Page 412 of 471 FirstFirst ... 312362402408409410411412413414415416422462 ... LastLast
Results 4,111 to 4,120 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4111
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Trước khi bọn cộng phỉ chiếm được miền Nam tôi đă được đọc nhiều tài liệu nói về những màn đấu tố man rợ đă xảy ra ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tôi không tin lắm. Người Việt Nam tin Trời Phật, tức tam giáo đồng nguyên, xem trọng gia đ́nh nên, trong bộ luật Hồng Đức từng có quy định: Cấm con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau … Điều cơ bản của luật này là để giữ đạo nghĩa trong gia đ́nh.
    Thế mà tên phỉ Hồ Chí Minh đă cùng đồng bọn làm đủ mọi cách để người dân sợ sệt mà phải đấu tố lẫn nhau. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa tuyệt đối không bao giờ có chuyện khốn nạn như vậy xảy ra.

    T́nh làng nghĩa xóm cũng luôn được đề cao nên có câu: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Bây giờ th́ người người đấu tố hạ nhục lẫn nhau và ḍ xét lẫn nhau để lập công. Bọn cộng phỉ luôn miệng ra rả nói về khoan hồng, nói chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại; nói về nếp sống văn hóa với tinh thần dân tộc nhưng lại cư xử với nhau như kẻ thù.

    Bọn cộng phỉ cứ mở miệng là nói về phẩm cách con người. Nhưng, bọn chúng thật sự không hiểu con người có phẩm cách là con người biết tôn trọng giá trị của người khác. Người miền Nam mới bị sống với bọn cộng phỉ có ba năm mà một số người chẳng c̣n giữ được chút tư cách nào trong đối xử t́nh người. V́ sợ hăi, và cũng v́ mưu cầu lợi ích cho bản thân cũng như cho gia đ́nh mà con người đă nhẫn tâm dựng lên đủ thứ mọi tội để sỉ nhục nhau.
    Nếu chế độ này c̣n tồn tại lâu th́ con người Việt Nam sẽ chẳng c̣n bản tính người nữa. Con người sẽ dễ dàng giết nhau mà không hề biết gớm tay. Tội ác của bọn cộng phỉ muôn đời không thể gột rửa được.

    Tội nghiệp cho người bị ngă ngựa cứ phải cúi đầu nh́n xuống đất mà chẳng thốt lên được lời. Cũng may là ông bị bệnh nên giọng nói ngọng nghịu khó nghe v́ vậy bọn cộng phỉ cũng mau chóng thông qua cho ông về chỗ ngồi, sau khi tuyên bố là ông và gia đ́nh phải nhận sự giám sát và giáo dục của tất cả bà con liên Phường.

    Không hiểu sao mỗi lần tôi nh́n lên chỗ sáu tên gọi là cán bộ th́ tôi thấy họ cứ nh́n ngay tôi chằm chằm . Tôi định bỏ ra về v́ có ngồi thêm nữa th́ cũng chỉ để nghe bọn nó chửi mà thôi. Tôi quay đầu nh́n về phía cửa nhưng chưa kịp đứng lên th́, tôi nghe Lịch “uống máu chó” nói rất lớn như thể hắn đă đoán được là tôi sẽ chuồn:

    - “Mời tất cả bà con ổn định lại chỗ ngồi và im lặng. Xin bà con lưu ư là, hôm nay chúng tôi cũng có mời một người đến đây. Người này chúng tôi đă theo dơi nên biết hắn cố ư chống lại cách mạng, chống lại nhân dân. Người đó phải lên đứng ở đây để trả lời trước bà con cô bác về những âm mưu mà tên đó đă và vẫn đang chống lại nhà nước.”

    Lịch “uống máu chó” ngưng nói và hướng ánh mắt nh́n ngay tôi làm cho trái tim của tôi đập mạnh đến nỗi muốn văng ra khỏi lồng ngực.

    - “Chúng tôi mời anh Phạm Công Tắc-Kè…”

    Cả hội trường đang im phăng phắc bỗng cười ầm lên rồi tất cả đều quay mặt nh́n ngay tôi. Thật ra th́ tôi tuy ở trong Phường 7 nhưng chưa giao tiếp với bất cứ người nào, ngoài những tên cộng phỉ của Phường và Quận. Chỉ một điều giản dị là v́ tôi không quen ai, và tôi cũng không muốn ai quen tôi v́ tôi sợ … Nhưng nhiều người biết tôi.

    Lịch “uống máu chó” đưa bàn tay phải lên cao để mọi người chú ư rồi nói thật lớn:

    - “Xin bà con giữ im lặng cho.”
    Quay nh́n ngay tôi, hắn nói:

    - “Mời anh Phạm Công Tắc-Kè lên đây.”

    Gương mặt của tôi bỗng nặng như bị đổ chàm. Lúc này chắc chắn mặt của tôi đang bị đỏ như Quan Công v́ tôi cảm nhận cả cái mặt bị nóng như có lửa đốt. Tôi ngượng đến chín cả người khi phải đứng lên mà hai cái chân của tôi th́ cứ như bị quíu lại làm cho bước chân đi như xiêu như vẹo. Khi tôi đứng nh́n xuống mọi người th́ cả hội trường im lặng như tờ. Tôi thoáng thấy mấy cô gái trẻ trong đội Thanh niên xung phong cũng đang nh́n tôi và cười mỉa mai như thể tôi là tên phản động nguy hiểm.
    Tôi cảm thấy số phận ḿnh bắt đầu bị nguy rồi. Cuộc đổi đời đă làm thay đổi con người tôi trở thành tên lưu manh. Tôi mua quần áo cũ th́ cố mua cho rẻ. Nhưng khi bán th́ cố sao bán cho mắc. Gạt được người nào mua lầm hay bán hớ th́ tôi cảm thấy “hồ hởi phấn khởi” lắm, v́ như vậy tôi sẽ có một ngày ăn ngon hơn và nhiều hơn. “Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng.” Lời của tổ tiên đă nói th́ muôn đời không bao giờ sai. Sống với bọn cộng phỉ mà không lưu manh th́ làm sao tồn tại được. Tôi đă biết nói láo một cách nhuần nhuyễn mà không hề bị lương tâm cắn rứt.

    Gương mặt của Phan Khắc Từ hôm nào lại hiển hiện ra trước mắt tôi. Không biết Từ có được chứng kiến những cảnh đấu tố này chưa. Nếu chưa th́ chắc chắn cũng đă có nghe nói rồi.
    Từ nghĩ ǵ khi cùng đồng bọn là mấy ông Cha cố t́nh đánh phá chính quyền miền Nam để rồi rước cái bọn cộng phỉ không bao giờ biết tôn trọng phẩm cách của con người. Bọn lănh tụ sinh viên nông nỗi khoái xuống đường để được gọi là anh hùng, để được người đời gọi là “nhà cách mạng” … bây giờ ở đâu hết rồi và có thấy có biết những tṛ man rợ do bọn cộng phỉ đang làm không? Chỉ có loài thú mới không nh́n ra cái sai trái cái lầm lỡ đă đưa cả một dân tộc xuống bùn đen.

    Lịch “uống máu chó” cắt ngang ḍng suy tư của tôi khi hắn nói đă điều tra về việc làm của tôi trước kia ở bên bến B́nh Đông và: “Chúng tôi sẽ cho anh đi cải tạo vĩnh viễn. Chúng tôi khuyên anh nên từ bỏ những ư nghĩ chống lại cách mạng. Bởi, ai chống lại cách mạng th́ đều phải bị tiêu diệt.” Sau đó Lịch “uống máu chó” nói là tôi không hề tham gia công tác xă hội chủ nghĩa.
    Trốn tŕnh diện nghĩa vụ quân sự. Ghi tên t́nh nguyện đi Thanh niên xung phong rồi bỏ không đi. Tôi thật sự đang bị hoảng loạn và xấu hổ quá. Những điều mà Lịch “uống máu chó” lên án tôi, tôi đă nghĩ cách giải từ lâu rồi nên không lo lắm.

    Chỉ có chuyện bên bến B́nh Đông mới làm cho tôi lo sợ. Lúc đó hội trường vẫn im phăng phắc và mọi con mắt đều đang đổ dồn về tôi , th́ một người đàn ông là c̣ mồi đưa tay xin nói. Tên phỉ Tuân cho phép , ông đứng lên nh́n ngay tôi và nói:

    - “Tôi yêu cầu anh … hăy trả lời về những ǵ mà anh Lịch công an khu vực vừa nói. Tại sao anh trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong khi hai đứa con của tôi th́ xin măi mới được cách mạng chấp thuận cho đi. Nếu quả t́nh anh cố ư chống lại cách mạng th́ tôi xin bà con cùng đề nghị cách mạng phải đưa anh đi cải tạo ngay từ bây giờ.”

    Tôi nh́n ngay mặt ông khi ông nói. Tôi nhớ ông này rồi. Ông là ba của thằng Đực. Ông bị ho lao hay bị suyễn nên mỗi khi nói ông phải lấy hơi , mới nói được. Tôi không biết tên ông nhưng biết thằng con của ông tên Đực. Nó c̣n nhỏ , mỗi sáng khi tôi đi ra chợ trời th́ thường thấy nó đứng ở đầu hẻm. Bà Ba Ḥa bán café ở đầu hẻm có lần nói bóng nói gió cho tôi nghe khi tôi đi ngang qua chỗ bà : “ Học hành th́ không chịu học, cứ đứng ŕnh xem ai làm ǵ là méc là tŕnh báo. Đồ cái thứ nịnh hót.”

    Tôi chưa kịp lên tiếng tŕnh bày th́ tên phỉ Tuân lên tiếng trước và hăm dọa tôi đủ điều:

    - “… Hơn một triệu quân Ngụy và nửa triệu quân Mỹ c̣n bị đảng và nhân dân ta đánh cho tan tành. Với một nhóm chỉ vài ba tên th́ làm được chuyện ǵ để mà chống đối chứ. Tôi yêu cầu anh nói rơ ra cho các cô bác ở đây biết, v́ sao anh vẫn chống đối cách mạng.”


    Còn tiếp ...

  2. #4112
    dân say
    Khách
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    ...
    .....
    Nếu chế độ này c̣n tồn tại lâu th́ con người Việt Nam sẽ chẳng c̣n bản tính người nữa. Con người sẽ dễ dàng giết nhau mà không hề biết gớm tay. Tội ác của bọn cộng phỉ muôn đời không thể gột rửa được.

    ..

    ...
    Cái lạ đời là chế độ 1-SVPK tồn tại dạy dân chúng cái kiểu trồng nguời trăm năm như thế nào mà hể gặp dân Việt là có thể mạnh tay giết "không hề biết gớm tay" ..c̣n gặp dân cắc chú có cốt 5-SVPK th́ hỏng có dám mạnh tay....giết như Hai bà Trưng giết dân chệt thuỡ xa xưa...

    Nh́n thấy 1 thằng tourist gốc Chệt 5-SVPK đứng tè ngay trên rổ trái cây cùa dân Việt ngồi bán, vậy mà hỏng thấy 1 dân V nào nào tại chổ đó có tư tưởng "Thế Thiên hành đạo" nhào ra xử hỏng đẹp hỏng ăn tiền ...mới thấy cái khí thế "yêu dân tộc Việt" của bày đàn CS Hanoi dạy cho dân nó suy thoái đến cở nào.

    So với khí thế dân đạp xích lô thời VNCH thua xa lắc xa lơ...Chính mắt tôi làm em bé "nhân chứng sống" đây !

    Thấy trước mắt một anh lính Mỹ (đóng quân tại Miền Nam hỏng phải dân Tourist Mỹ nhen) đang ăn hiếp một cô gái Việt bán Bar. muốn làm chuyện sàm sở với cô này ngay trên vĩa hè.. Bổng dưng ba anh đạp xích lô ngồi tại chổ đó đang chờ khách, với thân h́nh ốm tong ốm teo như hồ chí minh cũng nổi trận sung Thiên qua option mà chú Sam hay tài lai khoái xài tức là option "Thế Thiên hành đạo" ...xúm vào kéo tên lính Mỹ ra..Tên lính Mỹ ỷ ḿnh to con qua option "động thủ" liền...th́ ba anh xích lô ốm tong ốm teo cũng "hội đồng" động thủ lại ....Một trong ba anh đạp Xích lô có tánh "Thừa nước đục thả câu" sẳn dịp dằn co lột mẹ cái đồng hồ tên lính Mỹ dọt chạy tẩu thoát vào cái xóm ngoằn quèo gần đó ....thế là hai anh Xích lô c̣n lại bị mất đồng minh, cũng dọt trốn mẹ theo luôn, khg thôi tụi MP Mỹ chạy lại sao....thế nào cũng có màn MP Mỹ bênh vực thôi ...

    Tên lính Mỹ thấy tôi đứng sớ rớ khu đó xem tuồng bèn nói tiếng Mỹ cái ǵ đó... tuổi tôi lúc đó nào có hiểu tiếng English con mẹ ǵ đâu mà đối thoại chỉ biết lắc đầu lia lịa, mặc dù giác quan thứ 6 của tôi đoán ra là anh lính Mỹ muốn biết direction anh xích lô chôm cái đồng hồ của ḿnh chạy tẩu thoát nơi mô... để rượt theo trả thù chứ ǵ !!

    Rồi từ cái cảnh đó, nó khuyến khích tôi phát triển hội chứng có khí thế "Thế Thiên hành đạo", dù biết là đôi lúc làm chuyện đi "hành đạo" cũng bị lỗ lă (Như quân đội Mỹ vào Miền Nam Thế Thiên hành đạo cũng bị lỗ lă đó sao ?) .

    Ngày nay trong chữ S, dân chúng hỏng c̣n tinh thần "Thế Thiên hành đạo" nữa th́ tụi Du Khách chệt cộng mừng húm mà đứng tè thôi ..

  3. #4113
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Bây giờ là lúc tôi không thể rụt rè được nữa. Sống hay chết, ở lại nhà hay đi tù cải tạo sẽ tùy thuộc vào những ǵ mà tôi sẽ tŕnh bày v́ tôi đă ngừa trước chuyện này rồi. Bọn phỉ muốn hại tôi khi buộc tôi tội chống đối chúng.Tôi hít một hơi thật dài và thật sâu cho không khí vào đầy hai cái lá phổi rồi dơng dạc nói thật chậm thật lớn và thật rơ ràng để mọi người cùng nghe được và hiểu.
    Tôi đă tŕnh bày về việc tôi bỏ bến B́nh Đông để về cư ngụ ở đây là v́, khi ông Bí thư quận cho tôi về th́ căn nhà đó có bộ đội đang ở. Họ nhất quyết không chịu cho tôi tá túc dù chỉ là một phút. Họ nói họ đang giữ an ninh. Khi tôi về đây tôi nghĩ v́ đó không phải là tôi trốn nên tôi đă không khai. C̣n việc nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là v́ tôi bị bệnh nặng, bệnh đau xương từ khi c̣n nhỏ mà các bác sĩ bệnh viện B́nh Dân có chứng cho tôi và Mẹ Hai tôi có tŕnh giấy của các bác sĩ cho ông Phường trưởng nên tôi được hoăn.

    Viết lại ra đây th́ vắn tắt vậy, chứ thật ra tôi đă tŕnh bày cũng hơn nửa tiếng đồng hồ và người tôi ướt đẫm mồ hôi như tắm, phần th́ trong hội trường nóng quá, phần th́ tôi sợ quá. Tôi sợ sẽ bị đầy ải trong trại tù cải tạo mà bây giờ cả Sàig̣n, cả nước Việt Nam và cả thế giới đều biết sự đối xử dă man của kẻ mang danh là “cách mạng”.

    Cuối cùng mọi người không một ai lên tiếng phản đối tôi vì thấy những lư do của tôi hoàn toàn hợp lư nên, bà con cô bác khi được đám cộng phỉ hỏi, đă yêu cầu cho tôi được miễn đi cải tạo nhưng phải chịu thử thách. Lịch “uống máu chó” căm tôi lắm mà đành phải cười gượng nhưng cũng kèm thêm nhiều câu đe dọa.Tôi không hiểu v́ sao sáu tên phỉ không ai thắc mắc ǵ đến cái tên Phạm Công Tắc mà tôi đă khai tại quận 7, với tên Phạm Công Tắc-Kè trong hiện tại.

    Chuyện tôi thoát khỏi đi Nghĩa vụ quân sự và Thanh niên xung phong là: Hôm tôi nhận được giấy mời phải tŕnh diện tại Phường để lập hồ sơ đi nghĩa vụ quân sự. Tôi v́ lo quá nên đă thức trắng cả đêm. Tôi không thể chấp nhận ḿnh là tên lính cộng phỉ được. Tôi chống bọn cộng phỉ - dù chỉ là đơn thân và âm thầm - nhưng tôi quyết không cầm súng đứng chung hàng ngũ với bọn người mà tôi khinh bỉ và gọi là phỉ.
    Tôi cầu nguyện rất nhiều và kêu gọi linh hồn của ba tôi về giúp tôi nữa. Gần sáng th́ một ư nghĩ đă loé ra trong cái đầu của tôi. Tôi phải tŕnh diện lúc chín giờ sáng để được gọi là: “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.” Th́, tám giờ sáng tôi đă có mặt tại bệnh viện B́nh Dân để khai báo là tôi bị té tối hôm qua từ trên mái nhà xuống. Bây giờ xương sống của tôi đau quá mà hai chân … sao cứ tê rần rần hoài.

    Các bác sĩ của Việt Nam Cộng Ḥa bị kẹt lại th́ “được” cho làm những công việc lặt vặt không chuyên môn. C̣n các tên y tá của bọn cộng phỉ nhưng lại tự xưng là bác sĩ và được cử làm giám đốc bệnh viện cũng như những chức vụ quan trọng mà, thật ra th́ các tên đó chẳng biết ǵ cả nhưng lại muốn ngồi khám bệnh cho ra vẻ ta đây là bác sĩ.
    Thấy tôi cứ nhăn mặt ra vẻ đau đớn quá mà cái mặt th́ cũng xanh lè như tàu lá chuối v́ cả đêm không ngủ, nên các “chú sĩ” bèn ghi toa cho tôi đi mua thuốc uống và viết giấy hẹn ngày mai trở lại tái khám. Nếu vẫn c̣n đau th́ sẽ chuyển đến pḥng chụp X quang. Pḥng này th́ lại do các bác sĩ thật của Việt Nam Cộng Ḥa phụ trách mà ngày trước thường chỉ do các y tá có bằng chuyên môn đảm nhận.

    Nhận được tờ giấy hẹn ngày mai của “chú sĩ” là tôi tức tốc đi về nhà nhờ Mẹ Hai cầm đến Phường tŕnh cho tên Phường trưởng. Tên Phường trưởng cũng là tên ngu dốt đến nỗi kư tên c̣n phải nắn nót th́ khi nh́n thấy giấy của bác sĩ với chữ kư cùng cái mộc đỏ chói, hẹn ngày mai trở lại là tên Phường trưởng chấp thuận liền. Cái tṛ này tôi áp dụng luôn cho kỳ bị bắt buộc ghi tên đi Thanh niên xung phong. Trước khi Thanh niên xung phong của Phường lên đường th́ Phường có tổ chức buổi liên hoan và tặng quà. Tôi không đến dự mà đến bệnh viện B́nh Dân để diễn lại vở tuồng cũ.
    Đêm hôm đó Mẹ Hai của tôi lại đến gặp tên Phường trưởng và đưa giấy hẹn của “chú sĩ” đồng thời nói tôi lại bị đau nữa nên chiều ngày mai phải đến bệnh viện khám và … nhập viện. Từ sau những lần đó Phường không thèm nói đến tên tôi nữa. Phường xem tôi như người bệnh hoạn, người bị phế thải không đáng được đứng trong hàng ngũ của “cách mạng”. Tôi được miễn luôn các công việc lặt vặt như quét đường và làm sạch Phường. Công việc thủy lợi cũng miễn luôn. Tôi không ngờ ḿnh mới sống có mấy năm với bọn phỉ mà đă trở thành người khôn vặt và cũng thành người lưu manh từ lúc nào mà không hề hay biết.

    Sau lần thoát nạn tối hôm họp liên Phường th́ gần tháng sau … Tôi trở về nhà sớm lúc bốn giờ chiều. Trên đường về nhà tôi ghé vào Chợ Lớn, khu Tôn Thọ Tường, tôi mua hai kư thịt heo quay rất ngon và rất ḍn; cùng hai ổ bánh ḿ. Tôi biết Mẹ Hai tôi thèm món này lắm nhưng bà không dám mua ăn v́ sắp phải đi thăm hai người con đang bị tập trung cải tạo ở Long Khánh. Sở dĩ tôi mua đến hai kư thịt quay là để cho Mẹ Hai kho với trứng vịt đem cho hai người con trong trại tù cải tạo.

    Khác với mọi hôm là Mẹ Hai thường đón tôi với nụ cười. Nhưng, hôm nay Mẹ Hai tôi có vẻ buồn và lại không nh́n thẳng mặt tôi. Tôi lại linh cảm có chuyện không lành đến với tôi nữa rồi.
    Đúng như vậy, khi ngồi vào bàn ăn Mẹ Hai tôi không cầm đũa mà chỉ nh́n dĩa thịt quay mà nuốt nước miếng. Thật khó khăn lắm Mẹ Hai mới nói được lên lời:

    - “Con à, lúc trưa ông Lịch có đến đây gặp mẹ và khuyên mẹ nên t́m cách đuổi con ra khỏi nhà. Ông ấy nói con có lư lịch xấu mà trên quận có lưu hồ sơ v́ vậy hai đứa con của mẹ sẽ khó được về sớm mà phải bị học tập rất lâu. Chỉ khi nào con không c̣n ở đây nữa th́ hai đứa mới được cách mạng cứu xét và khoan hồng cho về sớm.”

    Mẹ Hai mới nói đến đó th́ nước mắt đă lưng tṛng. Mẹ Hai nh́n tôi thương hại và không nỡ nói thêm. May mà tôi chỉ ngồi nghe chứ chưa ăn. Nếu đang ăn mà nghe chuyện như vậy chắc tôi sẽ bị nghẹn và không chừng phải đi cấp cứu. Tôi biết Mẹ Hai tôi là người ngoan đạo và rất đạo đức. Nhưng, t́nh mẫu tử vẫn mạnh hơn t́nh mẹ con nuôi.

    Bọn cộng phỉ từ cấp lănh đạo trở xuống đều là bọn tiểu nhân nên bọn chúng cố nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để trả thù người miền Nam , mà cách đánh vào t́nh mẫu tử những người đàn bà là một trong nhiều cách . Tôi không c̣n cách nào hơn là phải làm cho Mẹ Hai không bị khó xử nên tôi liền đề nghị:

    - “Từ nay mẹ cứ để cái ghế bố ở ngoài hàng ba và mẹ che cho con miếng vải lớn, dầy, ở hàng rào. Cứ sau mười hai giờ đêm con sẽ vào đó ngủ và bốn giờ sáng con sẽ đi ra khỏi nhà; ngày nào cũng vậy. Mẹ đừng ngại v́ con biết mẹ rất tốt với con. Hơn nữa tên Lịch một khi không thấy con, mặc dù ông ấy biết con về khuya và ngủ ở hàng ba rồi sáng đi sớm, th́ như vậy là ông ấy cũng măn nguyện v́ đă hại được con rồi. Trong lúc đó con cũng sẽ kiếm một chỗ ở rồi con sẽ rút tên ra khỏi “hộ khẩu.”

    Mẹ Hai tôi khóc và không chịu ăn. Tôi cũng ăn qua loa hai miếng thịt và một chút bánh ḿ rồi thôi.


    Còn tiếp ...

  4. #4114
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Ngay khuya hôm đó tôi liền thực hành đúng như tôi đă nói với Mẹ Hai. Sau đó dù trời khô hay mưa, dù trời băo hay yên b́nh tôi cũng thức dậy đúng bốn giờ và dọn dẹp khoảng đôi ba phút là tôi đi ngay. Tôi đi ra đường Lê Văn Duyệt rồi đi tới đường Trần Quư Cáp. Tại góc đường Trần Quư Cáp và Bà Huyện Thanh Quan, trước trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền có một sạp báo mở bán sớm. Tôi mua tờ Tin Sáng, tờ báo của tên trí thức ăn cơm quốc gia nhưng lại thờ ma cộng phỉ tên Ngô Công Đức. Tờ báo giá năm cắc tiền cộng phỉ.

    Tôi cầm tờ báo và đi tiếp đến Vương Cung Thánh Đường Sàig̣n, tức nhà thờ Đức Bà … th́ cũng gần năm giờ sáng. Tôi dự lễ đầu tiên và chấm dứt lễ lúc sáu giờ. Thấy ngoài trời c̣n tối nên tôi dự tiếp một lễ nữa. Thường th́ tôi ngủ gục trong cái lễ thứ nh́ này. Tan lễ nh́ là bảy giờ sáng. Tôi ra ngồi trong công viên nhỏ trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ và cầu nguyện tiếp. Khoảng bảy giờ mười lăm phút tôi đi bộ đến quán café gần rạp chiếu phim Vĩnh Lợi.Tôi vào quán ngồi uống ly đen nhỏ và đọc báo … cho tới lúc tôi ra chợ trời để tiếp tục công việc mua bán … Mười hai giờ thiếu hai mươi phút đêm, lúc đó thường th́ tôi đang ngồi trong công viên Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành và tôi bắt đầu đi bộ về nhà.

    Chỉ có hơn tháng, khi màn đêm buông xuống là tôi cảm thấy ḿnh bất lực. Bất cứ một tiếng động lớn hay một cái nh́n chằm chằm của những người lạ mà tôi gặp trên đường về nhà, cũng khiến cho tôi cảm thấy như có điều nguy hiểm sắp xảy đến mà không làm sao ngăn lại được. Tôi cố gạt nỗi lo sợ ra khỏi đầu óc, nhưng rồi nó cứ trở lại mà không có cách ǵ thoát được.

    Tại sao tôi lại sợ quá đến như vậy? Th́ ra tinh thần của tôi đă bị bạc nhược rồi. Thời gian đó tôi c̣n là thanh niên nên cần ăn nhiều và cần ngủ nhiều. V́ vậy mà chỉ hơn tháng thức khuya dậy sớm và ăn uống thất thường mà con người của tôi đă bị sa sút từ thể xác đến tinh thần thật trầm trọng. Ban ngày hễ ngồi đâu là tôi gục ngay ở đó. Đầu óc tôi cứ mụ mị đến không thể suy nghĩ hay tính toán ǵ được nữa. Một hôm, sau khi dự lễ thứ nh́ xong, tôi ra ngồi trước tượng Đức Mẹ và v́ tuyệt vọng quá nên tôi khóc.

    Tôi cầu xin Đức Mẹ giúp cho tôi thoát khỏi cái đất nước của tận cùng cuộc sống đau thương và hận thù này. Và, lời cầu xin của tôi được Đức Mẹ nhậm lời nên cuộc đời của tôi từ từ đă được thay đổi đến độ tôi phải tin đó là phép mầu, bởi tôi hoàn toàn không có khả năng để làm những chuyện “lớn” như vậy.

    Người đầu tiên tôi gặp và giúp tôi có cuộc sống thay đổi, đó là một người rất nổi tiếng của quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa. Người miền Nam nào trước kia ai lại không biết, không một lần nghe đến tên danh thủ Tam Lang của đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi gặp Anh vào khoảng gần cuối tháng 5 năm 1978. Lúc đó giải túc cầu thế giới được tổ chức tại Argentina sắp bắt đầu. Điều đặc biệt là, tôi mê đội tuyển Ḥa Lan mà đây lại là lần đầu tôi nh́n thấy h́nh đội tuyển đăng trên tờ Tin Sáng.

    Qua những lần giao tiếp với Anh, tôi không hiểu từ nguyên do nào mà tôi lại cứ luôn gọi Anh là, Anh Vơ Đại Lang. Anh không hề phản đối khi nghe tôi gọi Anh như vậy. Anh cũng không bao giờ chịu làm những chuyện mà v́ đó bọn phỉ có thể xem thường Anh; chẳng hạn như … làm độ bán độ. Anh đang chơi cho đội Cảng Sàig̣n. Nhưng, Anh giới thiệu bạn của Anh cho tôi. Có một lần Anh, tôi, ngồi uống café cùng với hai cựu danh thủ nữa là, Anh Nguyễn Văn Ngôn (Ngôn 2) và Anh Vơ Thành Sơn.
    Anh Vơ Đại Lang nh́n đoàn người chạy xe xuôi ngược trên đường phố và Anh nói với tôi mà như không phải với tôi. Anh nói … khơi khơi : “Muốn thoát khỏi cái đất nước khốn nạn này th́ chính ḿnh phải tự tổ chức lấy. Ḿnh vừa thoát được mà c̣n giúp được người khác cùng thoát nữa.” Tôi âm thầm ghi nhận lời của Anh và tôi bắt đầu thực hành.

    Người như Anh mà khi mất đi ngày 02/06/2014 lại bị bọn phỉ hồ đồ gọi là đồng chí th́ thật là oan cho Anh quá.

    Tôi, Phạm Công Tắc, tên sau này là Phạm Công Tắc-Kè. Xin xác định với toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam c̣n ở trong nước hoặc đă ra sống ở nước ngoài và đă từng thương yêu Anh: Tôi gần gũi và tâm sự với Anh rất thường nên tôi biết Anh Tam Lang - Anh Vơ Đại Lang của tôi - hoàn toàn không thích bọn cộng phỉ. Anh là người thật hiền hậu thật đạo đức và là người con rất hiếu thảo. Anh không bao giờ có thể là đồng chí với bọn cộng phỉ v́ bọn đó là những đứa đá cá lăn dưa và sẵn sàng tố cả cha lẫn mẹ ḿnh mà tên Trường Chinh đă từng thực hiện.



    Còn tiếp ...

  5. #4115
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Mọi việc được khởi đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1980. Buổi sáng hôm nay tôi đến quán café Sing Sing trên đường Phan Đ́nh Phùng, tên mới Nguyễn Đ́nh Chiểu; để gặp viên sĩ quan Việt cộng Đại úy Trưởng ban Quân báo quận 3 thuộc Quân khu 7. Viên sĩ quan có gương mặt tṛn, bự và thân h́nh cũng cao lớn với nước da ngăm đen mà thoạt nh́n, tôi tưởng hắn người Thượng.
    Người Thượng theo làm Việt cộng rất nhiều v́ quân đội miền Nam không thể kiểm soát hết vùng cao nguyên được. Tuổi của tên sĩ quan vào khoảng từ ba mươi hai đến ba mươi lăm. Hai con mắt của hắn lồ lộ nh́n ngay tôi không chớp. Tôi không thích những người có cái nh́n như vậy. Nhưng, hầu hết bọn cộng phỉ đều có cái nh́n giống nhau như vậy chứ chẳng phải ḿnh hắn. Bọn chúng nh́n đâu cũng thấy kẻ thù bởi v́ bọn chúng chuyên gây ra những tội ác man rợ nên tự trong tiềm thức bọn chúng luôn lo sợ; dù đó chỉ là cái bóng của bọn chúng.

    Mặt của tên Đại úy Quân báo này nh́n ngầu quá. Nhưng, lúc này có lẽ hắn đang cần tiền nên cố làm vẻ mặt hiền khô vậy mà vẫn thấy … ngầu. Những người sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa đều có gương mặt nh́n rất trí thức và hiền thật sự. Bọn cộng phỉ quen trợn mắt nạt nộ dân mà trong đầu th́ chỉ có mỗi một bài học phải thuộc ḷng v́ người nào hễ mở miệng ra để nói về đất nước và về đảng th́ đều nói y một khuôn giống như nhau. Giống hệt con vẹt.

    Viên sĩ quan Đại úy này được một người thanh niên chuyên nhận biên số đề trong xóm của Mẹ Hai giới thiệu với tôi trước đó. Người biên số đề này từng là đệ tử của viên sĩ quan khi hắn c̣n mang cấp bậc Trung úy và làm Phường đội trưởng Phường Bàn Cờ. Viên sĩ quan cần tiền nên sẽ môi giới để bán một cái máy ghe nhỏ. Máy Yanmar một lốc.
    Tôi hẹn viên sĩ quan qua người biên số đề và gặp nhau sáng hôm nay tại quán café này để xem có thể nhờ hắn vào công việc nào khác không, chứ cái máy một lốc th́ nhỏ quá. Thời gian gần đây tôi không c̣n mua bán quần áo cũ nữa mà đổi qua mua bán máy ghe và những vật dụng dành cho người đi biển. Cũng nhờ công việc này mà tôi đă được tham gia vào một tổ chức đưa người vượt biển rất có uy tín do một người từng là Đại úy Công Binh Việt Nam Cộng Ḥa đứng đầu.

    Trong tổ chức này có một người tuy hơi lớn tuổi (51 tuổi) nhưng rất đẹp trai mà lại rất trí thức nữa. Anh tên là Hồng Dương, là nhà báo và cũng là chồng của nữ danh ca mà không một người Việt nào không biết đến tên. Nữ danh ca Lệ Thu.
    Để tạo cho ḿnh có cái bề ngoài oai phong của người có quyền trong chức vụ Trưởng ban Quân báo, viên sĩ quan diện bộ đồ mới tinh ủi thẳng nếp và đeo cây K54 trước ngực … trông ngầu quá.

    Hắn mở lời khi tôi chào hắn:

    - “Tôi biết một cơ quan có cái máy Yanmar một lốc muốn bán. Nếu anh cần th́ tôi sẽ giới thiệu. Tôi bảo đảm với anh là không có chuyện gài bẫy.”

    Tôi muốn bật cười v́ câu nói của hắn quá. Chuyện có gài bẫy hay không là do tôi phán đoán, do tôi thẩm định trong khi nói chuyện chứ hắn là tên cộng phỉ th́ … có ǵ để mà bảo đảm chứ. Hắn phải nói là: Tôi xin thề trước vong linh cha mẹ tôi là không có chuyện gài bẫy … chưa chắc tôi đă tin. Tôi không bao giờ quên được câu nói để đời của ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

    - “Máy đó kêu giá bao nhiêu, và, nếu như tôi mua th́ anh sẽ hỏi bao nhiêu phần trăm tiền hoa hồng?”

    – “Tôi đang cần tiền. Nếu anh mua được cái máy đó th́ anh cho tôi bao nhiêu cũng được. Ngoài ra tôi cũng có thể giúp những chuyện khác … như với bên công an từ thành phố đến các quận, huyện. Miễn là đừng dính vào những chuyện phản động có vũ khí.”

    Tôi gật đầu và vẫn nh́n ngay mắt hắn. Con người hắn tỏ ra thành thật v́ hắn cũng nh́n ngay mắt tôi không chớp. Tôi tin những điều hắn nói. Hắn nói tiếp:

    - “Với tôi anh đừng sợ bị tôi gài. Tôi đang cần tiền. Để chứng minh lời tôi nói với anh là thật, tôi mời anh tối nay đến nhà cho biết . Tôi thứ Sáu tên Giàu.”

    Tôi lại gật đầu và hắn lại nói tiếp:

    - “Nhà tôi đối diện chợ Bàn Cờ. Số nhà …. đường Nguyễn Đ́nh Chiểu.”

    Vậy là mục đích của tôi gặp Sáu Giàu sáng hôm nay xem như đă có kết quả bước đầu. Tôi làm như ḿnh rất bận rộn công việc nên đứng lên bắt tay hắn từ giă:

    - “Tôi có việc phải đi ngay bây giờ. Tối nay khoảng bảy giờ tôi sẽ đến nhà gặp anh.”

    Sau khi trả tiền hai ly café, tôi cố ư để lại gói thuốc Samit mới hút mấy điếu và đi nhanh ra cửa.


    Còn tiếp ...

  6. #4116
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Nhà của Sáu Giàu khá rộng và có sân trước. Xung quanh sân nhà được bao bọc bởi hàng rào bằng ván cây thấp. Trước nhà đặt một cái lu lớn bằng sành để chứa nước mưa. Nếu không phải tôi đang đứng ở khu Bàn Cờ th́ tôi tưởng đang đứng trước một căn nhà ở vùng quê nào đó ở miền Tây. Sáu Giàu đón tôi rất niềm nở và giắt xe cho tôi vào sân.
    Trong pḥng khách để đèn neon cỡ trung b́nh nên ánh sáng phát ra vừa phải không bị làm chói mắt. Tôi không nh́n thấy được phía sau nhà v́ tối om. Khi tôi đến th́ chỉ có ḿnh Sáu Giàu ở nhà. Nhưng, khi tôi vừa ngồi xuống ghế th́ một người đàn bà c̣n rất trẻ từ ngoài đi vào và được Sáu Giàu giới thiệu là vợ của ông. Chị vừa đi mua một gói thuốc thơm hiệu Samit và ba chai bia lớn. Người đàn bà sau khi để những thứ vừa đem về lên bàn, bà liền mở công tắc điện phía sau nhà và đi ra đó.

    Th́ ra đứa con mới sinh của hai người sắp được một tuổi đang nằm ngủ ở nhà sau. Sáu Giàu vừa rót bia ra ly vừa nói như tâm sự: “Khi tôi vào tiếp thu Ṭa Hành Chánh quận ba, chính tôi đă tịch thu được cả một bao cát tiền và vàng, nhưng tôi đă nộp hết cho lănh đạo. Bây giờ sắp đến ngày sinh nhật của đứa con đầu ḷng mà tôi không làm sao có được một số tiền nhỏ để làm cho vợ con vui.
    Bởi vậy tôi muốn giới thiệu cho anh mua cái máy mà tôi nghĩ anh rất cần.” Sáu Giàu có vẻ xúc động khi nói v́ tôi nh́n thấy một bên má của anh giựt nhẹ mấy cái. Viên sĩ quan Việt cộng người miền Nam đang đói meo đói mốc tên là Nguyễn Văn Giàu tự Sáu Giàu, rất cần tiền để làm sinh nhật cho con. Sáu Giàu là người miền Nam nên nói chuyện thẳng thắn v́ vậy cũng rất dễ thông cảm. Sáu Giàu và tôi đă có thể thoải mái tṛ chuyện v́ tôi tỏ ra chăm chú nghe hơn là nói.

    Tôi hỏi Sáu Giàu đă học trường nào và tham gia “cách mạng” được bao lâu mà lên tới Đại úy. Sáu Giàu kể: “Lúc đó tôi được mười một tuổi và đang đi chăn trâu ở Cai Lậy th́ được móc nối theo cách mạng. Trải qua nhiều trận đánh cho đến ngày giải phóng th́ tôi đă lên Trung úy. Sau đó tôi được điều về đây làm Phường đội trưởng … Tôi quen biết nhiều người. Những cấp chỉ huy cũ của tôi có người đang làm việc trong Thành uỷ Saigon. Nếu anh có chuyện ǵ với bên công an từ thành phố trở xuống các quận huyện anh cứ nói, tôi sẽ giúp được hết.”

    H́nh ảnh tên phỉ Lịch “uống máu chó” bỗng hiện ra trong đầu tôi. Người mà tôi cần phải “chơi đầu tiên và tới cùng” dù có tốn kém đến đâu th́ đó chính là tên Lịch “uống máu chó”. Lịch “uống máu chó” ghét tôi chỉ v́ tôi là người duy nhất trong xóm gặp hắn không cúi đầu chào và không bao giờ mời hắn điếu thuốc lá hay ly café. Thật ra th́ lúc gặp hắn là lúc tôi mới chập chững bước chân ra đời nên tôi rất ngại làm những hành động không đúng với tư cách của con người … b́nh thường.

    Tôi thấy những người trong xóm đáng tuổi cha chú của hắn vậy mà mỗi khi gặp hắn bất cứ ở đâu cũng đều cúi đầu đon đả chào hỏi và mời mọc thứ này thứ nọ … đă làm cho tôi thấy ái ngại vô cùng. Mấy người đó được ngồi uống café với Lịch “uống máu chó” ở quán bà Ba Ḥa th́ cứ tưởng ḿnh ngon lắm nên mặt cứ vênh vênh váo váo … chẳng c̣n chi là tư cách con người nữa.

    Tôi cần cho Sáu Giàu biết là tôi có tiền và chịu chi. Tôi đứng lên và lấy từ trong lưng quần ra một cây vàng :

    “Cái máy mà anh nói nó quá nhỏ. Nó chỉ dùng vào việc chạy trong sông rạch nên tôi không cần đến. Tuy nhiên, tôi vẫn biếu anh một cây vàng để anh lo công việc cho chị được vui. Nếu đúng như những ǵ anh đă nói th́ anh em ḿnh sẽ hợp tác lâu dài. Bất cứ chuyện ǵ anh giúp tôi, tôi cũng sẽ trả công cho anh nhiều hơn những người khác v́ anh … khác những người đang cộng tác với tôi. Sáng ngày mai anh em ḿnh gặp lại cũng khoảng tám giờ tại quán café hồi sáng. Tôi sẽ nhờ anh một việc … rất quan trọng. Ngày mốt anh nghỉ làm một ngày và anh em ḿnh sẽ đi Bà Rịa. Bây giờ tôi phải đi v́ có hẹn.”

    Tôi làm ǵ mà có hẹn vào giờ đó. Giờ đó tôi thường đến quán café Từ Dung ngồi với mấy anh trong nhóm và nghe nhạc nên sự có mặt của tôi hay không có tại đó cũng không quan trọng. Tôi phải làm ra vẻ bận rộn với công việc gặp gỡ người này hoặc người kia để làm cho Sáu Giàu tưởng tôi là … Thủ trưởng kho bạc. Sáu Giàu nhận cây vàng và tỏ ra xúc động thật sự v́ hắn bắt tay tôi bằng cả hai tay và một bên má lại giựt lên liên tục … cho đến khi tôi chạy xe đi.


    Còn tiếp ...

  7. #4117
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    23/2/1980

    Sáng hôm nay Sáu Giàu vui vẻ và miệng th́ cười toe toét. Hắn cố tỏ ra quư mến tôi khi ṿng tay ra sau lưng tôi để kéo ghế mời tôi ngồi, mặc dù tôi đang đứng bên chiếc ghế và đứng cạnh hắn. Thông thường tôi ăn sáng với các bạn trong nhóm, nhưng, sáng nay tôi muốn ăn với Sáu Giàu.
    Tôi kêu hai tô hủ tiếu v́ trong thực đơn ghi: Đặc biệt hủ tiếu Sing Sing. Hủ tiếu đặc biệt thật v́ tôi thấy nhiều miếng gan, cật, tôm tươi và … rất ngon. Chúng tôi uống café sữa đá. Tôi muốn ngồi lâu với Sáu Giàu v́ tôi cần phải thẩm định cho chắc chắn xem Sáu Giàu có thật sự làm được như những ǵ hắn đă nói không. Qua cái nh́n của tôi, Sáu Giàu muốn tôi tin là hắn làm được việc.

    Nếu có Sáu Giàu giúp th́ công việc đưa người từ Saigon ra xă Phước Ḥa Bà Rịa sẽ không c̣n là vấn đề làm nhức cái đầu nữa. Cái chốt canh ở Long Thành bọn công an luôn đổi người và khám rất gắt gao nên khi đoàn xe tới th́ có khi không phải “người của ḿnh.” Việc đưa một đoàn xe bốn năm chiếc qua khỏi cái chốt đó là cả một vấn đề.
    Nhưng, chuyện tôi muốn biết Sáu Giàu có làm được thật sự như hắn nói không, lại là chuyện khác. Tôi đi thẳng vào vấn đề khi hai tô hủ tiếu vừa đem ra:

    - “Anh Sáu, tôi cần anh giúp tôi một việc rất quan trọng. Nếu anh giúp không được th́ cứ thành thật với nhau v́ chuyện này tôi nghĩ cũng khó lắm. Tôi không giấu anh là tôi đang ở trong một tổ chức vượt biển. Chuyện tổ chức th́ không phải người nào tôi cũng tin tưởng và cho biết.
    Nếu anh làm được việc tôi sẽ không tiếc tiền bạc với anh miễn là phải thành thật với tôi trong bất cứ mọi vấn đề chứ không phải chỉ thuần là công việc. Một người công an khu vực chỗ tôi cư ngụ nghi tôi nhưng chưa có bằng chứng nên chưa bắt tôi. Hắn thù ghét tôi ra mặt nên muốn t́m cách hăm hại tôi. Tôi muốn nhờ anh làm sao cho tên này văng khỏi phường 7 là tôi yên tâm lắm.”

    Tôi nghĩ khi nói ra như vậy Sáu Giàu sẽ khó trả lời tôi ngay, được hay không. Nhưng, thật bất ngờ khi tôi nghe Sáu Giàu nói cách quả quyết:

    - “Anh cho tôi tên của “thằng” đó đi. Tôi bảo đảm với anh chỉ trong hai tuần là nó sẽ đi khỏi thành phố này chứ không phải đi khỏi phường như anh muốn đâu.”

    Tôi nói tên của hắn là Lịch c̣n họ th́ tôi không biết. Thái độ của tôi làm như không tin tưởng lắm v́ tôi cứ nh́n ngay mặt Sáu Giàu nửa như muốn hỏi nửa như không. Thấy tôi có vẻ hoài nghi, Sáu Giàu buông đũa rồi đưa cả hai bàn tay lên cao x̣e ra và nói cách chắc nịch:

    - “Anh tin tôi đi. Tôi nói tên này phải đi là nó phải đi.”

    Tôi chồm người về phía trước để vỗ nhè nhẹ lên vai của Sáu Giàu như tôi đă tin tưởng hắn rồi. Trước tiên chỉ cần Sáu Giàu làm việc này xem sao đă. Những việc khác từ từ rồi sẽ cho biết sau. Tôi hẹn Sáu Giàu chiều gặp lại ở một nhà hàng trong Chợ Lớn, rồi chia tay.
    Trong bữa ăn tối tôi có mời thêm mấy tên công an xă Phước Ḥa cùng đến ăn. Mấy tên công an này thường lên Saigon gặp chúng tôi để kiếm ăn và kiếm nhậu. Cho hai bên đụng mặt nhau là rất cần và rất hay. Sáu Giàu cho biết đă hẹn gặp người mà Sáu Giàu cần gặp vào ngày mai nên sẽ không đi Bà Rịa được.

    26/2/1980

    Buổi sáng Sáu Giàu ghé qua nhà Mẹ Hai nhắn gặp tôi gấp khoảng mười giờ “tại chỗ cũ” tức quán café Sing Sing. Hai ngày qua Sáu Giàu và tôi cũng có gặp nhau. Trước tiên Sáu Giàu “bật mí” cho tôi biết là tên phỉ Lịch “uống máu chó” trong vài ngày nữa sẽ nhận công tác tận bên Campuchia. Việc thứ nh́ là, Sáu Giàu sẽ nhận công việc cầm hải bàn và dẫn đầu đoàn xe đưa người từ Saigon ra xă Phước Ḥa. “Tôi chỉ cần biết trước một ngày th́ sẽ không có vấn đề ǵ với cái chốt ở Long Thành cả.” Sáu Giàu đă nói chắc chắn như vậy nên chúng tôi đối xử với anh như người tin tưởng trong nhóm.

    Tôi đến quán trước năm phút. Nhưng Sáu Giàu đến quán trễ mười phút v́, “tự nhiên cái xe nó dở chứng.” – “Chuyện nhỏ.” Tôi nói vậy chứ trong ḷng không vui v́ lo sợ công việc có trục trặc. Chuyện làm cho tôi không vui trôi qua mau khi Sáu Giàu cho tôi một món quà quư, rất quư. “Tôi nghĩ phải làm cho anh tấm thẻ này th́ không có chuyện rắc rối nào xảy đến với anh nữa.” Sáu Giàu lấy từ trong túi áo ra đưa cho tôi một tấm thẻ không bọc nhựa: “ Thẻ Chứng Nhận: Phạm Công Tắc-Kè tự Ba Hùng, là đặc t́nh Quân báo Quận 3 thuộc Quân khu 7.”

    Sáu Giàu quả là tên Việt cộng không nổ sảng mà là người đă hứa th́ làm được việc. Những ngày Lịch “uống máu chó” sắp lên đường qua công tác bên Campuchia, hắn không dám nh́n ngay tôi khi giáp mặt nhau tại quán café bà Ba Ḥa. Vừa thấy tôi từ xa là hắn cúi mặt nh́n xuống đất.
    Tôi vui … quá xá là vui! Không vui sao được khi một tên cộng phỉ gian ác lại sợ một thằng dân “Ngụy” tầm thường là tôi. Trước mặt Lịch “uống máu chó” tôi oang oang tuyên bố: “Ai muốn đi vượt biển th́ đến gặp tôi.”
    Tôi không ngờ v́ câu nói vô ư thức và ngông cuồng trong một lúc vui đắc thắng mà tôi phải trả giá đắt sau này. Mà, người bị đầu tiên là Mẹ Hai.


    Còn tiếp ...

  8. #4118
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Ngày 23/4/1980 tôi đưa hai người con của Mẹ Hai đi vượt biển và thành công chỉ sau một tuần hai người được thả ra khỏi trại tù cải tạo.
    ……………
    ……………
    ……………
    ……………
    16/2/1991.

    Tôi có mặt tại Saigon trưa ngày 16/2/1991, sau mười một năm rời khỏi Việt Nam. Tôi về khi được tin của một người khá thân tín cho biết, Mẹ Hai nhập viện khẩn cấp. Khi tôi đến bệnh viện B́nh Dân cũng ngày 16/2/1991, lúc đó đă hơn bốn giờ chiều. Một nhân viên phụ trách hồ sơ bệnh nhân của bệnh viện đă tận t́nh giúp tôi sau khi tôi “bồi dưỡng” hậu hỷ, đă cho biết, Mẹ Hai tôi, bà Vũ Thị Sửu mất ngày 13/2/1991.

    Nghĩa là Mẹ Hai đă mất được ba ngày rồi. V́ Mẹ không c̣n thân nhân ở Việt Nam nên bà con lối xóm đă lo hỏa táng cho Mẹ. Tôi hoàn toàn không thắc mắc v́ sao hai người con của Mẹ không về. Chắc chắn các anh phải có lư do chính đáng. Tôi nghĩ hai anh buồn tôi nhiều lắm nên, mặc dù tôi có liên lạc nhiều lần nhưng hai anh không hồi âm.
    Chẳng qua là, khi tôi đi rồi Mẹ Hai bị khám nhà và bị giữ trên quận một thời gian. Tôi ân hận v́ đă làm cho Mẹ buồn và khổ. Tôi đă khóc, khóc thật nhiều trước mặt mấy người nhân viên trong bệnh viện. Ḷng tôi quá đau đớn ê chề. Tôi đă phạm một lỗi lầm to lớn khi để cho người ơn của ḿnh phải bị đau khổ. Mẹ giận tôi nên không hồi âm những lá thư của tôi gởi về, hay Mẹ sợ ?

    Việc Mẹ không hồi âm thư cho tôi như đă phủ lên đời tôi một màu đen bi thảm không bao giờ tẩy sạch được. Nơi quê hương thứ hai tôi luôn nhớ đến Mẹ. Nhớ để mà hối hận để mà tự trách sao ḿnh lại làm liên lụy đến người từng cứu ḿnh từ vũng bùn hôi hám lên và cho ḿnh tắm rửa sạch sẽ để trở thành con người đúng nghĩa là con người.
    “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền ḷng Tắc nhé.” Lời của Cha Hai hôm nào là những mũi tên ghim sâu vào tim mỗi khi tôi hồi tưởng lại những ngày sống êm đềm bên Mẹ Hai.

    Vĩnh biệt Mẹ. Xin Mẹ thứ lỗi cho con. Đứa con ngu dại đă làm cho Mẹ phải phiền ḷng.
    Tôi đi như người bệnh v́ những bước chân quá nặng nề … ra tới cổng bệnh viện th́ lúc đó đă năm giờ bốn mươi phút. Nh́n qua bên kia đường tôi thấy một người thanh niên đội nón lưỡi trai màu đen ngồi trên chiếc xe Honda hai bánh và hai chân th́ chống xuống đường; đang nh́n qua bệnh viện. Vừa nh́n thấy tôi anh thanh niên vội vàng quay nh́n hướng khác.
    Hành động như vậy th́ tỏ ra c̣n yếu kém về nghiệp vụ theo dơi lắm. Người thanh niên này tôi đă nh́n thấy khi tôi ra khỏi khách sạn để đến đây. Muốn kiểm tra cho chắc chắn xem ḿnh có bị theo dơi không, tôi đi tản bộ dọc theo đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) để ra đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám) chứ không đón xe.

    Đang đi đột nhiên tôi quẹo vào một con hẻm. Hẻm này rộng mà tôi th́ quá rành nên biết, nếu cứ đi thẳng th́ sẽ ra đến khu chợ Vườn Chuối. Tôi đứng quay mặt nh́n vào bức tường làm như thể đang đứng tiểu. Và, ngay lúc đó chiếc xe Honda hai bánh có người thanh niên đội nón lưỡi trai màu đen lao vụt qua làm cho tôi gần nín thở. Tôi sợ đến run cả người. Như vậy là tôi đă và đang bị theo dơi thật. Cảm giác run cả người lần này cũng giống y như hôm tôi quyết định ở lại chiếc ghe lớn để ra đi.
    Lúc đó có hai tên công an xă Phước Ḥa thuộc tỉnh Bà Rịa cùng có mặt trên ghe gọi là để kiểm phiếu của khách. Nhưng, đồng thời cũng là để ngăn không cho tôi đi. Hai tên công an xă không ngờ hôm đó tôi có giữ trong ḿnh cây súng K54, và tôi lấy cây súng ra cầm trong tay. Cây súng là của Sáu Giàu mà tôi hỏi mượn với mục đích nhưng không nhờ anh chỉ tôi cách sử dụng. Hai tên công an cố thuyết phục tôi ở lại làm vài chuyến nữa, nhưng tôi nhất quyết ra đi … trước khi quá trễ. Tôi cũng dụ hai tên này đi theo nhưng hai đứa đă nhảy xuống nước , bơi vào bờ.

    Tên thanh niên lái chiếc Honda thấy đă lỡ trớn nên đành phải chạy thẳng. Tôi quay trở ra đường Phan Thanh Giản với những bước chân đi thật vội vă và liền đón xe ôm về lại khách sạn. Tôi ở khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng trong Gia Định. Tôi được mấy người bạn giới thiệu khách sạn này. Khách sạn có ba tầng, mỗi tầng có hai pḥng ngủ. Một pḥng lớn phía trước một pḥng nhỏ phía sau. Tôi ở tầng cao nhất và ở pḥng lớn v́ có sân rộng mà đứng ở đây tôi có thể nh́n xuống đường và cũng nh́n thấy chợ Bà Chiểu.

    Ông bà chủ là người tử tế nhưng làm ăn không thành công v́ địa điểm khách sạn không thuận lợi. Những người như ông bà chủ này v́ cần có khách nên nếu tôi chịu ở xa Saigon th́ những ngày ở đây sẽ giống như đang sống với gia đ́nh. Khi về đến khách sạn th́ trời cũng đă tối nên tôi nhờ bà chủ khách sạn mua cho tôi tô ḿ nước thay cho bữa ăn tối. Bia và nước ngọt th́ đă có sẵn trong tủ lạnh đặt trong pḥng ngủ. Ông bà chủ muốn mời tôi ăn cơm nhưng tôi nói đang mệt và tôi thích ăn ḿ v́ lâu rồi tôi chưa được thưởng thức lại hương vị ḿ Ba Tàu mà chỉ ở Saigon này mới có và ngon.

    “Thật sự th́ đă có điều không b́nh thường đến với ḿnh rồi.” Trong đầu tôi cứ vang lên câu đó. Tôi cần phải b́nh tĩnh, cần phải sáng suốt. Nếu tôi không thể kiểm soát được tâm thức của chính ḿnh th́ sẽ dễ bị rối loạn. Tôi lại nghĩ đến khẩu súng K54 và tên thanh niên với cái nón lưỡi trai màu đen. Suy nghĩ mệt nên tôi nằm ngửa trên giường ngắm căn pḥng tôi đang ở.
    Căn pḥng rộng răi được sơn hai màu vàng lợt và vàng thẫm. Máy lạnh là loại cũ nhưng chạy đều đặn nên nhiệt độ trong pḥng luôn mát lạnh. Trên trần được trang trí cái đèn có sợi dây xích tḥng xuống khoảng nửa thước và có bốn nhánh chỉa lên trần mà mỗi nhánh có gắn cái bóng đèn tỏa ánh sáng vàng lợt rất dịu mắt. Cách pḥng tắm nửa thước cũng có một cây đèn nhỏ gắn lên tường. Trên chíếc bàn nhỏ bằng cây màu nâu sẫm ở đầu giường có cây đèn ngủ mà tôi chưa sử dụng qua. Tôi quyết định sẽ rời Việt nam trong một hai ngày nữa, nếu đổi được vé máy bay.


    Còn tiếp ...

  9. #4119
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    18/2/1991.

    Cả ngày hôm qua tôi ở luôn trong pḥng không một phút trườn mặt ra ngoài. Ông bà chủ khách sạn nấu ăn cho tôi thay v́ tôi sẽ đi ăn ở tiệm cơm b́nh dân gần đó mà ông bà đă giới thiệu khi tôi mới đến mướn pḥng. Hai ông bà cũng ngạc nhiên khi nghe tôi nhờ đi đổi vé máy bay để trở về sớm hơn, mặc dù khi mới đến tôi nói sẽ đi Đalat ít ngày. Thời gian này người Việt sinh sống ở nước ngoài về đây và muốn đến Đalat - chỉ Đalat thôi - th́ phải xin giấy phép đi đường. Ông chủ đă cho tôi biết như vậy.

    Tôi hiểu rằng, từ giờ trở đi tôi phải hết sức cẩn thận. Tôi linh cảm là ḿnh sẽ gặp nguy hiểm. Tôi quả quyết chỉ tại tôi lấy cây súng K54 khi bỏ đi vượt biển nên mới xảy ra cớ sự này. Từ hơn mười năm qua thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ đến Sáu Giàu và cây súng mà tôi đă bỏ lại dưới biển Vũng Tàu khi chiếc ghe bị mắc cạn. Tôi nghĩ Sáu Giàu không bị trắc trở khi mất cây súng v́ phe cánh của anh có uy thế thật sự.

    Nhưng tại sao … Bọn phỉ có thể sẽ bắt tôi để tôi phải ḷi tiền ra chứ không thể dễ dàng đi ra khỏi nước Việt Nam được. Bọn phỉ đang đói meo đói mốc sau bao nhiêu năm bị cấm vận, bây giờ thấy người Việt trở về th́ như thấy cả kho tiền nên sẽ t́m đủ mọi cách để moi. Làm ǵ có luật pháp với bọn phỉ bao giờ.

    Tôi không muốn chê sự nghèo nàn của đất nước mà tôi từng được sinh ra và sống những tháng ngày tuyệt đẹp. Nhưng, quả thật là hơn mười lăm năm chiếm đóng miền Nam, bọn phỉ đă chẳng làm được ǵ cho đất nước và con người ngoài những tàn phá và tàn phá. Đă tàn phá đất nước đến nghèo mạt, họ c̣n tàn phá luôn cả con người.

    Những người thanh niên trai tráng tôi gặp trên đường đa số là những con người có bề ngoài thật bệ rạc. Quần áo th́ luộm thuộm , dơ dáy. Người ǵ mà nhỏ thó và ốm tong ốm teo như con mắm. Thanh niên ǵ mà không có một chút hào khí nào cả khi đi , khi đứng.
    Những người phụ nữ phải bương bả ngoài đường để kiếm sống th́ đa số cũng ốm nhách ốm nhom nh́n thật xấu xí dù họ c̣n rất trẻ. Ngoài đường th́ toàn xe đạp với các loại xe không động cơ. Họa hoằn lắm tôi mới thấy chiếc xe du lịch thật cũ kỹ chạy trên đường.

    Một thứ mà ai khi đến thành phố này đều phải chú ư đến, đó là các tấm biểu ngữ bằng vải hay bằng thiếc được trương lên ở khắp mọi nơi khắp mọi ngă tư đường với những hàng chữ thật lớn, được trang trí hai màu, vàng và đỏ … có thể nh́n thấy rơ từ xa với những lời rỗng tuếch viết ca tụng cái đảng cộng sản khốn nạn cùng những điều cấm và những bổn phận người dân phải làm.
    Nếu không v́ ân nghĩa với người mẹ đă hết ḷng giúp tôi trong cơn hoạn nạn năm xưa th́ không bao giờ tôi muốn đặt chân trở lại mảnh đất này. T́nh cảm gia đ́nh rất thiêng liêng và gắn bó của người Việt miền Nam thật sâu đậm và cao quư nên đă bị bọn phỉ lợi dụng tối đa.

    Đang đứng ngoài hành lang nh́n về phía chợ Bà Chiểu nơi có cái khám đường nổi tiếng của Pháp xây, tôi giựt thót tim khi nh́n thấy một người chạy xe Honda cũng đội nón lưỡi trai màu đen đang quẹo vào khách sạn. Trái tim tôi đập mạnh như muốn bay ra khỏi lồng ngực. Chẳng lẽ thằng an ninh đội nón lưỡi trai màu đen ngày hôm kia theo được tôi về đến đây nên bây giờ nó đến bắt tôi chăng?

    Lo sợ quá nên tôi bị ngu mà không hay. Tờ khai ở pḥng xuất nhập cảnh tôi đă ghi địa chỉ khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng … th́ tên an ninh đội nón lưỡi trai màu đen cần ǵ phải theo xem tôi ở đâu. Nó theo là để xem tôi đi gặp những người nào và ở những nơi nào. Sự lo nghĩ của tôi được chấm dứt khi có tiếng gơ cửa rồi tiếng nói của ông chủ khách sạn vang lên: “ Anh ơi. Anh có thư.” - Tôi có thư? Quá đỗi ngạc nhiên nên tôi bước thật nhanh đến cửa. Ông chủ khách sạn tươi cười trao cho tôi cái thư mời … của pḥng xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Du. Nội dung là mời tôi sáng thứ năm ngày 21/2/1991 đem passport lên cho họ kiểm tra lại. Tôi thở ra một hơi thật dài như trút được cả gánh nặng lo âu.

    21/2/1991.

    Đích thân viên Đại úy Trưởng pḥng xuất nhập cảnh tiếp tôi. Hắn c̣n trẻ , tôi đoán chừng chưa qua tuổi ba mươi. Hai con mắt của hắn cứ nh́n láo liên khi hỏi passport của tôi đâu. Ngay khi tôi đưa passport ra th́ vừa đúng lúc một tên công an từ ngoài đi vào. Tên này tự giới thiệu là người của Pḥng An Ninh Điều Tra thành phố đến nhận passport của tôi, đồng thời mời tôi về số 3C đường Tôn Đức Thắng (Bến Bạch Đằng cũ) v́, “có một vài vấn đề liên quan đến anh cần làm rơ.” Tôi vẫn đinh ninh chuyện cây súng K54 là nguyên nhân chính mà bên an ninh “cần làm rơ”.


    Còn tiếp ...

  10. #4120
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Nhà thơ Kim Tuấn (Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, 1938 - 2003)
    sinh tại Huế nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh.
    Ông là hậu duệ 5 đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Là con trai duy nhất của gia đ́nh.

    Thuở nhỏ sống cùng gia đ́nh ở Phan Thiết. Lớn lên vào Sài G̣n học.
    Ông có tính cách hiền lành; ngoại h́nh mập mạp, da hơi ngăm đen, nụ cười híp mắt.
    Năm 20 tuổi cưới người vợ đầu là Hồ Thị Mộng Sương (em gái nhà thơ Hồ Đ́nh Phương).
    Sau 1975 hai người ly dị, Mộng Sương sang Pháp, Kim Tuấn cưới người vợ thứ nh́ là chị Minh Phương và có hai người con trai.

    Kim Tuấn làm thơ từ năm 13 tuổi. Bắt đầu có thơ đăng trên các tạp chí đầu thập niên 1960.
    Tập thơ đầu tiên xuất bản là tập Hoa Mười Phương.
    Ông từng có một thời gian nhập ngũ và làm thông dịch viên tiếng Anh cho Quân đoàn II tại Pleiku.
    Thời gian này ông c̣n là phóng viên chiến trường với kư danh Vĩnh Khuê.
    Sau thời gian làm việc ông thường về nhà phụ vợ bán thuốc tây tại nhà riêng - hiệu thuốc cùng tên Kim Tuấn trên đường Phan Bội Châu.

    Năm 1977, ông về Thành phố Hồ Chí Minh làm hiệu trưởng Trường Anh văn và dạy nghề Thăng Long ở quận 4
    - một ngôi trường do nước Anh tài trợ dành cho trẻ em lang thang và dạy học ở đó cho đến cuối đời.

    Ngày 11/9/2003, sau khi tham dự một buổi văn nghệ phát quà Trung thu cho trẻ em nghèo tại trường,
    ông về nhà ăn bánh, uống trà, ngắm trăng với vợ con rồi đột ngột bị nhồi máu cơ tim và mất trên đường đưa đến bệnh viện.

    Hai ca khúc phổ thơ của ông nổi tiếng là Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) & Những bước chân âm thầm (Y Vân).






    Nhạc sĩ Y Vân (Trần Tấn Hậu, 1933 - 1992)
    sinh tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa).
    Thuở niên thiếu, ông từng theo học nhạc với Giáo sư - nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đă tập tành sáng tác từ rất sớm.
    Mồ côi cha, nhà nghèo, cả nhà nhạc sĩ phải dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngơ chợ Khâm Thiên.
    Chính v́ thế, ông rất thương mẹ và các em, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đ́nh.

    Năm 1952 ông vào Nam, tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, ḥa âm và dạy nhạc,ngoài ra c̣n viết sách dạy nhạc và đàn guitar.
    Ngoài ra ông c̣n là người đi tiên phong cho ḍng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu
    chachacha, disco, twist như: "Sài G̣n", "Ảo ảnh", "Sáu mươi năm cuộc đời", "Thôi".

    Thời gian sau năm 1975, ông tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn:
    viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu... Ông làm việc cật lực bất kể ngày đêm để tạo cuộc sống tương đối cho gia đ́nh.
    Ông tham gia viết nhạc phim mà nổi tiếng nhất là tác phẩm "Như bầy sơn ca" trong bộ phim thiếu nhi "Sơn ca trong thành phố".

    Nhạc sĩ Y Vân có 2 đời vợ và 8 người con. Ông mất vào ngày 28 tháng 11 năm 1992. Hưởng thọ 60 tuổi.

    Y Vân có nghĩa là "Yêu Vân", tên tiểu thư Tường Vân - người yêu đầu tiên của ông.
    Ông chọn tên này từ khi chuyện t́nh giữa ông và cô này tan vỡ.
    Một số ca khúc của ông đă được viết lên để nói lên tâm sự này: Đ̣ nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng....



    Clip A

    (video clip by Trần Thuỷ, giọng ca Lệ Thu)

    Clip B

    (video clip by Thúy Nga, giọng ca Hoàng Mỹ An)

    Clip C

    (video clip by Zach N, giọng ca Elvis Phương)

    Last edited by QuanTran; 08-07-2017 at 07:12 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •