Việc thông tín viên Nina Totenberg buông lời xin thính giả tha thứ khi dùng mấy tiếng “tiệc trà giáng sinh - Christmas party” trong một chương tŕnh phóng sự, đă bị một số thính giả coi là “phủ nhận ngày Christmas, tức là chối bỏ việc chúa sinh ra làm người”. Như chúng ta đă biết, tại Mỹ trong những thập niên cuối thế kỷ 21, dần dần những thiệp “chúc giáng sinh vui vẻ và năm mới hạnh phúc” (Merry Christmas và Happy new year), đă giảm đi để thay bằng happy holidays và season greetings, nghĩa là chúc những ngày nghỉ hạnh phúc và chào mừng mùa nghỉ cuối năm. Trong mùa nghỉ này gồm có lễ Hanukah của người Do Thái và Kuanza của ngựi Mỹ đen. Có người Việt nam quen lối suy nghĩ của thời chiến tranh lạnh khi CSVN trấn áp các tôn giáo đă gọi hiện tượng không tin chúa Jesus này là vô thần và coi rằng Mỹ đang đi vào tiến tŕnh vô thần hoá. Nếu nghĩ cho kỹ th́ không hẳn như thế, bởi v́ không tin chúa Jesus và đức mẹ Maria đồng trinh chỉ là không tin quan điểm của giáo hội Vatican, nếu mà những người này vẫn có những niềm tin khác vào các đấng thiêng liêng của họ. Thí dụ như người Á đông có truyền thống tin ở Trời, được hiểu như là người đứng đầu của một triều đ́nh gồm các quan phụ trách các công việc khác nhau tương tự như một triều đ́nh trần gian. Chỉ những người nào không tin ở một sức mạnh siêu nhiên huyền bí nào cả, một đấng thần linh nào cả mới thực sự là vô thần. Tuy nhiên, những sức mạnh siêu nhiên này dưới nhăn quan Thiên chuá giáo, bị coi là ma quỷ, không phải là “thần”. Sự tin tưởng ở những sức mạnh này bị coi là mê tín, mà không phải là tín ngưỡng, nghĩa là niềm tin chính thống ở chúa Trời. Nghĩ cho cùng, dù được biện giải bằng những luận điểm nào đi nữa cũng khó mà nói rằng mê tín hay cuồng tín, nghĩa là tin tuyệt đối, tin say mê vào một thần linh, hay một chủ thuyết, th́ khác ǵ niềm tin tuyệt đối gọi là tôn giáo và chân chính, vào một đức chúa Trời.

Những người Cộng sản, ít nhất là CSVN, trong thời toàn trị đă trấn áp các tôn giáo, v́ ba lư do. Một là v́ kinh điển Cộng sản nói tôn giáo là thuốc phiện cần phải dẹp đi. Hai, là chính sách cách mạng của Việt Minh bài trừ mê tín, lạc hậu của xă hội VN thời đó. Và ba, không nói ra chính thức và công khai, là một khối đông đảo tín đồ sẵn sàng nghe theo một tu sĩ là đe doạ, là trở ngại cần phải loại bỏ để thiết lập chuyên chính vô sản. Đặc biệt, th́ v́ giáo hội Công giáo VN có những liên hệ chặt chẽ với Vatican và chính quyền Pháp, cho nên đă là một đối tượng trấn áp và kiểm soát nghiêm khắc.

Không chấp nhận thần thánh hay bất cứ một sức mạnh siêu nhiên nào, người Cộng sản quả thực là vô thần. Nhưng trong sự đàn áp Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, yếu tố chính trị bảo vệ chế độ là chủ yếu.

Nếu nh́n ra bản chất sự việc như vậy th́ người ta hiểu tại sao Cộng sản VN biến thái ngày nay lại cho phép, và ngay cả khuyến khích những nghi lễ cúng cầu dềnh dàng, và xây dựng hay sửa chữa những nơi thờ phụng tới mức gọi là “hoành tráng”. Những cán bộ Cộng sản hay những người hành nghề tu sĩ được giao cho những trách nhiệm này. Và tự bản chất, đó là những giáo hội quốc doanh, được nâng đỡ, chiều đăi.

Câu hỏi là: như thế th́ CSVN biến thái hiện nay c̣n là vô thần hay không? Có lẽ khó mà nói có, khi mà trước mắt, họ tạo điều kiện cho tín đồ có nơi để mà cầu xin, để mà tự an ủi và hy vọng ở đời sau, trước những khổ nạn phiền bực hàng ngày không lối thoát do họ gây ra. Những cán bộ hay là những người hành nghề tu sĩ tự biết nhiệm vụ của ḿnh là khuyến khích tín đồ thụ động, chấp nhận, nhân danh từ bi bác ái, nghĩa là chấp nhận trật tự hiện tại, đừng đụng chạm ǵ đến quyền lực nhà nước. V́ thế, ít nhất là bề ngoài không có vấn đề phỉ báng thần linh tôn giáo nữa. Trong t́nh trạng này, những công kích Cộng sản vô thần sẽ không c̣n bao nhiêu sức thuyết phục. Nói cách khác những lănh đạo CS biến thái đă biết dùng thần, dùng các đấng thiêng liêng, các sức mạnh siêu nhiên như Chúa, Trời hay Phật để củng cố chế độ.

Nh́n toàn cảnh thế giới hiện nay, Giáo hội Công giáo Vatican đă phải lui buớc trong những xă hội văn minh giầu có, như hiện tượng Nina Totenberg cho thấy. Giáo hội Vatican đang gặp khó khăn cạnh tranh với giáo hội quốc doanh Trung quốc trong vụ phong giám mục không cần ư kiến Vatican mới đây, và các giám mục của Vatican dù không đồng ư cũng bắt buộc có mặt. Tại Việt nam, bao giờ th́ giáo hội công giáo quốc doanh có đủ sức để bắt chước Tầu, chưa thể nói được. Nhưng có một yếu tố không thể bỏ qua là cộng đồng Công giáo Việt nam hải ngoại chống Cộng.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Ngày 27 tháng 12/2010