Results 1 to 2 of 2

Thread: Bắc Kinh có kế hoạch nắm Thái B́nh Dương

  1. #1
    An Loc Đia
    Khách

    Bắc Kinh có kế hoạch nắm Thái B́nh Dương


    Dựng căn cứ quan trọng trên đảo Hải Nam
    TAM Á, Hải Nam 2-1 (TH) - Bắc Kinh đă có kế hoạch chiếm trọn biển Đông, trong đó gồm cả đánh chiếm hết tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa hiện đang tranh chấp với các nước ASEAN.
    Bài báo ngày đầu năm Dương lịch 2011 của nhật báo Asahi Shimbun tiết lộ như vậy

    Ngày 1 tháng 5 năm 2008, Ngũ Giác Đài từng công bố những bức không ảnh cho thấy căn cứ hải quân Tam Á (Sanya) nằm ở cực Nam trên đảo Hải Nam đă được xây dựng để trở thành căn cứ tàu ngầm nguyên tử. Đặc điểm của căn cứ này là nằm sâu trong ḷng núi và có một số cửa thông vào qua một hệ thống kênh ngầm.

    Căn cứ Tam Á ngày càng trở nên rơ rệt hơn là cứ điểm xuất phát giúp Trung Quốc không chế toàn diện biển Đông và kéo dài xuống phía Nam, sang Ấn Độ Dương. Dưới đây là bản lược dịch bài viết của phóng viên Kenji Minemura, nhật báo Asahi Shimbun.


    Căn cứ từ đó Bắc Kinh dùng để áp đặt ảnh hưởng đối với biển Đông nằm trên đảo Hải Nam (Hainan).

    Ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam có thành phố du lịch Tam Á. Thích hợp để mô tả nơi đây là “Hawaii của Trung Quốc”, nhiệt độ ban ngày hơn 20 độ C dù là ở tháng 12 (Mùa Đông) nên cũng là lư do có tới 6 triệu du khách đến thăm viếng hàng năm.

    Người ta có thể nh́n thấy gia đ́nh các du khách vui chơi trên các băi biển dọc theo vịnh Á Long (Yalong bay) nơi có rất nhiều khách sạn sang trọng. Sau khi đi dọc theo bờ biển khoảng 3 cây số, tôi (kư giả của Asahi Shimbun) đă đến cuối đường. Hàng rào dây kẽm gai cao tới 5 mét chặn lại.

    Khi tôi tới rào cản, lính canh la lớn và đuổi tôi đi. Tấm bảng cảnh cáo khu vực bị rào lại là vùng cấm v́ dưới sự kiểm soát quân sự. Hai cầu tàu rất dài có thể nh́n thấy sau các sợi thép gai. Có 4 chiếc tàu bỏ neo ở đây vào ngày tôi thăm viếng.
    Địa điểm này nhiều phần trở thành căn cứ cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc mà giới quân sự nước này muốn đóng xong vào năm 2014.

    Chiều dài của cầu tàu dài tới 960 mét, đủ chỗ đậu không những hàng không mẫu hạm mà c̣n cho các chiếc khu trục hạm, hợp thành một hạm đội hàng không mẫu hạm.

    Căn cứ có vẻ như đủ lớn rộng để tập trung hai hạm đội hàng không mẫu hạm. Ở phía bên kia của cảng là ba cầu tàu, mỗi cái dài 200 mét. Các cầu tàu này dành cho các tàu ngầm.

    Đồn trú ở đây là những chiếc tàu ngầm mới nhất của thế hệ tàu ngầm Jin-class (sản xuất tại xưởng đóng tàu Hồ Lô Đảo tỉnh Liêu Ninh, trang bị 12 hỏa tiễn b́nh phi tầm bắn xa 8,000 km) có thể bắn tới Hoa Kỳ. Đồng thời đây cũng là căn cứ của các tàu ngầm tấn công hạng Shang-Class (cũng sản xuất ở Hồ Lô Đảo).

    Một người câu cá ở gần đó nói “Tôi thường thấy các tàu ngầm nổi lên mặt nước”.

    Ông ta cho hay gần đây ít thấy tàu ngầm xuất hiện, một dấu hiệu cho thấy chúng đi diễn tập hay huấn luyện ở ngoài khơi xa.

