giờ ngừng bắn:

    Bắc Việt: 8 giờ ngày 27-7-1954
    Trung-Việt: 8 giờ ngày 1-8-1954
    Nam Việt: 8 giờ ngày 11-8-1954

    5.Trong khi chờ đợi tổng tuyển cử, mỗi bên sẽ phụ trách quản trị hành chánh ở khu tập hợp quân đội thuộc quyền.

    6.Cấm phá hủy trước khi rút lui; không trả thù hoặc ngược đăi những người đă hợp tác bên đối phương.

    7.Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu này sang khu thuộc bên kia.

    8.Cấm đem thêm quân đội, vũ khí đạn dược hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới.

    9.Tù-binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong hạn 30 ngày kể từ khi ngừng bắn thực sự.

    10.Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định, sẽ giao cho một Ban Quốc Tế.

    11.Thời hạn rút quân, định riêng cho từng khu, kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Pḥng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).

    10-8-1954: Cầu hàng không chở dân di cư vào Nam. Mỗi ngày có năm bảy chục phi cơ của Quân đội Pháp tới Tân Sơn Nhứt; Bộ Xă Hội lo tiếp đón và giúp đỡ. Ở Bắc, hàng ngày có vài ngàn người về Hà Nội để chờ vô Nam; không được đi máy bay th́ xuống Hải Pḥng đáp tàu biển, của Pháp và cả của Hoa Kỳ.

    1-7-1955 (12 tháng 5 Ất-Mùi):

    Tổng số dân di cư:

    533.868 người vào Nam bằng tàu biển.

    243.657 người vào Nam bằng máy bay.

    Số trại định cư:

    122 trại ở 12 tỉnh Nam phần.

    55 trại ở 8 tỉnh Trung phần.

    9 trại ở 6 tỉnh Cao-Nguyên
    .

    Số nhà đă dựng:

    43.288 nhà chắc chắn, và 3.763 nhà tạm trú.

    Ngân khoản được cấp: 1.058.000.000$

    $480 triệu để trợ cấp định cư; $300 triệu để cấp cho người định cư làm lấy nhà.

    Mỗi người được cấp:

    700$ trợ cấp tài chánh.

    12$ tiền ăn mỗi ngày.

    Số dụng cụ vật liệu đă phát:

    124.813 dụng cụ canh nông.

    681.585 kiện vải, 393.994 cân chỉ, 3.471 cân ch́ làm chài lưới.

    (Tài liệu của Phủ Tổng ủy Di-cư)

    11-7-1955:

    -Vài trăm dân di cư biểu t́nh ở Saigon, đ̣i trục xuất các phần tử Cộng sản.

    -Quân đội tiến về Rạch Giá, bao vây Trung Đoàn Lê Quang của Tướng Ba Cụt.

    -Tại Bộ Xă Hội, trước mặt T.Tr. Vũ quốc Thông, một nhân-viên sinh quán tại Chợ Lớn tuyên bố: hiến 1/2 lít máu để vẽ chân dung Ngô Chí-Sĩ đem bày nhân dịp Triển Lăm Thông Tin ngày 20 tháng 7.

    13-7-1955: Sinh-viên, học-Sinh biểu t́nh ở đường Champagne, đả đảo Ủy Hội Quốc Tế v́ có ư bênh vực Việt Minh, đ̣i thả binh sĩ c̣n bị Việt Minh giam giữ. Ủy Hội hứa xét lại vấn đề.

    16-7-1955: Th.T. Ngô đ́nh-Diệm tuyên bố: [B]"Quốc Gia Việt Nam không kư kết Hiệp-Định Genève, nên không bị ràng buộc, song vẫn trung thành với chánh sách hoà b́nh, và sẵn sàng tổ chức tổng tuyển cử nếu có thể bầu được tự do[/B]".

    20-7-1955: Biểu t́nh khổng lồ chống Cộng và chống sự chia đôi đất nước. Dân chúng ập vào phá nhiều pḥng của Khách sạn Majestic và khách-sạn đường Trần-Hưng-Đạo, nơi có sĩ quan VM lui tới với Ủy-Hội Quốc-Tế. Thiệt hại khá nhiều.
    Last edited by LeBachViet; 23-07-2024 at 01:40 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670
    Tại sao nhiều người miền bắc di cư vào miền nam sau Hệp định Gênva 1975?

    Sự thật nhiều người miền bắc di cư vào miền nam là để chạy trốn chế độ cộng sản gian tham độc tài tàn ác v́ những lỳ do sau đây:

    - Thời phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (thập niện 1930's) cộng sản nổi lên, với khẩu hiệu: "Trí, Phú, Địa, Hào; đào tận gốc, trốc tận rễ”. Cho nên đám thanh niên ít học cuồng cộng sản "lập thành tích" bằng cách vác dao phay, cào, cuốc, đ̣n gánh ..v..v...xông vào nhà những người: trí thức, giàu có, điền chủ, quan chức có địa vị trong xă hội để tấn công tàn sát cả gia đ́nh những thành phần này, già trẻ lớn bé ǵ cũng bị tấn công tiêu diệt rất dă mang!.

    Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tới thời Cách Mạng Tháng 8 Việt Minh nắm quyền, th́ thành phần "Trí, Phú, Địa, Hào; đào tận gốc, trốc tận rễ” cũng bị tấn công, bị cướp của giết người vào khoàng năm 1945 và 1946!. Nhiều người là nạn nhân của Cộng Sản, 1 số người chúng ta biết như:

    - Gia đ́nh bố mẹ của bác sĩ Nguyễn Mạnh Quốc trong diễn đàn ydan.org này, là chủ đồn điền trồng trà, đối xử rất tốt với công nhân đồn điền, và cũng có tiếp tế đóng góp cho Việt Minh. Nhưng bị Việt Minh thủ tiêu, và đồn điền trà cũng mất luôn. Bác sỉ Quốc phải đi làm thuê làm mướn đế tiếp tục đi học. May là có người báo trước, nên bác sĩ NM Quốc trốn vế Hà Nội, nếu không th́ bọn cộng sản chưa chắc tha cho bác sĩ Quốc!

    - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng cùng hoàn cảnh như bác sỉ Quốc, lúc đó nhạc sĩ N.V.Đông đang đi học ở Sài G̣n nên thoát nạn, c̣n gia đ́nh cha mẹ của nhạc sĩ ở dưới quê bị bầy giặc cướp cộng sản xông vào tấn công, gia đ́nh, tài sản ruộng vườn tan nát!.

    - Gia đ́nh của vị hôn thê của nhạc sĩ NV Đông cũng là nạn nhân của cộng sản như gia đ́nh của nhạc sĩ và gia đ́nh của bác NM Quốc. Hai người là hàng xóm và chơi với nhau từ lúc nhỏ. Sau vụ tấn công tàn bạo của cộng sản, cô vị hôn thê của nhạc sỉ NV Đông cũng mất tích luôn, không bao giờ dám trở lại quê củ v́ khu vực đó có nhiều cộng sản. V́ mong muốn t́m lại tung tích của vị hôn thê nên có 1 lần nhạc sĩ NV Đông cải trang lén trở vè quê củ để t́m tin tức của vị hôn thê, nhưng người trong làng không ai biết tin tức ǵ vể người ấy. Sau chuyến đi này, NV Đông sáng tác bài:

    "Về Mái Nhà Xưa" https://www.youtube.com/watch?v=3ZyZgfMA33I

    Sau đó nhạc sĩ tổ chức đại nhạc hội vài lần với hy vọng cô đó nghe tên của nhạc sĩ trên radio, th́ cô ta sẽ t́m gặp. Nhưng mong chờ cho đến năm 1975 cộng sản vào miền nam, th́ nhạc sĩ phải vào tù v́ là đại tá VNCH!. Có lẽ v́ buồn và đau khổ nên ông trở thành 1 nhạc sĩ sáng tác nhiều nhạc phẫm rất hay.
    Bản nhạc "Đom đóm" là câu chuyện thật của nhạc sĩ: https://www.youtube.com/watch?v=9U6Yk5VrFqQ

    - Gia đ́nh của thân phụ của nghệ sĩ Thanh Nga và 1 người em trai của cô lúc đó khoảng 2 hay 3 tuổi đang đi chập chững trước sân nhà bị Việt Minh chém chết (1 em bé c̣n nhỏ tội t́nh ǵ mà cũng bị Việt Minh sát hại!). Cô Thanh Nga và mẹ cô may mắn được 1 ân nhân kéo chạy nhanh ra ruộng lúa núp sau bờ ruộng, họ thấy Việt Minh cầm vũ khí giết chết cậu em ở ngoài sân, rồi chúng xông vào nhà chém giêt những người trong nhà trong số đó có người cha của cô Thanh Nga. Sau đó cô Thanh Nga và bà mẹ không dám về nhà, mà lo chạy ra chợ đón xe về quê ngoại.

    Cộng sản gian tham tàn ác gieo rắc biết bao đau khổ cho người dân!, nhiều gia đ́nh bị tan nát, nhiều mối t́nh bị chia ly!. Cho nên khi nghe Việt Minh nắm quyền thống trị miền bắc, người dân lo t́m đường chạy vào miền nam nhất là thành phần "Trí, Phú, Địa, Hào" lo t́m đường đi t́m tự do ở miền nam.

    Một số thành phần cộng sản cũng nhận ra sai lầm, thí dụ như trên trang web trong nước có nói về sai lầm này:
    http://tinhuy.daknong.gov.vn/tin-tuc...h-su-9940.html
    Thứ 6, 15/09/2023
    Xô viết Nghệ - Tĩnh sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử

    "....Chính quyền Xô Viết non trẻ ở Nghệ An, Hà Tĩnh thời gian cuối năm 1930, đầu năm 1931 đă bước đầu thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền cách mạng của nhân dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi tư tưởng “tả khuynh” trong Quốc tế Cộng sản, cấp bộ đảng địa phương đă mắc sai lầm trong việc xác định đối tượng cách mạng, ví dụ đề ra khẩu hiệu hành động: “Đả trí, Phú, Địa, Hào; Đào tận gốc, trốc tận rễ”. Do vậy, cùng với những bài học thành công, phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh cũng đă để lại cho Đảng ta bài học sâu sắc về đề pḥng và khắc phục tư tưởng “tả khuynh” trong quá tŕnh xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng..."

    Ngay cả thành phần nông dân, công nhân nghèo cũng sợ cộng sản, cũng lo t́m đường chạy vào miền nam tự do, v́ họ biết cộng sản độc tài đàn áp tôn giáo, cộng sản coi tôn giáo như là thuốc phiện!. V́ trước năm 1954, Trung quốc, Liên Xô và các quốc gia Đông Âu bị rơi vào tay cộng sản, các quốc gia này đều bị đàn áp tôn giáo rất khốc liệt. Đối với cộng sản, th́ chỉ có bác và đảng là trên hêt!. Nếu có ai sáng tác thơ văn kịch nghệ theo căm hứng t́nh căm của họ, th́ sẻ bị phê b́nh kiểm điểm là quá uỷ mị..v...v...Cộng sản cũng hay lợi dụng người dân, ngày nghĩ hay bắt học sinh, sinh viên và người dân đi làm lao động hay làm công tác miễn phí cho chính quyền!. Cho nên nhiều người giàu nghèo, già trẻ đều bỏ miền bắc di cư vào miền nam tự do.
    Last edited by LeBachViet; 23-07-2024 at 01:09 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    Đồng bào miền bắc trốn chạy cộng sản để di cư vào miền nam Tự Do

    (1954)

    Video: British Pathé




    (Đoạn phim này không có âm thanh )

    Nh́n cảnh đồng bào miền bắc dùng những chiếc thuyền mong manh và những cái bè thô sơ ghép bằng những cây tre để đi ra biển, thấy mà muốn rơi nước mắt!.
    Last edited by LeBachViet; 23-07-2024 at 01:35 AM.

  6. #6
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,990

    Để nh́n lại 70 năm biến cố di cư vào năm 1954 của gần 1 triệu đồng bào miền Bắc vào Nam t́m tưu do

    Để nh́n lại 70 năm biến cố di cư vào năm 1954 của gần 1 triệu đồng bào miền Bắc vào Nam t́m tự do. Jimmy TV rất hân hạnh có sự góp mặt của nhà thơ Đỗ Quư Toàn - Ông chính là nhân chứng của biến cố đó, sẽ kể lại cho thế hệ sau ḍng lịch sử cận đại của quê hương Việt Nam.

    Ông Đỗ Quư Toàn sinh năm 1939, năm nay đúng 85 tuổi nhưng c̣n rất minh mẫn khi nhớ về từng cột mốc lịch sử. Mời quư vị cùng theo dơi buổi mạn đàm với nhà thơ Đỗ Quư Toàn



  7. #7
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    70 Năm Di Cư (1954-2024)

    Bài 2: Nhắc lại Tom Dooley, ‘ân nhân của người Việt Nam’

    July 20, 2024
    Mạnh Kim

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...guoi-viet-nam/

    LTS: Nhật báo Người Việt mở mục “70 Năm Di Cư (1954-2024)” nhằm kỷ niệm biến cố sau khi Hiệp Định Genève có hiệu lực (21 Tháng Bảy, 1954) hàng triệu người từ miền Bắc di cư vào miền Nam theo tiếng gọi của Tự Do.




    Bác Sĩ Tom Dooley (1927-1961) và một trẻ em ở Đông Dương, h́nh chụp năm 1954. (H́nh: Hulton Archive/GettyImages)

    Nói đến sự kiện di cư 1954, có nhiều nhân vật lịch sử, người Việt lẫn nước người, cần được nhắc, trong đó không thể không kể Tom Dooley, người được xem là ân nhân của người Việt vào thời điểm lịch sử hỗn loạn 1954.

    Tom Dooley đă được nhắc trong quyển “Việt Nam 1954-1995” của Giáo Sư Lê Xuân Khoa và cả trong quyển “Khi đồng minh nhảy vào” của ông Nguyễn Tiến Hưng. Suốt từ giữa đến cuối thập niên 1950, bác sĩ quân y Tom Dooley (tức Thomas Anthony Dooley III) là h́nh ảnh hiện thân ḷng bác ái. Hỗ trợ y tế nhân đạo của ông ở các vùng nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đầu người Mỹ nhảy vào Đông Nam Á đă được ca ngợi hết lời. Tom Dooley đă được Tổng thống John F. Kennedy trao Huân Chương Vàng Quốc Hội (Congressional Gold Medal).

    Trong “Việt Nam 1954-1995”, Giáo Sư Lê Xuân Khoa viết:

    “Bác Sĩ Quân Y Thomas Dooley, một cứu tinh của dân tị nạn 1954, phục vụ trên chiếc tàu Montague của Hải Quân Hoa Kỳ, tham dự một chuyến cứu người vượt biển ở Vịnh Hạ Long trên một chiếc LSM của Pháp do Đại Úy Gerald Cauvin chỉ huy. Nhờ sự hướng dẫn của máy bay quan sát, chiếc tàu đă tiến đến vị trí của 14 chiếc thuyền buồm đang vật vă ở ngoài khơi. Đoàn thuyền này chở hơn 1,000 dân làng Cửa Ḷ, tỉnh Nghệ An, đă phấn đấu với sóng biển và đói khát trong năm ngày năm đêm mới tới được cửa biển Hải Pḥng. Dân tị nạn kể cho Dooley biết rằng họ phải liều mạng ra đi v́ không chịu được chính sách cải cách ruộng đất và những biện pháp cưỡng bách tinh thần và vật chất của Việt Minh. Họ đă phải bí mật chuẩn bị rất nhiều ngày trước khi đi trốn vào một đêm không có trăng…”

    ****** <> ******

    Tom Dooley sinh ngày 17 Tháng Giêng, 1927, tại St. Louis, trong gia đ́nh có truyền thống Công Giáo La Mă nghiêm khắc. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại một trong những trường đại học Công Giáo nổi tiếng nhất nước Mỹ, Notre Dame ở South Bend, Indiana, nhưng bỏ học dang dở.

    Năm 1944, khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra, Dooley gia nhập Hải Quân. Sau chiến tranh, Dooley rời Hải Quân và trở lại Notre Dame vào năm 1946, nhưng một lần nữa cũng bỏ học. Sau đó Dooley vào Trường Y thuộc Đại Học St. Louis. Tốt nghiệp trường y năm 1953, ông tái nhập Hải Quân, trở thành quân y sĩ trên chiến hạm USS Montague, đến Việt Nam năm 1954, tham gia chương tŕnh “Operation Passage to Freedom”, giúp đưa người tỵ nạn ở miền Bắc vào miền Nam.

    Không chỉ là bác sĩ, Tom Dooley c̣n có tài viết lách. Nhờ công việc trên tàu USS Montague neo đóng tại Bắc Việt, Tom Dooley trở thành cầu nối hiệu quả giữa các cơ quan chính phủ khác nhau liên quan việc sơ tán đồng bào Bắc Việt.

    Dooley được giới thiệu trên nhiều tờ báo, tạp chí, phim thời sự và đặc biệt các chương tŕnh truyền h́nh, vốn bắt đầu trở thành nguồn tin tức ngày càng quan trọng đối với người Mỹ. Giữa những năm 1950, phần lớn gia đ́nh ở Mỹ đều có tivi.

    Bằng nhiều cách, Dooley trở thành gương mặt đại diện cho gần như toàn bộ hoạt động nhân đạo trong việc giải cứu đồng bào miền Bắc khỏi sự ḱm kẹp của chủ nghĩa cộng sản. Đặc biệt, các ấn phẩm Công giáo có sức ảnh hưởng trở thành nơi đăng tải những câu chuyện mà Tom Dooley tường thuật từ Bắc Việt Nam, đến với hàng triệu người Công Giáo khắp nước Mỹ cũng như thế giới. Những bức thư Tom Dooley gửi về cho mẹ, bà Agnes, đă được hàng loạt tờ báo đăng lại, trong đó có tờ St. Louis Globe Democrat ở quê nhà của ông.

    Tom Dooley thuật lại tất cả trải nghiệm, những ǵ tai nghe mắt thấy ở Bắc Việt, trong cuốn Deliver Us From Evil (Xin Cứu Chúng Con Cho Khỏi Sự Dữ), xuất bản vào Tháng Giêng 1956. Được đích thân Đô Đốc Hải Quân Arleigh Burke viết lời giới thiệu, cuốn sách lập tức gây chấn động nước Mỹ. Deliver Us From Evil kể lại chi tiết chiến dịch di tản “Passage to Freedom” của đồng bào miền Bắc và những tội ác kinh hoàng của Việt Minh.

    Ông kể, những hành động tàn bạo của cộng sản “gần như luôn có ư nghĩa tôn giáo. Bây giờ tôi đă quen với việc cứu chữa những người đàn ông và phụ nữ chân yếu tay mềm có bộ ngực bị xén và thậm chí cả những đứa trẻ không có ngón hoặc bàn tay. Ngày qua ngày, tôi nhận ra rằng những h́nh phạt mà Cộng Sản gây ra là nhắm đến những người có đức tin vào Chúa”.

    Trong một đoạn dài, Tom Dooley tả một linh mục bị treo chân và bị đánh đập tàn nhẫn v́ tội dám căi lệnh Việt Minh khi lén cử hành thánh lễ vào ban đêm. Khi Tom Dooley gặp, vị linh mục “nằm trên cáng tre, quằn quại trong đau đớn, môi mấp máy cầu nguyện. Khi tôi kéo tấm chăn bẩn ra, tôi thấy ông ấy chỉ c̣n là một khối thịt đen ng̣m từ vai đến gối. Bụng cứng và căng, b́u sưng to như quả bóng. Tôi tiêm ông ấy một mũi morphine…”

    Nguyệt san Reader’s Digest, tạp chí có lượng phát hành lớn nhất nước Mỹ vào thời điểm đó với 20 triệu độc giả, đă rút gọn Deliver Us From Evil c̣n 27 trang để mang câu chuyện lan xa hơn. Deliver Us From Evil xuất hiện trong danh sách sách bán chạy nhất và Tom Dooley trở thành nhân vật nổi tiếng toàn cầu. Nhiều câu-đoạn trong Deliver Us From Evil thậm chí được đưa vào các bài giảng tại một số nhà thờ. Cuốn sách được yêu cầu đọc ở một số trường Công Giáo. H́nh ảnh Tom Dooley và những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống Cộng của ông ở Đông Nam Á xuất hiện trên các tạp chí LIFE, Look và TIME. Thậm chí c̣n có một bài 10 trang về ông trên tuần san Maclean’s của Canada. Khi người Mỹ bật tivi vào năm 1959, Dooley dường như luôn có mặt.

    Trước khi rời Việt Nam, Tom Dooley được tặng huân chương hai lần. Một lần ở Sài G̣n, được trao từ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm; và lần thứ hai từ Hải Quân Hoa Kỳ.

    ****** <> ******

    “Một đêm mùa Xuân năm ngoái, tôi nằm trằn trọc không ngủ trong không khí oi bức của Hải Pḥng – một thành phố đang hấp hối ở Bắc Việt Nam, tự vấn một câu hỏi từng ám ảnh nhiều thanh niên Mỹ bị mắc kẹt ở những nơi xa xôi: “Tôi đang làm cái quái ǵ ở đây?”… Ngoài kia, trong trại tị nạn tạm bợ mà tôi dựng lên bằng những chiếc lều của quân đội Hoa Kỳ, có hơn 12,000 người Việt khốn khổ, bệnh tật và bị tàn phế thảm thương, hầu hết hoặc rất trẻ hoặc rất già. Họ đang chạy trốn Cộng Sản Bắc Việt, hy vọng đến được Sài G̣n, nơi mà sự an toàn mạng sống cũng là điều chưa ai dám chắc…”

    “Tôi đang điều trị những căn bệnh mà hầu hết các bạn cùng lớp y khoa của tôi không bao giờ gặp trong đời; (tôi đang) thực hiện những ca phẫu thuật mà sách giáo khoa không bao giờ đề cập. Bạn làm ǵ với những đứa trẻ bị đũa đâm vào tai? Hay những bà cụ găy xương đ̣n bởi bị đánh bằng báng súng? Hoặc những đứa trẻ có tai bị cắt bằng ḱm?… Ở Notre Dame, các linh mục đă dạy tôi triết học. Nhưng ở đây, trong cái địa ngục Cộng Sản này, tôi đă học được nhiều sự thật đầy ấn tượng và thực tế hơn về bản chất thực sự của con người… Bây giờ tôi biết tại sao sự vô thần có tổ chức không bao giờ có thể tiêu hủy được ngọn lửa thiêng đang cháy rực ngay cả trong những con người khiêm hạ nhất.”

    “Tất cả người dân Việt Nam đều mơ ước và đấu tranh cho tự do. Từ những người lao động vất vả trên đồng lúa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời; những đứa trẻ trần truồng chơi nghịch trong gió mùa; những đứa bé bán trái cây trong những con lạch ngoài chợ quê; đến những người nghèo bị cụt chân tay… Tất cả đều có cùng một ước mơ: Tự do.”


    (Trích từ Deliver Us From Evil – Xin Cứu Chúng Con Cho Khỏi Sự Dữ)

    ****** <> ******

    Năm 1959, một cuộc thăm ḍ của Viện Gallup xếp Tom Dooley ở vị trí thứ bảy trong danh sách những nhân vật được dân Mỹ ngưỡng mộ nhất, đứng trước cả tướng Douglas MacArthur. Cùng năm đó, Dooley phát hiện ḿnh mắc ung thư. Khi Tom Dooley được nhắc đến như một niềm cảm hứng của nước Mỹ, trong bài phát biểu ngày 2 Tháng Mười Một, 1960 mà Tổng thống John F. Kennedy đọc khi đề xuất thành lập Peace Corps, vị trí Tom Dooley trong danh sách Gallup liệt kê những nhân vật được ngưỡng mộ vọt lên thứ ba, chỉ sau Dwight D. Eisenhower và Đức Thánh Cha Gioan XXIII (Đức Giáo Hoàng John XXIII).

    Tom Dooley không sống lâu hơn để tận hưởng vinh quang. Ông qua đời ngày 18 Tháng Giêng, 1961, một ngày sau khi bước sang tuổi 34. Trong lễ tang Tom Dooley ở St. Louis, giữa trời tuyết trắng xóa, hàng ngàn người đă đến dự. Ngày 27 Tháng Năm, 1961, một nghị quyết Quốc Hội "ủy quyền cho tổng thống Hoa Kỳ truy tặng huân chương cho bác sĩ Thomas Anthony Dooley III” được thông qua. Ngày 7 Tháng Sáu, 1962, Huy Chương Vàng Quốc Hội (Congressional Gold Medal) dành cho Tom Dooley được Tổng thống J. F. Kennedy trao cho mẹ của ông, bà Agnes Wise Dooley.

    Sau khi Tom Dooley chết, nhiều bài báo và nghiên cứu đưa ra cái nh́n khác về Tom Dooley, rằng ông đă dựng ra nhiều chuyện không có thực trong Deliver Us From Evil, ông chỉ là công cụ của CIA; và ông là người đồng tính… Bất luận thế nào, có không ít điều về Tom Dooley mà không ai có thể phủ nhận.

    Ông là một chiến sĩ chống Cộng quyết liệt. Và những ǵ ông kể về Cộng Sản Bắc Việt có thể “phóng đại” như những người chỉ trích ông cáo buộc nhưng chắc chắn rằng, tội ác cộng sản cùng với những hành vi man rợ ngoài sức tưởng tượng th́ không phải là điều không quen thuộc với những người Việt đọc sử giai đoạn Cải Cách Ruộng Đất (rồi sau đó là Nhân Văn Giai Phẩm sau 1954). Trong thực tế, những chuyện “bịa đặt” trong Deliver Us From Evil hoàn toàn không khác với thực tế lịch sử. Những chuyện rùng rợn khó tin mà cộng sản gây ra thời đấu tố Cải cách ruộng đất, từ chôn sống đến chặt đầu nạn nhân, hoàn toàn không phải là chuyện hư cấu.

    Quan trọng hơn, những ǵ Tom Dooley viết đă cho thế giới phương Tây thấy diện mạo rơ hơn của cộng sản, ở thời nhiễu nhương khi mà cộng sản vẫn dễ dàng lừa bịp được không ít người, bởi lá bài kháng chiến cứu quốc của họ. Chính những ǵ Tom Dooley viết đă giúp dân Mỹ nói chung và giới chính trị gia Mỹ nói riêng ủng hộ nhiều hơn cho chiến dịch di tản người dân Bắc Việt chạy trốn ách cộng sản. Hẳn đó là lư do mà Giáo Sư Lê Xuân Khoa lẫn ông Nguyễn Tiến Hưng gọi Tom Dooley là ân nhân của người Việt.
    Last edited by LeBachViet; 24-07-2024 at 09:22 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    Biểu t́nh sau 1 năm ngày Quốc Hận tại Sài G̣n

    (20/7/1955)

    Video: British Pathé




    20-7-1955: Biểu t́nh khổng lồ chống Cộng sản và phản đối sự chia đôi đất nước do Việt Minh (cộng sản VN) tuân theo lệnh của cộng sản Trung quốc và thông đồng với Pháp để chia đôi lănh thổ VN. Và phản đối Việt Minh độc tài đàn áp tôn giáo, cướp đoạt nhiều quyền tự do của nhân dân miền bắc.

    Một số người dân tức giận, ập vào phá nhiều pḥng của Khách sạn Majestic và khách-sạn đường Trần Hưng Đạo, nơi có sĩ quan Việt Minh lui tới với Uỷ Ban Giám Sát Quốc Tế. Thiệt hại khá nhiều. V́ trong ṿng 1 năm trước, một số người dân Sài G̣n và dân di cư miền bắc đă vài lần khiếu nại với Uỷ Ban Giám Sát Quốc Tế về những chuyện Việt Minh vi phạm hiệp định Geneva 1954 như: Việt Minh tấn công, cản trở đồng bào miền bắc di cư vào miền Nam, và Việt Minh không thả hết tù binh chính trị và quân sự tại miền bắc như hiệp định Geneva qui định, cho nên có những người dân miền bắc và tù binh không được quyền di cư vào miền nam như họ mong muốn, mà bị kẹt lai tại miền bắc, phải sống với cộng sản suốt đời!.
    Last edited by LeBachViet; 24-07-2024 at 10:47 PM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    70 Năm Di Cư (1954-2024)

    Bài 3: Nước chia hai đàng, thiên đường và địa ngục
    July 20, 2024
    Mạnh Kim

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...g-va-dia-nguc/

    LTS: Nhật báo Người Việt mở mục “70 Năm Di Cư (1954-2024)” nhằm kỷ niệm biến cố sau khi Hiệp Định Genève có hiệu lực (21 Tháng Bảy, 1954) hàng triệu người từ miền Bắc di cư vào miền Nam theo tiếng gọi của Tự Do.



    “Tàu Há Mồm” đón người di cư từ miền Bắc vào miền Nam. (H́nh: Naval History and Heritage Command)

    Nếu không có sự kiện di cư 1954, miền Nam và nền văn hóa miền Nam tự do sẽ không thể có những tên tuổi Phạm Duy, Chu Tử, Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Nguyễn Hiến Lê, Nhật Tiến, Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Khắc Khoan, Doăn Quốc Sỹ, Mặc Đỗ, Mai Thảo… Nói cách khác, nếu những nhân vật này không di cư vào Nam, cuộc đời và số phận họ sẽ ch́m trong bóng tối địa ngục cộng sản và văn hóa Việt Nam nói chung sẽ chịu những tổn thất không thể đo đếm được bằng bất kỳ ǵ…

    Màn đêm bên kia vĩ tuyến

    Sự khác biệt giữa văn hóa cộng sản của miền Bắc và văn hóa tự do sáng tạo của miền Nam là một trời một vực. Trong quyển “Những phản ảnh xă hội và chính trị trong tiểu thuyết miền Bắc 1950-1967” (NXB Phong Trào Văn Hóa, Sài G̣n 1969), Tiến Sĩ Sử Học Hoàng Ngọc Thành thuật:

    “Tại miền Bắc, ‘Con Đường Hạnh Phúc’ theo sự tŕnh bày của tác giả Đinh Chương, phải là ‘hạnh phúc tập thể.’ ‘Con Đường Hạnh Phúc’ viết về một cậu học sinh trung học thích ăn chơi tên là Tâm phải làm việc trong một toán đổ bê tông tại một công trường và thích nghi với lối sống tập thể. Buổi sáng Tâm phải dậy sớm tập thể dục theo tiếng gọi của đài phát thanh. Ngoài công việc đổ bê tông hàng ngày, Tâm phải trồng rau tại khu vườn của ngôi nhà công cộng mà cậu trú ngụ. Hai lần một tuần vào tối Thứ Hai và Thứ Năm cậu phải dạy văn hóa cho công nhân của công trường. Ít nhất một lần mỗi tuần Tâm phải dự phiên họp phê b́nh và kiểm thảo. Cậu phải tự chỉ trích một cách nghiêm khắc hay ngồi đấy nghe kẻ khác phê b́nh những khuyết điểm của cậu. Cậu đă bị chỉ trích là không tập thể dục thường xuyên, quên tưới rau hay dọn cầu tiêu, quấy rầy láng giềng những đêm đi chơi về khuya,…”

    Thật khó có thể tưởng tượng đó là… tiểu thuyết. Và trong khi miền Nam “nhập cảng” đủ nền văn hóa thế giới th́ miền Bắc chỉ biết Marx-Lenin và Mao Trạch Đông. Cần nhắc lại, từ Tháng Bảy, 1926, Hồ Chí Minh đă viết thư gửi Ban Chấp Hành Trung Ương của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Liên Xô, van nài họ nhận thiếu niên Bắc Việt sang sống và học tập tại Liên Xô. Ư tưởng “đúc khuôn” tư tưởng thế hệ tr ẻ trung thành với cộng sản đă h́nh thành ngay từ khi chế độ cộng sản thành lập nhà nước. Chỉ hai năm sau cột mốc 1954 chia đôi đất nước, Đại hội giáo dục 1956 đă tập trung vào việc “xây dựng công tác giáo dục toàn diện tuân thủ đường lối của VNDCCH và Đảng Lao Động,” và trường học phải là công cụ để “xây dựng CNXH.”


    Trong “Making Two Vietnams” (Studies of the Weatherhead East Asian Institute, Columbia University, 2018), tác giả Olga Dror cho biết, Tháng Sáu, 1962, Lê Duẩn đă nói với sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội rằng: “Tôi không hiểu nhiều về chuyên môn của các bạn nhưng theo tôi th́ để làm giáo viên cũng giống như làm thợ chính trị.” Sự chính trị hóa, với việc tạo ra những “thợ chính trị”, đă dẫn đến việc bóp méo tất cả giá trị văn hóa. Hậu quả thật kinh khủng.

    Chỉ có nền giáo dục cộng sản mới dạy rằng William Shakespeare đă… gióng lên tiếng nói tố cáo không chỉ giáo hội mà c̣n cả hệ tôn ti của phong kiến, rằng Shakespeare căm ghét bọn phong kiến muốn chia rẽ đất nước ông, và Shakespeare đă nh́n thấy bản chất phi nhân của trào lưu tư bản mới le lói ở Châu Âu và cực lực lên án điều đó…

    Chỉ có nền giáo dục cộng sản mới nói rằng, nội dung chính của Truyện Kiều là xoáy vào những băng hoại của xă hội phong kiến, khiến nàng Kiều cùng cả nhà rơi vào cảnh bi đát khốn cùng, rằng “cả nhà Kiều nếm mùi bất công”, rằng quy luật của đời sống vẫn không ngừng bảo rằng ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh…

    Chỉ có nền giáo dục cộng sản mới chỉ ra rằng, cốt lơi và “tinh thần” của cổ tích Tấm Cám nằm ở chỗ, người mẹ ghẻ tượng trưng cho giai cấp phú hào và cô Tấm tượng trưng cho giai cấp lao động. Do đó, bọn chủ nô bóc lột sẽ chịu h́nh phạt và giai cấp công nhân phải được hưởng hạnh phúc như một quy luật bất biến. Chưa hết, Tấm Cấm cần phải được hiểu ở ư nghĩa rộng hơn rằng, cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ ghẻ cũng… tương tự cuộc “đấu tranh chính nghĩa” của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ, có nghĩa, dù phải chịu bao nhiêu gian khổ, nhất định sẽ có ngày kết thúc chiến thắng.

    Trong "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” (1959), ông Hoàng Văn Chí – bản thân là một người Bắc di cư 1954, trước đó từng theo Việt Minh kháng Pháp – đă kể vô số bi kịch và cuộc đời trầm luân của những văn nghệ sĩ bị “kẹt lại” ở miền Bắc. Nhắc đến họ là một thiên trường sử. Họ sống không bằng chết. Họ bị trù dập, bị triệt kế sinh nhai, bị đày đọa đi “lao động cải tạo”, bị đập tan nát trên văn đàn. Nếu được vào Nam, số phận Nguyễn Công Hoan hẳn đă không hẩm hiu bi đát. Từng giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ; gia đ́nh có hai người em trai từng giữ chức vụ cao trong hệ thống chính quyền cộng sản (Nguyễn Công Miều là ủy viên Bộ Chính Trị, Nguyễn Công Bồng từng ngồi ghế phó giám đốc Nha Công An của Việt Minh)nhưng Nguyễn Công Hoan vẫn bị “đánh” tơi bời khi tung ra tiểu thuyết “Đống Rác Cũ.”

    Năm 1964 (thời điểm làng báo chí và văn học miền Nam bừng sáng, với đóng góp của nhiều bạn văn từng sinh hoạt chung trên văn đàn trước 1954 ở Hà Nội), Nguyễn Công Hoan đă bị đưa lên giàn thiêu. Với tác phẩm “Đống Rác Cũ,” ông bị buộc tội là “tư sản phong kiến, tiến bộ thụt lùi, có thái độ “phản vô sản,” khinh khi đồng loại, chạy theo một thứ chủ nghĩa duy lư phản động và “gieo rắc nọc độc của chủ nghĩa hư vô trong các thanh niên trong sạch và lành mạnh ngày nay.”

    Nhân nói về “các thanh niên trong sạch và lành mạnh ngày nay” ở miền Bắc, quyển “Making Two Vietnams” đă nhắc lại vài số liệu. Nguồn trên cho biết, vào năm 1964, có 2,434 trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 13 đến 17 phạm tội; 5,150 vụ phạm pháp. Năm 1965, có tổng cộng 2,863 trẻ vị thành niên phạm tội; 8,855 vụ trộm cắp, chiếm 51% tổng số vụ phạm pháp của trẻ vị thành niên. Chỉ trong ba tháng đầu năm 1966, các vụ phạm tội của trẻ vị thành niên chiếm 70% số vụ tương tự trong cả năm 1965…

    Cụ thể, “các thanh niên trong sạch và lành mạnh ngày nay” tập hợp thành nhóm, trèo tường, leo lên mái, đột nhập vào nhà để trộm cắp. Họ c̣n hiếp phụ nữ và thậm chí giết người, ngay tại Hà Nội.Một số đánh cắp trâu ḅ và gia súc đưa sang Trung Quốc bán rồi mua hàng lậu về bán lại ở Quảng Ninh… Thậm chí một số thanh thiếu niên đột nhập vào các ṭa đại sứ Liên Xô, Trung Quốc, Bulgaria, Lào…, ăn cắp tiền, quần áo, đồ đạc…

    Trong một nền giáo dục mà cha mẹ không được tôn trọng và không được nhắc đến bằng “bác” và “đảng” th́ khó có thể đ̣i hỏi thế hệ trẻ biết sống đạo đức. Trong một nền giáo dục mà từ Tháng Mười Một 1946 đến Tháng Mười 1975 chỉ có một bộ trưởng Giáo Dục tại vịso với hơn 25 tổng trưởng tiếp nối nhau đảm trách Bộ Giáo Dục ở miền Nam trong cùng thời gian, cùng với chính sách giáo dục khai phóng – th́ khó có thể có một môi trường xă hội lành mạnh. Ở miền Nam, đạo đức thanh thiếu niên dù có nghiêng ngả thế nào th́ cũng vẫn c̣n cái neo đủ lớn để giữ được giềng mối.

    Miền Nam với văn hóa sáng tạo tự do và nền giáo dục khai phóng

    Xă hội miền Nam đa dạng hơn nhiều so với miền Bắc về thành phần giai cấp, chính trị và cả tôn giáo. Do đó, trong khi thanh thiếu niên miền Bắc chỉ biết Mao và Hồ, thanh thiếu niên miền Nam say mê những Krishnamurti, Jean Paul Sartre, Albert Camus… Trong khi miền Bắc đọc “Mao tuyển”Lenin toàn tập,” miền Nam đọcƯ thức mới trong văn nghệ và triết học” của Phạm Công Thiện. Trong khi miền Bắc chỉ có thể đọc Tố Hữu th́ miền Nam đọc Thanh Tâm Tuyền, Nguyên SaTrong khi miền Bắc được nhồi sọ bằng những sản phẩm được in từ NXB Sự Thật th́ dân miền Nam chứng kiến sự bùng nổ đa dạng của ấn loát báo chí và văn học. Trong khi miền Bắc nghe “Như Có Bác Hồ” của Phạm Tuyên th́ làn sóng phát thanh Sài G̣n phát “Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời, Việt Nam hai câu nói bên vành nôi” của Phạm Duy

    Thử xem lại những ǵ được miêu tả trong quyển Khi Đồng Minh Tháo Chạy của ông Nguyễn Tiến Hưng, tiến sĩ kinh tế, cựu tổng trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa kiêm cố vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

    “Năm 1973, tỷ lệ biết đọc, biết viết là 70% rất cao so với các nước Á Châu láng giềng hồi đó. Trước năm 1954, miền Nam không có đại học. Muốn học cử nhân phải ra Hà Nội. Tới 1973, Đại Học Sài G̣n đă đứng vào hàng quốc tế. Vài thí dụ: Bác sĩ xuất thân từ Đại Học Y Khoa đủ sức phục vụ cho đoàn quân 1, 2 triệu mà không cần đến bác sĩ nước ngoài. Sau này họ di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay. Luật gia tốt nghiệp từ khuôn viên “cây dài bóng mát, con đường Duy Tân” đă làm việc cho các hăng Mỹ ngay ở Sài G̣n, và được thán phục.

    Khi họ đi du học th́ thấy luật pháp Mỹ quá rơ ràng, học lại c̣n dễ nữa. Ngoài Đại Học Sài G̣n c̣n sáu đại học khác: Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Ḥa Hảo, Cao Đài, Cần Thơ… Năm 1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98,832 so với chỉ vỏn vẹn có 2,900 vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43,000 và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401,000. Ngoài ra c̣n các trường cộng đồng, trường huấn nghiệp, các chương tŕnh công nghệ mọc lên như nấm…”


    Ư chí và nhiệt tâm kiến thiết quốc gia của người Nam Việt Nam thập niên 1960 luôn hừng hực. Năm 1955, xuất phát điểm của miền Nam cũng gần tương tự miền Bắc. Sau khi Pháp rút, Việt Nam nói chung là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn, công nghiệp gần như bằng không, cùng với nhiều cái “không” khác, từ hệ thống giáo dục, chăm sóc y tế đến quản trị hành chính. Miền Nam đă xây dựng tất cả từ bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen.

    Chỉ trong năm năm, từ 1955-1960, miền Nam đă lột xác với công cuộc kiến thiết toàn diện, bằng các chính sách dinh điền, xây dựng thủy nông, lập khu kỹ nghệ, phát triển điện lực, thiết lập hệ thống giao thông, khai thác tài nguyên khoáng sản, xây dựng hệ thống ngân hàng… Đó là “năm năm vàng son” như cách nói của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng trong quyển “Khi đồng minh nhảy vào” (cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh 2016). “Năm năm vàng son” đă tạo nền tảng cho sự phát triển miền Nam trong 15 năm sau đó.

    Trong khi “Kế hoạch Ngũ niên I” (1957-1961) tập trung việc xây dựng canh nông (lập khu dinh điền; thu xếp nơi sinh sống cho đồng bào di cư miền Bắc…), ngư nghiệp, công kỹ nghệ, công chánh, điện lực, khoáng sản…, “Kế hoạch Ngũ niên II” (1962-1966) nhấn mạnh việc gia tăng mức sống người dân và đặc biệt chú trọng đến giáo dục, y tế, xă hội và lao động. Khu kỹ nghệ Biên Ḥa được xây trong thời gian này (theo sắc lệnh kư ngày 21 Tháng Năm 1963); tiếp đó là khu kỹ nghệ Phong Dinh (1967). Ngày 1 Tháng Tư, 1961, công tŕnh thủy điện Đa Nhim được khởi công; nửa tháng sau, nhà máy xi măng Hà Tiên ra đời Trong lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp dệt, đồ hộp, thủy tinh, nhựa dẻo, lắp ráp cơ khí… phát triển rất mạnh. Đến năm 1968, miền Nam đă có 85 hăng dược, sản xuất 2,203 dược phẩm, chiếm 70% thị phần, với nguyên vật liệu chủ yếu trong nước.

    Trong “Hiện-t́nh kinh-tế Việt-Nam” (quyển hai; NXB Lửa Thiêng 1972), tác giả Nguyễn Huy (giảng viên Đại học Văn Khoa, Đà Lạt, Vạn Hạnh) cho biết:

    “Năm 1937, phi trường Tân-Sơn-Nhất chỉ có một đường bay duy nhất bằng đá đỏ, dài 1.500m chiều Bắc Nam, rồi đến Đệ Nhị Thế Chiến mới có thêm đường bay Đông Tây dài 1.300 m… Đến năm 1954, Nha Căn Cứ Hàng Không của chính phủ Việt-Nam phụ trách phần kiến tạo và kiện toàn hệ thống phi trường quốc gia để phục vụ cho hàng không dân sự… Việt-Nam Cộng-Ḥa đă kiến tạo được một hệ thống phi trường quá đầy đủ đứng đầu Đông-Nam-Á với tổng số lối 500 phi trường lớn nhỏ; (trong đó có) 8 phi trường quốc tế có đường bay dài trên 2.500 m tiếp nhận được các loại phi cơ DC 28 trở lên” (nđd, trang 72-74).



    Tàu của Hải Quân Hoa Kỳ đón người di cư từ miền Bắc vào miền Nam. (H́nh: Naval History and Heritage Command)

    Đáng nói nhất của một thời “sáng dội miền Nam” (lấy theo tên một tạp chí nổi tiếng trước 1975) là chính sách giáo dục. Về đầu tư cơ sở giáo dục, năm 1957, Viện Đại học Sài G̣n được thành lập, với tám phân khoa (văn khoa, luật khoa, y khoa, dược khoa, nha khoa, khoa học, sư phạm và kiến trúc). Viện Đại học Sài G̣n có hai kư túc xá (đại học xá Minh Mạng cho nam sinh viên và đại học xá Trần Quư Cáp cho nữ). Các vị khoa trưởng không do Bộ Giáo Dục bổ nhiệm mà được bầu từ các giáo sư hội đồng khoa. Các giáo sư Viện Đại Học Sài G̣n đều là những tên tuổi lớn: Cao Văn Chiểu, Trần Quang Đệ, Lê Xuân Khoa, Vũ Văn Mẫu… Ngoài ra c̣n có Viện Đại Học Huế (1957), nơi in bóng Linh Mục Cao Văn Luận; hoặc Viện Đại Học Vạn Hạnh (1964), nơi tập trung những nhà triết học trí tuệ vô song (Thích Minh Châu, Phạm Công Thiện, Trí Hải, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ…).

    Việc “dựng người” được chú trọng từ cấp tiểu học. Trẻ được dạy cách khiêm tốn, trung thực, lễ phép và tôn kính (thậm chí cúi chào một anh học tṛ học “cao” hơn chỉ một lớp). Chủ trương giáo dục hoàn thiện nhân cách bên cạnh việc dạy chữ có thể thấy rơ ở chính sách giáo dục cộng đồng. Nghị định 2463-GD/PC/NĐ ngày 25 Tháng Giêng 1969 của Bộ Giáo dục đă yêu cầu “tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc” (VNCH), kể từ niên khóa 1969-1970, phải áp dụng chương tŕnh cộng đồng hóa.

    Trong quyển “Giáo Dục Cộng Đồng” (Bộ Giáo Dục và Trung Tâm Học Liệu xuất bản 1971), nhóm soạn thảo viết:

    “Trường Cộng-đồng vừa giáo-dục học-sinh vừa hướng-dẫn dân-chúng công-cuộc giáo-dục của học-đường chỉ có thể đạt được kết-quả tốt đẹp nếu học-sinh, khi bước chân ra khỏi trường không thấy những điều trái ngược với lời Thầy giảng-dạy. Cho nên việc giáo-dục ở nhà trường phải đi đôi với việc cải-tạo hoàn-cảnh ở bên ngoài… Trường Cộng-đồng hướng-dẫn học-sinh tự t́m ṭi, học-hỏi đồng-thời phát-triển tinh-thần học tập-thể và dân-chủ: để tránh lối học từ-chương nhồi sọ, học-sinh trường Cộng-đồng luôn luôn được hướng-dẫn quan-sát địa-phương để tự t́m hiểu những vấn-đề liên-quan đến chủ-điểm giáo-dục” (nđd, trang 25).

    Ban soạn thảo cũng nhấn mạnh đây là phương pháp giáo dục “đặt trên căn bản ba nguyên tắc chính: dân tộc, nhân bảnkhai phóng.

    (Xem tiếp post # 10)
    Last edited by LeBachViet; 28-07-2024 at 06:24 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,670


    70 Năm Di Cư (1954-2024)

    Bài 3: Nước chia hai đàng, thiên đường và địa ngục

    (Tiếp theo)

    July 20, 2024
    Mạnh Kim

    https://www.nguoi-viet.com/little-sa...g-va-dia-nguc/

    LTS: Nhật báo Người Việt mở mục “70 Năm Di Cư (1954-2024)” nhằm kỷ niệm biến cố sau khi Hiệp Định Genève có hiệu lực (21 Tháng Bảy, 1954) hàng triệu người từ miền Bắc di cư vào miền Nam theo tiếng gọi của Tự Do.

    Khi Tự Do làm nở nụ cười

    Sự mở rộng và tiếp nhận văn hóa của miền Nam là sự tiếp nhận tư tưởng và cái đẹp của văn hóa nhân loại, một cách tự do và độc lập. Nó không phải là sự tiếp nhận do bị bắt buộc. Nó không phải là sự tiếp nhận bởi định kiến và những ràng buộc áp đặt. Không ai, thời đó, có thể ép người khác phải đọc sách này và cấm đọc sách khác. Nền giáo dục tốt trên tinh thần tự do không chỉ đưa đến sự chọn lựa tự do trong tiếp nhận mà c̣n, cuối cùng, tạo ra được một bộ lọc tốt. Nó mang lại cho xă hội cơ chế tự lọc, giúp phân biệt được tư tưởng các bậc học sĩ Trung Hoa khác với “tư tưởng Mao Trạch Đông” như thế nào.

    Cần nhấn mạnh nữa: Trong giai đoạn hoàng kim của văn hóa miền Nam, lịch sử dân tộc là điều mà chưa bao giờ bị thờ ơ. Tuổi thơ trẻ em lớn lên với h́nh ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, với Thoát Hoan chui nhục vào lỗ ống đồng. Tuổi thơ trẻ em lớn lên với “Tuấn, chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ , với “Mơ thành người Quang Trung” của của Duyên Anh

    Tháng Giêng, 1955, Sài G̣n có tám tờ nhật báo Việt ngữ với 30 tạp chí và chuyên san. Chỉ một năm sau, có 16 nhật báo và 32 tạp chí. Đến năm 1968, chỉ riêng Sài G̣n, có 41 nhật báo, trong đó 29 ấn bản bằng Việt ngữ, ba bằng Anh ngữ, hai bằng Pháp ngữ và bảy bằng Hoa ngữ. Năm 1969, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa cho biết có 146 cơ sở xuất bản ở Sài G̣n. Trong khi ở miền Bắc, Kim Đồng là nhà xuất bản độc quyền in sách-truyện thiếu nhi th́ ở miền Nam, có Tuổi Hoa, Ngàn Thông, Tuổi Ngọc…

    Trong “Văn Học Miền Nam Tổng Quan,” tác giả Vơ Phiến viết: “Tự do làm nở nụ cười; và cũng chỉ ở miền Nam mới có cái tự do làm nảy sinh ra kỳ hoa dị thảo. Cái tầm thường th́ có thể được chấp nhận dễ dàng, c̣n cái kỳ dị thường gặp phản ứng mạnh, phải chờ sự phán xét của thời gian. Nhưng dù chưa khẳng định được giá trị của nó vẫn phải nhận rằng thi ca của những Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, triết học của Kim Định, các thị kiến về tôn giáo, chính trị, văn hóa… của Hồ Hữu Tường… là những đóng góp độc đáo, phong phú.”

    Tất cả thành tựu đó đạt được trong bối cảnh chiến tranh liên miên. Miền Nam trong suốt 1955-1975 chưa bao giờ b́nh yên. Làng quê lẫn đô thị liên tục xảy ra những vụ khủng bố của cộng sản (như được ông Đoàn Thêm thuật lại trong quyển “Việc từng ngày-1965”):

    “Một xe Lambretta ba bánh bị trúng ḿn trên hương lộ 10, Long An: 13 hành khách chết, 2 bị thương” (11-3-1965); hoặc “lựu đạn giấu trong ổ bánh ḿ, nổ tại đường Ngô Quyền, Sài G̣n: 2 quân-nhân Mỹ và 6 người Việt bị thương” (19-3-1965)…

    Nhưng khói lửa chiến tranh và những giọt nước mắt “khóc người tiền phương” vẫn không làm mất đi sự tươi đẹp của làng quê, sự lạc quan của dân chúng và sự an b́nh trong xă hội lẫn gia đ́nh. Không chỉ thịnh vượng vật chất, con người cũng giàu ḷng nhân ái và dạt dào t́nh yêu quê hương. Nh́n lại những điều này, nhớ lại những điều này, nghe lại những điều này… không chỉ là hoài niệm. Đó là những giá trị luôn cần được trân trọng và ǵn giữ.

    Trong khi những ǵ xảy ra ở miền Bắc đáng chôn vùi vào quá khứ như nỗi ô nhục lịch sử không thể gột rửa của dân tộc, những ǵ miền Nam có được hiển nhiên là một niềm tự hào. 70 năm sau sự kiện 1954 và 50 năm sau sự kiện 1975, những giá trị văn hóa dân tộc mà miền Nam đạt được đă là một di sản vĩnh viễn trường tồn, bất tử cùng với hai chữ “Việt Nam Việt Nam tên gọi là người”...
    Last edited by LeBachViet; 28-07-2024 at 07:17 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 26-06-2024, 08:39 AM
  2. Diễn Hành Văn Hoá Quốc Tế Tại New York 2024
    By Sydney in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 18-06-2024, 10:06 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 15-06-2024, 01:52 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 15-04-2024, 09:39 AM
  5. Replies: 8
    Last Post: 21-07-2013, 03:34 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •