Cha Giàu Bậc Nhất Miền Nam, Con Nghèo Xơ Xác; Câu Chuyện Về Gia Đ́nh Người Con Của Công Tử Bạc Liêu


*Con Công Tử Bạc Liêu, Ông Đức và căn nhà cũ nguy nga đồ sộ.

VIỆT NAM (VB) -- Tiếng đồn Công Tử Bạc Liêu đă được truyền tụng sâu rộng trong dân gian Việt Nam đến nỗi ít có người không biết đến sự giàu sang và nếp sống hào hoa phong nhă của vị công tử này. Nhưng, như tục ngữ Việt Nam có nói, “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời.” Cho nên, đời cha giàu sang th́ đời con nghèo khổ. Sự đời đau khổ đó lại ứng đúng vào gia tộc Công Tử Bạc Liêu mà một bản tin tại Việt Nam đă cho biết những t́nh tiết như sau.

Phóng viên của bản tin viết rằng, “Tôi gặp con trai Công tử Bạc Liêu trong khuôn viên của dinh thự công tử Bạc Liêu xưa (hiện nay là Nhà hàng Công tử Bạc Liêu) một sáng cuối tháng 7. Gợi lại những câu chuyện về ḍng họ Trần nổi tiếng giàu sang ăn chơi, coi tiền như nước của cha ông ngày xưa, ông Đức thẫn thờ: "Thôi đừng gợi lại làm ǵ cậu ạ. Đó là những kỷ niệm buồn". Hiện tại, gia đ́nh ông đang rất túng quẫn và chỉ biết hy vọng, trông đợi vào sự giúp đỡ của chính quyền cũng như các nhà hảo tâm.”

Ông Đức là con của chàng Công Tử Bạc Liêu kể về cha ḿnh rằng, “Ông Đức cho biết, cha ông có đến 4 bà vợ chính thức. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Hai là vợ thứ 2, trước ông Đức bà c̣n sinh được 2 người con là Trần Thị Thảo và Trần Trinh Nhơn. Đáng lư ông c̣n một người em song sinh, nhưng do ca sinh khó, mẹ ông đă qua đời cùng với người em trai chưa chào đời. Cha ông c̣n nhiều người con khác với nhiều người vợ, nhưng hiện nay tất cả đều sống tứ tán, người ở nước ngoài, người ở Thành phố HCM, Vũng Tàu... Người vợ sau cùng của cha ông là bà Bùi Thị Ba có 4 người con có tên sắp vần lại sẽ ra 1 câu rất ngộ nghĩnh: "Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ". Bà vợ cuối này của Công tử Bạc Liêu mới mất vào ngày 21.7.2010 tại Vũng Tàu, thọ 72 tuổi.”

Rôài ông Đức kể tiếp về gia cảnh sau cái chết của cha ông vào năm 1973: “Năm 1973 Công tử Bạc Liêu qua đời. Đại gia đ́nh ông bắt đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Các anh em trong nhà bán căn nhà ở đường Nhất Linh và chia mỗi người một phần. Riêng ông th́ chuyển về ở nhờ nhà vợ tại đường Huỳnh Tịnh Của (Quận 3), sinh sống bằng nghề buôn bán vặt.”

Nhưng tài sản kết sù của cha ông để lại cũng không chịu nổi tật bài bạc của con gái ông. Ông Đức kể rằng, “Sau khi được kế thừa một phần tài sản của cha, cuộc sống gia đ́nh ông Đức cũng rất khá giả, có thời gian ông c̣n mở cả nhà hàng. Nhưng rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc và mắc nợ. Tất cả tài sản trong nhà đều lần lượt "đội nón ra đi" nhưng vẫn không đủ trả hết các khoản nợ do cô con gái rượu của ông vay mượn. Cộng thêm việc bị lừa t́nh, lừa tiền, cô con gái của ông bỗng đâm ra ngớ ngẩn và mắc bệnh tâm thần phân liệt phải chạy thuốc thang mỗi ngày. Năm 1998, ông dắt díu vợ con chạy sang tận Campuchia để lánh nợ. Ở nơi đất khách quê người, ông phải làm đủ nghề để kiếm sống, nhưng lâu nhất là bán giày da cũ. "Mỗi ngày tôi thu mua giày cũ về tân trang lại bán ở chợ Nam Vang (Phnom Penh), ban đầu c̣n tạm được nhưng về sau không thể sống nổi, một phần do vật giá leo thang và bán ế ẩm, một phần do nhớ quê da diết nên phải kéo nhau về lại Sài G̣n". Thời gian ông bươn chải tại Campuchia tính ra cũng được 2 năm. Về lại Sài G̣n, không chốn nương thân, không đồng vốn buôn bán, cùng đường nên ông quay ra hành nghề chạy xe ôm. Ông thường đứng đón khách ngay tại ngă tư đường Pasteur - Điện Biên Phủ. Ở tuổi lục tuần, nhưng ông lại là lao động chính nuôi 3 miệng ăn với thu nhập bấp bênh từ nghề chạy xe ôm. Ông Đức ngao ngán: "Ngoài tiền điện nước, tiền ăn c̣n thêm tiền thuốc thang. Chuyện tiền nong thiếu trước hụt sau là chuyện xảy ra từng bữa".

(Theo Vietbao online)
nguồn: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=163607