    Theo sự phân tích của Trung Tâm Thông Tin Hán Ḥa (Kanwa), một trung tâm nghiên cứu chiến lược quân sự ở Hongkong, khoảng một tá đường hầm đă được đào dọc theo bờ biển, nơi có các cầu tàu quân sự. Người ta tin rằng đây là một trong những nơi đồn trú ngầm dưới đất lớn nhất thế giới, cho tàu ngầm, đang được xây dựng.

    Căn cứ cho Hải Quân Trung Quốc không cấm người ngoài ở khu vực vịnh Á Long. Ít nhất có ba nơi trên đảo dùng cho tàu ngầm Kilo-class, cũng như phi trường quân sự và oanh tạc cơ hải quân.

    Người ta cũng tin rằng nơi đây là căn cứ của các đơn vị tham gia đấu tranh vi tính. Ping Kefu, giám đốc Trung Tâm Kanwa nói rằng “Toàn thể đảo Hải Nam đă trở thành một căn cứ quân sự trong chiến lược biển Đông của Trung Quốc”.

    Gần đây, thấy có các lời b́nh luận rất dữ dằn trên báo chí Trung Quốc của một số chuyên viên và chức sắc nhà nước đối với các lợi ích hàng hải và các khát vọng.

    Tại một diễn đàn chính sách biển của Trung Quốc tổ chức ở Thượng Hải ngày 18 tháng 12 năm 2010, với sự tham dự của các viên chức nhà nước và giới chuyên viên khảo cứu, Phó Côn Thành (Fu Kuncheng), giáo sư tại Trung Tâm Luật Hàng Hải và Chính Sách ở viện Đại Học Giao Thông ở Thượng Hải (Shanghai Jiaotong University) được cử tọa hoan nghênh sau khi nói rằng “Nếu các tàu (đánh cá) của chúng ta bị kéo ra, tàu chiến và chiến đấu cơ nên được điều động đến đảo Điếu Ngư đánh đuổi tàu ngoại quốc”.

    Điếu Ngư là tên Trung Quốc đặt cho quần đảo đang tranh chấp với Nhật mà người Nhật gọi là Senkaku. Một trong những lư do Trung Quốc chủ trương cứng rắn có nguy cơ gia tăng xung đột với các lân bang bắt nguồn từ một chủ trương thiết lập gần ba thập niên trước.

    Vào năm 1982, Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing, tổng tư lệnh quân đội từ 1982-1988) đặt kịch bản 3 giai đoạn cho Hải Quân Trung Quốc.

    Giai đoạn đầu từ 2000 đến 2010, Trung Quốc thiết lập kiểm soát vùng biển và chuỗi đảo nối từ vùng đảo Okinawa xuống tới Đài Loan và quần đảo Phi Luật Tân.

    Giai đoạn thứ hai, từ 2010 đến 2020, Trung Quốc t́m cách thiết lập kiểm soát vùng biển và các chuỗi đảo nối từ vùng Ogasawara tới đảo Guam và Indonesia. Trong giai đoạn này, một hàng không mẫu hạm được đóng hoàn tất.

    Giai đoạn cuối cùng, từ 2020 đến 2040 sẽ là giai đoạn Trung Quốc chấm dứt sự thống trị toàn thể Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ.

    Trung Quốc hiện đang hối hả hoàn tất giai đoạn một. Quần đảo Senkaku và các quần đảo trên biển Đông (đang tranh chấp với Việt Nam và một số nước ASEAN) nằm trong chuỗi đảo thứ nhất.

    Khi hạm đội Trung Quốc đi qua giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyakojima hồi tháng 4 vừa qua, báo chí tuyên truyền của Trung Quốc ca ngợi biến cố này như sự “hoàn tất vĩ đại”.

    Tuy nhiên, một số người ngay trong nội bộ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh mới chỉ là anh tập sự khi nói đến việc nới rộng lợi ích biển. Wang Peiyun, cựu chủ biên tạp chí hàng hải, một người có nhiều hiểu biết về các vấn đề biển, nói rằng chiến lược biển của Trung Quốc không hoàn chỉnh. Phản ứng với những ǵ sẽ xảy ra sẽ rất lung tung và tạo xung đột với các láng giềng.



    Toàn cảnh căn cứ tàu ngầm nguyên tử thiết lập ngầm dưới đất ở Tam Á, phía Nam đảo Hải Nam


    Tàu ngầm mang số hiệu 094 của Hải Quân Trung Quốc được không ảnh nh́n thấy đậu ở cảng Tam Á


    Căn cứ tàu ngầm nguyên tử thiết lập ngầm dưới đất ở Tam Á, phía Nam đảo Hải Nam. Trong h́nh là cửa dẫn vào căn cứ ngầm dưới đất

    ALĐ

  2. #2
    tony52
    Khách

    Biển đông nổi sóng to !

    Có như thế anh Mỹ mới hưởng lợi trở lại Đông Á và các nước trong vùng đoàn kết chống Trung Cộng !
    TRUNG QUỐC -
    Bài đăng : Chủ nhật 02 Tháng Giêng 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 02 Tháng Giêng 2011

    Ngày tàn của mô h́nh chính trị hiện nay tại Trung Quốc
    Một góc trên quảng trường Thiên An Môn
    Một góc trên quảng trường Thiên An Môn
    REUTERS/Jason Lee
    Trọng Thành

    Đảng Cộng sản Trung Quốc đă làm mọi thứ để chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, mọi cạnh tranh, mọi thách thức. Mà không có đối trọng, không có trách nhiệm trước ai khác, bộ máy của đảng và chính quyền chỉ có thể trở thành nơi hoành hành của tham nhũng. Bất chấp lời cảnh báo liên tiếp từ quyền lực trung ương về căn bệnh ung thư của tham nhũng, tham nhũng vẫn xâm nhập vào khắp các ngơ ngách của cơ thể Nhà nước. Vấn đề chủ yếu đặt ra, theo nhà chính trị David Sambaugh, không phải là xem xem đảng Cộng sản có thể kiểm soát được xă hội nữa hay không, mà là đảng Cộng sản có thể tự kiểm soát nổi chính ḿnh hay không.

    Tuần báo le Nouvel Obervateur số ra cuối năm dành một phần lớn số báo cho hồ sơ gồm khoảng 20 bài viết về Trung Quốc, từ giải Nobel Ḥa B́nh Lưu Hiểu Ba đến thị trường nghệ thuật đương đại. Sau một cái nh́n toàn cảnh về những mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc, là các bài viết về các lĩnh vực chính trị, quan hệ quốc tế, kinh tế, xă hội, văn hóa và du lịch của đất nước hơn một tỷ dân này.

    Vào thời điểm cách đây hai mươi năm, ngay cả khi Bắc Kinh d́m trong biển máu cuộc biểu t́nh phản kháng của sinh viên, trong bối cảnh các chế độ độc tài tại Đông Âu lần lượt sụp đổ, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng chế độ cộng sản Trung Quốc không thể tồn tại lâu được. Hai mươi năm sau, trong lúc các nền dân chủ tự do đang gặp khó khăn phải tự hỏi về tương lại của ḿnh, th́ dường như Bắc Kinh vẫn tiếp tục kiên định đi theo con đường đă chọn và ngạo nghễ nh́n sự khốn khổ của thế giới.

    Bài phân tích do thông tín viên gửi về từ Trung Quốc « Ngày tàn của mô h́nh chính trị hiện nay tại Trung Quốc » đưa độc giả đến với những giải thích khác nhau về tương lai của chế độ chính trị hiện hành tại Trung Quốc.

    Giải thích về sự sống c̣n kỳ diệu của đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi Liên bang Xô Viết đă sụp đổ, chuyên gia về Trung Quốc, nhà chính trị học Hoa Kỳ David Sambaugh cho biết, để thực hiện một mô h́nh kinh tế chính trị chưa từng có : « xây dựng chủ nghĩa tư bản, nhưng không chấp nhận dân chủ », Bắc Kinh đă có một chiến lược rất thực dụng làm thay đổi sâu sắc thành phần của đảng Cộng sản. Chiến lược này đă biến đảng Cộng sản Trung Quốc, từ chỗ là đảng của nông dân và công nhân, nay trở thành đảng của tầng lớp tinh hoa, bao gồm trí thức và doanh nhân. Theo David Sambaugh, việc đưa giới tinh hoa vào cùng hưởng lợi trong giới cầm quyền là chính sách của Bắc Kinh, sau khủng hoảng Thiên An Môn, nhằm tránh một cuộc nổi dậy rộng khắp của dân chúng, và chính sách này đă thành công.

    Nhà chính trị học David Sambaugh khẳng định, nếu giờ đây, đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục thể hiện « khả năng thích ứng mềm dẻo » này, th́ t́nh trạng hiện nay c̣n có thể kéo dài. Tuy nhiên, le Nouvel Oberservateur nhận xét, dưới cái vẻ bên ngoài tự măn, tại Trung Quốc, nỗi hoài nghi đă phổ biến khắp mọi nơi.

    Theo nhà luật học Yu Jianrong, giám đốc Trung tâm nghiên cứu các xung đột xă hội thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, để văn hồi ổn định xă hội, cần cải cách khẩn cấp hệ thống pháp lư. Tuy nhiên, ông cũng cho biết các quan chức mà ông có dịp chuyện tṛ khẳng định rằng hệ thống này là không thể cải cách được. Đây là trả lời của những quan chức hàng ngày đối mặt với những giận dữ của dân chúng v́ bị tước đoạt đất đai. Trong số những người bất măn, ngày càng có nhiều những người có học.

    Theo một luật sư, nỗi sợ lớn nhất của nhà cầm quyền là sự liên kết giữa đám đông những người nổi dậy và những người bảo vệ nhân quyền, chính v́ vậy, chính quyền trừng phạt rất mạnh tay những luật sư hay các nhà tranh đấu. Tuy nhiên, cũng theo luật sư này, khả năng khống chế của đảng Cộng sản ngày càng giảm sút với sự phát triển của internet.

    Hịên tại, theo các con số chính thức, Bắc Kinh đă bỏ ra 514 tỷ nhân dân tệ (tương 55 tỷ euro) cho bộ máy an ninh và đàn áp, khoản tiền tương đương với chi phí quốc pḥng. Vấn đề là, hiện nay, theo nhà sử học Chen Yen, Bắc Kinh càng ngày càng gặp khó khăn trong việc buộc xă hội phải tuân phục. Bởi, thực tế là, chỉ c̣n có một nhúm những người đứng đầu của hệ thống chính trị Trung Quốc c̣n thực sự tin tưởng vào cái mà họ gọi là « lợi ích của Nhà nước, của Dân tộc hay của Đảng ». C̣n lại tuyệt đại đa số quan chức không c̣n tin vào sự bền vững của chế độ, và chỉ nghĩ đến việc lợi dụng tối đa vị trí của ḿnh ḥng kiếm lợi. Việc mua quan bán tước trở thành phổ biến, thậm chí cả trong quân đội, ví dụ một chức hạ sĩ quan có thể mua được với giá 55 ngh́n euro.

    Theo nhà chính trị học Minxin Pei, Bắc Kinh là nạn nhân của chính thành công của ḿnh. Đảng Cộng sản Trung Quốc đă làm mọi thứ để chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, mọi cạnh tranh, mọi thách thức. Mà không có đối trọng, không có trách nhiệm trước ai khác, bộ máy của đảng và chính quyền chỉ có thể trở thành nơi hoành hành của tham nhũng. Bất chấp lời cảnh báo liên tiếp từ quyền lực trung ương về căn bệnh ung thư của tham nhũng, tham nhũng vẫn di thực vào khắp các ngơ ngách trong bộ máy Nhà nước.

    Vấn đề chủ yếu đặt ra, theo nhà chính trị David Sambaugh, không phải là xem xem đảng Cộng sản có thể kiểm soát được xă hội nữa hay không, mà là đảng Cộng sản có thể tự kiểm soát nối chính ḿnh hay không?
    Theo RFI.fr /vietnamien

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 25-01-2012, 07:01 AM
  2. Thắc mắc của Phạm Thái.
    By Phạm Thái in forum Hộp Thư Liên Lạc
    Replies: 3
    Last Post: 12-12-2011, 11:41 AM
  3. TBT Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Bắc Kinh
    By chuot_congus in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-09-2011, 09:28 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2011, 10:22 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 30-01-2011, 12:46 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •